Lời nói đầu
Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá,khu vực hoá nền kinh tế.Tiến trình toàn cầu hoá mở ra cho các quốc gia cả những quốc gia phát triển và đang phát triển những cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.Việt Nam một quốc gia đang phát triển,toàn cầu hoá vừa là cơ hội tốt vừa là thách thức để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nâng cao sức cạnh tranh mở rộng thị trường,tăng tốc độ xuất khẩu,thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài …Nhưng nhìn vào trình độ ph
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quản trị chất lượng - Nhân tố nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi tham gia AFTA - WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển kinh tế xã hội của nước ta còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới.Một trong những yếu kém hiện nay của toàn nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng đó là sức cạnh tranh trên thị trường cả trong nước lẫn nước ngoài.Sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp thể hiện ở nhiều khía cạnh trong tổng thể các vấn đề hình thành lên nó trong đó chất lượng và quản lý chất lượng một nhân tố có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hội nhập-cạnh tranh.Nó được thể hiện để khẳng định sức mạnh cạnh tranh hàng hoá của các doanh nghiệp từ đó mà có thể mở rộng thị trường và thu hút được khách hàng.
Từ nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng và quản lý chất lượng trong quá trình hội nhập-cạnh tranh hiện nay và có sự giúp đỡ của thầy giáo em đã lựa chọn và phân tích đề tài “Quản trị chất lượng –Nhân tố nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi tham gia AFTA-WTO” và phân tích,đưa ra những giải pháp của chất lượng và quản lý chất lượng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập-cạnh tranh hiện nay.Nội dung của bài viết gồm ba phần:
-Phần thứ nhất:những lý luận chung về quản lý chất lượng.Sự cần thiết của quản lý chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập- cạnh tranh
-Phần thứ hai:quản lý chất lượng và sức cạnh tranh chất lượng của hàng hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập –cạnh tranh.
-Phần thứ ba:những giải pháp nâng cao đổi mới chất lượng của các doanh nghiệp nhằm nhu cầu khả năng cạnh tranh.
.Em xin chân thành cảm ơn .
Phần thứ nhất:
Những lý luận chung về quản lý chất lượng.Sự cần thiết của quản lý chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập – cạnh tranh
I.Quản lý chất lượng trong sự phát triển của nền kinh tế
Trong lịch sử phát triển của chất lượng và quản lý chất lượng gắn liền với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và sự phát triển của khoa học kỹ thuật-kinh tế.Như chúng ta đã biết các giai đoạn phát triển của quản lý chất lượng đựơc chia ra với các mốc thời gian khác nhau từ quản lý chất lượng bằng kiểm tra,kiểm soát đến quản lý chất lượng tổng hợp toàn công ty. Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật-kinh tế thì quản lý chất lượng cũng phát triển sang một phương thức mới đó là quản lý chất lượng toàn diện điều đó có nghĩa là trách nhiệm quản lý chất lượng thuộc mọi phòng ban chứ không riêng của phòng chất lượng (phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm), mọi thành viên trong công ty phải có trách nhiệm đối với các sản phẩm-dịch vụ mà mình tạo ra sao cho phù hợp với khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài của doanh nghiệp.
Trở lại trong thời gian trước đây khi nói tới chất lượng sản phẩm người ta thường nói đến mức độ phù hợp của nó đối với những tiêu chuẩn,những yêu cầu kỹ thuật đã đề ra khi thiết kế hoặc khi đặt hàng.Do đó để quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm người ta thường tập trung vào việc tăng cường kiểm tra và sau đó là xây dựng các quy định ,tiêu chuẩn chất lượng với yêu cầu cao hơn,rồi trên cơ sở đó lại tiến hành kiểm tra .đối chiếu sau đó chấp nhận hoặc loại bỏ những sản phẩm phù hợp hoặc không phù hợp.
Nhưng ngày nay người ta nhận thấy trong quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm ngoài việc xây dựng các tiêu chuẩn,các yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm dù rằng các tiêu chuẩn này luôn được cải tiến và nâng cao hơn qua hoạt động kiểm tra trên sản phẩm sau khi sản xuất thì vẫn khó có khả năng đảm bảo chất lượng nếu như có những sai lệch hoặc thiếu sự kiểm soát trong hệ thống sản xuất.Việc kiểm tra như vậy không có tác dụng tích cực và kém hiệu quả.Chất lượng sản phẩm không phải là một hiện tượng hoặc tình trạng của sản xuất do một người, một bộ phận tạo ra mà là kết quả của một chuỗi những hoạt động có liên quan đến nhau trong toàn bộ hệ thống sản xuất:từ khâu nghiên cứu thiết kế cung ứng,sản xuất đến các dịch vụ hậu mãi nhằm thoả mãn khách hàng bên trong và bên ngoài doan nghiệp.Muốn có chất lượng sản phẩm cao,luôn ổn định và giá thành thấp cần phải có các phương pháp quản lý,tổ chức và kiểm soát có tính chất hệ thống đồng bộ trong doanh nghiệp để giảm những chi phí do những hậu quả của những sai lỗi trong quá trình hoạt động gây ra.
Mặt khác trong quá trình hội nhập và giao thương quốc tế các phương pháp quản lý đó không phải dược xây dựng một cách ngẫu hứng,theo ý chủ quan và khả năng của các nhá quản lý các doanh nghiệp mà nó phải dựa trên những cơ sở khoa học,được tiêu chuẩn hoá và thống nhất trên phạm vi quốc tế.Đó cũng là những tiêu chuẩn được quy định trong hệ thống đảm bảo chất lượng của ISO 9000,TQM và tiêu chuẩn GMP,HACCP.Dựa vào những yêu cầu của tiêu chuẩn này người ta có thể sử dụng nhằm đánh giá lựa chọn người cung cấp như là một thứ hàng rào trong thương mại quốc tế,khi mà hàng rào thuế quan dàn dần bị loại bỏ.
Quá trình hội nhập tạo sức ép buộc doanh nghiệp Việt Nam phải tự đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ,tích cực áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ.Các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào những ngành có ưu đãi lớn và ngừng sản xuất những mặt hàng không đủ sức mạnh cạnh tranh. Sức ép to lớn đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đuổi kịp và vượt các nước khác về mẫu mã,chất lượng,giá cả hàng hoá nếu không các doanh nghiệp sẽ mất thị phần của mình ngay trên thị trường trong nước và khu vực.
II.Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp
1.Những khái niệm cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là một lĩnh vực khá mới đối với Việt Nam.Mặc dù sự phát triển của chất lượng và quản lý chất lượng trên thế giới đã phát triển hơn 50 năm nhưng quá trình nhận thức về nó còn mới đối với các quốc gia đang phát triển.Từ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nuớc thì vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng được xem xét và nhận thức một cách đúng đắn hơn,nhận thấy sự cạnh tranh của quá trình hội nhập của kinh tế quốc tế trong hiện tại cũng như trong tương lai mà ván đề chất lượng và quản lý chất lượng trong các cơ quan,tổ chức,doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế được coi như sự tồn tại của tổ chức,doanh nghiệp mình trong quá trình cạnh tranh-hội nhập .Nhưng một số nhận thức về quản lý chất lượng của các tổ chức,doanh nghiệp hiện nay không còn phù hợp với xu hướng phát triển mới của nền kinh tế.Các khái niệm về chất lượng mới và ta chưa hiểu hết được ý nghĩa cũng như chưa tìm ra được thuật ngữ thích hợp.
Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đưa ra định nghĩa trong ISO 8402:1986 “chất lượng là một tập hợp các tính chất và đặc trưng của sản phẩm tạo cho nó khả năng thoả mãn những yêu cầu đã được nêu rõ hoặc tiềm ẩn”.
Theo các chuyên gia chất lượng,các cơ quan tiêu chuẩn hoá và quản lý chất lượng cũng đã có nhắc tới vấn đề này nhưng với cách diễn đạt có khác nhau
Juran: Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu.
Crosby:Chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định.
Feigenbaum:chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật,công nghệ,vận hành của sản phẩm,nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm .
Tiêu chuẩn quốc gia của Australia:chất lượng là sự phù hợp với mục đích ý định.
Định nghĩa của ISO năm 1986 về chất lượng đã nêu được bản chất và mục đích của vấn đề.Nhưng cùng với sự đổi mới và đảm bảo sự phù hợp trong giai đoạn phát triển hiện nay ISO 8402:1986 đã được soát xét và ban hành lại vào năm 1994.Theo ISO 8402:1994 thì “chất lượng là tập hợp các đăc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể(đối tượng) đó có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn”.
