Lời nói đầu
Trong các doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thị doanh nghiệp phải biết kết hợp các yếu tố đầu vào như tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động một cách hợp lý. Một trong những yếu tố đó là tài sản cố định, yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Ngày nay khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường thì khoa học kỹ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp, điều này làm giảm sức lao động mà vẫn đảm bảo năng
46 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Tài sản cố định là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên để thu hồi lại giá trị hao mòn của tài sản cố định doanh nghiệp phải tiến hành tính trích khấu hao. Một đòi hỏi thiết yếu đặt ra với doanh nghiệp là phải tổ chức tốt công tác hạch toán tài sản cố ddịnh (TSCĐ) để có thể theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ qua đó doanh nghiệp có những kế hạch cũng như những biện pháp thích hợp như trang bị thêm, đổi mới TSCĐ hay nhượng bán, thanh lý TSCĐ nhằm sử dụng một cách có hiệu quả TSCĐ trong doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đã ddặt ra là tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí. Qua đó có thể thấy được vai trò quan trọng đối với việc quản lý, tổ chức hạch toán TSCĐ càng cao góp phần sử dụng có hiệu quả tài sản hiện có của doanh nghiệp.
Từ một số tài liệu tham khảo như sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy bộ môn kế toán, tạp chí kế toán và hiện trạng thực tế của một số doanh nghiệp. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam là một số tài liệu khác. Đề tài này xin đề cập đến những nội dung sau:
I. Có số lý luận về tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định
1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐ
2. Phân loại và đánh giá TSCĐ
3. Tổ chức hạch toán TSCĐ
4. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.
II. Thực trạng và kiến nghị các doanh nghiệp
III. Một số giải pháp
IV. Kết luận
Phần 1
Cơ sở lý luận về tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐ :
1. Khái niệm về TSCĐ :
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
2. Đặc điểm của TSCĐ :
Tài sản cố định có những đặc điểm riêng biệt như thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Nó bị hao mòn dần tuy vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hết thời gian sử dụng.
Tuỳ theo đặc điểm của từng quốc gia và từng thời kỳ người ta có tiêu chuẩn cho TSCĐ, Việt Nam đưa ra tiêu chuẩn của một TSCĐ (chế độ kế toán Việt Nam theo quy định 1141/TC/QĐ/CĐUT ngày 01/11/1995.) là:
- Có thời gian sử dụng là từ 1 năm trở lên.
- Có giá trị từ 5.000.000 (năm triệu đồng) trở lên.
Theo chuẩn mực hạch toán Việt Nam ban hành theo quy định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 thì tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian ước tính trên 1 năm có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
3. Vài trò của TSCĐ :
TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu của quá trình sản xuất. Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy mà việc tổ chức tốt công tác hạch toán để thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý và sử dụng đầy đủ hợp lý công suất của TSCĐ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ.
Chính vì vậy trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như của toàn bộ nền kinh tế nói chung. TSCĐ là cơ sở vật chất và có vai trò cực kì quan trọng. Việc cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả TSCĐ là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát trienẻ của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
4. Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ :
Hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp phải đảm bảo các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị cũng như tại từng bộ phận sử dungj TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo dưỡng TSCĐ và kế hạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng đơn vị.
- Tính toán phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ qui định.
- Tham gia lập kế hạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.
- Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ đúng chế độ quy định.
- Tham gia kiểm tra đánh giá lại TSCĐ theo qui định của Nhà nước và yêu cầu bảo quản vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động bảo quan, sử dụng TSCĐ trại đơn vị.
Để tổ chức hạch toán đúng đắn TSCĐ, việc đầu tiên các doanh nghiệp phải làm là phân loại TSCĐ và đánh giá TSCĐ.
II. Phân loại và đánh giá TSCĐ:
1. Phân loại TSCĐ :
Do TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau, vì vậy để thuận lợi cho công tác quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ cần sắp xếp TSCĐ thành từng nhóm theo đặc trung nhất định thông thường có những cách phân loại chủ yếu sau đây.
