Quản lý tài chính Ngân sách nhà nước Tại Phòng Tài chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm

Lời nói đầu S ự tồn tại và phát triển của Nhà nước luôn luôn cần thiết phải có nguồn tài chính đảm bảo chi tiêu thường xuyên cho hoạt động của các cơ quan thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, cho quân đội, cảnh sát để bảo vệ an toàn xã hội và cho các nhu cầu văn hoá, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Xuất phát từ yêu cầu phải có nguồn tài chính thì Nhà nước phải tạo ra các nguồn thu để bảo đảm, đó là nguồn thu từ thuế và các nguồn khác. Tất cả quá trình sử dụng và

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quản lý tài chính Ngân sách nhà nước Tại Phòng Tài chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích lũy của Nhà nước được phản ánh qua NSNN. NSNN không đơn thuần là một quỹ tiền tệ tập trung của một Nhà nước mà chứa đựng trong nó một hệ thống quan hệ kinh tế – tài chính phát sinh trong quá trình phân phối nguồn lực tài chính gắn với việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, bởi vậy quản lý tài chính NSNN cũng là một phần rất quan trọng trong quản lý Nhà nước. ở nước ta, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước nên sự phân cấp quản lý về NSNN có khác biệt với các nước khác. Tuy vậy, sự quản lý đó lại là bước đi ta đã lựa chọn và phải thực hiện. Hiện nay, hệ thống NSNN ở Việt Nam được chia làm 4 cấp (cấp 1 NSTW; cấp 2 ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp 3 ngân sách thành phố thuộc tỉnh, quận huyện, thị xã; cấp 4 ngân sách xã, phường, thị trấn) và có sự quản lý song trùng trực thuộc. Việc tổ chức ra hệ thống NSNN là phù hợp với sự phân chia đơn vị hành chính, mỗi cấp chính quyền Nhà nước có một cấp ngân sách đảm bảo cho cấp quản lý Nhà nước ở đó được hoạt động bình thường. Do sự quan trọng của mỗi cấp NSNN trong hệ thống nên yêu cầu đặt ra phải quản lý tài chính NSNN được xem là rất quan trọng. Chính vì vậy, đợt thực tập tốt nghiệp này hướng đề tài của em sẽ chọn nằm trong mảng về quản lý tài chính NSNN và đơn vị thích hợp giúp em có thể hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp là phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội. Lịch sử hình thành và đối tượng quản lý của phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm. Quận Hoàn Kiếm là một trung tâm lớn về mọi mặt của thành phố Hà Nội, trên địa bàn quận không những là nơi mang nhiều nét văn hoá truyền thống của phố cổ mà còn là nơi có nhiều đơn vị trung ương và thành phố giao dịch, đặt trụ sở (Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Công Nghiệp, trụ sở các Ngân hàng quốc doanh, các Sở và các cơ quan khác của thành phố, quận…). Bởi vậy, việc tổ chức một chính quyền Nhà nước cấp quận để quản lý và điều hành các hoạt động trên địa bàn quận Hoàn Kiếm là tất yếu. Bên cạnh đó, muốn cho bộ máy chính quyền Nhà nước hoạt động thì cần phải tổ chức ra một cấp ngân sách tương ứng, phù hợp với cấp quận. Trên thực tế, hệ thống quản lý tài chính ngân sách quận Hoàn Kiếm có 3 cơ quan quản lý độc lập: + Phòng Tài chính – Vật giá: Trụ sở 56 Hàng Cân. + Chi cục thuế: Trụ sở 35 Hàng Cân. + Kho bạc Nhà nước: Trụ sở 33 Phạm Ngũ Lão. Trong đó, phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm là đơn vị trực tiếp quản lý về thu- chi NSNN trên địa bàn quận dưới sự lãnh đạo của quận uỷ- HĐND, sự điều hành của UBND quận và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính – Vật giá Hà Nội. Phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm được thành lập từ tháng 08/1990. Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại quyết định số 1141/QĐ-UB ngày 18/03/1988 với chức năng quản lý tài chính thương nghiệp. Đến tháng 09/1997 đổi tên thành phòng Tài chính – Vật giá, thực hiện nhiệm vụ theo quyết định số 3581/QĐ-UB ngày 16/09/1997 của UBND thành phố Hà Nội. Về đối tượng quản lý của phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm, bao gồm các đơn vị sau: ấ Các đơn vị là ngân sách cấp dưới của phòng, gồm UBND 18 phường, là đơn vị ngân sách hoàn chỉnh theo quy định, hàng năm có tổng số thu – chi khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó thu bổ sung từ ngân sách quận từ 75% đến 80% và chưa có đơn vị nào tự cân đối được thu – chi được. ậ Các đơn vị dự toán ngân sách quận, gồm 17 đơn vị, trong đó: + Quản lý Nhà nước: 9 đơn vị. + Đảng: 1 đơn vị. + Đoàn thể: 5 đơn vị. + An ninh quốc phòng: 2 đơn vị. Ngoài ra các đơn vị thuộc NSTW được quận thường xuyên hỗ trợ: 11 đơn vị. è Số đơn vị sự nghiệp có thu, gồm 5 đơn vị, trong đó: + 2 đơn vị kinh tế: Ban quản lý chợ Hàng Da, Hàng Bè. + 3 đơn vị văn xã: Trung tâm văn hoá, trung tâm thể dục thể thao, trung tâm dạy nghề. Hàng năm có số thu trên 4 tỷ đồng nộp ngân sách và sử dụng ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi tại đơn vị. Í Số đơn vị thu – chi nguồn kinh phí uỷ quyền gồm: Số đơn vị giáo dục gồm 42 đơn vị: + Mầm non mẫu giáo: 16 đơn vị. + Tiểu học: 17 đơn vị ( có 1 trường bán công). + Trung học cơ sở: 8 đơn vị. + Trung tâm giáo dục thường xuyên: 1 đơn vị. Năm 1999 có số chi ủy quyền là: 14500 triệu đồng. Thu chi tại đơn vị( học phí + XD): 12794 triệu đồng. Trung tâm y tế quận: 45 phố Hàng Bồ. + 18 trạm y tế phường. + 1 trạm đa khoa( bảo hiểm). + 1 nhà hộ sinh( 40 giường). + 1 trạm phòng dịch. + 1 trạm cai nghiện. + 1 trụ sở UB dân số ( chi ngân sách quận). Có số chi kinh phí ủy quyền năm 1999 là 2317 triệu đồng. Trung tâm bồi dưỡng chính trị:33 Nhà Chung. Năm 1999 chi kinh phí ủy quyền 897 triệu đồng. Qua hơn 10 năm hoạt động quản lý tài chính ngân sách, phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm luôn thực hiện đầy đủ các chỉ lệnh của cấp trên, thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của “luật NSNN” và ngày càng trở thành đơn vị vững mạnh về mọi mặt. Cơ cấu tổ chức và nội dung các hoạt động quản lý của đơn vị. Thực hiện quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn quận và quản lý các đối tượng khác của mình, phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của các cấp, các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức bộ máy quản lý trong đơn vị và xác định nội dung hoạt động quản lý: Căn cứ vào kế hoạch tổ chức thực hiện về cải cách một bước nền hành chính Nhà nước của thành phố Hà Nội. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ quy định tại quyết định số 3581/QĐ - UB ngày 16/09/1997 của UBND thành phố Hà Nội về đổi tên phòng tài chính thương nghiệp quận huyện thành phòng Tài chính – Vật giá. Căn cứ thông tư 73/2000/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 28/02/2000 hướng dẫn thực hiện chính sách tinh giảm biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Đối chiếu với pháp lệnh về kế toán thống kê và các văn bản quy định khác của Nhà nước giao nhiệm vụ phân cấp cho phòng Tài chính – Vật giá quận, huyện. Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức của phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm được hình thành trên cơ sở các căn cứ nêu trên và từ những nhiệm vụ cụ thể của phòng: Giúp UBND quận hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý về tài chính NSNN trên địa bàn quận theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc quận, ban tài chính phường xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, xây dựng dự toán ngân sách quận theo hướng dẫn của Sở Tài chính – Vật giá, trình UBND quận xem xét để trình HĐND quận quyết định. Lập phương án phân bổ ngân sách quận, lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết theo quy định trình UBND quận xem xét, trình HĐND quyết định, đảm bảo điều hành theo tiến độ và dự toán đã được quyết định, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, điều hành và quyết toán ngân sách cấp phường. Kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và