Quy hoạch sử dụng đất chi tiết xã Thuỷ Xuân Tiên - Huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2015

Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Việc sử dụng, quản lý và bảo vệ đất một cách khoa học không chỉ quyết định tương lai của nền kinh tế đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định và phát triển bền vững của xã hội. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Quy hoạch sử dụng đất chi tiết xã Thuỷ Xuân Tiên - Huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam năm 1992, tại chương 2, điều 18 quy định: “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả ”. Điều 6 luật đất đai năm 2003 đã khẳng định: “ Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai”. Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu sử dụng đất của xã hội là rất lớn. Do đó để quản lý chặt, và nắm chắc quỹ đất, đảm bảo được nhu cầu về đất đai cho các ngành các lĩnh vực, tránh việc sử dụng đất chồng chéo, thì cần xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý. Xã Thuỷ Xuân Tiên – huyện Chương Mỹ – tỉnh Hà Tây là một vùng bán sơn địa, là địa bàn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của toàn huyện. Xã Thuỷ Xuân Tiên đang trên đà phát triển mạnh, nhu cầu về đất đai cho các ngành các lĩnh vực ngày càng tăng cao. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về việc sử dụng đất của các ngành nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trong xã thì việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong tương lai có ý nghĩa rất quan trọng Xuất phát từ những yêu cầu đó, được sự phân công của khoa Đất và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Đoàn Công Quỳ tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất chi tiết xã Thuỷ Xuân Tiên - huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2015” 2. Mục đích của đề tài Tạo ra một tầm nhìn chiến lược trong quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất của xã, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong những năm trước mắt và lâu dài. Phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành, các đối tượng sử dụng đất đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế cao. Làm định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các ngành, tạo ra cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê và thu hồi đất. Tạo cơ sở cho việc mở rộng các dự án đầu tư, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp, các khu trung tâm văn hoá - xã hội và dịch vụ, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo chiến lược phát triển kinh tế – xã hội dến năm 2015 của xã. Bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong quá trình khai thác sử dụng đất. 3. Yêu cầu - Quy hoạch phải thể hiện tính khoa học, tính thực tiễn, phải mang tính pháp lý - Đảm bảo khả năng cân đối giữa quỹ đất với nhu cầu hiện tại và trong tương lai, phân bổ hợp lý cho các mục đích sử dụng, đáp ứng sự phát triển ổn định và lâu bền Phần 1 tổng quan về quy hoạch sử dụng đất 1.1. khái quát về quy hoạch sử dụng đất Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế xã hội đặc thù. Đây là một hoạt động khoa học vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có tính chất đặc trương, từ đó đưa ra giải pháp định vị cụ thể của việc tổ chức phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. Cụ thể là đáp ứng nhu cầu mặt bằng sử dụng đất hiện tại và tương lai của các ngành, các lĩnh vực cũng như nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao. Về bản chất cần được xác định dựa trên quan điểm nhận thức: Đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất, quy hoạch sử dụng đất không chỉ nằm ở khía cạnh kỹ thuật, cũng không chỉ thuộc về hình thức pháp lý mà nó nằm bên trong việc tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất đặc biệt gắn chặt với phát triển kinh tế – xã hội. Như vậy quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế – xã hội thể hiện đồng thời ba tính chất: - Pháp chế: Xác định tính pháp chế về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật. - Kỹ thuật: Các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu trên cơ sở khoa học kỹ thuật. - Kinh tế: Nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng của đất Như vậy: “ Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và phấp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đày đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất Nhà nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường” 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất là những phần lãnh thổ cụ thể với đầy đủ các đặc tính vốn có của nó, bao gồm các yếu tố sau: Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng. Hình dạng và mật độ khoanh thửa Đặc điểm thuỷ văn, địa chất. Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên. Các yếu tố sinh thái. Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư. Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng. Trình độ phát triển của các ngành sản xuất. Do tác động đồng thời của nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường, cần đề ra những quy tắc chung và riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được phát hiện, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể và từng mục đích cần đạt. Như vậy đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất chính là: Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như một tư liệu sản xuất chủ yếu. Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ. 1.2. cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước thì nhu cầu sử dụng đất của xã hội ngày càng gia tăng, trong khi đó đất đai thì có hạn. Do đó công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cần phải được thực hiện một cách hợp lý, đồng bộ giữa các cấp các ngành. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai như: Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật. Nó tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Chương II, điều 17 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu rõ: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Điều 18 quy định : “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Để phù hợp với thực tiễn khách quan về tình hình quản lý sử dụng đất hiện tại và trong tương lai. Ngày 01/07/2004 Luật đất đai 2003 chính thức có hiệu lực, trong đó đã quy định rõ việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Tại điều 6 quy định: “ Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai”, điều 21 đến điều 30 quy định chi tiết về công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Ngoài các văn bản có tính pháp lý cao còn có các văn bản dưới luật. các văn bản của các ban ngành trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vai trò, ý nghĩa, căn cứ, nội dung và phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quyết định số 04/2005/QĐ - BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường ngày 30/06/2005 về việc ban hành Quy trình lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chỉ thị số 15/2001/TC-UB ngày 02/07/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 1.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất hiện nay trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Tình hình nghiên cứu quy hoạch trên thế giới Trên thế giới, công tác quy hoạch sử dụng đất được tiến hành từ nhiều năm trước đây. Hiện nay nó vẫn được chú trọng phát triển, nó có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất. Mỗi nước lại có những phương pháp quy hoạch khác nhau. * An-giê-ri: Dựa trên nguyên tắc nhất thể hoá, liên hợp hoá và kỷ luật đa phía. Chính phủ thừa nhận trong toàn bộ quá trình quy hoạch được tiến hành với sự tham gia đầy đủ của các địa phương có liên quuan, các tổ chức ở cấp chính phủ, tổ chức Nhà nước, các cộng đồng và tỏ chức nông gia. * Canada: Sự can thiệp của Chính phủ liên bang vào quy hoạch cấp trung gian (cấp bang) đang giảm bớt. Điều còn là ở chỗ Chính phủ đưa ra mục tiêu chung ở cấp quốc gia, giống như là người tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt động lập quy hoạch ở cấp trung gian. Đồng thời Chính phủ liên bang dường như chỉ còn đóng góp về mặt khoa học và sự ủng hộ. * Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây: Tiến hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng, sau đó làm quy hoạch cơ bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, lao động và đất đai là yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu * Pháp: Quy hoạch đất đai được xây dựng theo hình thức mô hình hoá nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên môi trường và lao động, áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc hợp lý, tăng hiệu quả sản xuất xã hội. * Thái Lan: Quy hoạch đất đai được phân theo ba cấp: Cấp quốc gia, cấp vùng, và cấp địa phương. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể các thành phần kinh tế xã hội của Hoàng gia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước phối hợp với Chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển của Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở Thái Lan 1.3.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch ở Việt Nam ở miền Bắc, quy hoạch sử dụng đất đai được đặt ra và xúc tiến từ năm 1962 do ngành của tỉnh, huyện tiến hành và được lồng vào công tác phân vùng quy hoạch nông – lâm nghiệp, nhưng thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ngành liên quan. Tính pháp lý của công tác quy hoạch đất đai trong các văn bản hầu như không có và cũng không được đặt ra. Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm và chỉ đạo một cách sát sao bằng các văn bản pháp luật và được xem như một luận chứng cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Điều này được thể hiện rõ qua từng giai đoạn cụ thể sau: * Thời kỳ 1975 - 1980 Thời kỳ này nước ta mới thống nhất đất nước, Hội đồng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ương để triển khai công tác này trên phạm vi cả nước. Đến cuối năm 1978 các phương án phân vùng nông – lâm nghiệp và chế biến nông sản của 7 vùng kinh tế và tất cả các tỉnh đã lập kế hoạch và được Chính phủ phê duyệt. Trong các phương án đó đều đề cập đến quy hoạch sử dụng đất nông – lâm nghiệp và coi đó là luận chứng quan trọng để phát triển ngành. Hạn chế của thời kỳ này là thiếu số liệu điều tra cơ bản về đất đai, tính khả thi của các phương án chưa cao vì chưa tính đến khả năng đầu tư. * Thời kỳ 1981 - 1986 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 ra quyết định xúc tiến công tác điều tra cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế, xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để xây dựng tích cực cho kế hoạch 5 năm sau ( 1986 – 1990). Kết quả là nội dung và cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ được đề cập đến ở cấp huyện, tỉnh và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề cập đến. * Thời kỳ 1987 - 1992 Năm 1987 Luật đất đai đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành, trong đó có một số điều nói về quy haọch đất đai. Tuy nhiên nội dung quy hoạch sử dụng đất chưa được nêu ra. Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ra Thông tư 106/QH-KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thông tư đã hướng dẫn cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất. Kết quả là nhiều tỉnh đã lập quy hoạch đất đai cho một nửa số xã trong tỉnh bằng kinh phí địa phương. Tuy nhiên các cấp lớn hơn chưa được thực hiện. * Từ năm 1993 đến nay Tháng 07/1993 Luật đất đai sử đổi được công bố. Trong Luật này các điều khoản nói về quy hoạch đất đai đã được cụ thể hơn Luật đất đai năm 1987. Từ năm 1993 đến nay, Tổng cục Địa chính đã triển khai quy hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn 1996 – 2010. Dự án quy hoạch này đã được Chính phủ thông qua và Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch đất đai của các bộ, ngành và các tỉnh. Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ hành chính cấp tỉnh đã và đang triển khai hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngày 12/10/1998, Tổng cục Địa chính ra công văn 1814/CV-TCĐC về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cùng với các hướng dẫn kèm theo về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngày 01/10/2001 Chính phủ ban hành Nghị định 68/NĐ-CP của Chính phủ về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính. Ngay sau đó Tổng cục Địa chính đã ban hành Thông tư 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01/11/2002 kèm theo quết định số 424a, 424b, Thông tư 2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 để hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 