Tài liệu Quy chế pháp lý về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam: LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, Việt Nam đã và đang dần dần hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chủ động hội nhập, Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN (1995), thành viên của ASEM (1996) và thành viên của APEC (1998). Quá trình hội nhập đó đòi hỏi việc xây dựng và áp dụng chính sách phải tính đến pháp luật và thực tiễn quốc tế. Đối với lĩnh vực thương mại, các quy chế, các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế da... Ebook Quy chế pháp lý về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam
104 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Quy chế pháp lý về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dần dần được nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam trong đó quy chế về Giấy chứng nhận xuất xứ đang là một trong những vấn đề quan trọng mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm.
Như chúng ta đã biết tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế đã và đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thời cơ mới và nhiều thách thức khó khăn. Thách thức không chỉ ở việc Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm thấp, năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng còn yếu, cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý, chưa huy động được hiệu quả mọi nguồn lực phát triển, trình độ quản lý còn nhiều bất cập... mà còn ở chỗ pháp luật thương mại quốc tế với những chế định pháp lý phức tạp còn nhiều mới mẻ đối với Việt Nam. Cùng với những thách thức, Việt Nam cũng có nhiều thời cơ mới. Đó là cơ hội mở rộng thị trường, cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cơ hội được đảm bảo ổn định trong tiếp cận thị trường, cơ hội được hưởng ưu đãi từ bên ngoài, hay cơ hội tiếp cận công nghệ mới và thu hẹp khoảng cách phát triển…Trước những thời cơ mới và thách thức mới, Việt Nam đang phải lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp, mà về cơ bản là thực hiện chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước với những tiêu thức phù hợp với thời đại. Theo đó, tiến trình đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên, là trọng điểm của kinh tế đối ngoại, và tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là những mục tiêu Việt Nam đề ra để thực hiện thành công chiến lược trên. Tuy nhiên, để tạo thêm các mặt hàng chủ lực hay nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa có xuất xứ Việt Nam trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần tranh thủ những ưu đãi từ bên ngoài dành cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam. Và một trong những chứng từ quan trọng mang lại lợi thế cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Mặc dù ra đời và được sử dụng từ rất lâu, nhưng phải đến khi Nhà nước có chính sách mở cửa nền kinh tế, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới thực sự được quan tâm một cách thỏa đáng. Có thể coi Giấy chứng nhận xuất xứ là một trong những chứng từ quan trọng, một tấm giấy thông hành để đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, tận dụng được hết những lợi thế của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không phải là một vấn đề đơn giản. Hiện nay, trên thế giới, mỗi quốc gia, mỗi hệ thống kinh tế áp dụng một chế độ xuất xứ khác nhau. Mỗi chế độ xuất xứ này lại có những quy định khác nhau về tiêu chuẩn xuất xứ, về bằng chứng, chứng từ... Điều này đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải nghiên cứu và tuân thủ đầy đủ, chính xác các quy định về xuất xứ và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cách nhìn đúng hơn trong việc áp dụng các quy tắc xuất xứ theo một số Hiệp định quốc tế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và vấn đề sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, em đã chọn đề tài: “Quy chế pháp lý về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Bằng phương pháp khảo sát từ thực tế, phương pháp tổng hợp và phân tích quy tắc xuất xứ của một số Hiệp định quốc tế có ảnh hưởng tới Việt Nam, đề tài này cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam.
Khoá luận gồm lời nói đầu và 3 chương:
Chương 1: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các điều ước quốc tế xác định xuất xứ hàng hóa .
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy tắc xuất xứ và sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam.
Ngoài ra, phần cuối khoá luận có phần phụ lục: Các mẫu C/O chủ yếu và cách khai
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, em không thể trình bày được hết thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động cấp và sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước ta trong những năm vừa qua. Thêm vào nữa, khoá luận tốt nghiệp mới chỉ dừng lại ở kết quả của quá trình nghiên cứu, phân tích tài liệu, chưa có nhiều kinh nghiệm từ thực tế nên không thể tránh được những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Xuân Nữ - Bộ môn Kinh tế Ngoại thương và các cán bộ trong Bộ Thương mại tại Hà Nội đã chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 12/12/2003
Sinh viên thực hiện
Mai Quỳnh Phương
CHƯƠNG I
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VÀ NHỮNG ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HOÁ.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
í nghĩa của việc xác định xuất xứ hàng hoá.
Xuất xứ (Origin) của hàng hoá được hiểu là nơi sản xuất, khai thác, chế biến ra hàng hoá đó. Việc xác định xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế.
Thứ nhất, xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá, nhất là những sản phẩm thô và đặc sản. Xuất xứ hàng hoá giúp chúng ta hình dung được nguồn gốc, quê hương, nơi sản xuất của hàng hoá, từ đó chúng ta có thể nhìn nhận hay đánh giá qua được chất lượng của hàng hoá đó. Điều này đã được chứng thực ở nhiều quốc gia, chẳng hạn nói đến Pháp người ta nghĩ ngay đến đất nước của rượu vang đỏ được chiết xuất từ những cánh đồng nho bạt ngàn, hay nói đến Braxin người ta nghĩ ngay đến quê hương của cà phê với chất lượng nổi tiếng thế giới. Như vậy có thể coi việc xác định xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá.
Thứ hai, xuất xứ hàng hoá có liên quan đến việc tính thuế quan nhập khẩu, cụ thể là đến việc vận dụng mức thuế (thuế ưu đãi, hoặc thuế bình thường hay thuế trả đũa), đến những thủ tục hải quan (nếu hàng từ nước anh em đến thủ tục có thể đơn giản, nếu hàng từ nước thù địch đến có thể bị kiểm tra, khám xét kỹ càng hơn).
Chính sách thương mại của các quốc gia và thoả thuận thương mại khu vực đôi khi có sự phân biệt. Việc xác định được xuất xứ hàng hoá giúp có thể phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại đặc biệt và đâu là hàng không được hưởng ưu đãi. Ví dụ khi nói tới một mặt hàng có xuất xứ từ nước A nào đấy, nước nhập khẩu có thể xác định ngay thái độ cụ thể đối với hàng hoá nhập khẩu đó, có thể thủ tục rất đơn giản hoặc có thể bị kiểm tra giám sát rất phức tạp. Điều này cũng liên quan trực tiếp đến việc xác định thuế quan nhập khẩu và việc vận dụng các mức thuế khác nhau đối với nước xuất khẩu đó. Nếu nước A được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan từ nước nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu theo những hiệp định ưu đãi thì nước nhập khẩu phải đảm bảo áp dụng thuế suất thấp hơn hoặc ưu đãi đối với sản phẩm có xuất xứ từ nước xuất khẩu A.
Thứ ba, xác định xuất xứ hàng hoá còn có tác dụng trong việc thực hiện chính sách thương mại của một nước hay một khối nước dành cho nước hay khối nước cụ thể nào khác. Chẳng hạn, trên cơ sở kết quả thống kê về hàng hoá có chứng nhận xuất xứ được hưởng ưu đãi, liên minh Châu Âu (EU) có thể xác định được mức độ phát triển kinh tế chung và kinh tế từng ngành hàng của các nước ưu đãi. Từ đó EU sẽ áp dụng chính sách nước trưởng thành và hàng trưởng thành đối với một số nước có tốc độ phát triển khá cao theo quyết định đề nghị của Uỷ ban Châu Âu về việc sửa đổi chế độ ưu đãi thuế quan mới đối với một số nước đang phát triển và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1995 đến 31/12/1997. Theo quyết định đề nghị này, các mức ưu đãi sẽ được chuyển dần từ các nước đang phát triển giàu có sang các nước kém phát triển hơn. Thực tế là các nước Bruney, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore…từ 01/01/1997 không còn trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của EU do mức độ phát triển kinh tế của các nước này được EU xếp vào loại tương đối cao.
Thứ tư, xác định xuất xứ hàng hoá là yếu tố cần thiết cho việc thu thập số liệu thống kê thương mại. Xác định xuất xứ khiến cho việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại hàng năm được tiến hành dễ dàng hơn.
Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hoá là chỉ tiêu quan trọng cho việc đánh giá chất lượng, là công cụ để thực hiện chính sách thương mại trong quan hệ song phương và đa phương của các quốc gia. Trong điều kiện hiện nay, khi việc gia nhập các liên kết kinh tế - thương mại khu vực và thế giới trở thành một xu thế, một nhu cầu bức thiết nhằm duy trì và đẩy mạnh quan hệ thương mại, thì việc xác định xuất xứ hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of origin - C/O)
2.1.Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
Nhiều hiệp định quốc tế, nhiều văn bản pháp luật của các quốc gia đã đưa ra khái niệm về C/O, nhưng hiện nay vẫn chưa thể đi đến một quy định thống nhất về C/O. Điều này xuất phát từ thực tế là do C/O có nhiều mẫu khác nhau, mỗi mẫu lại có một quy định riêng. Cơ quan cấp C/O cũng không thống nhất trên thế giới. Do đó tuỳ theo mỗi loại C/O hay tuỳ theo quy định của từng quốc gia mà sẽ có khái niệm cụ thể khác nhau về C/O và để có một khái niệm chung thống nhất về C/O là rất khó. ở Việt Nam, khái niệm về C/O được đưa ra tuỳ vào từng loại cụ thể. Theo điểm 2, mục I, phần những quy định chung của Thông tư liên tịch của Bộ Thương Mại và Tổng cục Hải Quan số 09/2000/TTLT - BTM - TCHQ ngày 17/04/2000: “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (Certificate of origin, dưới đây gọi tắt là C/O) quy định tại Thông tư liên tịch này là chứng từ do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp xác nhận xuất xứ của một lô hàng xuất khẩu hay nhập khẩu”. Pháp luật Việt Nam cũng đưa ra một khái niệm để cụ thể hoá C/O mẫu D. Theo điều 1 Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam - Mẫu D để được hưởng các ưu đãi theo “Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)” (ban hành kèm theo Quyết định số 416/TM - ĐB ngày 13 tháng 5 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại) thì C/O mẫu D được định nghĩa là: “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam - Mẫu D (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận Mẫu D) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực của Bộ Thương mại cấp cho hàng hoá của Việt Nam để được hưởng các ưu đãi theo “Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA)” (dưới đây gọi tắt là hiệp định CEPT)””. Hiệp định CEPT là Hiệp định quốc tế giữa các nước thành viên ASEAN mà Việt Nam đã ký kết tham gia tại Băng Cốc - Thái Lan ngày 15 tháng 12 năm 1995 và được thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 1996.
Như vậy, mặc dù khái niệm về C/O được cụ thể hoá theo từng mẫu nhưng tựu chung lại ta có thể hiểu C/O là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc nơi khai thác ra hàng hoá. Nội dung của C/O bao gồm tên và địa chỉ của người mua, tên và địa chỉ của người bán, tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Một bộ C/O thường bao gồm một bản gốc và các bản sao. Bản gốc được phân loại theo mầu, theo mẫu, được đóng dấu hay in chữ “Original”. Các bản sao cũng được phân loại theo cách tương tự, thường có mầu trắng và được phân biệt với bản gốc bằng cách đóng dấu “copy”. Trong một số trường hợp các bản sao được phân biệt bằng cách đóng dấu số thứ tự như duplicate, triplicate…hoặc cũng có thể có mầu khác nhau đã quy định từ trước.
Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của nước người xuất khẩu phải là cơ quan được nhà nước uỷ quyền cấp. Tuỳ thuộc pháp luật từng nước, từng chế độ khác nhau mà cơ quan có thẩm quyền cấp C/O được quy định khác nhau. Chẳng hạn cơ quan cấp C/O mẫu D của các nước ASEAN là không giống nhau.
- Bruney: Bộ Công nghiệp và Tài nguyên cấp C/O mẫu D
- Indonesia: Bộ Thương mại cấp C/O mẫu D
- Malaysia: Bộ Ngoại thương và Công nghiệp cấp C/O mẫu D
- Lào: Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại cấp C/O mẫu D
- Mianma: Vụ Thương mại, Bộ Thương mại cấp C/O mẫu D
- Philippine: Cục phối hợp xuất khẩu - Cục Hải Quan cấp C/O mẫu D
- Singapore: Hội đồng phát triển thương mại cấp C/O mẫu D
- Thái Lan: Vụ ưu đãi thương mại, Bộ Thương mại cấp C/O mẫu D
ở Việt Nam, C/O mẫu D sang các nước ASEAN và C/O mẫu A cấp cho hàng giầy dép đi EU do Bộ Thương mại cấp. Các mẫu khác do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp (theo điểm 8, điều 6, Điều lệ (sửa đổi) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã được thủ tướng Chính phủ phê chuẩn tại QĐ 315/TTg ngày 12/05/1997).
