Phần 1: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước chúng ta từng ngày thay đổi diện mạo theo nhịp độ của cuộc sống đổi mới với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn diện. Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin trong nền kinh tế tri thức, có thể nói đây là giai đoạn mà các sản phẩm công nghiệp không chỉ dừng lại ở chất lượng và hiệu quả, trong mỗi sản phẩm còn biểu hiện và chứa đựng những dấu ấn văn hoá thẩm mỹ. Bước sang một thiên niên kỷ mới với sự phát triển khôn
41 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quảng cáo cho Công ty Thuỷ tinh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ngừng về mọi mặt, mỹ thuật công nghiệp đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống. Và bất cứ hình thức kinh tế, chính trị hay nghệ thuật nào cũng cần sự góp mặt của mỹ thuật công nghiệp. Sự có mặt và phát triển của lĩnh vực mỹ thuật công nghiệp đã chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của tiến trình đổi mới.
Nếu ta ví nền mỹ thuật nói chung như một viên kim cương với nhiều thiết diện thì mỹ thuật ứng dụng hay còn có một cái tên khác là mỹ thuật công nghiệp chính là một trong những thiết diện đó. Mỹ thuật công nghiệp như cầu nối giữa của mỹ thuật với đời sống con người và nó đã khiến cho cuộc sống thêm phong phú hơn, đa dạng hơn. Mỹ thuật công nghiệp mang tính ứng dụng cao phục vụ cho con người ở mọi nơi, mọi lúc bằng rất nhiều hình thức khác nhau và đồng thời nó cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đối với đời sống con người. Mỹ thuật công nghiệp thúc đẩy tính cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hoá đem lại không chỉ lơi nhuận về doanh thu mà cả về giá trị tinh thần. Mỗi một sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn này đều chứa đựng trong mình những giá trị văn hoá thẩm mỹ nhất định, những giá trị văn hoá ấy chính là con đẻ của đội ngũ hoạ sĩ mỹ thuật ứng dụng. Mỹ thuật công nghiệp đã thực sự hoà mình vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy mạnh mẽ ưu thế của mình giữa những quy luật hà khắc của kinh tế thị trường.
Từ trước cho tới nay mỹ thuật công nghiệp giữ một vai trò là làm đẹp cho các mặt hàng các sản phẩm trên thị trường, nó là yếu tố trong kinh tế,ngoài chất lượng tốt, sự hấp dẫn của hình thức trang trí cũng là một yếu tố khá quan trọng trong thương nghiệp, không một sản phẩm hàng hoá công nghiệp nào ra đời trong nền kinh tế thị trường lại không quan tâm đến kiểu dáng, bao bì và khâu tiếp thị quảng cáo, các khâu trên ngày nay đã trở thành chuỗi khép kín trong quá trình sản xuất tiêu thụ hàng hoá và nó chiếm một giá trị khá lớn trong giá thành, tuỳ theo nét đặc trưng của mỗi loại sản phẩm, bởi vì nó là diện mạo và trang phục sắc màu hấp dẫn khách hàng.
Nhu cầu về cái đẹp và sự sáng tạo cái đẹp đã trở thành một nhu cầu bức thiết không thể thiếu, cùng với đời sống xã hội phát triển ngày càng cao thì nhu cầu đó càng trở nên lớn hơn và quan trọng hơn trong sự phát triển của nhiều lĩnh vực đặc biệt trong các sản phẩm hàng ngày chúng ta sử dụng và đang lưu thông trên thị trường như: trang phục, bàn ghế, giường tủ,v.v...Bởi ngoài chức năng sử dụng chúng còn phải có một hình thức thẩm mỹ phù hợp, đẹp, trang nhã, hiện đại và được người tiêu dùng chấp nhận.Trong sản xuất và đời sống hiện nay mỹ thuật công nghiệp ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình, các nhà thiết kế với cái nhìn tinh tế, óc tư duy sáng tạo và được đào tạo cơ bản đã cải tạo thế giới vật dụng, đưa vào chúng các hình thức mẫu mã ngày một đẹp hơn, tiện dụng hơn cho nhu cầu sử dụng của con người, hoạt động của mỹ thuật công nghiệp bao gồm từ việc lập đề án, thiết kế các sản phẩm công nghiệp, máy móc, các mặt hàng dân dụng, cho đến quảng cáo, giới thiệu cho sản phẩm mới, mẫu mã mới với tính năng cải tiến sẽ đưa ra thị trường. Hoạt động của mỹ thuật công nghiệp giải quyết những nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng trong từng sản phẩm từ đó tăng độ hấp dẫn của hàng hoá, kích thích nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Các hoạ sỹ mỹ thuật ứng dụng hiện đại của Việt nam đang từng bước khẳng định vị trí riêng của mình, điều đó đã và đang được thể hiện ở kiểu dáng, mẫu mã hàng hoá của các doanh nghiệp trên thị trường và trong các khâu thiết kế quảng cáo sản phẩm.Và họ cũng đã bắt nhịp cùng các xu hướng nghệ thuật ứng dụng của thế giới. Thực chất quảng cáo là cầu nối giữa sản phẩm và người tiêu dùng, nhờ vậy mà người mua có thể biết được các thông tin về sản phẩm một cách nhanh nhất. Điều đó không những có giá trị về kinh tế làm tăng lợi nhuận mà còn có giá trị thúc đẩy sự cạnh tranh để khẳng định vị trí của doanh nghiệp. Khi kinh tế và đời sống phát triển mạnh thì nhu cầu về mặt thẩm mỹ của con người càng cao vì vậy khi chọn học ngành đồ hoạ là tôi đã tự đặt mình trước những trách nhiệm và thử thách lớn của thị trường.
