Tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn bảo hiểm xã hội thị xã Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc, Thực Trạng và Giải Pháp: ... Ebook Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn bảo hiểm xã hội thị xã Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc, Thực Trạng và Giải Pháp
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn bảo hiểm xã hội thị xã Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc, Thực Trạng và Giải Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Quản lý thu BHXH tại địa bàn BHXH thị xã Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc, Thực Trạng và Giải Pháp.
Giáo viên hướng dẫn:T.S Mạc Văn Tiến
Họ và tên : Phạm Anh Toàn
Lớp : BH 44 a
Khoa : Kinh Tế BH
Khoá : 44
Vĩnh Yên 2006
LỜI NÓI ĐẦU
Trên công cuộc đổi mới với xu hướng hội nhập toàn cầu hoá trên thế giới. Chính sách bảo hiểm xã hội càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, hoàn thiện nhằm phù hợp với điều kiện mới. Chúng ta đã biết chính sách bảo hiểm xã hội là công cụ bảo vệ hữu hiệu của người lao động, góp phần bảo vệ người sử dụng lao động trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của nền kinh tế thị trường, đồng thời nó còn có vai trò tích cực đối với sự phát triển của xã hội.
BHXH Việt Nam có tồn tại và phát triển vững mạnh được hay không thì sự phát triển của BHXH của các tỉnh thành phố là một mắt sích vô cùng quan trọng tạo tiền đề thúc đẩy BHXH Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về mọi hoạt động của BHXH em đã chọn BHXH thị xã Vĩnh Yên là địa điểm thực tập của mình nhằm tăng cường vốn kiến thức còn hạn chế, tìm hiểu thực trạng phát triển BHXH của quê hương, địa phương nơi em sinh ra và lớn khôn, nghiên cứu và tìm hiểu những điểm mạnh điểm yếu những thuận lợi khó khăn của bảo hiểm Vĩnh Yên để sau này có thể góp phần công sức xây dựng, thúc đẩy sự phát triển BHXH quê hương, đẩy mạnh quá trình phát triển của BHXH Việt Nam.
BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất, đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống về vật chất tinh thần cho người lao động, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế nước ta đang chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế đa dạng đan xen lẫn nhau, quan hệ lao động cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, do vậy chính sách Bảo hiểm xã hội theo dạng bao cấp không còn phù hợp với thực tế mà phải nhanh chóng áp dụng hệ thống văn bản pháp quy về BHXH để thích ứng với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.
BHXH là một nguồn tài chính lớn và quỹ Bảo hiểm xã hội là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Quản lý Thu - Chi quỹ bảo hiểm xã hội là khâu quan trọng trong quản lý tài chính BHXH. Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại BHXH thị xã Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc em đã chọn đề tài: “Quản lý thu BHXH tại địa bàn BHXH thị xã Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc, thực trạng và giải pháp.” Nhằm nâng cao vốn kiến thức và qua đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách BHXH, nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động và dần hoà nhập với BHXH của Tỉnh bạn và các nước trên thế giới.
Kết cấu của đề tài ngoài Lời mở đầu và Kết luận gồm có ba phần:
Phần I: Tổng quan về BHXH và quản lý thu BHXH.
Phần II: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại địa bàn BHXH thị xã Vĩnh Yên hiện nay.
Phần III: Một số kiến nghị chủ yến nhằm tăng cường công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại địa bàn thị xã Vĩnh Yên– Tỉnh Vĩnh Phúc.
Em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Mạc Văn Tiến cùng sự giúp đỡ của các cô, các chú tại cơ quan BHXH Vĩnh Yên -Tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp em hoàn thành bài viết này, tuy nhiên do lần đầu được làm quen với công việc thực tế nên còn nhiều thiếu sót em mong được sự thông cảm của các cô các chú ở cơ quan và sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
PHẦN ITỔNG QUAN VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ THU BHXH
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BHXH
Sự ra đời của BHXH trên thế giới.
Bảo hiểm xã hội tuy đã có mầm mống và manh nha với những hình thức sơ khai từ lâu nhưng thực sự trở thành hoạt động mang tính xã hội từ đầu thế kỷ 19 – Năm 1819 bộ luật đầu tiên về chế độ BHXH ra đời ở Anh và tập trung Bảo hiểm cho lao động làm việc trong các xưởng thợ với nguyên tắc người đóng bảo hiểm phải đóng phí BHXH. Từ đó có rất nhiều nước đã sử dụng cơ chế này như Đức, Mỹ la tinh, Hoa kỳ, Canada… tuy nhiên nội dung cụ thể của từng chế độ trợ cấp là không đồng nhất giữa các nước. Đến nay BHXH đã được thực hiện trên rất nhiều nước và trở thành một bộ phận quan trọng trong hoạt động của Liên hiệp quốc. Trong tuyên ngôn của Liên hiệp quốc thông qua ngày 10/12/1948 có ghi: “Tất cả mọi người, với tư cách là thành viên của Xã hội, có quyền hưởng BHXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người”. Để thể chế hoá tinh thần đó tổ chức lao động quốc tế ILO đã đưa ra công ước 102 (1952) quy định về tiêu chuẩn tối thiểu của BHXH và những khuyến nghị các nước thành viên vế thực hiện các tiêu chuẩn này.
Sự ra đời và phát triển của BHXH Việt Nam.
Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, BHXH ở Việt nam chỉ xuất hiện cùng với sản xuất công nghiệp. Mầm mống BHXH ở Việt nam xuất hiện từ khi thực dân Pháp thực hiện thống trị Việt nam. Nhưng chính quyền thuộc địa của Pháp chỉ thực hiện BHXH đối với công chức dân quân Việt nam phục vụ cho bộ máy hành chính và lực lượng vũ trang của Pháp khi ốm đau, về hưu, chết. Gần một thế kỷ cai trị chúng không hề có một chế độ nào để bảo vệ quyền cơ bản của người lao động Việt nam. Sau cách mạng tháng 8/1945 và trong thời kỳ kháng chiến chống pháp, nhà nước ta đã thực hiện chế độ BHXH cho công nhân viên chức trong phạm vi cho phép, với các chế độ như chế độ bảo hiểm ốm đau, chế độ bảo hiểm sinh đẻ, chế độ tai nạn lao động, chế độ hưu trí. Tuy nhiên, việc thực hiện các chế độ BHXH trong thời kỳ này rất phân tán. Chỉ sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc thực hiện Hiến pháp 1959, hội đồng chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức nhà nước kèm theo nghị định 218 CP ngày 27/11/1961. Các chế độ BHXH gồm 6 loại : ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất. Quỹ BHXH đã được chính thức thành lập, là quỹ độc lập thuộc ngân sách nhà nước nhưng nguồn lớn là từ ngân sách nhà nước, dựa vào sự đóng góp của doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước.
Việc ban hành và thực hiện các chế độ BHXH này là một sự nỗ lực, cố gắng của Đảng, nhà nước và của nhân dân ta đã mang lại những hiệu quả xã hội to lớn. Điều lệ tạm thời này được thực hiện trong suốt gần 32 năm và đã có hàng triệu lượt người được hưởng các chế độ về BHXH.
Tuy nhiên, các chế độ BHXH ban hành đó mang lại tính tập trung và bao cấp, bộc lộ nhiều điểm cần phải khắc phục, đổi mới khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Ngày 22/6/1993 chính phủ đã ban hành nghị định 43/CP quy định tạm thời chế độ BHXH với nội dung cải cách trước hết nhằm xoá bỏ tư duy bao cấp, ỷ lại. Sau đó, trước nhu cầu đổi mới toàn diện về kinh tế, xã hội. Năm 1994 Bộ luật lao động ra đời và cơ chế BHXH đã được chế định thành một chương trong đó. Điều lệ BHXH mới đã mở ra một trang mới trong lịch sử ra đời của chính sách BHXH nước ta với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
II. BẢN CHẤT CỦA BHXH.
Khái Niệm BHXH.
Cho đến nay, hầu như chưa có một định nghĩa chính thông nào về BHXH.
Theo bộ luật lao động Việt nam : BHXH là sự bảo đảm về vật chất cho người lao động thông qua các chế độ BHXH nhằm góp phần ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ trong các trường hợp ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác.
