Quy hoạch sử dụng đất đai Xã Thanh Giang - Huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương

LỜI NÓI ĐẦU Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất là vật thể chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh trong đó có tác động của con người. Độ phì nhiêu của đất, sự phân bổ không đồng nhất, đất tốt lên hay xấu đi, được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào sự quản lý Nhà nước và kế hoạch, biện pháp

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đai Xã Thanh Giang - Huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai thác của người quản lý, sử dụng đất. Công tác quy hoạch và kế hoạch phân bổ sử dụng đất đã được Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: "Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả" (Điều 18, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992). Đất đai được tạo thành trong tự nhiên. Đất đai là một phần của vỏ Trái Đất. Song về sở hữu quốc gia thì đất đai được gắn liền với chủ quyền lãnh thổ. Đất đai là có hạn, con người không thể sản xuất được đất đai mà chỉ có thể chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác. Đất đai có độ màu mỡ tự nhiên, nếu chúng ta biết sử dụng và cải tạo hợp lý thì đất đai không bị thoái hoá mà ngược lại đất đai lại càng tốt hơn. Sử dụng đất đai phải kết hợp một cách đầy đủ, triệt để và có hiệu quả cao nhất. Đất đai kết hợp với sức lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội như Adam Smith đã nói: “Lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải”. Do đó, đất đai vừa là yếu tố của lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố của quan hệ sản xuất. Mặt khác, đất đai là cơ sở không gian để phân bổ các khu dân cư, các công trình phục vụ sản xuất, văn hoá phúc lợi, xây dựng các ngành kinh tế quốc dân khác trên toàn bộ lãnh thổ, xây dựng và củng cố an ninh quốc phòng. Tỉnh Hải Dương là một tỉnh mới được tách từ tỉnh Hải Hưng với tổng diện tích đất tự nhiên là 164.837,33 ha trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp là 105.690,53 ha chiếm 64% tổng diện tích. Xã Thanh Giang thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là một xã nông nghiệp của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, địa hình tương đối bằng phẳng, cơ cấu ngành chưa hợp lý, việc áp dụng các công thức luân canh tiên tiến chưa được tốt do đó chưa phát huy được tiềm năng của lao động, của đất đai nên vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu. Nhận thức được vai trò của công tác quy hoạch sử dụng đất đai, em đã chọn đề tài: “ Quy hoạch sử dụng đất đai Xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương ” theo chủ trương triển khai quy hoạch sử dụng đất đai ở các xã làm cơ sở cho công tác quy hoạch đất đai toàn huyện trong những năm tới của UBND tỉnh Hải Dương, Sở Địa Chính tỉnh Hải Dương, UBND huyện Thanh Miện. Mục đích của đề tài là: Nắm chắc quỹ đất hiện tại của xã, phân tích những điểm hợp lý, chưa hợp lý trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Từ đó dự tính phân bổ quỹ đất cho những năm trước mắt, lâu dài nhằm phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của xã. Nắm được tình hình phát triển của các ngành, các nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn quy hoạch đồng thời định hướng bố trí cải tạo đất đai cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Nắm được thực trạng cơ sở hạ tầng và đánh giá hiệu quả sử dụng của người sử dụng trong giai đoạn quy hoạch. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong công tác quản lý đất khu nông thôn, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng đất và kết hợp hiệu quả sử dụng đất với hiệu quả môi trường. Yêu cầu của đề tài: - Quy hoạch sử dụng đất mang tính chất bao trùm và đi trước một bước vì vậy yêu cầu phải phản ánh đúng thực tiễn, thể hiện tính khoa học, khách quan, dễ hiểu, dễ làm, dễ thực hiện và có tính xã hội cao. - Chấp hành nghiêm pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai. - Tài liệu, số liệu phải tiến hành điều tra, khảo sát, bổ sung và làm mới. - Thể hiện tính khách quan khoa học chính xác đồng thời phải phù hợp với phương hướng chung của huyện, tỉnh và phù hợp với các chính sách của Nhà nước. Quy hoạch sử dụng đất nông thôn xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương phải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch có liên quan dưới đây: + Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của xã. + Chiến lược sử dụng đất đai của xã. + Quy hoạch các ngành trên địa bàn xã. + Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. + Phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã. + Tiết kiệm và bố trí hợp lý đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp. + Đảm bảo yêu cầu về an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường. + Kết hợp cải tạo cũ và xây dựng mới, sử dụng triệt để những cơ sở đã có. + Mục tiêu trong quy hoạch phải cụ thể, rõ ràng, dự án có tính khả thi. Góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển chung của toàn huyện, toàn tỉnh. Phương pháp nghiên cứu của báo cáo: 1. Phương pháp điều tra dã ngoại Sử dụng phương pháp điều tra để thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng phản ánh tình hình phát triển kinh tế- xã hội và hiện trạng sử dụng đất đai xã. Điều tra khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. 2. Phương pháp cân đối Mục đích của phương pháp này là xác định các phương án cân đối và lựa chọn phương án cân đối cho việc sử dụng các loại đất, lập các chỉ tiêu khống chế các loại đất phi nông nghiệp, hướng dẫn phương án phân phối và điều chỉnh sử dụng đất cấp dưới. 3. Phương pháp toán kinh tế Do đặc điểm của đất đai rất đa dạng với nhiều chức năng sử dụng, nên việc áp dụng phương pháp này để dự báo quy hoạch sử dụng đất đai trở thành hệ thống lượng phức tạp mang tính chất xác suất. Phương pháp này nhằm dự báo các nhu cầu sử dụng đất của các ngành và các mục đích sử dụng. 4. Phương pháp bản đồ Sử dụng bản đồ để thể hiện nội dung và các yếu tố trên bản đồ hiện trạng tỉ lệ 1: 5.000 ( trong báo cáo là tỉ lệ 1: 15.000) cũng như bản đồ quy hoạch sử dụng đất của xã Thanh Giang giai đoạn 2000-2010 trên cơ sở khoa học, sát thực tế. Đề tài được chia thành 3 chương: Lời nói đầu. Chương 1: Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất đai Nông thôn. Chương 2: Hiện trạng bố trí sử dụng đất đai tại xã Thanh Giang - Thanh Miện - Hải Dương. Chương 3: Phương án quy hoạch đất đai xã Thanh Giang - Thanh Miện - Hải Dương. Kết luận. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG THÔN I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG THÔN 1. Khái niệm Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng, quản lý đất đai nói chung, đất đai nông thôn nói riêng một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc tính toán, phân bổ quỹ đất cho các ngành, cho các mục đích sử dụng, cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai, môi trường sinh thái. Như vậy, tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ có nghĩa là các loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định; sử dụng hợp lý đất đai tức là các thuộc tính tự nhiên, vị trí, diện tích đất đai được sử dụng phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng; sử dụng đất đai khoa học là việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong quá trình sử dụng đất; hiệu quả sử dụng đất đai được thể hiện ở hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường. Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế- xã hội cho nên phải đảm bảo tính kinh tế, tính kỹ thuật và tính pháp chế của Nhà nước. Tính kinh tế thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng đất đai. Tính kỹ thuật thể hiện ở các công tác chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu,... Tính pháp lý nghĩa là việc sử dụng và quản lý đất đai phải tuân theo các quy định pháp luật của Nhà nước. Tóm lại, quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn là cơ sở quan trọng để hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa các loại đất đai ở nông thôn vào sử dụng bền vững và mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cao nhất. Nó thể hiện hai chức năng quan trọng: điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai và tổ chức sử dụng đất đai. 2. Ý nghĩa + Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn đảm bảo sự thống nhất trong việc quản lý Nhà nước về các loại đất đai ở nông thôn, phát huy tính tự chủ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của những tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng đất. + Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý Nhà nước đối với đất đai, làm cơ sở cho việc giao quyền sử dụng đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng như phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phát triển công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. + Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quả cao, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn không những có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước mắt mà cả trong lâu dài. 3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn có những đặc điểm sau: Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quản lý khoa học của Nhà nước. Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, để sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất ngày càng bộc lộ rõ rệt. Quy hoạch sử dụng đất đai phải quán triệt luật pháp, chính sách và các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm tổng hợp. Nó vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế, khoa học xã hội. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai là nhằm khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất, bao gồm sáu loại đất chính. Quy hoạch sử dụng đất đai có tính chất dài hạn và tính chiến lược. Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn. Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế- xã hội quan trọng như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu và khả năng phát triển của các ngành kinh tế, tình hình phát triển đô thị, dân số và cơ cấu lao động, ... , xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn về sử dụng đất đai. Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh được những vấn đề có tính chiến lược như: phương hướng, mục tiêu, chiến lược của việc sử dụng đất đai; cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất đai; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai; các biện pháp, chính sách lớn. Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm. Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm khả biến. Do quy hoạch sử dụng đất đai trong khoảng một thời gian tương đối dài, dưới sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế- xã hội, kỹ thuật và công nghệ nên một số dự kiến ban đầu của quy hoạch không còn phù hợp. Do vậy việc bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch là việc làm hết sức cần thiết. II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG THÔN Trong điều kiện đất đai có hạn mà sự gia tăng dân số ngày cang nhiều, nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần, sinh hoạt ngày càng cao, do đó để quản lý sử dụng triệt để và có hiệu quả nguồn tài nguyên này, đất đai cần phải được quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng theo pháp luật. Đây là một trong 7 nội dung quan trọng đã nêu ở Điều 13-Luật Đất đai 14/07/1993 trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo cho mỗi tấc đất được sử dụng hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Chính vì vậy, trong các Điều 16, 17 và 18 của Luật Đất đai, trong Nghị định 30 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 23/03/1989, trong Chỉ thị 17 HĐBT ngày 09/03/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, trong Thông tư 106 QHKHRĐ ngày 15/04/1991 của Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Tổng cục Địa Chính) đã khẳng định sự cần thiết phải tiến hành quy hoạch đất đai nói chung và quy hoạch đất đai nông thôn nói riêng từ cấp TW đến địa phương, đặc biệt là cấp xã, phường. III. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG THÔN Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Đất đai 1993 và bổ xung. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng quy hoạch. Các văn bản pháp luật quy định về xây dựng quy hoạch có liên quan. Hiện trạng quản lý, bố trí sử dụng đất của vùng. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của vùng. Quỹ đất đai của vùng và khả năng mở rộng quỹ đất. Khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Lực lượng lao động của vùng. Nhu cầu về các loại sản phẩm đầu ra. Dân số, phát triển đô thị và các điều kiện về kết cấu hạ tầng. IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG THÔN Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn bao gồm: quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ; quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành và quy hoạch sử dụng đất đai của xí nghiệp. 1. Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ gồm các loại sau đây: Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã. Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của lãnh thổ, trong đó có cả đất nông thôn và đất đô thị. Nội dung cụ thể của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính. Quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước là cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Việc xây dựng quy hoạch căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế- xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư liệu về điều kiện tự nhiên đất đai. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước là xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất đai của cả nước và các vùng kinh tế, nhằm điều hoà mối quan hệ sử dụng đất đai giữa các ngành, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời đề xuất các chính sách, biện pháp, bước đi để thực hiện quy hoạch nhằm khai thác, sử dụng, bảo vệ và nâng cao hệ số sử dụng đất đai, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai. Xây dựng phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất của tỉnh. Xác định nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành và điều hoà nhu cầu đất. Xử lý mối quan hệ giữa khai thác sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất. Xác định định hướng, các chỉ tiêu, cơ cấu phân bố đất đai của tỉnh và kiến nghị các biện pháp để thực hiện quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất đai lãnh thổ huyện được xây dựng căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, những đặc điểm nguồn tài nguyên đất, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện và các quan hệ trong sử dụng đất: đất đô thị, đất xây dựng, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp ... Nội dung cơ bản của quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện bao gồm: Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp sử dụng đất đai trên địa bàn huyện. Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất đai cho các ngành và cho các loại đất trên địa bàn huyện như đất dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao thông đô thị, các công trình hạ tầng, đất cho các xí nghiệp (công nghiệp, du lịch,...), khu dân cư nông thôn... Quy hoạch sử dụng đất đai lãnh thổ xã. Xã là đơn vị hành chính cơ sở. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai lãnh thổ. Quy hoạch sử dụng cấp xã được tiến hành dựa trên cơ sở khung định hướng là quy hoạch sử dụng đất đai của huyện và những điều kiện cụ thể của xã như nguồn đất đai, khả năng của nguồn đất đai, nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của xã. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã gồm: Xác định mục tiêu cụ thể theo mục đích sử dụng các loại đất và các dự án. Xác định nhu cầu sử dụng đất đai và cân đối quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng. Phân bố quy mô, cơ cấu diện tích đất nói chung, và hệ thống kết cấu hạ tầng, các dự án và các công trình chuyên dùng khác. 2. Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành Quy hoạch sử dụng theo ngành bao gồm các loại: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất các khu dân cư nông thôn. Quy hoạch sử dụng đất đô thị. Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng. Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là cơ sở, định hướng cho quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ phải đi trước một bước. Quy hoạch sử dụng đất đai từng ngành phải phối hợp chặt chẽ giữa các ngành với nhau. 3. Quy hoạch sử dụng đất đai của xí nghiệp Tuỳ theo các loại hình doanh nghiệp trong nông thôn như các doanh nghiệp lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp nông thôn, thương mại- dịch vụ mà có nội dung quy hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp, nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả. Nói chung, nội dung quy hoạch thường bao gồm: Quy hoạch ranh giới địa lý. Quy hoạch khu trung tâm. Quy hoạch đất trồng trọt. Quy hoạch thuỷ lợi. Quy hoạch giao thông. Quy hoạch rừng phòng hộ. ..................... Quy hoạch sử dụng đất đai của xí nghiệp có thể nằm trong hoặc ngoài vùng chuyên môn hoá. CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG BỐ TRÍ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI XÃ THANH GIANG - HUYỆN THANH MIỆN - TỈNH HẢI DƯƠNG