Quảng cáo truyền hình - Thực trạng và xu hướng

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO thị trường vừa đi vào tiêu chuẩn hoá, vừa đa dạng hoá, cạnh tranh ngày càng gay gắt nên sự khác biệt hoá mặt hàng càng ngày càng đóng vai trò quan trọng và nhiệm vụ của quảng cáo càng phức tạp, khó khăn hơn. Chính lẽ đó, quảng cáo không những đã triển khai theo chiều rộng mà cả chiều sâu đặc biệt muốn nhấn mạnh ở đây là chiều phát triển kỹ thuật. Quảng cáo từ những phương tiện thô sơ như lời đồn đại, tin tức

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quảng cáo truyền hình - Thực trạng và xu hướng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyền miệng …đến tận dụng sức mạnh của các phương tiện báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, điện ảnh, gần đây tiếp cận truyền thông đa phương tiện truyền thông vệ tinh, internet. Với mong muốn tiếp cận và phần nào làm rõ thực trạng, xu hướng cuả quảng cáo truyền hình Việt Nam thời gian qua, người nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua tài liệu sach, tạp chí chuyên ngành và internet để từ đó tổng kết những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Phương pháp nghiên cứu được tác giả đề tài sử dụng là phương pháp tổng hợp, thực chứng, diễn giải, kết hợp với quy nạp và diễn dich Phương pháp luận tư duy: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lien quan đến quảng cáo truyền hình ở Việt Nam. Với những nỗ lực của tác giả và sự hướng dẫn tân tình sat sao của cô giáo hướng dẫn cùng nhiều ý kiến của các bạn hy vọng đề án sẽ có được những đóng góp tích cực cho những ai quan tâm đến quảng cáo truyền hình. Sinh viên: Lê Thị Ngọc Thúy Phần I: Những lý thuyết cơ bản về quảng cáo truyền hình. I.Quảng cáo truyền hình - Đặc điểm và chức năng. 1. Khái niệm. a. Khái niệm quảng cáo. Quảng cáo là một hoạt động tốn tiền, dựa vào phương tiện truyền thông (môi thể ), không dựa vào con người để loan báo , chào mời về sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng do một chủ thể quảng cáo có danh tính rõ ràng chi trả. b. Khái niệm quảng cáo truyền hình. Quảng cáo truyền hình là một hình thức của quảng cáo. Trong đó, hoạt động quảng cáo dựa trên môi thể truyền hình, thông điệp quảng cáo là các phim quảng cáo, đích nhắm là khán giả truyền hình và người tiêu thụ sản phẩm. 2. Đặc điểm và chức năng của quảng cáo truyền hình. a. Đặc điểm Quảng cáo truyền hình không những sử dụng phương tiện thuyết phục là ngôn ngữ mà còn bằng hình ảnh và nhiều yếu tố tín hiệu khác nhưng chủ yếu vẫn là hình ảnh. Thị giác được đánh giá là anh cả của ngũ quan. Người Việt Nam coi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Thính giác có tính năng không kém nhưng chỉ đóng vai trò bổ trợ cho đôi mắt:”Trăm nghe không bằng một thấy”. Một thông điệp truyền hình bao gồm các yếu tố: hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ngôn ngữ, nó khai thác được khả năng của cả hai giác quan trên nên đạt được hiệu quả vượt bậc và cho đến nay là hình thức quảng cáo được dùng nhiều nhất được dùng trong quang cáo thương mại. Quảng cáo truyền hình là hình thức quảng cáo khá tốn kém, bị giới hạn về thời gian (giờ phát sóng, thời điểm phát sóng), không gian (kênh truyền hình). Chính vì thế mà quảng cáo truyền hình đòi hỏi sự sáng tạo, ấn tương sâu sắc trong một thời gian ngắn. b. Chức năng của quảng cáo truyền hình. Quảng cáo truyền hình có 4 chức năng: *Chức năng kinh tế: Trong thời đại cạnh tranh gay gắt ngày nay, nó thôi thúc sự tiêu thụ của khách hàng. Nó khai thác những nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu thụ, góp phần định hướng tiêu dùng, hỗ trợ đắc lực cho việc lựa chọn sản phẩm của khách hàng, nâng cao mức sinh hoạt cho người tiêu dùng. Nó góp phần đắc lực trong cân bằng cung cầu cũng như phân phối lợi tức của xã hội. *Chức năng thương mại: Quảng cáo truyền hình những thông tin với xã hội về vai trò của doanh nghiệp, đường lối