Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh hòa Bình

Lời nói đầu Để hoàn thành khoá học, đánh giá kết quả học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp nhằm gắn liền lý thuyết với thực hành, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực tế, củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã được trang bị, biết vận dụng những kiến thức đó ngoài thực tiễn sản xuất, được sự đồng ý của Nhà trường, khoa Lâm học và bộ môn Điều tra quy hoạch rừng, tôi xây dựng khoá luận tốt nghiệp trên cơ sở đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tỉnh Hoà Bình”. Trong thời gian xây dựng khoá luận, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy, các cô trong bộ môn Điều tra quy hoạch rừng, các phòng ban, cán bộ, nhân dân xã Phú Minh, cùng bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là thầy PGS.TS Vũ Nhâm đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá luận của mình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy, các cô trong bộ môn Điều tra quy hoạch rừng, các phòng ban, cán bộ và nhân dân xã Phú Minh, cùng bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là thầy PGS.TS Vũ Nhâm. Do thời gian có hạn cũng như trình độ bản thân còn hạn chế và lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học ngoài thực tế sản xuất; vì vậy, bản báo cáo khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khoá luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Hà Thị Thu Chương1 Đặt vấn đề Đất đai là một loại tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người. Nó là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư và xây dựng các cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của một quốc gia. Đất đai là nguồn tư liệu đặc biệt không thể thay thế được của tất cả các ngành sản xuất xã hội, đặc biệt là ngành sản xuất lâm, nông nghiệp và nó giữ một vị trí hết sức quan trọng đối với các xã nông thôn, miền núi – nơi mà có cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ sản xuất lâm, nông nghiệp. Trong chiến lược phát triển đất nước, nông thôn luôn được coi là địa bàn trọng điểm để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên địa bàn đó, xã được coi là đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất, là đơn vị cơ bản quản lý và tổ chức sản xuất lâm, nông nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân, quy hoạch sử dụng đất cho xã cần tiến hành chi tiết, cụ thể hơn. Nhưng trong những năm gần đây, nông thôn nước ta đang đứng trước những thách thức hết sức gay gắt như: trình độ sản xuất còn lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, môi trường bị suy thoái,… chính những nguyên nhân đó đã tác động mạnh mẽ đến tài nguyên đất đai, đặc biệt là tài nguyên đất lâm, nông nghiệp. Đứng trước thực trạng đó, Nhà nước ta đã ban hành những văn bản pháp luật nhằm quy định rõ về công tác quản lý và sử dụng đất: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định tại điều 18: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Tại điều 6 chương I Luật đất đai năm 2003 quy định: “Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai” Và Nhà nước cũng thực hiện nhiều chủ trương về giao đất, cho thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các thành phần kinh tế khác nhau, đã tạo ra một mô hình về sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội sâu sắc, tiến tới quản lý sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Nhưng trong thực tế, việc triển khai các chính sách của Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở khoa học, phương pháp luận cũng như những kinh nghiệm thực tế. Điều đó cho chúng ta thấy vai trò của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Nó không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn cả lâu dài bởi vì công tác quy hoạch vừa mang tính định hướng, điều tiết, vừa mang tính pháp lý nhằm quản lý chặt chẽ đất đai, phục vụ cho sự phát triển chung của nền kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình là một xã miền núi, trình độ kinh tế, kỹ thuật, dân trí và cơ sở hạ tầng còn thấp. Trong xã, lâm, nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, với diện tích đất lâm, nông nghiệp chiếm đại đa số diện tích đất tự nhiên của xã, nhưng trong những năm qua việc quản lý và sử dụng đất tại xã chưa được quan tâm đúng mức, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn nhiều. Vì vậy, một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra cho xã Phú Minh là cần tiến hành quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình” để góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cho xã có căn cứ và định hướng phát triển nền lâm, nông nghiệp tổng hợp, đa dạng và nhiều thành phần, nhằm khắc phục những khó khăn, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân trong xã. Chương 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp là một ngành có lịch sử hình thành từ rất sớm. 2.1. Trên thế giới 2.1.1. Khái quát chung Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp là một chuyên ngành được công nhận với lịch sử được bắt đầu bằng các quy hoạch vùng ngay từ thế kỷ XVII. Theo Olschowy (1975) vào thời gian này quy hoạch quản lý rừng và lâm sinh ở Châu Âu được xem như là một lĩnh vực phát triển ở mức cao trên cơ sở có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất. Những ý tưởng của Weber năm 1921 trong tác phẩm “Hình thành các bang hợp lý” đã mở đầu thời kỳ quy hoạch. Như vậy, đến đầu thế kỷ XX quy hoạch sử dụng đất chỉ được coi là quy hoạch vùng thuần tuý. Vậy, việc phân chia đất đai theo địa lý và vùng sản xuất là nền tảng để quy hoạch vùng cho sản xuất lâm, nông nghiệp. Tại Châu Âu, vào những năm 30 – 40 quy hoạch ngành bắt đầu xuất hiện. Năm 1946, Jacks G.V đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên: “Phân loại đất đai cho quy hoạch sử dụng đất”. Sổ tay hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất hỗ trợ cho quy hoạch cơ sở hạ tầng trong trồng rừng được Bộ Nông nghiệp nước Cộng hoà Zimbabwe xuất bản năm 1964. Từ năm 1967 Hội đồng Nông nghiệp Châu Âu và tổ chức FAO đã khẳng định quy hoạch vùng nông thôn phải trên cơ sở quy hoạch đất đai. Năm 1972 và năm 1975, các chuyên gia tư vấn FAO tại Rome (Itali) và Genever (Thụy Sỹ) đẫ đề cập đến các phương pháp cùng tham gia trong quy hoạch cấp vi mô. Vào thời kỳ này, các thuật ngữ như: quy hoạch địa phương, quy hoạch vi mô, quy hoạch thôn bản, quy hoạch cùng tham gia,… mới bắt đầu hình thành và đưa vào thảo luận trong quy hoạch. 2.1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến phương pháp quy hoạch nông, lâm nghiệp cấp địa phương. Theo các nghiên cứu cho rằng: Phương pháp quy hoạch phát triển địa phương có hai cách tiếp cận: tiếp cận từ trên xuống và tiếp cận từ dưới lên. Trong đó, cách tiếp cận thứ hai được hình thành khi các nhà xã hội học chứng minh rằng “sự không thể thiếu được” vai trò của cộng đồng nông thôn trong quản lý tài nguyên cộng đồng (Chambers.1994) và“Quy hoạch trên cơ sở cộng đồng” bắt đầu xuất hiện. Vào năm 1984, Bohlin đề xuất yêu cầu của hệ thống thông tin và đến năm 1987 các tác giả Lund và Soda đã đưa ra hệ thống thông tin cần thiết cho quy hoạch xây dựng rừng một cách hoàn chỉnh. Nhiều tác giả như Staveren (1983), các tư vấn đất đai (ILACO) (1985), Dorney (1989) đưa ra và hoàn thiện khung dữ liệu cần cho quy hoạch trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên. Trước đó, năm 1975 Vink đã phân thành 6 nhóm dữ liệu chính của tài nguyên đất cần thu thập cho quy hoạch sử dụng đất như: khí hậu, độ dốc, địa mạo, thổ nhưỡng, thuỷ văn đất và tài nguyên nhân tạo (hệ thống tưới tiêu, thảm thực vật). Từ cuối thập kỷ 70, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm phát triển các phương pháp điều tra, đánh giá cùng tham gia như đánh giá nhanh nông thôn (RRA), đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA),… được nghiên cứu rộng rãi. Phương pháp RRA vào thập kỷ 80 và phương pháp PRA vào thập kỷ 90 được thử nghiệm trong phát triển nông thôn và lập kế hoạch sử dụng đất được thực hiện trên 30 nước phát triển (Chambers.1994) cho thấy ưu thế của phương pháp này trong quy hoạch. Năm 1988 Dent và nhiều tác giả đã khái quát quy hoạch sử dụng đất trên 3 cấp khác nhau và mối quan hệ của các cấp: kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp vùng (tỉnh, huyện), cấp cộng đồng (xã, thôn). Theo Purenll năm 1988, mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất là thiết lập các kế hoạch thực tiễn có khả năng sử dụng tốt nhất các loại đất đai nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau để sản xuất quốc gia, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường, đạt được lợi ích xã hội và giải trí. Năm 1990, tổ chức Fao đã xuất bản cuốn “Phát triển hệ thống canh tác (Farming system development) đưa ra phương pháp tiếp cận mới nhằm phát triển các hệ thống trang trại và cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững. 2.2. ở Việt Nam. Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc tái phân bổ quỹ đất, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện để bảo vệ đất và môi trường. Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp thuộc quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai theo ngành lâm, nông nghiệp. 2.2.1. Một số chính sách quan trọng của Nhà nước có liên quan đến quy hoạch nông, lâm nghiệp cấp xã Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 năm 1983 nêu rõ: “Giao đất, giao rừng là cần thiết”. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã chỉ rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”(điều 18). Theo điều 8 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, thì cấp xã là đơn vị hành chính thấp nhất có nhiệm vụ “điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất trồng rừng trên bản đồ và trên thực địa, thống kê, theo dõi diễn biến tình hình rừng, đất trồng rừng,.. trên địa phương mình”. Những nội dung của Luật đất đai năm 1993 khẳng định vai trò của cấp xã trong quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương đai và tại điều 17 nội dung về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai quy định trong phạm vi cấp xã là phân định, xác định ranh giới và lập kế hoạch sử dụng các loại đất. Nghị định 64/CP ra ngày 27/3/1993 cũng nói đến vai trò của cấp xã trong việc giao đất nông nghiệp tại điều 8, 12, 15 của quyết định về giao đất nông nghiệp. Ngày 15/4/2991, Tổng cục Địa chính ra thông tư số 106/QHKT hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất cấp xã với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là chủ yếu. Ngày 6/1/1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ra quyết định số 364/CT về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã. Ngày 10/12/2003, Chủ tịch nước ký lệnh số 23/2003/L/CTN công bố Luật đất đai, tại điều 13 của luật đã phân loại đất đai theo 3 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Điều 21 đến điều 30 trong mục 2- chương 2 đã nêu nguyên tắc, căn cứ, nội dung quy trình quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Mục 2, 3, 4 nêu lên các đặc điểm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng và đó cũng là tiêu chí để phân loại đất. Luật đất đai năm 2003 và những quyết định, nghị định của Chính phủ là căn cứ cho việc quy hoạch sử dụng đất các cấp. 2.2.2. Quan điểm về quy hoạch cấp xã Trong những năm 90, Luật Bảo vệ và phát triển rừng ra đời (1991), Luật Đất đai sửa đổi (1993) và đặc biệt là các Nghị định 64 (1993), 02 (1994), 01 (1995) là cơ sở tiền đề cho quy hoạch cấp xã. Palmkivist (1992) với