Mở đầu
Sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã có tác động vô cùng to lớn mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội. Ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong việc ứng dụng tin học vào hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ có Tin học mà các dịch vụ ngân hàng ngày càng trở nên phong phú, thuận tiện hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn cho con người. Công ngệ thông tin đã thâm nhập vào hầu hết các hoạt động của ngành ngân hàng và ngày càng khẳng định vai trò vô cùng quan tr
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quản lý & theo dõi hoạt động Ngân hàng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọng của nó đối với lĩnh vực ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Trong những năm gần đây, Công nghệ thông tin ở nước ta đã có những bước tiến vượt bậc. Trong lĩnh vực ngân hàng việc ứng dụng công nghệ thông tin càng trở nên phổ biến. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là một chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được coi là ngân hàng đi đầu cả nước trong việc hiện đại hoá hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên hiện nay công nghệ của chúng ta vẫn còn một khoảng cách khá lớn so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng luôn là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Quá trình cho vay thường phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, yêu cầu độ chính xác cao. Việc ứng dụng của tin học vào lĩnh vực này luôn được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nhờ có công cụ tin học mà việc quản lý các hoạt động tín dụng trở nên thuận tiện hơn. Quản lý các hoạt động tín dụng cho vay là một yêu cầu không thể thiếu được đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào. ứng tin học trong hoạt động quản lý này là điều hết sức cần thiết cho các ngân hàng.
Trong Báo cáo thực tập này chúng em xin được trình bày quá trình phân tích thiết kế hệ thống quản lý và theo dõi hoạt động Ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội. Đây là một đề tài mang tính chất cấp thiết đối với ngân hàng ngoại thương Hà Nội nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung. Tín dụng, nhất là tín dụng cho vay luôn là hoạt động phức tạp có mức độ rủi do cao và yêu cầu độ chính xác luôn được đặt lên hàng đầu, chính vì lẽ đó mà việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực này là một yêu cầu bức thiết của các Ngân hàng thương mại. Hệ thống quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng cho vay cho phép có thể thực hiện quản lý và thực hiện toàn bộ quá trình cho vay của Ngân hàng, theo dõi tình hình vay vốn của khách hàng, tình hình trả nợ và dư nợ của khách hàng.
Kết cấu của Báo cáo thực tập :
Tên Báo cáo thực tập “ Quản lý và theo dõi hoạt động Ngân hàng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội “
Bố cục của Báo cáo thực tậpgồm Phần Mở Đầu, 3 chương và Phần kết luận, Phần phụ lục :
Chương I - Tổng quan về cơ sở thực tập và các vấn chuyên môn cần nghiên cứu
Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Chương II – Các vấn đề về phương pháp luận trong việc nghiên cứu đề tài
Trình bày khái quát phương pháp luận cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
Chương III - Phân tích thiết kế hệ thống quản lý và theo dõi hoạt động cho vay tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội
Trình bày chi tiết quy trình phân tích thiết kế hệ thống, thiết kế dữ liệu, thiết kế giải thuật, thiết kế giao diên của hệ thống quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng cho vay tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phần phụ lục – Một số Module chương trình trình nguồn
Lời cảm ơn
Để có thể hoàn thành được Báo cáo thực tập này chúng em phải nhờ đến sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, cơ quan thực tập, bạn bè, người thân. Những người đã trực tiếp, gián tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện Báo cáo thực tập.
Đặc biệt là thầy Cao Diệp Thắng và các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin Trường Cao đẳng KT KT CN I Hà nội. Đã hết sức hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong quá trình làm báo cáo.
Sau cùng chúng em xin được gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình, bạn bè những người giúp đỡ, tạo mọi điều kiện từ vật chất đến tinh thần cho em có thể hoàn thành được Báo cáo thực tập này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm Sinh viên :
Phan Tiến Dũng
Hoàng Quốc Khương
Ngô Lệ Huyền
Nguyễn Diệu Linh
Đào Phương Nam
Đặng Thị Quỳnh
Nguyễn Đức Trung
Chương 1
Tổng quan về cơ sở thực tập,
các vấn đề chuyên môn cần nghiên cứu
I- Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1963, với tư cách Ngân hàng phục vụ đối ngoại duy nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức tiền thân của Ngân hàng Ngoại thương là cục ngoại hối Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 177/NH.QĐ ngày 22/12/1984 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chi nhánh chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01 tháng 03 năm 1985 với mụch đích phục vụ nhu cầu vốn để phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô. Đây là thời kỳ nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước.
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có trụ sở tại 78 Nguyễn Du - đây là địa điểm lý tưởng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và các chi nhánh cấp 2 tại Thành Công, Cầu Giấy, một quầy đổi tiền tại sân bay Nội Bài, Phòng giao dịch Số 2 Hàng Bài.
Từ khi đổi mới đến nay nền kinh tế thủ đô đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống của nhân dân được nâng nên rõ rệt. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô trong từng giai đoạn cụ thể. Phân tích thế mạnh và lợi thế so sánh của mình, Chi nhánh đã hoạch định chiến lược, mục tiêu kinh doanh cụ thể nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn, hạn chế thấp nhất rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng. Với nhận thức đó trong quá trình hoạch định chính sách, cũng như mục tiêu kinh doanh, Chi nhánh luôn hướng tới và coi trọng công tác tín dụng, cho vay các dự án và phương án kinh doanh, phục vụ sản xuất có hiệu quả, đặc biệt là những dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển của thành phố. Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ngoài cho vay các phương án phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu ngắn hạn, còn cho vay để đầu tư vào các công trình. Sau đây là sơ bộ về quá trình hoạt động và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội :
Bằng nguồn vốn vay ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội các doanh nghiệp của Thủ đô nhập các thiết bị, máy móc nhằm đổi mới công nghệ cũng như nguyên vật liệu và hàng hoá máy móc phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên trong những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ chậm. Lý do đây là thời đầu đổi mới các doanh nghiệp của Thủ đô chập chững bước vào nền kinh tế thị trường, còn nhều bỡ ngỡ và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Trong khi đó tỷ giá hối đoái, không khuyến khích nhà xuất khẩu. Còn cơ chế thương mại thì hạn chế xuất - nhập khẩu, chỉ có một số ít doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất – nhập khẩu trực tiếp. Tất cả các yếu tố đó đã tác động không tốt đến công tác tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
Những năm đầu mới thành lập, nguồn vốn ngoại tệ còn hạn hẹp, nhu cầu vốn cho tín dụng lớn hơn khả năng huy động vốn, do vậy Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vay bù đắp vốn ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để cho vay. Bắt đầu từ năm 1998, Nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng mạnh, năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù dư nợ tín dụng có tăng nhưng không bằng tốc độ tăng của huy động vốn, công tác huy động vốn tạo đà đắc lực cho công tác tín dụng phát triển. Công tác tín dụng phát triển tạo thuận lợi cho tăng nhanh huy động vốn. Từ đó trong sử dụng vốn, ngoài nghiệp vụ cho vay còn có nghiệp vụ kinh doanh tiền gửi, ở đây thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là : an toàn và hiệu quả cho toàn hệ thống, vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chủ yếu được gửi ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam , tạo điều kiện cho Ngân hàng Ngoại thương tăng thêm nguồn lực đầu tư vào các dự án lớn cho thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung
Từ năm 1992, sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông âu sụp đổ, nước ta đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực. Trên lĩnh vực tài chính Ngân hàng nước ta đã khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính trên thế giới như : Quỹ tiền tệ quốc tế: IMF, Ngân hàng thế giới: WB, Ngân hàng phát triển Châu á: ADB. Các chính sách kinh tế vĩ mô như: điều hành tỷ giá, kiềm chế lạm phát. v.v.. đã phát huy tác dụng, nền kinh tế nước ta đã phát triển với tốc độ tương đối cao. Nhu cầu nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu và hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống tăng nhanh. Trong khi đó Ngân hàng Ngoại thương là Ngân hàng chủ đạo phục vụ kinh tế đối ngoại lúc bấy giờ. Thanh toán xuất nhập khẩu qua hệ thống Ngân hàng Ngoại thương chiếm tỷ trọng khá cao trong nền kinh tế quốc dân. Có thể nói các nghiệp vụ Ngân hàng phục vụ cho kinh doanh xuất nhập khẩu là nghiệp vụ truyền thống cuả Ngân hàng Ngoại thương đây là thế mạnh mà Ngân hàng Ngoại thương cần duy trì và phát triển. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã luôn phát huy thế mạnh của mình trong quá trình hoạt động và phát triển.
