Quản lý và nâng cao chất lượng xi măng tại Công ty Cổ Phần xi măng Sông Đà Yaly

Tài liệu Quản lý và nâng cao chất lượng xi măng tại Công ty Cổ Phần xi măng Sông Đà Yaly: Phần I MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Trong những năm gần đây Việt Nam có sự phát triển vượt bậc về kinh tế và đang tham gia tích cực vào nền kinh tế thế giới, chất lượng và quản lý chất lượng là yếu tố quyết định sự thành công trong cạnh tranh đã được sự quan tâm của cả quốc gia và các doanh nghiệp nhất là sau khi chúng ta đã trở thành thành viên chính thức ASEAN năm 1995, APEC năm 1998 và WTO năm 2007. Đối với Việt Nam, việc đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ đang trở thành p... Ebook Quản lý và nâng cao chất lượng xi măng tại Công ty Cổ Phần xi măng Sông Đà Yaly

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quản lý và nâng cao chất lượng xi măng tại Công ty Cổ Phần xi măng Sông Đà Yaly, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương thức tất yếu và biện pháp có hiệu lực để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế và thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của xã hội đồng thời thúc đẩy quá trình hòa nhập với thế giới của Việt Nam. Hiện nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, có biết bao nhiêu công trình kiến trúc cũng nhờ đó mà được xây dựng, có những công trình kiến trúc mang lại những lợi ích cả về mặt vật chất lẫn tinh thần như các công trình thủy điện, các công trình cầu đường, các nhà văn hóa,... Như vậy, thử hỏi nếu như những nguyên liệu hình thành nên chúng không đảm bảo về chất lượng thì không biết hậu quả mà nó đưa đến sẽ lớn như thế nào? Trong đó, nguyên liệu cần thiết, quan trọng cho mọi công trình hiện nay đó là xi măng lại càng phải chú ý hơn lúc nào hết. Nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm mà mình tạo ra bản thân Công ty cổ phần xi măng Sông Đà Yaly luôn quan tâm chú trọng tới việc quản lý và đưa ra các giải pháp nhằm càng ngày càng nâng cao hơn chất lượng xi măng của mình. Việc sản xuất ra các sản phẩm không phù hợp là điều không mong muốn của tất cả các Công ty sản xuất kinh doanh, nhưng thực tế thì điều này là không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất nhất là đối với công nghệ sản xuất xi măng, một ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Do vậy, nhằm hạn chế những thiệt hại về uy tín và kinh tế của Công ty thì công tác kiểm soát chất lượng và các hành động nhằm khắc phục và nâng cao chất lượng xi măng nói chung và chất lượng nguyên vật liệu nói riêng hay phải quản lý chất lượng trên tất cả các khâu trong quá trình sản xuất của các Công ty xi măng nói chung và Công ty xi măng Yaly nói riêng là điều không thể thiếu. Trên đấy là những lý do mà tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho thời gian thực tập tại Công ty, đó là: “Quản lý và nâng cao chất lượng xi măng tại Công ty Cổ Phần xi măng Sông Đà Yaly”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng quản lý chất lượng xi măng và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng xi măng của Công ty Cổ phần Sông Đà YALY nhằm đạt kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn và sức cạnh tranh lớn hơn cho Công ty góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như thu nhập cho CBCNV trong Công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hoàn thiện cở sở lý luận về quản lý chất lượng sản phẩm. Tìm hiểu tình hình quản lý chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng xi măng của Công ty. Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại Công ty. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về phạm vi: Đề tài nghiên cứu về chất lượng xi măng trong toàn bộ quá trình sản xuất của Công ty Cổ phần xi măng Sông Đà YALY. Về không gian: Công ty cổ phần xi măng Sông Đà YALY. Về thời gian: Trong quá trình thực tập tại Công ty từ ngày 02/01/2009 đến ngày 02/5/2009. Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan tài liệu 2.1.1 Lý luận chung về sản phẩm và chất lượng sản phẩm 2.1.1.1 Khái niệm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm Có rất nhiều khái niệm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm, mỗi quan niệm khác nhau, đứng ở môi góc độ khác nhau thì tương ứng với nó cũng có những cách hiểu khác nhau, sau đây sẽ là một vài khái niệm đó: a. Khái niệm về sản phẩm Theo Mác: Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người trong nền kinh tế thị trường Theo quan niệm của Marketing: Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể mang ra thị trường nhằm tạo ra sự chú ý mua sắm và tiêu dùng. Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, của văn hóa xã hội, từ thực tế cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm được quan niệm khá rộng rãi: Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay của các quá trình_Theo tiêu chuẩn TCVN 5814. b. Khái niệm về chất lượng sản phẩm: - Theo quan điểm siêu việt họ coi chất lượng là sự hoàn hảo nhất của sản phẩm. Thực chất ra thì quan niệm này chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu, nó ít được áp dụng trong thực tế. - Theo quan niệm xuất phát từ các nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo, phù hợp của một sản phẩm với tập hợp các yêu cầu hoặc các tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước. - Quan niệm theo hướng thị trường (Tức là xuất phát từ nhà tiêu dùng): + Theo Philip Crosby: Thì chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu. + Theo W. Edwards Deming: Chất lượng là phù hợp với mục đích sử dụng. - Xuất phát từ mặt giá trị: Chất lượng được hiểu là đại lượng đo bằng tiền giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó. - Xuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm: Chất lượng là thuộc tính mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường. - Quan niệm được dùng trong đề tài là quan niệm xuất phát từ sản phẩm (tức là xuất phát từ thuộc tính, đặc trưng của sản phẩm) thì có hai khái niệm: u Chất lượng là tập hợp các tính chất về sản phẩm, chế định tính thích hợp của sản phẩm để thỏa mãn các nhu cầu xác định phù hợp với công dụng pháp định của nó. v Chất lượng là một hệ thống đặc trựng nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được. Ngày nay, người ta thường nói đến chất lượng tổng hợp. Đó là, chất lượng bao gồm chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để quản lý chúng và tạo ra chúng. Theo ISO 9000 thì “chất lượng là mức độ thỏa mãn của tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”. Yêu cầu có nghĩa là nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn. Từ các quan niệm trên, hiện nay đưa ra một định nghĩa như sau: Chất lượng sản phẩm thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng. 2.1.1.2 Thuộc tính của sản phẩm và vai trò của chất lượng sản phẩm a. Thuộc tính của sản phẩm: Sản phẩm có 2 thuộc tính cơ bản đó là: Thuộc tính vô hình và thuộc tính hữu hình @ Thuộc tính hữu hình: Sản phẩm có 8 thuộc tính hữu hình, đó là: - Các thuộc tính kỹ thuật: Phản ánh công dụng, chức năng của sản phẩm. - Các yếu tố thẩm mỹ: Là sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước. Sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc, trang trí, tính thời trang. - Tuổi thọ của sản phẩm: Là yếu tố quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn. - Độ tin cậy: Là yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trường (khác với thương hiệu và uy tín). - Độ an toàn của sản phẩm: Đó là sự an toàn trong sử dụng, vận hành, an toàn với sức khỏe của con người và môi trường. Là yếu tố tất yếu của mỗi sản phẩm. - Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm: Là yêu cầu bắt buộc của các nhà sản xuất phải tuân thủ khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường. - Tính tiện dụng (dễ dùng): Phản ánh những đòi hỏi sẵn có, dễ vận chuyển, bảo quản, dễ sử dụng, và khả năng thay thế các bộ phận sai hỏng. - Tính kinh tế của sản phẩm (tiết kiệm): Quan trọng hơn cho những sản phẩm sử dụng tiêu hao nguyên liệu, năng lượng. @ Thuộc tính vô hình: - Dịch vụ trong và sau quá trình bán hàng. - Tên, nhãn hiệu, danh tiếng, uy tín của sản phẩm cũng được coi như yếu tố vô hình. Yếu tố này tác dụng lên tâm lý mua hàng của khách hàng, kích thích, thu hút sự ham thích mua hàng của khách hàng nhằm đưa ra tiêu chí cho phân loại khách hàng. b. Vai trò của chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh Khoa học kỹ thuật càng phát triển cao, nhu cầu của con người cũng tăng theo nó và yêu cầu về sản phẩm mà con người hướng tới lại ngày càng phong phú, đa dạng, khắt khe hơn. Điều này cho thấy chất lượng sản phẩm có một vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh của mỗi Doanh nghiệp. + Chất lượng sản phẩm là chiến lược quan trọng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của mỗi Doanh nghiệp. + Vai trò thứ hai đó là: chất lượng sản phẩm là yếu tố hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp. Theo M.E.Porter (Mỹ) thì sự cạnh tranh của mỗi Doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản đó là khác biệt hóa sản phẩm (là sự khác nhau của một loại sản phẩm) và chi phí thấp (là những yếu tố cấu thành sản phẩm với chi phí thấp nhất). + Chất lượng sản phẩm là điều kiện quan trọng nhất để không ngừng thỏa mãn nhu cầu thay đổi liên tục của con người. Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua dựa vào các thuộc thính sản phẩm mà nó mang lại. Khách hàng thường hướng sở thích của mình vào những sản phẩm có thuộc tính phù hợp với sở thích, yêu cầu và khả năng điều kiện sử dụng của mình. Sản phẩm nào có chất lượng cao, ổn định, đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản phẩm làm cho khách hàng lựa chọn mua hàng và nâng cao khả năng, cạnh tranh của Doanh nghiệp. Nâng cao vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường nhờ chất lượng cao là cơ sở cho khả năng duy trì và mở rộng thị trường, tạo sự phát triển lâu dài cho sản phẩm. 2.1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình nghiên cứu phát triển, thiết kế được đảm bảo trong quá trình vận chuyển, chế tạo, bảo quản, phân phối lưu thông và được duy trì trong quá trình sử dụng. Tại mỗi giai đoạn đều có các yếu tố ảnh hưởng tác động với mức độ khác nhau. Đứng ở góc độ của những nhà sản xuất kinh doanh thì chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh nên nó chịu tác động của một số yếu tố sau: Ä Một số yếu tố tầm vĩ mô: Xét về quan hệ sản xuất, thì chất lượng sản phẩm hàng hoá phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố như: Nhu cầu kinh tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiệu lực của cơ chế quản lý và cả các yếu tố về phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng. Nhu cầu của nền kinh tế: đó là những đòi hỏi của thị trường, trình độ, khả năng cung ứng của sản xuất, chính sách kinh tế của Nhà nước … Về Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: Chất lượng của bất ký một sản phẩm nào cũng gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật hiện đại, chu kỳ công nghệ của sản phẩm được rút ngắn, công dụng của sản phẩm ngày càng phong phú, da dạng. Còn hiệu lực của cơ chế quản lý: Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, sự quản lý ấy thể hiện bằng nhiều biện pháp: kinh tế - kỹ thuật- hành chính xã hội ...cụ thể hoá bằng nhiều chính sách nhằm ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng dẫn tiêu dùng, tiết kiệm ngoại tệ, đầu tư vốn, chính sách giá, chính sách thuế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước đối với các Doanh nghiệp . Hiệu lực của cơ chế quản lý là đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự phát triển ổn định của sản xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Mặt khác, hiệu lực cơ chế quản lý còn dảm bảo sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh đối với các Doanh nghiệp trong nước, giữa khu vực quốc doanh, khu vực tập thể, khu vực tư nhân, giữa các Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Ngoài các yếu tố trên các yếu tố về phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm: Sở thích tiêu dùng của từng nước, từng dân tộc, từng tôn giáo, từng người không hoàn toàn giống nhau. Do đó, các Doanh nghiệp phải tiến hành điều tra, nghiên cứu nhu cầu, sở thích của từng thị trường cụ thể, nhằm toả mãn những yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm. Ä Một số yếu tố tầm vi mô: Đó là những yếu tố nội tại có trong Doanh nghiệp như: con người, kỹ thuật-công nghệ-thiết bị, nguyên vật liệu, phương pháp quản lý Nhóm yếu tố con người: Bao gồm cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ công nhân viên trong đơn vị và người tiêu dùng. Mỗi thành viên trong Doanh nghiệp cần luôn phải có nhận thức mới về việc nâng cao chất lượng sản phẩm và để ngày một thỏa mãn hơn người tiêu dùng về sản phẩm của mình. Nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị của Doanh nghiệp: là nhóm yếu tố có tác dụng quyết định việc hình thành chất lượng sản phẩm. Công nghệ thiết bị máy móc hiện đại thì khả năng tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt lại càng cao, bởi sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào năng lực thiết kế của công nghệ mình sử dụng để sản xuất. Nhóm yếu tố nguyên nhiên vật liệu: Đây là yếu tố cơ bản của đầu vào, nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Muốn có sản phẩm đạt chất lượng tốt thì nguyên vật liệu phải đảm bảo những yêu cầu về chất lượng, số lượng, thời gian cung cấp… có như vậy cơ sở sản xuất mới chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực hiện đúng kế hoạch sản xuất. Nhóm yếu tố phương pháp quản lý của Doanh nghiệp: là việc tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tổ chức sửa chữa, bảo hành... 2.1.1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm trong sản xuất - kinh doanh Khi kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hoá phải dựa vào tiêu chuẩn Nhà nước, tiêu chuẩn nghành, tiêu chuẩn của hợp đồng kinh tế... Tuỳ theo mục đích sử dụng, chất lượng sản phẩm hàng hoá có thể chia làm 4 nhóm cơ bản: Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng mà người tiêu dùng khi mua hàng thường quan tâm đánh giá chất lượng của sản phẩm hàng hoá. Tức là quan tâm nhiều đến tác dụng mà sản phẩm mang lại. Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật - công nghệ: là nhóm chỉ tiêu để đánh giá giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Các chỉ tiêu đó có thể là những chỉ tiêu kích thước, cơ lý, chỉ tiêu thành phần hoá học... Nhóm chỉ tiêu hình dáng, trang trí thẩm mỹ: Nhóm này bao gồm các chỉ tiêu về hình dáng sản phẩm, tính chất các đường nét, sự phối hợp của các yếu tố tạo hình chất lượng trang trí, màu sắc, tính thời trang, tính thẩm mỹ... Nhóm các chỉ tiêu kinh tế: Các chỉ tiêu kinh tế bao gồm chi phí sản xuất, giá cả, giá thành, chi phí cho quá trình sử dụng… Trên đây là các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hoá trong sản xuất kinh doanh. Khi kiểm tra, xác định chất lượng của một sản phẩm hàng hoá cụ thể, cần căn cứ vào các đặc điểm sử dụng và nhiều yếu tố như tình hình sản xuất, quan hệ cung cầu, điều kiện của mỗi Doanh nghiệp mà chọn những chỉ tiêu chủ yếu và những chỉ tiêu bổ sung thích hợp. 2.1.1.5 Các mức chất lượng của sản phẩm hàng hoá Dựa vào quá trình hình thành chất lượng sản phẩm người ta chia ra các mức chất lượng của sản phẩm như sau: Mức chất lượng thiết kế: là mức chất lượng sảnn phẩm có các chỉ tiêu đặc trưng được phác thảo qua văn bản, trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, các đặc điểm của sản xuất - tiêu dùng, đồng thời có so sánh với chỉ tiêu chất lượng các mặt hàng tương tự cùng loại của nhiều hãng, nhiều công ty trong và ngoài nước. Mức chất lượng chuẩn: hay còn gọi là mức chất lượng phê chuẩn là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Mức chất lượng thực tế: là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thực tế đạt được do các yếu tố chi phối như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương pháp quản lý... Mức chất lượng cho phép: là mức độ cho phép về độ lệch các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm giữa mức chất lượng thực với mức chất lượng chuẩn. Mức chất lượng tối ưu: là giá trị chất lượng sản phẩm đạt được mức hợp lý nhất trong điều kiện nhất định của Doanh nghiệp. 2.1.2 Quản lý chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 2.1.2.1 Quản lý chất lượng sản phẩm là gì? a. Khái niệm Có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản lý chất lượng sản phẩm. Mỗi quản điểm, mỗi học giả lại đưa ra những khái niệm riêng khác như: Theo Gost: QLCL là xây dựng, đảm bảo, duy trì mức chất lượng sản phẩm khi thiết kế, cấu tạo lưu thông, và tác dụng thông qua kiểm tra chất lượng có hệ thống cũng như những tác động hướng đích của các nhân tố, điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Theo GS.TS Kaoru Ishikawa: Theo giáo sư thì QLCL là nghiên cứu, triển khai, thiết kê, sản xuất, bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có lợi ích cao nhất cho người tiêu dùng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Tuy các quan điểm là không giống nhau nhưng nó vẫn có những mối tương đồng chung nhất hiểu theo cách nào cũng đúng. Nhưng hiện nay ở Việt Nam, chúng ta hướng theo cách hiểu của ISO 9000. Theo Bộ tiêu chuẩn này thì quản lý chất lượng là những hoạt động chức năng quản lý chung để nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch ổ chức, đảm bảo chất lượng cải tiến trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng. b. Vai trò và nguyên tắc của quản lý chất lượng - Vai trò của quản lý chất lượng: Quản lý chất lượng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Đối với nền kinh tế nó đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm được lao động cho xã hội, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và các công cụ lao động đông thời cúng tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn. Đối với người tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ thì khi sử dụng sản phẩm có chất lượng thì yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm và giá cả từ đó tạo ra uy tín cho doanh nghiệp (tổ chức), mặt khác cũng mang lại cho người tiêu dùng gia tăng về giá trị sử dụng sản phảm và dịch vụ. Vai trò của quản lý chất lượng được thể hiện trong tất cả các giai đoạn từ nghiên cứu đến tiêu dùng và được triển khai trong mọi hoạt động của tổ chức hoặc doanh nghiệp. - Các nguyên tắc của quản lý chất lượng Nguyên tắc 1. Định hướng bởi khách hàng: QLCL phải được định hướng bởi khách hàng. Nguyên tắc 2. Vai trò của lãnh đạo: Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của doanh nghiệp. Định hướng vào nội bộ, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp mình. Nguyên tắc 3. Sự tham gia của mọi người: Việc huy động sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh nghiệp. Nguyên tắc 4. Phương pháp quá trình: Là một tập hợp các hoạt động từ việc sử dụng nguồn lực cho đến khi sản phẩm đầu ra. Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình. Nguyên tắc 5. Tính hệ thống: Là phương pháp quản lý nhằm làm tăng hiệu quả, hiệu lực của hoạt động kinh doanh. Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp. Nguyên tắc 6. Cải tiên liên tục: Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến. Nó trở nên quan trọng hơn trong sự biến động không ngừng của môi trương kinh doanh. Nguyên tắc 7. Quyết định dựa trên sự kiện: Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý chất lượng hay quản lý hoạt động kinh doanh muốn có hiệu quả phải được xây đựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. Nguyên tắc 8. Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng: Doanh nghiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, và mối quan hệ tương hỗ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị. c. Một số phương pháp quản lý chất lượng Œ Kiểm tra chất lượng Một phương pháp phổ biến nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với qui định là bằng cách kiểm tra các sản phẩm và chi tiết bộ phận nhằm sàng lọc và loại ra bất cứ một bộ phận nào không đảm bảo tiêu chuẩn hay qui cách kỹ thuật. Đầu thế kỷ 20, việc sản xuất với khối lượng lớn đã trở nên phát triển rộng rãi, khách hàng bắt đầu yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và sự cạnh tranh giữa các cơ sở sản xuất về chất lượng càng ngày càng mãnh liệt. Các nhà công nghiệp dần dần nhận ra rằng kiểm tra không phải là cách đảm bảo chất lượng tốt nhất. Theo định nghĩa, kiểm tra chất lượng là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. Như vậy kiểm tra chỉ là một sự phân loại sản phẩm đã được chế tạo, một cách xử lý "chuyện đã rồi". Nói theo ngôn ngữ hiện nay thì chất lượng không được tạo dựng nên qua kiểm tra.  Kiểm soát chất lượng Theo đính nghĩa, Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Vào những năm 1920, người ta đã bắt đầu chú trọng đến những quá trình trước đó, hơn là đợi đến khâu cuối cùng mới tiến hành sàng lọc sản phẩm. Khái niệm kiểm soát chất lượng (Quality Control - QC) ra đời. Để kiểm soát chất lượng, công ty phi kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm khuyết tật. Nói chung, kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu tố sau đây: con người; phương pháp và quá trình; đầu vào; thiết bị; môi trường. QC ra đời tại Mỹ, nhưng rất đáng tiếc là các phương pháp này chỉ được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực quân sự và không được các công ty Mỹ phát huy sau chiến tranh. Trái lại, chính ở Nhật Bản, kiểm soát chất lượng mới được áp dụng và phát triển, đã được hấp thụ vào chính nền văn hóa của họ. Ž Kiểm soát Chất lượng Toàn diện Thuật ngữ Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total quality Control - TQC) được Feigenbaum định nghĩa như sau: Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoá các nỗ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thảo mãn hoàn toàn khách hàng. Các kỹ thuật kiểm soát chất lượng chỉ được áp dụng hạn chế trong khu vực sản xuất và kiểm tra. Để đạt được mục tiêu chính của quản lý chất lượng là thỏa mãn người tiêu dùng, thì đó chưa phải là điều kiện đủ, nó đòi hỏi không chỉ áp dụng các phương pháp này vào các quá trình xảy ra trước quá trình sản xuất và kiểm tra, như khảo sát thị trường, nghiên cứu, lập kế hoạch, phát triển, thiết kế và mua hàng, mà còn phải áp dụng cho các quá trình xảy ra sau đó, như đóng gói, lưu kho, vận chuyển, phân phối, bán hàng và dịch vụ sau khi bán hàng. Phương thức quản lý này được gọi là Kiểm soát Chất lượng Toàn diện Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công ty vào các quá trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ đồng thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng.  