Luật điều chỉnh về C/O thường là luật quốc gia của nước nhập khẩu. Trong trường hợp quốc gia đó không có quy định riêng về C/O, nhưng có tham gia vào các tổ chức quốc tế có Hiệp định quốc tế quy định về C/O thì luật điều chỉnh là các Hiệp định quốc tế. Cụ thể, Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) được ký kết giữa các quốc gia thuộc ASEAN và Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là những ví dụ điển hình. Hiệp định CEPT có quy định cụ thể về C/O được áp dụng cho các sản phẩm ASEAN là C/O mẫu D. Do các nước thuộc ASEAN không có luật riêng điều chỉnh về C/O nên khi tham gia Hiệp định CEPT, các nước này phải tuân thủ và cụ thể hoá các quy định về C/O của Hiệp định này để áp dụng cho quốc gia mình. Hay với các nước tham gia vào Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP thì có các quy định chung về C/O của các nước cho hưởng GSP đối với các nước được hưởng GSP. Các quốc gia khi tham gia vào hệ thống này với tư cách là nước được hưởng bắt buộc phải tuân theo các quy định về C/O do các nước cho hưởng đề ra.
2.2. Nội dung cơ bản của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
Tuỳ theo quy định của từng nước khác nhau, từng hệ thống quy chế khác nhau mà C/O có nội dung khác nhau. Nhìn chung tất cả các loại C/O phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung của C/O phải phù hợp với quy định của hợp đồng hay thư tín dụng (L/C) và các chứng từ khác như vận đơn (B/L), hoá đơn thương mại…Nội dung của C/O bao gồm các vấn đề sau:
- Tên giao dịch của đơn vị xuất hàng + địa chỉ + tên nước.
- Tên giao dịch của người nhận hàng + địa chỉ + tên nước (Xem quy định của hợp đồng hay của L/C. Một số trường hợp L/C quy định đánh chữ: To Order hay to Order of…).
- Tên phương tiện vận tải sử dụng để vận chuyển hàng hoá. (Nếu gửi bằng máy bay đánh chữ By Air, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tầu + từ cảng nào? Đến cảng nào?).
- Tên cảng bốc, cảng dỡ hàng.
- Tên hàng, mô tả hàng hoá theo tên thương mại thường dùng. Tên hàng phải phù hợp với quy định của hợp đồng hay L/C.
- Số thứ tự hàng hoá.
- Ký mã hiệu của hàng hoá (mã HS).
- Số lượng, trọng lượng hoặc trọng lượng cả bì của hàng hoá.
- Lời khai của chủ hàng về tính xuất xứ của hàng hoá (nguồn gốc hoặc nơi khai thác hàng).
- Tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hoá.
- Thời hạn giao hàng.
- Các thông tin khác.
- Chữ ký và dấu của nhà xuất khẩu.
- Xác nhận của Cơ quan Hải quan tại nơi xuất hàng.
- Xác nhận của Cơ quan Hải quan có thẩm quyền cấp C/O ở nước xuất khẩu.
Các nội dung trên sẽ được hướng dẫn cách ghi theo thứ tự vào các ô của mỗi loại C/O tuỳ theo mẫu được cấp phép.
2.3. Phân loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
Do sự đa dạng phong phú của các quan hệ kinh tế, các hệ thống chế độ, chính sách mà ngày nay có nhiều loại C/O khác nhau. Có thể phân loại giấy C/O theo các mẫu in sẵn như sau:
- Mẫu A cấp cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước được hưởng ưu đãi trong Hệ thống ưu đãi phổ cập (General System of Preferences - GSP) nhằm đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ của các nước hưởng GSP (trừ Mỹ không yêu cầu phải có).
- Mẫu B cấp cho mọi hàng hoá có xuất xứ từ nước mình, không nhằm mục đích ưu đãi gì ngoài việc xác định nơi sản xuất, chế biến hàng hoá.
- Mẫu C cấp cho hàng hoá của một nước thành viên ASEAN xuất khẩu sang một nước thành viên khác của ASEAN theo thoả thuận thương mại ưu đãi (Preferential Trading Arrangement - PTA).
- Mẫu D cấp cho hàng hoá có xuất xứ ASEAN để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Commonly Effective Preferential Tariff -CEPT) nhằm tiến tới thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
- Mẫu T cấp cho sản phẩm dệt, may mặc được sản xuất tại nước mình, xuất khẩu sang các nước có ký kết hiệp định hàng dệt may với nước mình.
- Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng dệt thủ công là mẫu cấp cho các loại hàng dệt thủ công của nước mình xuất khẩu sang EU theo Nghị định thư về hàng dệt may.
- Mẫu O cấp cho cà phê xuất khẩu từ các nước thành viên của tổ chức cà phê quốc tế (International Coffee Organization – ICO) sang các nước khác cũng là thành viên của ICO.
- Mẫu X cấp cho cà phê xuất khẩu từ các nước thành viên của ICO sang các nước khác không phải là thành viên của ICO.
Ngoài ra còn có một số loại mẫu đặc biệt khác theo quy định của nước nhập khẩu, ví dụ: mẫu 39A của New Zealand, mẫu đặc thù của Mexico…
Phần lớn các mẫu này do tổ chức phi chính phủ, như Phòng Thương mại cấp, riêng mẫu D phải do một Cơ quan Chính phủ cấp.
Tác dụng của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
C/O có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu. Tầm quan trọng của C/O có thể được xem xét ở nhiều khía cạnh: tác dụng đối với người xuất khẩu, với người nhập khẩu, với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thậm chí nó còn đóng vai trò quan trọng đối với cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
3.1. Tác dụng của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với chủ hàng.
a. Tác dụng của C/O đối với người xuất khẩu.
- C/O nói lên phẩm chất của hàng hoá đảm bảo chất lượng hàng khi xuất khẩu, đặc biệt là các hàng thổ sản mà tên của nó gắn liền với tên địa phương nơi sản xuất các sản phẩm nổi tiếng trên thế giới. Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, nếu đối tượng mua bán ghi trong hợp đồng được gắn với tên và địa danh nơi sản xuất đã có tiếng tăm thì đã chứng minh được phẩm chất của hàng hoá đó.
- C/O là bằng chứng, chứng từ để nước xuất khẩu chứng minh xuất xứ của hàng được giao là phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng.
- C/O là căn cứ để tiến hành thông quan hàng hoá xuất khẩu. Theo quy chế của hải quan nếu có quy định về xuất trình C/O cho lô hàng xuất khẩu, thì nó là một chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ để hải quan thông quan hàng hoá.
- C/O là một chứng từ thiết yếu trong bộ chứng từ thanh toán để được thanh toán tiền hàng khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Khi hợp đồng mua bán ngoại thương quy định phương thức thanh toán bằng L/C thì người xuất khẩu chỉ được nhận tiền thanh toán khi C/O được xuất trình cùng với các chứng từ khác. Nếu thiếu C/O thì bộ chứng từ coi như chưa đủ theo quy định của L/C và ngân hàng sẽ không chấp nhận thanh toán.
- C/O trong chế độ ưu đãi phổ cập GSP là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá và đàm phán tăng giá hàng hoá hoặc giá gia công của nhà xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu ở những nước được hưởng ưu đãi thường sử dụng C/O làm phương tiện cạnh tranh với các nước khác không được hưởng ưu đãi cho cùng một loại mặt hàng có phẩm chất và giá cả tương đương. Tác dụng của C/O càng lớn hơn khi mặt hàng xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá được miễn thuế hoàn toàn, bởi khi đó nhà xuất khẩu có điều kiện để đàm phán nâng giá lên cao hơn.
b. Tác dụng của C/O đối với người nhập khẩu.
- C/O là căn cứ để làm thủ tục nhập khẩu. Nếu thiếu C/O, Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu sẽ không làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng hoặc sẽ tính thuế nhập khẩu ở mức cao nhất đối với hàng hoá mà trên thực tế hàng hoá đó có thể được giảm thuế, thậm chí là miễn thuế.
- C/O là cơ sở xác định xuất xứ phù hợp của sản phẩm cần nhập khẩu, là cơ sở để nhà nhập khẩu chắc chắn rằng sản phẩm mà họ mua có xuất xứ từ nước mà họ muốn. Nước xuất xứ của sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với nhà nhập khẩu bởi nó liên quan trực tiếp đến mục đích mua hàng của nhà nhập khẩu.
- C/O là căn cứ để nhà nhập khẩu chứng minh không vi phạm những quy định về xuất xứ hàng hoá nhập khẩu. Có quốc gia khi thực hiện chính sách thương mại với quốc gia khác như cấm vận, cấm nhập khẩu các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập…thì C/O là một bằng chứng quan trọng đối với họ để thực hiện chính sách này. Cụ thể quốc gia đó sẽ dựa vào C/O để theo dõi và chứng minh hàng hoá nhập khẩu không có xuất xứ từ nước bị cấm nhập khẩu hàng hoá.
- C/O mẫu A là căn cứ để người nhập khẩu được hưởng mức thuế ưu đãi GSP, tức là giảm thuế nhập khẩu, giảm chi phí nhập khẩu, tăng lợi nhuận kinh doanh. Thông thường ở hầu hết các nước cho hưởng ưu đãi GSP, mức thuế ưu đãi phổ biến đối với đa số sản phẩm được hưởng GSP là 50% so với mức thuế MFN, cũng có những nước cho hưởng nhiều hơn hoặc ít hơn mức 50% so với mức MFN. Nếu quốc gia nào được hưởng ưu đãi GSP từ các nước cho hưởng thì hiển nhiên hàng hoá của quốc gia được hưởng khi nhập vào nước cho hưởng sẽ được giảm thuế nhập khẩu, từ đó có cơ hội tăng lợi nhuận cho mình.
3.2. Tác dụng của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với Cơ quan Hải quan.
a. Tác dụng của C/O đối với Cơ quan Hải quan nước xuất khẩu.
Khi thủ tục thông quan hàng hoá có quy định phải dựa trên sự xuất trình đầy đủ các chứng từ hàng hoá, trong đó có C/O, thì C/O là một căn cứ quan trọng để Cơ quan Hải quan cho phép người xuất khẩu thông quan hàng hoá. C/O giúp Cơ quan Hải quan thuận tiện trong việc kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hoá đang làm thủ tục hải quan xuất khẩu, đánh giá được khả năng xuất khẩu thực tế hàng hoá có xuất xứ từ nước mình, xác định được tỷ lệ hàng hoá quá cảnh.
b. Tác dụng của C/O đối với Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu.
C/O giúp Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu kiểm tra, quản lý được hàng hoá nhập khẩu phù hợp với chính sách ngoại thương và quan hệ kinh tế đối ngoại của Chính phủ nước mình và Chính phủ nước xuất xứ hàng hoá. C/O còn giúp Cơ quan Hải quan ngăn chặn được kịp thời hàng hoá từ những nước đang là đối tượng bị hạn chế và cấm nhập khẩu, xác định mức thuế áp dụng cho lô hàng nhập khẩu phù hợp với chế độ thuế quan hiện hành. Trên cơ sở thông tin về C/O cho phép Cơ quan Hải quan tiến hành công tác thống kê ngoại thương, xác định nguồn nhập chủ yếu của từng mặt hàng để từ đó có chế độ tính thuế nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
3.3. Tác dụng của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong việc phát triển kinh tế và quản lý chính sách ngoại thuơng đối với nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
a. Tác dụng của C/O đối với nước xuất khẩu.
C/O là bằng chứng để hưởng ưu đãi thuế quan nếu nước xuất khẩu được hưởng ưu đãi. C/O giúp các nước xuất khẩu tăng cường khả năng thâm nhập hàng hoá vào thị trường nước nhập khẩu, từ đó hàng hoá của nước xuất khẩu trở nên có sức cạnh tranh hơn so với hàng hoá cùng loại của nước không được hưởng ưu đãi (các điều kiện khác là như nhau), tăng lợi nhuận xuất khẩu, tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
b. Tác dụng của C/O đối với nước nhập khẩu.
C/O là cơ sở quan trọng để cơ quan chức năng có liên quan thực hiện công tác thống kê ngoại thương, nắm tình hình nhập khẩu hàng hoá, thực hiện hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm có xuất xứ từ các nước được phân bổ, đánh giá tình hình chất lượng hàng hoá nhập khẩu từ các nước, thị trường khác nhau, xem xét sự tác động về mặt xã hội và vệ sinh môi trường của hàng hoá nhập khẩu. Từ đó, nước nhập khẩu có biện pháp quản lý và xây dựng chính sách nhập khẩu, biểu thuế thích hợp, chính sách xử lý môi trường để bảo vệ sức khoẻ, an ninh…và xác định tiêu chuẩn chất lượng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước khác nhau. C/O cấp cho hàng hoá được hưởng ưu đãi thuế quan là căn cứ để Chính phủ nước cho hưởng nắm được tình hình thực hiện ưu đãi, xây dựng và bổ sung kịp thời, có thể giữ nguyên chế độ ưu đãi hoặc cắt giảm bằng những yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn để được cấp C/O phù hợp hoặc tuyên bố cắt thẳng.
