Quản lý thương hiệu của các Doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực hàng tiêu dùng

lời mở đầu Trong bối cảnh hội nhập hiện nay , các thương hiệu Việt Nam đã đang và sẽ phải đương đầu với các thương hiệu nước ngoài trên mọi lĩnh vực hàng hoá dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng . Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng Việt Nam phải có cái nhìn chiến lược về quản lý thương hiệu của mình mà trước hết là các doanh nghiệp trong nước. Để vươn ra thị trường thế giới , các thương hiệu Việt Nam lại cần phải có cách quản lý thương hiệu một cách

doc50 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quản lý thương hiệu của các Doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài bản hơn . Quản lý một thương hiệu có khả năng đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ấy , đưa thương hiệu trở thành một tài sản có giá trị . - nhận thức về đề tài: Đề tài “ Quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp việt Nam trong lĩnh vực hàng tiêu dùng” hết sức quan trọng trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay . Quản lý thương hiệu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thành bại trong chiến lược kinh doanh của một công ty . Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thì yếu tố quản lý cành trở lên quan trọng. Quản lý tốt một thương hiệu hàng tiêu dùng sẽ mang lại chi khách hàng sự tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm , tạo dựng hình ảnh của công ty , thu hút khách hàng mới , vốn dầu tư , thu hút nhân tài cho công ty . Quản lý tốt một thương hiệu hàng tiêu dùng sẽ giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn , tạo thuận lợi khi tìm thị trường mới , đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp : khuyếch trương nhãn hiệu một cách dễ dàng hơn , đồng thời giảm chi phí tiếp thị giúp doanh nghiệp có điều kiện ‘phòng thủ’ chống lại sự cạnh tranh trên thương trường . -Sự cần thiết của đề tài : Ngiên cứu đề tài “ Quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực hàng tiêu dùng” phù hợp với xu hướng phát triển của odnah nghiệp Việt Nam hiên nay . Thể hiện phương thức quản lý của các giám đốc quản lý thương hiệu. Tầm quan trọng của quản lý trong doanh nghiệp để tạo sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng . Đề tài nghiên cứu xem xét vị trí quan trọng của việc quản lý thương hiệu trong thời gian tới đang hình thành và phát triển ở việt Nam . Xây dựng một đội ngũ quản lý thương hiệu một cách có bài bản , chuyên nghiệp để tạo ra một thương hiệu có tầm vóc quốc gia và quốc tế . Nghiên cứu đề tài giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về phương thức quản lý thương hiệu hàng tiêu dùng một cách có hiệu quả và mang lại lợi ích đích thực cho doanh nghiệp. Quản lý tốt thương hiệu hàng tiêu dùng sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này . Đề tài phù hợp với xu hướng phát triển của thương hiệu của các doanh nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam trong thời gian tới . Nội dung: Chương I: Nội dung cơ bản của quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng I. Quản lý thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng. 1. Khái niệm quản lý thương hiệu . 1.1 . Khái niệm về thương hiệu. Xuất phát từ chỗ đang còn tranh cãi về nội hàm của thuật ngữ thương hiệu nên việc quản lý thương hiệu tại Việt Nam cũng có những bất cập ngay từ trong cách đặt vấn đề . Rất cần phân biệt dõ dàng về xây dựng thương hiệu và việc tạo ra các yếu tố thương hiệu một thương hiệu có thể cấu thành từ các yếu tố như sau , tên hiệu biểu trưng biểu tượng , nhạc hiệu … tạo ra các yếu tố thương hiệu có thể hiểu là việc đặt tên , vẽ logo , tạo ra khẩu hiệu hoặc sử dụng nhạc hiệu và rồi có thể tiến hành đăng ký bảo hộ nhiều trong các yếu tố đó theo yêu cầu của doanh nghiệp . Một tên hiệu cho sản phẩn với một logo đi kèm chưa nói lên được diều gì , chưa có sự liên kết đáng kể nào với khách hàng và