1.1. Theo hình thái biểu hiện :
Theo hình thái này TSCĐ được phân thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
a. TSCĐ hữu hình là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể thuộc về loại này gồm có:
- Nhà cửa vật kiến trúc: bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như nhà cửa, vật kiến trúc, đường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng... phục vụ cho hạch toán sản xuất - kinh doanh.
- Máy móc thiết bị: bao gồm toàn bộ các máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ...
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải như phương tiện đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, hệ thống thông tin, đường ống dẫn nước, băng tải...
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút bụi, hút ẩm...
- Vườn cây lâu năm, sức vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn chè, vườn cà phê, vườn cây cao su, vườn cây ăn quả thảm cỏ, thảm cây xanh, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn ngựa...
- Các laọi TSCĐ hữu hình khác: bao gồm những TSCĐ mà chưa được quy định, phản ánh vào các loại trên như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật...
b. TSCĐ vô hình: là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng có giá trị kinh tế lớn, thuộc về TSCĐ vô hình gồm có:
- Quyền sử dụng đất: bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến việc giành quyền sử dụng đất đai, mặt nước... trong một khoảng thời gian nhất định.
- Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất: bao gồm các chi phí liên quan đến viẹc thành lập, chuẩn bị sản xuất, chi phí khai hoang như dù cho công tác nghiên cứu, thăm dò, lập dự án đầu tư, chi phí về huy động vốn ban đầu, chi phí quảng cáo, khai trương...
- Bằng phát minh sáng chế: là các chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để mua lại các bản quyền tác giả, bằng sáng chế hoặc trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế.
- Chi phí nghiên cứu, phát triển: là các chi phí cho việc nghiên cứu, phát triển doanh nghiệp do đơn vị tự thực hiện hoặc thuê ngoài.
- Lợi thế thương mại: là các khoản chi phí về lợi thế thương mại do doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trịnh thực tế của các TSCĐ hữu hình bởi sự thuận lợi của vị trí thương mại, sự tín nhiệm đối với khách hàng danh tiếng của doanh nghiệp.
- TSCĐ vô hình khác: bao gồm những loại TSCĐ vô hình khác chưa quy định phản ánh ở trên như quyền đặc nhượng, quyền thuê nhà, bản quyền tác giả, quyền sử dụng lao động, độc quyền nhãn hiệu và tên hiệu...
1.2. Phân loại theo quyền sở hữu:
Theo quyền sở hữu TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành hai loại: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
- TSCCĐ tự có: là những TSCĐ xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ xung, nguồn vốn liên doanh...
- TSCĐ đi thuê: là TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp được quyền sử dụng tài sản đó phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.
Căn cứ vào tính chất hợp đồng thuê TSCĐ, TSCĐ đi thuê được chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
+ TSCĐ thuê TC: là những TSCĐ mà doanh nghiệp có quyền sử dụng, còn quyền sở hữu sẽ thuộc về doanh nghiệp nếu đã trả hết nợ.
+ TSCĐ thuế hoạt động: là những TSCĐ đơn vị đi thuê của các đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng ký kết.
1.3. Theo nguồn hình thành TSCĐ được phân thành:
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp (ngân sách hoặc cấp trên).
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ xung của đơn vị (quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi...)
- TSCĐ nhận góp liên doanh bằng hiện vật.
1.4. Theo công dụng và tình hình sử dụng TSCĐ được phân thành các loại sau:
- TSCĐ dùng trong sản xuất - kinh doanh: đây là TSCĐ đang thực tế sử dụng trong các hoạt động sản xuất của đơn vị. Những TSCĐ này bắt buộc phải trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ hành chính sự nghiệp: là TSCĐ của các đơn vị hành chính sự nghiệp (đoàn thể quần chúng, tổ chức y tế, văn hoá, thể thao...)
- TSCĐ phúc lợi: là những TSCĐ của đơn vị dùng cho nhu cầu phúc lợi công cộng (như nhà văn hoá, nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà nghỉ mát...)
- TSCĐ chờ xử lý: bao gồm những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc vì không thích hợp với sự đổi mới quy trình công nghệ, bị hư hỏng chỗ thanh lý. TSCĐ tranh chấp chờ giải quyết. Những TSCĐ này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tư đổi mới TSCĐ.