Tuy những năm này tốc độ phát triển tín dụng rất nhanh song tăng trưởng nguồn vố ngoại tệ còn nhanh hơn nhiều. Như vậy luôn có một số lượng vốn ngoại tệ dư được gửi tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra tại một số nước Đông Nam á và Châu á vào năm 1997 đã cá tác động lớn đến nền kinh tế nước ta. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho một loạt doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn tới đổ bể tín dụng, vỡ nợ tác động đến việc tăng trưởng của dư nợ tín dụng. Dư nợ tín dụng ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giảm dần, trong khi nguồn vố huy động ngoại tệ vẫn tăng nhanh, số dư tiền gửi ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tại Ngân hàng Ngoại thương trung ương lại càng tăng, nghiệp vụ tiền gửi đã mang lại nguồn thu đáng kể cho Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội do chênh lệch lãi suất giữa việc sử dụng vốn và huy động vốn ngoại tệ.
Ngay từ ngày thành lập, công tác huy động vốn bằng VNĐ luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng của chi nhánh. Dư nợ bằng VNĐ luôn tăng trưởng, phục vụ chủ yếu cho thu mua, sản xuất hàng xuất khẩu và nhập khẩu hàng thiết yếu của sản xuất và đời sống. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn có số dư tiền gửi của khách hàng chờ thanh toán ở mức cao, đây là nguồn vố có lãi suất thấp ( lãi suất không kỳ hạn ), với chức năng của Ngân hàng Thương mại là : Tạo nguồn vốn có kỳ hạn từ nguốn vốn không kỳ hạn ( Chức năng tạo tiền của Ngân hàng Thương mại ). Đó chính là lợi thế của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong việc cạnh tranh về mặt lãi suất.
Trong sử dụng vốn VNĐ, ngoài vốn để cho vay và đảm bảo khả năng thanh toán hàng ngày, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội còn thừa vốn, qua tính toán lãi suất huy động vốn đầu vào, xem xét để thực hiện các cuộc mua kỳ phiếu cũng như gửi tiền ở các Ngân hàng Thương mại khác. Nhờ đó đã tăng thêm hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng vốn của chi nhánh. Tuy nhiên, thực hiện mục tiêu kinh doanh của toàn hệ thống nguồn vốn VNĐ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chủ yếu được tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Kể từ khi thành lập, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội không ngừng phát triển, từng bước khẳng định là một chi nhánh Ngân hàng vững mạnh trên địa bàn thủ đô. Từ chỗ chỉ có 5 phòng khi mới thành lập, đến nay chi nhánh đã có 9 phòng và các chi nhánh cấp 2 đó là các chi nhánh Thành Công và Chi nhánh Cầu Giấy, một quầy đổi tiền ở sân bay Nội Bài, sắp tới Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội sẽ mở thêm chi nhánh tại Gia Lâm và ở một số nơi khác . Số cán bộ nhân viên của chi nhánh từ 58 người tăng lên 104 người và còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển và mở rộng của chi nhánh Số cán bộ có trình độ trên đại học trở lên chiếm trên 90%, tuổi đời bình quân là 33,5 tuổi. Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có trình độ, có kinh nghiệm có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần đoàn kết và có chí hướng vươn lên trong công việc. Đó là yếu tố quan trọng giúp chi nhánh là doanh nghiệp được Nhà nước xếp hạng I, có tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu : nguồn vốn, sử dụng vốn, lợi nhuận v.v. năm sau cao hơn năm trước. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã và đang có chính sách khuyến khích cử cán bộ công nhân viên đi học tập và đào tạo nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng trong công việc.
Sau 20 năm đi vào hoạt động Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc, luôn là lá cờ đầu trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Các chỉ tiêu huy động vốn – dư nợ lợi nhuận
Từ năm 1985 đến năm 2000
Đơn vị tính: 1 triệu đồng và 1000 USD
Năm
Huy động vốn
Dư nợ
Lợi nhuận
Việt Nam Đồng
Ngoại tệ
Việt Nam Đồng
Ngoại tệ
Việt Nam Đồng
1985
881
3.365
502
856
4.1
1986
3.840
2.929
648
3700
61
1987
10.736
2.973
3.117
5.182
236
1988
24.826
6.318
15.658
4.764
2.160
1989
20.372
12.146
11.050
7.743
4.173
1990
36.432
16.288
18.206
5.738
1.840
1991
57.410
23.220
25.383
5.931
5.958
1992
67.830
29.058
10.204
8.269
8.657
1993
70.702
27.536
25.511
20.082
8.089
1994
120.933
46.606
56.018
35.420
13.250
1995
314.318
55.354
68.744
32.016
20.663
1996
370.512
50.998
90.326
22.177
31.180
1997
407.556
65.660
111.894
12.209
24.014
1998
449.127
90.274
110.771
12.105
24.649
1999
454.398
109.957
209.529
13.796
28.012
2000
520.072
154.242
263.317
14.486
34.650
Nguồn : Niên giám 15 năm Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Chi nhánh đã nộp cho ngân sách của Hà Nội hàng trăm tỷ đồng, góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của thủ đô trong suốt thời gian qua. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cũng như các chi nhánh khác của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang hàng ngày khắc phục những khó khăn, yếu kém làm lành mạnh hoá tình hình tài chính, thực hiện thành công lộ trình cơ cấu lại Ngân hàng Thương mại để xây dựng Ngân hàng Ngoại thương thành một Ngân hàng Thương mại hàng đầu của Việt Nam, đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trong khu vực, phù hợp với xu thế mở cửa và hội nhập.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Do vậy tình cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cũng có những bước tiến đáng kể. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu như : quy mô cho vay, cơ cấu cho vay và chất lượng cho vay. Đặc biệt chất lượng cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ngày càng được nâng cao.
Tình hình tăng trưởng cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Từ năm 1997 – 2000 ( quy ra VNĐ )
Đơn vị : triệu đ.
