MỤC LỤC
Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA THỊ XÃ BẮC NINH
Trang
4
1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
4
1.2. Đặc điểm địa chất và địa hình
4
1.3. Đặc điểm khí hậu với sử dụng đất
5
1.4. Đặc điểm về thuỷ văn
5
1.5. Tài nguyên đất
5
1.6. Tài nguyên nhân văn, cảnh quan và môi trường
7
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở THỊ XÃ BẮC NINH
8
2.1. Khái quát về thực trạng phát triển phát kinh tế xã hội
8
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Qui hoạch sử dụng đất đai thị xã Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.2. Dân số và lao động
10
2.3. Thực trạng phát triển của thị xã
11
2.4. Tình hình quản lý đất đai
12
2.5. Hiện trạng sử dụng đất đai ở thị xã Bắc Ninh
13
Chương 3
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG ĐÔ THỊ
15
3.1. Khái quát về đất đô thị
15
3.2. Khái quát về đô thị
15
3.3. Điểm dân cư đô thị
15
3.4. Phân loại đô thị
16
3.5. Qui hoạch đô thị
17
3.6. Phân cấp quản lý, thẩm quyền lập và xét duyệt qui hoạch đô thị
19
3.7. Khái niệm về qui hoạch sử dụng đất đai
20
3.8. Phân loại qui hoạch sử dụng đất đai
21
3.9. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu trong qui hoạch sử dụng đất đai
21
3.10. Đặc điểm đất đai trong đô thị
22
3.11. Phân loại đất đai trong khu vực đô thị
23
3.12. Nội dung của qui hoạch sử dụng đất đai trong đô thị
23
3.13. Phương pháp xác các chỉ tiêu sử dụng đất đai trong đô thị
24
3.14. Phương pháp dự báo một số loại đất chính trong khu vực đô thị
26
3.15. Các nguyên tắc cơ bản thiết kế xây dựng đô thị
26
Chương 4
PHƯƠNG ÁN QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THỊ XÃ BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2001-2010
33
4.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị xã Bắc Ninh giai đoạn 2001-2010
33
4.2. Phương án qui hoạch sử dụng đất đai thị xã Bắc Ninh giai đoạn 2001-2010
34
Kết luận
42
Tài liệu tham khảo
44
MỞ ĐẦU
Đất đai vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là đối tượng lao động độc đáo đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực phẩm. Với giá thành thấp nhất cung cấp cho con người. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất cũng đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới và là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của toàn cầu. Ở nước ta vấn đề sử dụng đất có hiệu quả và bảo vệ đất đai càng trở nên cấp thiết do dân số phát triển nhanh, bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và ngày càng bị thu hẹp, đất đai bị xói mòn, thoái hoá cùng với rừng bị tàn phá nặng nề làm cho môi trường bị xuống cấp nghiêm trọng.
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 qui định: “Nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo qui hoạch và pháp luật, đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả”.
Qui hoạch sử dụng đất đai là một công việc mới, nó có nội dung phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng đất khác nhau, được các cấp các ngành quan tâm. Do đó, nó mang đầy đủ tính chất của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, và nhiều ngành khoa học khác. Ngày nay trong công cuộc đổi mới mạnh mẽ về kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời những áp lực về dân số về đất đai ngày càng thể hiện rõ. Vì vậy qui hoạch sử dụng đất đai là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó giúp cho các cấp các ngành sắp xếp bố trí hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Vừa đáp ứng yêu cầu “Nhà nước thống nhất quản lí đất đai”, vừa tránh được việc sử dụng chồng chéo sai mục đích gây lãng phí, huỷ hoại môi trường đất, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở điạ phương.
Trong qui hoạch sử dụng đất đai nói chung thì qui hoạch sử dụng đất đai trong đô thị lại có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Hơn nữa ngày nay do sự tác động của nền kinh tế nhiều thành phần và cùng với chính sách công nghiệp hoá, hịên đại hoá đất nước của Đảng và nhà nước ta, đã tạo đà cho quá trình đô thị hoá diễn ra một cách mạnh mẽ trong cả nước, đồng thời đã kéo theo sự gia tăng về nhu cầu sử dụng đất đai để xây dựng đô thị. Hơn nữa đô thị là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của một nước một vùng hoặc của một địa phương nó có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ. Với chức năng đặc biệt đó của đô thị đã kéo theo hàng loạt các vấn đề cần giải quyết như: Quản lý sử dụng đất đai trong đô thị, bảo vệ môi trường, quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật… Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi công xây dựng quản lý đô thị phải được tiến hành một cách có qui hoạch. Các khâu trong quản lý qui hoạch đô thị phải được tiến hành một cách đồng bộ và đúng chức năng, nếu không chúng sẽ kìm hãm và cản trở trong quá trình phát triển. Trong qui hoạch xây dựng đô thị thì qui hoạch sử dụng đất đai là một khâu quan trọng, nó giúp cho việc xác định, phân bổ, tính toán cụ thể để bố trí từng lô đất vào đúng chức năng của vị trí thích hợp, từ đó nó giúp cho quá trình qui hoạch xây dựng đô thị thực hiện được nhiệm vụ và mục tiêu của mình. Xuất phát từ tình hình thực tế trên mà em đã lựa chọn đề tài: “Qui hoạch sử dụng đất đai thị xã Bắc Ninh–tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2010’’ làm đề tài tốt nghiệp.
Cấu trúc của đề tài:
Mở đầu
Chương 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của thị xã Bắc Ninh
Chương 2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất
Chương 3. Cơ sở khoa học của Quy hoạch sử dụng đất trong đô thị
Chương 4. Phương án Quy hoạch sử dụng đất đai thị xã Bắc Ninh giai đoạn 2001-2010
Kết luận, kiến nghị.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm và thu thập số liệu, nghiên cứu song do tình độ và thời gian có hạn nên đề tài này không tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, vậy kính mong sự giúp đỡ của các Thầy, Cô và bạn đọc.
Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA
THỊ XÃ BẮC NINH
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ RANH GIỚI HÀNH CHÍNH
Thị xã Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Ninh cách thủ đô Hà Nội 30 km và cách thị xã Bắc Giang 20 km về phía Bắc.
Nằm trên toạ độ địa lí:
105056’-106007’ độ kinh Đông
20076’-21010’ vĩ Bắc
Với diện tích tự nhiên là: 2634, 47 ha
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang và xã Hoà Long thuộc huỵên Yên Phong
+ Phía Nam giáp xã Vân Tương, Khắc Niệm thuộc huyện Tiên Du
+ Phía Đông giáp xã Kim Chân huyện Quế Võ
+ Phía Tây giáp xã Khúc Xuyên huyện Yên Phong
Với vị trí địa lí này thị xã Bắc Ninh đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bắc Ninh, hơn nữa đây là một đô thị nằm trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội, hỗ trợ và chịu sự tác động trực tiếp của thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng, là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng.
Thị xã Bắc Ninh có 5 phường nội thị là: Ninh Xá, Đắp Cầu, Thị Cầu, Tiền An, Vệ An. Và 4 xã ngoại vi là: Vũ Ninh, Đại Phúc, Kinh Bắc, Võ Cường.
1.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA HÌNH
1.2.1. Đặc điểm về địa chất
Thị xã Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng Sông Hồng, bề dầy trầm tích Đệ Tứ chịu ảnh hưởng rõ dệt của cấu trúc mỏng. Thị xã Bắc Ninh có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến Đệ Tứ, các thành tạo Triat phân bố hầu hết ở các đồi núi sót. Thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết, bề dầy biến đổi theo qui luật trầm tích từ Bắc xuống Nam.
Càng xuống phía Nam bề dầy càng lớn, trong khi đó ở vùng phía Bắc (khu Đắp Cầu) bề dầy chỉ đạt từ 30-50m.
1.2.2. Đặc điểm địa hình
Thị xã Bắc Ninh nằm ở trung tâm đồng bằng của hạ lưu sông Cầu và đồng bằng trung du Bắc Bộ, là nơi chuyển tiếp từ đồng bằng lên trung du, địa hình có xen lẫn đồi núi với độ cao từ 21m –61m.
Với đỉnh núi cao nhất là núi có đỉnh cao 61m gần bệnh viện đa khoa tỉnh. Độ nghiêng địa hình dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Thị xã Bắc Ninh chủ yếu nằm phân bố dọc quốc lộ 1A cũ và hai bên đường sắt Hà Nội –Lạng Sơn hình thành hai khu rõ dệt theo địa hình:
+ Khu cao Đông Bắc có hình thái trung du gồm nhiều đồi núi thấp có độ cao từ 20-61m.
