Lời nói đầu
Quản lý và sử dụng vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy mà việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn như thế nào có liên quan đến vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh có hai loại là vốn cố định và vốn lưu động trong đó vốn lưu động là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó đảm bảo cho quá trình
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quản lý vốn lưu động ở Công ty da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từ khâu mua sắm vật liệu, nghiên cứu thị trường đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Có vốn doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và mở rộng kinh doanh theo chiều rộng và chiều sâu, vốn giúp doanh nghiệp hoành thành nghĩa vụ nộp thuế, giảm tỷ lệ bội chi ngân sách, giảm lạm phát. Ngoài ra sử dụng vốn hợp lý cho phép khai thác tối đa năng lực hoạt động của tài sản lưu động góp phần hạ thấp tỷ lệ chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận. Có thể nói vốn lưu động như dòng máu luôn vận động tuần hoàn nuôi sống doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong cơ chế bao cấp trước đây, các doanh nghiệp quốc doanh được nhà nước bao cấp về vốn gây nên sự ỷ lại, các doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề sử dụng bảo toàn và phát triển vốn dẫn đến tình trạng “ lãi giả, lỗ thật”, tình trạng ăn mòn vào vốn diễn ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ những yếu kém , lâm vào tình trạng sa sút. Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau phát triển, tạo ra môi trường cạnh tranh. Thực tế cho thấy khi các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng, doanh nghiệp nào “trường vốn” trong kinh doanh, doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội thắng thế trong cạnh tranh, bởi vậy buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề sử dụng hiệu quả nhất đồng vốn của mình.
Trong thời gian thực tập tại Công ty thương mại và bao bì Hà Nội, được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn và các anh chị trong phòng kế toán em đã từng bước làm quen với thực tế, nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Qua thực tế và tìm hiểu nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động em đã đi sâu nghiên cứu, đánh giá và nêu ra những nhận xét về tình trạng và công tác “quản lý vốn lưu động” ở Công ty thương mại và bao bì Hà Nội.
Vì trình độ và nhận thức của em có hạn nên khi viết, bài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong cô giáo hướng dẫn và các anh chị trong phòng kế toán góp ý, sửa chữa và bổ xung để bài viết của em được hoàn thiện hơn nữa.
Nội dung của đề tài được chia làm 3 phần:
Phần I : Đặc điểm của công ty.
Phần II : Thực trạng công tác quản lý vốn lưu động tại Công ty thương mại và bao bì Hà Nội.
Phần III: Một số ý kiến đề xuất và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý vốn tại Công ty thương mại và bao bì Hà Nội.
Phần I : Đặc điểm chung của công ty
I.1. Quá trình hình thành của Công ty thương mại và bao bì Hà Nội:
Công ty thương mại và bao bì Hà Nội ngày nay tiền thân là nhà máy da Thuỵ Khê do một nhà tư bản Pháp đầu tư xây dựng năm 1912 theo thiết kế của Pháp với nhiệm vụ sản suất da thuộc, các sản phẩm chế biến từ da chủ yếu nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh của thực dân Pháp.
Từ khi thành lập cho đến nay nhà máy đã trải qua quá trình phát triển khá dài vì vậy nhà máy đã có một số thay đổi trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như tên gọi , điều đó được thẻ hiện qua các mốc thời gian như:
- Từ năm 1912-1954 : một nhà tư bản đã đầu tư vào ngành thuộc da và thành lập công ty thuộc da Đông Dương một công ty lớn nhất Đông Dương thời đó với mục đích là lợi nhuận, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là phục vụ nhu cầu quân đội và sản xuất theo thời vụ, sản lượng đạt 3000 ữ 8000 da/năm.
- Từ 1954-1960 : Công ty thuộc da Đông Dương chuyển thành dạng sở hữu công ty hợp doanh nghiệp và lấy tên là “Công ty thuộc da Việt Nam”. Quy mô sản xuất lúc này tăng 20%-30% so với thời kỳ trước.
- Từ 1960-1989 : Công ty sát nhập vào quốc doanh trực thuộc công ty tạp phẩm bộ công nghiệp nhẹ và đổi tên là “Nhà máy da Thuỵ Khê” được nhà nước ta cho phép tách từ công ty tạp phẩm ra thành “ Liên hiệp da giầy”.
- Năm 1989-1992 : Khi mô hình liên hiệp không còn thích hợp nữa nhà nước cho phép tất cả các doanh nghiệp thuộc liên hiệp tách ra hoạt động độc lập. Nhà máy da Thuỵ Khê tách ra khỏi liên hiệp da giầy trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ để xuất khẩu trực tiếp.