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
1998
So với 1997
1999
So với 1998
2000
So với 2000
1-Doanh số cho vay
810.757
985.510
121,55%
1.884.914
187,20%
1872.341
101.49%
2-Doanh số thu nợ
879.788
973.040
110.60%
1.709.406
175.68%
1.810.220
105.90%
3-Dư nợ
268.031
289.922
108,17%
402.894
138,97%
473.382
117,50%
Nguồn : B/C hoạt động kinh doanh của NHNT Hà Nội (1997 – 2000)
Sau gần 20 năm đi vào hoạt động chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của thủ đô trong những năm qua. Từ khi thành lập đến nay mặc dù trải qua nhiều thăng trầm của nền kinh tế nhưng Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vẫn vững vàng đi lên, tạo được lòng tin đối với các doanh nghiệp của thủ đô nhất là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
2. Những kết quả đã đạt được cho đến năm 2001
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là địa chỉ đáng tin cậy của khách hàng trên địa bàn thủ đô với số lượng khách hàng hiện nay là 19.250, quản lý khoảng 43.000 tài khoản tiết kiệm và kỳ phiếu ( Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội quản sổ tiết kiệm và kỳ phiếu bằng tài khoản ), có 3.500 tài khoản cá nhân giao dịch. Bình quân một ngày có khoảng 2.000 giao dịch được thực hiện. Chi nhánh là đơn vị đầu tiên của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương đã triển khai công nghệ “ Ngân hàng bán lẻ “ là một công nghệ ngân hàng hiện đại vào tháng 9 năm 2000, tạo điều kiện cho Ngân hàng Ngoại thương áp dụng khoa học kỹ thuật vào nghiệp vụ ngân hàng, giúp cho nối mạng ONLINE ( trực tuyến ) trong toàn hệ thống
Với tác phong phục vụ tận tình chu đáo, công nghệ ngân hàng tương đối hiện đại và chỉ số an toàn cao, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có nguồn vốn huy động tăng nhanh và chiếm tỷ trọng đáng kể so với hơn 90 tổ chức Tín dụng khác trên địa bàn Hà Nội :
Tháng 12 năm 1997 : Tổng nguồn vốn qui VNĐ đạt 1.084 tỷ, chiếm 3,68% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn
Tháng 12 năm 1998 : Tổng nguồn vốn qui VNĐ đạt 1.587 tỷ, tăng 51,4% so với năm trước, chiếm 3,68% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn
Tháng 12 năm 1999 : Tổng nguồn vốn qui VNĐ đạt 2.065 tỷ, tăng 30,1% so với năm trước, chiếm 3,68% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn
Tháng 12 năm 2000 : Tổng nguồn vốn qui VNĐ đạt 2.757 tỷ, tăng 33,5% so với năm trước, chiếm 3,68% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn
Đến 31 tháng 7 năm 2001 : Tổng nguồn vốn qui VNĐ đạt 3.198 tỷ, tăng 15,08% so với cuối năm trước, chiếm 3,68% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có nguồn vốn tương đối lớn luôn luôn đáp ứng được mọi nhu cầu nguồn vốn cho vay với lãi suất thấp. Ví dụ vào 31/07/2001, nguồn vốn VNĐ của chi nhánh dồi dào trong khi các Ngân hàng Thương mại khác lại hết sức căng thẳng. Lãi suất huy động vốn thấp, bình quân là 0,322% tháng ở thời điểm trên khi Ngân hàng Nhà Nước đã công bố lãi suất cơ bản VNĐ là 0,65% tháng
Dư nợ cho vay hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước, nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội góp một phần vốn vào sự nghiệp phát triển kinh tế của thủ đô, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tạo ra cho mình được nhiều khách hàng truyền thống có bề dày thời gian gắn bó, họ luôn mong muốn có được những dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Còn Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn lắng ý kiến của khách háng, đổi mới phong cách và chất lượng phục vụ đồng thời với mức phí cạnh tranh, nhằm thu hút và mở rộng cho vay theo hướng : đa loại hình, đa phương thức, đa thành phần kinh tế, dần chọn lọc khách hàng để đưa vào đội ngũ khách hàng truyền thống.
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã và đang hướng tới đa phương thức và hình thức cho vay. Năm 1999 chỉ cho vay theo phương thức từng lần và cho vay theo dự án đầu tư là chủ yếu, đến năm 2000 phát triển các phương thức cho vay như : cho vay theo hình thức đồng tài trợ, cho vay theo hạn mức tín dụng. Đó là hai hình thức cho vay tạo điều kiện cho khách hàng và cho cả Ngân hàng nhằm mục đích mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay. Chi nhánh đã chú trọng hơn vào cho vay trung và dài hạn đem nguồn vốn vào phục vụ các dự án phát triển kinh tế của Hà Nội và cả nước, làm thay đổi dần cơ cấu dư nợ, dư nợ cho vay trung và dài hạn đang tăng lên cả về số lượng và tỷ trọng.
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã và đang hướng tới cho vay đa thành phần kinh tế. Dư nợ của các thành phần kinh tế ngoài Doanh nghiệp Nhà Nước đang tăng lên về cả số lượng và tỷ trọng. Nhiều công ty cổ phần, công ty TNHH chi nhánh đã cho vay tín chấp và nhận thấy rằng đây là thành phần kinh tế tiềm năng.
Chính sách lãi suất cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội linh hoạt, cạnh tranh và có tính chất định hướng rõ ràng là : ưu tiên các Doanh nghiệp sản suất đặc biệt là các Doanh nghiệp sản suất hoặc thu mua hàng xuất nhập khẩu.
Tóm lại, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã và đang khẳng định mình là một Ngân hàng Thương mại kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn thủ đô. Nguồn vốn cho vay của chi nhánh góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội .
3. Các hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cũng giống như hoạt động của các Ngân hàng Thương mại khác. Ngày nay hoạt động của Ngân hàng Thương mại hết sức đa dạng và phong phú. Tuy nhiên có thể khái quát toàn bộ hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng Thương mại như sau :
- Nhận tiền gửi : Ngân hàng Thương mại được nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức, các đơn vị kinh tế và các Ngân hàng Thương mại khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Dịch vụ thanh toán : Trong quá trình làm trung gian thanh toán, Ngân hàng Thương mại cung ứng các dịch vụ thanh toán sau : thực hiện thanh toán trong nước cho khách hàng, thanh toán quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. Ngân hàng có thể sử dụng tiền nhàn rỗi của các dịch vụ thanh toán vào mục đích kinh doanh cũng như tài trợ. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhất bởi vì tiền của khách hàng ở Ngân hàng Thương mại chủ yếu với mục đích giao dịch chứ không phải mục đích sinh lời.
- Tài trợ cho nền kinh tế : Tài trơ cho nền kinh tế là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng Thương mại, nó bao gồm các hoạt động sau : cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vay nhằm đáp ứng nhu cầu sản suất kinh doanh; đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh, các công trình; cho các cá nhân doanh nghiệp thuê tài chính; bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.
- Kinh doanh ngoại tệ : Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội kinh doanh ngoại tệ nhằm phục vụ khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội kinh doanh ngoại tệ nhằm tìm kiếm lợi nhuận thông qua thị trường ngoại tệ trong và ngoài nước.
- Kinh doanh chứng khoán : Ngân hàng Thương mại phát hành chứng khoán để thu hút vốn kinh doanh, mua bán các chứng khoán trên thị trường chứng khoán, phát hành chứng khoán cho các công ty và cho nhà nước. Đây là hình thức hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương trong nhiều năm qua
- Dịch vụ khác : Ngân hàng Thương mại có các dịch vụ khác trên thị trường như : dịch vụ tư vấn; dịch vụ ngân quỹ; kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm; kinh doanh bất động sản; nghiệp vụ uỷ thác đại lý; dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ… Các dịch vụ này giúp Ngân hàng thu được một khoản lợi nhuận đáng kể.
4. Giới thiệu về các dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
a/ Dịch vụ bảo lãnh. Bằng kinh nghiệm hoạt động, uy tín lâu năm của mình Ngân hàng Ngoại thương đã trở thành bạn hàng đáng tin cậy của mọi khách hàng không phân biệt thành phần kinh tế. Với các nghiệp vụ bảo lãnh phong phú, thuận tiện, mức phí hấp dẫn luôn thu hút được khách hàng. Các loại bảo lãnh chủ yếu : Bảo lãnh bằng vốn ( vốn trong nước và vốn nước ngoài ), bảo lãnh thanh toán và thư tín dự phòng, bảo lãmh hợp đồng, bảo lãnh dự phòng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh chất lượng sản phẩm…
b/ Dịch vụ cho vay. Trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn duy trì được một lượng vốn lớn đáp ứng được nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cho vay xuất nhập khẩu. Thủ tục cho vay nhanh gọn, thuận tiện, lãi suất hấp dẫn, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao.
c/ Dịch vụ chuyển tiền. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nhận chuyển tiền cho quý khách trong và ngoài nước. Nhờ mạng lưới rộng khắp nên việc chuyển tiền được thuận tiện, giá cước thuận tiện.
d/ Dịch vụ thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế luôn là hoạt động mạnh nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đây chính là Ngân hàng của Việt Nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại. Là Ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam tham gia vào mạng thanh toán quốc tế SWIFT. Ngân hàng Ngoại thương 5 năm liền được công nhận là Ngân hàng có chất lượng thanh toán SWIFT tốt nhất.
e/ Dịch vụ Ngân hàng đại lý. Năm 2002 VietComBank triển khai hệ thống E- Bank , thanh toán điện tử giữa VietCombank với các Ngân hàng đại lý trong nước
f/ Dịch vụ kỳ phiếu. Tuỳ theo nhu cầu vốn ngắn hạn trong từng thời kỳ, Ngân hàng Ngoại thương phát hành kỳ phiếu. Đây là hình thức đầu tư an toàn với lãi suất cao, được đảm bảo bí mật.
g/ Dịch vụ chiết khấu chứng từ. Tạo thuận lợi cho các khách hàng có nhu cầu vốn tạm thời khi những chứng từ chưa đến hạn thanh toán, hoặc các khách hàng xuất khẩu đang chờ Ngân hàng nước ngoài thanh toán khi đã xuất trình chứng từ thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương thì Ngân hàng có thể áp dụng dịch vụ này.
5. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Tổ chức bộ máy của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội theo Quyết định số 287/QĐ/TCCB-ĐT ngày 27/7/2000 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gồm có các phòng sau :
1 – Phòng tín dụng – Tồng hợp
2 – Phòng Kế toán và Tài chính
3 – Phòng thanh toán Xuất Nhập khẩu
4 – Phòng hành chính nhân sự
5 – Phòng Ngân quỹ
6 – Phòng Tin học
7 – Phòng dịch vụ Ngân hàng
8 – Phòng giao dịch số 2 Hàng Bài
9 – Tổ Kiểm tra và kiểm toán nội bộ
Mỗi phòng do Trưởng phòng điều hành và có một số Phó trưởng phòng giúp việc.
Ngoài ra Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội còn có các chi nhánh cấp 2 :
ã Chi nhánh cấp 2 Thành Công có 5 phòng chức năng
ã Chi nhánh cấp 2 Cầu Giấy có 5 phòng chức năng
Trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động ở các quận huyện khác trong thành phố như : Thanh Xuân, Ba Đình, Gia Lâm, Thanh Trì v.v.
1. Tình ứng dụng công nghệ thông tin tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Trang thiết bị và công nghệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được đánh giá là một Ngân hàng trong nước đi đầu về lĩnh vực công nghệ, nói chung là hiện đại với tiêu chuẩn 1 người một máy tính, hệ thống máy tính được nối mạng trực tuyến ( ONLINE ) trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
Hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã mở rộng hoạt động của mình xuống các chi nhánh cấp 2. Các chi nhánh này được nối mạng với chi nhánh cấp 1, chi nhánh lại được nối với Ngân hàng Ngoại thương trung ương. Các nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hầu hết được thực hiện thông qua máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng của ngân hàng, các trương trình này đều được cài đặt trên Host và được quản lý một cách thống nhất. Hệ thống mạng máy tính của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội sử dụng hệ điều hành WINDOWS NT 4.0, đây là hệ điều hành mạng thông dụng hiện nay. WINDOWS NT 4.0 là hệ điều hành của hãng Microsoft, được thiết kế để hoạt động trong vai trò cả máy phục vụ và máy sử dụng trong môi trường mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN), hệ điều hành này có chế độ bảo mật cao rất phù hợp với hoạt động của Ngân hàng.
Hiện nay hầu hết các dữ liệu của Ngân hàng ngoại thương được lưu trữ bằng FOXPRO, nhiều chương trình cũng được thiết kế bằng ngôn ngữ này. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc ứng dụng công nghệ : một nghiệp vụ phải sử dụng nhiều chương trình khác nhau trên chương trình của Ngân hàng bán lẻ. Do mới sử dụng nên chương trình Ngân hàng bán lẻ vẫn còn một số lỗi nhất định vẫn còn một số lỗi nhất định, gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc quản lý các món vay, đặc biệt là khi tính lãi tiền vay.
Toàn bộ hoạt động của hệ thống mạng máy tính của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được thực hiện bởi Phòng Tin học. Phòng Tin học của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội bao gồm các kỹ sư, cử nhân có trình độ, kinh nghiệm, năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tin học
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tin học được quy định tại quyết định số 16/QĐ-NHNTHN ngày 01/8/2000 của giám đốc chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội bao gồm :
- Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ Ngân hàng, cải tiến, bổ sung các chương trình phần mềm hiện có và xây dựng các chương trình phần mềm mới phục vụ cho hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
- Quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của chi nhánh. Bảo mật các số liệu trong máy tính và mạng theo quy chế của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội và Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ban hành.
- Tiếp nhận các quy trình kỹ thuật và các chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ của Ngân hàng Việt Nam để triển khai tại chi nhánh và có trách nhiệm bảo quản các phần mềm đó như những tài sản khác của cơ quan.
- Xây dựng kế hoạch vật tư, trang bị mới và bảo hành các thiết bị tin học nhằm phục vụ cho hoạt động hàng ngày và phát triển kỹ thuật tin học tại chi nhánh .
- Thực hiện quản trị mạng của toàn bộ hệ thống mạng của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
- Truyền và tiếp nhận thông tin trong nội bộ cơ quan theo chế độ quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chi nhánh.
-Chịu trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn nghiệp vụ tin học cho các phòng ban khi cần thiết và khi có quy trình mới.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác trong lĩnh vực tin học mà giám đốc giao
3. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chủ yếu là các hoạt động cho vay. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn có bước phát triển và là địa chỉ đáng tin cậy cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp của thủ đô.
Hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đang áp dụng các cơ cấu cho vay như sau :
- Cho vay theo hình thức chủ sở hữu. Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và tư nhân. Dư nợ phân theo hai thành phần chính đó là DNNN và doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
- Cơ cấu cho vay theo thời hạn. Cho vay theo thời hạn bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cho vay chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn, còn dài hạn thì chưa được phát triển. Dư nợ được phân theo từng hình thức cho vay.
- Cho vay xuất nhập khẩu : Như đã đề cập ở trên Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là Ngân hàng Thương mại đối ngoại đầu tiên của thủ đô, đó là đặc điểm quan trọng, nó chi phối đến toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Với đặc điểm đó dư nợ cho vay xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chiếm đa số trong tổng dư nợ.
- Cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cho vay không có bảo đảm (tín chấp ) là chủ yếu, đó là cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào phương án kinh doanh và uy tín của khách hàng. Tuy nhiên tuỳ theo phương án kinh doanh và uy tín của khách hàng mà Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cho khách hàng vay có đảm bảo. Tức là đòi hỏ._.i khách hàng phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba.
Việc phân loại các cơ cấu cho vay như vậy giúp cho Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có thể quản lý tốt hơn hoạt động tín dụng của mình, thuận tiện trong việc theo dõi các khoản nợ của khách hàng.
Quy trình cho vay vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được thực hiện thông qua các bước sau :
- Kiểm tra thẩm định trước khi vay bao gồm các công việc : thu nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định tính khả thi, hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ và lập tờ trình thẩm định
- Kiểm tra trong và sau khi cho vay, tính lãi và thu lãi, thu nợ. Các công việc chủ yếu như sau : kiểm tra, kiểm soát vốn vay, gia hạn nợ, thu nợ…
4. Đề tài nghiên cứu
Sau giai đoạn tìm hiểu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chúng em được tìm hiểu về chức năng, vai trò và các hoạt động của Ngân hàng và tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại đây chúng em quyết định chọn đề tài : Xây dựng phần mềm “ Quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ”
Quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng của Ngân hàng bao gồm các công việc như : Quản lý các món vay theo các cơ chế đã phân loại ở trên, quản lý theo dõi tình hình công nợ của khách hàng, quản lý quá trình thu nợ, tính lãi vay, thu lãi, hàng tháng in ra các báo cáo về tình hình cho vay phân theo các loại khác nhau, các khoản nợ quá hạn, các báo cáo tín dụng chi tiết , các báo cáo tín dụng theo thành phần kinh tế...
Đây là vấn đề mang tính thực tiễn cao, nó giúp cho cán bộ tín dụng thuận tiện hơn trong công việc của mình. Hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có các phần mềm thực hiện các chức năng này nhưng chúng là các phần mềm riêng lẻ chưa thống nhất vẫn còn một số yêu cầu chưa thực hiện được như việc gia hạn nợ đối vơi khách hàng.
Mục tiêu nghiên cứu : Nghiên cứu hệ thống về hoạt động tín dụng cho vay, phân tích thiết kế hệ thống thông tin tin học hoá cho quá trình này
Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng tổng hợp các phương pháp để phát triển một hệ thống thông tin.
5. Giới thiệu chung về JSP/Servlet
Lập trình Web là xu thế phát triển của công nghệ phần mêm đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư cũng như người dùng Web. Không như mô hình lập trình Desktop thông thường truyền thống. Web thường gắn với internet, có rất nhiều kỹ thuật, ngôn ngữ cũng như môi trường phát triển ứng dụng Web, đó là ASP, Perl, PHP, Coldfusion, JSP… Trong số đó, JSP/Servlet (Nền tảng dựa trên ngôn ngữ lập trình Java) có thể nói rất phù hợp với lập trình Web và là sự lựa chọn sáng giá nhất.