thậm trí người tiêu dùng có thể không hề để ý đến tên gọi của logo đó. Như vậy khái niệm thương hiệu hiện nay đang có một vài quan điểm khái niệm về thương hiệu : thương hiệu là một cái tên , từ ngữ , ký hiệu ,biểu tượng hoặc hình vẽ thiết kế …. Tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của người bán hay một nhóm người bán với hàng hoá dịch vụ đối thủ cạnh tranh .Nhưng trên thực tế nói đến thương hiệu chính là nói đến nhãn hiệu hàng hoá đã đi vào cuộc sống đã lưu lại trong ký ức của người tiêu dùng .Trong quá trình phát triển sản xuất lưu thông , các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối hàng hoá hoặc nhà cung ứng dịch vụ muốn mặc định hàng hoá hay dịch vụ của mình , họ dã sử dụng các dấu hiệu dưới hình thức nào đó để thể hiện.Thương hiệu là dấu hiệu được nhà sản xuất phân phân phối hàng hoá nhà cung cấp dịch vụ sử dụng trong thương mại nhằm ám chỉ sự liên quan giữa hàng hoá dịch vụ với người có quyền sử dụng các dấu hiệu đó với tư cách là chủ sở hữu hoặc đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu là sự thể hiện cụ thể của thương hiệu . Thương hiệu là một thuật ngữ phổ biến trong marketing thường được sử dụng khi đề cập tới : nhãn hiệu hàng hoá , tên thương mại cảu tổ chức, cá nhân cùng hoạt động kinh doanh , hay các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất sứ hàng hoá . Định nghĩa về nhãn hiệu hàng hoá , Điều 785 Bộ Luật Dân Sự quy định “ Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá , dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau .Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ , hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng mầu sắc “”. Định nghĩa về tên gọi xuất xứ hàng hoá , Điều 786 Bộ Luật Dân Sự quy định “ tên gọi xuất sứ hàng hoá là tên địa lý của nước , địa phương dùng để chỉ xuất xứ của hàng từ nước , địa phương đó với điều kiện này cóa các tính chất chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện dịa lý độc đáo và ưu việt , bao gồm các yếu tố tự nhiên , con người và kết hợp cả hai yếu tố đó . Theo hiệp hội marketing Hoa Kỳ : Thương hiệu là một cái tên từ ngữ , một dấu hiệu , một biểu tượng , một hình vẽ , hay tổng hợp các yếu tố kể trên nhằm xácđịnh một sản phẩm hay dichj vụ của một hay một nhóm người bán phân biệt các sản phẩm dịch vụ đó với các đối thủ cạnh tranh . Có thể nói , thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài , tạo ra ấn tượng , thể thiện cái bên trong .thương hiệu tạo ra nhận thức niềm tin cho người tiêu dùng đối với các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng .Giá trị thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đàu tư trong tương lai . nói cách khác .Thương hiệu là tài sản vô hình cảu doanh nghiệp . 1.2 Khái niệm về quản lý thương hiệu. Trước khi đi đến khái niệm quản lý thương hiệu thì ta tìm hiểu quản trị là gì?Quản trị là sự tác động có tổ chức , có định hướng của các nhà quản lý lên đối tượng quản lý để phát huy ưu thế của hệ thống , sử dụng hiệu quả các nguồn lực ( hiện có, tiềm năng kể cả con người ).Quản trị là điều khiển, quản lý sự hoạt động tác động đến đối tượng quản lý nhằm thự hiện các mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả .Quản trị là môn khoa học bao gồm các kiến thức cơ bản giúp những người trong cương vị lãnh đạo quản lý , phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các nhiệm vụ đề ra . Theo một số học thuyết thì quản trị là quá trình hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của người khác,quản trị là nghệ thuật hoàn thành những mục tiêu đề ra thông qua con ngưồihặc bản chất của quản trị là quá trình ra quyết định . Vậy thì quản lý nhãn hiệu hàng hoá là gì? Quản lý thương hiệu là quá trình tạo dựng hình ảnh về hàng hoá hoặc dịch vụ trong tâm trí , trong nhận thức của người tiêu dùng . Đây là quá trình lâu dài với sự quyết tâm và khả năng vận dụng hợp lý tối đa các nguồn lực và biện phát để làm sao sản phẩm có một vị trí trong tâm trí khách