- Tháng 12/1992 : Nhà máy da Thuỵ Khê được đổi tên thành “Công ty thương mại và bao bì Hà Nội” theo quyết định số 1310/CCN-TC; ngày 17/12/1992 của Bộ công nghiệp nhẹ.
- Đến ngày 29/04/1993 : Theo quyết định số 388/CCN-TCLD của Bộ công nghiệp nhẹ ra quyết định thành lập lại công ty lấy tên:
Công ty thương mại và bao bì Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế HANSHOES (Hà Nội lether and shoes company).
Chức năng của công ty là sản xuất các loại mặt hàng giầy, dép, các loại hoá chất thiết bị ngành da giầy.
-Từ năm 1993 tới năm 1995 công ty gặp không ít khó khăn do chuyển từ chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, do chuyển địa điểm. Bên cạnh việc phải lo đầu vào, đầu ra công ty còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của các công ty khác, như công ty da giầy Sài Gòn,công ty d Mê Cô....đã làm cho nhu cầu tiêu thụ giảm, các nguyên vật liệu truyền thống không được ưa dùng để sản xuất như trước, buộc công ty phải chuyển sang hình thức gia công bằng nguyên vật liệu của nước ngoài. Bên cạnh đó mặc dù là doanh nghiệp nhà nước nhưng mấy năm gần đây nguồn vốn ngân sách cấp giảm dần, trang thiết bị máy móc được đầu tư từ những năm 1960 nay đã cũ, lạc hậu làm cho sản phẩm sản xuất ra bị hạn chế rất nhiều.
Đến năm 1996 : Do sự nỗ lực tìm hiểu thị trường, tìm kiếm bạn hàng công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất và xuất khẩu giày vải bên cạnh việc phát triển những mặt hàng truyền thống. Tuy mới mở đầu nhưng công ty đã hoàn
thành nhiệm vụ của mình, đặc biệt là mặt hàng giày vải, doanh thu đạt 2,3tỷ/năm. Điều này cho thấy sự đi lên của công ty, nó khẳng định chỗ đứng của Công ty thương mại và bao bì Hà Nội trên thị trường.
Cho đến nay Công ty thương mại và bao bì Hà Nội vẫn không ngừng vươn lên trong lĩnh vực sản xuất giày vải, giày da và các mặt hàng khác sản xuất bằng da thuộc. Không chỉ tìm cách đổi mới về máy móc thiết bị công ty còn thường xuyên sản xuất, đổi mới và thay thế những kiểu dáng, mẫu mã giày cũ bằng cácloại giày với kiểu dáng hiện đại, mẫu mã đa dạng, phong phú về màu sắc nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Ngày hôm nay chúng ta thấy da giầy Hà Nội đã có mặt ở khắp nơi từ Nam ra Bắc và cả các nước khác trên thế giới, điều đó khẳng định chỗ đứng của da giầy Hà Nội trong lòng người tiêu dùng và trên thị trường không chỉ ở Việt Nam mà cả quốc tế.
Giờ đây Công ty thương mại và bao bì Hà Nội vừa có chức năng sản xuất vừa có chức năng thương mại. Để phát triển hơn nữa công ty đã đặt hướng đi cho năm 2003-2004 như sau :
- Tập trung phát triển ngành da, nâng cao sản phẩm da cả về ssó lượng và chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm và mở rộng thị trường.
- Xây dựng đầu tư thêm diện tích trung bình cho ngành da.
- Cộng tác với các công ty trong và ngoài nước.
- Thực hiện dự án đưa dây chuyền công nghệ sản xuất da hợp tác với Đài Loan.
I.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty thương mại và bao bì Hà Nội:
a,Chức năng:
Sản xuất, đóng gói và cung ứng nguyên vật liệu, sản phẩm ngành da giầy.
Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất giầy da.
Tiến hành nghiên cứu và hợp tác các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm áp dụng vào khâu chế biến, sản xuất giầy da với mục đích da giầy Hà Nội sẽ chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
b. Nhiệm vụ:
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí.
Tổ chức hợp lí các quá trình kinh doanh nhằm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, đồng thời đem lại lợi nhuận cao nhất cho đơn vị.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách.
Bảo toàn và phát triển số vốn được giao.
Đảm bảo hạch toán kinh tế đầy đủ, phù hợp chế độ tài chính kế toán nhà nước.
Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý vốn, tài sản, lao động, tiền lương,... làm tổ chức phân phối theo lao động, đảm bảo cân bằng xã hội, đào tạo bồi dưỡng cán bộ để không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
I.3. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
a. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty thương mại và bao bì Hà Nội.
