Mở đầu
1. Sự cần thiết của khoá luận
Việt Nam chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từ năm 1986. Cơ chế mới đã mở ra nhiều cơ hội và những thách thức mới đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với từng doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường này, để tiến hành bất kỳ hoạt động SXKD, chủ thể kinh tế nào cũng cần phải chủ động về vốn, vốn là yếu tốt cực kỳ quan trọng trong mọi hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế của
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân Hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bất kỳ một quốc gia nào.
Trước kia trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp được Nhà nước cấp phát vốn, lãi Nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù. Do đó các doanh nghiệp không quan tâm đến hiệu quả SXKD cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Ngày nay khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự đối mặt với sự biến động của thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Muốn có được hiệu quả cao trong SXKD, tăng sức cạnh tranh của mình các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để huy động và sử dụng vốn sao cho hợp lý. Đây là việc làm cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia.
Xuất phát từ những vấn đề bức xúc nêu trên và qua thời gian thực tập tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam. Tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng " làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Kết cấu của khoá luận
Kết cấu của khoá luận ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 3 chương.
Chương 1: Vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp.
Chương 2: Tình hình sử dụng VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam.
Chương 1
vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp
1.1. Vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động.
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm.
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động, TSLĐ của doanh nghiệp gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
TSLĐ sản xuất gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Thuộc về TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ.
TSLĐ lưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán.
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Để hình thành nên tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông, doanh nghiệp cần phải có một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Như vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là số tiền ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng vận động liên tục, chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác. Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn có thể mô tả bằng sơ đồ sau:
T
T-H-SX-H’- T’
Δ T
Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận động của vốn lưu động theo trình tự sau:
T
T – H – T’
Δ T
Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từ hình thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùng quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Cụ thể là sự tuần hoàn của vốn lưu động được chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1(T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sản xuất. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá.
- Giai đoạn 2(H-SX-H’): ở giai đoạn nay doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất. Trải qua quá trình sản xuất các sản phẩm hàng hoá được chế tạo ra. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm.
- Giai đoạn 3:(H’-T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền về và vốn lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình thái vốn tiền tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn. Vòng tuần hoàn kết thúc. So sánh giưa T và T’, nếu T’ >T có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh thành công vì đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở, doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được VLĐ và ngựơc lại. Đây là một nhân tố quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng đồng VLĐ của doanh nghiệp.
Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục nên vốn lưu động của doanh nghiệp cũng tuần hoàn không ngừng, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ gọi là sự chu chuyển của vốn lưu động. Do sự chu chuyển của vốn lưu động diễn ra không ngừng nên trong cùng một lúc thường xuyên tồn tại các bộ phận khác nhau trên các giai đoạn vận động khác nhau của vốn lưu động. Khác với vốn cố định, khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện, chu chuyển giá trị toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động.
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có những cách phân loại sau đây:
* Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý...); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn(đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn...) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán(các khoản phải thu, các khoản tạm ứng...).
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
* Phân loại theo hình thái biểu hiện.
Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành hai loại:
- Vốn vật tư, hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm....
- Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn....
Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
* Phân loại theo quan hệ sở hữu.
Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:
- Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp.....
- Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các nhân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Phân loại theo nguồn hình thành.
Nếu xét theo nguồn hình thành vốn lưu động có thể chia thành các nguồn như sau:
- Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điêù lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
- Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết; là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá....theo thoả thuận của các bên liên doanh.
- Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác.
- Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình.
* Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn.
Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn lưu động tạm thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên.
- Nguồn vốn lưu động tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết.
Chúng ta có thể khái quát như sau:
TSLĐ tạm thời
Nguồn tạm thời
-TSLĐ thường xuyên cần thiết
-TSCĐ
Nguồn thường xuyên
Việc phân loại nguồn vốn lưu động như trên giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp mình. Ngoài ra nó còn giúp cho nhà quản lý lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn lưu động trong tương lai, trên cơ sở xác định quy mô, số lượng VLĐ cần thiết để lựa chọn nguồn vốn lưu động này mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
1.1.2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động.
* Kết cấu vốn lưu động.
Kết cấu VLĐ phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.
VLĐ là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, vấn đề tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức được tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn luân chuyển từ loại này thành loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác, rút ngắn vòng quay của vốn.
Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Có nhiều cách phân loại vốn, mỗi cách phân loại có tác dụng riêng phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý. Thông qua các phương pháp phân loại giúp cho nhà quản trị tài chính doanh nghiệp đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn của những kỳ trước, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý kỳ này để ngày càng sử dụng hiệu quả hơn vốn lưu động. Cũng như từ các cách phân loại trên doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu vốn lưu động của mình theo những tiêu thức khác nhau.
Trong các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động.
Có ba nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới kết cấu VLĐ của doanh nghiệp.
- Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp.
- Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất.
_ Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các doanh nghiệp.
1.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng VLĐ.
Trong điều kiện hiện nay, để tồn tại và phát triển hoạt động SXKD của mình, các doanh nghiệp phải đạt được hiệu quả, điều này phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức quản lý và sử dụng nguồn vốn nói chung và VLĐ nói riêng. Hiệu quả sử dụng VLĐ là một phạm trù kinh tế phản ánh quá trình sử dụng các tài sản lưu động, nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp sao cho đảm bảo mang lại kết quả XSKD là cao nhất với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất.
Để đem lại hiệu quả cao trong SXKD đồi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình SXKD trong đó có VLĐ. Hiệu quả sử dụng VLĐ là những đại lượng phản ánh mối quan hệ so sánh giữa cấc chỉ tiêu kết quả kinh doanh với chỉ tiêu VLĐ của doanh nghiệp.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là điều kiện cơ bản để có được một nguồn VLĐ mạnh, có thể đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành bình thường, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cải tiến công nghệ, kỹ thuật trong kinh doanh và quản lý kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ nhằm mục đích nhận thức và đánh giá tình hình biến động tăng giảm của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ, qua đó tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân làm tang, giảm. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng VLĐ thích hợp cho doanh nghiệp, đem lại hiệu quả cao trong SXKD.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình các doanh nghiệp đã sử dụng VLĐ để đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được bình thường và liên tục. Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả từng đồng vốn lưu động. Việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả VLĐ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
* Tốc độ luân chuyển VLĐ.
Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển(số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn(số ngày của một vòng quay vốn). Số lần luân chuyển VLĐ phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong thời kỳ nhất định, thường tính trong 1 năm. Công thức tính như sau:
L =
M
VLĐ
Trong đó:
L: số lần luân chuyển(số vòng quay) của VLĐ trong kỳ.
M: tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ.
VLĐ; vốn lưu động bình quân trong kỳ.
Kỳ luân chuyển VLĐ phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay VLĐ.
Công thức được xác định như sau:
K =
Hay K =
360 (VLĐ x 360)
L M
Trong đó:
K: Kỳ luân chuyển VLĐ.
M,VLĐ: Như công thức trên.
Vòng quay VLĐ càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả.
* Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển.
Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu là mức tiết kiệm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối.
- Mức tiết kiệm tuyệt đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Nói một cách khác với mức luân chuyển vốn không thay đổi(hoặc lớn hơn báo cáo) song do tăng tốc độ luân chuyển nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn. Công thức tính như sau:
M1
Vtktđ = ( x K1 ) - VLĐ0 = VLĐ1 – VLĐ0
360
Trong đó: Vtktđ : Vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối.
VLĐ0, VLĐ1: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế hoạch.
M1 : Tổng mức luân chuyển năm kế hoạch
K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
Điều kiện để có VLĐ tiết kiệm tuyệt đối là tổng mức luân chuyển vốn kỳ kế hoạch phải không nhỏ hơn tổng mức luân chuyển vốn kỳ báo cáo và vốn lưu động kỳ kế hoạch phải nhỏ hơn vốn lưu động kỳ báo cáo.
- Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô VLĐ. Công thức xác định số VLĐ tiết kiệm tương đối như sau:
M1
Vtktgđ = x (K1 – K0)
360
Trong đó:
Vtktgđ : Vốn lưu động tiết kiệm tương đối.
M1 : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch.
K0, K1: Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch.
Điều kiện để có vốn lưu động tiết kiệm tương đối là tổng mức luân chuyển vốn kỳ kế hoạch phải lớn hơn kỳ báo cáo và VLĐ kỳ kế hoạch phải lớn hơn VLĐ kỳ báo cáo.
* Hiệu suất của VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu
DT
Hiệu suất của VLĐ =
(H) VLĐ
Số DT tạo ra trên 1 đồng VLĐ càng lớn thì hiệu suất của VLĐ càng cao.
* Hàm lượng VLĐ(hay còn gọi là mức đảm nhận VLĐ).
Hàm lượng VLĐ là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ, chỉ tiêu này được tính như sau:
Hàm lượng :VLĐ =
1
H
Trong đó:
H:hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
* Mức doanh lợi VLĐ(tỷ suất lợi nhuận VLĐ)
Phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng LNTT hoặc sau thuế TN, TSLĐ vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả của VLĐ càng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận VLĐ trước thuế và lãi vay: chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ chưa có sự tác động của thuế TNDN và chưa tính đến VLĐ được hình thành từ nguồn nào.