Về một số thuật ngữ có liên quan chung đến chất lượng và quản lý chất lượng (theo ISO 8402:1994).
Sản phẩm:là kết quả của các hoạt động hoặc quá trình.
Hiện nay người ta cho rằng sản phẩm và dịch vụ là hai phạm trù riêng biệt.Theo định nghĩa trên thì dịch vụ tuy có tính đặc thù nhưng cũng chỉ là một dạng thể hiện của sản phẩm.Nói một cách bao quát sản phẩm bao gồm bốn dạng sau:
- Phần cứng
- Phần mềm
- Vật tư chế biến
-Dịch vụ
Ngoài ra sản phẩm còn có thể có các dạng hỗn hợp được tạo lên từ sự tổ hợp của các dạng cơ bản nêu trên.
Đối tượng của hệ chất lượng không chỉ gồm có sản phẩm mà còn gồm cả các hoạt động quá trình,tổ chức hoặc cá nhân,quá trình là tập hợp các nguồn lực và các hoạt động có kiên quan với nhau để biến đổi đầu vào thành đầu ra.
Nguồn lực ở đây có thể bao gồm:nhân lực,tài chính,trang thiết bị,công nghệ và phương pháp công nghệ
Tổ chức là các công ty,tập đoàn,hãng,xí nghiệp,cơ quan,hoặc một bộ phận của chúg có liên kết hoặc không,công hoặc tư có những chức năng và bộ máy quản trị riêng.
Cơ cấu tổ chức là trách nhiệm,quyền hạn và mối quan hệ được sắp xếp theo một mô hình thông qua đó một tổ chức thưc hiện chức năng của mình
Chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng chung về chất lượng của một tổ chức do lãnh đạo cao nhất chính thức đề ra.
Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung xác định chính sách chất lượng,mục đích,trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng,điều khiển chất lượng,đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng.
Điều khiển chất lượng(kiểm soát chất lượng) là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp đựoc sử dụng nhằm thực hiện các yêu cầu chất lượng.
Đảm bảo chất lượng là tập hợp những hoạt động có kế hoạch và có hệ thống được thực hiện trong hệ chất lượng và được chứng minh đủ ở mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thoả đáng rằng thực thể (đối tượng)sẽ hoàn thành đày đủ các yêu cầu chất lượng .
Đảm bảo chất lượng có thể dùng cho mục đích nội bộ để tạo lòng tin cho lãnh đạo cũng như cho mục đích đối ngoại để tạo lòng tin cho khách hàng
hoặc cho những người khác.
Cải tiến chất lượng là những hoạt động thực hiện trong toàn bộ tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng.
Lập kế hoạch chất lượng là các hoạt động thiết lập mục tiêu và yêu cầu chất lượng cũng như yêu cầu về thực hiện các yếu tố của chất lượng.
Hệ chất lượng là cơ cấu tổ chức,thủ tục.quá trình và các nguồn lực cần thiết để quản lý chất lượng .
Quản lý chất lượng tổng hợp(TQM)là cách quản lý của một tổ chức tập trung vào chất lượng,dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên trong tổ chức,cho xã hội.
2.Quá trình hội nhập và cạnh tranh.Chiến lược của doanh nghiệp.
Trong sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế hiện nay vấn đề hết sức quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp là chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp nên như thế nào trong thời gian tới?Đó là điều hết sức cấp bách của mọi doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi chúng ta đã ra nhập ASEAN và đang từng bước tham gia AFTA-WTO.hội nhập như thế nào? Với tư thế nào? một trong những yếu kém hiện nay của hầu hết các doanh nghiệp đó là quá trình chuẩn hội nhập và cạnh tranh khi phải đối mặt với những thách thức chưa nhìn nhận một cách rõ ràng và đứng đắn,do đó các doanh nghiệp hiên nay cứ phải “lẽo đẽo” chạy theo sau với các đối thủ cạnh tranh khác từ đó dẫn đến hàng hoá của các doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém ngay tại thị trường trong nước còn nói đâu đến vấn đề mở rộng thị trường sang các nước khác.
Nhìn lại 10 năm đổi mới và phát triển chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn giúp ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới.Năm 1995 Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ,ký hiệp định khung với EU,ra nhập ASEAN và đã đang đàm phán ra nhập tổ chức Thương mại thế giới(WTO).Chúng ta có nhiều thời cơ thuận lợi để hợp tác và phát triển trong những năm cuối của thế kỷ 20 và sang đầu thế kỷ 21.nhưng nhiều thách thức cũng đang chờ đón chúng ta đặc biệt là trong quá trình hội nhập hiện nay ,liệu chúng ta có thể đứng vững và vượt lên trong cuộc cạnh tranh đang diễn ra rất gay gắt trong khu vực và trên thế giới.
Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 Đảng ta đã nhấn mạnh quan điểm: “giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế,đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ đối ngoại dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài” Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuát khấu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
Xu hướng tiêu dùng đang xích tại gần nhau tạo ra những sản phẩm cao và giá cả phù hợp thoả mãn ngày càng nhiều nhu cầu của thị trường, khách hàng không phân biệt biên giới, các sản phẩm hiện diện đầy đủ tính chất dân tộc hiện đại. Sự liên kết giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ nhằm phối hợp với nhau tạo những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.Mức sống văn minh tiêu dụng là những nhân tố tác động chất lượng, giá cả sản phẩm nhưng ngược lại trong một chừng mực nhất dịnh sản xuất lại thúc đẩy, hướng dẫn, nâng cao trình độ văn minh tiêu dùng.
Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng nhanh và rộng như hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa cảm thấy rõ tính chất gay gắt của cuộc cạnh tranh nhưng nhiều doanh nghiệp đã phải đối đầu với nó ngay trên thị trường của mình. Vấn đề đặt ra là:
Cuộc cạnh tranh trên thế giới đã diễn ra như thế nào trong những năm qua và hiện nay ?
Các doanh nghiệp của ta cần có những chiến lược như thế nào để đối phó với cuộc cạnh tranh toàn cầu đang diễn ra và “ tràn vào ” nước ta.
Nhưng vấn đề lớn hiện nay của các doanh nghiệp vẫn là thiếu kinh nghiệm và thụ động trong sản xuất,hơn nữa lại không được tiếp xúc với môi trường cạnh tranh bên ngoài các doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA gặp trở ngại đó là thiếu sức cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng và giá cả sản phẩm , khi các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ thì vấn đề này càng được doanh nghiệp chú trọng và nâng cao vị thế của mình trên thương trường.Mục tiêu của ta là sản xuất theo hướng xuất khẩu nhưng các biện pháp khuyến khích về thuế không được tthực hiện như mục tiêu đã đề ra, hoạt động sản xuất vẫn chưa được thể hiện được mục tiêu hướng xuất khẩu và hầu như chỉ phục vụ nhu cầu trong nước và thay thế nhập khẩu.
