Mở đầu
Trong bối cảnh toàn thế giới đang diễn ra những biến chuyển xã hội rất nhanh và mạnh, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Công nghiệp hoá là con đường phát triển tất yếu của những nước có nền kinh kế nông nghiệp lạc hậu để tiến dần lên chế độ sản xuất công nghiệp tiên tiến và hiện đại. Vì vậy trong đường lối phát triển kinh tế đất nước tại Đại hội Đảng Cộng Sản việt Nam lần thứ IX đã chỉ rõ “đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá xây dựng nền kinh
60 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quản lý & sử dụng có hiệu quả lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững…..”. Để đạt được mục tiêu đó chúng ta phải cấu trúc lại nền kinh tế, phải có một chiến lược nguồn nhân lực phù hợp đủ sức mạnh nội sinh và năng lực cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển của đất nước.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế thế giới, các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều lĩnh vực của các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Đồng thời với xu hướng đổi mới công nghệ sản xuất và hiệu quả kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới phương thức và cách tổ chức sản xuất cho phù hợp với cơ chế sản xuất mới, phấn đấu giảm chi phí nâng cao năng suất lao động. Sự vận động này là cơ sở cho sự biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân lao động trong các doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển và lớn mạnh của công ty, từ đó góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Lao động là lợi thế trong các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cao Su Sao Vàng nói riêng nhưng phải sử dụng có hiệu quả để tăng sức canh tranh trên thị trường. Tại công ty Cao Su Sao Vàng còn có nhiều vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng lao động.
Từ thực tế đó với tư cách là một sinh viên chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp em đã chọn đề tài: “ Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng” làm nội dung cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Cùng với việc xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan của vấn đề nghiên cứu, từ đó có những nhận định và kiến nghị nhằm hạn chế những bất cập trong thực tiễn góp phần xác định một khuynh hướng sử dụng có hiệu quả lao động tại Công ty trong thời gian tới
Chuyên đề gồm 3 phần.
Phần 1: Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng.
Phần 2: Thực trạng công tác sử dụng lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng trong thời gian qua.
Phần 3: Các giải pháp và kiến nghị góp phần sử dụng có hiệu quả lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng.
Để có được những kết quả ấy, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Quản trị kinh doanh – Trường ĐHDL Phương Đông, đặc biệt là thầy giáo Mai Xuân Được đã hết sức nhiệt tình, quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo cả về phương pháp nghiên cứu, cả về cách thức nắm bắt các vấn đề trong quá trình tiếp cận thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và lãnh đạo các phòng ban đã đón tiếp cung cấp đầy đủ thông tin cũng như tạo điều kiện cho tôi tiếp cận với thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty trong đợt thực tập và quá trình thực hiện đề tài.
Chắc chắn trong chuyên đề này còn nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên.
Mục lục
Mở đầu.
PhầnI: Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng lao động tại
Công ty Cao Su Sao Vàng………………………………………………. 1
Những đặc điểm chủ yếu của Công ty………………………………….. 1
Thị trường lao động, mức độ và tính chất cạnh tranh ……………………7
Các chính sách vĩ mô có liên quan ………………………………………9
PhầnII: Thực trạng công tác sử dụng lao động tại
Công ty Cao Su Sao Vàng trong thời gian qua ………………………… 11
Tình hình sử dụng lao động tại Công ty ……………………………….. 11
Các hoạt động chủ yếu Công ty đã thực hiện trong
lĩnh vực quản lý và sử dụng lao động……………………………….….. 32
Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng lao đông ở Công ty
trong thời gian qua ……………………………………………………... 44
Phần III: Các giải pháp và kiến nghị góp phần sử dụng
có hiệu quả lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng………………… … 47
Các giải pháp ………………………………………………………….. 47
Các kiến nghị với cấp trên, ngành có liên quan…………………….…. 50
Kết luận……………………………………………………………………….. 53
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………….…… 55
Phần I
Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng
1.1. những đặc điểm chủ yếu của Công ty
1.1.1. Hình thức pháp lý.
Công ty Cao Su Sao Vàng tiền thân là nhà máy Công ty Cao Su Sao Vàng (Tên giao dịch – Sao Vang Rubber Company) thuộc tổng công ty hoá chất Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 1958 tại 231 đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Ngày 5/5/1993 theo quyết định số 215 QĐ/TCNSDT của Bộ trưởng bộ công nghiệp nặng, nhà máy Cao Su Sao Vàng được thành lập lại và đổi tên thành Công ty Cao su Sao Vàng. Theo quyết định của chính phủ, công ty đã sáp nhập xí nghiệp Cao Su Thái Bình (năm 1954) và nhà máy Pin Xuân Hoà (năm 1998) làm các đơn vị thành viên của Công ty.