+ Khu thấp Tây Nam bằng phẳng chủ yếu là ruộng và hồ ao nhỏ.
1.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ KHÍ HẬU VỚI SỬ DỤNG ĐẤT
Thị xã Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm là 23,30c, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80C (tháng 1), sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10C.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400-1600mm, nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530-1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1.
Hàng năm có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.
Nhìn chung khí hậu thị xã Bắc Ninh có điều kịên thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp phong phú và đa dạng.
1.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ THUỶ VĂN
Sông Cầu là con sông lớn nhất chảy qua thị xã Bắc Ninh, đây là con sông có vị trí quan trọng trong việc hình thành nên những đồng bằng nhỏ hẹp với những khu cực đất nông nghiệp phì nhiêu. Ngoài ra nó còn là nơi để bố trí các cảng, bến cho tầu thuyền cập đến, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho thị xã.
Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Tam Đảo chảy qua tỉnh Bắc Thái cũ, Bắc Giang, Bắc Ninh tới Phả Lại, Quế Võ, Quảng Ninh, đoạn chảy qua địa phận thị xã Bắc Ninh dài 5km, mức nước sông cao nhất vào mùa hè là 8,09m (1971), mức nước sông cao nhất vào mùa khô là 1,3m (1957).
1.5. TÀI NGUYÊN ĐẤT
Theo kết quả điều tra khảo sát trên bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 của tỉnh Bắc Ninh thì toàn thị xã Bắc Ninh có 7 loại đất chính sau:
1.5.1. Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Thái Bình: ký hiệu: P
Hình thái phẫu diện phân hoá khá rõ, tầng đất mặt thường có mầu nâu tươi, các tầng dưới có mầu nâu lẫn các vệt vàng nâu, thành phân cơ giới thường là thịt trung bình, nhiều nơi có thành phần cơ giới thịt nặng. Phản ứng của đất chua, PHkcl: 4,5-5,5.
Hàm lượng mùn khá (»20%), đạm tổng số từ trung bình đến khá (0,10-0,15%), lân tổng số trung bình (0,05%), lân dễ tiêu rất nghèo (0,5-2mg/100g đất), kali tổng số rất nghèo (<0,1%), kali dễ tiêu rất nghèo (<5mg/100g đấ ). Tổng lượng cation trao đổi ở tầng đất mặt khoảng 8-11meq/100g đất.
1.5.2. Đất phù sa gley của hệ thống sông Thái Bình: ký hiệu: Pg
Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa của hệ thông sông Thái Bình, nằm trong đê, địa hình vàn và vàn thấp.
Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có mầu nâu xám hoặc xám nâu, các tầng dưới có mầu xám nhạt hoặc xám xanh. Thành phần cơ giới của đất từ trung bình đến thịt nặng hoặc sét. Phản ứng cuả đất chua PHkcl: 4,0-4,5. Mùn ở tầng đất mặt khá 1,5-2%, lân tổng số nghèo (<0,05%), lân dễ tiêu rất nghèo (<2mg/100g đất ), kali tổng số rất nghèo (<0,1%), kali dễ tiêu cũng rất nghèo (<5mg/100g đất ), lượng cation kiềm trao đổi thấp.
1.5.3. Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng: ký hiệu : Phf
Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa của hệ thông sông Đuống, song do ở địa hình cao và thiếu nước tưới trong mùa khô làm cho đất có quá trình tích luỹ sắt, nhôm và quá trình ôxi hoá mạnh, nên hình thành tầng loang lổ đỏ vàng.
Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có mầu xám hoặc xám nâu, xuống các tầng dưới có mầu vàng hoặc đỏ vàng. Thành phần cơ giới của đất thường là thịt trung bình, càn xuống sâu tỷ lệ hạt sét càng tăng.
Phản ứng cuả đất chua PHkcl: 4,8 ở tầng mặt đất. Hàm lượng mùn trung bình 1,5%, đạm tổng số 0,1%, lân tổng và lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số nghèo. Lượng cation kiềm trao đổi thấp.
1.5.4. Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình: ký hiệu Pf
Thành phần cơ giới của đất trung bình. Phản ứng cuả đất chua PHkcl: 4,0-5,5, tầng canh tác có kali tổng số từ 0,3-0,7%, kali dễ tiêu từ 7-12mg/100g đất,lân dễ tiêu và tổng số đều nghèo, mùn tổng số ở tầng mặt trung bình 1,5%. Nhìn chung các chất dinh dưỡng của đất đối với cây trồng đều từ nghèo đến trung bình.
1.5.5. Đất phù sa úng nước mùa hè: ký hiệu Pj
Do tình trạng ngập nước lâu ngày đã làm cho đất gley hoá mạnh. Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có mầu nâu xám, xuống các tầng dưới có mầu xám xanh hoặc xám đen. Phản ứng cuả đất chua PHkcl 3,0%), đạm tổng số giầu (0,17%), lân tổng và lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số nghèo (0,5%), kali dễ tiêu trung bình từ 10-15mg/100g đất. Lượng cation kiềm trao đổi thấp, tổng lượng canxi và magiê khoảng 9 meq/100g đất ở tầng mặt.
1.5.6. Đất xám bạc mầu trên phù sa cổ: ký hiệu B
Đất được hình thành chủ yếu trên sản phẩm phong hoá của mẫu chất phù sa cổ.
Hình thái phẫu diện đất phân tầng tương đối rõ, ở tầng đất mặt thường có mầu xám hoặc xám đen, xuống các tầng dưới có mầu xám vàng hoặc xám trắng là chủ yếu. Thành phần cơ giới của đất thường là cát pha thịt nhẹ.
Phản ứng cuả đất chua PHkcl: 4,5. Mùn nghèo 1,07%, đạm tổng số nghèo (0,08%), lân tổng số và lân dễ tiêu rất nghèo (1mg/100g đất ), kali dễ tiêu cũng rất nghèo, lượng cation kiềm trao đổi thấp.
Nhìn chung loại đất này có độ phì nhiêu tự nhiên tương đối nghèo, đất chua, các chất tổng số và dễ tiêu nghèo.
1.5.7. Đất vàng nhạt trên đá cát kết và dăm cuội kết: ký hiệu Fq
Do được hình thành từ sản phẩm phong hoá của đá cát kết, nên đất có thành phần cơ giới nhẹ. Phản ứng cuả đất chua PHkcl: 3,8-4,0, hàm lượng mùn thấp 1,4%, lân tổng nghèo 0,01-0,02% và lân dễ tiêu cũng nghèo 1-2mg/100g đất, kali tổng số nghèo (0,2-0,3%), kali dễ tiêu trung bình từ 5-7mg/100g đất. Như vậy tất cả các chất dinh dưỡng đều nghèo.
1.6. TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN, CẢNH QUAN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.6.1. Tài nguyên nhân văn
-Năm 1822 trấn Kinh Bắc được nhà Nguyễn đổi tên gọi là Bắc Ninh, sau 2 năm trấn thành Bắc Ninh được xây dựng lại bằng đá ong, dựng cột cờ cao 17m.
-Năm 1931 trấn Bắc Ninh được đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh, thời kỳ Pháp thuộc vùng thị xã Bắc Ninh là một cứ điểm trọng yếu về quân sự của xứ Bắc Kỳ, là trung tâm chính trị, kinh tế của một vùng.
-Năm 1983 Bắc Ninh được coi là thành phố thứ 5 của xứ Bắc Kỳ sau Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Nam Định.
-Năm 1963 tỉnh Bắc Ninh sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc.
-Năm 1996 tỉnh Hà Bắc lại tách ra thành tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, thị xã Bắc Ninh lại trở thành thị xã tỉnh lỵ.
Với bề dầy lịch sử của mình, thị xã Bắc Ninh cũng là quê hương của lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng.
Trong hệ thống các di tích lịch sử, và địa danh của Bắc Ninh thì thị xã Bắc Ninh cũng đóng góp vào đó rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá, tạo nên một sắc thái riêng của vùng quê Kinh Bắc như : Văn Miếu di tích một vùng quê hiếu học nằm trên đỉnh núi Nác thuộc xã Đại Phúc với các văn bia tiến sĩ gồm 599 vị tiến sĩ đã được khắc tên và lưu giữ ở đây. Đền Bà Chúa Kho, khu Thành Cổ, chùa Cổ Mễ ….đã tao cho thị xã Bắc Ninh một cảnh quan thật nhân văn và mang nhiều nét đẹp dân gian của một vùng quê quan họ.