Khi lập trình ứng dụng Web với JSP/Servlet cần phải có một cái nhìn tổng quát về ngôn ngữ lập trình và môi trường Java.
Java được thiết kế cho mục đích đa nền ( Không phụ thuộc vào bất kỳ hệ điều hành nào) nên mã của chương trình Java sau khi biên dịch thường ra một một dạng file nhị phân khác với các file thực thi nhị phân của Windows như: .exe hay .com Java biên dịch ra mã nhị phân gọi là byte-code và được triệu gọi thực thi trong máy ảo Java thường mang tên mở rộng là .class. Máy ảo Java là một trình biên dịch bình thường có khả năng biên dịch các mã byte-code tương tự như bộ xử lý của máy tính thực thi các mã nhị phân là các chỉ thị của mã máy.
Java có thể dùng để viết chương trình ứng dụng tương tự như mọi ngôn ngu lập trình khác. Java thiên về lập trình cho các ứng dụng mạng và Internet, ngoài ra có thể viết Applet hoặc Servlet hay mã trong JSP là những thành phần ứng dụng đặc biệt dung cho trình duyệt( Browser) và trình chủ (Web server).
Applet là những mẩu trình nhỏ được nhúng và chạy ngay trên trình duyệt. Applet giúp bạn thực hiện rất nhiều tương tác động bên trong trình duyệt. Applet cho bạn những khả năng lập trình mạnh mẽ như giao tiếp với Web server, thực hiện những công việc tính toán phức tạp,vẽ đồ thị , bảo mật…
Servlet là một thành phần đối tượng chủ yếu phục vụ cho các mục đích tích hợp và chạy trên các trình chủ Web server. Nó giúp xử lý và tạo ra các trang Web động, Servlet có thể kết hợp với các trang script chạy trên máy chủ dùng mã Java để sinh trang Web động, tương tác với cơ sở dữ liệu.
Chính vì những ứng dụng mạnh mẽ của JSP/ Servlet ở trên mà em đã trọn công cụ này để lập trình các ứng dụng của chương trình quản lý tín dụng trên mạng.
Chương 2
Cơ sở phương pháp luận trong việc nghiên cứu
đề tài
I - Các khái vấn đề cơ bản về hệ thống thông tin
1. Hệ thống thông tin
Trong bất kỳ một tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị nào cũng đều tồn tại một hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin là tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu… thực hiện hoạt động thu thập , lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập hợp các dàng buộc được gọi là môi trường. Để có thể nhìn nhận một cách trực quan về hệ thống thông tin người ta thường tiến hành mô hình hoá hệ thông tin. Nhờ việc mô hình hoá các hệ thống thông tin mà nhà quản lý có thể thực hiện một cách tốt hơn công việc quản lý của mình. Trong mỗi tổ chức thì mô hình hệ thống thông tin có một đặc thù riêng, tuy nhiên chúng vẫn tuân theo một quy tắc nhất định. Sau đây là mô hình hệ thống thông tin tổng quát.
Mô hình hệ thống thông tin :
Nguồn
Thu thập
Lưu trữ và xử lý
Đích
Phân phát
Kho dữ liêu
Nhằm giúp cho công việc đánh giá phân tích hệ thống thông tin một cách thuận lợi người phân tích cần tiến hành phân loại hệ thống thông tin. Hiện nay tồn tại nhiều cách phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức, nhưng có hai các phân loại thông dụng nhất là:
Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra
Phân loại theo theo lĩnh vực và mức độ ra quyết định
2. Cơ sở dữ liệu
Một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống thông tin đó là cơ sở dữ liệu của hệ thống. Trong bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào, các nhà doanh nghiệp luôn phải lưu trữ và xử lý dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý cũng như hoạt động của doanh nghiệp đó. Dữ liệu có tầm quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp hay tổ chức, do vậy mỗi khi phân tích, thiết kế một hệ thống thông tin thì yêu cầu đối bắt buộc đối với các phân tích viên là làm việc với cơ sở dữ liệu
Khi máy tính điện tử chưa ra đời thì tất cả các thông tin đó vẫn được thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích và cập nhật. Các dữ liệu này được ghi trên các bảng, ghi trong sổ sách, ghi trong các phích bằng bìa cứng… và ngay trong đầu của nhân viên làm việc. Ngày nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính mà việc xử lý, lưu trữ dữ liệu trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn rất nhiều. Sự bùng nổ của Internet và thương mại đã tạo điều kiện cho việc thiết kế các cơ sở dữ liệu tập trung có khối lượng lớn và được chia sẻ cho nhiều người dùng khác nhau.
Các khái niệm chủ yếu liên quan đến cơ sở dữ liệu cần phải quan tâm :
Thực thể ( Entity ). Thực thể là một đối tượng nào đó mà nhà quản trị muốn lưu trữ thông tin về nó. Chẳng hạn như nhân viên, máy móc thiết bị, hợp đồng mua bán, khách hàng… Điều quan trọng là khi nói đến thực thể cần hiểu rõ là nói đến một tập hợp các thực thể cùng loaị.
Trường dữ liệu ( Field ). Để lưu trữ thông tin về từng thực thể mà người ta thiết lập một bộ thuộc tính để ghi các giá trị cho các thuộc tính đó. Mỗi thuộc tính được gọi là một trường. Nó chứa một mẩu tin về thực thể cụ thể. Nhà quản lý kết hợp với các chuyên viên hệ thống thông tin để xây dựng lên những bộ thuộc tính như vậy cho các thực thể.
Bản ghi ( Record ). Tập hợp bộ giá trị của các trường của một thực thể cụ thể làm thành một bản ghi.
Bảng ( Table ). Toàn bộ các bản ghi lưu trữ thông tin cho một thực thể tạo ra một bảng mà mỗi dòng là một bản ghi và mỗi cột là một trường.
Cơ sở dữ liệu ( Data Base ) được hiểu là tập hợp các bảng có liên quan với nhau được tổ chức và lưu trữ trên các thiết bị hiện đại của tin học, chịu sự quản lý của một hệ thống chương trình máy tính, nhằm cung cấp thông tin cho nhiều người dùng khác nhau với những mục đích khác nhau.
Cập nhật dữ liệu : Đây là nhệm vụ không thể thiếu được khi sử dụng cơ sở dữ liệu. Xu thế hiện nay của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu là làm dễ dàng cho việc tạo và nhập dữ liệu. Thể thức dữ liệu được nhập vào cơ sở dữ liệu không giống như thể thức dữ liệu được nhìn thấy. Hiện nay hầu hết các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu đều cho phép ta sử dụng giao diện đồ hoạ để nhập dữ liệu, điều này giúp cho người dùng dễ dàng khi nhập dữ liệu.
Truy vấn dữ liệu. Truy vấn dữ liệu là làm thế nào để lấy được dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Để thực hiện được nhiệm vụ này ta phải có cách thức nào đó giao tác với cơ sở dữ liệu. Thông thường là thông qua một dạng nào đó của ngôn ngữ truy vấn.
ã Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL ( Structured Query Language ). Là ngôn ngữ phổ dụng nhất dùng để truy vấn các cơ sở dữ liệu hiện nay. Việc viết một lệnh SQL đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ năng, nhất là những truy vấn phức tạp trong một cơ sở dữ liệu lớn có nhiều thực thể.
ã Truy vấn bằng ví dụ QBE ( Quyre By Example ). Nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu có cách thức đơn giản hơn để giao tác với cơ sở dữ liệu dựa vào khái niệm QBE. QBE tạo cho người sở dụng một lưới điền hoặc một mẫu để xây dựng cấu trúc một mẫu hoặc mô tả dữ liệu mà họ muốn tìm kiếm
Lập các báo cáo ( Report) từ cơ sở dữ liệu. Thường thì các hệ quản trị cơ sở dữ liệu bổ sung tính năng lập báo cáo cho việc truy vấn dữ liệu. Báo cáo là những dữ liệu được kết xuất ra từ cơ sở dữ liệu, được tổ chức và đưa ra dưới dạng in ấn. Tuy nhiên báo cáo vẫn có thể được thể hiện ra trên màn hình. Lập báo cáo là một bộ phận đặc biệt của hệ quản trị cơ sở dữ liệu được dùng để lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu đẻ xử lý và đưa ra cho người sử dụng dưới một thể thức sử dụng được.