Theo giáo trình bảo hiểm của trường Đại học KTQD: Bảo hiểm xã hội là một phạm trù Kinh tế xã hội mang tính nhân đạo sâu sắc. BHXH góp phần bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm, giúp giảm bớt khó khăn ổn định đời sống vật chất, tinh thần của người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
Theo sách tìm hiểu về BHXH mới : BHXH là một loại chế độ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động nếu có và được sự tài trợ, bảo hộ của nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Như vậy đặc trưng của BHXH là :
- Là chế độ được thực hiện theo qui định của pháp luật.
- Tài chính để thực hiện chế độ là từ sự đóng góp bắt buộc của người được
bảo hiểm, của người sử dụng lao động với sự đóng góp hỗ trợ của nhà nước.
- Mục đích của chế độ là đảm bảo mức sống cơ bản cho người lao động và gia đình họ, đảm bảo sự an toàn yên ổn và an ninh lâu dài của đất nước. Do đó, đối tượng của BHXH rất rộng rãi tất cả mọi người lao động đều có quyền tham gia BHXH, cho nên BHXH có tác động đến các mặt chính trị, kinh tế và đời sống hàng ngày của toàn xã hội.
Hoạt động của BHXH là vì sự nghiệp chung của toàn xã hội, nhằm mục đích hiệu quả xã hội chứ không phải mục đích lợi nhuận.
-Vậy BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội đồng thời còn mang tính dịch vụ.
Sự cần thiết khách quan của BHXH.
Theo Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 đã nêu “ Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng bảo hiểm xã hội”.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) được hiểu là sự đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động và gia đình họ khi có nguy cơ mất an toàn về kinh tế do bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động, mất việc làm gây ra bởi các nguyên nhân như ốm đau, tai nạn, già yếu... thông qua sử dụng nguồn quỹ huy động từ người tham gia và sự tài trợ của Nhà nước.
BHXH là sự cần thiết khách quan không chỉ đối với người lao động, người sử dụng lao động mà nó còn là sự cần thiết khách quan của bất kỳ quốc gia nào. Để thấy rõ được điều đó có thể xem xét thông qua vai trò của BHXH như sau:
Đối với người lao động.
Con người sinh ra ai cũng cần phải có những nhu cầu thiết yếu để tồn tại và trưởng thành. Khi lớn lên thì cần phải lao động để nuôi sống bản thân và gia đình. Khi ốm đau cần được chăm sóc về y tế. Khi về già thì cần được nghỉ ngơi. Đời sống càng phát triển đồng nghĩa với người lao động gặp phải những rủi ro ngày càng cao. Những rủi ro đó không đơn thuần như ốm đau, tuổi già mà nó bao gồm các loại rủi ro khác nhau làm giảm hoặc mất thu nhập của người lao động. Trong trường hợp không may rủi ro xảy ra, không những người gặp phải rủi ro cần những nhu cầu thiết yếu mà còn phát sinh những nhiều cầu mới. Trước những rủi ro, con người luôn có nhiều biện pháp để giảm thiểu tổn thất, bù đắp những thiệt hại do nó gây ra. Có thể là dùng tiền tiết kiệm, đi vay, sự giúp đỡ của gia đình bè bạn.... Nhưng mỗi biện pháp lại gắn với những điều kiện nhất định mà không người nào cũng thoã mãn. Có một biện pháp mà không ai thể phủ nhận vai trò của nó đó là BHXH, BHXH đó là sự san sẻ rủi ro của số ít người tham gia BHXH cho số đông người tham gia. Đây là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ người lao động. Người lao động chỉ cần đóng một phần nhỏ thu nhập hàng tháng của mình vào quỹ tài chính chung, như vậy người lao động sẽ chủ động trước những rủi ro, trước những khoản thu nhập bị mất do rủi ro gây ra, nhanh chóng ổn định cuộc sống của mình và gia đình.
Đối với người sử dụng lao động.
Trong mối quan hệ giữa chủ sử dụng lao động với người lao động bao giờ cũng có sự mâu thuẫn. Mâu thuẫn về tiền lương, giờ làm, điều kiện làm việc... Sự mâu thuẫn này là mâu thuẫn nội tại bên trong. Người lao động nào cũng vậy ngoài vấn đề về tài chính họ cũng cần có sự quan tâm của người thuê sức lao động của mình. Khi rủi ro không may xảy ra với người lao động, không những người lao động lâm vào tình trạng khó khăn mà chính người sử dụng lao động cũng gặp nhiều khó khăn không kém. Khó khăn đó có thể là sản xuất kinh doanh bị gián đoạn ảnh hưởng đến năng suất lao đông, hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận... Chính vì vậy người sử dụng lao động tham gia BHXH là thể hiện sự quan tâm đối với người lao động. Đây chính là động lực thúc đẩy người lao động hăng say, sáng tạo hơn trong công việc, tăng năng suất, hiệu quả công việc.
Như vậy tham gia BHXH, người lao động không những được bảo vệ trước những rủi ro mà người sử dụng lao động cũng được an toàn hơn trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Đối với Nhà nước.
Đứng trên quan điểm của Nhà nước, của những người hoạch định chính sách. Thì BHXH nằm trong hệ thống An sinh xã hội, An sinh xã hội bao gồm một loạt các biện pháp công cộng nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội đối với các thành viên vủa mình. Mỗi nước đều xây dựng một hệ thống An sinh xã hội khác nhau, nhưng có hai điểm chung đó là:
Một là: An sinh xã hội là một trong những điều kiện đảm bảo cho xã hội phát triển lành mạnh.
Hai là: BHXH là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống An sinh xã hội. Có thể nói không có BHXH thì không thể có một nền An sinh xã hội vững mạnh.
Ngoài ra, việc thực hiện chính sách BHXH còn tạo ra một quỹ tài chính tập chung do sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Đây là nguồn tài chính tương đối lớn để phát triển kinh tế thông qua việc đầu tư nhằm bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH.
Cũng chính BHXH giải quyết được mâu thuẫn nội tạng bên trong giữa người sử dụng lao động và người lao động. Đồng thời, BHXH tiến hành phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH, tạo sự công banừg trong xã hội. Góp phần ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
Cũng có thể hiểu vai trò của BHXH dưới ba góc độ Kinh tế, Chính trị và Xã hội.
Xét về mặt Kinh tế: BHXH chính là bảo đảm thu nhập đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro. Đồng thời huy động đưộc một khoản tài chính lớn để đầu tư phát triển kinh tế.
Xét về mặt Chính trị: BHXH là sự liên kết giữa những người lao động xuất phát từ lợi ích chung tạo một nền xã hội ổn định là điều kiện cho một nền chính trị vững mạnh.
Xét về mặt Xã hội: BHXH là chính sách lớn của Nhà nước nhằm phân phối lại thu nhập tạo sự công bằng xã hội. Thông qua đó bảo vệ lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo sự ổn định xã hội.
Như vậy, sự ra đời của BHXH là mong muốn không chỉ của cá nhân, tập thể mà là sự mong muốn của toàn xã hội. Tất cả đều khẳng định vai trò quan trọng của BHXH trong cuộc sống. Do đó, ta có thể khẳng định sự ra đời của BHXH là sự tất yếu, là sự cần thiết khách quan.
Quỹ BHXH.
Quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH hình thành một quỹ tiền tệ tập chung, dùng để chi trả cho những người được hưởng BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động, mất việc làm.
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng đồng thời là một quỹ dự phòng. Quỹ tiêu dùng được thể hiện ở mục đích chi trả của quỹ BHXH là cho những người hưởng BHXH, là một quỹ dự phòng thể hiện ở quỹ chi trả trợ cấp khi có rủi ro xảy ra và người lao động có thể được hưởng trợ cấp ở một thời điểm rất xa so với thời điểm đóng góp. Nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội cao đồng thời nó là điều kiện cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Quỹ BHXH hình thành không những giải quyết tổn thất do rủi ro gây ra cho người lao động, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người sử dụng lao động, đồng thời tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước và ngân sách gia đình.
Quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng nhìn chung nó đưộc hình thành từ các nguồn sau:
Người lao động đóng góp.
Người sử dụng lao động đóng góp.
Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm.
Các nguồn khác bao gồm các nguồn thu chủ yếu sau:
Tiền lãi, tiền lời từ các hoạt động đầu tư nhằm đảm bảo và phát triển quỹ BHXH.