1.6.2. Cảnh quan và môi trường
* Cảnh quan
-Cảnh quan thị xã Bắc Ninh được hình thành từ sự kết hợp giữa nét đẹp của cảnh quan thiên nhiên với cái đặc sắc riêng tư của một cảnh quan nhân văn đã tạo cho thị xã Bắc Ninh một không gian đô thị rất riêng, nó đặc trưng cho vùng quê quan họ đầy truyên thống. Cảnh quan của thị xã Bắc Ninh được chia thành 4 khu chính:
+ Khu di tích văn hoá - cảnh quan bao gồm các điểm di tích như: Đền, Đình, Chùa Cổ Mễ và hệ thống các gò đồi bát úp xung quanh phòng tuyến sông Cầu.
+ Khu thành Cổ – thủ phủ trấn Kinh Bắc được xây dựng năm 1805 đời vua Gia Long, cùng niên đại với thành Hà Nội nó cần được bảo tồn như một di tích lịch sử.
+ Khu văn bia tiến sĩ Bắc Ninh là một trong 3 di tích lớn nhất của cả nước (Hà Nội, Huế, Bắc Ninh ) với 599 vị tiến sĩ đã được khắc tên ở đây.
+ Khu dân cư tập trung: chủ yếu ở hai khu Bắc Ninh và Thị Cầu -Đắp Cầu.
* Môi trường
Đây là vấn đề nan giải và phải cần có biện pháp kỹ thuật để xử lí ngay.
Hiện nay trên địa bàn thị xã Bắc Ninh tập trung rất nhiều nhà máy xí nghiệp như: Công ty kính Đắp Cầu, công ty thuốc lá Bắc Sơn, công ty may Đắp Cầu….Mà theo điều tra thì phần lớn rác thải cuả các công ty này đều chưa có qui trình xử lí mà trực tiếp thải ra ở dạng thô ra môi trường. Toàn bộ thị xã Bắc Ninh mới chỉ có một bãi rác thải với qui mô nhỏ, nên chưa đáp ứng được nhu cầu chứa rác thải của thị xã, hệ thống thoát nước của thị xã Bắc Ninh cũng chưa được đồng bộ.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
- Lợi thế
+ Thị xã Bắc Ninh có vị trí thuận lợi trong mối giao lưu kinh tế văn hoá với các huyện trong tỉnh, các tỉnh và thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, nhất là thủ đô Hà Nội.
+ Địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hoà, đất đai mầu mỡ.
+ Tài nguyên nhân văn với những lễ hội truyền thống đặc sắc, cảnh quan và môi trường thuận lợi, đây là một lợi thế rất lớn hứa hẹn một tiềm năng du lịch nhân văn đầy triển vọng.
- Hạn chế
+ Do lượng mưa phân bố không đều trong năm, lưu lượng dòng chảy theo mùa thay đổi mạnh, nên thường gây úng ngập cục bộ.
+ Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, đất đai tuy phì nhiêu nhưng do canh tác lâu đời mà không được bồi đắp thường xuyên nên ngày cầng nghèo nàn thoái hoá gây cản trở cho việc phát triển nông của thị xã.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở THỊ XÃ BẮC NINH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Trong những năm gần đây nhờ thực hiện tốt công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước, nền kinh tế thị xã Bắc Ninh đã có những bước tăng trưởng khá, nhiều lĩnh vực được khai thác có hiệu quả, đời sống nhân dân được cải thiện. Tạo điều kiện thuân lợi cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn trong những năm tiếp theo.
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế xã hội
Trong 5 năm từ 1996-2000 Đảng bộ và nhân dân thị xã Bắc Ninh đã phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, cơ bản phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu do đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVII đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên địa bàn mỗi năm đạt 17,5%, cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tích cực. Tính trên địa bàn: Công nghiệp và xây dựng chiếm 44,1%, dịch vụ chiếm 49,4%, nông nghiệp chiếm 6,5%. Tổng sản phẩm bình quân trên đầu người trên địa bàn là 1.080 USD/ người/năm (tính theo giá FOB). Kết cấu hạ tầng và năng lực sản xuất được tăng cường, văn hoá xã hội có tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, bộ mặt đô thị và nông thôn được đổi mới. Quốc phòng an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, dân chủ được phát huy.
2.1.2. Tình hình phát triển một số lĩnh vực chủ yếu
+ Sản xuất công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp
- Công nghiệp quốc doanh:
Trong 5 năm qua, các doanh nghiệp đã phát huy mọi nguồn lực, tập trung đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao năng suất lao động chất lượng hàng hoá và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, giá tri sản xuất tăng mỗi năm bình quân là 12,5%, đóng góp tích cực cho nguồn ngân sách nhà nước nâng cao thu nhập cho công nhân viên, giải quyết việc làm cho lao động của thị xã và của tỉnh.
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thị xã
Hiện nay thị xã có 24 hợp tác xã cổ phần, 15 công ty trách nhiệm hữu hạn, 845 hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp với trên 3000 lao động có việc làm thường xuyên. Giá trị sản xuất hàng năm đều tăng, năm 1995 đạt 28,94 tỷ đồng, năm 2000 đạt 66 tỷ đồng (theo gía cố định năm 1994), tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 17,9%.
- Sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trong 5 năm qua tuy đã chuyển 124,6 ha đất nông nghiệp cho xây dựng đô thị, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 6% / năm. Năm 2000 giá trị sản xuất toàn ngành đạt 50 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực đạt 9.660 tấn.
Chăn nuôi phát triển khá, mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 9,05%/năm, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 38,4% trong cơ cấu nông nghiệp.
Công tác thuỷ lợi được thị xã và cơ sở đầu tư 10.85 triệu đồng cho việc nâng cấp, cải tạo, xây mới một số trạm bơm và 11.900m kênh rạch, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 55% diện tích gieo trồng. Thường xuyên làm tốt công tác phòng chống lụt bão, nên đã hạn chế được thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Chương trình xây dựng nông thôn mới có chuyển biến tiến bộ, các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn gắn với việc chuyển đổi các hợp tác xã theo luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân, đã góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới và thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được nâng cao.
- Thương mại-dịch vụ-du lịch
Thương nghiệp quốc doanh, tập thể, hộ gia đình có bước phát triển khá, hình thành các khu vực buôn bán tập trung, với nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng. Trong 2 năm qua mức tăng trưởng bình quân là 13%/năm, số hộ kinh doanh tăng bình quân 11%/năm, số lao động tăng 8,5%. Năm 2000 tổng mức hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ là 300 tỷ đồng.
Dịch vụ vận tải đường bộ và đường thuỷ tiếp tục phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi laị của nhân dân. Dịch vụ thông tin có nhều tiến bộ, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị, nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh và thông tin liên lạc của nhân dân. Đến nay thị xã đã có trên 8000 máy địên thoại các loại, bình quân đạt 10,7 máy /100 người.
- Tài chính-ngân hàng-tín dụng
Thu ngân sách nhà nước hàng năm đạt và vượt mức kế hoạch, mức tăng bình quân mỗi năm là 11,6% bảo đảm cho việc chi thường xuyên và đột xuất, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, thực hiện đúng luật ngân sách. Mỗi năm đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội chiếm tỷ trọng 30-40% tổng chi ngân sách thị xã.
2.2. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
Theo số liệu thống kê ngày 1/4/2000 dân số toàn tỉnh Bắc Ninh là 951.589 người chiếm 1,25% dân số toàn quốc. Dân số thị xã Bắc Ninh hiện có là 75783 người trong đó: Dân số nội thành là 39312 người, dân số ngoại thành là 36471 người với nguồn lao động khoảng 42.900 lao động.
Trong tổng số 75783 người có 36903 là nữ và 38880 là nam, với diện tích tự nhiên là 2634,47 ha (62,34 km2). Mật độ dân số là 2877 người / km2. Số hộ hiện có là 17918 hộ, trung bình số nhân khẩu trên một hộ là 4,2 người /hộ.
Do Đảng bộ và nhân dân thị xã Bắc Ninh cũng đã rất chú trọng tới công tác truyền thông dân số, kế hoạch hoá gia đình nên đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong những năm gần đây từ 1,4% (1995) xuống 1% năm 2000. Đây là kết quả đáng khích lệ, nhưng trong những năm gần đây do thực hiện chính sách mở cửa kinh tế của Đảng và nhà nước, cùng với việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.Thị xã Bắc Ninh hàng năm phải gánh chịu một lượng lớn dân cư từ nơi khác về đây làm ăn sinh sống, nên làm cho dân số của thị xã tăng lên đáng kể. Theo ước tính hiện nay dân số tăng cơ học khoảng 2,45% (2000).
