LỜI NÓI ĐẦU
Trước đây khi nhắc tới hệ thống kế hoạch hoá trong phát triển các ngành kinh tế quốc dân chúng ta thường bắt gặp nhiều cụm từ: chiến lược phát triển ngành, kế hoạch phát triển ngành... mà ít khi thấy các ngành lập qui hoạch phát triển cho riêng ngành. Sở dĩ là vì qui hoạch gắn với bố trí sắp xếp nên nó phù hợp hơn với hệ thông kế hoạch hoá phát triển cho các vùng, các khu đô thị. Tuy nhiên đã có một thực tế đáng buồn xảy ra với các ngành kinh tế quốc dân đặc biệt là các ngành khai t
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác tài nguyên thiên nhiên đó là việc phát triển một cách tự phát các cơ sở sản xuất không tuân theo bất cứ một khuôn khổ nào, dẫn tới các ngành rất khó kiểm soát và không thể phát triển theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Việc này gây ra những rắc rối trong quản lý ngành gây lãng phí mất mát lớn, không đạt hiệu quả trong đầu tư.
Trong khoảng 5-10 năm trở lại đây các ngành đã chú trọng hơn tới công tác xây dựng qui hoạch phát triển cho mình (ngành điện, ngành than, ngành xi măng...). Xây dựng qui hoạch là một nội dung khó do nó đòi hỏi phải phân tích tỷ mỉ các điều kiện phát triển ngành ở các vùng, sự liên kết phát triển ngành giữa các vùng và sự hợp tác giữa các ngành trong vùng. Tuy nhiên nếu có được một bản qui hoạch tốt sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các ngành phát triển nhanh và bền vững.
Qui hoạch ngành là một nội dung lớn trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp, em có điều kiện được tìm hiểu về ngành than và qui trình lập qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam. Chính vì vậy em đã quyết định lựa chọn để tài luận văn là: Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
Bài luận văn cua em gồm 3 chương:
Chương I: Sự cần thiết phải lậpqui hoạch phát triển ngành than Việt Nam.
Chương II: Hiện trạng qui hoạch ngành than
Chương III: Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong phòng Kế hoạch của công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp và TS Vũ Thị Ngọc Phùng, giảng viên trường đại học Kinh tế quốc dân đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài thực tập này
Chương I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN VIỆT NAM
I. Tổng quan về qui hoạch ngành
1. Khái niệm về qui hoạch
Quá trình kế hoạch hoá nếu phân theo nội dung thì nó là một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau của các bộ phận cấu thành bao gồm: chiến lược phát triển, qui hoạch phát triển, kế hoạch phát triển và các chương trình, dự án phát triển. Trong đó, chiến lược phát triển xác định các mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội mang tính chất dài hạn( 10năm, 15năm, 20 năm,...). Qui hoạch phát triển là sự thể hiện tầm nhìn và bố trí chiến lược về thời gian và không gian lãnh thổ. Kế hoạch phát triển là công cụ điều hành và quản lý vĩ mô, nó được đặc trưng bằng hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụ thể về mục tiêu và biện pháp phát triển trong từng thời kì nhất định. Chương trình và dự án phát triển được xem là công cụ triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển, nhằm giải quyết các vấn đề mang tính chất bức xúc của nền kinh tế trong thời kỳ kế hoạch.
Không thể thiếu được qui hoạch trong lý thuyết và thực tiễn kế hoạch hoá. Về cơ bản có thể hiểu qui hoạch phát triển là sự thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lược vể thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ động hướng tới mục tiêu, đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững. Vai trò của qui hoạch phát triển chính là sự cụ thể hoá chiến lược trong thức tế về cả mục tiêu và các giải pháp. Nếu không có qui hoạch sẽ mù quáng, lộn xộn, đổ vỡ trong phát triển, qui hoạch để định hướng, dẫn dắt, điều chỉnh trong đó có cả hiệu chỉnh thị trường. Mặt khác chức năng của qui hoạch còn là cầu nối giữa chiến lược, kế hoạch và quản lý thực tiễn chiến lược, cung cấp các căc cứ khoa học cho các cấp để chỉ đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua các kế hoạch, các chương trình dự án đầu tư, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả.
Qui hoạch phát triển bao gồm: Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, qui hoạch ngành và qui hoạch vùng lãnh thổ.
Qui hoạch tổng thể là xác định và lựa chọn mục tiêu cuối cùng, tìm những giải pháp để thực hiện mục tiêu. Qui hoạch cũng như chiến lược, xét cho cùng vẫn là định hướng. Tuy vậy, một trong những khâu quan trọng nhất của qui hoạch là luận chứng về tính tất yếu, hợp lý cho sự phát triển và tổ chức không gian kinh tế - xã hội dài hạn dựa trên sự bố trí hợp lý bền vững kết cấu hạ tầng vất chất kĩ thuật phù hợp với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Trong xây dựng qui hoạch phải đi vào luận chứng ở mức cần thiêt từ khâu điều tra, phân tích đến tính toán chứng minh, so sánh các phương án, các giải pháp, xem xét moi yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng,... đi từ tổng quát đến cụ thể và ngược lại, cần chú ý sự phù hợp cả không gian lãnh thổ và thời gian cụ thể.
Trên cơ sở khung qui hoạch tổng thể và chiến lược phát triển, các ngành sẽ xây dựng qui hoạch phát triển của ngành mình. Các tiềm năng phát triển sẽ được đánh giá chuẩn xác hơn và cụ thể hơn, đồng thời trên một mức độ nào đó sẽ lượng hoá các nguồn lực phát triển có thể khai thác từ các nguồn tiềm năng, thiết lập cơ cấu phát triển ngành, làm cơ sở xây dựng các chương trình, dự án chính sách thực hiện các mục tiêu của ngành. Như vậy, qui hoạch ngành là sự định hướng và bố trí, sắp xếp các cơ sở sản xuất của ngành trên phạm vi từng vùng trong cả nước để tạo ra một cơ cấu ngành hợp lý và hiệu quả. Về mặt ý nghĩa, qui hoạch ngành sẽ là căn cứ để xây dựng qui hoạch vùng, là công cụ để quản lý( theo dõi, kiểm tra) ngành.
Qui hoạch tổng thể vùng là những luận chứng khoa học về bố trí sản xuất phục vụ đời sống, sản xuất của dân cư trên phạm vi lãnh thổ của một vùng. Nó tổng hợp qui hoạch của các ngành, xác định mục tiêu phát triển của vùng dựa trên đánh giá thực trạng kinh tế, thực trạng qui hoạch trong thời gian qua. Dựa trên kết quả nghiên cứu nhu cầu hàng hoá dịch vụ trong vùng và ngoài vùng có liên quan để bố trí không gian hợp lý và xây dựng giải pháp thực hiện. Qui hoạch vùng vừa phải đảm bảo các phương án tối ưu liên ngành và liên vùng trên cùng một địa bàn lãnh thổ, vừa phải phát huy tiềm năng và đặc thù của từng vùng để phát triển.
2. Nội dung qui hoạch ngành
Trong thực tế nếu không có qui hoạch ngành sẽ phát triển tự phát dẫn tới sự không hiệu quả. Phải có qui hoạch mới bám sát được thị trường đảm bảo tổng cung bằng tổng cầu. Tuỳ đặc thù từng ngành mà trong mỗi phần có những nội dung cụ thể khác nhau. Tuy nhiên khung cơ bản của một bản qui hoạch cần tuân theo một số nội dung sau:
2.1. Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển
Mục đích của việc đánh giá các điều kiện, yếu tố cho phát triển là chỉ ra những nhân tố cần thiết cho phát triển ngành; đánh giá khả năng tác động của các yếu tố đầu vào đến phát triển ngành; đánh giá vai trò trong hội nhập và tính cạnh tranh của ngành trong phát triển. Phải đảm bảo đánh giá các yếu tố, nguồn lực một cách đầy đủ, tránh việc mô tả chung chung, phải tập trung làm rõ các vấn đề sau: Phân tích sự tác động của các yếu tố, nguồn lực đến phát triển ngành hiện tại và trong tương lai ( tác động gì? và như thế nào? đến phát triển ngành); Mức độ cạnh tranh trong điều kiện hội nhập; Từ phân tích những yếu tố, nguồn lực phải thấy được các điều kiện để có thể khai thác phát huy chúng trong tương lai. Nội dung cụ thể cần đánh giá gồm:
a)Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân
Để xác định vị trí, vai trò của ngành trong nền kinh tế ta có thể dựa vào một số chỉ tiêu: tỷ lệ đóng góp GDP ngành trong nền kinh tế qua các năm, tỷ lệ sử dụng vốn đầu tư của ngành trên tổng vốn đầu tư của toàn xã hội qua các năm, tỷ lệ thu hút lao động của ngành, tỷ lệ trang bị công nghệ hiện đại cho ngành... Dựa vào các chỉ tiêu này có thể đưa ra nhận định chung về tiềm năng và khả năng phát triển ngành ( nhanh, trung bình, yếu), xác định vai trò của ngành trong hệ thống kinh tế, vai trò thu hút lao động của ngành, khả năng hiện đại hoá công nghệ ( tiên tiến, trung bình, lạc hậu)...
b) Đánh giá các nhân tố đầu vào cho phát triển ngành
Những nhân tố đầu vào cho phát triển ngành gồm: điều kiện tự nhiên, nguyên liệu, cung cấp điện, nước, lao động. Cần đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với sự phát triển của ngành. Từ đó đưa ra được các kết luận cụ thể: Mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển ngành (là thuận lợi hay khó khăn); khả năng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ngành ( bao gồm cả nguyên liệu từ khoáng sản và nguyên liệu nông lâm ngư nghiệp) là dồi dào hay khan hiếm; đánh giá nguồn vốn đầu tư, lao động lành nghề cung cấp cho ngành là nhiều hay ít.
c) Phân tích ảnh hưởng của bối cảnh thế giới đến phát triển ngành
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế đến sự phát triển của ngành phải quan tâm đến những vấn đề: Ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành; quan điểm của các chuyên gia kinh tế đánh giá chung về ngành;khảo sát các số liệu cơ bản theo các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động của ngành trên phạm vi thế giới và khu vực; xếp hạng mức độ cạnh tranh của sản phẩm. Từ đó rút ra được các nhận định cơ bản về tình hình phát triển của ngành trên thế giới (nhanh/ chậm), xu thế phát triển của ngành trên thế giới và khu vực( then chốt/ bình thường), tình hình cạnh tranh sản phẩm của ngành trên thế giới và trong nước tác động đến phát triển ngành trong tương lai là mạnh/ trung bình hay yếu.
d) Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và hướng khai thác
Tổng hợp các phân tích trên để đưa ra những kết luận chính:
- Những thuận lợi, khó khăn của ngành ( cơ hội và thách thức).
- Hướng khai thác trong tương lai ( phát triển hay không phát triển).
2.2. Đánh giá hiện trạng qui hoạch phát triển ngành
Mục đích của việc phân tích, đánh giá hiện trạng qui hoạch phát triển ngành là: Đánh giá toàn bộ hiện trạng ngành theo các chỉ tiêu cơ bản như khai thác tài nguyên, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành, phân bố theo lãnh thổ, đầu tư, lao động, công nghệ...; Đưa ra kết luận về kết quả đạt được, những khó khăn gặp phải, những nguyên nhân chính và hướng giải quyết. Việc đánh giá hiện trạng ngành cần tránh mô tả chung chung về thành tích và hạn chế mà phải đảm bảo đạt được một số yêu cầu sau:
- Đánh giá trình độ phát triển ngành trong tương quan với các ngành cũng như đối với cùng ngành trên thế giới.
- Đánh giá bối cảnh chung và mức độ cạnh tranh của ngành, sản phẩm trong nền kinh tế quốc dân.
- Rút ra bài học (những qui luật phát triển) của ngành trong thời gian qua. Xác định những điểm cần phải phát huy hoặc cần phải khắc phục trong giai đoạn tới.
- Đánh giá được sự phân bố ngành, cơ cấu ngành theo vùng lãnh thổ đưa ra nhận xét về sự hợp lý hay chưa.
- Những kết luận rút ra từ phân tích, đánh giá hiện trạng qui hoạch phát triển phải là một trong những cơ sở để đề ra mục tiêu và phương hướng cần khắc phục và phát huy trong giai đoạn tới.
a) Đánh giá kết quả công tác qui hoạch phát triển ngành trong 5-10 năm
- Đánh giá qui mô, tốc độ tăng trưởng ngành: Thông qua các chỉ tiêu tính toán về: Giá trị sản xuất, số lượng các loại nguyên liệu cung cấp cho ngành, nhịp độ tăng trưởng GTSX, GDP, nhịp độ tăng trưởng GDP, diện tích, năng xuất, sản lượng các sản phẩm chủ yếu của ngành, nhịp độ tăng trưởng của các sản phẩm chủ yếu,... qua các năm. Từ đó đưa ra các kết luận cơ bản về qui mô phát triển của ngành trong thời gian qua; mức độ phát triển của ngành trong giai đoạn vừa qua; khả năng cạnh tranh.
- Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Mục đích chính là tính toán đóng góp của ngành trong toàn bộ nền kinh tế, đồng thời xác định sự chuyển dịch sự đóng góp đó qua các năm của ngành. Thông qua các chỉ tiêu tính toán: tỷ trọng GTSX, GDP của ngành trong tổng GTSX, GDP cả nền kinh tế; cơ cấu GTSX, GDP, vốn đầu tư, lao động theo các sản phẩm hoặc theo các phân ngành, theo các mốc thời gian; đánh giá và phân tích kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Từ đó đưa ra các nhận định chính về qui mô sản xuất ngành trong nền kinh tế, cơ cấu các phân ngành, so sánh cơ cấu qua các mốc để đưa ra kết luận về hướng chuyển dịch cơ cấu ngành.
b) Đánh giá hiện trạng ngành
- Đánh giá trình độ và khả năng phát triển khoa học - công nghệ của ngành: Đối với các ngành sản xuất công nghệ đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển. Trong điều kiện hội nhập toàn cầu đổi mới công nghệ mang lại khả năng cạnh tranh cao. Đánh giá mức độ hiện đại hoá công nghệ cho ngành sẽ được tính toán từ các chỉ tiêu: thống kê trang thiết bị theo các thế hệ công nghệ ( cũ/mới); tỷ lệ trang bị hiện đại/đơn vị sản phẩm; tỷ lệ trang bị hiện đại/GTSX ngành; tình hình nghiên cứu và triển khai (R&D) của ngành. Từ đó đưa ra những kết luận cơ bản đánh giá mức độ hiện đại hoá của ngành, trình độ trang bị công nghệ mới, khả năng đổi mới công nghệ cho ngành.