Các nguồn tài trợ khác ở trong nước, ngoài nước và cộng đồng quốc tế (kể các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân hảo tâm).
Giá trị các tài sản cố định của BHXH được đánh giá lại theo các quy định của Nhà nước.
Tiền phạt do nộp chậm BHXH so với thời gian quy định, tiền truy thu khi các đơn vị sử dụng lao động và người lao động đóng thiếu hoặc nhận thừa so với mức được hưởng.
Tuỳ vào điều kiện mỗi nước khác nhau mà quy định mức đóng, phương thức đóng là khác nhau.
Về phương thức đóng vẫn còn có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan doanh nghiệp. Quan điểm thứ hai lại cho rằng, phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp.
Mức đóng góp BHXH thực chất là phí BHXH. Phí BHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu chi của quỹ BHXH. Vì vậy mức đóng phải được tính toán một cách khoa học.
Về nguyên tắc phí BHXH được xác định theo công thức:
P= f1+f2+f3
Trong đó: P - phí BHXH.
f1- phí thuần tuý trợ cấp BHXH.
f2- phí dự phòng
f3- phí quản lý
Phí thuần tuý trợ cấp BHXH cho cả các chế độ ngắn hạn và dài hạn. Đối với các chế độ BHXH ngắn hạn việc đóng và hưởng BHXH xảy ra trong một thời gian ngắn thường là một năm như các chế độ: ốm đau, thai sản... vì vậy số đóng góp BHXH phải đủ cho số phát sinh chi trả trong năm. Đối với các chế độ BHXH dài hạn như: Hưu trí, trợ cấp mất người nuôi dưỡng, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp nặng... Thì quá trình đóng và quá trình hưởng tương đối độc lập nhau và diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Cho nên, sự cân bằng giữa đóng và hưởng BHXH phải được dàn trải trong cả thời kỳ dài. Vì thế ngoài phí thuần tuý phải có phí dự phòng để đảm bảo quỹ BHXH có dự trữ đủ lớn. Nếu không thực hiện được điều đó thì quỹ BHXH sẽ thâm hụt và tất yếu ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi trả trợ cấp cho người lao động theo các chế độ không được đầy đủ và kịp thời.
Quỹ BHXH phải đảm nhận việc chi trả các khoản trợ cấp cho các chế độ BHXH mà hệ thống BHXH của mỗi nước quy định. Đây là khoản chi chủ yếu và lớn nhất. Ngoài ra còn chi cho bộ máy quản lý thực hiện như tiền lương, chi phí đào tạo, khấu hao tài sản cố định...Phần quỹ nhàn rỗi phải đem đi đầu tư sinh lời nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Việc đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc an toàn, có lợi nhuận, và có tính thanh khoản cao.
Ngoài ra, quá trình sử dụng quỹ để chi trả cho các chế độ còn phụ thuộc vào việc thành lập quỹ BHXH theo phương thức nào.
Nếu quỹ BHXH được thành lập tập chung thống nhất thì việc chi trả cũng phải đảm bảo tính thống nhất theo các nội dung chi.
Nếu quỹ BHXH được hình thành theo hai loại quỹ, quỹ ngắn hạn và quỹ dài hạn thì việc chi trả phải cụ thể hơn. Quỹ ngắn hạn dùng để chi trả cho các chế độ ngắn hạn phải được cân đối hàng năm. Quỹ dài hạn dùng để chi trả các chế độ dài hạn được cân đối trong nhiều năm.
Nếu quỹ BHXH được thành lập theo từng chế độ thì việc chi trả sẽ đơn giản hơn và quỹ BHXH cũng dễ cân đối hơn.
Quan điểm về BHXH.
Chính sách BHXH là bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất của CSXH.
Ở nước ta BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm xã hội.
Thực chất đây là một trong những loại chính sách đối với con người nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu hiển nhiên của con người, nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn về xã hội.
Bảo hiểm xã hội còn thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực, sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia, thể hiện tính ưu việt của một chế độ xã hội. Nếu tổ chức và thực hiện tốt chính sách BHXH nó sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Người sử dụng LĐ phải có nghĩa vụ đóng BHXH cho người LĐ.
Ở nước ta BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm xã hội.
Thực chất đây là một trong những loại chính sách đối với con người nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu hiển nhiên của con người, nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn về xã hội.
Bảo hiểm xã hội còn thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực, sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia, thể hiện tính ưu việt của một chế độ xã hội. Nếu tổ chức và thực hiện tốt chính sách BHXH nó sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Người LĐ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với BHXH không phân biệt Nam nữ, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp,...
Có nghĩa là mọi người lao động trong xã hội có tham gia BHXH đều được hưởng BHXH khi gặp rủi ro. Về nguyên tắc mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương lúc đi làm và thấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu.
Nhà nước quản lý thống nhất BHXH. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH.
Vì BHXH là một bộ phận của chính sách xã hội nên nó vừa là nhân tố ổn định vừa là nhận tố phát triển kinh tế xã hội cho nên vai trò của nhà nước ở đây là rất quan trọng. Để quản lý nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu như luật pháp.
Bản chất, chức năng,tính chất của BHXH.
Bản chất.
BHXH là sự tất yếu của nền kinh tế hàng hoá. Khi nền kinh tế xã hội phát triển đến một mức nào đó thì hệ thống BHXH sẽ được hình thành và phát triển. Hay nói cách khác có thể thông qua sự phát triển của hệ thống BHXH mà đánh giá sự phát triển của xã hội. Một xã hội phát triển cao, giàu có khi chính các thành viên trong xã hội đó được quan tâm và phát triển toàn diện thể hiện qua hệ thống BHXH.
Ta đã biết BHXH chính là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro không mong muốn làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm. Như vậy, bản chất của BHXH thể hiện ở một số nội dung sau đây:
Thứ nhất: BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội. Khi nền kinh tế phát triển thì hệ thống BHXH ngày càng được hoàn thiện, hay nói cách khác kinh tế chính là nền tảng của BHXH.
Thứ hai: Bên trong BHXH có ba mối quan hệ. Người được BHXH (người lao động), Người tham gia BHXH (người lao động và người sử dụng lao động), tổ chức đúng ra nhận nhiệm vụ tổ chức quản lý hệ thống BHXH (thường là Nhà nước).
Thứ ba: Những rủi ro làm giảm, mất khả năng lao động mất việc làm là rủi ro ngẫu nhiên, không mong muốn của con người. Như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...Nhưng cũng có thể là những rủi ro không phải là ngẫu nhiên như tuổi già, ...
Thứ tư: Khi tham gia BHXH người lao động và người sử dụng lao động phải đóng góp một phần thu nhập để tạo lên quỹ tiền tệ tập chung nhằm trang trải cho những mất mát tổn thất cho người lao động khi có rủi ro xảy ra. Ngoài ra quỹ BHXH còn có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Thứ năm: Mục tiêu của BHXH được ILO cụ thể hoá là đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để họ đảm bảo nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, được chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật, xây dựng điều kiện sống phù hợp với nhu cầu của dân cư đặc biệt là người già, người tàn tật, và trẻ em.
Chức năng.
Xét một cách toàn diện thì BHXH có một số chức năng sau:
Thứ nhất: BHXH đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động được bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động, mất việc làm theo những điều kiện xác định.
Những điều kiện xác định ở đây là những điều kiện chắc chắn sẽ xảy ra như tuổi già, chết. Và những điều kiện không chắc chắn như ốm đau, mất việc làm, tai nạn. Đây chính là chức năng cơ bản nhất của BHXH nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cơ chế hoạt động của hệ thống BHXH .
Thứ hai: BHXH tiến hành phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Quỹ BHXH có sự đóng góp của cả người lao động và người sử dụng lao động. Theo quy luật số đông bù số ít BHXH sẽ phân phối lại theo cả chiều dọc và chiều ngang, phân phối lại giữa người giàu và người nghèo, người mạnh khoẻ đang đi làm với người đã nghỉ việc. Chức năng này thực hiện sự công bằng xã hội.
Thứ ba: Góp phần khuyến khích, kích thích người lao động hăng hái sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động của xã hội.
Khi người sử dụng lao động tham gia BHXH cho người lao động, người lao động thực sự cảm thấy an tâm, gắn bó với công việc. Khi mạnh khoẻ, người lao động được trả lương, khi gặp rủi ro ốm đau, thai sản, khi về già được nhận trợ cấp. Từ đó, họ sẽ làm việc hăng say hơn, phát huy sự sáng tạo của cá nhân do vậy sẽ tăng năng suất lao động của cá nhân, kéo theo là tăng năng suất lao động xã hội.