* Mối quan hệ giữa dân số và sử dụng đất
+ Dân số và đất ở
Bảng 1: Mối quan hệ giữa dân số và đất ở
Hạng mục
Đơn vị
Toàn tỉnh
Thị xã Bắc Ninh
1. Tổng D.T đất ở
+ Đất ở đô thị
+ Đất ở nông thôn
2. Bình quân đầu người
+ Đô thị
+ Nông thôn
3. Bình quân hộ
+ Đô thị
+ Nông thôn
ha
ha
m2
m2
m2
m2
5183.49
393.89
4789.60
54.47
43.03
58.58
237.22
185.88
253.06
335.63
149.89
185.74
45.44
36.21
56.98
186.09
148.09
233.05
Nhìn chung đất ở bình quân đầu người thuộc loại thấp so với toàn tỉnh, bình quân đất ở toàn thị xã là 45.44 m2/người mà toàn tỉnh là 54.47 m2/người, trong đó đất đô thị là 36.21 m2/người, đất ở nông thôn là 56.98m2 /người (tiêu chuẩn đô thị loại 3 là 61-78m2 / người).
+ Dân số với đất nông nghiệp và đất chuyên dùng:
Bảng 2: Mối quan hệ giữa dân số với đất nông nghiệp và đất chuyên dùng
Hạng mục
đơn vị
Toàn tỉnh
Thị xã
1.D.tích đất n.n
2.D.tích đất c.tác
3.D.tích đất c.d
4.Bình quân đất n.n
5. Bình .q đất c.tác
6. Bình quân đất c.d
ha
ha
ha
m2/n
m2/n
m2/n
51769,66
47390,95
14025,48
552
503
146
1469,37
1370,54
705,45
201
188
88
Bình quân đất nông nghiệp của toàn tỉnh là 552 m2/người trong đó thị xã Bắc Ninh có bình quân đất nông nghiệp là thấp nhất chỉ có 201 m2/người.
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ XÃ BẮC NINH
Toàn bộ thị xã Bắc Ninh được chia ra thành khu vực nội thị và khu vực ngoại vi, hiện nay khu vực nội thị gồm 5 phường là: Ninh Xá, Đắp Cầu, Thị Cầu, Tiền An, Vệ An .Và được chia thành 4 khu nhà ở chính với qui mô dân số khoảng 41.056 người và một khu trung tâm văn hoá du lịch quan họ.
+ Khu trung tâm văn hoá du lịch quan họ: Bao gồm các điểm di tích lịch sử văn hoá như: Đình Cổ Mễ, Đền Cổ Mễ, Chùa Cổ Mễ, Hồ Đồng Trầm, Đồi Pháo Thủ và một phần bờ sông Cầu, ở đây chủ yếu là kiến trúc mái dốc thấp tầng, chủ yếu là cây xanh, một công viên văn hoá với không khí lễ hội quan họ, dịch vụ văn hoá và vui chơi giải trí.
+ Khu Thị Cầu và Đắp Cầu: Chủ yếu vẫn phát triển dân cư trên cơ sở đô thị Thị Cầu và Đắp Cầu cũ, đây là khu vực có hệ thống các đồi bát úp xung quanh Đồng Trầm, hướng ra sông Cầu với các khu dân cư bố trí xen kẽ với các đồi bát úp.
+ Khu trung tâm đô thị: Năm giữa khu Thị Cầu và Đắp Cầu và khu Thành Cổ –Văn Miếu, đây là khu vực trọng tâm của đô thị, bao gồm các trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, trung tâm dịch vụ thương mại và khu vực dân tái định cư nhà cao tầng.
+ Khu Thành Cổ –Văn Miếu: Đây là khu vực mang tính văn hoá cao với các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và một công viên văn hoá vui chơi giải trí chung của toàn đô thị bao quanh khu Văn Miếu. Hình thành trục cảnh quan về văn hoá từ Cổng Bắc Thành Cổ Bắc Ninh tới Văn Miếu.
+ Khu vực Cổng Ô - Hoà Đình ở đây chủ yếu là khu nhà ở được xây mới và một trung tâm thể dục thể thao.
2.4. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
2.4.1. Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc bản đồ địa chính
Cho đến nay thị xã Bắc Ninh đã đo và lập xong bản đồ địa chính của 9 xã phường ở tỷ lệ 1/500,1/1000, 1/2000/, 1/5000, với tổng diện tích 2634,47 ha và đã xây dựng xong bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở tỷ lệ 1/5000 theo tinh thần tổng kiểm kê đất đai năm 2000.
2.4.2. Công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)
Thực hiện chỉ thị số 10/1998/TTg của thủ tướng chính phủ và kế hoạch 12/KH-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc chỉ đạo tăng cường cấp GCNQSD Đ nông nghiệp trên toàn tỉnh. Thị xã Bắc Ninh đã tiến hành lập hồ sơ đăng ký, cấp GCNQSD Đ đất ở cho 12.192 hộ đạt 74,2% kế hoạch.
Công tác thống kê đất được tiến hành thường xuyên theo định kỳ hàng năm, đáp ứng kịp thời về thông tin đất đai, giúp cho việc quản lý đất đai, kiểm kê đất đai ngày càng tốt hơn. Qua đó đánh giá được tình hình biến động đất đai và đề ra biện pháp quẩn lý, sử dụng có hiệu quả hơn.
2.4.3. Công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nhìn chung công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của thị xã Bắc Ninh vẫn chưa được tiến hành đồng bộ. Cho tới nay dự án lập qui hoạch sử dụng đất đai thị xã Bắc Ninh thời kỳ 2002-2010 mới đang được gấp rút hoàn chỉnh hồ sơ để trình lên uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Còn công tác kế hoạch sử dụng đất thì vẫn được tiến hành nhưng vẫn chưa đầy đủ và theo qui hoạch.
2.4.4. Công tác giao đất, cho thuê đất
Để đẩy mạnh công tác xây dựng thi xã Bắc Ninh theo qui hoạch xây dựng chung thị xã Bắc Ninh được duyệt 1997. Từ 17/2/1997 đến nay sau khi đồ án qui hoạch chung thị xã Bắc Ninh được duyệt và có hiệu lực, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo sở địa chính Bắc Ninh, kết hợp với một số ban ngành đã tiến hành tốt công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, để phục vụ cho việc xây dựng thị xã Bắc Ninh, đáp ứng nhu cầu đất để xây dựng các trụ sở cơ quan, đơn vị vũ trang, đất nhà ở cho nhân dân, kết quả đạt được như sau:
Tt
Hạng mục
1997
1998
1999
2000
Ghi chú
1
Đất xây dựng
12,30 ha
9,40 ha
4,93 ha
8,52 ha
2
Đất giao thông
18,20 ha
11,10 ha
8,20 ha
9.24 ha
3
Đất QP và an ninh
8,06 ha
2.02 ha
4
Đất chuyên dùng
1,37 ha
5
Đất đô thị
1,06 ha
6,51 ha
8,31 ha
2,08 ha
6
Đất thuỷ lợi
0,37 ha
7
Đất nghĩa địa
1,00 ha
8
Đất chuyên dùng khác
1,00 ha
2.4.5. Công tác xây dựng các văn bản
Để cụ thể hoá việc thi hành luật đất đai và các văn bản sau luật, UBND tỉnh kết hợp với UBND thị xã Bắc Ninh đã kịp thời ban hành các văn bản như: Qui định chung giá các loại đất, qui định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng theo qui hoạch chung thị xã Bắc Ninh được duyệt 17/2/1997 một cách kịp thời và đạt hiệu qủa cao.
2.5. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở THỊ XÃ BẮC NINH
2.5.1. Hiện trạng sử dụng đất đai theo đơn vị hành chính
Theo số liêu thống kê năm 2001 tổng diện tích tự nhiên của thị xã Bắc Ninh là 2634,47 ha và được sử dụng vào các mục đích sau:
* Đất nông nghiệp: 1.463,08 ha
-Đất trồng cây hàng năm: 1.364,28 ha
+Đất lúa, lúa mầu: 1.289,34 ha
+Đất hàng năm khác: 74,94 ha
-Đất vườn tạp: 2,46 ha
-Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 96,34 ha
* Đất lâm nghiệp: 11,30 ha
-Đất có rừng trồng: 11,30 ha
* Đất chuyên dùng: 702,38 ha
-Đất xây dựng: 160,59 ha
-Đất giao thông: 261,07 ha
-Đất quốc phòng và an ninh: 84,44 ha
-Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng: 121,87 ha
-Đất di tích lịch sử văn hoá: 6,67 ha
-Đất nghĩa trang nghĩa địa: 28,59 ha
-Đất chuyên dùng khác: 39,15 ha
* Đất ở: 344,99 ha
- Đất ở đô thị: 159,30 ha
- Đất ở nông thôn: 185,69 ha
* Đất chưa sử dụng: 112,72 ha
- Đất bằng chưa sử dụng: 28,45 ha
- Đất đồi núi chưa sử dụng: 22,44 ha
- Đất mặt nước chưa sử dụng: 44,19 ha
- Sông, ngòi: 17,29 ha
- Đất chưa sử dụng khác: 0,35 ha
2.5.2. Hiện trạng sử dụng đất vào các công trình cụ thể của thị xã
Trong đó:
+ Đất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã Bắc Ninh được hình thành và phát triển từ năm 1958 –1959, hàng năm cung cấp nhiều sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng và xuất khẩu.