hoạt động của doanh nghiệp. Quảng cáo thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động để phục vụ khách hàng và xã hội tốt hơn. Nó tạo danh tiếng cho doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, nâng cao tinh thần của nhân viên. *Chức năng xã hội: Quảng cáo truyền hình mở rộng tri thức, nâng cao mức độ suy nghĩ , phán đoán cho người tiêu dùng, giúp khách hàng trở nên khôn ngoan hơn, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. *Chức năng văn hóa: Quảng cáo truyền hình mang đến luồng sinh khí mới cho đời sống văn hóa. Qua đó chúng ta bắt mạch được xã hội, hơi hướng của thời đại. 3. Các hình thức quảng cáo truyền hình: Sau khi các chủ thể quảng cáo đã bằng lòng về một đài truyền hình, họ bắt đầu nghĩ đến những hình thức quảng cáo hiệu quả nhất với ngân sách của mình. Có hai loại quảng cáo: Quảng cáo để giới thiệu sản phẩm ( trong trường hợp sản phẩm mới ra lò hay quay trở lại thị trướng sau một thời gian vắng mặt). Quảng cáo để nâng cao uy tín và danh tiếng cho doanh nghiệp. Quảng cáo để giới thiệu sản phẩm: Lúc mới được tung ra thị trường, thương phẩm cần được giới thiệu ồ ạt, nhất là khi muốn cạnh tranh, đương đầu với các đối thủ. Nhưng sau đó, sản phẩm chỉ cần được nhắc nhở là đủ, trừ khi người chế tạo cho thêm một chức năng nào khác và giới thiệu nó với thị trường. Quảng cáo cho uy tín doanh nghiệp: Tên tuổi uy tín của doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, nó làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán chạy hơn, đắt hơn. Việc không ngừng nâng cao uy tín, bồi đắp giá trị thương hiệu sản phẩm và danh tiếng của doanh nghiệp là chiến lược lâu dài và cần được quan tâm đúng mức. Truyền hình được coi như môi thể lý tưởng cho loại này vì nó sử dụng vừa hình ảnh, vừa âm thanh, vừa động tác ....và có độ truyền đạt đến quảng đại quần chúng. Để thu hoạch được hảo ý của khán thính giả, doanh thường nói về mình qua những chủ đề như sự lương thiện, khả năngng mướn nhân viên, có nhiều cổ đông, yêu đất nước, chuộng tự do, đi đầu về kỹ thuật, cung cấp mặt hàng có chất lượng cao vv...Cùng lúc, họ cũng đề ra những mục đích cao đẹp hay "sứ mạng" của họ nữa. II. Những đối tượng tham gia vào hoat động quảng cáo truyền hình. 1.Chủ thể quảng cáo. Khái niệm: Chủ thể quảng cáo truyền hình là người trả tiền để thực hiện phim quảng cáo trên môi thể truyền hình và thừa hưởng những kết quả mà quảng cáo mang lại. Phân loại: Có thể chia làm các loại chủ thể như sau: Chủ thể là một cá nhân. Chủ thể là một tập thể. Chủ thể là một pháp nhân (thường là công ty, doanh nghiệp). Phân công trách nhiệm trong hoạt động quảng cáo truyên hình: Hoạt động quảng cáo liên quan đến 4 đại diện: Tổng giám đốc công ty. Giám đốc quảng cáo. Giám đốc phân phối sản phẩm. Giám đốc tiếp thị (marketing). Tùy theo đường lối tổ chức của mỗi công ty, doanh nghiệp mà có thể có những nhân vật khác nhau tham dự và quyết định phương kế quảng cáo. Ở các hãng nhỏ, chỉ cần một hai người kiêm nhiệm nhiều chức vụ nhưng ở các hãng lớn tầm cỡ quốc gia, quốc tế thì mọi sản phẩm đều phải có một đơn vị quảng cáo độc lập, riêng biệt chuyên trách. Trong 4 đại diện tham gia vào hoạt động quảng cáo kể trên, thì giám đốc quảng cáo là người chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành công việc. 2.Hãng quảng cáo. a. Khái quát về hãng quảng cáo. Các hãng quảng cáo đóng vai trò đầu tàu trong công nghệ quảng cáo. Chúng thực hiện các đồ án quảng cáo của doanh nghiệp. Ban đầu chúng là những đại lý, môi giới đóng vai trò trung gian giữa chủ thể quảng cáo và môi thể, thu nhập là hoa hồng. Ngày nay, các hãng quảng cao bán năng lực và sự hiểu biết về công việc quảng cáo cho chủ thê quảng cáo. Hãng quảng cáo không cần nhiều máy móc, thiết bị, bất động sản, vốn lớn nhất của một hãng quảng cáo là con người: năng lực sáng tạo, kỹ thuật chuyên môn, sự gắn bó với nghề nghiệp, kinh nghiệm ngoại giao....Những hãng có đầy đủ những yếu tố