Tài liệu Quản trị tài chính trong MNC’s: A. Lời mở đầu
Đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện được những mục tiêu kinh doanh.
Căn cứ vào mục đích đầu tư, hoạt động đầu tư được phân thành đầu tư tăng năng lực sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ…Mục đích là giúp cho các nhà quản lý tài chính xác địn... Ebook Quản trị tài chính trong MNC’s
8 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quản trị tài chính trong MNC’s, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hướng đầu tư và kiểm soát được tình hình đầu tư theo những mục tiêu đã định.
Để hiểu rõ về quản trị hoạt động đầu tư trong công ty đa quốc gia, chúng ta sẽ đi vào phân tích một tình huống cụ thể về tình hình tài chính của tập đoàn Toyota.
B. Tình huống
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu của mình, em xin lấy tình huống về tập đoàn Toyota đạt doanh thu kỷ lục trong 3 tháng cuối năm 2007. Từ đó tiến hành phân tích, các nhà quản trị tài chính của Toyota đã sử dụng những công cụ tài chính gì để đạt được những kết quả đáng khâm phục như thế.
“Toyota vẫn đang là nhà sản xuất ô tô có lợi nhuận cao nhất thế giới, với lợi nhuận hoạt động quý 3 năm tài chính 2007 đạt 5,6 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ 2006. Doanh thu tăng 9,2% lên 62,7 tỷ USD, còn doanh số tăng 126.000 lên 2,281 triệu xe. Đây là các con số kỷ lục quý của Toyota, cả về doanh thu và lợi nhuận dù môi trường kinh doanh không thuận lợi.
Để dễ hình dung hơn, doanh thu 3 tháng cuối năm 2007 của Toyota cao hơn 45% tổng doanh số của hai nhà sản xuất ô tô lớn thứ 2 và 3 Nhật Bản là Honda và Nissan, dù hai tập đoàn này cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý rất khả quan.”
Chủ Nhật 10/2/2008_24h.com.vn
C. Phân tích
Như chúng ta biết, Tập đoàn ôtô Toyota Nhật bản (TMC) là một trong những hãng sản xuất ôtô hàng đầu thế giới với đủ các chủng loại sản phẩm từ xe mini đến xe tải nặng. Tổng doanh số bán toàn cầu nhãn xe Toyota và Lexus, có tính cả Daihatsu và Hino, đạt 6,78 triệu xe trong năm 2003. Ngoài 12 nhà máy và 11 cơ sở sản xuất tại Nhật bản, Toyota có 51 công ty sản xuất đặt tại 26 nước/khu vực, chuyên sản xuất ôtô và linh kiện nhãn hiệu Toyota và Lexus. Tính đến tháng 3 năm 2004, Toyota có 264,000 nhân viên và có mặt tại 140 thị trường trên toàn cầu. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh ôtô chiếm 90% doanh số của công ty, đạt 17,29 tỷ yên trong năm tài khóa 2003 kết thúc tháng 3 năm 2004. Các hoạt động khác của công ty bao gồm điện tử viễn thông, công nghệ nhà ở và đóng tàu du lịch.
Trong những năm gần đây, Toyota đã vượt qua Ford từ năm 2003 để giành vị trí nhà sản xuất lớn thứ 2 thế giới, sẽ tiếp tục mở thêm các nhà máy tại Nga, Thái Lan và Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Và theo báo cáo kết quả kinh doanh quý III của năm tài chính 2007, Toyota đang trên đà trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới, vượt qua cả người khổng lồ General Motors. Và là lần đầu tiên trong lịch sử, Toyota có doanh số quý vượt qua đại kình địch của mình.
Cụ thể:
+ Thị phần của Toyota đã tăng đáng kể
Ngay tại Mỹ. Cách đây 10 năm, GM kiểm soát 1/3 thị phần ô tô tại Mỹ, trong khi Toyota chỉ có 8%. Hiện tại, GM giảm xuống chỉ còn 24% và Toyota đã lên tới hơn 15%.
Trong năm nay, Toyota đã đứng đầu 8 trong 19 phân hạng điều tra về chất lượng sản phẩm trong 3 năm sử dụng do J.D. Power & Associates tiến hành - vượt trội hơn bất kỳ nhà sản xuất nào. Cũng trong đợt khảo sát này, thương hiệu Lexus của Toyota giành vị trí mác xe có chất lượng tốt nhất liên tục trong 12 năm qua.
Với đối tượng khách hàng ưa chuộng loại xe thân thiện với môi trường, Toyota đã rất thành công với mẫu Prius. Mẫu xe này ra mắt từ 1997 và lượng tiêu thụ nhiên liệu chỉ 4,6 lít/100 km.
+ Hoạt động bành chướng và thâu tóm của các công ty mẹ được thực hiện cơ bản trên thị trường chứng khoán. Các công ty mẹ thường lựa chọn các công ty hoạt động có hiệu quả trong tất cả các ngành kinh tế và thâu tóm dần bằng cách mua cổ phiếu của chúng.