- Đánh giá về hoạt động đầu tư cho phát triển ngành: Sử dụng các chỉ tiêu: Tổng số vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư cho ngành qua các năm theo các phân ngành; tốc độ tăng vốn đầu tư cho ngành qua các năm; cơ cấu vốn đầu tư theo các sản phẩm hoặc theo các phân ngành ( vốn đầu tư theo nguồn cung cấp, trong nước- nước ngoài, nhà nước và ngoài quốc doanh...); suất đầu tư ( vốn đầu tư/ GTSX); khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong ngành; hệ số ICOR theo các năm và theo sản phẩm hoặc phân ngành. Để đưa ra được các kết luận về qui mô đầu tư, cơ cấu đầu tư theo ngành, theo nguồn, hiệu quả đầu tư.
- Nguồn nhân lực cho ngành: Thống kê số lao động, phân loại trình độ và khả năng cung ứng lao động cụ thể cần tính toán: số lượng lao động trong ngành qua các năm, theo các sản phẩm hoặc các phân ngành ( số lao động trong ngành theo mức độ đào tạo: lao động phổ thông/ lao động qua đào tạo; công nhân/kĩ sư/thợ lành nghề...); năng suất lao động qua các năm; thu nhập của lao động trong ngành qua các năm; đánh giá khả năng đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành. Rút ra các kết luận về tình hình lao động cho phát triển ngành giai đoạn qua ( thiếu hay dư thừa), cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo đã hợp lý hay chưa, năng suất lao động là cao hay thấp.
c) Đánh giá hiện trạng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ
Khảo sát và đánh giá sự phát triển của ngành trên các vùng lãnh thổ thông qua các số liệu thống kê về:
- Số lượng cơ sở sản xuất của ngành theo các vùng;
- GTSX ( GDP) ngành theo các vùng, tốc độ tăng trưởng của GTSX (GDP) ngành theo các vùng;
- Cơ cấu ngành và các phân ngành theo các vùng lãnh thổ;
- Các khu công nghiệp tập trung trên các vùng.
Từ đó đưa ra những nhận xét về tính hợp lý của tình hình phân bố ngành, khai thác nguồn lực của các vùng, hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp khu tập trung khai thác.
d) Tổng hợp đánh giá chung
Sau những phân tích và nhận xét cụ thể về các mặt trên của ngành ta đưa ra các kết luận chung về tính hợp lý trong công tác qui hoạch hiện tại của ngành, những điểm mạnh và những tồn tại chủ yếu cần khắc phục. Đồng thời nêu được nguyên nhân của các thành công và hạn chế đó.
2.3.Luận chứng phương hướng phát triển
a) Xây dựng quan điểm, mục tiêu cho phát triển ngành
Quan điểm phát triển của ngành phải phù hợp với quan điểm phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung quan điểm thể hiện sự lựa chọn những mũi nhọn và vấn đề ưu tiên cho ngành, thể hiện quan điểm hội nhập trong cơ chế thị trường.
Mục tiêu sẽ tuỳ theo từng ngành để thể hiện được sự phát triển bền vững, trước tiên là mục tiêu hiệu quả, mục tiêu đáp ứng những nhu cầu xã hội và đảm bảo ổn định môi trường. Mục tiêu cụ thể bao gồm các chỉ tiêu số lượng về nhịp độ tăng trưởng, doanh thu, xuất khẩu, lao động, đầu tư, ... của ngành.
b) Dự báo các nhân tố tác động tới phát triển ngành
Trong nền kinh tế thị trường phát triển các nhân tố thị trường thường xuyên vận động, gây ra những tác động lớn tới sự phát triển của ngành. Nắm bắt các nhân tố tác động tới phát triển ngành một cách đầy đủ và chính xác là điều kiện quan trọng để có được một bản qui hoạch khả thi. Cần phân tích và dự báo đầy đủ các yếu tố thị trường có liên quan đến phát triển ngành:
- Dự báo nhu cầu và khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho ngành: Nguyên nhiên vật liệu, vốn đầu tư, lao động, khả năng đổi mới khoa học công nghệ của ngành ....
- Dự báo cầu thị trường về sản phẩm của ngành và năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ của ngành.
c) Luận chứng về các phương án phát triển
Các phương án phát triển thể hiện khả năng phát triển của ngành theo hướng hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập. Cần đưa ra được 2-3 phương án để lựa chọn, các phương án được xây dựng đi liền với các điều kiện ở mức độ thấp/ trung bình/ cao. Nội dung các phương án cần thể hiện được:
- Nhịp độ tăng trưởng của GTSX, GDP, doanh thu, xuất khẩu...
- Xây dựng cơ cấu hợp lý của các phân ngành và các sản phẩm;
- Nhu cầu về vốn đầu tư theo các nguồn, nhu cầu về lao động và trình độ đào tạo.
Trên cơ sở những lập luận, phân tích về tính khả thi và hiệu quả sẽ lựa chọn một phương án phát triển hợp lý để xây dựng qui hoạch.
2.4 Luận chứng về phương án qui hoạch ngành
Trên cơ sở các phân tích trên sẽ tiến hành xây dựng qui hoạch ngành. Đây là sự thể hiện ý đồ bố trí các cơ sở sản xuất của ngành trên các vùng lãnh thổ. Cần khai thác các yếu tố thuận lợi của các vùng cho phát triển ngành (về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, các điều kiện kinh tế xã hội phát triển, khả năng chuyên giao công nghệ của ngành, ...). Việc bố trí cần chú ý tới khoảng cách giữa nơi sản xuất và thị trường tiêu thụ, vùng nguyên liệu đầu vào để tiết kiệm chi phí đạt hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời cần đặc biệt chú ý tới tính chất liên vùng và tính chất liên ngành (sự phối hợp giữa ngành và các ngành khác có liên quan trên cùng một vùng lãnh thổ ). Từ đó tạo ra một mạng lưới các cơ sở sản xuất của ngành hợp lý và hiệu quả. Luận chứng về phương án qui hoạch ngành cần đưa ra được các kết luận chủ yếu sau:
- Phân bố các cơ sở sản xuất của ngành và qui mô của chúng theo các vùng ( cụ thể về danh mục cơ sở nào tiếp tục duy trì sản xuất, cơ sở nào sẽ cải tạo nâng cao công suất, danh mục các cơ sở sản xuất mới sẽ xây dựng trong thời gian qui hoạch, và cả các cơ sở sản xuất sẽ đóng cửa ngừng sản xuất).
- Phân bố các cơ sở sản xuất của ngành trong các khu công nghiệp.
- Danh mục các công trình then chốt quyết định lớn tới sự phát triển của ngành.
- Danh mục các sản phẩm mũi nhọn của ngành và sẽ phát triển chúng ở đâu.
- Cơ cấu ngành, cơ cấu các sản phẩm chủ lực của ngành theo vùng.
- Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của ngành.
2.5. Các giải pháp và tổ chức thực hiện qui hoạch
Nội dung này đưa ra các giải pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu của qui hoạch và xác định khả năng thực hiện các giải pháp đó. Các giải pháp đưa ra phải thoả mãn được các tiêu chí: tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm vốn, tạo nhiều việc làm, đổi mới công nghệ. Không nêu dàn trải các giải pháp mà tìm những giải pháp chủ yếu nhất để thực hiện qui hoạch, không nêu chung chung mà cần có tính toán cụ thể khả năng thực hiện các giải pháp đó. Phải đưa ra được tiến độ thực hiện cho các thời kì qui hoạch và đề xuất những chương trình lớn, những dự án kêu gọi đầu tư xây dựng.
Cụ thể đối với những giải pháp về vốn đầu tư cần phải nêu rõ nhu cầu về vốn đầu tư. Xác định khả năng huy động vốn: Từ nguồn vốn trung ương, vốn địa phương, vốn doanh nghiệp,vốn huy động trong dân, vốn huy động từ nước ngoài. Cần tính toán cơ cấu vốn hợp lý và các giải pháp huy động để đáp ứng yêu cầu;
Các giải pháp về chính sách, cơ chế cần chú trọng đến các cơ chế tổ chức sản xuất có hiệu quả;
Giải pháp về khoa học công nghệ cần nêu rõ những yêu cầu và biện pháp trang bị, đổi mới công nghệ hiện đại;
Cần nêu rõ nhu cầu nguồn nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực và khả năng đáp ứng nguồn nhân lực trong từng giai đoạn qui hoạch đồng thời gắn với xây dựng các cơ sở đào tạo, dạy nghề tại khu vực sản xuất và khuyến khích doanh nghiệp tổ chức đào tạo;
Đối với danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm và tổ chức thực hiện, qui hoạch phải xác định được danh mục các dự án đầu tư dài hạn và xây dựng những dự án ưu tiên, cần thiết cho những giai đoạn 1 đến 5 năm trước mắt.
Về tổ chức thực hiện, qui hoạch phải được thông báo cho các cấp địa phương và công khai cho người dân được biết về các nội dung của qui hoạch khi mà qui hoạch được phê duyệt. Phải phân tích trách nhiệm giữa các cấp ngành liên quan như bộ chủ quản, các ngành liên quan, các tổ chức quốc tế khác trong việc thực hiện qui hoạch. Phải xây dựng được cơ chế điều hành phối hợp giữa các cấp. Phối hợp trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện qui hoạch
2.5. Phần phụ lục
Đây là phần cuối cùng bao gồm hệ thống các bảng biểu số liệu và biều đồ miêu tả hiện trạng phát triển ngành và dự báo khả năng phát triển ngành trong thời kì qui hoạch. Ngoài ra có thể có các phụ biểu về hiệu quả đầu tư, tính cạnh tranh của ngành.
II. Sự cần thiết phải lập qui hoạch phát triển ngành than
1. Sơ lược về lịch sử ngành than
Công tác khai thác mỏ than nước ta đã được bắt đầu cách đây 168 năm. Dưới triều Minh Mệnh, tháng 12- 1839, Tổng đốc An Hải là Tôn Thất Bật đã dâng sớ xin triều đình cho thuê dân công lập công trường để khai thác than ở núi An Lăng (xã An Thọ, huyên Đông Triều). Thời đó nghề đào than hết sức đơn sơ, chỉ lấy than ở điểm lộ.
Công tác đi tìm mỏ được người Pháp quan tâm và tiến hành đầu tiên ở Bắc Kì vào những năm 1881-1883. Đến cuối năm 1888 toàn bộ khu mỏ Quảng Ninh đã trở thành thuộc địa của Pháp và được phân chia cho các tập đoàn tư bản Pháp khai thác. Cuối năm 1906 ở vùng thượng du Bắc Kì nhiều điểm than được phát hiện và tổ chức khai thác như Đồng Đỏ ( Hà Tĩnh), Khe Bố ( Nghệ An), Làng Cẩm, Quán Triều ( Thai Nguyên), ...Từ đây công nghiệp khai thác than ra đời, đây là ngành công nghiệp ra đời sớm nhất và phát triển nhanh nhất. Những năm 20 của thế kỷ XX, bên cạnh các công ty khai thác than của Pháp, một số nhà tư bản Việt Nam cũng đã đầu tư khai thác mỏ như: Bạch Thái Bưởi, Pham Kim Bảng, Nguyễn Hữu Thu,...
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ngành khai thác than chia làm 2 vùng: ở vùng tự do, công tác khai thác than và quản lý mỏ do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản lý; Trong vùng bị tạm chiếm Công ty SFCT khôi phục và mở rộng khai thác. Khi vùng Quảng Ninh được hoàn toàn giải phóng, căn cứ theo Hiệp định đã kí kết với công ty Than Bắc Kì của Pháp thì công ty này nhượng lại tất cả máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật tư dự trữ cho Việt Nam và Chính phủ trả dần hàng năm cho Pháp bằng than.
Khi đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, 5-8-1964, Vùng mỏ bị đế quốc Mĩ tấn công ác liệt, cán bộ và công nhân vùng mỏ quyết tâm sản xuất tha thời chiến, tổ chức sơ tán thiết bị máy móc, vừa sản xuất , vừa chiến đấu. Thợ mỏ bắn rơi nhiều máy bay Mĩ, binh đoàn than và Tây Nguyên được thành lập. Thời kì 1965-1974 ngành than đã sản xuất được 29,7 triệu tấn than. Sau ngày miền Nam được giải phóng, sản lượng than tăng dần, đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế và giữ vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia. Bước vào thời kì đổi mới, nhất là sự ra đời của Tổng công ty Than Việt Nam (10-10-1994), cán bộ công nhân viên ngành than đã mạnh dạn thay đổi tư duy kinh tế.
Trải qua lịch sử khai thác hơn 100 năm từ thời thuộc Pháp, sau những năm hoà bình lập lại, trong qua trình khôi phục và phát triển kinh tế, việc khôi phục khai thác than tại Quảng Ninh đóng một vai trò quan trọng. Việc tổ chức lực lượng kĩ thuật trong đó lực lượng thiết kế và tư vấn kinh tế là một biện pháp xây dựng và phát triển ngành than.