đó sẽ giữ được khách hàng. b.Phân loại hãng quảng cáo: Tùy theo nguồn vốn và phương pháp làm việc, có thể có những loại hình hãng quảng cáo sau: -Hãng phục vụ toàn diện (Full-Service Agency) thường là những hãng lớn, có tầm cỡ quốc tế. Họ phụ trách mọi lãnh vực từ hành chánh đến tiếp thị, từ nghiên cứu đến soạn thảo và thực hiện. -Hãng sáng tác: giới hạn công việc của họ trong lĩnh vực nghệ thuật. Loại hãng này cung cấp ý kiến mới và độc đáo. Xí nghiệp sử dụng dịch vụ của loại hãng này phải tự đảm đương hay nhờ người khác đảm trách những phần việc còn lại. -Hãng mua môi thể (Media-Buying Service) hãng này chuyên mua không gian (kênh truyền hình) và thời gian (giờ phát truyền hình) của các môi thể và bán lại cho chủ quảng cáo. Khi lập phương án quảng cáo, chủ quảng cáo tùy thuộc vào họ để biết phải phân chia ngân sách trong những điều kiện nào. Những hãng này có thể cung cấp không gian và thời gian quảng cáo rẻ tiền vì họ đã bao thầu trước ở những môi thể.Tuy nhiên, ngược lại, họ cũng có thể lợi dụng vị trí ưu tiên của mình nếu không có một sự cạnh tranh nào đáng kể từ phía các đồng nghiệp của họ. -Hãng quảng cáo song phươnghay giao hỗchuyên giúp các hãng thực hiện chương trình quảng cáo trên mạng Internet, truyền hình song phương hay giao hỗ...nghĩa là loại quảng cáo các phương tiện truyền thông, nơi người quảng cáo có thể đối thoại để trao đổi thêm với người nhận quảng cáo. -Hãng quảng cáo nội-xí nghiệp (In-house Agency) có nghĩa là những hãng ở bên trong một đại xí nghiệp. Nó là phân bộ quảng cáo của một xí nghiệp lớn, hoặc vốn có một chủ trương quảng cáo riêng của mình hoặc không muốn bỏ tiền quảng cáo cho người khác. 3. Đài truyền hình. Truyền hình được coi như môi thể đánh dấu thế kỷ 20.Kỹ thuật truyền hình không do một người làm ra mà là kết quả của một chuỗi phát minh và cải tiến không ngừng trên nửa thế kỷ từ 1890 đến 1950. Chỉ trong vòng 50 năm (1950-2000), truyền hình phát sóng đã trở thành môi thể truyền thông đại chúng mà nội dung vô cùng phong phú, kỹ thuật vô cùng đa dạng và phạm vi hoạt động vô cùng rộng lớn từ địa phương, khu vực cho đến tầm cỡ địa cầu. Kể từ khi truyền hình xuất hiện, nó đã đoạt khách hàng của các môi thể cũ như báo chí, truyền thanh và ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội, kinh tế, chính trị và giáo dục khắp nơi. 4. Khán thính giả, người tiêu thụ.  Đối với người chủ quảng cáo và hãng quảng cáo, khán thính giả truyền hình phải là khán giả đích nhắm, nói cách khác, khán giả có ích. Họ là đối tượng của những cuộc điều tra định tính và định lượng tiền quảng cáo và hậu quảng cáo. Trước khi đi vào lĩnh vực đó, thiết tưởng chúng ta cũng nên có một cái nhìn tổng quát để xem khán thính giả đó lá những ai, thói quen xem truyền hình của họ như thế nào và họ xem truyền hình ra làm sao. Toàn thể khán thính giả truyền hình chưa hẳn là đối tượng của người quảng cáo khi ta lý luận trên quan điểm phân đoạn thị trường (market segmentation) và quần chúng đích nhắm (target). Tuy nhiên khán thính giả nếu không thuộc vào một phân đoạn này thì cũng thuộc vào một phân đoạn khác nên thái độ của họ đối với quảng cáo truyền hình là một điều mà các nhà quảng cáo bắt buộc phải quan tâm. Phần II: Thực trạng và xu hướng của quảng cáo truyền hình Việt Nam. I. Ý nghĩa của quảng cáo truyền hình với đời sống xã hội. 1. Phản ánh thời đại. Sự thành công của một thương điệp không chỉ phát xuất từ một ý nghĩ độc đáo hay một kỹ thuật tối tân. Phim quảng cáo truyền hình phải biết đặt mình trong bối cảnh thời đại của nó. Để thực hiện mục đích thương mại, người làm phim quảng cáo cần "bắt mạch " được xã hội hiện tại, nhất là hiểu được lớp trẻ những người tiên phong trong việc chuyển hướng lối sống và tiếp thu trào lưu mới. Màn ảnh nhỏ là nơi phản ảnh nhạy cảm những suy nghĩ hành động của những người cùng chung thế hệ. Thương điệp truyền hình (và nhất là những chương trình truyền hình) trước tiên ghi nhận (với