Công thức tính như sau:
LN trước thuế và lãi vay
Tỷ suất VLĐ trước thuế và lãi vay = x 100%
VLĐ
Trong đó:
VLĐ: vốn lưu động bình quân trong kỳ.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tính với lợi nhuận trước thuế.
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ chưa có sự tác động của thuế TNDN.
Công thức tính như sau:
LN trước thuế
Tỷ suất VLĐ trước thuế = x 100%
VLĐ
- Tỷ suất lợi nhuận thuần: chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ, một đồng vốn lưu động có thể đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ đã chịu sự tác động của cả thuế TNDN và lãi vay.
Công thức tính như sau:
LN sau thuế
Tỷ suất VLĐ sau thuế = x 100%
VLĐ
Trên đây là một số chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp giúp cho nhà quản lý tài chính đánh giá đúng đắn tình hình của kỳ trước, từ đó có nhận xét và nêu ra những biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý vốn cho kỳ tiếp theo.
1.2.3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
VLĐ đóng một vai trò rất quan trọng trong hợp đồng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cùng một lúc, VLĐ được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành thường xuyên liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ VLĐ vào các hình thái đó, để cho hình thái đó có được mức tồn tại tối ưu và đồng bộ với nhau nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi. Do sự chu chuyển của VLĐ diễn ra không ngừng nên thiếu vốn thì việc chuyển hoá hình thái sẽ gặp khó khăn, VLĐ không luân chuyển được và quá trình sản xuất do đó bị gián đoạn.
Quản lý VLĐ là một bộ phận trọng yếu của công ty quản lý tài chính doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cũng chính là nâng cao hiệu quả của hoạt đông sản xuất kinh doanh. Quản lý VLĐ không những đảm bảo sử dụng VLĐ hợp lý, tiết kiệm mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và thanh toán công nợ một cách kịp thời. Do đặc điểm của VLĐ là luân chuyển nhanh, sử dụng linh hoạt nên nó góp phần quan trọng đẩm bảo sản xuất và luân chuyển một khối lượng lớn sản phẩm. Vì vậy kết quả hoạt động của doanh nghiệp là tốt hay xấu phần lớn là do chất lượng của công tác quản lý VLĐ quyết định.
Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng VLĐ phải được hiểu trên hai khía cạnh:
+ Một là, với số vốn hiện có có thể cung cấp thêm một số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, chi phí hạ nhằm tăng thêm lợi nhuận doanh ntghiệp.
+ Hai là, đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu bảo đảm tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn.
Hai khía cạnh đó cũng chính là mục tiêu cần đạt tới trong công tác quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng.
Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, vì vậy nền kinh tế muốn phát triển thì doanh nghiệp hoạt động phải có hiệu quả. Như đã phân tích ở trên, sử dụng hiệu quả VLĐ là một nhân tố tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, không thể phủ nhận vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Trên thực tế những năm vừa qua, hiệu qủa sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước đạt thấp. Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp chưa bắt kịp với cơ chế thị trường nên còn nhiều bất cập trong công tác quản lý và sử dụng vốn.
Mặt khác, hiệu quả sử dụng VLĐ là chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng hợp những cố gắng, những biện pháp hữu hiệu về kĩ thuật, về tổ chức sản xuất, tổ chức thúc đẩy sản xuất phát triển. Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là đảm bảo với số vốn hiện có, bằng các biện pháp quản lý và tổng hợp nhằm khai thác để khả năng vốn có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một cách hợp lý, hỉệu quả từng đồng VLĐ nhằm làm cho VLĐ được thu hồi sau mỗi chu kỳ sản xuất. Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn, qua đó, vốn được thu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt được số VLĐ cần thiết mà vẫn hoàn thành được khối lượng sản phẩm hàng hoá bằng hoặc lớn hơn trước. Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và hạ giá thành sản phẩm.
Hơn nữa, mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận và lợi ích xã hội chung nhưng bên cạnh đó một vấn đề quan trọng đặt ra tối thiểu cho các doanh nghiệp là cần phải bảo toàn VLĐ. Do đặc điểm VLĐ lưu chuyển toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm và hình thái VLĐ thường xuyên biến đổi vì vậy vấn đề bảo toàn VLĐ chỉ xét trên mặt giá trị . Bảo toàn VLĐ thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ được đủ mua một lượng vật tư, hàng hoá tương đương với đầu kỳ khi giá cả hàng hoá tăng lên, thể hiện ở khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và tài sản lưu động định mức nói chung, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ còn giúp cho doanh nghiệp luôn có được trình độ sản xuất kinh doanh phát triển, trang thiết bị, kỹ thuật được cải tiến. Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến công nghệ hiện đại sẽ tạo ra khả năng rộng lớn để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt khi khai thác được các nguồn vốn, sử dụng tốt nguồn vốn lưu động, nhất là việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm bớt nhu cầu vay vốn cũng như việc giảm chi phí về lãi vay.
Từ những lý do trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp. Đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp, xa hơn nữa là sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
1.3. Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động.
Việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác nhau. Để phát huy những nhân tố tích cực đòi hỏi nhà quản trị phải nắm bắt được những nhân tố chủ yếu tác động đến công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động.
1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
* Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý vốn lưu động.
Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Do đó việc tổ chức quản lý vốn lưu động cũng chịu ảnh hưởng của hai nguồn này.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Nguồn vốn này có lợi thế rất lớn vì doanh nghiệp được quyền chủ động sử dụng một cách linh hoạt và không chịu chi phí sử dụng vốn. Vì thế, nếu doanh nghiệp tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn này sẽ vừa tạo ra được một lượng vốn cung ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, lại vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn không cần thiết do phải đi vay từ bên ngoài, đồng thời nâng cao được hiệu quả đồng vốn hiện có.
- Nợ phải trả: là các khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường, ngoài vốn chủ sở hữu doanh nghiệp còn huy động các khoản nợ phải trả để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của mình. Việc huy động các khoản nợ phải trả không những đáp ứng kịp thời VLĐ cho sản xuất kinh doanh mà còn tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu vốn linh hoạt. Tuy nhiên, việc cân nhắc lựa chọn hình thức thu hút VLĐ tích cực lại là nhân tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả của công tác tổ chức VLĐ. Nếu doanh nghiệp xác định chính xác nhu cầu VLĐ, lựa chọn phương án đầu tư vốn có hiệu quả, tìm được nguồn tài trợ thích ứng sẽ đem lại thành công cho doanh nghiệp. Ngược lại nợ vay sẽ trở thành gánh nặng rủi ro đối với doanh nghiệp.
* Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vốn lưu động được vận động chuyển hoá không ngừng. Trong quá trình vận động đó, vốn lưu động chịu tác động bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
* Các nhân tố khách quan: hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một số nhân tố:
+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Do tác động của nền kinh tế tăng trưởng chậm nên sức mua của thị trường bị giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, doanh thu sẽ ít hơn, lợi nhuận giảm sút và như thế sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
+ Rủi ro: do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ lụt...mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được.
+ Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên sẽ làm giảm giá trị tài sản, vật tư...vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
+ Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế... cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
* Các nhân tố chủ quan:
Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên còn rất nhiều nhân tố chủ quan của chính bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động: do xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng không._. tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Nếu Doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ không khuyến khích Doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả của VLĐ; gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa; vốn chậm luân chuyển và phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm . Ngược lại, nếu Doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo sản xuất liên tục gây ra những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả nang thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng.
+ Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.
+ Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
+ Do kinh doanh thua lỗ kéo dài, do lợi dụng sơ hở của các chính sách gây thất thoát VLĐ, điều này trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dung VLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc tổ chức sử dụng VLĐ, nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của đồng vốn lưu động mang lại là cao nhất.
1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp nhà nước cũng như mọi doanh nghiệp khác đều bình đẳng trước pháp luật, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó, việc nâng cao sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:
-Thứ nhất, phải xác định chính xác số VLĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động VLĐ đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, thúc đẩy VLĐ luân chuyển nhanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Trong điều kiện các Doanh nghiệp chuyển sang thực hiện hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về VLĐ cho sản xuất kinh doanh các Doanh nghiệp đều phải tự tài trợ thì việc xác định đúng nhu cầu VLĐ sẽ giúp Doanh nghiệp:
- Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
- Đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được tiến hành bình thường và liên tục.
- Không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu VKD của Doanh nghiệp
- Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu VLĐ của Doanh nghiệp.
Tuy nhiên nhu cầu VLĐ của Doanh nghiệp là một đại lượng không cố định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:
- Quy mô sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ
- Sự phát triển của giá cả các vật tư, hàng hóa mà Doanh nghiệp sử dụng trong sản xuất.
- Chính sách, chế độ về lao động và tiền lương được người lao động trong Doanh nghiệp.
- Trình độ tổ chức, quản lý sử dụng VLĐ của Doanh nghiệp trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, giảm thấp tương đối, nhu cầu VLĐ không cần thiết Doanh nghiệp cần tìm các biện pháp phù hợp tác đông jđến các nhân tố ảnh hưởng trên sao cho có hiệu quả nhất.
-Thứ hai, lựa chọn hình thức thu hút VLĐ. Tích cực tổ chức khai thác triệt để các nguồn VLĐ bên trong doanh nghiệp, vừa đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu VLĐ tối thiểu cần thiết một cách chủ động, vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng vốn tồn tại dưới hình thái tài sản không cần sử dụng, vật tư hàng hoá kém phẩm chất... mà doanh nghiệp lại phải đi vay để duy trì sản xuất với lãi suất cao, chịu sự giám sát của chủ nợ làm giảm hiệu quả SXKD.