Một vấn đề mà hiện nay các doanh nghiệp Việt nam đang quan tâm để khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới đó là thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Đây có lẽ vừa là thách thức mới vừa là một môi trường để các nhà hoạ sỹ mỹ thuật công nghiệp thể hiện tài năng và sự sáng tạo của mình, cùng các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt nam.
Trong những năm gần đây công nghệ sản xuất thuỷ tinh chất lượng cao của Việt nam đã có nhiều khởi sắc, song còn rất mới mẻ và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đông đảo khách hàng cả về chất lượng và số lượng là khâu quảng cáo và tiếp thị. Công ty thuỷ tinh Hà nội ra đời như một đóng góp khởi nguồn cho nền công nghiệp thuỷ tinh Việt Nam. Khai thác nguồn nguyên liệu Silicat dồi dào, sản xuất được thuỷ tinh cao cấp cả về chất lượng và thẩm mỹ, từng bước thay thế cho các sản phẩm nhập ngoại, Công ty đang trên bước đường khẳng định mình với mục hướng ngươì Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Từ năm 1997 đến nay Công ty đầu tư mới hướng đến công nghệ cao hơn và sản xuất ra các sản phẩm chất lượng hơn đặc biệt là mặt hàng mới đang thịnh hành và được mọi người ưa chuộng là các sản phẩm pha lê.
Là một sinh viên được học tập và nghiên cứu tại khoa đồ hoạ trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp và cũng là một người rất say mê tìm hiểu về các sản phẩm thuỷ tinh phalê, ngay từ năm thứ ba tôi đã có định hướng làm đề tài tốt nghiệp về thuỷ tinh-phalê, qua tìm hiểu và nghiên cứu trong thời gian qua Công ty thuỷ tinh Hà nội đã có những bước tiến rõ rệt về mặt chất lượng và mẫu mã cũng như doanh thu mà vai trò của quảng cáo và tiếp thị đóng góp một phần quan trọng. Vì thế với nhận thức của mình cần thấy có những thay đổi hơn nữa về mặt quảng cáo cho nên tôi chọn đề tài “Quảng cáo cho công ty Thuỷ tinh Hà nội” và mong muốn góp phần sức lực nhỏ bé của mình vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
2.Tình hình nghiên cứu sáng tác liên quan đến đề tài.
Trong điều kiện hiện nay nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày càng cao.Kinh tế và đời sống xã hội phát triển chúng ta đâu chỉ cần ăn no mà còn cần ăn ngon. ăn đã trở thành một thứ văn hoá ẩm thực thanh tao chứa đựng những yếu tố thẩm mỹ nhất định, và khi ta khoác trên mình bộ trang phục đâu phải chỉ cần đủ ấm mà ăn mặc là thể hiện trình độ văn hoá và nhận thức thẩm mỹ của mỗi con người, các giá trị thẩm mỹ này ngày nay đã len lỏi một cách tế nhị vào xã hội hiện đại.
Tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, cùng với nhịp độ phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường, quá trình tham gia hội nhập của Việt nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các sản phẩm thuỷ tinh và phalê của các hãng nổi tiếng ở Châu âu như: Cộng hoà Sec, Pháp, Ba Lan hay các sản phẩm thuỷ tinh, phalê của các nươc Châu á như Hàn quốc, Thái lan, Trung quốc, Nhật bản tràn ngập vào thị trường Việt Nam theo nhiều con đường thương mại khác nhauvới nhiều kiểu dáng đẹp và chất lượng tốt. Đây chính là thách thức, là câu hỏi đối với những chuyên gia nghiên cứu, nhà sản xuất và hoạ sỹ của ngành công nghiệp thuỷ tinhViệt nam; về chất lượng, mẫu mã, hình thức quảng cáo và đưa ra phương án tiếp thị tốt.
