Quản trị dự án và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

MỤC LỤC PHẦN I: TÓM TẮT CHƯƠNG V QUẢN TRỊ SOẠN THẢO DỰ ÁN Câu 1 : So sánh dự án tiền khả thi và dự án khả thi. Lấy mỗi loại 1 ví dụ cụ thể để minh họa. Để trả lời câu hỏi này, nhóm chúng em xin trình bày theo các vấn đề sau: Vấn đề 1: Sự giống nhau giữa dự án tiền khả thi và dự án khả thi Vấn đề 2: Sự khác nhau giữa dự án tiền khả thi và dự án khả thi Vấn đề 3: Ví dụ cụ thể Phần trả lời cụ thể Vấn đề 1: Sự giống nhau giữa dự án tiền khả thi và dự án khả thi Đều là các dự án FDI. Dự án

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quản trị dự án và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
FDI là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn của chủ đầu tư nước ngoài vào một đối tượng nhất định của nước sở tại. Đều là các bước trong quá trình soạn thảo dự án, nhằm tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau. Vấn đề 2: Sự khác nhau giữa dự án tiền khả thi và dự án khả thi Dự án tiền khả thi Dự án khả thi Khái niệm Dự án tiền khả thi là kết quả của việc nghiên cứu tiền khả thi dự án FDI. Dự án TKT trình bày một cách khái quát, ở trạng thái tĩnh mọi khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, tài chính của cơ hội đầu tư và toàn bộ quá trình thực hiện cũng như vận hành kết quả đầu tư. Dự án khả thi là kết quả của việc nghiên cứu khả thi dự án FDI. Dự án trình bày cụ thể, ở trạng thái động các yếu tố kinh tế, xã hội, tài chính, xem xét tính vững chắc về hiệu quả của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định và đưa ra các biện pháp khắc phục. Nội dung Khá chi tiết, cụ thể Bao gồm 10 nội dung Chi tiết, cụ thể nhất Bao gồm 14 nội dung Vai trò Nhằm xác định xem cơ hội đầu tư được chọn có đáng được nghiên cứu và phát triển sâu hơn hay không Giúp cho chủ đầu tư loại bỏ các dự án bấp bênh về thị trường, kỹ thuật, tài chính hoặc các dự án không hợp lý về phương diện này hay phương diện khác, từ đó có thể tiến hàng sàng lọc các dự án không mấy khả thi và khẳng định thêm tính khả thi của các dự án được chọn. Là văn kiện hết sức quan trọng, là cơ sở để các chủ đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, xin phép nhập khẩu máy móc thiết bị hoặc nguyên vật liệu, là căn cứ để xin vay vốn và xét duyệt cho vay của các tổ chức tài chính, là căn cứ để xin phép và xét các ưu đãi đối với dự án Là tài liệu quan trọng để cơ quan cấp giấy phép đầu tư thẩm định, xem xét việc cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án. Mức độ chính xác Dự án TKT yêu cầu độ chính xác khá cao, sai số cho phép khoảng ± 20% Dự án khả thi đòi hỏi độ chính xác cao nhất. Vấn đề 3: Ví dụ cụ thể Dự án xây dựng tuyến Metro đầu tiên của Hà Nội Dự án tiền khả thi (năm 2005): Để giải quyết vấn đề giao thông ngày càng bức thiết hiện nay đồng thời để chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, lãnh đạo thành phố đã quyết định phê duyệt báo cáo dự án tiền khả thi với các nội dung sau: Tuyến xe điện Nhổn – Ga Hà Nội dài 12,5 km, phần lớn chạy trên cao, chỉ có 3 km ngầm, bao gồm 4 toa xe Dự trù chi phí là hơn 10.300 tỉ đồng, tương đương 458 triệu Euro. Trong đó, 200 triệu Euro để cung cấp, lắp đặt các thiết bị và dịch vụ tư vấn. Xây dựng ngầm 80 triệu Euro. Còn đâu là đường trên cao, nhà ga, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái cấu trúc, chi khác. Năng lực vận chuyển năm 2010 đạt 123.800 hành khách/ngày. Sẽ tăng lên thành 274.000 / ngày vào năm 2020 và 360.000 /ngày vào năm 2030. Chia ra mức đầu tư đường trên cao và 12 ga khoảng 450 tỷ VND/km. Tunnel ngầm khoảng 550 tỷ VND/km. Dự án sẽ sử dụng 100% tư vấn nước ngoài. Dự kiến dự án sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2010. Dự án khả thi (2008-2009): Nội dung của báo cáo khả thi sẽ thay đổi một vài điều so với dự án tiền khả thi ở một số điểm sau: Vốn đầu tư cho dự án sẽ tăng 1,7 lần (782 triệu Euro) do