2.Vai trò của ngành than
Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển của toàn thế giới, Việt Nam cũng đang có những biến chuyển to lớn. Với sự kiện ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và tổ chức thành công hội nghị ASEAM năm 2006 Việt Nam đã chứng tỏ với thế giới con đường đi mở cửa, thông thoáng của mình. Chúng ta đã trở thành một thành viên phát triển không tách rời nền kinh tế thế giới. Đây thực sự là một bước đi đúng đắn, nó thể hiện ở sự đổi mới đang diễn ra hàng ngày từ mọi góc cạnh, diện mạo của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao vào loại nhất nhì thế giới. Chúng ta đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh để đi lên một nước công nông nghiệp hiện đại. Trong giai đoạn này công nghiệp và dịch vụ sẽ phát triển nhanh hơn nông nghiệp. Sự phát triển công nghiệp với tốc độ cao đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Hiện nay sự khan hiếm năng lượng, cạn kiệt tài nguyên là một vấn đề toàn cầu chứ không riêng gì Việt Nam. Các nguồn năng lượng sạch đã được đầu tư nghiên cứu và khai thác nhưng sản lượng còn nhỏ không thể nào thay thế được những nguồn năng lượng truyền thống. Đặc biệt ở Việt Nam, chúng ta chưa có điều kiện ( cả về vốn và kĩ thuật) để khai thác sử dụng những nguồn năng lượng này. Trong điều kiện như vậy thì những nguồn năng lượng truyền thống: than, dầu khí, thuỷ điện đóng vai trò chủ chốt quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Việt Nam là một nước nhiệt đới sự phân hoá thời tiết thành hai mùa mưa và khô rất rõ rệt nên nguồn thuỷ điện cung cấp là không ổn định. Thêm vào đó là sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế đòi hỏi năng lượng cao phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là các ngành công nghiệp tiêu thụ nguyên liệu than (ngành điện, ngành sản xuất xi măng, ngành công nghiệp hoá chất, ...). Chính vì vậy vai trò của ngành than càng trở nên quan trọng hơn đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam có may mắn là một trong những nước được thiên nhiên ưu đãi có trữ lượng than lớn và chất lượng tương đối tốt. Ngành công nghiệp khai thác than đã có lịch sử hơn 100 năm phát triển, ngày nay đã được đầu tư hơn về kĩ thuật và vốn mang lại hiệu quả kinh tế lớn, đóng góp đáng kể vào GDP cả nước.
Than với công nghiệp điện
Hiện nay Việt Nam có 17 nhà máy nhiệt điện cung cấp khoảng 30% sản lượng điện cho cả nước. Nguyên liệu than sử dụng cho nhiệt điện chiếm khoảng 30-50% tổng sản lượng ngành than. Những con số đã phần nào cho thấy vai trò của ngành than đối với ngành công nghiệp điện. Đặc biệt là trong tình trạng thiếu điện trầm trọng như hiện nay thì 30% tổng sản lượng điện cả nước quả thực là một con số vô cung ý nghĩa. Trong giai đoạn tới ngành than còn tính tới việc tăng cường cung cấp than cho nhiệt điện để đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế đất nước trong cả phương án tăng trưởng bình thường và tăng trưởng cao.
Than với các ngành công nghiệp khác
Than là nguyên liệu chính cho hầu hết các ngành công nghiệp: ngành sản xuất xi măng, ngành luyện kim, ngành công nghiệp phân bón hoá học, hoá chất, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành công nghiệp giấy, ngành công nghiệp dệt, da, may nhuộm ... Đó đều là những ngành công nghiệp quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế quốc dân. Ngành sản xuất xi măng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp luyện kim đang phát triền rất mạnh mẽ và đây là những ngành đóng vai trò chính trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại cho nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp phân bón hoá chất phát triển là điều kiện cần để nâng cao năng suất và hiện đại hoá nền nông nghiệp vốn là ngành chủ đạo và thế mạnh của nước ta. Ngoài ra, Việt Nam là một nước còn kém phát triển so với thế giới và rất dồi dào về lao động. Vì vậy công nghiệp dệt, da, may, nhuộm là những ngành hợp nhất với chúng ta để tận dụng nhân công rẻ, khéo tay. Hơn nữa đây còn là ngành xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam mang về nhiều ngoại tệ và góp phần giải bài toán lao động hóc búa... Từ vai trò quan trọng của các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu than nói trên chúng ta lại càng thấy được vai trò quan trọng của ngành than. Việc phát triển ngành than ổn định là điều kiện cần để phát triển các ngành công nghiệp khác.
Đồng thời trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày than cũng là một loại chất đốt được sử dụng tương đối phổ biến.
Xuất khẩu than
Hiện nay ngành than đã có một thị trường xuất khẩu khá rộng lớn: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Malayxia, Indonexia, Cuba, các nước EU, Philipin, Nam Phi, ... Ngành than luôn coi trọng và quan tâm xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài với các công ty thương mại và các hộ tiêu dùng của Trung Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN, các nước Châu Âu,... để duy trì và tăng sản lượng than xuất khẩu. Đây là nguồn thu ngoại tệ lớn của nước ta, đồng thời còn là nguồn thu chủ yếu đảm bảo hiệu quả kinh tế cho ngành than. Năm 2004 xuất khẩu 10,5 triệu tấn, 2005 xuất khẩu 14,7 triệu tấn. Và trong giai đoạn tới còn có xu hướng tăng cả về sản lượng và giá cả.
Ngoài ra ngành than còn thu hút khá nhiều lao động. Năm 2005, ngành đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 100 nghìn người. Ngành than phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn và ổn định đời sống của công nhân viên ngành than.
3. Sự cần thiết khách quan phải lập qui hoạch phát triển ngành than
Than là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí, là nguồn năng lượng không thể tái tạo. Như đã trình bày ở trên ta cũng đã thấy được vai trò quan trọng của ngành than đối với nền kinh tế quốc dân. Trữ lượng than là có giới hạn vì vậy cần phải có biện pháp khai thác sử dụng than có hiệu quả để tránh thất thoát lãng phí và để có thể sử dụng nguồn tài nguyên này lâu dài.
a) Đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững năng lượng quốc gia
Than là nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp quan trọng. Vì vậy việc cung cấp than đáp ứng đủ nhu cầu của các ngành công nghiệp là điều kiện quan trọng đảm bảo việc sản xuất của các ngành sử dụng nguyên liệu than. Trong hoàn cảnh hiện nay, các ngành công nghiệp đều đang tăng trưởng rất nhanh và nhu cầu về than cũng tăng theo tương ứng. Việc khai thác than cần được tính toán để cân bằng cung cầu. Qui hoạch ngành than sẽ tính toán nhu cầu và đưa ra quyết định khai thác ở đâu, bao nhiêu tránh tình trạng khai thác tràn lan, bừa bãi. Một mặt sẽ giảm thiểu những tác động không tốt đến môi trường, mặt khác sẽ đảm bảo khai thác tiết kiệm, có hiệu quả. Điều này là vô cùng ý nghĩa, nó cho phép nền kinh tế quốc dân có thể sử dụng tài nguyên than dài lâu ít nhất là trong giai đoạn tới, cho tới khi chúng ta tìm ra một nguồn năng lượng khác thay thế.
b) Cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh than trung hạn và ngắn hạn
Qui hoạch phát triển ngành than được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển ngành than. Nó là sự cụ thể hoá các quan điểm chiến lược theo không gian trong một giai đoạn nhất định ( thường là 10-15 năm). Qui hoạch sẽ xác định tập trung khai thác ở đâu và đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật như thế nào để việc khai thác được thuận lợi và mang lại ._.hiệu quả cao nhất, kết nối giữa vùng sản xuất than và thị trường tiêu thụ. Từ đó tạo nên một mạng lưới phối hợp sản xuất và tiêu thụ hiệu quả linh hoạt. Dựa vào đây ngành sẽ triển khai các xây dựng các kế hoạch phát triển sản xuất tầm trung hạn và ngắn hạn ( 3-5 năm, và kế hoạch hàng năm). Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết cũng như trong thực tế sản xuất.
c) Cơ sở để hiện đại hoá công tác khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
Qui hoạch phát triển ngành than nêu lên việc qui hoạch khai thác ở đâu và khai thác loại than gì với số lượng như thế nào trong một thời gian tương đối dài. Nó là cơ sở để nghiên cứu lựa chọn sử dụng công nghệ nào để có hiệu quả tốt nhất. Đó là những công nghệ phù hợp với nhu cầu sản xuất của ngành trong giai đoạn tới ( về sản lượng, độ sâu khai thác...), vừa có thể nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn lao động, vừa bảo vệ môi trường xung quanh. Từ đó cho phép ra quyết định sử dụng vốn đầu tư như thế nào và nhu cầu về nhân công theo trình độ bao nhiêu là hợp lý nhất. Vì vốn đầu tư luôn luôn có hạn nên việc sử dụng vốn đầu tư một cách có hiệu quả có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của ngành. Cũng như vậy, để có một lao động có trình độ cần một quá trình đầu tư đào tạo là 3- 5 năm, vì vậy phải dựa vào qui hoạch, xem ngành sẽ phát triển ở đâu, như thế nào để từ đó tính toán ra nhu cầu lao động trong giai đoạn tới đáp ứng đủ nhu cầu của ngành.
Ý thức được sự cần thiết khách quan nói trên, công tác lập qui hoạch đã được ngành than chú trọng xây dựng từ rất sớm và thường xuyên có những điều chỉnh cả về nội dung và phương pháp lập qui hoạch để đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành. Trong thời gian gần đây công tác lập qui hoạch ngành than do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp (là Công ty tư vấn đầu ngành của Tổng công ty than Việt Nam) đảm nhiệm chính, dựa trên những qui định của nhà nước về phát triển ngành than và sự đóng góp ý kiến của các ban ngành liên quan.
4. Cơ hội và thách thức của ngành than trong thời kì hội nhập
Ngày 17/10/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là một cột mốc quan trọng đánh giấu bước ngoặt lớn đối với sự phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội. Các rào cản thương mại dần được tháo bỏ, cùng với chính sách mở cửa thông thoáng, Việt Nam đang được đánh giá là một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ và có nhiều tiềm năng lớn, là môi trường đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc gia nhập WTO và mở cửa nền kinh tế ngành than sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc chuyển giao công nghệ, tiếp nhận những công nghệ khai thác than tiên tiến nhất của thế giới hiện nay. Đây thực sự là một cơ hội lớn, cho phép ngành Than Việt Nam phát triển sản xuất than, đặc biệt là trong công nghệ khai thác than hầm lò. Bởi vì xu thế hiện nay, khai thác than hầm lò ngày càng chiến tỷ trọng cao trong tổng sản lượng khai thác than trong nước. Tuy nhiên công nghệ khai thác hiện tại của chúng ta còn lạc hậu không đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển sản xuất. Hiện nay chúng ta đang tích cực đổi mới công nghệ. Và trong điều kiện thuận lợi này chúng ta hi vọng ngành than sẽ nhanh chóng tiếp thu hoàn thiên công nghệ mới đưa vào sản xuất để nâng cao công suất, mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu than ngày một gia tăng.
Khi gia nhập WTO các rào cản thương mại dần được phá bỏ, ngành than sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế các nước châu Á đang vươn lên mạnh mẽ (Trung Quốc, Ấn độ, ...) và sự tăng trưởng trở của các nền kinh tế lớn ( Nhật Bản, các nước châu Âu). Các nền kinh tế phát triển đòi hỏi sử dụng nguyên liệu cao, do vậy nhu cầu than sẽ tăng lên. Ngành than sẽ có cơ hội mở rộng thị trường cả về chiều rộng và chiều sâu. Đồng thời chúng ta cũng phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh khác, yêu cầu ngành than phải đổi mới công nghệ, cho ra sản phẩm than có chất lượng tốt hơn đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đặc biệt, sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước đòi hỏi sử dụng nhiều năng lượng. Trong tình trạng thuỷ điện không đáp ứng đủ nhu cầu điện, thì nhiệt điện cần tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong nước. Đồng thời các ngành công nghiệp sử dụng than cũng đang phát triển rất mạnh mẽ. Nhu cầu than tăng cao sẽ là cơ hội để ngành than phát triển. Tuy nhiên đây còn là một thách thức lớn. Phải làm thế nào để có thể đáp ứng kịp nhu cầu than đang gia tăng đột biến, làm thể nào để khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên than trong thời gian dài. Đây thực sự là một bài toán lớn đòi hỏi sự tính toán kĩ lưỡng của các nhà kinh tế ngành than.
Thực tế Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2003/QĐ- TTg ngày 29/01/2003 về việc phê duyệt qui hoạch phát triền ngành than Việt Nam giai đoạn 2003-2010 có xét triển vọng đến năm 2020. Những định hướng cơ bản trong giai đoạn đầu chiến lược phát triển ngành trong quyết định nói trên đã được triển khai, ngành than đã có những bước đột phá cả về qui mô đầu tư cũng như tốc độ phát triển. Tuy nhiên sau một thời gian triển khai thực hiện quyết định trên đến nay qui hoạch được duyệt không còn phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế quốc dân do tốc độ phát triển của các ngành kinh tế sử dụng than làm nguyên liệu tăng, nhất là ngành điện, xi măng, hoá chất, phân bón, luyện kim... Nhu cầu của thị trường thế giới về than Antraxit cũng tăng lên không ngừng. Trên thị trường than " cầu" đã lớn hơn " cung", đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp hơn, trước hết là về mặt qui hoạch.
Kết quả thăm dò các khoáng sàng, các mỏ than của tập đoàn TKV trong một số năm qua cũng cho thấy điều kiện tài nguyên, một trong những cơ sở đảm bảo tính hiện thực của qui hoạch cũng có nhiều triển vọng hơn.
Tiến bộ về khoa học công nghệ của ngành than Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung trong các năm gần đây và trong tương lai cũng có nhiều thay đổi.
Ở tầm quản lý vỹ mô, Chính phủ cũng đã có yêu cầu phải rà soát, điều chỉnh, bổ xung các qui hoạch phát triển ngành, các lĩnh vực then chốt cho thời kì 2006-2015 có xét đến triển vọng năm 2025.