nghiên cứu của mình về quy hoạch sử dụng sử dụng đất cấp tỉnh và toàn quốc ở Việt Nam đã đưa ra một bức tranh chung về quy hoạch vĩ mô trong tương lai của Việt Nam và ông cũng phân biệt rõ đặc điểm khác nhau quy hoạch vĩ mô và quy hoạch cấp xã. Nhiều quan điểm cho rằng quy hoạch vĩ mô là quy hoạch phản ánh hiện trạng và phân chia 6 loại đất và 3 loại rừng. Các nhà khoa học trong và ngoài nước cho rằng quan điểm quy hoạch lâm, nông nghiệp cấp địa phương nên đi theo hướng sau: - Tiến hành nghiên cứu khả năng chuyển từ quy hoạch lâm, nông nghiệp chủ yếu dựa trên chức năng sử dụng đất sang dựa trên tiềm năng của đất. - Rà soát, xem xét lại hệ thống chính sách nhằm hướng tới đa mục đích sử dụng đất đai bằng việc đa dạng hoá các hoạt động sản xuất trong mỗi bản quy hoạch cộng đồng. - Gắn hai quá trình quy hoạch và giao đất, coi đó là hai bộ phận có quan hệ chặt chẽ làm cơ sở cho quy hoạch sản xuất lâm, nông nghiệp ở mỗi địa phương, cộng đồng. - Nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp cùng tham gia trong quá trình quy hoạch, phát riển lâm, nông nghiệp, xác định và phân tích rõ các chủ thể trong quy hoạch lâm, nông nghiệp cấp xã. 2.2.3. Các nghiên cứu và thử nghiệm liên quan đến quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cấp xã Nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp cấp xã được thực hiện từ năm 1993 tại xã Tử Nê, huyện Tân Lạc và xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình do dự án đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp thực hiện. Chương trình phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 1996 – 2000 trên phạm vi 5 tỉnh: Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ đã thử nghiệm quy hoạch phát triển lâm, nông nghiệp cấp xã trên cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển cấp thôn và hộ gia đình. Theo Bùi Đình Toái và Nguyễn Văn Nam (1998), tỉnh Lào Cai đã xây dựng mô hình sử dụng PRA để tiến hành quy hoạch sử dụng đất, tỉnh Hà Giang đã xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất theo 3 cấp: xã, thôn và hộ gia đình. Năm 1996, Vũ Văn Mễ và Desloges đã thử nghiệm phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân tại Quảng Ninh và đề xuất 6 nguyên tắc, các bước cơ bản trong quy hoạch cấp xã đóng góp vào phương pháp phát triển quy hoạch. Chương trình hợp tác Việt – Đức với dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà đã nghiên cứu, thử nghiệm phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp tại 2 xã của 2 huyện Yên Châu – Sơn La và huyện Tủa Chùa – Lai Châu trên cơ sở hướng dẫn của Chi cục kiểm lâm đã lấy cấp thôn bản làm đơn vị quy hoạch cho phù hợp với đặc thù của vùng cao. Những năm gần đây, các chương trình và dự án lâm, nông nghiệp như PAM, dự án 327, dự án 661,…đã sử dụng triệt để phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia. Về mặt lý luận, một số đề tài nghiên cứu của Đinh Văn Đề, Nguyễn Hữu Tân, Nguyễn Bá Ngãi,…cũng đã tiến hành ở một số địa phương. * Kết luận: - Hiện tại Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ về quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương, đặc biệt là cấp xã. - Phương pháp quy hoạch hiện tại còn đang lúng túng, nhiều điểm chưa rõ ràng và được vận dụng khác nhau ở các chương trình, dự án. - Trong nội dung quy hoạch vẫn chưa xác định được mối quan hệ quy hoạch cấp xã và quy hoạch cấp trên, chưa có sự thống nhất và riêng rẽ giữa quy hoạch cấp xã và quy hoạch cấp thôn bản. - Cơ sở khoa học cho quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa rõ ràng, thực tiễn về quy hoạch cấp xã chưa nhiều để tổng kết, đánh giá. Vì vậy, nhiều vấn đề cần được quan tâm và từng bước góp phần hoàn thiện hơn trong nghiên cứu của luận văn. Chương 3 Mục tiêu, giới hạn, nội dung, phương pháp nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu: 3.1.1. Mục tiêu tổng quát: Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp bền vững cho xã Phú Minh trong 10 năm tới. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích những thuận lợi và hạn chế trong việc sử dụng đất lâm, nông nghiệp của xã Phú Minh. Tìm ra những nguyên nhân tạo ra những thuận lợi và hạn chế đó. Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã trong thời gian 10 năm. Dự tính hiệu quả sau khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp. 3.2. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: 3.2.1. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp trong phạm vi xã Phú Minh và quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp là chủ yếu. 3.2.2. Giới hạn nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian, trình độ bản thân còn hạn chế và thiếu kiến thức chuyên môn nên đề tài chỉ tiến hành quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những tài liệu đã có sẵn, kết hợp với điều tra, khảo sát ngoài thực tế để thẩm định và điều chỉnh. 3.3. Nội dung tiến hành: Để đạt được mục tiêu đã nêu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung: 3.3.1. Điều tra điều kiện cơ bản của xã Phú Minh 1. Điều tra, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã. 2. Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất lâm, nông nghiệp của xã. 3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã. 4.Tình hình sử dụng lâm sản, lương thực và phân tích thị trường nông lâm sản. 5. Dự báo nhu cầu lâm sản, lương thực, xã hội, môi trường trong tương lai. 3.3.2. Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã Phú Minh 1. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã. 2. Quy hoạch phân bổ sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã. 3. Quy hoạch các biện pháp sản xuất lâm, nông nghiệp xã. 4. Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn thực hiện quy hoạch sử dụng đất. 5. Dự tính hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. 6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp. 3.3.3. Phân kỳ kế hoạch thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp. 3.4. Phương pháp nghiên cứu: 3.4.1. Thu thập số liệu theo phương pháp kế thừa: - Điều tra, thu thập các tài liệu có liên quan theo phương pháp kế thừa có chọn lọc và tiến hành khảo sát ngoài thực tế tại địa phương. Các tài liệu có thể kế thừa : + Các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất lâm, nông nghiệp của xã. + Bản đồ hiện trạng, bản đồ phân bổ sử dụng đất. + Các số liệu về thời tiết, khí hậu của địa phương. + Thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm trong địa bàn xã. + Phương hướng, đường lối chính sách, chủ trương của tỉnh đối với hoạt động sử dụng đất, hoạt động sản xuất lâm, nông nghiệp. 3.4.2. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, hộ gia đình theo mẫu biểu có sẵn (với hộ gia đình tiến hành điều tra 15 hộ) theo mẫu có sẵn (phần phụ biểu). Sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) để biết được nhu cầu về gỗ, củi, và đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại địa phương. 3.4.3. Phương pháp điều tra các chuyên đề: + Điều tra sản lượng, diện tích, trữ lượng gỗ, củi + Điều tra các chuyên đề về nhu cầu gỗ củi. + Trên mỗi trạng thái rừng lập 1 OTC có diện tích 500m2. + Các thông tin về cây trồng, năng suất và sản lượng cây trồng của xã, thông tin về khuyến nông, khuyến lâm, tình hình sâu bệnh hại… 3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện kế hoạch Trên cơ sở tài liệu, số liệu đã khảo sát ở các bước thu thập số liệu, tiến hành chỉnh lý, tổng hợp và phân tích các mặt: Phân tích đánh giá điều kiện sản xuất lâm, nông nghiệp Bổ sung và hoàn thiện bản đồ Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất Tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sau khi thực hiện kế hoạch. Sử dụng phương pháp có sự trợ giúp của máy tính điện tử với phần mềm Excel: Phương pháp tĩnh: Coi các yếu tố kinh tế và kết quả là độc lập tương đối, không chịu tác động của nhân tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động của thị trường tiền tệ. + Tổng lợi nhuận: P = TN - CP (1) Trong đó: P là tổng lợi nhuận trong 1 năm TN là tổng thu nhập trong 1 năm CP là tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong 1 năm Phương pháp động Trong sản xuất kinh doanh, chúng ta coi các yếu tố về chi phí và kết quả có, mối quan hệ động với mục tiêu đầu tư, thời gian và giá trị đồng tiền. Các chỉ tiêu được tổng hợp và tính toán bằng các hàm: NPV, BCR, IRR trong chương trình Excel + Giá trị hiện tại thuần tuý NPV: là hiệu số giữa thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình kinh tế khi đã tính chiết khấu để qui về thời điểm hiện tại: (2) Trong đó: NPV là giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng) Bt là giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng) Ct là giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng) r là tỷ lệ chiết khấu hay lãi xuất t là thời gian thực hiện các sản xuất (năm) NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác. NPV càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. + Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR: là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0 tức là khi (3) thì IRR = i + Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR: là hệ số sinh lãi thực tế. Nó phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất: (4) Trong đó: BCR là tỷ lệ thu nhập và chi phí (đồng) BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng) CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng) Nếu BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại thì kinh doanh không có hiệu quả. 3.4.5. Phương pháp tính dân số và số hộ trong tương lai - Dân số: (5) - Số hộ (6) Trong đó: Nt là số dân dự đoán Ht là số hộ trong tương lai P là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên Ho là số hộ hiện tại V là tỷ lệ tăng dân số n là số năm dự tính N0 là số dân hiện tại 3.4.6. Phương pháp phân tích thị trường lâm nông sản Để phân tích thị trường lâm nông sản dùng phương pháp điều tra thực tế, kết hợp với phỏng vấn hộ gia đình. *Tóm lại: ứng với mỗi một mục tiêu nghiên cứu của khoá luận là các nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đối với từng nội dung đó và được thể hiện qua khung logic nghiên cứu sau: 3.5. Khung logic nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp bền vững cho xã Phú Minh trong 10 năm tới. Mục tiêu cụ thể Nội dung Phương pháp Dự kiến kết quả đạt được - Phân tích những thuận lợi và hạn chế trong việc sử dụng đất lâm, nông nghiệp. - Điều tra, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã. - Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất lâm, nông nghiệp của xã. Thu thập số liệu theo phương pháp kế thừa. - Phương pháp tính dân số và số hộ trong tương lai. - Sử dụng các phương pháp ước tính. - Thu thập được toàn bộ những tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. - Tìm ra những nguyên nhân của những thuận lợi và hạn chế đó. - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã. - Tình hình sử dụng lâm sản, lương thực và phân tích thị trường nông lâm sản. - Dự báo nhu cầu lâm sản, lương thực, xã hội, môi trường xã trong tương lai. - Phương pháp phỏng vấn có định hướng và bán định hướng. Phương pháp SWOT, 5Whys. - Phương pháp điều tra các chuyên đề - Phương pháp kế thừa - Tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với quá trình phát triển lâm, nông nghiệp của xã làm cơ sở cho quy hoạch. - Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã trong thời gian 10 năm tới. - Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất lâm, nông nghiệp của xã. - Quy hoạch phân bổ sử dụng đất lâm, nông nghiệp - Quy hoạch các biện pháp sản xuất lâm, nông nghiệp xã. - Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn thực hiện quy hoạch sử dụng đất. - Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu. - Vẽ, bổ sung hoàn thiện bản đồ với sự trợ giúp của phần mềm Mapinfo. - Phương pháp điều tra chuyên đề. - Sử dụng các định mức kinh tế, kỹ thuật. - Xây dựng được phương án quy hoạch lâm, nông nghiệp cho xã. - Xây dựng kế hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp một cách hợp lý. - Đưa ra được những giải pháp nhằm thực thi phương án một cách có hiệu quả. - Dự tính hiệu quả sau khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp. - Dự tính hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. - Các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp. - Sử dụng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và kết hợp với phần mềm máy tính điện tử. - Tính toán được hiệu quả về mặt kinh tế với một số loài cây trồng chính Chương 4 Kết quả nghiên cứu 4.1. Điều tra điều kiện cơ bản của xã 4.1.