Công ty thuỷ tinh Hà nội là một doanh nghiệp nằm trong sự phát triển chung của nền kinh tế , có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này, các mặt hàng của công ty phong phú về chủng loại, có chất lượng tốt và giữ được uy tín đối với người tiêu dùng. Song do hạn chế của nền kinh tế quan liêu bao cấp, khoảng một vài năm gần đây công ty đã có sự đầu tư cho chất lượng và có nhiều cố gắng trong công việc đổi mới khâu tiếp thị và quảng cáo sản phẩm, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, cải tiến mẫu mã ,xong do hạn hẹp về nguồn vốn và thiếu sự đầu tư thích đáng của nhà nước và đặc biệt đầu tư cho khâu tiếp thị và quảng cáo của công ty chưa sâu chưa tốt đến người tiêu dùng nên vẫn còn một số hạn chế sau:
- Công ty mới chỉ có một số tờ gấp và quảng cáo đơn giản trên báo. Chưa có chiến dịch quảng cáo đồng bộ.
-Hình thức sản phẩm chưa thật đổi mới, chưa thật sang trọng về tạo dáng, về chất liệu và các loại bao bì nhãn mác còn nhái lại theo một số nhãn của công ty thuỷ tinh nước ngoài, công ty chưa khẳng định được vị trí của mình song giá trị thẩm mỹ của sản phẩm chưa tạo ra được phong cách riêng biệt, thực sự chưa xứng tầm với một công ty thuỷ tinh trong thời kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay.
-Do một thời gian dài gánh chịu hậu quả của tư duy bao cấp nên các mặt hàng sản xuất theo kế hoạch nghèo nàn về chủng loại, đơn giản về kiểu dáng.Do đó công ty thuỷ tinh Hà nội chưa thật chú ý đến hình thức quảng cáo, quy mô công ty ngày một thu hẹp, các mặt hàng không vươn rộng được đến các địa phương khác trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Một nguyên nhân khách quan dẫn đến kinh doanh của công ty bị thu hẹp là tư tưởng của người dân vẫn còn sính hàng ngoại.
3.Nhiệm vụ và mục đích sáng tác
3.1.Nhiệm vụ của đề tài
-Tìm hiểu về công ty thuỷ tinh Hà nôi lịch sử,sự trưởng thành và phát triển
-Tìm hiểu về các loại mặt hàng mà Công ty thuỷ tinh Hà nội đã sản xuất và tiêu thụ, đặc tính, chất lượng, mẫu mã bao bì.
-Thăm dò thị hiếu khách hàng khi tiêu thụ các mặt hàng đó.
-Tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống cơ cấu tổ chức và hình thức tiếp thị hàng hoá của công ty
-Nghiên cứu các khâu tiếp thị, quảng cáo của các công ty thuỷ tinh phalê khác
-Do mục đích là quảng cáo cho các công ty thuỷ tinh nên phải nêu bật được những đặc trưng cơ bản của mặt hàng thuỷ tinh và nhất là sản phẩm mới mặt hàng phalê.
3.2.Mục đích của đề tài
- Góp phần nâng cao chất lượng thẩm mỹ của các mặt hàng thuỷ tinh do công ty sản xuất .
-Tạo cho người tiêu dùng có ấn tượng tốt đẹp và tin tưởng vào các sản phẩm của công ty sản xuất.
-Góp phần vào việc tiêu thụ hàng hoá. Khẳng định vai trò của quảng cáo trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá
- Mang đến cho người xem những thông tin cần thiết về chất lượng sản phẩm của công ty. Tạo cho khách hàng một cảm giác tin tưởng, an tâm khi sử dụng các sản phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu và phương tiện sáng tác
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Bộ bài được bắt đầu từ thiết kế biểu trưng cho công ty. Phương pháp ở đây là dựa trên cơ sở tìm tòi các biểu trưng của các công ty thuỷ tinh nổi tiếng. Qua đó rút ra các mặt ưu điểm, nhược điểm. Đồng thời cũng đúc kết được những đặc trưng mà một biểu trưng của công ty thuỷ tinh đem lại là những cảm xúc cho người xem. Một phần không thể thiếu được là những ý nghĩa mà biểu trưng đem lại cho công ty. Điều đó phải dựa vào việc nghiên cứu định hướng, lịch sử phát triển, đặc trưng nổi bật để so sánh với các công ty khác. Tổng hợp tất cả các yếu tố đó là cơ sở cho sáng tạo, thiết kế ra mẫu biểu trưng.
Bước tiếp theo là áp phích, áp phích đầu tiên cần thể hiện được tính thẩm mỹ của sản phẩm. Điều này đang nằm trong chiến lược sản xuất hàng hoá của công ty nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Thẩm mỹ là một giác quan để phân biệt con người- động vật bậc cao với các động vật khác.
