Quản lý Sử dụng lao động tại Công ty than Mạo Khê

Tài liệu Quản lý Sử dụng lao động tại Công ty than Mạo Khê: ... Ebook Quản lý Sử dụng lao động tại Công ty than Mạo Khê

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Quản lý Sử dụng lao động tại Công ty than Mạo Khê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Từ khi chuyển từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Đất nước ta không ngừng đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội. Từ một nước thuần nông nghèo nàn, lạc hậu nay đã cơ bản trở thành một nước có nền công nghiệp hóa. Sau chiến tranh, mặc dù đất nước bị tàn phá nặng nề, bị cô lập, cấm vận trên nhiều lĩnh vực. Nhưng Việt Nam đã cố gắng phát huy nội lực trong nước và tranh thủ mọi sự giúp đỡ của các nước anh em bè bạn đồng thời tăng cường công tác ngoại giao mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Được các nước đồng tình ủng hộ giúp đỡ, đến nay Việt Nam đã làm bạn và hợp tác với hơn một trăm quốc gia trên thế giới, có mối quan hệ hữu nghị và cùng nhau hợp tác trên nhiều lĩnh vực như : phát triển kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa - xã hội. Tất cả những thành quả nêu trên đều do công của những con người đầy tài năng sáng tạo và lòng nhiệt huyết. Cùng với sự đi nên của Đất nước, các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân thực hiện đúng các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của từng nghành. Đã từng bước được củng cố và thành lập mới để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Từ đó xu thế của các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt. Muốn đứng vững trên thị trường, họ phải tự tìm cho mình một cách làm ăn nghiêm túc, có suy tính toàn diện và cặn kẽ, quyết định chọn sản phẩm, khách hàng, phương pháp tiến hành căn cứ khoa học và thực tế. Trong sản xuất công nghiệp chúng ta phải đặc biệt chú trọng đầu tư nghiên cứu đối với sản phẩm, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc, con người. Trong đó quan trọng nhất là đầu tư cho con người (nhân lực). Hơn lúc nào hết, vấn đề này luôn luôn là những đòi hỏi bức xúc của tất cả các doanh nghiệp. Có được con người rồi nhưng để sử dụng những người này làm sao cho đúng, thực sự có hiệu quả, phát huy được hết khả năng sáng tạo của họ quả là một việc vô cùng khó khăn. Vậy đòi hỏi người sử dụng lao động sáng tạo đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các tiêu trí đánh giá về con người trong việc tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ là một vấn đề trọng tâm và thường xuyên mà các doanh nghiệp phải chú ý đến. Xuất phát từ những lý do trên cùng với những kiến thức đã học được tại trường cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn thực tập và những kiến thức nắm bắt được tại Công ty than Mạo Khê. Vận dụng những suy nghĩ và nhận thức của bản thân với nguyện vọng muốn đóng góp một phần suy nghĩ bé nhỏ của mình cho sự đi nên của đất nước nói chung va Công ty than Mạo Khê nói riêng tôi chọn đề tài: “Quản lý Sử dụng lao động tại Công ty than Mạo Khê ” . Đề tài gồm 3 Chương: Chương I: Tổng quan về Công ty than Mạo Khê Chương II: Thực trạng quản lý sử dụng lao động ở Công ty than Mạo Khê Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty than Mạo Khê CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THAN MẠO KHÊ 1. 1 – Lịch sử hình thành của Công ty than Mạo Khê: Công ty than Mạo Khê là một doanh nghiệp nhà nước nằm ở vùng Đông Bắc của Việt nam thuộc thị trấn Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh. Công ty được thành lập vào ngày 15/11/1954 (có tên là Mỏ than Mạo Khê) cho đến ngày 07/9/1996 (Theo quyết định số 2605 của Bộ Công Nghiệp) đổi tên là Công ty than Mạo Khê trực thuộc Tổng Công ty than Việt Nam. Ngày 15/11/2004 vừa qua Công ty đã kỷ niệm 158 năm ngày khai mỏ và kỷ niệm 50 năm ngày tái tạo lại mỏ. Công ty là một đơn vị hoạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân, có