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phú Minh 4.1.1.1. Lịch sử hình thành xã Phú Minh. Xã Phú Minh trước đây là xã Tuý Cố gồm 2 xã Tuý Cổ Thượng (xã Hợp Thịnh), Tuý Cổ Hạ (xã Phú Minh). Ngày 12 và 13/9/1945, hai xã đã giành được chính quyền cách mạng về tay nhân dân. Tháng 10 năm 1948, được sát nhập 3 xã Tuý Cổ Thượng, Tuý Cổ Hạ và xã Mại Thôn thành xã Phú Cường. Sau khi giành được chính quyền, nhân dân trong xã đã tích cực tham gia sản xuất và từ năm 1947 đến năm 1954, trong toàn xã đã khai hoang được 80 ha ruộng, nên đã khắc phụ được nạn đói và có lương thực để đóng góp cho kháng chiến. Tháng 12 năm 1955, xã Phú Cường được tách thành 3 xã: Phú Minh, Hợp Thịnh và xã Hợp Thành. Xã Phú Minh được hình thành và phát triển từ đó đến nay. Xã Phú Minh có 42,9 ha rừng tự nhiên tái sinh, còn lại là đất trống đồi núi trọc. Từ năm 1991, Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Phú Minh thực hiện cách mạng xanh”, nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Theo dự án PAM là 70 ha (1991) và 150 ha (1992). Thực hiện tốt công tác khoán rừng, trồng rừng theo dự án 327, dự án rừng phòng hộ và dự án trồng rừng nguyên liệu từ năm 1998. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2152,28 ha. Dân số thời kỳ chống Pháp có 936 người, hiện nay có 2394 người, với 3 dân tộc anh em cùng chung sống, vói dân tộc Mường chiếm đa số 82%. Hiện nay xã có 6 xóm: Quốc, Mom, Bu Chằm, Vật Lại, Đồng Bài và Phú Châu. Trong đó, có 2 xóm đạt danh hiệu xóm văn hoá và 12 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá cấp huyện, 400/491 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá cấp xã. Trong xã, 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn, 35% số hộ có xe máy, 95% số hộ có điện lưới quốc gia, bưu điện văn hoá xã và trụ sở là việc của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND được xây dựng kiên cố. Có 75% số hộ có nhà mái bằng và nhà cấp 4. 4.1.1.2. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Xã Phú Minh là xã nằm về phía Bắc của huyện Kỳ Sơn, cách trung tâm huyện 15 km, có vị trí địa lý như sau: Phía Đông giáp xã Yên Sơn, huyện Lương Sơn Phía Tây giáp xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn Phía Nam giáp xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn Phía Bắc giáp xã Khánh Thượng, Yên Bài, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây b. Đặc điểm địa hình, địa thế: Phú Minh là xã có địa hình thấp dần từ Đông sang Tây. Độ cao trung bình từ 250m đến 300m, cao nhất là 725m. Phía Tây địa hình bằng phẳng hơn, nơi đây là nơi tập trung chủ yếu dân cư và diện tích đất canh tác nông nghiệp của xã. Phía Đông Bắc và phía Tây Nam chủ yếu là đồi núi xen kẽ, địa hình phức tạp hơn nên phát triển lâm nghiệp là một thế mạnh của xã. c. Đặc điểm khí hậu: Phú Minh chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 24,20C. Trong năm tháng nóng nhất là tháng 6 với nhiệt độ không khí từ 270C đến 29,50C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 với nhiệt độ không khí từ 14,50C đến 15,50C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1900mm đến 2200mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 và 9, chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình đạt 85%, cao nhất đạt 90% chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và 9, thấp nhất là 60% tập trung vào các tháng 10, 11, 12. Hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc, Đông Nam. Ngoài ra, còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nóng và khô ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. d. Thuỷ văn, nguồn nước Thuỷ văn của xã Phú Minh chịu ảnh hưởng của hai hệ thống suối chính và nhiều nhánh suối nhỏ, đó là suối Trại Khoai và suối Đồi Bi, ngoài ra còn ảnh hưởng của lưu lượng nước hồ Đầm Bài. Vào mùa mưa, lượng mưa nhiều nên lưu lượng nước ở các suối lớn gây ra hiện tượng lũ lụt cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. e. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất Xã Phú Minh với tổng diện tích tự nhiên là 2152,28 ha, với các loại đất: - Mặt nước và sông suối có diện tích 70 ha, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên - Đất phù sa đựơc bồi đắp với diện tích khoảng 73 ha, chiếm 3,4% diện tích tự nhiên. Loại đất này thường được sử dụng để trồng lúa. - Đất Feralit đỏ vàng biến đổi do trồng lúa với diện tích khoảng 110,3 ha, chiếm 4,7% diện tích tự nhiên và chủ yếu trồng lúa, mầu. - Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất với diện tích khoảng 1582 ha, chiếm 73,5% diện tích tự nhiên. Các loại đất khác chiếm 15,1%. * Tài nguyên rừng Tổng diện tích rừng của xã Phú Minh là 776,23ha chiếm 36,07% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, trong đó rừng tự nhiên có diện tích là 42,9 ha, rừng trồng có diện tích 733,33ha. Thảm thực vật rừng tự nhiên hạn chế về số lượng cũng như chủng loại, rừng trồng chủ yếu là một số loại cây trồng chủ yếu như Keo, Muồng,… * Tài nguyên nhân văn Dân số toàn xã có 2394 người, trong đó người Mường chiếm đa số với 1963 người, chiếm 82% tổng dân số xã, người Kinh có 429 người, chiếm 17,92% dân số xã, người Tày với 2 người chiếm 0,08%. Dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND xã, bà con nhân dân trong xã sống hoà thuận, cùng nhau làm ăn, sinh sống. 4.1.1.3. Điều kiện kinh tế Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế huyện Kỳ Sơn, nền kinh tế xã Phú Minh cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tăng trưởng kinh tế những năm gần đây đều đạt tốc độ khá từ 7- 8%, tổng giá trị sản phẩm của xã năm 2004 đạt 10,29 tỷ đồng. Trong đó nông, lâm nghiệp chiếm 95% tổng giá trị sản phẩm, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại chiếm 5% tổng giá trị sản phẩm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2004 đạt 4,3 triệu đồng. Nhận xét: Nền kinh tế của xã Phú Minh tuy đã phát triển đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân. Song bên cạnh đó do cơ cấu nền kinh tế còn chưa cân đối, phù hợp với tiềm năng của vùng nên chưa phát huy được khả năng của mình. Trong những năm tới cán bộ xã cần có những chủ trương, kế hoạch cụ thể để chuyển biến nền kinh tế chủ yếu là sản xuất lâm, nông nghiệp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, bắt kịp cùng với sự phát triển của các xã trong khu vực huyện và sự phát triển chung của đất nước. 4.1.1.4. Điều kiện xã hội a. Dân số, lao động và việc làm. Theo thống kê, dân số xã Phú Minh đến hết năm 2004 là 2394 người với 82% dân tộc Mường, 17,92% dân tộc Kinh và 0,08% dân tộc Tày. Trong đó, nam là 1173 người, nữ là 1221 người. Với 491 hộ, bình quân 4.9 người/hộ. Trong đó, hộ nông nghiệp là 463 hộ, chiếm 94.28% tổng số hộ, hộ phi nông nghiệp là 28 hộ, chiếm 5,72% tổng số hộ. Tỷ lệ tăng dân số của xã là 0,68%. Năm 2004, tổng số lao động của xã là 1220 người. Trong đó, lao đ._.ộng nam là 586 người, lao động nữ là 634 người. Trong tổng số lao động toàn xã, lao động nông nghiệp là 2322 người, chiếm 97% tổng số lao động toàn xã, lao động phi nông nghiệp là 72 người, chiếm 3% tổng số lao động toàn xã. Hiện nay trên địa bàn xã ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với đặc trưng mang tính thời vụ nên vấn đề dư thừa lao động trong những tháng nông nhàn là phổ biến. b. Dự tính dân số trong tương lai đến năm 2015: Dân số trong tương lai của xã được tính toán theo công thức (7). Với tốc độ tăng dân số như hiện nay của xã thì đến năm 2015 dân số trong toàn xã là: (người). Năm Tỷ lệ tăng dân số Tổng dân số Tự nhiên (%) Cơ học (%) 2006 0.76 0.08 2414 2007 0.7 0.06 2433 2008 0.65 0.05 2450 2009 0.6 0.05 2466 2010 0.55 0.05 2481 2011 0.5 0.05 2495 2012 0.45 0.05 2508 2013 0.45 0.05 2521 2014 0.45 0.05 2534 2015 0.4 0.05 2546 Dự tính dân số của xã Phú Minh trong giai đoạn 2006 – 2015. Qua biểu trên cho thấy: Đến năm 2015 dân số trong toàn xã là 2546 người, tăng so với năm 2005 là 152 người. Số hộ trong tương lai được tính theo công thức (8) và bằng: 523 (hộ) Vậy, nếu tỷ lệ tăng dân số như dự báo thì trong 10 năm số dân tăng lên 152 người, trung bình mỗi năm tăng 15,2 người. c. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng. - Giao thông: Mạng lưới giao thông của xã phân bố tương đối đều giữa các xóm, tuy nhiên đa số các tuyến đường là đường đất. Hiện tại, toàn bộ các đoạn đường đều có kết cấu bề mặt là đường đất, nhiều đoạn đường xuống cấp nên việc đi lại rất khó khăn nhất là vào mùa mưa. Trong xã có các tuyến đường giao thông chính: Tuyến đường xóm Quốc – Vật Lại dài 5 km, rộng 7m, xóm Bu Chằm – Phú Châu dài 3 km, rộng 6m, xóm Quốc - Đồng Bìa dài 1,2 km, rộng 5m, xóm Mom dài 3km, rộng 8m, xóm Đồng Bài dài 3,7 km, rộng 5m, xóm Quốc dài 1,4 km, rộng 5m, xóm Phú Châu dài 0,5 km, rộng 4m. Ngoài các tuyến đường chính kể trên, còn phải kể đến các tuyến đường nhánh, đường nội đồng, đường lâm nghiệp,…tuy độ rộng không lớn nhưng cũng góp phần vào việc đi lại của người dân trong xã. Năm 2004, xã thực hiện sửa chữa được 16 km đường, rải đá cấp phối được 100m, rải nhựa 925m, xây dựng mới một cầu bê tông, sửa chữa 11 cống thoát nước. - Thuỷ lợi: Xã Phú Minh có hệ thống thuỷ lợi khá phong phú, với nhiều các công trình khác nhau. Trên địa bàn xã có 3 hồ thuỷ lợi: hồ Đầm Bài, hồ Lão Ngảo và hồ Voi Già. Hồ Đầm Bài với diện tích 29 ha là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu của hai xóm Đồng Bài và xóm Quốc. Hệ thống kênh mương của xã dần được kiên cố hoá với 4500 m (mương xây ở đồng xóm Quốc và đồng xóm Đồng Bài). Hiện tại, có một số bai đập đã dược đầu tư xây dựng kiên cố (bai ở xóm Quốc, bai Châm) còn lại là mương đất nên năng lực tưới tiêu chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất đặt ra, vì vậy mà khả năng tăng vụ còn gặp nhiều khó khăn. - Mạng lưới điện và bưu chính viễn thông: Hiện tại toàn xã có hai trạm biến áp đặt tại xóm Mom và xóm Quốc cung cấp điện phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của 95% tổng số hộ toàn xã. Trong xã, có 5/6 xóm có điện sản xuất và sinh hoạt, hiện tại xóm Vật Lại chưa có điện do trước đây họ có sử dụng nguồn nước ở con suối chảy qua xóm để sản xuất điện nhưng hiện nay suối không đủ nước nên họ không có điện dùng. Mạng lưới bưu chính viễn thông trong xã cũng được quan tâm với sự hoạt động của điểm văn hoá xã, mạng lưới điện thoại đã và đang được xây dựng từng bước và đưa vào sử dụng. Các phương tiện nghe nhìn khác nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu thông tin nhanh nhạy, kịp thời, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hiện