Đồng thời thẩm mỹ là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Khi kinh tế đã phát triển đến mức độ cao thì lúc đó chất lượng cũng có nghĩa là thẩm mỹ. Một công ty đưa yếu tố thẩm mỹ là một phần quan trọng vào chiến lược của mình thì chứng tỏ công ty đó đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định. Bên cạnh đó áp phích này còn thể hiện được tính tìm tòi phát triển tư duy trong cung cách làm ăn của công ty. áp phích thứ hai phải đồng nhất với áp phích đầu, do đó đã nghĩ đến việc đặt ý nghĩa là tính chất của sản phẩm. Đây là một yếu tố quyết định sự sống còn của công ty. Cái hồn của sản phẩm chính là chất lượng. Thẩm mỹ chính là sự phát triển chất lượng đến trình độ cao. Cho nên áp phích này phải thể hiện được chất lượng cao của sản phẩm thuỷ tinh là độ trong suốt, tính khúc xạ ánh sáng tốt, sắc màu kiểu dáng của sản phẩm pha lê. Có nghĩa là nhìn vào đó người ta thấy được công ty chỉ sản xuất những sản phẩm chất lượng cao.
Sau khi đã định hình rõ tính chất và phương pháp thiết kế biểu trưng, áp phích, tiếp tục làm phụ kiện. Bao gồm túi đựng hàng, hộp đựng ly, tờ gấp. Công việc còn lại phải tạo cho các thiết kế này sự thống nhất, tiếng nói chung với những thiết kế trên. Cả bộ bài muốn toát lên sự sang trọng, cảm giác tin tưởng vào chất lượng của Công ty Thuỷ tinh Hà nội. Do đó các phụ kiện thật đơn giản, đưa ra những thông tin chính yếu, là phần bổ sung có tác dụng nâng cao hiệu quả cho cả bộ bài.
- Nghiên cứu thực tế và phương pháp điều tra để thăm dò thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng, đọc tài liệu, lấy tư liệu và thông tin tại công ty và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
- Tìm nguyên tắc, ý tưởng căn cứ vào quá trình nhận thức và kinh nghiệm thông qua thời gian học tập nghiên cứu tại trường. Sử dụng các ngôn ngữ tạo hình để tạo dựng ý tưởng thành những phác thảo.
- Nghiên cứu kiểm định thông qua hệ thống tài liệu, giáo viên hướng dẫn, nhà sản xuất và hệ thống người tiêu dùng. Kết hợp tư duy, cảm xúc và sự tưởng tượng để lựa chọn phương án tối ưu nhất, chứa đựng nhiều yếu tố sáng tạo để tạo ra một chương trình quảng cáo đồng bộ đạt hiệu quả cao nhất.
4.2 Phương tiện sáng tác
- Sử dụng ngôn ngữ tạo hình làm phương tiện sáng tác cơ bản để thể hiện mục tiêu của đồ án.
- Sử dụng các kỹ thuật hiện đại, các phần mềm đồ hoạ như photosop, corel để thiết kế. Kỹ thuật vờn tay và sử dụng pep phun kết hợp để nâng cao chất lượng biểu đạt của hệ thống ngôn ngữ tạo hình.
5. ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Cụm bài trang trí đồng bộ cho Công ty Thuỷ tinh Hà nội sẽ mang tính thẩm mỹ cao, với hình thức trang trí nhẹ nhàng sang trọng phù hợp với đặc trưng của sản phẩm thuỷ tinh và pha lê xong vẫn mang phong cách và màu sắc á Đông theo tinh thần nghị quyết TW5 về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Các mặt hàng thuỷ tinh, pha lê, vấn đề cốt lõi của quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, công việc chính người thiết kế đồ hoạ là phải hiểu được bản chất của vấn đề là: Đặc trưng của các loại sản phẩm và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng để tạo ra các sản phẩm mới có giá trị kinh tế, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng xong vẫn gây ấn tượng và mang tính thẩm mỹ và hiệu quả kinh tế cao.
- Đố án sẽ là tiếng nói giúp cho Công ty Thuỷ tinh Hà nội chuyển tải tới khách hàng một trữ lượng thông tin về chất lượng và hình thức các sản phẩm thuỷ tinh, góp phần nâng cao uy tín chất lượng của công ty, tạo điều kiện cho việc kinh doanh, tăng doanh thu của công ty.
- Đồ án là một công trình có ý nghĩa về văn hoá nó góp phần vào việc giáo dục thẩm mỹ thông qua hệ thống sản phẩm nhằm nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cho quần chúng, tạo ra niềm vui nho nhỏ cho mọi thành viên trong sinh hoạt hàng ngày. Thể hiện đồ án với qui mô tương đối lớn, không thể tránh khỏi nhiều bỡ ngỡ, được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô, đặc biệt là các thầy trong khoa đồ hoạ, xong với thời gian học tập của hệ tại chức quá ít ỏi và do điều kiện công tác, do trình độ tiếp thu của em còn nhiều bất cập nên đề tài còn có nhiều hạn chế.
Phần 2: Nội dung
Chương I: Tìm hiểu chung về nghệ thuật Đồ hoạ
1. Sơ lược về ngành mỹ thuật công nghiệp
Nghệ thuật ứng dụng mà ngày nay chúng ta thường dùng với tên quen thuộc là Mỹ thuật công nghiệp đã có nguồn gốc từ rất sớm ở trên tất cả mọi dụng cụ của người thời tiền sử đồ đá , đồ đồng và đồ sắt ... Bởi con người từ buổi sơ khai đã yêu cái đẹp , muốn sử dụng cái đẹp là phương tiện để truyền bá kinh nghiệm sản xuất và tô điểm thêm cho cuộc sống của mình.