Chương 2
Tình hình sử dụng VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty
In - Thương mại - Dịch vụ NH NN0 & PTNT Việt Nam
2.1. Vài nét về Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam .
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam.
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam. Công ty có trụ sở chính tại tầng 5 toà nhà C3, phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội. Công ty được hình thành trên cơ sở sự sáp nhập và hợp nhất ba đơn vị là: Nhà In Ngân hàng I, Nhà In Ngân hàng II và Công ty Đầu tư Thương mại Dịch vụ Ngân hàng.
- Nhà In Ngân hàng I được thành lập ngày 15/11/1945, thành lập lại theo quyết định số 08/QĐ-NHNN ngày 20/01/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Có trụ sở chính tại số 10 Chùa Bộc - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội.
- Nhà In Ngân hàng II được thành lập ngày 25/05/1976, thành lập lại ngày 20/01/1993 theo Quyết định số 07/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Có trụ sở chính tại số 422 đường Trần Hưng Đạo - Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà In Ngân hàng I và Nhà In Ngân hàng II đã được sáp nhập vào Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam theo Quyết định số 1309/QĐ-NHNN ngày 15/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Công ty Đầu tư - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng được thành lập ngày 20/06/1994 theo Quyết định số 1206/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội. Công ty được chuyển giao nguyên trạng về Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam theo Quyết định số 94/2001/QĐ-UB ngày 25/10/2001 của UBND thành phố Hà Nội.
Đến ngày 16/11/2001 theo Quyết định số 1431/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ba đơn vị kinh tế trên đã đều được sáp nhập vào Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam.
Để có thể đáp ứng tốt và phục vụ nhu cầu cho ngành Ngân hàng ngày 18/03/2002 theo Quyết định số 53/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam đã hợp nhất Nhà In Ngân hàng I với Công ty Đầu tư - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng; Nhà In Ngân hàng II cũng được chuyển thành đơn vị trực thuộc Công ty Đầu tư - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng theo Quyết định số 115/QĐ-HĐQT ngày 23/05/2002. Như vậy ba đơn vị kinh tế độc lập đã được hợp nhất trở thành một đơn vị kinh tế vững mạnh với một cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên tương đối lớn giàu kinh nghiệm, kinh doanh nhiều ngành nghề như in ấn, khách sạn, du lịch, xây dựng cơ bản. Vì vậy để có thể khai thác triệt để có hiệu quả cơ sở vật chất sẵn có, sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, ngày 29/01/2004 Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng đã được thành lập theo Quyết định số 50/QĐ/HĐQT-TCCB của Hội đồng quản trị Ngân hàng NN0 và PTNT Việt Nam. Kể từ đó Công ty trở thành một đơn vị kinh tế với đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có, được Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam cấp 100% vốn điều lệ là 80tỷ VND. Hiện nay Công ty đang từng bước khẳng định vị trí của mình, hoạt động SXKD ngày càng mở rộng đáp ứng tốt nhu cầu của ngành Ngân hàng ngoài ra còn đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị tổ chức kinh tế khác ngoài ngành.
Hiện nay Công ty đã và đang ngày một trưởng thành, lớn mạnh gồm 4 đơn vị kinh tế trực thuộc là:
- Nhà In Ngân hàng I; Nhà In Ngân hàng II; Trung tâm Quảng cáo; Công ty Xây dựng và Dịch vụ Ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh của Công ty không ngừng được mở rộng trên phạm vi toàn quốc.
2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh và tài chính của mình, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam. Phải tự bù đắp chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi trên cơ sở tuân theo những nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế.
* Nhiệm vụ cơ bản của Công ty là: Phục vụ các nhu cầu về dịch vụ, thương mại cho hoạt động của Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam. Bên cạnh đó tiến hành SXKD, thương mại, dịch vụ khác nhằm thu nhiều lợi nhuận để duy trì, phát triển, và mở rộng Công ty. Liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong ngoài nước để mở rộng phạm vi hoạt động.
* Chức năng của Công ty: Do nhiệm vụ, tính chất và đặc điểm của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng như trên làm cho Công ty có nhiều chức năng như là: Chức năng thương mại, chức năng sản xuất, chức năng dịch vụ. Các chức năng này được thể hiện rõ qua các ngành nghề kinh doanh của Công ty.
Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
- In các ấn phẩm phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam, của các tổ chức tín dụng khác và khách hàng của tổ chức tín dụng.
- Thực hiện các loại hình dịch vụ quảng cáo phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam, của các tổ chức tín dụng và khách hàng của tổ chức tín dụng.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ, hoạt động du lịch lữ hành hiện có của Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam.
- Nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng, thiết bị in cho ngành Ngân hàng.
- Thiết kế, thi công các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam.
- Nhận làm dịch vụ uỷ thác về huy động, tiết kiệm, uỷ thác phát hành trái phiếu cho Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam và đại lý phát hành các sản phẩm Ngân hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác theo uỷ quyền của Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
2.1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
Là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập với nhiều chức năng trên các lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ, xây dựng hơn nữa lại tiến hành SXKD trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN, Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng đã và đang có những bước thay đổi đáng kể trong việc tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý, điều hành, sắp xếp lại lao động. Cơ cấu quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu một cấp, được chia thành các phòng ban chức năng gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty.
Đứng đầu Công ty là Giám đốc Công ty, giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
- Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm trước Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam và pháp luật về việc điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc là người phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban chức năng.
- Phó Giám đốc: Là người trợ lý, tham mưu, giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc như: Giải quyết vấn đề đầu vào, đầu ra, lập kế hoạch SXKD, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, xây dựng chiến lược kinh doanh và cơ cấu lao động ...Phó Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công.
- Trưởng phòng kế toán Công ty: Giúp Giám đốc chỉ đạo việc thực hiện công tác kế toán thống kê của Công ty có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
- Tổ trưởng tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ giúp Giám đốc điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động của Công ty.
- Bộ máy chuyên môn và nghiệp vụ tại trụ sở chính của Công ty giúp Giám đốc Công ty quản lý và điều hành từng phần công việc cụ thể của Công ty.
Cơ cấu tổ chức tổ chức bộ máy của Công ty có thể khái quát theo sơ đồ 1.
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng.
Giám đốc
Trưởng phòng KT
Các PGĐ
Tổ kiểm tra nội bộ
Phòng
tổ chức cán bộ và đào tạo
Phòng
hành chính
Phòng
kế toán
Phòng
kế hoạch
Phòng
kinh doanh
Phòng
tổng hợp
- Chi nhánh, Công ty
- Văn phòng đại diện
- Trung tâm
P
Các phòng ban chức năng trong Công ty đều trực thuộc Giám đốc Công ty có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của Công ty trên các lĩnh vực nhân sự, tài chính, sản xuất, kinh doanh... cho Giám đốc, nhằm giúp Giám đốc nắm được tình hình thực tế của Công ty từ đó có hướng điều chỉnh kịp thời, làm cơ sở ra những quyết định quản trị đúng đắn, hợp lý phục vụ tốt cho công tác quản lý kinh tế.
Ngoài các phòng ban chức năng trên, trực thuộc Giám đốc còn có tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ đặc biệt là được quyền kiểm toán các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty theo yêu cầu của Giám đốc. Bên cạnh đó chức năng kiểm tra kiểm soát luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và được thực hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty. Hệ thống kiểm soát nội bộ giúp nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy quản lý Công ty.
Mỗi phòng ban đều có một chức năng, nhiệm vụ riêng, cụ thể, khác nhau nhưng đều có mỗi quan hệ mật thiết hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu chung là đưa Công ty ngày càng phát triển vững mạnh.
2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh tế tài chính của Công ty.
Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tiến hành SXKD trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy để phù hợp với nền kinh tế thị trường, với quy mô, đặc điểm SXKD, phù hợp với khả năng và trình độ của nhân viên kế toán bộ máy kế toán tài chính của Công ty được sắp xếp một cách gọn nhẹ, khoa học phù hợp với thực tế của Công ty hiện nay. Mỗi cán bộ kế toán được phân công đảm nhiệm một hoặc một số phần hành kế toán phù hợp với khả năng chuyên môn của mình. Theo Quyết định số 24/QĐ-KTTC của Giám đốc Công ty thì bộ máy kế toán tài chính của Công ty được tổ chức theo mô hình sau:
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy Kế toán - Tài chính
Phòng KTTC Công ty
Phòng KTTC Công ty
Phòng KTTC Công ty
Phòng KTTC Công ty
KT Ngân hàng và Thanh toán nội bộ
KT tài sản và thanh toán với khách hàng
Kế toán thanh toán
- Kế toán thuế
- Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Phòng KTTC
nhà In NH I
Phòng KTTC
Nhà In NH II
Phòng KTTC Trung tâm
quảng cáo
Phòng KTTC
Công ty Xây dựng
- Trưởng phòng kế toán tài chính Công ty có nhiệm vụ tổ chức, điều hành kế toán tài chính và hệ thống kế toán trong Công ty, phụ trách toàn bộ các khâu công tác, tổng hợp báo cáo, lập kế hoạch tài chính cho đơn vị; Tổ chức hồ sơ tài liệu theo đúng chế độ; Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện tốt chế độ kế toán hiện hành cho các kế toán viên trong Công ty.