tại, trong xã đã xây dựng được trạm truyền phát thông tin đặt tại xóm Bu Chằm nhằm nâng cao khả năng cung cấp thông tin đến mọi người dân. - Các công trình xây dựng cơ bản, văn hoá phúc lợi: Các công trình xây dựng cơ bản chính của xã đều được bố trí ở các vị trí hợp lý, diện tích đảm bảo. Tuy nhiên, còn một số công trình xây dựng đã lâu, trong tương lai cần từng bước nâng cấp, xây dựng mới cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Hiện tại, xã Phú Minh có trụ sở UBND xã đặt tại xóm Quốc với diện tích 0,1ha nhà xây kiên cố 2 tầng, trạm y tế xã với diện tích 0,3 ha. Hệ thống trường học trong xã với 3 cấp học: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Năm 1991, bằng nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay hệ thống trường học các cấp đều được xây dựng kiên cố, đẹp. Bên cạnh đó, vẫn còn một vài cơ sở chưa xây dựng được cơ bản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trong xã. Xã Phú Minh có một sân thể thao nhỏ với diện tích 0.38 ha, xóm Đồng Bài còn có một sân bóng chuyền với diện tích 0,12 ha, đã góp phần đáp ứng nhu cầu thể dục, thể thao trong xã. d. Thu nhập và đời sống của nhân dân trong xã: Nguồn thu nhập của các hộ gia đình trong xã chủ yếu là từ sản phẩm nông nghiệp, với bình quân đầu người là 4,3 triệu đồng/người/năm. Theo kết quả điều tra của xã thực trạng đời sống của nhân dân trong xã được thể hiện ở bảng sau: Biểu 01: Thực trạng thu nhập và đời sống của nhân dân xã Phú Minh STT Phân loại thu nhập Số hộ Tỷ lệ (%) Tổng 491 100 1 Khá + Giầu 87 17,72 2 Trung bình 346 70,47 3 Nghèo 58 11.81 Qua bảng trên cho thấy: Đến nay trên địa bàn xã đã không còn hộ đói nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, chiếm 11,81%, trong khi đó tỷ lệ hộ khá, hộ giầu còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của xã. Nguyên nhân chính của tình trạng đó là do trình độ tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thị trường của nhân dân còn hạn chế, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Nhận xét về điều kiện kinh tế – xã hội của xã: Phú Minh trong những năm gần đây đã có những bước tiến quan trọng, các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng đáng kể mặc dù cơ cấu kinh tế còn chưa cân đối. Trong xã vẫn còn một số hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, số hộ nghèo trong xã vẫn chiếm tỷ lệ cao, cơ sở hạ tầng tuy có phát triển nhưng vẫn ở mức thấp, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân. Trong những năm tới cần biết tận dụng những thế mạnh của xã để chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm hộ nghèo, đưa nền kinh tế phát triển đi lên. 4.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh lâm, nông nghiệp 4.1.2.1. Sản xuất lâm nghiệp Phú Minh là một xã miền núi có nhiều ưu thế cho việc phát triển ngành lâm nghiệp như: có những chính sách ưu đãi của Nhà nước, đất đai rộng, nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên những năm trước đây do việc khai thác rừng bừa bãi, bất hợp lý, phát rừng làm nương rẫy đã làm nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt. Trong những năm gần đây, rừng ở Phú Minh dần dần được phục hồi nhờ có thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, cũng như có các chương trình, dự án như: Dự án PAM, 327, 661,… nên đã hạn chế được rất nhiều. Hàng năm , diện tích rừng trồng mới cũng như rừng tái sinh tăng lên rõ rệt. Đến hết năm 2004, tổng diện tích đất trồng mới là 105,7ha rừng theo các dự án, chăm sóc 200ha rừng trồng năm thứ 2 và thứ 3, thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ rừng. UBND xã thực hiện quy chế dân chủ, mỗi xóm đều phải có một bản quy ước về bảo vệ và phát triển rừng do nhân dân họp bàn và xây dựng lên. Tổng diện tích rừng hiện có toàn xã là 776,23ha, trong đó rừng tự nhiên là 42,9ha, rừng trồng là 733,33ha. Nhưng nhìn chung cho đến nay sự phát triển còn rất chậm, chất lượng rừng thấp, nhiều diện tích vẫn còn trảng cỏ, cây bụi, tre nứa. Các diện tích này đã được giao khoán đến các hộ gia đình, song do thiếu nguồn vốn, kỹ thuật mà đến nay diện tích đất trống vẫn còn 873,52ha. Thu nhập từ rừng chủ yếu vẫn là củi làm chất đốt, còn thu nhập gỗ là không đáng kể. 4.1.2.2. Sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã Phú Minh. Trong những năm vừa qua, diện tích gieo trồng và sản lượng tăng lên đáng kể. a. Trồng trọt: Năm 2004, tổng diện tích gieo trồng của toàn xã là 544ha đạt 101% kế hoạch, tăng 9,16% so với năm 2003, cụ thể: + Cây lúa là 298ha đạt 99,76% kế hoạch, tăng 4,2%. Năng suất bình quân đạt 40 tạ/ha đạt 84% so với kế hoạch, tăng 0,25%. Sản lượng 1.205 tấn đạt 84% so với kế hoạch, tăng 5,4% so với năm 2003. + Cây ngô có diện tích là 52,6ha đạt 146% kế hoạch, tăng 57% so với. Năng suất bình quân đạt 32 tạ/ha đạt 91% so với kế hoạch, tăng 6%. Sản lượng 165 tấn đạt 137% so với kế hoạch, tăng 64% so với năm 2003. Ngoài ra, còn có các loại cây lương thực ngắn ngày khác như: khoai lang, sắn, đậu tương,… đã góp phần nâng cao tổng sản lượng cây lương thực có hạt lên 1.370 tấn, đạt 88,2% kế hoạch, tăng 10% so với năm 2003. Song bên cạnh đó, diện tích đất vườn tạp toàn xã là 98,02ha nhưng hiệu quả kinh tế còn thấp. Trong những năm tới cần đầu tư, cải tạo diện tích đất vườn tạp, hình thành các vườn chuyên canh nhằm tăng thu nhập cho người dân. b. Chăn nuôi + Tổng đàn trâu: 564 con, đạt 112,8%kế hoạch. + Tổng đàn bò: 225 con, đạt 75% kế hoạch. + Tổng đàn lợn: 1.605 con, đạt 82% kế hoạch. + Tổng đàn gia cầm: 8.900 con, đạt 89% kế hoạch. + Tổng đàn dê: 105 con, đạt 70% kế hoạch. + Lồng cá: 20 lồng, đạt 50% kế hoạch. Với kết quả đó, sản phẩm của ngành nông nghiệp không những đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trong xã, mà còn cung cấp ra thị trường khu vực một lượng đáng kể, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của địa phương cũng như trong khu vực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. c. Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: Phú Minh là một xã mà nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu sản phẩm xã hội, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ của xã còn chậm phát triển. Trên địa bàn của xã hiện có một số cơ sở tiểu thủ công nghiệp như: đồ mộc, sản xuất gạch, xay sát lúa gạo, phần đông còn lại là các điểm buôn bán nhỏ lẻ. Tất cả các cơ sở trên đều do các hộ gia đình tự quản lý và tổ chức sản xuất nên hoạt động còn hạn chế, chưa đóng góp đáng kể vào cơ cấu nền kinh tế của xã. Nhận xét về tình hình sản xuất lâm, nông nghiệp Nền kinh tế của xã Phú Minh mà chủ yếu là nền sản xuất lâm, nông nghiệp trong những năm vừa qua đã có nhiều tiến bộ và từng bước phát triển vững chắc, góp phần vào sự thay đổi toàn xã . Sản xuất nông nghiệp đã chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, đã mạnh dạn đưa các giống mới, chất lượng tốt, năng suất cao vào sản xuất. Sản xuất lâm nghệp tuy mới chỉ đáp ứng được nhu cầu gỗ củi của người dân trong xã, song trong những năm tới với những chủ trương, chính sách hợp lý của Nhà nước và kế hoạch cụ thể của xã sẽ thu hút được người dân tham gia vào nghề rừng, mở rộng nhiều mô hình nông lâm kết hợp, phát triển mô hình nuôi ong,… góp phần nâng cao tỷ trọng ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế của xã. 4.1.2.3. Đánh giá điều kiện cơ bản của xã Qua phân tích những điều kiện cơ bản của xã ta rút ra được những điểm thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp như: a. Thuận lợi: - Phú Minh là một xã có điều kiện đất đai phong phú với một quỹ đất lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp. Nguồn lao động dồi dào, người lao động có truyền thống cần cù, chịu khó, tính sáng tạo cao. Người dân trong xã tuy khác nhau về dân tộc nhưng sống hoà thuận. - Xã có hai hệ thông suối chính và nhiều nhánh suối nhỏ chảy bao quanh các quả đồi tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch sinh thái trong tương lai. - Xã có địa hình thuận lợi cho sự phát triển sản xuất lâm nghiệp - một ngành đang được Việt Nam và cả Thế giới quan tâm chú ý đầu tư, phát triển. b. Khó khăn: - Là một xã vùng núi, ruộng, đất phân bố không đồng đều, địa hình phức tạp, có nhiều núi nên việc sản xuất và đi lại của người dân rất khó khăn. - Cơ sở hạ tầng còn thiếu và kém chất lượng. - Mặc dù diện tích đất lâm nghiệp nhiều song việc thu hút người dân tham gia vào nghề rừng còn rất hạn chế nên chất lượng rừng chưa cao, năng lực sản xuất của đất rừng còn kém, thu nhập của người dân từ rừng chưa đáng kể. - Kinh nghiệm sản xuất của các hộ được truyền qua nhiều năm theo phương thức sản xuất cũ nên khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, cộng với trình độ dân trí còn thấp nên năng suất mang lại chưa cao. - Một số diện tích đất nông nghiệp xung quanh hai con suối vẫn còn hiện tượng lụt cục bộ về mùa mưa, cần có biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Để khắc phục những khó khăn, phát huy những thuận lợi một cách tối đa thì xã phải biết kết hợp hài hoà những tiềm năng vốn có của xã, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, sự hỗ trợ giúp đỡ của các vùng lân cận và những chính sách ưu đãi của Nhà nước, thu hút các dự án trong và ngoài nước để không ngừng phát huy thế mạnh các nguồn lực, đưa nền kinh tế xã Phú Minh bắt kịp với nền kinh tế chung của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ việc phân tích các điều kiện cơ bản trên của xã ảnh hưởng đến việc sử dụng đất lâm, nông nghiệp, ta cần đi vào xem xét hiện trạng sử dụng đất của xã, nhằm đánh giá những mặt được và chưa được trong việc sử dụng và phân bổ đất đai trên địa bàn xã, biết được nguyên nhân, từ đó đưa ra được phương án sử dụng đất có hiệu quả nhất. 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã 4.1.3.1. Tình hình quản lý đất của xã - Trước khi có Luật đất đai năm 1993, công tác quản lý đất đai của xã chưa thực sự được quan tâm chú trọng, cán bộ đất đai chưa được đào tạo chuyên môn, vì thế công tác quản lý đất đai gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên công tác quản lý đất đai của xã cũng xây dựng được bản đồ giải thửa và hệ thống số liệu đất đai năm1989. Thực hiện tốt công tác giao khoán đất cho các hộ gia đình để sản xuất nông nghiệp. - Từ sau khi có Luật đất đai năm 1993, công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã có sự chuyển biến tích cực, các nội dung của công tác quản lý đất đai được thực hiện tương đối tốt. Năm 1994, đã tiến hành hoạch định đường ranh giới xã, xác định lại diện tích, cắm mốc địa giới, ổn định phạm vi quản lý và sử dụng đất trên xã. Năm 1997, đã thành lập được bản đồ địa chính ở xã. Thực hiện chỉ thị 245/CP về công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến năm 2004 toàn xã đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư cho 301 hộ, 334 bìa đất nông nghiệp, cấp mới 60 bìa, cấp tách 11 bìa đất thổ cư. - Hàng năm xã đều tiến hành thống kê biến động đất đai, tổng kiểm kê toàn bộ diện tích các loại đất trên địa bàn xã, đồng thời xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/10.000. 4.