TìNH HìNH XUấT KHẩU THáNG10Và 10 THáNG ĐầU NĂM 2000
Đơn vị tính
Kế hoạch năm 2000
Ước thực hiện10-2000
Ước thực hiện10 tháng năm 2000
Tổng giá trị xuất khẩu
Tr.USD
12800
1280
11639
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
1.Lạc nhân
nt
80
4,1
39
2.Cao su
nt
280
18,5
131
3.Cà phê
nt
500
30
414
4.Chè các loại
nt
38
3,1
39
5.Hạt tiêu
nt
40
3,4
141
6.Hạt điều nhân
nt
20
12
105
7.Gạo
nt
4400
54
586
8.Than đá
nt
3000
9
74
9.Dầu thô
nt
16800
350
2822
Chiếc
nt
1100
160
1178
Bộ
nt
80
12
161
1000 tấn
nt
1950
160
1515
Nt
nt
1650
110
1173
Nt
nt
700
70
650
Nt
nt
180
15
200,4
Nt
1000 bộ
1000 tấn
Nt
Nt
Nt
Tr.USD
Nt
Nt
Nguồn “Tình hình xuất khẩu 10 tháng đầu năm2000”
Tình hình nhập khẩu tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2000
Đơn vị tính
Kế hoạch năm 2000
Ước thực hiện10-2000
Ước thực hiện10 tháng năm 2000
Tổng giá trị nhập khẩu
Tr.USD
13200
1300
12280
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
1.Ô tô nguyên chiếc các loại
nt
13000
1300
11406
2.Ô tô dạng linh kiện lắp ráp
nt
5000
1000
8108
3.Thép các loại (trừ phôi)
nt
1100
100
1406
4.Phôi thép
1100
80
753
5.Phân bón các loại
3600
400
3386
Phân bón Urê
2000
200
1618
6.Xăng dầu (cả cho tái xuất)
8400
680
7170
7.Xe gắn máy (linh kiện)
500
180
1184
8.Giấy các loại
170
22
205
9.Chất dẻo nguyên liệu
600
60
552
10.Sợi các loại
170
16
145
11.Bông
80
6
69
12.Hoá chất nguyên liệu
250
30
252
13.Máy móc, thiết bị (trừ ô tô)
2300
256
2050
14.Tân dược
300
30
244
Nguồn “Tình hình nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2000”
Từ những yếu kém của bản thân các doanh nghiệp hiện nay do đó mỗi doanh nghiệp phải xác định cho được chiến lược của mình để cạnh tranh trong quá trình hội nhập . Trước hết chiến lược của doanh nghiệp phải nêu cho được những vấn đề cơ bản có tính chất bao quát để định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định . Đó là mục tiêu cơ bản cần đạt được sau một khoảng thời gian những định hướng về tìm kiếm và sử dụng các nguồn lực để có thể thực hiện các mục tiêu đề ra đó,có thể là những chính sách và cơ chế cơ bản giúp cho việc đạt được mục tiêu một cách thuận lợi . Để thực hiện dược các chiến lược của mình các doanh nghiệp không thể chỉ xuất phát từ tầm nhìn thiển cận không thấy được những thách thức và những cơ hội lớn trong tương lai mà cần có một tư duy chiến lược , trên cơ sở có sự phân tích,phán đoán chính xác về bản thân mình và các đối thủ của mình cũng như về thị trường và người tiêu dùng
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp ngoài chiến lược kinh doanh , chiến lược marketing còn một chiến lược rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thi trường đó là chiến lược chất lượng sản phẩm. Như vậy mỗi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu triểu khai chiến lược cho sự phát triển phù hợp đối với doanh nghiệp của mình . ở đây ngoài các chiến lược đã nêu ra các doanh nghiệp cần hiểu chiến lược chất lượng là tổng hợp định hướng,kế hoạch biện pháp lớn nhằm phát triển sản phẩm, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm trên cơ sở cải tiến toàn bộ hệ thống, chỉ tiêu chất lượng sản phẩm .
Chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp là một phạm trù phức tạp thường gặp trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng như khi thực hiện trao đổi hàng hoá . Ngày nay quan niện về chất lượng sản phẩm được mở rộng hơn, có thể nhìn nhận chất lượng theo 3 quan điểm lớn: kinh tế – kỹ thuật và thẩm mỹ. Theo quan điểm kỹ thuật hai sản phẩm có công dụng , chức năng như nhau,sản phẩm nào có tính chất sử dụng cao hơn thì được coi là có chất lượng cao hơn, theo quan điểm kinh tế điều quan trọng không phải chỉ là các tính chất sử dụng mà cần phải xem xét giá bán có phù hợp với sức mua của người tiêu dùng hay không và có cung ứng đúng lúc họ cần hay không , theo quan điểm thẩm mỹ kiểu dáng, màu sắc bao bì có phù hợp với thị hiếu với người tiêu dùng hay không. Từ những quan điểm này doanh nghiệp cần xác định đúng cho mục tiêu chiến lược phát triển chất lượng sản phẩm của mình từ đó để có khả năng cạnh tranh trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh
III.Quản lý chất lượng trong quá trình hội nhập và cạnh tranh của nền kinh tế .
1.Chiến lược chất lượng trong phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 .
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII ( tháng 6 .1996 ) đã nêu mục tiêu từ nay đến năm 2020 phải ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.Lực lượng sản xuất đến lúc đó sẽ đạt trình độ tương đối hiện đại,phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc điện khí hoá cơ bản được thực hiện trong cả nước.
Từ mục tiêu đó trong quá trình phát triển của chất lượng sản phẩm trong gần một phần tư thế kỷ quả thật không dễ dàng chút nào và chắc chắn đi theo con đường “ tuyến tính ” thông thường để từ một xuất phát điểm thấp vươn nhanh lên tầm cao. Giai đoạn 2001- 2010 là rất quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 ,coi như là một giai đoạn bản lề để đưa Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới về chất lượng có tốc độ phát triển nhanh hơn, trình độ cao hơn và phạm vi rộng rãi hơn,phổ cập hơn đó là giai đoạn bứt lên phía trước. Giai đoạn là giai đoạn hàng hoá - dịch vụ Việt Nam có thể hội nhập và cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.chất lượng hàng hoá Việt Nam đã dần ổn định và có xu hướng ngày càng nâng cao do đó tạo được lòng tin đối với khách hàng và người tiêu dùng. Hàng xuất khẩu Việt Nam bắt đầu chiến lĩnh thị trường quốc tế và khách hàng nước ngoài nhắc đến Việt Nam như một quốc gia có xu thế phát triển thành một “ cường quốc về chất lượng ”từ giữa hoặc cuối thập niên thứ hai của thế kỷ 21.
Muốn đạt được những điều nói trên, rất nhiều việc phải làm trong giai đoạn này thực sự trở thành giai đoạn tăng tốc, để chất lượng hàng Việt Nam không chỉ đuổi kịp các nước trong khu vực mà còn đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển trên thế giới với sự hội nhập tích cực.Trong giai đoạn này cần tiếp tục các hoạt động đào tạo,giáo dục,nâng cao dân trí,kiến thức cho người lao động,tiếp tục giới thiệu rộng rãi các phương thức quản lý tiên tiến ,các mô hình quản lý chất lượng tổng hợp của các nước cùng với việc hoàn thiện và phổ biến rộng rãi các mô hình tiên tiến trong nước,đưa phong trào chất lượng đi vào chiều sâu với hạt nhân là các “câu lạc bộ chất lượng ,nhóm chất lượng ” tại các tổ chức,doanh nghiệp. Giai đoạn này là giai đoạn tăng cường đầu tư để nâng cấp nhanh chóng hạ tầng cơ sở từ kỹ thuật,kinh tế đến giáo dục y tế,văn hoá,để đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH,xây dựng năng lực về khoa học công nghệ,tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cho công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội,phát triển các ngành công nghiệp mới hướng mạnh về xuất khẩu,đẩy mạnh kinh tế biển,du lịch,tin học hoá các ngành công nghiệp,bộ máy quản lý nhà nước.Các quá trình đó đều có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao chất lượng và quản lý chất lượng trong điều kiện hội nhập Trên cơ sở những định hướng và quan điểm của Đảng,để đẩy mạnh quá trình phát triển chất lượng Việt Nam trong sự phát triển của nền kinh tế hội nhập trong những năm tới nên thực hiện những hướng chiến lược sau.
-Lấy con người làm động lực cơ bản để phát triển chất lượng song song với việc kiện toàn cơ sở vật chất kỹ thuật,đổi mới công nghệ,đổi mới tổ chức quản lý đặc biệt là quản lý chất lượng đó là những nhân tố có tính quyết định đến việc phát triển chất lượng và quản lý chất lượng trong thời kỳ phát triển mới phù hợp với nền kinh tế.Nhanh chóng đưa trình độ chất lượng nước ta nên tầm cao,đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.Đây cũng là hướng chiến lược cơ bản để Nhà nước dựa vào mà tạo ra những cơ chế,những chính sách và điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể phát huy tốt hơn việc đảm bảo và nâng cao chất lượng ở doanh nghiệp mình cũng như để tạo nên một phong trào chất lượng rộng lớn trong cả nước,thông qua phong trào này xây dựng nên những ngành công nghiệp trọng điểm ,những nhà doanh nghiệp và người lao động giỏi có phẩm chất đạo dức tốt cũng như xây dựng nền văn hoá công nghiệp phù hợp với thời đại mới.
Trong quá trình đổi mới,phát triển chất lượng và quản lý chất lượng có thể tiến hành từ thấp lên cao,từ nhỏ tới lớn,từ hẹp tới rộng,từ những biện pháp riêng lẻ đến những biện pháp tổng hợp tuỳ theo trình độ ,khả năng yêu cầu của các doanh nghiệp,tuy nhiên ở những ngành,cơ sở có điều kiện thì cần đi ngay vào hiện đại hoá để tạo được những sản phẩm mũi nhọn đạt trình độ chất lượng cao để chiếm lĩnh thị trường.