Quản lý chất lượng toàn diện Trong những năm gần đây, sự ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới, góp phần nâng cao hoạt động quản lý chất lượng, như hệ thống "vừa đúng lúc" (Just-in-time), đã là cơ sở cho lý thuyết Quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Quản lý chất lượng toàn diện được nảy sinh từ các nước phương Tây với lên tuổi của Deming, Juran, Crosby. TQM được định nghĩa là Một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thảo mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty đó và của xã hội. Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra. Các đặc điểm chung của TQM trong quá trình triển khai thực tế hiện nay tại các công ty có thể được tóm tắt như sau: - Chất lượng định hướng bởi khách hàng. - Vai trò lãnh đạo trong công ty. - Cải tiến chất lượng liên tục. - Tính nhất thể, hệ thống. - Sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận, nhân viện... Về thực chất, TQC, TQM hay CWQC (Kiểm soát chất lượng toàn công ty, rất phổ biến tại Nhật Bản) chỉ là những tên gọi khác nhau của một hình thái quản lý chất lượng. Trong những năm gần đây, xu thế chung của các nhà quản lý chất lượng trên thế giới là dùng thuật ngữ TQM. 2.1.2.2 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 a. Giới thiệu về ISO ISO : là chữ viết tắt của Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization for Standardization). Là tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ chính là tổ chức nghiên cứu xây dựng, công bố các tiêu chuẩn (không có giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng ) thuộc nhều lĩnh vực khác nhau. ISO có trên 120 thành viên, Việt Nam ra nhập tổ chức từ năm 1977 với cơ quan đại diện là Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. ISO 9000: Là bộ tiêu chuẩn về HTQLCL do ISO ban hành (1987; 1994; 2000); được coi như là Công nghệ quản lý mới qua đó giúp cho mỗi tổ chức có khả năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng thoả mãn khách hàng và lợi ích của bản thân tổ chức hay mang lại hiệu lực chức năng của tổ chức, đó cũng là cơ sở để tổ chức duy trì cải tiến nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động . ISO 9000 phiên bản 2000 gồm các tiêu chuẩn chính : ú ISO 9000:2000 mô tả cơ sở của hệ thống quản lý chất lượng giải thích các thuật ngữ .... ú ISO 9001:2000 quy định những yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức (thay cho ISO 9001/9002/9003: 94) ú ISO 9004:2000 hướng dẫn cải tiến việc thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng theo Iso 9001: 2000. ú ISO 19011: hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường. Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 là việc áp dụng một phương pháp quản trị (chứ không phải là việc quản lý chất lượng từng sản phẩm và cũng không phải là việc tiêu tiêu chuẩn hoá sản phẩm như một số người hiện nay lầm tưởng), là hoạt động dựa theo yêu cầu của các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 9001:2000, căn cứ trên các thủ tục qui trình, sổ tay chất lượng ... nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, phát triển nhà cung cấp tin cậy, phát triển nguồn nhân lực. Hay nói một cách đơn giản là: ú Viết những gì cần phải làm : Mô tả các thủ tục quy trình cho từng công việc cụ thể đến từng phòng ban, hướng dẫn công việc cho các cá nhân ú Làm những gì đã viết : Thực hiên công việc theo quy trình theo hướng dẫn công việc... ú Đánh giá những gì đã làm : Đối chiếu việc làm so với nội dung đã mô tả. ú Điều chỉnh những khác biệt : Đề ra các biện pháp khách hàngắc phục phòng ngừa và lưu trữ hồ sơ. b. Lợi ích mang lại từ việc thực hiện ISO 9000 Khách hàng sẽ thu nhận sản phẩm dịch vụ với mức độ chất lượng như đã hợp động. Khách hàng có điều kiện chọn lựa nhà cung ứng một cách dễ dàng nhất là khi doanh nghiệp đã đạt chứng chỉ ISO 9000. Khách hàng sẽ có nhiều niềm tin hơn về sản phẩm của doanh nghiệp tổ chức. Các nhân viên trong tổ chức có sự hiểu biết đầy đủ hơn về vai trò và những mục đích từ hệ thống quản trị đã được văn bản hóa đầy đủ. Nhân viên giảm được sự căng thẳng vì họ được dùng một hệ thống quản trị hữu hiệu và cũng vì họ biết họ kỳ vọng những điều tốt đẹp ở tương lai. Tinh thần và niềm tự hào của nhân viên được nâng cao khi doanh nghiệp đạt dược chứng chỉ ISO 9000 hoặc thoả mãn được khách hàng. Nhân viên mới tuyển dụng có thể học việc một cách dễ dàng và sẵn sàng vì chi tiết đã được viết đày đủ trong sổ tay thủ tục và sổ tay hướng dẫn công tác. Hoạt động quản trị doanh nghiệp tốt đẹp hơn, chất lượng hơn, hữu hiệu hơn sẽ giúp lãnh đạo tập trung vào chức năng chính của tổ chức tốt hơn. Sản phẩm và dịch vụ tạo ra chắc chắn có chất lượng tốt hơn, giảm thiểu sự phàn nàn của khách hàng, giảm thiểu những chi phí ẩn, lợi ích kinh tế và xã hội sẽ tăng lên động thời cũng giảm thiểu thời gian sửa chữa làm lại. Tổ chức (doanh nghiệp) có thể cải tiến chất lượng đầu vào (về nguyên vật liệu và các yếu tố sản xuất). c. Nội dung của bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Sơ đồ 1: Mối quan hệ trong nội dung của HTQLCL Nội dung của HTQLCL bao gồm: - Các yêu cầu chung của hệ thống QLCL - Trách nhiệm của lãnh đạo - Quản lý nguồn lực - Tạo sản phẩm - Đo lường, phân tích và cải tiến 2.1.3 Vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm Trong kinh doanh không có gì đảm bảo chắc chắn rằng một sản phẩm đã được giới thiệu với thị trường và được tiếp nhận là sản phẩm sẽ tiếp tục thành công. Trừ khi chất lượng của nó luôn được cải tiến, nâng cao và các bước tiến hành được tổng kết, đánh giá kịp thời. Do vậy các nhà kinh doanh muốn giữ vững uy tín của sản phẩm và muốn chiếm vị trí độc quyền trong sản xuất một loại sản phẩm nào đó, không còn con đường nào khác là luôn nâng cao chất lượng của mình. Nâng cao chất lượng làm tăng giá trị sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và nâng cao doanh lợi của Doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với mỗi Doanh nghiệp. Vì vậy, các Doanh nghiệp cần: - Huấn luyện, đào tạo, nâng cao nhận thức về chất lượng cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp. - Cải tiến và đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị - Tăng cường sự kiểm tra, khắc phục phòng ngừa - Tăng cường sự quản lý trong suốt quá trình hình thành nên chất lượng sản phẩm từ nghiên cứu- thiết kế - sản xuất - tiêu dùng. 2.1.4 Tình hình quản lý chất lượng sản phẩm ở Việt Nam Sự vận động phát triển của thế giới trong những năm gần đây với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh. Sản phẩm có thể được thiết kế tại một quốc gia, sản xuất, lắp ráp tại quốc gia khác, thị trường là toàn cầu. Các nhà sản xuất, phân phối và khách hàng ngày nay có quyền lựa chọn sản phẩm hàng hóa có chất lượng với giá cả phù hợp ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan, tự do hóa thương mại làm cho các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại phát triển phải nâng cao chất lượng, hạ giá thành. Ở Việt Nam trong những năm gần đây tình hình quản lý chất lượng có được quan tâm chú trọng đầu tư nhưng kết quả mà nó mang lại là không cao. Nguyên nhân lớn nhất mà ta vướng phải là do chúng ta còn kém nhận thức về các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm, chúng ta chưa đưa ra được bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm một cách hợp lý và thống nhất có thể áp dụng vào thực tiễn và cách quản lý hiện còn mang nặng tính lý thuyết. Trong cách quản lý chất lượng sản phẩm thuốc Ở Việt Nam chưa có quy định thuốc có hàm lượng thấp bao nhiêu % bị coi là thuốc giả, vì thực tế có những trường hợp thuốc được xí nghiệp sản xuất có đăng ký nhưng quản lý kỹ thuật tồi đã dẫn đến làm giảm hàm lượng nhanh trong lưu thông không có ý lừa đảo. Ở Philippine, luật chống thuốc giả._. quy định thuốc có hàm lượng dưới 80% coi là thuốc giả. Hay như trong công tác quản lý giáo dục: Hiện các trường Đại học chưa được phân loại và phân cấp như các trường Đại học tiên tiến trên thế giới nên việc nên việc đăng ký chứng nhận ISO cho các trường Đại học là không hợp lý, bộ giáo dục còn chưa đánh giá đúng tiềm năng của các trường Đại học… Việc cần có một công cụ để quản lý và đánh giá chất lượng của các trường Đại học ở nước ta là vô cùng cần thiết. Hiện ta đang tìm hiều phương pháp đánh giá theo mô hình EFQM_là mô hình nhấn mạnh tới 5 giai đoạn phát triển để tự đánh giá và hướng theo tiến trình cải tiến liên tục nhưng việc áp dụng QLCL giáo dục theo mô hình này là chưa được đưa vào thực tiễn và áp dụng rộng rãi. 2.1.5 Các công trình nghiên cứu về quản lý chất lượng sản phẩm Công trình: Nghiên cứu xây dựng quy trình nghiền xi măng tạo thành phần hạt hợp lý cải thiện chất lượng xi măng được thử nghiệm trên dây chuyền nghiền của Công ty xi măng Hoàng Thạch với khối lượng xi măng khoảng 3.600 tấn. Kết quả mà công trình mang lại là: đã nghiên cứu xác định thành phần hạt xi măng hợp lý và đã thiết lập được: “Quy trình nghiền xi măng tạo thành phần hạt hợp lý cải thiện chất lượng xi măng”. Lợi ích mà công trình mang lại là các hạt nghiền mịn hợp lý làm tăng hoạt tính của xi măng, đem lại lợi nhuận do giảm hàm lượng clanker, tăng hàm lượng phụ gia khoáng sử dụng và còn có tác động giảm phát khí thải nhà kính CO2. Bên cạnh đó công trình nghiên cứu vẫn chưa đề cập đến việc quản lý chất lượng của quy trình công nghệ này. Công trình nghiên cứu do hai tác giả Mai Quế Anh, Nguyễn Như Quý (Đại học Xây dựng Hà Nội) thực hiện nhằm nghiên cứu chế tạo xi măng Pooclăng  đá vôi sử dụng Clanker của nhà máy xi măng ChinFon và đá vôi Yên Bái. Kết quả thu được từ nghiên cứu: hàm lượng đá vôi và thạch cao hợp lí dao động trong khoảng từ 8-18% (đá vôi) và 2,5-7,5% (thạch cao). Mặt khác, để đảm bảo độ mịn, xi măng không thấp hơn 2700g/cm2. Tiếp theo, đề tài khảo sát phương trình hồi qui. Kết quả khảo sát cho thấy, khi tăng cường độ hàm lượng đá vôi thì độ xi măng giảm. Bột đá vôi càng sử dụng càng tăng thì sự suy giảm cường độ xi măng càng lớn. Cụ thể, với lượng thạch cao 8,54%  khối lượng Clanker, cường độ xi măng giảm mạnh. Tóm lại, khi dùng tăng đá vôi Yên Bái, lượng thạch cao giảm, xi măng có độ mịn Blaile trong khoảng 3.100-3450 cm2/g. Khi hàm lượng phụ gia thạch cao từ 3,5-7,5% cho phép chế tạo xi măng PCB 30 từ Clanker ximăng Poolăng Chinfon với lượng phụ gia đá vôi Yên Bái từ 13-20% và PC 40 với hàm lượng phụ gia đá vôi Yên Bái ≤13%. Cái mà công trình nghiên cứu chưa đạt tới cũng là chưa đưa ra được cách quản lý chất lượng cho chính những nguyên liệu cũng như dây chuyền mà mình đang nghiên cứu. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp luận Trong luận văn luôn sử dụng phương pháp luận trong đó có phương pháp duy vật biện chứng. Đây là phương pháp nhằm thể hiện mối quan hệ biện chứng với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau của các hiện tượng kinh tế đang tồn tại và phát triển. Đề tài sử dụng phương pháp này để đánh giá các yếu tố tác động tới chất lượng sản phẩm, hay chất lượng sản phẩm ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của Công ty, lợi nhuận của nó mang lại như thế nào?...từ đó đưa ra các kết luận cần thiết và hướng khắc phục để cho chất lượng sản phẩm của Công ty chu kỳ sau được tốt hơn, tức là làm giảm yếu tố tiêu cực và làm tăng các yếu tố tích cực. Ngoài ra, đề tài còn áp dụng cả phương pháp thứ hai của phương pháp luận đó là phương pháp duy vật lịch sử. Cũng giống như phương pháp trên, phương pháp này cũng không thể thiếu được trong quá trình nghiên cứu một vấn đề, một hiện tượng kinh tế xã hội nào đó. Với phương pháp này trong đề tài xem xét tình hình chất lượng sản phẩm thay đổi như thế nào trong điều kiện lao động, khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý ngày càng phát triển. 