Bước đầu đã hình thành một vùng công nghiệp kính nổi vật liệu xây dựng, khung nhôm tại Vân Dương, Phương Liễu cách thị xã Bắc Ninh 6 km về phía Đông Nam.
Ngành sản xuất vật liêu xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh, chế biến thực phẩm tỷ trọng lớn từ 30-40%…Tiểu thủ công nghiệp phát triển còn chem., một số cơ sở vẫn lúng túng trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất và tổ chức quản lý.
Hiện tại thị xã Bắc Ninh có nhiều nhà máy công nghiệp lớn quan trọng của Trung Ương đóng trên địa bàn như: Công ty kính Đắp Cầu, công ty may Đắp Cầu, công ty thuốc lá Bắc Sơn, công ty hoá chất mỏ…
Hiện tại đất dùng vào mục đích phát tr._.iển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và kho tàng là 47,2 ha.
+ Đất giao thông
* Đất giao thông đối ngoại
- Quốc lộ 1A cũ chạy qua thị xã Bắc Ninh dài 6,1 km từ làng Xuân Ổ tới phía Bắc sông Cầu rộng 22-30 m. Hai bên đường là nhà ở và các công trình công cộng, hành chính của tỉnh.
- Quốc lộ 18A chạy qua thị xã Bắc Ninh dài 6 km từ phía Tây thành Cổ chạy dọc quố lộ 18A tới Quế Võ rộng 22 m, hai bên đường gần thị xã là nhà ở.
- Tỉnh lộ 38 từ Cổng Ô Hoà Đình chạy trong thị xã dài 3 km về phía Thuận Thành, hai bên đường có nhà ở, chiều rộng đường là 20-25 m.
- Quốc lộ 1A mới chạy qua thi xã dài 7,1 km.
- Tỉnh lộ 20 chạy dọc sông Cầu đi Phả Lại hai bên đường là nhà ở và các cảng chuyên dùng, đường có chiều rộng từ 12-20 m.
- Đường sắt quốc gia khổ 1,00 m chạy qua thị xã hướng Bắc Nam dài 6 km cắt qua nhều đường, dọc theo tuyến qua thị xã có hai ga: Ga hành khách Bắc Ninh và ga hàng hoá Thị Cầu.
- Cảng: Dọc theo sông Cầu là hệ thống các cảng sông chuyên dùng, độ sâu từ 1,4-3,0 m dùng cho tầu và cho các xà lan có trọng tải từ 300-400 tấn gồm:
+ Cảng cho nhà máy kính Đắp Cầu: Công suất 0,3-0,5 triệu tấn/năm
+ Cảng Trung Ương: Cảng than 0,3 triệu tấn/năm
+ Cảng địa phương: Cảng vật liệu xây dựng công suất 0,3 triệu tấn/năm
+ Bến ô tô: Bến xe liên tỉnh cạnh công viên với diện tích 0,5 ha
Đất dùng cho giao thông đối ngoại hiện có 23,5 ha
* Đất giao thông đối nội: Là hệ thống đường nhựa và cấp phối dải đá chạy trong các khu nhà ở có chiều rộng trung bình là 13-15 m tổng chiều dài là 14 km.
Đất hiện dùng cho giao thông đối nội và quảng trường là 41,79 ha.
Chương 3
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
TRONG ĐÔ THỊ
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT ĐÔ THỊ.
Theo Điều 55 Luật Đất đai. Đất đô thị là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và vào các mục đích khác.
Đất ngoại thành, ngoại thị và các khu vực khác (đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và các loại đất khác) đã có qui hoạch sử dụng vào mục phát triển đô thị, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì cũng được quản lý, sử dụng như đất đô thị.
3.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐÔ THỊ
+ Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu đô thị, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện.
+ Các yếu tố cơ bản phân loại đô thị:
- Chức năng là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, hoặc một vùng lãnh thổ nhất định
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao đọng tối thiểu là 65%
- Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, qui chuẩn qui định đối với từng loại đô thị
- Qui mô dân số ít nhất là 4000 người
- Mật độ dân số phù hợp với qui mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị
3.3. ĐIỂM DÂN CƯ ĐÔ THỊ
+ Điểm dân cư đô thị
- Điểm dân cư đô thị là những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cuộc sống con người về mặt lao động, ăn ở hay nghỉ ngơi, có mật độ cao và dân số đông, điểm dân cư đô thị là những nơi tập trung phần lớn những những người phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu đô thị.
- Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ.
Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phục vụ dân sinh.
+ Đô thị được chia thành :nội thị và ngoại thị, thị xã được chia thành nội thị xã và ngoại thị xã (gọi tắt là nội thị và ngoại thị ),thị trấn thì không có vùng ngoại thị trấn.
+ Chức năng của vùng ngoại thành và vùng ngoại thị
- Bố trí các công trình kỹ thuật hạ tầng đầu mối, các khu dân cư, các công trình vệ sinh, bảo vệ môi trường, các cơ sở sản xuất, dịch vụ y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học và các công trình đặc biệt khác mà trong khu vực nôi thành, nội thị không bố trí được.
- Bố trí các công trình nghỉ ngơi, các khu tham quan, du lịch, vành đai xanh, công viên, rừng bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
- Dự trữ đất để phát triển và mở rộng đô thị.
+ Cơ sở để xác định qui mô vùng ngoại thành, ngoại thị
- Vị trí và tính chất của đô thị
- Qui mô dân số khu vực nội thành , nội thị
- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông liên hệ giữa khu vực nội thành nội thị với khu vực lân cận
- Các mối liên hệ giữa khu vực nội thành, nội thị thị xã với khu vực lân cận
- Đặc điểm lịch sử và điều kiện tự nhiên của từng địa phương
- Tổ chức hợp lý các đơn vị quản lý hành chính đô thị
- Yêu cầu phát triển các chức năng cuả vùng ngoại thành, ngoại thị nhằm hỗ trợ cho sự phát triển khu vực nội thành, nội thị theo qui hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3.4. PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ
Đô thị được chia ra thành 6 loại:
- Đô thị loại đặc biệt
Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây :
+ Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế , văn hoá, khoa học-kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế –xã hội của cả nước.
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên.
+ Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh.
+ Qui mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên.
+ Mật độ dân số trung bình từ 15.000 người /km2 trở lên .
- Đô thị loại 1
Đô thị loại1 phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây :
+ Đô thị với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, khoa học-kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên.
+ Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
+ Qui mô dân số từ 50 vạn người trở lên.
+ Mật độ dân cư là 12.000 người/Km2 trở lên.
- Đô thị loại 2
Đô thị loại 2 phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Đô thị với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, khoa học - kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên.
+ Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh.
+ Qui mô dân số từ 25 vạn người trở lên.
+ Mật độ dân cư là 10.000 người/km2 trở lên.
- Đô thị loại 3
Đô thị loại 3 phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây :
+ Đô thị với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, khoa học-kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh hoặc của một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh.
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên..
+ Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
+ Qui mô dân số từ 10 vạn người trở lên.
+ Mật độ dân cư là 8.000 người/Km2 trở lên.
Đô thị loại 4
Đô thị loại 4 phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh.
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên.
+ Có cơ sở hạ tầng đã và đang được xây dựng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
+ Qui mô dân số từ 5 vạn người trở lên.
+ Mật độ dân cư là 6.000 người/km2 trở lên.
- Đô thị loại 5
Đô thị loại 5 phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, chính trị, văn hoá, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện hoăc một cụm xã.
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên.
+ Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh.
+ Qui mô dân số từ 4.000 người trở lên.
+ Mật độ dân cư là 2.000 người/km2 trở lên.
3.5. QUI HOẠCH ĐÔ THỊ
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và chiến lược phát triển đô thị quốc gia qui hoạch đô thị thường được thực hiện qua 3 giai đoạn sau:
+ Quy hoạch vùng
+ Quy hoạch tổng thể đô thị
+ Quy hoạch chi tiết đô thị
3.5.1. Quy hoạch vùng
Trên cơ sở nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, nắm vững tình hình mọi mặt của sự phân bố tài nguyên, vạch ra những phương án phân vùng của toàn quốc, từng tỉnh, từng huyện.