vị trí thuận lợi cho việc trung chuyển tiêu thụ than, có hệ thống giao thông liên vùng. Về đường bộ có quốc lộ 18A có đường đi thành phố Hạ Long ( Trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh ) và ngược về Hà Bắc - Phả Lại có nhánh đi Hải Phòng - Hà Nội có tuyến đường sắt quốc gia Yên Viên - Uông Bí - Hạ Long và có nhánh vào nhà sàng. Về đường thuỷ có nhánh sông Kinh Thầy chảy ra sông Bạch Đằng có cảng Bến Cân là nơi chung chuyển than bằng đường thuỷ đã hợp thành hệ thống giao thông thuận lợi cho Công ty trong việc chung chuyển nguyên vật liệu tiêu thụ sản phẩm và trong sinh hoạt. Phạm vi từ tuyến 1 ( phía Tây ) đến tuyến XV ( phía Đông ) có chiều dài theo phương 8,5km, chiều rộng khoảng 2,5km với diện tích 40km. Phía tây cách Hà Nội 105 km, Phía Đông cách thành phố Hạ Long 58km, phía nam cách Hải Phòng 30km. Quốc lộ 18A năm dọc theo thị trấn Mạo Khê, tuyến đường sắt chạy song song với quốc lộ 18A, sông Đá Bạch nằm ở phía nam cách thị trấn Mạo Khê 4 km. Như vậy Công ty than Mạo Khê nằm ở vị trí rất thuận lợi về giao thông cả 3 hướng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Căn cứ vào tài liệu thăm dò địa chất xác định ở Công ty than Mạo Khê có 54 vỉa than với chiều dày toàn bộ là 27. 174m tổng trữ lượng khoảng 305 triệu tấn, trong đó có 37 vỉa mỏng có độ dốc a = ( 30 - 520 ) than cục ít, khoảng 3/10 vỉa có than cám và chiếm 30%. Còn lại là than cám 5 và 6, ở Cánh nam vỉa than dày hơn có tỷ lệ than cục cao hơn, không có than cám 4 chỉ có than cám 5 và cám 6. Với trữ lượng than lớn như vậy Công ty than Mạo Khê còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước. 1. 2. Chức năng, nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất của Công ty: 1. 2. 1.Chức năng: Công ty than Mạo khê là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, là thành viên trực thuộc Tập đoàn than Việt Nam. Là một đơn vị sản sản xuất kinh doanh, sản phẩm chính là than và một số sản phẩm phục vụ trực tiếp cho xây dựng. Thực hiện dây chuyền sản xuất ra than từ khâu đào lò, bóc đất đá đến khâu vận chuyển than đến bãi tiêu thụ. 1. 2.2. Nhiệm vụ : - Bốc xúc đất đá. - Đào lò chuẩn bị. - Khai thác chế biến than. - Vận tải than đường bộ. - Xây dựng công trình công nghiệp nhỏ. - Chế tạo một số phụ tùng máy ( nhà máy cơ khí Mạo Khê ). 1. 2. 3. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty: Công ty than Mạo Khê là một đơn vị khai thác than và bán sản phẩm của mình, mặt hàng chủ yếu của Công ty là các loại than sau khi khai thác đã qua sàng tuyển như sau: Bảng I. 1 LOẠI THAN Mà SẢN PHẨM CỠ HẠT TỶ LỆ DƯỚI CỠ KHI GIAO NHẬN BAN ĐẦU 1 – Than cục - Cục 2MK MK 020 50 – 100 20 - Cục 3MK MK 030 35 – 50 18 - Cục 4MK MK 040 15 – 35 15 2 – Than cám - Cám 4a MK MK 09A 0 – 15 - - Cám 4b MK MK 09B 0 – 15 - - Cám 5 MK MK 100 0 – 15 - - Cám 6a MK MK 11A 0 – 15 - - Cám 4b MK MK 11B 0 – 15 - Tính năng công dụng: + Dùng để lấy năng lượng phục vụ cho khâu sản xuất khác như nhà máy điện Phả Lại dùng than lấy nhiệt năng để sản xuất ra điện năng. + Than cục: Có độ tro khô trung bình 10% Có độ ẩm toàn phần trung bình 5% Có chất bốc khô 4,5% Có độ lưu huỳnh chung khô 0,7% Trị số toả nhiệt toàn phần khô 7000 cal/g + Than cám: Có độ tro khô trung bình 20% Có độ ẩm toàn phần trung bình 8% Có chất bốc khô 5% Có độ lưu huỳnh chung khô 0,7% Trị số toả nhiệt toàn phần khô 6. 100 cal/g 1. 3. Công nghệ sản suất của Công ty than Mạo Khê: 1. 3. 1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ: DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT THAN KHÉP KÍN CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ CƠ SƠ ĐỒ NHƯ SAU: Hệ thống quang lật Đào mở lò kiến thiết cơ bản Khai thác than Vận chuyển than ra ngoài hệ thống máng cào goòng tời băng tải Hệ thống băng tải Nhà sàng Kho bãi tiêu thụ Công ty than Mạo Khê có công nghệ khai thác than chủ yếu là khai thác hầm lò công nhân khai thác trực tiếp là đào lò kết hợp với công tác nổ mìn. Than khai thác ra vận chuyển ra ngoài bằng hệ thống máng cào bằng xe goòng, tời, và hệ thống băng tải, hệ thống quang lật, sau đó theo băng tải xuống nhà sàng ở nhà sàng than được sàn lọc và tuyển chọn loại bỏ đất đá rồi qua hệ thống băng tải chuyển đến kho bãi. 1. 