Trải qua bao thời đại với sự thăng trầm và biến động của lịch sử nhân loại , nền mỹ thuật thế giới cũng nếm trải đầy đủ những hậu quả của những sự thăng trầm ấy . Từ nền nghệ thuật nguyên thuỷ với chiều hướng tự phát , tới nền nghệ thuật Lưỡng Hà mang màu sắc tôn giáo , nền nghệ thuật Hi Lạp với những phép màu kì diệu đã được thổi nên từ những trường ca bất hủ, hay thần thoại Hi Lạp huyền bí , nghệ thuật phục hưng mượn chủ đề tôn giáo để biểu đạt khát vọng lớn lao của con người dưới những chuẩn mực khắt khe và tinh tế.
Trong suốt thời đại ấy nghệ thuật Đồ hoạ đều đã có mặt và đóng góp nhiều công sức trong mọi sự biến động và góp phần ghi chép lại những dấu ấn của từng thời kỳ lịch sử , nó cùng với chữ viết đã lưu lại đời sau những tinh hoa của nhân loại thong qua những hình vẽ minh hoạ chính xác và sống động trong những pho sử kí và những vật dụng sinh hoạt hàng ngày của mọi quốc gia, đặc biệt hơn cả những di sản văn hoá còn tồn tại đén ngày nay là cả một kho tàng quý báu mà loài người lưu giữ lại tại các viện bảo tàng đó là những sản phẩm tinh tế đầy cảm xúc , những tác phẩm đồ hoạ kiệt xuất thể loại tranh khắc với đường nét tinh vi, độc đáo của Nhật Bản , Trung Quốc, Việt Nam...và một số nước Đông Âu.
Lịch sử của Mỹ thuật công nghiệp có lẽ cũng phát triển cùng với nền Mỹ thuật chưa có tài liệu nào khẳng định rõ Mỹ thuật công nghiệp ra đời vào thời gian nào.Nhưng khi nói đến thuật ngữ Mỹ thuật công nghiệp thì chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng thuật ngữ Mỹ thuật công nghiệp
chỉ có thể ra đời vào thời kỳ công nghiệp , đó là giai đoạn nền sản xuất chuyển từ thủ công sang cơ khí ,song nó bắt đầu thể hiện mặt mạnh riêng của mình có lẽ cùng với nền kinh tế hàng hoá.
Cuộc cách mạng công nghiệp than , sắt và thép (1830 - 1880) với sự ra đơì của máy hơi nước đã làm thay đổi cả thế giới , nó đã làm thay đổi cuộc sống con người , những nguồn năng lượng mới , những phương tiện giao thông thuận tiện , sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí là nguyên nhân của sự bùng nổ đô thị hoá.
Bằng phương thức sản xuất rẻ tiền , bằng máy người ta có thể có năng xuất cao hơn bất kỳ một phương tiện sản xuất bằng tay đắt tiền mà mất nhiều thời gian thoả mãn được số đông các tầng lớp tiêu dùng. Và người ta thấy cần phải tiêu thụ hết được những thứ hàng hoá ấy vì vậy cần phải làm cho chúng tốt hơn , đẹp hơn và ngành Mỹ thuật công nghiệp đã làm tốt được điều đó trong mọi lĩnh vực hàng hoá như : Thời trang , tạo dáng , đồ hoạ quảng cáo, nội ngoại thất ...
Có thể nói trong suốt 2 thế kỷ qua Mỹ thuật công nghiệp đã không ngừng phát triển để đáp ứng lại sự phát triển của xã hội hiện đại, Mỹ thuật công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và thẩm mỹ các sản phẩm công nghiệp , góp phần vào việc cải tạo làm bộ mặt thế giới thay đổi không ngừng. Bên công nghiệp môi trường sinh thái tự nhiên , các vật phẩm phục vụ đời sống con người cũng là một môi trường rất quan trọng cùng ảnh hưởng trực tiếp do đó , sự ra đời và phát triển của Mỹ thuật ứng dụng là không thể thiếu. Được phục vụ bằng những sản phẩm của Mỹ thuật công nghiệp làm cho con người cảm thấy hài lòng ,thoải mái và hứng khởi .
2. Vài nét về ngành đồ hoạ thế giới
Đồ hoạ là một mặt thể hiện của mỹ thuật ứng dụng. Do đó, lịch sử của đồ hoạ cũng là lịch sử của mỹ thuật ứng dụng. Đồ hoạ mang tính khái quát mà súc tích. Sự sáng tạo của nó có một cái đích duy nhất là gây chú ý và đem lại hài lòng cho khách hàng khi chọn mua sản phẩm. Đồ hoạ quảng cáo là một mặt thể hiện tích cực của ngành đồ hoạ nói chung.