Cấu trúc tệp và mô hình dữ liệu. Dữ liệu phải tổ chức theo một cách nào đó để không dư thửa và dễ dàng tìm kiếm, phân tích và hiểu được chúng. Vì vậy cơ sở dữ liệu cần phải cấu trúc lại. Để lưu trữ dữ liệu chúng ta cần một cơ chế đẻ gắn kết các thực thể mà chúng có mối quan hệ tự nhiên giữa cái nọ với cái kia. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường sử dụng 3 mô hình sau để chế ngự các mối quan hệ nào đó :
ã Mô hình phân cấp ( Hierarchical Model )
ã Mô hình mạng lưới ( Network Model )
ã Mô hình quan hệ ( Relational Model )
3. Phân tích, thiết kế một hệ thống thông tin
Phát triển một hệ thống thông tin nhằm mục tiêu cuối cùng là cung cấp cho nhà quản lý một công cụ quản lý tốt nhất. Để có thể đạt được mục tiêu đó thì hệ thống thông tin cần phải trải qua một công đoạn gọi là công đoạn phân tích thiết kế. Đây là công việc chủ đạo trong quá trình phát triển một hệ thống thông tin. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin lại bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại có các công việc cụ thể
a/ Đánh giá yêu cầu
Một dự án phát triển hệ thống không tự động tiến hành ngay sau khi có bản yêu cầu. Vì loại dự án này đòi hỏi đầu tư không chỉ tiền bạc, thời gian mà cả nguồn nhân lực, do đó quyết định về vấn đề này phải được thực hiện sau một cuộc phân tích cho phép xác định cơ hội và khả năng thực thi. Sư phân tích này được gọi là đánh giá hay thẩm định yêu cầu, đôi khi nó được gọi là nghiên cứu khả thi và cơ hội.
Đánh giá đúng yêu cầu là quan trọng cho việc thành công của một dự án. Một sai lầm trong giai đoạn này có thể làm lùi bước của toàn bộ dự án, kéo theo những chi phí lớn cho tổ chức.
Đánh giá yêu cầu gồm có 4 công đoạn : Lập kế hoạch, làm rõ yêu cầu, đánh giá khả năng thực thi, chuẩn bị và trình bày báo cáo.
- Lập kế hoạch
- Làm rõ yêu cầu. Làm rõ yêu cầu có mục đích làm cho phân tích viên hiểu đúng yêu cầu của người yêu cầu. Xác định chính xác đối tượng yêu cầu, thu thập các yếu tố cơ bản của môi trường hệ thống và xác định khung cảnh nghiên cứu.
- Đánh giá khả thi. Đánh giá khả năng thực thi của một dự án là tìm xem có yếu tố nào ngăn cản nhà phân tích thực hiện, cài đặt một cách thành công giải pháp đã đề xuất không? Tất nhiên trong quá trình phát triển hệ thống luôn luôn phải tiến hành đánh giá lại những vấn đề chính về khả năng thực thi là : khả thi về tổ chức, khả thi về kỹ thuật, khả thi về tài chính
- Trình bày báo cáo về đánh giá yêu cầu. Báo cáo cho phép các nhà quyết định cho phép dự án tiếp tục hay ngừng lại. Báo cáo phải cung cấp một bức tranh sáng sủa và đầy đủ về tình hình và khuyến nghị những hành động tiếp theo. Báo cáo thường được trình bày để các nhà quyết định có thể làm rõ thêm các vấn đề. Sau đó là quyết định tiếp tục hay loại bỏ dự án
b/ Phân tích chi tiết
Mục tiêu của giai đoạn phân tích chi tiết
Mục đích của giai đoạn phân tích chi tiết là đưa ra một chuẩn đoán về hệ thống đang tồn tại, xác định mục tiêu của hệ thống mới và đề xuất ra các yếu tố giải pháp cho phép đạt được các mục tiêu trên. Các bước cần thực hiện khi phân tích hệ thống :
- Xác định các yêu cầu. Việc xác định các yêu cầu được thực hiện sau khi đã tiến hành thu thập thông tin của hệ thống. Được tổng hợp từ kết quả của quá trình ghi chép, phỏng vấn, khảo sát, quan sát, phân tích các mẫu.
- Bước tiếp theo là phải cấu trúc hoá các yêu cầu của hệ thống
- Tìm lựa chọn giải pháp cho hệ thống mới, đưa ra các chiến lược về hệ thống thông tin trong tương lai.
Kết quả của các bước này được tổng hợp lại trong hồ sơ của dự án, từ hồ sơ của dự án lại tác động trở lại các bước này làm cho việc thực hiện nó được hoàn thiện hơn
Các phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin là công việc mà phân tích viên thực hiện nhằm có được các thông tin về hệ thống nhằm phục vụ cho quá trình phân tích thiết kế và đánh giá hệ thống. Thông thường người ta sử dụng phương pháp phỏng vấn và nghiên cứu tài liệu để thu thập thông tin. Hiện nay có các phương pháp thu thập thông tin phổ biến sau :
ã Phỏng vấn là phương pháp mà phân tích viên thu thập thông tin thông qua các cuộc tiếp xúc với khách hàng
ã Nghiên cứu tài liệu, cho phép nghiên cứu tỉ mỉ về nhiều khía cạnh
ã Sử dụng các phiếu điều tra, được dùng khi phải lấy thông tin từ số lượng lớn các đối tượng và trên phạm vi địa lý rộng
ã Quan sát là phương pháp phân tích viên thu thập các thông tin mà không thể hiện trong tài liệu hoặc qua phỏng vấn.
Mã hoá dữ liệu
Mã hoá dữ liệu là việc xây dựng một tập hợp các hàm thức mang tính quy ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với những đối tượng cần biểu diễn.Khi xây dựng hệ thống thông tin thì việc mã hoá dữ liệu là rất cần thiết nó giúp cho việc nhận diện các đối tượng không bị nhầm lẫn, mô tả nhanh chóng các đối tượng, nhận diện các nhóm đối tượng nhanh hơn. Các phương pháp mã hoá cơ bản bao gồm :
- Phương pháp mã hoá phân cấp
Phương pháp mã hoá liên tiếp
Phương pháp mã hoá theo xeri
Phương pháp mã hoá gợi nhớ
Phương pháp mã hoá ghép nối
Mô hình hoá hệ thống thông tin
Để có thể có được một cái nhì trực quan về hệ thống thông tin đang tồn tại cũng như hệ thống thông tin trong tương lai người ta thường tiến hành mô hình hoá hệ thống. Mô hình hoá không những giúp cho người phân tích nhìn nhận nhanh chóng hơn về hệ thống mà còn giúp cho người yêu cầu dễ dàng hình dung về hệ thống thông tin trong tổ chức của mình.
Hiện nay tồn tại một số công cụ tương đối chuẩn cho việc mô tả hệ thống thông tin đó là sơ đồ luồng thông tin và sơ đồ luồng dữ liệu.
ã Sơ đồ luồng thông tin IFD ( Information Flow Diagram ) dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động.
ã Sơ đồ luồng dữ liệu DFD ( Data Flow Diagram ) dùng để mô tả hệ thông tin trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trứ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý.
Sơ đồ ngữ cảnh ( Context Diagram ) thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhì là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Để cho sơ đồ ngỡ cảnh sáng sủa, dễ nhìn có thể bỏ qua các kho dữ liệu, bỏ qua các xử lý cập nhật. Sơ đồ khung cảnh còn được gọi là sơ đồ mức 0. Đây chính là mô hình tổng thể về hoạt động của hệ thống thông tin.