- Phó phòng kế toán ngoài việc có trách nhiệm về các phần hành kế toán tác nghiệp trực tiếp còn phải chịu trách nhiệm đối với các mảng công việc được phân công quản lý. Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng kế toán và Giám đốc về công việc được giao.
Bên dưới là các kế toán viên phụ trách những mảng công việc cụ thể:
- Kế toán ngân hàng và thanh toán nội bộ.
- Kế toán tài sản và thanh toán với khách hàng.
- Kế toán thanh toán .
- Kế toán thuế và kế toán tổng hợp.
- Thủ quỹ.
Mỗi một bộ phận kế toán trên đều có nhiệm vụ và chức năng riêng của mình, song giữa các bộ phận này luôn có mối liên hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau giúp cho cả bộ máy kế toán có thể vận hành một cách nhịp nhàng, đều đặn và hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của công tác quản lý.
Là một Công ty có nhiều đơn vị trực thuộc vì vậy tại mỗi đơn vị trực thuộc đều tổ chức một phòng kế toán riêng. Mỗi phòng kế toán này đều trực thuộc trưởng phòng kế toán, có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị mình, báo cáo tình hình tài chính của đơn vị cho trưởng phòng kế toán Công ty để tổng hợp. Các phòng kế toán tại các đơn vị trực thuộc là một bộ phận quan trọng trong bộ máy quản lý tài chính của Công ty.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng.
Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam vì vậy trong hoạt động của mình Công ty phải chịu sự quản trị, điều hành, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam. Mọi hoạt động kinh doanh của Công ty đều phải phù hợp với mục tiêu và lợi ích chung của toàn hệ thống Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam. Các sản phẩm in, thương mại, dịch vụ của Công ty sản xuất ra trước hết phải nhằm đáp ứng đủ, tốt nhu cầu của Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam. Công ty có các mối quan hệ kinh tế với các đơn vị khác thuộc Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam, các mối quan hệ đó phải dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế, theo nguyên tắc hợp tác, tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi. Tuy nhiên Công ty cũng là một đơn vị kinh tế tự chủ về kinh doanh và tài chính hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thương mại và dịch vụ. Vì vậy bên cạnh các mối quan hệ kinh tế với các đơn vị trong ngành ngân hàng Công ty còn mở rộng phạm vi kinh doanh, có những đối tác, bạn hàng bên ngoài ngành trong và ngoài nước.
Sản phẩm mà Công ty cung cấp rất đa dạng và phong phú cụ thể:
- Các sản phẩm in ấn: In sách báo, tạp chí, văn hoá phẩm, tem nhãn, giấy tờ quản lý kinh tế xã hội, các tài liệu phục vụ nội bộ ngành ngân hàng, các sản phẩm kinh doanh do các khách hàng thuộc các đơn vị, tổ chức kinh tế khách có nhu cầu. Đặc biệt còn có một bộ phận in "Đặc biệt" là in tiền theo yêu cầu và quy định của ngân hàng.
- Các sản phẩm thương mại - dịch vụ:
+ Cung cấp các sản phẩm dịch vụ, kinh doanh nhà hàng khách sạn, du lịch, hoạt động lữ hành.
+ Cung cấp dịch vụ quảng cáo với tất cả các nội dung, nghiệp vụ quảng cáo.
+ Cung cấp các thiết bị vật tư, phương tiện vận tải, thiết bị in.
+ Cung cấp các công trình xây dựng cơ bản.
Bên cạnh việc kinh doanh nhiều sản phẩm, Công ty còn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư đặc thù, đòi hỏi phải có một lượng vốn kinh doanh khá lớn.
Với đặc trưng kinh doanh, các mối quan hệ kinh tế phức tạp như đã nêu trên, để duy trì hoạt động và phát triển Công ty đòi hỏi phải có một nguồn tài chính vững mạnh. Vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng là đặc biệt quan trọng và cần thiết trong quản trị kinh doanh và quản trị tài chính tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 - 2004 của Công ty.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ %
1. Doanh thu
82.819.291.138
53.209.826.596
- 29.609.464.542
- 35,75
2. Lợi nhuận trước thuế
4.577.483.169
5.519.313.696
941.830.527
20,575
3. Nộp ngân sách
2.143.305.850
3.057.257.323
913.951.473
42,64
4. Chi phí kinh doanh
79.017.064.714
45.480.412.965
- 33.566.651.749
-42,48
5. Thu nhập bình quân
2.270.898
2.979.654
708.756
31,21
(Số liệu được trích từ BCTC của Công ty năm 2003 - 2004)
Tuy mới thành lập nhưng trong những năm qua Công ty đã có những bước phát triển đáng kể, không ngừng mở rộng quy mô SXKD. Điều này được thể hiện rõ qua tình hình doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của Công ty trong 2 năm 2003 - 2004.
Qua số liệu (Bảng 1) ta có thể thấy rằng trong cả hai năm 2003 - 2004 hoạt động SXKD của Công ty đều mang lại hiệu quả điều này được phản ánh thông qua chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Mặc dù doanh thu năm 2004 giảm so với 2003 là 29.609.464.542đ với tỷ lệ giảm tương ứng là 35,75% nhưng lợi nhuận năm 2004 vẫn tăng 941.830.527đ với tỷ lệ tăng tương ứng 20,575% so với năm 2003. Doanh thu năm 2003 giảm đi không thể đánh giá ngay rằng sức sản xuất, cung ứng hay tiêu thụ của Công ty đã bị giảm sút. Bởi như chúng ta đã biết Công ty là đơn vị trực thuộc Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam, đối tượng lớn nhất mà Công ty phải phục vụ và đáp ứng nhu cầu là Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam và các đơn vị thuộc ngành ngân hàng, cung cấp các sản phẩm của ngành ngân hàng. Chính vì vậy doanh thu tiêu thụ của công ty phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của ngành ngân hàng. Trên thực tế trong năm 2004 nhu cầu về sản phẩm in đặc biệt là 15tỷ đồng giảm so với năm 2003 là 37 tỷ đồng. Do đó để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty một cách chính xác ta cần phân tích chỉ tiêu lợi nhuận và chi phí. Năm 2003 để thu được một đồng lợi nhuận Công ty phải bỏ ra 17,26đồng chi phí nhưng năm 2004 để thu được một đồng lợi nhuận chỉ cần bỏ ra 8,24đồng chi phí. Điều đó cho thấy Công ty có nhiều nỗ lực trong việc sử dụng tiết kiệm chi phí. Mặt khác xét tỷ suất lợi nhuận trước thuế doanh thu theo công thức sau:
=
Tỷ suất lợi nhuận
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Doanh thu
= 0,055
=
Tỷ suất lợi nhuận
Doanh thu 2003
3.640.000.000
82.819.291.138
= 0,104
=
Tỷ suất lợi nhuận
Doanh thu 2003
5.519.313.696
53.209.826.596
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trước thuế doanh thu năm 2004 là: 0,104 nghĩa là cứ một đồng doanh thu thu về Công ty thu được 0,104 đồng lợi nhuận; Còn năm 2003 một đồng doanh thu thu về chỉ mang lại 0,055 đồng lợi nhuận thấp hơn năm 2003 là: 0,049 đồng.
Mặt khác tốc độ tăng lợi nhuận của Công ty trong 2 năm qua đạt 120,6% là khá cao.
Kết quả này chứng tỏ rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của năm 2004 tốt hơn năm 2003.
Xét tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước trong hai năm qua ta thấy Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với Nhà nước, thuế nộp cho ngân sách Nhà nước tăng năm sau cao hơn năm trước cụ thể là năm 2004 đã tăng 913.951.473đồng so với năm 2003 tương ứng với tỷ lệ tăng 42,64%.
Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, năm 2004 tăng 708.756 đồng so với năm 2003 với tỷ lệ tăng tương ứng là: 31,21%. Điều này cho thấy cùng với sự phát triển của Công ty đời sống của cán bộ công nhân viên đang ngày được cải thiện và nâng cao.
Qua những phân tích trên về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2003 - 2004 cho thấy nhìn chung hoạt động SXKD của Công ty là có hiệu quả, tương đối tốt. Tuy nhiên Công ty cần phải tìm cách mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ để có thể tăng doanh thu đem lại hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới.
2.2. Thực trạng quá trình tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng.
2.2.1. Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty và nguồn hình thành vốn kinh doanh.
2.2.1.1. Kết cấu vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự hạch toán một cách độc lập, lấy thu bù chi. Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng được Công ty quan tâm và coi đây là một trong những vấn hàng đầu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.
Tính đến ngày 31/12/2004 tổng số vốn kinh doanh của Công ty là: 174.905.634.520đồng, trong đó:
- Vốn cố định là: 133.936.507.904đồng, chiếm tỷ trọng 76,58% trong tổng vốn kinh doanh của Công ty.
- Vốn lưu động là: 40.969.126.616đồng, chiếm tỷ trọng 23.42% trong tổng vốn kinh doanh của Công ty.
2.2.1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh.
Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng năm 2003 - 2004 cho thấy tổng số vốn đầu tư vào hoạt động SXKD là 174.905.634.520đồng, trong đó vốn cố định là 133.936.507.904đ; vốn lưu động là 40.969.126.616đồng. Số vốn này được hình thành từ hai nguồn:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: 143.178.179.795đồng.
- Nợ phải trả: 31.727.454.725đồng.