I/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI XÃ THANH GIANG-HUYỆN THANH MIỆN-TỈNH HẢI DƯƠNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI. A/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: 1. Vị trí địa lý: Xã Thanh Giang nằm ở phía nam huyện Thanh Miện có vị trí như sau: - Phía bắc giáp xã Chi Lăng Nam và xã Ngũ Hùng - Phía nam giáp xã Tiền Phong - Phía tây giáp xã Diên Hồng và một phần xã Chi Lăng Nam - Phía đông giáp huyện Ninh Giang 2. Địa hình, địa mạo: Nằm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đất đai được hình thành do sự bồi lắng phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình theo hình thức pha trộn. Địa hình đất đai tương đối bằng phẳng, độ dốc nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam. Tính chất đất đai mang đặc điểm điển hình của phù sa sông Thái Bình, nghèo dinh dưỡng và chua. 3. Quy mô xã: Là một xã trung bình của huyện Thanh Miện, tổng diện tích hành chính là 650,49 ha bằng 5,32% diện tích của huyện. Dân cư được chia làm 4 thôn: Thôn Đông ích, thôn Tiên Sơn, thôn Phù Tải, và thôn Đan Giáp. Dân cư sống tương đối tập trung tại khu vực trung tâm xã tạo nên một thị tứ sầm uất và sôi động. Trên địa bàn xã có tuyến tỉnh lộ 20B và huyện lộ 192 chạy qua nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, giao lưu hàng hoá với các vùng trong và ngoài huyện. 4. Khí hậu thời tiết: Xã Thanh Giang mang đầy đủ tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều và có gió bão. Mùa đông lạnh khô hanh nhưng cuối mùa có mưa phùn, độ ẩm không khí cao. B/ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI GÂY ÁP LỰC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI: A. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ: Thanh Giang là xã trung bình của huyện Thanh Miện với 8217 nhân khẩu, mật độ dân số 1260 người/km2. Trên địa bàn xã có tỉnh lộ 20B chạy qua trung tâm xã cùng với sự cần cù chịu khó và nhanh nhạy trong phát triển kinh tế nên từ lâu ở đây đã hình thành 1 thị tứ sầm uất với lưu lượng hàng hoá trung chuyển qua đây rất lớn, là đầu mối thu mua và vận chuyển các loại hàng hoá nông sản phẩm cho các xã khu vực phía Nam huyện Thanh Miện. Nền kinh tế phát triển đa dạng, ngoài nông nghiệp là mũi nhọn chủ yếu thì tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển tương đối khá. Tổng thu nhập năm 2000 đạt 19,17 tỷ đồng với cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là 5,6 - 1,9 - 2,5. Bình quân thu nhập đầu người là 2,4 triệu đồng/năm. 1. Tình hình sản xuất nông nghiệp: Tổng thu nhập năm 2000 là 10,67 tỷ đồng chiếm 56% tổng thu nhập toàn xã a) Trồng trọt: Năm 2000 tổng sản lượng luơng thực đạt 4408 tấn trong đó thóc đạt 4108 tấn, màu quy đạt 300 tấn. Năng suất lúa bình quân đạt 100tạ/ha, bình quân lương thực là 549 kg/người/năm. Thu nhập của ngành trồng trọt chủ yếu từ cây lúa và một số cây vụ đông khác còn thu từ cây lâu năm rất ít do diện tích trồng cây lâu năm thấp có 2,13 ha là diện tích mới được chuyển đổi. Trong những năm tới cần đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nhìn chung thu nhập từ ngành trồng trọt trong mấy năm gần đây có xu hướng tăng trong vòng 5 năm năng suất tăng từ 20 - 22%. Giá trị ngành trồng trọt năm 2000 ước đạt 7,93 tỷ đồng chiếm 74,32% thu nhập ngành nông nghiệp và chiếm tới 41,36% GDP. b) Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi phát triển mạnh ở khu vực gia đình, đặc biệt là chăn nuôi lợn, gia cầm, bò và thả cá. Năm 2000 tổng đàn trâu của xã có 20 con, đàn bò có 190 con, đàn gia cầm có 40000 con, trung bình mỗi hộ gia đình có khoảng 18 con. Đàn lợn năm 2000 có khoảng 3500 con. Thu nhập ngành chăn nuôi năm 2000 đạt 2,74 tỷ đồng chiếm 25,68% thu nhập ngành nông nghiệp và bằng 14,29% GDP. 2. Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Giá trị thu nhập năm 2000 thu 3,5 tỷ đồng bằng 19% tổng thu nhập toàn xã. Nhìn chung sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở đây khá phát triển nhất là ở khu vực trung tâm xã, ven đường 20B và trung tâm các thôn. Ngành nghề chính là xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm, mộc, nề, cơ khí nhỏ, vật liệu xây dựng...; tiểu thủ công nghiệp thu hút một lực lượng lao động khá lớn trong các thôn khoảng 310 người hình thành nên một cụm tiểu thủ công nghiệp nhỏ, vừa giải quyết việc làm cho lao động dư thừa, vừa mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho xã. 3. Dịch vụ thương nghiệp: Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, dịch vụ thương nghiệp cũng bắt đầu phát triển mạnh. Hiện tại xã có chợ cùng với các hộ kinh doanh, buôn bán ven đường 20B tạo thành trung tâm dịch vụ khá sầm uất nhất là dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ vật tư nông nghiệp, nhu yếu phẩm cho đời sống hàng ngày của bà con nông dân. Một số hộ dịch vụ đã liên kết kinh doanh trong và ngoài vùng nhằm tăng thu nhập và tạo sự phát triển chung. Năm 2000 tổng thu từ dịch vụ đạt 5,0 tỷ đồng chiếm 25% tổng thu GDP. Tổng số lao động làm dịch vụ thương nghiệp hiện nay của xã là 160 người chiếm 4% tổng số lao động. B/ VĂN HOÁ XÃ HỘI: 1. Dân số: Năm 2000 dân trong xã là 8217 người trong đó khẩu nông nghiệp là 7860 người, khẩu phi nông nghiệp là 357 người, hình thành nên 2169 hộ gia đình. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2000 là 1% với tổng số lao động trong độ tuổi là 3760 người. Trong đó lao động nông nghiệp là 3300 người, lao động dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp là 470 người. 2. Văn hoá xã hội: Cùng với việc phát triển sản xuất; Đảng uỷ, Uỷ ban Nhân dân xã luôn luôn quan tâm chăm lo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Hoạt động của các đoàn thể được đầu tư ngân sách và duy trì sinh hoạt thường xuyên như đoàn thanh niên, thiếu niên nhi đồng, phụ nữ, hội cựu chiến binh, ... C) XÂY DỰNG CƠ BẢN: Trong mấy năm gần đây công tác xây dựng cơ bản phát triển khá mạnh mẽ, nhà ở của nhân dân được nâng cấp mái ngói và mái bằng hơn 80%. Các công trình công cộng của xã như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã, đường điện, đường giao thông ... được đầu tư cải tạo làm mới. Một số công trình đã được đưa vào sử dụng như trụ sở UBND xã, đường giao thông, trường học... II/ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2000. Tổng diện tích đất hành chính của xã là 650,49 ha bằng 5,32% diện tích toàn huyện. Quỹ đất đang được sử dụng như sau: 1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp có 430,65 ha bằng 66,52% diện tích hành chính, bình quân có 548m2/khẩu nông nghiệp trong khi đó bình quân chung của tỉnh là 590m2/người. Chứng tỏ đây là một xã đất chật người đông, diện tích đất nông nghiệp ít và trong các năm tới sẽ còn giảm do đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng... a) Đất trồng cây hàng năm: Hiện nay diện tích đất trồng cây hàng năm có 403,36 ha chiếm 93,66% diện tích đất nông nghiệp và 62,01% diện tích đất hành chính. Trong đất cây hàng năm chủ yếu là đất trồng 2 vụ lúa 327,74 ha chiếm 81,25% đất trồng cây hàng năm còn lại 70,16 ha đất 3 vụ và 5,46 ha đất 1 vụ. Nhìn chung nhân dân ở đây đã chú ý thâm canh tăng vụ song diện tích trồng vụ đông còn thấp chiếm 17,39% diện tích trồng cây hàng năm. b) Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm của xã rất thấp có 2,13 ha chiếm 0,49% diện tích đất nông nghiệp. Đây là diện tích mới được nhân dân trồng khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quyết định của UBND tỉnh. c) Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích 25,16 ha chiếm 5,84% diện tích đất nông nghiệp và 3,87% diện tích đất hành chính. Một phần diện tích mặt nước do các hộ gia đình sử dụng và chủ yếu nằm trong khu dân cư. Một phần (12,03 ha) do UBND xã quản lý, đây là diện tích ao mà Uỷ ban xã cho dân đấu thầu thả cá, nuôi trồng thuỷ sản khác. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thường xuyên bị biến động do chuyển mục đích sử dụng. 2. Đất chuyên dùng: Tổng diện tích đất chuyên dùng của xã năm 2000 là 139,08 ha chiếm 21,38% diện tích hành chính và đang được sử dụng như sau: a) Đất xây dựng: Diện tích đất xây dựng có 3,83 ha chiếm 2,75% diện tích đất chuyên dùng và 0,59% diện tích hành chính. Bao gồm các công trình xây dựng công cộng của xã và huyện như trụ sở UBND xã, trường học, trạm xá, nhà trẻ, mẫu giáo, đình chùa, trạm bơm, chợ. Các công trình trên đã cơ bản ổn định về mặt vị trí và diện tích. Trong các năm tới chỉ quy hoạch bổ sung thêm nhà văn hoá thôn. BIỂU 1. HIỆN TRẠNG ĐẤT XÂY DỰNG ĐẾN 2010 XÃ THANH GIANG - HUYỆN THANH MIỆN --- HẠNG MỤC Diện tích hiện trạng 2000 1. Trụ sở UBND , HTX xã 0,34 2. Chợ 0,26 3. Trạm xá 0,15 4. Trường học 1,07 5. Sân vận động 0,77 6. Hội trường thôn 0,35 7. Đình chùa 0,27 8. Trạm bơm, biến thế 0,08 9. Công