tư vấn Systra đã đề xuất một số thay đổi lớn đối với tuyến Nhổn - ga Hà Nội nhằm phù hợp qui hoạch phát triển Thủ đô tương lai và đã được UBND TP chấp thuận: Dự báo lưu lượng khách tăng hơn Báo cáo trước, dẫn đến kích cỡ nhà ga và đoàn tàu đều tăng, và toàn bộ hệ thống cầu cạn, hầm, thông tin, tín hiệu... cũng tăng "một loạt" Đoàn tàu theo nghiên cứu mới nhất sẽ gồm 5 toa (thay vì 4 toa như dự kiến trước), kích cỡ lớn hơn. Nhà ga nổi xây 2 tầng (gồm cả tầng trung chuyển) trên tất cả các ga và đều được lắp thang máy, thang cuốn. Ga ngầm sâu hơn tính toán cũ khoảng 10m. Qui hoạch tuyến, vị trí các nhà ga được điều chỉnh cục bộ, đoạn ngầm được kéo dài hơn Báo cáo trước là 1,1km. Tư vấn cũng tính toán đào đoạn tuyến ngầm bằng máy TBM thay vì phương pháp đào moi, đào mở mà Báo cáo trước đặt ra. Đơn giá vật liệu biến động, trong khi tỉ giá qui đổi 1 Euro tại thời điểm lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (năm 2005) chỉ 19.000 đồng, nhưng năm 2009 tạm tính 1 Euro = 23.000 đồng. Dự án được tính toán sẽ đi vào hoạt động sớm nhất từ năm 2013. Một số phương án tài trợ cho dự án: Cộng hòa Pháp đã có văn bản cam kết chính thức gửi Bộ KH&ĐT Việt Nam tăng mức tài trợ dự án này thêm 153 triệu Euro. Tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đối với Việt Nam năm 2009 và giai đoạn 2010 - 2012, trong đó ghi cho dự án metro Hà Nội 293 triệu USD thuộc tài khóa vay vốn 2010. Ngoài ra có thể huy động thêm các nguồn vốn ODA khác Câu 2: Hiểu thế nào là nghiên cứu thị trường của dự án FDI? Trình bày tóm tắt nội dung của việc nghiên cứu thị trường của dự án FDI? Để trả lời câu hỏi này chúng em xin trình bày theo 2 vấn đề lớn sau: Vấn đề 1: Hiểu thế nào là nghiên cứu thị trường của dự án FDI? Dự án FDI là gì? Nghiên cứu thị trường là gì? Nghiên cứu thị trường của dự án FDI là gì? Mục đích nghiên cứu thị trường của dự án FDI? Ý nghĩa của việc nghiên cứu thị trường của dự án FDI? Vấn đề 2: Trình bày tóm tắt nội dung của việc nghiên cứu thị trường của dự án FDI? 9 bước cơ bản Phần trả lời cụ thể Vấn đề 1: Hiểu thế nào là nghiên cứu thị trường của dự án FDI? . Dự án FDI là gì? Dự án FDI là những dự án đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước tiếp nhận đầu tư (từ đây gọi là nước sở tại) bỏ vốn đầu tư, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi trong kinh doanh. . Nghiên cứu thị trường là gì? Quá trình thu thập, lưu giữ và phân tích thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và thị trường một cách có hệ thống ( Chương trình đào tạo của PECSME – Việt Nam ) . Nghiên cứu thị trường của dự án FDI là gì? Nghiên cứu thị trường của dự án FDI là việc xem xét và phân tích nhu cầu của người tiêu dùng một cách khách quan, khoa học và tỷ mỷ để đi đến quyết định: Sản xuất cái gì? Sản lượng bao nhiêu? Quy cách và phẩm chất thế nào? Phương thức bán và khuyến thị ra sao để tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường hiện tại và tương lai . Mục đích nghiên cứu thị trường của dự án FDI? Mục đích nghiên cứu thị trường của dự án FDI là để trả lời các câu hỏi sau: Sản phẩm nào có khả năng sản xuất? Chất lượng và quy cách của sản phẩm đó? Khu vực tiêu thụ? Doanh số và sản lượng? . Ý nghĩa của việc nghiên cứu thị trường của dự án FDI? Nghiên cứu thị trường có vai trò quyết định đối với sự thành bại của một dự án FDI Kết quả nghiên cứu thị trường là căn cứ để xác định quy mô của dự án và tính nhu cầu các yếu tố sản xuất cần thiết cho dự án FDI có thể vận hành được với quy mô dự án Kết quả nghiên cứu thị trường là căn cứ để chủ đầu tư có giải pháp hữu hiệu nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường hiện tại và tương lai Kết quả nghiên cứu thị trường là căn cứ để xác định các ưu đãi mà dự án được hưởng Vấn đề 2: Trình bày tóm tắt nội dung của việc nghiên cứu thị trường của dự án FDI? Nội dung của việc nghiên cứu thị trường của dự án FDI bao gồm 9 bước công việc