hàng . Việc tạo ra các yếu tố thương hiệu chỉ là những bước khởi đầu quan trọng để có được những căn cứ quản lý nhũng yếu tố vật chất cụ thể nhằm liên kết bộ nhớ của khách hàng đến với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp .Quá trình quản lý thương hiệu của doanh nghiệp cần phải làm sao để khách hàng biết đến thương hiệu thông qua các yếu tố như tên gọi , logo, khẩu hiệu … và rồi hình ảnh thương hiệu được cố định trong trí nhớ khách hàng , sau cùng là khách hàng tin tưởng và yêu mến những hình ảnh đó vì ẩn chứa đằng sau những hình ảnh đó là chất lượng sản phẩm mà họ đang sở hữu, là sự quan tâm và trân trọng của doanh nghiệp , giá trị cá nhân gia tăng mà họ có được khi tiêu dùng sản phẩm . nhưng để tạo được cái đó chúng ta kết hơp với việc quản lý chặt chẽ nó không để cho tình trạng thương hiệu bị làm nhái , bị đánh cắp , gây mất lòng tin cho khách hàng . Như vậy có thể hình dung quá trình quản lý thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng là một chuỗi các tác nghiệp liên hoàn và tác động qua lại lẫn nhau dựa trên lền tảng chiến lược Marketing và quản lý thương hiệu hàng hoá thường bao gồm các nhóm tác nghiệp cơ bản như : Tạo ra các yếu tố thương hiệu , quảng bá hình ảnh thương hiệu và cố định hình ảnh đó đến với những nhóm khách hàng mục tiêu , áp dụng các biện pháp để duy trì thương hiệu, làm mới và phát triển hình ảnh thương hiệu … Quản lý thương hiệu luôn đi cùng với bảo vệ thương hiệu , bảo vệ là để quản lý , quản lý sẽ tăng cường năng lực bảo vệ . Thuật ngữ bảo vệ thương hiệu cũng cần được hiểu với nghĩa rộng và không chỉ là xác lập quyền bảo hộ đối với một số thương hiệu ( tên hiệu , logo , …..) và quan trọng hơn là doanh nghiệp cần thiết lập các biện pháp quản lý thông qua kỹ thuật quản lý nhất định để chống lại sự sâm phạm thương hiệu từ bên ngoài và những sa sút hình ảnh thương hiệu ngay từ bên trong. Với quan điển này rõ ràng quản lý thương hiệu hàng tiêu dùng là những gì thực sự hiện hữu về hàng tiêu dùng , về tên , logo thương hiệu,mức tiêu dùng của dân cư về mặt hàng đó là những chỉ tiêu để dánh giá một thương hiệu ,một hàng tiêu dùng mạnh . Hiện nay , khi mà vấn đề quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng đang thực sự cấp bách , hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam . Đã có không ít ý kiến cho rằng liệu đây có phải là một “ phong trào” đơn thuần ? Từng doanh nghiệp, có nhất thiết phải quản lý thương hiệu cho sản phẩm của mình ? Câu tả lời ở đây là không bắt buộc nhưng cũng rất cần , đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay .Một thương hiệu hàng tiêu dùng dược quản lý thành công sẽ mang đến cho doanh nghiệp đó nhiều lợi thế nhất định , vì thế việc xem nhẹ vấn đề quản lý cũng như sự thiếu bài bản trong quản lý thương hiệu rất có thể sẽ đưa đến sự thua kém , suy thoái của một doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh. Thông qua khả năng chiếm lĩnh thị trường hàng hoá và giá trị tài chính của thương hiệu . Các doanh nghiệp cần hết sức thận trọng khi đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu của mình . Quản lý thương hiệu hàng tiêu dùng là cần thiết đối với hầu hết các doanh nghúngản xuất hàng tiêu dùng hiện nay. Bởi nó xẽ mang lại những hiệu quả nhất định cho doanh nghiệp . Nhưng mỗi doanh nghiệp tuỳ theo thực tế thị trường và điều kiện của mình mà lựa chọn chiến lược sao cho hợp lý . Lời giải của bài toán quản lý thương hiệu hàng tiêu dùng là riêng của mỗi doanh nghiệp , không thể áp đặt hoàn toàn cho một doanh nghiệp khác . thực tế đã chứng minh rằng , không thể doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng nào cũng thành công trong quản lý thương hiệu của mình. Và không phải thương hiệu nào của doanh nghiệp cũng “ thành đạt “ trên thương trường . Một doanh nghiệp có thể thành công với cách quản lý thương hiệu này nhưng chưa chắc đã thành công ở thương hiệu khác . Các doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ rằng nếu không có sự đầu tư thích đáng và một chiến lược quản lý thương hiệu hợp lý thì rất có thể làm cho quá trình quản lý thương hiệu sẽ phải đối mặt với những rủi ro và sự thất bại , kém hiệu quả của chiến lược là khó tránh khỏi . 