Trước những thay đổi lớn trên, việc lập bản qui hoạch phát triển mới thay cho qui hoạch cũ đã không còn phù hợp là việc hết sức cấp bách đặt ra cho ngành than để có thể nắm bắt thời cơ và đương đầu với thách thức đảm bảo sự phát triển bền vững ổn định trong giai đoạn tới.
Bản "Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2020" của em đưa ra nhằm mục đích: Qui hoạch phát triển ngành than bền vững và hợp lý để đáp ứng nhu cầu than ngày càng cao của nền kinh tế quốc dân.
Chương II: HIỆN TRẠNG QUI HOẠCH NGÀNH THAN
I. Hiện trạng sản xuất kinh doanh ngành than
1. Kết quả thực hiện qui hoạch phát triển ngành than đến năm 2006
Theo " Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2010 và dự báo đến năm 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số: 20/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2003 các chỉ tiêu về sản lượng than sản xuất và tiêu thụ của toàn ngành than như sau:
Năm 2005 sản xuất và tiêu thụ 16-17 triệu tấn.
Năm 2010 sản xuất và tiêu thụ 23-24 triệu tấn.
Năm 2015 sản xuất và tiêu thụ 26-27 triệu tấn.
Năm 2020 sản xuất và tiêu thụ 29-30 triệu tấn.
KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NGÀNH THAN ĐẾN NĂM 2006
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
1
Sản lượng sản xuất
Tr.tấn
20
27.3
34.9
39.7
Tốc độ tăng
%
17
37
27.8
13.8
2
Sản lượng tiêu thụ
Tr. Tấn
18.8
24.7
30
34.82
Tốc độ tăng
%
27
31
21.5
16
- Tiêu thụ nội địa
Tr.tấn
12.3
14.2
16
17.72
- Xuất khẩu
Tr.tấn
6.5
10.5
14
17.1
3
Bóc đất đá
Tr.m3
87.18
121
130472
150.2
4
Đào lò
Km
135.82
175
208
294
5
Doanh thu
Tỷ đồng
10442
14509
20109.6
24466.4
Tốc độ tăng
%
30
39
38.6
21.6
6
Chi phí
Tỷ đồng
10004
13225
17655.8
21547.2
7
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
437.9
1284
2453.8
2919.44
8
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
398.5
1061.7
2142.3
2731.61
(Tổng hợp báo cáo kết quả SXKD hàng năm
của Tập đoàn than và khoáng sản VN)
BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGÀNH THAN QUA CÁC NĂM
(Đvị: Triệu tấn)
Qua bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh các năm ta thấy các chỉ tiêu sản xuất ngành than đã vượt rất xa so với các chỉ tiêu qui hoạch. Năm 2003 ngành than hoàn thành vượt trước 2 năm sản lượng khai thác và tiêu thụ than của năm 2005 trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 do Đại hội Đảng IX đề ra cho ngành than. Trong các năm tiếp theo (2004, 2005) sản lượng ngành than cũng vượt xa các chỉ tiêu qui hoạch. Năm 2005 sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt mức chỉ tiêu qui hoạch để ra cho năm 2020. Năm 2006 sản lượng khai thác và tiêu thụ than tiếp tục tăng nhanh đã vượt xa cả chỉ tiêu qui hoạch cho năm 2020. Nguyên nhân là do thị trường trong nước và xuất khẩu đều phát triển mạnh mẽ. Trên thị trường quan hệ cung cầu đã thay đổi căn bản: "cầu" đã lớn hơn "cung", đồng thời trong ngành than cũng có sự tiến bộ về khoa học công nghệ áp dụng dẫn tới sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng lên nhanh chóng. Lợi nhuận ngành than tăng cao càng khuyên khích ngành có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất và áp dụng công nghệ mới tiên tiến nâng cao sản lượng khai thác than. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới phải làm lại qui hoạch phát triển ngành than.
2. Hiện trạng khai thác
Trong giai đoạn 1995-2005 ngành than đã đạt được những thành tựu đáng kể trong khai thác. Tổng sản lượng than nguyên khai được khai thác khoảng 130.512,14 triệu tấn. Sản lượng than khai thác không ngừng tăng lên nhanh chóng qua từng năm. Tốc độ tăng trưởng sản lượng luôn đạt được những con số ấn tượng cả về số tuyệt đối và tương đối, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Khai thác than chủ yếu bao gồm hai hình thức là: khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò.
CƠ CẤU KHAI THÁC THAN
Đơn vị: 1000 Tấn
Năm
Than nguyên khai
Lộ thiên
Hầm lò
Sản lượng
%
Sản lượng
%
Sản lượng
%
1995
9369
100
6932
74
2437
26
2000
12200
100
7889
64.7
4311
35.3
2001
14589
100
9585
65.7
5004
34.3
2002
17078
100
10981
64.3
6097
35.7
2003
20000
100
12975
65
7025
35
2004
27300
100
17392
64
10200
36
2005
34928
100
22053
63
12100
37
(Theo số liệu thống kê hiện trạng ngành than đến quí I/2006)
Nhìn vào bảng sản lượng trên ta thấy khai thác than lộ thiên đóng vai trò chủ đạo. Sản lượng khai thác lộ thiên trong những năm qua luôn chiếm khoảng 60-70% tổng sản lượng khai thác toàn ngành. Cho đến năm 2005 ngành than có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất đạt từ 2-3 triệu tấn than nguyên khai/năm ( Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo), 15 mỏ lộ thiên vừa và công trường lộ thiên ( thuộc các mỏ than hầm lò) sản xuất với công suất 100.000-400.000 tấn than nguyên khai/năm và hàng chục điểm khai thác mỏ nhỏ và lộ vỉa với sản lượng khai thác than nhỏ hơn 100.000 tấn than nguyên khai/năm.
Khai thác lộ thiên có nhiều ưu thế nổi bật hơn so với khai thác hầm lò thể hiện ở các điểm sau:
- Điều kiện làm việc thuận lợi, an toàn và vệ sinh công nghiệp tốt do việc toàn bộ các khâu khai thác và phụ trợ được tiến hành trên bề mặt.
- Có điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hoá và hiện đại hoá, do đó năng suất lao động cao, giá thành khai thác hạ.
- Tổn thất tài nguyên thấp( 7-10%) hơn nhiều so với khai thác hầm lò (30-50%).
Tuy nhiên, nhược điểm rất lớn của khai thác lộ thiên đó là chiếm nhiều diện tích đất mặt cho khai trường và bãi thải; ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường sinh thái do gây ra hiện tượng trôi lấp bãi thải, tạo bụi, tiếng ồn, bồi lắng sông suối và ô nhiễm nguồn nước. Thêm vào đó do khai thác lộ thiên đã được tiến hành từ rất lâu và khai thác lộ thiên cũng có giới hạn hiện nay phần lớn các mỏ lộ thiên trữ lượng còn lại không nhiều.
Hiện nay có trên 30 mỏ hầm lò đang hoạt động. Trong đó chỉ có 8 mỏ có trữ lượng huy động lớn, có công nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, khai thác với sản lượng hầm lò từ 1 triệu tấn/năm trở lên. Các mỏ còn lại sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm, dây chuyền công nghệ và cơ sở hạ tầng không đầy đủ và kém an toàn. Một số mỏ còn quá nhỏ, diện tích khai trường hẹp, trữ lượng ít nên không có điều kiện để phát triển sản lượng và cơ giới hoá dây chuyền công nghệ. Khai thác hầm lò có rất nhiều tiềm năng nhưng hiện nay còn hạn chế do công nghệ khai thác chưa đáp ứng được yêu cầu phát phát triển.
Xu hướng hiện nay là khai thác lộ thiên giảm dần tỷ trọng và tỷ trọng khai thác hầm lò tăng. Nhưng sản lượng của cả hai loại hình khai thác này đều tăng (trong tương lai gần, khai thác than lộ thiện vẫn có thể tăng sản lượng). Đây là một xu hướng hợp lý, một mặt vẫn đảm bảo chú trọng phát triển cả hai hình thức khai thác, mặt khác tiến tới phát triển theo chiều sâu bằng cách đổi mới công nghệ, ngày càng phát huy tiềm năng của khai thác hầm lò.
3. Đánh giá tình trạng kỹ thuật và công nghệ
a) Khai thác lộ thiên
Hiện nay tại tất cả các mỏ lộ thiên được trang bị đồng bộ thiết bị khoan, xúc bốc, vận tải ngoài thuộc loại trung bình, tiên tiến. Đối với các mỏ qui mô lớn như Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo, Hà Lầm phục vụ cho dây chuyền bóc đất đá là máy khoan thuỷ lực với đường kính lỗ khoan d= 110-200 mm, máy xúc điện EKG có dung tích gàu E=4,6-8 m3, máy xúc thuỷ lực với dung tích gầu xúc E= 3,5-6,7 m3, ô tô tự đổ có trọng tải 30-58 tấn gồm các chủng loại như BelAZ, Komatsu,... Đào hào tháo khô mở vỉa và khấu than bằng máy xúc thuỷ lực gầu ngược có dung tích gầu E= 2,8-3,5 m3 phối hợp với máy xúc gầu thẳng EKG với dung tích gầu xúc đến 5 m3, vận chuyển than là các loại ô tô trọng tải 15-32 tấn hoặc vận tải băng chuyền liên hợp ô tô- băng tải (mỏ than Núi béo và mỏ Cọc Sáu).
Trong các năm qua Tổng công ty Than Việt Nam đã thực hiện chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, cải thiện tình trạng kỹ thuật và công nghệ do quá khứ để lại tại các mỏ lộ thiên như sau:
- Đã nghiên cứu và áp dụng thành công hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng cho hầu hết các mỏ.
- Chỉ đạo và giao chỉ tiêu hệ số bóc đất đá cho các công ty, các mỏ, cải thiện dần các thông số của hệ thống khai thác do các năm trước thu hẹp sản xuất.
- Đã nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ đào sâu đáy mỏ bằng máy xúc thuỷ lực gàu ngược đối với các mỏ khai thác dưới mức thoát nước tự chảy.
- Đã nghiên cứu và bước đầu đưa vào áp dụng công nghệ và thiết bị khai thác chọn lọc, nâng cao chất lượng và giảm tổn thất than.
- Các khâu chủ yếu trong qui trình công nghệ khai thác đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại và đồng bộ như:
+ Công tác khoan lỗ mìn, nạp mìn bằng máy khoan, xe nạp mìn của các nước tiên tiến đang sử dụng.
+ Máy xúc thuỷ lực gầu thuận, gầu ngược, chạy diezen, có tính cơ động cao, phù hợp với hệ thông khai thác khấu theo lớp đứng, đào hào và khai thác than đáy mỏ, khai thác chọn lọc,...
+ Ô tô vận tải cỡ lớn ( Trọng tải 42÷60 tấn), ô tô khung động ( xe lúc lắc có khả năng leo dốc cao và bán kính đường vòng nhỏ).
Tóm lại, tình trạng kỹ thuật và công nghệ của các mỏ lộ thiên hiện nay đã được cải thiện một bước về chất, đang tiếp tục đổi mới và dần dần đi vào nề nếp, tiến tới phải đảm bảo qui trình, qui phạm kỹ thuật và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.
b) Khai thác hầm lò
Công nghệ khai thác áp dụng: Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu theo chiều dốc cho vỉa thoải và nghiêng đang là công nghệ khai thác truyền thống có hiệu quả nhất. Chiều dài lò chợ khi chống cột thuỷ lực đơn hoặc giá thuỷ lực di động là 100-150m, sản lượng 100-180 ngàn tấn/ năm; khi chống gỗ là 60-100m, sản lượng 50-60 ngàn tấn/ năm. Một số công nghệ khai thác dưới dàn mềm lò chợ cắt nghiêng, hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng chống giá thuỷ lực... nhưng những công nghệ này vẫn chưa hoàn thiện, năng suất còn thấp.Với tình trạng kỹ thuật và trình độ công nghệ như hiện nay, sản lượng và năng suất khai thác hầm lò còn thấp. Năng suất lao động 1,5-3 tấn/ca, tốc độ tiến gương lò chợ châm 18-25 m/tháng, tổn thất than ở hầu hết các mỏ hầm lò đều lớn từ 25-40%. Nếu không nhanh chóng hoàn thiện các công nghệ hiện có và đổi mới công nghệ thì hiệu quả sản xuất của ngành than sẽ thấp.
Hiện nay Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứu triển khai một số công nghệ mới có ứng dụng như: cơ giới hoá khai thác than trong lò chợ, áp dụng thử nghiệm khai thác bằng máy Com bai với giá chống thuỷ lực của Trung Quốc tại vỉa 14 mỏ Khe Chàm và vỉa 9 mỏ Mạo Khê. Công nghệ cơ giới hoá toàn phần ( máy combai+dàn chống thuỷ lực tự hành + máng cào dẻo) đã áp dụng thử nghiệm thành công tại vỉa 14-2 mỏ than Khe Chàm, đây là bước đột phá cũng như tạo tiền đề cho các mỏ than hầm lò trong toàn ngành triển khai áp dụng thử nghiệm thành công tại vỉa 14-2 mỏ than Khe Chàm, đây là bước đột phá cũng như tạo tiền đề cho các mỏ than hầm lò trong toàn ngành triển khai áp dụng công nghệ này nhằm giải quyết việc tăng sản lượng cũng như công tác an toàn đối với tất cả các mỏ than hầm lò. Hệ thống khai thác dàn chống mềm lò chợ cắt nghiêng, áp dụng cho vỉa dày, dốc đứng ở mỏ Vàng Danh, đã đạt được các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật tốt. Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các thông số công nghệ để có điều kiện triển khai thác áp dụng rộng rãi đối với tất cả các mỏ than hầm lò có điều kiện địa chất phù hợp.
Các thiết bị áp dụng trong hầm lò hầu hết đang được trang bị lại bằng các loại thiết bị cho năng suất cao như com bai đào lò than AM-50 Chống trong lò chợ đã đưa vào áp dụng chống vì thuỷ lực đơn và giá thuỷ lực di động cho các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khá.