Ví dụ Toyota :
Toyota mua lại cổ phần đáng kể từ đối tác cũ của GM là Fuji Heavy Industries (tập đoàn mẹ của Subaru) và Isuzu. Thậm chí, cuối năm 2007 Toyota còn sử dụng nhà máy của Subaru tại Indiana để lắp ráp mẫu Camry.
GM đã từng là cổ đông lớn nhất của Fuji, nhưng GM đã phải bán hết 20% cổ phần để lấy tiền chi cho việc tái cơ cấu sản xuất.Hiện nay, Toyota là cổ đông lớn nhất sau khi mua lại 8,7% cổ phần của Fuji với trị giá 315 triệu USD.
Tháng trước, 6 tháng sau khi GM bán toàn bộ 7,9% cổ phần trong Isuzu, Toyota mua lại 5,9% cổ phần của Isuzu.
Cùng với việc mua lại cổ phẩn trong Fuji và Isuzu, không những thị phần và thị trường của Toyota được mở rộng mà tập đoàn này còn tiếp cận được công nghệ diesel mà nó vốn rất thèm muốn.
+ Thêm vào đó, để tăng doanh số cũng như lợi nhuận và mở rộng thị trường, các nhà quản trị tài chính thường chú trọng vào phát triển sản phẩm mới, mở rộng sản xuất kinh doanh:
Với Toyota, năm 2007 Toyota cho ra mắt 2 dòng sản phẩm mới là Tunrda Toyota và Camry Toyota 2007.
Với Tunrda Toyota được mệnh danh là xe tải bán của năm 2007. Tunrta chính là con át chủ bài của Toyota trong cuộc cạnh tranh ngôi vị hàng đầu. Hãng xe hàng đầu thế giới của Nhật Bản này đã đầu tư rất nhiều thời gian và của cải trong việc nghiên cứu đưa ra thế hệ mới cho chiếc Tundra. Tundra mới của Toyota là một chiếc xe lớn, khỏe mạnh và được đặt hy vọng nhiều nhất trong phân khúc xe bán tải của Toyota. Nhìn tổng quát từ phía ngoài, chiếc Tundra có khoảng cách khung gầm khá cao so với mặt đất, khoảng cách này giúp cho chiếc xe có thể dễ dàng di chuyển trên các địa hình xấu hay vượt qua những con sông nông hoặc những con suối một cách dễ dàng. Thiết kế vỏ xe rất khỏe mạnh với những khối hình chữ nhật và hình thang nổi. Thể hiện rõ nhất ở phần trước của xe khi phần chắn của lưới tản nhiệt được thiết kế theo hình thang và được cho mạ crom sáng bóng, hốc chứa đèn chiếu sương mù hai bên khá to và 3 khe hút gió nằm chính giữa mũi xe là một thiết kế không còn xa lạ với dòng xe bán tải. Nhưng qua bàn tay của những nhà thiết kế tài ba từ Toyota, phần mũi xe vẫn gây cho người ta một ấn tượng khá mạnh khi đứng đối diện với chiếc xe này.
Với Camry 2007_mẫu xe chiến lược của toyota có 5 phiên bản trong đó 4 bản CE, LE, SE, XLE sử dụng động cơ chạy xăng và 1 trang bị hệ thống hybrid. Vốn không phải là thế mạnh về thiết kế nên Camry 2007 xuất hiện với phong thái cục mịch và khá giản dị. Nhưng ngược với sự nhạt nhoà phía ngoại thất, nội thất Camry 2007 được chăm chút kỹ lưỡng và có bản sắc riêng. Hộp chứa đồ rộng và hạ thấp hơn so với thường lệ nên tiện dụng hơn. Không gian bên trong ca-bin hiện đại và thân thiện.Ghế ngồi phía trước thiết kế theo công nghệ WIL (Whiplash Injury Lessening) giúp bảo vệ phần đầu hành khách trong các tai nạn. Ghế da sưởi ấm được trang bị trên các mẫu SE, XLE và bản hybrid. Còn CE, LE và Hybrid lắp bộ ghế sau có thể bẻ gập theo tỷ lệ 60/40. Trên tất cả các phiên bản, vô-lăng có thể điều chỉnh phù hợp với kích cỡ của tài xế.Hệ thống âm thanh tiêu chuẩn trên Camry 2007 là dàn CD 6 đĩa AM/FM nối với 6 loa và âm ly kỹ thuật số 4 kênh, công suất 160W.
Đồng thời, Toyota sẽ mở thêm một loạt các nhà máy nữa trong năm 2007.
Nhà máy đầu tiên của Toyota ở Nga sẽ lắp ráp mác xe Camry. Tại Thái Lan, sẽ có thêm 1 nhà máy sản xuất xe bán tải, nâng tổng số lên 3 nhà máy của Toyota. Ngoài ra, Toyota còn xây dựng một nhà máy nữa ở Trung Quốc để sản xuất 1 mẫu xe Toyota chưa tiết lộ.