Thứ tư: BHXH gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội.
BHXH giải quyết, điều hoà mâu thuẫn nội tại bên trong giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thông qua BHXH, cả hai bên đều nhận được lợi ích và cảm thấy được bảo vệ. Từ đó, họ sẽ gắn bó với nhau hơn. Còn phía Nhà nước khi thực hiện chính sách BHXH và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH. Công việc này đem lại hiệu quả vô cùng lớn đối với đất nước, nó không những góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trước những khó khăn gây ra bởi các rủi ro mà nó kéo theo một loạt các lợi ích khác đó là góp phần ổn định và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, chính trị, kinh tế.
Tính chất.
BHXH gắn liền với người lao động là chính sách lớn của Nhà nước. Do vậy BHXH có một số tính chất cơ bản sau:
Một là: Tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội.
Qua vai trò chức năng của BHXH đã nói ở trên. Sự ra đời của BHXH là nhu cầu cần thiết khách quan, là sự tất yếu của bất kỳ xã hội nào. Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, BHXH sẽ được hình thành và phát triển.
Hai là: BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian.
Rủi ro xảy ra đối với người lao động phát sinh một cách ngẫu nhiên theo thời gian và không gian. BHXH được hình thành để bù đắp tổn thất do những rủi ro ngẫu nhiên đó gây ra. BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian thể hiện rất rõ ở những nội dung cơ bản của BHXH. Từ thời điểm hình thành và triển khai đến mức đóng góp của các bên tham gia để hình thành lên quỹ BHXH. Từ những rủi ro phát sinh ngẫu nhiên theo thời gian và không gian đến mức trợ cấp BHXH theo từng chế độ...
Ba là: BHXH vừa có tính kinh tế vừa có tính xã hội, đồng thời còn có tính dịch vụ.
Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia, được quản lý chặt chẽ sử dụng đúng mục đích và được tính toán kỹ lưỡng và cụ thể. Quỹ BHXH chủ yếu dùng để chi trả trợ cấp cho người lao động theo các chế độ BHXH với những điều kiện nhất định.Tuy phần đóng góp của người lao động là nhỏ song quyền lợi họ nhận được lại lớn hơn rất nhiều khi không may họ gặp phải rủi ro. Xét về mặt kinh tế, người lao động sẽ được bù đắp phần thu nhập bị mất và ổn định cuộc sống của họ cùng gia đình. Nhà nước sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, ngoài ra còn dùng số tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH để đi đầu tư phát triển kinh tế.
Về mặt xã hội, BHXH là chính sách xã hội lớn của Nhà nước. Với những lợi ích của BHXH đem lại việc thực hiện chính sách BHXH góp phần ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
Ngoài ra BHXH còn có tính dịch vụ thể hiện ở việc BHXH được thực hiện theo nguyên tắc “có đóng mới có hưởng”. Xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính chất xã hội hoá của BHXH ngày càng cao.
Nguyên tắc của BHXH.
BHXH là sự bảo đảm về mặt xã hội cho người tham gia BHXH.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh ), BHXH các quận huyện , thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là BHXH huyện ) có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thu BHXH,bảo hiểm y tế (BHYT) kịp thời, đúng kỳ đủ số lượng, theo đúng quy định .
Hàng tháng, các cơ quan, các đơn vị, tổ chức tham gia BHXH, BHYT (gọi chung là đơn vị ) có trách nhiệm đóng đầy đủ,kịp thời vào quỹ BHXH
Toàn bộ tiền BHXH,BHYT thu được phải chuyển hết về BHXH cấp trên, không được sử dụng để chi tiêu cho bất kỳ công việc gì, không được áp dụng phương thức gán bù thu chi tiền BHXH,BHYT.
Tất cả trường hợp thoái thu hoặc truy thu để cộng nối thời gian tham gia BHXH cho người lao động, chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của BHXH Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội tỉnh , huyện có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê, báo cáo và thông tin đầy đủ thu BHXH,BHYT theo đúng các quy đinh của Nhà nước và của BHXH Việt Nam.
BHXH vừa mang tính bắt buộc vừa mang tính tự nguyện.
Tính bắt buộc thể hiện ở nghĩa vụ tham gia và mức tham gia BHXH tối thiểu (thời gian, mức đóng bảo hiểm…)
Tính tự nguyện có ý nghĩa khuyến khích mức tham gia, loại hình và chế độ BHXH mà người lao động có thể tham gia.
Nguyên tắc này cho phép BHXH có điều kiện để phát triển và mở rộng.
Phải xác định đúng đắn mức tối thiểu của các chế độ BHXH.
Mức tối thiểu của các chế độ BHXH là mức đóng định kỳ, mức thời gian cần thiết tối thiểu để tham gia và hưởng BHXH. Các mức này được tính dựa vào tiền lương bình quân, quãng đời lao động… và còn phải tính đến giá trị của các chế độ BHXH được hưởng.
BHXH phải đảm bảo sự thống nhất và liên tục cả về mức tham gia và thời gian thực hiện, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Nguyên tắc này tạo ra sự linh hoạt cần thiết và sự thuận tiện cho người lao động tham gia BHXH tốt hơn, đầy đủ và tích cực hơn.
Công bằng trong BHXH.
Đây là nguyên tắc quan trọng song cũng rất phức tạp. Vì BHXH được thực hiện trong một thời gian dài, trong và ngoài quá trình lao động. Trong đó sẽ có những thay đổi diễn ra. Do đó mức tham gia, thời gian tham gia và mức lương của từng người là không giống nhau, nên đảm bảo tính công bằng trong BHXH chỉ là mang tính tương đối.
Trước hết, phải đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng, đóng hưởng dần dần, đóng và hưởng, thời gian đóng và hưởng phải phù hợp. Ngoài ra tính công bằng của BHXH còn đặt trong quan hệ xã hội giữa những người tham gia BHXH trong từng vùng, từng khu vực, ngành nghề địa bàn khác nhau.
III. QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC.
Nguyên tắc chung về công tác quản ly thu BHXH bắt buộc.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh ), BHXH các quận huyện , thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là BHXH huyện ) có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thu BHXH,bảo hiểm y tế (BHYT) kịp thời, đúng kỳ đủ số lượng, theo đúng quy định .
Hàng tháng, các cơ quan, các đơn vị, tổ chức tham gia BHXH, BHYT (gọi chung là đơn vị ) có trách nhiệm đóng đầy đủ,kịp thời vào quỹ BHXH.
Toàn bộ tiền BHXH, BHYT thu được phải chuyển hết về BHXH cấp trên, không được sử dụng để chi tiêu cho bất kỳ công việc gì, không được áp dụng phương thức gán bù thu chi tiền BHXH, BHYT.
Tất cả trường hợp thoái thu hoặc truy thu để cộng nối thời gian tham gia BHXH cho người lao động, chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của BHXH Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội tỉnh , huyện có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê, báo cáo và thông tin đầy đủ thu BHXH, BHYT theo đúng các quy đinh của Nhà nước và của BHXH Việt Nam.
Điều kiện quản lý thu BHXH bắt buộc.
Căn cứ vào các điều từ điều 140 đến 149 chương XII Bộ Luận Lao Động quy định ._.về BHXH được chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12/4/2002 có hiệu lục thi hành từ ngày 01/01/2003.
Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Viẹt Nam.
Nghị định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.
Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của chính phủ về việc ban hành điều lệ BHXH.
Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ xung một số điều của điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghi định số 12/CP.
Những văn bản có quy định rất rõ những điều kiện áp dụng sau:
Người lao động làm việc theo hơp đồng lao động có thời hạn đủ từ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong cac doanh nghiep, cơ quan, tổ chức.
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, hợp đồng thử việc khi hết hạn hơp đồng mà người lao động tiếp tục làm việc dài hạn đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHXH, BHYT bắt buộc kể từ khi ký hợp đồng thử việc.
Người lao động trong cùng một thời gian ký kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng khác nhau thi đóng ở đơn vị sử dụng lao động.
Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong va ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoăc tiền công do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động trả thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc.