Dây chuyền công nghệ vận tải trong hầm lò không đồng bộ, đường lò hẹp, kích thước an toàn nhiều chỗ không đảm bảo do đó khi áp dụng cơ giới hoá khai thác trong lò chợ để tăng sản lượng thì vận tải lại ách tắc. Việc áp dụng hình thức vận tải liên tục trong lò sẽ có điều kiện để cơ giới khầu than nâng cao công suất.
Xu hướng phát triển khoa học công nghệ hầm lò thế giới hiện nay là hoàn thiện sơ đồ công nghệ khấu lò chợ dài theo hướng cơ giới hoá đồng bộ, tăng chiều cao khấu hết chiều dày vỉa. Phát triển sơ đồ công nghệ chia lớp nghiêng với vách giả nhân tạo bằng các vật liệu mới, khấu than dưới dàn tự hành có cơ cấu thu hồi than nóc và cơ giới hoá khai thác gương lò chợ ngắn.
4. Hiện trạng mạng kĩ thuật cơ sở hạ tầng
Với khối lượng đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở ở các khu vực khai thác than rất lớn trong các năm 2003, 2004, 2005 song hệ thống hạ tầng cơ sở vẫn còn tồn tại các bất cập so với tốc độ tăng trưởng sản lượng than cụ thể như:
+ Năng lực của các trung tâm sàng tuyển than hiện nay không đáp ứng được yêu cầu chế biến than, các trung tâm sàng tuyển than hiện có chủ yếu được bố trí găn với các cảng xuất than lớn như Cửa Ông, Nam Cầu Trắng với công nghệ tuyển lạc hậu, không giải quyết triệt để khâu bùn nước sau tuyển đã gây ô nhiễm môi trường cho các khu vực biển, đặc biệt là lượng đá thải sàng tuyển thiếu diện đổ thải cần thiết, việc đổ đá thải ra biển không tuân thủ qui trình đổ thải cũng gây ô nhiễm nước biển một cách đáng kể.
+ Về công tác vận tải than tại khu vực Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả vẫn còn tồn tại việc vận tải bằng ô tô với khối lượng lớn ra các cảng tiêu thụ than, một mặt làm tăng chi phí khai thác, mặt khác đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của dân cư dọc theo các tuyến đường vận tải chưa được khắc phục cụ thể như:
- Vận tải than bằng ô tô của các mỏ than Nam Mẫu, Đồng Vồng, VIÊTMINDO về khu vực kho than Khe Ngát và ra cảng Điền Công.
- Vận tải than bằng ô tô của các mỏ Núi Béo, Hà Lầm về nhà máy tuyển và cảng Nam Cầu Trắng.
- Vận tải than bằng ô thô của các mỏ khu vực Ngã Hai- Khe Tam ra cản km6.
- Vận tải than bằng ô tô của các mỏ than Đèo Nai, Cọc 6 ra các cảng Đèo Nai, Đá Bàn.
- Vận tải than bằng ô tô của các mỏ khu vực Cao Sơn- Khe Chàm ra các cảng Cẩm y, Khe Dây...
+ Các tuyến đường sắt khổ 1000 mm chuyên dùng vận tải than chưa được cải tạo và tận dụng hết năng lực, các điểm gia cắt với tuyến QL18A chưa được giải quyết gây mất an toàn giao thông trên tuyến QL18A, hạn chế năng lực vận tải của tuyến QL18A.
+ Tiến độ đầu tư các cảng lớn, tập trung tại các khu vực theo qui hoạch chậm theo yêu cầu do đó vẫn còn tồn tại một số cảng xuất than nhỏ bố trí trong nội thị các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả gây ô nhiễm môi trường một cách đáng kể.
Các vấn đề trên cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết một cách đồng bộ và triệt để trong các giải pháp qui hoạch phát triển trong thời gian tới để đảm bảo cho ngành than phát triển ổn định, bền vững và thân thiện với môi trường.
5. Bảo vệ môi trường ngành than
Công nghiệp khai thác than có tác động rất lớn đến các thành phần môi trường như: môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, và cảnh quan của các khu vực,... được đánh giá như sau:
- Một trong các nhân tố có tác động rất lớn đến môi trường là các bãi thải đất đá của các mỏ lộ thiên và các nhà máy tuyển. Đá thải trôi lấp đất đai, sông suối, ven biển và ô nhiễm môi trường không khí. Vì vậy cần thiết nghiên cứu qui hoạch bãi thải một cách hợp lý, chống trôi lấp đá thải và khôi phục đất đai thảm thực vật ở khu đã ngừng khai thác và nước thải ngừng đổ.
- Quá trình khai thác làm mất đi lớp đất mặt, xào trộn các tầng đất đá và ảnh hưởng đến các đối tượng tự nhiên khác nằm trên khu vực có tài nguyên, từng bước làm thay đổi đặc tính môi trường, tác động đến khí hậu và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước, đất, không khí...
- Các hoạt động khai thác than, đặc biệt là việc khai thác lộ thiên của nhiều năm qua đã để lại hậu quả nghiêm trọng do nạn chặt phá rừng bừa bãi. Rừng tại Quảng Ninh trong những năm qua đã bị suy thoái nghiêm trọng, kể cả các rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của các hồ dự trữ nước. Vài năm gần đây, do được chú trọng công tác trồng từng nên độ che phủ rừng của Quảng Ninh có thể đạt tới 43% năm 2005.
- Việc khai thác, chặt phá rừng nhất là ở các khu phòng hộ, rừng cạnh các hồ chưa nước đã làm đất đá thải bồi lấp lòng hồ, làm suy giảm trữ lượng và chất lượng nước. Nước thải của các mỏ các nhà máy, nước thải sinh hoạt không được xử lý trước khi ra môi trường tự nhiên đã làm ô nhiễm nguồn nước ở các hồ, các giếng và khu nước ven biển.
- Công tác vận tải, sàng tuyển và tiêu thụ than do chưa được xem xét bố trí hợp lý cũng gây ra ô nhiễm môi trường. Việc gây ô nhiễm không khí chủ yếu do công tác vận tải, chế biến và tiêu thụ than, các cụm sàng tuyển. Việc hình thành nhiều các cảng nhỏ của các mỏ đã dẫn đến tình trạng than tiêu thụ của các mỏ được vận tải bằng ô tô cắt qua các khu vực dân cư. Bụi, khói, khí thải sinh ra trong quá trình khai thác, vận chuyển và sàng tuyển làm ô nhiễm không khí cần tiến hành các giải pháp về công nghệ vận tải, chống bụi động bộ ở khai trường, trên đường vận chuyển, nơi sàng tuyển than.
- Tình hình suy giảm môi trường trong các khu vực sản xuất than đặc biệt là trong các mỏ hầm lò, các nhà máy sàng tuyển than đã ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của công nhân lao động ngành than, tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp có chiều hướng gia tăng. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư ở những nơi môi trường suy thoái liên quan đến sản xuất than.
Quá trình khai thác than hàng trăm năm đã để lại những hậu quả nặng nề về môi trường, đặc biệt là khu vực Quảng Ninh. Trong các năm gần đây nganh than Việt Nam đã có những cố gắng đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường tại các khu vực khai thác và sản xuất than. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề rất to lớn của toàn xã hội. Để bảo vệ môi trường vùng than Quảng Ninh, phát triển ngành than một cách bền vững cần có sự quan tâm thích đáng của Nhà nước, Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh.
II. Hiện trạng phân bố ngành than
1. Phân bố tài nguyên than
Theo kết quả thăm do khảo sát trữ lượng than tính đến 01/01/2006 là khoảng 5.882.885 ngàn tấn bao gồm 4 chủng loại: than antraxit, than ábitum, than nâu và than bùn.
Trong đó, phân bố chủ yếu ở vùng Quảng Ninh, nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Chủ yếu tập trung ở tiểu vùng phía tây của tỉnh Quảng Ninh, kéo dài từ Phả Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai, Cẩm Phả- Mông Dương- Cái Bầu- Vạn Hoa dài 130 km, rộng từ 10 đến 30 km. Trữ lượng vùng than Quảng Ninh vào khoảng 3.863.947 ngàn tấn, chiếm 65,7% tổng trữ lượng than toàn quốc. Than Quảng Ninh là chủng loại than antraxit, chất lượng tốt, phân bố vào 3 vùng chính: Vùng Hòn Gai, vùng Uông Bí, vùng Cẩm Phả.
Thứ hai là bể than đồng bằng sông Hồng, nằm trọn trong vùng đồng bằng sông Hồng, có đỉnh là Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Ninh Bình đến Hải Phòng, thuộc các tỉnh: Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Sơn Tây, Hà Nam, Phủ lý, Phúc Yên, Vĩnh Yên và dự kiến kéo dài ra vùng thềm lục địa của biển Đông Việt Nam, với diện tích khoảng 3500 km2. Trong đó đã tiến hành khảo sát trữ lượng vùng than Khoái Châu thuộc tỉnh Hưng Yên (có diện tích khoảng 80 km2) và khảo sát tỉ mỉ mỏ than Bình Minh (thuộc vùng than Khoái Châu, diện tích khoảng 25 km2). Trữ lượng than theo kết quả khảo sát tính đến 01/01/2006 vào khoảng 1.580.956 ngàn tấn, chiếm 26,9% tổng trữ lượng than toàn quốc. Than vùng Khoái Châu- Hưng Yên thuộc chủng loại than ábitum, chất lượng không tốt bằng than antraxit ở vùng Quảng Ninh.
Vùng phân bố lớn thứ 3 là vùng than Nội Địa, bao gồm một số mỏ than ở các tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Đà Nẵng. Trữ lượng khoảng 165.109, chiếm 2,8% tổng trữ lượng than toàn quốc. Than vùng nội địa thuộc chủng loại than antraxít, than abitum và than nâu. Trữ lượng than không lớn, phân bố nhỏ lẻ nên vùng than này chủ yếu được khai thác để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại địa phương, như phục vụ cho công nghiệp thép ở Thái nguyên,...
Thứ tư, còn lại là các mỏ than địa phương (trừ than bùn). Trữ lượng nhỏ khoảng 37.434 ngàn tấn, chiếm 0,6% tổng trữ lượng than toàn quốc. Do trữ lượng nhỏ lại phân bố manh mún, nên việc khai thác các mỏ than địa phương chủ yếu là để tiêu thụ ngay tại địa phương phục vụ cho tiêu dùng của nhân dân trong vùng.
Riêng về than bùn, Than bùn ở Việt Nam có trữ lượng vào khoảng 235.438 ngàn tấn, chiếm 4% tổng trữ lượng than toàn quốc (đã trừ đi trữ lượng than bùn bị tiêu huỷ do cháy rừng tại U- Minh, khoảng 165.446 ngàn tấn). Trong đó: miền Bắc là 13.869 ngàn tấn, miền Nam là 221.569 ngàn tấn. Than bùn cho nhiệt lượng ít, nhiều tro, hàm lượng lưu huỳnh cao nên việc sử dụng làm năng lượng bị hạn chế. Tuy nhiên, than bùn có thể làm phân bón rất tốt, vì vậy khai thác và sử dụng than bùn có ý nghĩa lớn đối với ngành công nghiệp phân bón- hoá chất. Các mỏ than bùn nước ta phân bố khá rộng và đều khắp cả nước. Tổng số điểm và mỏ than bùn có trên 216 điểm. Ở miền Bắc và miền Trung các mỏ thường là loại nhỏ và vừa. Các mỏ than bùn lớn tập trung ở các tình đồng bằng Nam Bộ. Tài nguyên than bùn phân bố rải rác và đều trên khắp cả nước là một ưu đãi của thiên nhiên dành cho đất nước ta vì việc khai thác và sử dụng than bùn phù hợp và rất kinh tế đối với việc khai thác, chế biến và sử dụng tại chỗ, đăc biệt là chế biến cho sản xuất phân bón và nhu cầu cải tạo đồng ruộng hoặc sử dụng làm nhiên liệu năng lượng cho việc phát triển công nghiệp nhỏ của địa phương.
BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TÀI NGUYÊN THAN
BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TRỮ LƯỢNG THAN VÙNG QUẢNG NINH
2. Hiện trạng phân bố các cơ sở sản xuât ngành than
Các cơ sở sản xuất ngành than được phân bố theo sự phân bố tài nguyên than. Hiện nay cả nước có tổng cộng 57 mỏ và công trường than đang khai thác (không kể các mỏ than bùn và các mỏ than địa phương trữ lượng nhỏ), chia thành các khu vực khai thác chính: Vùng than Quảng Ninh, Vùng than Khoái Châu - Hưng Yên, Vùng than nội địa, các mỏ than địa phương và than bùn . Cụ thể:
* Vùng than Quảng Ninh: Đây là vùng khai thác than chính của nước ta chiếm phần lớn sản lượng khai thác ngành than. Vùng than Quảng Ninh được khai thác tập trung ở tiểu vùng phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, chia thành ba vùng nhỏ : vùng Hòn Gai ( nay là thành phố Hạ Long), vùng Cẩm Phả, vùng Uông Bí. Tiểu vùng phía tây của tỉnh Quảng Ninh với trung tâm là thành phố Hạ Long là nơi ngành than đã phát triển khá lâu dài nên có một cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, bao gồm các công trường khai thác than và các ngành phụ trợ ngành than ( sàng tuyển, bến cảng ...). Hiện trạng phân bố các cơ sở sản xuất than ở vùng than Quảng Ninh còn tồn tại một vài vấn đề bất cập.
Vấn đề thứ nhất là việc khai thác than hiện tại đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái của vùng, gây ảnh hưởng tới đời sống dân cư và ngành du lịch, vốn là một thế mạnh của vùng, đặc biệt là thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả ( khu du lịch Yên Tử). Các mỏ sản xuất than gây ô nhiễm các hồ nước, tàn phá nghiêm trọng rừng phòng hộ Yên Lập.