2. Chức năng quản lý thương hiệu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Khi nói đến quản lý thương hiệu người ta thường nhắc đến quản lý mẫu mã hàng hoá , nhưng nó còn thể hiện trên nhiều khía cạnh khác . Ngày nay khi sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Do vậy chức năng của quản lý thương hiệu của doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng càng quan trọng hơn . trong đó có các chức năng cơ bản sau : 2.1. Chức năng quản lý thông tin . Chức năng quảy lý thông tin thương hiệu ở chỗ , thông qua quản lý về hình ảnh hoặc dấu hiệu khác cũng như khẩu hiệu của thương hiệu thì người quản lý biết được tính năng, tác dụng thông tin phản hồi từ phía khách hàng và để đáp ứng được phần nào giá trị sử dụng của hàng hoá, công dụng đích thực cuả hàng hoá đó mang lại cho người tiêu dùng. Hiên tại và trong tương lai những thông tin phản hồi từ phia khách hàng xẽ mang lại cho doanh nghiệp, xẽ xảy ra các tác động tới doanh nghiệp. Để phục vụ tốt nhất cho khách hàng, mà điều đó phần nào được thể hiện thông qua thương hiệu. Chẳng hạn qua tuyên truyền cùng với khẩu hiệu của dầu gội đầu ‘Clear’ người ta có thể nhận được thông điệp về một loại dầu gội đầu trị gầu. Hoặc Sunsulk sẽ đưa đến thông điệp về một loại dầu gội làm mượt tóc . Những hình ảnh đó, được doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và quản lý hình ảnh đó để tạo ra ấn tượng cho khách hàng . Đồng thời khách hàng cũng có sự phản hồi lại về hình ảnh nhãn hiệu ,chất luợng của sản phẩm để nhà quản lý có thể lắm bắt thêm những nhu cầu. Để tạo ra sản phẩm mới hoàn hảo hơn ,đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng .Nội dung của quản lý thông tin mà thương hiệu truyền tải luôn rất phong phú và thể hiện chức năng thông tin chỉ dẫn của thương hiệu .Mặc dù vậy có rất nhiều rạng thông điệp được truyền tải trong thương hiệu chức năng này xẽ phụ thuộc vào dạng thông điệp , phương pháp tuyên truyền và nội dung cụ thể của thông điệp. Một thông tin có thể hiểu và cảm nhận khác nhau với khu vực khác nhau với người tiêu dùng khác nhau khi quản lý thương hiệu thể hiện rõ được chức năng thông tin và chỉ dẫn xẽ là cơ hội mà trước hết là chủ doanh nghiệp có thể quản lý đuợc thông tin của mình một cách hệ thống , đối với khách hàng thì tạo những cơ hội thuận lợi đến với người tiêu dùng tìm hiểu và đi đến chấp nhận thương hiệu .Chức năng quản lý thông tin này dù có rõ ràng nhưng không thoả mãn về khả năng phân biệt và nhận biết thì cũng không thành công. Vì nó xẽ tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng vì vậy sự quản lý nhãn hiệu phải rõ ràng , tạo sự phân biệt cho khách hàng và khi đó xẽ tạo ra sự thành công cho doanh nghiệp . 2.2. Chức năng bảo vệ giá trị hàng hoá . Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng trong quản lí thương hiệu, khi hàng hóa ngày càng phong phú và đa dạng trên thị trường có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiêp của ngành, lĩnh vực kinh doanh. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng lại mang một nhãn hiệu tốt vẫn đang tồn tại. như vậy khi điều đó xẩy ra với một doanh nghiệp tốt sẽ tạo khó khăn cho doanh nghịêp đó. Nó làm giảm uy tín của doanh nghiệp, cản trở sự phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Khi đảm bảo tốt chức năng bảo vệ này của các nhà quản lý nhằm tạo sự thành công của doanh nghiệp. Trong thực tế lợi dụng sự nhầm lẫn nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có ý đồ sấu đã tạo ra những dấu hiệu gần giống với thương hiệu hàng hoá nổi tiếng, để tạo sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Điều đó sẽ gây thiệt hại về tài sản vật chất, tài sản về giá trị thương hiệu của doanh nghiệp . Một thương hiệu được thiết lập