Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam. Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thu Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Hoa MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ Tài liệu tham khảo Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ Hình 1.1- Đường cong Lorenz 9 Hình 1.3- Thông tin không đối xứng gây tổn thất phúc lợi xã hội 25 Hình2.1- TTK

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T có vốn đầu tư nước ngoài ở Nhật Bản 43 (giai đoạn 1983 – 2007) 43 Hình 3.1- Thống kê các vụ mua bán, sáp nhập được công bố tại Việt Nam 62 Bảng 2.1- Số vụ thông báo sáp nhập tại Nhật Bản 44 Bảng 2.2 – TTKT- các hình thức TTKT 53 Bảng 2. 3– TTKT- các hình thức TTKT 54 Bảng 3.1- 20 Ngành có mức độ TTKT cao nhất trong năm 2006 theo CR3 63 Bảng 3.2- Các ngành có mức độ TTKT cao nhất theo HHI 64 Bảng 3.3- Các ngành có CR3 tăng nhiều nhất 66 Bảng 3.5- Thống kê các vụ sáp nhập của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo ngành 67 Danh mục các chữ viết tắt TTKT: Tập trung kinh tế WTO: Tổ chức Thương mại thế giới FTC: Uỷ ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ JFTC: Uỷ ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản KFTC: Uỷ ban Thương mại công bằng Hàn Quốc TFTC: Uỷ ban Thương mại lành mạnh Đài Loan TCTK: Tổng Cục Thống kê Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường trong nước ngày càng sâu rộng. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong đó có các tập đoàn đa quốc gia, đầu tư vào Việt Nam bằng cách mua lại các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước cũng có xu hướng cấu trúc lại bằng cách mua lại, sáp nhập với các doanh nghiệp khác để mở rộng quy mô hoạt động; tìm kiếm, mở rộng thị trường; nâng cao khả năng cạnh tranh. Đặc biệt chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát đã làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp được đặt ra như một phương án giúp các doanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội phát triển mới, tăng quy mô hoạt động nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, TTKT ở Việt Nam đang được đặt ra như một giải pháp chiến lược của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tê. Tuy nhiên, xu hướng này gia tăng sẽ hình thành các doanh nghiệp lớn có sức mạnh chi phối thị trường, ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh mà chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải thiện. Quản lý TTKT đang được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam” là rất cần thiết. Với mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam trong thời gian tới, đề tài được kết cấu gồm bốn chương như sau: Chương I- Cơ sở lý luận về TTKT. Chương này nhằm xây dựng khung lý thuyết chung về TTKT và công tác quản lý TTKT. Chương II- Kinh nghiệm quản lý TTKT trên thế giới. Nội dung của chương tập trung nghiên cứu quá trình TTKT và công tác quản lý TTKT ở một số quốc gia trên thế giới đã có nhiều thành công trong quản lý TTKT nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chương III- Thực trạng TTKT và công tác quản lý TTKT ở Việt Nam thời gian qua. Chương này nghiên cứu thực trạng TTKT, công tác quản lý TTKT ở Việt Nam; phân tích những thành tựu cũng như những vấn đề còn tồn tại và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại đó trong quản lý TTKT ở Việt Nam. Chương IV- Kiến nghị tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam. Chương này phân tích xu hướng TTKT ở Việt Nam trong thời gian tới đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế đã tìm ra ở chương III và những giải pháp cho yêu cầu đặt ra trong quản lý TTKT thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu đề tài Hướng tới nội dung nghiên cứu trong các chương như trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, các hình thức, mức độ TTKT ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Thứ hai, khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến TTKT ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Thứ ba, các cơ quan có chức năng quản lý TTKT ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Phương pháp nghiên cứu đề tài Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp và thứ cấp phân tích, kết hợp với phương pháp phân tích- tổng hợp thông tin trong các tài liệu thống kê, các báo cáo, nghiên cứu, phân tích hiện có của Cục Quản lý cạnh tranh và các cơ quan khác có liên quan, thu thập tài liệu trên các sách, báo, tạp chí, internet. CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ Một số vấn đề cơ bản về tập trung kinh tế Khái niệm và hình thức tập trung kinh tế 1.1- Khái niệm tập trung kinh tế Khái niệm tập trung kinh tế được xem xét trên cơ sở nền kinh tế thị trường- nơi các chủ thể kinh tế tồn tại độc lập và có quyền tự chủ trong các quyết định sản xuất- kinh doanh của mình. Khái niệm tập trung kinh tế được xem xét theo hai cách tiếp cận cơ bản như sau: 1.1.1- Dưới góc độ cấu trúc thị trường Với tính chất là quá trình gắn liền với việc hình thành và thay đổi của cấu trúc thị trường, tập trung kinh tế được hiểu là quá trình mà số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các hành vi sáp nhập (theo nghĩa rộng) hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất. Cách nhìn nhận này đã làm rõ nguyên nhân và hậu quả của tập trung kinh tế đối với cấu trúc thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, dường như quan điểm trên đã coi hiện tượng tích tụ tư bản là một phần của khái niệm tập trung kinh tế. 1.1.2- Dưới góc độ là hành vi của các doanh nghiệp Nhìn từ góc độ là hành vi của các doanh nghiệp, tập trung kinh tế (còn gọi là tập trung tư bản) được hiểu là sự gia tăng tư bản do hợp nhất nhiều tư bản lại hoặc một tư bản này thu hút một tư bản khác. Khái niệm này không đưa ra các biểu hiện cụ thể của tập trung kinh tế nhưng lại cho thấy bản chất và phương thức của hiện tượng. Như vậy, dù nhìn ở góc độ nào thì các nhà khoa học kinh tế cũng có sự thống nhất về bản chất của tập trung kinh tế gồm những nội dung sau: Thứ nhất, TTKT có thể hiểu là quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc thị trường nhờ vào: sự tăng trưởng nội sinh, sự rút khỏi thị trường của một số doanh nghiệp, hiện tượng gia nhập thị trường của một số doanh nghiệp; sự sáp nhập của một số doanh nghiệp (tăng trưởng ngoại sinh)... Thứ hai, chủ thể của tập trung kinh tế là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thể là các doanh nghiệp hoạt động trong cùng hoặc không cùng thị trường liên quan. Thứ ba, tập trung kinh tế đã hình thành nên doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tổng hợp hoặc liên kết thành nhóm doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, từ đó làm thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, mức độ tác động của TTKT tới tương quan cạnh tranh trên thị trường là khác nhau tuỳ thuộc vào các hình thức TTKT khác nhau. Các hình thức tập trung kinh tế Có nhiều cách phân chia các hình thức TTKT. Nhưng để phân biệt được tác động của TTKT đối với mức độ cạnh tranh và tương quan cạnh tranh trên thị trường, chúng ta có thể phân chia các hình thức tập trung kinh tế theo ba tiêu chí như sau: 1.2.1- Căn cứ vào cách thức TTKT trên thị trường TTKT được chia thành bốn hình thức sau: (i) Sáp nhập doanh nghiệp: Là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. (ii) Hợp nhất doanh nghiệp: là việc hai hay nhiều doanh nghiệp chuyển oàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mớ đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. (iii) Mua lại doanh nghiệp: là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. (iv) Liên doanh giữa các doanh nghiệp: là việc hai hay nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. 1.2.2- Căn cứ vào mức độ liên kết trong hoạt động tập trung kinh tế TTKT được chia thành 2 hình thức sau: (i) Tập trung kinh tế chặt chẽ (tổ hợp): bao gồm các hành vi tập trung kinh tế trong đó sự liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế khá chặt chẽ về quyền sở hữu, về tài sản... Theo đó, các hành vi tập trung kinh tế như: sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp có thể nói là những hình thức tập trung kinh tế khá chặt chẽ. (ii) Tập trung kinh tế không chặt chẽ: bao gồm các hành vi tập trung kinh tế trong đó sự liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia tập trung không chặt chẽ về quyền sở hữu hay tài sản... Một hành vi tập trung kinh tế có thể coi là chặt chẽ hay không chặt chẽ còn phụ thuộc vào quy mô tài sản hay phạm vi quyền, lợi ích hợp pháp được chuyển nhượng trong khi thực hiện tập trung kinh tế. Như vậy, tập trung kinh tế chặt chẽ là hình thức tập trung phức tạp và có thể gây hạn chế cạnh tranh hơn so với hành vi tập trung kinh tế không chặt chẽ. 1.2.3- Căn cứ vào vị trí của các doanh nghiệp tham gia TTKT trong các cấp độ kinh doanh của các ngành kinh tế TTKT thường được phân chia thành 3 hình thức sau: (i) Tập trung kinh tế theo chiều ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh của các doanh nghiệp trong cùng một giai đoạn sản xuất trong một chuỗi giá trị và sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau hay có thể hiểu là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một thị trường liên quan (bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan). Trong đó, thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Và thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự nhau và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận. (ii) Tập trung kinh tế theo chiều dọc: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh giữa các doanh nghiệp nằm trong các giai đoạn sản xuất khác nhau của cùng một chuỗi giá trị sản xuất ra một sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nào đó hay còn gọi là các doanh nghiệp có quan hệ người mua- người bán (gồm quan hệ cung cấp- sản xuất hoặc sản xuất- bán lẻ). (iii) Tập trung kinh tế dạng hỗn hợp (dạng tập đoàn-conglomerate): là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại, liên doanh của các doanh nghiệp không cùng hoạt động trên một thị trường sản phẩm đồng thời cũng không có mối quan hệ khách hàng với nhau. Mục tiêu của việc hợp nhất này thường là nhằm phân tán rủi ro vào những thị trường khác nhau hoặc từ những lý do chiến lược thị trường của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Như vậy, TTKT có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Với mỗi góc độ tiếp cận, chúng ta có thể nhận dạng TTKT qua các hình thức TTKT khác nhau. Tuy nhiên, để đánh giá một thị trường là tập trung cao hay thấp hoặc đánh giá một hành vi TTKT gây ra những tác động như thế nào tới tương quan cạnh tranh trên thị trường và cấu trúc thị trường đó, chúng ta cần có hệ thống các tiêu chí đánh giá. Các phương pháp đo lường mức độ tập trung kinh tế Tập trung kinh tế là một hình thức tái cấu trúc doanh nghiệp đồng thời tự nó làm thay đổi cấu trúc thị trường. Cấu trúc thị trường quyết định tương quan cạnh tranh trên thị trường, ảnh hưởng tới các quyết định sản xuất- kinh doanh của các chủ thể kinh tế trên thị trường và đến một mức độ nào đó, các hành vi của các doanh nghiệp trên thị trường có thể không tuân theo các quy luật của nền kinh tế thi trường như: quy luật giá trị, quy luật cung- cầu, quy luật cạnh tranh... Vì vậy, có thể coi mức độ tập trung kinh tế là một thước đo khá chính xác trong việc đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường. Mức độ tập trung kinh tế phụ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp và quy mô tương đối của các doanh nghiệp trên thị trường. Quy mô tương đối của một doanh nghiệp có thể được đo bằng thị phần của doanh nghiệp theo doanh thu, theo tài sản hoặc theo số lượng lao động. Có một số phương pháp đo mức độ tập trung kinh tế dựa vào thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan (gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan) như sau: 2.1- Đường cong Lorenz và hệ số Gini Đường cong Lorenz phản ánh tỷ lệ phần trăm của tổng thị phần trên thị trường (100%) được phân phối tương ứng với tỷ lệ phần trăm cộng dồn của các nhóm doanh nghiệp trên thị trường. Đường cong Lorenz được biểu thị trong một hình vuông với 2 cạnh là 2 trục của một hệ trục toạ độ Oxy. Trục tung Oy biểu diễn phần trăm thị phần cộng dồn của các doanh nghiệp trên thị trường (từ 0- 100%), trục hoành Ox biểu diễn phần trăm số doanh nghiệp cộng dồn của các nhóm doanh nghiệp được sắp xếp theo thứ tự thị phần tăng dần (từ 0- 100%). O % Thij phần cộng dồn A B % Số doanh nghiệp cộng dồn 100% Hình 1.1- Đường cong Lorenz Tất cả các đường cong Lorenz đều xuất phát từ gốc O của hình vuông và kết thúc ở điểm A đối diện (Như hình vẽ). Tại điểm O: 0% số doanh doanh nghiệp chiếm 0% thị phần trên thị trường. Tại điểm A: 100% số doanh nghiêp chiếm 100% thị phần trên thị trường. Đường phân giác OA là đường bình đẳng tuyệt đối. Nghĩa là bao nhiêu phần trăm số doanh nghiệp chiếm bấy nhiêu phần trăm thị phần trên thị trường. Khi đó, có thể nói mức độ tập trung thị trường là thấp nhất. Còn nếu một doanh nghiệp nào đó chiếm 100% thị phần còn các doanh nghiệp khác không có một chút thị phần nào thì đường cong Lorenz biểu diễn sự phân phối thị phần này sẽ có dạng hình chữ L với 2 cạnh là cạnh đáy và một cạnh bên phải của hình vuông. Đây chính là đường phân phối thị phần bất bình đẳng tuyệt đối. Và có thể đánh giá mức độ tập trung thị trường là cao nhất. Nhìn chung, đường cong Lorenz thường nằm giữa đường bất bình đẳng tuyệt đối và đường bình đẳng tuyệt đối. Đường Lorenz nào càng nằm xa đường bình đẳng tuyệt đối thì sự phân phối thị phần trong trường hợp đó càng bất bình đẳng, thị trường có mức độ tập trung càng cao. Đường cong Lorenz cho phép đánh giá mức độ bất bình đẳng về thị phần giữa các doanh nghiệp trên một thị trường. Tuy nhiên, nó có những hạn chế nhất định trong việc đánh giá mức độ bất bình đẳng do nó chưa lượng hoá được mức độ bất bình đẳng. Do đó, khi so sánh mức độ bất bình đẳng giữa các thị trường khác nhau, chúng ta không thể đưa ra những kết luận chính xác khi các đường cong Lorenz cắt nhau và sẽ là khá phức tạp nếu phải so sánh giữa nhiều thị trường. Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta có thể sử dụng hệ số Gini- một hệ quả được rút ra từ đường cong Lorenz. Hệ số Gini được tính bằng cách chia phần diện tích đường cong Lorenz lệch khỏi đường bình đẳng tuyệt đối (A) cho diện tích của nửa hình vuông có chứa đường cong Lorenz (A + B). Công thức tính: G= A/ (A + B) Nếu coi mỗi cạnh của hình vuông là 1 đơn vị thì diện tích (A + B) luôn bằng 1/2, khi đó: G= 2*A Hệ số Gini luôn có giá trị nằm trong đoạn [0 , 1]. G= 0: Phân phối thị phần trên thị trường là tuyệt đối bình đẳng, mức độ tập trung thị trường thấp nhất. G= 1: Phân phối thị phần trên thị trường là bất bình đẳng tuyệt đối, mức độ tập trung thị trường cao nhất. G càng gần 1 thì phân phối thị phần giữa các doanh nghiệp càng bất bình đẳng, mức độ tập trung kinh tế trên thị trường càng cao. Như vậy, đường cong Lorenz và hệ số Gini đều dùng để đo mức độ bất bình đẳng về thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường, từ đó cho phép đánh giá được mức độ TTKT trên một thị trường nhất định. Hệ số Gini còn cho phép so sánh chéo về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thị phần giữa các doanh nghiệp giữa các thị trường với nhau. Đó cũng chính là những điểm mạnh của phương pháp đo này. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có những hạn chế: Cả đường cong Lorenz và hệ số Gini đều có xu hướng tập trung đánh giá mức độ bất bình đẳng về thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường chứ không chú trọng tới số lượng doanh nghiệp trên thị trường đó mặc dù nếu mức độ bất bình đẳng như nhau nhưng số lượng doanh nghiệp khác nhau thì cấu trúc thị trường hoàn toàn khác nhau. Việc điều tra số lượng doanh nghiệp cộng dồn và doanh thu cộng dồn của các doanh nghiệp trên thị trường để tính chỉ số này là khá phức tạp. Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp khác đánh giá mức độ tập trung kinh tế đơn giản hơn thông qua sự phân phối thị phần của một nhóm doanh nghiệp lớn trên thị trường. Tỷ lệ tập trung kinh tế (CRn) có thể là CR3, CR4 hoặc CR8 Tỷ lệ tập trung kinh tế CRn- Concentration Ratio, là tổng thị phần của n doanh nghiệp hàng đầu (có thị phần lớn nhất) trên một thị trường nhất định. Trong đó n thường được sử dụng là 3, 4 hoặc 8 doanh nghiệp. Công thức tính: Trong đó: CRn là tỷ lệ tập trung kinh tế của n doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường. Si là thị phần của doanh nghiệp thứ i trên thị trường(%) n là số doanh nghiệp đang xét: thường n=3, n=4 hoặc n=8. Chỉ số này được sử dụng để đánh giá quy mô tương đối của một số doanh nghiệp hàng đầu trong ngành so với quy mô toàn ngành. Nếu tỷ lệ tập trung này là rất nhỏ, có thể nói mức độ tập trung thị trường là rất nhỏ, không đáng kể và có thể coi cấu trúc thị trường là cạnh tranh hoàn hảo. Giả sử xét tỷ lệ tập trung kinh tế của 4 doanh nghiệp hàng đầu trên một thị trường nhất định- CR4. Nếu CR4 < 40%: có thể kết luận mức độ tập trung thị trường là trung bình và cấu trúc thị trường là cạnh tranh độc quyền. Nếu CR4 > 40%: mức độ tập trung thị trường tương đối cao và cấu trúc thị trường là độc quyền nhóm. Nếu CR4 ~ 100%: mức độ tập trung thị trường rất cao và có thể kết luận cấu trúc thị trường là độc quyền. Tương tự đối với các chỉ số tập trung kinh tế của 3 hoặc 8 doanh nghiệp, chúng ta có thể dùng để đánh giá một cách tương đối chính xác về cấu trúc thị trường của một thị trường ngành hoặc một thị trường địa lý nhất định. Để tính được chỉ số tỷ lệ tập trung, chúng ta cần có số liệu về thị phần của một nhóm các doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường và số lượng doanh nghiệp hàng đầu trong thị trường ngành hay trong thị trường địa lý nhất định là một con số không lớn nên việc tính toán chỉ số này có thể nói là không quá phức tạp. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có những hạn chế nhất định trong việc đo lường và đánh giá mức độ tập trung kinh tế do: Chỉ số này chỉ hướng vào các doanh nghiệp hàng đầu mà không xét đến sự phân bố thị phần của các doanh nghiệp còn lại. Vì vậy không cho phép đánh giá một cách tổng thể nhất về thực trạng mức độ tập trung kinh tế trên thị trường. Hơn nữa, việc tính tổng thị phần của các doanh nghiệp hàng đầu chưa có sự phân biệt về mức độ ảnh hưởng khác nhau của các doanh nghiệp khác nhau đến mức độ tập trung thị trường do chưa tính đến trọng số của các doanh nghiệp có quy mô, thị phần khác nhau. Để khắc phục hạn chế này, chúng ta có thể sử dụng chỉ số HHI- Hirschman- Herfindahl Index. Chỉ số Hirschman- Herfindahl(HHI) Chỉ số Hirschman- Herfindahl(HHI) được định nghĩa là tổng bình phương của thị phần của tất cả các doanh nghiệp trong một thị trường nhất định. HHI có giá trị từ 0 đến 10.000. Công thức: Trong đó: Si là thị phần của doanh nghiệp thứ i trên thị trường(%) n là tổng số doanh nghiệp trên thị trường Có một số mốc đánh giá mức độ TTKT tương đối chính xác như sau: HHI= 0: thị trường không có một doanh nghiệp nào hoạt động. HHI < 1.000: thị trường không mang tính tập trung. 1.000 <= HHI <= 1.800: mức độ tập trung thị trường là vừa phải. HHI > 1.800: mức độ tập trung thị trường cao. HHI= 10.000: thị trường chỉ có một doanh nghiệp duy nhất. Lúc này mức độ tập trung thị trường là cao nhất. Chỉ số HHI có giá trị càng gần 0 thì có thể đánh giá thị trường có rất nhiều doanh nghiệp và cùng có quy mô nhỏ. Khi HHI có giá trị càng gần tới 10.000 thì càng có ít doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trên thị trường, mức độ tập trung thi trường càng cao. HHI là một chỉ số khá mạnh và khá thông dụng trong việc đánh giá mức độ TTKT trong một thị trường, từ đó xác định khá chính xác cấu trúc thị trường. Phương pháp này có đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp tính tỷ lệ TTKT đó là đã tính tỷ trọng lớn hơn cho các doanh nghiệp có thị phần lớn hơn trong khi thực hiện bình phương thị phần của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có những hạn chế về kỹ thuật tính toán. Việc điều tra số liệu về thị phần của tất cả các doanh nghiệp trong một thị trường ngành hay một thị trường địa lý và việc tính chỉ số này khá phức tạp, đòi hỏi có sự đầu tư thời gian, kinh phí khá lớn và phải có một hệ thống thông tin đảm bảo tính chính xác của các số liệu về thị phần của các doanh nghiệp. Bởi việc tính toán chỉ số này có thể có những sai số rất lớn khi bình phương thị phần của tất cả các doanh nghiệp. Hệ số Entropy Một phương pháp đo mức độ tập trung kinh tế khác là tính hệ số E-Entropy. Hệ số này được định nghĩa là tổng của tích thị phần của mỗi doanh nghiệp nhân với logarit tự nhiên của nghịch đảo thị phần. Công thức tính: E=∑Si* 1/ lnSi Với i= 1--> N Trong đó: Si là thị phần của doanh nghiệp thứ i(%) N là tổng số doanh nghiệp trên thị trường Chỉ số này được sử dụng để đo độ bất định trong một thị trường ngành. Qua đó đánh giá độ bất định trong việc ra quyết định của các doanh nghiệp xét trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với khách hàng. E= 0: Độ bất định của thị trường thấp nhất, độ chắc chắn trong mối quan hệ trong tương lai giữa doanh nghiệp hiện tại với khách hàng là cao nhất, mức độ tập trung thị trường cao nhất- thị trường độc quyền bởi một doanh nghiệp. Doanh nghiệp này nắm trọn thị trường vì không có hàng hoá thay thế. E càng thấp- độ bất định của thị trường càng thấp thì độ chắc chắn trong mối quan hệ trong tương lai giữa các doanh nghiệp đang hoạt động với khách hàng càng cao. Nghĩa là các doanh nghiệp càng có sức mạnh trong mối quan hệ thương lượng với khách hàng do có càng ít hành hoá thay thế. Khi đó, mức độ tập trung thị trường càng cao và cấu trúc thị trường càng mang tính chất độc quyền. Ngược lại, khi E càng lớn- nghĩa là độ bất định của thị trường càng cao--> độ chắc chắn trong mối quan hệ tương lai giữa các doanh nghiệp hiện tại với khách hàng càng thấp, mức độ tập trung thị trường càng thấp và cấu trúc thị trường càng cạnh tranh hơn. Khi muốn so sánh mức độ bất định thị trường của 2 ngành có số lượng doanh nghiệp khác nhau, chúng ta có thể tính hệ số Entropy tương đối RE: RE= E/n Với n là tổng số doanh nghiệp trên thị trường ngành. Như vậy, hệ số Entropy cho phép xác định mức độ chặt chẽ trong mối quan hệ tương lai giữa doanh nghiệp hiện đang hoạt động với khách hàng. Từ đó đánh giá mức độ TTKT trên thị trường và xác định cấu trúc thị trường ngành. Chỉ số RE còn cho phép so sánh chéo mức độ tập trung kinh tế trên các thị trường ngành khác nhau. Đặc biệt, một ưu điểm nữa của chỉ số này là: việc nhân thị phần của mỗi doanh nghiệp Si với 1/ln Si đã ngầm gán trọng số thấp hơn cho các doanh nghiệp có thị phần lớn hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đánh giá cao hơn tác động của các doanh nghiệp lớn hơn tới mức độ TTKT. Vì E càng thấp thì mức độ tập trung kinh tế càng cao. Tuy nhiên, việc tính toán chỉ số này có thể có sai số lớn đặc biệt là khi số lượng doanh nghiệp trong một thị trường ngành càng lớn. Chỉ số tập trung hỗn hợp CCI Chỉ số tập trung hỗn hợp CCI- Comprehensive Concentration Index, được định nghĩa bởi công thức sau: Trong đó: S1 là thị phần của doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường Si là thị phần của doanh nghiệp thứ i trên thị trường N là tổng số doanh nghiệp trên thị trường CCI được sử dụng để đánh giá mức độ tập trung kinh tế trên một thị trường. CCI có giá trị từ 0 đến 1. CCI= 0: thị trường không có doanh nghiệp nào hoạt động. CCI= 1: thị trường có một doanh nghiệp hoạt động, mức độ tập trung thị trường là cao nhất (cấu trúc thị trường độc quyền). CCI càng cao thì mức độ tập trung thị trường càng lớn. Ưu điểm của phương pháp đo này là đã xét đến số lượng các doanh nghiệp trên thị trường và kết hợp đánh giá thị phần của tất cả các doanh nghiệp này trong đó có tính trọng số riêng đối với doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường và tính trọng số lớn hơn đối với các doanh nghiệp có thị phần lớn hơn nhờ việc bình phương thị phần của các doanh nghiệp lớn thứ 2 trở đi. Đây là một phương pháp đánh giá khá chính xác mức độ tập trung thị trường. Nhưng việc gán cho doanh nghiệp lớn nhất một trọng số riêng như vậy đòi hỏi phải có số liệu điều tra về thị phần của các doanh nghiệp tương đối chính xác để có thể xác định doanh nghiệp nào là lớn nhất. Và việc áp dụng công thức này sẽ là không phù hợp khi xem xét trong một ngành có một số doanh nghiệp lớn có thị phần xấp xỉ nhau và khả năng chi phối thị trường tương đương nhau. Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta có thể đánh giá chung về khả năng chi phối thị trường của một nhóm các doanh nghiệp hàng đầu trong một thị trường theo chỉ số Linda như dưới đây. Chỉ số Linda( L) Chỉ số Linda- L là chỉ số đo lường sự chênh lệch trong nội bộ một nhóm doanh nghiệp nào đó trên một thị trường nhất định. Công thức: Trong đó: N là số doanh nghiệp trên thị trường. Qi là tỷ lệ giữa thị phần trung bình của i doanh nghiệp hàng đầu và (N-i) doanh nghiệp còn lại. Thông qua chỉ số này, cho phép xác định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường và nhóm doanh nghiệp chỉ có mức độ ảnh hưởng nhỏ tới thị trường đồng thời đánh giá được mức độ mà các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường khống chế các doanh nghiệp còn lại trên thị trường đó. Từ đó đánh giá mức độ TTKT trên thị trường. Chỉ số L càng lớn chứng tỏ sự chênh lệch giữa các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường và các doanh nghiệp còn lại càng lớn. Khi đó mức độ tập trung thị trường cao và ngược lại. Chỉ số Linda cũng là một trong những chỉ số cho phép đánh giá về mức độ tập trung thị trường. Phương pháp đo lường mức độ TTKT này có ưu điểm là đã khắc phục được nhược điểm của chỉ số CCI ở trên bằng cách phân ra các nhóm doanh nghiệp dẫn đầu thị trường và nhóm doanh nghiệp còn lại. Như vậy thì tác động của các doanh nghiệp có thị phần tương đương nhau đối với thị trường sẽ được đánh giá tương đương. Tuy nhiên, việc cho i thay đổi từ 1 đến N để ghép các doanh nghiệp thành từng nhóm khác nhau và tính bình quân thị phần của từng nhóm doanh nghiệp đó là khá phức tạp nếu số lượng doanh nghiệp trên một thị trường là lớn. Như vậy, có rất nhiều phương pháp khác nhau cho phép đo lường và đánh giá mức độ tập trung kinh tế trên một thị trường, có thể là thị trường ngành hay thị trường địa lý. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm nhất định. Nhưng bên cạnh đó chúng cũng có những nhược điểm, những hạn chế không thể phủ nhận. Vì vậy, để có sự định lượng một cách tổng thể và tương đối chính xác về mức độ tập trung kinh tế cũng như định lượng cấu trúc thị trường nói chung, chúng ta cần sử dụng kết hợp các phương pháp đo trên và có sự linh hoạt khi áp dụng trong những ngành, thị trường cụ thể và trong những điều kiện phát triển kinh tế cụ thể của từng nước, trong từng thời kỳ. Những phân tích mang tính lý luận trên đã trả lời cho các câu hỏi: Tập trung kinh tế là gì? Tập trung kinh tế có những hình thức nào? Và những tiêu chí nào cho phép đánh giá mức độ tập trung kinh tế? Qua đó có thể thấy: TTKT cũng là một trong những vấn đề quan trọng của nền kinh tế thị trường. Vậy, TTKT có những tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế? Tại sao chúng ta phải quản lý tập trung kinh tế? Và quản lý tập trung kinh tế phải tuân theo những nguyên tắc nào? Đó chính là những nội dung của cơ sở lý luận về quản lý TTKT đề tài cần làm rõ. Cơ sở lý luận về quản lý tập trung kinh tế Tác động của tập trung kinh tế đối với sự phát triển kinh tế và sự cần thiết phải quản lý các hoạt động tập trung kinh tế Để có cơ sở lý luận cho công tác quản lý TTKT, trước hết chúng ta cần xem xét, đánh giá một cách toàn diện những tác động của TTKT đối với sự phát triển của nền kinh tế đứng trên góc độ quản lý vĩ mô nền kinh tế. 1.1- Tập trung kinh tế- Những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế TTKT có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế. Cụ thể như sau: Thứ nhất, TTKT giúp nâng cao tổng sản lượng cho nền kinh tế trong điều kiện các nguồn lực phát triển không thay đổi. Thật vậy, như đã trình bày ở trên về những khái niệm và hình thức TTKT, chúng ta có thể thấy: kết quả của TTKT là sự giảm đi của số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường và sự gia tăng quy mô sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp sau TTKT. Theo quy luật về hiệu suất hoạt động theo quy mô: “khi quy mô vốn tăng lên, hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên do họ có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm”. Như vậy TTKT có thể giúp khắc phục tình trạng hoạt động kém hiệu quả của nền kinh tế do quy mô đầu tư nhỏ lẻ, manh mún, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực phát triển như: vốn, lao động, tài nguyên, ... Vì vậy, tổng sản lượng trong nền kinh tế được nâng cao trong điều kiện các nguồn lực không thay đổi. Thứ hai, TTKT góp phần đưa nền kinh tế vượt qua những giai đoạn kinh tế khó khăn hay khủng hoảng kinh tế. Vì TTKT là một hình thức tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu việc tổ chức sản xuất- kinh doanh. Trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn, thì TTKT là một biện pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn từ đó góp phần đưa nền kinh tế thoát khỏi sự khủng hoảng và tiếp tục phát triển. Thứ ba, TTKT chính là một giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Thật vậy, bản chất của TTKT là sự chuyển giao quyền sở hữu giữa các chủ thể kinh tế, có thể là các doanh nghiệp hay các tập đoàn kinh tế với nhau. Quyền sở hữu đó bao gồm các quyền sở hữu về: vốn, tài sản, các phát minh sáng chế, các dây chuyền công nghệ, ... Tập trung kinh tế sẽ thúc đẩy chuyển giao khoa học- công nghệ, cách thức tổ chức quản lý, kỹ năng lao động. Theo mô hình hàm sản xuất Cobb- Douglass thì công nghệ chính là một nhân tố quan trọng tạo ra sản lượng trong nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế: Y= T.Ka .Lb.Rc (1) Trong đó: T là khoa học công- nghệ. K, L, R lần lượt là vốn, lao động, đất đai và các. Mô hình Cobb- Douglass sau khi bi._.ến đổi sẽ thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng của các biến số như sau : g= t+ a.k + b.l+ c.r Trong đó : g là tốc độ tăng trưởng. k, l, r là tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào t là tốc độ tăng tiền bộ khoa học- công nghệ. Các công nghệ tiên tiến, hiện đại được áp dụng rộng rãi sẽ thúc đẩy việc tăng năng suất lao động, nâng cao sản lượng trong nền kinh tế. Và tiến bộ công nghệ là yếu tố vô hạn có thể mở rộng đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế trong điều kiện các nguồn lực khác đều là hữu hạn, công nghệ là yếu tố quan trọng của tăng trưởng và phát triển bền vững. Thứ tư, TTKT có yếu tố nước ngoài còn là một hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài khá hiệu quả. Nó không chỉ làm tăng thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà còn thúc đẩy chuyển giao khoa học- công nghệ hiện đại từ các nước phát triển trên thế giới. Sau các vụ TTKT thường kéo theo những nhu cầu đầu tư mới và tạo ra việc làm mới trong dài hạn. Thứ năm, TTKT trong các ngành then chốt của nền kinh tế sẽ giúp nền kinh tế hạn chế và tránh được sự chi phối của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng phát triển của đất nước. Thứ sáu, TTKT còn làm tăng doanh thu thuế bổ sung vào ngân sách Nhà nước, tăng khả năng chi tiêu của chính phủ, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Như chúng ta đã biết, TTKT là sự chuyển giao quyền sở hữu giữa các chủ thể kinh tế là các doanh nghiệp trên thị trường. Quá trình chuyển quyền sở hữu này dẫn đến những thay đổi về đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp. Chẳng hạn như khi các doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, mua lại hay liên doanh với nhau để hình thành các doanh nghiệp mới. Khi đó, các doanh nghiệp thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ phải nộp những khoản thuế nhất định vào ngân sách Nhà nước. Thu ngân sách Nhà nước tăng đồng nghĩa với tăng khả năng chi tiêu của chính phủ, từ đó tạo điều kiện để chính phủ tăng chi tiêu cho nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế. Thứ bảy, TTKT cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa hoặc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước theo định hướng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Như vậy, có thể kết luận rằng TTKT có rất nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế thông qua những tác động trực tiếp tới các nhân tố quan trọng của tăng trưởng và phát triển đã được nghiên cứu trong khoa học kinh tế phát triển. Bên cạnh những tác động tích cực, TTKT cũng có thể gây ra những tác động hạn chế đối với sự phát triển kinh tế. 1.2- Tập trung kinh tế- những tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế Những tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế có thể kể đến một số tác động sau: Thứ nhất, TTKT làm thay đổi tương quan cạnh tranh trên thị trường và có thể dẫn đến những tổn thất phúc lợi xã hội. Thật vậy, TTKT làm giảm số lượng doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường, thay đổi sự phân bố thị phần giữa các doanh nghiệp và có thể làm thay đổi tương quan cạnh tranh trên thị trường. TTKT với quy mô lớn có thể dẫn đến hình thành một nhóm doanh nghiệp chiếm thị phần rất lớn có khả năng chi phối thị trường, làm giảm tính cạnh tranh và họ có thể đưa ra những quyết định sản xuất dưới mức hiệu quả của toàn xã hội, gây ra những tổn thất phúc lợi xã hội. Thứ hai, TTKT có thể tạo ra và làm nghiêm trọng thêm hiệu ứng “đẩy ra ngoài” (crowding out) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dẫn đến thất bại của thị trường về thông tin không đối xứng giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp lớn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các thông tin về thị trường và nắm bắt các thông tin tốt hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Chẳng hạn như thông tin về hàng các nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, hay