đoàn thể thuộc quận. Phối hợp với cơ quan thuế trong quản lý công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật, phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn cho các đối tượng sử dụng ngân sách cấp quận. Tổng hợp thu – chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận, hướng dẫn và kiểm tra quyết toán ngân sách cấp phường, lập quyết toán ngân sách quận và tổng quyết toán ngân sách trên địa bàn theo quy định. Báo cáo tài chính, ngân sách theo quy định của luật ngân sách và theo yêu cầu công tác quản lý của cấp trên. Quản lý tài sản Nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp thuộc quận theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính quản lý tài sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước theo quy định và phân cấp của Bộ Tài chính và thành phố. Quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của ngân sách cấp trên cho quận. Làm thường trực hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng theo NĐ 22/1998/CP và quyết định 20/1998/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội quy định khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho an ninh – quốc phòng, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. Quản lý một số quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước theo quy định, quản lý một số loại biên lai ấn chỉ chuyên dùng được giao. Làm một số công việc thuộc lĩnh vực tài chính khi được Quận ủy- HĐND và UBND quận giao phó bằng văn bản. Từ những nhiệm vụ cụ thể đề ra cho phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm, cơ cấu tổ chức của đơn vị làm sao phải đáp ứng được yêu cầu về tinh gọn bộ máy, thuận tiện cho quá trình quản lý, tạo hiệu quả cao trong hoạt động và hơn hết phù hợp với biên chế sẵn có. Hiện nay, phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm được tổ chức theo mô hình sau: Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ phận quản lý NSNN các đơn vị sự nhiệp Phó trưởng phòng Bộ phận quản lý NSNN khối phường(18 phường) Trưởng phòng Bộ phận kế toán thu – chi NSNn Bộ phận hành chính, kế toán đơn vị Hình1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm. Cơ cấu tổ chức của đơn vị phù hợp với 15 biên chế hiện tại, trong đó có 13 cán bộ là nữ và 2 cán bộ là nam. Tuổi đời bình quân của các cán bộ là 39 tuổi, người lớn tuổi nhất là 55 và người nhỏ tuổi nhất là 28. Xét về tuổi tác, phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm có một thế mạnh về nguồn nhân lực, đó là những công chức có kinh nghiệm trong lãnh đạo và quản lý các hoạt động của đơn vị. Nhưng đáng chú ý nhất là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của phòng( 14/15 cán bộ đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành) và trình độ lý luận (1 đồng chí trưởng phòng tốt nghiệp cao cấp lý luận, 2 đồng chí tốt nghiệp trung cấp lý luận, còn lại được học tập theo chương trình chuyên viên) đã cho thấy điều kiện rất thuận lợi cho tổ chức quản lý và yêu cầu chung của toàn ngành. Ngoài 15 biên chế chính thức, phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm còn có 3 hợp đồng làm bảo vệ cơ quan, chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn cơ quan 24/24 giờ theo nội quy của cơ quan và hợp đồng đã ký. Tuy với số lượng 15 người nhưng hệ thống chính trị của đơn vị khá đầy đủ và chặt chẽ, bao gồm: một chi bộ Đảng vững mạnh trực tiếp thuộc Quận ủy với 8 Đảng viên do đồng chí trưởng phòng làm bí thư; và một tổ chức Công đoàn nhiều năm được công nhận Công đoàn xuất sắc với 3 đồng chí trong Ban chấp hành. Để thực hiện được những nhiệm vụ cụ thể của phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm theo quy định thì từng bộ phận phải trực tiếp đảm nhận những nhiệm vụ chung của đơn vị và nhiệm vụ riêng của mình không tách rời với nhiệm vụ chung. Do phòng làm việc theo chế độ thủ trưởng(trực tiếp quản lý mọi hoạt động) nên nhiệm vụ của các