II. Các quy tắc xác định xuất xứ hàng hoá theo hiệp định quốc tế.
Quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới càng phát triển thì các quốc gia càng quan tâm đến xuất xứ hàng hoá để áp dụng các chế độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại đặc biệt. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều Hiệp định quốc tế quy định hay đề cập đến quy tắc xác định xuất xứ hàng hoá. Các hiệp định quốc tế đó có thể là Hiệp định song phương hay Hiệp định đa phương. Ngoài ra trong từng khu vực kinh tế cũng có những Hiệp định riêng quy định về quy tắc xuất xứ. Tuy nhiên trong phần này chỉ đề cập đến hai Hiệp định quốc tế là Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT. Đây là những Hiệp định đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và áp dụng theo.
1. Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).
Khái quát về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT.
Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) là hiệp định quốc tế giữa các nước thành viên ASEAN về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung để tiến tới thành lập khu vực mậu dịch tự do AESAN-AFTA (Asean free trade area), được ký tại Singapore ngày 28/01/1992 giữa chính phủ các nước Bruney, Indonexia, Philippine, Singapore và Thái Lan nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại, thúc đẩy phát triển sản xuất và thương mại.
Việt Nam sau khi trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/07/1995, cũng đã ký Nghị định thư tham gia Hiệp định CEPT vào ngày 15/12/1995 và chính thức bắt đầu thực hiện Hiệp định này từ ngày 01/01/1996.
Hiệp định CEPT là công cụ chính để thực hiện tự do mậu dịch ASEAN-AFTA. Mục tiêu chính của AFTA là nhằm tăng tính cạnh tranh của hàng hoá sản xuất tại ASEAN trên thị trường quốc tế. Thông qua hiệp định CEPT, các nước thành viên trong ASEAN thoả thuận việc giảm thuế quan thương mại trong nội bộ ASEAN xuống từ 0 -5% đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi thuế quan trong vòng 10 năm bắt đầu từ 1/1/2003 (2006 đối với Việt Nam, 2008 đối với Lào và Myanma). Như vậy công cụ chính để thực hiện AFTA là cắt giảm hàng rào thuế quan, việc loại bỏ các hàng rào thương mại nội bộ xuống còn 0 - 5%. Tuy nhiên bên cạnh vấn đề cắt giảm thuế quan, việc loại bỏ các rào cản thương mại và việc hợp tác trong lĩnh vực hải quan cũng đóng vai trò quan trọng và không thể tách rời khi xây dựng một khu vực mậu dịch tự do.
Hiệp định CEPT được áp dụng với tất cả các sản phẩm chế tạo, kể cả sản phẩm cơ bản và sản phẩm nông sản, ngoại trừ các sản phẩm được các nước đưa vào Danh mục loại trừ hoàn toàn theo Điều 9 của Hiệp định (Theo Hiệp định CRPT ban đầu, sản phẩm nông sản chưa chế biến sẽ được loại trừ ra khỏi Chương trình CEPT. Tuy nhiên hiệp định CEPT sửa đổi năm 1994 đã quyết định đưa tất cả các sản phẩm nông sản chưa chế biến vào Chương trình CEPT).
Để triển khai xây dựng nhanh chóng khu vực mậu dịch tự do ASEAN, các nước thành viên bắt tay vào thực hiện chương trình CEPT. Các nước này đã đệ trình danh mục các sản phẩm CEPT trong cuộc họp Hội đồng AFTA 4 tổ chức tại Singapore ngày 06.10.1993. Danh mục các sản phẩm CEPT được đệ trình bao gồm:
- Mô tả sản phẩm trên cơ sở mã Hệ thống Điều hoà HS.
- Danh mục các sản phẩm cắt giảm thuế, Danh mục loại trừ hoàn toàn và Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến.
- Lịch trình giảm thuế theo chương trình giảm nhanh và giảm bình thường tới năm 2008.
Theo danh mục đệ trình tại Hội nghị AFTA 4 có 41.147 mặt hàng chịu thuế (Tariff line) trong Danh mục cắt giẳm thuế, chiếm 88,37% tổng số mặt hàng chịu thuế của các nước thành viên; 3.321 mặt hàng chịu thuế trong Danh mục loại trừ tạm thời, chiếm 6,85%; 476 mặt hàng chịu thuế trong Danh mục loại trừ hoàn toàn và 1.675 mặt hàng chịu thuế trong danh mục hàng nông sản của các nước và tỷ trọng của lượng các mặt hàng chịu thuế trong từng danh mục của các nước và tỷ trọng từng danh mục với tổng số các mặt hàng chịu thuế được đề cập tại bảng sau.
Bảng 1: Danh mục giảm thuế của các nước ASEAN.
Giảm nhanh
Giảm thường
Tổng số
Mặt hàng
chịu thuế
%
Mặt hàng
chịu thuế
%
Mặt hàng
chịu thuế
%
Brunei D
2.420
36,98
3.659
55,91
6.079
92,89
Inđônêxia
2.816
30,01
4.539
48,37
7.355
78,38
Malaixia
3.166
31,52
5.611
55,87
8.777
87,39
Philipin
1.033
18,48
3.418
61,13
4.451
79,61
Xingapo
2.205
37,74
3.517
60,20
5.722
97,94
Thái Lan
3.509
37,64
5.254
56,36
8.763
94,00
Tổng số
15.149
32,06
25.998
56,31
41.147
88,37
Nguồn: Biểu thuế nhập khẩu áp dụng trong phạm vi ASEAN
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh – Tháng 7/2003
Mặc dù các nước thành viên có quyền lựa chọn để bắt đầu thực hiện chương trình giảm thuế quan trong vòng 3 năm, các nước này đã bắt đầu thực hiện chương trình giảm thuế đàu tiên từ ngày 1/1/1994 trừ trường hợp của Brunei do những yêu cầu về mặt hành chính bắt đầu vào ngày 1/6/1994. Chương trình giảm thuế đầu tiên của năm 1994 của các nước gồm:
- Brunei Đarussalam: 1.408 nhóm mặt hàng (HS - 6 chữ số)
- Indonexia: 2.001 mặt hàng chịu thuế (HS - 9 chữ số)
- Malaixia: 3.776 mặt hàng chịu thuế (HS - 9 chữ số)
- Philippin: 1.052 mặt hàng chịu thuế (HS - 8 chữ số)
- Singapo: 373 mặt hàng chịu thuế (HS - 6 chữ số)
- Thái Lan: 1.327 nhóm mặt hàng (HS - 6 chữ số)
Chương trình cắt giảm thuế nhanh được thiết lập nhằm cắt giảm thuế nhanh chóng cho 15 mặt hàng thuộc 34 chương trong bảng HS đã được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 bao gồm: xi măng, điện tử, phân bón, sản phẩm da, bột giấy, dệt may, đá quý và kim hoàn, đồ đạc bằng mây và gỗ, dầu thực vật, hoá chất, dược phẩm, đồ plastic, sản phẩm cao su, đồ gốm và thuỷ tinh, catốt bằng đồng. Chương trình giảm thuế nhanh được áp dụng cho những sản phẩm có thuế suất trên 20% (>20%) sẽ được giảm xuống 0 - 5% (01/01/2000). Những sản phẩm có thuế suất bằng hoặc dưới 20% sẽ được giảm thuế xuống 0 - 5% trong vòng 5 năm (01/01/1998).
Chương trình giảm thuế bình thường được thiết lập cho việc giảm thuế đối với các sản phẩm thuộc chương trình CEPT nhưng không thuộc 15 nhóm sản phẩm nói trên.
Chương trình giảm thuế bình thường được áp dụng cho những sản phẩm có thuế suất lớn hơn 20% (> 20%) sẽ được giảm qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu giảm xuống còn 20% trong 5 năm (01/01/1998) và tiếp tục giảm từ 20% xuống còn 0 - 5% trong 5 năm tiếp theo (0._.1/01/2003). Những sản phẩm có thuế suất bằng hoặc dưới 20% (= < 20%) sẽ còn được giảm thuế xuống còn 0 - 5% trong 7 năm (01/01/2000). Chương trình giảm thuế bình thường của các nước là khác nhau tuỳ thuộc vào tình hình của nước đó. Tuy nhiên những mặt hàng chủ yếu trong danh mục này là hàng máy móc, thiết bị, thiết bị điện, sản phẩm sắt và thép. Máy móc và dụng cụ cơ khí là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục hàng cắt giảm bình thường của tất cả các nước thành viên.
Tuy nhiên để được hưởng ưu đãi, sản phẩm của các nước thành viên ASEAN nhập khẩu phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Sản phẩm phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế của cả nước nhập khẩu và xuất khẩu (nguyên tắc có đi có lại) và phải có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20%.
- Phải thuộc chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua (được chính thức thừa nhận).
- Phải là sản phẩm của ASEAN, nghĩa là phải thoả mãn yêu cầu có tối thiểu 40% hàm lượng có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia thành viên nào trong ASEAN.
- Khi làm thủ tục để xuất khẩu sản phẩm thuộc diện ưu đãi CEPT, doanh nghiệp xuất khẩu phải có C/O. Hiệp định CEPT quy định C/O dùng cho hàng hoá ASEAN là C/O mẫu D.
Quy chế xuất xứ dùng cho hiệp định CEPT.
Một sản phẩm sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan khi nó đáp ứng các quy định về xuất xứ trong chương trình CEPT. Quy chế xuất xứ theo hiệp định CEPT bao gồm 8 quy tắc: quy tắc xác định xuất xứ của sản phẩm, quy tắc xuất xứ thuần tuý, quy tắc xuất xứ không thuần tuý, quy tắc xuất xứ cộng gộp, quy tắc vận tải trực tiếp, quy tắc xử lý bao hàng hoá, quy tắc về giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, quy tắc xem xét lại. Dưới đây là những nội dung chính của quy tắc xuất xứ theo hiệp định CEPT.
a. Quy tắc xác định xuất xứ của sản phẩm.
Các hàng hoá thuộc diện CEPT được nhập khẩu vào một nước thành viên từ một nước thành viên khác sẽ đủ điều kiện được hưởng ưu đãi nếu chúng đáp ứng yêu cầu xuất xứ theo một trong các điều kiện:
- Các hàng hoá có xuất xứ thuần tuý (được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu).
- Các hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý (không được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu).
Việc xác định hàng hoá có xuất xứ thuần tuý và hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý cũng chính là xác định xem hàng hoá nhập khẩu có đáp ứng được yêu cầu phải có tối thiểu 40% hàm lượng nguyên phụ liệu của các nước ASEAN trong sản phẩm hay không.
b. Quy tắc hàng hoá có xuất xứ thuần tuý.
Theo hiệp định CEPT, các hàng hoá sau đây được coi là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý:
(a). Các khoáng sản được khai thác từ lòng đất, mặt nước hay đáy biển của nước đó;
(b). Các hàng hoá nông sản được thu hoạch ở nước đó;
(c). Các động vật được sinh ra và chăn nuôi ở nước đó;
(d). Các sản phẩm từ động vật được nêu ở mục (c.) trên đây;
(e). Các sản phẩm thu được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nước đó;
(f). Các sản phẩm thu được do đánh cá trên biển và các đồ hải sản do các tàu của nước đó lấy được từ biển;
(g). Các sản phẩm được chế biến hay sản xuất trên boong tàu của nước đó từ các sản phẩm nêu ở mục (f.) trên đây;
(h). Các nguyên liệu đã qua sử dụng được thu nhặt ở nước đó, chỉ dùng để tái chế nguyên liệu;
(i). Đồ phế thải từ các hoạt động công nghiệp tại nước đó;
(j). Các hàng hoá được sản xuất từ các sản phẩm từ mục (a.) đến mục (i.).
c. Quy tắc hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý.
Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý là hàng hoá không được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại nước thành viễn xuất khẩu. Theo hiệp định CEPT hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý phải đáp ứng các quy định sau:
Quy định 1:
(a). Hàng hoá được coi là có xuất xứ từ các nước thành viên AESAN, nếu có ít nhất 40% hàm lượng xuất xứ từ bất cứ quốc gia thành viên nào.
(b). Theo tiêu chuẩn mục (a) ở trên, các sản phẩm được chế tạo hoặc gia công mà có tổng giá trị nguyên phụ liệu được sử dụng có xuất xứ từ các nước không phải là thành viên ASEAN hoặc có xuất xứ không xác định được không vượt quá 60% của giá FOB của sản phẩm được sản xuất hoặc chế biến có quá trình sản xuất cuối cùng được thực hiện trên lãnh thổ nước xuất khẩu là thành viên.
Quy định 2: Giá trị nguyên phụ liệu không xuất xứ từ ASEAN sẽ là:
(a). Giá CIF của hàng hoá tại thời điểm nhập khẩu;
(b). Giá xác định ban đầu của sản phẩm có xuất xứ không xác định được tại lãnh thổ của nước thành viên nơi thực hiện quá trình gia công chế biến
Công thức 40% hàm lượng ASEAN như sau:
Giá trị nguyên phụ liệu Giá trị nguyên phụ
nhập khẩu từ nước không + liệu có xuất xứ không
phải là thành viên ASEAN xác định được
---------------------------------------------------------------x 100% < 60%
Giá FOB
d. Quy tắc xuất xứ cộng gộp.