thông tin về các thị trường tiêu thụ, ... Các doanh nghiệp nhỏ có thể là các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp lớn. Trong trường hợp đó, sự bất đối xứng về thông tin giữa các doanh nghiệp này sẽ gây ra những quyết định sản xuất- kinh doanh dưới mức hiệu quả xã hội. Thứ ba, TTKT với mục tiêu cơ cấu lại doanh nghiệp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nên trong ngắn hạn, các doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm lao động. Vì vậy TTKT sẽ làm giảm việc làm trong ngắn hạn. Thứ tư, TTKT giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài có thể dẫn đến việc các tập đoàn đa quốc gia thôn tính các doanh nghiệp, các thương hiệu nổi tiếng trong nước. Thứ năm, TTKT có yếu tố nước ngoài còn có thể làm gia tăng sự kiểm soát của nước ngoài đối với nền kinh tế trong nước. Đặc biệt đáng lo ngại đối với những ngành chủ chốt, ngành mũi nhọn chiến lược của nền kinh tế quốc gia. Thứ sáu, trong quá trình TTKT có thể xảy ra tình trạng định giá tài sản không đảm bảo tiêu chuẩn hoặc những vấn đề tiêu cực trong quá trình định giá tài sản, gây thất thoát, và những tổn thất lợi ích của các doanh nghiệp. Như vậy, TTKT có nhiều tác động tích cực và cả những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế. Đây chính là những cơ sở quan trọng để luận chứng cho sự cần thiết phải quản lý TTKT. 1.3- Sự cần thiết phải quản lý các hoạt động TTKT Trên cơ sở những tác động tích cực và tiêu cực của TTKT đã phân tích ở trên, có thể đưa ra ba luận chứng cơ bản cho sự cần thiết phải quản lý các hoạt động TTKT như sau: Thứ nhất, các thế lực độc quyền được hình thành qua quá trình TTKT có thể gây ra tổn thất phúc lợi xã hội. Điều này được phân tích trong lý thuyết độc quyền thường gây tổn thất phúc lợi xã hội như sau: Cũng giống như mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động sản xuất- kinh doanh, doanh nghiệp độc quyền có mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên, khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận là sản xuất tại mức sản lượng sao cho giá bán bằng chi phí biên (P=MC), còn đối với doanh nghiệp độc quyền, họ sẽ sản xuất tại mức sản lượng tại đó doanh thu biên đúng bằng chi phí biên (MR=MC). Q1 Q0 AC A B C P0 P1 MR D = MR P MC Hình 1.2- Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền thường Khi đó, doanh nghiệp độc quyền bán được sản phẩm với mức giá P1 cao hơn P0 và mức sản lượng Q1 thấp hơn Q0 khi thị trường là cạnh tranh hoàn hảo và thu lợi nhuận siêu ngạch là phần diện tích P1P0EB (như hình vẽ). Nhưng đứng trên góc độ lợi ích xã hội thì quyết định sản xuất như vậy là chưa hiệu quả. Vì hiệu quả xã hội đạt được khi MB=MC. Nhưng tại sản lượng Q1 thì MB>MC. Đồng thời quyết định sản xuất đó khiến xã hội bị tổn thất một mức lợi ích ròng là diện tích tam giác ABC (như hình vẽ). Đây chính là phần tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền gây ra. Thứ hai, tình trạng thông tin không đối xứng do hoạt động TTKT mang lại (như đã phân tích ở trên) cũng gây ra tổn thất phúc lợi xã hội. Thật vậy, xét một thị trường ngành, có tình trạng thông tin không đối xứng giữa giữa các doanh nghiệp có quan hệ người mua- người bán. Giả sử các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu là các doanh nghiệp nhỏ (sau đây gọi là các doanh nghiệp cung ứng), các doanh nghiệp mua các nguyên vật liệu đó để sản xuất sản phẩm cuối cùng là các doanh nghiệp lớn (sau đây gọi là các doanh nghiệp sản xuất). Nếu thông tin trên thị trường là đối xứng- các doanh nghiệp cung ứng và các doanh nghiệp sản xuất đều nắm rõ thông tin về nhu cầu và khả năng cung ứng nguyên vật liệu trên thị trường thì thị trường sẽ cân bằng tại mức sản lượng là Q0 và mức giá là P0 (hình 1.3). Đó chính là mức sản lượng tối ưu xã hội. Nhưng do không nắm được đầy đủ thông tin về nhu cầu thị trường nên doanh nghiệp cung ứng chỉ cung ứng ở mức sản lượng Q1> Q0 và mức giá sẽ giảm xuống là P1 < P0 (hình 1.3). Khi đó, một phần phúc lợi xã hội đã bị mất đi (bằng phần diện tích tam giác ABC như hình 1.3) được gọi là phần tổn thất phúc lợi xã hội do thông tin không đối xứng về phía nhà cung ứng. P Q0 Q1 P1 P0 D0 D1 B C DW Q Hình 1.3- Thông tin không đối xứng gây tổn thất phúc lợi xã hội Thứ ba, TTKT có rất nhiều tác động tích cực như đã phân tích ở trên. Song, không phải hoạt động TTKT nào cũng sẽ đem lại những tác động tích cực như vậy nếu chúng ta không có những khung pháp lý, những chính sách định hướng, kiểm soát, điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp tham gia TTKT. Chẳng hạn như: TTKT tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng đầu tư cho công nghệ- kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh nghiệp được hình thành sau hoạt động TTKT có thể lạm dụng sức mạnh thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình để tăng lợi nhuận chứ không đầu tư nhiều cho công nghệ- kỹ thuật Qua những phân tích trên cho thấy vai trò của chính phủ trong quản lý TTKT là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cũng như sự can thiệp của chính phủ vào bất kỳ một vấn đề nào của nền kinh tế thị trường, những tác động của chính phủ trong quản lý TTKT cần tuân theo những nguyên tắc nhất định. 2- Các nguyên tắc chi phối sự tác động của chính phủ trong quản lý tập trung kinh tế Có 2 nguyên tắc cơ bản chi phối sự tác động của chính phủ trong quản lý TTKT. Đó chính là 2 nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thị trường: nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tương hợp. Bởi lẽ, TTKT cũng là một trong những vấn đề xuất phát trong nền kinh tế thị trường. Nguyên tắc hỗ trợ Nội dung của nguyên tắc hỗ trợ trong quản lý tập trung kinh tế: Sự tác động của chính phủ vào tập trung kinh tế phải nhằm mục đích cuối cùng và dài hạn là hỗ trợ, tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn. Theo đó sự tác động của chính phủ phải đảm bảo những nội dung sau: + Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, quyền tự do kinh doanh, tự do giá cả. + Thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ các quy định pháp luật. + Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát triển. Nguyên tắc hỗ trợ chủ yếu nhằm xác định xem khi nào chính phủ cần tác động vào tập trung kinh tế. Nguyên tắc tương hợp Nội dung của nguyên tắc tương hợp trong quản lý tập trung kinh tế: chính phủ cần ưu tiên sử dụng những cách thức tác động tới tập trung kinh tế mà không làm méo mó thị trường hay còn gọi là tương hợp với thị trường. Theo đó, sự tác động của chính phủ vào tập trung kinh tế phải đảm bảo: + Hạn chế dùng các công cụ kinh tế có thể gây “méo mó” thị trường. + Chú trọng sử dụng các đòn bẩy kinh tế để can thiệp hơn là việc sử dụng các mệnh lệnh hành chính. Nguyên tắc tương hợp nhằm lựa chọn các cách thức tác động tối ưu của chính phủ vào tập trung kinh tế. Trên cơ sở tôn trọng 2 nguyên tắc trên trong quản lý tập trung kinh tế, chính phủ cần: + Tôn trọng và bảo vệ tập trung kinh tế, không loại bỏ các hành vi tập trung kinh tế ra khỏi sinh hoạt của thị trường. Tập trung kinh tế bao gồm các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh xuất phát và phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Nên tập trung kinh tế thuộc quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp + Tập trung kinh tế có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, nên chính phủ cần có sự kiểm soát tập trung kinh tế, ngăn chặn các hành vi tập trung kinh tế có khả năng hạn chế cạnh tranh, hình thành các thế lực độc quyền, nhằm đảm bảo thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh. + Tuy nhiên tập trung kinh tế cũng có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế. Vì vậy, trong những trường hợp nhất định, chính phủ cần xem xét, cân nhắc cách thức quản lý đối với các vụ việc tập trung kinh tế có quy mô lớn, có khả năng gây hạn chế cạnh tranh sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế vừa đảm bảo thúc đẩy môi trường cạnh tranh. Chính phủ có thể cấm những vụ tập trung kinh tế đó hoặc có thể cho phép tập trung kinh tế nhưng quy định và kiểm soát các hành vi của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế để ngăn chặn những hành vi gây hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế. Nói tóm lại, quản lý TTKT là rất cần thiết. Và một trong các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả, sự thành công của công tác quản lý TTKT là mức độ hỗ trợ, tương hợp với thị trường của các tác động của chính phủ trong quản lý TTKT. Như vậy, TTKT có những góc độ tiếp cận, những hình thức khác nhau. Nhưng dù nhìn ở góc độ nào thì TTKT cũng là một vấn đề của nền kinh tế thị trường cần có sự tác động của chính phủ theo hai nguyên tắc cơ bản (nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tương hợp). Vậy trên thực tế, ở Việt Nam và ở các quốc gia khác trên thế giới, công tác quản lý TTKT được tổ chức thực hiện như thế nào? Có thể nói quản lý TTKT là một nội dung rất mới đối với Việt Nam. Nên việc học hỏi kinh nghiệm quản lý TTKT của các quốc gia đi trước là rất cần thiết đối với Việt Nam. CHƯƠNG II- KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TẬP TRUNG KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI Với mục tiêu học hỏi kinh nghiệm quản lý TTKT phù hợp với điều kiện kinh tế- chính trị và các xu hướng TTKT ở Việt Nam, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của năm quốc gia đã có nhiều thành công trong công tác quản lý TTKT. Đó là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Chi lê. Ở các quốc gia này đều đã có những giai đoạn TTKT rất cao và công tác quản lý của họ đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc làm giảm mức độ TTKT để duy trì, thúc đẩy cấu trúc thị trường cạnh tranh. Vậy họ đã quản lý TTKT bằng cách nào? Công tác quản lý TTKT được tổ chức thực hiện như thế nào? Những phân tích dưới đây sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi này và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về các quy định quản lý và công tác tổ chức quản lý TTKT mà Việt Nam có thể học hỏi để vận dụng trong những điều kiện, những giai đoạn phát triển nhất định. Để nghiên cứu một cách hệ thống về kinh nghiệm quản lý TTKT của các nước này, đề tài sẽ tiếp cận các vấn đề về TTKT dưới góc độ quản lý. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước về TTKT chính là chủ thể quản lý thực hiện các hoạt động quản lý để hướng đối tượng quản lý là TTKT theo những cơ sở pháp lý để đạt được mục tiêu là thúc đẩy môi trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh và phát triển kinh tế. I- Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 1- Tổng quan về TTKT ở Hoa Kỳ Trong lịch sử tập trung kinh tế ở Hoa Kỳ cho đến nay đã diễn ra năm làn sóng TTKT qua năm giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, TTKT có những đặc điểm đặc trưng khác nhau và Hoa Kỳ đã có những cách thức quản lý TTKT tương ứng với từng giai đoạn đó. 1.1- Giai đoạn 1 (1897 – 1904): Làn sóng độc quyền hóa- TTKT theo chiều ngang để tiến tới vị trí độc quyền Sự xuất hiện làn sóng TTKT này là do chính phủ nới lỏng việc thực thi các quy định về chống độc quyền, các quy định của pháp luật công ty cũng được nới lỏng, tạo điều kiện cho các vụ TTKT trong cùng một thị trường liên quan (TTKT theo chiều ngang). Đặc biệt, có nhiều quy tắc trong mua bán, sáp nhập thuộc về quy tắc ứng xử đạo đức, chỉ mang tính tự nguyện và không bị ràng buộc về mặt pháp lý. Chính vì vậy, càng khuyến khích các vụ mua bán, sáp nhập, hợp nhất diễn ra mạnh mẽ theo chiều ngang để tiến tới vị trí độc quyền. TTKT ở Hoa Kỳ trong giai đoạn này có hai đặc điểm sau: Thứ nhất, các vụ TTKT chủ yếu diễn ra theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp trong cùng một thị trường liên quan. Thứ hai, TTKT chủ yếu là các vụ sáp nhập trong ngành công nghiệp nặng. Mức độ TTKT trong ngành công nghiệp nặng thời kỳ này rất cao. Thị trường ngành công nghiệp nặng có một số doanh nghiệp có quy mô lớn có khả năng chi phối thị trường như: tập đoàn thép Hoa Kỳ- US Steel Group, ... Làn sóng độc quyền hoá này đã có nhiều tác động tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở Hoa Kỳ. Quy mô nền kinh tế được mở rộng nhanh chóng. Khoa học- kỹ thuật ở Hoa Kỳ trong giai đoạn này rất phát triển, đặc biệt là trong ngành đường sắt, điện năng. Các quy trình sản xuất cũng được cải tiến đáng kể theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Tuy nhiên, đến đầu những năm 1990, phần lớn các vụ mua bán sáp nhập không làm tăng hiệu quả sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời các vụ TTKT theo chiều ngang đã hình thành nên một số tập đoàn lớn giữ vị trí độc quyền, làm hạn chế cạnh tranh trên thị trường, nhất là trên thị trường ngành công nghiệp nặng. Vì vậy, chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu siết chặt hơn việc kiểm soát các vụ TTKT. Năm 1904, Toà án tối cao đã đưa ra quy định rằng Đạo Luật Sherman sẽ được sử dụng để chống lại các vụ sáp nhập mang tính phản cạnh tranh. Đạo Luật Sherman được ban hành từ năm 1890. Nhưng việc đưa ra quy định này của Toà án tối cao lúc này chính là một động thái chứng tỏ rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ nghiêm khắc hơn trong việc thực thi Luật chống độc quyền và kiểm soát chặt chẽ hơn quá trình TTKT để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả. Cùng với sự thắt chặt kiểm soát TTKT, sự suy thoái của kinh tế Hoa Kỳ năm 1903 và ảnh hưởng của sự suy thoái này trong một vài năm tiếp theo cũng như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ vào năm 1904 đã dập tắt làn sóng độc quyền hoá ở Hoa Kỳ trong giai đoạn này. 1.2- Giai đoạn 2 (1916 - 1929): Làn sóng sắp xếp lại để đạt hiệu quả theo quy mô- TTKT theo chiều dọc hướng tới độc quyền nhóm Làn sóng TTKT thứ hai này xuất hiện do sự bùng nổ nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Bên cạnh đó, không thể không đề cập tới nguyên nhân về công tác quản lý TTKT ở Hoa Kỳ. Chính phủ đã có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp cùng hợp tác trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và trong thập niên 1920 chính sách này vẫn được duy trì. Chính sách này đã khuyến khích, thúc đẩy các vụ TTKT theo chiều dọc và hình thành các nhóm độc quyền. TTKT ở Hoa Kỳ giai đoạn này có ba đặc điểm sau: Thứ nhất, số lượng các nhà độc quyền giảm, nhưng độc quyền nhóm lại tăng. Thứ hai, TTKT chủ yếu là các vụ sáp nhập theo chiều dọc và hình thành các tập đoàn lớn. Thứ ba, các vụ sáp nhập chủ yếu diễn ra trong các ngành kim loại cơ bản, hoá dầu, thực phẩm, hoá chất và thiết bị giao thông. Xu hướng TTKT này đã tạo những sự phát triển mới về khoa học công nghệ. Hệ thống giao thông được cải thiện và xây dựng mới đặc biệt là trong ngành đường sắt. Mạng lưới truyền thanh cũng ngày càng phát triển đa dạng và chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, việc hình thành các tập đoàn tư bản có quy mô lớn và các nhóm độc quyền đã gây ra những hạn chế cạnh tranh đáng kể với những hành vi hạn chế cạnh tranh đa dạng hơn. Vì vậy, năm 1914, chính phủ đã ban hành Đạo Luật Clay ton, bổ sung thêm các hành vi hạn chế cạnh tranh để quản lý chặt chẽ hành vi của các nhóm doanh nghiệp độc quyền. Bên cạnh đó, Đạo Luật Uỷ ban Thương mại Liên bang cũng được ban hành nhằm chống lại các tập đoàn tư bản lũng đoạn. Đạo Luật Sherman vẫn tiếp tục được thực thi nghiêm túc. Sự quản lý chặt chẽ của chính phủ đã hạn chế được những hành vi hạn chế cạnh tranh của các nhóm độc quyền, các tập đoàn tư bản. Cùng với các quy định quản lý đó, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ ngày 29/10/1929 đã kết thúc làn sóng TTKT theo hướng hình thành các nhóm độc quyền. 1.3- Giai đoạn 3 (1965 – 1969): Xu hướng thành lập tập đoàn-TTKT theo đường chéo (dạng tập đoàn) Sự xuất hiện xu hướng TTKT mới trong giai đoạn này là do thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn này đang có nhu cầu phát triển khá sôi động, giá chứng khoán tăng cao, làm tăng nhu cầu đầu tư. Nhưng do lãi suất trong những năm đầu của thập niên 1960 cao, làm cho các doanh nghiệp gặp những khó khăn nhất định về vốn đầu tư và giai đoạn này có những sự thay đổi của phương pháp hạch toán tài chính: phương pháp kế toán phân chia lợi ích làm xuất hiện “hiệu ứng tự vận động”- các doanh nghiệp muốn tối thiểu hoá sự phụ thuộc vào các nguồn tài chính bên ngoài, vì vậy các doanh nghiệp phải tính đến các phương án mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, giai đoạn này, chính phủ Hoa Kỳ đang khá cứng rắn trong việc thực thi Luật chống độc quyền, những hành vi TTKT gây hạn chế cạnh tranh đáng kể bị cấm hoặc bị kiểm soát rất chặt chẽ. Chính vì vậy, TTKT giai đoạn này có hai đặc điểm rất khác với hai giai đoạn trước: Thứ nhất, TTKT theo chiều ngang và theo chiều dọc là 2 hình thức TTKT gây hạn chế cạnh tranh nhiều hơn không xuất hiện nhiều như 2 giai đoạn trước. Mà chủ yếu là các vụ TTKT theo dạng đường chéo để hình thành các tập đoàn dạng hỗn hợp. Thứ hai, ngành có hoạt động tập trung kinh tế mạnh nhất là ngành hàng không. Bên cạnh đó, các ngành như: máy công nghiệp, linh kiện ô tô, trang thiết bị đường sắt, dệt may và thuốc lá vẫn có những vụ sáp nhập có quy mô đáng kể. Xu hướng này đã làm xuất hiện các tập đoàn tư bản rất lớn có khả năng chi phối thị trường. Để quản lý những hành vi hạn chế cạnh tranh ngày càng đa dạng của các tập đoàn trong xu hướng TTKT này, chính phủ đã có bổ sung những quy định trong quản lý TTKT. Năm 1968, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thông báo kế hoạch trừng phạt các tập đoàn lũng đoạn. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng áp dụng hệ thống pháp luật bổ sung: Đạo Luật Williams, Đạo Luật cải cách thuế khoá. Cùng với những biện pháp nghiêm khắc của Bộ Tư pháp và sự thực thi các Đạo luật kiểm soát độc quyền, sự hoạt động kém hiệu quả của nhiều tập đoàn tư bản vào những năm cuối thập niên 1960 đã kết thúc làn sóng thành lập tập đoàn ở giai đoạn thứ ba này. 1.4- Giai đoạn 4: (1981 - 1989): Xu hướng tái tập trung- Các vụ sáp nhập khổng lồ Có rất nhiều nhân tố thúc đẩy sự xuất hiện của làn sóng TTKT này: Nền kinh tế được mở rộng; Những tiến bộ về khoa học, công nghệ; xu hướng cạnh tranh quốc tế; Các quy định của chính phủ được nới lỏng ; Tài sản của các quỹ trợ cấp gia tăng; Những đổi mới về tài chính; Sự thất bại của các tập đoàn. TTKT trong giai đoạn này có bốn đặc điểm như sau: Thứ nhất, quy mô của các vụ tập trung kinh tế lập kỷ lục so với những giai đoạn trước. Thứ hai, đầu những năm 1980, các vụ tập trung kinh tế chủ yếu diễn ra trong ngành dầu khí. Cuối những năm 1980, tập trung kinh tế cao trong ngành dược phẩm, hàng không và ngân hàng. Thứ ba, các vụ thâu tóm có yếu tố nước ngoài trở nên phổ biến. Thứ tư, có nhiều vụ mua lại mang tính thù địch chứ không vì mục tiêu hiệu quả kinh tế. Để quản lý TTKT trong giai đoạn này, chính phủ Hoa Kỳ đã nghiêm khắc thực thi Đạo Luật HSR (Hart – Scott – Rodino) ban hành năm 1976 đối với các hành vi tập trung kinh tế có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là các quy định nghiêm khắc về thủ tục thông báo các vụ thâu tóm xuyên quốc gia; thực thi Pháp luật liên bang về chống mua lại. Năm 1989, chính phủ Hoa Kỳ ban hành Đạo luật Cải cách, điều chỉnh và thực thi các tổ chức tài chính để điều chỉnh hành vi của các tập đoàn tài chính nhằm gián tiếp điều chỉnh TTKT. Cùng với công tác quản lý TTKT của chính phủ Hoa Kỳ dựa trên các Đạo luật mới được điều chỉnh, cuộc chiến tranh Vùng Vịnh đã góp phần kết thúc làn sóng tái tập trung trong giai đoạn TTKT thứ tư này. Giai đoạn 5: những năm 1990: Xu hướng toàn cầu hóa- Tái cơ cấu chiến lược TTKT ở Hoa Kỳ trong giai đoạn này có hai đặc điểm: Thứ nhất, các doanh nghiệp chú trọng tới sáp nhập vì mục tiêu chiến lược dài hạn. Thứ hai, gia tăng các vụ tập trung kinh tế theo đường chéo giữa ngành viễn thông và ngành ngân hàng. Có thể nói, xu hướng TTKT giai đoạn này có rất nhiều tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế Hoa Kỳ. Nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh, quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, minh chứng cho sự phát triển này là sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán, giá các loại chứng khoán đều có xu hướng tăng cao; khoa học- công nghệ cũng có nhiều tiến bộ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Vì vậy, trong giai đoạn này chính phủ đã nới lỏng hơn các quy định về TTKT. Tuy nhiên, việc kiểm soát TTKT ở một mức độ nhất định vẫn rất quan trọng. Cục chống độc quyền- Bộ Tư pháp và Uỷ ban Thương mại Liên bang đã cùng ban hành văn bản hướng dẫn sáp nhập năm 1992 và văn bản sửa đổi hướng dẫn sáp nhập tháng 04 năm 1997 nhằm hướng các vụ tập trung kinh tế theo đúng các quy định trong các Đạo Luật đã ban hành. Tuy nhiên, đến những năm cuối thập niên 1990, sự phát triển“ “““quá nóng” của chứng khoán Hoa Kỳ đã đi đến sụp đổ cùng với sự phát triển chậm lại nền kinh tế Hoa Kỳ chính là những nguyên nhân kết thúc làn sóng tái cơ cấu chiến lược. Đó là năm giai đoạn TTKT đã diễn ra trong lịch sử TTKT ở Hoa Kỳ. Trong một vài năm trở lại đây, TTKT ở Hoa Kỳ đang xuất hiện một xu hướng mới với một số đặc điểm như sau: Thứ nhất, mức độ tập trung kinh tế tăng lên trong một số ngành. Đặc biệt là sự gia tăng mức độ TTKT trong các ngành: tài chính, chứng khoán, công nghệ thông tin, truyền thông, dược phẩm, ... Thị trường tài chính Hoa Kỳ cũng đang có xu hướng gia tăng hoạt động TTKT của các quỹ đầu tư lớn như: Alaska Permanent Fund Corporation thành lập năm 1976 với quy mô tổng tài sản năm 2008 ước tính khoảng 38 tỷ USD, hay Kohlberg Kravis Roberts với tổng tài sản là 31,10 tỷ USD; Goldman Sachs PIA (tổng tài sản: 31,00 tỷ USD); The Blackstone Group (tổng tài sản: 28,36 tỷ USD); Apollo Management (tổng tài sản: 13,90 tỷ USD). Các quỹ này đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính và ngày càng có ảnh hưởng lớn trên thị trường mua bán, thâu tóm doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp then chốt của các nước phát triển. Với lo ngại này, Ủy ban Đầu tư nước ngoài Hoa Kỳ (CFIUS) đã xem xét việc hạn chế các vụ thâu tóm của nước ngoài. Thứ hai, số vụ và quy mô TTKT cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế Hoa Kỳ đang gặp khủng hoảng như hiện nay. Thứ ba, ở Hoa Kỳ đang có xu hướng gia tăng các vụ TTKT theo hình thức hợp nhất doanh nghiệp- một hình thức TTKT khá phức tạp, đòi hỏi sự chặt chẽ trong quản lý TTKT. Vì vậy, trong vài năm trở lại đây, công tác quản lý TTKT ở Hoa Kỳ đang được tăng cường rất mạnh. Ngày 1/2/2001, Đạo Luật HSR (Hart – Scott – Rodino) đã được sửa đổi về ngưỡng thông báo của các giao dịch tập trung kinh tế, yêu cầu về quy mô của các bên tham gia tập trung kinh tế, một số quy định về thủ tục thông báo tập trung kinh tế, ... Cục chống Độc quyền- Bộ Tư pháp và Uỷ ban Thương mại Liên bang cùng nỗ lực trong việc giám sát thực thi các Đạo Luật chống độc quyền, thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh. 2- Quản lý TTKT ở Hoa Kỳ 2.1- Cơ quan quản lý TTKT ở Hoa Kỳ Ở Hoa Kỳ, các quy định pháp luật cho phép 2 cơ quan liên bang có chức năng quản lý TTKT là Ủy ban Thương mại liên bang (FTC) và Cục Chống Độc quyền trực thuộc Bộ Tư pháp (DoJ). 