Công ty được cấp giấy phép kinh doanh số 108462 ngày 15/05/1993 của UBND Thành phố Hà Nội. Tài khoản 710A-00013 Ngân hàng công thương - Đống Đa – Hà Nội.
Công ty được thành lập và hoạt động trên cơ sở chuyên ngành cao su, theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, kinh doanh có lãi lấy thu bù chi tự trang trải chi tiêu, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và hoạt động theo đúng hành lang của khuôn khổ pháp luật.
Công ty được sử dụng hoàn toàn lợi nhuận sau khi nộp thuế và có chính sách tuyển dụng đào tạo lại cán bộ bao gồm cả tự chịu trách nhiệm về tiền lương của công nhân viên chức trong doanh nghiệp của mình …
1.1.2 Nhiệm vụ chức năng, mặt hàng sản xuất.
Trong thời kỳ bao cấp, nhiệm vụ của Công ty chủ yếu là sản xuất và cung cấp sản phẩm săm lốp ô tô, xe đạp, xe máy. Khi chuyển sang cơ chế thị trường Công ty phải chủ động tìm kiếm hợp đồng, tổ chức sản xuất trên cơ sở nguồn vốn Nhà Nước giao, sản phẩm của Công ty đa dạng hơn như: Săm lốp ô tô, máy bay, xe đạp gia tăng cả về màu sắc chủng loại. Điều này đã đỏi hòi bộ máy quản lý của Công ty và lực lượng sản xuất trực tiếp phải tổ chức lại sao cho đáp ứng nhu cầu sản xuất trong cơ chế mới.
1.1.3 Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bước vào cơ chế thị trường, Công ty Cao Su Sao Vàng đã tiến hành bố trí khoa học bộ máy quản lý để phù hợp với hoạt động của công ty. Trên cơ sở tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu, sắp xếp lại các phòng ban quản lý ngày càng tinh giản gọn nhẹ, giảm bớt các khâu trung gian tập trung đầu mối chỉ huy và chỉ đạo sản xuất làm cho guồng máy sản xuất kinh doanh của công ty hoạt động một cách nhịp nhàng, đồng bộ đạt hiệu quả cao.
Tổng số cán bộ công nhân hiện có của Công ty là 2854 người, trong đó cán bộ gián tiếp có 261 người, chiếm tỷ lệ 9,15%, số công nhân công nghệ có 2593 người chiếm tỷ lệ 90,85%.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty Cao Su Sao Vàng
1.1.4 Công nghệ và điều kiện sản xuất của Công ty.
Giới thiệu quy trình sản xuất lốp xe đạp của công ty.
Sơ đồ 2:Sơ đồ công nghệ sản xuất lốp xe đạp.
Nguyên vật liệu
Dây thép tanh
Sấy
Cán tráng
Xé vải
Cắt cuộn vào ống sắt
Nhập kho
Đảo tanh
Cắt tanh
Ren răng 2 đầu
Lồng ống nối và dập tanh
Cắt bavia thành vòng tanh
Cao su ống
Cắt sấy tự nhiên
Sơ luyện
Thí nghiệm nhanh
Sàng sấy
Các hoá chất
Hỗn luyện
Phối liệu
Cán hình mặt lốp
Thành hình lốp
Lưu hoá lốp
Định hình lốp
Thành hình cốt hơi
Nhiệt luyện
Kiểm tra thành phẩm (KCS)
Đóng gói
Lưu hoá cốt hơi
Vải mành
Công nghệ sản xuất của, Công ty Cao Su Sao Vàng là quá trình sản xuất vừa theo kiểu song song vừa theo kiểu liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến song chu kỳ sản xuất ngắn do đó việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kín trong một phân xưởng.
Các sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào bậc nhất ở Việt Nam và trên Thế giới. Một số máy móc chủ yếu của Công ty là: Các loại luyện cao su, máy ép suất, máy thành hình lốp, săm, máy lưu hoá, máy cắt vải…
Trước đây máy móc thiết bị hoàn toàn là máy móc của Trung Quốc. Đến nay Công ty đã từng bước đổi mới công nghệ, thay đổi trang thiết bị máy móc theo yêu cầu của công nghệ thế hệ mới của một số nước như: Nhật Bản, Đức, Đài Loan… Mới đây nhất Công ty đã đầu tư khoảng 40 tỷ đồng nhằm mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt trong năm 2002 Công ty đã đổi mới cơ bản máy móc công nghệ, xí nghiệp sản xuất săm lốp xe máy đã đầu tư thiết bị nhập ngoại máy lưu hoá săm lốp, máy thành hình lốp tự động Đài Loan.
Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục quan tâm đến công tác sắp xếp tổ chức sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất. Công ty đã tiến hành quy hoạch, sắp xếp lại mặt bằng nhà xưởng, hệ thống kho tàng, đầu tư xây dựng; lắp đặt dây chuyền máy móc thiết bị hiện có mang tính công nghệ cao. Công tác chuẩn bị và phục vụ sản xuất được lãnh đạo Công ty chỉ đạo kịp thời dưới nhiều hình thức như:
+ Định kỳ lập kế hoạch dự trù nguyên vật liệu trong nước, nguyên vật liệu nhập ngoại, cao su bán thành phẩm phục vụ sản xuất. Giải quyết kịp thời việc điều phối, cung cấp điện, hơi, nước giữa ca sản xuất và giữa các đơn vị trong Công ty.
+ Xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn máy móc thiết bị, nhà xưởng, Công ty đã tiến hành sửa chữa và chế tạo mới 143 bộ khuyôn săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô và cao su kỹ thuật …
+ Song song với quá trình sản xuất, Công ty luôn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động như: Lắp đặt hệ thống thu hồi nước thải làm sạch, thông gió hút bụi, hơi thải, lợp xen mái tôn thuỷ tinh, xây dựng kế hoạch, thành lập hội đồng bảo hộ lao động và an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ…
1.1.5 Kết quả sản xuất và định hướng phát triển của Công ty.
1.1.5.1 Kết quả sản xuất kinh doanh.
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây.
Stt
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Thực hiện
1999
Thực hiện
2000
Thực hiện
2001
Thực hiện
2002
1
2
3
4
5
6
7
8
Giá trị tổng sản lượng
Doanh thu tiêu thụ.
Lợi nhuận.
Nộp ngân sách.
Tổng quỹ tiền lương.
Số lao động.
Thu nhập bình quân.
Sản lượng SP chủ yếu.
Lốp xe đạp
Săm xe đạp
Lốp xe máy
Săm xe máy
Lốp ô tô
Săm ô tô
Yếm ô tô
Pin các loại
ủng cao su
Đồ cao su.
Phụ tùng máy
Cua-roa
Triệu đg
Triệu đg
Triệu đg
Triệu đg
Triệu đg
Người
1000 đg
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
M
Kg
Chiếc
Đôi
280.459
275.436
3.504
18.765
41.243
2.193
1.291
7.595.232
8.568.701
601.397
1.258.262
134.809
94.753
15.246
33.119.006
5.983
37.182
206.213
7.638
332.894
334.761
2.748
13.936
45.989
2.629
1.310
8.013.264
7.524.563
759.319
1.644.156
160.877
100.137
23.041
42.495.780
12.210
38.287
324.667
13.150
335.325
341.461
1.051
13.232
42.289
2.916
1.115
6.895.590
7.348.630
1.201.230
2.066.240
130.480
93.210
18.820
45.985460
9.810
28.930
348.030
5.200
341.917
368.528
1.150
12.988
45.887
2.854
1.094
6.465.431
6.997.300
875.927
2.747.628
169.582
139.503
39.545
48.136777
3.430
24.228
592.088
16.590
Qua bảng trên cho ta thấy giá trị tổng sản lượng của công ty tăng dần theo các năm. Năm 1999 đến năm 2000 tăng khoảng 18,6%, đến năm 2001 tăng 19,5%, năm 2002 tăng 21,5%. Như vậy từ năm 1999 đến năm 2000 tốc độ tăng tương đối nhanh nhưng đến năm 2001 tăng chậm và tăng nhanh vào năm 2002.
Lợi nhuận của Công ty đạt đỉnh điểm vào năm 1999 là 3.504 triệu đồng đến năm 2000 lợi nhuận đạt 2.748 triệu đồng và có xu hướng giảm mạnh vào năm 2001 và năm 2002. Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
Thu nhập bình quân của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức toàn Công ty có xu hướng giảm mạnh. Điều này dẫn tới đời sống cán bộ công nhân viên toàn Công ty khó khăn rất nhiều.
Qua phân tích cho thấy trong toàn bộ sản phẩm của Công ty có một số mặt hàng phát triển mạnh và xu hướng ngày càng tăng nhanh như: Săm xe máy, săm lốp ô tô, yếm ô tô, dây cua-roa, còn lại các mặt hàng tăng mạnh ở năm 2000 song lại giảm mạnh ở năm 2002. Điều này cho thấy cơ cấu sản phẩm của Công ty từ năm 1999 đến nay không ổn định nắm do đó sự tăng trưởng không bền vững.
1.1.5.2 Định hướng phát triển của Công ty .