Đồ hoạ quảng cáo xuất hiện và phát triển mạnh trên thế giới từ rất lâu nhưng đặc biệt là sau cuộc cách mạng Công nghiệp. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá siêu lợi nhuận thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và kinh doanh, tạo ra những xa lộ thông tin rộng lớn. Khách hàng phải đứng trước bao nhiêu sự lựa chọn. Vậy nhiệm vụ của ngành đồ hoạ quảng cáo là phải làm cho khách hàng biết và quan tâm đến sản phẩm mình quảng cáo. Ngành đồ hoạ thế giới đã có những phát triển mạnh mẽ, ngày nay chúng ta đã quen với những biểu trưng của các hãng công nghiệp hàng đầu thế giới như sony, sanyo, toyota, mesedes, coca cola, pepsi, levis, minota,...Các biểu trưng và các quảng cáo của tập đoàn này đã đi vào tiềm thức của mỗi con người qua nhiều thập kỷ, có những tác phẩm đồ hoạ đã trở thành những di sản văn hoá quý báu, nó trở thành một cái đích , một chuẩn mực để những tác phẩm đồ hoạ sau này dựa vào đó mà đánh giá.
Đồ hoạ là một mặt thể hiện rất mạnh tính ứng dụng của mỹ thuật, nó không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ quảng cáo thương mại, làm đẹp và quảng cáo tiếp thị cho các sản phẩm mà nó còn thực hiện những nhiệm vụ cao cả, nó có mặt trong mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục. Người ta luôn chịu ảnh hưởng và hiện diện của nó xong lại không mấy ai hiểu được người thiêt kế đồ hoạ quảng cáo phải làm những gì, việc của họ phải làm là thông qua các sản phẩm của mình để thể hiện hình ảnh đặc trưng của công ty cần quảng cáo. Và vì thế đối với một công ty đang cạnh tranh trên thị trường, chất lượng của thiết kế mỹ thuật trở thành một yếu tố rất quan trọng. Thiết kế đó phải gây được sự chú ý phù hợp, liên quan đến tính chất riêng của từng sản phẩm và của ngay chính công ty, sự nhận biết chú ý của khách hàng là tổng hợp của cả hai yếu tố: sự hài lòng có tính chức năng và sự hài lòng mang tính cảm xúc.
3. Đồ hoạ Việt Nam sự ra đời và phát triển
Ngành đồ hoạ Việt Nam có một lịch sử khá lâu đời, với nét truyền thống của làng tranh Đông Hồ, Hàng Trống vào khoảng thế kỷ thứ XVI, XVII đã để lại cho chúng ta một mảng nghệ thuật quý báu, những tác phẩmvới đường nét đầy tài hoa chất liệu vô cùng độc đáo, sắc màu rực rỡ hồn quê là một bông hoa quý trong làng văn hoá nghệ thuật dân gian Việt Nam. Chúng ta có quyền tự hào về sự đóng góp công sức của các hoạ sỹ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, các hoạ sỹ Việt Nam thời đó là những người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuất đồ hoạ Việt Nam và tạo dựng cho nó một vị trí xứng đáng trong làng nghệ thuật thế giới. Song Mỹ thuật công nghiệp nói chung và nghệ thuật đồ hoạ nói riêng trở nên khởi sắc với sự ra đời của trường trung cấp mỹ nghệ - tiền thân của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp sau này.
Những năm trước đây ngành đồ hoạ ứng dụng của nước ta phát triển một cách chậm chạp bởi hạn chế của nền kinh tế quốc doanh, hàng hoá sản xuất ra không cần cạnh tranh, chính đặc điểm này đã kìm hãm sự phát triển của ngành đồ hoạ, các hoạ sỹ được đào tạo chính quy không có cơ hội sáng tạo bởi một mẵu hàng có thể duy trì qua vài thập kỷ, hàng hoá không cần đẹp mà vẫn không đủ cung ứng cho người tiêu dùng. Chính điều này đã kìm hãm tư duy và sức sáng tạo của ngành đồ hoạ Việt Nam, đã làm cho ngành đồ hoạ Việt Nam tụt hậu so với thế giới nhiều thập kỷ.
Với sự ra đời của khoa Đồ hoạ trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp 1962 và sự phát triển của nó đến ngày nay ngành đồ hoạ đã có nhữnh đóng góp đáng kể trong công cuộc đổi mới cụ thể là sự đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành kinh tế, đóng góp vào việc giới thiệu và khẳng định chất lượng hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Công lao tạo dựng ngành đồ hoạ ứng dụng của trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp thuộc về các hoạ sỹ bậc thầy Nguyễn Khang, Lê Quốc Lộc, Lưu Công Nhân, Lê Vinh... là những người thấy đầu tiên đã có công đặt nền móng cho một ngành học mà cho đến nay nó đã được khẳng định một vị trí xưngd đáng trong nền kinh tế thị trường, đã bỏ ra nhiều thập kỷ lặn lội tìm tòi để tạo ra gương mặt mới cho nền mỹ thuật Việt Nam. Ngành đồ hoạ có mặt ngay từ thời điểm lịch sử ấy với bao công sức của các thầy Đường Ngọc Cảnh, Xuân Hồng, Thanh Ngọc... các thầy đã để lại những dấu ấn sáng tạo của mình trong tài năng của bao lớp sinh viên, bao công trình nghệ thuật được mọi người ghi nhớ.