2.2.2 Phương pháp cụ thể 2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.2 Xử lý số liệu Số liệu thu thập được thường ở những dạng khác nhau, thô và đa dạng nên để có thể sử dụng trong luận văn thì cần phải được xử lý. Tuy nhiên, tuy theo địa điểm, thời gian, vấn đề nghiên cứu mà có biện pháp xử lý số liệu phù hợp với yêu cầu của luận văn. 2.2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu Số liệu sau khi qua xử lý, để phục vụ cho luận văn cần phải qua quá trình phân tích số liệu, mới thấy được xu hướng biến động, nguyên nhân của hiện tượng trong vấn đề nghiền cứu để từ đó tìm ra biện pháp giải quyết. Phương pháp phân tích mà luận văn sử dụng bao gồm: Œ Phương pháp thống kê: Bao gồm thống kê mô tả và thống kê so sánh. + Phương pháp thống kê mô tả: Từ số liệu thu thập được đưa ra các khoản mục có tính chất tương đồng vào các bảng biểu dể nó mô tả từng vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời thông qua tần số, cơ cấu là thấy quy mô các chỉ tiêu phân tích (vốn, doanh thu, lợi nhuận...) lớn hay nhỏ, nhiều hay ít. + Phương pháp thống kê so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều vấn đề phân tích, vì nhờ có nó mà có thế cho ta thấy được hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. So sánh thực hiện năm nay so với năm trước, nhờ đó thấy được hướng thay đổi qua các năm vể lao động, vốn, kết quả sản xuất kinh doanh... + Phương pháp thống kê truyền thống trong kiểm soát chất lượng: Như sơ đồ lưu trình, sơ đồ nhân quả, các phiếu kiểm tra. Phương pháp này giúp có thể cách quản lý một cách tổng quát nhất, có thể kiểm tra từng công đoạn trong cả quá trình, có thể kiểm soát những yếu tố tác động tới đối tượng mà ta đang hướng nghiên cứu.  Phương pháp cân đối: Là phương pháp sử dụng để tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi chúng có quan hệ tổng với chỉ tiêu phân tích, cho nên mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó là độc lập nhau. Áp dụng phương pháp này trong luận văn nhằm nghiên cứu nảh hưởng của các yếu tố: công nghệ, con người, kỹ thuật, nguyên vật liệu đến chất lượng xi măng của Công ty. 2.2.2.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Nhằm thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong lĩnh vực như cán bộ lãnh đạo của công ty, các chuyên gia nghiên cứu về quản lý chất lượng… Ngoài ra trong quá trình phân tích tôi còn tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa kế toán và QTKD Phần III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà Yaly là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Đà, tiền thân là Nhà máy Xi măng Sông Đà Yaly, được thành lập do chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần theo Quyết định số 936/QĐ/BXD ngày 3/7/2003 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng về công tác xây dựng kinh tế trên mọi miền đất nước, đặc biệt là phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa và các tỉnh Tây Nguyên, năm 1993, được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho phép Tổng Công ty Sông Đà xây dựng Nhà máy Xi măng lò đứng công suất 82.000 tấn/năm tại xã Biển Hồ, huyện IaGrai. Sau 2 năm xây dựng, tháng 9 năm 1995, nhà máy đi vào hoạt động và là một bộ phận kinh doanh của Công ty Xây dựng Sông Đà 3. Ngày 5/3/2002, Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Sông Đà ban hành Quyết định số 11/TCT/TCĐT về việc thành lập Công ty Xi măng Sông Đà thuộc Tổng Công ty trên cơ sở tách nhà máy xi măng Sông Đà Yaly và Xí nghiệp Vật tư vận tải Sông Đà 302 từ Công ty xây dựng Sông Đà 3. Trải qua 11 năm xây dựng trưởng thành và phát triển, Công ty đã qua các lần đổi tên, sáp nhập, tách, bổ sung chức năng nhiệm vụ từng thời kỳ. Hiện nay, Công ty có tên là: Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà Yaly XMSDYL Trụ sở : Xã Nghĩa Hưng - Huyện Chưpăh - Tỉnh Gia Lai Logo Công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm chính là xi măng PCB 30. Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh về các lĩnh vực trong xây dựng và các sản phẩm liên quan đến trong dây truyền sản xuất như: khai thác đá, vận chuyển hàng hóa (xi măng và vật liệu) cho khách hàng, khai thác cát, xây dựng các công trình thủy lợi, dân dụng, giao thông, công nghiệp, kinh doanh than bùn, khí đốt hóa lỏng... 3.1.2 Nguồn nhân lực của Công ty Cơ cấu lao động của Công ty phân loại theo các chỉ tiêu được thể hiện như bảng sau: Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm qua Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) 07/06 08/07 Tổng số lao động 644 100 586 100 567 100 90.99 96.76 1. Theo giới tính - Nam 483 75,00 462 78,84 442 77,95 95,65 95,67 - Nữ 161 25,00 124 21,16 125 22,05 77,02 100,81 2. Theo trình độ - Đại học 46 7,08 60 10,24 56 9,88 130,43 93,33 - Cao đẳng 15 2,31 18 3,07 18 3,17 120,00 100,00 - Trung cấp 31 4,77 32 5,46 30 5,29 103,23 93,75 - Sơ cấp 34 5,23 34 5,80 31 5,47 100,00 91,18 - Công nhân kỹ thuật 444 69,23 394 67,24 396 69,84 88,74 100,51 - Lao động phổ thông 74 11,38 48 8,19 36 6,35 64,86 75,00 3. Theo tính chất - Gián tiếp 170 26,40 182 31,06 180 31,75 107,06 98,90 - Trực tiếp 474 73,60 404 68,94 387 68,25 85,23 95,79 (Nguồn: Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà Yaly) Tổng số lao động của Công ty trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm. Năm 2007 tốc độ lao động giảm mạnh hơn so với năm 2008, cụ thể là năm 2007 so với 2006 giảm khoảng 9%, còn năm 2008 so với năm 2007 chỉ giảm 3,24%. Do tính chất của công việc nên Công ty có số lao động nam luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với số lao động nữ và đây là lực lượng lao động chủ yếu của Công ty. Trình độ lao động của Công ty có tăng, chủ yếu là năm 2007. Năm này, số lượng lao động đại học, cao đẳng, trung cấp là tăng, đến năm 2008 thì số lượng lao động này giảm đi chút so với 2007 nhưng theo chiều hướng ổn định hơn. Lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật là có giảm trong 3 năm này, năm 2007 là giảm mạnh hơn năm 2008. Xét về tính chất thì lao động trực tiếp vẫn chiếm chủ yếu, nhưng năm 2007 số lao động gián tiếp tăng 7,06% so với năm 2006. Năm 2008 số lao động này tuy giảm nhưng không đáng kể. Lao động trực tiếp giảm đi rõ rệt thể nhưng rõ nhất vẫn là năm 2007, đến năm 2008 chỉ giảm nhẹ. Nguyên nhân của việc giảm này là do Công ty đã dần làm chủ dây chuyền sản xuất, công nhân vận hành là chủ yếu cho nên lao động gián tiếp của Công ty năm 2007 có tăng lên. Công ty thực hiện chế độ làm thêm giờ theo đúng Luật lao động, làm thêm không qúa 200 giờ trong 1 năm, lương ngoài giờ được trả từ 150% đến 200% mức lương làm việc thông thường. Với tình hình nguồn nhân lực như trên Công ty sắp xếp, phân bổ nguồn nhân lực của mình theo sơ đồ tổ chức sau: Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc điều hành Phó TGĐ QLCG Phòng TC-KT Phòng Kinh tế KH - VT Phòng TC HC Phòng QL KT Phòng KD Phòng KCS Xí nghiệp 1 Chi nhánh Đăclăk Xí nghiệp 3 Xưởng Cơ khí Đội DV Tổng Hợp PX. Bán TP PX. Thành phẩm Phó TGĐ Sản xuất Ghi chú: Không nằm trong hệ thống quản lý chất lượng Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức của Công ty Công ty Cổ phần Xi Măng Sông Đà Yaly được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty, các văn bản pháp luật khác có liên quan. Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Xi Măng Sông Đà Yaly được thành lập và hoạt động theo từng phòng ban trong đó có 4 phòng ban không nằm trong HTQLCL đó là phòng tài chính kế toán, xí nghiệp 1, xí nghiệp 3 và chi nhánh Đăclak. 3.1.3 Tình hình Vốn và nguồn vốn của Công ty 3.1.3.1 Tình hình vốn điều lệ của Công ty Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 3903000019 ngày 22 tháng 07 năm 2003 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ tư ngày 01 tháng 03 năm 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Gia Lai cấp, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà Yaly có vốn điều lệ là 15.000.000.000 đồng (Mười lăm tỷ đồng), tương ứng với số lượng Cổ phần là 1.500.000 Cổ phần (mệnh giá một Cổ phần là 10.000 đồng). Cơ cấu vốn điều lệ tại thời điểm 30/9/2006 của Công ty Bảng 2. Bảng 2: Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty Stt Cổ đông Số lượng Cổ phần Tỷ lệ (%) I Cổ đông pháp nhân 1.100.000 73,4 1 Tổng Công ty Sông Đà 800.000 53,3 2 Công ty Cổ phần Sông Đà 3 100.000 6,7 3 Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Sông Đà 4 100.000 6,7 4 Công ty Cổ phần Sông Đà 6 100.000 6,7 II Cổ đông thể nhân 400.000 26,6 1 Cổ đông trong Công ty 365.400 24,3 2 Cổ đông ngoài Công ty (23 người) 34.600 2,3 Tổng cộng: 1.500.000 100 (Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch vật tư) Cho đến nay cơ cấu vốn không có gì thay đổi nhiều. Cổ đông pháp nhân đa phần là vẫn giữ nguyên tỷ lệ, chỉ có cổ đông thể nhân là thay đổi do Công ty tham gia thị trường chứng khoán. Vốn điều lệ của Công ty chủ yếu được Tổng Công ty Sông Đà đầu tư, tỷ lệ đó lên tới 73% cho nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều chịu sự quản lý của Tổng Công ty Sông Đà. Cổ đông thể nhân của Công ty được phân bổ cho toàn bộ nhân viên trong Công ty là chủ yếu, cổ đông trong Công ty chiếm 91,35% trong cổ phân thể nhân. 3.1.3.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty Bảng 3: Tình hình nguồn vốn của Công ty trong 3 năm qua ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So Sánh (%) 07/06 08/07 Vốn lưu động 139.228,0 164.855,0 186.130,7 118,41 112,91 Vốn cố định 29.980,2 29.417,3 35.163,7 98,12 119,53 Tổng vốn 169.208,2 194.272,3 221.294,4 114,81 113,91 (Nguồn: Phòng Kinh Tế Kế Hoạch Vật Tư) Tổng số vốn của Công ty trong các năm luôn tăng rõ rệt qua 3 năm đặc biệt là vốn cố định. Vốn cố định năm 2007 giảm so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 thì vốn cố định của Công ty tăng 19,53%. Vốn lưu động vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu kể cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong cơ cấu vốn của Công ty. Vốn lưu động năm 2007 tăng 18,41% so với năm 2006, đến năm 2008 thì lại tăng 12,91% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ vốn lưu động của Công ty luôn được chú trọng và tăng dần theo các năm. 3.1.