68/NĐ-CP. Ngày 01/07 2004 Luật Đất đai mới ( Luật Đất đai 2003) chính thức có hiệu lực, Luật đã quy định rõ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó nêu rõ nội dung công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2003 tại mục 2 từ điều 21 đến điều 30 quy định cụ thể về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều 21,22 quy định nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều 23 quy định về nội dung chủ yếu của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều 25 đã quy định rõ cả 4 cấp hành chính trong cả nước phải lập quy hoạch sử dụng đất, điều 26 quy định về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, điều 27 nói về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, điều 29 quy định việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Ngày 09/02/2004 Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg về việc thi hành Luật Đất đai năm 2003. Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về việc thi hành Luật Đất đai. Ngày 01/11/2004 Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Phần 2 nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. nội dung nghiên cứu 2.1.1. Điều tra về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thuỷ văn và nguồn nước, thảm thực vật... Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên 2.1.2. Điều tra về điều kiện kinh tế xã hội Điều kiện kinh tế xã hội: Thực trạng phát triển kinh tế, thực trạng phát triển các ngành, tình hình phát triển xã hội, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội 2.1.3. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất Tình hình quản lý đất đai của xã Hiện trạng sử dụng đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất của xã 2.1.4. Xác định phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và phương hướng sử dụng đất đến năm 2015 - Định hướng phát triển kinh tế xã hội gắn với việc sử dụng đất đai giai đoạn 2006 – 2015. Phương hướng tổng quát phát triển kinh tế – xã hội, các mục tiêu đến năm 2015. - Lập phương án quy hoạch sử dụng đất: Xác định và hoàn chỉnh ranh giới, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, quản lý đất chưa sử dụng - Lập kế hoạch sử dụng đất chưa sử dụng đất với các giai đoạn cụ thể 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu Thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tin về điều kiện tự nhiên, đất đai, điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu kinh tế, bản đồ…phục vụ mục đích nghiên cứu. Thông qua quá trình điều tra thực tế giúp đánh giá khách quan hơn, là cơ sở để điều chỉnh sai lệch nếu có. 2.2.2. Phương pháp minh hoạ bản đồ Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch sử dụng đất, phương pháp này nhằm chuyển tảI các thông tin, tin tức lên bản đồ có tỷ lệ thích hợp, tạo thành tập bản đồ gồm: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất… 2.2.3. Phương pháp thống kê Mục đích của việc sử dụng phương pháp thống kê là nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố. Về đối tượng nghiên cứu, phương pháp này đề cập tới các vấn đề sau: Nghiên cứu tình hình sử dụng đất, cơ cấu, các tính chất về lượng và chất Phân tích đánh giá về diện tích, khoảng cách và vị trí Đánh giá các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật 2.2.4. Phương pháp chuyên gia Tranh thủ ý kiến của các chuyên gia giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để lựa chọn phương án tối ưu. 2.2.5. Phương pháp tính toán theo định mức Đây là phương pháp sử dụng nhiều trong quy hoạch sử dụng đất để dự đoán và tạo ra các hình thức tổ chức lãnh thổ mới dựa vào các định mức tính toán về thời gian, chi phí vật chất, lao động… Xây dựng hệ thống các định mức trên cơ sở khoa học vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, phải phân tích, so sánh, đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất. Dự tính nhu cầu sử dụng đất và các hình thức tổ chức lãnh thổ mới dựa vào các định mức tính toán của Nhà nước và của các ngành. phần 3 kết quả nghiên cứu 3.1 Điều kiện tự nhiên – tài nguyên tiên nhiên – cảnh quan môi trường 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Thuỷ Xuân Tiên là một xã thuộc vùng bán sơn địa, nằm