Có thể nói đến ngày nay khoa Đồ họa đã trở thành một khoa có lưu lượng sinh đông nhất dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên dày dạn kinh nghiệm, được đào tạo cơ bản tại nước ngoài, chính điều này đã tạo nên những nét khởi sắc cho ngành đồ hoạ Việt Nam trong thời kỳ kinh tế thị trường. Sự tận tuỵ và sự hiểu biêt sâu rộng cộng với những kinh nghiệm và nhiệt tình các giảng viên của khoa Đồ hoạ đã khơi dậy cho đội ngũ sinh viên những ý tưởng sáng tạo độc đáo giúp họ bay cao, bay xa hơn nữa trong hành trình của cuộc đời. Đào tạo họ trở thành thế hệ sinh viên ưu tú góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
4. Một số phương tiện thể hiện chủ yếu của thiết kế đồ hoạ
ở mục này chủ yếu tập trung vào chủ đề thiết kế sản phẩm đồ hoạ tạo ra ấn tượng thị giác mạnh, gây sự chú ý cao. Tìm hiểu cách thức mà thiết kế tối ưu hoá việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của một công ty thông qua biểu trưng, bao bì, graphic, cách trưng bày sản phẩm cũng như việc sáng tạo ra những quảng cáo trên báo tạp chí, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, tờ rơi, catalogue và các phương pháp khác tạo sự chú ý với khách hàng.
4.1 Biểu trưng
Biểu trưng không chỉ là phương tiện quảng cáo quan trọng. Một biểu tượng đẹp không chỉ là do bố cục đẹp mà trước tiên nó bộc lộ bản chất của sự vật, nó phản ánh tinh thần của sản phẩm, ý đồ, nó phát ra một tín hiệu duy nhất của nội dung và hình thức của sản phẩm ấy. Đây là hình thức thiết kế để đưa đối tượng quảng cáo đến sự cô đọng nhất, nhiệm vụ chủ yếu của hoạ sỹ thiết kế là phải đưa ra được biểu trưng đơn giản, đặc trưng nhất của vấn đề được yêu cầu quảng cáo. Biểu trưng là ký hiệu và hình ảnh có chức năng thông tin truyền đạt thông điệp qua kênh thị giác, diễn đạt nội dung qua ngôn ngữ ẩn dụ, ước lệ đồng thời cũng là ngôn ngữ hàm xúc, ký hiệu và hình ảnh trong biểu trưng thường mang tính đa nghĩa gây liên tưởng trực tiếp và liên tưởng gián tiếp. Nguyên tắc cơ bản nhất của biểu trưng là biểu thị sự tối giản. Yêu cầu của biểu trưng là sự tinh lọc tối đa cùng các yếu tố tạo hình, chỉ để lại những hình tượng đặc trưng nhất để gây ấn tượng mạnh mẽ sâu sắc cho người xem. Đèn đỏ là ký hiệu về màu tạo cho ta phản ứng phải đạp phanh ngay, biểu tượng chính là công cụ đồ hoạ gây cho ta những phản ứng nhanh, có khi là sử dụng cảnh báo về một nguy cơ xảy ra nguy hiểm lúc thì lại là sự chuyển tải thông tin hay cấp độ của một sản phẩm nào đó. Những biểu tượng sẽ vượt qua các hàng rào ngôn ngữ và ngay lập tức làm chúng ta hiểu ra. Những cái hộp màu vàng nhỏ sẽ nói cho chúng ta biết đó là hộp phim KODAK ngay cả nếu chúng ta mù chữ, các loại cờ cũng là một dạng biểu tượng, vòng tròn màu đỏ là nước Nhật, sao và vạch là nước Mỹ, sao vàng của Việt Nam khẳng định lại thực tế hay các truyền thuyết quanh thực tế ấy. Sự nguy hiểm trong việc sử dụng các biểu tượng là sự sáo rỗng, rập khuôn những biểu tượng đã thành công và được nhìn thấy hàng nghìn lần trước đó.
Dạng biểu trưng có cấu trúc bằng tên hãng, dạng này được dùng ngay tên của hãng để tạo thành biểu trưng, có khi các mẫu chữ cũng được nhiều hãng, công ty sử dụng làm biểu trưng riêng như: Honda, Sony, Lacome, CK... Bằng những kiểu dáng chữ, kích cỡ to nhỏ độc đáo, phù hợp với đối tượng sử dụng, ta cũng có thể có một cấu trúc gọn gàng xúc tích bằng cách điệu chữ cái ở đầu âm tiết tên hãng. Dạng biểu trưng này không gây khó khăn với người hoạ sỹ thiết kế và thường sẽ đẹp gọn gàng.