đôi chút kịch hóa, lãng mạn hóa để nhấn mạnh một vài điểm cần thiết) những đòi hỏi bức xúc của thời đại. Sau đó, nó phát lại những tín hiệu đó cho xã hội. Dưới áp lực của những đòi hỏi thuần túy thương mại, một chương trình về thời sự chẳng hạn không còn giữ được tính cách trang trọng của nó nữa mà phải mang thêm tính chất tiêu khiển để lôi cuốn người xem. Những chương trình có tính cách giáo dục và kiến thức phổ thông phải được trình bày như một cuộc vui chơi hơn là học hành. Các nhà quảng cáo tìm đủ cách để đưa lên màn ảnh nhỏ những câu trả lời phù hợp với ước mong của người tiêu thụ. Nói cách khác, chỉ cần xem truyền hình, hầu như ta có thể nắm bắt được nhưng biến động của thời đại. 2. Báo hiệu những chuyển hướng Phản ánh thời đại chỉ là một chức năng của ngành quảng cáo. Quảng cáo còn báo trước những chuyển hướng của xã hội. Thêm một điều nữa, sáng tạo, sự đổi mới chính là lẽ sống của ngành quảng cáo vì loại quảng cáo " dậm chân tại chỗ " không thể nào lôi kéo sự chú ý của người xem. 3. Sáng tạo thời trang Riêng về thời trang, có thể quảng cáo truyền hình không hẳn sáng tạo ra nhưng ít nhất cũng khám phá ra rất sớm và phổ biến nó trong quần chúng nhờ sức mạnh truyền thông của nó. Một mẫu áo được mặc bởi một phóng viên hay tài tử trong phim truyện hay phim quảng cáo ngày trước ngày sau đã có thể thấy được nhiều người mặc ngoài đường phố. Thông thường, con người không muốn đứng bên lề thời trang vì e ngại trở thành chậm tiến, lỗi thời. Quảng cáo truyền hình là phương tiện đưa họ trở về với đám đông. Những ảnh hưởng vừa kể trên thâm nhập vào mỗi từng lớp xã hội và định hướng cho hành động của các thành viên. 4. Ảnh hưởng đến phong tục tập quán Khán thính giả truyền hình thường cứ tưởng tượng những gì họ thấy trên truyền hình là sự thực ngoài đời cả và suy diễn sự việc theo cung cách đó vì vậy tạo định kiến. Phụ nữ là nhân vật trung tâm của các quảng cáo mỹ phẩm và đồ gia dụng trong khi đó đàn ông quảng cáo đồ điện, địa ốc, rượu và thuốc lá. Đàn ông luôn luôn được trình bày ở tư thế giải thích, thuyết minh cho kẻ khác trong khi phụ nữ ở trong tư thế nghe ngóng và tán thưởng. Riêng về phim quảng cáo về ô-tô đàn ông thường giữ tay lái và phụ nữ chỉ đóng vai hành khách. Nhiều trẻ em và thanh niên bị ảnh hưởng lối sống ngỗ ngược, không hợp với đạo đức truyền thống: anh em tranh nhau đồ ăn, đi học muộn... Tuy thế, có các điểm ưu việt của truyền hình trong lĩnh vực giáo dục rất đáng kể.Truyền hình trước tiên là một cuốn sách giáo khoa vô cùng sinh động. Quảng cáo truyền hình về dụng cụ thể thao có thể dạy cho thiếu nhi niềm hy vọng và sự kiên trì khi đưa ra hình ảnh một lực sĩ quyết tâm và can trường. Quảng cáo về một hiệu nước khoáng cũng gợi cho chúng suy nghĩ về vấn đề bảo vệ môi sinh. Chương trình thám hiểm, văn hóa, y dược kèm theo quảng cáo đều có giá trị giáo dục. Các chương trình quảng cáo giáo dục trẻ em về tình cảm gia đình, phép kính yêu bậc trên như các quảng cáo của Knour, PS. Còn về phụ nữ thì phải nói chỉ riêng việc quảng cáo khuyến khích sử dụng đồ dùng điện khí trong nhà như bếp điện. lò siêu âm, máy giặt, đã đưa người phụ nữ ra khỏi cảnh loanh quanh bếp núc, giặt giũ, vai trò mà xưa nay dù ở Đông hay Tây. Thoát được những trói buộc đó, phụ nữ đã có thể có cơ hội học tập hoặc kiếm Phản ánh thời đại chỉ là một chức năng của ngành quảng cáo. Quảng cáo còn báo trước những chuyển hướng của xã hội. Thêm một điều nữa, sáng tạo, sự đổi mới chính là lẽ sống của ngành quảng cáo vì loại quảng cáo " dậm chân tại chỗ " không thể nào lôi kéo sự chú ý của người xem. Riêng về thời trang, có thể quảng cáo truyền hình không hẳn sáng tạo ra nhưng ít nhất cũng khám phá ra rất sớm và phổ biến nó trong quần chúng nhờ sức mạnh truyền thông của nó. Một mẫu áo được mặc bởi một phóng viên hay tài tử trong phim truyện hay phim quảng cáo ngày trước ngày sau đã có thể thấy được nhiều người mặc ngoài đường phố. Thông thường, con người không