Thứ hai, hiện nay tình trạng khai thác than trái phép ( hay còn gọi là các mỏ than thổ phỉ) vẫn còn tồn tại ngang nhiên, tập trung chủ yếu ở hai xã Đạo Hưng và Việt Hưng. Nguyên nhân là do ở đây khai thác than lộ thiên khá dễ, chỉ cần đào xuống 40 cm là có than tốt, thêm vào đó vùng này có đường lớn đi qua, dễ cho vận chuyển than, nên rất khó kiểm soát. Khai thác than trái phép một mặt sẽ gây ô nhiêm môi trường nghiêm trọng, mặt khác sẽ gâu tổn thất tài nguyên than và không đảm bảo an toàn ngành mỏ và trật tự an toàn xã hội.
Hiện trạng cụ thể của các cơ sở sản xuất than như sau:
- Vùng Cẩm Phả có 28 mỏ/công trường khai thác than. Trong đó có 6 mỏ có công suất khai thác trên 1 triệu tấn/năm: Mỏ Cao Sơn GĐI (trữ lượng than công nghiệp khoảng 58,18 triệu tấn, công suất 2,7 triệu tấn/ năm); mỏ Cọc Sáu ( trữ lượng than công nghiệp là 88,5 triệu tấn, công suất đạt 3 triệu tấn/năm); mỏ Thống Nhất ( trữ lượng than công nghiệp là 21,61 triệu tấn, công suất khai thác hiện tại là 1,3 triệu tấn/năm); mỏ Mông Dương( trữ lượng than công nghiệp là 39.6 triệu tấn, sản lượng khai thác hàng năm đạt 1,6 triệu tấn); mỏ Bàng Nâu ( trữ lượng than công nghiệp còn 6,2 triệu tấn, công suất hiện tại là ,2 triệu tấn/năm); mỏ Dương Huy có trữ lượng than công nghiệp là 15,7 triệu tấn, công suất hiện tại đạt 1,7 triệu tấn/năm. Các mỏ than còn lại công suất dưới 1 triệu tấn/năm, trong đó lưu ý có mỏ Đá mài và mỏ Ngã hai có trữ lượng than công nghiệp lớn, nên được đầu tư thiết bị công nghệ khai thác hiện đại để nâng._.hái
Nghệ An
10,000
15
Đôn Phục
Nghệ An
10,000
16
Phù Sáng
Nghệ An
10,000
17
Đồng Đỏ
Hà Tĩnh
20,000
18
Hồng Quang
Yên Bái
7,000
19
Nà Cáp
Cao Bằng
3,000
Tổng số
300,000
Tổng sản lượng khai thác của các mỏ địa phương như sau: Năm 2006 là 200.000 tấn; giai đoạn 2010-2020 đạt 300.000 tấn (như bảng qui hoạch khai thác chi tiết trong phụ lục II). Việc khai thác các mỏ than địa phương là nhỏ lẻ và manh mún do vậy sẽ khuyến khích các thành phần dân cư trong vùng tự đầu tư vốn, áp dụng công nghệ tiên tiến mở rộng tìm kiếm thăm dò các mỏ than mới duy trì và mở rộng khai thác phục vụ sản xuất và tiêu dùng ngay tại địa phương.
6. Qui hoạch khai thác than bùn
Do nhiệt lượng ít và vận chuyển tốn kem nên than bùn không thích hợp làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. Do vậy than bùn được tiến hành khai thác, xử lý và tiêu thụ ngay tại địa phương. Than bùn có thể sử dụng cho nhiều mục đích ( làm phân bón, làm chất đốt...). Tuỳ theo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của từng địa phương khác nhau mà có biện pháp khai thác, chế biến và sử dụng cho phù hợp
Đối với vùng đồng bằng, chuyên thâm canh lúa, hoa mầu thì tổ chức khai thác, chế biến phục vụ chính cho nhu cầu sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, kết hợp với việc phát triển hầm Biogas nhằm giải quyết chất đốt cho các hộ gia đình nông thôn và đảm bảo vệ sinh môi trường, dần tiến tới xoá bỏ tập quán sử dụng các loại tuơi như hiện nay.
Những vùng có qui hoạch phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn ngày( chủ yếu các vùng trung du, miền núi, Tây Nguyên, các vùng chuyên trồng cây nguyên liệu...) tổ chức khai thác chế biến than bùn cho sản xuất các loại phụ gia khoáng và các loại phế liệu công nghiệp thực phẩm ( chủ yếu là các phế liệu của các nhà máy mía đường). Phát triển xây dựng hầm Biogas nhằm tạo nguồn dịch thể cho sản xuất phân bón tại chỗ và tạo nguồn chất đốt nhằm hạn chế tối đa việc chặt phá rừng làm củi đốt.
Ở các vùng đồng bằng ven biển tổ chức khai thác chế biến than bùn sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, kết hợp với việc sản xuất thuốc tăng trọng polyhumát, các loại thức ăn gia súc gia cầm, thuỷ hải sản trên cơ sở sử dụng thêm các chất phụ gia như bột cá, phế thải của các cơ sở chế biến thuỷ hải sản.
IV. Các giải pháp và tổ chức thực hiện qui hoạch
1. Nhóm giải pháp về nguồn lực
a) Giải pháp vốn đầu tư
Vốn đầu tư bao gồm vốn đầu tư mới và vốn đầu tư duy trì sản xuất. Vốn đầu tư mới bao gồm: vốn cải tạo mở rộng, xây dựng mới các mỏ, các công trình phụ trợ và các mạng kỹ thuật phục vụ sản xuất than và các ngành sản xuất kinh doanh khác ngoài ngành than. Vốn đầu tư mới được lấy từ suất đầu tư tổng hợp trên một tấn công suất. Vốn đầu tư duy trì sản xuất bao gồm: đầu tư bổ sung cần thiết để mở rộng khu khai thác mới, thay thế thiết bị đã cũ nhằm đảm bảo năng lực sản xuất cho các mỏ, các nhà máy hoạt động duy trì được công suất thiết kế hàng năm. Vốn đầu tư duy trì sản xuất được tính theo tỷ lệ % trên giá trị TSCĐ của các công trình. Khi tăng cường đầu tư đưa các mỏ than mới đi vào hoạt động và mở rộng các mỏ hiện có thì xu hướng vốn đầu tư duy trì sản xuất sẽ tăng và đầu tư mới sẽ giảm dần.
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ HÀNG NĂM
Cơ cấu đầu tư
Đơn vị: tỷ đồng
2006-2010
2011-2015
2016-2020
Đầu tư mới
4204
2500
1900
Đầu tư duy trì sx
263
860
1050
Cộng
4467
3360
2950
BIỂU ĐỒ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ HÀNG NĂM
Nguồn vốn đầu tư cho qui hoạch phát triển ngành than được hình thành từ các nguồn: vốn ngân sách và có gốc ngân sách, vốn tự có ( từ quĩ khấu hao), vốn từ quĩ tập trung của TVN ( bao gồm các quĩ phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, quĩ thăm dò tìm kiếm tài nguyên than, quĩ bảo vệ môi trường, quĩ an toàn lao động ngành thàn và khác), vốn vay trung và dài hạn.
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
b) Giải pháp về nguồn nhân lực
Lao động ngành than gồm 3 bộ phận chủ yếu: Bộ phận lao động sản xuất, bộ phận phục vụ sản xuất, bộ phận hành chính sự nghiệp. Nhu cầu lao động được lập trên cơ sở năng suất lao động sản xuất than thực hiện trong những năm qua, khả năng tăng năng suất lao động do áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cơ giới hoá đồng bộ để gia tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Ước tính hàng năm ngành than cần bổ xung thêm khoảng 4000 lao động.
Hệ thống đào tạo ngành than có 4 trường trực thuộc bộ Công nghiệp là: Trường cao đẳng kĩ thuật mỏ, Trường trung học kinh tế, Trường công nhân cơ điện Chí Linh, Trường công nhân cơ giới và XD, và 3 trường do tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam quản lý: Trường đào tạo nghề mr Hồng Cẩm, Trường đào tạo nghề mỏ Hữu nghị, Trường đào tạo nghề mỏ và xây dựng. Cùng với việc đầu tư mở rộng qui mô đào tạo của các trường ngành than còn đề ra một số giải pháp cơ bản sau để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong giai đoạn tới:
- Phương thức tuyển dụng: Chú trọng tuyển các sinh viên tốt nghiệp loại khá trở lên từ các trường đại học chính qui để bổ xung cho lực lượng cac bộ quản lý kinh tế-kỹ thuật của các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất than, cũng như tăng cường cho các đơn vị tư vấn thiết kế mỏ, nghiên cứu khoa học... Trên cơ sở thông báo tuyển dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, có kiểm tra sát hạch trình độ...theo đúng phân cấp quản lý trong ngành.
- Phương thức tổ chức đào tạo cán bộ: tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngành than thông qua việc đào tạo tại chỗ tài trung tâm phát triển nguồn nhân lực quản lý của TVN tại Thanh Xuân- Hà Nội, kết hợp tham quan thực tập khảo sát ở nước ngoài. Ngoài ra cần chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kinh tế tăng cường cho các viện nghiên cứu, công ty tư vấn... Cần lựa chọn những cán bộ ưu tú có đủ tiêu chuẩn đi học tập tại nước ngoài.
- Kiện toàn hệ thống đào tạo và bồi dưỡng cán bộ: Tăng cường kinh phí đầu tư cho trung tâm phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường cán bộ giảng dạy có chất lượng để đào tạo nghệ kỹ thuật mới trong khai thác than và bổ xung thêm chỉ tiêu giáo viên cho các trường dạy nghề. Kiến nghị các cấp có thẩm quyền xếp trường đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm là trường trọng điểm quốc gia tương tự như trường đào tạo nghề mỏ Hữu Nghị.
2. Nhóm giải pháp về giá
Giá thành sản phẩm bao gồm các chi phí khai thác, tiêu thụ trực tiếp, chi phí sàng tuyển, bốc rót tiêu thụ tập trung, các loại thuế hiện hành.
Chi phí khai thác than của từng mỏ được tính toán trên cơ sở chi phí các khâu thăm dò sản xuất, chi phí chuẩn bị sản xuất (đào lò đối với khai thác than hầm lò, bóc đất đá đối với khai thác lộ thiên), khai thác, sàng tại mỏ, vận chuyển tới máng ga hoặc bến cảng, chi phí tiêu thụ và quản lý. Chi phí sàng tuyển với sản lượng than các mỏ cấp cho nhà máy.
Hiện nay giá bán than nội địa chỉ bằng khoảng 60-70% giá than xuất khẩu. Ngành than vẫn phải lấy lãi từ xuất khẩu than để bù vào giá than trong nước.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam có hiệu quả và ngành than có điều kiện đầu tư gia tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu than ngày càng cao của nền kinh tế quốc dân cần thiết phải có một lộ trình tăng gia than nội địa hợp lý (3-5%/năm). Để giá bán than tiệm cận với giá xuât khẩu (FOB) vào trước năm 2010 và tiệm cận với giá thành than nhập khẩu từ sau năm 2015. Ngành than có trách nhiệm đảm bảo cơ bản nhu cầu than cho các ngành kinh tế trong nước và tiêu dùng xã hội, trường hợp thiếu than được phép nhập khẩu nếu thấy hiệu quả.
3. Nhóm giải pháp về công nghệ
a) Công nghệ khai thác lộ thiên
Tiếp tục đồng bộ và hiện đại hoá thiết bị của dây chuyền khai thác hiện nay theo hướng đưa vào sử dụng các loại thiết bị cơ động có công suất lớn phù hợp với điều kiện và qui mô của từng mỏ, từng khu vực như máy khoan xoay cầu thuỷ lực đường kính lỗ khoan đến trên 300 mm, máy xúc có dung tích gầu đến trên 15m3, ô tô tự đổ trọng tải đến trên 110 tấn với dung tích thùng hợp lý tuỳ theo từng mỏ để khoan nổ, xúc bốc và vận tải đất đá; sử dụng máy xúc thuỷ lực gầu ngược có dung tích gàu E= 3-5 m3, chiều sâu xúc tối đa hs= 8-9m, ô tô khung động tải trọng 25-40 tấn với dung tích thùng hợp lý để đào sâu đáy mỏ, khai thác chọn lọc và vận chuyển than.
Áp dụng các giải pháp công nghệ làm tơi đất đá bằng phương pháp cơ học thích hợp đối với các mỏ và khu vực có thể hoặc dùng máy xúc có gàu tích cực xúc bốc trực tiếp đất đá để giảm khối lượng công tác khoan nổ mìn. Hoàn thiện các giải pháp khoan nổ mìn kết hợp sử dụng loại thuốc nổ ANFO và nhũ tương nhằm giảm chấn động, giảm bụi và khí độc phát thải vào môi trường.
Áp dụng công tác đổ bãi thải trong và ngoài bãi thải tạm tới mức độ tối đa với các giải pháp công nghệ hợp lý nhằm giảm diện tích chiếm dụng đất đai, rút ngắn cung độ vận tải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả khai thác.
Đưa vào áp dụng công nghệ vận tải liên tục (băng tải) trong điều kiện có thể (cả đất đá và than) để tăng năng suất vận tải, góp phần hạ giá thành khai thác.
Sử dụng loại bơm chìm có công suất và chiều cao đẩy lớn để thoát nước cưỡng bức ở các mỏ sâu.
b) Công nghệ khai thác hầm lò
Tiếp tục nghiên cứu, đầu tư máy combain khấu than với dàn chống tự hành vào lò chợ, đầu tư thêm máy đào lò chuẩn bị, góp phần đẩy nhanh kế hoạch cơ giới hoá khai thác than hầm lò trong năm 2006 cũng như các năm tiếp theo.
Hoàn thiện sơ đồ công nghệ khấu lò chợ dài theo hướng cơ giới hoá đồng bộ, tăng chiều cao khấu hết chiều dày vỉa. Phát triển sơ đồ công nghệ chia lớp nghiêng với vách giả nhân tạo bằng các vật liệu mới, khấu than dưới dàn tự hành có cơ cấu thu hồi than bóc và cơ giới hoá khai thác gương lò chợ ngắn.