phía tây huyện Chương Mỹ có tổng diện tích tự nhiên là 1191,51 ha. Xã được chia làm 10 thôn, là xã giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình Phía Đông giáp xã Thanh Bình và xã Đông Sơn Phía Tây giáp xã Nhuận Trạch – huyện Lương Sơn – tỉnh Hoà Bình Phía Nam giáp xã Tân Tiến Phía Bắc giáp thị trấn Xuân Mai Thuỷ Xuân Tiên cách thị trấn Chúc Sơn 15 Km, giáp với thị trấn Xuân Mai, là một xã nằm trong dự án quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hoà Lạc – Sơn Tây và nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây, có hai con đường quốc lộ 6A và 21A đi qua, đây là hai tuyến đường giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giao lưu phát triển kinh tế của xã. Với vị trí địa lý như vậy Thuỷ Xuân Tiên có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các xã, huyện trong tỉnh và các tỉnh khác. 3.1.1.2. Địa hình Là xã thuộc vùng bán sơn địa có địa hình phức tạp, gò cao dộc trũng nằm xen kẽ, đồi gò ở đây chủ yếu là đồi thấp với độ dốc trung bình từ 50 đến 200 đồi núi chiếm 1.44% tổng diện tích đất tự nhiên. Độ nghiêng từ Tây sang Đông, địa hình thấp trũng thường hay bị úng, ngập và lũ rừng ngang tràn qua và là vùng phân lũ, chậm lũ của Nhà nước. 3.1.1.3. Khí hậu * Nhiệt độ: Thuỷ Xuân Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là một vùng khí hậu chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc với vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình từ tháng 11 đến tháng 4 xấp xỉ 200C, tháng 1 và đầu tháng 2 nhiều ngày có nhiệt độ thấp từ 8 – 120C, từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình là 27,40C, tháng 6 – 7 nhiệt độ cao nhất là 380C, mùa hè có mưa nhiều, mùa đông mưa ít và đôi khi có mưa sương muối. * Chế độ mưa: Lượng mưa trên địa bàn xã Thuỷ Xuân Tiên bình quân 1500 – 1700mm/năm. Bình quân đạt 129,0mm/tháng. Lượng mưa tập trung cao độ vào mùa hè đạt trung bình 1300mm, chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm. Mùa đông lượng mưa đạt khoảng 400mm. Cá biệt nếu tính cả năm trong những năm gần đây thì năm có lượng mưa thấp nhất là năm 1998 với 1156,8mm và năm có lượng mưa cao nhất là năm 1994 với 2728mm. Mùa mưa ở xã Thuỷ Xuân Tiên thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mưa nhiều thường tập trung vào các tháng 6-7-8. Độ ẩm trung bình trong 3 tháng là 89-91%, từ tháng 10- 12 độ ẩm trung bình là 81- 82%. Độ ẩm trung bình cả năm là 82- 86%. * Chế độ gió : Mùa đông có nhiều đợt gió mùa đông bắc, mùa hè có gió đông nam ( mát và ẩm) song mỗi mùa thường có từ 4 – 5 đợt gió Tây Nam ( nóng và khô) thổi qua, đối với vùng đồi gò loại gió Tây Nam này thường làm cho mặt đất bị nóng, cây hàng năm có bộ rễ chùm hay bị chết. 3.1.1.4. Thuỷ văn Hệ thống thuỷ văn của xã Thuỷ Xuân Tiên được tạo bởi hệ thống sông Tích và sông Bùi chạy dọc địa bàn xã, bên cạnh đó còn có một số hồ chứa nước nằm rải rác trong xã. Có thể nói một số diện tích sản xuất phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước tự nhiên thông qua các hồ chứa nước, trong đó có đập Đồng Chanh thuộc huyện Lương Sơn – tỉnh Hoà Bình quản lý. 3.1.1.5. Thổ nhưỡng Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 1998, đất của xã được chia làm các nhóm sau: - Đất đá bọt: Đất có độ dốc từ 5 – 100, độ cao tuyệt đối từ 10m – 50m, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ, thịt trung bình. - Đất xám Feralit điển hình, phân bố trên các khu vực có núi đá vôi. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nhẹ. - Đất xám điển hình, phân bố trên các khu vực có núi đá vôi. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và đất thịt nhẹ. - Đất phù sa trung tính, ít chua, đất phù sa chua phân bố ở các địa hình bằng và thấp trũng. Thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và đất thịt nặng, tầng canh tác dày từ 18 – 20 cm, thường xuyên bị ngạp nước nên đa số bị gley. - Đất gley trung tính phân bố rải rác. 3.1.2. Các nguồn tài nguyên 3.1.2.1. Tài nguyên đất Nhìn chung đất đai của xã Thuỷ Xuân Tiên chủ yếu được hình thành trên nền địa chất có nguồn gốc trầm tích nên hàm lượng các chất trong đất ( đạm, lân, kali...) chỉ ở mức trung bình. Song các loại đất đều có tầng đất khá dày, thành phấn cơ giới thuộc loại trung bình, đất tơi xốp phù hợp trồng cây ăn quả như nhãn, vải và trồng lúa, màu. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1191,51 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu 796,60 ha, chiếm 66,86 %, đất phi nông nghiệp là 369,12 ha, chiếm 30,98 %, đất bằng chưa sử dụng là 25,79 ha, chiếm 2,16 %. 3.1.2.2. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt chủ yếu dựa vào nước mưa, nước của hai con sông Tích sông Bùi. Đây là nguồn nước quan trọng nhất cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Do lượng mưa phân bố không đều trong năm nên vào mùa khô thường thiếu nước và khi mùa mưa đến hay xảy ra ngập úng cục bộ. Trên địa bàn xã chưa có khảo sát, nghiên cứu về trữ lượng mước ngầm, tuy nhiên đa số hộ gia đình trong xã hiện đang khai thác sử dụng nguồn nước ngầm thông qua hình thức đào giếng khơi là chủ yếu. 3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng Nhìn chung xã Thuỷ Xuân Tiên là xã nghèo về tài nguyên khoáng sản. Chủ yếu có nguồn đá núi để sản xuất vật liệu xây dựng , nung vôi để xây dựng nhà, đá trải đường, đá Perit để xây nhà. 3.1.2.4.Tài nguyên môi trường Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống cử con người và sinh vật, gắn liền với sự phát triển kinh tế – xã hội, chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. Tuy nhiên nền kinh tế của xã còn chưa phát triển mạnh, mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai chưa nghiêm trọng. Song có một số nhà máy xí nghiệp đang đóng trên địa bàn xã, trong quá trình hoạt động sản xuất đã thải ra môi trường những chất thải độc hại. Bên cạnh đó việc sử dụng các loại chất đốt trong sinh hoạt của nhân dân, việc dùng các loại thuốc hoá chất trong sản xuất nông nghiệp cũng đã có tác động xấu đến môi trường sinh thái của xã. Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường nhằm đáp ứng được nhu cầu CNH – HĐH đòi hỏi trong tương lai xã phải có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường bền vững. 3.1.2.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên Thuận lợi: Thuỷ Xuân Tiên là xã tiếp giáp giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Hoà Bình, có hai con đường quốc lộ 6 và 21A đi qua, xã nằm trên trục phát triển đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Sơn Tây, đây sẽ điều kiện thuận lợi cho xã phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ đúng với xu hướng phát triển của đất nước. Diện tích đất đai khá rộng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp, thành phần đất đai có khả năng phù hợp với nhiều loại cây trồng có hiệu quả như vải, nhãn... Về con người thì nhân dân ở đây sống hiền hoà, có tinh thần đoàn kết, cần cù trong lao động và học tập. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại thì vẫn còn nhiều khó khăn mà xã Thuỷ Xuân Tiên chịu sự tác động của thiên nhiên. Địa hình phức tạp không bằng phẳng, nhiều đồi gò, dộc trũng đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi tác động xấu đến sử dụng đất canh tác và áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp. Thiên tai hàng năm như lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô cũng ảnh hưởng nhiều đến diện tích cây trồng vật nuôi. Đất đai kém màu mỡ, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nguồn nước bị hạn chế, trình độ dân cư có hạn... là những trở ngại rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 3.2.Thực trạng phát triển kinh tế–xã hội của địa phương 3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế Thuỷ Xuân Tiên với địa bàn rộng, đông dân, lại phức tạp về phân bố dân cư, mối quan hệ xã hội đa dạng. Đây là những khó khăn lớn cho công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh chính trị – trật tự an toàn ở địa phương. Với tinh thần tự lực tự cường, toàn Đảng toàn dân xã Thuỷ Xuân Tiên tích cực thi đua, học tập, công tác và lao động sản xuất. Đồng thời được sự lãnh đạo sát sao của Đảng uỷ, nghị quyết sát thực của HĐND xã, nền kinh tế của xã đã có những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế dần dần được chuyển dịch giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Kết quả cụ thể trong năm 2005 như sau: Tốc độ tăng trưởng bình quân 6.5%/năm, ước tính tổng