trình xây dựng khác 0,34 10. Nhà trẻ, mẫu giáo 0,20 Cộng 3,83 b) Đất giao thông: Diện tích 28,74 ha bằng 20,66% diện tích đất chuyên dùng và bằng 4,42% diện tích đất hành chính. Bao gồm các tuyến đường sau: - Tuyến đường số 20B dài 2000m, rộng 8m, diện tích là 1,6 ha. Hiện nay đã để hành lang bảo vệ đường được 10m (mỗi bên 5m) diện tích hành lang bảo vệ đường 20 là: 2,0 ha trong đó có 0,9 ha vẫn thống kê vào đất thuỷ lợi và canh tác, còn 1,1 ha thống kê vào đất chuyên dùng khác. - Tuyến đường 192 dài 2500 m, bề rộng không đồng đều có 800m hiện nay rộng 6m, còn lại 1700m chỉ rộng 3m. Tuyến đường này vẫn chưa được tu sửa, nâng cấp lần nào nên rất nhỏ và chất lượng bề mặt kém. Diện tích chiếm đất của đường 192 hiện nay là 0,99 ha. - Đường trục thôn của 4 thôn dài tổng cộng 7000m, rộng 4m, diện tích là 2,8 ha. Hiện nay đường trục thôn đã để được 2m hành lang bảo vệ đường với diện tích 1,4 ha, trong đó thống kê vào đất chuyên dùng khác là 1,24 ha, còn 0,16 ha thống kê vào mặt nước nuôi trồng thủy sản. - Đường xóm có tổng chiều dài là 11000m, rộng 2,5m, diện tích 2,75 ha - Các tuyến đường trục đồng của xã dài 14000m, rộng 4m, có diện tích 5,6 ha. - Diện tích các tuyến đường nội đồng của toàn xã là 15,0 ha. Những năm gần đây đường giao thông từng bước được nâng cấp, cải tạo làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. BIỂU 2. HIỆN TRẠNG ĐẤT GIAO THÔNG XÃ THANH GIANG - HUYỆN THANH MIỆN --- Hiện trạng năm 2000 TÊN ĐƯỜNG Dài (m) Rộng (m) Diện tích (ha) Tỉnh lộ 20B 2000 8 1,6 Hành lang bảo vệ 10 Huyện lộ 192 2500 3-6 0,99 Hành lang bảo vệ Đường trục thôn 7000 4 2,80 Hành lang bảo vệ Đường xóm 11000 2,5 2,75 Trục đồng 14000 4 5,6 Nội đồng 15,00 c) Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng: Diện tích 90,08 ha chiếm 64,77% diện tích đất duyên dùng và 13,85% diện tích đất hành chính. Bao gồm toàn bộ hệ thống kênh mương tưới tiêu cấp 1,2,3, hệ thống sông trung thuỷ nông và diện tích mặt nước chuyên dùng. Trong đó diện tích kênh mương là 15,50 ha; diện tích mặt nước chuyên dùng là 74,58 ha. Với hệ thống kênh mương tưới tiêu dày đặc như hiện nay đã đảm bảo tưới tiêu chủ động cho hầu hết đất canh tác của xã do vậy trong những năm tới không phải quy hoạch thêm mà chỉ cần nạo vét, tu sửa hàng năm. d) Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích 10,44 ha chiếm 7,51% đất chuyên dùng và 1,6% diện tích hành chính bao gồm cả gò đống cũ và nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ. Bình quân cứ 1000 dân có 1,27 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa, so với tỷ lệ chung toàn tỉnh thì đây là tỷ lệ lớn nên trong những năm tới không quy hoạch thêm đất nghĩa trang, nghĩa địa nữa mà xã cần phải tuyên truyền để nhân dân sử dụng quỹ đất này cho hợp lý, gọn gàng, tiết kiệm hơn. e) Đất chuyên dùng khác: Diện tích 5,99 ha bằng 4,31% đất chuyên dùng và 0,92% diện tích hành chính. Đây chủ yếu là diện tích trại chăn nuôi cũ hiện nay không sử dụng nữa, nhân dân đang cải tạo dần để đưa vào trồng cây lâu năm (3,65 ha). Còn lại 2,34 ha là diện tích hành lang bảo vệ đường giao thông (đường 20B và trục thôn). BIỂU 3: DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYÊN DÙNG XÃ THANG GIANG - HUYỆN THANH MIỆN --- Trong đó LOẠI ĐẤT Diện tích Các tổ chức kinh tế UBND xã quản lý TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYÊN DÙNG 139,08 0,08 139,00 I- Đất xây dựng 3,83 0,08 3,75 1. Đất công nghiệp 0,08 0,08 2. Đất dịch vụ 0,26 0,26 3. Đất trụ sở cơ quan 0,34 0,34 4. Đất y tế 0,15 0,15 5. Đất trường học 1,07 1,07 6. Đất thể dục - thể thao 0,77 0,77 7. Đất công trình xây dựng khác 1,16 1,16 II- Đất giao thông 28,74 28,74 III- Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 90,08 90,08 1. Kênh mương 15,5 15,5 2. Mặt nước chuyên dùng 74,58 74,58 IV- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 10,44 10,44 V- Đất chuyên dùng khác 5,99 5,99 3. Đất ở nông thôn: Toàn xã có 4 thôn bao gồm 8217 nhân khẩu, 2169 hộ gia đình. Tổng diện tích toàn khu dân cư là 120,62 ha trong đó đất nông nghiệp có 21,61 ha chiếm 17,90% diện tích khuôn viên, đất chuyên dùng có 39,15 ha chiếm 32,42%, diện tích khuôn viên, đất ở nông thôn có 59,86 ha chiếm 49,58% diện tích toàn khuôn viên và 9,2% diện tích hành chính. Bình quân 1 hộ có diện tích là 275m2/hộ. Một số tụ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8265.doc