2. Đánh giá TSCĐ :
Để tiến hành hạch toán TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ và phân tích hiệu quả sử dụng của chúng, các doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá TSCĐ.
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá TSCĐ :
Đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại.
- Nguyên giá TSCĐ: là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình thươngf, như giá mua thực tế của TSCĐ, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chạy thử, lại tiền vạy đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa TSCĐ vào sử dụng, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)
- Giá trị hao mòn: là phần giá trị TSCĐ đã mất đi trong quá trình sử dụng (do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do hao mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật...)
- Giá trị còn lại (trên sổ kế toán) là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế của TSCĐ tính đến thời điểm xác định.
2.2. Xác định nguyên giá TSCĐ :
Nguyên giá TSCĐ phải được tính toán trên cơ sở các chi phí hợp lý mà doanh nghiệp phải chi trả hoạc chấp nhận nợ để hình thành TSCĐ phải có căn cứ khách quan, phải có hoá đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ, phải căn cứ vào giá thị trường. Nguyên giá TSCĐ có thể có VAT hoặc không có VAT tuỳ theo phương pháp tính VAT phải nộp của doanh nghiệp và phụ thuộc vào nguồn hình thành TSCĐ.
a. Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình.
- Tài sản cố định loại mua sắm:
Nguyên giá của TSCĐ hữu hình mua sắm kể cả TSCĐ mới và đã sử dụng gồm: giá mua chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có) trừ đi số giảm giá được hưởng (nếu có).
Nguyên giá= Giá mua + Chi phí trước khi sử dụng - Giảm giá (nếu có)
- Tài sản cố định loại đầu tư xây dựng (cả tự làm và thuê ngoài): là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Điều lệ quản lý đầu tư - xây dựng hiện hành, các chi phí khắc có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có)
Nguyên giá = Giá quyết toán công trình + Chi phí trước khi sử dụng
- TSCĐ nhận vốn góp liên doanh
Nguyên giá TSCĐ nhận góp liên doanh bao gồm: giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận, các chi phí tân trang, sửa chữa tài sản cố định, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.
Nguyên giá = Giá trị vốn góp + Chi phí trước khi sử dụng
- Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến
Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: Nguyên giá TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến bao gồm: giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận và các chi phí tân trang; chi phí sửa chữa; chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)... mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
Nguyên giá = Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ đơn vị cấp hoặc đánh giá lại của Hội đồng + Chi phí trước khi sử dụng
Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: Nguyên giá, giá trị còn lại và số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phế tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá TSCĐ.
b. Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình (TSCĐ VH)
Nguyễn giá TSCĐ VH là tổng chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có TSCĐ VH chi phí về đất sử dụng, chi phí thành lập doanh nghiệp; chi phí nghiên cứu, phát triển; chi phí về bằng phát minh, bằng sáng chế, mua bản quyền tác giả, nhận chuyển giao công nghệ, chi phí về lợi thế kinh doanh.
c. Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê như đơn vị chủ sở hữu tài sản bao gồm: giá mua thực tế, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ các chi phí sửa chữa, tân trang khi đưa tài sản cố định vào sử dụng chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có), Phần chênh lệch giữa tiền thuê TSCĐ phải trả cho đơn vị cho thuê nguyên giá TSCĐ đó được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp với thời hạn của hợp đồng thuê tài chính.
Theo quy định ban hành, việc theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ phải tuân theo nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định
- Nâng cấp TSCĐ
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ
Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành.
2.3. Những thay đổi trong chuẩn mực kế toán về nguyên giá TSCĐ; a. Đối với TSCĐ nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm gồm:
. Giá mua trừ đi các khoản triết khấu thương mại hoặc giảm giá
. Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại. Như thuế VAT đầu vào được khấu trừ)
. Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
. Các chi phí lắp đặt chạy thử trừ đi các khoản thu hồi về sản phẩm phế liệu do chạy thử.
. Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị sử dụng đất phải được xác định riêng biẹet và ghi nhận là TSCĐ vô hình.