Dù phương thức quản lý chất lượng có được tiến hành theo cách nào chăng nữa thì mọi doanh nghiệp cần luôn luôn ý thức rằng quá trình quản lý chất lượng phải được thường xuyên cải tiến không được ngưng trệ trong bất kỳ thời kỳ nào,đồng thời trong quá trình quản lý chất lượng luôn phải kết hợp đồng bộ và hài hoà các mục tiêu,biện pháp quản lý trong mối quan hệ với các ngành ,cơ sở,giữa các nguồn lực bên trong với bên ngoài,kết hợp nhuần nhuyễn và sáng tạo các yếu tố truyền thống với yếu tố thời đại để tạo sức mạnh tổng hợp nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng.
2.Chiến lược phát triển chất lượng hàng xuất khẩu.
Chiến lược phát triển chất lượng hàng xuất khẩu nước ta trong khoảng 20 năm tới cần tập trung theo định hướng thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm để luôn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao,đa dạng của khách hàng và người tiêu dùng trên thị trường nước ngoài,đặc biệt với những mặt hàng tinh xảo có giá trị kinh tế cao,trên cơ sở ngày càng hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tổng hợp với những ngành mũi nhọn có sức cạnh tranh cao trong những năm trước mắt cơ cấu hàng xuất khẩu của ta vẫn dựa vào những ngành hàng truyền thống về nông-lâm-ngư nghiệp,công nghiệp gia công và tiểu-thủ công nghiệp,hàng tiêu dùng…nhưng sẽ dịch chuyển sang thập niên tiếp theo sang các ngành công nghiệp hiện đại về điện-điện tử,cơ khí chính xác,cơ khí giao thông,vật liệu mới có chất lượng cao cùng với một số lĩnh vực dịch vụ có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Về mục tiêu chiến lược phát triển chất lượng hàng xuất khẩu cần phấn đấu nhanh chóng đưa trình độ chất lượng hàng xuất khẩu của ta đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO,IEC,CAC…) tiêu chuẩn khu vực (Châu á Thái Bình Dương,liên minh châu Âu,Bắc Mỹ) hoặc tiêu chuẩn quốc gia của các nước xuất khẩu có chất lượng cao trên thế giới trước hết đối với những mặt hàng mà ta muốn chúng trỏ thành mặt hàng xuất khẩu một cách bình đẳng vào thị trường nước ngoài với hiệu quả cao và tạo được uy tín cho mặt hàng xuất khẩu của ta từ đó mà có thể mở rộng được thị trường xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Đạt được mục tiêu chất lượng đối với những mặt hàng xuất khẩu để phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp mở rộng và xâm nhập là một điều không phải dễ dàng.Do đó doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh việc nghiên cứu thăm dò dự báo xu hướng phát triển về thị trường nước ngoài và các đối tác có liên quan,tìm hiểu những thông tin kinh tế-tài chính có liên quan,nắm được tiêu chuẩn chất lượng của đối thủ cạnh tranh và so với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của mình để có thể tìm giải pháp đối phó,phải thường xuyên xem xét lại thiết kế,công nghệ để có thể kịp thời cải tiến theo sự thay đổi của nhu cầu của thị trường,đầu tư cho nghiên cứu,triển khai cho ứng dụng công nghệ mơí,cho công tác đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên,phải tìm hiểu các phương thức quản lý chất lượng tiên tiến của các nước đi trước và tự xây dựng cho doanh nghiệp mình một hệ chất lượng thích hợp ứng với những đòi hỏi về đảm bảo chất lượng nêu trong bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000.
3.ý nghiã của quản lý chất lượng trong quá trình hội nhập –cạnh tranh.
Trong bài phát biểu của thủ tướng chính phủ tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 10 Thủ tướng nhấn mạnh “…phải tạo được chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao năng lực và hiệu quả cảu các doanh nghiệp,khắc phục sự ỷ lại trông chờ vào chính sách bảo và bao cấp của Nhà nước tăng nhanh số doanh nghiệp làm ra sản phẩm có sự cạnh tranh cao,đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng ”. Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng trở lên không thể đảo ngược trong những năm gần đây đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh,khiến các doanh nghiệp ngày càng coi trọng vấn đề chất lượng.Để thu hút khách hàng,các công ty đã đưa chất lượng vào nội dung hoạt động quản lý của mình.Ngày nay khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ,điều kiện bảo đảm chất lượng. Bên cạnh đó với sự phát triển của khoa học-kỹ thuật các công ty và các quốc ngày càng có các điều kiện thuận lợi hơn để thoả mãn nhu cầu của khách hàng điều đó làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.Muốn phát triển trong môi trường cạnh tranh các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến,hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ,đồng thời phải không ngừng nghiên cứu và thiết kế sản phẩm tạo ra các dặc trưng khác biệt của sản phẩm hàng hoá -dịch vụ để thoả mãn tốt nhu cầu khách hàng nhằm duy trì và mở rộng thị trường .
Nếu như trước đây các quốc gia còn dựa vào hàng rào thuế quan,hàng rào kỹ thuật để bảo vệ nền sản xuất trong nước thì trong bối cảnh quốc tế hoá mạnh mẽ hiện nay với sự ra đời của tổ chức Thương mại thế giới (WTO),khu vực tự do AFTA và thoả ước về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)các sản phẩm hàng hoá đã xâm nhập sang các quốc gia khác nhau.Sự phát triển mang tính toàn cầu đã tạo điều kiện để hình thành nên thị trường tự do khu vực và thế giới.Trong bối cảnh như vậy các công ty và các nhà quản lý trở lên năng động hơn,thông minh hơn dẫn đến sự bão hoà của nhiều thị trường chủ yếu tạo ra sự suy thoái kinh tế phổ biến trong khi các đòi hỏi về chất lượng ngày càng trở lên cao hơn.Các đặc điểm này đã làm cho chất lượng trở thành nột yếu tố cạnh tranh hàng đầu,Các công ty đã chuyển vốn đầu tư vào các khu vực năng động có khả năng thoả mãn khách hàng và đem lại lơị nhuận cao.Sản phẩm có thể được thiết kế tại một nước,sản xuất tại một số nước và bán ở mọi trên thế giới.Các nhà sản xuất ,phân phối và khách hàng ngày nay có quyền lựa chọn sản phẩm có chất lượng cao,giá cả phù hợp,phương thức giao nhận thuận tiện ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã và sẽ trở lên mạnh mẽ hơn với phạm vi ngày càng rộng lớn hơn.Sự phát triển của khoa học,công nghệ ngày càng cao đã tạo ra cơ hội cho các nhà sản xuất,kinh doanh cung cấp những sản phẩm hàng hoá-dịch vụ có chất lượng cao,thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh.
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức nguồn tài nguyên thiên nhiên không còn là yếu tố quyết định đến sự phồn vinh của một quốc gia nữa.Thông tin,kiến thức,nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn,trình độ tay nghề cao,kỹ năng quản lý dựa trên nền tảng giáo dục chuẩn mực và nề nếp thực sự đem lại sức mạnh cho một quốc gia trong xu thế phát triển mới và cạnh tranh mới.Do vậy chất lượng và chiến lược chất lượng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng có tầm quan trọng trong thời đại cạnh tranh và hội nhập
Phần thứ hai: Quản lý chất lượng và sức cạnh tranh bằng chất lượng của hàng hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập cạnh tranh .
I.Quá trình hội nhập-cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
1.Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trong bức tranh đa dạng của thế giới nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời điểm có nhiều thuận lợi và những thách thức để trở thành một con rồng về kinh tế trong thiết kế 21.Những thuận lợi đó là tiềm năng về một thị trường sức lao động khá đông đảo,một nguồn khoáng sản khá phong phú,có một nền chính trị ổn định và có hệ thống chính sách tương đối rộng mở thông thoáng,nằm ở vị trị thuận lợi trong khu vực kinh ._.tế Châu á-Thái Bình Dương năng động,đang phục hồi và đẩy mạnh tốc độ phát triển.Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam cũng gặp phải những thách thức nhất định như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp,thủ tục hành chính còn phức tạp,hệ thống Ngân hàng chưa trở thành một chất xúc tác quan trọng.Những năm đầu của thế kỷ 21 cùng với sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều hơn nữa tới chiến lược phát triển chính bản thân mình,có sự gắn kết chặt chẽ với phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Muốn vậy chúng ta phải đẩy mạnh một loạt các chính sách kinh tế theo hướng mở cửa hơn nữa,cả trong khu vực kinh tế nội địa với nền kinh tế thế giới.Có như vậy chúng ta mới hy vọng đẩy mạnh tốc độ đầu tư trong nước lên một tốc độ nhanh nhằm tăng tốc độ mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh vào nền kinh tế toàn cầu.