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Về tài sản cố định của Công ty 3 năm gần đây có tăng nhưng không tăng đột biến. Điều này thể hiện, Công ty có đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng chưa có mức thay đổi đổi toàn diện. Mức tăng này chủ yếu là do sửa chữa lớn của Công ty gây ra như năm 2007 giá trị tài sản cố định chỉ tăng 1,1%. Chỉ đến năm 2008 do có thêm tài sản cố định vô hình nên giá trị tài sản cố định có tăng, tăng 22,2% so với năm 2007. Giá trị tài sản cố định được thể hiện thông qua bảng 4 dưới đây. Bảng 4: Giá trị tài sản cố định của Công ty trong 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 2006 2007 2008 So sánh (%) 07/06 08/07 I.Tài sản cố định hữu hình 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 2.444,6 2.464,2 3.318,5 100,8 134,7 2. Máy móc, thiết bị 66.666,4 67.599,7 84.283,4 101,4 124,7 3. Phương tiện vận tải 22.736,8 22.736,8 22.771,0 100,0 100,2 4. Thiết bị quản lý 279,2 376,9 406,6 135,0 107,9 II.Tài sản cố định vô hình 3.100,30 Tổng cộng: 92.127,0 93.177,6 113.879,8 101,1 122,2 (Nguồn : Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xi Măng Sông Đà Yaly các năm) Dây chuyền sản xuất xi măng Sông Đà YALY là dây chuyền thuộc thuộc loại công nghệ lò đứng được chuyển giao từ Trung Quốc có công suất 8,2 tấn/năm. Hệ thống kho bãi của Công ty bao gồm: ú Kho bãi ngoài trời chứa và dự trữ các nguyên vật liẹu đầu vào: đá vôi, khoáng hóa, đất sét, than, cát non, quặng sắt, thạch cao, phụ gia puzolan. ú Kho bãi kín, liên hợp chứa các loại nguyên liệu chuẩn bị đưa vào sản xuất. ú Các xi lô chứa: xi lô nguyên liệu, xi lô bột liệu, xi lô clanker, xi lô phụ gia, xi lô thạch cao, xi lô xi măng. ú Hệ thống kho xi măng bao. Hệ thống thiết bị của Công ty bao gồm các thiết bị như: ú Thiết bị vận chuyển cơ bản lắp trong dây chuyền sản xuất là gầu tải, vít tải, băng tải cao su, băng tải cào. ú Thiết bị cấp liệu, định lượng: Các cán băng định lượng, cấp liệu đĩa quay, máy đóng bao. ú Thiết bị nghiền đập: Máy đập hàm, máy đập búa, máy nghiền bi, máy cán trục. ú Thiết bị sấy nung: máy sấy thùng quay, lò đứng nung luyện clanker. ú Thiết bị thu bụi: Lọc bụi túi, lọc bụi xiclone, máy vê viên, quạt ROOTS và các thiết bị phụ trợ. 3.1.3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ĐVT: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) 07/06 08/07 Giá trị SXKD 187.641.795 190.372.865 258.595.025 101,46 135,84 Giá trị xây lắp 1.640.662 1.860.649 474.566 113,41 25,51 Sản xuất công nghiệp 50.666.580 57.523.877 79.480.682 113,53 138,17 Sản phẩm và bán sản phẩm phục vụ xi lô 4.342.768 4.375.225 9.675.221 100,75 221,14 Kinh doanh vật tư vật tải 130.991.785 126.613.114 168.964.556 96,66 133,45 Tổng doanh thu 190.570.042 201.272.747 271.415.812 105,62 134,85 Lợi nhuận từ HĐKD -337.101 -6.285.139 -4.772.923 Lợi nhuận khác 2.957.026 10.430.028 11.095.307 352,72 106,38 Lợi nhuận trước thuế 2.619.925 4.144.889 6.322.384 158,21 152,53 Thuế thu nhập phải nộp 196.495 298.819 749.315 152,07 250,76 Lợi nhuận sau thuế 2.423.430 3.846.070 5.573.069 158,7 144,9 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,1616 0,2564 0,3715 158,66 144,89 (Nguồn: Phòng Kinh Tế Kế Hoạch Vật Tư) Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây tăng dần theo các năm thể hiện ở tổng doanh thu của Công ty tăng, nhưng tăng mạnh nhất là năm 2008, tăng 34,85% so với năm 2007. Còn năm 2007 chỉ tăng có 5,62% so với năm 2006. Doanh thu đạt kết quả như thế là nhờ giá trị sản xuất kinh doanh của năm 2008 tăng 35,84% so với năm 2007, còn năm 2007 chỉ tăng hơn năm 2006 chỉ 1,46%. Một trong những nguyên nhân gây nên kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 không cao là do tình hình nguyên liệu đầu vào của Công ty không ổn định nhử: thiếu than trong thời gian dài do thời tiết và do nhà cung ứng không đáp ứng được; nguyên nhân nữa là do sự sai khác giữa giá bán xi măng thành phẩm sau nghiền. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty trong 3 năm cũng đạt mức tăng trưởng rõ rệt. Năm 2007 đạt 158,7% so với năm 2006, còn năm 2008 đạt 144,9 % so với năm 2007. Năm 2007 về doanh thu tăng ít hơn so với năm 2008 nhưng lợi nhuận lại tăng hơn vì năm 2007 lợi nhuận khác của Công ty tăng đột biến, tăng hơn năm 2006 là 252,72%, cho nên mặc dù năm 2008 giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu có tăng hơn năm 2007 khi tính lợi nhuận cuối cùng thì năm 2007 vẫn hơn. Từ đó, làm cho lãi cổ phiếu năm 2008 cũng không tăng nhanh hơn mức tăng năm 2007. 3.1.3.5 Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Quy trình công nghệ sản xuất hiện nay mà Công ty đang sử dụng là quy trình công nghệ khép kín tự động gồm các công đoạn sản xuất: Công đoạn sấy, công đoạn nghiền đập đá vôi và khoáng hóa, công đoạn phối nghiền bột liệu, công đoạn đồng nhất bột liệu, công đoạn nung clanker, công đoạn nghiền nhập thạch cao và phụ gia puzơlan, công đoạn nghiền xi măng và công đoạn đóng bao xi măng. Các nguyên liệu không cần qua sấy làm giảm độ ẩm như đá vôi, khoáng hoá được tập kết tại các kho bãi chứa. Khi kiểm tra đạt yêu cầu chất lượng được máy ủi đẩy vào máy nghiền hàm, qua băng tải cao su vào máy nghiền búa đứng. Tại đây nguyên liệu được nghiền nhỏ tới cỡ hạt yêu cầu 20-25 mm, được băng tải cao su vận chuyển nhập vào xi lô I-1 và I-2. Các nguyên vật liệu cần phải làm khô trước khi đưa vào sản xuất như: đất sét, cát non, quặng sắt, than được chứa vào kho liên hợp KLH 1- 4. Qua hệ thống máy sấy thùng quay, vật liệu được sấy khô đến độ ẩm yêu cầu rồi qua máy vận thăng gầu và băng tải gạt để đưa vào các xi lô chứa I - 4 , I - 5 , I - 6 , I - 7. Dưới đáy các xi lô nguyên liệu có hệ thống băng tải cấp liệu, các băng tải này có hệ thống điều chỉnh tốc độ vô cấp. Tại đây các vật liệu được phối trộn với nhau theo một tỷ lệ đã định được tính toán trước, theo băng tải cao su vào máy nghiền bi. Hỗn hợp vật liệu được nghiền mịn và được tuyển chọn qua máy phân ly đến cỡ hạt 0,08 mm, chứa vào các xi lô II - 1 đến II - 3 thông qua vận thăng gầu số 3 và vít tải 7. Căn cứ vào các kết quả kiểm tra thử nghiệm các chỉ tiêu khống chế và kết quả phân tích bột liệu nghiền, bột liệu được chỉ định phương án đảo trộn để làm tăng độ đồng đều về chất lượng giữa các ca sản xuất. Việc đảo trộn được thực hiện bằng hệ thống vít tải và gầu tải . Bột liệu sau khi đã được đảo trộn chứa vào xi lô II - 4 qua vít tải 8, vận thăng gầu 4 và vít tải 10. Bột phối liệu được rút ở đáy xi lô II - 4 qua vít tải đơn 11, 12, gầu tải 5, bun ke trung gian, gầu tải 6 và vào vít tải kép 2. Vít tải kép 2 có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng theo ý muốn, và ổn định lưu lượng bột liệu theo thời gian trước khi cân định lượng. Sau khi đi qua vít tải, bột liệu đi vào máy trộn ẩm 2 trục và vào máy vê viên tạo hạt và theo băng tải vào lò nung qua máy quay rải liệu. Trong quá trình nung, để đảm bảo ổn định nhiệt độ lò, cần bổ sung một lượng than thích hợp . Quá trình này gọi là quá trình phối than ngoài . Than phối ngoài được nghiền qua máy nghiền búa trục ngang số 2, tập kết tại khu vực sau xi lô II - 4, nhờ vận thăng gầu 5, than được chứa vào bun ker. Tuỳ theo yêu cầu được bổ sung vào bột liệu qua cân băng định lượng . Lò nung Clanker là loại lò đứng nung liên tục có ghi quay, đường kính 3 m, cao 10 m. Năng suất thiết kế 10 tấn / giờ. Tại đây vật liệu được nung thành clanker ở nhiệt độ rất cao, theo lý thuyết nhiệt độ đạt tới 1450°C. Clanker tạo thành ở dạng cục tảng lớn, có cường độ cao. Các tảng clanker được nghiền vỡ nhờ hệ thống ghi quay cơ khí ở đáy lò, qua băng tải rung kín tới máy kẹp hàm số 3. Tại đây clanker lại được nghiền nhỏ đến cỡ hạt £ 25mm, đi qua vận thăng gầu số 6, băng tải gạt và chứa vào các xi lô III-1, III-2, III-3, hoặc được chứa vào các kho có mái che KMC-1, KMC-2. Phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết (Thạch cao) và phụ gia gầy có hoạt tính được nhập về tập kết tại bãi, qua máy kẹp hàm số 4 nghiền đến cỡ hạt £ 25mm, qua máy vận thăng gầu số 7 chứa vào các xi lô III - 4, III - 5. Trước khi nghiền thành xi măng, Clanker, thạch cao và phụ gia được phối trộn theo một tỷ lệ tính toán sẵn do phòng Kiểm tra chất lượng KCS đưa ra. Việc này được thực hiện tại hệ thống dữ liệu quay kiểu đĩa có điều khiển, cân băng định lượng tại đáy xi lô Clanker. Xi măng nghiền qua máy tuyển chọn bột, theo hệ thống vận thăng gầu và vít tải vận chuyển chứa vào các xi lô IV-1, IV-2, IV-3 và IV-4. Tại đáy xi lô xi măng có hệ thống dỡ liệu quay nhằm phối trộn xi măng giữa các xi lô theo một tỷ lệ thích hợp, qua băng tải cào đến sàng quay loại bỏ các tạp chất và vào bunker chứa tạm thời. Từ bun ker chứa, xi măng qua máy đóng bao 2 vòi, theo băng tải cao su đến máy xếp bao. Từ đây, công nhân vận hành vận chuyển bằng xe đẩy nhập kho. Xi măng được xếp thành từng lô, mỗi lô 400 tấn, xi măng được lấy mẫu kiểm tra lần cuối và được xuất xưởng Các lô xi măng đều được lưu mẫu để kiểm tra cường độ sau 60 ngày bảo quản, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo hành chất lượng sản phẩm đã xuất xưởng. Nhập - Đá - Khoáng hóa Nhập - Thạch cao - Phụ gia Nhập - Sét - Quặng sắt - Đá non Kho Kho Nghiền Sấy Phối Liệu Nung Klinler nung Đập Nghiền Ngh I ề n Xi măng nghiền Xi măng bột Đóng bao Xi măng bao Sơ đồ 3: Quy trình xản xuất xi măng 3.2 Kết quả nghiên cứu 3.2.1 Tình hình quản lý chất lượng xi măng tại Công ty Cổ phần Sông Đà Yaly 3.2.1.1 Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của Công ty được quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000/ISO 9001:2000. Xác định yếu tố chất lượng và sự ổn định của sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Để làm được điều đó năm 2002 đơn vị đã tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000/ISO 9001:2000, tháng 6 năm 2002 đơn vị đã tổ chức QUACERT Việt Nam và AJA Anh Quốc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000/ISO 9001:2000. Từ năm 2002 đến nay hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị được duy trì và hoàn thiện (HTQL đã được Quacer đánh giá chứng nhận lại lần hai (Đợt 3 ngày 31/07/2008). Tổng số CBCNV hiện nay là 567 người. Trong đó, số CBCNV nằm trong các đơn vị thuộc hệ thống QLCL ISO 9001:2000 là 441 người. Hệ thống tổ chức của Công ty (như sơ đồ 1) ta thấy phòng ban không thuộc vào hệ thống quản lý chất lượng là: phòng tài chính kế toán, chi nhánh tại Đăklak, xí nghiệp 1 và xí nghiệp 3. Theo căn cứ vào quy định của ISO thì Công ty nhận thấy các phòng ban trên không tham gia quyết định vào chất lượng của sản phẩm, chúng nằm ngoài dây chuyền sản xuất xi măng. Điều này được ghi trong khoản 8.4.5 và 8.3.2 của sổ tay chất lượng. Ngoài ra, do tính chất sản phẩm của Công ty là sản xuất và cung ứng xi măng PCB 30 nên trong HTQLCL của Công ty không áp dụng mục 7.3 (Thiết kế và phát triển) và mục 7.5.4 (Tài sản của khách hàng). Dưới đây là hệ thống quản lý chất lượng mà Công ty hiện đang áp dụng (Sơ đồ 4) Sơ đồ 4: Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty Xác định các yêu cầu của khách hàng Xem xét yêu cầu của khách hàng Mua hàng Thực hiện sản xuất Bảo toàn sản phẩm Quản lý thiết bị Theo dõi đo lường Đo lường TM KH Bán Sản phẩm Hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống khép kín được hoạt động theo một trình tự nhất định và các giai đoạn được hoạt động gắn kết với nhau theo đúng tinh thần của hệ thống. Khởi đầu của hệ thống là việc xác định yêu cầu của khách hàng, chỉ khi khách hàng có yêu cầu, có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thì sản phẩm mới có chỗ đứng trên thị trường. Sau khi xác định yêu cầu đó thì cần xem xét xem yêu cầu đó là như thế nào để có thể đi đến việc mua hàng đồng thời thực hiện kế hoạch sản xuất. Mua hàng ở đây chính là nguyên vật liệu đầu vào của Công ty nhằm có thể thực hiện quá trình sản xuất. Sau khi quy trình thực hiện sản xuất được đi vào thực hiện thì cần phải quản lý thiết bị, phải theo dõi đo lường sản phẩm, bảo quản sản phẩm rồi từ đó mới có thể bán sản phẩm đó tới tay khách hàng. Nếu sản phẩm bán ra thỏa mãn khách hàng thì sản phẩm sẽ được cải tiến dần và được đưa vào sản xuất đại trà để tiêu thụ. Nhưng nếu chưa thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì cần quay lại việc xác định yêu cầu của khách hàng. 3.2.1.2 Tình hình quản lý chất lượng xi măng Công ty a. Những yêu cầu chung của HTQLCL a.1 Hệ thống tài liệu HTQLCL được Công ty xây dựng và áp dụng nhất quán cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh và các dịch vụ liên quan do Công ty thực hiện. Hệ thống này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đưa ra cũng như những yêu cầu, chế định khác do nhà nước quy định. Sổ tay chất lượng Các thủ tục Hướng dẫn công việc Các tài liệu hỗ trợ Các quy trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được xác định bằng hệ thống các thủ tục, quy định, quy trình, hướng dẫn công việc, biểu mẫu, hồ sơ, tài liệu hướng dẫn,...HTQL chất lượng của Công ty được văn bản hóa thành 4 cấp như sau: Cấp 1: Sổ tay chất lượng: môt tả HTQL chất lượng tương ứng với chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của Công ty đã công bố phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng ISO 9001:2000. Sổ tay chất lượng chỉ rõ việc cam kết, công tác điều hành chung cũng như việc triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo tài liệu cấp 2. Cấp 2: Các thủ tục của hệ thống quản lý chất lượng: Mô tả các hoạt động của các bộ phận, phòng ban, phân xưởng cần thiết trong Công ty để thực hiện các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng (Các thủ tục, quy trình công việc, các thủ tục chất lượng). Cấp 3: Hướng dẫn công việc: Là tài liệu hướng dẫn từng bước thực hiện công việc cụ thể của các bộ phận, phòng ban, phân xưởng trong Công ty. Cấp 4: Các tài liệu hỗ trợ: là tài liệu mang tính ghi chép quá trình thực hiện công việc hồ sơ công việc (Có hồ sơ cá nhân, bộ phận, phân xưởng, phòng ban có liên quan lập và lưu trữ trong quá trình thực hiện công việc theo quy định của các thủ tục và hướng dẫn công việc). Đây là bằng chứng quan trọng mang tính ghi chép trong quá trình thực hiện sự liên tục trong công việc vận hành Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty. a.2 Hiệu lực của hệ thống Lãnh đạo Công ty cam kết xây dựng, thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng và thường xuyên cải tiến hệ thống thông qua việc thiết lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng rõ ràng. Luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng và các yêu cầu khác của pháp luật, chế định là điều kiện sống còn để tồn tại. Điều này được mọi CBCNV trong Công ty thấu hiểu và nghiêm chỉnh thực hiện. Lãnh đạo Công ty luôn đảm bảo sẵn có mọi nguồn lực cần thiết về con người cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật để hệ thống quản lý chất lượng hoạt động có hiệu quả. Định kỳ soát xét các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng để cải tạo liên tục hệ thống. a.3 Triển khai thực hiện Tương ứng với vị trí công việc trong Công ty đều ảnh hưởng đến chất lượng, nên mọi CBCNV đều được đào tạo đảm bảo để có kỹ năng thực hiện duy trì nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng cũng như nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu có liên quan. Trên cơ sở hệ thống quản lý chất lượng đã được văn bản hóa, mỗi cán bộ công nhân viên trong Công ty được tuyên truyền đào tạo và nhận thức rõ ràng, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ, tầm quan trọng, vai trò của từng người, từng vị trí sản xuất. Sự cần thiết của việc tham gia đóng góp của họ đối với công việc được giao nói riêng và đối với mục tiêu chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng của Công ty nói chung. Việc hoạch định kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát tỏng sản xuất các bộ phận, phòng ban, phân xưởng căn cứ vào chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện theo đúng các quy trình thủ tục hướng dẫn cụ thể của từng vị trí. Đảm bảo tất cả các công việc từ việc nhập nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, sản phẩm xuất xưởng đến tay người tiêu dùng đều được kiểm tra, kiểm soát đúng tần xuất theo các thủ tục quy định đã ban hành. Hàng năm theo định kỳ Công ty tự tổ chức đánh giá nội bộ và thuê chuyên gia đánh giá của tổ chức Quacert kiểm tra đánh giá quá trình hoạt._.c như: - Môi trường bên ngoài: khí hậu, thời tiết. - Các tác nhân không đoán trước được. - Sự hiểu biết của người tiêu dùng. …. Ta có sơ đồ sau: Sơ đồ 11: Mô hình đơn giản của biểu đồ nhân quả Chất lượng sản phẩm Con người Nguyên vật liệu Phương pháp Máy móc Đo lường Các bước xây dựng biểu đồ: Bước 1: Xác định đặc tính chất lượng cụ thể cần phân tích ví dụ: cường độ chịu nén, nồng độ CaO tự do,… Bước 2: Vẽ chỉ tiêu chất lượng là mũi tên dài biểu hiện xương sống cá, đầu mũi tên ghi chỉ tiêu chất lượng đó. Bước 3: Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đã lựa chọn, vẽ các yếu tố này như những xương nhánh chính của cá (có 5 nhóm yếu tố chính 5M đã giới thiệu ở trên). Bước 4: tìm tất cả các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các nhóm yếu tố chính vừa xác định được. Phải tìm được đầy đủ các nguyên nhân gốc dễ gây ra sự không phù hợp. Người xây dựng biểu đồ phải xuống tận lò, xưởng, hay phòng thí nghiệm để xác định rõ nguyên nhân, phải tận mắc chứng kiến để đảm bảo tính tuyệt đối và chính xác. Bước 5: Ghi tên các yếu tố và chỉ tiêu chất lượng trên sơ đồ. Ví dụ: nguyên nhân dẫn đến clanker không đạt chất lượng là nguyên vật liệu than, bột liệu,…nguyên nhân than không đạt chất lượng là do độ bốc, nhiệt năng cung cấp, bảo quản, … Tác dụng của biểu đồ nhân quả: - Xác định nguyên nhân gây ra sai hỏng để loại bỏ kịp thời - Hình thành thói quen làm việc tìm hiểu xác định những nguyên nhân gây ra trục trặc chất lượng. - Đóng góp trong việc giáo dục đào tạo những người lao động tham gia vào quản lý chất lượng. Các nhân tố tác động mà Công ty đưa ra tuy đã thể hiện được một số nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng xi măng, nhưng Công ty vẫn còn chưa thể hiện được đầy đủ các nhân tố ảnh đó. Ví dụ Công ty nên cho yếu tố đo lường vào vào sơ đồ những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xi măng : Đo lường là yếu tố tiên quyết để xem sản phẩm có thực sự đạt chất lượng hay không nên nó cũng phải là một trong những yếu tố tác động vào chất lượng xi măng. Những yếu tố tác động đến đo lường của Công ty có thể là: Phương pháp đo lường, chu kỳ đo lường kiểm tra sản phẩm, sự phát triển của hệ thống đo lường,... c. Biện pháp 3: Áp dụng biểu đồ phân bố mật độ Việc đánh giá các chỉ tiêu cần phải thu thập nhiều dữ liệu khác nhau ở những thời điểm khác nhau do vậy giá trị của chúng phân tán và không theo một trình tự nào nên không thể nhận biết được những dữ liệu đó có ý nghĩ như thế nào. Để hiểu được ý nghĩa đó người ta sử dụng biểu đồ phân bố mật độ. Biểu đồ phân bố mật độ yêu cầu có nhiều số liệu, khoảng trên 50 kết quả mẫu kiểm tra, công ty có thể thực hiện được biểu đồ này vì công ty đã thực hiện kiểm tra chất lượng thường xuyên theo ca trực, theo giờ sản xuất (2h lấy 1 mẫu). Biểu đồ được xây dựng qua các bước sau đây: Bước 1: xác định độ rộng của tòan bộ số liệu: R = Xmax - Xmin. Bước 3: Xác định số lớp k, số lớp k được chọn tương ứng với số liệu phân tích (n), có thể xác định k qua 2 cách: - k bằng căn bậc hai của tổng số số liệu đã thu thập. - Hoặc lấy số k bằng số lớn hơn trong hai số hàng và số cột của dữ liệu. Bước 4: Xác định độ rộng của lớp: h = (Xmax - Xmin)/k - 1 = R/k-1. Bước 5: Xác định biên giới của lớp để lập biểu đồ cột, bắt đầu tại giá trị của dữ liệu nhỏ nhất theo công thức: Xmin ± h/12 Bước 6: lâp bảng phân bố tần xuất của quá trình sản xuất. Bước 7: vẽ biểu đồ phân bố mật độ dưới dạng biểu đồ cột. Ghi các ký hiệu cần thiết trên biểu đồ. Bước 8: Nhận xét Biểu đồ phân bố mật độ có thể cho biết tỷ lệ hỏng thấp hay cao so với tiêu chuẩn, cho biết giá trị trung bình có trùng với đường tâm của giới hạn chuẩn hay không, cho biết độ phân tán của dữ liệu so với các giới hạn tiêu chuẩn. Ứng dụng cụ thể của biểu đồ phân bố mật độ. - Kiểm tra và phân tích, đánh giá một cách định tính và định lượng khả năng của quá trình và thiết bị. Theo dõi được sự biến động của quá trình, độ chính xác của thiết bị. - Kiểm soát quá trình. Những người lao động trên dây chuyền sản xuất được trang bị những kiến thức cơ bản về xây dựng và đọc đồ thị sẽ nhận thức được quá trình có chuẩn hay không. - Dùng làm tài liệu báo cáo đơn giản dễ hiểu - Phát hiện các sai số về đo Công ty có thể xây dựng biểu đồ phân bố mật độ cho các chỉ tiêu chất lượng như cường độ chịu nén, nồng độ CaOtd, hàm lượng căn không tan, hàm lượng mất khi nung… Biện pháp này được Công ty áp dụng rất ít cho nên Công ty nên áp dụng chúng vào nhiều công hơn như việc kiểm tra mẫu kiểm tra của mình có thực sự ổn định hay không (Tức là chất lượng của xi măng có thực sự ổn định). Ví dụ như đối với độ ổn định thể tích của xi măng: để xem kết quả mà Công ty đạt được trong khoảng thời gian nào đó có thực sự đáng tin cậy không. Với biểu đồ này ta có thể thấy ngay sự phân bố của các kết quá có thực sự mang ý nghĩa. Như theo kết quả thí nghiệm ở bảng 10 trên thì ta có thể thấy kết quả ổn định thể tích đi từ 1mm-54mm mà yêu cầu đặt ra là độ ổn định thể phải lớn hơn 10 mm. Với kết quả như thế thì khi biểu diễn trên biểu đồ thì sẽ thấy các điểm trên biểu đồ không tập trung lại có những điểm xa điểm đạt yêu cầu. Cho nên ta có thể thấy chỉ tiêu này là chưa đạt yêu cầu chất lượng và thể tích của xi măng là không ổn định, từ đó có thể biết được cần phải đưa ra biện pháp giải quyết cho vấn đề này. d. Biện pháp 4: Áp dụng biểu đồ kiểm soát quá trình sản xuất Biểu đồ kiểm soát biểu thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng để đánh giá quá trình sản xuất có ở trạng thái kiểm soát hoặc chấp nhận được hay không. Mục tiêu chung nhất của biểu đồ kiểm soát là phát hiện những biến động của quá trình để đảm bảo chắc chắn rằng quá trình được chấp nhận, được kiểm soát hay không kiểm soát được để từ đó tìm ra nguyên nhân loại bỏ. Mục tiêu cụ thể của biều đồ kiểm soát: Đảm bảo sự ổn định của quá trình. Một quá trình ổn định khi chỉ có những nguyên nhân chung phổ biến gây ra. Cải tiến khả năng của quá trình thông qua thay đổi giá trị trung bình của nó hoặc giảm bớt những biến động chung. Tác dụng của biểu đồ kiểm soát là cho biết những biến động của quá trình trong suốt thời gian hoạt động và xu thế biến đổi của nó. Từ đó tìm ra những nguyên nhân gây ra sự bất thường để tìm được những giải pháp khắc phục kịp thời. Có nhiều loại biểu đồ kiểm soát khác nhau phục vụ cho từng mục đích cụ thể: biểu đồ giá trị trung bình, biểu đồ phân tán, biểu đồ độ lệch tiêu chuẩn, biểu đồ tỷ lệ % sản phẩm khuyết tật, biểu đồ kiểm soát số sản phẩm có khuyết tật,… Quy trình xây dựng biểu đồ kiểm soát: Bước 1: Lựa chọn dạng biểu đồ kiểm soát. Bước 2: Chọn chỉ tiêu phân tích và thu thập số liệu. Bước 3: Lập bảng tính số liệu. Bước 4: Tính các giá trị đường tâm, giới hạn trên và giới hạn dưới. Bước 5: Vẽ biểu đồ kiểm soát. Bước 6: Nhận xét quá trình. Biểu đồ kiểm soát được nhận xét theo những quy tắc sau: Một quá trình ở trạng thái không bình thường khi: - Một hoặc nhiều điểm vượt qua khỏi phạm vi 2 đường giới hạn trên và đường giới hạn dưới của biểu đồ. - 8 điểm tiếp nằm một bên của đường tâm. - 8 điểm liên tiếp có xu thế tăng hoặc giảm liên tục. - 2 trong 3 điểm liên tiếp nằm trên vùng A. - 4 trong 5 điểm liên tiếp nằm trên vùng B. Hiện với