thu nhập toàn xã đạt 48 tỷ đồng, tăng 11,9 % cùng kỳ năm 2004, đạt 100,6% kế hoạch cả năm, thu nhập bình quân đầu người là 3,7 triệu đồng/người/năm. Trong đó thu từ sản xuất nông nghiệp là 14,7 tỷ đồng chiếm 30,6% tổng thu nhập, từ công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thu khác là 17,5 tỷ đồng chiếm 36,5% tổng thu nhập, từ dịch vụ và thương mại là 15,8 tỷ chiếm 32,9% tổng thu nhập. Tổng sản lượng quy ra thóc 3259 tấn đạt 104% kế hoạch năm, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2004. Bình quân lương thực 220.27Kg/người/năm. Đó là những kết quả bước đầu đáng ghi nhận mở ra khả năng mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, các mặt xã hội cũng có chuyển biến tích cực. Bảng 01: gdp và cơ cấu gdp của xã Chỉ tiêu 2001 2005 GTSX ( triệu) Cơ cấu (%) GTSX ( triệu) Cơ cấu (%) Nông nghiệp 14000 42,4 14700 30,6 CN và XDCB 9000 28,8 17500 36,5 TM và Dịch vụ 10000 29,3 15800 32,9 Tổng 33000 100,0 48000 100,0 3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành 3.2.2.1. Ngành nông nghiệp Phát triển cả về trồng trọt và chăn nuôi, nhân dân trong xã đã tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất để giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế * Ngành trồng trọt: Đã gieo trồng hết 100% diện tích với cơ cấu giống tiến bộ, một số diện tích sản xuất lúa giống, ngô giống và một mô hình kết hợp trồng trọt , chăn nuôi... đem lại thu nhập cao. Riêng lúa năng suất bình quân cả năm đạt 193 kg/sào/vụ, màu năng suất bình quân đạt 150 kg/sào/vụ. Từ đó giá trị thu từ trồng trọt đạt 9 tỷ đồng tăng 16,9 % so với năm 2004 Bảng 02: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính Cây trồng ĐVT 2002 2003 2004 2005 Lúa xuân Diện tích ha 320,76 324,00 308,88 319,32 Năng suất tạ/ha 58,05 59,12 54,33 54,16 Sản lượng tấn 1862,01 1915,48 1678,14 1729,43 Lúa mùa Diện tích ha 306,00 306,00 308,10 311,20 Năng suất tạ/ha 40,50 43,20 44,34 44,91 Sản lượng tấn 1239,30 1231,92 1366,11 1397,59 Ngô Diện tích ha 40,68 42,74 54,00 31,68 Năng suất tạ/ha 55,55 56,20 49,05 41,66 Sản lượng tấn 225,97 240,19 264,87 131,97 Đỗ tương Diện tích ha 2.11 2.13 1.80 1.44 Năng suất tạ/ha 13.98 14.08 13.88 13.88 Sản lượng tấn 2.94 3.00 2.5 2.00 Lạc Diện tích ha 80,72 79,65 65,89 54,62 Năng suất tạ/ha 22.51 19,56 18,78 22.23 Sản lượng tấn 181.70 155.80 123.74 121.42 Khoai lang Diện tích ha 96.80 89.30 55.80 19.08 Năng suất tạ/ha 50.21 51.30 43.40 55.9 Sản lượng tấn 486.03 458.10 317.60 106.7 * Chăn nuôi: Đầu năm 2005 đàn gia cầm bị mắc bệnh rải rác nhưng đã khoanh vùng kịp thời tẩy uế và tích cực thực hiện các biện pháp dập dịch, đến nay chưa phát hiện dịch bệnh gì lớn ở đàn gia súc, gia cầm. Thu nhập từ chăn nuôi đạt 5,7 tỷ đồng giảm 8 % so với năm 2004 Bảng 03: Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Hạng mục ĐVT 2002 2003 2004 2005 1. Trâu Con 296 318 152 148 2. Bò Con 553 693 615 815 3. Lợn Con 4009 7870 17276 4239 - Lợn nái Con 800 548 679 553 - Lợn thịt Con 3209 7322 16597 3679 4. Gia cầm Con 122311 122771 178404 39688 5. Thuỷ sản Tấn 25 32 35 42 3.2.2.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Các thành phần kinh tế phát triển khá đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau. Đến nay có 7 doanh nghiệp tư nhân về sữa chữa cơ khí, nghề mộc, gò, hàn... Địa bàn xã đã có công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai, Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy gạch TREXIM.... Những năm qua cũng đã giúp xã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Số lao động tham gia các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, làm nghề xây dựng và làm hàng mây tre đan xuất khẩu ngày càng tăng, ước tính thu nhập từ lĩnh vực này là 17,5 tỷ đồng đạt 101,7 % kế hoạch, tăng 18,2% so với năm 2004 3.2.2.3. Thương mại và dịch vụ Nhiều điểm kinh doanh, dịch vụ tiếp tục được mở ra, số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn xã ngày càng tăng và đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh dịch vụ. Với lợi nhuận tương đối ổn định, ước tính thu nhập từ lĩnh vực này là 15,8 tỷ đồng đạt 98,8 % kế hoạch, tăng 11,3 % so với n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0046.doc
Tài liệu liên quan