Để có thể đánh giá khái quát tình hình tổ chức vốn kinh doanh nói chung, vốn lưu động nói riêng và nguồn hình thành vốn của Công ty ta xem xét số liệu Biểu 2 ( Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Công ty)
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn kinh doanh năm 2004 của Công ty tăng nhiều so với năm 2003, tăng tuyệt đối là 98.540.358.172đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 129%. Nguồn vốn kinh doanh tăng là do cả hai nguồn "Nợ phải trả" và "Nguồn vốn chủ sở hữu " đều tăng. Cụ thể là:
- Nợ phải trả năm 2004 tăng so với 2003 là: 21.642.302.533đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là: 214,6%.
- Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 tăng so với 2003 là: 76.898.055.639đ, với tỷ lệ tăng tương ứng là: 116%.
Nguồn hình thành vốn kinh doanh được thể hiện rõ qua bảng 2 (Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng).
Như vậy có thể thấy rằng nguồn vốn kinh doanh của Công ty trong năm 2004 tăng chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Sở dĩ trong năm 2004 vốn chủ sở hữu tăng nhiều như vậy là do được Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam cấp vốn điều lệ để thành lập Công ty (như đã trình bày trong phần 2.1.1) là: 80 tỷ đồng.
Mặc dù xét về tuyệt đối vốn chủ sở hữu tăng nhiều so với nợ phải trả nhưng về tương đối tỷ lệ tăng nợ phải trả là: 214,6%; tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu là: 116%, chứng tỏ tốc độ tăng nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu.
Trong kết cấu nguồn vốn kinh doanh ta lại thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu:
- Năm 2003 nợ phải trả chiếm 13,2% trong khi vốn chủ sở hữu chiếm 86,8%.
- Năm 2004 nợ phải trả chiếm 18,14% trong khi vốn chủ sở hữu chiếm 81,86%.
Tuy nhiên trong năm 2004 nợ phải trả đã có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Trong cơ cấu nguồn nợ phải trả, nợ ngắn hạn mà chủ yếu là vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao:
- Năm 2003 là 9.615.152.192đ với tỷ lệ là 95,34% trong tổng nợ phải trả.
- Năm 2004 là: 31.727.454.725đ với tỷ lệ là 100% trong tổng nợ phải trả.
Nợ phải trả năm 2004 đã tăng so với năm 2003 là: 22.112.302.533đ, với tỷ lệ tăng tương ứng khá lớn là 230%. Riêng vay ngắn hạn tăng 19.679.662.087đ với tỷ lệ tăng tương ứng là: 397,6%.
Bên cạnh đó các nguồn vốn chiếm dụng khác như: Phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả phải nộp khác là các nguồn mà Công ty được sử dụng nhưng không phải trả bất kỳ một chi phí nào lại chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ nên mặc dù trong năm 2004 mức tăng tương đối cũng cao nhưng mức tăng tuyệt đối không đáng kể. Cụ thể là:
- Phải trả người bán tăng: 63.388.398đ với tỷ lệ tăng tương ứng: 23,84%
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng: 326.672.510đ với tỷ lệ tăng tương ứng là: 36,7%
- Phải trả công nhân viên tăng 524.301.122đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 70,34%.
- Các khoản phải trả phải nộp khác tăng 1.826.072.249đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 57,04%.
Qua phân tích trên có thể thấy nguồn vốn mà Công ty chiếm dụng được chủ yếu là vốn vay ngắn hạn.
Xét về cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu ta thấy nguồn và và quỹ chiếm tỷ trọng chủ yếu cụ thể là:
- Năm 2003 nguồn vốn và quỹ chiếm 98,2%; nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm 1,8%.
- Năm 2004 nguồn vốn và quỹ chiếm 99,5%; nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm 0,5%.
Trong đó: Các quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính, đầu tư XDCB, quỹ khen thưởng tuy có tăng nhưng không đáng kể.
Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều nợ phải trả, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Công ty là rất lớn. Để đánh giá được cụ thể ta hãy xem xét một hệ số tài chính sau:
* Hệ số nợ: Tính theo công thức
= 0,1814
= 0,132
Hệ số nợ =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ =
2003
10.085.152.192
76.365.276.348
Hệ số nợ =
2004
21.642.302.533
98.540.358.172
Hệ số nợ năm 2003 là: 0,132; Năm 2004 là: 0,1814
Kết quả trên cho thấy hệ số nợ của Công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 nhưng không đáng kể. Với hệ số nợ năm 2003 là 0,132, năm 2004 là 0,1814 cho thấy đây là mức thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Việc hệ số nợ thấp mặc dù giúp cho Công ty không phải chịu sức ép của các khoản nợ vay, tuy nhiên lại không phát huy được tác dụng của đòn bẩy tài chính, mức gia tăng lợi nhuận của Công ty sẽ bị hạn chế.
* Hệ số vốn chủ sở hữu: Tính theo công thức
Vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
= 0,868
Vốn chủ sở hữu =
2003
66.280.124.156
76.365.276.348
= 0,8186
Vốn chủ sở hữu =
2004
143.178.179.795
98.540.358.172
Hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2003 là 0,868; Năm 2004 là 0,8186. Như vậy hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty là khá cao cho thấy vốn tự có của Công ty lớn, khả năng tự tài trợ vốn kinh doanh cao.
* Hệ số đảm bảo nợ
Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Được tính theo công thức:
Hệ số đảm bảo nợ =
Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
= 6,572
Hệ số đảm bảo nợ =
2003
66.280.124.156
10.085.152.129
= 4,513
Hệ số đảm bảo nợ =
2004
143.178.179.795
21.642.302.533
Hệ số đảm bảo nợ năm 2003 là: 6,572; Năm 2004 là 4,513.
Hệ số này cho thấy khả năng đảm bảo trợ nợ vay của Công ty là rất lớn, giúp cho Công ty tạo được lòng tin với các chủ nợ, người đầu tư và các đối tác khác trong kinh doanh.
Qua tính toán và các phân tích trên, để có thể đảm bảo kinh doanh an toàn mang lại hiệu quả cao trong thời gian tới Công ty cần phải lựa chọn, xây dựng được một cơ cấu nguồn vốn tối ưu. Cơ cấu đó phải đảm bảo sao cho đạt được mức tăng lợi nhuận tối ưu, và hạn chế được những rủi ro tài chính. Đây là một nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.
2.2.2. Kết cấu vốn lưu động của Công ty và nguồn hình thành vốn lưu động.
2.2.2.1. Kết cấu vốn lưu động.
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng mức vốn lưu động của doanh nghiệp trong một thời kỳ hay tại một thời điểm nào đó. Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp bởi để tiến hành sản xuất kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có vốn song trên thực tế mỗi doanh nghiệp khác nhau, kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau lại có cơ cấu vốn riêng, khác nhau. Việc phân bổ vốn ấy như thế nào cho hợp lý có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng. Nhiều nhà quản tr._.ốn của Công ty.
Khi đưa các nguồn vốn huy động được vào sử dụng, Công ty cần căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh đã lập, làm cơ sở điều trị cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Nếu trong trường hợp có phát sinh thêm nhu cầu VLĐ, Công ty cần chủ động đáp ứng kịp thời nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục, không gián đoạn. Ngược lại, nếu thừa VLĐ Công ty phải có biện pháp xử lý linh hoạt như đầu tư mở rộng sản xuất, cho các đơn vị khác vay... làm cho đồng vốn luôn vận động và không ngừng sinh sôi nảy nở .
Kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đối với các kế hoạch khác, do đó việc lập các kế hoạch này nhất thiết phải dựa vào sự phân tích tính toán và các chỉ tiêu kinh tế tài chính của các kỳ trước làm cơ sở, kế hoạch phải được lập sát, đúng, toàn diện và đồng bộ làm cơ sở tin cậy cho việc tổ chức và sử dụng VLĐ mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty. Sau khi xây dựng kế hoạch huy động vốn, việc lựa chọn nguồn vốn nào phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế, nhưng tốt hơn là nên huy động nguồn vốn Công ty tự bổ sung từ các quỹ, nếu vẫn thiếu mới vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Khi vay vốn cần tránh để tình trạng vốn vay chiếm tỷ lệ lớn hơn tài sản lưu động. Nếu Công ty có nguồn vốn tự bổ sung lớn thì sẽ có sức hút mạnh đối với các nhà cho vay, các chủ nợ vì như vậy Công ty sẽ có khả năng trả các khoản nợ hơn. Công ty sẽ mạnh dạn trong việc ra quyết định đầu tư, khẳng định tiềm năng của mình. Tuy nhiên cần phải biết bảo quản, mở rộng vốn đi vay bằng cách khi bỏ ra một lượng vốn đầu tư phải làm sao cho vòng luân chuyển vốn lại thấp nhất. Ngoài ra Công ty nên tận dụng bộ phận tiền chưa sử dụng trong qũy để kinh doanh như vậy sẽ làm giảm bớt gánh nặng về lãi suất vay, từ đó có điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
3.2.2. Tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh.
Điều hành và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh là một công tác quan trọng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo cho quá trình này được tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất, kinh doanh, dự trữ, tiêu thụ sản phẩm; Đảm bảo sự phối hợp ăn khớp, chặt chẽ giữa từng khâu cũng như các bộ phận trong Công ty nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt nhất.