2.Hội nhập kinh tế quốc tế với việc điều chỉnh một số chính sách thương mại
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những phương hướng để tiếp tục phát triển kinh tế trong chiến lược 10 năm (2001-2010) của nước ta.Một trong những nội dung quan trọng của hội nhập là mở cửa thị trường trong nước và hướng ra thị trường quốc tế.Các cam kết trong các hiệp định thương mại quốc tế đặt ra những yêu cầu cần phải điều chỉnh quy chế thương mại của chúng ta.Do đó phải rà soát lại các quy định hiện hành và xoá bỏ các quy định không còn phù hợp đồng thời bổ sung một số quy định mà hệ thống luật pháp của ta còn thiếu.Nhằm mục đích này cần phải thành lập một bộ phận liên ngành để đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội.
Thực hiện tốt hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của ta.Việc mở rộng cam kết với Hoa Kỳ áp dụng cho các nước khác có ưu điểm là thực hiện trên thực tế chế độ không phân biệt đối xử giữa các nước bạn hàng- một yêu cầu của WTO.
Việc giảm mức chêch lệch giữa biểu thuế ưu đãi và đặc biệt ưu đãi sẽ hạn chế sự lệch lạc về nguồn nhập khẩu từ những nước được hưởng ưu đãi thuần tuý nhờ thuế nhập khẩu mà ít dựa trên chất lượng và tính năng sử dụng của hàng hoá.
Việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài quyền xuất-nhập khẩu như các doanh nghiệp trong nước sẽ giúp phát triển quan hệ thương mại hai chiều giữa nước đầu tư và nước ta.Hạn chế quyền xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phù hợp với chủ trương khuyến khích xuất khẩu của ta.Thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia có thể làm cho mức độ cạnh tranh xuất-nhập khẩu tăng lên.làm giảm tỷ lệ lợi nhuận của các công ty thương mại hiện hành nhưng giá thu mua có thể tăng lên và người sản xuất được lợi.
Để xây dựng cam kết cắt gảim thuế khi tham gia WTO chúng ta cần xây dựng tiêu chuẩn và cơ chế đánh giá mức độ bảo hộ thực tế hiện hành căn cứ vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm và trên cơ sở phân tích tác động đối với các ngành có liên quan cũng như lợi ích tổng thể của nền kinh tế.Biểu thuế cần được đơn giản hoá với mức thuế thấp hơn.Đối với những mặt hàng không cần hạn chế xuất khẩu thì không nên tiếp tục đánh thuế xuất khẩu,cần có các biện pháp khuyến khích xuất khẩu trực tiếp đối với bên thứ ba trong quá trình đẩy nhanh thực hiện các nguyên tắc chung.Ngoài ra khuyến khích xuất khẩu bằng các hình thức khác như thành lập quỹ thưởng xuất khẩu , thuế VAT bằng không,giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 50% nếu kim ngạch đạt 80% doanh số ,tín dụng ưu đãi, thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu .Mặt khác quyền kinh doanh xuất- nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được quy định riêng.Danh mục hàng hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được xuất khẩu không phù hợp với danh mục cấm hoặc hạn chế xuất khẩu nói chung.Về nhập khẩu các doanh nghiệp FDI được nhập khẩu máy,thiết bị vật tư phục vụ cho dự án đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo kế hoạch đã đăng ký và được Bộ Thương mại,Bộ kế hoạch và đầu tư phê duyệt.
3.Nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 đã xác định “từng ngành,từng doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược,giải pháp để thực hiện các cam kết quốc tế,nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế …”với tinh thần đó nước đã cam kết thực hiện AFTA,ra nhập APEC và trong tương lai sẽ ra nhập WTO.Có thể nói rằng toàn cầu hoá kinh tế là xu hướng đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế hiện đại và hội nhập là con đường phát triển tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới.Lịch sử đã chứng minh rằng không có quốc gia nào có thể đạt được tốc độ phát triển nhanh mà lại không thực hiện đường lối mở cửa kinh tế,tích cực hội nhập.Hội nhập không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới,phát triển trên cơ sở tận dụng lợi thế cạnh tranh của mỗi nước,mỗi doanh nghiệp.Về thực chất hội nhập tức là mở cửa kinh tế,mở cửa thị trường trong nước,chấp nhận cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên “sân nhà” theo những luật chơi chung do cộng đồng quốc tế quy định.Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế với sự xâm nhập và bành trướng của các công ty đa quốc gia thì sức ép đối với các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn để có thể thích nghi được với những điều kiện ngày càng đòi hỏi mới.
Đối với một đất nước thì hội nhập là con đường duy nhất để phát triển còn đối với từng doanh nghiệp thì không phải hoàn toàn như vậy.Chỉ có doanh nghiệp nào chuẩn bị tốt để hội nhập thì mới tồn tại nếu không thì nguy cơ bị đào thải là hoàn toàn hiện thực.Tiếc rằng hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa ý thức được hết các nguy cơ đó coi quá trình hội nhập là của Nhà nước ,thực đây là một quan niệm sai lầm.
3.1Thực trạng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
Đến cuối năm 1999 cả nước có khoảng 6000 doanh nghiệp Nhà nước trên 30000 công ty cổ phần,công ty TNHH,doanh nghiệp tư nhân,2.2 triệu hộ kinh doanh cá thể.Tham gia hoạt động xuất khẩu hiiện nay cả nước có khoảng 12000 doanh nghiệp,khả năng cạnh tranh rất thấp ngay trên thị trường trong nước cũng như thị trường khu vực và quốc tế thể hiện.
-Vị thé cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế và khu vực chưa được khẳng định.Đến giữa năm 1999 cả nước mới có trên 100 doanh nghiệp được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 90%,hiện nay đã có khoảng gần 500 doanh nghiệp đã hoàn thành việc chứng nhận chứng chỉ ISO 9000,phần nhiều các doanh nghiệp phải dựa vào đối tác nước ngoài về biểu tượng,thiết kế sản phẩm.quy trình công nghệ ,tiếp thị và phân phối sản phẩm.Có thể nói thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay là làm sao tạo được hình ảnh của doanh nghiệp mình trên thị trường,giao dịch trực tiếp với khách hàng và kiểm soát được các kênh phân phối.
- Nhiều doanh nghiệp hoàn toàn thụ động trong việc tiếp cận thị trường và định hướng khách hàng.Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất các sản phẩm với giá trị gia tăng thấp trong khi nhu cầu của thị trường thế giới đã có sự chuyển đổi.Từ đó hiệu quả hoạt động thấp lại chịu ảnh hưởng của những công ty đa quốc gia.
- Có tình trạng các doanh nghiệp bắt chước các mãu thiết kế và mượn nhãn mác sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài,không đầu tư vào nghiên cứu –triển khai,tiếp thị và đào tạo thay vào đó nhiều công ty coi chính phủ như là một tác nhân quan trọng đến kết quả kinh doanh của họ và nỗ lực tìm kiếm,giấy phép,hạn ngạch,trợ cấp và bảo hộ càng tốt.
-Trình độ trang thiết bị máy móc lạc hậu,công nghệ chậm được đổi mới đang là cản trở đối với quá trình hội nhập.Ngoài các xí nghiệp do nước ngoài đầu tư,các xí nghiệp công nghiệp trong nước chỉ có khoảng 1/3 được coi là có trang thiết bị vào loại tương đối tiên tiến,tốc độ đổi mới công nghệ còn khiêm tốn khoảng 10 -11%.Điều này đã hạn chế rất nhiều đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm,giảm chi phí sản phẩm.Nhiều sản phẩm sản xuất trong nước có giá trị cao hơn sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ 20 - 40%.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao và đang có xu hướng giảm dần.Theo báo cáo của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam số nợ phải trả của các doanh nghiệp Nhà nước bằng 12% số vốn của doanh nghiệp Nhà nước,trong khi đó nợ phải thu chỉ bằng 60% nợ phải trả.Mặt khác quy mô của các doanh nghiệp Nhà nước rất nhỏ,số doanh nghiệp Nhà nước có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm 65,4%,vốn trên 10 tỷ đồng chỉ có 20,86% những khó khăn về vốn về thị trường cộng với sự yếu kém,lỏng lẻo cồng kềnh của bộ máy quản lý doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng thua lỗ.Hiệu quả sử dụng vốn rất thấp có đến hơn 50% số doanh nghiệp Nhà nước có tỷ suất sinh lời trên tổng số vốn thấp hơn lãi suất tiết kiệm.Chất lượng hàng hoá thấp,giá bán lại cao bị cạnh tranh gay gắt với sự xâm nhập ồ ạt của hàng hoá nhập khẩu,các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể đững vững đựơc trên thị trường trong nước chứ chưa nói gì đến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
-Môi trường kinh doanh chưa thể hiện hết tính gay gắt của nhân tố cạnh tranh ,chưa thúc đẩy các doanh nghiệp chuẩn bị theo lộ trình hội nhập AFTA và WTO nguy cơ bị động là rất rõ.Các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay vẫn được sự bảo hộ và ưu đãi của Nhà nước.Điều này dãn đến tình trạng ngay cả các doanh nghiệp dẫn đầu đang hoạt động có hiệu quả trong các ngành sản xuất thép,xi măng,than,đường…cũng khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực .Việc quản lý nhập khẩu chưa được chặt chẽ,tình trạng hàng nhập lậu tràn lan gây ảnh hưởng tới tiêu thụ hàng trong nước.Đấu thầu về hạn ngạch xuất khẩu chưa được mở rộng và áp dụng triệt để.Các thông tin về thị trường nước ngoài,xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế.