Đối với "chi phí lãi vay" do việc mua sắm TSCĐ theo phương thức trả chậm (tín dụng thương mại), số tiền lãi (chênh lệch giữa tổng số tiền, phải thanh toán và giá mua trả ngay) được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán trừ đi soó chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ HH.
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế bao gồm:
. Giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng chi phí lắp đặt, chạy thử.
. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên gái là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thaí sẵn sàng sử dụng.
. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản đó.
. Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ HH.
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:
. Hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
. Hình thức trao đổi với một TSCĐ HH tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấp quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.
Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi.
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu tặng được ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua trả chậm:
Nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua khoản chênh lệch, giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hoá)
b. Đối với TSCĐ vô hình
- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua trừ các khoản được triết khấu thương mại hoặc giảm giá, các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đéen việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hoá)
- TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn là giá trị quyền sử dụng đất khi được giao đất hoặc số tiền phải trả khi nhận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình do nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu, được.
Xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vaò sử dụng theo dự tính.
III. Tổ chức hạch toán TSCĐ
1. Tổ chức chứng từ kế toán.
- Các chứng từ sử dụng gồm có:
. Biên bản giao nhận TSCĐ
. Thẻ TSCĐ
. Biên bản thanh lý TSCĐ
. Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
. Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Tổ chức lập vàluân chuyển chứng từ
Biên bản giao nhận TSCĐ
Ngày …. Tháng …… năm …..
Số………
Nợ………….
Có…………..
Căn cứ quyết định số ….. ngày …. Tháng….. năm … của …. Về việc bàn giao TSCĐ
Ban giao nhận TSCĐ
- ông (bà) … chức vụ ………. Đại diện bên giao
- Ông (bà) ….. chức vụ ……… Đại diện bên nhận
- Ông (bà)….. chức vụ ……… Đại diện
Địa điểm giao nhận TSCĐ
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
Số TT
Tên, ký mã hiệu quy cách TSCĐ
Số hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Năm đưa vào sử dụng
Công suất thiết kế
Tính nguyên giá TSCĐ
Tỉ lệ hao mòn %
Tài liệu kỹ thuật kèm theo
Giá mua
Cước phí vận chuyển
Chi phí chạy thử
Nguyên giá TSCĐ
Cộng
X
X
X
X
X
Thủ trưởng đơn vị (ký) Kế toán trưởng Người nhận Người giao
Mục đích: Nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp phát … đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng liên doanh. Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán ghi sổ, thẻ TSCĐ, sổ kế toán có liên quan trách nhiệm ghi : khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc điều tài sản cho đơn vị khác phải lập hội đồng bàn giao gồm: đại diện bên giao, đại diện bên nhận và một số uỷ viên.
Sau khi bàn giao xong các thành viên bàn giao nhận TSCĐ cùng ký vào biên bản.
Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, một bản giữ, một bản chuyển cho phòng kế toán để ghi số kế toán và lưu.
Thẻ TSCĐ
Số…………
Ngày ……… tháng ……… năm ……. lập thẻ
Kế toán trưởng (ký, họ tên)
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số ngày… ngày … tháng… năm
Tên… ký mã hiệu, quy cách TSCĐ … số hiệu TSCĐ
Nước sản xuất …. Năm sản xuất
Bộ phận quản lý sử dụng …. Năm đưa vào sử dụng
Công suất thiết kế…..
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày … tháng …. Năm
Lý do đình chỉ …….
Tên bộ phân sửa chữa
Nội dung công việc sửa chữa
Giá dự toán
Chi phí thực tế
Kết quả kiểm tra
Cộng
x
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số… ngày…tháng….năm …..Lý do giảm….
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá tài sản cố định
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày, tháng, năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
Mục đích: theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị,tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ.
Trách nhiệm ghi:
Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận.
Thẻ được lưu ở phòng, ban kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản.
Biên bản giao nhận TSCĐ
Sửa chữa lớn hoàn thành
Ngày …. Tháng …. Năm ……. Số……………
Nợ……………….
Có……………….