nhưng thiếu vắng sự quản lí của doanh nghiệp thì sẽ không được pháp luật công nhận và cả trong góc độ kinh doanh. Quản lý không tốt sẽ gây những thất bại trong chiến lươc kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy khi muốn bảo vệ thương hiệu thì trứơc tiên nhà quản lí thương hiệu phải tìm đủ mọi cách ngăn chặn, bảo vệ tất cả sự sâm phạm từ bên ngoài như: hàng giả, hàng nhái , hàng kém chất lượng nhưng lại mạo danh thương hiệu của doanh nghiệp sẽ làm mất uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, dễ tạo sự nhầm lẫn và sự sa sút ngay từ bên trong của thương hiệu , làm giảm uy tín do chất lượng hàng hoá giảm. Do vậy doanh nghiệp không duy trì được mối quan hệ tốt vơí khách hàng ,làm giảm lòng tin của khách hàng với hàng hoá của doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh là thương hiệu mà nhà quản lý thương hiệu phải biết chống lại sự xâm phạm và sa sút từ bên trong thương hiệu. Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu là yếu tố cấu thành của sự quản lý thương hiệu .Về thực chất là hành động nhằm duy trì quyền lợi chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp trứơc sự xâm phạm của các yếu tố bên ngoài . Thông qua công cụ bảo vệ khác của các nhà quản lí thương hiệu như là: Rào cản kỹ thuật, một số tác nghiệp, bịên pháp và chủ động đưa ra của các nhà quản lý thương hiệu ,nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mình. 2.3 Chức năng kinh tế của quản lí thương hiệu. Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp. giá trị của 1 thương hiệu rất khó định đoạt nhưng nhờ lợi thế đó mà thương hiệu đó nổi tiếng mang lại, hàng hoá sẽ được bán nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn dễ xâm nhập thị trường hơn.quản lý tốt thương hiệu xẽ làm cho giá trị thương hiệu gia tăng . Thương hiệu sẽ đi vào lòng của người tiêu dùng .Người tiêu dùng xẽ mua nhiều hàng hoá của doanh nghiệp hơn , tốc độ chu chuyển vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên và đồng nghĩa với đó là doanh thu của doanh nghiệp xẽ tăng lên .Lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng nhiều , doanh nghiệp ngày càng phát triển . Nhưng để tạo ra một thương hiệu có uy tín , nổi tiếng thì các nhà quản lí thương hiệu của doanh nghiệp phải bỏ một khoản chi phí để xây dựng nên một giá trị kinh tế cho thương hiệu. Do vậy khi quản lí chặt chẽ khối tài sản vô hình này sẽ mang lại lợi nhuận không hề nhỏ cho doanh nghiệp. Quản lí thương hiệu nhằm mang mang lại chi phí nhỏ nhất để xây dựng thương hiệu. Bằng cách họ tạo ra sự liên kết giữa các bộ phận trong công ty, hoạt động một cách liên hoàn sẽ tạo ra chi phí nhỏ nhất, mà mang lại hiệu quả cao nhất trong thương hiệu. Quản lí tốt sẽ làm cho giá trị thương hiệu tăng lên gấp bội. Lợi nhuận hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp có được nhờ sự nổi tiếng của thương hiệu tăng lên . Nhờ đó mà quy định giá trị tài chính của thương hiệu. 3. Vai trò của quản lí thương hiệu hàng tiêu dùng . Khi sự cạnh tranhh ngày càng gay gắt sản phẩm hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều, các vụ tranh chấp về thương hiệu xẩy ra ngày càng lớn do vậy sự quản lí thương hiệu là điều hết sức quan trọng và cần thiết cho từng doanh nghiệp. vai trò của quản thương hiệu của doanh nghiệp hàng tiêu dùng được khái quát như sau: 3.1.Quản lý thương hiệu có vai trò tạo hình ảnh và lòng tin cho khách hàng. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hoá thông qua sự cảm nhận của mình .Khi lần đàu tiên xuất hiện trên thị trường nó hoàn toàn chưa có hình ảnh nào trong tâm trí người tiêu dùng . Những thuộc tính của hàng hoá ,kết cấu mầu sắc kích thước , sự cứng cáp ….. Nhà quản lý thương hiệu phải nghiên cứu để tạo ra một sản phẩm mà người tiêu dùng sẽ hài lòng. Bằng kinh nghiệm của mình các nhà quản lý thương hiệu tạo ra thông điệp nhằm truyền tải tới vị trí mà hình ảnh hàng hoá tạo nên trong tâm trí khách hàng . Hình ảnh ổn áp LIOA được người tiêu dùng ưa chuộng một phần là do ngưởi quản lý của họ đã biết tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt , an toàn và một điều quan trọng hơn là họ áp dụng chế độ bảo hành lâu dài cho khách hàng. Họ đã tạo ra sự yên tâm tuyệt đối cho khách hàng khi mua sản phẩm của họ. Đặc biệt là hệ thống cửa hàng phân phối sản phẩm LIOA rộng khắp tạo ra sự thuận tiện nhất cho khách hàng . Thông qua cách định vị thương hiệu . nhà quản lý đã từng bước hình thành hình ảnh thương hiệu cho khách hàng và dần được khảng định. Khi đó giá trị thương hiệu được định hình và ghi nhận thông qua biểu tượng và logo , khẩu hiệu của thuơng hiệu hàng hoá đó . Thông qua các chiến lược của nhà quản lý như dịch vụ đi kèm của doanh nghiệp .Uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thương trường xẽ tăng lên . Một khi người tiêu dùng đã lưa chọn sản phẩm mang một thương hiệu nào đó .Người tiêu dùng tin vào chất lượng tiềm tàng và ổn đinh của hàng hoá mang thương hiệu khi sử dụng. Các thông điệp mà nhà quản lý đưa ra như quảng cáo khẩu hiệu , logo luôn tạo sự kích thích lôi cuốn khách hàng , nó chứa đựng nội dung cam kết của doanh nghiệp về chất lượng hàng hoá hoặc lợi ích tiềm ẩn từ việc sử dụng hàng hoá . Sự cam kêt này không bị ràng buộc về mặt pháp lý mà chỉ ràng buộc về uy tín của doanh nghiệp và sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp . Nhưng người quản lý thương hiệu cũng phải chú ý là khi sảy ra các vụ khiếu kiện thì khiếu kiện hoàn toàn không có ý nghĩa to tát nhưng nó thực sự ảnh hưởng tới lòng trung thành của khách hàng . Khách hàng có thể ngay lập tức quay lưng lại với doanh nghiệp ,tẩy tray hàng hoá của doanh nghiệp nếu như sự cam kết đó bị vi phạm. 3.2. Vai trò phân đoạn thị trường hàng tiêu dùng và tạo sự khác biệt trong quản lý thương hiệu . Trong kinh doanh, các nhà quản lý thương hiệu luôn đưa ra các ý tưởng về các thế mạnh , lợi ích đích thực và đặc trưng nổi bật của hàng hoá dịch vụ ,sao cho phù hợp với nhu cầu mà thị hiếu từng nhóm khách hàng cụ thể . Bằng cách tạo ra những thương hiệu cá biệt của các nhà quản lý đã thu hút sự chú ý của khách hàng hiện hữu cũng như tiềm năng cho từng chủng loại hàng hoá , với từng chủng loại hàng hoá cụ thể mang thương hiệu cụ thể sẽ tương ứng với từng tập khách hàng nhất định . Thực ra các nhà quản lý thương hiệu không trực tiếp phân đoạn thị trường ,mà chính thị truờng đòi hỏi phải phân đoạn để định hình một giá trị cá nhân nào đó của người tiêu dùng. Thông qua thương hiệu để nhận biết phân doạn thị trường. Vì vậy quản lý thương hiệu phải định hình rõ nét hơn , cá tính hơn về thương hiệu để phân đoạn thị trừơng theo từng loại khách hàng , từng khu vực địa lý. Khách hàng có thu nhập cao thường dùng những sản phẩm có thương hiệu mạnh . Vì họ có khả năng chi trả cho hàng hoá và có nhu cầu cao trong việc được chăm sóc chu đáo. Những sản phẩm tiêu dùng gọn nhẹ, đơn giản phù hợp với khách hàng trẻ có thu nhập trung bình .Như vậy nhà quản lý thương hiệu phải tìm cách điều tra thị trường để phân đoạn thị trường . Xuất phát từ định vị thị trường khác nhau cho từng chủng loại hàng hoá,với thương hiệu khác quá trình phát triển sản phẩm cũng được khắc sâu hơn trong tâm trí người tiêu dùng . Cùng với sự phát triển sản phẩm , cá tính thương hiệu ngày càng định hình .Và thể thiện rõ nét thông qua đó các chiến lược sản phẩm mà các nhà quản lý đưa ra ,xẽ phải phù hợp cho từng chủng loại hàng hoá và kèm theo về sự ra tăng giá trị sử dụng . Thường thì mỗi chủng loại hàng hóa là một tập hợp hàng hoá được định vị cụ thể, xẽ có sự khác nhau cơ bản về công dụng hoặc tính năng chủ yếu và chúng thường mang những thương hiệu nhất định. Phụ thuộc vào chiến lươc kinh doanh của doanh nghiệp và nhà quản lý thương hiệu. 3.3. Vai trò mang lại lợi ích kinh tế và thu hút đầu tư thông qua quản lý tốt thưong hiệu . Khi nhà quản lý thương hiệu xây dựng và quản lý tốt nhất một thương hiệu cũng có nghĩa là họ đã mang lại một lợi ích to lớn đối với doanh nghiệp . Đó là họ đã tạo ra khả năng tiếp cận thị trường của hàng hoá một cách dễ dàng hơn , sâu rộng hơn. Ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hoá mới, tạo ra được cơ hội thâm nhập chiếm lĩnh thị trường. Luôn mở ra khi có cung cách quản lý tốt và hợp lý . Nhưng để xây dựng lên một thương hiệu hàng tiêu dùng nổi tiếng ,có thể bán được với giá cả hàng hoá cao. Thì các nhà quản lý phải lỗ lực rất nhiều, nhưng lợi ích mang lại lại rất khả quan do một thương hiệu nổi tiếng. Do người tiêu dùng không ngần ngại chi trả một khoản tiền hơn để được sở hưu hàng hoá đó. Thay vì chi phí hơn để có được giá trị sử dụng tương đương . Ngoài ra bằng cách tiết kiệm chi phí mà vẫn tạo dựng lên một thương hiệu mạnh , các nhà quản lý đã mang lại lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh sẽ bán đựơc nhều hàng hơn. Và người tiêu dùng chấp nhận và ưa chuộng hơn, xẽ tạo dựng đựơc lòng trung thành của khách hàng . Quản lý tốt thương hiệu sẽ tạo ra một thương hiệu nổi tiếng và tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mà còn tạo điều kiện để đảm bảo đầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng . Khi đã có đựơc thương hiệu nổi tiếng , các nhà đầu tư cũng không còn e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp .Cổ phiếu của doanh nghiệp xẽ được các nhà đầu tư quan tâm hơn . Bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẵn sàng hợp tác kinh doanh . Sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp góp phần giảm giá thành và nâng cao chất luợng sản phẩm ,nâng cao sự cạnh tranh cho doanh nghiệp. 4. Nội dung của quản lý thương hiệu hàng tiêu dùng . 4.1. Quản lý chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong thực tế xây dựng chiến lược thương hiệu đòi hỏi phái có sự quản lý chặt chẽ từ phía các doanh nghiệp.Các nhà quản lý ngay từ ngày đầu tiên thu thập và sử lý thông tin , thiết kế chiến lược cho đến triển khai chiến lược các nhà quản lý phải phối hợp với nhau chăt chẽ . Cho dù ở bước nào , giai đoạn nào , doanh nghiệp thiếu sự phối hợp chặt chẽ cũng khó có thể hoàn thành nhiệm vụ .Nội dung của qảun lý xây dựng chiến lược như sau : Thiết kế xây dựng chiến lược gắn liền với chiến lược phát triển các quyền sở hữu nói chung. Khi thực hiện công việc này thì phải gắn kết được chiến lược xây dựng thương hiệu và chiến lược chung của cả doanh nghiệp như vậy mới tạo được sự thống nhất của cả quá trình . Gắn chiến lược phát triển thương hiệu với chiến lược phát triển doanh nghiệp tạo sự thống nhất chỉ đạo từ trên suống dưới của doanh nghiệp , như vậy sẽ tạo được định hướng chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp Tham chiếu dựa trên các chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu để đưa ra các giải pháp thích hợp khi có tranh chấp xảy ra . Để làm tốt những việc trên các nội dung quản lý thưong hiệu gồm : thiết kế lựa chọn thương hiệu , đăng ký bảo hộ thương hiệu , kiểm tra theo dõi sử dụng thương hiệu , phát triển thương hiệu . 4.2. Quản lý thiết kế thương hiệu hàng tiêu dùng. Quản lý thiết kế thương hiệu là khâu đàu tiên quan trọng trong quá trình quản lý thương hiệu vì tên thuơng hiệu chính là thể hiện bộ mặt cảu thưong hiệu . Do vậy quản lý thương hiệu tạo ra một tên thưong hiệu vừ phải thể hiện được hình ảnh , vừa thể hiện được ngôn ngữ và phải có sự phân biệt nhận dạng hoàn toàn thông qua dấu hiệu như logo , dáng cá biệt bao bì cảu hàng hoá đại bộ phận phân biệt qua tên thương hiệu kết hợp giữ thương hiệu và các dấu hiệu khác . tạo ra sự khác biệt sẽ dễ dàng quản lý và không bị nhầm lẫn tạo ra đặc trưng riêng của doanh nghiệp . Nhưng khi đặt tên phải đảm bảo ngưyên tác chung như Có khả năng phân biệt và nhận biết : Tên thương hiệu phải có khả năng phân biệt với tên khác nếu trùng xe không được bảo hộ , tên thương hiệu không được trùng lặp với tên khác . Tạo ra sự nhầm lẫn với các tten khác xé không được pháp luật bảo hộ . Tên phải ngắn gọn dễ đọc , càng ngắn gọn dễ đọc thì càng dẽ nhớ và dễ được người tiêu dùng để ý tới .Một thưong hiệu dài khó nhớ xẽ khó thâm nhập thị trường do không có tác dụng tuyên truyền và trong thực tế tiếp xúc người tiêu dùng xẽ tự mình rút gọn tên thương hiệu cảu hàng hoá , nâng cao hiệu quả tốc độ giao tiếp .Xu hướng chung khi đặt tên thương hiệu là tinh hoá ngôn ngữ giao tiếp đễ đọc , dễ hiểu , dễ phiên âm sang các ngôn ngữ khác khi thâm nhập thị trường thể hiện ý tưởng cảu doanh nghiệp khi dặt tên thương hiệu . Hầu hết các nhà quản lý thương hiệu đều muốn gủi gắm vào cái tên đó một ý ttưởng nhất định như định hướng hoạt động hoặc mục tiêu của doanh nghiệp . Để đạt được hiệu quả cao trong trong quản lý xây dựng một thương hiệu thì nhà quản lý nhất thiết phải tuân thủ theo điều kiện như: Để cho thuơng hiệu nhanh chóng đến được tới nhận thức của khách hàng. Người quản lý thương hiệu lên thăm dò ý kiến khách hàng , bằng các truơng trình như giao tiếp cộng đồng lấy, phiếu điều tra nội dung quan trọng là phải biết lấy ý kiến của người tiêu dùng thuơng hiệu như thế nào .Và từ đó có sự điều chỉnh kịp thời để có tên thương hiệu đi vào lòng khách hàng. Dấu hiệu là tự bản thân có đã chứa dựng những thông tin hay chỉ dẫn đến người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn , hoặc dấu hiệu có khả năng tương tự như nhầm lẫn . Như vậy khi quản lý người quản lý phải chú ý đến các điều kiện trên để bảo đảm cho quá trình thành công . 4.3. Quản lý việc đăng ký bảo hộ nhẵn hiệu. Thuơng hiệu chỉ chính thức đựoc bảo hộ khi đi đăng ký tại cục sở hữu công nghiệp , Do vậy tiếip sau khi thiết kế thương hiệu phải tiến hàng ngay việc bảo hộ đăng ký thương hiệu của mình. Lựa chọn kinh doanh truớc khi dăng ký bảo hộ nhẵn hiệu thì thật là nguy hiểm , do vậy phải có quá trình đăng ký để dược pháp luật bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp khi có sự cố sảy ra .Những điều này đáng nói hơn là một kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp tuy đã chuẩn bị kĩ lưỡng và công phu nhưng đều phải trì hoãn do không đi dăng ký nhãn hiệu . Đây là vấn đề rất quan trọng của các doanh nghiệp . Trước khi triển khai đăng ký thương hiệu , các nhà quản lý phải biết đâu là lãnh thổ của doanh nghiệp xẽ xin đăng ký bảo hộ của mình .Dựa trên chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp . Ở đâu doanh nghiệp xẽ dự định đưa sản phẩm của mình vào tiêu thụ thì doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo hộ . Trên thực tế việc đăng ký nhăn hiệu hàng hoá ở Việt Nam còn hết sức mới mẻ . Bên cạnh yêu cầu phải tìm hiểu lắm dõ quy dịnh pháp luật hiện hành phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Các nhà quản lý cần những thủ tục cơ bản sau để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Chuẩn bị hồ sơ và tài liệu có liên quan phù hợp với các quy định của phát luật về hình thức và nội dung. Nộp tài kiệu có liên quan đúng thời hạn quy định. Xử ký các vấn đề phát sinh trong quá trình nộp đơn lên đăng ký thương hiệu được sét nghiệm chẳng hạn như vấn đề phân nhóm sản phẩm điều kiện ưu tiên …… Trao đổi trả lời yêu cầu của xét nghiệm việc liên quan đến phạm vi bảo hộ thương hiệu. Tại việ Nam cũng không quá khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thương hiệu ,song một khi đăng ký một nhẵn hiệu ở nuớc ngoài thì vấn đề hoàn toàn khác xẽ rất khó khăn . 4.4 .Kiểm soát và theo dõi việc sử dụng thương hiệu. Đời sống thương hiệu gắn bó mât thiết với nhau trong hoạt động của chính doanh nghiệp vì thế quản lý khai thác đưa vào sử dụng thương hiệu một cách hợp lý nhất và trong giai đoạn này phải chẩn bị kĩ hơn gai đoạn truớc , bởi lẽ giai đoạn này thương hiệu mới chính thức đi vào đời sống của nó các sách lược kế hoạch của doanh nghiệp giờ đây mới đựợc kiểm chứng . Vai trò của các nhà quản lý thể hiện rõ ở việc tư vấn kiểm soát sử dụng điều chỉnh chiến lược và phát triển thương hiệu , hoặc đưa ra các giải pháp ngă._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33413.doc
Tài liệu liên quan