Trong những năm tới, đặc biệt năm 2003 nhiệm vụ đặt ra nặng nề, Việt Nam bắt đầu thực hiện những cam kết của hiệp định AFTA, những khó khăn về thị trường, sức cạnh tranh của sản phẩm càng quyết liệt hơn nhất là những sản phẩm Cao su đang đứng trước những thách thức to lớn. Bước vào năm 2003, cũng là thời điểm bước sang năm thứ 3 nhiệm kỳ kế hoạch 5 năm 2001 – 2005. Với phương châm phát huy thuận lợi, phát huy nội lực, hạn chế khó khăn hướng tới mục tiêu sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo thu nhập đời sống làm việc cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Công ty phấn đấu đạt được các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
Bảng 2: Bảng chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty Cao Su Sao Vàng
STT
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Kế hoạch
2003
% so với
2002
1
2
3
4
Giá trị tổng sản lượng.
Doanh thu tiêu thụ.
Nộp ngân sách.
Sản lượng sản phẩm chủ yếu.
Lốp xe đạp.
Săm xe đạp.
Lốp xe máy.
Săm xe máy.
Lốp ô tô.
Săm ô tô.
Yếm ô tô.
Pin các loại.
Phụ tùng máy.
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
394.556
424.000
14.140
6.600.000
7.100.000
1.200.000
3.000.000
210.000
150.000
45.000
55.000.000
600.000
115,40
115,05
108,86
102,08
101,47
137,00
109,19
123,83
107,52
113,79
114,26
113,40
1.2 thị trường lao động, mức độ và tính chất cạnh tranh trên thị trường
Thị trường sức lao động nước ta vận hành và phát triển trên một nền kinh tế hàng hoá, đa sở hữu và cơ chế thị trường hình thành. Diễn biến những năm qua cho thấy mối quan hệ cung - cầu trên thị trường lớn,tổng nguồn lao động tuy còn nhiều bất cập nhưng phong phú và đa dạng chứa nhiều yếu tố thuận lợi, nguồn cầu cũng đầy tiềm năng và ngày càng được mở rộng.
Thị trường lao động thành phố vừa có lực lượng dồi dào đến từ nhiều nguồn, nhiều địa phương trong cả nước, nhiều nước trên thế giới, đa phần là lực lượng trẻ có khả năng thích ứng nhanh trước những ngành nghề mới, tuy nhiên vẫn còn sự phân biệt giữa thị trường lao động có hộ khẩu và không có hộ khẩu; lao động có đăng ký và không có đăng ký; chính thức và phi chính thức… đã tạo ra sự khó khăn trong trong việc kiểm soát và quản lý trong việc điều tiết, bố trí sử dụng. Điều này dẫn đến sự phát triển tự phát, thiếu định hướng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội nay chung và nguồn nhân lực nói riêng.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở khu vực Châu á xảy ra từ giữa năm 1997 đến nay trên thị trường cao su Thế giới vẫn diễn ra tình trạng nguồn cung cấp dư thừa, nhu cầu tiêu thụ thấp nên giá cả không được cải thiện. Việt nam trong những tháng đầu năm 2002 khối lượng cao su xuất khẩu ở mức thấp chỉ có khoảng dươí 30%. Trong tình hình chung của cao su Thế giới, giá cao su của Việt Nam cũng bị giảm sút mạnh và liên tục. Điều này có ảnh hưởng đến thị trường cao su trong nước nói chung và các Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su nói riêng.
Sự biến động của thị trường tiêu thụ cao su tác động mạnh đến quá trình sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp chuyên ngành cao su. Trong những năm qua lao động những ngành này sự ổn định không cao, việc chạy ra chạy vào không nhiều đôi khi công nhân các Doanh nghiệp không có việc để làm.
Sự phát triển tự phát của thị trường sức lao động đã gây ra sự mâu thuẫn giữa cung và cầu, đó là lực lượng lao động nhiều nhưng chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Đất nước trong hiện tại và những năm tiếp theo, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp và cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề phân bố chưa hợp lý, có nhiều ngành đào tạo thừa không sử dụng hết, song lại có nhiều ngành nghề quá thiếu, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề ở hầu hết các ngành, khu vực kinh tế. Tình trạng thiếu lao động kỹ thuật ở những vùng đô thị hóa, các khu công nghiệp, khu chế xuất đang diễn ra gay gắt, làm cản trở quá trình chuyển đổi và phát triển nền kinh tế nước nhà. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang ở xu hướng phát triển do các năm qua tuy việc làm có tăng, nhưng hệ số ổn định của các nguồn việc làm còn thấp.