bộ phận cũng khá tách biệt và người ra quyết định cuối cùng là trưởng phòng. Công chức trưởng phòng là người chịu trách nhiệm chung về các công việc của phòng trước UBND quận, đồng thời chịu theo sự chỉ đạo nghiệp vụ công tác của Sở Tài chính – Vật giá. Giúp việc trưởng phòng, được trưởng phòng phân công trực tiếp phụ trách thực hiện một số công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về giải quyết những công việc được phân công, được trưởng phòng ủy nhiệm giải quyết công việc khi trưởng phòng vắng mặt là công chức phó trưởng phòng. Về từng bộ phận của phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm thì mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ cụ thể của mình trên cơ sở những nhiệm vụ chung: F Bộ phận hành chính, kế toán đơn vị: là bộ phận bao gồm các công chức làm những nhiệm vụ cụ thể sau: Về quản lý công sản: + Tiếp nhận hồ sơ vụ việc xử lý tịch thu sung công quỹ Nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền gửi đến. + Nếu đủ điều kiện tiếp nhận thì phối hợp với bộ phận kế toán, thủ kho để tổ chức tiếp nhận hàng hoá nhập kho. + Căn cứ vào quy định của Bộ tài chính tại quyết định số 1766QĐ/BTC: phối hợp với kế toán phân loại hàng hoá, làm văn bản cho phòng đề nghị ủy ban ra quyết định bán, thanh lý, huỷ hoặc giao cho đơn vị tiếp nhận. Mời hội đồng định giá, tham khảo giá thị trường, chuẩn bị hồ sơ đấu giá và thông báo các thủ tục bán đấu giá theo quy định và báo cáo Chủ tịch hội đồng để tổ chức bán đấu giá. Phối hợp với kế toán và thủ kho trao trả hàng hoá, làm thủ tục về giấy tờ cho người mua hàng( nếu hàng đó phải đăng ký trước bạ); đồng thời lưu trữ và hoàn chỉnh hồ sơ tài liệu về các vụ việc đã thanh lý. + Tham gia định giá thanh lý tài sản của các cơ quan, đơn vị và toà án nhân dân quận. Về tổ chức: + Quản lý hồ sơ của công chức theo phân cấp, bổ sung thay đổi các chứng từ của công chức vào hồ sơ công chức. + Nắm tình hình và tâm tư nguyện vọng của công chức, đề nghị chế độ khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, theo dõi đề xuất giải quyết ngày nghỉ chế độ của công chức. - Về công tác kế toán trưởng của đơn vị( gồm cả kế toán kho): Thực hiện nhiệm vụ kế toán theo pháp lệnh kế toán thống kê, quản lý nguồn kinh phí được cấp phát và tài sản, tiền bạc thu giữ, đảm bảo thu, chi đúng chế độ tài vụ theo quy định của đơn vị hành chính sự nghiệp: + Lập chứng từ xuất nhập kho, hoá đơn bán hàng, hợp đồng mua bán theo dõi thanh toán và trích thưởng cho các đơn vị theo đúng quy định. + Kế toán phòng còn có trách nhiệm làm kế toán quỹ phụ cấp lương bổng của quận theo chế độ kế toán hiện hành. + Quản lý biên lai ấn chỉ và mọi tài sản của đơn vị. Về công tác thủ kho, thủ quỹ: +Công chức làm công tác này là người chịu trách nhiệm cá nhân về quản lý tiền, hàng, ấn chỉ, chỉ được chi tiền, nhận tiền, tạm ứng tiền và nhận hàng, trả hàng theo đúng quy định về quản lý tiền, quản lý hàng hoá, tang vật thu giữ theo quy định. + Phải sắp xếp ngăn nắp kho hàng, xem xét đề xuất với lãnh đạo phòng biện pháp quản lý hàng hoá để chống mối mọt, chống cháy nổ. -Về làm nhiệm vụ văn thư: + Đánh máy, vào sổ lưu trữ các văn bản của phòng phát hành theo quy định về lưu trữ. +Tiếp nhận công văn gửi đến, gửi công văn đi, hàng ngày phải vào sổ giao lại cho trưởng, phó phòng xử lý. +Quản lý máy móc dùng cho văn phòng( máy photocopy, máy vi tính được giao). +Quản lý tài sản của phòng, phục vụ cho việc tiếp khách và làm công tác phục vụ tiếp khách khi lãnh đạo phòng có khách tới làm việc. F Bộ phận kế toán thu – chi NSNN: bộ phận này có các công chức làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, ghi sổ, phân tích số liệu, lập báo cáo, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán và chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo, cụ thể như sau: + Tập hợp chứng từ thu – chi của các đơn vị( qua kho bạc). + Ghi sổ( nhập số liệu vào sổ ghi chép hay