Cac cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế bị giải thể, sáp nhập, phá sản, chuyên quyền sở hữu, cổ phần hoá đều phải đóng đủ BHXH, BHYT cho người lao động theo cac quy định hiện hành của nhà nước.
Đối tượng la người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc phải được đơn vị quản lý, kê khai với cơ quan BHXH theo quy định .
Đối tượng BHXH.
3.1. Đối tượng của BHXH.
Chúng ta đã biết BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất do người lao động bị giảm hoặc bị mất việc làm, mất khả năng lao động vì các nguyên nhân như ốm đau, tai nạn lao động, già yếu, thai sản...Chính vì vậy đối tượng của BHXH chính là phần thu nhập bị giảm hoặc mất đi do giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của người lao động có tham gia BHXH.
3.2. Đối tượng tham gia BHXH.
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan, đơn vị tổ chức kinh tế xã hội dưới đây:
Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm: Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, Doanh nghiệp hoạt động công ích, Doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang
Doanh nghiệp thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm : Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp thành lập hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp liên doanh , Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác).
Doanh nghiệp của tổ chức chinh trị, tổ chức chính trị - xã hội
Hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác
Các cơ quan hành chính,sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang , kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính;
Người lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập như các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các nghànhvăn hoá, giáo dục, y tế , đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các nghành sự nghiệp khác
Trạm y tế xã phường thị trấn.
Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức
Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, phường, thị trấn, theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ
Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo luật Hợp tác xã.
Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên trong các doanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp(không thực hiện giao khoán đất)
Các tổ chức khác có sử dụng lao động.
Tỷ lệ và mức trích nộp BHXH.
4.1. Căn cứ.
Để đưa ra được tỷ lệ và mức trích nộp BHXH chính xác nưgời ta dựa vào mọt số yếu tố sau:
Mức tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương theo ngạch bậc hoặc lương theo cấp bậc , chức vụ, lương hợp đồng, các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử,khu vực , đắt đỏ ,hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương thuộc hệ thống thang bảng lương do nhà nước quy định, được tính theo mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm đóng BHXH. Từ ngày 01/01/2003 Mức tiền lương tối thiểu là 290.000 đồng/ tháng.
Người lao đọng làm việc trong các đơn vị quy định tại điều 2 nghị định số 114/NĐ- CP ngày 31/12/2002 của chính phủ và khoản 3 mục II Thông tư số 04/2003/TT- BLĐTBXH ngày 17/02/2003 của bộ lao động- thương bịnh và xã hội thì tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT là mức lương ghi trong hợp đồng lao động theo thang, bảng lương của đơn vị xây dựng, nhưng không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu.
Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH của người lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị liên doanh, Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài theo mức lương ghi trong hợp đồng lao động, nhưng không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu quy định tại Quyết định số 708/1999/QĐ- BLĐTBXH ngày 15/6/1999 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Đối với người lao động Việt nam làm việc có thời hạn ở Nước ngoài mức lương làm căn cứ trích nộp BHXH thực hiện theo quy định tại Nghị định số 81/2003/NĐ- CP ngày 17/07/2003 của Chính phủ.
Suất học bổng đối với lưu học sinh Nước ngoài học tại Việt nam quy định tại Thông tư Liên bộ số 68 LB/TC- KH ngày 04/11/1996 của Bộ tài chính- Kế hoạch và Đầu tư.
Định mức đóng BHXH đối với các đối tượng người nghèo được hưởng chế độ KCB theo quy định tại Quyết định số 139/202/QĐ- TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ và Người cao tuổi được hưởng chế độ KCB theo quy định tại Nghị định số 120/2003/NĐ- CP ngày 20/10/2003 của Chính phủ.
Các đối tượng còn lại căn cứ mức lương tối thiều hiện hành do các cơ quan có trách nhiệm quản ly đối tượng đóng .
4.2. Tỷ lệ và mức trích nộp BHXH.
Đối tượng tham gia BHXH, BHYT đóng 23% tiềnlương,tiền công hàng tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 17% tổng quỹ lương tháng, người lao động đóng 6% lương tháng .
Quân nhân, công an nhân dân đóng 20% tiền lương, sinh hoạt phí theo điều lệ BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Đối với người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nếu đã có quá trình tham gia BHXH ở trong nước thì mức đóng bằng 15% mức lương tháng đã đóng BHXH trước khi ra nước ngoài làm việc, nếu chưa tham gia BHXH ở trong nước thì mức đóng BHXH hàng tháng bằng 15% của hai lần mức lương tối thiểu của công viên chức Nhà nước.
Đối tượng theo quy định của Nghị định số 41/2002 NĐ-CP ngày 11/04/2002 của Chính phủ và đối tượng quy định tại khoản b điều 9 mục II Thông tư số 07/2003 /TT-BLĐTBXH ngày 12/03/2003 của Bộ lao động - Thương binh xã hội và đối tượng quy định tại điểm 3 mục IV Thông tư Liên tịch số 34/2004/TTLT-BTC- BLĐTBXH ngày 14/5/2004 của Liên tịch Bộ nội vụ - Bộ tài chính - Thương binh xã hội tự đóng 15% của mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc.
Mức3% theo suất học bổng đối với Lưu học sinh nước ngoài học tại Việt Nam
Mức 50.000 đồng / năm đối với các đối tượng nghèo và Người cao tuổi .
Các đối tượng còn lại đóng bằng 3% của mức lương tối thiểu hiện hành do các cơ quan quản lý đối tượng đóng.
5. Tổ chức và quản lý thu BHXH bắt buộc.
BHXH Việt Nam được tổ chức quản lý theo ngành dọc từ cấp TW đến cơ sở được tổ chức theo mô hình sau:
Bộ LĐ TB- XH
Sở LĐ TB- XH
BHXH tỉnh TP
Phòng LĐ TB- XH
BHXH Quận huyện
HDQLBHXH VN
BHXH Việt Nam
Thủ Tướng Chính Phủ
BHXH Việt Nam là cơ quan quản lý sự nghiệp về BHXH.
Bộ LĐ TB- XH là cơ quan quản lý nhà nước về BHXH.
5.1. Phân cấp quản lý thu BHXH đối với các đơn vị sử dụng LĐ.
5.1.1. BHXH tỉnh tổ chức thu BHXH của các đơn vị sử dụng LĐ đóng trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức hướng dẫn BHXH các quận huyện quản lý và thực hiện thu BHXH, BHYT,định kỳ quý,năm thẩm định số thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện.Hướng dẫn, tổ chức thu BHXH, BHYT đối với các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý.
Mở sổ theo dõi , ghi chép kịp thời đầy đủ và tổng hợp báo cáo tình hình thu nộp BHXH, BHYT theo quy định
Căn cứ kế hoạch được BHXH Việt Nam giao , phân bổ và giao kế hoạch cho BHXH quận, huyện.Tổ chức quản lý tiền thu BHXH, BHYT theo quy định
Trực tiếp thu BHXH, BHYT đối với các đơn vị:
+ Cơ quan, đơn vị trung ương đóng trên địa bàn.
+ Cơ quan đơn vị cấp tỉnh.
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức quốc tế, lưu học sinh nước ngoài.
+ Lao động thuộc doanh nghiệp lực lượng vũ trang.
+ Các đơn vị đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài .
5.1.2. BHXH huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại địa bàn huyện.
BHXH huyện có nhiệm vụ: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quản lý thu, nộp BHXH, BHYT đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động và đơn vị quản lý đối tượng theo phân cấp , lập báo cáo thu, tổ chức quản lý tiền thu BHXH theo quy định
BHXH trực tiếp thu:
+ Các đơn vị trên địa bàn do huyện quản lý;
+ Các đơn vị ngoài quốc doanh công lập;
+ Các xã, phường thị trấn.
+ Thân nhân sĩ quan tại ngũ.
+ Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu.
5.1.3. Đối với các đơn vị sử dụng lao động có các đơn vị trực thuộc đóng trụ sở và hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thì nộp BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh nơi đóng trụ sở chính, đơn vị sử dụng lao động muốn để các đơn vị trực thuộc nộp BHXH tại nơi đơn vị trực thuộc đóng trụ sở, phải có văn bản đề nghị và có ý kiến của cơ quan BHXH tỉnh nơi đóng trụ sở chính.
