Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã huyên Lộc Bình - Lạng Sơn

Lời nói đầu Đất đai là tài nguyên vô cùng quý gia của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Việc quản lý, sử dụng hợp lý vốn tài nguyên đất là biện pháp hữu hiệu đem lại lợi ích kinh tế cao trong lĩnh vực sản xuất và lợi ích xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, để góp phần thẹc hiện quá t

doc94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã huyên Lộc Bình - Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đồng thời để thực hiện được công tác xoá đói giảm nghèo thì việc xác định nhu cầu đất đai cho các ngành là hết sức cần thiết. Vì vậy quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai cho từng giai đoạnh ở các cấp xã, huyện, tỉnh đang đòi hỏi rất cần thiết và cáp bách. Công tác quy hoach sử dụng đất đai được nhà nước coi trọng, hiến pháp nước Cộng hoà CHCN Việt Nam năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bôn đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Quy hoạch sử dụng đất đai ở các cấp nói chung và cấp xã nói riêng đều nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của nhà nước, nó mang tính tổng quát và bao hàm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều đối tợng sử dụng đất với các mục đích khác nhau. việc quy hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước, làm cơ sở cho các ngành tiến hành quy hoạch của ngành mình, như vậy mới khắc phục được những tồn tại trong quá trình sử dụng đất đai. Nhận thấy được vấn đề cấp bách của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, với những kiến thức học được ở trường cùng với quá trình thực tập tại trung tâm triển khai, thử nghiệm các dự án về quản lý đất đai - viện nghiên cứu Địa chính. Em quyết định chọn đề tài “ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã” Nội dung đề tài bao gồm: Lời nói đầu. Chương I: Cơ sở lý luận của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Chương II: Phương hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục - Huyện Lộc Bình - Tỉnh Lạng Sơn. Chương III: Một số giải pháp thực hiện quy hoạch. Kết luận. Đề tài được áph dụng các phương pháp như: duy vật biện chứng ,lịch sử,thống kê dự báo.Vì điều kiện về thời gian và trình độ có hạn nên bản chuyên đề này chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Do đó rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của tất cả các độc giả để bản chuyên đề ngaỳ càng được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo cùng các cô, chú và anh, chị ở trung tâm khiển khai thử nghiệm các dự án về quản lý đất đai - viện nghiên cứu địa chính đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em, đặc biệt em xin chân thành bảy tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Hoàng Cường và chú Bùi Sỹ Dũng đã quan tâm hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập một cách thành công tốt đẹp. Chương I: Cơ sở lý luận của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất I. Khái niệm, vai trò, đặc điểm và các căn cứ của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 1. Khái niệm, vai trò, và đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. a. Khái niệm Xét về mặt thuật ngữ thì có thể hiểu “Quy hoạch” là việc xác định một trật tự nhât định bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức... còn thuật ngữ đất đai được hiểu là một phần lãnh thổ nhất định như: vùng đất, mảnh đất... mà có vị trí, hình thể diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành như đặc tính về thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, thuỷ văn, nhiệt độ... tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Như vậy quy hoạch sử dụng đòi hỏi phải là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục địch của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định. Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh và chính xác, song có thể định nghĩa quy hoạch sử dụng đất như sau: quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường. Có thể phân tích định nghĩa trên như sau: là hệ thống các biện pháp của nhà nước: đó là sự thể hiện đồng thời ba tính chất: - Kinh tế: được thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất. - Kỹ thuật: thể hiện các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như: điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định... - Pháp chế: là việc xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo đúng pháp luật. - Sử dụng đất đai đầy đủ: nghĩa là mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định. - Sử dụng đất đai hợp lý: nghĩa là mục đích sử dụng phải phù hợp với đặc điểm, tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích. - Sử dụng đất đai khoa học: nghĩa là áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến. - Có hiệu quả cao nhất: tức là đáp ứng đồng bộ cả 3 loại lợi ích kinh tế xã hội - môi trường. - Phân bố quỹ đất: là sự khoanh định cho các mục đích sử dụng và các ngành. - Tổ chức sử dụng đất: là tìm ra biện pháp, giải pháp sử dụng cụ thể. Như vậy thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện để đưa đất đai vào sử dụng một cách hiệu quả, bền vững và thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích đạt với hiệu quả cao nhất của xã hội, bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái. b. Vai trò Quy hoạch sử dụng đất đai có vai trò hết sức quan trọng không chỉ trước mắt mà cả cho lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm và điều kiện tự nhiên, phương hướng và nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai có các vai trò sau: - Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình, đảm bảo cho sự lãnh đạo, quản lý tập trung thống nhất của nhà nước. - Thông qua các văn bản quy hoạch nhà nước kiểm soát mọi diễn biến về tình hình đất đai. Từ đó ngăn chặn được tình trạng sử dụng đất đai bừa bãi và lãng phí, hạn chế sự chồng chéo, tránh được tình trạng chuyển mục đích sử dụng một cách tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp đặc biệt là diện tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng. Mặt khác thông qua quy hoạch bắt buộc các đối tượng sử dụng đất đai được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình, điều này cho phép Nhà nước có cơ sở để quản lý đất đai một cách chắc chắn, chặt chẽ và trật tự hơn, ngăn chặn được các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lẫn chiếm, huỷ hoạt đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và hậu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế. - Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu cầu dân sinh văn hoá xã hội. - Quy hoạch sử dụng đất đai là điều kiện cho việc xác định giá cả các loại đất và tính thuế một cách hợp lý. Việc tính thuế và xác định giá cả các loại đất phải dựa vào sự phân hạng các loại đất quy mô đất đai, điều này được thể hiện trong văn bản quy hoạch. Do đó quy hoạch đất đai càng có cơ sở khoa học thì việc tính thuế và giá cả đất đai càng hợp lý và chính xác hơn. - Thông qua quy hoạch đất đai sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai hợp lý hơn. Trên cơ sở phân hạng đất đai, Nhà nước bố trí sắp xếp các loại đất ho các đối tượng quản lý và sử dụng nên sẽ cho phép sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hơn vì người sử dụng hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ trên phạm vi ranh giới họ sử dụng sẽ thúc đâỷ họ yên tâm đầu tư và khai thác đất đai của mình và vì thế sẽ nâng cao hiệu quả hơn. - Quy hoạch sử dụng đất đai cũng là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất. Trong tất cả các loại quy hoạch, các mục tiêu quan điểm và các chỉ tiêu tổng quát của nó đều phải được cụ thể hoá để đưa vào thực tiễn và việc cụ thể hoá đó là thông qua kế hoạch. Do đó việc xây dựng kế hoạch là phải dựa vào quy hoạch, coi quy hoạch là một trong các căn cứ không thể thiếu được của kế hoạch. Quy hoạch càng có cơ sở khoa học, càng chính xác bao nhiêu thì kế hoạch càng có điều kiện để thực hiện bấy nhiêu. Như vậy quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là sự cần thiết, không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. c. Đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có các đặc điểm sau: - Tính lịch sử kinh tế - xã hội Lịch sử phát triển của xã hội chính là sự phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Trong mỗi xã hội ở mỗi thời điểm phát triển nhất định đều có một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất nhất định và được thể hiện trên 2 mặt là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Mà quy hoạch sử dụng đất đai lại được thể hiện đầy đủ 2 mặt này, cụ thể: lực lượng sản xuất đó là quan hệ giữa người với đất đai - là sức tự nhiên như: điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế... và mặt quan hệ sản xuất đó là quan hệ giữa người với người như xác nhận bằng văn bản về sở hữu và quyền sử dụng đất giữa những người chủ đất, đó chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất và là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất vừa là yếu tố thúc đẩy các mỗi quan hệ sản xuất. Đối với nước ta quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn nhằm sử dụng bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường quy hoạch sử dụng đất góp phần thúc đẩy giải quyết các mâu thuẫn nội tại của ừng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nẩy sinh trong quá trình sử dụng đất cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau. - Quy hoạch sử dụng đất mang đặc điểm tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tổng hợp tức là nó vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông công nghiệp, môi trường sinh thái. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai là nhằm khai thác, sử dụng cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đai bao gồm 6 loại đất. Với đặc điểm này quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hoà các mẫu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực. Xác định và điều phối phương hướng và phương thức phân bổ sử dụng đất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định. - Quy hoạch sử dụng đất đai mang tính dài hạn quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để phát triển lâu dài kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn cảu quy hoạch sử dụng đất đai thường từ mười năm đến hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa. Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật, đô thị hoá công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế... từ đó xác định quy hoạch trung gạn và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn. - Quy hoạch sử dụng đất đai mang tính chiến lược Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu cơ cấu và phân bổ sử dụng đất, tức là mang tính đại thể, khong dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lược, các ván đền mang tính chiến lược như: phương hướng, mục tiêu, chiến lược của việc sử dụng đất đai, cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất đai, các biện pháp chính sách lớn. Vì thế các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính vĩ mô tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành. do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội, khó xác định nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá thì quy hoạch càng ổn định hơn. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm và ngắn hạn. - Quy hoạch sử dụng đất đai mang tính chính sách Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án quy hoạch phải quán triệt các chính sách và các quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tuân thủ các quy định các chỉ tiêu khống chế về dân số đất đai và môi trường sinh thái. Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quản lý khoa học của Nhà nước. - Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm khả biến. Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước theo nhiều phương diện khác nhau. quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái khác, trạng thái mới thích hượp ơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến ban đầu của quy hoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp nữa. Do vậy việc chỉnh sửa bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều cghỉnh biện pháp thực hiện là việc làm hết sức cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo quá trình xoắn ốc “Quy hoạch - Thực hiện - Quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - Tiếp tục thực hiện” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao. 2. Các căn cứ của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai a. Những căn cứ pháp lý Nhận thức được vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng của đất đai, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đồng thời sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã và đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề rất bức xúc, cần được quan tâm hàng đầu. ý chí của toàn đảng toàn dân về vấn đề đất đai đã được thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật như: hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật. Những văn bản này tạo cơ sở pháp lỹ vững chắc cho công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, thể hiện cụ thể như sau: - Sự cần thiết về mặt pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Thứ nhất, là căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Thứ hai, căn cứ vào luật đất đai năm 1993. Theo điều 1 luật đất đai năm 1993 nêu rõ: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” Điều 13 luật đất đai năm 1993 đã xác định một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai là “ quy hoạch kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai”. Điều 19 luật đất đai năm 1993 cũng khẳng định “Căn cứ để quyết định giao đất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.” Thứ ba, là căn cứ vào các văn bản dưới luật như nghị quyết số 01/1997/QH9 Quốc hội Khoá 9, kỳ họp thứ 11 tháng 4 năm 1994 về kế hoạch sử dụng đất cả nước năm 2000 và đẩy mạnh công tác quy hoạch sử dụng đất đai các cấp trong cả nước... Những căn cứ này tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đồng thời giúp Nhà nước thống nhất quản lý nguồn tài nguyên đất đai theo đúng quy hoạch, tạo điều kiện cho việc khai thác và sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Do đó để sử dụng và quản lý đất đai một cách có hiệu quả tiết kiệm và hợp lý, nhất thiết phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng da. - Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được căn cứ vào luật đất đai năm 1993. Cụ thể là điều 16 luật đất đai năm 1993 quy định rõ: Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính, theo ngành cũng như trách nhiệm của ngành địa chính về công tác này: . Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước. . ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phương mình (quy hoạch theo lãnh thổ hành chính) trình Hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. . Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn của mình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai do ngành, lĩnh vực mình phụ trách để trình chính phủ xét duyệt (quy hoạch ngành). . Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai (4 cấp lãnh thổ hành chính, 4 cấp cơ quan ngành). - Nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được căn cứ vào luật đất đai năm 1993. Cụ thể căn cứ vào điều 17 luật đất đai năm 1993 quy định nội dung tổng quát của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như sau: + Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai bao gồm: . Khoanh định các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nôn thôn, đất đô thị , đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và cả nước. . Điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước. + Nội dung kế hoạch sử dụng đất đai bao gồm: . Khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch (từ tổng thể đến cụ thể, quy hoạch trước kế hoạch sau.) . Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp với quy hoạch (chỉnh lý từ dưới lên) Có nghĩa là phải xác định được số lượng từng loại đất cụ thể của từng địa phương cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là khác nhau vì thế cần phải điều chỉnh lại nhu cầu đất đai của từng ngành cho phù hợp. - Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được căn cứ vào luật đất đai năm 1993. Cụ thể điều 18 luật đất đai năm 1993 quy định thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như sau: . Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. . Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, của ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. . ủy ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nào thì có quyền cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó. Ngoài ra điều 24 luật đất đai năm 1993 cũng quy định: . ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua kế hoạch hàng năm của chính phủ về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác. . Chính phủ xét duyệt kế hoạch hàng năm của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có từng để sử dụng vào mục đích khác. Ngoài những văn bản có tính pháp lý ở mức độ cao như: Hiến pháp, luật còn có các văn bản dưới luật cũng như các văn bản ngành trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vai trò, ý nghĩa căn cứ nội dung và hướng fẫn phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như: Nghị định 34 Cp ngày 23/4/1994; Nghị định 404/CP ngày 7/11/1979; Chỉ thị 247/TTg ngày 28/4/1995; Chỉ thị 245/TTg ngày 22/4/1996 và một cố công văn, thông tư và quyết định khác. Tuy nhiên việc ban hành một số văn bản dưới luật để cụ thể hoá cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai còn chậm. b. Các căn cứ khác - Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Về điều kiện tự nhiên phải xác định được vị trí địa lý, đặc điểm thời tiết, khí hậu, địa hình để từ đó rút ra được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xem xét điều kiện tự nhiên để biết phù hợp với ngành nào, tài nguyên nước, tài nguyên rừng từ đó có biện pháp sử dụng hợp lý hơn. - Căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế - xã hội như vấn đề la động, dân số việc làm và mức sống của dân cư, nhu cầu phát triển đô thị và khu dân cư từ đó để có căn cứ phân bổ quỹ đất được hợp lý và hiệu quả. - Căn cứ vào thực trạng quỹ đất hiện có, cụ thể của từng loại đất để chu chuyển, cân đối nguồn tài nguyên đất phù hợp sự phát triển kinh tế - xã hội. - Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Các quy hoạch chi tiết và chuyên ngành phải dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, lấy quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội làm nền tảng và là căn cứ quan trọng cho việc lập quy hoạch chi tiết và chuyên ngành. - Căn cứ vào tiềm năng của đất đai cả về số lượng và chất lượng xem xét khả năng trong tương lai có thể phát triển đưọc những ngành gì, bố trí thích hợp cho ngành và mục đích sử dụng nào, phải xem xét đủ cả về số lượng, chất lượng và cả mức độ tập trung. - Căn cứ vào mục tiêu yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của từng ngành. Các mục tiêu kinh tế - xã hội được đề ra, để thực hiện đúng các mục tiêu đề ra thì tỏng quy hoạch phải căn cứ vào các mục tiêu này vừa đảm bảo đúng mục tiêu vừa thực hiện quy hoạch khoa học hơn. - Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất nói chung và của từng ngnàh từng lĩnh vực nói riêng để bố trí, cân đối chu chuyển một cách thích hợp và hiệu quả. Từ đó mới có cơ sở để xây dựng các phương án quy hoạch chính xác và hợp lý đầy đủ. II. Phương pháp và nội dung trình tự xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. 1. Phương pháp xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Để xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một số phương pháp chủ yếu sau: a. Phương pháp kết hợp phân tích định tính và định lượng Phân tích định tính là sự phán đoán các mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng đất, giữa các ngành và các bộ phậnv ới sử dụng đất trên cơ sở số liệu điều tra và xử lý. Đây là công cụ giúp nhận thức được các tính quyluật trong sử dụng đất. Phân tích định lượng là dựa trên phương pháp số học để lượng hoá mỗi quan hệ tương hỗ giữa sử dụng đất với phát triển kinh tế - xã hội và với sự phát triển các ngành, các bộ phận. Phương pháp định lượng là cụ thể hoá của phương pháp định tính trong cân đối việc phân bổ và sử dụng đất đai. Khi xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa phân tích định tính và phân tích định lượng. Quy hoạch sử dụng đất đai là công việc phức tạp và khó khăn nhiều vấn để sử dụng đất có tính quy luật, phương pháp định tính là công cụ đắc lực giúp nhận thức đúng và làm rõ những quy luật đó. Trong trường hợp thông tin tư liệu chưa hoàn thiện việc phối hợp thống nhất giữa tri thức khoa học và phán đoán kinh nghiệm so tác dụng vô cùng quan trọng. Phương pháp kết hợp đó được thực hiện theo trình tự từ phân tích định tính, nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phát hiện những vấn đề tồn tại và xu thể phát triển. Sau đó trên cơ sở những thông tin, căn cứ thu thập được sẽ lượng hoá bằng phương pháp số học. Như thế thì kết quả quy hoạch mới phù hợp với thực tế hơn. b. Phương pháp kết hợp phân tích vĩ mô và phân tích vi mô. Phân tích vĩ mô là nghiên cứu phân bổ và sử dụng đất trên cơ sở tổng thể toàn nền kinh tế quốc dân và xã hội, ở phạm vi tương đối rộng. Phân tích vi mô là nghiên cứu phân bổ và sử dụng đất mang tính cục bộ từng ngành, từng bộ phận, từng khu vực nhằm xác định mối quan hệ giữa sử dụng đất với các yếu tố trong từng ngành, từng bộ phận. Tức là xác định mối quan hệ giữa sự thay đổi động thái sử dụng đất với các nhân tố hạn chế. Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai bắt đầu từ vĩ mô để xác định tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược của quy hoạch tổng thể đồng thời căn cứ vào thực tế của các đối tượng sử dụng đất để cụ thể hoá, làm sâu thêm nhằm hoàn thiện và tối ưu hoá quy hoạch. Quy hoạch tổng thể có tác dụng vừa điều tiết khống chế vĩ mô, vừa giải quyết các vấn đề vi mô, tạo điều kiện xử lý tốt quan hệ toàn cục và cục bộ. c. Phương pháp cân bằng tương đối Quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch tổng thể sử dụng đất là quá trình diễn thể của hệ thống sử dụng đất dưới sự điêù khiển của con người, trong đó đề cập đến sự không cân bằng của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới. Thông qua điều tiết khống chế vĩ mô, thực hiện sự cân bằng tương đối về tình trạng sử dụng đất ở một thời điểm nào đó. Theo đà phát triển của kinh tế - xã hội sẽ nảy sinh sự mất cân bằng mới về cung cầu đối với sử dụng đất. Do đó quy hoạch sử dụng đất đai là một quy hoạch động, sự mất cân đối trong sử dụng đất đai luôn được điều chỉnh và các vấn đề được xử lý nhờ phương pháp phân tích động. d. Các phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong quy hoạch sử dụng đất đai Do đặc điểm của đất đai rất đa dạng với nhiều chức năng sử dụng, nên việc áp dụng phương pháp toán kinh tế về dự báo trong quy hoạch sử dụng đất đai trở thành hệ thống lượng phức tạp mang tính xác suất. Đó là một quá trình đòi hỏi sáng tạo phức tạp. việc áp dụng một cách máy móc các mô hình toán kinh tế chung có thể làm đơn giản hoá hoặc xoá bỏ tính đặc thù của bài toán, đặc biệt khi thiếu các mô hình tươnng ứng phù hợp với quy hoạch đất đai, với chức năng đa dạng của đất đai việc dự báo sử dụng đất đai trở thành hệ thống lượng chất phức tạp mang tính chất xác suất. Để áp dụng phương pháp này trước hết phải phân tích các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc dự báo sử dụng tài nguyên đất. Dự báo sử dụng tài nguyên đất đai luôn chịu sự ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố: - Nhóm nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội: bao gồm việc sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp, phân bố công nghiệp, xây dựng, giao thông liên lạc, thành phố các khu dân cư nông thôn, khu nghỉ ngơi và giải trí, đất quốc phòng, rừng, đất chưa sử dụng... - Nhóm tiến bộ khoa học kỹ thuật: gồm kỹ thuật canh tác, làm đất, tưới tiêu, các phương pháp hoá học, vật lý và sinh học về cải tạo đất, các biện pháp nông lâm thuỷ chống xói mòn... quy tụ trong một hệ thống tổ chức lãnh thổ nhất định. Dự báo sử dụng đất có thể thực hiện theo trình tự: phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, dự báo tiềm năng và khả năng cải tạo đất, cân đối nhu cấu sử dụng đất trong tương lai. Việc áp dụng phương pháp toán kinh tế vào dự báo sử dụng đất pảhid đạt mục đích là xác định và tìm ra mô hình toán với hàm mục tiêu tối ưu tức là nhận được lượng sản phẩm tối đa với chi phí tổi thiểu. Trong đó đần cập đầy đủ nhất nhu cầu của con người, những khả năng có hạn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiềm năng của đất cũng như sự đòi hỏi khôi phục độ mầu mỡ của đất và yêu cầu bảo vệ thiên nhiên. Hàm mục tiêu thường chứa đựng hai biến số: nhu cầu sử dụng đất và sản lượng thu được với điều kiện ràng buộc là hạn chế về vốn, lao động để áp dụng các biện pháp chu chuyển và cải tạo đất. Trong quy hoạch sử dụng đất đai thường có các mô hình dự báo như: dự báo phân bố loại đất, dự báo sử dụng đất cụ thể, dự báo tổng hợp phân bố và sử dụng đất. Mục đích cuối cùng của sự chu chuyển các loại đất với nhau là nhằm cải thiệu việc sử dụng chúng nhằm tăng chất lượng và giá trị của đất đai. Do đó hàm mục tiêu có thể được biểu diễn là hàm tối đa hoá giá trị của tất cả các loại đất chu chuyển và được biểu diễn dưới dạng tổng các tích của điểm giá trị của đất với diện tích của chúng. Để tối ưu hoá các bào toán về tổ chức lãnh thổ có thể áp dụng bài táon vận tải với mô hình tuyến tính hoặc mô hình lưới hoặc bài toán mô hình tuyến tính CUMNAEKC hoặc mô hình quy hoạch động. Ngoài ra có thể áp dụng mô hình toán học khác phu tuyến tính hoặc làm tròn số... Trong việc lập quy hoạch sử dụng đất các cấp, việc ứng dụn công nghệ tin học và kỹ thuật tiên tiến như hệ thống thông tin địa lý GIS là một yêu cầu cấp bách trong việc xây dựng và thành các bản đồ phục vụ quy hoạch, hiệu chỉnh các phương áp quy hoạch đất đai, giúp cho công tác quản lý lưu trữ và hệ thống hoá mọi thông tin cần thiết về các loại bản đồ trên máy tính trong một thời gian dài, tạo khả năng bổ sung cập nhật, thường xuyên tra cứy dễ dàng phục vụ tốt theo yêu cầu của công việc. 3. Nội dung và trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Theo điều 17 luật đất đai năm 1993 đã nếu rõ nội dung quy hoạch sử dụng đất đai bao gồm: “Khoanh định các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và cả nước. Điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước.”. Trong giai đoạn hiện nay nội dung cụ thể của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính là: - Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp hiện trạng sử dụng đất đánh giá tiềm năng đất đai đặc biệt là đất chưa sử dụng, đề xuất phương hướng, mục tiêu trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong thời hạn lập quy hoạch. - Xử lý điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra các chỉ tiêu khống chế (chỉ tiêu khung) để quản lý vĩ mô đối với từng loại đất sử dụng gồm cả 6 loaị đất chính. - Phân phối hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, điều chỉnh cơ cấu và phân bố sử dụng đất đai. - Tổ chức một cách hợp lý việc khai thác cải tạo và bảo vệ đất đai. Đối với nước ta luật đất đai năm 1993 quy định: quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành. Hai loại hình quy hoạch này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. quy hoạch ngành là một bộ phận cấu thành trong quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ. Do đó nội dung cụ thể của quy hoạch theo ngành phải dựa vào nội dung của quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai. Để thực hiện các bước và nội dung công việc cụ thể của quy hoạch sử dụng đất đai có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nội dung và phương pháp tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai theo đơn vị lãnh thổ hành chính như sau: a. chuẩn bị điều tra cơ bản Xây dựng, đề xuất công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương, khảo sát điều tra sơ bộ, xác định rõ mục đích yêu cầu, xin ý kiến chỉ đạo của UBND và cơ quan địa chỉnh có thẩm quyền. Lập ban chỉ đạo, tổ chức._. “lực lượng” và chuẩn bị triển khai. Điều tra cơ bản: thực hiện công tác nội nghiệp: chuẩn bị hệ thống các biểu mẫu, điều tra như thiết kế các mẫu biểu thích hợp thuận tiện để nhập và xử lý các thông tin, số liệu phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai trong quá trình điều tra. Tuỳ từng tình hình, điều kiện cụ thể của từng địa phương mà thu thập điều tra các tài liệu thông tin số liệu liên quan đến quy hoạch như: các số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường sinh thái trên địa bàn quy hoạch. Tài liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua, các nghị quyết liên quan đến các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong những năm sắp tới. Số liệu về sử dụng đất đai trong 5 - 15 năm qua. Định mức sử dụng và gia đất hiện hành của địa phương. các tài liệu, sốliệu về chất lượng đất đai như đặc tính nông hoá, thổ nhưỡng, đánh giá phân hạng đất, mức độ rửa trôi xói mòn đất, độ nhiễm mặn nhiễm phèn, úng ngập, hạn hán... các tài liệu, số liệu khác liên quan đến quy hoạch. Các tài liệu bản đồ hiện có như bản đồ nền địa hình, bản đồ nông hoá - thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai, bản đồ quy hoạch đã làm trước đây và các bản đồ có liên quan... Trên cơ sở kết quả nội nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch công tác ngoại nghiệp: khảo sát và thực hiện bổ sung, chỉnh lý tài liệu ngoài thực điạ như: phỏng vấn, khoang ước lượng đo đường thẳng... b. Phân tích điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội * Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý Về vị trí địa lý cần phải so với các trục giao thông chính các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá quan trọng trong khu vực, xác định được toạ độ địa lý và rang giới giáp với các vùng xung quanh, các lợi thế và hạn chế về vị trí địa lý trong việc phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng đất đai. + Địa hình địa mạo Về địa hình địa mạo cần kiến tạo chung về địa hình địa mạo, phân cấp độ cao, độ dốc, hướng dốc, xu hướng địa hình. Đặc điểm phân tiểu vùng theo yếu tố độ cao như trũng, bằng, bán sơn địa, đồi, núi cao... và các lợi thế hạn chế của yếu tố địa hình đối với sản xuất và sử dụng đất đai. + Phân tích về điều kiện khí hậu Phải nắm rõ được đặc điểm của vùng khí hậu và các mùa trong năm; nhiệt độ trung bình năm, tháng nào cao nhất và thấp nhất, tổng tích ôn... Về nắng phải nắm rõ số ngày, giờ nắng trung bình năm, mùa, tháng... về mưa phải nắm rõ mùa nưa, lượng mưa trung bình năm - tháng, cao nhất và thấp nhất... Về độ ẩm: phải xác định được độ ẩm bình quân, cao nhất, thấp nhất, trung bình năm tháng... Đặc điểm về gió bão, lũ lụt, sương mù, sương muối và các ưu thế hạn chế của yếu tố khí hậu đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai. + Phân tích về chế độ thủy văn. Đối với chế độ thuỷ văn phải xác định được hệ thống lưu vực mạng lưới sông suối, ao hồ, đập: cần phải xác định được chiều dài, chiều rộng, dung tích, điểm đầu, điểm cuối... chế độ thuỷ triều, nhật triều, lưu lượng, tốc độ dòng chảy, quy luật diẽn biến... và các ưu thế hạn chế của yếu tố thuỷ văn đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai như là khả năng gây nhiễm mặn, phèn, ngập úng... * Phân tích các loại tài nguyên và cảnh quan môi trường: + Tài nguyên đất: Cần phân tích và nắm được nguồn góc phát sinh và đặc điểm quá trình hình thành, đặc điểm phân bố mức độ tập trung trên lãnh thổm các tính chất đặc trưng về lý hoá tính, khả nưang sử dụng theo các tính chất tự nhiên và khi áp dụng các biện pháp cần thiết, mức độ khả năng khai thác sử dụng các loại đất chính, mức độ xói mòn đất, độ nhiễm mặn, nhiễm phèn... và các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất. + Tài nguyên nước: Xét về nguồn nước mặt như vị trí nguồn nước, chất lượng nước, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt theomùa và khu vực trong năm... Nguồn nướ ngầm, nước mạch cần phải xác định được độ sâu, chất lượng nước, khả năng, hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. + Tài nguyên rừng: Cần khái quat được về tài nguyên rừng như là diện tích, phân bổ, trữ lượng các loại rừng... đặc điểm thảm thực vật, động vật rừng, các loại quý hiếm và được ghi trong sách đỏ. Yêu cầu bảo vệ nguồn ghen động thực vật rừng, khả năng khai thác sử dụng theo quy trình lâm sinh. + Tài nguyên biển: Các eo vịnh và chiều dài bờ biển, các ngư trường, nguồn lợi biển, đặc điểm sinh vật biển, yêu cầu bảo vệ và khả năng khai thác sử dụng... + Tài nguyên khoáng sản: Phân tích các loại khoáng sản chính như: quặng, than đá... nguồn vật liệu xây dựng như đá vôi, đá ốp lát, cát, đá tổ ong, xét làm gạch ngói... nguồn nước khoáng, than bùn... Đối với mỗi loại tài nguyên khoáng sản cần chỉ rõ vị trí phân bố, tình hình và khả năng khai thác sử dụng về diện tích, sản lượng, chất thải... + Tài nguyên nhân văn: Xác định lịch sử hình thành và phát triển vấn đề tôn giáo, dân tộc và các danh nhân, phong tục tập quán truyền thống, si tích lịch sử văn hoá, ngành nghề truyền thống, tập quán sản xuất kinh doanh, yêu cầu bảo vệ, tôn tạo và lợi thế khai thác trong phát triển kinh tế - xã hội. + Cảnh