Thị trường lao động bước đầu đã thể hiện tính cạnh tranh. Đó là cạnh tranh giữa nguồn cung ứng lao động tại chỗ với nguồn lao động nhập cư, nhập khẩu, cạnh tranh lao động thông qua đòi hỏi tiêu chuẩn trình độ chuyên môn giữa các “dòng” lao động và ngay trong một bộ phận lực lượng lao động, cạnh tranh giữa người và máy, tức giữa hàng hoá sức lao động và hàng hoá dưới dạng tư liệu sản xuất, (công cụ, máy móc, công nghệ…) Cạnh tranh này diễn ra trong xu hướng chuyển giao công nghệ ngày một cao với thiên hướng sử dụng lao động ngày một ít, sử dụng lao động chất xám tay nghề (hàm lượng kỹ thuật) ngày một cao.
Mâu thuẫn giữa nguồn cung và cầu lao động, giữa nhu cầu sử dụng lao động và chính sách tiền công dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động trong các doanh nghiệp, chi phí tiền công trong sản phẩm không hợp lý, dù mức thu nhập bình quân đầu người không cao nhưng tiền lương so với doanh thu là cao (bình quân 7,4% trong đó ngành cao nhất là 18,09%) Biến động thuyên chuyển lao động nhân công rất lớn theo ngành nghề và hình thức sở hữu, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn đang gây bất lợi cho loại hình Doanh nghiệp Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước (Tỷ lệ lao động chuyển từ khu vực Nhà nước sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 50%, từ khu vực Nhà nước chuyển qua khu vực tư nhân là gần 28%, chuyển nội bộ giữa khu vực Nhà nước với nhau là gần 30% (trong đó chuyển từ quản lý nhà nước qua chiếm 4%))
Sự cạnh tranh của thị trường lao động đã tác động đến biến động nhân công trong Doanh nghiệp, làm cho mức độ không ổn định về lực lượng lao động cao thể hiện qua các tỷ lệ tuyển mới và lao động rời doanh nghiệp.
1.3 các chính sách vĩ mô có liên quan.
Sự nghiệp CNH – HĐH Đất nước đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao. Thực tế đòi hỏi nguồn nhân lực kỹ thuật phải nhanh chóng được mở rộng quy mô và đẩy mạnh chất lượng. Để đạt được những mục tiêu đó Đảng và Nhà nước có chính sách và cơ chế đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo nghề để phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho các hoạt động đào tạo nghề như:
+ Chính sách phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân (nhằm tạo ra cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với yêu cầu cơ cấu lao động của thị trường lao động đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong giáo dục, tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội tiếp tục học tập để nâng cao trình độ).
+ Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề.
+ Chính sách đối với cán bộ, giáo viên dạy nghề.
+ Chính sách đối với học sinh học nghề.
+ Chính sách đối với những người có bằng hoặc chứng chỉ nghề.
Bên cạnh đó các chính sách kinh tế vĩ mô khác như:
+ Chính sách tài chính, tiền tệ.
+ Chính sách bảo hiểm xã hội.
+ Chính sách tuyển dụng.
+ Chính sách dân số, việc làm.
+ Chính sách y tế, giáo dục đào tạo.
+ Chính sách thị trường lao động, trong đó đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ lao động giữa tiền lương tiền công với quan hệ cung cầu về sức lao động.
+ Chính sách giá cả…
Một trong những vai trò quan trọng của Nhà nước là hoạch định cho được một hệ thống chính sách Xã Hội phù hợp, có khả năng nâng cao đời sống. Mỗi bộ phận trong tổng thể các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước liên quan đến đời sống hàng triệu người lao động nhằm đảm bảo những điều kiện bình thường cho đời sống cua con người, ổn định đời sống người lao động và ổn định xã hội.
Công ty Cao Su Sao Vàng đã quán triệt, áp dụng có hiệu quả chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước đảm bảo khả năng quản trị điều hành Doanh nghiệp của hiện tại lẫn tương lai. Đảm bảo đời sống thu nhập cho người lao động ổn định từ đó nâng cao năng suất và chất lượng công việc.
Phần 2
Thực trạng công tác sử dụng lao động tại Công ty Cao su Sao vàng trong thời gian qua
2.1. Tình hình sử dụng lao động tại công ty
Việc phân tích tình hình sử dụng lao động để bổ sung, cân đối và nâng cao khả năng sản xuất, đánh giá khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm xác định lao động của đơn vị là tiết kiệm hay lãng phí, trên cơ sở đó tìm mọi biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất. Đây là một hoạt động quan trọng để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