Công ty thương mại và bao bì Hà Nội là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty da giầy Việt Nam. Hiện nay công ty có 560 lao động, ngoài ban giám đốc bộ máy được phân thành 7 phòng ban và 5 phân xưởng, mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
b. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty :
Công ty thương mại và bao bì Hà Nội tổ chức theo mô hình trực tuyến, do đó có sự thống nhất cao trong công việc, tách bạch rõ ràng các trách nhiệm và nhiệm vụ. Ban giám đốc công ty trực tiếp điều hành quản lý. Bên cạnh đó công ty còn thực hiện chế độ khoán đến từng phân xưởng để giải quyết công ăn việc làm cho công nhân, các quản đốc phân xưởng phải tự đôn đốc công nhân trong quá trình sản xuất. Trong quá trình sản suất để thuận lợi cho việc trả lương, quản lý công nhân viên công ty được phân thành các phòng ban với chức năng và nhiệm vụ sau:
Ban giám đốc gồm : Đồng chí Giám đốc và hai đ/c Phó Giám đốc.
+ Giám đốc : Là người đứng đầu công ty, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh hoặc gián tiếp thông qua các phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm rước cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước pháp luật và trước tập thể cán bộ công nhân viên về mọi hoạt động của công ty, đặc biệt là về mặt kinh tế.
+ Một phó giám đốc thường trực quản lý về mặt đời sống, đầu tư XDCB.
+ Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.
Văn phòng gồm 4 bộ phận:
Phòng tổ chức .
Phòng hành chính
Phòng bảo vệ
Phòng y tế
Phòng tổ chức : có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về cán bộ, tổ chức bộ máy, quản lý lao động, ban hành một số quy chế về công tác tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phòng hành chính : có chức năng xây dựng lịch trình làm việc của ban giám đốc, đón tiếp khách của công ty, tham mưu tổng hợp cho bộ phận văn phòng.
Phòng Y tế : có nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ, đời sống cán bộ công nhân viên, khám chữa bệnh, cấp thuốc và giải quyết nghỉ ốm cho cán bộ công nhân viên toàn danh nghiêp.
Phòng bảo vệ : có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty, duy trì trật tự an ninh trong công ty, theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế đã đề ra.
+Phòng kế hoạch vật tư có 2 chức năng :
Chức năng thứ nhất : Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Chức năng thứ hai: Căn cứ vào các nhu cầu các thông tin trên thị trường đưa ra kế hoạch giá thành, kế hoạch sản lượng nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.
+ Phòng tài chính kế toán : giúp lãnh đạo trong công ty hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Báo cáo tình hình tài chính với các cơ quan chức năng của nhà nước, xây dựng kế hoạch tài chính của công ty. Xác định nhu cầu về vốn và sự biến động của các loại tài sản trong công ty.
+ Phòng kinh doanh-XNK : giúp giám đốc trong việc tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm, thực thi kế hoạch bán hàng, phòng có nhiệm vụ xuất những sản phẩm do công ty sản xuất ra hoặc uỷ thách cho khi có khách hàng. Bên cạnh đó phòng kinh doanh chịu trách nhiệm khâu nhập vật tư, máy móc thiết bị cần thiết cho sản xuất và gọi vốn nước ngoài, xây dựng các phương án đầu tư.
+ Phòng kỹ thuật : có nhiệm vụ xây dựng các quy trình quy phạm trong quá trình sản xuất, ngoài ra phòng còn xây dựng kế hoạch trùng đại tu và sữa chữa máy móc thiết bị đồng thời xây dựng quy trình sử dụng và quản lý máy móc thiết bị.
+ Phòng XDCB : có nhiệm vụ quản lý, đề nghị và tham mưu cho lãnh đạo xây dựng, đề ra kế hoạch và các hạng mục đầu tư, gọi vốn đầu tư, giám sát quá trình xây dựng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về chất lượng công trình.
mặc dù các phòng ban có sự độc lập tương đối nhưng cũng có mối quan hệ gần gũi tương tác phối hợp nhịp nhàng để bộ máy của công ty vận hành trôi chảy.
Từ chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ở trên ta có thể tóm lược qua sơ đồ sau:
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
PGĐ đời sống XD cơ bản
PGĐ phụ trách kỹ thuật
Phòng tổ chức
Văn
phòng
Phòng
KH vật tư
Phòng
tài chính kế toán
Phòng
KD-XK
Phòng
kỹ thuật
Phòng
XD
CB
Quản đốc phân xưởng chế biến I
Quản đốc phân xưởng da keo
Quản đốc phân xưởng chế biến
Quản đốc phân xưởng giày
Quản đốc phân xưởng cơ khí
I.4, Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất :
a, Đặc điểm quy trình công nghệ :
Hiện nay công ty đang tập trung vào các mặt hàng truyền thống đó là da cứng, da mềm và sản phẩm mới như giày vải. Mỗi loại sản phẩm đều có một quy trình công nghệ riêng. Quy trình công nghệ thuộc da ở Công ty thương mại và bao bì Hà Nội là
một quy trình công nghệ sản xuất kiểu phức tạp chế biến liên tục nhưng phân bước không rõ ràng sản phẩm da( da thành phẩm, da công nghiệp là kết quả chế biến của nhiều công đoạn.