2.1.1- Ủy ban Thương mại liên bang (FTC- Federal Trade Committee) Ủy ban Thương mại Liên bang- FTC là một cơ quan độc lập của chính phủ, thành lập năm 1914 theo Đạo luật Uỷ ban Thương mại liên bang- một trong những động thái mạnh mẽ nhất của Tổng thống Wilson trong việc chống lại các tập đoàn tư bản lũng đoạn. Nhiệm vụ chủ yếu của FTC là thúc đẩy vấn đề “bảo vệ người tiêu dùng” và loại bỏ, ngăn chặn những hành vi mà luật pháp Hoa Kỳ coi là các hành vi kinh doanh “phản cạnh tranh”, bảo vệ và duy trì cạnh tranh. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Thương mại liên bang bao gồm: Chủ tịch và các ủy viên. Đứng đầu FTC là 5 ủy viên do Tổng thống đề cử và được Thượng viện phê chuẩn. Theo Đạo luật FTC, không quá 3 Ủy viên cùng thuộc một đảng chính trị. Nhiệm kỳ của một ủy viên là 7 năm, các nhiệm kỳ được quy định so le nhau để trong một năm có ít nhất một ủy viên sẽ hết nhiệm kỳ. Ủy ban Thương mại liên bang có 3 Cục trực thuộc là Cục Bảo vệ người tiêu dùng và Cục Cạnh tranh và Cục Kinh tế. Trong đó, Cục Cạnh tranh là cơ quan có chức năng trực tiếp quản lý TTKT. Nhiệm vụ của Cục Cạnh tranh là loại bỏ và ngăn chặn những hành vi kinh doanh “phản cạnh tranh”. 2.1.2- Cục Chống Độc quyền trực thuộc Bộ Tư pháp (DoJ- Department of Justice) Cục Chống Độc quyền- Bộ Tư pháp được thành lập năm 1933. Cục Bộ có nhiệm vụ phối hợp với FTC để loại bỏ, ngăn chặn các hành vi kinh doanh “phản cạnh tranh” mang tính hình sự và dân sự. 2.2- Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Hoa Kỳ Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Hoa Kỳ chính là các Đạo luật và các văn bản hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp. Năm 1890, ban hành Đạo Luật Sherman, đưa ra những quy định về cấm thoả thuận hạn chế cạnh tranh; cấm những hạn chế bất hợp lý về thương mại và sự hình thành độc quyền. Năm 1914, ban hành hai Đạo Luật: Đạo Luật Clayton và Đạo Luật về Ủy ban Thương mại Liên bang. Đạo Luật Clayton ngăn cấm các vụ sáp nhập có thể dẫn tới hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể hoặc có xu hướng dẫn tới độc quyền; bổ sung Đạo Luật Sherman thêm 4 hành vi điều chỉnh: Cấm phân biệt đối xử về giá, cấm ký kết hợp đồng mang tính độc quyền hoặc có nội dung ràng buộc, cấm việc chiếm vốn giữa các công ty, cấm kiêm nhiệm chức vụ. Đạo Luật về Ủy ban Thương mại Liên bang- thành lập cơ quan cạnh tranh tại Hoa Kỳ Quy định việc giám sát thực thi Luật cạnh tranh thuộc mảng dân sự của Uỷ ban Thương mại Liên bang và bổ sung thêm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh: làm hàng giả, quảng cáo gian dối, ... Năm 1936, ban hành Đạo Luật Robinson- Patman để bổ sung Đạo Luật Clayton về các hành vi bán phá giá hàng hoá trong nước(phân biệt với bán phá giá hàng hoá trên thị trường nước ngoài). Năm 1938, ban hành Đạo Luật Wheeler- Lea để bổ sung các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi gian lận và hàng loạt các biện pháp ngăn chặn. Năm 1950, ban hành Đạo Luật Celler-Kefauver nhằm quy định việc kiểm soát sáp nhập, mua lại. Năm 1975, ban hành Đạo luật Magnuson-Moss để trao quyền cho US-FTC trong việc thông qua các nguyên tắc thương mại trong đó định nghĩa các hoạt động gian lận hoặc không lành mạnh trong từng ngành cụ thể. Năm 1976, ban hành Đạo Luật nâng cao chống độc quyền Hart – Scott – Rodino (HSR) với nội dung sửa đổi các Đạo Luật chống độc quyền của Hoa Kỳ (chủ yếu là Đạo Luật Clayton). Đạo Luật HSR cũng là cơ sở pháp lý điều chỉnh các khía cạnh về thủ tục rà soát của chính phủ trong các vụ sáp nhập, thâu tóm. Năm 1992, ban hành Hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp để điều chỉnh các hành vi sáp nhập theo chiều ngang. Gồm các quy định cụ thể về: xác định thị trường sản phẩm và thị trường địa lý liên quan; đánh giá mức độ gia nhập thị trường; đánh giá các hiệu ứng cạnh tranh có thể xảy ra từ vụ sáp nhập; đánh giá các hiệu quả đáng kể có thể có được từ vụ sáp nhập; xác định mức độ tập trung trước và sau khi sáp nhập. Tháng 04/1997, sửa đổi hướng dẫn sáp nhập năm 1992 Tháng 04/2000, ban hành Hướng dẫn về kết hợp giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm hướng dẫn việc thực thi các quy định pháp luật về TTKT._.tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Cạnh tranh Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh Năm 2006, đã có một văn bản Luật chuyên ngành và ba Nghị định được ban hành có quy định về TTKT, đó là: Luật Chứng khoán năm 2006 đã quy định các trường hợp doanh nghiệp muốn mua trên thị trường chứng khoán phải gửi “đăng ký chào mua” tới Uỷ ban Chứng khoán nhà nước. Ngoài ra, Luật này còn quy định việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 Về đăng ký kinh doanh Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư Năm 2007, Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ đựơc ban hành nhằm dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. Như vậy, có thể nhận định rằng các quy định về TTKT và quản lý TTKT ở Việt Nam hiện nay tương đối toàn diện và đồng bộ. Luật Cạnh tranh là văn bản Luật chính trong quản lý TTKT. Một số quy định trong Luật Cạnh tranh đã được đưa vào các văn bản Luật trong các lĩnh vực chuyên ngành. Vậy trên thực tế, quản lý TTKT được tổ chức thực hiện như thế nào và đã đạt được những kết quả gì? 3- Công tác quản lý TTKT ở Việt Nam Công tác quản lý TTKT ở Việt Nam có sự phân công nhiệm vụ cụ thể giữa hai cơ quan quản lý cạnh tranh là Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh. Trong đó: Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện những chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong quản lý TTKT bao gồm: + Kiểm soát quá trình TTKT thông qua các thủ tục thông báo TTKT và thủ tục miễn trừ đối với các vụ TTKT bị cấm. + Tiếp nhận, điều tra các vụ TTKT và chuyển báo cáo điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc TTKT đến Hội đồng Cạnh tranh. Hội đồng Cạnh tranh thực hiện chức năng xử lý vụ việc về TTKT. Trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ căn cứ vào các quy định trong Luật Cạnh tranh. Có ba căn cứ pháp lý cơ bản như sau: Thứ nhất, Ngưỡng áp dụng. Gồm ngưỡng thông báo TTKT và ngưỡng cấm TTKT. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế: doanh nghiệp TTKT có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan hoặc doanh nghiệp sau khi thực hiện TTKT không thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa thì bắt buộc phải thông báo TTKT đến Cục Quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành TTKT. Ngưỡng cấm tập trung kinh tế: Nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia TTKT chiếm trên 50% thị phần trên thị trường liên quan và không thuộc các trường hợp miễn trừ theo quy định việc thực hiện TTKT sẽ bị cấm. Bên cạnh đó cũng có một số ngưỡng áp dụng trong các giao dịch trên thị trường chứng khoán được quy định trong Luật chứng khoán năm 2006 nhằm kiểm soát tập trung kinh tế. Theo đó, tổ chức cá nhân nắm giữ trực tiếp, hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng (trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng) phải báo cáo cho công ty đại chúng, Uỷ ban Chứng khoán nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán, hay Trung tâm Giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty dại chúng đó được niêm yết. Việc quy định các ngưỡng áp dụng này là một sự lượng hoá quy định về phạm vi các vụ việc tập trung kinh tế được kiểm soát. Cục Quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành điều tra về vụ TTKT và đối chiếu với các ngưỡng áp dụng trên để đưa ra kết luận vụ TTKT có được tiến hành hay không. Thứ hai: Các quy định về miễn trừ. Các quy định về miễn trừ được sử dụng làm căn cứ để xem xét đối với các hành vi TTKT bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh. Cục Quản lý cạnh tranh sẽ điều tra vụ TTKT và tham chiếu với hai trường hợp miễn trừ sau: - Một hoặc nhiều bên tham gia TTKT đang trong nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản. - Việc TTKT giúp mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Trong quá trình điều tra về vụ TTKT, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ yêu cầu các bên tham gia TTKT và các cơ quan quản lý ngành có liên quan cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình điều tra. Bên cạnh đó, Cục Quản lý cạnh tranh và Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ tổ chức các hình thức lấy ý kiến của các cơ quan liên quan. Điều này nâng cao hiệu quả của quá trình điều tra vụ việc và làm cho các quyết định của Cục Quản lý cạnh tranh có hiệu lực cao hơn. Thứ ba: Các hành vi vi phạm TTKT và chế tài xử lý. Các hành vi vi phạm TTKT bao gồm: + Tiến hành TTKT không thông báo đến Cục Quản lý cạnh tranh trong trường hợp vụ việc thuộc ngưỡng thông báo TTKT. + TTKT trong trường hợp bị cấm và không thuộc trường hợp miễn trừ hoặc thuộc trường hợp miễn trừ nhưng chưa có quyết định thông qua của Cục Quản lý cạnh tranh về trường hợp miễn trừ đó. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành điều tra. Sau khi có kết luận chính thức về các hành vi vi phạm, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc và báo cáo điều tra đến Hội đồng Cạnh tranh. Hội đồng Cạnh tranh sẽ tiến hành xử lý vi phạm. Các biện pháp xử phạt gồm hai nhóm biện pháp sau: + Nhóm biện pháp xử phạt hành chính: bao gồm các biện pháp từ cảnh cáo đến phạt tiền và mức tiền phạt tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Các mức phạt được quy định chi tiết đối với các hành vi vi phạm TTKT khác nhau trong Mục 3, chương II, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 về xử phạt vi phạm pháp Luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể chịu các hình thức phạt bổ sung như: thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh tuỳ thuộc vào các hành vi vi phạm và mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. + Nhóm biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm: áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm như: chia tách các doanh nghiệp đã sáp nhập đã có hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện sáp nhập; loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh và các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm... Như vậy, công tác quản lý TTKT ở Việt Nam đã có sự phân công trách nhiệm khá rõ ràng giữa hai cơ quan quản lý cạnh tranh. Bên cạnh đó, công tác quản lý TTKT đã bước đầu có sự tham gia hỗ trợ thông tin, đóng góp ý kiến của các cơ quan quản lý ngành có liên quan. Sự tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan đã bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định trong công tác quản lý TTKT ở Việt Nam. Những phân tích trên đây đã cho thấy một bức tranh chung về TTKT và quản lý TTKT ở Việt Nam. Vậy, quản lý TTKT đã đạt được những kết quả và còn những tồn tại gì cần khắc phục? Những thành tựu và hạn chế trong quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam thời gian qua Thành tựu Qua phân