3.2Cạnh tranh bằng chất lượng –Một biện pháp bền vững
Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới ngày càng trở lên không thể không đảo ngược được.Đó là một trong những thách thức,sức ép lớn nhất đối với các doanh nghiệp,các quốc gia trong kinh doanh và trong xây dựng các chương trình kinh tế.Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức sâu sắc rằng để dứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranh hiện nay họ không còn cách lựa chọn nào khác là phải kinh doanh hướng vào chất lượng,coi chất lượng là một trong những mục tiêu hangf đầu.chất lượng trở thành moọt yếu tố chính,yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ở bất kể môi trường nào.
Trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn nhưng tất cả những mục tiêu đó để đi vào thực tiễn đều thể hiện sức mạnh hay yếu của các doanh nghiệp mình thông qua thị phần của sản phẩm trên thị trường.Điều đó có nghĩa là sức cạnh tranh của sản phẩm-hàng hoá -dịch vụ trên thị trường.Như vậy sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá - dịch vụ chính là các đặc tính được tổng hoà từ những thuộc tính vốn có của sản phẩm hàng hoá- dịch vụ hoặc được gán cho chúng để phân biệt chúng với các sản phẩm hàng hoá- dịch vụ được đưa ra để cạnh tranh với đối thủ về khả năng đáp ứng cao hơn đối với những nhu cầu đã xác định của khách hàng.Sức cạnh tranh có thể thể hiện qua năng lực (khả năng) cạnh tranh của sản phẩm- hàng hoá-dịch vụ với ý nghĩa thu hút được nhiều người mua,sử dụng hơn những sản phẩm –hàng hoá -dịch vụ khác cùng loại đang được tiêu thụ trên cùng một thị trường.Do đó muốn cho sản phẩm hàng hoá - dịch vụ của mình có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng , người tiêu dùng cao hơn so với các sản phẩm –hàng hoá -dịch vụ cùng loại của các đối thủ cạnh tranh thì các bên (nhà) sản xuất kinh doanh –dịch vụ phải đảm bảo sao cho chúng có được những ưu thế vượt trội.Những yếu tố tạo ra những ưu thế đó của sản phẩm- hàng hoá-dịch vụ hay là tạo lên sức cạnh tranh cao cho sản phẩm- hàng hoá -dịch vụ chính là mức chất lượng ,giá cả ,điểu kiện giao hàng (cung cấp),hình thức thanh toán,phương thức vận chuyển và giao nhận,môi trường cạnh tranh,vị thế so sánh…trong các yếu tố đó thì mức chất lượng và giá cả là những yếu tố quan trọng hàng đầu nó thể hiện vai trò trong khả năng cạnh tranh của hàng hoá- dịch vụ trên thị trường.Mặt khác hai yếu tố này gắn liền với các thuộc tính vốn có của sản phẩm – hàng hoá -dịch vụ góp phần tạo lên giá trị sử dụng của sản phẩm- hàng hoá- dịch vụ và chúng có hệ số trọng lượng cao khi xác định sức cạnh tranh của sản phẩm-hàng hoá- dịch vụ .Để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm- hàng hoá- dịch vụ của mình các nhà sản xuất- kinh doanh-dịch vụ không thể không kết hợp tất cả yếu tố nêu trên trong những điều kiện khác nhau nhưng trước hết họ phải dựa vào hai yếu tố nền tảng này.Các yếu tố khác có thể được xem như là yếu tố bổ sung.Tuy nhiên,sức cạnh tranh của sản phẩm- hàng hoá - dịch vụ không phải đơn thuần chỉ là kết quả của một phép cộng đơn giản giữa các yếu tố nêu trên với nhau,sự phức tạp của việc xác định sức cạnh tranh cảu sản phẩm hàng hoá- dịch vụ thể hiện: các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh-dịch vụ đảm bảo đến mức độ nào những yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất- kinh doanh – dịch vụ của mình.Những điều kiện (cần phải được chỉ số hoá) như năng suất lao động ,hàm lượng công nghệ ,lượng vốn đầu tư,trình độ kỹ thuật,khả năng thay thế hàng nhập khẩu,trình độ quản lý …như vậy muốn nâng cao khả năng sức cạnh tranh của sản phẩm- hàng hoá -dịch vụ thì phải thực hiện hàng loạt các biên pháp và duy trì ở mức tối ưu,hàng loạt mối quan hệ đa tầng và đa chiều.Song xem xét tất cả các điều kiện nêu trên,chúng ta đều thấy rõ hệ quả của việc áp dụng chúng đều hướng vào mục tiêu:nâng cao chất lượng và hạ giá thành.Ngược lại có cạnh tranh tranh tốt thì có khả năng vật chất và kỹ thuật để tái đầu tư lại cho việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành. Mối quan hệ giữa chất lượng và cạnh tranh thực chất là mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả đồng thời cũng là mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực.Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm- hàng hoá- dịch vụ được thừa nhận rộng rãi là một quá trình tìm giải pháp chủ yếu để duy trì và mở rộng thị trường,mở cửa và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.Khi mà những hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật ngày càng được hạn chế và tiến tới là gỡ bỏ khi mà hoạt động thương mại đang mang tính toàn cầu hoá thì cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường được thể hiện thông qua chất lượng và giá cả trao đổi.
Một trong những thách thức kinh tế nổi bật của thời đại hiện nay là:cạnh tranh- hội nhập về chất lượng trong khi đó không còn là sự lựa chọn nữa mà là một trong những yếu tố sống còn của các doanh nghiệp ,tổ chức.Vai trò quyết định của chất lượng được thể hiện ở tác động to lớn của nó đối với khả năng sinh lợi của hoạt động sản xuất- kinh doanh- dịch vụ. Những số liệu thống kê cho thấy rằng những công ty có vị thế cao hơn về chất lượng có thể thiết lập mức giá cao hơn 8% so với sản phẩm cùng loại của các công ty có vị thế chất lượng thấp hơn mà họ vẫn bán chạy hàng hoá hơn.Không những thế mức thu hồi vốn cho đầu tư giữa hai công ty này cũng chênh lệch với tỷ lệ 30% so với 20%.Như vậy vấn đề chất lượng ngày nay không chỉ còn là vấn đề kỹ thuật thuần tuý nữa mà đã trở thành mang tính chiến lược lâu dài hàng đầu trong hoạt động sản xuất- kinh doanh –dịch vụ của các doanh nghiệp và tổ chức.
Trong quản lý chất lượng điều trước tiên cần đề cập đến chính là sự bùng nổ của việc xây dựng và áp dụng các công nghệ quản lý chất lượng hiện đại như ISO 9000,ISO 14000,TQM,HACCP,GMP…cũng như các phong trào chất lượng ngày càng trởt lên rộng khắp.Một số các doanh nghiệp khi gặp thất bại trên thương trường thường tự đổ lỗi cho những yếu kém về kỹ thuật,công nghệ ,vốn, tiếp thị,sự hỗ trợ về chính sách từ tầm quản lý vĩ mô…thực ra sự thất bai của họ được khởi nguồn chính từ những yếu kém trong khâu quản lý vi mô trong đó có quản lý chất lượng điều đó thể hiện thông qua sự yếu kém của một khâu trong quá trình quản lý sẽ tác động đến các khâu tiếp theo sau theo phản ứng dây truyền và ảnh hưởng đến hiệu quả chung.Các tiếp cận vấn đề chất lượng một cách toàn diện sẽ giúp các doanh nghiệp ,tổ chức nhìn nhận và giải quyết vấn đề này trong mối quan hệ tổng thể với các vấn đề khác của hoạt động sản xuất kinh doanh- dịch vụ,từ đó đảm bảo được sự phát triển bền vững.Các hệ thống quản lý chất lượng đều hướng vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng (một định hướng chủ đạo trong cạnh tranh về chất lượng )trên cơ sở loại bỏ những sự không phù hựp và đảm bảo môi trường tốt cho các doanh nghiệp của tất cả các khâu,các giai đoạn của quá trình sản xuất- kinh doanh- dịch vụ.Chất lượng không thể là cơ may mà nó phải được quản lý trong toàn doanh nghiệp ở mọi thời điểm của quá trình.Đây là triết lý chất lượng mà các doanh nghiệp,tổ chức cần phải nhận thức được trong thời đại cạnh tranh và hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay.