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phú Minh Diện tích và cơ cấu đất sử dụng của xã được thống kê theo Luật đất đai ban hành ngày 10/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ với 3 nhóm đất chính ( nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng) và Luật bảo vệ và phát triển rừng tháng 12/2004. Theo thống kê của Phòng địa chính, Phú Minh có tổng diện tích đất tự nhiên là 2152,28 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 1075,04 ha chiếm 49,95% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 776,23 ha chiếm 36,07% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp là 298,81 ha chiếm 13,88% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Diện tích đất phi nông nghiệp là 95,1 ha chiếm 4,42% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất thổ cư là 17,91 ha chiếm 0,83% tổng diện tích đất tự nhiên và các loại đất (đất xây dựng, đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng, đất giao thông, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất làm nguyên, vật liệu xây dựng, đất phi nông nghiệp khác) có diện tích là 77,19 ha chiếm 3,59% tổng diện tích đất tự nhiên và diện tích đất chưa sử dụng là 982,14 ha chiếm 45,63% tổng diện tích đất tự nhiên. Kết quả được thể hiện trong Biểu hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2005 sau: Biểu 02: Hiện trạng sử dụng đất của xã Phú Minh năm 2005 TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 2152,28 100 I. Nhóm đất nông nghiệp 1075,04 49,95 1 Đất nông nghiệp 1060,31 49,26 1.1. Đất trồng cây hàng năm 296,91 13,80 1.1.1 Đất trồng lúa, mầu 144,18 6,70 1.1.1.1. Ruộng 1 vụ 89,85 4,17 1.1.1.2. Ruộng 2 vụ 54,33 2,52 1.1.1.3 Ruộng 3 vụ 0 0 1.1.1.4. Đất chuyên mầu 40,93 1,90 1.1.2. Đất chuyên mạ 1,98 0,09 1.1.3. Đất nương rẫy 2,77 0,13 1.1.4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0 0 1.1.5. Đất vườn tạp 98,02 4,55 1.1.6. Đất trồng cây hàng năm khác 9,03 0,42 1.2. Đất trồng cây lâu năm 0 0 1.3. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 1,9 0,09 2 Đất lâm nghiệp 776,23 36 2.1. Đất rừng sản xuất 579,91 26,94 2.1.1. Rừng tự nhiên 36,58 1,70 2.1.2. Rừng trồng 543,33 25,24 2.2. Đất rừng phòng hộ 196,32 9,12 2.2.1. Rừng tự nhiên 6,32 0,29 2.2.2. Rừng trồng 190 8,83 2.3. Đất rừng đặc dụng 0 0 II. Nhóm đất phi nông nghiệp 95,1 4,42 III. Nhóm đất chưa sử dụng 982,14 45,63 Chi tiết hiện trạng các loại đất được thể hiện trong phụ biểu 01. Cùng với Biểu hiện trạng đất năm 2005 là Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã, để thấy rõ được sự phân bổ các loại đất trên địa bàn xã. a. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp. Qua Biểu hiện trạng sử dụng đất của xã Phú Minh cho thấy: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 776,23 ha chiếm 36,07% tổng diện tích đất tự nhiên và diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 873,52 ha chiếm 40,59% tổng diện tích đất tự nhiên. Qua đó chứng tỏ quỹ đất lâm nghiệp của xã là rất lớn. Trong những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển mạnh của lâm nghiệp xã hội, diện tích đất lâm nghiệp đã được giao khoán cho từng hộ gia đình, tổ chức kinh tế, đơn vị chủ thể, UBND xã, đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn và tạo nên cảnh quan vùng đồi núi. Trên địa bàn xã hiện nay đang thực hiện các dự án trồng rừng nguyên liệu, rừng phòng hộ và đến hết năm 2005 đã trồng được trên 700 ha. Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng tháng 12/2004, căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành 3 loại ( rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng), số liệu 3 loại rừng trên địa bàn xã được thống kê theo bảng sau: Biểu 03: Phân loại rừng theo mục đích sử dụng trên địa bàn xã. STT Hạng mục Diện tích (ha) 1. Đất lâm nghiệp có rừng 776,23 1.1. Rừng tự nhiên (IIA) 42,9 1.1.1. Rừng sản xuất 36,58 1.1.2. Rừng phòng hộ 6,32 1.1.3. Rừng đặc dụng 0 1.2. Rừng trồng 733,33 1.2.1. Rừng sản xuất 543,33 1.2.2. Rừng phòng hộ 190 1.2.3. Rừng đặc dụng 0 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 873,52 Trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp có rừng thì rừng trồng chiếm ưu thế với các loài cây chủ yếu là: Keo, Keo xen Muồng. Đây là những diện tích rừng trồng theo dự án PAM, dự án 747, dự án 661, dự án trồng rừng nguyên liệu, những diện tích này phân bố đều trên toàn diện tích của xã. Gắn với chủ trương của Nhà nước về giao đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế khác nhau, diện tích đất lâm nghiệp có rừng đã có chủ và cả những diện tích đất đồi núi chưa sử dụng cũng cơ bản có chủ, trong những năm tới diện tích đất trống đó được đưa vào sản xuất với nhiều hình thức khác nhau. hình thành một nền sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội sâu sắc. Bằng phương pháp lập ÔTC 500m2 và tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng: Hvn, D1.3 và số cây, kết quả điều tra được thống kê theo bảng sau: Biểu 04: Biểu thống kê diện tích, trữ lượng rừng sản xuất: STT Loài cây N/ha (cây) (cm) (m) M/ha (m3) (ha) (m3) Ghi chú 1. Keo (2tuổi) 1333 200 Rừng ng.liệu 2. Keo xen Muồng 2200 190 Rừng p. hộ Keo (7 tuổi) 1600 10,75 8. 5 102,78 190 Muồng 600 190 3. Keo (7 tuổi) 2500 11,5 9,54 132,02 343,33 45326.,43 Rừng s. xuất Từ biểu trên cho thấy, rừng trồng với các loài cây khác nhau, phương thức trồng khác nhau, thì khả năng sinh trưởng của các loại rừng trồng là khác nhau. Trong các loại rừng có trên địa bàn xã thì Keo là có sức sinh trưởng mạnh nhất, có khả năng bảo vệ, cải tạo đất và hiện nay Keo được chọn để trồng nhiều trên địa bàn xã. Mô hình trồng Keo xen với Muồng với mục đích là phòng hộ cũng phần nào mang lại hiệu quả, hình thức này vừa tận dụng tối đa được tiềm năng sẵn có của đất, vừa có tác dụng cải tạo đất. Nhưng thực tế, sức sinh trưởng của Muồng có nhiều hạn chế. Rừng tự nhiên của xã chiếm một diện tích nhỏ với 42,9 ha, chiếm 1,99%. Trong đó, 36,58 ha rừng sản xuất, 6,32 ha rừng phòng hộ. Trên diện tích rừng phòng hộ tổ thành loài cây rất hạn chế, trữ lượng không đáng kể (trạng thái IIA), với các loài chủ yếu là: Dẻ, Sồi,…cùng với lớp cây tái sinh thưa thớt, tuy nhiên khả năng tái sinh của các loài này là rất kém do chúng bị ảnh hưởng bởi cây bụi, dây leo và các hoạt động khai thác chất đốt, lấy cây làm thuốc của người dân trong khu vực. Vì vậy, trong những năm tới cần có biện pháp trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế và phòng hộ nhằm làm tăng độ che phủ của rừng. Còn lại, một phần lớn diện tích rừng tự nhiên (36,58 ha) đã được đưa vào trồng mới thành rừng sản xuất. Tuy nhiên, do tiềm lực của nhân dân chưa đủ mạnh để chủ động hoàn toàn khai thác thế mạnh của rừng, vì vậy diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn nhiều với 873,52 ha. Mặc dù diện tích này đã được giao khoán cho người dân theo Nghị định 02/CP của Chính phủ theo mục đích sử dụng là trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ, nhưng do người dân thiếu vốn, giống và kỹ thuật nên hầu hết diện tích này đều ở trạng thái Ib, cây trồng còn đơn điệu về chủng loại, chưa đi đôi giữa khai thác sử dụng đất với bảo vệ và làm giầu cho đất. Điều đó dẫn đến tình trạng đất đai dần bị thoái hoá, nghèo kiệt dinh dưỡng, xói mòn rửa trôi mạnh và hiệu quả sử dụng đất ngày một suy giảm. Do vậy, để sử dụng tốt nguồn tài nguyên này, trong những năm tới diện tích đất đồi núi chưa sử dụng cần được đưa vào trồng rừng hoặc chuyển sang trồng cây lâu năm, nhằm phát huy được tiềm năng đất đai và khả năng vốn có của người dân. b. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 298,81 ha chiếm 13,88% tổng diện tích tự nhiên của xã. Bình quân đất nông nghệp là 1248,16 m2/người. Trong đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm là 198,89 ha, chiếm 66,56% tổng diện tích đất nông nghiệp với diện tích trồng lúa và lúa mầu là 187,09 ha chiếm 8,69% tổng diện tích tự nhiên (ruộng 2 vụ là 50,33 ha; ruộng 1 vụ là 134,78 ha và đất chuyên mạ là 1,98 ha), đất nương rẫy là 2,77 ha và đất trồng cây hàng năm khác là 9,03 ha. Trên diện tích đất nông nghiệp dó chủ yếu trồng các loài cây như: lúa, ngô, khoai, sắn,… đây là diện tích trực tiếp sản xuất ra lương thực cho người dân trong xã. Hiện nay, trên địa bàn xã chưa có diện tích cho chăn nuôi. Diện tích đất vườn tạp là 98,02 ha chiếm 32,8% tổng diện tích đất nông nghiệp, trên đó có nhiều loài cây trồng khác nhau nhưng hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Trong tương lai cần được đầu tư, cải tạo để hình thành các vườn cây chuyên canh, có hiệu quả kinh tế cao góp phần tăng thu nhập cho người dân. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 1,9 ha, chiếm 0,64% diện tích đất nông nghiệp với đa phần là các ao có quy mô nhỏ của các hộ gia đình dùng để nuôi cá thịt nhằm cung cấp thực phẩm, còn lại là của xóm giao cho nhóm hộ gia đình quản lý. Trong những năm tới cần mở rộng diện tích này để vừa nâng cao thu nhập cho người dân, cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ của người dân và thị trường lân cận. Mặt khác, diện tích này cũng là nơi dự trữ nước cho các cánh đồng lúa, lúa mầu, góp phần đảm bảo đủ lượng nước cho sản xuất nông nghiệp. Từ kết quả trên cho thấy, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã hiện nay chưa cao, sản xuất chủ yếu vẫn tập trung vào cây lương thực mà chưa chú ý vào phát triển các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế và hàng hoá như: các loại rau, Đỗ tương, Lạc, cây công nghiệp và một số loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã như: Xoài, Hồng xiêm, Dứa,…Trong những năm tới cần có những quy hoạch cụ thể nhằm tận dụng tối đa tiềm năng vốn có của xã, nâng cao đời sống nhân dân và đẩy mạnh mở rộng thị trường nông lâm sản. Để biết được khả năng phát triển của hàng hoá nông lâm sản của xã trên thị trường ta đi vào xem xét tình hình thị trường nông lâm sản trên địa bàn xã và khu vực. c. Đất chưa sử dụng. Hiện nay, trên địa bàn xã diện tích đất chưa sử dụng còn một diện tích lớn 982,14 ha chiếm 45,63% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Trong đó, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng với 873,52ha, còn lại là các laọi đất chưa sử dụng khác như: Đất bằng chưa sử dụng, đất có mặt nước chưa sử dụng và đất chưa sử dụng khác. Nhận xét chung Từ những kết quả đã phân tích đề tài có những đánh giá chung về tiềm năng đất đai của địa phương và những cơ hội và thách thức trong tương lai với việc sử dụng đất trên địa bàn xã như: Nhìn chung tiềm năng đất đai phục vụ cho hoạt động sản xuất lâm, nông nghiệp của xã Phú Minh là khá lớn. Ngoài diện tích hiện đang canh tác, xã Phú Minh còn 873,52 ha đất đồi núi, 25,8 ha đất bằng chưa sử dụng, 37,93 ha đất mặt nước và 16,88 ha đất chưa sử dụng khác. đây thực sự là một tiềm năng lớn về đất đai chưa được khai thác sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả của xã Phú Minh. Trong những năm tới diện tích này được đưa vào sử dụng có hiệu quả thì lợi ích mang lại là rất lớn. Phú Minh cần biết tận dụng để phát triển. 