Theo hiệp định CEPT, hàng hóa có xuất xứ cộng gộp cũng được coi là hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý. Quy tắc này chỉ ra rằng các sản phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu xuất xứ quy định tại Quy tắc xác định xuất xứ của sản phẩm và được sử dụng tại một nước thành viên như là đầu vào của một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều kiện được hưởng ưu đãi tại nước thành viên khác sẽ được coi là các sản phẩm có xuất xứ tại nước thành viên là nơi tổ chức gia công chế biến sản phẩm cuối cùng miễn là tổng hàm lượng ASEAN của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%.
e. Quy tắc vận tải trực tiếp.
Theo quy định của CEPT, các trường hợp sau được coi là vận tải trực tiếp từ nước xuất khẩu là thành viên đến nước nhập khẩu là thành viên:
- Hàng hoá được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước ASEAN nào;
- Hàng hoá được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là thành viên ASEAN nào khác;
- Hàng hoá được vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian không phải thành viên ASEAN có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời tại các nước đó với điều kiện:
+ Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hay do yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải hàng;
+ Hàng hoá không được mua bán hoặc sử dụng ở nước quá cảnh đó; và
+ Không được sử lý gì đối với sản phẩm ngoài việc dỡ hàng và tái xếp hàng hoặc những công việc cần thiết để giữ hàng trong điều kiện đảm bảo.
f. Quy tắc xử lý bao bì hàng hoá.
Quy tắc này nêu ra hai trường hợp:
- Trong trường hợp để xác định thuế hải quan, một nước thành viên sẽ xét hàng hoá tách riêng với bao bì. Đối với hàng nhập khẩu chuyển tới từ một nước thành viên khác, nước thành viên có thể cũng xét riêng xuất xứ của bao bì.
- Trường hợp không áp dụng theo mục trên đây, bao bì sẽ được xét chung với hàng hoá. Phần bao bì dùng do yêu cầu vận tải hoặc lưu kho được coi là có xuất xứ ASEAN.
g. Quy tắc về C/O mẫu D.
Hàng hoá sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nếu có C/O mẫu D do một cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước xuất khẩu là thành viên cấp. Các nước thành viên phải thông báo cho nhau biết cơ quan cấp C/O mẫu D và các thủ tục cấp C/O mẫu D phải phù hợp với các thủ tục được quy định và được Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM) thông qua.
h. Quy tắc xem xét lại.
Quy chế này có thể được xem xét lại khi cần thiết theo yêu cầu của một nước thành viên và có thể được sửa đổi khi được Hội đồng các Bộ trưởng chấp thuận.
1.3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo hiệp định CEPT.
Để thực hiện các quy chế xuất xứ của chương trình CEPT, thủ tục cấp và xác minh C/O mẫu D và các vấn đề hành chính liên quan được quy định như sau:
a. Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O mẫu D.
C/O mẫu D do Cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước xuất khẩu là thành viên cấp. Nước thành viên sẽ thông báo cho tất cả các nước thành viên khác biết tên và điạ chỉ của Cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ cấp C/O mẫu D và cung cấp các chữ ký mẫu và mẫu con dấu chính thức mà cơ quan đó sử dụng. Các thông tin và các mẫu trên sẽ được cung cấp cho tất cả các nước thành viên và gửi bản sao cho Ban thư ký ASEAN. Bất cứ thay đổi gì về tên, địa chỉ cũng như chữ ký và con dấu chính thức phải được thông báo ngay theo phương thức trên. Ngoài ra, để thẩm tra điều kiện hưởng ưu đãi, Cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ được giao cấp C/O mẫu D có quyền yêu cầu xuất trình bất kỳ loại chứng từ cần thiết nào cũng như tiến hành bất kỳ việc kiểm tra nào nếu thấy cần thiết. Nếu quyền này không được pháp luật hiện hành của quốc gia cho phép thì điều này sẽ được đưa vào như là một điều khoản trong mẫu đơn xin cấp C/O.
b. Xin cấp C/O mẫu D.
Nhà sản xuất và/ hoặc nhà xuất khẩu sản phẩm đủ tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi sẽ viết đơn xin Cơ quan hữu quan của Chính phủ kiểm tra xuất xứ hàng hoá trước khi xuất khẩu. Kết quả của việc kiểm tra này, có thể được xem xét lại định kỳ hoặc bất kỳ khi nào thấy cần thiết, sẽ được chấp thuận là chứng cứ hỗ trợ để xác định xuất xứ của hàng hoá sẽ được xuất khẩu sau này. Việc kiểm tra hàng hoá trước khi xuất khẩu có thể không áp dụng đối với hàng hoá, mà (do bản chất của chúng) xuất xứ có thể xác định được dễ dàng.
c. Kiểm tra hàng hoá trước khi xuất khẩu.
Cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ được giao cấp C/O mẫu D sẽ, với khả năng và quyền hạn tối đa của mình, tiến hành kiểm tra thích đáng từng trường hợp nhằm đảm bảo rằng:
- Đơn xin và C/O mẫu D phải được khai đúng, đủ và được người có thẩm quyền ký;
- Xuất xứ của hàng hoá tuân thủ quy chế xuất xứ;
- Các tờ khai trong C/O mẫu D phù hợp với các chứng từ nộp kèm;
- Quy cách, số lượng và trọng lượng hàng hoá, mã hiệu và số lượng kiện hàng, loại kiện hàng được khai phù hợp với hàng hoá xuất khẩu.
Để phục vụ cho việc kiểm tra, tổ chức kiểm tra có quyền yêu cầu người kiểm tra cung cấp hay xuất trình các chứng từ cần thiết có liên quan đến hàng hoá cũng như tiến hành bất kỳ việc kiểm tra hàng hoá nào nếu thấy cần thiết. Việc kiểm tra xuất xứ hàng hoá được tiến hành trước khi hàng hoá xuất khẩu. Riêng đối với hàng hoá cần kiểm tra hàm lượng ASEAN thì tuỳ theo mức độ phức tạp mà việc kiểm tra sẽ được thực hiện ngay từ khâu sản xuất, chế biến. Người xin kiểm tra xuất xứ hàng hoá có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cần thiết để người kiểm tra tiến hành công việc được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
Kiểm tra xuất xứ hàng hoá bao gồm những hạng mục như sau:
- Đặc điểm hàng hoá (chủng loại, quy cách);
- Ký mã hiệu trên kiện hàng;
- Kiểu đóng kiện;
- Số, khối lượng (số, khối lượng cuối cùng căn cứ theo vận đơn);
- Hàm lượng ASEAN.
Khi đi làm thủ tục xin kiểm tra xuất xứ hàng hoá, người xin kiểm tra phải đảm bảo:
- Đã có đủ và sẵn sàng thủ tục để kiểm tra đối với hàng hoá có xuất xứ thuần tuý ASEAN.
- Đã bắt đầu hay đang được sản xuất đối với hàng hoá phải xác định hàm lượng ASEAN.
Hồ sơ xin kiểm tra xuất xứ hàng hoá mẫu D bao gồm:
- Hai tờ đơn xin kiểm tra xuất xứ hàng hoá mẫu D (theo mẫu quy định đính kèm) đã được khai đầy đủ và ký tên (riêng đối với doanh nghiệp thì phải đóng dấu).
- Các chứng từ được gửi kèm treo đơn xin kiểm tra xuất xứ hàng hoá:
+ Đối với hàng hoá có nguyên, phụ liệu nhập khẩu ngoài ASEAN và/hoặc không xác định được xuất xứ phải xuất trình:
i). Quy trình pha trộn, quy trình sản xuất, lắp ráp hay bảng giải trình tỷ lệ pha trộn nguyên phụ liệu đầu vào của hàng hoá.
ii). Hoá đơn, chứng từ để xác định giá nhập theo điều kiện CIF của nguyên, phụ liệu nhập khẩu ngoài ASEAN.
iii). Hoá đơn, chứng từ chứng minh giá nguyên, phụ liệu không xác định được xuất xứ.
+ Đối với hàng có xuất xứ cộng gộp phải xuất trình:
i). Các chứng nhận xuất xứ có thoả mãn điều kiện xuất xứ mẫu D từ các nước thành viên ASEAN.
ii). Các quy trình pha trộn / quy trình sản xuất, lắp ráp hoặc bản giải trình pha trộn nguyên liệu đầu vào của hàng hoá.
Ngoài ra, người xin kiểm tra còn phải nộp:
- Vận đơn
- Hoá đơn thương mại và / hoặc các giấy tờ để chứng minh giá xuất khẩu hàng hoá theo điều kiện FOB trước ngày nhận Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá. Các giấy tờ này có thể nộp bản sao nhưng phải xuất trình bản chính để đối chứng
Người xin kiểm tra xuất xứ hàng hoá mẫu D phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các chi tiết đã kê khai trong vận đơn xin kiểm tra cũng như các chứng từ gửi kèm theo.
d. Cấp C/O mẫu D.
C/O mẫu D phải in theo mẫu trên khổ giấy ISO A4 và phải được làm bằng tiếng Anh. Bộ C/O mẫu D gồm một bản gốc và ba bản sao carbon (carbon copy) có mầu như sau:
- Bản gốc (Original): Màu tím nhạt (light violet)
- Bản sao thứ hai (Duplicate): Màu da cam (orange)
- Bản sao thứ ba (Triplicate): Màu da cam (orange)
- Bản sao thứ tư (Quadruplicate): Màu da cam (orange)
Mỗi bộ C/O phải mang số tham chiếu riêng của mỗi địa điểm hoặc cơ quan cấp. Bản gốc và bản sao thứ ba được nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu để nộp cho Cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu. Bản sao thứ hai sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp C/O tại nước xuất khẩu là thành viên giữ lại. Bản sao thứ tư sẽ do nhà xuất khẩu giữ. Sau khi nhập khẩu hàng hoá, bản sao thứ ba sẽ được đánh dấu thích hợp vào ô thứ tư và gửi lại cơ quan có thẩm quyền cấp C/O trong khoảng thời gian thích hợp. C/O mẫu được nước xuất khẩu là thành viên cuối cùng cấp và phải ghi rõ các quy tắc thích hợp, tỷ lệ phần trăm %, hàm lượng ASEAN có thể áp dụng. Người làm đơn xin cấp C/O mẫu D không được phép tẩy xoá, viết thêm lên trên C/O mẫu D. Các phần còn trống sẽ được gạch chéo để tránh điền thêm sau này.
C/O mẫu D do Cơ quan hữu quan của Chính phủ của nước xuất khẩu là thành viên cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc trong một thời gian ngắn ngay sau đó nếu như hàng hoá được xuất có thể xem là có xuất xứ từ nước thành viên đó theo quy định của quy chế xuất xứ. Trong những trường hợp ngoại lệ khi C/O mẫu D không được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc một thời gian ngắn ngay sau đó, do sai sót không chủ ý hoặc có lý do xác đáng khác, C/O mẫu D có thể được cấp sau có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm xuất khẩu nhưng không vượt quá một năm kể từ ngày giao hàng, và phải ghi rõ “ISSUED RETROACTIVELY”. Trong trường hợp C/O mẫu D bị mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà xuất khẩu có thể viết đơn gửi Cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ, là chính cơ quan đã cấp, xin một bản sao chứng thực (chứng nhận y sao bản chính) của bản gốc và bản sao thứ ba dựa trên cơ sở các chứng từ xuất khẩu do cơ quan đó giữ, phải ghi rõ sự chấp thuận bằng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” vào ô số 12. Bản sao này sẽ đề ngày cấp của bản gốc C/O mẫu D. Bản sao chứng thực của C/O mẫu D phải được cấp không qua một năm kể từ ngày cấp bản gốc C/O mẫu D và với điều kiện là nhà xuất khẩu phải cung cấp bản sao thứ tư cho cơ quan có thẩm quyền cấp C/O mẫu D liên quan.
e. Thủ thục trình C/O mẫu D.
Bản gốc C/O mẫu cùng với bản sao thứ ba sẽ được nộp cho Cơ quan Hải quan vào thời điểm làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá đó. Thời hạn quy định cho việc trình C/O mẫu D như sau:
- C/O mẫu D phải trình cho Cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu là thành viên trong vòng bốn tháng kể từ ngày được Cơ quan hữu quan của Chính phủ nước xuất khẩu là thành viên ký;
- Trong trường hợp hàng hoá đi qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là thành viên ASEAN thì thời hạn xuất trình C/O mẫu D được gia hạn tới 6 tháng;
- Trong trường hợp C/O mẫu D nộp cho Cơ quan hữu quan của Chính phủ nước nhập khẩu là thành viên sau khi hết thời hạn quy định phải nộp thì C/O mẫu D đó vẫn được chấp nhận nếu việc không tuân thủ thời hạn là do bất khả kháng hoặc là do những lý do xác đáng khác ngoài phạm vi kiểm soát của nhà xuất khẩu; và
- Trong mọi trường hợp, Cơ quan hữu quan của Chính phủ nước nhập khẩu là thành viên có thể chấp nhận C/O mẫu D đó với điều kiện là hàng hoá đã được nhập khẩu trước khi hết thời hạn của C/O mẫu D kể trên.