sau: Nội dung của việc nghiên cứu thị trường của dự án FDI bao gồm 9 bước công việc sau: Bước 1: Quan sát, nghiên cứu và phân tích về khách hàng Bước 2: Tình hình cung cầu về sản phẩm và quan hệ cung cầu trên thị trường dự kiến trong quá khứ, hiện tại và tương lai Bước 3: Khu vực thị trường tiêu thụ sản phẩm dự kiến Bước 4: Nghiên cứu cơ cấu khách hàng ở từng khu vực thị trường dự kiến Bước 5: Quan hệ cung cầu trên từng phân đoạn của thị trường để xác định đi vào phân đoạn nào của thị trường và cơ cấu của sản phẩm sẽ đưa ra Bước 6: Nghiên cứu tình hình cạnh tranh trên thị trường Bước 7: Dự kiến tổng sản lượng tiêu thụ, doanh số và lợi nhuận dự kiến đạt được Bước 8: Nghiên cứu vòng đời của sản phẩm trên thị trường dự kiến Bước 9: Xác định chiến lược Marketing cho sản phẩm của dự án FDI Câu 3: Hiểu thế nào là nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án FDI? Trình bày tóm tắt nội dung của việc nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án FDI? Để trả lời câu hỏi này nhóm chúng em xin trình bày theo 2 vấn đề lớn sau: Vấn đề 1: Hiểu thế nào là nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án? Vấn đề 2: Trình bày tóm tắt nội dung của việc nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án? 6 bước cơ bản Phần trả lời cụ thể Vấn đề 1: Hiểu thế nào là nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án? Nghiên cứu kĩ thuật công nghệ của dự án FDI là phân tích,lựa chọn phương pháp sản xuất,công nghệ và thiết bị phù hợp với những ràng buộc về vốn,trình độ quản lý và kĩ thuật ,quy mô của thị trường ,yêu cầu của xã hội về việc làm và giới hạn cho phép về mức độ ô nhiễm môi trường do dự án tạo ra. Vấn đề 2: Trình bày tóm tắt nội dung của việc nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án? Nội dung của nghiên cứu kĩ thuật_công nghệ của dự án FDI bao gồm: Bước 1: Mô tả sản phẩm của DA FDI Cơ cấu sản phẩm dự định sản xuất trong từng năm.Đặc biệt là tiêu chuẩn kĩ thuật và chất lượng sản phẩm,đặc tính cơ lý hóa cũng như tính năng,công dụng và bao bì của sản phẩm. Bước 2: Xác định công nghệ sản xuất của DA: Chất lượng sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với đoạn thị trường dự định thâm nhập,đồng thời hạn chế việc sử dụng NVL nhập khẩu. Công nghệ được chọn phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược công nghệ quốc gia. Công nghệ đó phải phù hợp với điều kiện ,trình độ quản lý và kĩ thuật của người lao động nước sở tại,đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường. Công nghệ được lựa chọn không quá mới mẻ,không quá tối tân nhưng cũng không quá lỗi thời ,bởi vì các trường hợp này đều có khả năng dẫn đến hiệu suất sử dụng kém. Bước 3: Xác định công suất của dự án và dự trù mức sản xuất Cần phải xác định các loại công suất sau đây: Công suất lỹ thuyết :là công suất đạt được trong điều kiện máy móc hoạt động 24h/1 ngày và 365 ngày/ 1 năm. Công suất thiết kế là công suất dự tính mà DA đạt được trong điều kiện sản xuất bình thường không tính đến ảnh hưởng của các yếu tố khác như :cung cấp nguyên vật liệu,tay nghề của công nhân,các trục trặc của máy móc,thiết bị làm gián đoạn việc sản xuất……. Công suất thực tế:là công suất mà DA dự kiến đạt được trong thực tế.Đó là công suất đạt được sau khi đã tính toán đến các điều kiện sản xuất thực tế trong từng giai đoạn hoạt động của DA,đã có tính toán đến tác động của các yếu tố khác có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của DA.Công suất thức tế thường được dùng làm cơ sở để tính toán các chỉ tiêu tương ứng của DA. Thông thường người ta ước tính công suất thực tế như sau: Năm thứ nhất: 60-70% công suất thiết kế. Năm thứ hai : 70-80% công suất thiết kế. Năm thứ ba : 80-90% công suất thiết kế. Như vậy,việc xác định công suất DA FDI chính là việc xác định được công suất thiết kế của DA.Công suất thiết kế của DA FDI được xác định dựa trên các yếu tố sau: * Mức cầu của sản