qua máy tính). + Phân tích số liệu, lập báo cáo thu – chi( tháng, quý, năm) bao gồm: các báo cáo thu chi của 3 cấp ngân sách (thành phố, quận, phường) và báo cáo cấp phát tồn quỹ ( 15 ngày một lần) cho lãnh đạo phòng. + Đối chiếu số liệu với các đơn vị( nếu có) và bộ phận thẩm kế cấp phát, phối hợp với kế toán kho bạc điều chỉnh các sai sót trong cấp phát kinh phí. + Tập hợp số liệu, lập báo cáo nhanh cho lãnh đạo phòng( theo yêu cầu cụ thể). + Kế toán chi ngân sách tổng hợp báo cáo tăng giảm tài sản cố định của quận. F Bộ phận quản lý NSNN khối phường( 18 phường) thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ sau: + Hướng dẫn ban tài chính phường thực hiện nhiệm vụ quản lý, thu chi ngân sách theo quy định của luật NSNN, thông tư 01/1999/TT-BTC ngày 4/1/1999 và quyết định số 25/1999/QĐ-UB ngày 22/04/1999 của UBND thành phố Hà Nội quy định phân cấp quản lý thu chi ngân sách xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội. + Tổng hợp dự toán của các phường, cân đối thu – chi và phân bổ dự toán ngân sách cho các phường trình lãnh đạo phòng phê duyệt để trình HĐND quận quyết định. + Cấp phát kinh phí bổ sung cân đối, kinh phí ủy quyền, kinh phí bổ sung có mục tiêu theo dự toán đã được duyệt. + Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành dự toán ngân sách của các phường, kịp thời phát hiện những vướng mắc, sai sót báo cáo lãnh đạo phòng và thông báo cho UBND phường khắc phục sửa chữa. + Kiểm tra báo cáo quyết toán của cấp ngân sách và đơn vị dự toán phường. Tổng hợp vào tổng quyết toán ngân sách quận và thông báo phê duyệt quyết toán cho phường để kịp kỳ họp HĐND phường lần thứ 2 trong năm( trước 30/6 năm kế hoạch). + Lập báo cáo tổng hợp theo quy định và theo yêu cầu quản lý của lãnh đạo cấp trên. F Bộ phận quản lý NSNN các đơn vị sự nghiệp. Về quản lý cấp phát vốn NSNN, bao gồm thẩm kế các đơn vị sự nghiệp có thu và HCSN, công chức được giao phụ trách đơn vị nào thì chịu trách nhiệm theo dõi quản lý về công tác tài chính, kế toán ở đơn vị đó, cụ thể: + Phổ biến, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các chế độ chính sách về tài chính kế toán (từ khâu lập dự toán đến việc chấp hành và quyết toán ngân sách) giúp đỡ nghiệp vụ kế toán tài vụ cho đơn vị. +Cấp phát kinh phí kịp thời đúng chế độ cho đơn vị theo dự toán đã được duyệt. Đối với các phát sinh ngoài dự toán phải kiểm tra đề xuất biện pháp giải quyết, phải chịu trách nhiệm kiểm tra các khoản kinh phí đã cấp phát cho đơn vị. +Kiểm tra thường xuyên và định kỳ tình hình thu-chi và việc thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, đúng chế độ các vấn đề phát hiện qua các cuộc kiểm tra (hoặc đề xuất biện pháp xử lý …với lãnh đạo phòng) + Chịu trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán các đơn vị được phân công quản lý gồm quyết toán kinh phí thường xuyên, kinh phí bổ sung có mục tiêu, kinh phí ủy quyền, thẩm tra quyết toán các công trình sửa chữa nhỏ do đơn vị làm chủ đầu tư mà dùng nguồn vốn của đơn vị (kể cả vốn đóng góp huy động do đơn vị quản lý). +Chịu trách nhiệm lưu giữ toàn bộ hồ sơ cấp phát (kể cả hồ sơ ra quyết định cho đơn vị). +Báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác quản lý của mình theo yêu cầu của phòng. Về quản lý cấp phát vốn sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản: Công chức quản lý cấp phát vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp có tính chất xây dựng được lãnh đạo phòng giao phụ trách công trình nào thì chịu trách nhiệm kiểm tra và cấp phát vốn đầu tư từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc đầu tư đưa công trình vào sử dụng theo đúng điều lệ quản lý XDCB ban hành theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/9/1999 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành (những dự án có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên). + Nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị ý kiến của ngành, tham gia với lãnh đạo phòng để lãnh đạo phòng đóng góp ý kiến cho chủ đầu tư . +Tham gia xây dựng kế hoạch bảo vệ cấp phát vốn cho các công trình theo các nguồn vốn và kết hợp với bộ phận kế hoạch bảo vệ kế hoạch vốn cấp trên. +Tham gia định giá tài sản các công trình có giải phóng mặt bằng, có thu hồi vật tư. +Kiểm tra việc chấp hành các trình tự về đầu tư xây dựng cơ bản, tiến hành cấp phát vốn đầu tư xây dựng theo đúng quy định hiện hành. +Đôn đốc kiểm tra việc quyết toán công trình hoàn thành đưa vào sử dụng bảo đảm đầy đủ hồ sơ quyết toán thực hiện việc kiểm tra quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính, ra thông báo thẩm tra quyết toán trình lãnh đạo kí và dự thảo quyết định phê duyệt quyết toán để lãnh đạo trình UBND quận kí. +Báo cáo tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình quản lý cấp phát vốn, kết quả sử dụng vốn đầu tư, thực hiện báo cáo định kì với cấp trên và kiến nghị những vấn đề nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng vốn đầu tư. +Thẩm định được giao quản lý tài vụ của ban quản lý dự án nào thì chịu trách nhiệm theo dõi quản lý ban dự án đó theo quy định nhiệm vụ của thẩm kế. - Về công tác chuyên viên hội đồng giải phóng mặt bằng: + Tiếp nhận hồ sơ xin thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng của chủ đầu tư chuyển đến. +Kiểm tra các điều kiện theo quy định của pháp luật (Nghị định 22/1998/CP và Quyết định 20/1998/QĐ-UB) về giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. +Nếu đủ điều kiện thì trao đổi với các ngành liên quan dự thảo quyết định thành lập Hội đồng (và dự thảo phân công nhiệm vụ của Hội đồng) +Phối hợp với văn phòng ủy ban lên lịch họp Hội đồng. +Hướng dẫn chủ đầu tư lập phương án di chuyển và tái định cư theo quy định. +Tham gia tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng giải phóng mặt bằng, kiểm tra tính chính xác của các số liệu trong phương án đền bù di chuyển mà chủ đầu tư lập. +Ghi biên bản, soạn thảo công văn, lưu trữ hồ sơ phối hợp với chủ đầu tư và văn phòng ủy ban để chuẩn bị nội dung cho các phiên họp Hội đồng. +Báo cáo tổng hợp sơ kết, tổng kết công tác giải phóng mặt bằng. F Bộ phận kế toán tổng hợp NSNN: là bộ phận mang tính chất bao quát toàn bộ quá trình quản lý tài chính ngân sách của phòng cho nên công chức thuộc bộ phận này có các nhiệm vụ chính sau: -Phổ biến, hướng dẫn thống nhất cho thẩm kế của phòng thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính kế toán (lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách). Chịu trách nhiệm kiểm tra thủ tục cấp phát kinh phí của các thẩm kế (đối chiếu với dự toán kinh phí đã được phê duyệt, đối với các khoản cấp phát ngoài dự toán phải phối hợp cùng thẩm kế kiểm tra, đề xuất giải pháp thực hiện với lãnh đạo phòng…) Lập dự toán và báo cáo thực hiện nhiệm vụ thu-chi ngân sách quận tháng-quý-năm gửi UBND quận. Tổng hợp phân tích đánh giá quyết toán thu-chi ngân sách quận theo quy định của ngành tài chính. Được mời tham dự các cuộc họp về kế hoạch thu-chi ngân sách của quận và các đơn vị, tham gia kiểm tra, thanh tra tài chính và các công việc đột xuất khác theo sự điều động của lãnh đạo phòng. Nội dung các hoạt động quản lý. Nội dung quản lý tài chính NSNN thuộc thẩm quyền của phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm là quản lý thu – chi ngân sách, bao gồm cả chi thường xuyên và chi sự nghiệp với nguồn thu từ thuế, từ các hoạt động kinh tế, thu trợ cấp từ NSNN cấp trên, thu kết dư và thu khác. Lập dự toán ngân sách. Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của Sở Tài chính – Vật giá thành phố Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm, phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm lập nên dự toán ngân sách của quận, bao gồm các chỉ tiêu sau: + Dự toán thu NSNN được phân cấp cho đơn vị quản lý. + Dự toán các khoản chi thường xuyên và các dự án đầu tư xây dựng cơ bản( nếu có). Dự toán NSNN do phòng lập phải trình lên HĐND quận Hoàn Kiếm phê duyệt trước 15/8 trước năm ngân sách và chỉ được điều chỉnh lại sau phê duệt trong những trường hợp có biến động lớn trong năm thực hiện ngân sách, hoặc chưa phù hợp với dự toán ngân sách cấp trên. Chấp hành dự toán ngân sách. Quá trình thực hiện dự toán ngân sách, yêu cầu phòng phải thường xuyên tổng hợp thu – chi từng quý và chỉ đạo chặt chẽ quá trình cấp phát kinh phí tránh lãng phí, luôn phấn đấu thu ngân sách vượt dự toán. + Về tổ chức thu: Phối hợp với chi cục thuế và Kho bạc Nhà nước quận thực hiện phân chia các khoản thu theo tỷ lệ quy định của luật NSNN. Mọi khoản thu phải được ghi chép theo biên lai hoặc phiếu thu do Bộ Tài chính thống nhất phát hành. + Về tổ chức quản lý chi ngân sách: các khoản chi tiêu nằm trong dự toán ngân sách đã được duyệt, chi ngoài dự toán khi có quyết định từ cấp trên và các khoản kinh phí ủy quyền phải được quản lý hạch toán và quyết toán riêng với cơ quan tài chính cấp trên. Trong quá trình thực hiện ngân sách phải thường xuyên kiểm tra và quản lý các đơn vị ngân sách cấp dưới mà đơn vị quản lý, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc cấp phát ngân sách Nhà nước; chỉ thực hiện điều chỉnh khi có chỉ lệnh của cấp trên. Kế toán và quyết toán ngân sách. Mọi hoạt động thu – chi ngân sách phải được phản ánh ghi chép theo mục lục NSNN và chế độ kế toán hiện hành. Hết năm ngân sách(31/12/N) phòng phải bắt đầu quyết toán và trình quyết toán trước 15 tháng 2 năm sau lên UBND, HĐND quận và Sở Tài chính – Vật giá phê duyệt. Số kết dư của năm trước đơn vị được chuyển vào thu ngân sách năm sau. Công tác quản lý tài chính NSNN trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (giai đoạn 1995-2000) Trong giai đoạn 1995-2000 dưới sự lãnh đạo của Quận ủy-HĐND và sự điều hành của UBND quận. Nhiệm vụ tài chính Ngân sách đã vượt qua những khó khăn về đổi mới cơ chế quản lý ngân sách. Tuy trong quá trình quản lý NSNN còn gặp nhiều vướng mắc cần phải hoàn thiện dần cả về cơ chế quản lý lẫn dự toán nhưng phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm đã đảm bảo cân đối thu-chi vững chắc, có nhịp độ tăng trưởng phù hợp với tình hình phát triển của quận. Biểu tổng hợp thu-chi ngân sách quận Hoàn Kiếm cho thấy được tình hình thu-chi NSNN trên địa bàn quận phản ánh một số đặc trưng : Về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, quận Hoàn Kiếm là địa bàn trọng điểm của kinh doanh thương mại dịch vụ nên có số thu về thuế công thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong thu NSNN. Số thu Thành phố giao cho quận năm sau cao hơn thực hiện năm trước từ 15%-20%. Nhưng quận chỉ thực thực hiện được 70% đến 80% so với kế hoạch được giao (tuy nhiên số thu tuyệt đối của quận lại vào loại cao của Thành phố, có tốc độ tăng trung bình hàng năm trên 107,4%). Sở dĩ khó đạt được mức kế hoạch là do: Nguyên nhân chính là do số thu giao quá cao so với thực tế. Mặt khác quận Hoàn Kiếm trong thời gian này không còn là một trung tâm kinh doanh lớn của thủ đô nữa; đất chật người đông hạ tầng cơ sở lạc hậu. Đơn vị triệu đồng Tỷ lệ tăng bình quân năm(%) 107,4 85,8 107,6 105,5 93,6 120,9 171,9 113,2 114,2 116,4 114,0 118,9 109,7 101,6 117,1 104,7 2000 151324 635 150689 45381 13542 1655 2129 28055 65714 4836 25049 6987 4259 2728 3196 1402 8691 10491 459 1999 166534 123 166411 54426 13675 1450 3183 36118 69465 3948 20357 6529 3980 2549 2631 809 8233 9704 17254 1998 168847 1072 167775 56875 11642 448 1211 43574 67344 2451 21405 6697 4048 2649 2447 811 7538 12343 13652 1997 161451 1168 160283 54551 13324 158 14233 26836 53340 2988 20982 4491 2769 1722 2740 1404 6778 13957 1996 167609 1580 166029 57350 54674 773 903 1000 43117 2399 17043 3548 2266 1282 2114 1022 6899 5686 4436 1995 105947 1368 104579 34733 18861 641 142 15089 33831 2266 13017 2942 1889 1053 2014 1293 