Muốn đạt được điều đó, công tác điều hành quản lý kinh doanh, hạn chế tối đa thời gian ngừng hoạt động của máy móc, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, hạn chế tối đa các sản phẩm sai quy cách, dự trữ hàng tồn kho hợp lý, tránh lãng phí các yếu tố sản xuất, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn.
Để đạt được mục tiêu trên, Công ty cần phải quản lý tốt từng yếu tố sản xuất. Một trong các yếu tố có ý nghĩa quan trọng đó là: Việc quản lý tài sản lưu động, vốn lưu động.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng cường tốc độ luân chuyển VLĐ. Do vậy Công ty cần phải tăng cường biện pháp quản lý VLĐ (TSLĐ) bằng cách:
- Xác định đúng nhu cầu vốn cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động VLĐ đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Đây là việc làm hết sức quan trọng bởi nếu không xác định chính xác nhu cầu VLĐ (TSLĐ) sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa vốn gây những tác động không tốt tới hiệu quả sử dụng VLĐ. Nếu xác định nhu cầu VLĐ quá thấp dẫn tới thiếu VLĐ, Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng thanh toán giảm, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, thiệt hại do ngừng sản xuất, không thực hiện đúng được các hợp đồng đã ký với khách hàng, uy tín Công ty sẽ bị giảm sút. Ngược lại nếu xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ dẫn đến tình trạng thừa VLĐ, gây lãng phí, ứ đọng vật tư hàng hoá, giảm tốc độ luân chuyển vốn và phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành của sản phẩm, dịch vụ, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Vì vậy cần phải làm tốt công tác này để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi mang lại hiệu quả sử dụng VLĐ là tốt nhất. Tuy nhiên nhu cầu VLĐ lại là một đại lượng không cố định, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Quy mô sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ; sự biến động của giá cả vật tư, hàng hoá mà Công ty sử dụng trong sản xuất; chính sách, chế độ về lao động và tiền lương đối với người lao động; trình độ tổ chức, quản lý sử dụng VLĐ trong quá trình dự trữ sản xuất cũng như sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy muốn xác định VLĐ được chính xác, nâng cao được hiệu quả sử dụng VLĐ Công ty cần tìm các biện pháp phù hợp tác động đến các nhân tố ảnh hưởng trên theo hướng có lợi mang lại hiệu quả cao nhất.
- Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ nguyên vật liệu. Tìm các biện pháp hạ giá thu mua tới mức tối thiểu, hạn chế ứ đọng vật tư hàng hoá tránh tình trạng vật tư hàng hoá bị kém hoặc mất phẩm chất.
- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng, tiêu dùng vật tư theo định mức, tránh lãng phí nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
- Đưa ra các biện pháp thay đổi phương thức thanh toán, khuyến khích khách hàng... Để các khoản phải thu không bị chậm hơn so với thời gian quy định, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu.
- Tổ chức hợp lý quá trình lao động, tăng cường kỷ luật, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất bằng các hình thức khuyến khích tinh thần lao động tiết kiệm sáng tạo như khen thưởng.
- Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh một trong các biện pháp quan trọng là Công ty cần phải đa dạng hoá các sản phẩm của mình, như ngành in không chỉ dừng lại ở in lịch, in sách báo, in sổ vay vốn... phục vụ cho ngành ngân hàng mà nên mở rộng hơn nữa thị trường, tìm kiếm các khách hàng ngoài ngành có nhu cầu in ấn, chế bản...mở rộng hoạt động kinh doanh quảng cáo tăng doanh thu. Bên cạnh đó Công ty còn cần tìm những nhà cung ứng nguyên vật liệu ổn định, tin cậy, giá cả hợp lý, mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Xây dựng quan hệ bạn hàng đối với khách hàng, nhằm củng cố uy tín trên thương trường. Trong các giao dịch kinh tế tài chính đối với khách hàng phải tổ chức tốt quá trình thanh toán, tránh và giảm các khoản nợ đến hạn mà chưa đòi được. Đồng thời cũng không để tình trạng công nợ dây dưa không có khả năng thanh toán.
3.2.3. Tổ chức tốt công tác tiêu thụ, thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ.
Thực tế năm 2004 vừa qua, công tác thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ của Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn và đã bộc lộ một số hạn chế. Do hoạt động mua bán kinh doanh hàng hoá của Công ty diễn ra hết sức đơn điệu, hoạt động in ấn chỉ diễn ra khi có đơn đặt hàng của khách hàng mà chưa có tiền đặt cọc, nhiều khi sản phẩm in đã hoàn thành nhưng khách hàng chưa muốn đến nhận, Công ty phải xếp vào kho gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Khi khách hàng đến lấy hàng đúng thời gian thì lại chậm trễ trong khâu thanh toán. Chính vì vậy đã làm cho hàng tồn kho và số vốn mà Công ty bị khách hàng chiếm dụng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Kỳ thu tiền bình quân kéo dài ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của Công ty.
Để phát huy vai trò tự chủ về tài chính, đảm bảo tăng nhanh vòng quay của VLĐ, Công ty cần phải có các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng vốn bị chiếm dụng quá nhiều làm giảm thấp hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty nói riêng. Theo tôi để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới Công ty có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:
- Trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm, Công ty phải quy định rõ thời hạn thanh toán và hình thức thanh toán tiền hàng trên hoá đơn, chứng từ và các bên phải có trách nhiệm tuân thủ một cách đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản đã quy định, đồng thời Công ty cũng nên đề ra các hình thức bồi thường nếu một trong các bên vi phạm điều khoản trên.
- Tăng cường các biện pháp khách hàng thanh toán tiền hàng như sử dụng chiết khấu bán hàng, giảm giá, chiết khấu cho những khách hàng quen thuộc, mua và đặt hàng với số lượng lớn, thanh toán sớm thời hạn. Nếu thực hiện được điều này chắc chắn công tac thu hồi tiền hàng của Công ty sẽ nhanh chóng hơn, hạn chế được tình trạng thanh toán chậm, dây dưa khó đòi. Tuy nhiên để làm được điều này, Công ty cũng phải nghiên cứu kỹ để đề ra một tỷ lệ chiết khấu hợp lý nhất vẫn phải đảm bảo phát huy được hiệu quả. Theo tôi để định ra một tỷ lệ chiết khấu này, Công ty cần phải dựa vào lãi suất ngân hàng về vốn vay, vì thực tế cho thấy trong thời gian vốn bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều như năm 2003 - 2004 đã buộc Công ty phải đi vay vốn Ngân hàng cho sản xuất kinh doanh và tất nhiên Công ty phải trả một khoản lãi nhất định, hơn nữa khi vay vốn ngân hàng lại đòi hỏi các thủ tục phức tạp. Để tránh tình trạng này và chủ động trong việc sử dụng vốn, Công ty có thể đưa ra một tỷ lệ chiết khấu thấp hơn và thậm chí tương đương với lãi suất Ngân hàng trong trường hợp cần thiết để có thể thu hồi tiền hàng ngay vì chắc chắn điều này còn có lợi hơn là đợi khách hàng thanh toán toàn bộ tiền hàng sau một thời gian nhất định, những khoảng thời gian đó Công ty lại phải đi vay để có vốn sản xuất.
- Đối với các khoản phải trả cho người bán, Công ty phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi giao tiền. Vì nguyên vật liệu của Công ty bị hạn chế về nguồn cung ứng, giá cả không ổn định, vì thế Công ty phải trả tiền trước cho nhà cung ứng để mua nguyên vật liệu. Song thực tế cho thấy, khi đã nhận được tiền rồi người bán có thể giao cho Công ty những mặt hàng không đảm bảo các yêu cầu về số lượng, chất lượng về chủng loại. Công ty cần phải lựa chọn phía đối tác có uy tín cao, tránh hiện tượng giao tiền nhưng không nhận được hàng, vốn bị chiếm dụng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
- Trong thời gian tới để tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, một mặt Công ty nên đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hiện có, mặt khác Công ty có thể nghiên cứu nhu cầu thị trường để tiến hành kinh doanh các mặt hàng mới phải xây dựng nhiều dự án đầu tư mới. Mạnh dạn khai thác, đầu tư, kinh doanh mặt hàng mới, mở rộng thị trường. Chú trọng hơn nữa hoạt động kinh doanh xuất khẩu, thu ngoại tệ, mở rộng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để củng cố thêm vốn, giải quyết nhanh chóng lượng hàng tồn kho để thu hồi VLĐ. Xây dựng bộ máy maketting theo dõi, nắm bắt nhanh nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của khách hàng. Phân loại khách hàng vào khu vực thị trường, tìm những sản phẩm có khả năng tiêu thụ lớn, tiến hành lập dự kiến về giá cả, mạng lưới tiêu thụ, tăng cường công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
3.2.4. Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích kinh tế.
Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các số liệu kế toán, báo cáo tài chính, tổng kết kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán... và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai, triển vọng của doanh nghiệp, khả năng thanh toán... Nhờ đó, tìm ra các giải pháp đúng đắn để kịp thời xử lý các vấn đề về tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi đúng theo kế hoạch đã đề ra , nhằm giải quyết các mối quan tâm của nhiều người như: Ban Giám đốc Công ty, các nhà đầu tư, các chủ nợ, các nhân viên ngân hàng, các nhà Bảo hiểm... Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính doanh nghiệp, nhưng thường liên quan tới nhau:
- Đối với các nhà doanh nghiệp và các nhà quản trị, mối quan tâm hàng đầu của họ là lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra các nhà quản trị còn quan tâm tới các mục tiêu khác như: Tạo công ăn việc làm cho nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí ...Tuy nhiên, một doanh nghiệp có thể thực hiện các mục tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn là kinh doanh có lãi và thanh toán công nợ.