Phân rã sơ đồ. Để mô tả hệ thống một cách chi tiết hơn người ta dùng ký thuật phân rã ( Explosion ) sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ khung cảnh người ta phân rã thành các sơ đồ ở các mức tiếp theo. Các xử lý được chia nhỏ hơn, cơ sở dữ liệu của hệ thống phải được thể hiện trong sơ đồ chi tiết. Nhờ kỹ thuật phân rã sơ đồ mà phân tích viên có thể chi tiết hoá các công đoạn hoạt động của hệ thống
c/ Thiết kế logic
Giai đoạn thiết kế logic nhằm mục tiêu xác định một cách chi tiết và chính xác cái gì mà hệ thống mới phải làm để đạt các mục tiêu đã được thiết lập từ giai đoạn phân tích chi tiết mà vẫn luôn tuân thủ những ràng buộc của môi trường. Sản phẩm của quá trình này là các sơ đồ DFD, các sơ đồ cấu trúc dữ liệu DSD ( Data Structure Diagram ), các sơ đồ phân tích tra cứu và các phích logic của từ điển hệ thống.
Thiết kế cơ sở dữ liệu và tính toán nhu cầu bộ nhớ
Thiết kế cơ sở dữ liệu xác định yêu cầu thông tin của của người sử dụng hệ thống thông tin mới. Tồn tại nhiều phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu khác nhau, nhưng có 2 phương pháp được dùng phổ biến là : Thiết kế cơ sở dữ liệu từ các thông tin đầu ra và thiết kế cơ sở dữ liệu logic bằng phương pháp mô hình hoá.
Thiết kế CSDL đi từ các thông tin ra : là phương pháp xác định các tệp cơ sở dữ liệu trên cơ sở các thông tin ra của hệ thống. Các bước thực hiện khi thiết kế CSDL đi từ các thông tin đầu ra :
Xác định các đầu ra : liệt kê tất cả các thông tin ra của hệ thống, nội dung
tần suất và nơi nhận của chúng
Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra của hệ thống : Liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra, thực hiện chuẩn hoá mức 1 ( 1.NF ), thực hiện chuẩn hoá mức 2 ( 2.NF ), chuẩn hoá mức 3 (3.NF)
, mô tả các tệp cơ sở dữ liệu
Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hoá: Để sử dụng phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hoá người ta đưa ra các khái niệm :
Thực thể ( Entity ). Thực thể trong mô hình logic dữ liệu được dùng để biểu diễn những đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng trong thế giới thực mà người ta muốn lưu trữ thông tin về chúng. Để biểu diễn một thực thể người ta sử dụng hình sau :
Tên thực thể
Liên kết ( Association ), một thực thể không tồn tại độc lập với các thực thể khác, mà chúng có mối liên hệ qua lại với nhau. Khái niệm liên kết hay quan hệ dùng để trình bày, thể hiện những mối liên hệ tồn tại giữa các thực thể. Để biểu diễn mối liên hệ ta dùng hình sau :
Liên kết
Số mức độ liên kết : Để thiết kế tốt các sự trợ giúp quản lý của hệ thống thông tin, ngoài việc biểu diễn thực thể này liên kết với thực thể khác ra sao, còn phải biết có bao nhiêu lần xuất của thực thể A tương tác với mỗi lần xuất của thực thể B và ngược lại. Có các loại liên kết của thực thể :
+ Liên kết Một – Một : Một lần xuất của thực thể A chỉ liên kết với 1 lần xuất của thực thể B và ngược lại.
+ Liên kết Một – Nhiều : Một lần xuất của thực thể A liên kết với một hay nhiều lần xuất của B, mỗi lần xuất của thực thể B chỉ liên kết với duy nhất một lần xuất của thực thể A.
+ Liên kết Nhiều – Nhiều : Một lần xuất của thực thể A liên kết với nhiều lần xuất của thực thể B và ngược lại.
Khả năng tuỳ chọn liên kết, có những trường hợp lần xuất của A không không tham gia vào liên kết giữa thực thể
A và B, trong trường hợp này gọi là liên kết tuỳ chọn, người ta dùng hình ô van nhỏ để biểu diễn thực thể liên kết.
Thực thể khái quát : Khái quát hoá thực thể là tạo ra cấu trúc thứ bậc trong các thực thể, có những thực thể chung và những thực thể bộ phận
Chuyển sơ đồ liên kết thực thể sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu ( DSD ). Từ sơ đồ liên kết thực thể ta phải chuyển đổi sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu. Chuyển các quan hệ Một – Một, quan hệ Một – Nhiều, quan hệ Nhiều – Nhiều, chuyển từ thực thể khái quát.
Thiết kế xử lý logic và tính khối lượng xử lý
Các sơ đồ logic của xử lý xhỉ làm rõ những quan hệ có tính chất ngữ nghĩa của các dữ liệu mà không quan tâm tới những yếu tố mang tính tổ chức. Thiết kế xử lý logic được thực hiện thông qua phân tích tra cứu và phân tích cập nhật.
Phân tích tra cứu : Phân tích tra cứu là tìm hiểu xem, bằng cách nào có thể có được những thông tin đầu ra từ các tệp đã được thiết kế trong phần thiết kế CSDL.
Phân tích cập nhật : Thông tin trong cơ sở dữ liệu phải thường xuyên được cập nhật đảm bảo CSDL phản ánh được tình trạng mới nhất của các đối tượng mà nó quản lý. Phân tích cập nhật phải thông qua các bước sau : Lập bảng sự kiện – cập nhật, xác định các cách thức hợp lý hoá dữ liệu cập nhật.
Tính toán khối lượng xử lý tra cứu và cập nhật : một xử lý trên sơ đồ con logic được phân rã thành các thao tác xử lý cơ sở hay xử lý cập nhật. Để tính toán khối lượng hoạt động của các thao tác xử lý cơ sở đó về theo khối lượng xử lý của một thao tác được lựa chọn làm đơn vị.
d/ Thiết kế vật lý ngoài
Thiết kế vật lý ngoài là mô tả chi tiết các phương án của giải pháp đã được lựa chọn.
Thiết kế chi tiết vào/ra : Thiết kế khuôn dạng trình bày của các đầu ra và thể thức nhập tin cho người dùng. Các bước thực hiện :
+ Thiết kế vật lý các đầu ra : Lựa chọn vật mang tin, bố trí thông tin trên vật mang, thiết kế trang in ra, thiết kế ra trên màn hình
+ Thiết kế vào : Lựa chọn phương tiện nhập
Thiết kế cách thức giao tác với phần tin học hoá . Đây chính là công việc thiết kế giao tác giữa người và máy, nếu việc thiết kế này kém có thể dẫn đến việc hạn chế nhiều tới việc sở dụng của hệ thống.
+ Giao tác bằng tập hợp lệnh
+ Giao tác bằng các phím trên bàn phím
+ Giao tác qua thực đơn ( Menu )
+ Giao tác thông qua các biểu tượng.
e/ Triển khai hệ thống thông tin
Thiết kế vật lý trong
Thiết kế vật lý trong nhằm mục đích đảm bảo độ chính xác của thông tin và làm hệ thống mềm dẻo, ít chi phí.
Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý trong. Thiết kế cơ sở dữ liệu trong nhằm mục đích tìm cách tiếp cận với dữ liệu nhanh và hiệu quả. Có 2 phương thức quan trọng để đạt được mục đích trên là chỉ số hoá các tệp và thêm dữ liệu hỗ trợ các tệp
Thiết kế vật lý trong các xử lý. Để thực hiện tốt các các thiết kế xử lý cho phép viết tốt các chương trình sau này IBM đã đưa ra phương pháp IPT-HIPO ( Improved Programming Technoloies Hierachical Input Proces Output ) kỹ thuật phát triển chương trình phân cấp theo Vào – Xử lý – Ra. Khi thiết kế chương trình ta cần phải chú ý tới các khái niệm sau :
+ Sự kiện ( Evenement ) là một việc thực khi đến nó làm khởi sinh việc thực hiện một hoặc nhiều xử lý nào đó.
+ Công việc ( Operation ) Là dãy xử lý có chung sự kiện khởi sinh
+ Tiến trình ( Process ) là dãy các công việc mà các xử lý bên trong của nó nằm trong cùng một lĩnh vực nghiệp vụ.
+ Pha xử lý. Là tập hợp các nhiệm vụ có tính đến các yếu tố tổ chức và thực hiện chúng.