quan môi trường: Cần khái quát chung đặc điểm, điều kiện tự nhiên cảnh quan như: các loại cảnh quan vị trí phân bố, sự biến dạng, ưu thế khai thác cho mục đích du lịch, sinh thái, hệ sinh thái, các tác nhân và mức độ ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, đất đai và các giải pháp hạn chế khắc phục... * Phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. + Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực: Xác định sự chuyển dịch cơ cấu, tốc độ phát triển bình quân, tổng thu nhập, năng suất, sản lượng loại sản phẩm và ápháp luậtực đối với sự phát triển đất đai của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, du lịch và các ngành nghề khác. + Phân tích đặc điểm về dân số, lao động, việc làm và mức sống: Về dân số: xác định tổng số dân, cơ cấu theo nông nghiệp, phi nông nghiệp, theo đô thị - nông thôn, đặc điểm phân bố, tỷ lệ tăng dân số, tăng tự nhiên và cơ học, quy mô bình quân hộ... lao động và việc làm như tổng số lao động, tỷ lệ lao động so với tổng số dân, cơ cấu theo lĩnh vực, độ tuổi, giới, dân tộc, đặc điểm phân bố và vấn đề việc làm, thu nhập và mức dống của các loại hộ như nguồn thu nhập, mức thu nhập, bình quân năm của hộ, đầu người, cân đối thu chi... áp lực đối với việc sử dụng đất đai. + Thực trạng phát triển và phân bố khu dân cư Hình thức định cư, hệ thống khu dân cư (loại, số lượng và đặc điểm phân bố), phân loại khu dân cư theo ý nghĩa và vai trò, quy mô diện tích, số dân, số hộ và khả năng phát triển và mở rộng, áp lực đối với việc sử dụng đất đai. + Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. Hiện trạng các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông thuỷ lợi, xây dựng cơ bản và các công trình về du lịch, dịch vụ thương mại, văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, bưu chính viễn thông, năng lượng, an ninh quốc phòng... phải xác định rõ được loại công trình, đặc tính kỹ thuật, chức năng, chiều dài chiều rộng, diện tích chiếm đát, vị trí phân bổ, mức độ hợp lý, hiệu quả sử dụng, áp lực đối với việc sử dụng đất đai. * Như vậy mục tiêu của sự phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội là nhằm phân tích, đánh giá đặc điểm của các yếu tố về điều kiện tự nhiên, đặc điểm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường để xác định được các lợi thế và hạn chế trong việc sử dụng đất đai và phát triển kinh tế - xã hội, so sánh với các vùng khác đồng thời xác định được áp lực của thực trạng phát triển kinh tế xã hội đối với việc sử dụng đất đai. c. Đánh giá tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất biến động đất đai và tính thích nghi của đất. Mục tiêu là đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai qua 2 thời kỳ trước và sau luật đất đai năm 1993 đến nay. Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đát; phát hiện quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động đất đai qua các thời kỳ, xác định những bất hợp lý cần được giải quyết trong quy hoạch sử dụng đất đai, đề xuất các giải pháp khắc phục làm cơ sở, luận cứ cho quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai và nâng cao trình độ sử dụng đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng và hiệu quả sản xuất đất đai, tạo ra những luận cứ để lập quy hoạch sử dụng đất đai, kết quả của việc đánh giá tính thích nghi của đất đai là cơ sở và căn cứ để xác định tiềm năng đất đai theo các mục đích sử dụng. Việc đánh giá sẽ đưa ra dự báo khoa học về sự thích hợp của đất nhằm mục đích phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai tức là xác định được tiềm năng đất đai cả về số lượng, chất lượng mức độ tập trung, vị trí phân bổ để đưa ra định hướng sử dụng hợp lý, tiét kiệm và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất đai hiện có đến năm định hình quy hoạch hoặc định hướng sử dụng đất đai cho thời gian xa hơn. * Đánh giá tình hình quản lý đất đai + Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai thời ký trước năm 1993. + Đánh giá tình hình quản lý đất đai thông qua việc đánh giá tình hình thực hiện 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai sau khi ban hành luật đất đai năm 1993. Cụ thể về công tác điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính, công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác phân trạng và didnhj giá đất, công tác giao đất cho thuê đất, công tác thống kê đất, công tác đăng ký đất, công tác thanh tra giải quyết tranh chấp. * Phân tích hiện trạng sử dụng đất + Phân tích loại hình sử dụng đất đai: Loại hình sử dụng đất đai được xác định thống nhất trong cả nước. Sau khi điều tra phân loại hiện trạng sử dụng đất đai, tuỳ thuộc vào từng loại hình sử dụng đất đai sẽ phân tích các chỉ tiêu như: diện tích, tỷ lệ phần trăm so với toàn bộ quỹ đất, tổng diện tích đang sử dụng và diện tích của loại đất chính. Đặc điểm phân bố các loại đất trên địa bàn lãnh thổ, bình quân diện tích loại đất trên đầu người. + Phân tích hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả sử dụng đất đai được biểu thị mức độ khai thác sử dụng đất đai và thường được đánh giá thông qua 1 số chỉ tiêu như: * Tỷ lệ sử dụng đất đai (TLSDĐĐ) tính theo phần trăm TLSDĐĐ% = Tổng diện tích đất đai - diện tích đất chưa sử dụng Tổng diện tích đất đai * Tỷ lệ sử dụng loại đất (TLSDĐĐ) TLSDĐĐ% = Diện tích của từng loại đất Tổng diện tích đất đai * Hệ số sử dụng đất đai (TLSDĐĐ) TLSDĐĐ canh tác (lần) = Tổng diện tích gieo trồng trong năm Diện tích đất cây hàng năm (đất canh tác) * Độ che phủ tính theo % (ĐCP) tức hiệu quả về môi trường ĐCP% = Diện tích đất lâm nghiệp có rừng + đất cây lâu năm Diện tích đất đai * Phân tích hiệu quản sản xuất của đất đai Hiệu quả sản xuất của đất đai biểu thị năng lực sản xuất hiện tại của việc sử dụng đất đai tức phản ánh hiện trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đai. Để đánh giá hiệu quả sản xuất của đất đai thường dựa vào các chỉ tiêu như: Năng suất cây trồng = Sản lượng (GTSL) một loại cây trồng Diện tích cây trồng đó Giá trị tổng sản lượng của đơn vị diện tích đất nông nghiệp = Giá trị tổng sản lượng nông lâm, ngư Diện tích đất nông nghiệp Sản lượng (GTSL) của đơn vị diện tích gieo trồng = Sản lượng (DTSL) cây trồng Diện tích gieo trồng Sản lượng (GTSL) của đơn vị diện tích mặt nước = Sản lượng (DTSL) sản phẩm thuỷ sản Diện tích mặt nước Giá trị sản lượng đất trồng trọt trên diện tích đất đai trồng trọt = Tổng giá trị sản lượng cây nông nghiệp Diện tích đất đai, trồng cây nông nghiệp đó Giá trị sản lượng nông nghiệp của đơn vị diện tích đất đai = Giá trị sản lượng nông nghiệp Diện tích đất đai nông nghiệp * Phân tích mức độ thích hợp, tổng hợp hiện trạng, biến động đất đai Mức độ thích hợp sử dụng đất đai biểu thị sự phù hợp của các thuộc tính tự nhiên của đất đai với mục đích đang sử dụng. đất đai có nhiều công dụng khác nhau, tuy nhiên khi sử dụng đất đai cần căn cứ vào tính chất của đất đai để lựa chọn mục đích sử dụng tốt nhất và có lợi nhất. Để đánh giá mức độ thích hợp cần dựa vào kết quả đánh giá mức độ thích nghi của đất đai. Những vấn đề tổng hợp cần phân tích bổ sung đôiư với hiện trạng sử dụng đất đai bao gồm: Tính hợp lý về cơ cấu sử dụng đất đai so với vùng, quy hoạch biến đổi, nguyên nhân và giải pháp điều chỉnh. Tập quán khai thác sử dụng đất, mức độ phát huy tiềm năng đất đai của địa phương, những mâu thuẫn giữa người và đất. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc sử dụng đất đai, sự thống nhất của 3 lợi ích, hiệu quả cho trước mắt và lâu dài. Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất đai, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục, những kinh nghiệm và bài học về sử dụng đất đai. Mức độ rửa trôi, xói mòn, các nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Mức độ ô nhiễm đất đai, nguồn nước, bầu không khí, các nguyên nhân chính và biện pháp khắc phục hạn chế, mức độ thích hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai của các loại đất khu dân cư, đất sử dụng công nghiệp và các công trình cơ sở hạ tầng. Trình độ về hiệu quả sử dụng đất đai và hiệu quả sản xuất so với các vùng tương tự phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất đai của thời kỳ trước quy hoạch từ 5 đến 10 năm.: quy luật, xu thế, nguyên nhân biến động, biện pháp bảo vệ và giữ ổn định diện tích đất đai. Biến động sản lượng nông nghiệp nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. Quan hệ giữa đầu tư và hiệu quả thu được trong sử dụng đất đai, tình trạng về vốn, vật tư, đầu tư về khoa học, kỹ thuật... * Đánh giá tính thích nghi của đất đai Nhiệm vụ của việc đánh giá tính thích nghi là xác định chất lượng đất đai, căn cứ vào mục đích và yêu cầu cụ thể của việc sử dụng đất. Để đánh giá tính thích nghi của đất đai cần phải làm rõ một số vấn đề như: xác định xem mảnh đất đó sử dụng vào mục đích gì là hợp nhất” sử dụng vào mục đích gì sẽ có hiệu quả tổng hợp cao nhất, mức độ thích nghi và hiệu quả ra sao? Có những yếu tố nào hạn chế đối với mục đích sử dụng được lựa chọn, yếu tố hạn chế là nhân tố bất lợi hoặc điều kiện hạn chế nhất định đối với một loại hình sử dụng nào đó. Ví dụ đối với đất nông nghiệp là độ dốc quá lớn, dễ rửa trôi, đất quá chặt hoặc có nhiều cát, tầng canh tác mỏng, chế độ tưới tiêu kém... D. Dự báo dân số và nhu cầu về đất đai + Dự báo dân số Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất đai là tổ chức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhằm giải quyết tốt nhất mâu thuẫn giữa người và đất. Sự gia tăng dân số sẽ dẫn đến nhu cầu về đất đai càng tăng vì thế dự báo dân số có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề của quy hoạch sử dụng đất đai. Cùng với việc dự báo tổng dân số cần dự báo rõ dân số phi nông nghiệp, dân số nông nghiệp cũng như sự tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học. Quy mô dân số phi nông nghiệp là chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội và phát triển của các đô thị. Khi quy hoạch sử dụng đất đai dân số phi nông nghiệp được dự báo để khống chế vĩ mô về quy mô dân số nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội và phù hợp với trình độ đô thị hoá. Để xác định dân số phi nông nghiệp cần dựa vào các căn cứ sau: . Trình độ đô thị hoá ở năm định hình quy hoạch . Các yếu tố tổng hợp như: số liệu lịch sử về dân số, tính chất đô thị, xu thế và quy mô phát triển, tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Tổng dân số, dân số phi nông nghiệp và dân số nông nghiệp thường được dự báo theo phương pháp tăng tự nhiên. Công thức tính: Nn = N0 (1 + K)n Trong đó: Nn : số dân dự báo ở năm định hình quy hoạch N0 : số dân hiện tại ở thời điểm làm quy hoạch K : tỷ lệ tăng dân số bình quân. n : thời hạn (số năm) định hình quy hoạch Tỷ lệ tăng cơ học ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng dân số, do đó công thức tính đầy đủ là: Nn = N0 [1 + (K ± D)]n Trong đó D là tỷ lệ tăng dân số cơ học Dấu (+) là số dân nhập cư cao hơn số dân di cư Dấu (-) là số dân nhập cư thấp hơn số dân di cư Ngoài ra có thể dự báo dân số theo các phương pháp khác như: phương pháp cân đối lao động, phương pháp hồi quy tuyến tính, phương pháp chuyển dịch lao động (với dân số đô thị). Do đặc điểm dự báo mang tính trung và dài hạn nên giá trị dự báo dân số là chỉ tiêu khống chế. Vì thế cấn áp dụng nhiều phương pháp để tính toán, kết hợp với phân tích tình hình thực tế của đại phương và phải mở rộng biên giao động dân số dự báo một cách hợp lý. + Dự báo nhu cầu đất đai - Những căn cứ để dự báo nhu cầu sử dụng đất Căn cứ vào mục tiêu yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của từng ngành Căn cứ vào quỹ đất hiện có bao gồm cả số lượng, đặc điểm tài nguyên đất và khả năng mở rộng diện tích cho một số mục đích sử dụng. Căn cứ vào khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong các giai đoạn. căn cứ vào lực lượng lao động lịch sử và thực trạng năng suất cây trồng, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của từng ngành. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, nhu cầu bảo vệ nguồn gien động , thực vật và tỷ lệ che phủ thích hợp đề bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan. Căn cứ vào nhu cầu về nguyên liệu cho ngnàh công nghiệp như gỗ cho xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, đất cho sản xuất vật liệu xây dựng. Căn cứ vào dân số phát triển đô thị, các điều kiện về kết cấu hạ tầng, tính lị ch sử các tụ điểm dân cư và các điều kiện địa hình thuỷ văn. Đối với dự báo đất nông nghiệp phải căn cứ vào dự báo lực lượng lao động nông nghiệp, hiệu suất lao động, năng suất cây trồng với mục tiêu đáp ứng đủ diện tích cho 1 lao động có khả năng tự nuôi sống mình và thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội. Mặt khác phải xem xét khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp và tăng vụ để bù vào diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích cho nhu cầu của xã hội. - Dự báo nhu cầu đất on Một thực trạng cần chú ý là đất nông nghiệp luôn có xu hướng giảm do nhi ều nguyên nhân khác nhau. diện tích các loại đất nông nghiệp dự báo ở năm định hình quy hoạch được tính theo công thức sau: SNQ = SNH - SNC + SNK Trong đó: SNQ : đất nông nghiệp năm quy hoạch. SNH : đất nông nghiệp năm hiện trạng SNC : đất nông nghiệp chuyển mục đích trong thời kỳ quy hoạch. SNK : đất khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ. . Dự báo diện tích đất cây hàng năm: căn cứ vào hiện trạng loại cây trồng, tổng sản lượng, năng suất, diện tích đã sử dụng trong những năm gần đây. S ố lượng các nông sản cần đạt được theo các mục tiêu quy hoạch, dự báo năng suất và diện tích đất canh tác cần có. Để dự báo nhu cầu diện tích đất canh tác trước hế cần xác định nhu cầu về số lượng các loại nông sản chủ yếu, dự báo được năng suất các loại cây trồng dự báo diện tích các loại cây trồng theo công thức: Wi Si = Pi Trong đó: Si - diện tích cây trồng i theo quy hoạch Wi - nhu cầu nông sản i theo quy hoạch Pi - năng suất cây trồng i dự báo theo quy hoạch . Dự báo nhu cầu diện tích cây lâu năm và cây ăn quả: Để dự báo được nhu cầu này cần phải dựa vào kết quả đánh giá tính thích nghi của đất và số diện tích thích nghi với câylâu năm nhưng chưa được khai thác sử dụng, nhu cầu các loại sử dụng, năng suất dự báo diện tích đất đồng cỏ: diện tích này được dự báo căn cứ vào kết quả đánh giá tính thích nghi của đất và diện tích đất có thể dùng làm đồng cỏ trong số đất chưa sử dụng, nhu cầu về lượng sản phẩm gia súc trong và ngoài vùng. . Dự báo diện tích nuôi trồng thủy sản: được căn cứ vào điều kiện tự nhiên và diện tích mặt nước thích hợp với việc nuôi trồng thuỷ sản. diện tích nuôi tròng thuỷ sản nên xác định dựa vào đặc điểm của nguồn tài nguyên đất đai ở địa phương, yêu cầu của thị trường giống, điều kiện nuôi dưỡng và năng suất. - Dự báo nhu cầu đất lâm nghiệp Căn cứ để dự báo diện tích đất lâm nghiệp là căn cứ vào kết qủa đánh giá tính thích nghi và khả năng tận dụng các loại đất hiện chưa được sử dụng, Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái. Đối với từng loại rừng khác nhau như rừng phòng hộ, rừng sản xuất , rừng đặc dụng thì để phát triển chúng cần phải xem xét cụ thể cho từng loại và được dự báo theo công thức SRQ = SRH - SRC + SRT Trong đó: SRQ : diện tích rừng năm quy hoạch. SRH : diện tích rừng năm hiện trạng SNC : diện tích rừng chuyển mục đích trong thời kỳ. SRT : diện tích rừng trồng mới và khoanh nuôi tái sinh trong thời kỳ. Để dự báo diện tích rừng cần dựa vào các đặc điểm, mục đích, điều kiện tự nhiên cụ thể của khu vực, căn cứ vào yêu cầu các loại lâm sản, năng suất của đơn vị diện tích rừng cho phép ta dự báo được diện tích rừng cần thiết. Do điều kiện tự nhiên của các vùng alf rất káh nhau vì vậy diện tích rừng được xác định phải phù hợp với tình hình cụ thể của khu vực, đối với những vùng diện tích gò đồi, núi cao chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên, việc phát triển lâm nghiệp là con đường có hiệu quả nhất để làm giàu và nâng cao đời sống dân cư ở vùng đồng bằng diện tích đất rừng và có khả năng trồng rừng rất nhỏ, tuy nhiên vẫn không thể thiếu được nghề rừng. Mục đích phát triển ngành lâm nghiệp không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn cả vì lợi ích môi trường và xã hội. - Dự báo nhu cầu đất đai phát triển đô thị. Dân số đô thị tăng nhanh cũng dẫn đến nhu cầu đất để phát triển đô thị cũng như tăng, tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định nhu cầu đất để phát triển đô thị. Để xác định người ta thường dùng phương pháp chỉ tiêu định mức cho một nhân khẩu đối với từng cấp và loại đô thị. Nhu cầu đất phát triển đô thị được xác định theo công thức sau: Z = N x P Trong đó Z - diện tích đất phát triển đô thị N - số dân thành thị P - Định mức dùng đất cho một khẩu của đô thị năm quy hoạch. Ngoài ra quy mô đô thị đất đai phát triển đô thị các đô thị còn được xác định căn cứ vào quy mô dân số lịch sử, mức độ tương quan phù hợp với hiện trạng dân số và đô thị đất đang sử dụng... - Dự báo nhu cầu đất khu dân cư nông thôn Công thức xác định đất khu dân cư nông thôn như sau P = P1 + P2 P1 =(ồa.H + ồRN).K P2 = ồmQ Trong đó: P - tổng diện tích đất khu dc nông thôn. P1 - diện tích đất ở và các công trình hành chính - phúc lợi công cộng. P2 - diện tích đất xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nằm trong ranh giới khu dân cư. a - định mức đất cho từng hộ của địa phương. H - số hộ theo từng loại ở năm quy hoạch R - định mức diện tích các công trình công cộng và cây xanh cho 1 người dân. N - số dân trong khu dân cư năm quy hoạch K - tỷ lệ hợp lý diện tích chiếm đất làm đường đi trong khu dân cư. m - số đơn vị tính cho công trình xây dựng. Tuy nhiên trên thực tế việc phân bổ đất khu dân cư nông thôn thường dựa trên các điểm dân cư đã hình thành vì vậy cần phải xác định được nhu cầu diện tích đất ở mới để mở rộng hoặc phát triển khu dân cư. diện tích đất ở mới phụ thuộc vào số hộ cần được cấp đất ở và định mức cấp cho một hộ. Do đó có thể tính theo công thức sau: Pở = (Hp + HG + Ht + Htd).Đ Trong đó: Pở - nhu cầu diện tích đất ở mới của khu dân cư. Hp - Số hộ phát sinh có nhu cầu đất ở trong thời kỳ quy hoạch. HG - số hộ giải toả do thu hồi đất Ht - số hộ tồn động Htd - số hộ có khả năng tự dãn Đ - định mức cấp đất ở cho một hộ theo điều kiện của địa phương. - Dự báo nhu cầu đất phát triển công nghiệp Căn cứ theo yêu cầu sử dụng đất ghi trong dự án tiền khả thi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các ngành sẽ tự xác định nhu cầu diện tích đất cần thiết dựa vào định mức diện tích xây dựng hiện hành và mật độ xây dựng đối với quy mô phát triển từng loại công trình của ngành. các khu công nghiệp có thể nằm trong hoặc nằm ngoài khu dân cư. Các khu công nghiệp độc lập, các công trình, dự án công nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư, được xác định căn cứ theo quy hoạch công nghiệp do các đơn vị chuyên ngành thực hiện. - Dự báo nhu cầu đất phát triển giao thông và thuỷ lợi. Dự báo nhu cầu đất giao thông được căn cứ vào quy hoạch phát triển của ngành, chủ yếu là sử dụng các quy định về chỉ tiêu định mức chiếm đất của từng ngành, cũng có thể được xác định căn cứ vào mối tương quan thuận giữa lưu lượng hàng hoá vận chuyển trong năm và diện tích mạng lưới đường, đẳng cấp sân bay. Diện tích đất dùng cho thuỷ lợi được xác định căn cứ vào quy hoạch và dự báo nhu cầu đất của ngành. Ngoài ra có thể tính dựa vào các chỉ tiêu bình q uân tỷ lệ đất thuỷlợi đặc trang cho từng khu vực trong nhiều năm; theo tiêu chuẩn, bố cục và diện tích chiếm đất của các công trình thuỷ lợi hiện có. e. Lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đát Các phương án quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng trên cơ sở hiện thường của các ban ngành liên quan về nhu cầu sử dụng diện tích đất đai, loại đất và phạm vi phân bố sử dụng, nội dung chính của phương án quy hoạch là bố trí sắp xếp cơ cấu đất đai hợp lý theo không gian và thời gian bằng cách khoanh định các loại đất chính. Để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cần dựa vào mục tiêu kế hoạch phát triển kr xã hội đã được phê duyệt tức là xem xét các phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu phát triển các ngành, chỉ tiêu phát triển theo lãnh thổ.Đồng thời căn cứ vào định hướng sử dụng đất của khu vực, để xác định định hướng sử dụng đất phải dựa vào hiện trạng sử dụng đất, quỹ đất đai hiện có, quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch của các ngành trên địa bàn, chủ trương và chính sách đầu tư phát triển kinh tế. Việc định hướng sử dụng đất đai được thực hiện cụ thể cho từng loại đất như: đất ở, đất chuyên dùng, nông nghiệp, lâm nghiệp, chưa sử dụng. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng quy hoạch sử dụng đất của các ngành từ đó xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai cụ thể cho từng loại đất hiện có ở địa phương thực hiện quy hoạch. Khi xây dựng thiết kế các phương án quy hoạch đất đai phải được thực hiện nhiều phương án khác nhau, ít nhất là 2 phương án, từ đó lựa chọn phương án tối ưu. Sau khi xây dựng được phương án quy hoạch sẽ tiến hành cân đối và điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất, cuối cùng đánh giá và luận chứng phương án quy hoạch, luận chứng phương án quản lý sử dụng đất đai theo ngành, theo lãnh thổ và theo các mục tiêu đặc thù. Phân tích so sánh hiệu quả của các phương án và tính khả thi của các phương án để đánh giá phương án quy hoạch trước hết phải đánh giá tính khả thi về thuật tức là xem xét tính chính xác, độ tin cậy của các thông số và tài liệu cơ bản được sử dụng để xây dựng phương án quy hoạch, mức độ đầy đủ về căn cứ dung để điều chỉnh các loại sử dụng đất, chất lượng căn bằng quan hệ cung cầu về đất đai đẻ thực hiện các mục tiêu quy hoạch, khả năng điều tiết tốt các yêu cầu sử dụng đất của các ban ngành, mức độ phù hợp của các chỉ tiêu đất đai với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên, mức độ xử lý các mối quan hệ gưữa các cục bộ vf tổng thể, giữa trước mắt và lâu dài, giữa quốc gia và địa phương, giữa tập thể và cá nhân... Tiếp đến là đánh giá tính kảh thi về tổ chức: cần xem xét mức độ trưng cầu ý kiến của các đối tượng sử dụng đất trong phương án quy hoạch và tập hợp ý kiến của công chúng, mức cân đối giữa trình độ, khả năng đầu tư và các điều kiện đảm bảo cho các phương án được thực hiện. Cuối cùng là đánh giá hiệu quả tổng hợp của phương án quy hoạch, hiệu quả của các phương án được thể thiện thông qua hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường - sinh thái. Hiệu quả kinh tế thể hiện ở tốc độ gia tăng sản lượng hàng hoá, hiệu quả đầu tư vốn và lao động, giá thành sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm, giá trị lợi nhuận, mức độ tiết kiệm đất. Hiệu quả xã hội được biểu hiện ở mức độ nâng cao đời sống của dân, mức độ thoả mãn các yêu cầu của nền kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về lưong thực, thực phẩm các loại nông sản khác, mức độ thoả mãn yêu cầu đất xây dựng đô thị, khu dân cư nông thôn, giao thông thuỷ lợi và các công trình phúc lợi khác, giải quyết việc làm theo nguyên tắc có trọng điểm, nhưng đảm bảo phát triển toàn diện. Hiệu quả về môi trường sinh thái: đánh giá huệu quả vè môi trường sinh thái cần xem xét đánh giá các khả năng cải thiện điều kiện môi trường sinh thái, nâng cao độ phì nhiêu và tính chất sản xuất của đất, giữ nước trong đất, bảo vệ tài nguyên đất đai, tăng diện tích các loại rừng, chống ô nhiễm, nâng cao khả năng phòng chống và hạn chế tác động của thiên tai. - Kiến nghị các giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch sử dụng đất và xây dựng bản đồ quy hoạch. IV. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch khác. 1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch tổng thể phát triển xã hội mang tính chiến lwocj chỉ đạo sự phát triển kinh tế - xã hội được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian có tính đến chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vi lãnh thổ cấp dưới. Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội phải đảm bảo luận chứng khoa học. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và là bước tiền kế hoạch. Trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yêú: còn quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội mà đối tượng của nó là đất đai. Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội sẽ điều chỉnh căn cứ và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai một cách hợp lý. Tuy nhiên nội dung của nó phải được điều hoà thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dạ báo và chiến lược sử dụng đất. Dựa vào các số liệu thốn kê đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành sẽ lập dự báo sử dụng đất sau đó sẽ xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch phân bổ, sử dụng và bảo vệ quỹ đất cho thời gian trước mắt cũng như lâu dài trên phạm vi cả nước thuê đối tượng và mục đích sử dụng đất. Do đó dự báo sử dụng đất đai là tài liệu quan trọng cho việc xây dựng chiến lược sử dụng đất đai. Nội dung của chiến lược sử dụng đất đai như sau: phân tích hiện trạng phân bố và sử dụng đất đai của các ngành kinh tế quốc dân, xác định tiềm nănông thôn đất để khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp, xác định nhu cầu đất đai cho các ngành kinh tế quốc dân, thiêt lập các ._.đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 4,6ha. Như vậy đất nông nghiệp tăng 113 ha được lấy từ đất rừng trồng 112 ha, đất hoang đồi 1ha. Đất nông nghiệp giảm sang các mục đích khac slà 6,09 ha trong đó chuyển sang đất ở 1,54ha, chuyển sang đất chuyên dùng 4,35ha. Vì vậy đất nông nghiệp thực tăng 106,91 ha. Sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, ngành trồng trọt như lúa ngô, khoai tây… là những cây truyền thống. Các cây ăn quả như vải thiều, nhãn, hồng đang dần dần chiếm ưu thế bởi giá trị kinh tế cao và sự thích hợp ở vùng đất của xã. Đặc biệt cây ăn quả cũng có thể thay thế cây rừng khi ký hợp đồng nhưng loại cây tầm thấp (ngô, đậu) ở thời kỳ đầu để tránh xói mòn. Trên vùng đất trồng cây hàng năm hiện cần phát huy tiềm năng thuận lợi về đất đai, quy hoạch từng tiểu vùng nhỏ, nâng cao hệ số sử dụng đất. Bố trí trồng xen một vụ màu trên chân đất ruộng 2 vụ. Trên chân đất ruộng 1 vụ có thể bố trí thêm 2 vụ hoa màu. Cần đầu tư thủy lợi để cải tạo tăng vụ từ đất ruộng 1 vụ lên 2 vụ lúa với tổng diện tích 40 ha ở một số thôn. ở những khu vực trồng rừng bạch đàn thưa không hiệu quả và rừng bạch đàn đã đến kỳ khai thác tiện nguồn nước. Xã cùng nhân dân xác định thống nhất chuyển đổi trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá như các khu vực ven đường tỉnh lộ, Tằm Lốc, Pàn Cổm, Khòn Thống, Bản Quang - Phiêng Phấy, Bản Khiếng, Bản Hoi - Pác Kiếng, Pò Lọi và một số khu vực rải rác khác. Ngoài ra trên diện tích đất vườn tạp không hiệu quả cũng cần chuyển sang cây ăn quả. Tổng diện tích cây ăn quả tăng thêm là 121ha. Về chăn nuôi : Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm với mô hình hộ gia đình. Chú trọng công tác cho vay vốn chăn nuôi và công tác thú y. Sản xuất nông nghiệp của xã Đồng Bục chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Về trồng trọt : Trong thời gian tới cần cải tạo 55 ha đất 2 vụ lên 3 vụ ; cải tạo 30 ha đất 1 vụ lên 2 vụ, khai thác 2 ha đất hoang ven sông Kỳ càng sang trồng màu, khai thác 8,5 ha đất cỏ hèm bụi sang trồng cây ăn quả, chuyển 50 ha đất trồng bạch đàn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cải tạo vườn tạp chuyển sang cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đến năm 2010 qũy đất nông nghiệp của xã là 323,9615 ha và chuyển sang mục đích khác là 4,6885 ha trong đó vườn tạp 2,477 ha đất chuyên màu và cây hàng năm 1,206 ha, đất 1 vụ 1,0055ha. d. Quy hoạch đất lâm nghiệp. Xã Hữu Khánh phấn đấu đến năm 2001 giao xong đất rừng và đến năm 2010 không còn đất trống đồi núi trọc. Tập trung lãnh đạo xây dựng các tổ bảo vệ rừng, xây dựng hoàn chỉnh quy ước thống nhất và tập huấn khoanh nuôi chống cháy rừng. Trồng mới 95 ha rừng và khoanh nuôi trồng dặm 41,66ha. Đến năm 2010 toàn xã hoàn thành xong việc phủ xanh 100% đất trống đồi núi trọc, đưa tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng lên 1332,86 ha. Trong đó : Đất rừng tự nhiên 95ha, đất rừng trồng 1237,86 ha. Xã Đồng Bục : Khoanh nuôi tái sinh rừng 2 ha đất cỏ xen cây lùm bụi ở thôn Khòn Khu. Trồng mới 4 ha rừng vào đất cỏ lùm bụi thêm Pò Lạn 2 ha và Lăng Xè 2 ha và 4,5 ha đất bằng ven sông Kỳ Cùng ở thôn Khòn Chu 2 ha, Phiêng Quăn 2,5 ha có tác dụng chống gió cho các cánh đồng. Chăm sóc khu rừng đang phát triển. Đến năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang mục đích khác là 52,7435 ha trong đó trồng cây ăn quả là 50 ha, đất xây dựng 0,721 ha, đất giao thông 1,2725 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 0,75ha. Qũy đất lâm nghiệp đến năm 2010 của xã là 514,1965ha. e. Quy hoạch đất chưa sử dụng. Đến năm 2010 đất chưa sử dụng của xã Hữu Khánh cơ bản chỉ còn lại đất sông, suối với diện tích 32,5ha chiếm 1,68% diện tích tự nhiên. Lấy đất chưa sử dụng vào : Đất nông nghiệp (cây ăn quả) 1 ha, đất rừng trồng 136,66ha, đất chuyên dùng (giao thông) 0,24ha, đất ở 0,1ha. Đến năm 2010 đất chưa sử dụng của xã Đồng Bục còn lại 28,25ha giảm 21,12 ha so với hiện trạng do khai thác, cải tạo đưa sang các mục đích khác : Trồng màu 2 ha, cây ăn quả 8,5ha, khoanh nuôi 2 ha, trồng rừng 8,5ha, đất ở nông thôn 0,12ha. Bảng 7 : Diện tích cơ cấu đất đai năm 2010 của 2 xã. Loại đất Hữu Khánh Đồng Bục Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 1.932 100 900 100 Đất nông nghiệp 514,08 26,61 323,9615 36 Đất lâm nghiệp có rừng 1.332,86 68,99 514,1965 52,13 Đất chuyên dùng 44,54 2,3 17,402 1,93 Đất ở nông thôn 8,02 0,42 16,19 1,8 Đất chưa sử dụng 32,5 1,68 28,25 3,14 4. Kế hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất được xây dựng trong 3 giai đoạn. Giai đoạn 2000 - 2001, 2001- 2005, 2005 - 2010. Với mục đích làm cơ sở cho việc giao cấp đất, thu hồi đất hàng năm và từng giai đoạn của xã. Kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo đủ diện tích đất cần thiết cho nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên nguyên tắc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Căn cứ để xây dựng kế hoạch sử dụng đất : Căn cứ vào phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2000 - 2010. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của các ngành, kế hoạch phát triển sử dụng đất của các ngành nông lâm nghiệp giao thông thủy lợi, xây dựng trong phạm vi lãnh thổ xã, khả năng đầu tư vốn của xã, huyện, tỉnh. a. Kế hoạch sử dụng đất ở : + Giai đoạn 2000 - 2001. Xã Hữu Khánh cần chuyển 0,16 ha đất vườn tạp cho 8 hộ tự giãn, chuyển sang đất ở là 0,48 ha cho 24 hộ lấy vào các loại đất : 1 lúa 0,06 ha, màu 0,28 ha, rừng trồng 0,1ha, hoang đồi 0,04 ha. Còn xã Đồng Bục cần chuyển 0,2 ha đất cho 10 hộ làm nhà ở lấy vào các loại đất : đất vườn tạp 0,18 ha, hoang đồi núi 0,02ha. + Giai đoạn 2001 - 2005 : Xã Hữu khánh cần chuyển 0,3 ha đất vườn tạp sang đất ở cho 15 hộ, chuyển sang đất ở 0,18 ha cho 9 hộ lấy vào các loại đất : 1 lúa 0,02 ha, màu 0,1 ha , rừng trồng 0,02 ha, hoang đồi núi 0,04 ha. Trong lúc đó Đồng Bục cần chuyển 0,32 ha sang đất ở cho 16 hộ lấy vào các loại đất : Đồi chưa sử dụng 0,04ha, vườn tạp 0,28 ha. + Giai đoạn 2005 - 2010. Hữu Khánh cần chuyển 0,38 ha đất vườn tạp sang đất ở cho 19 hộ. Chuyển sang đất ở 0,32 ha cho 16 hộ lấy vào các loại đất ; 1 lúa 0,14ha, màu 0,1 ha, rừng trồng sản xuất 0,06ha và hoang đồi núi 0,02ha. Còn Đồng Bục trong giai đoạn này thực hiện phần còn lại của quy hoạch. Chuyển 0,42 ha cho 21 hộ làm nhà ở bao gồm : 0,36ha đất vườn tạp, và 0,06 ha đất hoang đồi núi. Xây dựng 6 trụ sở thôn và 2 nhà mẫu giáo thôn với diệnt ích 0,062ha lấy từ 0,017 ha đất rừng trồng, 0,031 ha đất vườn tạp, 0,014 ha đất chuyên màu. Cụ thể qua biểu số liệu đất ở của 2 xã như sau : Bảng 8 : Sự biến động về đất ở của 2 xã trong thời kỳ quy hoạch. Chỉ tiêu Đất ở tăng (ha) Tự cảm Số hộ cấp mới (hộ) Diện tích chuyển (ha) Lấy vào các loại đất Số hộ (hộ) Chuyển từ vườn tạp Đất 1 lúa Đất màu Đất rừng Đất hoang đồi Giai đoạn 2000 - 2001 Hữu Khánh 0,64 8 0,16 24 0,48 0,06 0,28 0,1 0,04 Đồng Bục 0,2 9 0,18 1 0,02 - - - 0,02 Giai đoạn 2001 - 2005 Hữu Khánh 0,48 15 0,3 9 0,18 0,02 0,1 0,02 0,04 Đồng Bục 0,32 14 0,28 2 0,04 - - - 0,04 Giai đoạn 2005 - 2010 Hữu Khánh 0,7 19 0,38 16 0,32 0,14 0,1 0,06 0,02 Đồng Bục 18 0,36 3 0,06 - - - 0,06 b. Kế hoạch sử dụng đất chuyên dùng. + Đất xây dựng : - Giai đoạn 2000 - 2001 : Trong giai đoạn này xã Hữu Khánh cần xây dựng thêm 4 phòng làm việc cho Đảng ủy, UBND xã đồng thời đầu tư xây dựng mới trạm y tế trên khu đất đã có. Còn xã Đồng Bục trong giai đoạn này cần xây dựng trụ sở 2 thôn diện tích 0,014 ha đồng thời xây dựng nhà mẫu giáo ở 2 cụm thôn diệnh tích 0,02ha. - Giai đoạn 2001 - 2005 : Xã Hữu Khánh cần san ủi, mở rộng và xây mới thêm phòng học cho trường tiểu học. Diện tích tăng 0,61ha, lấy vào đất vườn tạp. Giai đoạn này Đồng Bục cần xây dựng 4 trụ sở ở thôn với diện tích 0,028ha, xây dựng 2 trường mẫu giáo thôn diện tích 0,02ha, dành đất cho khu du lịch Khuôn Van 0,65ha. Diện tích đất xây dựng tăng thêm 0,698 ha lấy vào các loại đất đất rừng trồng 0,684ha, đất vườn tạp 0,014ha. - Giai đoạn 2005 - 2010 : Xã Hữu Khánh cần cải tạo, tu bổ trường lớp, đầu tư trang thiết bị, đồ dùng học tập cho trường học và các phân trường gồm trường Trung học cơ sở tăng 0,07ha, phân trường Khòn Thống tăng 0,01ha, phân trường Nà Mu, Phiêng Phấy, Bản Hoi, Bản Rị đều có diện tích tăng 