muốn đứng bên lề thời trang vì e ngại trở thành chậm tiến, lỗi thời. Quảng cáo truyền hình là phương tiện đưa họ trở về với đám đông. Những ảnh hưởng vừa kể trên thâm nhập vào mỗi từng lớp xã hội và định hướng cho hành động của các thành viên. Khán thính giả truyền hình thường cứ tưởng tượng những gì họ thấy trên truyền hình là sự thực ngoài đời cả và suy diễn sự việc theo cung cách đó vì vậy tạo định kiến. Phụ nữ là nhân vật trung tâm của các quảng cáo mỹ phẩm và đồ gia dụng trong khi đó đàn ông quảng cáo đồ điện, địa ốc, rượu và thuốc lá. Đàn ông luôn luôn được trình bày ở tư thế giải thích, thuyết minh cho kẻ khác trong khi phụ nữ ở trong tư thế nghe ngóng và tán thưởng. Riêng về phim quảng cáo về ô-tô đàn ông thường giữ tay lái và phụ nữ chỉ đóng vai hành khách. Nhiều trẻ em và thanh niên bị ảnh hưởng lối sống ngỗ ngược, không hợp với đạo đức truyền thống: anh em tranh nhau đồ ăn, đi học muộn... Tuy thế, có các điểm ưu việt của truyền hình trong lĩnh vực giáo dục rất đáng kể.Truyền hình trước tiên là một cuốn sách giáo khoa vô cùng sinh động. Quảng cáo truyền hình về dụng cụ thể thao có thể dạy cho thiếu nhi niềm hy vọng và sự kiên trì khi đưa ra hình ảnh một lực sĩ quyết tâm và can trường. Quảng cáo về một hiệu nước khoáng cũng gợi cho chúng suy nghĩ về vấn đề bảo vệ môi sinh. Chương trình thám hiểm, văn hóa, y dược kèm theo quảng cáo đều có giá trị giáo dục. Các chương trình quảng cáo giáo dục trẻ em về tình cảm gia đình, phép kính yêu bậc trên như các quảng cáo của Knour, PS. Còn về phụ nữ thì phải nói chỉ riêng việc quảng cáo khuyến khích sử dụng đồ dùng điện khí trong nhà như bếp điện. lò siêu âm, máy giặt, đã đưa người phụ nữ ra khỏi cảnh loanh quanh bếp núc, giặt giũ, vai trò mà xưa nay dù ở Đông hay Tây. Thoát được những trói buộc đó, phụ nữ đã có thể có cơ hội học tập hoặc kiếm việc làm thêm, phát triển được khả năng và cá tính của mình. 5. Phổ biến một nền văn hóa thương nghiệp Các đoạn phim quảng cáo được lặp đi lặp lại trở thành một động cơ thúc đẩy "văn hóa" thương nghiệp. Cách đây không lâu, quảng cáo chỉ là phương tiện để khuyến khích người ta tiêu thụ, nhất là trong thời đại kinh tế tiêu thụ hàng loạt mà mức tiêu thụ đồng nghĩa với thước đo của phồn vinh. Khuynh hướng mới trong tiếp thị đã mở rộng tầm mắt cho người quảng cáo. Ngày nay tiếp thị xoay quanh người mua, coi sự thoả mãn, và hơn thế nữa, hạnh phúc của người này mới là mục tiêu của hành động tiếp thị. 6. Tạo thành những nếp sống Cách sống của con người hiện đại đã thay đổi rất nhiều. Đã đành mỗi người có một lối sống riêng vì cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ nhưng ta không tránh được hiện tượng những người có cùng chung lối sống. Trong ngôn ngữ tiếp thị ta gọi nó là phân tiết của thị trường. Khi mà chính quảng cáo phải phân tiết hóa, cá biệt hóa để ảnh hưởng đến những phân tiết thị trường, nó sẽ ảnh hưởng đến quan điểm về giá trị của thành viên trong phân tiết đó và phản ứng ngược chiều từ phía những người này đối với nó cũng không kém phần quan trọng. II. Thực trạng của các đối tượng tham gia hoạt động quảng cáo truyền hình ở Việt Nam. 1. Chủ thể quảng cáo truyền hình ở Việt Nam. Trong khi trên thế giới, nhất là ở những nước có công nghệ quảng cáo phát triển, các doanh nghiệp đã và đang đau đầu trước câu hỏi liệu quảng cáo truyền hình đã hết thời? Thì ở Việt Nam, quảng cáo truyền hình vẫn là một hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả truyền thông cao. Chi phí cho quảng cáo truyền hình vẫn là khá cao so với các hình thức quảng cáo khác. Nhưng khi truyền hình vẫn giữ thế mạnh trong lĩnh vực truyền thông như ở thị trường Việt Nam thì dù chi phí làm một bộ phim quảng cáo lên đến cả tỷ đồng, tiền mua sóng truyền hình khoảng: 30-50 triệu đồng cho30s quảng cáo, các doanh nghiệp vẫn đua nhau làm phim quảng cáo. Vì họ cho rằng với những ưu điểm hình ảnh, âm thanh, màu sắc....quảng cáo truyền hình sẽ tác động đến mọi giác quan của khán giả, khách hàng để giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp được biết đến nhiều nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất tại Việt Nam. Ước tính ở Việt Nam có 30,000 phim quảng cáo /năm. Mỗi ngày người xem được thưởng thức gần 10 phim quảng cáo. Hiện nay, ở Việt Nam, quảng cáo vẫn có vai trò lớn trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu của công ty, sản phẩm, có thể thấy rõ điều này qua các quảng cáo truyền hình thành công của: X-Men, OMO, PS, .... Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức nâng lên rõ rệt về quảng cáo. Không chỉ các công ty lớn hăng hái tham gia vào thị trường quảng cáo truyền hình mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tim đến với hình thức này. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về khả năng tài chính nên nhiều phim quảng cáo tra tấn khách hàng ra đời hoặc là có được phim quảng cáo hay nhưng không có điều kiện phát sóng thường xuyên để gây ấn tương đối với khách hàng, không đem lại hiệu quả như ý và vẫn lép vế các đối thủ đại gia có lợi thế về nguồn vốn. Chính vì vậy, mới có thực tế thuyền nào, sóng nấy ở thị trường nước ta hiện nay. Các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp lớn thì lựa chọn các đài truyền hình trung ương, các đài thành phố lớn. Còn doanh nghiệp nhỏ tận dụng các cơ hội do các nhà đài địa phương, truyền hinh số, truyền hình cáp đưa ra. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có bộ phận chuyên trách đủ sức làm các phim quảng cáo cho doanh nghiệp mình mà họ đi thuê các doanh nghiệp quảng cáo chuyên nghiệp. 2.Các hãng quảng cáo truyền hình ở Việt Nam. Một thực tế đáng tiếc là thị trường quảng cáo truyền hình Việt Nam, các công ty quảng cáo trong nước nhiều (hàng ngàn công ty) nhưng chỉ chiếm 20% doanh thu từ thị trường quảng cáo. Còn chỉ với trên dưới 30 công ty nước ngoài lại chiếm tới 80% doanh thu. Thị trường quảng cáo truyền hình Việt Nam bị các công ty nước ngoài khống chế. Hầu hết các công ty quảng cáo Việt Nam chỉ làm thuê cho các công ty nước ngoài ở một số công đoạn. Nhiều doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam thường ra đời theo kiểu thấy doanh nghiệp khác làm ăn có lời lãi cũng tham gia vào thị trường kinh mà không điều tra thị trường, không lên kế hoạch phát triển lâu dài. Do vậy, các doanh nghịêp này chỉ duy trì được vài ba tháng đến một năm thì hoạt động rời rạc và đi đến giải thể. Lĩnh vực quảng cáo đối với các doanh nghiệp Việt Nam hầu như còn mới mẻ, doanh nghiệp trong ngành quảng cáo mới chỉ có trên dưới 10 năm hoạt động, không chỉ thiếu vốn, máy móc, mà còn thiếu nhân lực, sự chuyên nghiệp. Hiện nay, quay hình, dựng phim, kỹ xảo....cho phim quảng cáo truyền hình, các công ty quảng cáo Việt Nam phần lớn phải thuê chuyên gia nước ngoài sang hay đưa người mẫu ra nước ngoài quay hoặc do các công ty nước ngoài tại Việt Nam thực hiện. Chỉ số ít các công ty Việt Nam thực hiện được nhưng phim quảng cáo có tính chuyên nghiệp cao như: Storm Eye, Đất Việt, Ánh Việt, Đông Tây Promotion, Visual.com. Ở Việt Nam thiếu ngoại cảnh hoành tráng, công nghệ tráng rửa phim chưa cao. Để quảng cáo cho dầu gội đầu X-Men, phía khách hàng yêu cầu phim quảng cáo phải thể hiện được đẳng cấp sản phẩm, vì thế Storm Eye đã phải quay ngoại cảnh ở một sân bay quốc tế nước ngoài, dàn diễn viên, đạo diễn,... thuê bên ngoài,chi phí trọn gói lên đến 70,000 USD. Hiện nay, Việt Nam rất thiếu diễn viên đóng phim quảng cáo chuyên nghiệp. Không như phim truyện, phim quảng cáo không nhất thiết có sự hiện diện của các dễn viên nổi tieeng. Điều quan trọng là tìm được sự đồng cảm với khán giả, làm họ thấy được mình là một phần của giới tiêu dùng sản phẩm. Tuy nhiên, các ngôi sao thường được mời đóng quảng cáo như là một biểu tưởng cho sản phẩm: Mỹ Tâm-người mẫu quảng cáo cho Lipice, Sunsilk; Lam Trường- quảng cáo cho Oishi, Phương Thanh- quảng cáo cho