+ Mục đích của qui hoạch vùng : Vạch ra kế hoạch tổng hợp và toàn diện cho sự phát triển của tất các ngành, kinh tế trong phạm vi không gian lãnh thổ, gắn liền với sự phân bố lực lượng sản xuất và gồm sự phân bố các xí nghiệp công nghiệp, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phân bố lao động và phân bố dân cư. Qui hoạch vùng phân bố hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thuỷ lợi, năng lượng, y tế, môi trường sinh thái.
+ Nguyên tắc thiết kế qui hoạch vùng: Phân bố sức sản xuất đảm bảo yêu cầu tiết kiệm lao động xã hội đến mức tối đa, phát huy mọi tiềm năng của địa phương để phát triển sản xuất, phân bố lực lượng sản xuất, xoá bỏ dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.
- Khai thác triệt để những đặc điểm nổi bật của vùng, chuyên môn hoá cao các vùng công nghiệp, nông nghiệp, vùng nghỉ mát, du lịch, nhằm bảo vệ sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Nội dung chủ yếu của công tác qui hoạch vùng:
- Phân bố sản xuất công nghiệp công nghiệp
- Phân bố sản xuất công nghiệp, nông lâm, ngư nghiệp
- Vạch ra hệ thống giao thông như đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không…
- Hệ thống thuỷ lợi
- Hệ thống các điểm dân cư đô thị
- Hệ thống năng lượng
Quy hoạch vùng tiến hành lập trên biểu đồ địa hình ở tỷ lệ qui định như sau:
* Vùng có diện tích đến 300.000 km2 xây dựng trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 đến 1/100.000
* Vùng có diện tích lớn hơn 300.000 km2 xây dựng trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đến 1/300.000
3.5.2. Quy hoạch tổng thể đô thị
+ Mục tiêu của qui hoạch tổng thể đô thị: Bảo đảm sự phát triển cân đối và hài hoà giữa các ngành và thành phần kinh tế trong đô thị đảm bảo thống nhất giữa các thành phần chức năng và hoạt động của đô thị, cải thiện điều kiện sống và làm việc, nghỉ ngơi của dân cư đô thị.
+ Qui hoạch tổng thể đô thị nhằm xác định cấu trúc đô thị trong tương lai gần, theo qui hoạch về thời gian từ 10, 15, 20 hoặc 25 năm.
+ Nội dung của qui hoạch tổng thể đô thị:
- Đề xuất phương án sử dụng đất đô thị một cách hợp lí và hiệu quả
- Qui hoạch phân bố sản xuất công nghiệp và kho tàng
- Qui hoạch các công trình trung tâm đô thị
- Đưa ra phương án qui hoạch mạng lưới giao thông hợp lí
- Bố trí hệ thống kỹ thuật: Điện, nước, cấp hơi, cấp nhiệt …
+ Qui hoạch tổng thể đô thị thường được thiết kế trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 đối với đô thị lớn1/5000-1/2000 đối với đô thị nhỏ.
3.5.3. Qui hoạch chi tiết đô thị
- Đây là giai đoạn nhằm cụ thể hoá quy hoạch tổng thể bằng cách bố trí cụ thể các hạng mục công trình xây dựng trong từng khu vực.
- Nội dung của qui hoạch chi tiết
+ Xác định giới hạn và vị trí của các khu đất xây dựng, phân rõ chức năng cụ thể cho từng loại đất theo một cơ cấu thống nhất
+ Xác định các tiêu chuẩn cụ thể cho từng công loại trình dự kiến xây dựng như: chỉ tiêu tầng cao công trình, mật độ xây dựng….
+ Nghiên cứu bố cục xây dựng tất cả các công trình trên toàn khu dất
+ Bố trí mạng lưới các công trình kỹ thuật đô thị, kỹ thuật vệ sinh , đường dây, đường ống…
+ Lập khái toán ( dự án, giá thành và dự kiến tổ chức thi công trong khu đất xây dựng).
+ Dự kiến phân kỳ đầu tư xây dựng
+ Xác định chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng các công trình, đường phố soạn thảo qui chế quản lý xây dựng
Qui hoạch chi tiết thường được nghiên cứu ở bản đồ địa hình tỷ lệ lớn
Đối với các khu đất có diện tích lớn hơn hoặc bằng 200 ha thì sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 2000 ¸ 1: 1000 hoặc 1: 5000, còn khu đất có diện tích từ 20 ha đến 200 ha thì tiến hành qui hoạch trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/1000-1/2000.
+ Tóm lại: Trong quá trình qui hoạch đô thị thì giai đoạn qui hoạch tổng thể đô thị và giai đoạn qui hoạch chi tiết là các giai đoạn chủ yếu đề cập trực tiếp tới qui hoạch đô thị. Qui hoạch vùng và qui hoạch xây dựng chi tiết đô thị có thể coi như là bước khởi đầu và bước kết thúc của quá trình qui hoạch đô thị.
3.6. PHÂN CẤP QUẢN LÝ, THẨM QUYỀN LẬP VÀ XÉT DUYỆT QUI HOẠCH ĐÔ THỊ
3.6.1. Cơ sở để xác định cấp quản lí đô thị
+ Theo phân loại đô thị như sau:
- Các thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại.
- Các thành phố trực thuộc tỉnh phải là đô thị loại 2 hoặc đô thị loại 3.
- Các thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc Trung Ương phải là đô thị loại 3 hoặc đô thị loại 4.
- Các thị trấn thuộc huyện phải là đô thị loại 4 hoặc đô thị loại5.
+ Nhu cầu quản lí hành chính nhà nước theo lãnh thổ.
+ Qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội, qui hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước và qui hoạch chung xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3.6.2. Phân cấp quản lý đô thị
- Đô thị loại đặc biệt và 1, 2 do Trung ương quản lý
- Đô thị loại 3 và 4 do tỉnh quản lý
- Đô thị loại 5 do huyện quản lý
3.6.3. Thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch đô thị
Theo Điều 10 chương II của Điều lệ quản lý qui hoạch đô thị (Ban hành kèm theo Nghị định 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ) qui định:
* Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án qui hoạch chung cho các đô thị loại đặc biệt, 1, 2 và các đồ án qui hoạch xây dựng đô thị khác khi cần thiết.
* UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương tỉnh trình duyệt các đồ án qui hoạch xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tớng Chính phủ.
* Bộ Xây dựng tổ chức lập qui hoạch chung cho đô thị loại đặc biệt,1, 2 và thẩm tra các đồ án qui hoạch xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền xét duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
* UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt các đồ án qui hoạch xây dựng đô thị còn lại thuộc địa phương mình.
* UBND các thành phố thuộc tỉnh, thị xã và huyện trình duyệt đồ án qui hoạch chung và qui hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.
* Kiến trúc sư trưởng hoặc Sở xây dựng tổ chức lập, thẩm tra để báo cáo UBND tỉnh về các đồ án qui hoạch xây dựng nói trên.
* Kiến trúc sư trưởng các thành phố thuộc Trung ương tổ chức lập và trình duyệt các đồ án qui hoạch xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND, thành phố trực thuộc Trung ương.
3.7. KHÁI NIỆM VỀ QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về qui hoạch sử dụng đất đai nhưng có thể hiểu một cách khái quát vế qui hoạch sử dụng đất đai như sau:
Qui hoạch sử dụng đất đai là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đai và quản lí đất đai một cách đầy đủ, hợp lí, khoa học và có hiệu quả cao nhất, thông qua việc phân bổ quĩ đất đai (khoanh định cho các tổ chức và các ngành) và tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
+ Biện pháp kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai
+ Biện pháp kỹ thuật: Gồm các công tác chuyên môn như: Điều tra khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định xử lí số liệu….
+ Biện pháp pháp chế: Xác định tính pháp lí về mục đích sử dụng và quyền sử dụng đất đai theo qui hoạch nhằm bảo đảm sử dụng và quản lí đất đai theo đúng pháp luật
+ Tính đầy đủ: Mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo đúng mục đích nhất định
+ Tính hợp lí: Đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, đặc tính phù hợp với yêu cầu sử dụng
+ Tính khoa học: Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến
+ Tính hiệu quả: Đáp ứng cả ba lợi ích, kinh tế, xã hội, môi trường
3.8. PHÂN LOẠI QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
- Theo điều 16, 17, 18 luật đất đai 1993 qui định:
Qui hoạch sử dụng đất đai được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành
* Qui hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ có các dạng sau:
+ Qui hoạch tổng thể sử dụng đất đai cả nước
+ Qui hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh
+ Qui hoạch sử dụng đất đai cấp huyện
+ Qui hoạch sử dụng đất đai cấp xã
* Đối tượng của qui hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ: Toàn bộ diện tích đất đai tự nhiên của lãnh thổ.