4.1.4. Tình hình sử dụng lâm sản, lương thực và phân tích thị trường nông lâm sản xã. 4.1.4.1. Tình hình sử dụng lâm sản của xã. a. Tình hình sử dụng gỗ, củi của nhân dân trong xã. Xã Phú Minh với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên việc tìm hiểu nhu cầu sử dụng gỗ củi của nhân dân trong xã được tiến hành theo nhóm hộ gia đình với 3 nhóm hộ là: Nhóm hộ giầu và khá, nhóm hộ trung bình, nhóm hộ nghèo. Phương pháp tìm hiểu được sử dụng là phương pháp phỏng vấn bán định hướng theo mẫu có sẵn. Qua điều tra cho thấy, tất cả các hộ gia đình trong thôn đều đã và đang sử dụng gỗ và năng lượng gỗ, củi nhưng mức độ sử dụng từng nhóm hộ là khác nhau. * Mức độ sử dụng gỗ: Hiện tại, mức độ khai thác gỗ trong xã là rất nhỏ. Phần lớn các hộ gia đình trong xã chỉ sử dụng gỗ để làm nhà và chuồng trại, không bán ra ngoài do diện tích rừng khai thác được đều là những diện tích được trồng theo các dự án. Hàng năm, trong xã có 5 hộ tách ra nên nhu cầu về gỗ để xây nhà và công trình phụ là cao. Nhưng hiện nay, người dân đã chuyển từ xây dựng nhà sàn với lượng gỗ rất nhiều sang nhà xây bằng gạch, ngói, chính vì vậy mà lượng gỗ là không đáng kể. Mỗi hộ chỉ cần khoảng 2m3 gỗ cho việc xây nhà mới. Còn đối với những hộ chỉ sửa sang, thay thế một số bộ phận trong gia đình thì lượng gỗ không đáng kể. Trung bình một năm có hai hộ sửa sang nhà cửa và sử dụng hết khoảng 0,5m3. Với lượng gỗ như vậy thì rừng hiện tại có khả năng cung cấp đủ mà không làm ảnh hưởng đến độ tàn che và kết cấu của rừng. Từ trước đến nay, thì hầu hết nhóm hộ giầu, khá và trung bình sử dụng nhiều gỗ hơn nhóm hộ nghèo do hai nhóm hộ này có khả năng về kinh tế nên khi họ xây dựng nhà cửa thường rộng và đẹp, còn những hộ nghèo thì nhà xây có diện tích nhỏ. * Mức độ sử dụng năng lượng gỗ, củi Qua điều tra cho thấy: 100% số hộ trong xã đều sử dụng gỗ, củi trong cuộc sống hàng ngày và mức độ sử dụng là lớn.Trung bình mỗi gia đình sử dụng hết 1,53 m3 củi/1 tháng và trong một năm mỗi gia đình sử dụng hết 18,36 m3 củi. Họ sử dụng năng lượng gỗ, củi vào mục đích đun nấu trong gia đình như: nấu ăn, nấu cám lợn, đun nước, nấu rượu,…Trong đó, nấu cám lợn và nấu rượu là cần khối lượng củi nhiều hơn cả. Ngoài năng lượng gỗ, củi, người dân còn tận dụng thêm các sản phẩm nông nghiệp để đun nấu như bẹ ngô, thân ngô, cây sắn nên đã giảm bớt được áp lực đối với rừng. Mặt khác qua điều tra thực tế cho thấy, trên diện tích trồng Keo, lượng cành nhánh vẫn còn khá nhiều, chứng tỏ khả năng cung cấp củi của rừng vẫn rất lớn và lượng củi mà người dân lấy từ rừng còn thấp. Ngoài ra, một số hộ gia đình còn sử dụng nồi cơm điện, khí biogas nhưng không phải là hoàn toàn thường xuyên. Không phải là người dân trong xã không có khả năng thay thế hay cải tiến hình thức đun nấu mà vì hiện nay nguồn năng lượng củi còn nhiều, rẻ và sẵn có, mặc dù bếp củi rất không tiện lợi, nhưng việc sử dụng nguồn năng lượng củi cũng là một hình thức nhằm giữ gìn bẳn sắc dân tộc. Hơn nữa một số hoạt động như nấu rượu, nấu cám lợn thì không loại nhiên liệu nào có thể thay thế được củi. Nên hầu hết họ vẫn sử dụng củi để đun nấu. Nguồn cung cấp gỗ, củi hiện nay trong xã chủ yếu là từ rừng trồng, một số ít là từ rừng tự nhiên và đặc biệt là người dân còn tận dụng thêm các sản phẩm từ nông nghiệp. Từ đó cho thấy người dân đã biết tận dụng tối đa các nguồn năng lượng có sẵn và có ý thức trong bảo vệ rừng. b. Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ. Qua điều tra, nghiên cứu cho thấy, lâm sản ngoài gỗ có rất nhiều công dụng đối với đời sống của người dân. Và trên địa bàn xã hiện nay, việc sử dụng lâm sản ngoài gỗ làm nguyên vật liệu xây dựng (mây, tre,…), làm nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm (măng, nấm, mật ong,…), dược liệu (sa nhân, tầm gửi, vối thuốc,…), nước uống hàng ngày và các sản phẩm dể bán (lá dong, nứa, …), để làm nước uống hàng ngày trong gia đình, các cụ già thường lên rừng để lấy rất nhiều loại cây về để đun uống và thường gọi là nước “cắng cây”, đây là một thứ nước uống giúp giải nhiệt rất tốt. Nhưng hiện nay, việc sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại xã chưa có quy hoạch cụ thể và chưa khai thác hết tiềm năng cung cấp lâm sản ngoài gỗ của rừng. Người dân trong xã mới chỉ biết tận dụng lâm sản ngoài gỗ để phục vụ nhu cầu của gia đình mình mà chưa biết mở rộng ra ngoài thị trường để tăng thu nhập. Vì vậy, mà thu nhập từ rừng chưa cao, chưa kích thích được người dân tham gia vào nghề rừng, họ chưa biết tận dụng những sản phẩm có thể giúp họ lấy ngắn nuôi dài, giảm bớt chi phí trong sản xuất lâm nghiệp. Qua điều tra cho thấy, một số loài lâm sản ngoài gỗ thường được nhân dân trong xã sử dụng là: Bảng thống kê một số loài lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn xã được nhân dân sử dụng. STT Loài cây STT Loài cây STT Loài cây STT Loài cây 1 Luồng 11 Dong riềng 21 Nhân trần 31 Quế 2 Mây 12 Húng quế 22 Ngải cứu 32 Ba gạc 3 Tre gai 13 Kinh giới 23 Nhọ nhồi 33 Hà thủ ô 4 Bương 14 Lá lốt 24 Nhót 34 Gừng 5 Song 15 Măng 25 Sim 35 Sả 6 Nứa 16 Mộc nhĩ 26 Thị rừng 36 Hương nh._.ng sâu bệnh. Nên mua giống mới tại các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm của xã, huyện, nơi gần nhất, nhưng phải đảm bảo chất lượng và có xuất xứ rõ ràng. - Kỹ thuật cấy, chăm sóc: Mạ cấy dùng mạ vầng để tránh làm trột mạ. Bón lót trước khi bừa. Mật độ cấy tuỳ theo đẻ nhánh của giống lúa, nhưng thường gieo 1,2 kg/sào (đối với giống thuần chủng) hoặc 3,5 kg/sào (đối với giống F1). Phân chuồng: 8 – 10 tấn/ha, Đạm Urê: 120 – 150 kg/ha, Phân NPK: 1tấn/ha. Bón toàn bộ phân chuồng, 1/2 phân NPK và 1/3 đạm khi bón lót. Bón thúc làm 3 đợt: dọt 1 sau khi cấy 10 – 12 ngày, đợt 2: 17 – 20 ngày, đợt 3 bón trước khi lúa hoá đòng. Để cho hạt chắc có thể bón thêm Kali trước khi lúa hoá đòng với khối lượng 85 kg/ha. Phải thường xuyên điều tiết nước hợp lý và kiểm tra tình hình sâu, bệnh hại để có biện pháp xử lý kịp thời. * Đối với cây mầu: Chọn đất tơi, xốp, giữ ẩm, thoát nước. Cày, bừa đất thật nhỏ, lên luống, tạo rãnh thoát nước. Trồng trên luống theo hàng. Tiến hành chăm sóc, xới cỏ, vun gốc cho cây thường xuyên. * Đối với cây Sắn. Cày toàn bộ diện tích đất chuẩn bị trồng để tạo rãnh, lên luống rộng 35– 40cm. Hom giống phải có từ 3 – 4 mầm. Bón lót phân NPK, phân chuồng trước khi đặt hom. Đặt hom theo hàng, khoảng cách giữa các hom là 40 cm. Chăm sóc thường xuyên cho cây phát triển tốt * Cây ăn quả. Qua điều tra điều kiện tự nhiên, cũng như tình hình sản xuất cây ăn quả ở địa phương, tôi đề xuất một số loài cây trồng như: Xoài, Vải, Nhãn, Bưởi… Đây là các loài cây có giá trị kinh tế cao, nhanh cho thu nhập và được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Nguồn giống được lấy thông qua trung tâm kuyến nông, khuyến lâm huyện, xã. Được trồng với mật độ Xoài 250 cây/ha, Vải và Nhãn 200 cây/ha, Bưởi 200 cây/ha… Kích thước hố là 60 x 60 x 60 cm. Trước khi trồng cần bón lót phân chuồng, phân NPK, lấp một lớp đất mỏng rồi đặt cây giống xuống hố, lấp đất tơi xốp vào kín hố và ấn cho chặt gốc, tưới nước. Sau khi trồng phải thường xuyên làm cỏ, vun gốc, bón phân từ năm thứ 4 trở đi sau khi thu hoạch. * Đối với đất nương rẫy cố định: thâm canh cây trồng, xây dựng mô hình canh tác trên đất dốc bền vững, làm giầu đất bằng trồng cây băng xanh, từng bước xây dựng mô hình nông, lâm kết hợp. * Đối với chăn nuôi: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân, thử nghiệm giống mới, phòng chống dịch bệnh, có diện tích đồng cỏ để chăn thả gia súc. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá, sản xuất giống tại địa phương, phòng chống dịch bệnh. Mở rộng mô hình nuôi ong trên toàn địa bàn xã (vì hiện nay trên địa bàn xã đang tổ chức lớp tập huấn nuôi ong do tổ chức phi chính phủ của Đan Mạch tổ chức). 4.2.4. Vốn đầu tư và nguồn vốn thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại xã Phú Minh 4.2.4.1. Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch sử dụng đất. a. Đới với lâm nghiệp * Vốn đầu tư trồng rừng mới: Việc dự đoán tổng vốn đầu tư đối với một số cây trồng chính, đề tài căn cứ vào tình hình đầu tư sản xuất lâm nghiệp tại địa phương và Hợp đồng giữa Ban Quản lý dự án rừng nguyên liệu ký kết với người dân địa phương. Kết quả chi tiết được thể hiện trong các phụ biểu 4 – 6 và từ đó tôi dự tính tổng vốn đầu tư cho các loại rừng trồng và được thống kê vào các biểu sau: Biểu 09: Tổng hợp vốn đầu tư trồng rừng sản xuất Keo giai đoạn 2006 – 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Hạng mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 S (ha) 100 95 94,52 85 75 60 55 45 Trồng 473 449,35 447,08 402,05 354,75 283,8 260,15 212,85 Chăm sóc 110,3 107,64 213,65 199,34 184,27 156,94 138,35 114,5 57,36 32,66 Bảo vệ 52,43 62,93 71,33 79,03 85,33 85,33 85,33 Khai thác 795,1 755,35 Tổng 583,3 556,99 660,73 653,82 601,95 512,07 477,54 412,68 880,43 840,68 Biểu 10: Tổng hợp vốn đầu tư trồng rừng phòng hộ T + K giai đoạn 2006 - 2015 Đơn vị: Triệu đồng Năm Hạng mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích (ha) 50 42 40 Trồng rừng 112 372,12 354,4 Chăm sóc 34 34 34 0,0286 0,0558 0,0558 Bảo vệ 20 20 20 20 20 36,8 52,8 52,8 52,8 52,8 K.sát địa hình 5 4,2 4 Ngiệm thu 7 5,88 5,6 Chi phí chung 107,2 90,048 85,76 Chi phí khác 11,25 9,45 9 Tổng 296,45 54 54 20 20 518,53 511,62 52,856 52,8 52,8 Biểu 11: Tổng hợp vốn đầu tư trồng rừng phòng hộ Thông nhựa đoạn 2006 - 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Hạng mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích (ha) 50 30 30 22 Trồng rừng 182 265,8 265,8 194,92 Chăm sóc 34 34 34 0,0204 0,0408 0,0558 0,015 0,015 Bảo vệ 20 20 20 20 20 32 44 52,8 52,8 52,8 K. sát địa hình 5 3 3 2,2 Ngiệm thu 7 4,2 4,2 3,08 Chi phí chung 107,2 64,32 64,32 47,168 Chi phí khác 11,25 6,75 6,75 4,95 Tổng 366,45 54 54 20 20 376,09 388,11 305,17 52,815 52,815 * Vốn đầu tư cho khoanh nuôi, bảo vệ rừng hiện có: Với những diện tích rừng đang có trên địa bàn thì cần phải tiến hành khoanh nuôi, bảo vệ và cũng cần một lượng vốn đầu tư với chi phí đầu tư cho 1ha mỗi năm là 50.000đ. Tổng vốn đầu tư cho khoanh nuôi, bảo vệ được thể hiện qua biểu: Biểu 12: Tổng hợp vốn đầu tư khoanh nuôi, bảo vệ diện tích rừng hiện có. Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Hạng mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích (ha) 298,52 298,52 298,52 298,52 298,52 298,52 298,52 198,52 109 0 Đơn giá 0,050 Thành tiền 14,926 14,926 14,926 14,926 14,926 14,926 14,926 9,926 5,45 0 * Ngoài vốn đầu tư để trồng rừng, bảo vệ, trong thời gian quy hoạch việc khai thác rừng trồng trên địa bàn xã hiện nay đã được 2 – 3 tuổi cũng cần một lượng vốn đầu tư khá lớn. Chi phí khai thác đối với 1 ha rừng nguyên liệu Keo được tính toán cụ thể trong phụ biểu 4. Toàn bộ 289,52ha sẽ được khai thác tập trung trong 2 năm 2013 (100ha) và 2014 (189,52ha). Tổng vốn đầu tư cần là 2785,4 triệu đồng. b. Đối với nông nghiệp * Vốn đầu tư cho lúa Đến năm 2015, toàn bộ diện tích đất cấy lúa là 146,18 ha, với diện tích lúa 1 vụ là 61,72ha, lúa 2 vụ là 55,35ha và lúa 3 vụ là 29,11ha. Căn cứ vào các định mức kinh tế, kỹ thuật của nông nghiệp ta tính toán được chi phí cho 1ha lúa và được thể hiện trong phụ biểu Tổng vốn đầu tư cho diện tích lúa 1 vụ là 447,4 triệu đồng, lúa 2 vụ là 802,4 triệu đồng và lúa 3 vụ là 633,1 triệu đồng cho mỗi năm canh tác. * Vốn đầu tư cho hoa mầu Năm 2015 diện tích trồng mầu là 44,93ha. Chi phí đầu tư cho 1 ha mầu được thể hiện chi tiết trong phụ biểu. Vậy tổng vốn đầu tư là 286,7 triệu đồng mỗi năm. * Vốn đầu tư cho cây ăn quả Chi phí đầu tư cho mỗi ha cây ăn quả theo từng loài được thể hiện chi tiết trong các phụ biểu. Qua các phụ biểu, vốn đầu tư tổng hợp cho cây ăn quả được thể hiện: Biểu 13: Tổng hợp vốn đầu tư trồng, chăm sóc cây ăn quả Năm Hạng mục 2006 2007 2008 2009 Diện tích (ha) 15 16 15.86 29 Đơn giá 8.655 Thành tiền 129.82 138.47 137.26 250.98 Qua các biểu tổng hợp cho thấy: Tổng vốn đầu tư cho thực hiện các hoạt động sản xuất lâm, nông nghiệp là rất lớn và nguồn vốn để thực hiện các hoạt động được thể hiện. 4.2.4.2. Nguồn vốn quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã. Qua thực tế điều tra cho thấy: Nguồn vốn chủ yếu mà xã có được là từ các dự án đầu tư trên địa bàn như: Dự án trồng rừng nguyên liệu của Lâm trường Kỳ sơn, Dự án 661 để thực hiện các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn và một phần do người dân tự bỏ ra. Đối với cây nông nghiệp như lúa, hoa mầu thì nguồn vốn là do người dân tự bỏ ra, còn đối với cây ăn quả thì người dân có thể vay từ nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình, hoặc ngân hàng có trên địa bàn xã, huyện. Vốn vay theo dự án xoá đói giảm nghèo, dự án 135,... 