- Đối với các chủ Ngân hàng và các nhà cho vay: Mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt quan tâm tới số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh. Từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng quan tâm tới số vốn chủ sở hữu vì số vốn này chính là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro.
- Đối với các nhà cung cấp vật tư, hàng hoá: Họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng mua chịu hay không. Để đưa ra được quyết định họ cần phải biết được khả năng thanh toán của khách hàng hiện tại và trong thời gian tới.
- Đối với các nhà đầu tư mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như: Các rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lời, khả năng thanh toán... Vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Những điều đó bảo đảm sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư.
- Bên cạnh những nhóm người đó còn có những nhóm người khác cũng quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp như: Cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, các nhà phân tích tài chính...
- Công ty cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ tình hình tài chính của các đơn vị trực thuộc nhằm lành mạnh hoá công tác tài chính doanh nghiệp .
Tóm lại tổ chức tốt công tác kế toán là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng hợp lý các nguồn vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
3.2.5. Chú trọng phát huy nhân tố con người, đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
Nhân tố con người được xem là một nhân tố vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong bất cứ môi trường nào. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh thì mọi thành công hay thất bại phần lớn đều do con người đem lại. Trong điều kiện canh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngày nay, người ta không chỉ cần có vốn, công nghệ là quan trọng hơn cả là phải có những con người sáng tạo dám nghĩ dám làm.
Thực tế trong nhiều năm qua cũng giống như các doanh nghiệp khác, Công ty vẫn chưa khai thác hết được sức sáng tạo, trí tuệ của cán bộ công nhân viên trong Công ty, chưa phát huy hết tiềm năng trong mỗi cá nhân. Đây là một vấn đề tồn tại cần phải có những biện pháp khắc phục. Để huy động được sức mạnh của nhân tố con người, tạo nên một khối thống nhất thật sự vững mạnh, tạo nên sự lành mạnh của văn hoá doanh nghiệp theo tôi trong thời gian tới Công ty cần giải quyết một số vấn đề sau.
- Thường xuyên đánh giá tổng kết về cơ cấu tổ chức, về trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, từ đó có các khoá học chuyên sâu nâng cao trình độ chuyên môn. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ là một việc làm quan trọng, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Công ty phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu mới, luôn thay đổi của nền kinh tế, phải dựa trên cơ sở phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. Trước hết phải rà soát lại cán bộ hiện có để sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp với yêu cầu của từng đơn vị và trình độ của từng cá nhân, tìm ra những bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh. Nói chung từ cán bộ quản lý đến công nhân trực tiếp sản xuất phải được đào tạo và đào tạo lại nhằm đáp ứng được yêu cầu công tác trong giai đoạn mới. Trong đào tạo cần ưu tiên đúng mức đội ngũ những người trực tiếp làm công tác quản lý tài chính.
- Quản lý công tác cán bộ một cách nghiêm khắc, công minh, nhìn nhận đánh giá đúng đắn những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình hoạt động của đội ngũ lao động trong Công ty để từ đó phát huy những điểm tích cực và hạn chế những tiêu cực. Cần có những khuyến khích vật chất đối với tập thể cũng như cá nhân có những thành tích, phát minh, sáng kiến, đóng góp cho sự phát triển chung của Công ty; Đồng thời cũng phải nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm những hành vi sai trái làm cản trở sự phát triển của Công ty.
- Bên cạnh việc quan tâm tới đời sống vật chất Công ty cũng cần quan tâm tới đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên thường xuyên có các hoạt động văn hoá văn nghệ, nghỉ mát để từ đó tạo nên sự đoàn kết, không khí làm việc tập thể thoải mái, tương trợ và thật sự hiệu quả.
Làm tốt công tác nhân sự là một nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng. Do vậy Công ty cần quan tâm nhìn nhận vấn đề này một cách đúng đắn, coi đây là một trong những chiến lược phát triển của Công ty.
3.2.6. Hoàn thiện các chính sách.
Là một doanh nghiệp quản lý trực tiếp nhiều đơn vị trực thuộc, do đó Công ty phải bổ sung, hoàn thiện các chính sách nói chung và chính sách về VLĐ nói riêng. Cụ thể như:
- Chính sách giá cả: Phải xây dựng một chính sách giá hợp lý, coi giá cả là một công cụ trong cạnh tranh.
- Chính sách tiết kiệm chi phí: Cần phải xây dựng các chính sách về tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông..., có các quy định khen thưởng, xử phạt trong việc sử dụng chi phí tiết kiệm hiệu quả hay lãng phí.
- Chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
- Chính sách phân phối vốn, phân phối các quỹ trong Công ty phải được lập cụ thể và hợp lý.
Muốn quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả cần phải thực hiện chính sách tiết kiệm một cách đồng bộ và thường xuyên. Xây dựng các định mức chi phí phải sát, đúng, hợp lý, phải thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện để kịp thời uốn nắn chung cho toàn Công ty.
Với khối lượng hàng hoá mua bán trong năm là tương đối lớn vì vậy việc hạ thấp tỷ lệ hao hụt hàng hoá cũng là một biện pháp tiết kiệm vốn quan trọng. Đây được coi là nguồn hình thành vốn tự có đáng kể hàng năm của Công ty.
3.3. Một số kiến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Xuất phát từ việc xây dựng đề tài tổ chức quản lý sử dụng VLĐ cũng như qua nghiên cứu thực tiễn tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng, tôi có một số kiến nghị, đề xuất về phía Nhà nước như sau:
Trong điều kiện Nhà nước còn nhiều khó khăn về tài chính, chưa có điều kiện cấp bổ sung vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước để giúp các doanh nghiệp có thể làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay thì Nhà nước cần phải tạo môi trường, hành lang pháp lý an toàn hiệu quả để doanh nghiệp chủ động bổ sung vốn cho mình bằng nhiều hình thức.
Thời gian qua tuy chính phủ đã có nhiều cố gắng trong sửa đổi luật pháp, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hơn trước. Nhưng vấn đề vẫn còn tồn tại là luật còn thiếu rõ ràng, chậm trong hướng dẫn thực hiện, hay thay đổi dẫn đến không đồng bộ, gây khó khăn trong định hướng, xác định chiến lược kinh doanh cho mỗi doanh nghiệp.
- Về luật thuế GTGT, khoảng hơn 40% các doanh nghiệp đánh giá rằng việc áp dụng luật thuế GTGT vẫn làm tăng mức đóng góp của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Loại thuế này vẫn chưa phát huy hết được các mặt tích cực.
Về công tác triển khai thu thuế: Số lượng lớn các văn bản hướng dẫn về thuế GTGT, các doanh nghiệp thấy rất khó khăn trong quá trình hoạt động của mình. Việc hoàn thuế GTGT còn chậm trễ, chưa kịp thời làm cho vốn của Doanh nghiệp bị chiếm dụng.
Thời gian tới Nhà nước nên có chính sách thuế ổn định để doanh nghiệp chủ động tính toán hiệu quả kinh doanh. Khi có thay đổi đề nghị Nhà nước có thông báo trước với một thời gian phù hợp để doanh nghiệp thay đổi, tránh tổn thất do việc đột ngột thay đổi chính sách thuế gây ra.
- Các doanh nghiệp cũng đánh giá những yếu tố khác như: Những hạn chế trong hoạt động xúc tiến, thiếu thông tin cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt những yếu tố như: Buôn lậu, hàng giả, chi phí phụ trợ cao (vận tải, điện, thông tin...) và nhu cầu tiêu dùng trong nước chưa cao trong khi phụ trợ cao đã làm tăng thêm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đáng chú ý là vấn đề khó khăn trong việc vay vốn. Việc vay vốn với nhiều thủ tục phức tạp không thuận lợi cho các doanh nghiệp. Ngân hàng cần có cơ chế thông thoáng hơn đối với các doanh nghiệp trong việc vay vốn (thủ tục thế chấp, xem xét tính khả thi của dự án).
Các doanh gnhiệp mới thành lập gặp nhiều khó khăn trong vay vốn bởi ngân hàng chỉ cho doanh nghiệp vay vốn sau hai năm hoạt động có lãi và phải thế chấp. Doanh nghiệp mới thành lập sẽ lấy gì để thế chấp, để có đủ điều kiện vay đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nên tạo ra sự bình đẳng trong việc vay vốn ngân hàng giữa các doanh nghiệp, đề nghị ngân hàng cho vay bằng tín chấp qua hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp đã ký với khách hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập có cơ hội phát triển.
- Ngân hàng quản lý ngoại hối cung không đủ cầu gây nên các biến động về tỷ giá hối đoái, khó khăn cho doanh nghiệp.
- Các thủ tục thanh tra, kiểm tra xin thuê đất hoặc cấp đất của doanh nghiệp chưa có nhiều tiến bộ thậm chí còn khó khăn hơn. Các doanh nghiệp mong muốn có được sự cải thiện, giảm bớt phiền hà trong thủ tục hành chính.
Trong thời gian tới nếu Nhà nước giải quyết tốt các vấn đề trên sẽ là điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn.