0,01ha. Còn xã Đồng Bục cần xây dựng 6 trụ sở thôn và 2 nhà mẫu giáo thôn với diện tích 0,062 ha lấy từ 0,017 ha đất rừng trồng, 0,031ha đất vườn tạp, 0,014 ha đất chuyên màu. Bảng 9 : Một số chỉ tiêu trong thời kỳ quy hoạch về đất xây dựng của 2 xã. Hạng mục Diện tích (m2) hiện trạng Diện tích tăng (ha) Lấy vào các loại đất (ha) 1 vụ lúa Màu Vườn tạp Rừng Giai đoạn 2000 - 2001 + Hữu Khánh 2061 - - - - - + Đồng Bục 17.900 0,034 Giai đoạn 2001 - 2005 + Hữu Khánh 0,61 - - 0,61 - + Đồng Bục 0,698 - - 0,014 0,684 Giai đoạn 2005 - 2010 + Hữu Khánh 0,12 0,01 0,06 0,05 - + Đồng Bục + Đất giao thông : - Giai đoạn 2000 - 2001 : Xã Hữu Khánh cần mở rộng nâng cấp đường Bản Rị - Mẫu Sơn diện tích tăng thêm 0,64ha lấy vào đất 1 lúa 0,04ha, màu 0,04ha, vườn tạp 0,02ha, rừng trồng sản xuất 0,32ha, hoang đồi núi 0,22ha. Còn xã Đồng Bục cần nâng cấp đường vào UBND xã, mở rộng nâng cấp các đoạn đường từ quốc lộ 4B vào các cụm dân cư. Diện tích đất giao thông tăng 0,75ha lấy vào các loại đất. Rừng trồng 0,3575 ha, vườn tạp 0,08 ha, lúa 1 vụ 0,2525ha, chuyên màu và cây hàng năm khác 0,06ha. - Giai đoạn 2001 - 2005. Giai đoạn này Hữu Khánh cần mở rộng, nâng cấp từ Lộc Bình đi China. Diện tích tăng 1,65ha lấy vào các loại đất 2 lúa 0,7ha 1 lúa 0,32ha, màu 0,02 ha, vườn tạp 0,24ha, rừng trồng sản xuất 0,35ha và hoang đồi núi 0,02ha. Đồng thời mở rộng nâng cấp các tuyến đường nối các điểm dân cư, mở rộng nâng cấp một đoạn quốc lộ 4B và mở rộng nâng cấp đường vào khu du lịch Khuôn Van. Diện tích đất giao thông tăng lên 1,4075 ha lấy vào các loại đất : Rừng trồng 0,365 ha, đất vườn tạp 0,08 ha, đất chuyên màu và cây hàng năm khác 0,65ha, đất ruộng 1 vụ 0,3125ha. - Giai đoạn 2005 - 2010. Giai đoạn này Hữu Khánh cần mở rộng, nâng cấp đường đi Pàn Cởm tăng 0,12 ha, đường Khòn Thống tăng 0,14ha, đường vào Bản Khiếng tăng 0,1ha và nâng cấp đường Bản Hoi -Tú Đoạn. Trong giai đoạn này Đồng Bục cần nâng cấp mở rộng các tuyến đường liên thôn còn lại và hoàn thanhf mở rộng nâng cấp quốc lộ 4B với diện tích 2,0325 ha lấy các loại đất : vườn tạp 1,445ha đất chuyên dùng màu 0,475ha, đất ruộng 1 vụ 0,1125ha. Bảng 10 : Bảng số liệu đất giao thông của 2 xã như sau : Chỉ tiêu Diện tích (ha) Dài (km) Rộng (m) Dài (km) Rộng (m) Đất 2 lúa Đất 1 lúa Đất màu Đất vườn tạp Đất rừng Đất hoang Giai đoạn 2001 -2005 Hữu Khánh 3,2 , , , 0,64 - 0,04 0,04 0,02 0,32 0,22 Đồng Bục 0,75 - 0,2525 0,06 0,08 0,3575 Giai đoạn 2001 - 2005 Hữu Khánh 0,21 1,02 0,92 0,04 0,28 0,43 0,22 Đồng Bục 1,407 - 0,3125 0,65 0,08 0,365 - Giai đoạn 2005 -2010 Hữu Khánh 0,36 0,1 0,12 0,03 0,05 0,06 - Đồng Bục 2,0325 0,1125 0,475 1,445 + Đất thủy lợi : - Giai đoạn 2001 - 2005 : Xã Hữu Khánh cần cải tạo nâng cấp các đập dâng gồm : Đập Nừa Phừa, Nà Hin, Cò Nhạn, Vằng Đứa. Khôi phục kênh mương khu vực Bản Hoi. Diện tích tăng thêm 0,18ha lấy vào đất 2 lúa 0,1ha và đất 1 lúa 0,08 ha. Làm mới đập khuổi lương diện tích 0,1ha lấy vào đất rừng trồng. Còn xã Đồng Bục phải nâng cấp các đập phai keo, Phai Nà Khoang, đập Đắc Lắc. Làm mới 4 trạm bơm tại Khòn Miện, Khòn Chu, Khòn Có, Phiêng Quản mỗi trạm 0,007ha lấy vào đất lúa 1 vụ. - Giai đoạn 2001 - 2005. Giai đoạn này là giai đoạn hoàn thiện toàn bộ hệ thống thủy lợi của xã Hữu Khánh, trong đó : nạo vét tu bổ và cải tạo các tuyến kênh mương của các đập dâng : Đập Nà Phừa tăng 0,34ha, Nà Hin tăng 0,23ha, Cò Nhạn tăng 0,11 ha, Vằng Đứa tăng 0,22ha, cải tạo nâng cấp các đập hồ chứa Nà Dưỡng, Bản Hoi. Xây dựng mới trạm bơm Bản Hoi, diện tích 0,02ha. Xây dựng hồ chứa nước Pò Quang và hệ thống ông máng dẫn diện tích 0,2ha. Trong giai đoạn này diện tích đất thuỷ lợi tăng 1,12 ha lấy vào các loại đất : 2 lúa 0,53ha, 1 lúa 0,37ha, màu 0,02 ha rừng trồng 0,02 ha. Còn xã Đồng Bục trong giai đoạn này cần nâng cấp các đập hiện có. Làm kênh đầu nguồn đập phải kéo dài 1km rộng 3m lấy vào ruộng 1 vụ, nâng cấp mương qua Pò Giỏi. - Giai đoạn 2005 - 2010 : Cả 2 xã đã hoàn thiện trong giai đoạn trước. Bảng 11 : Một số chỉ tiêu đất thuỷ lợi của xã Hữu Khánh và Đồng Bục Hạng mục giai đoạn Diện tích (ha) Lấy rào các loại đất (ha) Đất 2 lúa Đất 1 lúa Đất màu Vườn tạp Rừng Hoang Giai đoạn 2001 - 2005 + Hữu Khánh 0,28 0,1 0,08 - - 0,1 - + Đồng Bục 0,028 0,028 - - - - - Giai đoạn 2001 - 2005 + Hữu Khánh 1,12 0,53 0,37 0,02 - 0,2 - + Đồng Bục 0,03 - 0,03 - - - - + Đất nghĩa trang, nghĩa địa : - Giai đoạn 2000 - 2001 : Xã Đồng Bục bố trí cho 2 khu nghĩa địa với diện tích 0,35ha lấy vào đất rừng trồng. Còn xã Hữu Khánh giai đoạn này chưa có đất này. - Giai đoạn 2001 -2005 : Trong giai đoạn này Hữu Khánh cần chuyển 2,1ha đất rừng trồng sản xuất sang mục đích nghĩa địa nhân dân. Còn xã Đồng Bục quy hoạch 3 khu nghĩa địa với diện tích 0,4ha lấy vào đất rừng trồng. - Giai đoạn 2005 - 2010 : Đã hoàn thiện. c. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp. - Giai đoạn 2000 - 2001 : Xã Hữu Khánh cần cải tạo bằng biện pháp thủy lợi chuyển 6 ha đất từ trồng 1 vụ lúa lên trồng 2 vụ lúa. Chuyển 20 ha đất rừng bạch đàn thưa và rừng bạch đàn đến kỳ khai thác sang trồng cây ăn quả. Còn đối với xã Đồng Bục giai đoạn này chuyển 9 ha đất ruộng 2 vụ lên3 vụ, 5 ha ruộng 1 vụ lên 2 vụ, khai thác 2 ha đất hoang bằng ven sông Kỳ Cùng sang trồng màu. Trồng 12 ha cây ăn quả lấy các loại đất : 1 vụ 4 ha, rừng trồng 5,5 ha, đồi núi chưa sử dụng 2,5ha. - Giai đoạn 2001 - 2005 : Bằng biện pháp thủy lợi xã Hữu Khánh cần cải tạo 25ha đất 1 vụ lúa đưa lên 2 vụ lúa. Cải tạo 3 ha đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả, chuyển 50ha đất rừng bạch đàn thưa, bạch đàn đến kỳ khai thác sang trồng cây ăn quả. Cuối kỳ đất nông nghiệp có 482,12ha. Trong thời gian này Đồng Bục cần chuyển 20ha đất ruộng 2 vụ lên 3 vụ, 12 ha ruộng 1 vụ lên 2 vụ, trồng 22,7 ha cây ăn quả từ 5 ha đất ruộng 1 vụ, 11,7ha rừng trồng và 6 ha đất hoang đồi núi. - Giai đoạn 2005 - 2010 : Bằng biện pháp thủy lợi xã Hữu Khánh cần chuyển nốt 9ha đất 1 vụ lúa sang 2 vụ lúa, 5 ha đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả có hiệu quả cao hơn. Chuyển 1 ha đất đồi hoang sang trồng cây ăn quả, chuyển 32 ha đất rừng trồng thưa sang trồng cây ăn quả. Đối với xã Đồng Bục chuyển 26 ha đất ruộng 2 vụ lên 3 vụ lúa 13 ha ruộng 1 vụ lên 2 vụ lúa, trồng 38,8ha cây ăn quả từ 6ha ruộng 1 vụ và 32,8 ha đất rừng trồng. d. Kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp. - Giai đoạn 2000 - 2001 Hữu Khánh khoanh nuôi tái sinh rừng 19,94ha. Còn Đồng Bục khoanh nuôi 2ha đất cỏ làm bụi và trồng mới 3,5ha rừng từ1,5ha đất hoang bằng ven sông Kỳ Cùng và 2 ha đất hoang đồi núi. - Giai đoạn 2001 - 2005. Xã Hữu Khánh tiếp tục khoanh nuôi trồng mới 60ha đát hoang đồi núi và đất cỏ làm bụi, thân gỗ rải rác. Còn xã Đồng Bục cần chăm sóc và bảo vệ các khu rừng trên địa bàn xã. - Giai đoạn 2005 -2010. Xã Hữu Khánh cần chuyển nốt 56,72ha đất trồng đồi núi trọc sang trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng. Và đến cuối năm 2010 toàn xã cơ bản phủ xanh 100% đất trồng đồi núi trọc. Còn Đồng Bục đã hoàn thành. Vậy tổng quỹ đất của các xã đến năm 2010 như sau : Bảng 12 : Tổng qũy đất của 2 xã đến năm 2010. Chỉ tiêu Hữu Khánh Đồng Bục Diện tích (ha) So với tổng DT (%) Diện tích (ha) So với tổng DT (%) Tổng diện tích TN 1932 100 900 100 Đất nông nghiệp 514,08 26,61 323,9615 36 Đất lâm nghiệp 1332,86 68,99 514,1965 57,13 Đất chuyên dùng 44,54 2,3 17,402 1,93 Đất ở nông thôn 8,02 0,42 16,19 1,8 Đất chưa sử dụng 32,5 1,68 28,25 3,14 Chương III Một số giải pháp cơ bản thực hiện quy hoạch sử dụng đất Để phương án quy hoạc phân bổ đất đai giai đoạn quy hoạch có khả năng thực thi và đáp ứng được các yêu cầu đất đai cho các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, phát triển đúng theo mục tiêu phát triển của xã đã đề ra, đảm bảo tài nguyên môi trường được bảo vệ ngày càng tốt. Để thực hiện được như vậy cần phải có một số giải pháp chính sách hợp lý. 1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tài nguyên đất là loại tài nguyên, quý giá nhưng có hạn việc tạo ra đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa hết sức khó khăn phải trải qua thời gian lâu dài để khai thác và chuyển đổi vì vật cần phải trải qua thời gian lâu dài để khai thác và chuyển đổi vì vậy cần phải làm rõ cho nhân dân, cấp chính quyền cũng như người sử dụng đất nhận thức được điều đó. Phải coi việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2000 - 2010 vừa là trách nhiệm, vừa là công cụ của công tác quản lý. Cần tăng cường công tác quản lý đất đai hơn nữa để sử dụng đất, tiết kiệm, hiệu quả, tránh tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất tuỳ tiện. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc quản lý sử dụng đất, phát hiện xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm luật đất đai, khen thưởng kịp thời và thoả đáng cho các tổ chức cá nhân làm giàu thêm cho đất đai và đúng theo quy hoạch. Đầu tư đào tạo cán bộ nâng cao nghiệp vụ quản lý đất đai quản lý Nhà nước cho cán bộ địa chính. Đặc biệt cán bộ địa chính, khen thưởng kịp thời và thỏa đáng cho các tổ chức cá nhân làm giàu thêm cho đất đai và đúng theo quy hoạch. Đầu tư đào tạo cán bộ nâng cao nghiệp vụ quản lý đất đai quản lý Nhà nước cho cán bộ địa chính. Đặc biệt cán bộ địa chính xã hiện nay nhất là các xã vùng sâu vùng xa còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. ứng dụng các khoa học công nghệ hiện đại, đầu tư cơ sở vật chất phương tiện công nghệ để hệ thống hồ sơ địa chính được chính xác và cơ chất lượng cao hơn. Xã Hữu Khánh và xã Đồng Bạc là hai xã thuộc khu vực miền núi, có địa hình núi hiểm trở, phức tạp đất đai không rộng vì thế để mở rộng đất nông nghiệp là rất khó khăn trong lúc đó nhu caàu đất đai ngày càng tăng. Do đó nếu không có biện pháp thích hợp để quản lý đất đai thì sẽ ảnh hưởng tới nhiều vấn đề trong đó đặc biệt cần chú ý đó là vấn đề an toàn lương thực. Vì thế biện pháp hàng đầu là chấm dứt tình trạng chuyển đất lúa, màu sang mục đích khác, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào để khai thác các loại đất được hiệu qủa và triệt để hơn. Tăng cường sự chỉ đạo lãnh đạo của các cấp uỷ, chính quyền trong việc thực hiện 7 nội dung về quản lý nhà nước về đất đai. Thực hiện nghiêm túc hệ thống pháp lý và chính sách đất đai như chính sách giao đất theo nghị định 64CP, 02CP, 60CP của chính phủ, đảm bảo mọi thửa đất đều co chủ sử dụng. Chính sách sử dụng đất phải năng động đảm bảo các mục tiêu ưu tiên, thu hút được vốn đầu tư. 2. Giải pháp đầu tư Để thực hiện được các chỉ tiêu theo quy hoạch đã xây dựng UBND xã, cần tìm nguồn đầu tư khai thác đất đai bằng các nguồn vốn của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Điều tra, xây dựng các dự án khai thác, sử dụng bảo vệ đất đến năm 2010 các diện tích đất hoang hoá đưa vào sử dụng đều phải có dự án đâù tư được thẩm quyền phê duyệt để tránh chồng chéo bất hợp lý, không đúng quy hoạch sử dụng đất được duyệt. 