2.1.1. Phân tích tổng hợp.
Bảng 3: Bảng tổng hợp lao động của công ty
(Đơn vị tính: Người)
STT
Các chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
I
Cơ cấu lao động
Tổng số CBCNV
2.193
100,00
2.629
100,00
2.916
100,00
2.854
100,00
+ Cán bộ gián tiếp
234
10,68
325
12,36
272
9,33
261
9,15
+ CN trực tiếp SX
1.959
89,32
2.304
87,64
2.644
90,67
2.593
90,85
II
Chất lượng LĐ
Trình độ đại học
255
11,63
309
11,75
320
10,97
315
11,03
Trình độ trung học
142
6,47
184
6,99
85
2,91
294
10,30
Trình độ cấp III
1.261
57,50
1.582
60,17
2.168
74,35
1.761
61,70
Trình độ cấp II
534
24,35
839
31,91
621
21,29
484
16,96
Tay nghề bậc thợ
+ Lành nghề
1.593
72,64
1.606
61,09
1.728
59,26
2.143
75,08
+ Bán lành nghề
238
10,85
698
26,56
916
31,41
340
11,91
III
Giới tính
Nam
1.396
63,65
1.646
62,61
1.885
64,65
1.858
65,10
Nữ
797
36,35
983
37,39
1.031
35,35
996
34,89
IV
Độ tuổi
18 - 30 T
327
14,91
816
31,03
937
32,13
374
13,10
31 - 50 T
1.568
71,50
1.209
45,98
1.238
42,45
2.194
76,87
51 - 60 T
298
13,59
604
22,97
741
25,41
286
10,02
+ Qua bảng trên ta thấy, tình hình lao động công ty biến động qua các năm. Năm 1999 tổng số cán bộ, công nhân viên chức lao động của công ty là 2.193 người, năm 2000 số lao động là 2.629 người, đến năm 2001 là 2.916 người, tăng 287 người so với năm 2000 và 723 người so với năm 1999. Qua các lần giảm biên chế và một số lần tuyển dụng, tổng số cán bộ, công nhân viên của công ty năm 2002 là 2.854 người, số lượng lao động giảm nhưng không đáng kể (62 người).
+ Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn kiến thức của người lao động. Chính vì vậy, việc nghiên cứu trình độ học vấn trong Công ty Cao Su Sao Vàng là vô cùng quan trọng, nó chi phối ảnh hưởng tới sự phát triển của Công ty cũng như thu nhập đời sống mỗi cá nhân trong Công ty.
Bảng 4: Bảng trình độ học vấn của đội ngũ CNVCLĐ trong Công ty
Năm
Bộ phận
Trên ĐH
ĐH-CĐ
Trung cấp
PTTH
THCS –Tiểu học
1999
GT
1
0,04%
124
5,65%
55
2,5%
54
2,46%
0
TT
0
131
5,98%
87
3,97%
1.207
55,04%
534
24,35%
Tổng
1
0,04%
255
11,63%
142
6,47%
1.261
57,5%
534
24,35%
2000
GT
223
8,48%
59
2,24%
325
12,36%
0
TT
228
8,67%
80
3,04%
875
33,3%
839
31,91%
Tổng
451
17,15%
139
5,28%
1.200
45,66%
839
31,91%
2001
GT
224
7,68%
32
1,09%
270
9,26%
2
0,07%
TT
96
3,29%
712
24,42%
1.230
42,18%
350
12,01%
Tổng
320
10,97%
744
25,51%
1.500
51,44%
352
12,08%
2002
GT
135
4,73%
96
3,36%
30
1,05%
0
TT
180
6,3%
198
6,94%
1.731
60,65%
484
16,96%
Tổng
315
11,03%
294
10,30%
1.761
61,7%
484
16,96%
Số liệu ở bảng trên chỉ ra từ 2.193 cán bộ CNVCLĐ vào năm 1999 tăng lên 2.854 người vào năm 2002, trong khi đó 0,04% cán bộ có trình độ trên Đại học vào năm 1999 đến năm 2002 không còn nữa. Mặt khác, trình độ Đại học - Cao đẳng có xu hướng tăng từ 11,63% năm 1999 lên 17,15% vào năm 2000 nhưng đến năm 2001 và 2002 lại có xu hướng giảm xuống. Điều này cho thấy công ty chưa chú trọng đào tạo phát triển đội ngũ có trình độ học vấn cao.
Song tỷ lệ đào tạo trung cấp có xu hướng tăng lên từ 6,47% năm 1999 đến 25,51% năm 2001 và 10,30% năm 2002, cho thấy Công ty Cao su Sao vàng chú trọng đào tạo nghề nhiều hơn. Lực lượng tốt nghiệp phổ thông trung học cũng tăng nhưng không đáng kể từ 57,50% năm 1999 đến 61,70% năm 2002. Số lao động có học vấn thấp, năm 1999 là 24,35% đến năm 2002 là 31,91% và có xu hướng giảm vào 2 năm tiếp theo. Có thể đây là đội ngũ công nhân truyền thống gắn bó với công ty từ rất lâu, họ có tuổi đời quá cao không đào tạo lại được và chờ đến tuổi nghỉ hưu.