Kết luận
Vốn kinh doanh nói chung, VLĐ nói riêng là yếu tố đảm bảo cho quá trình sản xuất của Doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục. Vì vậy nếu không có vốn sẽ không thể tiến hành sản xuất kinh doanh được, thiếu vốn sẽ gây ra tình trạng khó khăn, cản trở tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tăng trưởng và phát triển không hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào số lượng vốn nhiều mà cơ bản là phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả nhất. Mặt khác phải có một cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Vì vậy việc quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là vô cùng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bền vững của tất cả các doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài cùng với quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng, Khoá luận đã đạt được những kết quả sau:
- Làm rõ các lý luận cơ bản về VLĐ
- Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng
- Đề xuất được một số giải pháp giúp Công ty trong hoạt động của mình.
Đề tài này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Lê Hoàng Nga - Giảng viên trường Đại học Ngân hàng và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam đặc biệt là phòng kế toán. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân có thể những vấn đề trình bày nghiên cứu trong luận văn không tránh khỏi thiếu sót vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô và bạn bè cùng quan tâm tới vấn đề này.
Cuối cùng tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
- Cô giáo hướng dẫn: PGS. TS. Lê Hoàng Nga - Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
- Tập thể cán bộ phòng Kế toán Tài chính Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của Trưởng phòng kế toán Nguyễn Văn Khoa.
- Cuối cùng là các bạn bè đã đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình quản trị tài chính Doanh nghiệp - Học viện Tài chính - Kế toán Hà Nội. Nhà xuất bản tài chính Hà Nội.
2. Giáo trình phân tích các hoạt động kinh tế - Học viện Tài chính - Kế toán Hà Nội. Nhà xuất bản tài chính Hà Nội.
3. Giáo trình lý thuyết tài chính Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội. Nhà xuất bản tài chính Hà Nội.
4. Sách chế độ mới về quản lý tài chính và cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước của Nhà xuất bản Tài chính.
5. Tài liệu tham khảo và báo cáo tài chính của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng .
6. Các báo, tạp chí chuyên ngành Tài chính.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------²---------
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------²---------
Nhận xét của nơi thực tập
Bảng 2: Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
A - Nợ phải trả
10.085.152.192
13,2
31.727.454.725
18,14
21.642.302.533
214,6
I. Nợ ngắn hạn
9.615.152.192
12,6
31.727.454.725
18,14
22.112.302.533
230,0
1. Vay ngắn hạn
4.950.000.000
6,48
24.629.662.087
14,08
19.679.662.087
397,6
2. Phải trả người bán
265.863.263
0,35
329.251.661
0,19
63.388.398
23,84
3. Thuế và các khoản phải nộp
890.216.917
1,17
1.216.889.427
0,7
326.672.510
36,7
4. Phải trả công nhân viên
307.793.833
0,4
524.301.122
0,3
216.507.289
70,34
5. Các khoản phải trả, nộp khác
3.201.278.179
4,2
5.027.350.428
2,87
1.826.072.249
57,04
II. Nợ dài hạn
0
0
0
0
0
0
III. Nợ khác
470.000.000
0,6
0
0
- 470.000.000
- 100
1. Chi phí phải trả
470.000.000
0,6
0
0
- 470.000.000
- 100
B - Nguồn vốn chủ sở hữu
66.280.124.156
86,8
143.178.179.795
81,86
76.898.055.639
116,0
I. Nguồn vốn, quỹ
65.116.931.416
85,3
142.451.821.873
81,44
77.334.890.457
118,76
1. Nguồn vốn kinh doanh
53.375.434.916
69,9
134.505.948.659
76,9
81.130.513.743
13,91
2. Quỹ đầu tư phát triển
5.831.927.968
7,64
5.940.824.055
3,4
108.896.087
1,87
3. Quỹ dự phòng tài chính
2.463.098.258
3,23
1.756.795.260
1
- 706.302.998
28,7
4. Lợi nhuận chưa phân phối
3.198.216.377
4,19
0
0
- 3.198.216.377
- 100
5. Nguồn vốn đầu tư XDCB
248.253.899
0,34
248.253.899
0,14
0
0
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
1.163.192.740
1,5
726.357.922
0,42
- 436.834.818
- 37,55
1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
453.792.129
0,594
492.301.102
0,28
38.508.973
8,5
2. Quỹ xây dựng phúc lợi
129.400.611
0,169
234.056.820
0,14
104.656.209
80,88
3. Quỹ quản lý cấp trên
580.000.000
0,737
0
0
- 580.000.000
- 100
Tổng
76.365.276.348
100
174.905.634.520
100
98.540.358.172
129,0
(Số liệu được trích từ báo cáo tài chính năm 2003 - 2004 của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng)
Bảng 3: kết cấu vốn lưu động của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng
Đơn vị: Đồng
Vốn lưu động
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
I. Vốn bằng tiền
25.000.344.954
49,38
14.707.609.243
35,9
- 10.292.735.711
- 41,17
1. Tiền mặt tại quỹ
349.351.929
0,69
462.378.886
1,13
113.026.957
32,35
2. Tiền gửi ngân hàng
24.650.993.025
48,69
14.245.230.357
34,77
- 10.405.726.668
- 42,21
II. đầu tư tài chính ngắn hạn
3.400.000.000
6,72
3.000.000.000
7,32
- 400.000.000
- 11,76
III. Các khoản phải thu
4.515.067.173
8,91
5.223.752.449
12,75
708.685.276
15,7
1. Phải thu của khách hàng
3.483.410.194
6,9
9.207.237.507
22,74
5.723.827.313
164,32
2. Phải thu nội bộ
811.259.715
1,6
- 4.196.783.141
- 10,24
- 5.008.042.856
- 617,3
3. Trả trước cho người bán
0
0
7.946.515
0,02
7.946.515
100
4. Các khoản phải thu khác
220.397.264
0,41
193.134.221
0,47
- 27.263.043
12,37
5. Thuế GTGT được khấu trừ
0
0
12.217.347
0,03
12.217.347
100
IV. Hàng tồn kho
14.659.358.682
28,96
14.357.036.214
35,04
- 302.322.468
20,6
1. Hàng mua đang đi đường
1.749.550.111
3,456
1.454.405.825
3,55
- 295.144.286
- 16,87
2. Nguyên vật liệu, vật tư tồn kho
5.105.328.269
10,1
6.769.814.897
16,52
1.664.486.628
32,6
3. Công cụ dụng cụ trong kho
10.589.942
0,021
57.527.766
0,14
46.937.824
443,23
4. Chi phí SXKD dở dang
5.339.912.809
10,548
5.087.899.590
12,42
- 252.013.219
4,72
5. Hàng hoá tồn kho
674.041.226
1,33
269.616.490
0,36
- 404.424.736
60,0
6. Thành phẩm tồn kho
690.130.325
1,36
717.771.646
1,75
27.641.321
4,0
7. Hàng gửi bán
1.089.806.000
2,145
0
0
- 1.089.806.000
- 100
V. Tài sản lưu động khác
3.049.261.114
12,75
3.680.728.710
8,99
631.467.596
20,7
1. Tạm ứng
386.550.392
0,764
652.767.241
1,59
266.216.849
68,87
2. Chi phí trả trước
259.665.442
0,513
859.794.628
2,1
600.129.186
231,12
3.Chi phí chờ kết chuyển
16.170.280
0,032
168.166.841
0,41
151.996.561
940,0
4. Các khoản ký quỹ ký cược
2.386.875.000
11,441
2.000.000.000
4,89
- 386.875.000
16,2
Tổng VLĐ
50.624.031.923
100
40.969.126.616
100
- 9.654.905.307
- 19,07
(Số liệu được trích từ báo cáo tài chính năm 2003 - 2004 của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng.)
bảng 4: Các khoản phải thu, phải trả của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
I. Các khoản phải thu
4.492.337.059
100
10.061.085.484
100
5.568.748.425
24
1. Phải thu khách hàng
3.611.885.888
80,4
9.207.237.507
91,5
5.595.351.619
155
2. Phải thu tạm ứng
386.550.392
8,6
652.767.241
6,5
266.216.849
68,87
3. Trả trước cho người bán
273.503.515
6,09
7.946.515
0,08
- 265.557.000
- 97
4. Các khoản phải thu khác
220.397.264
4,91
193.134.221
1,92
- 27.263.043
- 12,37
II. Các khoản phải trả
5.067.131.401
100
7.097.792.638
100
2.030.661.237
40
1. Phải trả người bán
539.366.778
10,64
329.251.661
4,64
- 210.115.117
- 39
2. Phải trả công nhân viên
307.793.833
6,07
524.301.122
7,39
216.507.289
70,34
3. Phải nộp ngân sách
890.216.917
17,57
1.216.889.427
17,14
326.627.510
36,7
4. Người mua ứng tiền trước
128.475.693
2,53
0
0
- 128.475.693
- 100
5. Các khoản phải nộp bảo hiểm
52.854.689
1,043
14.174.438
0,2
- 38.680.251
- 73,2
6. Phải trả phải nộp khác
3.148.423.490
62,147
5.013.175.990
70,63
1.864.752.500
59,2
(Số liệu được trích từ báo cáo tài chính năm 2003 - 2004 của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng)
Biểu đồ 2: Kết cấu VLĐ của Công ty năm 2003
Biểu đồ 3: Kết cấu VLĐ của Công ty năm 2004
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23160.doc