Thời gian đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 15 ngày đến một tháng. Trong sản xuất ngoài việc sử dụng nguyên vật liệu chính là da còn sử dụng nhiều loại hoá chất như axit sunfuric( H2SO4), phẩm nhuộm. Các loại máy móc thiết bị sử dụng như máy xẻ, máy bào, sàn giấy...
Còn quy trình công nghệ thì đơn giản hơn. Tuy nhiên sản phẩm giày vải cũng là kết quả của nhiều công đoạn. Nguyên vật liệu chính để sản xuất giày vải là cao su. Thời gian đưa nguyên vật liệu vào nhanh hơn sản xuất giầy da và nhập kho hàng ngày.
Sơ đồ :
Các bước quy trình công nghệ giầy vải:
Vải
Cao su
Chặt mảnh
May
Cách luyện
Vải
Gò ráp
Hấp
Cắt viền, dán kín,
sỏ dây
Hoàn tất sản phẩm
Sản phẩm giày
Kiểm nghiệm
Nhập kho
Sơ đồ quy trình công nghệ thuộc da, da tươi
Thuộc Tamin
ép
Ăn dầu
Da thuộc
Rửa
Trung hoà
Nấu
Cô đặc
Nghiền đồng
Galaline CN
Rửa, ướp muối
Hồ tươi
Tẩy lông,cắt viền
Rửa, ướp muối
Hồ tươi
Tẩy lông,cắt viền
Ngâm vôi
Xẻ
Tẩy vôi làm mềm
Thuốc Crôm
Ep nước, bào,
thuộc lại
Ep nước, bào thuộc
Kiểm nghiệm
Nhập kho
Ngâm vôi
Xẻ
Tẩy vôi làm mềm
Thuốc Crôm
ép nước, bào,
thuộc lại
Ep nước, bào thuộc
Kiểm nghiệm
Nhập kho
b,Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Hiện nay để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất ba loại sản phẩm công ty tổ chức bốn phân xưởng và một phân xưởng giầy vải, cụ thể :
+ Phân xưởng da keo :
Đây là phân xưởng sản xuất chính. Nguyên liệu chính đưa vào sản xuất là các loại da trâu, bò tươi hoặc da muối, vật liệu sử dụng là các loại hoá chất. Sản phẩm của phân xưởng là các loại da cứng, da mềm, da công nghiệp.
Nhìn chung dây chuyền công nghệ sản xuất mới đưa vào phân xưởng so với các công ty khác ở Việt Nam là mới nhưng vẫn còn lạc hậu so với thế giới. Máy chưa sử dụng hết công suấtlà do vấn đề đầu ra còn thấp.
+ Phân xưởng chế biến I :
Chế biến các mặt hàng đồ da phục vụ công nghiệp dệt như ( gông, dây curoa,...) một số phục vụ cho quốc phòng ( dây đeo, bao súng, bao đạn,...) Nguyên vật liệu của phân xưởng này là da cứng, da mềm lấy từ phân xưởng da keo.
+ Phân xưởng chế biến II :
Nguyên liệu da cứng, da mềm, do phân xưởng da keo cung cấp, phân xưởng chế biến ra các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng dân dụng và quốc phòng như đóng giày, mang găng tay...
+ Phân xưởng cơ khí:
Đây là phân xưởng sản xuất phụ có nhiệm vụ cung cấp lao vụ cho các phân xưởng chính đồng thời tạan dụng các loại phế liệu, phế phẩm để sản xuất ra các sản phẩm cung cấp trên thị trường, phân xưởng bao gồm 3 bộ phận :
Bộ phận mộc nề : Có nhiệm vụ đóng các trang thiết bị phục vụ cho ngành và các phân xưởng khác như bệ máy, các dụng cụ cho đóng giày...
Bộ phận cơ khí : Có nhiệm vụ gia công, sữa chữa, phục hồi các loại máy móc thiết bị...
Tổ nồi hơi : có nhiệm vụ cung cấp hơi nước cho sản xuất trong đó chủ yếu là cung cấp hơi nước cho phân xưởng da keo.
Ngoài ra còn có tổ pha chế hoá chất nhằm tạo ra các loại hoá chất phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công nghệ thuộc da.
+Xưởng giày : Gồm : - Bộ phận cắt may, gò ráp và hoàn thiện.
Nguyên vật liệu chủ yếu của xưởng giày là vải và cao su. Do mới đưa vào sản xuất, máy móc thiết bị của phân xưởng rất hiện đại, việc sắp xếp lao động rất hợp lý.