Coca-cola.....Các ngôi sao không phải lúc nào cũng biểu đạt tốt và hình tượng của họ cần được chăm chút, quan tâm liên tục vì là người của công chúng nên nếu có ảnh hưởng xấu sẽ gây thiệt hại lớn cho hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm. Các diễn viên chuyên nghiệp đóng quang cáo là cần thiết nhưng ngành công nghiệp quảng cáo lại luôn đòi hỏi đổi mới, đã thiếu lại càng thiếu khi mà các gương măt luôn cần thay đổi cho các chương trình quảng cáo sinh động lôi cuốn khán giả. Nhiều quảng cáo đã tạo được ấn tượng về sự gần gũi khi mời các diễn viên nghiệp dư tham gia phim quảng cáo Song thu nhập không ổn đinh trong khi công viêc đóng phim quảng cáo lại khá vất vả nên không nhiêu diễn viên nghiệp dư gắn bó với công nghệ quảng cáo truyền hình. Vấn đề ngân sách cho phim quảng cáo là vấn đề nan giải với các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam. Chỉ với con số vài chục triệu đồng, các doanh nghiệp quảng cáo có thể làm phim quảng cáo tĩnh, quay ở trong nhà rồi nhờ hậu trường ráp với ngoại cảnh hoặc thuê máy quay phim nghiệp dư rồi tự biên, tự diễn mọi chuyên phải lựa cơm gắp mắm. Nhưng bên cạnh đó, những năm gần đây, ở Việt Nam đã có những công ty đầu tư cả hàng trăm triệu đô la trang bị máy móc, làm hậu trường cho phim quảng cáo. Hai tên tuổi phải kể đến là: HKPOST HOUSE, PIXELGARDEN. Gần đây, các công ty quảng cáo Việt Nam đã có những ý tưởng sáng tạo và cách thức thực hiện chuyên nghiệp hơn dù còn nhiều hạn chế so với các doanh nghiệp nước ngoài. Các chuyên gia đánh giá quảng cáo Việt Nam đang ở giai đoạn tương đương với thập niên 50 của quảng cáo thế giới. Khó khăn đã không ít nhưng các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam con chịu nhiều ràng buộc từ phía luật pháp: hạn chế về thời gian, chi phí cho quảng cáo...Do vậy thực tế thời gian qua có hiện tượng quảng cáo trên truyền hình vẫn chưa đúng quy định: Mặc dù trong năm 2004, Bộ Văn hoá Thông tin đã có văn bản chấn chỉnh những vi phạm về hoạt động quảng cáo trên truyền hình nhưng tình hình vi phạm không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Cụ thể trong một số chương trình phim truyện hoặc Chào buổi sáng, Dự báo thời tiết của Đài truyền hình Việt Nam chưa có dấu hiệu bằng hình ảnh, tiếng nói hoặc chữ viết phân biệt mục quảng cáo với các chương trình nội dung. Pháp lệnh quảng cáo quy định rõ trên phông sân khấu không được thể hiện quá hai sản phẩm quảng cáo của một nhà tài trợ hoặc quá một sản phẩm quảng cáo của nhiều nhà tài trợ. Nhưng Đài Truyền hình Việt Nam và một số Đài Phát thanh Truyền hình địa phương như Hà Nội, Hà Tây thường xuyên vi phạm ở các chương trình vui chơi giải trí. Thời lượng ngắt để quảng cáo cho mỗi chương trình vui chơi giải trí tối đa là 5 phút, nhưng các chương trình Chiếc nón kỳ diệu, Hãy chọn giá đúng, Hành trình văn hoá, Ai là triệu phú trên Đài Truyền hình Việt Nam, đã vượt quá mức thời gian này. Chính phủ cũng đã ban hành quy định nêu rõ phải khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, cho nên mỗi sản phẩm quảng cáo sữa dành cho trẻ sơ sinh bắt buộc phải có câu: “Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”, nhưng nhiều sản phẩm quảng cáo đã bỏ quên. Hay như chương trình “Sống khoẻ mỗi ngày”, đã quảng cáo nhiều loại thuốc chữa bệnh bán theo đơn của thầy thuốc, gây nhầm lẫn cho công chúng về cách sử dụng thuốc. Quảng cáo trên sóng phát thanh và truyền hình cũng là một nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân, và cũng là một hoạt động thương mại có lợi ích, nhưng hoạt động quảng cáo phải đảm bảo tính nề nếp và tính nghiêm mình của pháp luật. Điều này đòi hòi từng đơn vị nhà Đài phải nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quảng cáo. Không có những viên gạch đầu tiên làm sao có được ngôi nhà đẹp đẽ. Các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam đang từng bước đi vào chuyên nghiệp hóa. Các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam không thể mãi đứng ngoài nhường sân cho các doanh nghiệp nước ngoài họ đã nhập cuộc và đang dần dần tìm được chỗ đứng xứng đáng. 3.