3950 8349 Nội dung I- thu nsnn( thu thuế trên địa bàn quận) 1-Thu từ XNQD quận 2- Thu từ thuế CTN II- thu ngân sách quận 1-Thu điều tiết từ thuế 2- Thu khác NSQ 3- Thu kết dư 4- Thu trợ cấp NSTP III- chi ngân sách quận 1- Chi SN kinh tế 2- Chi SN văn xã 3- Chi quản lý hành chính - Quản lý Nhà nước - Đảng, đoàn thể 4- Chi an ninh – quốc phòng 5- Chi khác NSQ 6- Chi trợ cấp ngân sách phường 7- Chi chống xuống cấp 8- Nộp ngân sách thành phố 9- Chi tại đơn vị Bảng: Tổng hợp thu – chi ngân sách quận Hoàn Kiếm 1995-2000 Ghi chú: Thu chi ngân sách quận 1997-2000 bao gồm cả kinh phí ủy quyền sự nghiệp giáo dục- đào tạo, y tế; từ năm 1998 gồm thêm cả phần ghi chi tại đơn vị. Những đặc điểm đáng quan tâm của thu ngân sách Nhà nước là thu thuế các doanh nghiệp Nhà nước giảm (3 năm 1998- 2000 số đơn vị quốc doanh sát nhập, cổ phần hoá và thua lỗ kéo dài tăng lên, hơn nữa Nhà nước lại có chính sách về bỏ khoản thu sử dụng vốn NSNN tại các đơn vị kinh doanh có sử dụng nguồn từ vốn NSNN). Về thu ngân sách quận: Thu ngân sách quận để cân đối chi ngân sách theo tỷ lệ điều tiết chung của Thành phố thì quận có ưu thế là số thu lớn, lại là nơi có nhiều đơn vị TW và Thành phố giao dịch đóng trên địa bàn nên thu đảm bảo chi và có kết dư lớn. Số thu tăng bình quân trên 105,5%/năm. Về chi ngân sách: Quận Hoàn Kiếm là đơn vị có số chi trung bình và thấp so với các quận (huyện) bạn, do nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế, giao thông, đô thị ở quận trung tâm nên Thành phố đảm nhiệm là chính chỉ chiếm 30% đến 33% trên tổng số thu ngân. Nhiệm vụ chi của quận chủ yếu là chi thường xuyên chiếm tỷ trọng từ 70% đến 75% tổng chi ngân sách. Chi sự nghiệp kinh tế: chủ yếu là chi đường ngõ xóm chiếm tỷ trọng từ 3% đến 3,5% trên tổng chi ngân sách và tăng trung bình hàng năm trên 116,4%. Đến nay đường ngõ xóm của quận Hoàn Kiếm đã cơ bản là bê tông hoá. Chi chống xuống cấp chủ yếu là nâng cấp trường sở, mấy năm qua quan tâm nhiều đến ngành giáo dục, tỷ trọng chi sửa chữa trường lớp chiếm từ 60% đến 70% tổng số vốn chống xuống cấp. Trường lớp, trang thiết bị dạy học của quận Hoàn Kiếm là khá đầy đủ. Thu-chi ngân sách phường đã đảm bảo là một đơn vị ngân sách đầy đủ. Giao nhiệm vụ hạch toán thu-chi ngân sách Đảng ủy phường riêng, hoạt động 2 năm nay không có gì trở ngại. Nhìn chung qua 5 năm(1995-2000) công tác tài chính ngân sách của quận Hoàn Kiếm là ổn định, vững chắc, thực hiện điều hành thu-chi đồng bộ từ quận đến các đơn vị và các phường. Chỉ có một vài hạn chế nhỏ trong quản lý của đơn vị nhưng cũng đã kịp thời uốn nắn, điều chỉnh. Kết luận Trong quá trình làm quen và tìm hiểu về phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm, em thấy được rất rõ ràng về phân cấp quản lý tài chính ngân sách cũng như những nét cơ bản về hoạt động và tổ chức nhân sự của đơn vị. Sự cần thiết phải có cấp quản lý ngân sách như phòng cho toàn bộ hoạt động quản lý Nhà nước trên địa bàn quận nói riêng cũng như sự quản lý chung của chính quyền Nhà nước. Và quản lý ngân sách cấp quận thực sự là một khâu rất quan trọng trong hệ thống quản lý NSNN, đây là cấp quản lý trực tiếp có tác động rất lớn và lên hầu hết mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn quận. Để quản lý được tốt tài chính ngân sách luôn luôn cần phải có sự phối kết hợp giữa các cấp các ngành trên địa bàn quận, đặc biệt là HĐND,UBND và sự chỉ đạo tích cực về nghiệp vụ từ phía Sở Tài chính – Vật giá thành phố Hà Nội. Bước đầu trong quá trình thực tập tốt nghiệp còn rất nhiều điều mới mẻ, em rất mong được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và các cán bộ tại đơn vị. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Phạm Quang Trung và các cán bộ phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm đã tạo điều kiện cho em trong đợt thực tập cuối khoá này! ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC005.doc
Tài liệu liên quan