4.2.5. Dự tính hiệu quả sau khi thực hiện quy hoạch sử dụng đât lâm, nông nghiệp. 4.2.5.1. Dự tính hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính. a. Đối với cây lâm nghiệp. Sau khi có tổng vốn đầu tư cho từng loại rừng, tiến hành dự đoán hiệu quả kinh tế của các dự án trồng rừng trên địa bàn xã. Việc dự đoán hiệu quả kinh tế của trồng rừng tôi chỉ tiến hành với rừng sản xuất, đó là toàn bộ diện tích trồng Keo thuần loài. Còn với diện tích rừng phòng hộ, do mục đích chủ yếu là phòng hộ nên trong kỳ quy hoạch hiệu quả kinh tế mang lại không đáng kể và như trên đã phân tích thì cho thấy nhu cầu gỗ củi của nhân dân ở hiện tại và trong giai đoạn tới là không lớn. Vì vậy, trong bản quy hoạch tôi chỉ tiến hành dự tính vốn đầu tư cho việc trồng, chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, chứ không tiến hành dự tính hiệu quả kinh tế. Chi tiết chi phí được thể hiện trong các phụ biểu Đối với diện tích rừng trồng, với chu kỳ kinh doanh của Keo là 9 năm thì trong 8 năm đầu phải đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ và đến năm thứ 9 mới cho thu hoạch thông qua việc khai thác toàn bộ diện tích rừng đến tuổi khai thác được trồng ở những năm đầu (289,52 ha). Do người dân được cung cấp giống, vốn nên trong chu kỳ kinh doanh không phải trả lãi mà chỉ phải trả lại 47 m3/ha lúc khai thác. Nên kết quả dự tính hiệu quả kinh tế đối với rừng nguyên liệu được thể hiện trong biểu 12: Biểu 14: Hiệu quả kinh tế sau 10 năm trồng rừng nguyên liệu Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chi phí Chi phí kèm lãi kép Thu nhập Lãi 2006 583,300 624,131 2007 556,991 826,785 2008 660,731 1041,261 2009 653,818 1186,555 2010 601,951 1251,954 2011 512,071 1234,818 2012 477,535 1198,647 2013 412,680 1127,929 2014 880,433 942,063 5175,800 -4258,344 2015 840,678 899,525 4917,010 -240,859 Tổng 6180,187 10333,669 10092,810 -240,859 Từ kết quả tính toán ở biểu 14 cho thấy: Sau 10 năm trồng rừng thì số nợ còn lại là 240,895 triệu đồng, nguyên nhân của số nợ đó là do trong 2 năm 2014, 2015 mới chỉ khai thác được 195 ha rừng được trồng năm 2006, 2007. Số nợ còn lại sẽ được trả hết vào những năm tiếp theo nhờ khai thác các diện tích rừng trồng còn lại ở các năm sau. Và để thấy rõ được hiệu quả kinh tế của dự án trồng rừng nguyên liệu xem chi tiết trong phụ biểu. b. Đối với cây nông nghiệp. Do cây lúa, cây mầu là những cây lương thực chủ yếu là cung cấp cho người dân vào mục đích sinh hoạt hàng ngày và chăn nuôi nên đề tài không tiến hành dự tính hiệu quả kinh tế mà chỉ dự tính hiệu quả của một số cây ăn quả được lựa chọn trong phương án quy hoạch như: Nhãn. Vải, Bưởi, Xoài. Đối với các loài cây ăn quả thì trong 3 năm đầu phải đầu tư trồng, chăm sóc và nó bắt đầu cho thu hoạch kể từ năm thứ 4, tuy năm thứ 3 đã có thu hoạch nhưng chưa đáng kể. Vì vậy, tôi chỉ tính thu nhập bắt đầu từ năm thứ tư. Tổng hợp chi phí và thu nhập cho mỗi loài cây ăn quả được thể hiện chi tiết trong các phụ biểu: 06, 07, 08, 09, 10. Để thấy rõ dược hiệu quả của các cây ăn quả được trồng trong kỳ quy hoạch tôi tiến hành tổng hợp các chỉ tiêu theo các biểu sau: Biểu 15: Chi phí và thu nhập cho 1 ha các loài cây ăn quả trong giai đoạn 10 năm. Đơn vị: 1000đ STT Loài cây Chỉ tiêu Ghi chú Ct Bt Bt - Ct 1 Vải 22076 99000 76924 2 Nhãn 22576 98875 76299 3 Bưởi 21856 117000 80144 4 Xoài 31290 142000 110710 Trên cơ sở dự tính chi phí và thu nhập từng năm của từng loài cây, tôi tính toán và tổng hợp lại các chỉ tiêu kinh tế của các loài cây ăn quả như sau: Biểu 16: Một số chỉ tiêu kinh tế cho 1 ha cây ăn quả trong kỳ quy hoạch. Đơn vị: 1000đ STT Chỉ tiêu Loài cây Vải Nhãn Bưởi Xoài 1 NPV 47388,6133 16473,3553 49690,6612 67069,8672 2 NPV/năm 4738,8613 1647,3355 4969,0661 6706,9867 3 BCR 3,9667 3,8223 4,0825 3,8383 4 IRR 73% 58% 71% 62% Qua 2 biểu trên cho thấy: Tất cả các loài cây ăn quả được chọn đều mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và khả năng nhân rộng là lớn. Ngoài nguồn lợi thu trực tiếp từ việc thu hoạch các loại quả trên các loài cây ăn quả thì hoa của chúng cũng được tận dụng để phát triển ngành nuôi ong – một ngành đang được khuyến khích triển khai mở rộng trên địa bàn xã. Đây cũng là nguồn thu đáng kể của người dân. Trên địa bàn xã, ở xóm Bu Chằm với việc phát triển nghề làm bột sắn, đây là nghề thu hút khá nhiều lao động trong xóm và hiệu quả mang lại cao hơn rất nhiều so với chi phí ban đầu. Qua kết quả điều tra thì hiện tại chi phí cho 1ha Sắn hết 5 triệu đồng và khi thu hoạch có thể đạt được 13 – 14 triệu đồng. Hơn nữa Sắn là loài dễ trồng, lại có thể tận dụng diện tích đất lâm nghiệp trong những năm đầu để trồng, vừa góp phần tăng thu nhập vừa cải thiện đất, hạn chế xói mòn và tăng hệ số sử dụng đất, lấy ngắn nuôi dài trong sản xuất lâm nghiệp, tạo vốn trong sản xuất lâm, nông nghiệp cho người dân, thu hút một lượng lớn lao động. 4.2.5.2. Hiệu quả về mặt môi trường sinh thái. Sản xuất phát triển không chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế, mà còn phải quan tâm đến vấn đề xã hội và môi trường sinh thái. Một mô hình sản xuất kinh doanh được coi là đạt hiệu quả bền vững khi nó đạt được hiệu quả cả trên 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. Trong phát triển sản xuất, việc đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu là đúng, song cũng không được coi nhẹ việc bảo vệ môi trường sinh thái. Xã Phú Minh là một xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt, khí hậu lại phân thành 2 mùa rõ rệt, nên trong quá trình canh tác đất thường bị xói mòn, rửa trôi, làm giảm độ phì của đất. Nếu canh tác theo phương thức truyền thống của người dân địa phương trước đây chỉ chú ý đến mở rộng diện tích, đốt nương làm rẫy, không quan tâm đến trồng rừng phòng hộ thì môi trường sẽ bị huỷ hoại, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng và đời sống của nhân dân và làm cho tài nguyên đất, nước ngày càng bị suy kiệt. Việc áp dụng các phương thức canh tác mới với các mô hình nông lâm kết hợp, người dân lại quan tâm chú ý đến việc bảo vệ và trồng rừng mới thì không những môi trường được bảo vệ, nguồn nước phục vụ nhân dân dồi dào, ổn định, mà đời sống của nhân dân cũng được cải thiện đáng kể, hạn chế được hiện tượng lũ lụt cục bộ về mùa mưa, hạn hán, thiếu nước về mùa khô. Với việc thực hiện tốt công tác giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình sẽ hạn chế dược hiện tượng đốt nương làm rẫy. Từ đó sẽ hạn chế được nguy cơ suy giảm tài nguyên đất trên địa bàn xã. Làm cho người dân có ý thức bảo vệ và cải tạo đất hơn trong quá trình canh tác trên diện tích đất của mình. Theo kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: Mỗi ha rừng mỗi ngày sẽ hấp thụ được 1tấn CO2 và thải ra 730 kg O2, nơi không có rừng bụi trong không khí tăng 15 lần so với nơi có rừng. Kết quả này đã chứng tỏ khả năng làm trong sạch bầu khí quyển của cây xanh, tạo ra một môi trường trong lành. Sau khi phương án quy hoạch được đưa vào thực hiện thì diện tích cây xanh tăng lên đáng kể, từ đó khả năng cung cấp Oxi và hạn chế CO2 của cây xanh trên địa bàn xã là rất lớn, tạo nên quang cảnh của một vùng nông thôn miền núi và góp phần quan trọng vào quá trình sạch hoá của đất nước và toàn thế giới. Nó càng có ý nghĩa hơn khi mà hiện nay trái đất của chúng ta đang bị đe doạ về nạn ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và hạn hán, lũ lụt. Về lâu dài với phương thức canh tác như phương án quy hoạch đã đề ra, thì ngoài chức năng phòng hộ, rừng trên địa bàn xã còn cung cấp gỗ, củi và nhiều lâm sản ngoài gỗ khác cho các hộ gia đình trong xã và các vùng lân cận, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá nông thôn, mở rộng thị trường nông lâm sản, góp phần tăng trưởng nền kinh tế của xã. Tận dụng tối đa diện tích đất trống đồi núi trọc vào trong sản xuất, hạn chế được hiện tượng xói mòn, rửa trôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng bền vững. Sau khi thực hiện phương án quy hoạch, toàn bộ đất trống được dưa vào sản xuất, cơ sở hạ tầng được bố trí một cách hợp lý tạo nên một cảnh quan môi trường sinh thái nhân văn của một vùng nông thôn đổi mới. 4.2.5.3. Hiệu quả về mặt xã hội. Cùng với hiệu quả về mặt kinh tế, hiệu quả về mặt môi trường sinh thái, thì phương án quy hoạch còn mang lại giá trị về mặt xã hội. Và được thể hiện; * Tăng thu nhập cho các hộ gia đình trên địa bàn xã. Ngoài thu nhập từ cây nông nghiệp mà chủ yếu là cây Lúa và một số cây hoa mầu như trước đây, người dân còn có thêm nguồn thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi và cây ăn quả, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ và bán ra thị trường xung quanh. Chính nguồn thu nhập đó đã nâng cao thu nhập của nhân dân, góp phần xoá đói, giảm nghèo. Và dự tính đến năm 2015, trên xã số hộ nghèo giảm xuống còn 28 hộ, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 5 triệu đồng/ người/năm. Mặc dù trong những năm đầu khi thực thi phương án thì thu nhập còn hạn chế, nhưng sau 4 – 5 năm thu nhập sẽ tăng lên đáng kể, góp phần ổn định đời sống nhân dân. * Tạo công ăn việc làm cho người dân. Với cơ cấu cây trồng và diện tích đất canh tác như đã quy hoạch thì nhu cầu lao động sẽ tăng lên. trong những năm đầu, ngoài việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Khi cây ăn quả, cây lâm nghiệp đã đi vào ổn định thì việc chăm sóc, thu hái, bán sản phẩm cũng thu hút được nhiều lao động. Các mô hình trên đã mở ra cách làm ăn mới, với cơ cấu sản xuất không chỉ đơn thuần nông nghiệp như trước mà đa ngành nông, lâm ,ngư nghiệp cùng phát triển hài hoà. Cơ cấu cây trồng được bố trí nhằm đảm bảo phương châm lấy ngắn nuôi dài, đồng thời tận dụng tối đa nguồn tiềm năng đất đai, khí hậu, lao động nông nhàn. Ngoài ra, đây là cơ hội để phổ biến, nâng cao kỹ thuật canh tác và tổ chức lao động của người dân. Giúp người dân tiếp cận được với khoa học công nghệ một cách đơn giản mà hiệu quả. Qua các mô hình sản xuất đó đã làm giảm lượng lao động nông nhàn, ngăn ngừa và hạn chế các tệ nạn xã hội. Để tạo điều kiện cho người dân tổ chức sản xuất một cách dễ dàng, thuận lợi và có hiệu quả, đề tài xin đề xuất một số giải pháp sau: 4.2.6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã Phú Minh 4.2.6.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý. - Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của chính quyền, hoàn chỉnh hương ước của thôn, xã về quản lý, bảo vệ vốn rừng, an ninh trật tự. - Phát huy năng lực lãnh đạo của bộ phận cán bộ tổ chức, quản lý của xã theo đúng vai trò và chuyên môn. - Tănng cường đội ngũ cán bộ, phát huy tối đa vai trò của các tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội nông dân tập thể, Đoàn thanh niên,… - Ban hành các chính sách quản lý, sử dụng tài nguyên rừng, chính sách miễn thuế sử dụng đất những năm đầu đối với đất trống đồi núi trọc khi đưa vào sản xuất, tạo hiệu quả nhằm thúc đẩy sản xuất toàn diện và bền vững. - Cần kiểm tra, thanh tra và chỉ đạo chặt chẽ trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, đảm bảo ổn định quỹ đất hàng năm, đặc biệt là đất lâm, nông nghiệp. - Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất tốt. Thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn ngắn hạn, chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi đến người dân. - Nhà nước có chính sách bảo hiểm lâm, nông nghiệp để trợ cấp và đảm bảo cho nhân dân khi có biến động giá cả và khi gặp rủi ro. - Tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất, để đảm bảo mọi diện tích đất đều có chủ cụ thể. 4.2.6.2. Giải pháp về chính sách - Để đưa khoa hoạch kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất lâm, nông nghiệp thì xã cần mở rộng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm từ tỉnh đến huyện, xã và thôn. Trông xã, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm xã cần hoạt động tích cực hơn, mỗi thôn cần có một cán bộ khuyến nông, khuyến lâm. - Hợp tác, liên kết với các xã lân cận để thành lập các cụm khuyến nông, khuyến lâm có các hình thức canh tác, sản xuất cao.Tăng cường các lớp tập huấn ngắn hạn, chuyển giao kỹ thuật tới từng hộ trong xã. - Cần có chính sách bảo vệ cây trồng, vật nuôi cho người nông dân. Nhà nước cần lập quỹ để cho người dân vay với giá ưu đãi để phát triển sản xuất trong những năm đầu, đặc biệt là đối với sản xuất lâm nghiệp trên diện tích đất trống. 