Bộ phận gián tiếp tập trung chủ yếu ở trình độ đại học, cao đẳng chiếm 5,65% số lao động gián tiếp, trung cấp 2,50%, PTTH 2,46%, không có học vấn quá thấp vào năm 1999 và đến 3 năm tiếp theo không có sự chênh lệch nhiều.
Bộ phận trực tiếp sản xuất trình độ đại học, cao đẳng quá thấp chiếm 5,98% trong 89,32% số lao động trực tiếp, tỷ lệ trung cấp không nhiều 3,97%, phần lớn lực lượng lao động là tốt nghiệp PTTH: 55,04% - một con số không nhỏ nhưng có xu hướng biến đổi mạnh vào 3 năm tiếp theo, trình độ trung cấp tăng lên đồng thời người có học vấn thấp có xu hướng giảm.
Tóm lại: Trình độ học vấn ở Công ty Cao Su Sao Vàng chia ra với 5 mức chủ yếu: trên Đại học, Cao đẳng, Đại học, Trung học, PTTH, PTCS và tiểu học tương ứng với mỗi cấp độ, Công ty đã có sự phân công và bố trí công việc hợp lý phù hợp với chất lượng của từng loại hình lao động. Do đó, ở mỗi bộ phận khác nhau, tuỳ theo chức năng nhiệm vụ mà sẽ được phân bố nhiều trình độ học vấn cao hay thấp.
Qua nghiên cứu cho thấy rằng những người có học vị cao trong Công ty còn quá ít, trong khi những người có trình độ PTTH, PTCS và tiểu học còn nhiều, mặc dù đã có sự chuyển đổi từ năm 1999 song không đáng kể. Với xu hướng này, trong vài năm tới, Công ty sẽ bị hẫng hụt đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và công nhân trí thức. Vấn đề đặt ra là phải đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, học vấn và trang bị cho họ một nền tảng lý luận chính trị vững chắc. Có được như vậy công ty mới thực sự đủ mạnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
+ Trong quá trình sắp xếp đội ngũ công nhân viên chức Ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm chú trọng đến sự chênh lệch giới tính giữa các bộ phận khác nhau nhằm đảm bảo hài hoà về giới phù hợp với đặc thù sản xuất từng ngành- nghề của Công ty.
Bảng 5: Giới tính của đội ngũ CNVCLĐ Công ty Cao Su Sao Vàng
Năm
Bộ phận
Nam
Nữ
SL
%
SL
%
1999
GT
137
6,24
97
4,44
TT
1.259
57,41
700
31,91
Tổng
1.396
63,65
797
36,35
2000
GT
265
10,08
94
3,858
TT
1.381
52,53
889
33,81
Tổng
1.646
62,61
983
37,39
2001
GT
198
6,8
110
3,77
TT
1.687
57,85
921
31,58
Tổng
1.885
64,65
1.031
35,35
2002
GT
172
6,03
89
3,11
TT
1.686
59,07
907
31,78
Tổng
1.858
65,10
996
34,89
Bảng trên cho thấy: với đặc thù của Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm cao su chủ yếu từ việc khai thác, chế biến cao su thiên nhiên cho nên việc tuyển dụng lao động phải phù hợp với tính chất công việc, với khả năng, thời gian và sức khoẻ, phù hợp với dây truyền sản xuất: từ khâu luyện, cán tráng, ép suất thành hình, lưu hóa, thành phẩm đến đóng gói. Do vậy mà tỷ lệ lao động nam trong công ty từ năm 1999 đến 2002 đông hơn so với lao động nữ khoảng 2 lần. Trong đó số lao động nữ hầu như tập trung nhiều ở bộ phận gián tiếp (với 97 nữ trong số 234 lao động gián tiếp năm 1999, 110 nữ trong số 308 lao động gián tiếp năm 2001...). ở bộ phận sản xuất do tính chất công việc nên số nam gấp 2 lần nữ (700nữ - 1.259 nam trong tổng số 1.959 lao động sản xuất trực tiếp ở năm 1999, 889 nữ - 1.381 nam trong tổng số 2.270 lao động ở năm 2000 ...). Đến năm 2002 cơ cấu giới tính có sự biến đổi song không đáng kể, tỷ lệ lao động nam gấp 2 lần lao động nữ (1.859 lao động nam và 996 lao động nữ trong tổng số 2.854 CNVCLĐ trong toàn công ty). Nhìn chung đội ngũ CNVC này được phân bổ trong các bộ phận công ty tuỳ theo yêu cầu công việc, khả năng, năng lực sức khoẻ của mỗi người.