3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục Để thực hiện được phương án quy hoạch, các cấp các ngành liên quan cần tuyên truyền cho nhân dân nắm vững pháp luật, chính sách quản lý sử dụng đất đai của đảng Nhà nước. Hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân và người sử dụng đặc biệt và hiẻu để thực hiện việc quản lý sử dụng, bảo vệ khia thác đất đai theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Có chính sách văn bản xử lý nghiêm khắc tổ chức, cá nhân vi phạm luật đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4. Giải pháp cụ thể cho từng loại đất. a. Đối với đất nông nghiệp. Cần hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp, sang mục đích phi nông nghiệp đặc biệt là đất, lúa, đát màu tốt cần phải được quản lý chặt chẽ. Bất kỳ một cơ quan hay tổ chức cá nhân nào nếu lấy đất nông nghiệp sang mục đích khác ngoài việc phải đền bù giá trị tài sản hoa màu của đất đai còn phải có trách nhiệm cấp kinh phí đào tạo nghề mới hoặc cấp kinh phí khai hoang đất nông nghiệp mới để tạo công ăn việc làm cho người có đất bị thu hồi. Xây dựng ngay các phương án đầu tư khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp khi dự án quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Để đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã và thực hiện quá trình quy hoạch được đồng bộ, trước mắt xã Hữu Khanh cần chuyển 6 ha đất nông nghiệp từ trồng 1 vụ lên 2 vụ lúa. Còn xã Đồng Bục cần chuyển 9 ha đất ruộng 2 vụ lên 3 vụ và 5 ha đất ruộng 1 vụ lên 2 vụ đồng thơì trồng thêm 12 ha cây ăn quả lấy vào đất lúa 1 vụ 4 ha, rừng trồng 5,5 ha đồi núi chưa sử dụng 2,5ha. Còn Hữu Khanh cần chuyển 20 ha đất rừng bạch đàn thưa và đến kỳ khai thác sang trồng cây ăn quả. b. Đối với đất lâm nghiệp. Phải hạn chế việc chuyển đất lâm nghiệp sang các mục đích phi nông lâm nghiệp đặc biệt là đất rưngf phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng tránh hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi gây xói mòn làm tổn hại đến nguồn tài nguyên đất. Nhanh chóng hoàn thành giao đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ, các tổ chức cá nhân, tăng cường công tác quản lý quỹ đất khó giao, đất công ích, đất lâm nghiệp hiện xã đang quản lý chặt chẽ, đúng quy hoạch được duyệt, mở rộng diện tích đất lâm nghiệp bằng biện pháp khai hoang. Trong giai đoạn trước mắt xã Đồng Bục cần khoanh nuôi 2 ha đất cỏ lùm bụi, trồng mới 3,5ha rừng từ 1,5ha đất hoang bằng ven sông Kỳ Cùng và 2 ha đất hoang đồi núi, riêng xã Hữu Khánh trước mắt cần trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng 19,94ha. c. Đất ở và đất chuyên dùng. Việc sử dụng đất ở, đất chuyên dùng phải theo quy hoạch kế hoạch, nhanh chóng xử lý hoàn thiện hồ sơ đất ở, đất chuyên dùng để tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức cá nhân sử dụng theo quy định của luật pháp. Nhanh chóng thống nhất quản lý qũy đất chuyên dùng, đất ở vào một đầu mối là cơ quan địa chính để nâng cao hiệu quả sử dụng các quỹ đất này, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành tránh những xáo trộn gây khó khăn cho người sử dụng đất. Tổ chức điều tra phân loại xác định nhu cầu đất chuyên dùng cho tổ chức cá nhân để có phương án điều chỉnh qũy đâts chuyên dùng giữa các ngành, các lĩnh vực hợp lý phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Quản lý sử dụng đất ở phải theo nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả, kết hợp giữa dân tộc với hiện đại, sử dụng tốt không gian kiến trúc với bảo tồn văn hoá dân tộc, dành diện tích thích đáng để trồng cây xanh bảo vệ môi trường, hệ thống cấp thoát nước, các công trình văn hoá thể thao cần được ưu tiên thích đáng. Để đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra giai đoạn trước mắt xã Hữu Khách cần xây dựng thêm 4 phòng làm việc cho đảng ủy UBND, xây trạm y tế trên khu đất đã có. Còn xã Đồng Bục, xây trụ sở 2 thôn và nhà mẫu giáo ở 2 cụm thôn. Sau đó tiếp tục xây dựng mới các trụ sở thôn và trường mẫu giáo. Riêng khu du lịch Khuôn Van cần phải dành đất để phát triển khoảng 0,65ha. Còn Hữu Khách các phòng học và các phân trường có thể được xây dựng qua 2 giai đoạn. Về đất giao thông Hữu Khách trước mắt cần mở rộng nâng cấp đường Bản Rị - Mẫu Sơn. Sau đó mới đến trường Lộc Bình đi China và mở rộng nâng cấp đường liên thôn bản. Còn xã Đồng Bục trước mắt phải nâng cấp đường vào trụ sở UBND xã và mở rộng nâng cấp các đoạn đường từ quốc lộ 4B vào các cạm dân cư. Sau đó tiếp tục mở rộng nâng cấp một số đoạn đường như quốc lộ 4B, đường vào khu du lịch Khuôn Van và một số đường liên thôn còn lại. Về đất thủy lợi giai đoạn trước mắt xã Hữu Khánh cần cải tạo nâng cấp các đập dâng, làm mới đập Khuổi Luông và nạo vét kênh mương. Phấn đấu giai đoạn 2001 - 2005 hoàn thành. Còn xã Đồng Bục ngoài việc nâng cấp các đập đã có cần xây dựng 4 trạm bơm bảo đảm tưới tiêu trước mắt và lâu dài. Cả 2 xã cần phải xây dựng nghĩa trang nghĩa địa. Riêng Đồng Bục trước mắt cần xây dựng 2 khu nghĩa địa và giai đoạn sau sẽ xây dựng thêm 3 khu nghĩa địa. d. Đầu tư khai thác đất chưa sử dụng là các xã miền núi diện tích đất hoang đồi núi còn khá nhiều vì thế cần phải chú ý đến việc khải thác nguồn đất chưa sử dụng này. chủ yếu là khai thác vào trồng rừng và một số vùng có thể trồng cây ăn quả và làm nhà ở. Phấn đấu đến măn 2010 đất chưa sử dụng của xã Đồng bục còn khoảng 28,25 ha, riêng xã Hữu Khánh có 32,5 ha đất sông suối. 5. Tổ chức thực hiện: Sau khi phương án quy họach đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, uỷ ban nhân dân xã cần tổ chức thực hiện ngay .Trên cơ sở phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện các ngành cần nhanh chóng tiến hành lập kế hoạch thực hiện của ngành mình đặc biệt là các ngành có yêu cầu sử dụng đất lớn như: ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp, giao thông thủy lợi, xây dựng cơ bản... trên cơ sở đó nhằm cụ thể hoá phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, từng thôn xóm. Cùng với các cấp lãnh đạo các tổ chức xã hội, uỷ ban nhân dân xã làm tốt công tác tuyên truyềng, phổ biến rộng rãi nội dung của phương án quy hoạch tới từng hộ dân nhằm thực hiện tốt phương châm “ dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiển tra”. Hoàn thiện việc giao đất giao rừng cho các hộ gia đình theo tinh thần các văn bản 64 CP, 02 CP của Chính phủ. Tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất để đảm bảo mọi khu đất đều có chủ sử dụng. Vận động nhân dân quản lý, sử dụng đất đúng theo tinh thần của pháp luật. Cần kiểm tra thanh tra và chỉ đạo chặt chẽ trong việc chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo ổn định quỹ đất hàng năm nhất là đất lúa theo quy hoạch. Xây dựng và ban hành các chính sách nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp, chính sách bảo vệ đất lúa, chính sách biến thuế sử dụng đất những năm đầu đối với đất trống đồi núi trọc đưa vào sản xuất nông nghiệp. - Kiến nghị: Đề nghị UBND huyện, phòng tài chính và các ngành có liên quan ở huyện sớm xem xét phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất của xã thời kỳ 2000 – 2010 để uỷ ban nhân dân xã dựa vào đó tổ chức thực hiện nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Kết luận Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục thời kỳ 2000 – 2010 được xây dựng theo phương pháp luận về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã do tổng cục địa chính hướng dẫn. đồng thời được tiến hành trên cơ sở tổng hợp phân tích các nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phi nông nghiệp, trên cơ sở rà soát xem xét theo những quy định về mức sử dụng đất của từng loại đất theo luật đất đai và các văn bản hướng dẫn của tỉnh. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai mà đảng và nhà nước quan tâm. Công tác tổ chức xây dựng thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp xã bước đầu đã thực hiện được một số cơ chế điều tiết việc phân bổ quỹ đất vào các mục đích sử dụng theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển thì còn nhiều vấn đề bất cập nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai vì vậy cần phải liên tục nghiên cứu, để tìm ra những giải pháp thích hợp mang lại tính hiệu quả trong công tác quản lý nguồn tài nguyên đất đai. Chu chuyển giữa các loại đất như các phương án trên của các xã là hợp lý, phù hợp với việc thực hiện xoá đói giảm nghèo, từng bước đô thị hoá nông thôn. Sự chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác như các phương án trên là cần thiết và rất tiết kiệm. Trong 5 năm tới đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích khác là có khả năng thực hiện được. Tài liệu tham khảo. 1 – Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở – trường ĐHKTQD 2 – Giáo trình kinh tế tài nguyên đất - trường ĐHKTQD 3 – Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn - trường ĐHKTQD 4- Công văn số 1814 / CV – TCĐC ngày 12 tháng 10 năm 1998 của Tổng Cục Địa Chính. 5 – Chỉ thị 15 / CT – UP ngày 21 tháng 11 năm 1998 của UBND Tỉnh Lạng Sơn. 6 – Luật đất đai năm 1993 7- Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 8 – Tạp chí địa chính 9 – Tài liệu về công tác tập huấn quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ở thành phố Đà Nẵng Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I. Cơ sở lý luận của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 3 I. Khái niệm, vai trò, đặc điểm và các căn cứ của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3 1. khái niệm vai trò và đặc điểm 3 2. Các căn cứ của quy hoạch sử dụng đất đai 9 II. Phương pháp và nội dung, trình tự, xây dựng ưuy hoạch kế hoạch sử dụng đất 13 1. Phương pháp xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 13 3. Nội dung và trình tự lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 16 IV. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch khác 34 1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội 34 2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dự báo và chiến lược sử dụng đất 35 3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển nông nghiệp 35 4. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch đô thị 35 5. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các nghành 36 6. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai cả nước với quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương. 36 Chương III: Phương hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục – Huyện Lộc Bình – Lạng Sơn 37 I.Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội 37 a. phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên 37 b. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 43 II. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụngđất 47 1. Tình hình quản lý đất đai năm 2000 47 2. Hiện trạng sử dụng đất 48 3. Biến động đất đai trong giai đoạn 1995 – 2000 55 III. Xây dựng phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 59 1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 59 2. Định hướng sử dụng đất đến năm 2010 và xa hơn 61 3. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 65 4. Kế hoạch sử dụng đất 74 Chương III. Một số giải pháp cơ bản thực hiện quy hoạch sử dụng đất 83 1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai 83 2. Giải pháp đầu tư 84 3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục 85 4. Giải pháp cụ thể về từng loại đất 85 5. Tổ chức thực hiện 88 Kết luận 90 Tài liệu tham khảo 91 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0104.doc
Tài liệu liên quan