phẩm của DA trong hiện tại và tương lai. * Khả năng chiếm lĩnh thị trường của DA. * Quy mô thị trường về sản phẩm của DA. * Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho DA. * Khả năng về vốn cho DA. * Khả năng quản lý điều hành DA. Sau khi xác định được công suất của DA,cần phải xác định thời gian biểu cho sản xuất,bao gồm:thời gian bắt đầu sản xuất,các khoảng thời gian sản xuất đạt các mức công suất khác nhau cho đến khi đạt công suất tối đa,thời gian giảm dần công suất và chấm dứt hoạt động của DA.Trong nhiều trường hợp,có thể áp dụng phương pháp phân kì đầu tư nhằm giảm bớt sự căng thẳng về vốn cho nhà đầu tư phù hợp với mức công suất thực tế trong từng năm của DA,đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả của đầu tư. Bước 4: Chọn máy móc thiết bị cho dự án: Nhà đầu tư thường chọn 1 trong 2 cách mua máy móc thiết bị sau: Thiết bị đồng bộ: Gồm 1 hệ thống máy móc từ đầu đến cuối dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh. Thường thì khi mua thiết bị đồng bộ, người ta mua luôn cả công nghệ, bản thiết kế, bằng sáng chế và cả chuyên gia lắp đặt và hướng dẫn vận hành. Thiết bị lẻ: Là những thiết bị đơn chiếc, chỉ là 1 phần nhỏ trong dây chuyền sản suất hoàn chỉnh Để có 1 hệ thống máy móc thiết bị phù hợp, chủ đầu tư cần chú ý: Nghiên cứu kỹ công suất, tính năng của thiết bị và điều kiện vận hành của chúng. Công suất của hệ thống thiết bị phải phù hợp với công suất của nhà máy. Máy móc thiết bị phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam về thời tiết, độ ẩm, năng lượng, trình độ tay nghề của công nhân và khả năng tài chính của nhà đầu tư. Phải đảm bảo tính đồng bộ của máy móc thiết bị trên dây truyền sản xuất. Phụ tùng dễ thay thế. Sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Nhà cung cấp có uy tín cao trong việc cung cấp các máy móc thiết bị đó đã được thị trường thừa nhận. Bước 5: Xác định như cầu các yếu tố vào của dự án: Bao gồm: Nhu cầu về nguyên vật liệu chính, phụ và cả bao bì của sản phẩm. để đảm bảo cho dự án có tính khả thi cao, chủ đầu tư phải có phương án chọn nguyên vật liệu phù hợp. đó là tiêu chuẩn thông dụng dễ kiếm, nguồn cung cấp gần và ổn định, có thể thay thế được mà vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng và giá cả. việc mô tả các đặc tính và chất lượng cần thiết đối với nguyên liệu sử dụng, xác định rõ nguồn và khả năng cung ứng cũng như xây dựng chương trình cung cấp ổn định, đồng thời tính đến cả nhu cầu dự trữ cho sản xuất. Dự kiến giá nguyên vật liệu và chi phí cho từng loại nguyên vật liệu bằng đồng việt nam tệ và ngoại tệ trong từng năm của dự án. Nhu cầu về năng lượng theo chương trình sản suất dự kiến. Có nhiều loại năng lượng có thể sử dụng nên phải cân nhắc và lựa chọn loại năng lượng có nguồn cung cấp ổn định, chi phí không quá cao và ít gây ô nhiễm. Bước 6: Xác định điểm đặt dự án FDI: Lựa chọn khu vực đặt dự án Lựa chọn địa điểm cụ thể để đặt dự án Mô tả địa điểm lựa chọn trên bản đồ và thực địa như tọa độ địa lý, diện tích, danh giới, điều kiện về hạ tầng, khoảng cách với nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, môi trường xã hội… Xác định các hạng mục xây dựng: bao gồm tên hạng mục cần xây dựng, quy mô các hạng mục trong và ngoài khuôn viên, khái quát chi phí xây dựng cho từng hạng mục và toàn bộ công trình Vẽ sơ đồ tổng mặt bằng của dự án Xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường: nêu rõ biện pháp sử lý và kết quả sau sử lý Lập lịch trình thực hiện các công trình mang tính kỹ thuật bao gồm theo trình tự thời gian tùy theo khoảng thời gian dự kiến để thực hiện từng công việc hoặc hạng mục công trình. Câu 4 : Hiểu thế nào là nghiên cứu tài chính của dự án FDI. Trình bày tóm tắt nội dung của việc nghiên cứu tài chính của dự án FDI. Để trả lời câu hỏi này nhóm em xin trình bày theo 2 vấn đề cơ bản sau: Vấn đề 1: Hiểu thế nào là nghiên cứu tài chính của dự án