5.2. Trình tự thủ tục và phương thức thu.
5.2.1. Trình tự thủ tục.
* Đối với người lao động:
Quyết định tiếp nhận hoặc hợp đồng lao động.
Quyết định nâng lương.
Giấy thôi trả lương (nếu có ).
* Đối với đơn vị sử dụng lao động:
Hồ sơ thành lập đơn vị do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Quyêt định thành lập, giấy phép kinh doanh.
Công văn đền nghị tham gia BHXH kèm theo tờ khai đăng ký tham gia đóng BHXH.
Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH (Mẫu C45 -BH) danh sách đối tượng tham gia BHYT (Mẫu C45a -BH), hoặc “Danh sách đóng BHYT của Lưu học sinh”(Mẫu C51-BH).
Chú ý : Các đơn vị chỉ lập danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH, BHYT (Mẫu C45) khi đăng ký tham gia đóng BHXH, BHYT lần đầu hoặc đăng ký lại.
Đối với những đơn vị chuyển địa bàn tham gia BHXH, khi đang ký lại phải xuất trình hồ sơ liên quan đến quá trình tham gia BHXH của người lao động, bao gồm Quyết định tiếp nhận hoặc hợp đồng lao động và sổ BHXH của từng người lao động được cơ quan BHXH nơi chuyển đi xác nhận thời gian tham gia, đóng và hưởng các chế độ BHXH .
* Đối với cơ quan BHXH :
Tiếp nhận hướng dẫn và kiểm tra thủĐối với những đơn vị chuyển địa bàn tham gia BHXH, khi đăng ký lại tục đăng ký tham gia BHXH, BHYT của đơn vị và người lao động.
Đối chiếu danh sách đăng ký tham gia BHXH, BHYT với hồ sơ gốc của người lao động, xác định tổng số đối tượng, quỹ lương tham gia đóng BHXH, BHYT của đơn vị.
Ký hợp đồng thu BHYT với đơn vị quản lý đối tượng.
Thông báo số tiền và thời hạn nộp tiền BHXH cho đơn vị.
5.2.2. Phương thức thu.
Định kỳ hàng tháng ngay sau khi trả lương tháng cho người lao động hoặc theo quy định thu BHYT, đơn vị quản lý đối tượng có trách nhiệm đóng kịp thời, đầy đủ tiền đóng BHXH, BHYT cho cơ quan BHXH .
Hàng tháng nếu có sự biến động về lao động, quỹ lương tham gia BHXH đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh theo mấu C47- BH , gửi cơ quan BHXH .
Hàng quý hoặc định kỳ theo hợp đồng đã ký, căn cứ tổng số lao động, quỹ tiền lương, số tìên BHXH, BHYT phải nộp và đã nộp trong kỳ, đơn vị cùng cơ quan BHXH lập Biên bản đối chiếu (Mẫu C46- BH) xác định số tiền còn phải nộp sang kỳ sau;
Kiểm tra nội dung tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ đơn vị gửi đến( Mẫu C45- BH, C45a-BH, C51-BH, C47- BH, C46-BH).
Không thu, nộp BHXH, BHYT bằng tiền mặt. Các trường hợp phải thu băng tiền mặt,kịp thời nộp vào Tài khoản tiền gửi của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng , kho bạc trong ngày.
* Chú ý:
Chứng từ hợp lệ được quy định tại Điều 14 chương II - Chế độ kế toán BHXH Việt Nam.
Các trường hợp nâng lương, chuyển sếp lương không đúng quy định: căn cứ Công văn số 2443/ LĐTBXH-TL ngày 28/7/2003 của Bộ luật lao động Thương binh và Xã hội “về việc chuyển sếp lương, nâng bậc , nâng nghạch lương trong doanh nghiệp nhà nước”; Công văn số 1808/BNV-CCVC ngày 06/8/2003 của Bộ nội vụ “về việc chuyển sếp, nâng bậc, nâng ngạch lương cán bộ, công chức, viên chức” để xử lý.
Riêng đối tượng hưởng chế độ hưu trí, mất sức do cơ quan BHXH Việt Nam thực hiện ghi thu khám chữa bện, ghi chi quỹ hưu trí và trợ cấp.
5.3. Lập. xét duyệt kế hoạch thu BHXH.
5.3.1. Mục đích.
Lập kế hoạch thu BHXH nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc trên địa bàn.
5.3.2. Yêu cầu.
Phải đảm bảo những yếu tố sau:
+ phải có tính kế thừa: Đó là nguyên tắc bất di bất dịch trong hoạt động BH, việc tính toán các đề mục BH phải dựa trên nhủng số liệu từ những năm trước đó.
+ Tính phát triển
+ Tính thực tiễn: tất cả mọi vấn đề đều phải được dụa trên thực tiễn cuộc sống của nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển này.
+ Tính khả thi: xây dựng kế hoạch pahỉ phù hợp với khả năng thực hiện của từng địa phương, đảm bảo đạt chỉ tiêu ngành đề ra, hạn chế thất thu giảm tòn đọng thấp nhất.
5.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng.
Lập kế hoạch thu BHXH cần chú ý đến những vấn đề như:
Vấn đề sự thay đổi chính sách của đảng và nhà nước về hoạt động BHXH, năm bắt các thông tin về chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển mục tiêu kinh tế. Cần xem xét những vấn đề về tốc độ tăng bình quân lao động. Ngoài ra còn cần quan tâm đến những vấn đề làm giảm thu BHXH đó có thể là mọt trong nhưng chính sách của đảng và nhà nước thay đổi không tôt đến tình hình thu BHXH của ngành, do ảnh hương của nền kinh tế kém phát triển, ảnh hưởng của thiên tai và do di dân thường xảy ra ở các địa phương.
5.3.4. Đối với đơn vị sử dụng LĐ.
Hàng năm, đơn vị sử dụng lao ssộng có trách nhiệm đối chiếu số lao động, quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế của tháng 9 với danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tại thời điểm đó với cơ quan BHXH trực tiếp quản lý trước ngày 10/10 hàng năm.
5.3.5. Đối với cơ quan BHXH.
Hàng năm BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra thanh tra, đối chiếu, tổng hợp và lập kế hoạch thu BHXH trên địa bàn huyện cho năm sau (theo Mẫu số 4 – KHT) gửi cho BHXH tỉnh trước ngày 20/10.
Hàng năm BHXH tỉnh căn cứ vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH tháng 9 cảu các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp thu, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp và lập kế hoạch thu BHXH cho năm sau do BHXH tỉnh trực tiếp thu ( theo Mẫu số 4 – KHT), đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH của BHXH các huyện gửi lên, để lập kế hoạch tổng hợp thu BHXH trên địa bàn toàn tỉnh cho năm sau (theo Mẫu số 5 –KHT), gửi về BHXH Việt Nam trước ngày 31/10.
Tháng 11, hàng năm BHXH Việt Nam căn cứ vào kế hoạch thu BHXH do BHXH các tỉnh lập để dự kiến kế hoạch thu BHXH trong hệ thống đồng thời giao số kiểm tra vè thu BHXH cho BHXH các tỉnh, BHXH Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an, Ban cơ uyế Chính Phủ trước ngày 15/11.
Trong thời gian một tháng (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12) Bảo hiểm xã hội tỉnh, BHXH Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an, Ban cơ yếu Chính Phủ có quyền trình bày, đề đạt ý kiến về việc giao số kiểm tra thu của BHXH Việt Nam; Trên cơ sở BHXH Việt Nam chính thức giao kế hoạch thu năm vao` ngày 01/01 hàng năm.
5.4. Về tài khoản thu và chuyển tiền thu BHXH.
5.4.1. Tài khoải thu BHXH.
BHXH các cấp thu tiền bảo hiểm xã hội băng hình thức chuyển khoản. Tuỳ theo điều kiện thực hiện thực tế ở địa phương, giám đốc bảo hiểm tỉnh quyết định việc mở tài khoản chuyên thu tai các tính và huyện. Việc mở tài khoản chuyên thu được thực hiện: Một tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Hàng tháng đơn vị sư dụng lao động có tài khoản tại kho bạc nhà nược thì nộp tiền thu BHXH vào tài khoản chuyên thu của BHXH mở tại kho bạc nhà nước, đơn vị nào có tài khoản mở tại Ngân hàng thì nộp tiền thu BHXH vào tài khoản chuyên thu của BHXH mở tại Ngân hàng Nông nghiệm và phát triển Nông thôn.