Kết quả cho thấy:
Tình hình tài chính hiện nay của Toyota là điều đáng ghen tỵ đối với nhiều nhà sản xuất ôtô trên thế giới.
Tại Bắc Mỹ, doanh số của mẫu xe hybrid Prius và bán tải cỡ lớn Tundra rất khả quan. Ở Trung Quốc, nhà sản xuất Nhật Bản đã tiêu thụ được khoảng 500.000 xe trong năm 2007, tăng 62% so với năm 2006. Dự kiến năm 2008, Toyota sẽ tiêu thụ được 700.000 xe tại đây, chủ yếu nhờ vào mẫu xe Camry - đang được sản xuất tại nhà máy Quảng Châu và tiêu thụ dưới sạng sedan hạng sang tại Trung Quốc, cùng với một số mẫu xe Lexus nhập khẩu.
Quý vừa qua, doanh số của Toyota tại châu Á (không tính các liên doanh ở Trung Quốc) đã tăng 37.000 chiếc lên 241.000 xe, do nhu cầu tiêu thụ ô tô tại Thái Lan và Indonesia tăng mạnh.
Tại Trung và Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại dương, doanh số tăng 28% lên 435.000 xe.
Bí quyết thành công của Toyota
Với phương châm : Chất lượng tốt, quản lý chặt chẽ và luôn "biết mình biết người" là bí quyết thành công của hãng xe Nhật Bản.
Trên mức độ vĩ mô, nguyên nhân đầu tiên khiến Toyota ngày càng thành công nằm ở chất lượng. Đó là điều mà các đối thủ Mỹ không có. Ngay với người dân Mỹ, khởi động chiếc xe Toyota vào một ngày lạnh giá không khác nhiều so với bình thường, nhưng với xe chính quốc thì ngược lại. Sự tin tưởng về chất lượng của thương hiệu Toyota trong tâm lý người tiêu dùng có thể định lượng qua Camry khi nó là mẫu xe bán chạy nhất tại Mỹ trong khi bản hybrid thu hút sự chú ý của hầu hết mọi người tại triển lãm ôtô Detroit.
Nguyên nhân chủ yếu đó là Các nhà quản trị tài chính của Toyota đã chú trọng hướng vào phát triển sản phẩm mới và làm tăng khả năng thu lợi nhuận của sản phẩm hiện có đồng thời chú trọng mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nguyên nhân thứ ba là cách thức xây dựng chiến lược kinh doanh và nền tảng dịch vụ vững chắc. Nhà phân tích Rob Lache tại Deutsche Bank ước đoán, trung bình, Toyota kiếm được nhiều hơn 4.000 USD trên một chiếc xe so với General Motors hay Ford.. “Khi bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn nghĩa là bạn có thể cung cấp nhiều thiết bị và có thể củng cố giá trị thương hiệu bằng cách loại các sản phẩm không phù hợp”, Lache nhận xét.
Bên cạnh chất lượng cao, gặt hái thành công với hybrid và phát triển vượt bậc trong phân khúc thể thao đa dụng SUV, Toyota còn tăng thị phần của mình tại các dòng xe tải nhẹ và xe du lịch để vươn lên đứng sau GM, Ford tại thị trường Mỹ.
"Toyota làm được những việc mà các đối thủ Mỹ không thể như xây dựng các nhà máy cách xa họ. Điều này cho phép Toyota mở rộng tầm ảnh hưởng tại Mỹ nói riêng và Bắc Mỹ nói chung. Đó là một trong những ưu điểm lớn nhất hiện nay”, George Magliano, nhà phân tích thuộc Global Insight nói. Đó là nguyên nhân thứ tư.
Một ưu điểm nữa của Toyota là nhà sản xuất này không chịu ảnh hưởng từ chính sách lương cao mà các đối thủ Mỹ đang đau đầu tìm cách đối phó. Giới phân tích cho rằng các hãng xe Mỹ đã thu hẹp khoảng cách chất lượng so với Toyota nhưng khoảng cách về thương hiệu vẫn lớn. Vì vậy, Toyota vẫn tiếp tục sử dụng lợi thế đó để vươn lên và ngày càng tiến gần tới vị trí số 1 thế giới của GM về doanh số.
D. Kết luận
Như vậy, ta có thể thấy được một công ty muốn thành công và thu được lợi nhuận cần đặc biệt chú trọng đến hoạt động tài chính, nhất là khi công ty đó kinh doanh trong môi trường toàn cầu. Chiến lược kinh doanh như thế nào thì phù hợp, chú trọng vào phát triển sản phẩm nào, mở rộng hoạt động sản xuất sang những quốc gia nào là vấn đề được đặt ra cho các nhà quản trị tài chính để hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất.
Danh mục tài liệu tham khảo:
www.vietbao.vn
www.24h.com.vn
www. toyotavn.com.vn
www. toyota.com
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12004.doc