Trong trường hợp vận chuyển hàng hoá có xuất xứ từ nước xuất khẩu là thành viên và có giá trị không vượt quá 200 USD giá FOB thì thủ tục cấp C/O mẫu D sẽ được miễn và chấp nhận việc kê khai đơn giản của nhà xuất khẩu rằng hàng hoá đang được xem xét có xuất xứ từ nước nhập khẩu là thành viên. Hàng hoá gửi qua đường bưu điện có giá trị không vượt quá 200 USD giá FOB cũng được xử lý tương tự.
Khi phát hiện có sự khác biệt nhỏ giữa các lời khai trong C/O mẫu D và lời khai trong các chứng từ nộp cho Cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu là thành viên để làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoá sẽ không làm mất giá trị của C/O mẫu D, nếu thực tế những lời khai đó vẫn phù hợp với hàng hoá được giao.
Việc kiểm tra C/O mẫu D được quy định rất chặt chẽ. Nước nhập khẩu là thành viên có thể yêu cầu kiểm tra lại (retroactive check) một cách ngẫu nhiên bất cứ khi nào có nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hoặc mức độ chính xác của thông tin liên quan đến xuất xứ thực sự của sản phẩm hoặc bộ phận nhất định của sản phẩm đang xét tới. Yêu cầu kiểm tra lại sẽ được gửi kèm với C/O mẫu D có liên quan và nêu rõ lý do cùng bất kỳ thông tin bổ sung nào cho rằng có những điểm trong C/O mẫu D kể trên có thể không chính xác, trừ trường hợp nếu việc kiểm tra được thực hiện một cách ngẫu nhiên. Cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu là thành viên có thể tạm không cho hưởng ưu đãi trong khi chờ đợi kết quả thẩm tra. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn có thể cho phép nhà nhập khẩu nhận hàng theo các thủ tục hành chính cần thiết, với điều kiện là hàng không nằm trong diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ gian lận. Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O mẫu D của Chính phủ khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại sẽ nhanh chóng thụ lý và trả lời trong vòng ba tháng kể từ khi nhận được yêu cầu. Đơn xin cấp C/O mẫu D và tất cả các chứng từ có liên quan đến đơn này sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp C/O mẫu D lưu giữ trong thời gian ít nhất là hai năm kể từ ngày cấp. Những thông tin liên quan tới giá trị pháp lý của C/O mẫu D do nước nhập khẩu là thành viên yêu cầu sẽ được đáp ứng đầy đủ. Tất cả những thông tin trao đổi giữa các nước thành viên có liên quan sẽ được giữ kín và chỉ sử dụng với mục đích xác định tính pháp lý của C/O mẫu D.
f. Các trường hợp đặc biệt.
Khi toàn bộ hoặc một phần lô hàng đã được xuất đi một nước thành viên cụ thể nay thay đổi nơi hàng đến, trước hoặc sau khi hàng hoá tới nước thành viên đó, các quy tắc sau phải được tuân thủ:
- Nếu như hàng hoá đã được trình với Cơ quan Hải quan của một nước nhập khẩu thành viên cụ thể, thì theo đơn yêu cầu của nhà nhập khẩu C/O mẫu D được Cơ quan Hải quan nước này chấp thuận theo như yêu cầu ghi trong đơn đối với toàn bộ hoặc một phần lô hàng và bản gốc được trả lại cho nhà nhập khẩu. Bản sao thứ ba sẽ được gửi lại cho cơ quan cấp C/O mẫu D.
- Nếu như việc thay đổi nơi hàng đến xảy ra trong quá trình vận chuyển tới nước nhập khẩu là thành viên như ghi trong C/O mẫu D, nhà xuất khẩu sẽ nộp đơn cùng với C/O mẫu D đã được cấp xin cấp C/O mẫu D mới cho toàn bộ hay một phần lô hàng đó.
Khi hàng hoá được vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước không phải là thành viên ASEAN, các giấy tờ sau phải xuất trình cho Cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước thành viên nhập khâủ:
- Một vận đơn suốt được cấp tại nước xuất khẩu là thành viên.
- Một C/O mẫu D do Cơ quan hữu quan của Chính phủ nước xuất khẩu là thành viên cấp.
- Một bản sao hoá đơn thương mại gốc của hàng hoá.
Đối với hàng hoá gửi từ một nước xuất khẩu là thành viên để đi tham dự triển lãm ở một nước khác và được bán trong hoặc sau khi triển lãm để nhập khẩu vào một nước thành viên sẽ được hưởng chế độ CEPT với điều kiện là hàng hoá đó đáp ứng các yêu cầu của Quy chế xuất xứ, miễn là phải chứng minh được cho Cơ quan hữu quan của Chính phủ nước nhập khẩu là thành viên rằng:
- Nhà xuất khẩu đã gửi các hàng hoá đó từ lãnh thổ của nước xuất khẩu là thành viên tới nước tổ chức triển lãm và đã trưng bày tại đó.
- Nhà xuất khẩu đã bán hoặc chuyển nhượng hàng hoá đó cho một người nhận hàng trong nước nhập khẩu là thành viên.
- Trong quá trình triển lãm hoặc ngay sau đó hàng hoá đã được chuyển đi bán cho nước nhập khẩu là thành viên trong tình trạng mà hàng đã được gửi tới để tham dự triển lãm.
Để thực hiện các quy định trên, cơ quan hữu quan của nước nhập khẩu là thành viên có thể cấp C/O mẫu D. Tên và địa chỉ của triển lãm phải được ghi rõ. Cơ quan hữu quan của Chính phủ nước tổ chức triển lãm có thể cấp C/O cùng với các chứng từ cần thiết để làm bằng chứng xác nhận rằng hàng hoá đã được trưng bày tại triển lãm.
g. Biện pháp chống gian lận.
Khi nghi ngờ có những hành vi gian lận liên quan đến C/O mẫu D, các Cơ quan có thẩm quyền liên quan của Chính phủ sẽ phối hợp hành động trong từng nước thành viên để xử lý người liên can. Mỗi nước thành viên phải chịu trách nhiệm đưa ra các hình phạt pháp lý đối với các hành vi gian lận liên quan đến C/O mẫu D.
h. Giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp có tranh chấp về xác định xuất xứ, phân loại hàng hoá hoặc các vấn đề khác, cơ quan có thẩm quyền liên quan của Chính phủ tại các nước nhập khẩu và xuất khẩu là thành viên sẽ tham vấn lẫn nhau nhằm giải quyết tranh chấp và kết quả sẽ được thông báo cho các nước thành viên khác để tham khảo. Trong trường hợp tranh chấp không thể giải quyết song phương thì vấn đề đó sẽ được Hội nghị các quan chức cấp cao (SEOM) quyết định.
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
Khái niệm về hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập, viết tắt tiếng Anh là GSP (Generalised System of Preferences) là một chính sách đa phương của hệ thống thương mại toàn cầu trong khuôn khổ của tổ chức liên hợp quốc về thương mại và phát triển, trong đó các nước phát triển đơn phương dành cho hàng hoá của các nước đang phát triển và kém phát triển những khoản ưu đãi về thuế quan (gồm miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu) khi hàng hoá này nhập khẩu vào các nước dành ưu đãi.
GSP làm giảm thuế suất theo chế độ tối huệ quốc hoặc miễn thuế hoàn toàn đối với những sản phẩm nhất định được sản xuất tại các nước được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang các nước dành ưu đãi. Mục tiêu chính của hệ thống GSP là tạo điều kiện để các nước đang phát triển, kém phát triển thấy được khả năng tiềm tàng về mở rộng buôn bán phát sinh từ chế GSP, tăng cường khả năng sử dụng chế độ này bằng cách tăng kim ngạch về xuất khẩu, khuyến khích phát triển công nghiệp và đầu tư, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại như thuế chống phá giá, chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục giấy phép nhập khẩu và pháp luật thương mại khác quy định các điều kiện thâm nhập vào thị trường các nước cho hưởng. Ngoài ra, GSP giúp đỡ các nước được hưởng thiết lập những trọng điểm trọng tâm trong nước để tăng cường sử dụng chế độ này.
Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập được các cơ quan lập pháp của các nước dành ưu đãi ban hành thành các văn bản pháp luật có hiệu lực chung cho từng thời kỳ nhất định có thể là một năm, mười năm hoặc vài ba chục năm. Thí dụ: Năm 1971 Nhật Bản ban hành chế độ GSP của mình đến 31/3/2001. Năm 1971 EU và năm 1976 Mỹ công bố chế độ GSP của họ có hiệu lực trong mười năm sau và khi thời kỳ đó hết hạn, họ lại công bố kéo dài cho mười năm tiếp theo.
Thông thường trong các chế độ GSP của các nước dành ưu đãi thường quy định các vấn đề sau:
- Những quy tắc chung về hệ thống GSP mà nước đó dành cho các nước được hưởng ưu đãi.
- Công bố những loại hàng hoá nào được ưu đãi, hàng hoá nào không được ưu đãi, hàng hoá nào thuộc diện ưu đãi có hạn chế.
- Những nước nào được hưởng ưu đãi.
- Mức độ ưu đãi so với mức thuế suất MFN.
- Các tiêu chuẩn về xuất xứ phải tuân thủ để được hưởng GSP của nước dành ưu đãi.
Thông thường trong các biểu thuế nhập khẩu của các nước dành ưu đãi có quy định rõ từng loại thuế suất áp dụng cho từng mặt hàng có gắn mã HS. Đây là hệ thống mã hoá và phân loại hàng hoá hài hoà của Uỷ ban Hợp tác hải quan thông qua ngày 01/01/1988. Thí dụ trong biểu thuế của Nhật Bản có quy định các loại thuế suất sau đây cho mỗi mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu của nước này là:
- Thuế suất chung: đánh vào hàng nhập khẩu từ các nước không được hưởng chế độ MFN của Nhật.
- Thuế suất GATT dành cho hàng của các nước được hưởng MFN của Nhật hay các nước thành viên GATT (WTO).
- Thuế suất GSP dành cho hàng hoá của nước được hưởng GSP của Nhật.
- Thuế suất tạm thời phục vụ cho các chính sách điều tiết thương mại và đánh vào các mặt hàng do Chính phủ Nhật công bố.
Hệ thống GSP được thoả thuận trong phạm vi UNCTAD từ những năm 60 và đầu những năm 70 đã được đưa vào áp dụng. Các nước đi tiên phong trong việc này là Liên Xô (áp dụng từ năm 1965) và Úc (áp dụng từ 1966), Nhật Bản , EU, Nauy áp dụng GSP từ năm 1971, Bungari, Hungari, Tiệp, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Tân Tây Lan áp dụng từ năm 1972 và Mỹ, Ba Lan áp dụng từ năm 1976.
Tác dụng của GSP là tạo ra một lợi thế cho các nước đang phát triển và kém phát triển trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá do các nước này xuất khẩu vào các nước dành ưu đãi nhờ có biện pháp giảm hay miễn thuế nhập khẩu cho các hàng hoá đó.
Nội dung chính của GSP bao gồm: các nước cho hưởng ưu đãi GSP, các nước được hưởng GSP, hàng hoá được hưởng ưu đãi, mức độ ưu đãi, cơ chế bảo vệ và quy tắc xác định xuất xứ.
a. Các nước cho hưởng ưu đãi GSP.
Hiện nay hệ thống GSP bao gồm 16 chế độ ưu đãi khác nhau, hoạt động tại 28 nước dành ưu đãi, gồm: Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand, Phần Lan, Áo, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Na uy, Canada, Nga, Ba Lan, Hungari, Bungari, Séc và 12 nước EU (Bỉ, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Hy lạp, Đức, Ailen, Italy, Luxembua, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha).
Đa số các chế độ ưu đãi áp dụng cho một thời gian dài từ mười năm đến vài ba chục năm nhưng hàng năm đều có những thay đổi nhỏ như danh mục hàng hoá, giới hạn trần, thuế suất, nước được hưởng ưu đãi…
b. Các nước được hưởng ưu đãi GSP.
Hầu hết các nước đang phát triển thuộc nhóm 77 (cho tới nay có khoảng 128 nước thành viên) đều được hưởng GSP. Có một số nước cho hưởng (dành ưu đãi) mở rộng phạm vi ưu đãi ra ngoài khuôn khổ các nước thuộc nhóm 77.
Chế độ ưu đãi GSP của EU đã cho 133 nước và 25 lãnh thổ được hưởng. Tương tự như thế ta thấy: Úc - 139 nước và 33 lãnh thổ, Canada - 161 nước và lãnh thổ, Phần Lan - 135 nước, Nhật Bản - 172 nước và lãnh thổ, Niudilân - 142 nước, Nauy - 132 nước, Thụy Điển - 161 nước, Thụy Sỹ - 167 nước, Mỹ - 117 nước và 29 lãnh thổ và Nga - 104 nước.