3. 2. Hệ thống khai thác: Hiện nay Công ty than Mạo Khê đang áp dụng hệ thống khai thác than lò chợ. Đối với các vỉa than dầy dùng hệ thống khai thác chia lớp nghiêng chiều dài lò chợ bình quân 80m. Lò chợ ngắn nhất 60, lò chợ dài nhất 146 m. 1.3.2.1. Công nghệ khai thác: Khai thác than lò chợ là công nhân khai thác chống thủ công, kết hợp khoan nổ mìn. 1.3.2.2. Tổ chức 1 chu kỳ khai thác than lò chợ: Đầu ca công nhân tiến hành chuyển gỗ từ đầu lò xuống khu vực khai thác ở lò chợ để chuẩn bị cho việc khai thác than. Tiếp đó công nhân tiến hành nạp thuốc nổ vào lỗ khoan đã được khoan sẵn ở gương lò chợ. Sau đó nổ mìn, than được tách ra khỏi gương được tải lên máng trượt đặt ở bên lò chợ, sau đó công nhân tiến hành sửa gương và tiếp tục công việc khai thác như: Dựng vì chống dặm gương, chuyển máng cào, chuyển cũi lợn, phá hoả, chuyển gỗ. 1.3.2.3. Công việc phục vụ đào lò: - Đối với lò than: Chủ yếu là khoan nổ nìn kết hợp với bốc xúc thủ công, vật liệu chống lò bằng gỗ. - Đối với lò đất : Kết hợp nổ nìn, bốc xúc thủ công dùng vì sắt lòng mo để chống đỡ. - Việc vận chuyển đất đá ở lò cao 28m được bốc xúc bằng thủ công lên xe goòng 1 tấn rồi được đưa ra ngoài bằng tầu điện, qua quang lật đổ xuống ô tô và đưa ra bãi thải. ở mức sâu 50m đất đá được xúc vào xe goòng được tầu điện chở ra sân giếng phụ. Sau dó dùng tời điện kéo lên mức 28m qua quang lật đổ xuống ô tô rồi đổ về bãi thải. 1.3.2.4. Công nghệ phụ vụ đào lò chuẩn bị: - Đối với lò than: Chủ yếu là khoan nổ mìn kết hợp với bốc xúc thủ công, vật liệu chống lò bằng gỗ. - Đối với lò đất : Kết hợp nổ mìn bốc xúc thủ công dùng vì sắt lòng mo để chống đỡ. - Việc vận chuyển đất đá lò được bốc xúc thủ công lên xe goòng 1 tấn rồi được đưa ra ngoài bằng tầu điện qua hệ thống quang lật đổ xuống ô tô và đưa ra ngoài bãi thải. Nếu ở mức –50m đất đá được xúc vào xe goòng được tầu điện chở ra sân giếng phụ, sau đó tời điện kéo lên mức +28m qua hệ thống quang lật xuống ô tô rồi đổ về bãi thải. 1.3.2.5. Công nghệ sàng rửa: - Than cục được gia công chế biến thủ công ( sàng tay ) và rửa bằng hệ thống phun nước. - Than nguyên khai được đưa về nhà sàng ( hệ thống sàng khô) có nhiều loại lưới để phân loại cỡ hạt 50mm, 35mm, 15mm. 1.3.2.6. Công tác vận tải thân trong lò chợ: Trong lò chợ, than được vận tải bằng máng trượt có chiều dài 0,8 – 1m, rộng 0,4m. Toàn bộ chiều dọc máng được gia công theo kiểu máng nước, chiều sâu của máng khoảng 15cm. Khi than rơi xuống máng trượt do trọng lượng của than và độ dốc của lò chợ, than chảy xuống máng cào đặt ở chân lò, từ đây than được tàu điện kéo bằng goòng 1 tấn sau đó được đổ xuống qua hệ thống quang lật qua băng tải về nhà sàng. 1.3.2.7. Công tác cung cấp gỗ chống lò: Từ kho dự trữ gỗ, gỗ được tời trục bằng thùng, cũi đến mức đầu lò, sau đó tàu điện kéo đến lò chợ rồi chuyển đến nơi làm việc nhờ độ dốc của lò chợ. 1. 4. Bộ máy quản lý của Công ty: 1. 4. 1. Số cấp quản lý của Công ty : Bộ máy quản lý điều hành của Công ty than Mạo khê được tổ chức kết hợp giữa hai hình thức : chức năng - trực tuyến. Trong cơ cấu trực tuyến trức năng quyền lực cao nhất thuộc về giám đốc. Giám đốc là người trực tiếp điều hành các đơn vị công trường, phân xưởng, các khối phòng ban nghiệp vụ. Các bộ phận này chỉ nhận lệnh từ giám đốc có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh, đồng thời phát hiện các vấn đề phát sinh để báo cáo giám đốc và đề xuất các biện pháp giải quyết. Sơ đồ cơ cấu tổ chức. S¬ ®å 1: S¥ ®å c¬ cÊu tæ chøc C«ng ty than M¹o Khª n¨m 2007 1.4.1.1. Giám đốc Công ty : Là người có quyền cao nhất trong bộ máy sản xuất của Công ty. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Nhà nước, trước Tổng giám đốc Công ty, Hội đồng quản trị và tập thể cán bộ CNV chức trong Công ty. Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị trong Tổng Công ty than Việt Nam bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của Đảng uỷ Công ty và phiếu tín nhiệm của cán bộ công nhân viên trong Công ty. 1.4.1.2. Các phó giám đốc Công ty : Là những người giúp việc cho Giám đốc Công ty, được Giám đốc Công ty giao nhiệm vụ thay mình quản lý một lĩnh vực nào đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay Công ty than Mạo khê có 04 phó giám đốc và 15 phòng ban nghiệp vụ: + Phó giám đốc sản xuất: Là người có trách nhiệm tổ chức, điều hành và quản lý sản xuất hàng ngày từ khâu chuẩn bị sản xuất đến bố trí, điều khiển lao động. Phó giám đốc sản xuất là người điều hành trực tiếp các phân xưởng trong Công ty và các phòng chỉ đạo sản xuất, bảo vệ, thanh tra. + Phó Giám đốc kỹ thuật: Là người điều hành các công việc liên quan đến chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, chuyển giao công nghệ, quy phạm, quy định kỹ thuật, nghiên cứu phát triển kỹ thuật, ứng dụng phương pháp công nghệ mới. Trực tiếp chỉ đạo các phòng kỹ thuật khai thác, kỹ thuật cơ điện, an toàn, KCS. + Phó Giám đốc kinh doanh: Phụ trách chủ yếu công tác mua vật tư kỹ thuật, nghiên cứu thị trường, ký kết các hợp đồng kinh tế ( khi được Giám đốc uỷ quyền), quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm trực tiếp. + Phó Giám đốc đời sống: Giúp Giám đốc tổ chức đời sống tập thể và các hoạt động xã hội : Phòng chữa bệnh, tổ chức việc ăn ở cho công nhân, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao và hoạt động xã hội khác. Toàn bộ hoạt động tài chính – kế toán được giao cho kế toán trưởng có vị trí như một phó Giám đốc chỉ đạo công tác tài chính, hạch toán – kế toán, kiểm tra phân tích kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây là các phòng ban với chức năng cụ thể tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty. 1.4.1.3. Các phòng ban: + Phòng hành chính quản trị: Giúp Giám đốc về công tác tổng hợp, hành chính quản trị và công tác văn phòng, tham mưu giúp Giám đốc quản lý chỉ đạo công tác thi đua, tuyên truyền văn hoá thể thao, công tác hành chính quản trị. + Phòng kế hoạch: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và các hợp đồng kinh tế, chủ trì nghiên cứu cân đối kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính, văn hoá xã hội hàng năm, giao kế hoạch sản xuất và kế hoạch vật tư theo định mức hàng tháng cho đơn vị. Đề xuất các biện pháp cải tiến quản lý nâng cao chất lượng công tác và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Phòng tài chính kế toán: Quản lý điều hành thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp lệnh kế toán. Kiểm tra thực hiện các chế dộ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế, vật tư, tiền vốn, để đảm bảo sử dụng 1 cách hợp lý tiết kiệm, đúng mục đích đạt hiệu quả kinh tế. + Phòng tổ chức lao động: Quản lý lao động, tổ chức cán bộ, tổ chức công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, các chế độ chính sách của người lao động, công tác tuyển dụng, điều phối nhân lực. + Phòng vật tư : Quản lý cung ứng cấp phát vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Dự trữ, bảo quản vật liệu nhập kho đúng quy định của Công ty. Xây dựng mức tiêu hao vật tư. + Phòng kỹ thuật: Kiểm tra quản lý kỹ thuật khai thảc trên cơ sở các điều lệ quy trình, quy phạm của nhà nước và các cơ quan cấp trên. Đánh giá điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn lành hưởng đến việc khai thác mỏ, quản lý, bảo vệ tài nguyên trong ranh giới Công ty quản lý. + Phòng chỉ đạo sản xuất: Là trung tâm điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty, thay mặt Phó giám đốc triển khai lệnh sản xuất và điều động xe, máy móc phục vụ cho các đơn vị thi công trong Công ty. + Phòng bảo