- Mục đích: Đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và cho tương lai, để phát triển các ngành kinh tế quốc dân cụ thể hoá qui hoạch sử dụng đất đai của các ngành và đơn vị hành chính cấp cao hơn.
* Qui hoạch sử dụng đất đai theo ngành gồm các dạng sau đây:
+ Qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp
+ Qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
+ Qui hoạch sử dụng đất đai các khu dân cư nông thôn
+ Qui hoạch sử dụng đất đô thị
+ Qui hoạch sử dụng đất chuyên dùng
* Đối tượng của qui hoạch sử dụng đất đai theo ngành: Là toàn bộ diện tích đất đai thuộc quyền sử dụng và diện tích đất đai cấp thêm cho ngành trong phạm vi ranh giới đã được xác định rõ mục đích cho từng ngành ở các cấp lãnh thổ tương ứng.
3.9. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
3.9.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Nghiên cứu các qui luật về chức năng của đất đai như một tư liệu sản xuất chủ yếu
+ Đề xuất các ý kiến, biện pháp về tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lí, có hiệu quả cao, kết hợp với bảo vệ đất đai và bảo vệ môi trường trong tất cả các ngành, căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
3.9.2. Phương pháp nghiên cứu trong qui hoạch sử dụng đất đai
* Phương pháp luận trong nghiên cứu
- Nghiên cứu các hiện tượng sự kiện phạm trù xã hội trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ở trạng thái vận động phát triển
- Nhìn nhận sự phát triển như là sự chuyển hoá từ lượng thành chất
- Xem xét các sự kịên và hiện tượng trên quan điểm thống nhất giữa các mặt đối lập
- Phát hiện những cái mới, tiến bộ trong quá trình vận động, phát triển.
* Phương pháp nghiên cứu các vấn đề cụ thể
+ Phương pháp điều tra khảo sát
+ Phương pháp minh hoạ trên bản đồ
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp nghiên cứu điểm
+ Phương pháp nghiên cứu mẫu
3.10. Đặc điểm đất đai trong đô thị
Qui hoạch sử dụng đất đai trong khu vực đô thị luôn gắn chặt với giai đoạn qui hoạch tổng thể và giai đoạn qui hoạch chi tiết đô thị, trong đó trên sơ sở định hướng phát triển, dự báo dân số sẽ xác định nhu cầu diện tích đất đai cho toàn bộ đô thị, từng khu vực, và phân vùng chức năng.
Đất đai trong đô thị (gồm đất nội thị và vùng ngoại vi gần đô thị) có vị trí và tác dụng quan trọng đối với nền kinh tế của bản thân đô thị cũng như nền kinh tế quốc dân. Ngoài những thuộc tính chung của đất đai nói chung thì đất đô thị còn có một số đặc điểm riêng như:
3.10.1. Sức chịu tải
Đây là đặc trưng cơ bản của đât đô thị, do có sự tập trung cao về dân số và các hoạt động kinh tế. Vì vậy công năng của đất đai ở đây chính là chịu tải dân số và các loại công trình kiến trúc.
3.10.2. Tính quan trọng của vị trí
Giá trị kinh tế của đất đai đô thị được quyết định bởi vị trí khu vực đất đai, vị trí địa lý quyết định điều kiện phát triển kinh tế, sự tốt, xấu của vị trí liên quan đến các điều kiện như giao thông, bưu điện, thông tin, cấp điện, cấp nước... và các điều kiện dịch vụ công cộng khác. Khu vực đông dân, buôn báo sầm uất, gần mặt đường, chỗ giao cắt... giá đất thường cao.
3.10.3. Tính cố định của công dụng đất đai.
Sự khác nhau giữa sử dụng đất đai trong đô thị với đất nông nghiệp là ở công dụng của đất đai trong đô thị tương đối, còn đât đai nông nghiệp thì thường xuyên có sự thay đổi về phương hướng sử dụng và phương thức sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây khó khăn trong việc cải tạo các khu vực ở đô thị.
3.10.4. Giá đất tương đối cao
Do sức tải và mật độ dân số và các hoạt động kinh tế ngày càng tăng vì thế công trình kiến trúc phải phát triển theo hướng cao tầng và giá đất đô thị tương đối cao gấp nhiều lần so với giá đất ở khu vực nông thôn có cùng diện tích.
3.10.5. Sự đa dạng, phức tạp của phương thức sử dụng đất đai
Sự phân công các hoạt động kinh tế trong khu vực đô thị tương đối nhỏ, tỉ mỉ nên loại hình sử dụng đất đai ở đây khá phức tạp và yêu cầu cao về mức độ chi tiết.
3.10.6. Ô nhiễm đối với đất đai
Chất thải sinh ra do các hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, sinh hoạt... đều trực tiếp hoặc gián tiếp làm ô nhiềm đất đai.
3.11. Phân loại đất đai trong khu vực đô thị
Đất đai trong khu vực đô thị có thể phân loai theo loại hình công dụng hoặc các khu công năng của đô thị.
Phân loại theo chức năng của đất đai trong khu vực đô thị
+ Đất đai trong khu vực đô thị được phân ra thành các loại sau:
- Đất dùng cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đây là loại đất dành cho sản xuất chủ yếu nhất của đô thị, gồm có đất xây dựng và bố trí các nhà máy, công nghiệp quốc doanh, tập thể, tư nhân.
- Đất dùng cho thương nghiệp: Gồm đất xây dựng các cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng, khu dịch vụ...
- Đất dùng để ở: Đây là đất xây dựng các khu trung cũ tập trung và nhà riêng của người dân. Loại đất này, chiến diện tích lớn nhất trong khu đất dân dụng.
- Đất dùng cho các công trình công cộng, gồm đất xây dựng trụ sở của các cơ quan chính quyền giáo dục y tế,...
- Đất cây xanh, thể dục, thể thao: Là các vành đai cây xanh, công viên, vườn hoa, các công trình thể thao...
- Đất dùng cho giao thông: Gồm đất đường sắt, đường bộ, đường phố, bến bãi đỗ xe.
- Đất khác.
3.12. Nội dung của qui hoạch sử dụng đất đai trong đô thị
Qui hoạch sử dụng đất đai trong đô thị thể hiện mục tiêu và kế hoạch của sự phát triển không gian đô thị trong thời kỳ nhất định, là sự sắp xếp và bố cục đối với sử dụng đất đô thị, là sự phân phối hợp lý và khống chế trong việc sử dụng đất đai, dùng quan điểm phát triển để thiết kế bố cục không gian ở thời điểm hiện tại và phát triển trong tương lai của đô thị. Qui hoạch sử dụng đất đai trong đô thị là qui hoạch mang tính tổng hợp, nó liên quan đến các đối tượng sử dụng đất, phải điều hoà nhu cầu và đất đai của các đối tượng này đồng thời gắn chặt với các yêu cầu về qui hoạch thiết kế xây dựng đô thị.
- Mục đích và ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất đai trong đô thị
Thông qua sự sắp xếp hợp lý đất đai, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đô thị, thúc đẩy sự phát triển, sự phồn vinh kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng của nhân dân về vật chất cũng như tinh thần. Qui hoạch sử dụng đất đai trong đô thị là cơ sở để xử lý chính xác các mối quan hệ giữa các ngành, điều hoà giữa các loại sử dụng đất, góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất, đồng thời xác lập những căn cứ làm cơ sở để quản lý đất đai đô thị.
- Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch sử dụng đất đai trong đô thị
Trên cơ sở phân tích hiện trạng sử dụng đất đai, căn cứ vào kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu và định hướng chiến lược, những thay đổi lịch sử, thực tế hiện trạng và điều kiện xây dựng đô thị... Để xác định một cách hợp lý qui mô phát triển không gian phương hướng phát triển và phân phối hợp lý các loại tỷ lệ sử dụng đất, bức tranh toàn cảnh tổng quát không gian phát triển đô thị.
- Phạm vi quy hoạch sử dụng đất đai trong đô thị
Là phạm vi phát triển lâu dài đã được xác định trong quy hoạch tổng thể vùng đã lập ra, bao gồm khu vực nội thị và ngoại vi mà quy hoạch đô thị có nhu cầu phát triển mở rộng, nhằm tránh xảy ra việc mở rộng khu vực nội thị một cách vô ý và hạn chế việc xây dựng khu vực ngoại vi một cách cân nhắc có kế hoạch, tạo quỹ đất dự phòng hợp lý thuận tiện cho việc bổ sung, giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong tương lai lâu dài.