biện pháp này thì cũng chưa được Công ty áp dụng cho nên Công ty cần tìm hiểu và áp dụng chúng vào công tác quản lý nhất là trong quản lý chất lượng. Công ty có thể áp dụng chúng trong quản lý sản phẩm đầu vào (Xem các sản phẩm đầu vào của Công ty có xu hướng tăng hay giảm, chất lượng sản phẩm của các nhà cung ứng có luôn đảm bảo hay không...), hay trong quản lý các sản phẩm sai hỏng (Xem có nhiều thành phẩm, bán thành phẩm sai hỏng không? những thành phẩm, bán thành phẩm nào thường hay bị sai hỏng). Nhất là Công ty nên áp dụng biện pháp này vào trong quá trình kiểm soát các chỉ tiêu của xi măng như: độ mịn, độ ổn định thể tích, cường độ chịu nén,...căn cứ vào đường giới hạn trên, đường giới hạn dưới để từ đó nhận biết được quá trình hoạt động của hệ thống có thực sự được Công ty kiểm soát, có đạt chất lượng không, tìm ra những căn cứ cho việc những chỉ tiêu chưa đạt chất lượng. Nhờ đó có thể xem xét xem cần điều chỉnh những gì cho phù hợp để dễ quản lý hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo sản phẩm đạt chất lượng mong muốn. e. Biện pháp 5: Áp dụng biểu đồ Pareto Đây là biểu đồ giúp Công ty chọn đúng những vấn đề cần ưu tiên tập trung sự chú ý và thứ tự để giải quyết chúng. Thực chất biểu đồ pareto là biều đồ hình cột phản ánh các dữ liệu chất lượng thu thập được, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chỉ rõ các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trước. Nhìn vào biểu đồ, người ta sẽ thấy được kiểu sai sót phổ biến nhất, thứ tự ưu tiên khắc phục vấn đề cũng như kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng. Nhờ đó, kích thích, động viên được tinh thần trách nhiệm của người lao động trong hoạt động cải tiến đó. Các bước xây dựng biểu đồ Pareto: - Xác định các loại sai sót và thu thập dữ liệu. - Sắp xếp các dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bé. - Tính tỷ lệ % của từng dạng sai sót. - Tính tỷ lệ % theo sai số tích lũy. - Vẽ đồ thị cột theo tỷ lệ % của các dạng sai sót vừa tính ở trên. Thứ tự vẽ dạng sai sót có tỷ lệ lớn nhất trước và theo thứ tự nhỏ dần. - Vẽ đường tích lũy theo số % tích lũy đã tính. - Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các đặc trưng của sai sót lên đồ thị. Công ty có thể áp dụng biện pháp này vào trong việc kiểm tra kiểm soát sản phẩm sai hỏng của mình. Để nhờ đó xem xem những khâu nào trong quá trình sản xuất, những thành phẩm những bán thành phâm nào thường hay gây ra sai hỏng nhất. Đồng thời xem xem những sai hỏng nào sẽ được ưu tiên giải quyết đầu tiên. Công ty có thể lập thành bảng dữ liệu Pareto như sau: Bảng 9: Bảng dữ liệu để vẽ biểu đồ Pareto Dạng sai hỏng Số lượng sai hỏng Tỷ lệ % dạng sai hỏng Sai hỏng tích lũy Tỷ lệ % sai hỏng tích lũy (1) (2) (3) (4) (5) Sai hỏng do phối liệu Sai hỏng do người vận hành Sai hỏng do chất lượng than phối ngoài Sai hỏng do phương pháp quản lý … Để xác định những sai sót cần ưu tiên giải quyết thì ta sử dụng thêm trọng số thời gian: Bằng cách nhân cột 2 với cột 4 vào với nhau sau đó cộng dồn thành tổng và tính ra tỷ lệ phần trăm của cột mới này. Kết quả nào chiếm tỷ lệ cao nhất thì chọn giải quyết đầu tiên. 3.2.2.2 Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa sản phẩm xi măng kém chất lượng a. Biện pháp chung - Tập trung cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất. - Chủ động tìm kiếm thị trường để đáp ứng đủ nguồn nguyên, nhiên liệu, hàng hoá phục vụ sản xuất và cung cấp đủ cho các công trình. - Tiếp tục làm việc với các cấp có thẩm quyền để hoàn thiện thủ tục pháp lý đưa đựơc các vật tư sang phục vụ thi công công trình thuỷ điện Xêkaman 1 Và xây dựng phương án cung cấp vật tư phục vụ thi công công trình Xêkaman 1. - Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn và bảo hộ lao động, phấn đấu không để xẩy ra tai nạn trầm trọng, giảm tối đa tai nạn lao động khác. - Tìm nguồn Clanker ở các Công ty xi măng khác nếu thấy giá cả phù hợp thì tiến hành ký hợp đông và thay đổi thương hiệu xi măng lò quay. b. Biện pháp phòng ngừa b.1 Biện pháp về kỹ thuật Biện pháp 1: Lựa chọn nguồn nguyên vật liệu nhập Tìm được nguồn nguyên vật liệu đồng nhất, có chất lượng ổn định. Công việc này công ty nên khảo sát và khai thác. Mặt khác lập kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu cho phù hợp (Sử dụng nguyên vật liệu đồng nhất về chất lượng tránh tình trạng nguyên vật liệu chất lượng tốt sử dụng cùng với nguyên vật liệu kém chất lượng mà cuối cùng chất lượng sản phẩm vẫn không đạt yêu cầu, sử dụng nguyên vật liệu có kế hoạch từ trước để có thể tìm ra được tỷ lệ phối trộn phù hợp với tình hình chất lượng nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu. Biện pháp 2: Cải tiến quy trình máy móc, công nghệ. Công ty đã có một số đề tài nghiên cứu cải tiến và đem triển khai rất khả thi có khả năng góp phần làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm như: Chế tạo trục răng nghiền than từ việc sử dụng trục răng cũ của bộ truyền hở lò nung. Nghiên cứu sản xuất chủng loại xi măng PCB 40 theo TCVN 6260: 1997, xi măng PCB 40 có tỷ lệ phụ gia là 18 - 20%. Nghiên cứu xây dựng chế độ sửa chữa định kỳ cho các thiết bị mới phương pháp khô. Nghiên cứu thiết kế, cải tạo và lắp đặt hệ thống băng tải đảo chiều trên silô clanker. Bên cạnh đó công ty cũng đã tập trung vào nghiên cứu tìm các nguồn nguyên vật liệu mới thay thế nguồn cũ đã cạn kiệt hoặc nguồn mới có chất lượng tốt hơn, nhiều hơn. b.2 Tăng cường công tác quản lý Nâng cao nhận thức về quản lý chất lượng trong toàn bộ CBCNV của công ty thông qua các buổi học, các buổi chuyên đề, hội thảo. Nâng cao ý thức vừa làm vừa theo dõi sát sao quy trình, thao tác chú ý những điểm nhỏ nhất có thể gây sai hỏng. Nhận thức của mọi người trong công ty, đặc biệt là của ban lãnh đạo về công tác kiểm soát sản phẩm không phù hợp và sử dụng công cụ thống kê trong công tác này. Hướng cho lãnh đạo cái nhìn mới về chất lượng là quản lý chất lượng quá trình chứ không phải chỉ ở kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng. Khi lãnh đạo nhận ra tầm quan trọng của quản lý quá trình thì mọi đường hướng của công ty sẽ trở nên đúng đắn và công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ được chú trọng và huy động được tòan bộ cán bộ công nhân viên của công ty vào công tác quản lý chất lượng. Có nhiều cách để nâng cao nhận thức của công nhân viên, tuy nhiên đối với từng bộ phận, từng chức vụ mà có những cách đào tạo khác nhau, tuy nhiên đối với từng bộ phận, từng chức vụ mà có những cách đào tạo khá nhau. Nhưng trước hết là phải đào tạo được nhận thức cho toàn công ty về công tác quản lý chất lượng, mọi người hiểu được thế nào là quản lý quá trình, thế nào là kiểm soát quá trình, thế nào là sức mạnh tập thể, thì từ đó mới có ý thức về tầm quan trọng của mỗi khâu, mỗi cá nhân trong tập thể, hiểu được vị trí của mình, sự đóng góp của mình vào sự thành công của toàn công ty thì từ đó mới thấy phấn chấn trong công tác và bỏ công tìm hiểu thêm về nghiệp vụ của mình. Sau đó tùy theo từng bộ phận từng chức năng mà công ty có các lớp đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ tay nghề… b.3. Nâng cao trình độ CBCNV Nâng cao trình độ của cán bộ vận hành sản xuất, trình độ về công nghệ thông tin, trình độ về sử dụng máy móc thiết bị…để các cán bộ này có khả năng nhận biết và điều chỉnh chế độ vận hành cho phù hợp khi có hiện tượng không lạ xảy ra, có khả năng tự tìm hiểu chế độ mới phù hợp hơn, tìm ra chế độ vận hành đạt kết quả cao nhất…bộ phận phụ trách nguyên vật liệu phải có báo cáo về chất lượng nguyên vậ liệu từng thời kì, báo cáo chất lượng nguyên vật liệu chuẩn bị được đưa vào sử dụng để cán bộ vận hành nghiên cứu trước tìm ra chế độ vận hành (chế độ nung, nhiệt độ nung, tỷ lệ than vào, độ dài buồng nung…) phù hợp sao cho chất lượng sản phẩm là tốt nhất có thể, giảm thiểu tình trạng có một lượng sản phẩm được sản xuất ra không đạt chất lượng mới tìm được chế độ vận hành thích hợp. Nâng cao trình độ nhận biết bằng trực quan cho công nhân trực silô, lựa chọn công nhân có kinh nghiệm kèm cặp cho công nhân mới phân biệt clanker thứ phẩm và clanker chính phẩm…tổ chức các cuộc thi nhận biết sản phẩm hỏng qua lý thuyết, thực tế nhìn nhận. Ngoài nhận thức về hệ thống quản lý chất lượng mà công ty áp dụng mà tất cả các cán bộ công nhân viên đều phải biết thì việc nâng cao tinh thần tập trung làm việc ý thức trách nhiệm của mỗi công nhân silô là điều quan trọng. Tập trung quan sát theo dõi clanker được sản xuất ra xem có dấu hiệu sai hỏng thì phải báo ngay cho thợ vận hành để điều chỉnh đổ vào silô thứ phẩm. c. Biện pháp khắc phục sản phẩm xi măng kém chất lượng Đối với sản phẩm đã sai hỏng thì các biện pháp khắc phục là các biện pháp nhằm làm giảm được thiệt hại về kinh tế cũng như thiệt hại về uy tín của công ty, hiện nay công ty đã có một số biện pháp khắc phục tỏ ra có hiệu quả như: không xuất clanker thứ phẩm cho bạn hàng, dùng để pha trộn với clanker chính phẩm theo một tỷ lệ cho phép, thải ra bãi và được sử dụng để sản xuất xi măng mác thấp, xi măng không đạt chất lượng được đưa vào kho phế phẩm và chờ để phối liệu lại…tuy nhiên các biện pháp này cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả tối đa khắc phục được sai hỏng. Tìm phương pháp để có thể sử dụng xi măng thứ phẩm như một loại nguyên liệu đầu vào. Phòng kỹ thuật sản xuất có thể đầu tư nghiên cứu đề tài này, kết hợp với phòng thí nghiệm KCS, phòng điều hành sản xuất trung tâm để tìm ra cách thức sản xuất, tỷ lệ phối trộn, chế độ vận hành. Phương pháp này giúp công ty tiết kiệm được nguyên vật liệu, tận dụng hết phế phẩm và có thể tìm ra được nguồn nguyên vật liệu mới. Tuy nhiên công việc này là hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự ủng hộ của ban lãnh đạo công ty, sự ưu tiên cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, sự trợ giúp của các bộ phận có liên quan, đặc biệt là trí tuệ của cán bộ nghiên cứu. Nghiên cứu chế độ vận hành phù hợp với từng loại chất lượng nguyên vật liệu. Do đặc tính của nguyên vật liệu là không ổn định không đồng nhất nên mỗi loại nguyên vật liệu đòi hỏi có một chế độ vận hành riêng biệt cho phù hợp. Hiện nay chất lượng sản phẩm của công ty đạt chất lượng rất cao so với yêu cầu mà công ty lấy làm tiêu chuẩn, nhiều mẫu kiểm tra cho các chỉ số gấp đôi vì vậy công ty có thể cho nghiên cứu về tỷ lệ pha trộn phụ gia, tỷ lệ pha trộn clanker thứ phẩm cao hơn mức hiện tại nhưng vẫn đạt chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu. Thiết lập hệ thống quản lý thông qua máy tính, các báo cáo, hồ sơ liên quan được giữ lại để đối chiếu và so sánh, mặt khác lập các biểu đồ kiểm soát thông qua máy tính dễ dàng theo dõi các quá trình sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp phải sử dụng mạng thông tin thông qua máy tính, đây là công cụ phổ biến trên thế giới. Có biện pháp khen thưởng thích đáng cho lao động có ý thức lao động tốt, đóng góp nhiều cho công ty, giúp nâng cao hiệu quả lao động, tích cực làm việc, bên cạnh đó song song với việc khen thưởng cũng có biện pháp kỷ luật nghiêm minh đối với các lao động vi phạm quy định, điều cấm trong công ty…Một điều đáng chú ý trong việc áp dụng các biện pháp trên, lúc mềm dẻo, lúc cứng rắn, để tạo ra động lực kích thích tăng năng suất lao động cho người lao động, nếu không áp dụng đúng cách thi sẽ mang lại hậu quả thay cho hiệu quả. Tăng