tích về thực trạng TTKT và quản lý TTKT ở Việt Nam, có thể thấy quản lý TTKT ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu sau đây: Thành tựu về về cơ sở pháp lý quản lý TTKT Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Việt Nam đã đạt được hai thành tựu cơ bản sau: Thứ nhất, cơ sở pháp lý quản lý TTKT tương đối toàn diện: + Bên cạnh các văn bản Luật, cơ sở pháp lý quản lý TTKT còn bao gồm các văn bản dưới luật (chính là các Nghị định) quy định chi tiết và hướng dẫn thực thi các văn bản Luật đã ban hành. + Tính toàn diện của cơ sở pháp lý quản lý TTKT còn thể hiện ở các vấn đề được đề cập trong các văn bản pháp luật. Đó là: Các hình thức TTKT; các căn cứ quản lý TTKT (như các quy định về thông báo TTKT, về các trường hơp miễn trừ, về các hành vi vi phạm trong quản lý TTKT và những biện pháp xử lý, ...); hoạt động TTKT có vốn đầu tư nước ngoài; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về TTKT đều đã được đề cập đầy đủ trong Luật Cạnh tranh và được cụ thể hoá trong một số văn bản luật chuyên ngành (Luật chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, ...). Thứ hai, các quy định quản lý TTKT đã đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tương hợp trong quản lý TTKT. Hệ thống các văn bản luật và các văn bản dưới luật đều đã ghi nhận, bảo vệ hoạt động TTKT với tính chất là quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời quy định các ngưỡng kiểm soát TTKT để bảo vệ, thúc đẩy môi trường cạnh tranh. Điều này đảm bảo việc hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế. Một điểm đáng chú ý nữa đó là Luật Cạnh tranh có quy định về biện pháp khắc phục đối với các vi phạm về TTKT bên cạnh các biện pháp xử phạt hành chính. Đây chính là một quy định tương hợp với thị trường. Thành tựu về cơ quan quan quản lý TTKT Việc xây dựng và tổ chức các cơ quan quản lý TTKT ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu cơ bản sau đây: Thứ nhất: về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh: Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh đã được xây dựng theo hướng “chuyên môn hoá” và phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ của Cục. Cục đã tổ chức sáu ban chuyên môn tương ứng với sáu nhiệm vụ cơ bản của Cục đảm nhiệm. Thứ hai: về các cán bộ của Cục Quản lý cạnh tranh: Các cán bộ lãnh đạo của Cục được bổ nhiệm đều là các cán bộ đã có nhiều kinh nghiệm quản lý. Đội ngũ công chức, viên chức của Cục đang dần được hoàn thiện về số lượng và nâng cao về trình độ. Thứ ba: về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh: Các thành viên Hội đồng Cạnh tranh được lựa chọn để thành lập Hội đồng xử lý trong mỗi vụ việc cụ thể. Đây là một sự linh hoạt trong cách tổ chức hoạt động, phù hợp với nhiệm vụ xử lý các vụ việc về cạnh tranh của Hội đồng. Thành tựu về công tác quản lý TTKT Công tác quản lý TTKT ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận sau đây: Thứ nhất, bước đầu kiểm soát được các hoạt động TTKT: + Cục Quản lý cạnh tranh kiểm soát được một số vụ TTKT. Trong năm 2007, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận 01 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đối với trường hợp một doanh nghiệp của Thái Lan mua lại một công ty trong nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hóa chất – nhựa chuyên dụng thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Năm 2008, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận 02 Hồ sơ tập trung kinh tế thuộc loại hình mua lại và hợp nhất trong lĩnh vực điện tử và giấy. + Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã phát hiện một số dấu hiệu vi phạm và tiến hành điều tra đối với một vụ TTKT không nộp hồ sơ thông báo tới Cục. Các cuộc điều tra không chính thức như vậy là một biện pháp hiệu quả trong việc kiểm soát và phát hiện sớm các hành vi vi phạm về TTKT. Thứ hai, ngăn chặn một số hành vi vi phạm về TTKT: Từ khi thành lập, Cục Quản lý Cạnh tranh cũng đã tiến hành tham vấn cho khá nhiều doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp trong các ngành bán lẻ, hoá chất, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ giải trí (khoảng 20 vụ TTKT). Thủ tục tham vấn không chính thức này giúp các doanh nghiệp tránh được các hành vi vi phạm về TTKT trước khi tiến hành thủ tục thông báo TTKT đến Cục Quản lý cạnh tranh. Thứ ba, công tác phổ biến pháp luật về TTKT tới các lĩnh vực hoạt động chuyên ngành đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần điều chỉnh các quyết định của những cơ quan quản lý ngành và chiến lược, hành vi của các doanh nghiệp cho phù hợp với các quy định pháp luật trong quản lý tập trung kinh tế. Thứ tư, quá trình điều tra một số vụ việc có liên quan đến TTKT có nhiều thuận lợi do có sự phối hợp cung cấp thông tin từ phía các các cơ quan quản lý ngành. Thứ năm, Cục quản lý cạnh tranh đã rất tích cực tham gia hợp tác quốc tế trong quản lý tập trung kinh tế. Gần đây, Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công Thương đã tham gia là thành viên chính thức của “mạng lưới cạnh tranh quốc tế- CNN- Competition National Network”. Bên cạnh đó, Cục Quản lý cạnh tranh thường xuyên tham gia hợp tác trong các dự án quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quản lý TTKT ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Hạn chế trong công tác quản lý TTKT Qua nghiên cứu về TTKT và công tác quản lý TTKT ở Việt Nam, có thể nhận thấy ... vấn đề tồn tại như sau: Thứ nhất, chưa có sự phân biệt điều chỉnh đối với các hình thức TTKT khác nhau trong khi mức độ ảnh hưởng của các hình thức TTKT đó đối với cấu trúc thị trường và mức độ thiệt hại gây ra hoàn toàn khác nhau. Cụ thể là Luật Cạnh tranh chưa đề cập tới hình thức TTKT theo chiều dọc và dạng đường chéo. Thứ hai, kết quả kiểm soát TTKT còn hạn chế. Con số 01 vụ TTKT được thông báo tới Cục Quản lý cạnh tranh trong năm 2007 còn nhỏ so với tổng số 113 vụ TTKT với tổng giá trị giao dịch là 1,753 tỷ USD và chưa tương xứng với sự gia tăng thị phần rất lớn trong một số ngành (như trong bảng 3.3 ở trên) Thứ ba, một số quyết định quản lý ngành còn mâu thuẫn với các quy định quản lý tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh. Để có thể đưa ra những biện pháp khắc phục những hạn chế này, cần thiết phải phân tích các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có thể kể đến các nguyên nhân từ phía các cơ chế chính sách và những nguyên nhân về tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý TTKT. 3.1- Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý TTKT Về phía cơ quan quản lý TTKT: do mới được thành lập từ năm 2006, thời gian hoạt động chưa nhiều và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh còn đang trong quá trình đi vào ổn định và phát triển trong đó có việc phát triển một đội ngũ nhân lực đáp ứng những nhiệm vụ quản lý TTKT được quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004 và các nhiệm vụ ngày càng phức tạp đặt ra trong thực tiễn quản lý TTKT. Quyền hạn của Cục Quản lý cạnh tranh còn hạn chế. Chẳng hạn như trong các trường hợp miễn trừ, Luật Cạnh tranh mới có những quy định tổng quát về vấn đề này, nhưng Cục Quản lý cạnh tranh lại chưa được giao quyền xây dựng các nội dung thẩm tra và pháp lý hoá các quy định đó. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý TTKT với các cơ quan quản lý trong các lĩnh vực khác như: cơ quan đăng ký kinh doanh, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, ... chưa chặt chẽ. 3.2- Nguyên nhân từ phía các cơ chế chính sách Quy định về các ngưỡng áp dụng tính theo “thị phần kết hợp” của doanh nghiệp tham gia TTKT trên thị trường liên quan là rất khó để xác định. Hơn nữa, việc xác định thị trường liên quan lại có sự khác biệt lớn giữa các ngành khác nhau và phụ thuộc vào đặc tính của sản phẩm, độ co giãn của cầu theo giá, ... Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý TTKT trong việc xác định đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế cho rằng họ không thuộc ngưỡng phải thông báo tập trung kinh tế trong khi các vụ TTKT đó có thể gây ra những hạn chế cạnh tranh nhất định. Các trường hợp miễn trừ đã được quy định trong Luật Cạnh tranh và trong Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Cạnh tranh như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, các quy định đó còn ở mức độ nhận dạng chung chứ chưa có các quy định định lượng cụ thể, rõ ràng. Đồng thời, Luật cũng chưa có các quy định trao quyền cho Cục Quản lý cạnh tranh trong việc xây dựng các nội dung thẩm tra trong thủ tục thông báo TTKT và các thủ tục miễn trừ. Đây là một khó khăn trong công tác quản lý và cũng là “kẽ hở” tạo điều kiện cho các hành vi tiêu cực trong quản lý TTKT. Các hướng dẫn TTKT bao gồm các quy định có nội dung khái quát và mang tính nguyên tắc trong mục 3 chương II Luật Cạnh tranh, và tại Mục 5, Chương II – Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 09 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. Và hiện nay vẫn chưa có những văn bản hướng dẫn chi tiết hơn nữa việc thực thi Luật Cạnh tranh cũng như các văn bản hướng dẫn riêng đối với hoạt động TTKT. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân của thực trạng Luật Cạnh tranh chưa được phổ biến sâu rộng tới các cơ quan quản lý ngành, các doanh nghiệp từ đó dẫn đến những hành vi vi phạm do thiếu hiểu biết về Luật cạnh tranh, chủ yếu là những vi phạm về thông báo TTKT và nhiều quyết định quản lý ngành vẫn chưa thống nhất với Luật Cạnh tranh. Bên cạnh đó, sở dĩ chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý ngành và cơ quan quản lý TTKT là do trong hệ thống pháp lý điều tiết TTKT còn thiếu một cơ chế gắn kết giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với các cơ quan quản lý ngành nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác quản lý TTKT. Các quy định trong các văn bản luật chuyên ngành và trong Luật Cạnh tranh còn chưa thống nhất. Vị trí, vai trò của TTKT và công tác quản lý TTKT còn chưa được thống nhất giữa các cơ quan quản lý ngành và cơ quan quản lý TTKT. Như vậy, qua nghiên cứu về thực tiễn TTKT và công tác quản lý TTKT ở Việt Nam, có thể thấy được những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế trong công tác quản lý TTKT của Việt Nam. Trước thực trạng đó, Việt Nam cần làm gì để tăng cường công tác quản lý TTKT, quản lý TTKT có hiệu quả, để phát huy những tác động tích cực của TTKT phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế và hạn chế những tác động tiêu cực của TTKT đến cấu trúc thị trường cạnh tranh của nền kinh tế? CHƯƠNG 4- KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TTKT Ở VIỆT NAM Xu hướng tập trung kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới 1- Gia tăng các vụ bán lại một phần doanh nghiệp nhằm mục tiêu tái cấu trúc doanh nghiệp và cắt giảm chi phí Trong giai đoạn mở rộng tín dụng năm 2006 – 2007, vay thương mại là nguồn vốn quan trọng của nhiều doanh nghiệp vì có thể tiếp cận tương đối thuận lợi và lãi suất cho vay vừa phải. Tuy nhiên, kể từ năm 2008, nguồn vốn này trở nên hạn chế do các nguyên nhân như tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ngân hàng thương mại bị khống chế tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức 30%, lãi suất cho vay cao. Thị trường chứng khoán – một kênh huy động vốn khác – cũng suy giảm và không ổn định, do đó để có thể tiếp tục có vốn hoạt động, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm khoảng 90% số doanh nghiệp) đã tính toán tới phương án chào bán một phần vốn hoặc cả doanh nghiệp để tái cấu trúc và cắt giảm chi phí. 2- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng lên Một số ngành được dự báo là sẽ có hoạt động TTKT diễn ra sôi động của các nhà đầu tư nước ngoài như: ngân hàng, tài chính, chứng khoán, phân phối, bán lẻ, dược phẩm, bất động sản, hàng không. 