Biểu trưng đó có thể sử dụng chữ hoặc hình tuỳ theo người hoạ sỹ. Cùng một mục đích với nhau nhưng sự sáng tạo ở mỗi người lại rất khác nhau. Ta có thể thấy rõ được điều này khi đi sâu phân tích một số biểu trưng của các công ty thuỷ tinh lớn trên thế giới.
Biểu trưng của các công ty này rất khác nhau: như ở biểu trưng của công ty thuỷ tinh pha lê ANCHOR HOCKING của Mỹ là sự thể hiện với hình tượng của chiếc mỏ neo tượng trưng cho sự phát triển của công ty. Còn của công ty CRISTAL D’ARQUES của Pháp thì biểu tượng lại là sự thể hiện một cách bay bổng thông qua cả hình và chữ với những nét chữ mềm mại mang đậm tính thuỷ tinh. Hay như của công ty ROYAL COPENHAGEN của Denmark đó là sự thể hiện với hình ảnh sóng nước gợi sự trong trẻo cùng hình ảnh chiếc vương miện - một sự khẳng định về chất lượng. Hay độc đáo hơn đối với biểu trưng của công ty pha lê WATERFỏD CRYSTAL hoạ sỹ đã có sự sáng tạo lớn khi cho gắn liền với hình ảnh của loài cá ngựa. Còn ở biểu trưng của công ty pha lê IITALA - Finland thì đó lại là sự thể hiện một cách không cầu kỳ của chữ I gợi nhắc tới hình ảnh của một chiếc ly thuỷ tinh.
Biểu trưng có thể sử dụng chữ hoặc hình tuỳ theo ý tưởng sáng tác của người hoạ sỹ thiết kế. Cùng một mục đích sử dụng nhưng sự sáng tạo của mỗi hoạ sỹ lại khác nhau nhưng tất cả đều thực hiện một yêu cầu đó là làm nổi bật được đối tượng mình quảng cáo. Không những chỉ thể hiện một biểu tượng có hình thức bắt mắt mà còn phải chưa đựng trong đó nội dung cụ thể.
4.2 áp phích
áp phích là một phần quan trọng trong đồ hoạ quảng cáo. áp phích là một điểm nhấn tạo lên sự thành công trong một cụm bài đồ hoạ. Một áp phích cần có sự sáng tạo về ý tưởng lẫn phong cách thể hiện kết hợp vào đó cần sự hài hoà, sang trọng trong việc dùng màu dùng chữ, hình ảnh để tạo lên bố cục hài hoà chuyển tải đầy đủ được nội dung cần có. Nó là bức thông điệp của đối tượng cần được giới thiệu với công chúng, bức thông điệp đó cần phải tải một lượng thông tin phong phú, có chọn lọc những gì cần quảng cáo, có thể bằng hình ảnh, chất liệu hoặc chữ, điều cốt yếu là phải thật dễ hiểu, dễ thấy và gây ấn tượng mạnh cho người xem. Vì vậy phải coi áp phích như một văn bản mà không bắt buộc phải đọc, nếu có đọc thì không mất thời gian vì nó. Đối với một áp phích được gọi là thành công khi mà ở đó vẻ đẹp của màu sắc và hình ảnh hoà quyện với nhau trong một bố cục hài hoà để tạo ra sự quyến rũ cuốn hút khách hàng, tạo cho họ sự yên tâm về kiểu dáng, chất lượng của sản phẩm được quảng cáo.
Đối với người hoạ sỹ thiết kế việc tạo ra một ý tưởng thể hiện cho một áp phích là rất quan trọng, người hoạ sỹ phải đưa ra một ý tưởng độc đáo sâu sắc để kết hợp với những phương pháp khác tạo nên sự thành công của áp phích. Chính vì vậy mỗi ý tưởng tốt trong thiết kế như đầu tàu kéo cả con tàu thiết kế đi đến sự thành công.
4.2.1 Chữ trong áp phích
Trong đồ hoạ ứng dụng hiện đại chữ chính là tín hiệu quan trọng để đưa đến cho người xem những cảm nhận, thông tin về sản phẩm mà công ty được quảng cáo, chữ là sự kết nối giữa ngôn từ và hình ảnh. Chữ dùng trong áp phích phải cần có sự cân nhắc, tính toán của người hoạ sỹ thiết kế bởi chữ là thông điệp gần gũi với người quan sát thông qua hình ảnh cụ thể, đôi khi bản thân mẫu chữ đã tạo thành yếu tố minh hoạ nhưng cũng có thể mẫu chữ thể hiện ý tưởng dưới dạng biểu tượng. Có thể chỉ riêng một mẫu chữ cũng tạo m._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- F0016.doc