3.13. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sử dụng đất trong đô thị
Tùy theo qui mô và đặc thù đô thị mà người ta xác định chỉ tiêu đất đô thị theo số dân, chẳng hạn như ở Bắc Ninh lấy 80 m2/người. Hoặc tính theo công thức sau:
Trong đó:
S0, St: Diện tích đất xây dựng hiện có và toàn đô thị
D1: Đất dân dụng phát triển
C: Tỷ lệ đất công nghiệp (%)
Q: Tỷ lệ đất cơ quan ngoài đô thị (%)
T: Tỷ lệ đất các trung tâm chuyên ngành (%)
A: Tỷ lệ đất an ninh quốc phòng (%)
X: Tỷ lệ đất khác (so với đất đô thị)(%)
Hoặc có thể viết gọn:
St: Diện tích toàn bộ đất xây dựng đô thị (ha)
S0: Diện tích đất đô thị hiện có (ha)
D1: Diện tích đất dân dụng mới (ha)
ND1: Tỷ lệ phần đất ngoài khu dân dụng phát triển (%)
(Nguồn: Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng qui hoạch sử dụng đất )
+ Chỉ tiêu định hướng để xác định nhu cầu đất các khu chức năng chủ yếu trong quy hoạch tổng thể đô thị .Chỉ tiêu này được qui định ở qui chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Khu dân cư (khu ở): Là thành phần đất chủ yếu của đất đô thị, chiếm 50% - 60% tổng diện tích đất để xây dựng đô thị.
Chỉ tiêu tính toán đất dân dụng khoảng 30 – 70m2/ người tuỳ theo quy mô đô thị và khu hiện trạng hoặc khu mới phát triển.
Chỉ tiêu sử dụng các loại đất trong khu dân dụng như sau:
Nhà ở: 15 - 29m2/người, phục vụ công cộng 16 – 18 m2/người
Cây xanh, thể dục thể thao 13 – 17m2/ người, đường, quảng trường chiếm 8 – 13m2/người.
- Khu công nghiệp, tiều thủ công nghiệp chiếm 7 – 25% diện tích đất toàn đô thị với chỉ tiêu khoảng 15 – 20m2/người diện tích cho công nhân là 23,5 - 136,4m2/ người.
* Chỉ tiêu qui định như sau:
+ Đất xây dựng nhà máy:50-75%
+ Đất dành cho thiết bị phụ trợ, xưởng, dịch vụ quản lí:5-10%
+ Đất cây xanh tập trung:10-12%
+ Đất giao thông:5-10%
+ Đất cách ly khoảng cách:50-30 m.
- Khu kho tàng: chiếm từ 2 - 6% đất xây dựng đô thị với tiêu chuẩn 3 - 5m2/người trong đó diện tích dành cho xây dựng công trình không được vượt quá 60%.
- Đất giao thông đối ngoại: Chiếm khoảng 10% toàn bộ đất đô thị, đường sắt cần bố trí cách khu dân cư tối thiểu là 100m, cảng 50 m, đường phố chính là 200m, sân bay cách đô thị không 5 - 30Km tuỳ thuộc vào từng loại.
- Đất cây xanh, thể dục thể thao: đối với đô thị lớn: 15 - 20m2/người đô thị nhỏ và trung bình 7 - 15m2/người và đô thị nghỉ mát là 30 - 40m2/người đối với các khu cây xanh tập trung, qui mô xác định như sau:
+ Công viên cấp thành phố: 8 - 10 ha
+ Công viên khu vực ở: 1- 3 ha
+ Công viên rừng: 30 - 40 ha
Đối với đô thị nhỏ, trung bình chỉ tiêu đất công viên rừng là 50m2/người đô thị lớn và rất lớn là 100 - 200m2/người
- Đất khu trung tâm đô thị: được xác định theo chỉ tiêu là 3 - 5m2/người trong đó đất giao thông các loại chiếm lớn hơn 50%.
- Các chỉ tiêu sử dụng đất áp dụng khi lập quy hoạch chi tiết đô thị.
- Diện tích: toàn bộ khu đất lập qui hoạch chi tiết được xác định trong phạm vi ranh giới lập qui hoạch chi tiết.
- Diện tích Brulto là diện tích toàn bộ khu đất lập quy hoạch, trong đó có cả đất dành để xây dựng các công trình thuộc thành phố.
- Diện tích Neto là diện tích dành để xây dựng các công trình thuộc khu đất đó.
- Các chỉ tiêu cần xác định
+ Chỉ tiêu đất:
Loại thấp : 2000 người/ha
Trung bình: 300 - 600 người/ ha
Cao : 600 - 7800 người/ha
+ Chỉ tiêu ở:
Thấp : 9m2/người
Trung bình: 12m2/người
Cao : 18m2/người
+ Mật độ xây dựng:
1 - 4 tầng: 36 - 40%
5 tầng: 25 - 30%
>9 tầng: 11 - 15%
3.14. Phương pháp dự báo một số loại đất chính trong khu vực đô thị
3.14.1. Dự báo nhu cầu đất phát triển đô thị
Nhu cầu đất phát triển đô thị có thể tính theo công theo công thức sau:
Z=N.P
Trong đó :
Z: Là diện tích đất phát triển đô thị
N: Số dân thành thị hiện trạng
P: Định mức đất dùng cho một khẩu đô thị năm qui hoạch
(Nguồn: Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng qui hoạch sử dụng đất )
Ví dụ: ở Việt Nam mức đất đô thị cho các đô thị loại 3 và 4 là 70-80m2/người.
3.14.2. Dự báo nhu cầu đất phát triển giao thông
Diện tích cần dùng cho phát triển giao thông có thể xác định căn cứ vào mối tương quan giữa lưu lượng hàng hoá vận chuyển trong năm và diện tích chiếm đất của mạng lưới giao thông tính theo công thức sau:
Trong đó:
D: diện tích đất cần cho giao thông
Yn: Trình độ phát triển nền kinh tế quốc dân năm qui hoạch
Yo: Trình độ phát triển nền kinh tế quốc dân năm hiện trạng
R: Hệ số co dãn lưu lượng hàng hoá vận chuyển trong năm
No: Lưu lượng hàng hoá vận chuyển năm hiện trạng
E: Diện tích đất chiếm cho một đơn vị lưu lượng hàng hoá vận chuyển
(Nguồn: tài liệu đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch sử dụng đất)
3.14.3. Dự báo đất phát triển công nghiệp
Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất ghi trong dự án khả thi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, các ngành sẽ tự xác định nhu cầu diện tích đất cho phát triển công nghiệp theo công thức sau:
Trong đó:
Ps: tổng diện tích khu đất cần sử dụng
Px: diện tích xây dựng các công trình
Mx: mật độ xây dựng.
Mật độ xây dựng Mx càng lớn thì mức độ tiết kiệm đất càng cao trong công nghiệp, Mx có thể dao động từ 17-74%.
(Nguồn: tài liệu đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch sử dụng đất)
3.15 . Các nguyên tắc cơ bản thiết kế qui hoạch xây dựng đô thị
3.15.1. Lựa chọn đất đai xây dựng đô thị
- Các đô thị được xây dựng sẽ tồn tại nhiều thế kỷ cho nên việc lựa chọn đất đai cho xây dựng đô thị là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, giải quyết đúng đắn nhiệm vụ ấy sẽ giải quyết tốt những vấn đề sản xuất, sinh hoạt của dân cư cũng như các vấn đề kinh tế trong công tác xây dựng và quản lí đô thị.
Khi lựa chọn đất đai phải chú ý tới yêu cầu bố trí hợp lí giữa tất cả các thành phần đất đai của đô thị (đất ở, đất công nghiệp, đất giao thông, đất cây xanh, đất thể thao …) phải đánh giá đúng mức lợi ích phát triển của toàn bộ đô thị.
* Những yếu tố thiên nhiên ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn đất đai để xây dựng đô thị bao gồm:
+ Điều kiện khí hậu và tác động của nó trong xây dựng đô thị
- Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, nằm trong khu vực nội chí tuyến, giới hạn từ 23022’ Bắc đến 8030’ Bắc, kinh độ 1200-1100 kinh Đông, mỗi vùng đều có điều kiện khí hậu riêng nên phải thu thập đầy đủ số liệu về điều kiện khí hậu:
- Mưa: Nước ta có lượng mưa trung bình hàng năm tương đối (1500-3000 mm/năm) và ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0112.doc