Chiến lược chất lượng khi đó sẽ là một thành phần hữu cơ tạo lên chiến lược sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp,tổ chức.Chiến lược này chỉ được xây dựng hoàn chỉnh nếu nó bao quát được cả ba mặt:kế hoạch hoá chất lượng,kiểm soát chất lượng ,cải tiến liên tục (tam đoạn luận chất lượng của Juran).Việc thực hiện chiến lược này cần phải được tuân thủ chặt chẽ theo các bước của chu trình PDCA(lập kế hoạch-thực hiên-kiểm tra-điều chỉnh ) của Deming.Đó chính là tư tưởng cốt lõi của quan niệm cải tiến liên tục mà nhiều doanh nghiệp,tổ chức trên thế giới đã và đang theo đuổi.
Từ việc áp dụng những hệ thống và công cụ quản lý chất lượng tiên tiến chính là một cách thiết thực để làm cho sản phẩm- hàng hoá - dịch vụ của chúng ta có khả năng trước hết là tiếp cận thị trường và tiếp sau là có khả năng cạnh tranh cao so với sản phẩm- hàng hoá- dịch vụ cùng loại của nước ngoài ngay trên thị trường trong nước,trong khu vực và quốc tế .Vai trò của chất lượng trong cạnh tranh ngày càng nổi bật hơn nữa khi nước tham gia hoàn toàn vào hiệp ước thuế quan hiệu lực chung ASEAN (CEPT) vào năm 2003 cũng như các hiệp thương mại song phương và đa phương với các nước trong khu vực,và trên thế giới tiến dần đến việc ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
3.3 Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
Tham gia AFTA là bước đi đầu tiên của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thương mại khu vực và thế giới.Nó đặt nền móng cho quá trình hội nhập APEC và chuẩn bị cho sự gia nhập WTO một cách có hiệu quả.trong quá trình hội nhập có nhiều vấn đề đặt ra táhc thức mới đối với doanh nghiệp Việt Nam,làm thế nào để tồn tại và phát triển ? Làm thế nào để đạt được và duy trì việc xuất khẩu,bảo vệ được thị trường trong nước? Hay làm sao nâng cao được sức cạnh tranh trong môi trường thương mại quốc tế ? Vấn đề cốt lõi là làm sao xá định chính xác các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp,tập trung được các nguồn lực và tạo đòn bẩy nguồn lực để có sức cạnh tranh tổng hợp.Việc nâng cao năng lực của các doanh nghiệp và từng ngành sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và sức sản xuất của nền kinh tế.Trung tâm của cạnh tranh ở Việt Nam hội tụ ở các doanh nghiệp Nhà nước.Nâng cao sức cạnh tranh là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Sức cạnh tranh ở đây được hiểu là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm-dịch vụ,quy trình công nghệ độc đáo tạo ra giá trị gia tăng cao đúng với yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm với năng suất cao nhằm tăng nhanh lợi nhuận và mức sống của người tiêu dùng.Trong quá trình hội nhập WTO và AFTA nền kinh tế Việt Nam nói chung,mỗi doanh nghiệp nói riêng có những cơ hội để phát triển như mở rộng thị trường,phát triển quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực và thế giới ,hiện đại hoá hoạt động sản xuất – kinh doanh , khai thác được kinh nghiệm của các nước đi trước trong hoạt động thương mại quốc tế.
Muốn nâng cao được sức cạnh tranh phải trả lời được các câu hỏi: lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp nằm ở chỗ nào?như thế nào để nâng cao được lợi thế cạnh tranh,khai thác nộ lực.Lợi thế cạnh tranh có thể được định nghĩa như là khả năng của doanh nghiệp thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong việc đạt được mục tiêu mở rộng thị trường phải đạt doanh thu và lợi nhuận cao.
Đầu tư cho một tầm nhìn lâu dài : để có sản phẩm tốt,giá thành hạ trong khi công nghệ còn lạc hậu, các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ số 1 xuống số 2. Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp nỗi lực phát triển thị trường phương Đông và các đồng nghiệp nổ lực kiếm tiền ở phương Tây. Khi lợi nhuận trở thành ưu tiên số hai, một mô hình doanh nghiệp mới cùng với một triết lý kinh doanh mới xuất hiện.Một trong những vấn đề của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong khả năng cạnh tranh đối với thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài đó là chiến lược sản phẩm ; chọn những sản phẩm mà doanh nghiệp có thế mạnh,không ngừng cải tiến nâng cao chiến lược sản phẩm , phải đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển và nâng cao của xã hội ( chế biến , chế biến tinh, theo nhiều giá trị sử dụng , hình thức bao bì ) .Khái thác có hiệu quả các lợi thế so sánh quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh , chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hiện đại hoá khau thiết kế sản phẩm , chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm , mặt khác vấn đề hạ thấp chi phí hiện nay của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn : các chi phí như chi phí đầu vào và các chi phí trung gian khác để hạ giá thành,nâng cao lợi nhuận và có đủ khả năng bán hàng ra với giá cạnh tranh
hệ số lưọi thế so sánh giữa các nước asean
Ngành sản phẩm
Indonesia
Malaysia
Philipines
Singapore
Tháilan
Việt Nam
Chế biến, bảo quản thịt và sản phẩm từ thịt
0,1
0.0
0,0
0,0
1,4
0.1
Sản xuất bơ sữa
0,3
0,3
0,0
0,2
0,1
0,8
Chế biến thuỷ hải sản
3,4
0,7
3,7
0,5
8,7
11,3
Xay xát và chế biến lương thực(trong đó riêng gạo)
0,1
0,3
0,2
0,0
0,1
0,2
0,2
0,1
3,3
28.7
6,6
69,7
Chế biến, bảo quản rau quả
0,6
0,3
4,5
0,1
3,1
1,5
Đường các loail
0,5
0,5
3,3
0,1
7,0
0,8
Chế biến thức ăn gia súc
1,0
0,6
1,3
0,2
1,6
0,1
Đồ uống
0,0
0,1
0,1
0,3
0,1`
0,1
Chế biến dầu mở động,thực vật
2,7
16,2
3,6
1,5
0,7
0,0
Cao su và sản phẩm từ cao su.
(trong đó riêng cao su)
0,4
12,1
0,8
10,8
0,2
0,5
0,3
1,8
0,9
14,2
1,3
3,4
Sợi,chỉ và vải rệt các loại(trong đó sợi nhân tạo riêng tơ lụa)
0,2
0,0
0,3
0,0
0,4
0,0
0,2
0,1
1,2
0,7
1,8
0,7
Thuốc trừ sâu và nông dược
0,5
0,3
1,2
0,5
1,4
3,1
Hoá chất cơ bản
0,3
0,2
0,2
0,8
0,1
0.0
Sơn ,mực,véc ni sản phẩm dùng cho hội hoạ
0,2
0,2
0,0
0,7
0,3
0,0
Thuốc chữa bệnh
0,1
0,1
0,1
0,3
0,1
0,0
Xà phòng và chất làm sạch
0,4
0,4
0,2
0,5
0,3
0,3
Phân bón
1,1
0,4
1,5
0,1
0,0
0,1
Plastic và bán thành phẩm
0,1
0,2
0,1
0,7
0,3
0,1
Máy móc không dũng điện
0,0
0,7
0,5
2,2
1,0
0,1
Máy móc dùng điện
0,2
2,9
2,5
2,4
1,3
0,1
Quần áo
2,1
1,4
4,4
0,5
2,2
3,1
Giầy dép và sản phẩm da
4,6
0,3
1,5
0,1
2,9
4,0
Nguồn: Báo cáo của WorldBank năm 1999 “Đánh giá tác động của Việt Nam tham gia AFTA- một sự đánh giá về lượng”
Hiện nay việc hình thành lợi thế so sánh giữa các doanh nghiệp trong các nước ASEANđang đặt ra một vấn đề đó là các doanh nghiệp đánh giá bản thân mình có lợi thế hơn các đối thủ khác (doanh nghiệp khác) trong khu vực như thế nào để có thể phát huy được sức cạnh tranh trên thị trường . Nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp gần như độc chiến thị trường trong nước nhưng lại không phải những ngành có lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực chẳng hạn như sản xuất thức ăn gia sức, dầu thực vật, nhựa …
Ngành chế biến thức ăn gia súc hàng năm cung ứng ra thị trường 56% tổng nhu cầu mặt hàng này so với mặt hàng khác thay thế. Ngành có tỷ suất lợi nhuận trên vốn khá cao 12% và chiến 2,13%giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành . Tuy phát triển tốt nhưng khi tham gia AFTA ngành này sẽ phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh. Vì lợi thế so sánh của ngành chế biến thức ăn gia súc Việt Nam kém hơn hẳn so với 4 nước : Thái lan,malayxia, Philippin, Indonexia.