FDI? Vấn đề 2: Trình bày tóm tắt nội dung của việc nghiên cứu tài chính của dự án FDI? Phần trả lời cụ thể Vấn đề 1: Hiểu thế nào là nghiên cứu tài chính của dự án FDI? Nghiên cứu tài chính của dự án FDI là dự án các chỉ tiêu tài chính của dự án FDI trong suốt vòng đời của dự án và dự tính các biện pháp để khắc phục những điểm yếu về mặt tài chính của dự án. Vấn đề 2: Trình bày tóm tắt nội dung của việc nghiên cứu tài chính của dự án FDI? Nội dung nghiên cứu tài chính của dự án FDI Bước 1: Xác định vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án: Tổng vốn đầu tư: Là toàn bộ tài sản ứng trước của chủ đầu tư được sử dụng cho việc hình thành dự án và vận hành dự án. Bao gồm toàn bộ vốn cố định và vốn lưu động của dự án kể cả lãi vay trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Vốn cố định: Là giá trị của các tài sản ứng trước được sử dụng chi cho các công việc trước khi dự án được cấp giấy phép đầu tư. Chi phí trong giai đoạn hình thành dự án gọi là chi phí ban đầu. Chi phí cơ bản bao gồm các chi phí thuế đất, giải phóng mặt bằng, chi phí XDCB, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc, chạy thử,… Chi pphis cơ bản có thể được chi làm nhiều lần: đầu tư ban đầu, đầu tư bổ sung qua các năm. Vốn lưu động: là các chi phí cho tài sản lưu động, bao gồm: Vốn sản xuất: là khoản ứng trước để mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm nằm trong sản xuất, nhiên liệu, tiền lương… Vốn lưu thông: là khoản ứng trước cho các sản phẩm tồn kho, hàng chờ bán, hàng bán chịu, vốn bằng tiền … Vốn dự trữ sản xuất: khoản ứng trước cho các nguyên vật liệu dự trữ. Lãi vay trong thời kỳ XDCB: ngoài số vốn pháp định dự án nào cũng phải sử dụng nguồn vốn vay. Xác định nguồn vốn tài trợ cho dự án: Vốn pháp định do các bên tham gia đầu tư đóng góp, tỉ lệ vốn pháp định tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng quy định. Vốn đi vay: là khoản vốn do các chủ đầu tư đứng ra vay để bù đắp sự thiếu hụt của vốn pháp định. Khi vay vốn đầu tư phải dự trù cách thức trả nợ và thời gian trả nợ. Mặt khác, nguồn vốn tài trợ cho dự án còn được xác định theo từng loại vốn cần sử dụng trong từng khoảng thời gian ngắn của vốn cố định và vốn lưu thông. Bước 2: Dự trù doanh thu, chi phí và lãi lỗ hàng năm và cả đời dự án Doanh thu của dự án được tính từ tất cả các nguồn thu như từ sản phẩm chính, phụ, dịch vụ cung cấp cho bên ngoài và các nguồn thu khác. Doanh thu được tính bằng tiền ngoại tệ hoặc nội tệ. Dự tính chi phí sản xuất hàng năm của từng loại sản phẩm của dự án và tổng hợp lại thành tổng chi phí dự tính của dự án. Bảng dự tính lãi, lỗ của dự án được dựa vào kết quả bảng tính doanh thu và chi phí của dự án. Bước 3: Xây dựng bảng tổng kết tài sản: Bảng tổng kết tài sản trình bày 1 cách rõ ràng toàn bộ số tiền nợ và có của doanh nghiệp trong từng năm hoạt động. thông qua đó thấy được tính khả thy về tài chính của những năm hoạt động đầu tiên của dự án. Bước 4: Xây dựng bảng dự trù cân đối thu chi: Cần phải xác định 3 vấn đề: Tổng các nguồn thu của dự án trong từng năm hoạt động Tổng các chi phí của dự án trong từng năm hoạt động Chênh lệch thu chi tương ứng từng năm Bước 5: Các chỉ tiêu tài chính khác của dự án FDI: Giá trị hiện tại thuần(NPV) Tỷ suất nội hoàn ( tỷ lệ doanh lợi nội bộ) – IR Thời hạn hoàn vốn có chiết khấu Điểm hoàn vốn lý thuyết Tỷ lệ lợi ích/ chi phí (B/C) Lãi ròng từng năm và tổng lãi ròng cả đời dự án. Câu 5: Hiểu thế nào là phân tích kinh tế xã hội của dự án FDI. Phân biệt giữa nghiên cứu tài chính và nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án FDI. Để trả lời câu hỏi trên nhóm em xin trình bày 2 vấn đề Vấn đề 1: Hiểu thế nào là phân tích kinh tế xã hội của dự án FDI. Đầu tư? Dự án đầu tư? Dự án FDI ? Tính kinh tế xã hội của dự án FDI? Phân tích kinh tế xã hội của sự án FDI? Vấn đề 2: Phân biệt giữa nghiên cứu tài chính và nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án