vệ quân sự thanh tra: Tham mưu giúp việc cho cấp uỷ, Giám đốc về công tác bảo vệ tài sản, an ninh quốc phòng. Thực hiện thanh tra nội bộ theo lệnh thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất ở các công trường, phân xưởng, hoặc các đội xe phòng ban, các vấn đề về tiền lương, tiền thưởng và sửa chữa mua bán vật tư, thiết bị. Thực hiện kế hoạch bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài nguyên theo chỉ đạo của Tổng Công ty và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Phòng an toàn: Phụ trách kiểm tra an toàn sản xuất của Công ty. + Phòng công trình: Phụ trách mảng sửa chữa xây dựng. + Phòng đầu tư xây dựng cơ bản: Tham mưu giúp Giám đốc về công tác xây dựng cơ bản gồm : Đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp các công trình hiện có, đề xuất các biện pháp quản lý. Thẩm định thiết kế, dự toán công trình, tổ chức nghiệm thu và hoàn chỉnh hồ sơ các công trình hoàn thành và những vấn đề liên quan về xây dựng khác. + Phòng kỹ thuật cơ điện: Phụ trách về công tác cơ điện và vận tải của Công ty. Kiểm tra việc thực hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật đối với các thiết bị ở các đơn vị sản xuất. + Phòng tiêu thụ KCS: Phụ trách về tiêu thụ và kiểm tra giám định chất lượng các loại than, phát hiện và đề xuất các giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. + Phòng lao động tiền lương: Phụ trách công tác quản lý lao động tiền lương. Xây dựng hệ thống lao động định mức phù hợp với từng thời kỳ sản xuất của Công ty, quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng, lập kế hoạch và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, quản lý hồ sơ đầy đủ cho toàn thể cán bộ công nhân việc chức. + Ban thi đua tuyên truyền: Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo công tác thi đua tuyên truyền văn hoá, thể thao. . . + Phòng kiểm toán: Thực hiện kiểm ta nội bộ, tính chính xác của các hoạt động báo cáo tài chính. Bên cạnh thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, các phòng ban trong Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ chợ cho nhau cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhằm đạt mục tiêu mà Công ty đề ra. Hiện nay Công ty than Mạo khê có 01 đơn vị trực thuộc là nhà máy Cơ khí Mạo Khê. Đơn vị này có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh phụ thuộc, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. 1. 4. 2. Chế độ làm việc của Công ty: Bộ phận hành chính sự nghiệp của Công ty làm việc theo chế độ ngày. Làm việc 8 giờ/ngày chia làm 2 buổi nghỉ chủ nhật. Buổi sáng từ 7h đến 11h30 Buổi chiều từ 13h30 đến 17h Nhưng riêng đối với công nhân thợ lò, công nhân cơ điện lò thì áp dụng 7 giờ/ ca. Đó cũng là đặc thù riêng của Tổng Công ty than Việt Nam. 1.5. Kết quả kinh doanh của Công ty Công ty than Mạo Khê thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt nam và được Tập đoàn than khoáng sản Việt nam cho phép trở thành thành viên sản xuất hạch toán kinh tế độc lập. Qua đó Công ty đã phải thiết lập lại bộ máy tổ chức sản xuất, lập kế hoạch sản xuất để đáp ứng tình hình sản xuất thực tại. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là nghiên cứu một cách sâu rộng, có căn cứ khoa học về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, trên cơ sở những tài liệu thống kê, hạch toán và tìm hiểu các hoạt động sản xuất cụ thể nhằm đánh giá đúng thực trạng quá trình sản xuất kinh doanh, rút ra những ưu khuyết điểm, làm cơ sở đề xuất các giảI pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo khê nhằm rút ra nguyên nhân của việc không hoàn thành, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm, lao động và tiền lương, giá thành và lợi nhuận đồng thời tìm ra biện pháp khắc phục những tồn đọng, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt được các chỉ tiêu đặt ra. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo khê được thể hiện trong bảng 5 sau: Bảng 02: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2003-2007 TT Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 Ghi chú 1 Sản lượng tấn 1,252,945 1,447,716 1,722,102 1,825,718 2,015,423 2 Doanh thu Trđ 330,136 430,121 601,631 705,246 851,264 3 Lợi nhuận Trđ 7,255 7,992 7,663 7,826 8,005 4 Nộp ngân sách nhà nước Trđ 10,284 13,786 18,522 20,501 24,546 5 Số lao động bình quân người 5,450 5,795 5,826 5,572 5,682 6 Thu nhập bình quân 1000đ 1,879 2,405 4,097 4,125 4,528 (Nguồn :Phòng kinh doanh) Biểu đồ 1: Kết quả Doanh thu Công ty thanMạo khê giai đoạn 2003-2007 Biểu đồ 2:Lợi nhuận của Công ty giai đoạn (2003- 2007) Qua bảng số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biểu đồ Doanh thu và lợi nhuận của Công ty than Mạo khê giai đoạn 2003-2007 có thể thấy Doanh thu, lợi nhuận , nộp ngân sách nhà nước, thu nhập bình quân của Công ty than Mao khê trong giai đoạn năm 2003-2007 tỷ lệ tăng tương đối đều. Đặc biệt là Doanh thu của Công ty than Mạo khê giai đoạn 2003-2007 liên tục tăng đều đặn nguyên nhân là sản lượng của Công ty than Mạo khê trong những năm qua đều đạt so với kế hoạch đề ra, sản lượng tăng và đặc biệt không có sự cố trong sản xuất nào đậc biệt như bục nước, đổ lò hay nổ khí Ch4…nên doanh thu cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Bên cạnh đó Lợi nhuận của Công ty lại có sự biến động không đồng đều chủ yếu là do chất lượng than của Công ty trong những năm gần đây nhiều bùn nước nhiều, tỷ lệ đất đá lẫn trong than lớn, chất lượng than giảm sút nên Công ty đã phải tiêu tốn nhiều về tiền của và thời gian để nâng cao chất lượng than như thuê công nghệ, thuê chuyên gia Nhật, sử dụng các thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng than… và đặc biệt là diện sản xuất than của Công ty ngày càng xuống sâu và đi xa, có những diện sản xuất phải đi tới 30km số để tới nơI làm việc và hiện nay Công ty đang mở diện sản xuất xuống mức -150 nên giá thành 1 tấn than cao, chí phí cho công đoạn nhiều do đó lợi nhuận của Công ty thường xuyên biến động. Mặc dù sản xuất ngày một khó khăn nhưng nộp ngân sách nhà nước Công ty luôn thực hiện đầy đủ và đúng pháp luật của nhà nước. Trong xu thế thị trường ngày một khó khăn nhưng Công ty vẫn luôn chủ động trong việc sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, nhân lực, tài chính, sản xuất, an toàn, hiệu quả …Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Tập đoàn giao và thực hiện các nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước, tuân thủ đúng nguyên tắc mà nhà nước, pháp luật cũng như quy định của tập đoàn. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THAN MẠO KHÊ 2. 1. Một số Đặc điểm ảnh hưởng đến quản lý lao động ở Công ty than Mạo Khê 2.1.1. Đặc điểm sản phẩm: Công ty than Mạo Khê là đơn vị khai thác sản xuất than hầm lò. Trong những năm qua sản phẩm của Công ty làm ra bao gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Sản phẩm chính là than được đem ra tiêu thụ ngoài thị trường. sản phẩm phụ là các sản phẩm được dùng trực tiếp trong công tác sản xuất kinh doanh của Công ty như (tấm chèn bê tông, đường xá vận chuyển, nhà kho, nhà xưởng, bu lông, ốc vít, thanh tào vẹt, vì lò, gông lò…) Trong đề tài chỉ xét đến đặc điểm của sản phẩm chính đó là than, than là nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo quý hiếm được dùng làm nhiên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp và là chất đốt phục vụ trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Than của Công ty có những đặc điểm như sau: Là loại than hầm lò, than mới được khai thác trong lò ra được gọi là than nguyên khai, sau khi sơ tuyển cho các loại than có các phẩm cấp, chất lượng khác nhau phục vụ cho nhiều khách hàng. Than của Công ty có phẩm cấp và chất lượng như sau: + Than cục các loại: Với chất lượng than có độ Ak 7.0 - 10.0% + Than cám 3: Với chất lượng than có độ Ak10.0-15.0% + Than cám 4: Với chất lượng than có độ Ak15.01-26% + Than cám 5: Với chất lượng than có độ Ak26.01-33.0% + Than cám 6: Với chất lượng than có độ Ak33.01-45.0% Với đặc thù của ngành than sản xuất nói chung, Công ty than Mạo Khê rói riêng, việc khai thác sản xuất than thường dùng phương pháp khai thác thủ công là chính, lực lượng lao động của Công ty than là tương đối đông, duy trì từ 1500-2500 lao động. 2.1.2 Đặc điểm công nghệ: Công ty than Mạo Khê khai thác, sản xuất than theo công nghệ khai thác hầm lò (chủ yếu đào, cuốc, xúc, chống bằng phương pháp thủ công). Muốn khai thác và lấy được than trước tiên phải tổ chức đào lò xuyên vỉa, lò xây dựng cơ bản vào trong lò nơi có chứa các vỉa than, đã được các đoàn địa chất thăm dò trước. Sau đó đi các thượng vận tải trung tâm, lò dọc vỉa để phân vỉa phục vụ cho khai thac lò chợ. Quy trình khai thác than được giải thích trên sơ đồ sau: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất than 4 5 6 2 3 Giải thích sơ đồ: (1) Than khai thác trong lò chợ bằng phương pháp khoan nổ mìn kết hợp thủ công được đưa xuống máng trượt có độ dốc từ 25-300. (2) Than được rót xuống máng cào đặt ở lò dọc vỉa đổ xuống máng cào đặt ở thượng vận tải. (3) Than được rót từ thượng vận tải bằng máng trượt xuống xe goòng (4) Than được kéo từ xe goòng chứa than ra cửa lò xuống bãi chứa than. (5) Tại bãi chứa than ở cửa lò, máy xúc xúc than lên ô tô. (6) Ô tô chở than từ bãi chứa than cửa lò về giao cho Công ty sàng tuyển và Xí nghiệp Cảng tại nhà sàng +130. Quy trình khai thác, sản xuất, tiêu thụ than của Công ty được tổ chức liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một quá trình khép kín. Quy trình công nghệ đó thể hiện trong sơ đồ trên với các nội dung chủ yếu. Đào lò mở, thiết kế cơ bản: Công nghệ được áp dụng là khoan nổ mìn. Khai thác than: Đến nay công việc khai thác than hầm lò vẫn dựa lao động thủ công với dụng cụ đơn giản: cuốc chìm, goòng, xẻng, xà beng… Vận chuyển than nguyên khai từ trong lò ra ngoài: công việc này đã được cơ giới hóa với tỷ lệ khá cao. Vận chuyển than nguyên khai từ hầm lò ra ngoài được thực hiện bằng hệ thống máng cào, xe goòng… tới bãi chứa than. Tại bãi chứa than: Sử dụng máy xúc để xúc than lên ô tô, để chuyển than thành phẩm từ bãi chứa than đến bão tiêu thụ và giao cho Công ty sàng tuyển vào cảng. Công ty khai thác than hầm lò trong những năm qua đã áp dụng công nghệ khai thác truyền thống chủ yếu là thủ công, chi phi phân công lớn, giá thành sản phẩm . Để nâng cao được năng suất lao động, tăng được công suất , giảm chi phí, giảm được gía thành sản phẩm. Công ty cần áp dụng khoa học kỹ thuật đổi mới công nghệ cơ giới hóa trong khai thác hầm lò và hạn chế các rủi ro trong lao động. 2.2. Sắp xếp bố trí lao động Phân công lao động là tìm cách, biết cách giao việc cho người hoặc sắp xếp người vào việc đảm bảo người phù hợp với việc nhất có thể. Để tiến hành phân công bố trí lao động hợp lý. Hàng năm người lãnh đạo quản lý căn cứ vào số lượng lao động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của cán bộ công nhân viên để xây dựng phương án bố trí phân công lao động cho phù hợp với trình độ, năng lực sở trường. Căn cứ vào việc phân công bố trí lao động của các năm người cán bộ quản lý xem xét việc phân công bố trí lao động theo công việc của cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, công nhân, nhân viên đã đúng với trình độ, năng lực sở trường công tác chưa. Bộ phận nào cần phải thay thế, chuyển đổi cán bộ cho phù hợp với công việc. + Đối với cán bộ quản lý: Đây là công việc phức tạp, quan trọng nhất đòi hỏi phải bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn cao, năng lực điều hành, quản lý chỉ đạo tốt. + Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ: Là những cán bộ được giao nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động của cán bộ lãnh đạo, làm công việc chuyên môn nghiệp vụ theo chức trách nhiệm vụ được giao. Do