Căn cứ vào quyết định số….ngày… tháng … năm của chứng từ gồm:
Ông (bà)…. đại diện ….. đơn vị sửa chữa
Ông (bà)…. đại diện ….. đơn vị có TSCĐ
Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau:
- Tên - ký mã hiệu, quy cách TSCĐ
Số hiệu TSCĐ ….. Số thẻ TSCĐ
- Bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ
- Thời gian sửa chữa từ ngày… tháng…. Năm…. đến ngày…. tháng…. Năm…..
- Các bộ phận sửa chữa gồm có:
Kết luận:……………………
Kế toán trưởng (ký)…. …….Đơn vị nhận …………. Đơn vị giao
Mục đích. Xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thàh việc sửa chữa lớn TSCĐ là căn cứ ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa TSCĐ. Trách nhiệm ghi phải tiến hành lập ban giao nhận gồm đại diện bên thực hiện việc sửa chữa. Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành lập thành 2 bản, hai bên giao nhận cùng ký và mỗi bên giữ một bản, sau đó chuyển cho kế toảntưởng của mỗi đơn vị mình ký duyệt và lưu tại phòng kế toán.
Biên bản đánh gía lại TSCĐ
Ngày …. Tháng …. Năm ……. Số…………..
Nợ………
Có………
Căn cứ quyết định số…………. Ngày……..tháng…. năm
- Ông (bà)…. . chức vụ .….. đại diện … Chủ tịch Hội đồng
- Ông (bà)…. . chức vụ .….. đại diện … Uỷ viên
- Ông (bà)…. . chức vụ .….. đại diện … Uỷ viên
Số TT
Tên, ký mã hiệu quy cách
Số hiệu TSCĐ
Số thẻ TSCĐ
Giá đang hạch toán
Đánh giá lại
Nguyên giá
Hao mòn
Giá trị còn lại
Nguyên giá
Hao mòn
Giá trị còn lại
Cộng
X
x
Uỷ viên (ký) Uỷ viên (ký) Chủ tịch Hội đồng (ký)
Mục đích: xác nhận việc đánh gía lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan só chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ.
Trách nhiệm ghi: khi các quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải lập hội đồng đánh giá TSCĐ. Sau khi đánh giá xong, hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào biên bản đánh giá lại TSCĐ.
Biên bản đánh giá lại TSCĐ được thành lapạ thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán để ghi sổ kế toán và1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.
2. Tổ chức sổ sách kế toán.
Để phục vụ cho công tác kế toán TSCĐ thì tổ chức sổ sách kế toán là một khâu quan trọng biểu hiện sự tổ chức một hệ thống sổ để thực hiện công việc kế toán, nhằm ghi chép chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng tính chất và đặc điểm.
Chứng từ gốc
- Theo hình thức nhật ký chung:
Số cái TK
211, 212, 213
Nhật ký chung
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Sổ chi tiết các tài khoản chi tiết (627, 641, 642)
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Sổ chi tiết TK 211, 212, 213
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Đặc trưng cơ bản là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế của các nghiệp vụ. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
- Theo hình thức nhật ký - sổ cái.
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên cùng 1 quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký, sổ cái. Căn cứ để ghi sổ nhật ký, sổ cái là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.
Chứng từ gốc
(Bảng tổng hợp chứngtừ gốc cùng loại)
Sổ chi tiết TK 211, 212,213
Kế toán Báo cáo
Nhật ký sổ cái
Bảng tính và phân bổ khấu hao
Báo cáo kế toán
Sổ chi tiết các tài khoản tập hợp chi phí (TK 627, 641,642)
Sổ chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Nhật ký sổ cái
Thứ tự dòng
Ngày tháng ghi sổ
Chứngtừ
Diễn giải
Số phát sinh
TK
TK
TK
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu năm
Cộng phát sinh tháng
Số dư cuối tháng
Cộng luỹ kế từ dầu quý
Ngày … tháng…. Năm…….
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
- Theo hình thức chứng từ ghi sổ:
Mọi nghiệp vụ phát sinh đều phải căn cứ vào chứng từ gốc, lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi sổ kế toán.