FDI. Phần trả lời cụ thể Vấn đề 1: Hiểu thế nào là phân tích kinh tế xã hội của dự án FDI. Đầu tư: là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cộng đồng. Dự án đầu tư: là tập hợp những ý kiến, đề xuất về việc bỏ vốn đầu tư vào một đối tượng nhất định và giải trình kết quả thu được từ hoạt động đầu tư. Dự án FDI: là những dự án đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước tiếp nhận đầu tư bỏ vốn đầu tư, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi trong kinh doanh. Tính kinh tế xã hội của dự án FDI: tính kinh tế xã hội của dự án FDI nghĩa là hiệu quả của dự án FDI xét trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xét về mặt xã hội Phân tích kinh tế xã hội của dự án FDI: là việc xem xét và đánh giá hiệu quả của dự án FDI trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vấn đề 2: Phân biệt giữa nghiên cứu tài chính và nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án FDI. Tiêu chí Nghiên cứu tài chính của dự án Nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án Góc độ phân tích Góc độ vi mô Góc độ vĩ mô Mục tiêu Tối đa hóa lợi nhuận của các nhà đầu tư, của doanh nghiệp Tối đa hóa phúc lợi xã hội (nhằm vào lợi ích vĩ mô). Đây là sự đáp ứng của dự án đối với các mục tiêu chung của xã hội và nền kinh tế quốc dân Trình tự thực hiện Nghiên cứu tài chính của dự án FDI phải tiến hành trước để làm cơ sở cho nghiên cứu KTXH Nghiên cứu KTXH của dự án FDI tiến hành sau khi đã nghiên cứu tài chính của dự án FDI Cách xác định Thuế Tiền lương Trợ cấp dưới mọi hình thức Doanh thu Là khoản chi Là khoản chi Là khoản thu Là khoản thu, nó thể hiện giá trị sản lượng do dự án sản xuất ra và nhà đầu tư thu được. Là khoản thu Là khoản thu Là khoản chi Là khoản thu sau khi đã tính đến những tác động có lợi (cộng vào) và những tác động bất lợi (trừ đi) đến các dự án khác trong nền kinh tế quốc dân Câu 6: Trình bày các chỉ tiêu thường áp dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án FDI ở VN. Để phân tích kinh tế xã hội của dự án người ta thường tính toán 2 chỉ tiêu : Tỷ lệ sinh lời xã hội ( Social rate of return- SRR) Chỉ tiêu lợi ích xã hội, chi phí xã hội Trực tiếp Gián tiếp Phần trả lời cụ thể 6.1. Tỷ lệ sinh lời xã hội Phương pháp tính chỉ tiêu này là sử dụng bảng dự trù lãi lỗ về phương diện tài chính của doanh nghiệp và thực hiện một số điều chỉnh cần thiết cho từng thời kỳ hoạt động sinh lời của dự án. Bảng dự trù lãi lỗ xã hội năm Đơn vị tính: 1000VND TT Chỉ tiêu Doanh nghiệp Xã hội 1 2 3 Doanh thu Chi phí Nguyên nhiên liệu, nhân công Khấu hao Thuế Lãi thuần Sau đó tính hiện giá của chuỗi lợi tức thu được,cần thực hiện một số điều chỉnh: Doanh thu: đối với doanh nghiệp, doanh thu được tính theo giá bán dự trù trong dự án. Đối với xã hội, giá sản phẩm được dựa vào giá CIF của sản phẩm đồng loại nhập kho cộng với các lệ phí phải trả cho ngân hàng trung gian. Công thức tính : Doanh thu của = Khối lượng sản × Giá bán đơn vị doanh nghiệp phẩm sản xuất sản phẩm Doanh thu xã hội = Khối lượng sản × Giá nhập khẩu CIF phẩm sản xuất có tính thuế NK Chi phí: gồm các chi phí hiện kim ( bằng tiền mặt) với xã hội, chi phí không tính thuế vì thuế là khoản thu của xã hội, là lợi ích chứ không phải chi phí Lãi lỗ xã hội : là chênh lệch giữa doanh thu xã hội ( là tổng số tiền đáng ra phải sử dụng để nhập khẩu hàng hóa ) và chi phí hiện có của xã hội được tính hàng năm. Chỉ tiêu lợi ích xã hội, chi phí xã hội: Bao gồm hai loại, trực tiếp và gián tiếp Mặc dù gồm hai loại nhưng thông thường thì việc tính toán lợi ích và chi phí gián tiếp rất phức tạp nên người ta chỉnh tính đến lợi ích và chi phí xã hội trực tiếp Xác định lợi ích xã hội trực tiếp cần tính toán các chỉ tiêu sau: Lợi nhuận thuần của dự án (net output) Số cung gia tăng Tiết kiệm tài nguyên gia tăng Số lượng tiêu thụ dự kiến Sau đó cộng các lợi ích trực tiếp và sử dụng phương pháp hiện