4. Nhóm giải pháp về an toàn ngành mỏ
Trong các năm gần đây đi đôi với sản xuất kinh doanh, công tác an toàn ngành mỏ được các đơn vị ngành than nói chung và các đơn vị sản xuất thuộc ngành than nói riêng đã quan tâm đúng mức, coi đây là mục tiêu hàng đầu trong sản xuất kinh doanh. Mặc dù ngành than đã có nhiều cố gắng, chủ động để ra nhiều biện pháp an toàn lao động nhưng vẫn xảy ra nhiều vụ tai nạn, chết nhiều người, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng. Một phần do đặc thù phức tạp của ngành sản xuất than hầm lò không thể tránh được các điều kiện khách quan như bục nước, nổ khí, bên cạnh đó có nhân tố chủ quan của cơ quan quản lý cũng như ý thức của người lao động làm việc không tôn trọng qui trình, qui phạm.
Để đảm bảo an toàn lao động ngành than nói chung và hầm lò nói riêng thì công tác an toàn phải được để cập các vấn đề sau:
- Về công tác đào tạo: Đối với các trường dạy nghề của than cần tổ chức rà soát lại giáo trình dạy lý thuyết, tay nghề, biên soạn bổ xung tài liệu, giáo trình giảng dạy phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt đưa môn an toàn vào môn chính khoá để học sinh khi ra trường có kiến thức sâu rộng về an toàn ngành mỏ, nâng cao ý thức của công ngành mỏ về tuân thủ qui trình sản xuất.
Phải có qui chế phù hợp, đặc biệt đổi mới dạy nghề nặng nhọc ngoài tiêu chuẩn về văn hóa, còn phải đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ, chiều cao cân nặng để khi ra trường có thể làm việc tốt trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại. Có tác phong công nghiệp, có tính kỷ luật cao với đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất trong giai đoạn hiện nay.
Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người lao động, chấp hành nội qui, qui trình, biện pháp an toàn trong quá trình sản xuất.
- Đổi mới công nghệ: Đầu tư thêm thiết bị phòng nổ, thay thế các trang thiết bị chưa đủ tiêu chuẩn phòng nổ ở hầm lò hiện nay. Đặc biệt quan tâm ưu tiên đến các mỏ có hàm lượng khí cao. Đầu tư thiết bị khoan thăm dò nước trước gương, khoan thăm dò phát hiện các thay đổi về địa chất như phay phá, đứt gãy, lò cũ... có biện pháp phòng ngừa các sự cố bục nước, phụt khí xảy ra.
- Về quản lý kĩ thuật: Thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa hiểm hoạ cháy nổ khí mêtan. Kiểm tra chế độ thông gió, đo khí mỏ. Chỉ khi nào thông gió, đo hàm lượng khí bảo đảm an toàn mới được cho công nhân vào lò làm việc. Kiểm tra các thiết bị đang sử dụng trong lò phải đảm bảo tiêu chuẩn phòng nổ, thiết bị phải được kiểm định đúng định kỹ thuật,sửa thiết bị điện trong lò đúng qui định.
Thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa sập đổ lò: kiểm tra rò xét lại hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, qui trình công nghệ khai thác, đào lò, hộ chiếu khai thác, hộ chiếu đào chống là đã phê duyệt. Đối với lò chống bằng cột thuỷ lực đơn, giá thuỷ lực di động phải đảm bảo cột luôn luôn đủ áp theo qui định.
Biện pháp phòng ngừa bục nước bục bùn: các mỏ xem xét lại liệu địa chất, cập nhật chi tiết các khu vực đã khai thác, cập nhật dự báo lò cũ, cũng như xác định vùng có phay phá, đứt gãy có khả năng xuất hiện nhiều nước để có biện pháp phòng ngừa phù hợp với từng khu vực, từng mỏ. Với điều kiện cho phép, các đơn vị có thể đầu tư máy khoan thăm dò nước phía trước hoặc áp dụng phương án khoan tháo khô mỏ trước khi khai thác.
- Tổ chức cấp cứu mỏ: Các đơn vị sản xuất than, các công ty các xí nghiệp phải quan tâm đến bộ máy làm công tác an toàn bảo hộ lao động, coi đây là bộ phận quan trọng trong việc hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chế độ, chính sách, các tiêu chuẩn,biện pháp kỹ thuật, biện pháp thi công, biện pháp an toàn của công ty, của xí nghiệp. Trong tổ chức của các đơn vị ngành than từ Tập đoàn đến các công ty, xí nghiệp đều có một phó giám đốc phụ trách công tác an toàn và thành lập phòng an toàn trực thuộc Giám đốc, các tổ chức sản xuất đều tổ chức mạng lưới an toàn viên. Ngoài ra các mỏ đều tổ chức các đội cấp cứu mỏ kịp thời huy động khi có sự cố xảy ra. Riêng Tập đoàn công nghiệp Than- khoáng sản Việt Nam đã thành lập trung tâm CCM có trụ sở đóng tại Quảng Ninh để đảm bảo công tác an toàn ngành than.
5. Đánh giá tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường ngành than
Quá trình khai thác than làm mất đi lớp đất mặt,xáo trộn các tầng đất đá và ảnh hưởng đến các đối tượng tự nhiên khai thác nằm trên khu vực có tài nguyên. Các quá trình nối tiếp trong trình tự khai thác sẽ làm thay đổi từng bước các đặc tính của môi trường, tác động đến khí hậu và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí, đất, nước...
Khai thác mỏ còn tạo ra một lượng rất lớn các loại chất thải như: Đất đá thải mỏ, chất thải tuyển, nước thải mỏ có chứa axid, bụi và nhiều loại chất thải khác. Các sản phẩm và bán sản phẩm cũng như các chất thải thường chiếm một diện tích đất đáng kể, làm thay đổi chế độ dòng chảy và ô nhiễm không khí khu vực. Trong những điều kiện nhất định, các chất thải còn có thể gây hại với cộng đồng dân cư và động thực vật. Ngoài ra các chât thải này còn có khả năng gây ra tác động xấu đối với các loại tài nguyên khác.
Nhìn chung các tác động chủ yếu của quá trình khai thác than là suy giảm rừng, chiếm và thoái hoá đất, ô nhiễm không khí, nước, bụi và tiếng ồn.
Trên cơ sở các đánh giá về tác động môi trường do quá trình khai thác than gây ra cũng như những hậu quả về môi trường do lịch sử để lại. Dự án Qui hoạch ngành than giai đoạn 2006-2015 và có xét triển vọng đến năm 2025 xác định việc bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng có tính chất sống còn trong chiến lược phát triển bền vững ngành công nghiệp Than nói chung và tập đoàn công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam nói riêng. Các biện pháp cụ thể như sau:
- Áp dụng các biện pháp chủ động phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiếm (đổi mới và hiện đại hoá công nghệ, qui hoạch công tác đổ thải, vận tải va cảng xuất than, thoát nước...)
- Tiếp nhận chuyển giao các giải pháp công nghệ tiên tiến của thế giới trong xử lý nước thải mỏ ( hệ thống xử lý và tải tạo sử dụng nguồn nước thải, công nghệ lọc ép bùn nước nhà máy tuyển,...)
- Xây dựng tổ hợp liên hoàn gồm mỏ than - nhà máy nhiệt điện đốt than xấu- nhà máy xi măng- nhà máy gạch xây dựng- nhà máy xử lý và sản xuất nước sạch, nhằm giảm thiểu lượng chất thải mỏ và sản xuất nước sạch, nhằm giảm thiểu lượng chất thải mỏ và tăng hiệu quả kinh tế cho các mỏ than.
- Áp dụng và chuyển giao kỹ thuật, chủ động phòng ngừa các rủi do, tai nạn, phòng chống hiểm hoạ trong quá trình khai thác: Đưa hệ thống cảnh báo khí mêtan vào 100% các mỏ hầm lò; Đưa qui trình khoan dẫn trước lò chợ để tháo khi, tháo túi nước cho khai thác hầm lò.
- Bảo vệ rừng khôi phục thảm thực vật, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo cảnh quan môi trường.
6. Tổ chức thực hiện qui hoạch
a. Bộ công nghiệp chịu trách nhiệm:
* Quản lý và chỉ đạo triển khai thực hiện qui hoạch được duyệt
* Chủ trì, phối hợp với bộ thương mại và các Bộ ngành có liên quan chỉ đạo việc xuất nhập khẩu than.
* Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến các hoạt động trong ngành than và có các biện pháp cụ thể để đẩy mạnh tiến độ đầu tư các dự án ngành than.
b. Bộ tài nguyên môi trường phối hợp với Bộ công nghiệp lập kế hoạch khảo sát, tìm kiếm thăm dò đánh giá trữ lượng các nguồn tài nguyên than, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành than.
c. Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành cơ chế hỗ trợ huy động vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển ngành than. Đặc biệt cơ chế điều chỉnh giá bán than nội địa tiếp cận với thị trường thế giới. Nghiên cứu ban hành thuế địa tô mỏ.
d. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn vốn nhà nước cho đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ phát triển ngành than.
e. Bộ Khoa học công nghệ chù trì, phối hợp với Bộ công nghiệp lập phương án đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ trong ngành than theo hướng tiếp thu, ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, nâng cao năng lực và trang bị của các cơ sở nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.
f. Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với bộ lao động thương binh và xã hội lập chương trình, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển ngành than.
g. Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm chính về việc cung cấp ổn định và bền vững than cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước.
h. UBND tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh có mỏ than chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về than trên địa bàn, có biện pháp bảo vệ tài nguyên theo qui định của luật Khoáng sản.
KẾT LUẬN
Trên đây em đã trình bày một cách tương đối khái quát về Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Trong quá trình nghiên cứu để viết đề tài và thực tập tại công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp ( cơ quan chịu trách nhiệm chính để lập qui hoạch phát triển ngành than) em đã được tìm hiểu về qui trình làm qui hoạch phát triển ngành than từ khâu dự báo, soạn lập, .... và sự tham gia phối hợp của các ngành sử dụng nguyên liệu than, các bộ ngành quản lý (bộ Công nghiệp) và các cơ quan của Chính phủ ( bộ Công nghiệp, Viện năng lượng, bộ Kế hoạch và đầu tư...).
Qua đây em đã hiểu được về các nội dung cần có và qui trình cụ thể để lập ra một bản qui hoạch phát triển ngành, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan và nhất là sự phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện qui hoạch. Em hiểu được rằng để có thể có được một bản qui hoạch khả thi cần trải qua một quá trình rất phức tạp, trong đó vai trò tổng hợp, khách quan và óc phân tích, bố trí sắp xếp của người làm qui hoạch quyết định lớn tới chất lượng của bản qui hoạch. Và ngay cả khi chúng ta có được một bản qui hoạch khả thi thì công việc của người làm qui hoạch cũng chưa dừng lại ở đó. Do thị trường thường xuyên có những biến động nên cần phải cập nhật thông tin liên tục để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Điều này giúp ích cho em rất nhiều trong quá trình học tập, giúp em gắn được lý thuyết với thực tiễn, và đặc biệt có ý nghĩa đối với em cho công việc trong tương lai.