Ngành giầy dép Việt Nam trong thập kỷ vừa qua cũng đã đạt được nhiều thành tựu như xuất khẩu giày dép tăng trưởng khá nhanh, nhịp độ tăng trưởng so với năm trước ở mức 38,5% đến 156,4%nhưng đến cuối thập kỷ 90 nhịp độ tăng trưởng giảm sút , năm1998còn 3,7% do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực và năm 1999 ngành phục hồi đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,3 tỷ USD . Thực tế thực hiện quý một lại giảm 2,3%, 6 tháng đầu năm giảm 2,74%và 7 tháng đạt 899,6triệu USD giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước bằng 52,9% kế hoạch năm ( năm 2001, kế hoạch kim ngạch xuất khẩu ngành này là 1,7 tỷ USD tăng 16% so với năm 2000)
Đánh giá lợi thế so sánh của ngành này so với những doanh nghiệp khác trong khu vực các chuyên gia cho răng ở Việt Nam nhân công rẻ hơn nhiều sản phẩm so với các nước , chi phí điện nước vẫn chưa được tính đủ, bản thân cũng đẫ tự thân vận động để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm phải thêm vào đó là hàng giầy dép xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đi khắp thị trường không phải ràng buộc hạn ngạch . Nhưng dường như các doanh nghiệp của nước ngoài vẫn thiếu một sức cạnh tranh nào đó mà nguy cơ mới nhất hiện nay của ngành đó là khi chúng ta gia nhập vào WTO ( Đầu quý một năm 2002) khó khăn đó trước hết ở thị trường lớn và hấp dẫn với ngành giầy dép là Nhật, Mỹ bởi Trung Quốc sẽ được hướng quy chế thương mại bình thường của hai nước này.Khó khăn tiếp theo sẽ là ở thị trường EU không khống chế hạn ngạch xuất khẩu giầy dép của Trung Quốc. Đó là những khó khăn khách quan làm giảm lợi thế so sánh cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành giầy dép Việt Nam . Nhưng trong đó khó khăn chủ quan của ngành vẫn là yếu tố quyết định đến lợi thế so sánh của các doanh nghiệp như :
-Nhiều năm nay ngành dày dép Việt Nam vẫn chưa xây dựng được chiến lược của ngành.Vấn đề nguyên vật liệu đầu vào chưa có sự hoạch định về đầu tư da.Nguyên liệu chiếm rất lớn trong giá thành nhưng hầu hết vẫn phải nhập khẩu.Các doanh nghiệp trong nước không đáp ứng được nhu cầu và bản thân thiếu nguyên liệu trong nước vì ngành công nghiệp không đáp ứng kịp thời.
-Tổng công ty da giầy Việt Nam vẫn chưa chứng tỏ được là xương sống cho ngành dệt may Việt Nam,các doanh nghiệp quốc doanh của tổng công ty dệt dám đi đầu và vượt xa các doanh nghiệp khác về chuyển sang hình thức làm hàng FOB. Họ đã thiết lập được viện mẫu thời trang,họ nâng uy tín của mình và thu hút khách hàng nước ngoài
- Hiệp hội da giày chưa gắn kết được với các doanh nghiệp,các thành phần lại với nhau,các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,doanh nghiệp nước ngoài,và ngay cả một số doanh nghiệp quốc doanh chưa thấy được sự cần thiết,hấp dẫn tham gia hoạt động cùng hiệp hội.
Ngành dệt may Việt Nam đang ngày càng trở thành ngành có vị trí quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.Trong những năm gần đây với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 20 –25%.Nhưng hiện nay trong tiến trình hội nhập ngành dệt may đang đứng trước những thách thức cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong khu vực khi mà theo lộ trình ra nhập AFTA,thuế xuất-nhập khẩu hàng dệt may từ các nước ASEAN ở mức bảo hộ cao như trước đây(sợi 20%,vải 40%,may mặc 50%) sẽ giảm xuống còn 5% vào năm 2006.Tiến trình này bắt đầu từ 1-1-2000 với mức thuế nhập khẩu cho sợi còn 15%,vải 30% và may mặc còn 35%. Như vậy hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh với các nước ASEAN ngay tại thị trường trong nước với mức bảo hộ giảm dần cho đến lúc xoá bỏ hoàn toàn hàng rào bảo hộ vào ngày 1-1-2006. Nếu không có những biện nâng cao sức cạnh tranh chúng ta có thể bị thua ngay trên sân nhà.
Theo hiệp định về hàng dệt may ATC,các nước phát triển như Mỹ,Canada,Tây Âu sẽ bỏ dần hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) theo lộ trình đã được vạch sẵn.
Lộ trình các thành viên WTO bỏ dần hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may
Giai đoạn 1995-1997 bỏ 16%hạn ngạch so với năm 1990
Giai đoạn 1998-2001 bỏ 17% hạn ngạch so với năm 1990
Giai đoạn 2002-2004 bỏ 18% hạn ngạch so với năm 1990
Đến ngày 31-12-2004 bỏ hết số hạn ngạch còn lại.
Và khi điều này xảy ra hầu hết các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu dệt may lớn của Việt Nam sẽ được cởi trói dần hạn ngạch nhập khẩu cho đén lúc miễn hoàn toàn vào ngày 3-12-2004 và sẽ có nhiều lợi thế hơn Việt Nam. So với các nước trong khu vực dệt may Việt Nam còn kém về năng lực sản xuất,trình độ công nghệ,khói lượng chủng loại,mẫu mã hàng hoá còn nghèo nàn và năng suất thấp đến giá thành cao hơn các nước như Trung Quốc,Srilanka,Bangladesh có khi tới 15-20%.Sản xuất hàng may còn ở dạng gia công là chính do vậy giá trị gia tăng trên sản phẩm thấp,theo đánh giá của Vinatex cả lĩnh vực dệt và may đều còn nhiều vấn đề cần giải quyết.Đối với lĩnh vực sản xuất nguyên,phụ liệu cung cấp cho ngành may xuất khẩu (bao gồm cả bông,xơ sợi tổng hợp,vải và phụ liệu may) hiện nay chỉ đáp ứng được 10-15% nhu cầu.đối với hàng may mặc,giá thành sản phẩm còn cao,mẫu mã hàng hoá còn nghèo nàn,thương hiệu và khả năng thương mại còn hạn chế nên khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn rất kém.
Theo các chuyên gia trong ngành dệt may cho rằng đẻ ngành này cạnh tranh được trên thị trường quốc tế cần phải có sự nỗ lực từ hai phía Nhà nước và doanh nghiệp.Các doanh nghiệp phải tự mình nâng cao sức cạnh tranh trên bốn yếu tố:chất lượng ,giá cả,tiếp thị và uy tín thương hiệu hiện nay thiết bị của ngành đã đổi mới được từ khoảng 40-45%,trình độ tự động hoá chỉ đạt mức trung bình khiến cho chất lượng sản phẩm không ổn định.Trình độ ngành dệt may còn lạc hậu so với các nước tiên tiến trong khu vực khoảng từ 10-15 năm.Ngành may đã đổi mới được khoảng 90-95% số thiết bị,nhưng khả năng tự động hoá quá trình sản xuất chỉ ở mức trung bình,công nghệ cắt và may còn lạc hậu.So với các nước tiên tiến khoảng 5 năm.Giá cả cũng là một yếu tố hạn chế tính cạnh tranh.So với các nước trong khu vực,giá gia công ở Việt Nam cao hơn khoảng 10-15% và so với Trung Quốc là 20%,năng suất lao động cũng rất thấp mới chỉ đạt khoảng 50-70% so với năng suất lao động của các nước trong khu vực.Mặt khác do mới tham gia thị trường thế giới nên công tác bán hàng-thị trường còn nhiều bất cập. Rất nhiều doanh nghi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33744.doc