Việc tổ chức sản xuất như trên hoàn toàn phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất của công ty. Giữa các phân xưởng có mối quan hệ chặt chẽ giúp cho quá trình sản xuất có hiệu quả. Chẳng hạn phân xưởng cơ khí phục vụ đồng thời cho các phân xưởng còn lại, hay da keo ngoài cung cấp các loạida còn cung cấp nguyên vật liệu cho hai phân xưởng chế biến.
Quá trình sản xuất được chia thành các phân xưởng, các xưởng, bên cạnh đó công ty còn khoán gọn tới từng phân xưởng đòi hỏi công ty quản lý thông qua các phân xưởng.
Sơ đồ :
Mối quan hệ giữa các phân xưởng sản xuất
Bộ phận cơ khí
Cơ khí Mộc nề Nồi hơi
PX da keo
PX chế biến I
PX chế biến II
PX giày
Cắt may
Gò ráp và hoàn thiện
Phần II
Thực trạng về công tác quản lý VLđ
tại Công ty thương mại và bao bì Hà Nội
II.1, Đặc điểm chung về nguồn vốn:
Để tồn tại và phát triển bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần vốn, bởi vốn là điều kiện đầu tiên để tiến hành sản xuất kinh doanh. Vốn vừa là cơ sở và là phương tiện cho quá trình sản xuất kinh doanh, được diễn ra liên tục, tuy nhiên một công ty có vốn chưa hẳn sản xuất kinh doanh đã có lãi bởi có vốn phải biết phân bổ vốn thế nào là hợp lý để có hiệu quả coa nhất lại có tính quyết định. Nắm rõ được điều này nên Công ty thương mại và bao bì Hà Nội đã có sự phân bổ vốn như sau:
Bảng 01 : Tình hình phân bổ vốn của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Số tiền
TT%
Số tiền
TT%
Số tiền
TT%
A.Vốn lưu động
31.116.194.337
58.91
44.478.627.249
67.23
13.362.432.912
42.94
B. Vốn cố định
21.701.833.092
41.09
21.682.823.489
32.77
- 19.007.603
-0.09
Tổng vốn KD(A+B)
52.818.027.429
100
66.161.452.738
100
13.343.425.309
25.26
Qua bảng số liệu ở trên ta thấy :
Năm 2000 : Vốn lưu động của công ty đạt 31.116.194.337đ chiếm TT 58,91%
Vốn cố định của công ty đạt 21.701833092đ chiếm tỷ trọng 41,09% như vậy vốn lưu động năm 2000 so với vốn cố định thì vốn lưu động lớn hơn 9.414.361.245đ chiếm 17,82%.
Năm 2001 vốn lưu động lớn hơn vốn cố định 22.795.801.760 chiếm 34,46%
Nhìn chung cả 2 năm 2000,2001 vốn lưu động đều lớn hơn so với vốn cố định, không chỉ vậy năm 2001 vốn lưu động tăng lên so với 2000 là 123624329122đ
Chiếm TT 42,94% trong khi VCĐ năm 2001 giảm so với 2000 là 19007603 chiếm tỷ trọng 0,09% điều đó cho thấy công ty đã có cách phân bổ vốn khá hợp lý . Bởi Công ty thương mại và bao bì Hà Nội là đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh nên lượng VLĐ nhiều sẽ giúp vòng quay vốn của công ty diễn ra nhanh hơn, quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra đều đặn hơn mà không bị mất quãng. Mặc dù vậy công ty cần chú trọng hơn nữa tới việc sử dụng VLĐ và bổ xung nguồn vốn cố định cho hợp lý vì vốn lưu động và vốn cố định tăng sẽ làm cho vốn kinh doanh của công ty tăng lên. Để bảo toàn cho vốn sản xuất và luân chuyển vốn nhanh mỗi công ty đều phảicó chính sách,sử dụng vốn cụ thể.
II.2, Thực trạng sử dụng vốn lưu động :
a, Cơ cấu VLĐ :
Nói tới sản xuất kinh doanh là chúng ta phải nói tới vốn nhất là vốn lưu động, nhưnng mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì có cơ cấu VLĐ cũng khách nhau. Là một doanh nghiệp nhà nước nên cơ cấu của Công ty thương mại và bao bì Hà Nội như sau :
Bảng 02 : Cơ cấu nguồn VLĐ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
Tuyệt đối
TT%
I. Vốn bằng tiền
1.591.634.257
5.12
5.663.003.112
12.73
4.071.368.855
255.79
1.Tiền mặt tại quỹ
49.303.559
0.16
371.227.282
0.83
321.923.723
652.94
2.Tiền gửi ngân hàng
1.542.330.698
4.96
5.291.775.830
11.89
3.749.445.132
243.10
II.Các khoản phải thu
22.057.721.231
70.89
25.927.889.877
58.29
3.870.168.646
17.55
1. Khoản phải thu của khách hàng
7.634.157.375
24.53
12.375.496.395
27.82
47.41.339.020
62.11
2.Trả trước cho người bán
58.931.218
0.13
58.931.218
100
3.Thuế GTGT được khấu trừ.