PHỤ LỤC 2
Hiện trạng phân bố các mỏ/công trường khai thác than
TT
Tên mỏ/công trường
Trữ lượng (ngàn tấn)
Hiện trạng
Địa chất
CN
A
Tổng toàn ngành
3616035
2451989
I
Vùng Cẩm phả
1287849
932936
1
Mỏ Cao Sơn GĐI
48640
58180
Đang KT
2
Mỏ Cao Sơn+Khe ChàmII
94131
52045
Đang KT
3
Mỏ Đá mài
16368
108251
Đang KT
4
Mỏ Đông Lộ trí
76957
18005
Đang KT
5
Mỏ Cọc 6
32961
88500
Đang KT
6
Mỏ Đèo Nai
18792
38275
Đang KT
7
Mỏ thống Nhất
41242
21610
Đang KT
8
Mỏ Mông Dương
63169
39597
Đang KT
9
Mỏ Bắc Q.Lợi và Nam Q.Lợi
1836
2020
Đang KT
10
Mỏ HL gầm Cọc 6-Q.Lợi
45645
27387
Đang KT
11
Mỏ Bắc Cọc Sáu(giếng)
45020
23337
Đang KT
12
Mỏ khe chàm I
17519
10675
Đang KT
13
Mỏ khe Chàm II
58319
34991
Đang KT
14
Mỏ khe Chàm III
144046
86428
Đang KT
15
Mỏ Khe Chàm IV
97027
58216
Đang KT
16
Mỏ Bắc Khe chàm
833
500
Đang KT
17
Mỏ Tây Nam Đá Mài
1977
2175
Đang KT
18
Mỏ Đông Đá Mài
727
800
Đang KT
19
Cụm V14 Khe Chàm
777
855
Đang KT
20
Mỏ bàng Nâu
5636
6200
Đang KT
21
Mỏ Bắc Khe Tam
2000
1200
Đang KT
22
Mỏ Nam Khe Tam
48763
29476
Đang KT
23
Mỏ Dương Huy
261933
157433
Đang KT
24
Mỏ Dông và Tây Khe Sim
3355
3690
Đang KT
25
Mỏ Tây khe sim(TI-TVIII)
1532
605
Đang KT
26
Mỏ Đông Bắc Ngã hai
1000
650
Đang KT
27
Mỏ Tây ngã Hai
3213
2380
Đang KT
28
Mỏ Ngã Hai
154473
92684
Đang KT
II
Vùng Hòn Gai
417512
28866
29
Mỏ Hà Tu
21436
23580
Đang KT
30
Mỏ Núi Béo
20162
23590
Đang KT
31
Mỏ hầm lò gầm Núi Béo
45833
27500
Đang KT
32
Mỏ Hà Lầm
134540
91688
Đang KT
33
Mỏ Suối Lại
4264
4690
Đang KT
34
Mỏ Tân Lập
105
115
Đang KT
35
Mỏ Giáp Khẩu
77758
46655
Đang KT
36
Mỏ Cao Thắng
23633
14180
Đang KT
37
Mỏ Hà Ráng-Núi Khánh
20280
12168
Đang KT
38
Mỏ Thành Công
69500
41700
Đang KT
III
Vùng Uông Bí
1041848
639603
39
Mỏ Vàng Danh
252636
151650
Đang KT
40
Mỏ Mạo Khê
189474
114139
Đang KT
41
Mỏ Tràng Bạch
101845
61107
Đang KT
42
Mỏ hồng Thái
50296
30178
Đang KT
43
Mỏ Nam Mẫu
246050
146377
Đang KT
44
Mỏ Đồng Vồng
56634
35082
Đang KT
45
Mỏ Tân dân
7645
5115
Đang KT
46
Mỏ Khe chuối-Hồ thiên
21325
13385
Đang KT
47
Mỏ Đồng Rì
56383
33830
Đang KT
48
Mỏ Uông thượng-Vietmindo
26099
28610
Đang KT
49
Mỏ Quảng La
33550
20130
Đang KT
IV
Vùng Khoái Châu
524871
288679
50
Mỏ Bình Minh
286507
157579
Đang KT
51
Mỏ khoái Châu1 và2
238364
131100
Đang KT
V
Vùng nội địa
868827
593585
52
Mỏ núi Hồng
5652
5935
Đang KT
53
Mỏ Khánh hoà
39825
29270
Đang KT
54
Mỏ Na Dương
35818
39400
Đang KT
55
Mỏ khe Bố
790
470
Đang KT
56
Mỏ Nông Sơn
4155
4570
Đang KT
57
MỎ làng Cẩm-Phấn mễ
3800
2280
Đang KT
VI
Các mỏ địa phương
18478
11087
Một số mỏ địa phương
Trữ lượng dự báo
58
Mỏ Bố Hạ(Bắc giang)
4139
Đang KT
59
Chũ( Bắc giang)
257
Chưa KT
60
Nà Cáp( Cao Bằng)
80
Đã KT
61
Ninh Sơn( Hà Tây)
3009
Dừng KT
62
Chợ Phúc( hà Tĩnh)
17
Chưa KT
63
Đồng Đỏ( Hà Tĩnh)
8978
Đang KT
64
Đồi Hoa( Hoà Bình)
557.4
Đang KT
65
Đoàn Kết( Hoà Bình)
367
66
San Suối( Lào Cai)
Chưa XĐ
Chưa KT
67
Pu Pha Vật( Lai Châu)
Chưa XĐ
Chưa KT
68
Thanh an (Lai Châu)
2321
Đã KT 1991
69
Đon Phục( nghệ An)
1011
Chưa KT
70
Đầm bùn (Ninh Bình)
1365
Đang KT
71
Đầm Bây( Ninh Bình)
778
Đã KT
72
Cổ Tiết(Phú Thọ)
Chưa XĐ
Chưa KT
73
Pom Khem( Sơn la)
105
Chưa KT
74
Hang Mon( Sơn La)
1027
Đã KT 1997
75
Cẩm Yên( Thanh Hoá)
414
Chưa KT
76
Tô Mận (Yên Bái)
Chưa XĐ
Chưa KT
77
Hồng Quang (Yên Bái)
388.5
Đã KT
PHỤ LỤC 3
BẢN QUI HOẠCH KHAI THÁC
TT
Mỏ/công trường
Sản lượng khai thác(103 tấn/năm)
2006
2010
2015
2020
A
Tổng toàn ngành
39665
53690
60905
I
Vùng Cẩm Phả
19320
25375
29750
31500
Lộ thiên
12920
12175
11000
12000
Hầm lò
6400
13200
18750
19500
1
Mỏ Cao sơn GĐI
2800
3500
3500
3500
2
Cao Sơn+ khe Chàm GĐII
-
-
-
1500
3
Mỏ Đá Mài
-
800
2000
2000
4
Mỏ đông LỘ Trí
-
-
2090
2500
5
Mỏ Cọc 6
3000
2800
2500
2500
6
Mỏ Đèo Nai
2700
2700
910
-
7
Mỏ thống Nhất
1350
1500
1500
1500
Lộ thiên
350
-
-
-
Hầm lò
1000
1500
1500
1500
8
Mỏ Mông Dương
1700
2400
2000
2000
Lộ thiên
500
400
-
-
Hầm lò
1200
2000
2000
2000
9
Mỏ Bắc và Nam Q. Lợi
500
-
-
-
10
Mỏ HL gầm Cọc6-Q.Lợi
-
-
800
800
11
Mỏ Bắc Cọc 6
-
700
700
700
12
Mỏ Khe ChàmI
900
1000
800
800
13
Mỏ Khe ChàmII
-
500
1500
2000
14
Mỏ Khe ChàmIII
-
1500
2700
3000
15
Mỏ Khe ChàmIV
-
700
1700
2000
16
Mỏ Bắc Khe Chàm
100
100
-
-
17
Mỏ Tây nam Đá Mài
450
375
-
-
18
Mỏ đông Đá Mài
400
-
-
-
19
Cụm V14 K.Chàm
250
-
-
-
20
Mỏ Bàng Nâu
1200
1100
-
-
21
Mỏ Bắc Khe Tam
200
200
-
-
22
Mỏ Nam Khe Tam
570
600
700
700
Lộ thiên
170
-
-
-
Hầm lò
400
600
700
700
23
Mỏ Dương Huy
1800
2500
3000
3000
Lộ thiên
200
-
-
-
Hầm lò
1600
2500
3000
3000
24
Mỏ Dông và tây khe sim
400
500
-
-
25
Mỏ Tây Khe sim
100
100
-
-
26
Mỏ ĐB Ngã hai
200
-
-
-
27
Mỏ Tây Ngã Hai
-
300
250
250
28
Mỏ Ngã hai
700
1500
2500
3000
II
Vùng Hòn Gai
9765
11700
9590
11600
Lộ thiên
7065
6500
1790
0
Hầm lò
2700
5200
7800
11600
29
Mỏ Hà Tu
2500
2500
1500
-
30
Mỏ Núi Béo
3500
3500
-
-
31
Mỏ hầm lò gầm núi Béo
-
-
1500
2000
32
Mỏ Hà Lầm
1600
2500
2500
2500
Lộ thiên
450
-
-
-
Hầm lò
1150
2500
2500
2500
33
Mỏ Suối Lại-917
500
500
-
-
34
Mỏ Tân Lập
115
-
-
-
35
Mỏ Giáp Khẩu
300
600
1500
2000
36
Mỏ Cao thắng
350
500
500
500
37
Mỏ Hà ráng- Núi Khánh
500
600
600
600
38
Mỏ Thành công
400
1000
1200
1500
III
Vùng Uông Bí
7950
13600
16700
17200
Lộ thiên
950
900
1000
1000
Hầm lò
7000
12700
15700
16200
39
Mỏ Vàng Danh
2350
3000
3500
3500
Lộ thiên
150
-
-
-
Hầm lò
2200
3000
3500
3500
40
Mỏ Mạo Khê
1600
2500
2500
3000
Lộ thiên
300
-
-
-
Hầm lò
1300
2500
2500
3000
41
Mỏ Tràng Bạch
-
500
1500
1500
42
Mỏ Hồng Thái
700
1000
1000
1000
43
Mỏ Nam Mẫu
1200
2500
4000
4000
44
Mỏ Đồng Vồng
600
1000
1000
1000
45
Mỏ Tân Dân
400
500
400
400
46
Mỏ Khe chuối
150
500
500
500
47
Mỏ Đồng rì
400
800
800
800
48
Mỏ Uông thượng Viêtmindo
500
900
1000
1000
49
Mỏ Quảng La
50
400
500
500
IV
Vùng Khoái Châu
-
-
900
3000
50
Mỏ Bình Minh
-
-
900
2000
51
Mỏ Khoái Châu 1 và 2
-
-
-
1000
V
Vùng Nội Địa
2630
4865
4865
4865
Lộ thiên
2180
2915
2915
2915
Hầm lò
450
1950
1950
1950
52
Mỏ Núi Hồng
300
300
300
300
53
Mỏ Khánh Hoà
500
1000
1000
1000
Lộ thiên
400
400
400
400
Hầm lò
100
600
600
600
54
Mỏ Na Dương
600
600
600
600
55
Mỏ khe Bố
20
20
20
20
56
Mỏ Nông Sơn
80
115
115
115
57
Mỏ Làng Cẩm- Phấn Mễ
130
130
130
130
VI
Các mỏ địa phương
200
300
300
300
VII
Các mỏ than bùn
800
1100
1500
1500
PHỤ LỤC 4
BẢN QUI HOẠCH ĐÓNG CỬA MỎ
TT
Tên mỏ và công trường khai thác
Đáy khai thác
Thời điểm kết thúc khai thác
A
Vùng cẩm Phả
I
Các mỏ và công trường lộ thiên
1
Mỏ lộ thiên Cao Sơn GĐI
-165
2022
2
Mỏ lộ thiên Cao Sơn + Khe ChàmII-GĐII
-350
Sau 2025
3
Mỏ lộ thiên Đá Mài
-100
2020
4
Mỏ lộ thiên Đông Lộ Trí+ Cao Sơn GĐIII
-350
Sau 2025
5
Mỏ lộ thiên Cọc 6
-255
2020
6
Mỏ lộ thiên Đèo Nai
-150
2015
7
Công trường lộ thiên 110 Lộ Trí-mỏ T.Nhất
2007
8
Công trường lộ thiên mỏ Mông Dương
2012
9
Mỏ lộ thiên Bắc và Nam Quàng lợi
-70
2009
10
Mỏ lộ thiên Tây nam Đá Mài
40
2010
11
Mỏ lộ thiên đông Đá Mài
40
2007
12
Mỏ lộ thiên cụm V14K.Chàm
-40
2008
13
Mỏ lộ thiên Bàng Nâu
10
2010
14
Công trường lộ thiên mỏ Nam Khe Tam
2009
15
Công trường lộ thiên mỏ Dương Huy
2008
16
Mỏ lộ thiên Đông và Tây Khe Sim
150
2013
II
Các mỏ và công trường hầm lò
1
Mỏ Thống Nhất
-350
2023
2
Mỏ Mông Dương
-550
Sau 2025
3
Mỏ Hầm lò gầm Cọc 6
-300
Sau 2025
4
Mỏ bắc Cọc 6
-300
Sau 2025
5
Mỏ Khe Chàm I
-350
Sau 2025
6
Mỏ Khe Chàm II
-500
Sau 2025
7
Mỏ Khe Chàm III
-10
Sau 2025
8
Mỏ Khe Chàm IV
36
Sau 2025
9
Mỏ bắc Khe Tam
-350
2011
10
Mỏ Bắc Khe Chàm
-350
2010
11
Mỏ Nam Khe Tam
80
Sau 2025
12
Mỏ Dương Huy
-50
Sau 2025
13
Mỏ Tây Khe Sim
-50
2011
14
Mỏ đông bắc Ngã Hai
-350
2009
15
Mỏ Tây Ngã Hai
2017
16
Mỏ Ngã Hai
Sau 2025
B
Vùng Hòn Gai
I
Các mỏ và công trường lộ thiên
1
Mỏ lộ thiên Hà Tu
-165
2019
2
Mỏ Lộ thiên Núi Béo
-132
2013
3
Công trường lộ thiên mỏ Hà Lầm
-40
2009
4
Mỏ lộ thiên suối Lại
-70
2015
II
Các mỏ và công trường hầm lò
1
Mỏ hầm lò gầm Núi Béo
-300
Sau 2025
2
Mỏ Hà Lầm
-550
Sau 2025
3
Mỏ Tân Lập
2006
4
Mỏ Giáp Khẩu
-300
Sau 2025
5
Mỏ Cao Thắng
-300
Sau 2025
6
Mỏ Hà Ráng
-300
Sau 2025
7
Mỏ Thành công
-300
Sau 2025
C
Vùng Uông Bí
I
Các mỏ và công trường lộ thiên
1
Công trường lộ thiên mỏ Mạo Khê
2010
2
Công trường lộ thiên mỏ Vàng Danh
2006
3
Mỏ Uông Thượng Viêtmindo
60
Sau 2025
II
Các mỏ và công trường hầm lò
1
Mỏ Vàng Danh
-150
Sau 2025
2
Mỏ Mạo Khê
-400
Sau 2025
3
Mỏ Tràng Bạch
-300
Sau 2025
4
Mỏ Hồng Thái
-300
Sau 2025
5
Mỏ Nam Mẫu
-300
Sau 2025
6
Mỏ Dồng Vồng
-300
Sau 2025
7
Mỏ Tân Dân
150
2023
8
Mỏ Khe chuối
100
Sau 2025
9
Mỏ Đồng Rì
-150
Sau 2025
10
Mỏ Quảng La
-300
Sau 2025
D
Vùng nội địa
I
Các mỏ và công trường lộ thiên
1
Mỏ Núi Hồng
15
2025
2
Mỏ Khánh Hoà
-300
Sau 2025
3
Mỏ Na Dương
66
Sau 2025
4
Mỏ Nông Sơn
-40
Sau 2025
II
Các mỏ và công trường hầm lò
1
Mỏ khe Bố
Sau 2025
2
Mỏ hầm lò gầm Khánh Hoà
-600
Sau 2025
3
Mỏ Làng Cẩm- Phấn Mễ
2023
4
Mỏ Bình Minh- Khoái Châu
-300
Sau 2025
5
Các mỏ than mới đb Bắc Bộ
-300
Sau 2025
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2003-2010 có xét triển vọng đến năm 2020 được thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quyết định số 20/2003/QĐ-TTg ngày 29/01/2003.
2) Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010.
3) Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty than đến quí I năm 2006.
4) Dự thảo Qui hoạch phát triển ngành than giai đoạn 2006-2015 có xét triển vọng đến năm 2025 của Công ty cổ phần tư vấn Mỏ và Công nghiệp.
5) Trang web của Tổng công ty Than Việt Nam www.vinacomin.com.vn.
6) Trang web của tỉnh Quảng Ninh www.halong.com.vn.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36721.doc