vậy phải bố trí cán bộ có trình độ nghiệp vụ theo chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc được giao. + Đối với công nhân, nhân viên phục vụ: Là những người trực tiếp lao động và phục vụ đòi hỏi phải bố trí những cán bộ có trình độ bậc thợ,tay nghề phù hợp với công việc và năng lực sở trường của từng người. Trong doanh nghiệp sản xuất nếu người cán bộ quản lý có trình độ phân công bố trí lao động đúng, hợp lý sẽ đảm bảo sử dụng lao động hợp lý, tiết kiệm sức lao động, phát huy tính chủ động và sáng tạo của mỗi người. Tạo điều kiện duy trì và nâng cao khả năng làm việc lâu dài cũng như sự hứng thú của người lao động. Đồng thời vẫn đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn vật chất kỹ thuật như máy móc, thiết bị vật tư. Từ đó tăng năng suất lao động sẽ cao, hiệu quả sản xuất tốt. Nếu phân công lao động không đúng thì người lao động không phát huy được năng lực sở trường, làm việc trái ngành, trái nghề dẫn đến hậu quả người lao động chán nản, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chung của doanh nghiệp. 2.3. Sử dụng lao động về thời gian Nhân lực của Doanh nghiệp là toàn bộ những khả năng lao động mà Doanh nghiệp cần huy động được việc thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Doanh nghiệp. Nhân lực của Doanh nghiệp gần nghĩa sức mạnh của lực lượng lao động, sức mạnh đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Doanh nghiệp . Trong tất cả các Doanh nghiệp nói chung, Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói riêng khi có đủ số lượng, chất lượng nhân lực theo yêu cầu thì công tác sử dụng sử dụng lao động, phân công lao động là yếu tố không kém phần quan trọng. Nếu phân công lao động đúng người, đúng việc thì sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và ngược lại. Do vậy, Doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng nhân lực có hệ thống, khoa học tức là quản lý nhân lực một cách bài bản, áp dụng nhiều nhất các thành tựu khoa học vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn biết sử dụng nhân lực của doanh nghiệp đạt yêu cầu hay không đạt ta cần xem sét, tính toán các chỉ tiêu sau: Bảng 03: Báo cáo kết quả sử dụng lao động theo thời gian của Công ty than Mạo Khê Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh KH TT ± % 1. Số CN bình quân theo danh sách 2.587 2.587 2.539 -18 98,1 2. Ngày công làm theo chế độ 750.230 789.035 774395 -14.640 98,1 3. Tổng số ngày công theo lịch 944.225 944.225 926.735 -17.520 99,0 4. Tổng số ngày công có hiệu quả 776.100 776.100 749.005 -27.095 96,5 5. Tổng số giờ công có hiệu quả 4.876.495 5.355.090 5.018.333 -339.757 93,7 Trong đó giờ làm thêm 10.898 10.898 6. Số ngày làm việc bình quân của một công nhân trong năm 290 300 295 +5 99,0 7. Số giờ làm việc bình quân trong một ngày làm việc có hiệu quả. 6,5 6,9 6,7 -0,2 98,0 8. Số giờ làm việc bình quân cả năm của mỗi công nhân. 1.885 2070 1976,5 -93 96,0 * Chỉ tiêu 1 : thời gian thực sự làm việc bình quân cho 1 ca của một người lao động trong 1 năm: Tình hình sử dụng lao động theo thời gian của năm 2006 - 2007 ta thấy thời gian làm việc trong năm được tính toán, so sánh dựa trên các chỉ tiêu sau: - Tổng số ca thực sự làm việc là: Năm 2006 = 290 ca x 2587 người = 750.230 ca Năm 2007 = 295 ca x 2539 người = 774.315 ca - Tổng số giờ thực sự làm việc là: Năm 2006 = 750.230 ca x 6,5 giờ/ca = 1.876.495 giờ Năm 2007 = 774.315 ca x 6,7 giờ/ca = 5.018.333 giờ - Tổng số giờ thực sự làm việc là: KH 2007 = 776.100 ca x 6,9 giờ/ ca = 5.355.090 giờ TH 2007 = 774.315 ca x 6,7 giờ/ ca = 5.018.333 giờ Số giờ thực sự làm việc trong năm 2007 tăng hơn số giờ năm 2006 về số tuyệt đối là: 5.018.333 - 4.876.495 = 141.838 giờ Số giờ thực sự làm việc thực hiện năm 2007 so với kế hoạch giảm với số tuyệt đối là: 5.018.333-5.355.090=336.757giờ áp dụng công thức tính thời gian ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7726.doc
Tài liệu liên quan