5.4.2. Chuyển tiền thu BHXH.
Hàng tháng đơn vị sử dụng lao động chuyển tiền nộp BHXH về tài khoản chuyên thu BHXH của cơ quan BHXH ngay sau khi trả tiền lương cho người lao động.
Hàng tháng BHXH huyện chuyên tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh hai kỳ vào ngày 10 và ngày 25. Kết thúc thời gian làm việc trong ngày cuối cùng của năm phải chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH có trên tài khoản chuyên thu BHXH của huyện về BHXH Tỉnh.
Hàng tháng BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam ba kỳ vào ngày 10, 20 và ngày cuối tháng; ngoài những lần chuyển tiền theo định kỳ nếu số dư trên tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh lớn hơn 5.000.000.000 đồng thì BHXH tỉnh phải chuyển bổ sung về BHXH Việt Nam. Kết thúc thời gian làm việc trong ngày cuối cùng của năm phả chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH co trên tài khoản chuyên thu BHXH của tỉnh về BHXH Việt Nam.
Hàng tháng Bộ Quốc phòng, Bộ công an, Ban Cơ yếu Chính phủ chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam chậm nhất vaò ngay cuối tháng.
Đối với cơ quan, tổ chức, Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở Nước ngoài, chuyển tiền nộp BHXH cho người lao động định kỳ 6 tháng một lần.
không thu BHXH băng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và hiện vật. Trường hợp dặc biệt nếu đơn vị sử dụng lao động phải nộp BHXH băng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán thi` cơ quan BHXH hướng đẫn dơn vị sử dụng lao động nộp trực tiếp vào tài khoản chuyên thu của BHXH tại Ngân hàng hoặc kho bạc.
5.5. Lập và gửi báo cáo thu BHXH.
5.5.1. Báo cáo nhanh.
BHXH tỉnh, huyện báo cáo nhanh tình hình thực hiện thu BHXH trên địa bàn hàng tháng theo mẫu 6 –BCT.
Thời điểm lấy số liệu báo cáo tính đến ngay10, 20 và ngày 30 (hoặc 31) hàng tháng, riêng tháng 2 tính đến hết ngày cuối tháng.
Thời gian gửi báo cáo:
BHXH huyện gửi lên cho BHXH tỉnh trước ngày 12, 22 và ngày 2 tháng sau.
BHXH tỉnh gửi lên cho BHXH Việt Nam trước ngày 15, 22 và ngày 2 tháng sau.
5.5.2. Báo cáo quý, năm.
BHXH huyện, tỉnh báo cáo tình hình thực hiện thu BHXH trên địa bàn quý, năm theo mẫu 7 –BCT và mẫu số 8 –BCT.
Thời điểm lấy số liệu báo cáo tính từ ngay 01 tháng đầu quý đến ngày cuối quý nếu là báo cáo quývà từ ngày 01 tahngs 01 đến ngày 31 tháng 12 nếu là báo cáo năm.
Thời gian gửi báo cáo:
BHXH huyện lập báo cáo theo Mẫu số 7 –BCT gửi cho BHXH tỉnh trước ngày 15 tháng đầu quý sau nếu là báo cáo quý và trước ngày 20 tháng 01 năm sau nếu là báo cáo năm.
BHXH tỉnh lập báo cáo thu BHXH theo Mẫu 7 –BCT đối với các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH toàn tỉnh theo mẫu số 8 –BCT, gửi cho BHXH Việt Nam trước ngày 25 tháng đầu quý nếu là báo cáo năm.
5.6. Kiểm tra thẩm định số liệu thu BHXH.
Kiểm tra giám sát hoạt động thu nộp BHXH là một vấn đề không thể thiếu được trong quá trình quản lý thu BHXH.
Hàng quý, hàng năm BHXH cấp trên tổ chức kiểm tra thẩm định số liệu thu BHXH trong kỳ của BHXH cấp dưới, việc tổ chức kiểm tra, thẩm định số liệu thu BHXH sau khi được thẩm định là tài liệu kèm theo hồ sơ quyết toán tài chính quý, năm của BHXH các cấp.
5.6.1. Kiểm tra đối chiếu.
Việc kiểm tra đối chiếu với các đơn vị phải đúng theo quy định.
Việc xác định tiền đóng BHXH,BHYT của đơn vị theo nguyên tắc:
+ Đơn vị đóng BHXH đến đâu, xác nhận tiền thu đến đó ( nếu đơn vị nộp BHXH tương ứng số tiền phải đóng bình quân một tháng thì cơ quan BHXH ghi và xác nhận đã thu BHXH một tháng của người lao động ),
+ Ưu tiên tính đủ tiền phải đóng BHYT trong tổng số tiền đã nộp trong kỳ, số tiền đơn vị còn thiếu được tính là tiền đóng BHXH chuyển sang kỳ sau ( trường hợp người lao động ngừng tham gia BHXH, BHYT, đơn vị sử dụng lao động không thu hồi được phiếu KCB thì cứ căn cứ thời hạn còn sử dụng trên phiếu, tính đủ số tiền phải nộp một lần trong kỳ tiếp ).
Trong quá trình đối chiếu nếu có chênh lệch số liệu thu BHXH , phải xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm cơ quan thực hiện điều chỉnh và căn cứ chứng từ gốc để điều chỉnh chênh lệch trên sổ sách, báo cáo.
Hàng quý, năm BHXH cấp trên tổ chức kiểm tra, thẩm định số liệu thu BHXH cho BHXH cấp dưới, lập biên bản ( Mẫu số 2- TBH ) để lưu kèm hồ sơ quyết toán tài chính.
Nội dung kiểm tra gồm:
Mở sổ sách, lập các báo biểu đầy đủ theo quy định.
Thực hiện đúng trình tự cập nhật số liệu từ chứng từ ® sổ chi tiết ® báo cáo và biên bản đối chiếu.
Bảo đảm tính chính xác, rõ ràng trên sổ sách, báo cáo.
Thực hiện đối chiếu kịp thời, đầy đủ với các đơn vị.
Đối chiếu khớp đúng số đã thu BHXH, BHYT với các khoản hoạch toán và báo cáo tài và báo cáo tài chính về số đã thu BHXH .
Khi đối chiếu, nếu số liệu đề nghị và số liệu kiểm tra có chênh lệch, phải ghi vào cột chênh lệch để sử lý vào kỳ tiếp theo.
5.6.2. Phương pháp điều chỉnh trong công tác thu BHXH.
Căn cứ biên bản đối chiếu ( Mẫu C46 -BH; 2-TBH ), việc sử lý chênh lệch số liệu thu BHXH theo nguyên tắc sau:
Đơn vị sử dụng lao động trích nộp không đúng quy định của Nhà nước hoặc ghi sai số tiền phải đóng BHXH thì điều chỉnh tăng (giảm) số phải thu BHXH, BHYT vào tháng sau trên Mẫu C47-BH.
Trường hợp cơ quan BHXH ghi sai số phải thu BHXH trên sổ chi tiết ( Mẫu S53- BH ) thì căn cứ biên bản đối chiếu ( Mẫu C46-BH ) điều chỉnh trên sổ chi tiết tháng, quý kế tiếp.
Phải thoái trả tiền đóng BHXH ( do thu thừa ) đối với các đơn vị không còn quan hệ về BHXH như đơn vị giải thể, phá sản hoặc chuyển địa bàn thì căn cứ công văn chấp thuận của BHXH Việt Nam thực hiện điều chỉnh giảm vào cột đã thu trên sổ chi tiết thu BHXH .
Chuyển tiền nhầm vào tài khoản chuyên thu BHXH, trường hợp này nếu đơn vị đang quan hệ với cơ quan BHXH thì căn cứ đề nghị của đơn vị có xác nhận của bộ phận tài chính - kế toán, hướng dẫn đơn vị điều chỉnh số phải thu trên Mẫu C47-BH của tháng, quý tiếp theo.
Do cơ quan BHXH ghi nhầm số tiền đã thu giữa hai đơn vị trên cùng địa bàn thì thực hiện điều chỉnh tăng, giảm số đã thu trên sổ chi tiết của hai đơn vị theo phương pháp điều chỉnh ghi sổ đỏ, đen tương ứng.