Trong hệ thống GSP của tất cả các nước dành ưu đãi có hai loại đối tượng nước được hưởng là: Các nước đang phát triển và các nước kém phát triển (LDC) theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc. Theo tiêu chuẩn này các nước Đông Nam Á: Campuchia, Lào, Miến Điện là các nước kém phát triển, Việt Nam là nước đang phát triển.
Các nước kém phát triển được hưởng ưu đãi cao hơn các nước đang phát triển cả về mức thuế ưu đãi và không bị hạn chế số lượng trần (Ceiling) và một số các tiêu chuẩn khác. Có một số nước cho hưởng ưu đãi dành cho các nước kém phát triển chế độ miễn thuế cho toàn bộ các loại sản phẩm của nước đó hoặc là có quy chế đặc biệt cho các nước kém phát triển.
Một số nước bị loại bỏ ra khỏi GSP dưới nhiều dạng khác nhau, thông thường có hai cách là: Nước trưởng thành và hàng trưởng thành. Lý do là các nước dành ưu đãi lo ngại về cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu theo GSP đối với các sản phẩm trong nước. Nhiều khi cả về lý do phi kinh tế (chính trị, quyền công nhân v.v…) nên một số nước bị loại ra khỏi danh sách các nước được hưởng GSP của một số nước dành ưu đãi. Hiện nay Mỹ đã sử dụng tiêu chuẩn nước trưởng thành và hàng trưởng thành đối với các nước có lượng hàng xuất khẩu lớn vào Mỹ (như Hồng Kông, Singapore, Hàn quốc, Thái Lan, Đài Loan) và các nước có GDP theo đầu người cao như Brunei, Hồng Kông, Bahrain, Chile, Isael v.v…Trong chế độ GSP mới của EU cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn để xác định nước trưởng thành dựa vào chỉ số GDP theo đầu người (trên 6000USD/người).
Mỗi nước được hưởng ưu đãi sử dụng GSP ở các mức độ khác nhau. Có nước do các nhà chức trách đã không có những biện pháp để tuân thủ quy trình thông báo, không thể hoàn thành được các thủ tục quy định cần thiết, không đáp ứng được các yêu cầu của các nước dành ưu đãi đề ra làm mất cơ hội thực hiện các ưu đãi.
Thông thường khi ban hành chế độ ưu đãi GSP thì các nước dành ưu đãi công bố danh sách các nước được hưởng GSP và từng thời kỳ (hàng năm) có công bố lại hoặc bổ sung các nước mới vào danh sách ưu đãi hoặc loại bỏ nước nào ra khỏi danh sách đó.
c. Hàng hoá được hưởng ưu đãi.
Phạm vi sản phẩm được hưởng ưu đãi tuỳ thuộc vào chính sách của mỗi nước dành ưu đãi. Không phải tất cả các sản phẩm đều được hưởng ưu đãi GSP. Thông thường các nước đó công bố danh mục hàng hoá có gắn mã số theo HS được hưởng và không được hưởng GSP (gọi là danh mục thuận và danh mục từ chối) và danh mục hàng hoá có giới hạn trần (ceiling). Các danh mục hàng hoá này được xem xét lại theo định kỳ thường là hàng năm và được công bố công khai cho các doanh nghiệp qua báo chí và tổ chức xúc tiến thương mại của các nước, đồng thời có gửi cho các đầu mối về GSP ở các nước dành ưu đãi cũng như các nước hưởng ưu đãi.
Các mặt hàng được hưởng ưu đãi thường là các sản phẩm nếu nhập khẩu vào thị trường các nước cho hưởng ưu đãi sẽ không làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước hoặc là hàng nông sản chưa chế biến, nguyên liệu cho công nghiệp, hàng chế biến ở mức độ thấp và hàng thủ công.
Các mặt hàng không được hưởng GSP thường là các mặt hàng tạo nguồn thu thuế lớn cho ngân sách hoặc là những sản phẩm bảo hộ cao để sản xuất trong nước không bị tổn hại do nhập khẩu gây ra.
Hầu hết các biểu thuế nhập khẩu của các nước đều ghi rõ mức thuế ưu đãi dành cho các hàng hoá thuộc diện được hưởng GSP theo từng mặt hàng với 6 - 8 chữ số theo mã HS để các doanh nghiệp dễ dàng xác định được hàng hoá của mình được hưởng GSP hay không và mức thuế ưu đãi là bao nhiêu. Việc làm này còn giúp định hướng được các dự án đầu tư lâu dài và xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm của các nhà kinh doanh cũng như người sản xuất.
d. Mức độ ưu đãi (Tariff Cuts).
Thông thường mức độ ưu đãi của đa số các mặt hàng thường được tính bằng khoảng cách giữa thuế suất MFN và thuế suất GSP được công bố trong các biểu thuế nhập khẩu của từng nước dành ưu đãi. Một số loại sản phẩm được miễn thuế và một số nước kém phát triển thì được ưu đãi tối đa là được miễn thuế hoàn toàn đối với toàn bộ sản phẩm của nước được hưởng ưu đãi (Liên xô, Tiệp khắc trước đây).
Mức thuế ưu đãi phổ biến ._.ất xứ hàng hóa. Sau khi Thông tư này ban hành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ngay lập tức có công văn phản hồi đến Bộ Thương mại, Tổng Cục Hải quan và Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao về sự chưa chính xác trong nội dung của thông tư số 09 trên. Và ngày 29/09/2000 Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao đã ra Kháng nghị số 22/VKSTC- KSVTTPL kháng nghị về sự không chính xác của Thông tư liên tịch trên. Như vậy, có thể nói sự không thống nhất trong việc quản lý chung hoạt động cấp C/O đã gây ra sự mâu thuẫn giữa các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O trên. Không những vậy nó còn có nhiều ảnh hưởng không tốt cho các doanh nghiệp xin cấp C/O trong thời gian đó.
Những tồn tại của các cơ quan quản lý hoạt động cấp C/O còn thể hiện ở chỗ các cơ quan quản lý còn thiếu các văn bản hướng dẫn, thiếu các quy chế quản lý chung cho hoạt động cấp C/O và chưa quan tâm đến việc hướng dẫn, phổ biến cho doanh nghiệp về các nghiệp vụ C/O. Có thể nói sự thiếu thông tin của các cơ quan này là một trong những nguyên nhân gây ra sự thiếu hiểu biết về nghiệp vụ C/O cho các doanh nghiệp. Đây cũng là một thiếu sót, một khó khăn đòi hỏi sự cố gắng hơn của các nhà quản lý hoạt động cấp C/O.
Một tồn tại không thể không nói tới của các cơ quan quản lý hoạt động cấp C/O là chưa triển khai, quản lý hết các hoạt động cấp C/O. Trên văn bản giấy tờ, các cơ quan quản lý hoạt động cấp C/O cho phép Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất sẽ chịu trách nhiệm cấp C/O cho các doanh nghiệp khu công nghiệp và khu chế xuất trong phạm vi được ủy quyền. Nhưng trên thực tế, Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất chỉ tiến hành thí điểm trong một thời gian, và đến thời điểm hiện tại, trừ C/O mẫu D và C/O mẫu A do Bộ Thương mại cấp, thì tất cả các mẫu C/O còn lại do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp. Các cơ quan quản lý hoạt động cấp C/O vẫn chưa ra một văn bản cụ thể nào quy định lại điều này. Do đó mà vẫn còn rất nhiều Ban quản lý trong khu công nghiệp, khu chế xuất chưa nắm rõ được quy chế cấp C/O.
2. Những tồn tại về phía cơ quan cấp C/O
Trên thực tế, việc cấp C/O của các cơ quan có thẩm quyền chủ yếu dựa trên các chứng từ hàng hóa, các giải trình mà doanh nghiệp xin cấp C/O cung cấp, còn rất hạn chế tiến hành kiểm nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Sự phụ thuộc hoàn toàn vào tính trung thực, tính chính xác trong các lời khai ghi trên các chứng từ do doanh nghiệp cung cấp dẫn đến sự bị động của các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O trước các doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến việc không thể đảm bảo được mức độ chính xác trong những trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận khi khai báo C/O. Việc cho phép doanh nghiệp được xin C/O tại nơi nào thuận tiện nhất cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự quản lý không tốt của các cơ quan cấp C/O. Sự cho phép tự do này chính là “lỗ hổng” để các doanh nghiệp lợi dụng để trục lợi, gây khó khăn cho cơ quan cấp C/O khi muốn kiểm tra, xác minh tính chính chân thực về xuất xứ hàng hóa. Vì thế có một số trường hợp sau khi cấp C/O, cơ quan cấp mới phát hiện ra nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu để hưởng ưu đãi theo GSP của doanh nghiệp là hàng nhập khẩu. Những trường hợp đó nếu bị hải quan nước nhập khẩu phát hiện thì trách nhiệm của cơ quan cấp C/O là rất lớn.
Công việc của các chuyên viên phòng C/O không chỉ đòi hỏi họ nắm vững nghiệp vụ, kỹ thuật về C/O, về xuất nhập khẩu hàng hóa, phải hiểu biết rộng về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp mà phải có kiến thức về địa bàn, mùa vụ... Những yêu cầu, đòi hỏi như vậy là quá rộng đối với các cán bộ kỹ thuật phòng C/O. Chính vì thế đôi lúc không trách khỏi các cán bộ không thể kiểm tra được chính xác các giải trình của các doanh nghiệp về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.
Có những trường hợp cán bộ cấp C/O hướng dẫn cho doanh nghiệp không chính xác và đầy đủ. Ví dụ như trường hợp chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Khánh Hòa (Nha Trang) hướng dẫn doanh nghiệp khai sai mã số làm thủ tục khiến Hải quan nước nhập khẩu không chấp nhận, do đó hàng đến nước nhập khẩu mà không được chuyển đến người mua. Việc kiểm tra các chứng từ, khai báo của chủ hàng trước khi cấp C/O còn có những lúc không phát hiện thấy những sai sót, khai thiếu, không đầy đủ... Đặc biệt tại các chi nhánh địa phương còn thiếu những hướng dẫn, phổ biến, cung cấp tài liệu, các khóa học cho các doanh nghiệp về C/O và các thay đổi về danh mục hàng hóa, các mức thuế ưu đãi với các mặt hàng...
Như đã tìm hiểu về các vụ khiếu nại của EU vào 2 năm 1995- 1996, nguyên nhân chính thuộc về ý thức của các doanh nghiệp. Nhưng cũng không thể không nói một phần trách nhiệm thuộc về cơ quan cấp C/O. Do không kiểm tra kỹ nên các cơ quan cấp C/O đã không phát hiện xuất xứ sản phẩm hoặc biết mà vẫn cố tình cấp. Tuy nhiên, đối với những C/O mẫu A giầy dép được cấp những năm 1995- 1996 cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho ai được. Vì yêu cầu của EU chưa phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta lúc bấy giờ đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải làm mọi cách để được hưởng GSP. Gánh nặng và áp lực kinh doanh đã buộc họ phải đi ngược lại những quy định trong cấp C/O.
3. Những tồn tại về phía doanh nghiệp
Sử dụng và vận dụng C/O một cách đúng đắn, mang lại lợi ích hiện đang là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Sau 15 năm chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta đã đi vào ổn định, các doanh nghiệp Việt Nam thực sự có điều kiện cọ xát, cạnh tranh tự do trên thị trường thế giới. Họ có thêm cơ hội để khẳng định khả năng, tiềm lực của chính mình của hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, giấy chứng nhận xuất xứ C/O đã cùng với các doanh nghiệp Việt Nam có bước đi vững vàng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng C/O, vẫn còn nhiều tồn tại về phía các doanh nghiệp. Những tồn tại đó thường là các vấn đề sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp còn thiếu hiểu biết về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và quy trình xin cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu. Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu ý nghĩa của việc xác định xuất xứ hàng hóa và tác dụng của C/O. Có những doanh nghiệp không biết hàng hóa của mình có đủ tiêu chuẩn xuất xứ để xin cấp C/O hay không, hoặc cũng không biết C/O là một chứng từ quan trọng để hàng hóa xuất khẩu được thông quan vào thị trường một số nước. Từ sự thiếu hiểu biết này làm cho nhiều doanh nghiệp bỏ lỡ những cơ hội có lợi cho chính họ. Ví dụ như, có một doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Italia, thực tế doanh nghiệp này không biết về chế độ ưu đãi GSP của Italia dành cho một số mặt hàng Việt Nam, trong đó có mặt hàng dệt may, nên họ không xin C/O. Khi hàng đến Italia, hải quan Italia đánh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này bằng mức thuế thông thường như với các mặt hàng cùng loại của nước không được Italia cho hưởng ưu đãi. Có thể thấy doanh nghiệp này đã bỏ lỡ cơ hội giảm thuế nhập khẩu cho mặt hàng của mình và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó qua việc có thể đàm phán nâng giá hàng xuất khẩu.