Việc ghi sổ KTTH bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian
+ Ghi theo nội dung được thực hiện trên sổ cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ gốc ghi sổ được đánh số liên tục trong từng tháng hoặc cả năm theo số đăng ký chứng từ ghi sổ vào có chứng từ gốc đi kèm phải được kế toán trưởng ký duyệt trước khi ghi sổ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Sổ cái
TK 211, 212, 213
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Sổ chi tiết tào sản cố định (TK 211, 212, 213)
Sổ chi các TK
627, 641, 642
Báo cáo kế toán
Bảng cân đối tài khoản
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Chứng từ ghi sổ
Số:
Ngày …. Tháng ….. năm….
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Cộng
Kèm theo …….. chứng từ gốc
Người lập (ký) Kế toán trưởng
Bộ (số)
Đơn vị
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Số tiền
CT-GS
Số tiền
Số liệu
Ngày tháng
Số liệu
Ngày tháng
Cộng
Ngày ….. tháng ….. năm
Người lập sổ (ký) Kế toán trưởng (ký) Thủ trưởng đơn vị
(ký và đóng dấu)
- Theo hình thức nhật ký chứng từ
Đặc trưng là tổ chức sổ sách theo nguyên tắc tổng hợp và hệ thống hoá nghiệp vụ phát sinh theo một vế của TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ phát sinh theo các TK đối ứng. Thực tế là tổ chức sổ NK-CT theo bên có vàtổ chức phân tích chi tiết theo vế Nợ của TK đối ứng.
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Nhật ký chuyên dùng
(1)
Nhật lý chung
5
Sổ cái
(3)
(2)
(7)
8
Bảng tổng hợp chi tiết
(4)
(6)
(6)
Báo cáo kế toán
Ghi chú: 1,2 ghi hàng ngày
3, ghi định kỳ (5, 7 ngày)
4,5,6, ghi cuối tháng
7,8,9, quan hệ đối chiếu
3. Hạch toán tình hình biến động của TSCĐ.
Trong quá trình hoạt động, TSCĐ của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Để quản lý tốt TSCĐ, kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ, phản ánh mọi trường hợp biến động tăng, giảm TSCĐ khi có TSCĐ tăng thêm do bất kỳ nguyên nhân nào, doanh nghiệp đều phải lập biên bản nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ sau đó phòng kế toán lập hồ sơ TSCĐ gồm biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hoá đơn giấy vận chuyển. Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ để hạch toán chi tiết TSCĐ theo mẫu thống nhất rồi đăng ký vào sổ TSCĐ. Sổ đăng ký TSCĐ được lập chung cho toàn doanh nghiệp 1 quyển và cho từng đơn vị sử dụng mỗi nơi 1 quyển để theo dõi.
Số TT
Ghi tăng TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Năm đưa vào sử dụng
Số hiệu TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Khấu hao
Khấu hao đã tính đến khi ghi sổ giảm TSCĐ
Chứng từ
Lý do giảm
SH
NT
Tỷ lệ KH%
Mức khấu hao
SH
NT
Người ghi sổ (ký) Kế toán trưởng (ký)
3.1. Tài khoản sử dụng.
Để kế toán các loại nghiệp vụ tăng - giảm TSCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 211 - TSCĐ hữu hình. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của TSCĐ trong doanh nghiệp theo nguyên giá.
Nợ TK 211 Có
Tăng nguyên giá của tài sản cố định hữu hình do được cấp, biếu tặng.
DC : nguyên giá của TSCĐ hữu hình hiện có.
Giảm nguyên giá của tài sản cố định hữu hình do nhượng bán, thanh lý
Tài khoản 211 có các tài khoản cấp 2 được mở để theo dõi chi tiết
TK 2112 - nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2113 - máy móc, thiết bị
TK 2114 - phương tiện vận tải, truyền dẫn
TK 2115 - thiết bị dụng cụ quản lý
TK 2116 - cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
TK 2118 - TSCĐ hữu hình khác.
Tài khoản 213: TSCĐ vô hình. Tài khoản này sử dụng để phản ánh số liệu có và tình hình biến động của những TSCĐ vô hình trong doanh nghiệp.
Nợ TK 211 Có
Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm
DC: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở DN
Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kỳ
Tài khoản 211 có các tài khoản cấp 2 được mở để theo dõi chi tiết
TK 2112 - nhà cửa, vật kiến trúc
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV422.DOC