737.118.720
2.37
268.955.718
0.60
-468.163.002
-63.51
4.Phải thu nội bộ
13.076.497.659
42.02
12.698.670.090
28.55
-377.827.569
-2.89
5.Các khoản phải thu khác.
609.947.477
1.96
525.836.456
1.18
-84.111.021
-13.79
III.Hàng tồn kho
6.105.939.234
19.62
11.118.208.830
24.99
5.012.269.396
82.09
1.NVL tồn kho
2.060.014.469
6.62
3.651.086.736
8.21
1.591.072.267
77.24
2.Công cụ để tồn kho
14.375.600
0.05
36.735.851
0.08
22.360.251
155.54
3.Thành phẩm tồn kho
4.031.549.165
12.96
7.430.386.243
16.71
3.398.837.078
84.31
IV.TSLĐ khác
1.360.899.615
4.37
1.769.525.430
1.73
408.625.815
30.03
1.Tạm ứng
633.245.384
2.04
536.133.950
1.21
-97.111.434
-15.34
2.Chi phí chờ kết chuyển
706.545.858
2.27
330.283.107
0.74
-376.262.751
-53.25
Các khoản kí quỹ kí cước ngắn hạn
21.108.373
0.07
903.108.373
2.03
882.000.000
41.78
Tổng cộng
31.116.194.337
100
44.478.627.249
100
13.362.432.912
42.94
Theo như số liệu ở trên ta thấy vốn lưu động tính đến thời điểm 31/12/2001 là 44.478.627.249đ tăng so với 2000 là 13.362.432.912đ chiếm tỷ trọng 42,94%. Sỡ dĩ vốn lưu động tăng là do các nguyên nhân sau :
Do vốn bằng tiền tăng 4.071.368.855đ, tăng 255,79% nghĩa là 2001 là 5.663.003.112đ so với 2000 là 1.591.634.257đ. Vốn bằng tiền có sự tăng lên là vì :
Tiền mặt quỹ 2001 lớn hơn 2000 là 321.9237232đ chiếm tỷ trọng 652,94% tức là tiền mặt 2000 là 49.303.559đ chiếm tỷ trọng 0.83%.
Tiền gửi 2001 tăng so với 2000 là 3.747.445.132đ tăng 243,10%, nghĩa là năm 2000 tiền gửi ngân hàng 1542.33698đ thì sau một năm tức 2001 tiền gửi ngân hàng là 55291.775.830 đ sỡ dĩ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của Công ty thương mại và bao bì Hà Nội năm 2001 đều tăng là do năm nay công ty đã sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm nhiều hơn trước, ngoài ra năm nay khách hàng cũng thanh toán nợ cũ bằng chuyển khoản và bằng cả tiền mặt. Nhờ số tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng làmm cho vốn lưu động của công ty được sử dụng một cachs có hiệu quả, tăng vòng quay VLĐ từ đó tăng năng suất lao động, tăng lượng sản phẩm sản xuất.
Phải thu của khách hàng năm 2001 cũng tăng so với 2000 3.870.168.646đ( 25.927.889.877-22.057.721.231=3.870.168.646đ) là do :
Phải thu của khách hàng 2001 tăng so với 2000 là 4.741339020đ chiếm tỷ trọng 62,11%.
Trả trước cho người bán tăng 58.931.218đ chiếm tỷ trọng 100% tức 2000 công ty không có trả trước cho người bán hàng còn 2001 trả trước được cho người bán là : 58.931.218đ.
Đồng nghĩa với việc bán nhiều tăng tiền mặt tiền gửi ngân hàng thì bên cạnh đó các khoản phải thu của khách hàng cũng tăng nhiều hơn. Hiện nay công ty cho khách nợ nhiều điều đó cũng có nghĩa là công ty bị chiếm dụng một lượng vốn lớn làm cho khả năng thanh toán của công ty giảm. Tuy nhiên đổi lại việc bị chiếm dụng vốn công ty có thêmnhiều bạn hàng mới. Để bán được nhiều hàng hơn nữa công ty phải khuyếch trương trả chậm và tìm cách sử lý để tránh tình trạng nợ quá nợ và nợ khó đòi.