cường việc giám sát, kiểm tra các hoạt động sản xuất qua mỗi kỳ (năm, quý, tháng…), tạo lập báo cáo từ đó phân tích, đánh giá, so sánh kết quả qua mỗi kỳ. Từ đó rút ra nhận xét cho hiệu quả công tác quản lý phù hợp hay còn nhiều yếu kém, thông qua các chỉ số kinh doanh các kỳ báo cáo, yếu kém thì phải có phương pháp khắc phục. Những biện pháp trên giúp cho công ty phần nào khắc phục được yếu kém của chất lượng xi măng, nhưng tất nhiên đó chỉ là những giải pháp còn hiệu quả của nó phụ thuộc vào công tác thực hiện, phương pháp đó có mang lại kết quả hay không tuỳ thuộc vào những người thực hiện, người quản lý. Phần IV KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn đảm bảo sự tồn tại của Doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Công ty xi măng Sông Đà Yaly luôn đưa ra các chính sách hợp lý cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng của mình. Bằng chứng là Công ty đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm quản lý chất lượng sản phẩm một cách thích hợp nhất, các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục sai hỏng… Đưa Công ty của mình hoạt động dưới hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2001. Trong thời gian tới Công ty còn tiếp tục đạt tới quản lý chất lượng ISO 9000:2008 mới nhất do tổ chức QUACERT Việt Nam và AJA Anh Quốc đưa ra. Cùng với việc quản lý chất lượng xi măng một cách hợp lý và đúng đắn Công ty đã mang lại nhưng hiệu quả kinh tế cao giúp cho doanh thu, lợi nhuận của Công ty không ngừng nâng cao, cùng với đó là đời sống của CBCNV trong Công ty cũng được cải thiện. Bên cạnh những lỗ lực của Công ty thì trong công tác quản lý chất lượng xi măng cũng không tránh khỏi những sai xót. Những sai xót có thể do chất lượng của nguyên vật liệu, của các thành phần khoáng, cách phối liệu… Nhưng quan trọng nhất là trong cách quản lý của Công ty chỉ chú ý tời sản phẩm cuối cùng là xi măng mà không chú ý nhiều tới việc quản lý chất lượng trong cả quá trình. Qua tìm hiểu cách quản lý và biện pháp nâng cao chất lượng xi măng của Công ty tôi thu nhận được bài học lớn trong công tác quản lý, vai trò quyết định của chất lượng sản phẩm, những tác nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quá trình kiểm tra kiểm soát chất lượng và việc đòi hỏi phải đưa ra những biện pháp thích hợp và nhanh chóng trong quá trình sản xuất để có thể khắc phục tối đa những sai hỏng. 4.2 Đề nghị 4.2.1 Kiến nghị với Công ty Đưa HTQLCL đến tới từng CBCNV trong Công ty để mọi người có thể hiểu hơn được quá trình mà mình tham gia quản lý chất lượng để có sự kết hợp quản lý chất lượng từ phân xưởng đến các phòng ban. Thay đổi máy móc thiết bị công nghệ sản xuất xi măng nhằm đem tới chất lượng xi măng đạt chất lượng cao hơn và thời gian sản xuất cũng không bị gián đoạn. Từ đó, có thể tăng mức tiêu thụ xi măng nhằm mang lại kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn, mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn và điều quan trọng nhất là nâng cao đời sống cho CBCNV trong Công ty. Tận dụng những trang thiết bị, máy móc, công nghệ có sẵn nhất là đưa dây chuyền 2 lò quay vào hoạt động thường xuyên hơn. Đẩy nhanh việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới có chất lượng ổn định, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và giá thành phải chăng để nâng cao chất lượng xi măng và giảm giá thành sản phẩm. Đào tạo hoặc tuyển dụng thêm những nhà quản lý nhằm quản lý tốt hơn HTQLCL của Công ty. Đào tạo thêm những kiến thức mới cho CBCNV về để vận hành tốt hơn, kiểm tra chính xác hơn. 4.2.2 Kiến nghị với Nhà nước Giảm thuế đầu vào cho các nguyên liệu sản xuất xi măng. Bởi vì, muốn xi măng đạt chất lượng cao thì cần phải tu bổ máy móc thiểt bị công nghệ, như vây, sẽ kéo theo giá xi măng phải tăng lên. Vì muốn bình ổn giá xi măng thì đòi hỏi Nhà nước cần giúp giảm bớt chi phí của nguyên vật liệu nhập vào bằng cách giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu. PHỤ LỤC Phu lục 1: Hàm Lượng Chất Trong Xi măng PCB 30 Tên nguyên liệu/ bán Sản phẩm Các chỉ tiêu Yêu cầu kỹ thuật ( Theo ISO 9001:2000) Đá vôi Hàm lượng CaO ³ 45 % Hàm lượng MgO £ 3 % Đất sét Hàm lượng SiO2 45 ¸ 75 Hàm lượng Al2O3 12 ¸ 26 Hàm lượng MgO < 25 Cát non Hàm lượng SiO2 ³ 70 % Hàm lượng MgO ³ 2 % Độ ẩm sau sấy £ 5 % Quặng sắt Hàm lượng Fe2O3 ³ 40 % Hàm lượng MgO £ 2 % Độ ẩm sau sấy £ 5 % Thạch cao Hàm lượng CaSO4.2H2O loại I ³ 95 Hàm lượng CaSO4.2H2O loại II ³ 90 Hàm lượng CaSO4.2H2O loại III ³ 80 Flo rit Hàm lượng CaF2 ³ 35 % Không lẫn các tạp chất hữu cơ Than cám Than cám 3 Than cám 4 ³ 6800 Kcal ³ 6400 Kcal £ 18 % £ 20 % £ 6,0 % £ 7,5 % £ 3,0 % £ 3,0 % Nhiệt lượng Q Độ tro A Độ bốc Độ ẩm sau sấy Bột liệu Độ mịn ( Trên sàng 0,08 mm) < 12 % Hàm lượng MgO < 3 % Hệ số KH 0,87 ¸ 0,98 Hệ số n 1,6 ¸2,5 Hệ số p 0,9 ¸1,8 Clinker Cường độ nén 3 ngày (R3) ³ 24 N/mm2 Cường độ nén 28 ngày (R28) ³ 40 N/mm2 MKN £ 2 % Độ ẩm - Hàm lượng fCaO £ 5 % Hàm lượng CaO 58 ¸ 67 % Hàm lượng SiO2 18 ¸26 % Hàm lượng Al2O3 3 ¸ 8 % Hàm lượng Fe2O3 2 ¸ 5 % Hàm lượng MgO £ 5 % Phụ gia xi măng Hàm lượng SiO2 ³ 45 % Màu sắc Xanh đen Vỏ bao xi măng Vỏ bằng chất liệu sợi 01 lớp Vỏ bằng chất liệu giấy Cráp 01 lớp Chu vi ³ 1000 máy móc Khoảng cách giữa 2 đường khâu ³ 20 máy móc Mẫu chữ và biểu tượng in trên vỏ Màu đỏ Hình thức Đẹp, đúng mẫu mã đăng ký Độ bền khi bao xi măng rơi từ độ cao 1,0 xuống đất ³ 5 lần không vỡ, không rách giấy Ống KP Chiều dài ống 760 ± 5 máy móc Chiều rộng ống ³ 420 máy móc Chiều cao hông ( Bề dày bao) ³ 80 máy móc Chiều sâu của van 100 ± 5 máy móc Chiều ngang van 125 ¸ 135 máy móc Phu lục 2: KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LÔ XI MĂNG Tháng 01 năm 2008 Ngày kiểm tra Số lô Số hiệu mẫu Độ mịn Ổn định thể tích Thời gian đông kết SO3 Cường độ (N/mm) Bắt đầu Kết thúc (%) 3 ngày 28 ngày (%) (mm) (Phút) (Giờ) 1 01.2008 _01 A X 141 7,0 28,0 191 4h 17 2,03 22,50 38,6 B X 142 30,0 187 4h 11 22,14 C X 143 27,0 228 5h 02 21,18 D X 144 27,0 221 4h 36 21,42 2 01.2008 _02 A X 145 7,3 19,0 203 4h 27 2,08 18,42 34,28 B X 146 14,0 179 4h 03 18,90 C X 147 14,0 179 3h 53 17,94 D X 148 11,0 177 3h 35 19,20 187 E X 149 1,0 161 4h 11 18,96 3 01.2008_03 A X 150 7,5 3,0 189 5h 13 2,12 18,42 36,68 4 B X 151 2,0 239 5h 17 18,18 C X 152 2,0 237 5h 17 19,50 D X 153 15,0 234 5h 28 19,44 7 01.2008_04 A X 154 7,6 12,0 142 3h 19 2,15 21,42 40,96 B X 155 5,0 187 5h 55 19,62 C X 156 13,0 293 6h 28 19,32 8 04 D X 157 11,0 276 5h 44 19,62 E X 158 12,0 260 5h 34 21,00 8 01.2008_05 A X 159 7,6 17,0 263 6h 07 2,15 17,88 37,28 9 B X 160 19,0 234 5h 07 19,98 C X 161 15,0 231 5h 19 17,46 D X 162 20,0 230 5h 18 17,94 E X 163 20,0 261 5h 29 17,76 9 01.2008_06 A X 164 7,8 14,0 300 5h 50 2,16 17,64 35,36 10 B X 165 13,0 252 5h 04 18,30 C X 166 10,0 237 4h 59 18,48 D X 167 9,0 236 4h 52 17,76 E X 168 8,0 267 5h 23 18,30 11 F X 169 11,0 239 5h 03 17,88 11 01.2008_07 A X 170 7,5 15,0 243 4h 59 2,12 17,70 36,60 12 B X 171 13,0 258 5h 20 19,14 C X 172 14,0 253 5h 13 17,78 D X 173 11,0 243 5h 08 19,08 12 01.2008_08 A X 174 7,5 10,0 258 5h 18 2,13 19,44 38,58 13 B X 175 21,0 230 5h 00 19,32 14 C X 176 20,0 211 4h 37 20,34 D X 177 23,0 206 4h 34 19,98 14 01.2008_09 A X 178 7,6 29,0 237 5h 05 2,14 19,86 35,94 B X 179 27,0 234 4h 56 20,16 15 C X 180 39,0 229 4h 53 18,78 D X 181 39,0 245 5h 19 19,86 E X 182 54,0 249 4h 53 19,80 16 01.2008_10 A X 183 7,4 48,0 220 4h 50 2,13 18,90 36,66 B X 184 41,0 216 5h 25 20,04 C X 185 31,0 231 4h 49 18,84 D X 186 42,0 212 4h 52 19,94 17 01.2008_11 A X 187 7,8 21,0 209 5h 28 2,09 17,94 38,40 B X 188 9,0 197 5h 10 20,64 21 C X 189 8,0 213 5h 17 20,52 D X 190 27,0 229 4h 28 21,00 21 11 E X 191 13,0 237 4h 55 2,15 18,25 21 01.2008_12 A X 192 7,6 18,0 237 5h 07 22,06 22 B X 193 16,0 216 4h 38 19,31 C X 194 4,0 215 4h 23 22,07 D X 195 13,0 183 4h 27 21,94 23 01.2008_13 A X 196 7,8 13,0 227 4h 59 2,13 17,50 B X 197 11,0 213 5h 26 16,22 C X 198 13,0 224 4h 45 21,84 D X 199 14,0 227 5h 40 19,46 24 01.2008_14 A X 200 7,5 16,0 272 4h 59 2,13 18,53 B X 201 19,0 225 4h 57 21,20 C X 202 31,0 249 5h 15 17,94 15B+14 D X 203 31,0 227 4h 48 19,81 25 01.2008_15 A X 204 7,7 21,0 225 4h 43 2,12 20,62 B X 205 6,0 274 5h 44 18,96 C X 206 14,0 255 5h 17 22,04 27 01.2008_16 A X 207 7,8 18,0 221 4h 45 2,10 21,78 38,04 28 B X 208 18,0 225 4h 43 21,84 29 C X 209 33,0 241 5h 25 17,46 30 D X 210 35,0 226 4h 58 18,48 30 01.2008_17 A X 211 7,5 32,0 220 4h 56 2,13 19,30 34,32 30 01.2008_18 A X 212 7,7 2,0 125 3h 02 2,11 21,12 42,36 31 17 B X 213 34,0 233 5h 56 17,64 31 C X 214 36,0 229 5h 22 16,50 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội › ¶ š BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: “Quản lý và nâng cao chất lượng xi măng tại Công ty Cổ Phần xi măng Sông Đà Yaly” Giáo viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Minh Nguyệt Sinh viên thực hiện : : Nguyễn Thị Kim Ánh Lớp : QTKD - K50 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Hà Nội – 2009 Lời cảm ơn Để hoàn thành Luận văn thực tập tốt nghiệp này, trước hết Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tời thầy cô giáo trong khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Những ngưòi đã trang bị cho Tôi hành trang kiến thức trên giảng đường đại học và giúp Tôi khi gặp khó khăn trong quá trình học tập. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô Phạm Thị Minh Nguyệt đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên Tôi trong suốt thời gian thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các phòng ban và cán bộ nhân viên của Công ty xi măng Sông Đà Yaly đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để Tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009 Ngưòi viết Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Ánh Môc lôc Danh môc b¶ng Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm qua 22 Bảng 2: Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty 25 Bảng 3: Tình hình nguồn vốn của Công ty trong 3 năm qua 26 Bảng 4: Giá trị tài sản cố định của Công ty trong 3 năm 27 Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 28 Bảng 6: Tiêu chuẩn chất lượng của xi măng PCB 30 47 Bảng 7: Các nhà cung ứng nguyên vật liệu 53 Bảng 6: Kết quả chất lượng xi măng của Công ty xi măng Sông Đà Yaly 66 Bảng 7: Hiệu quả kinh tế của Công ty đạt được trong 3 năm 68 Bảng 8: Thu nhập của CBCNV của Công ty trong 3 năm 68 danh môc s¬ ®å Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức của Công ty 24 Sơ đồ 3: Quy trình xản xuất xi măng 32 Sơ đồ 4: Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty 34 Sơ đồ 5: Sự tương tác giữa các quá trình 38 Sơ đồ 7: Các nhân tố tác động tới chất lượng xi măng 48 Sơ đồ 8: Quy Trình Hành Động Khắc Phục 64 Sơ đồ 9: Mô hình sơ đồ lưu trình 69 Sơ đồ 11: Mô hình đơn giản của biểu đồ nhân quả 71 DANH MỤC TÓM TẮT HTQL : Hệ thống quản lý HĐĐTTC : Hoạt động đầu tư tài chính HĐKD : Hoạt động sản xuất kinh doanh CBCNV : Cán bộ công nhân viên HTQLCL : Hệ thống quản lý chất lượng SXKD : Sản xuất kinh doanh KH-VT : Kế hoạch vật tư TCHC : Tổ chức hành chính TCKT : Tài chính kế toán QLKT : Quản lý kỹ thuật KD : Kinh doanh QLCG : Quản lý cơ giới DV : Dịch vụ QTKD : Quản trị kinh doanh TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TMKH : Thỏa mãn khách hàng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbáo cáo hoàn thiện090521.doc
Tài liệu liên quan