3- Xu hướng xuất hiện nhiều vụ tập trung kinh tế đến ngưỡng phải thông báo và ngưỡng bị cấm Trong thời gian vừa qua, trên thế giới đã có một loạt các vụ sáp nhập lớn mà trong đó, các bên tham gia đều có công ty con hoặc chi nhánh tại Việt Nam, ví dụ như Alcatel – Lucent, ICI – Akzo Nobel,… Nhiều công ty đã chiếm lĩnh được thị phần lớn, thậm chí có thể đã có thị phần chi phối trên thị trường Việt Nam. Đã xuất hiện nhiều trường hợp các công ty tự tuyên bố hoặc quảng bá về thị phần lớn đối với các sản phẩm của mình. Đây là những điều các doanh nghiệp hết sức lưu ý vì trong thời gian sắp tới Cục QLCT sẽ tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các trường hợp có thị phần đạt và vượt ngưỡng 30% trên thị trường liên quan. Cục QLCT có thể điều tra nếu nhận được khiếu nại của bên thứ ba hoặc tự tiến hành nếu phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh. 4- Các hình thức thực hiện tập trung kinh tế sẽ ngày càng đa dạng hơn Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, xu hướng các tập đoàn đa quốc gia thâm nhập vào thị trường Việt Nam là rất lớn. Các hình thức thâm nhập cũng đa dạng hơn. Tùy thuộc vào mục tiêu, cấu trúc sở hữu, lợi thế so sánh, đặc điểm quản trị, văn hóa công ty của các công ty trong giao dịch sẽ có các cách thức thực hiện thâu tóm và sáp nhập khác nhau. Một số cách phổ biến thường là: Chào mua công khai; lôi kéo cổ đông bất mãn với Hội đồng quản trị; thương lượng với Hội đồng quản trị và Ban điều hành; mua dần cổ phiếu thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán; mua tài sản của công ty; trao đổi cổ phần để nắm giữ cổ phiếu chéo lẫn nhau... 5- Xu hướng TTKT tiếp tục tăng lên trong ngành phân phối, bán lẻ Hiện nay thị trường bán lẻ Việt Nam ước đạt 20 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20%, cộng với số lượng người tiêu dùng trẻ hàng nhất châu Á, hoạt động cạnh tranh chưa gay gắt bằng các thị trường khác trong khu vực là cơ hội mở rộng thị trường hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ toàn cầu. Trong năm 2007, người Việt Nam đã chi gần 45 tỷ USD cho mua sắm và tiêu dùng. Trong khi đó 5 nhà bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam hiện chỉ có dưới 3% thị phần. Tuy nhiên, việc tự thành lập cơ sở kinh doanh tại Việt Nam không phải là điều dễ dàng đối với các nhà phân phối, bán lẻ nước ngoài. Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, các nhà đầu tư được đầu tư thực hiện quyền phân phối theo hình thức liên doanh giữa nước ngoài và trong nước, với vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% vốn điều lệ; kể từ ngày 1/1/2008 không hạn chế tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày 1/1/2009. Quyền phân phối của các nhà đầu tư được gắn liền với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Tuy nhiên, việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường... Đây chính là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài (gồm cả các nhà đầu tư mới và nhà đầu tư hiện đang kinh doanh tại Việt Nam) sẽ nghiêng về con đường mua lại, sáp nhập các công ty phân phối, siêu thị trong nước để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Nhìn chung, các xu hướng TTKT trong thời gian tới ở Việt Nam có tác động hai chiều đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Xu hướng gia tăng các vụ TTKT tạo điều kiện tái cấu trúc các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Đồng thời, xu hướng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua các hình thức TTKT sẽ giúp thu hút thêm các nguồn lực như vốn, khoa học- công nghệ cho sự phát triển kinh tế. Đó chính là những cơ hội mới đặt ra cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, các xu hướng TTKT trong thời gian tới cũng đặt ra những thách thức đối với việc bảo vệ và thúc đẩy môi trường cạnh tranh, từ đó gián tiếp tác động hạn chế đến sự phát triển kinh tế. Sự gia tăng các vụ TTKT cũng như xu hướng TTKT với các hình thức đa dạng hơn đòi hỏi có sự tăng cường quản lý TTKT nhằm đảm bảo môi trường kinh tế cạnh tranh- điều kiện tiên quyết cho một nền kinh tế phát triển một cách năng động, hiệu quả. Trước những cơ hội cũng như những thách thức mới đặt ra, việc tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam nhằm hạn chế những thách thức và nắm bắt tốt các cơ hội, là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra cho Việt Nam. Trên cơ sở những phân tích về thực trạng TTKT, công tác quản lý TTKT thời gian qua và những nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới, trên tinh thần học hỏi kinh nghiệm quốc tế về quản lý TTKT, tôi xin kiến nghị một số giải pháp tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam trong thời gian tới như sau: II- Kiến nghị tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam thời gian tới 1- Về cơ quan quản lý TTKT Cục Quản lý Cạnh tranh cần xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm các vụ tập trung kinh tế có khả năng gây hạn chế cạnh tranh đáng kể. Cục Quản lý cạnh tranh cần phát triển hơn nữa các dịch vụ phát triển thông tin và dữ liệu về cạnh tranh trong đó bao gồm hệ thống thông tin về tập trung kinh tế để phổ biến sâu rộng hơn nữa Luật Cạnh tranh và các chính sách quản lý tập trung kinh tế khác. Cần tăng cường sự hợp tác, trao đổi thông tin giữa Cục Quản lý Cạnh tranh và các cơ quan quản lý ngành trong các buổi toạ đàm, trao đổi nhằm thống nhất quan điểm trong quản lý ngành với các quy định trong quản lý tập trung kinh tế. Tăng cường sự hợp tác giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với các cơ quan quản lý cạnh tranh quốc tê, các tổ chức quản lý cạnh tranh quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý tập trung kinh tế cũng như hợp tác trong công tác quản lý tập trung kinh tế có yếu tố nước ngoài. Thực thi nghiêm khắc các chế tài được quy định trong điều kiện xu thế TTKT đang biến đổi ngày càng phức tạp nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh. 2- Về cơ chế pháp lý quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam Cần hoàn thiện các quy định pháp lý về ngưỡng kiểm soát tập trung kinh tế và ngưỡng cấm tập trung kinh tế theo hướng quy định chi tiết hơn cho các hình thức tập trung kinh tế khác nhau và theo tiêu chí thị phần kết hợp với doanh thu thuần hoặc tài sản của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Các quy định về miễn trừ cũng cần được quy định cụ thể hơn, đảm bảo tính công bằng trong quản lý TTKT. Cần hoàn thiện khung pháp lý quy định chi tiết hơn các hành vi tập trung kinh tế, ngưỡng kiểm soát, đối với tập trung kinh tế có yếu tố nước ngoài đặc biệt là các hành vi thâu tóm của các công ty đa quốc gia. Cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết hơn nữa thi hành Luật Cạnh tranh đặc biệt là các văn bản hướng dẫn việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Trong thời gian tới, xu hướng sẽ xuất hiện những trường hợp TTKT dưới những hình thức phức tạp hơn. Vì vậy, cơ quan quản lý cạnh tranh cần nghiên cứu và đề xuất với chính phủ những biện pháp hoàn thiện khung pháp lý về TTKT, đặc biệt là bổ sung và hoàn thiện các quy định kiểm soát TTKT theo chiều dọc và dạng đường chéo. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống thông tin gắn kết giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với các cơ quan quản lý ngành nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, kiểm soát hoạt động TTKT, đảm bảo phát hiện đầy đủ, kịp thời những hành vi vi phạm liên quan đến TTKT và tổ chức điều tra các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp luật. KẾT LUẬN Với mục tiêu của chuyên đề là nghiên cứu một cách hệ thống về TTKT và công tác quản lý TTKT về lý luận và thực tiễn, nhằm đưa ra những kiến nghị tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam. Chuyên đề dự kiến giải quyết một số vấn đề sau: hệ thống một khung lý thuyết chung về TTKT; tổng hợp bức tranh về thực trạng tập trung kinh tế cũng như những thành tựu, hạn chế trong công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam thời gian qua; dự báo xu hướng tập trung kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới; phân tích những tác động của những xu hướng TTKT đó đối với sự phát triển kinh tế và rút ra những yêu cầu chung đối với công tác quản lý TTKT ở Việt Nam thời gian tới; từ đó kiến nghị một số giải pháp tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam trong thời gian tới. Dù đã cố gắng nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống theo logic của những vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Bộ Công thương- Cục Quản lý cạnh tranh (2009), Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam- Hiện trạng và dự báo, Hà Nội. Bộ Công thương- Cục Quản lý cạnh tranh (2007), Kiểm soát tập trung kinh tế- Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội. Bộ Công thương- Cục Quản lý cạnh tranh (2007), Hội thảo- Kiểm soát tập trung kinh tế thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán, Hà Nội. Bộ Thương mại- Cục Quản lý cạnh tranh (2005), Thực thi Luật Thương mại lành mạnh ở Đài Loan- Các vụ điển hình (Tập 1 + Tập 2), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Bộ Công thương- Cục Quản lý cạnh tranh, Trung tâm Nghiên cứu phát triển quốc tế IDRC (2009), Báo cáo Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh trong hệ thống phân phối dược phẩm tại thị trường Vịêt Nam, Hà Nội. Bộ Thương mại- Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Phát triển Quốc tế Anh DFID (2008), Khuôn khổ đánh giá cạnh tranh- Hướng dẫn nghiệp vụ nhằm xác định rào cản đối với cạnh tranh ở các nước đang phát triển, Hà Nội. Bộ Công thương (2007), Rà soát phục vụ việc tổng kết công tác cải cách thể chế của Bộ Công thương, Hà Nội. Bùi Nguyễn Anh Tuấn- Cục Quản lý cạnh tranh- Đại học tổng hợp Leeds (Vương Quốc Anh) (2008), Tập trung kinh tế và xác định cấu trúc thị trường, Hà Nội Chính phủ, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, Hà Nội. Chính phủ, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội. Chính phủ, Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh, Hà Nội. Chính phủ, Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, Hà Nội. Nguyễn Hữu Huyên- Vụ Hợp tác quốc tế- Bộ Tư pháp (2009), Nguyên tắc tỷ lệ trong luật cạnh tranh, Hà Nội. Phạm Trí Hùng, Nguyễn Văn Chân (2007), Khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, Hà Nội. Phạm Văn Vận, TH.S Vũ Cương (2006), Giáo trình Kinh tế công cộng, Nxb Thống kê, Hà Nội. Quốc hội, Luật của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về cạnh tranh, Hà Nội. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. TIẾNG ANH Japan Fair Trade Commission (2008), Guidelines To Application Of The Antimonopoly Act Concerning Review Of Business Combination, Tokyo. The Federal Trade Commission (2005, 2006, 2007, 2008), Standing Up For Consumer And Competition, Washington. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21865.doc
Tài liệu liên quan