Việc sản xuất nhiều hàng hoá đã làm cho lượng hàng tồn kho năm 2001 tăng so với 2000 là 5.012.269.596đ, tăng 82.09% hàng tồn kho tăng chủ yếu là do :
Nguyên vật liệu tồn kho 2001 tăng so với 2000 là 1.591.072.267đ chiếm 77.24% tưc năm 2000 nguyên liệu là : 2.060.014.169đ chiếm 6.62% thì năm 2001 là 3.651.086.736đ chiếm 8,31%.
Công cụ dụng cụ tồn kho năm 2001 tăng so với năm 2000 là 22.360.251đ chiếm 155,54%.
Thành phẩm tồn kho năm 2001 tăng so với 2000 là 3.398.837.078đ tăng 44,31% nghĩa là thành phẩm tồn kho 2000 là 4.031.549.165đ chiếm 12,96% so với thành phẩm tồn kho năm 2001 là 2.430.386.243đ chiếm 16,71%.
Hàng tồn kho chính là lượng vốn ứ đọng do đó hàng tồn kho của công ty năm 2001 tăng lên so với năm 2000 tức là lượng vốn ứ đọng năm 2001 lớn hơn năm 2000. Công ty phải xem xét cơ cấu hàng tồn kho để có biện pháp điều chỉnh phù hợp vì lượng tồn kho lớn sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán, nhất là khả năng thanh toán nhanh, đồng thời làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp.
Ngoài các nhân tố phân tích ở trên vốn lưu động tăng lên còn do sự ảnh hưởng của các tài khoản khác, cụ thể :
Năm 2000 TSLĐ khác là 1.360.899.615đ chiếm 4,37%, sang năm 2001 TSLĐ khác tăng lên 1.769.525.430đ chiếm 1,73%, như vậy chỉ sau một năm từ năm 2000 đến 2001 thì TSLĐ tăng lên 408.625.815đ, tăng 96,52%.
TSLĐ khác tăng lên là nhờ các khoản ký quỹ, Ký cược ngắn hạn năm 2001 tăng lên so với 2000 là 882.000.000đ .
Nhìn chung qua các yếu tố làm tăng vốn lưu động của Công ty thương mại và bao bì Hà Nội năm 2001 ta thấy VLĐ của Công ty thương mại và bao bì Hà Nội tăng lên bởi nhiều yếu tố,trong đó đặc biệt phải kể đến hàng tồn kho và vốn bằng tiền. Việc tăng VLĐ nói chung, vốn bằng tiền nói riênglà một biểu hiện tốt vì vốn bằng tiền là loại vốn linh hoạt nhất, nó dễ dàng chuyển hoá thành các TSLĐ khác và đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ. Mặt khác trong đơn vị sản xuất vốn bằng tiền là một loại tài sản thiết yếu bởi doanh nghiệp luôn phát sinh các nghiệp vụ thu chi tiền xen kẽ nhau. Dòng luân chuyển luôn xảy ra liên tục không ngừng và bao giờ doanh nghiệp cũng phải dữ trữ một soó tiền nhất định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Kết quả mà Công ty thương mại và bao bì Hà Nội đạt được trong năm 2001 chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng đồng vốn lưu động trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2001 dạt hiểu quả cao tăng lợi nhuận cho công ty và tăng uy tín với bạn hàng.
b. Quy mô vốn lưu động :
Mở rộng sản xuất kinh doanh cũng có nghĩa là quy mô vốn lưu động lớn, rộng mở hơn. Ta thấy :
Năm 2001 so với năm 2000 vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác đều tăng rất nhiều nhờ đó mà quy mô VLĐ đã tăng khá nhanh chỉ sau một năm.
Năm 2000 TSLĐ và ĐTNH là 31.116.194.337
Năm 2001 TSLĐ và ĐTNH là 44.478.627.249
Kết quả này sẽ là điều kiện cho công ty quay vòng vốn, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, có đủ vốn để ngày càng mở rộng quy mô sản xuất theo chiều rộng, chiều sâu và khai thác tối đa hiệu quả SXKD của mình.
Để quy mô vốn lưu động ngày càng lớn hơn chúng ta nên đầu tư thêm máy móc thiết bị nhằm tang hiệu quả sản xuất, giảm chi phí lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo uy tín và thu hút khách hàng.