Sự thiếu hiểu biết của các doanh nghiệp còn thể hiện ở chỗ doanh nghiệp không biết sử dụng các loại mẫu C/O cho phù hợp với hàng hóa của mình, không biết cách khai mẫu, không nắm vững quy trình thủ tục để xin cấp C/O. Điều này gây phiền hà và mất thời gian không chỉ cho những doanh nghiệp đó mà cho cả những chuyên viên, những cán bộ chịu trách nhiệm cấp C/O. Nếu không kể những trường hợp như ví dụ trên, thì ngược lại, từ thực tế còn có những doanh nghiệp xin cấp C/O nhưng lại không biết rằng thị trường mình xuất khẩu không có chế độ cho hưởng ưu đãi. Chính điều đó đã gây lãng phí thời gian và tiền bạc cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, cấp C/O.
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp nắm rất vững về quy trình xin cấp C/O, nhưng cố tình giảm thiểu các khâu, các bước trong quá trình khai báo C/O hay cố tình quên các chứng từ về hàng hóa dùng để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. C/O chỉ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người xuất khẩu xin cấp khi C/O xin cấp đó được khai báo hoàn chỉnh. Một trong những hóa đơn nhà xuất khẩu hay “bỏ quên” khi xin cấp C/O là hóa đơn thu mua nguyên vật liệu. Các chuyên viên hay cán bộ cấp C/O muốn xác định được chính xác xuất xứ của hàng hóa thường phải dựa vào hóa đơn thu mua nguyên liệu để xác định nguồn gốc nguyên liệu tạo ra sản phẩm xuất khẩu xin cấp C/O đó. Nếu không có hóa đơn này, các chuyên viên cấp C/O không thể xác định được nguồn gốc của hàng hóa cũng như không xác định được hàng hóa xin cấp C/O có đáp ứng được các quy tắc xuất xứ hay không. Những sự “bỏ quên” không đáng có này gây mất rất nhiều thời gian cho cơ quan cấp C/O lẫn người xin cấp C/O.
Thứ ba, có những doanh nghiệp cố tình gian lận, sử dụng sai mẫu nhằm hưởng ưu đãi về thuế quan. Trường hợp EU gửi đơn khiếu nại tới cơ quan cấp C/O ở Việt Nam về làm giả C/O, gian lận C/O cho mặt hàng giày, dép xuất khẩu sang thị trường EU là một bằng chứng cụ thể. Trong những năm 1995- 1996, do việc nhập khẩu máy móc, thiết bị để sản xuất các chi tiết như đế giầy, túi khí tốn rất nhiều kinh phí nên các nhà xuất khẩu giầy, dép của Việt Nam đã nhập khẩu các bộ phận rời này từ Trung Quốc về láp ráp hoàn chỉnh và xin cấp C/O cho mặt hàng giày dép đó để xuất khẩu sang EU. Sự gian lận này bị EU phát hiện bởi các sản phẩm này hầu như không đáp ứng được tiêu chuẩn về xuất xứ do EU đặt ra. Đến hết năm 1996, EU đã gửi 257 bộ C/O mẫu A làm giả cho cơ quan có thẩm quyền cấp C/O ở Việt Nam xử lý. Trong những năm gần đây, số bộ C/O làm giả đã giảm đi đáng kể, nhưng nó vẫn là một tồn tại lớn mà cơ quan có thẩm quyền cấp C/O không thể phủ nhận.
Thứ tư, nhiều doanh nghiệp Việt Nam ủy thác cho các công ty vận tải và giao nhận, các công ty thuê tàu làm thủ tục (trong đó có việc làm C/O) cho hàng hóa xuất khẩu. Điều đó thực sự rất thuận tiện và nên làm vì các công ty giao nhận đôi khi nắm chắc thủ tục hơn doanh nghiệp. Nhưng đối với những mặt hàng phức tạp, cần giải trình cặn kẽ nguồn gốc của từng thành phần nguyên liệu, vì các cá nhân được ủy thác không trực tiếp thu mua, sản xuất hay gia công chế biến sản phẩm nên không hiểu rõ, dẫn đến khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan cấp C/O. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên trực tiếp đứng ra xin C/O hoặc nếu không phải hướng dẫn, cung cấp đầy đủ thủ tục cho người được ủy thác.
Thứ năm, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự quan tâm đến các chương trình ưu đãi về thuế quan. Đây là một vấn đề ít nhiều ảnh hưởng tới quá trình xin cấp C/O bởi các chương trình ưu đãi về thuế quan thường gắn liền với C/O. Bỏ qua sự theo dõi các chương trình ưu đãi thuế quan chính là bỏ qua những cơ hội có lợi cho bản thân các doanh nghiệp, bỏ qua sự phát triển và tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Đặc biệt trong thời gian tới nền kinh tế Việt Nam sẽ có những bước hội nhập mạnh mẽ: tham gia đầy đủ vào AFTA, thực thi Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, tham gia WTO, tham gia khu vực tự do kinh tế ASEAN- Trung Quốc. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nắm lấy những cơ hội ngay từ bây giờ thì sau 5- 10 năm nữa các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị lép vế trên thị trường thế giới, thị trường khu vực, thậm chí ngay trên thị trường Việt Nam. Giai đoạn hiện nay chính là thời điểm cho các doanh nghiệp Việt Nam tích lũy vốn, kinh nghiệm, nhân lực để tồn tại và phát triển. Riêng đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì đây là giai đoạn C/O đóng một vai trò to lớn, mang lại nhiều lợi ích trong việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển doanh nghiệp.
II. Những giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ở Việt nam.
1. Về phía cơ quan quản lý hoạt động cấp C/O.
Trước hết Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tổng cục Hải quan nên ban hành các văn bản pháp lý quy định cụ thể chức năng và quyền hạn của các cơ quan quản lý hoạt động cấp C/O, để đảm bảo việc quản lý được đồng bộ và thống nhất.
Cần thường xuyên theo dõi tình hình cấp C/O, chỉ đạo việc xin và cấp C/O và các văn bản pháp lý để đảm bảo việc xin, cấp đúng thủ tục và không có vi phạm pháp luật như: quy định cụ thể hình thức phạt với những mức độ vi phạm các quy định về cấp C/O của cán bộ và cơ quan cấp C/O.
Trên cơ sở các báo cáo cấp C/O của các tổ chức cấp và các kiến nghị của các tổ chức cấp C/O về chính sách đầu tư của Nhà nước, cơ quan quản lý C/O có kiến nghị lên Chính phủ, ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất của các doanh nghiệp như chính sách chỉ cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư sử dụng nguyên phụ liệu trong nước hoặc tổ chức sản xuất nguyên phụ liệu trong nước để nâng tỷ lệ phần trăm nội địa của sản phẩm. Không phê duyệt các hợp đồng gia công mà sản phẩm gia công không đủ tiêu chuẩn xuất xứ mẫu A mà các doanh nghiệp vẫn cam kết cấp C/O mẫuA cho bên nước ngoài. Kiến nghị với Nhà nước có những chính sách thuế, chính sách vay vốn thích hợp cho các doanh nghiệp, sản phẩm xuất khẩu cần có sự hỗ trợ, chẳng hạn như giảm thuế đánh vào giá trị gia công làm giảm khả năng sự dụng các thành phần nguyên phụ liệu sản xuất trong nước của các doanh nghiệp so với việc sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu có giá trị nhập khẩu rẻ hơn, hoặc ưu tiên cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư vào mua sắm các máy móc thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm thay thế nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Tăng cường chính sách quan hệ với Chính phủ các nước cho hưởng GSP để kịp thời nắm được các thông tin chính sách về chính sách chế độ GSP cũng như nắm được thông tin khi chế độ đó thay đổi. Trên cơ sở các thông tin này, Chính phủ sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn cơ quan cấp C/O về những thay đổi trong chính sách của các nước và hỗ trợ các doanh nghiệp trong công việc kinh doanh của họ.
Ngoài ra, cần tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn xuất xứ, các vấn đề khác có liên quan. Ví dụ như hỗ trợ trong việc xuất bản các cuốn sách hướng dẫn việc thực hiện các tiêu chuẩn xuất xứ khi vào các thị trường. Thực tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã xuất bản cuốn “Xuất khẩu vào thị trường Mỹ”, cuốn “Những điều cần biết về GSP”, hay mới nhất là cuốn “Thâm nhập thị trường thế giới qua GSP”, trong đó đề cập đến những thay đổi về GSP, những quy tắc xuất xứ và chế độ xuất xứ mới nhất của một số thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.
Hoạt động cấp C/O ở các chi nhánh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có nơi đã cập nhật số liệu cấp C/O vào máy tính từng giờ, từng ngày, nhưng cũng có nơi chỉ ghi trên sổ sách, hay cập nhật vào máy tính chậm chạp và thiếu chính xác. Hệ thống, chương trình cập nhật số liệu cấp C/O tại các chi nhánh khác nhau nên khi nơi này muốn lấy thông tin của nơi kia phải mất nhiều thời gian. Vì vậy quản lý việc cấp C/O rất khó cho Ban pháp chế- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hà nội. Để khắc phục tình trạng trên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần kiến nghị lên Chính phủ xin ngân sách nhà nước để xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu, thông tin trên máy tính, nối mạng thống nhất trên toàn quốc vì hiện nay việc lấy số liệu và thông tin vẫn chủ yếu lấy từ các báo cáo sơ kết, tổng kết của từng chi nhánh.
Bên cạnh đó, hoạt động cấp C/O vẫn còn rất nhiều vướng mắc mà cơ quan quản lý hoạt động cấp C/O cần xem xét và đưa ra các giải pháp kịp thời, chẳng hạn như:
- Vấn đề cung cấp danh sách các tổ chức có thẩm quyền cấp C/O và đăng ký mẫu C/O, mẫu dấu và mẫu chữ ký của các tổ chức này.
Hiện tại có 65 nước và vùng lãnh thổ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam. Qua những thông tin sơ bộ do tham tán thương mại tại các nước gửi về, số lượng các tổ chức có thẩm quyền cấp C/O tại 65 nước và vùng lãnh thổ này có thể lên tới trên 1.000 (riêng tại Malaysia là 60, Hàn Quốc là 44, Đài Loan thậm chí có tới 92 tổ chức). Nếu ta ký được Hiệp định với Mỹ và Nhật, đồng thời gia nhập được WTO thì số lượng các nước và vùng lãnh thổ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt nam có thể lên tới gần 150, đồng nghĩa với việc sẽ có hàng nghìn tổ chức có thẩm quyền cấp C/O và cả chục nghìn mẫu C/O, mẫu dấu và chữ ký.Việc đăng ký, phát hành và cập nhật danh sách các tổ chức có thẩm quyền cấp C/O, trong điều kiện đó, là hoàn tòan không khả thi. Bộ Thương mại cần thay đổi để tiếp cận trong lĩnh vực này. Bộ Thương mại cần nghiên cứu và áp dụng thông lệ quốc tế.
Cụ thể, thay vì kiểm tra, đối chiếu từng C/O khi làm thủ tục nhập khẩu, cơ quan Hải quan sẽ cho phép người nhập khẩu tự chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của C/O và tính thuế trên cơ sở C/O do người nhập khẩu xuất trình. Nếu sau này phát hiện có sự gian lận thì sẽ xử lý nghiêm minh như xử lý các trường hợp gian lận thuế khác.
- Về tiêu chuẩn xuất xứ.
Hiện nay Việc nam chưa quy định tiêu chuẩn xác định xuất xứ cho hàng hoá của nước ngoài (trừ trường hợp quy định hàm lượng ASEAN trong chương trình CEPT/AFTA). Tuyệt đại đa số C/O xuất trình cho cơ quan Hải quan để hưởng thuế ưu đãi (thuế MFN) được cấp theo quy định của nước xuất xứ. Điều đó gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp khi đi xin cấp C/O. Bộ Thương mại nên đưa ra giải pháp để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, chẳng hạn như Bộ Thương mại nên đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo hải quan các địa phương không đòi hỏi người nhập khẩu phải chứng minh hàm lượng của nước xuất xứ khi kiểm tra C/O. Việc áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ được thực hiện hoàn toàn trên cơ sở C/O do chủ hàng xuất trình, theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm như đã trình bày ở trên. Các trường hợp có nghi vấn sẽ được điều tra riêng. Nếu phát hiện có gian lận thì xử lý theo pháp luật hiện hành, kể cả áp dụng biện pháp trừng phạt đối với những đối tác cố tình gian lận xuất xứ.