5.7. Tổ chức thu BHXH.
Tổ chức thu BHXH là một vấn đề rất cần thiết trong công tác quan lý thu BHXH. Nó góp phần thúc đẩy, hoàn thiện hơn trong việc thu BHXH còn đang yếu kém.
BHXH tỉnh, huyện quản lý thu BHXH trực tiếp từng đơn vị sử dụng lao động theo danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH, BHXH tỉnh, huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan ban, ngành liên quan ở các cấp, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, nắm các đơn vị, các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tổ chức quản lý, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra công tác thu nộp BHXH của các đối tượng tham gia BHXH.
Trước ngày 10 tháng đầu của quý, BHXH tỉnh, huyện trực tiếp quản lý thu BHXH của đơn vị sử dụng lao động kiểm tra đối chiếu: Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH, Danh sách lao động điều chỉnh mức lương và phụ cấp nộp BHXH cho các tháng trong quý báo cáo, Danh sách điều chỉnh tăng, giẩm nộp BHXH cho các quý trước quý báo cáo, các Quyết định điều chỉnh tăng, giảm lương, phụ cấp, các quyết định chuyển di, chuyển dến, ác quyết định hưởng chế độ BHXH và nghỉ không nộp BHXH...xác nhận đã kiểm tra vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH và các danh sách điều chỉnh mức lương, phụ cấp, mức nộp BHXH, kiểm tra số tiền BHXH các đơn vị sử dụng lao động đã nộp, sau đó xác nhân vào bangnr đối chiếu thu BHXH của quý.
Khi kiểm tra đối chiếu số nộp BHXH với đơn vị sử dụng lao động nếu đơn vị sử dụng lao động nộp thiếu tiền thu BHXH các quý trước thì phải thanh toán số nợ cũ, nếu đơn vị không còn nợ của các quý trước và đã nộp 1/3 số phải thu BHXH trong quý đối chiếu thì xác nhân lao động trong danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH của đơn vị sử dụng lao động đã đóng đến tháng thứ nhất của quý, đã nộp 2/3 số phải thu BHXH trong quý đối chiếu thì xác nhân lao động trong danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH của đơn vị sử dụng lao động đã đóng đến tháng thứ 2 của quý, nếu đã nộp đủ số phải thu BHXH trong quý đối chiếu thì xác nhân lao động trong danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH của đơn vị sử dụng lao động đã đóng đến tháng thứ 3 của quý.
BHXH trực tiếp quản lý đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận tên người lao động, số sổ BHXH, mức nộp, thời gian tham gia BHXH của từnglao động và đối chiếu với kế toán về số đã thu, đã nộp BHXH để vào sổ theo dõi. Thực hiện mở đủ các sổ quản lý thu theo dõi tiến độ thu, nộp BHXH trong từng ky, đảm bảo cập nhật đầy đủ kịp thời, liên tục, có hệ thống.
Định kỳ BHXH tỉnh, huyện phải tiến hành kiểm tra số lao động theo biên chế, kế hoạch lao động, quỹ lương, số lao động hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng dài hạn, học nghề, thử việc, đối chiếu với lao động trong danh sách đóng BHXH, kiểm tra mức đóng của từng lao động vầ của đơn vị sử dụng lao động. Đối chiếu giữa số kê khai đăng ký nộp thực tế, số đã nộp với số phải nộp để đôn đốc thu kịp thời, đảm bảo không để sót nguồn thu, không thu sai quy định.
Việc tổ chức, quản lý thu BHXH đối với lực lượng vũ trang (Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính Phủ) được hướng dẫn trong văn bản riêng.
5.8. Thông tin về thu BHXH.
Cần nắm rõ các thông tin về thu BHXH để có những hướng đi đúng đắn khi cần thiết nhung thông tin cần nắm rõ dó là:
+ Về sổ thu BHXH: sổ thu BHXH giúp cho người quản lý co thể nắm được mọi thông tin về người được Bảo hiểm cũng nhu người được hưởng Bảo hiểm nhăm có những biện pháp khắc phục khi cần thiết, ngoài ra nó còn giúp cho người quản lý biết được tình hình thu nhập của người lao động nhằm hoàn thiện hơn chế độ chính sách BHXH.
+ Việc đối chiếu thu nộp BHXH cũng cần được đề cập. Nó giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình thu nộp của các đơn vị khác, rễ dàng trong việc thanh tra kiểm tra về số liệu trên địa bàn.
+ Ngoài ra thì cần chú ý đến các báo cáo về thu BHXH hàng quý hàng năm: Việc theo dõi này giúp cho ta có thể biết thực trạng công tác thu nộp BHXH của dơn vị nhằm phân tích đánh giá hoạt động thu nộp BHXH so sánh với cac đơn vị khác dể rút ra nhưng khinh nghiệm cần thiết.
PHẦN IITHỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH Ở BHXH THỊ XÃ VĨNH YÊN HIỆN NAY
I. BHXH VIỆT NAM SAU 10 NĂM THÀNH LẬP.
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta đã được hình thành và phát triển trên 1/2 thế kỷ qua kể từ ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Điều ấy đã được lịch sử ghi nhận và khẳng định, đó là: Ngay sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, mặc dù với một nền tài chính hết sức eo hẹp, kinh tế nghèo nàn và lạc hậu, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 54/SL ngày 03/11/1945, ấn định những điều kiện cho công chức về hưu; tiếp theo là các sắc lệnh số 27/SL ngày 12/3/1947 quy định 02 chế độ ốm đau và thai sản; Sắc lệnh số 76/SL và sắc lệnh số 77/SL ngày 20/5/1950 quy định 02 chế độ hưu trí, tử tuất đều do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành…
Cùng với những sắc lệnh trên, từ năm 1946 - 1960 Chính phủ giao cho các Bộ y tế, Bộ nội vụ tiếp tục ra nhiều Thông tư khác nhau nhằm thể chế hoá các chế độ BHXH như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, cho cán bộ công nhân, viên chức Nhà nước…
Tuy mới đi vào hoạt động được gần 10 năm, nhưng hệ thống BHXH Việt Nam đã đạt được những thành tích với kết quả cao trên một số mặt hoạt động chính như sau:
Về quản lý các đối tượng tham gia BHXH, tính đến ngày 31/12/2004 cả nước có trên 6500 ngàn người tham gia BHXH và trên 21 triệu người tham gia BHYT.
Về kết quả thu BHXH từ 10/1995 đến 31/12/2004 là 60.105 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng thu được 501,25 tỷ đồng/tháng.
Về chi trả các chế độ BHXH từ 10/1995 đến 31/12/2004 là 77.686 tỷ đồng, trong đó: từ chi NSNN là 612.292 tỷ đồng và chi từ quỹ BHXH là 16.394 tỷ đồng. bình quân mỗi tháng chi 699,8 tỷ đồng.
Trong 10 năm qua 1995 đến 2005, hệ thống BHXH Việt Nam đã giải quyết cho 518.000 người hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH hàng tháng, 110.000 người hưởng trợ cấp 01 lần; 10 triệu lượt người hưởng ốm đau; 1,3 triệu người hưởng chế độ thai sản và 1,6 triệu người hưởng chế độ dưỡng sức.
Ngoài ra hệ thống BHXH Việt Nam còn giải quyết cho 53.000 trường hợp tồn đọng nghỉ việc trước năm 1995 và trên 100 nghìn trường hợp hưởng tiến trợ cấp mất sức lao động theo Nghị định 91/CP.
Công tác cấp sổ BHXH cho người lao động: Băt đàu thực hiện từ 01/07/1996 đến 31/12/2004 đã cấp được 6.230.713 người, đạt 95,3% tổng số người lao động tham gia BHXH.
Với những thành tích và kết quả trong 10 năm kế thừa và phát triển. Toàn hệ thống BHXH Việt Nam đã cso trên 1.500 tập thể, gần 3.000 cá nhân được tặng các hình thức khen thưởng từ bằng khen của BHXH Việt Nam, đến các hình thức khen thưởng cao của Chính phủ và Nhà nước.
Năm 2000, BHXH Việt Nam vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất.
II. BHXH TỈNH VĨNH PHÚC (MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH CỦA BHXH TỈNH VĨNH PHÚC).
Thấm nhuần lời dạy của Hồ chủ tịch: “thi đua là yêu nước, yêu nước thì phai thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, ngay thừ khi thành lập, BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc đã thường xuyên phát động ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32313.doc