Ta có thể phân bổ các xử lý như sau :
Xử lý
Công việc 1
Công việc 2
Công việc 3
Tiến trình 1
Tiến trình 2
Tiến trình 3
Pha 1
Pha 2
Pha 3
+ Module xử lý. Là một xử lý cập nhật hoặc tra cứu bên trong của xử lý. Trong khi xây dựng chương trình người ta thường xác định các module xử lý, sau đó phân nhỏ các môdule đó ra để tiện cho việc xử lý, dễ dàng kiểm tra, có thể dùng chung trong các xử lý. Quá trình như vậy được gọi là quá trình phân cấp các module. Cần phải dùng sơ đồ phân cấp để nối các module để tạo thành một hệ thống nhất. Trong quá trình thiết kế chương trình người ta có thể thực hiện bằng các phương pháp :
ã Thiết kế từ dưới lên ( Botton Top Design ), là phương pháp thiết kế từng module nhỏ sau đó tích hợp chúng lại thành các module lớn hơn và cuối cùng là tích hợp các module lớn hơn đó thành chương trình.
ã Thiết kế từ trên xuống ( Top Down Design ). Đây là phương pháp thiết kế mà đẩu tiên người ta thiết kế hệ thống các chức năng sau đó đi vào thiết kế từng chức năng nhỏ một
Lập trình. Sau khi đã thiết kế vật lý trong xong công việc tiếp theo cần tiến hành là lập trình, để xây dựng chương trình máy tính. Đây là công việc dành cho các lập trình viên. Họ phải xây dựng hoàn chỉnh một phần mềm máy tính cho hệ thống thông tin. Phẩn mềm này phải đảm bảo rằng các chương trình phải phủ hợp hoàn toàn với các đặc tả thiết kế. Lập trình viên sẽ lập trình từng module theo như thiết kế của phân tích viên. Công việc lập trình cũng có thể tuân theo quy tắc lập trình từ trên xuống hay từ dưới lên tuỳ theo thiết kế của phân tích viên. Thực tế của công đoạn lập trình chính là chuyển đổi các thiết kế vật lý của phân tích viên hệ thống thành các chương trình phần mềm máy tính.
Thử nghiệm chương trình. Sau khi chương trình đã được các lập trình viên hoàn thành, nó cần phải được thử nghiệm nhằm kiểm tra xem nó có đạt được các yêu cầu mà hệ thống đưa ra hay không, phát hiện các lỗi trong quá trình vận hành để tìm cách khắc phục.
Ngoài ra trong quá trình phát triển hệ thống thông tin, người ta còn tiến hành các công đoạn nữa như : cài đặt và vận hành, đào tạo sử dụng, bảo trì…
II- Yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng
Ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của nền kinh tế, nó bao gồm các công việc liên quan đến tài chính tiền tệ. Vai trò của Ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân là vô cùng quan trọng. Có người còn ví nó là mạch máu của nền kinh tế, giống như mạch máu trong cơ thể chúng ta. Nếu một quốc gia có hệ thống Ngân hàng vững mạnh thì quốc gia đó sẽ có nền kinh tế phát triển và ngược lại. Tuy nhiên hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng lại mang tính rủi ro rất cao, hậu quả của nó tác động rất lớn đến nề kinh tế. Nhu cầu áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào ngành Ngân hàng là rất lớn, nhằm giúp cho hệ thống Ngân hàng có thể hoạt động một cách hiệu quả.
1. Công nghệ thông tin đối với hoạt động Ngân hàng
Các hoạt động của Ngân hàng rất phong phú, phức tạp, yếu cầu độ chính xác rất cao mà khả năng làm được việc này của con người rất hạn chế, ngoài ra còn có các hoạt động con người không thể thực hiện được mà phải cần đền các công nghệ hiện đại. Xác định đúng được vai trò quan trọng của Ngân hàng đối với nền kinh tế, ngành Ngân hàng luôn chú trọng đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Có thể nói hiện nay ngành Ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại.
Ngày nay các hệ thống ngân hàng hiện đại đều được nối mạng quốc tế, thông qua hệ thống này mà các ngân hàng có thể thực hịên việc thanh toán quốc tế. Mạng thanh toán quốc tế SWIFT là một điển hình của sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Thông qua mạng này, các ngân hàng có thể thực hiện các cuộc thanh toán quốc tế mà không dùng tiền mặt. Nhờ có sự phát triển của công nghệ mà nhiều hoạt động thủ công của ngân hàng đã được thay thế bằng máy tính.
Các dịch vụ ngân hàng ngày càng phong phú, đặc biệt là hoạt động ngân hàng thông qua mạng ngày càng phát triển do vậy công nghệ thông tin dành cho nó cũng phải phát triển theo để đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành này.
2. Tình trạng ứng dụng tin học đối với hoạt động tin học ở Việt Nam
Cùng với đà phát triển của nền kinh tế đất nước trong những năm sau đổi mới, ngành ngân hàng của Việt Nam đã có những bước tiến to lớn trong việc huy động và cung cấp vốn cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Đây là một trong những ngành đi đầu trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động kinh doanh
Một trong những nội dung qua trọng của đổi mới đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại quốc doanh hiện nay là cải tiến, đầu tư, ứng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công Ngân công nghệ vào hoạt động Ngân hàng nhằm cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng. Đây cũng là một yêu cầu thiết yếu cho hoạt động Ngân hàng ở Việt Nam trước yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về Ngân hàng.
Hiện nay, các Ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn đang hoạt động truyền thống là chính, tức là các nghiệp vụ cho vay, nhận gửi, thanh toán chiếm trên 60% doanh số hoạt động, các hoạt động dịch vụ Ngân hàng còn khiêm tốn, trong khi các nước tiên tiến thì các hoạt động dịch vụ chiếm doanh số ngày càng tăng. Lý do là việc trang bị kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin của các Ngân hàng Việt Nam còn yếu. Các nhà lãnh đạo Ngân hàng của Việt Nam cũng đã có chiến lược cho phát triển công nghệ thông tin để hiện đại hoá và đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ nhằm cung cấp tốt hơn các tiện ích Ngân hàng cho khách hàng.
Một trong những việc làm mang tính chất tích cực trong công tác đổi mới công nghệ của các Ngân hàng Việt Nam là việc hợp tác với công ty Getronics. Đây là nhà cung cấp các hệ thống tự động hoá Ngân hàng cho nhiều các tổ chức tài chính khác nhau trong vòng 40 năm qua, là công ty đầu tiên lắp đặt hệ thống kế toán trực tuyến năm 1964, công ty đầu tiên lắp đặt hệ thống máy chủ khách hàng năm 1974, công ty đầu tiên giới thiệu chương trình Nhật ký điện tử năm 1978, công ty đầu tiên gới thiệu hệ thống Ngân hàng bán lẻ trên nền WINDOW NT năm 1994. Việc hợp tác với công ty đánh dấu một bước tiến quan trọng của ngành sang một giai đoạn mới của tự động hoá các dịch vụ. Cơ sở dữ liệu được tập trung, hệ thống Ngân hàng tin học hoá đa dạng hoạt động với một tốc độ vượt trội và khả năng tích hợp kinh doanh những tính năng tin học hiện đại mới như giao diện với hệ thống nhận diện chữ ký, máy rút tiền tự động, hệ thống giao dịch từ xa, Ngân hàng qua mạng, điểm bán lẻ, Ngân hàng qua mạng diện thoại…
Lao động thủ công trong những năm 80 tại các ngân hàng ở Việt Nam đã dần được thay thế bằng hệ thống máy tính. Nhiều hoạt động như huy động, trả tiền gửi cho khách hàng, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế, các dịch vụ ngân hàng cũng được hiện đại hoá từng bước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực ngân hàng đã giúp cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam bắt đầu hoà nhập với nền ngân hàng thế giới.
Ngành Ngân hàng của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có rất chú trọng đến công tác hiện đại hoá hoạt động của mình. Mỗi Ngân hàng đều được nối mạng nội bộ, điều này giúp cho các ngân hàng có thể vận hành một cách đồng bộ, thống nhất. Theo số liệu thống kê ở nước ta cho thấy tỷ lệ máy tính trên cán bộ công nhân viên ngành ngân hàng gần như cao nhất so với các ngành khác trong cả nước, hệ thống mạng máy tính của các ngân hàng cũng đư._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0030.doc