II.3. Phân tích mức độ ảnh hưởng của nguồn vốn đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty :
Bảng 03 : Nguồn vốn
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Lượng
TT%
Lượng
TT%
Lượng
TT%
A. Nợ phải trả
46.970.995.750
88.93
59.520.469.008
89.96
12.549.473.258
26.72
I. Nợ NH
32.198.938.835
60.93
44.761.166.726
67.65
12.562.227.891
39.01
1.Vay ngắn hạn
30.017.069.805
56.83
36.936.971.470
55.83
6.919.901.665
23.05
2.Phải trả cho người bán
134.317.647
0.25
5.617.422.625
8.49
5.483.104978
40.82
3.Người mua trả tiền trước
32.717.500
0.06
272.243.118
0.41
239.525.618
732.10
4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
1.593.806.532
3.02
573.656.846
0.87
- 1.020.149.686
64.0
5.Phải trả BHXH
275.600.368
0.52
456.005.912
0.69
180.405.544
64.46
6.Phải trả, phải nộp khác
145.426.983
0.28
904.866.755
2.37
759.439.772
622.21
II. Nợ dài hạn
14.772.056.915
27.97
14.759.302.282
22.31
- 12.754.633
- 0.09
1.Vay dài hạn
14.772.056.915
27.97
14.759.302.282
22.31
- 12.754.633
- 0.09
B.nguồn vốn chủ sỡ hữu
5.847.031.679
11.07
6.640.983.730
10.04
793.952.051
13.58
I.Nguồn vốn, quỹ
5.847.031.679
11.07
6.640.983.730
10.04
793.952.051
13.58
1.Nguồn vốn kinh doanh
5.781.576.463
10.95
6.681576.463
10.09
900.000.000
2.Quỹ đầu tư phát triển
2.651.921
0.01
2.651.921
0.01
0
0
3.Lãi chưa phân phối
62.803.295
0.012
81.961.596
0.12
19.158.301
30.50
4.quỹ khen thưởng phúc lợi
- 125.206.250
- 0.19
- 125.206.250
- 100
Tổng nguồn vốn
52.818.024.429
100
66.161.452.738
100
13.343.452.309
Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ phải trả lớn hơn nhiều so với nguồn vốn chủ sỡ hữu. Sỡ dĩ nợ phải trả lớn là do :
Nợ ngắn hạn năm 2001 tăng 12.562.227.891đ so với năm 2000. Điều này cho thấy tốc độ tăng của nợ ngắn hạn lớn hơntốc độ tăng của nợ phải trả.Sỡ dĩ năm 2001 nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do :
+ Vay ngắn hạn năm 2001 tăng 6.919.901.665đ so với năm 2000.
+ Phải trả người bán năm 2001 tăng 5.483.104.978đ so với 2000.
Vì mở rộng quy mô sản xuất nên trong năm qua công ty đã vay và mua hàng chịu nhiều của bạn hàng. Số tiền phải trả người bán khi chưa trả chính là thuận lợi cho công ty vì công ty được sử dụng vốn mà không phải chi phí sử dụng, tuy nhiên lâu dài thì không thể coi đây là giải pháp vì nếu khoản này tăng lên lớn thì đến hạn sẽ gây khó khăn về tài chính cho công ty trong việc huy động vốn để trả nợ, chịu sự ràng buộc với nhà cung cấp. Do đó công ty cần có biện pháp và kế hoạch để trả nợ người bán đúng hạn, trả ngắn hạn ngân hàng đúng thời điểm quy định để giữ uy tín cho lần vay tiếp theo.
+Người mua trả trước năm 2001 tăng so với năm 2000 là 239.525.618đ đó là con số chưa cao so với tổng số nợ ngắn hạn, vì vậy công ty cần tạo niềm tin với khách hàng để khách hàng trả trước tiền, bởi số tền đó sẽ giúp công ty chi phí những khoản trước mắt như mua NVL, làm cho vòng quay VLĐ được nhanh hơn.
+ Phải trả, phải nộp khác năm 2001 tăng 759.439.772đ, phần này chiếm thứ 3 trong nợ ngắn hạn ( sau khoản vay ngắn hạn và phải trả người bán ). Đây là một trong những lý do làm cho nợ ngắn hạn tăng.
Ngoài ra khoản phải trả Bảo hiểm xã hội tăng cũng làm cho Nợ ngắn hạn tăng dù phải trả bảo hiểm tăng 180.405.544đ.
Nợ dài hạn năm 2001 của Công ty thương mại và bao bì Hà Nội giảm 12.754.633đ so với năm 2000, cho thấy công ty đã có những cố gắng đáng kể trong việc thanh toán nợ dài hạn.
Năm 2001 nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng 793.952.051đ chủ yếu là từ lãi và nguồn vốn kinh doanh. Điều đó chứng tỏ trong năm 2001công ty đã đầu tư thêm vốn để mở rộng sản xuất và thu được lơi nhuận nhiều hơn năm 2000.
II.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thương mại và bao bì Hà Nội trong 2 năm 2000, 2001 :
Để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2000 và 2001 ta dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm vừa qua.
Bảng 04 : Bảng báo cáo kết quả HĐSXKD
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Tăng (giảm)
a.Tổng doanh thu
Tong đó
Doanh thu hàng xuất khẩu
24.283.226.714
14.072.829.671
50.370.853.531
11.827.122.416
26.087.626.817
-2.245.707._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT416.doc