4.2.6.3. Giải pháp về vốn. Qua điều tra cho thấy nguồn vốn đầu tư cho sản xuất lâm, nông nghiệp của xã chủ yếu từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện với tỷ lệ lãi xuất khác nhau. Ngoài ra, quỹ tín dụng nhân dân cũng có dự án đầu tư xoá đói, giảm nghèo cho xã với lãi xuất thấp trong thời gian từ 3 – 5 năm , nguồn vốn từ các dự án và nguồn vốn được tích luỹ trong nhân dân. Song do mức độ đầu tư vào sản xuất quá lớn nên hầu hết người dân đều rơi vào tình trạng thiếu vốn đề sản xuất. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất lâm, nông nghiệp thì Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cần đổi mới công tác cho vay vốn ngắn hạn và dài hạn cho các hộ gia đình, giảm bớt lãi xuất với những vốn đầu tư cho sản xuất lâm, nông nghiệp và cần có những chính sách hợp lý về vốn. Tiếp tục phát triển quỹ tín dụng nhân dân của các đoàn thể trong xã nhằm hỗ trợ nhau, tạo ra công ăn việc làm, mở rộng hình thức tổ chức do cộng đồng dân cư tự lập để huy động nguồn vốn tại chỗ. Cần mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng đến xã, gắn với tổ chức tín dụng, huy động tiền gửi tiết kiệm, mở rộng dịch vụ thanh toán đến từng người nhằm xây dựng mối quan hệ giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng và người dân, hộ gia đình ở nông thôn. 4.2.6.4. Giải pháp về kỹ thuật. - Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, khai hoang mở rộng diện tích, đưa giống mới vào sản xuất, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi. - Cải tạo cây trồng, áp dụng kỹ thuật tiên tiến để cải tạo hệ thống vườn tạp, nâng cao hệ thống trồng cây ăn quả. - Mở rộng mô hình nông lâm kết hợp trên địa bàn xã, để tận thu sản phẩm, lấy ngắn nuôi dài, tăng thu nhập cho người dân và phát triển rừng bền vững. 4.2.6.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông, lâm sản. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, muốn nâng cao tỷ trọng ngành nông nghiệp thì phải đẩy mạnh sản xuất nhằm tạo ra nhiều mặt hàng và phải tạo ra một thị trường của riêng mình. Khi một thị trường ra đời thì nó thường phụ thuộc vào 3 yếu tố: dân số, mức sống và thói quen của người tiêu dùng. Vì vậy, muốn tạo ra một thị trường ổn định và có hiệu quả xã Phú Minh cần: - Mở rộng và phát triển giao lưu hàng hoá và các hoạt động thương mại trên địa bàn xã nhằm từng bước xác lập mối quan hệ giữa sản xuất với lưu thông và tiêu dùng. - Thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn, tạo ra nhiều trung tâm thương mại, trung tâm văn hoá, xây dựng các khu chợ trên địa bàn xã. - Trên địa bàn xã cần thành lập các hợp tác xã tiêu thụ nông, lâm sản cho nông dân cũng như cung cấp những thông tin, giúp dỡ nhân dân hiểu biết được thị trường, từ đó sản xuất ra những mặt hàng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, định hướng được sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý. 4.2.6.6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng. Cần chú trọng xây dựng mạng lưới cung cấp vật tư, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất lâm, nông nghiệp từ tỉnh, huyện đến xã và các thôn xóm. Đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn như: hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi xã hội khác nhằm phục vụ đời sống tinh thần của người dân. Để đạt dược những, phương hướng, mục tiêu đẫ đề ra, cần có kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, đây là một yếu tố đảm bảo sự thành công của phương án quy hoạch. 4.3. Kế hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp. Kế hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp của xã Phú Minh được xây dựng thành 2 giai đoạn ( 2006 – 2010 và 2011 – 2015) dựa trên những căn cứ quy hoạch sử dụng đất trên. Biểu 08: Kế hoạch sử dụng đất qua các giai đoạn quy hoạch xã Phú Minh TT Loại đất Hiện tại Kế hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn Diện tích năm quy hoạch Giai đoạn 2005-2009 Giai đoạn 2009-2014 Tổng diện tích tự nhiên 2152,28 2152,28 2152,28 2152,28 I. Nhóm đất nông nghiệp 1075,04 1581,09 1981,31 1981,31 1 Đất nông nghiệp 298,81 305,34 331,56 331,56 1.1. Đất trồng cây hàng năm 296,91 245,24 233,80 233,8 1.1.1 Đất trồng lúa, mầu 185,11 191,11 191,11 191,11 1.1.1.1. Ruộng 1 vụ 89,85 61,72 61,72 61,72 1.1.1.2. Ruộng 2 vụ 54,33 55,35 55,35 55,35 1.1.1.3 Ruộng 3 vụ 0 29,11 29,11 29,11 1.1.1.4. Đất chuyên mầu 40,93 44,93 44,93 44,93 1.1.2. Đất chuyên mạ 1,98 1,98 1,98 1,98 1.1.3. Đất nương rẫy 2,77 2,77 2,77 2,77 1.1.4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0 1,8 1,8 1,8 1.1.5. Đất vườn tạp 98,02 43,55 32,11 32,11 1.1.6. Đất trồng cây hàng năm khác 9,03 4,03 4,03 4,03 1.2. Đất trồng cây lâu năm 0 48,2 75,86 75,86 1.3. Đất có mặt nước nuôi trồng T.S 1,9 11,9 21,9 21,9 2 Đất lâm nghiệp 776,23 1275,75 1649,75 1649,75 2.1. Đất rừng sản xuất 579,91 979,43 1189,43 1189,43 2.1.1. Rừng tự nhiên 36,58 36,58 36,58 36,58 2.1.2. Rừng trồng 543,33 942,85 1152,85 1152,85 2.2. Đất rừng phòng hộ 196,32 296,32 460,32 460,32 2.2.1. Rừng tự nhiên 6,32 6,32 6,32 6,32 2.2.2. Rừng trồng 190 290 454 454 II. Nhóm đất phi nông nghiệp 95,1 101,25 105,32 105,32 III. Nhóm đất chưa sử dụng 982,14 469,94 65,65 65,65 Qua bảng kế hoạch thực hiện trên ta thấy được diện tích các loại đất được đưa vào sử dụng qua các giai đoạn của kỳ quy hoạch một cách hiệu quả nhất. Và để thấy rõ được hiệu quả của phương án quy hoạch, tôi đi vào dự tính hiệu quả về các mặt: kinh tế của một số loại cây trồng chính, hiệu quả môi trường và hiệu quả về mặt xã hội. Kế hoạch sử dụng chi tiết với các loại đất được thể hiện trong phụ biểu. * Tóm lại: Qua phân tích hiệu quả của phương án quy hoạch cho thấy khi phương án quy hoạch được áp dụng vào thực tế thì không những đời sống của nhân dân được nâng cao, giải quyết được những yêu cầu của cuộc sống ngày càng tăng, mà còn góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy nền kinh tế của xã phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bắt kịp với tiến độ phát triển của cả nước. Làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn xã Phú Minh trong thời kỳ đổi mới. Chương 5 Kết luận - tồn tại - kiến nghị 5.1. Kết luận. Qua một thời gian tiến hành nghiên cứu, điều tra tại xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình vớ đề tài: ““Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình”. Đến nay, đề tài đã hoàn thành và đạt được một số kết quả sau: - Phân tích, đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã. Rút ra được những thuận lợi, khó khăn của xã làm cở sở để xây dựng phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp. - Phân tích, đánh giá được hiện trạng sử dụng đất lâm, nông nghiệp nhằm tìm ra những điẻm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức trong thời gian tới của xã, đây là nội dung, là căn cứ quan trọng cốt yếu để quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp một cách lâu dài và bền vững. - Tìm hiểu một số chính sách có liên quan đến việc phát triển kinh tế, xã hội miền núi, nhằm tìm ra phương hướng đi đúng cho phương án quy hoạch và sự an toàn về pháp luật của phương án. - Xác định được phương hướng, mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp phù hợp với từng nội dung và phương pháp thực hiện cụ thể. - Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp của xã giai đoạn 2006 – 2015 được thực hiện theo 2 giai đoạn (2006 – 2010 và 2011 – 2015). - Dự đoán được hiệu quả kinh tế của một số loài cây trồng chính được lựa chọn trong phương án quy hoạch. Kết quả mà phương án mang lại là toàn bộ diện tích đất trống, đồi núi trọc trên xã đã được phủ xanh bằng những khu rừng trồng, cơ cấu cây trồng cũng được thay đổi theo hướng thâm canh, tăng vụ, sản lượng lương thực tăng đáng kể, đời sống của nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư, phát triển mở rộng, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người nông dân, bảo vệ môi trường sinh thái. 5.2. Tồn tại. Do trình độ còn hạn chế, thời gian có hạn và lần đầu làm quen với công tác ngoài thực tế, bên cạnh những kết quả đã đạt được, khoá luận còn một số tồn tại cần khắc phục sau: - Việc thu thập, đánh giá những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã chỉ tiến hành trên những tài liệu đã có sẵn, đề tài kế thừa lại. Vì vậy, việc phân tích đánh giá mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát mà chưa đi sâu vào từng điều kiện cụ thể, kết quả mang lại với độ chính xác chưa cao. - Do diện tích đất tự nhiên của xã rộng lớn, nên không thể tiến hành điều tra tất cả các đối tượng, mà những số liệu có được là những số liệu kế thừa do UBND xã cung cấp. Nên việc quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp gặp khó khăn, không thể tiến hành quy hoạch chi tiết, cụ thể trên từng diện tích, quy hoạch chỉ mang tính khái quát. - Trong quá trình điều tra, phân tích và đánh giá thông tin, vai trò của người dân chưa thật sự đầy đủ trong các bước công việc, chưa khai thác, tận dụng được những kiến thức bản địa của họ. - Việc tính toán hiệu quả kinh tế mới mang tính chất dự đoán nên chưa loại trừ các yếu tố rủi ro mang tính chất khách quan. Ngoài những hạn chế của đề tài, thì ngay trong xã tiến hành quy hoạch cũng còn tồn tại những hạn chế, gây khó khăn cho công tác quy hoạch như: - Việc phân chia ranh giới địa chính xã, các diện tích đất trong xã chưa được rõ ràng, trên bản đồ và ngoài thực tế có nhiều sai sót. - Việc tổ chức các hoạt động sản xuất trên xã còn nhiều hạn chế. Các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã còn chưa thu hút được sự quan tâm của nhân dân. 5.3. Kiến nghị. Với phạm vi, giới hạn nghiên cứu của đề tài và để phương án quy hoạch được ứng dụng vào thực tế, khoá luận xin đưa ra một số kiến nghị sau: - Cần mở các lớp tập huấn về sản xuất lâm, nông nghiệp trên địa bàn xã nhằm phổ biến khoa học công nghệ, những kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. - Xây dựng nhiều mô hình thực tế để người dân tham gia học hỏi và đưa vào sản xuất đại trà. - Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm đến từng thôn, xóm. - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu phát triển của người dân. Đặc biệt là các hệ thống dịch vụ như: Giống, phân bón,… - Nhà nước cần có những chính sách cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi, có chính sách bảo hiểm đối với cây trồng, vật nuôi, khuyến khích người dân tham gia vào phát triển nghề rừng. Tạo thị trường tiêu thụ lâm, nông sản, nhằm kích thích sự hình thành và ra đời của nền sản xuất lâm, nông nghiệp mang tính chất hàng hoá. Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2388.doc