giá. Xác định chi phí xã hội trực tiếp, bao gồm: Xác định nhập lương thuần của dự án ( net input) Kiểm tra giá thị trường của các nhập lương Đối với các dự án nhập nguyên liệu hoặc phải hay sinh tiềm năng xuất khẩu thì cần tính toán phần ngoại tệ phải hy sinh và ẩn giá ngoại tệ Sau đó công các chi phí trực tiếp sau khi đã thực hiện các điều chỉnh cần thiết bằng phương pháp chiết giảm theo tỷ lệ chiết khấu xã hội và các điều chỉnh về lao động và đất đai Từ hai chỉ tiêu trên người ta tính ra chỉ tiêu lợi ích xã hội/ chi phí xã hội bằng cách lấy kết quả chi phí trực tiếp theo hiện giá chia cho kết quả chi phí trực tiếp theo phương pháp hiện giá. Nếu kết quả lớn hơn hoặc bằng 1 có nghĩa là dự án có lợi về mặt xã hội. Câu 7: Trình bày tóm tắt nội dung của việc quản trị nhân sự của dự án FDI? Việc quản trị nhân sự của dự án FDI bao gồm 5 bước cơ bản: Bước 1:Thiết kế mô hình tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Có nhiều hình thức quản lý khác nhau như: Tổ chức quản lý theo chức năng Tổ chức quản lý theo sản phẩm Tổ chức quản lý theo khách hàng Tôt chức quản lý theo vùng lãnh thổ Tổ chức quản lý theo quá trình hoạt động Bước 2:Xác định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Cần xác định quy mô và tiêu chuẩn chất lượng nhân viên, tổ chức phân công lao động , tổ chức phân công lao động theo thứ bậc và chức năng nhằm đảm báo những nguyên tắc như : tập trung hóa,chuyên môn hóa, cân đối, đồng bộ,linh hoạt, nhịp nhàng, liên tục… Bước 3:Xác định biên chế cho từng bộ phận của bộ máy quản lý và toàn bộ bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Sau khi xác định được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận trong bộ máy quản lý, cần sắp xếp những những bộ phận đó sao cho quá trình hoạt đông có thể phối hợp với nhau một cách linh hoạt, tạo tính đồng bộ cao, từ đó đem lại hiệu quả cao nhất. Bước 4:Xây dựng cơ cấu trong bộ máy quản lý một cách phù hợp. Xây dựng cơ cấu trong bộ máy quản lý là một công việc khá phức tạp, công việc này đòi hỏi phải nắm vững mục tiêu của dự án , quy mô của các hoạt động trong quá trình vận hành dự án và hình thức tổ chức doanh nghiệp mà dự án đã chọn. Bước 5:Dự trù nhân lực và thù lao lao động. Bao gồm nhân viên gián tiếp, nhân viên trực tiếp sản xuất,chi phí tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế hoạch và chi phí đào tạo lao động cho doanh nghiệp, số lượng từng loại lao động cần được đào tạo, nơi đào tạo, hình thức và thời gian đào tạo. Câu 8: Trình bày tóm tắt nội dung cơ bản của quản trị soạn thảo dự án FDI khả thi. Quản trị soạn thảo dự án bao gồm 7 bước cơ bản : Bước 1: Xác đinh các mục tiêu của dự án FDI. Mỗi dự án đều có những mục tiêu riêng, bước đầu tiên của quá trình quản trị soạn thảo là xác định được những mục tiêu này nhằm xây dựng một dự án hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu. Bước 2: Nắm vững các nội dung cơ bản của từng loại dự án FDI. Trên thực tế dự án FDI bao gồm : dự án FDI cơ hội, dự án FDI tiền khả thi, dự án FDI khả thi trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau…Vì thế, các nhà quản phải nắm chắc nội dung và yêu cầu của từng loại dự án để chỉ đạo việc soạn thảo các dự án FDI. Bước 3: Chủ động xúc tiến đầu tư để tìm đối tác cho dự án. Để huy động những nguồn lực cần thiết để hoàn thành dự án, những nhà quản trị dự án cần tìm kiếm những đối tác. Cần xây dựng những tiêu chuẩn để lựa chọn đối tác, từ đó tiến hành những hoạt động mời gọi đầu tư từ các đối tác trên cơ sở thành công của dự án và lợi ích cho cả hai phía. Bước 4: Lựa chọn cách thức soạn thảo một bộ hồ sơ dự án FDI Một bộ hồ sơ dự án không những là cơ sở đển xin giấy chứng nhận đầu tư mà còn là cơ sở để mời chào các đối tác, chính vì thế nó phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe. Cách thức soạn thảo cần được cân nhắc và lựa chọn kỹ càng để đáp ứng những yêu cầu đó. Bước 5: Tổ chức nghiên