- Vấn đề C/O của nước này nhưng lại xác nhận hàng hoá có xuất xứ từ nước khác.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế có nhiều trường hợp mà nước lai xứ (nơi hàng hoá chỉ đi qua, tập kết, chuyển tải, chia lô hoặc thực hiện một số thao tác giản đơn như tái chế bao bì) cấp C/O xác nhận hàng hoá có xuất xứ từ một nước thứ ba. Các doanh nghiệp Việt nam gặp rất nhiều khó khăn khi trình C/O trong trường hợp này. Bộ Thương mại nên có văn bản cụ thể đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo hải quan các địa phương coi C/O loại này là hợp lệ và áp thuế cho hàng hoá theo xuất xứ ghi trên C/O đó kể cả các trường hợp không kèm theo bản sao C/O của nước xuất xứ.
2. Về phía cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
Để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong khâu kiểm tra cấp C/O đặc biệt là C/O mẫu A và C/O mẫu D như đã trình bày ở trên, tổ chức cấp C/O cần tiến hành kiểm tra thực tế quy trình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Cần liên kết chặt chẽ giữa chính quyền, hải quan và chi nhánh cấp C/O ở địa phương để nắm vững hoạt động sản xuất và nguồn nguyên liệu mà doanh nghiệp sử dụng. Kiểm tra để đảm bảo việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ quy định. Từ trước đến nay, việc kiểm tra cũng có nhưng thường chỉ xảy ra khi có khiếu nại từ phía hải quan nhập khẩu hoặc có sự nghi ngờ về tính xuất xứ để đảm bảo doanh nghiệp không làm giả xuất xứ. Trước kia, hàng hóa xin cấp C/O mẫu D phải xin được giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa do Vinacontrol cấp, mới đây, trong quyết định bổ sung của Bộ trưởng Bộ Thương mại số 0492/2000/QĐ - BTM mở rộng thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa cho mọi cơ quan giám định có thẩm quyền kiểm tra do Chính phủ quy định. Các tổ chức cấp C/O khác, cấp C/O mẫu khác ngoài C/O mẫu D cũng nên có quy định về kiểm tra hàng hóa xuất khẩu trước khi xin cấp C/O, đặc biệt là C/O mẫu A, để giảm bớt công việc cho bộ phận chuyên cấp C/O.
Thường xuyên phải thống kê số lượng cấp C/O để nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, kiến nghị lên Cơ quan quản lý cấp C/O về thực trạng hàng hóa xuất khẩu đã đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ chưa, còn thiếu những tiêu chuẩn gì. Qua đó có thể kiến nghị lên Chính phủ để có những chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Những kiến nghị này là cầu nối giữa Chính phủ và các doanh nghiệp để giải quyết vấn đề vốn đầu tư nhằm nâng cao cả về số lượng, chất lượng của sản phẩm.
Cán bộ cấp C/O cần nhiệt tình hướng dẫn cho các doanh nghiệp chưa biết về C/O. Để tránh được những thiếu sót, nhầm lẫn khai C/O không chính xác, không đầy đủ, cán bộ cấp C/O phải luôn tỉnh táo, kiểm tra cẩn thận, phải nắm vững những quy định về cách khai, về tiêu chuẩn xuất xứ áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu để được cấp C/O đúng form. Cần nghiêm khắc và nguyên tắc hơn đối với những trường hợp doanh nghiệp biết nhưng cố tình giảm thiểu chứng từ hàng hóa, không có thiện chí hợp tác với cơ quan cấp C/O. Điều này sẽ góp phần hạn chế được những vụ khiếu kiện từ phía các nước cho hưởng ưu đãi đối với các cơ quan cấp C/O ở Việt Nam.
Cơ quan cấp C/O nên có một bước đột phá về thủ tục trong khâu cấp C/O, có một cách nhìn mới, đổi mới tư duy, không chỉ trông chờ các doanh nghiệp đến xin cấp C/O mà cần liên hệ trực tiếp bằng điện thoại, thư từ, giấy mời... tới các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu tại địa phương, tư vấn trực tiếp, hướng dẫn các bước làm C/O cho các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho địa phương, cho đất nước mà còn đem lại nguồn thu cho cơ quan cấp C/O.
Cơ quan cấp C/O cần cập nhật các thông tin có liên quan đến C/O, các thay đổi trong chế độ ưu đãi, danh mục sản phẩm được ưu đãi, các tiêu chuẩn xuất xứ... Tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài với Chính phủ các nước nhập khẩu, nhất là những nước cho hưởng ưu đãi, để nắm bắt được chính sách nhập khẩu của nước cho hưởng ưu đãi. Thống kê kịp thời các số liệu về C/O đã cấp để chủ động trong dự đoán tình hình. Trên cơ sở đó tổ chức cấp C/O thường xuyên, tổ chức các hội thảo, các lớp bồi dưỡng về C/O, các chế độ ưu đãi GSP, CEPT, tiêu chuẩn xuất xứ có liên quan... cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như các cán bộ làm công tác này. Nếu có điều kiện các tổ chức cấp C/O nên giới thiệu cho các doanh nghiệp các nguồn cung cấp nguyên phụ liệu trong nước thay thế cho nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa.
Khi có khiếu nại của Hải quan nước nhập khẩu về bất kỳ loại mẫu C/O nào, cơ quan cấp C/O cần nhanh chóng tiến hành kiểm tra và trả lời khiếu nại ngay để xác định tính chân thực, chính xác của C/O do mình cấp cũng như giải tỏa mối nghi ngờ về tính xuất xứ của hàng hóa. Như vậy sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa một cách nhanh chóng, giảm thiểu được các khoản tiền như tiền lưu kho, bãi, vận chuyển, giám định hàng hóa... đồng thời giữ được uy tín và tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Cơ quan cấp C/O và Hải quan các nước nhập khẩu, tạo điều kiện cho các lô hàng sau.
Thực tế ở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã thành lập “Ban Kiểm tra hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ” vào tháng 02/1998. Ban gồm 5 người và có những nhiệm vụ sau:
- Tập hợp thông tin phản ánh về hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
- Rà soát, kiểm tra thực tiễn hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại các bộ phận cấp giấy chứng nhận xuất xứ và quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hiện hành.
- Báo cáo, kiến nghị cho lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp hướng giải quyết đối với những vi phạm nghiêm trọng.
- Đề xuất với lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về chế độ trách nhiệm, quyền lợi và kỷ luật của cán bộ, chuyên viên thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
3. Về phía doanh nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường, không còn là thời kỳ của những hình thức làm ăn manh mún, trì trệ, kém năng động. Các doanh nghiệp không chỉ là các nhà buôn mà phải có tri thức và sự hiểu biết. Doanh nghiệp phải nắm vững nghiệp vụ để làm chủ trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Muốn sử dụng tốt C/O trước hết các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ những lợi ích mà C/O mang lại cho doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cần đầu tư kinh phí đào tạo cán bộ nghiệp vụ chuyên phụ trách hoạt động về C/O làm sao để các cán bộ trong doanh nghiệp mình biết cách kê khai và biết được thủ tục xin cấp C/O. Doanh nghiệp cần đầu tư kinh phí thích đáng cho việc nghiên cứu cơ cấu mặt hàng xuất khẩu mà doanh nghiệp quan tâm, nghiên cứu các yêu cầu và tiêu chuẩn xuất xứ của từng khu vực thị trường cụ thể. Các doanh nghiệp cần nắm bắt rõ các thông tin về các mặt hàng và các thị trường được hưởng thuế ưu đãi. Ngày nay, C/O không còn là một vấn đề mới mẻ nữa nhưng vẫn có không ít những trường hợp doanh nghiệp đã làm C/O lâu năm mà vẫn gặp phải không ít những vướng mắc, khó khăn. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các quy định liên quan đến C/O, thường xuyên cử cán bộ đi học các khóa huấn luyện lớp học do Bộ Thương mại và Phòng Thương mại tổ chức.
Doanh nghiệp cần bỏ qua những e ngại, không giấu dốt, trực tiếp hỏi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia C/O trong những tình huống, trường hợp cụ thể mà mình thấy vướng mắc.
Doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến các Chương trình ưu đãi thuế quan như chương trình CEPT và GSP, cần tranh thủ những ưu đãi của bạn hàng. Đồng thời với những thử thách, khó khăn trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế là những cơ hội mà chỉ những doanh nghiệp có đầu óc kinh doanh mới nắm bắt được.
Bên cạnh đó, để đảm bảo những tiêu chuẩn xuất xứ của các nước dành ưu đãi đối với sản phẩm Việt Nam, doanh nghiệp cần cố gắng đầu tư kinh phí để nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, nhập khẩu dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao khả năng tự sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao hàm lượng nội địa hóa của sản phẩm, cũng chính là đảm bảo cho những hàng hóa Việt Nam cạnh tranh tốt trên thị trường nước ngoài và thâm nhập thị trường thế giới.
Doanh nghiệp cần mở rộng mối quan hệ kinh doanh, thương mại với các đối tác thuộc các nước cho hưởng ưu đãi cho phép sử dụng tiêu chuẩn xuất xứ nước bảo trợ hoặc với các nước được hưởng ưu đãi khác trong cùng khối kinh tế ASEAN để tăng hàm lượng nội địa khu vực được các nước cho hưởng ưu đãi áp dụng theo tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp. Trên cơ sở mở rộng quan hệ với các nước cho hưởng, trong trường hợp không thể tìm được đủ nguồn nguyên phụ liệu trong nước phục vụ cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu, có thể nhập khẩu các nguyên phụ liệu từ chính các nước cho hưởng để khi xuất khẩu trở lại nước đó, các thành phần nhập khẩu vẫn được tính vào giá trị hàm lượng nội địa để xác định tính xuất xứ của sản phẩm. Hoặc trong trường hợp xuất khẩu sang các nước không đủ cung ứng cho sản xuất hoặc không có mà phải nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tìm nguồn nhập khẩu từ các thị trường là các nước cũng thuộc danh sách các nước được hưởng ưu đãi của nước nhập khẩu đó.
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU- một thị trường trọng điểm của Việt Nam, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng, uy tín của sản phẩm Việt Nam đối thị trường này. Các doanh nghiệp cần phải lưu ý về vấn đề thực hiện nghiêm túc Hiệp định chống gian lận thương mại đã ký giữa Chính phủ Việt Nam và EU (các vấn đề về giá xuất khẩu, xuất xứ nguyên phụ liệu và thành phẩm...), không để xảy ra việc tiến hành điều tra gian lận thương mại như bán phá giá hay sai lệch về xuất xứ. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc khai thác thị trường mới, đặc biệt là thị trường Mỹ, đồng thời khôi phục các thị trường truyền thống như Liên bang Nga và Đông Âu. Các doanh nghiệp cần thu hút đầu tư cho sản xuất nguyên liệu phụ liệu đầu vào, kiến nghị Chính phủ giảm các chi phí đầu vào, tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới, từng bước chuyển từ hình thức gia công sang bán FOB.
Nhưng trên hết, doanh nghiệp cần có suy nghĩ đúng đắn, ý thức tốt trong kinh doanh, doanh nghiệp cần tự rèn luyện và nâng cao đạo đức kinh doanh- đó mới là cơ sở của mọi thành công. Gian lận thương mại chỉ có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp trong ngày một ngày hai chứ không thể lâu dài được. Hơn nữa, làm như thế có nghĩa là doanh nghiệp đang làm hại đến các doanh nghiệp khác và đến lợi ích của quốc gia mình.
KẾT LUẬN
Ngày nay, khái niệm về C/O không còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. C/O đã trở thành một chứng từ quan trọng, cần thiết và được sử dụng rất nhiều trong buôn bán quốc tế. Người ta không chỉ thấy trong đó nguồn gốc, xuất xứ, nơi sản xuất chế biến, chất lượng của sản phẩm mà có thể thấy cả chính sách kinh tế trong quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia.
Chính sách mở cửa nền kinh tế của Việt Nam đã đưa đất nước hội nhập cùng nền kinh tế khu vực và thế giới, mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp muốn khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Các Hiệp định quốc tế như Hiệp định ưu đãi thuế quan CEPT, GSP, hay các Hiệp định song phương về xuất nhập khẩu hàng hóa... cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi, tạo thuận lợi và điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nước nhập khẩu. Nhưng đồng thời với những ưu đãi đó là những quy đinh chặt chẽ về xuất xứ hàng hóa, về tính nội địa của sản phẩm. Đó là sự đòi hỏi các doanh nghiệp và các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tuân thủ một cách nghiêm túc.
Cơ hội luôn đi liền với thách thức. Làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam nắm chắc các kiến thức nghiệp vụ về C/O, cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, các tổ chức cấp C/O, khai thác và sử dụng có hiệu quả những lợi ích mà C/O mang lại, góp phần phát triển lĩnh vực xuất khẩu nói riêng và hoạt động kinh tế quốc dân nói chung. Điều đó không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực từ riêng doanh nghiệp mà cần sự quản lý đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ từ các cơ quan quản lý và cấp C/O. Chúng ta hy luôn hy vọng rằng cùng với nỗ lực của các cơ quan quản lý, cơ quan cấp C/O và của các doanh nghiệp, những khó khăn sẽ được giải quyết nhanh chóng. Làm được điều đó cũng chính là cách mà chúng ta đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.
._.