Đài truyền hình. Trong quá trình xã hội hóa, nhà đài vừa muốn có chương trình, hay để phát sóng nhưng đồng thời cũng muốn có nguồn thu từ tiền tài trợ, quảng cáo do công ty truyền thông khai thác. Trong cuộc đàm phán để hợp tác giữa công ty truyền thông và đài truyền hình, các nhà đài bao giờ cũng có ưu thế. Các đài mỗi năm tự đưa ra bảng giá nhung đơn giá của quảng cáo trên sàn giao dịch khác với những con số công khai do nhiều nguyên nhân khách quan của đời sống kinh tế. Ở Việt Nam hiên nay, đài truyền hình vẫn độc quyền, các nhà đài có quyên rât lớn trên thị trường quảng cáo truyền hình và truyền hình vẫn là môi thể hiệu quả để thực hiên các chiến lược quảng cáo. Hệ thống các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương được trang bị các máy móc hiện đại phục vụ đắc lực cho công tác chuyên môn thu phát sóng và cac dịch vụ truyền hình như quảng cáo truyền hình. Các đài trung ương và thành phố lớn là môi thể mà các doanh nghiệp lớn mạnh thường xuyên hợp tác trong các chiến lược quảng cáo. Còn các đài địa phương là điểm nhắm của cac doanh nghiệp nhỏ hạn chế về khả năng tài chính. Những năm gần đây, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp đã làm phong phú thêm khả năng quảng cáo truyền hình đến được khán giả mục tiêu. Đặc biệt có những kênh chỉ dành cho giải trí và các lĩnh vực chuyên biệt là nơi khách hàng dễ đón nhận các quảng cáo hơn. Các đài truyền hình luôn cập nhật những tiến bộ khoa học- kỹ thuật tạo ra nhiều hình thức mới lạ, sáng tạo đáp ứng ngày càng nhiều và tốt nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như khán giả truyền hình. 4.Khán giả Có không ít người nói vui rằng: quảng cáo truyền hình Việt Nam ngoài tác dụng quảng bá thương hiệu, lôi kéo khách hàng còn có tác dụng dỗ trẻ nín khóc. Không phải ngẫu nhiên tôi lại đưa nhận xét trên, quảng cáo truyền hình có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội như đã nêu ở phần I, mỗi tầng lớp, lứa tuổi có cảm nhận và thái độ khác nhau nhưng nhạy cảm hơn cả là trẻ em . Trẻ con rất thích xem phim quảng cáo. Những lời ca, những câu thoại, hình ảnh, hành vi rất dễ được trẻ nhập tâm, trẻ sẽ học theo cách đó và ứng xử theo cách đó! Do vậy, có những quảng cáo đem đến cho trẻ những bài học bổ ích: quảng cáo Mì Unif có cậu bé ngoan giúp mẹ mua hàng. Sữa Cô gái Hà Lan khuyến khích óc sáng tạo của trẻ thơ khi giới thiệu hình ảnh hai em bé nghĩ ra đuợc ra một dây chuyền phức tạp để lấy đồ chơi đang cất ở nơi rất cao. Sữa Nuti đưa ra hình ảnh đẹp của em bé bị bạn xấu bắt nạt nhưng khi có cơ hội em không tìm cách trả thù mà vui vẻ tha thứ. Hãng S-Phone có khúc nhạc du dương nói thay tình yêu của cô gái câm, vui nhộn với anh chàng hoa chân múa tay kể chuyện hoặc ông bố đang chơi trò cưỡi ngựa với con thì được điện thoại trao tay. "Bản lĩnh đàn ông" được bia Laser nhấn mạnh khi chàng trai dũng cảm dùng chai bia giả làm họng súng uy hiếp bọn cướp và trở thành người hùng trong mắt cô gái... Trẻ em cũng dễ học theo những thói hư: như hình ảnh mẫu quảng cáo một em bé dùng sơn cọ vẽ đầy tường để cho mẹ… lau vì nhà có sử dụng loại nước sơn tường “quá xịn” hay những em bé tha hồ nghịch nước bẩn, chơi đá banh trên những mảnh vườn đầy bùn sình mà phụ huynh cũng không phải lo sợ gì cả vì đã có “xà phòng diệt khuẩn” Với những kiểu quảng cáo phản cảm, đã có khoảng 25% số người được chúng tôi hỏi thử đã đưa ra ý kiến “không muốn xem lại mẫu quảng cáo ấy thêm một lần thứ hai” và khoảng 15% bày tỏ ý định không muốn sử dụng sản phẩm mang hình thức quảng cáo đó. Thanh niên rất nhạy cảm với quảng cáo, họ học theo cách ăn mặc, sử dụng đồ đạc, phương tiện......tạo nên các làn sóng tiêu dùng trên thị trường. Còn người lớn thì kh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36121.doc
Tài liệu liên quan