cứu để chuẩn bị cho soạn thảo dự án FDI Khi soạn thảo dự án FDI, các nhà soạn thảo phải có các tài liệu cần thiết theo các nội dung của một dự án FDI. Những tài liệu này là kết quả của quá trình khảo sát, nghiên cứu trên các khía cạnh như : kỹ thuật, nhân sự và quản lý, thị trường, tài chính, kinh tế xã hội… Bước 6: Lập trình một dự án FDI theo thông lệ Để lập trình một dự án FDI những nhà soạn thảo cần giải quyết 3 vấn đề Bố cục thông thường của một dự án FDI khả thi: nhằm đáp ứng những yêu cầu của người đọc dự án, bố cục của nó phải tuân theo nhưng nguyên tắc nhất định Trình bày một dự án FDI : Bản dự án FDI là một trong những văn kiện hết sức quan trọng trong bộ hồ sơ dự án, vì thế việc trình bày dự án cũng góp một đáng kể cào việc ra quyết định chấp nhận hay bãi bỏ dự án.Nó phải đảm bảo đẹp về hình thức, khoa học về nội dung. Tiến hành 5 bước của tiến trình soạn thảo dự án FDI: Tổ chức khảo sát nghiên cứu để lấy thông tin, tư liệu Phân tích, xử lý các thông tin thu thập được và tiến hành dự báo Lập các phương pháp và so sánh các phương án Tổng hợp kết quả phân tích, xử lý vào soạn thảo dự án Trình bày các nội dung dự kiến lựa chon trong nhóm soạn thảo để lấy ý kiến, đi đến kết luận điều chỉnh , sửa đổi, bổ sung và thông qua dự án trước khi đệ trình Bước 7: Soát xét kỹ dự án trước khi ký và đệ trình Đây là bước cuối cùng nhưng có vai trò rất quan trọng. Nó là bước tổng duyệt cuối cùng trước khi đệ trình bản dự án lên các cơ quan Nhà nước. Ở bước này, nhà quản trị phải xem xét kỹ càng, nhìn nhận ra những điểm nào còn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh hợp lý. Nếu có sai sót ở bước này sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng liên quan trực tiếp tới thành công hay thất bại của dự án. Câu 9: Trình bày các tồn tại cơ bản trong việc soạn thảo các dự án FDI ở VN thời gian qua và nêu các biện pháp khắc phục. Để trả lời câu hỏi này nhóm em xin trình bày theo 2 vấn đề lớn sau: Vấn đề 1: Trình bày các tồn tại cơ bản trong việc soan thảo các dự án FDI ở Việt Nam. Vấn đề 2: Nêu các biện pháp khắc phục: nhìn từ hai phía Biện pháp khắc phục từ phía các nhà soạn thảo dự án. Biện pháp khắc phục từ phía chính phủ. Phần trả lời cụ thể Vấn đề 1: Trình bày các tồn tại cơ bản trong việc soạn thảo các dự án FDI ở Việt Nam Trong việc soạn thảo các dự án ở Việt Nam có 4 tồn tại cơ bản cần khắc phục đó là: Dự kiến một số chỉ tiêu không sát với thực tế dẫn đến việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả là không thực tế nên khi triển khai thực hiện không hiệu quả và không đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án, đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều dự án bị rút giấy chứng nhận đâu tư trước thời hạn. Phần giải trình phương án đền bù và giải phóng mặt bằng thiếu cụ thể. điều này dẫn đến trên thực tế nhiều dự án FDI chậm triển khai thực hiện do quá trình đền bù đất đai cho người dân với mức đền bù theo quy định chung của nhà nước và chính quyền địa phương không đáp ứng yêu cầu của người được đền bù nên tiến độ giải phóng mặt bằng rất chậm. Còn rất ít các dự án chuyển giao công nghệ không kèm hợp đồng chuyển giao. bởi vì theo Nghị định số 11/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, Mọi hoạt động chuyển giao công nghệ phải được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng bằng văn bản về chuyển giao công nghệ. Còn một số ít dự án đưa ra giá thuê đất thấp hơn so với quy địnhchung của địa phương. bởi vì hiện nay, việc quy định khung giá đất cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê thuộc thẩm quyền của từng địa phương vì vậy việc thuê đất dễ dàng hơn, một số địa phương hạ giá thuê đất nhằm thu hút các nhà đàu tư Vấn đề 2: Nêu các biện pháp khắc phục Về phía các nhà soạn thảo dự án: 2 biện pháp Trước khi soạn thảo dự án các nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25791.doc
Tài liệu liên quan