Như vậy Công ty Cao Su Sao Vàng với đặc trưng sản xuất các sản phẩm cao su nên có sự chênh lệch khá lớn giữa cơ cấu nhân lực nam và nữ. Nó không chỉ bao quát toàn công ty mà còn biểu hiện trong các bộ phận cấu thành công ty. Nhưng từ năm 1999 trở lại đây mô hình giới tính có sự chuyển dịch, lao động nữ hiện nay đã giảm xuống từ 36,35% xuống còn 34,89% - với xu hướng này trong những năm tới sẽ tạo sự bất bình đẳng nam nữ về việc làm, trong khi đó ngày nay xã hội đang phải đấu tranh cho sự bình đẳng đó. Để đảm bảo sự bình đẳng nam -nữ, ban lãnh đạo Công ty cần coi vấn đề việc làm cho phụ nữ là trách nhiệm, để từ đó có các biện pháp như đưa công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời có sự phân công lao động theo tính chuyên môn hoá cao... để tách bóc, tạo điều kiện thuận lợi cho những phần việc mà lao động nữ có thể gánh vác được.
+ Trong cơ chế hành chính bao cấp, lực lượng nhà máy chỉ có 262 người phân bổ trong 3 phân xưởng sản xuất, 6 phòng ban nghiệp vụ. Đến nay cùng với công cuộc CNH-HĐH đất nước, Công ty Cao Su Sao Vàng đã có một đội ngũ công nhân lớn mạnh với một dây truyền sản xuất công nghệ làm tăng năng suất lao động. Đây là một đơn vị sản xuất có tính ổn định với quy mô lớn nên sự chuyển dịch cơ cấu nhân lực là không đáng kể. Vì vậy mặc dù Việt Nam là dân số trẻ song "dân số" CNVCLĐ trong Công ty Cao Su Sao Vàng lại có cơ cấu già về độ tuổi.
Bảng 6: Độ tuổi của đội ngũ CNVCLĐ trong Công ty Cao su Sao vàng
Năm
Bộ phận
18 - 30 T
31 -50 T
51 - 60 T
SL
%
SL
%
SL
%
1999
GT
44
2,0
165
7,52
25
1,14
TT
283
12,91
1.403
63,98
273
12,45
Tổng
327
14,91
1.568
71,50
298
13,59
2000
GT
106
4,03
91
3,46
128
4,87
TT
710
27,0
1.118
42,53
476
18,11
Tổng
816
31,03
1.209
45,99
604
22,98
2001
GT
79
2,71
77
2,64
116
3,98
TT
858
29,42
1.161
39,82
625
21,43
Tổng
937
32,13
1.238
42,46
741
25,41
2002
GT
55
1,93
178
6,24
28
0,98
TT
319
11,17
2.016
70,63
258
9,04
Tổng
374
13,10
2.194
76,87
286
10,02
Trong bảng trên ta thấy ở bộ phận gián tiếp cơ cấu độ tuổi tập trung chủ yếu 31 - 50 tuổi (7,52%) song ở nhân lực trẻ 18 - 30 tuổi lại quá ít (2%), ở tuổi cao 51 - 60 tuổi chiếm 1,14%. Điều này cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chưa hợp lý, bởi lẽ ngày nay trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, sự tiếp thu thâm nhập khoa học công nghệ của đội ngũ trẻ năng động, sáng tạo cần phải được trẻ hoá đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hai năm tiếp theo khoảng tuổi 18 - 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn so với năm 1999 nhưng bộ phận gián tiếp lại có xu hướng già hoá hơn ở độ tuổi 51 - 60 tuổi. Đến năm 2002 khoảng tuổi 31 - 50 tuổi chiếm tới 6,24% trong khi đó 18 - 30 tuổi chiếm 1,93% một tỷ lệ không hợp lý.
Xét ở khối trực tiếp sản xuất, đây là môi trường làm việc đòi hỏi có kinh nghiệm lành ng._.hề và kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm với chất lượng cao theo tiêu chuẩn ISO-9002, đã từng gắn bó với công ty từ khi họ bước chân đến nên họ chiếm tới 63,98% ở độ tuổi 31 - 50 tuổi và 12,45% ở độ tuổi 51 - 60 tuổi. Đến năm 2000 và năm 2001 lực lượng công nhân ở độ tuổi 31 - 50 tuổi vẫn chiếm tỷ lệ cao. Song lực lượng này có sự biến đổi tương đối ở năm 2002 xu hướng già hoá tăng. Điều này cho thấy đội ngũ CNVCLĐ ở đây họ vô cùng gắn bó với công ty.
Như vậy, qua phân tích cơ cấu độ tuổi ở bộ phận gián tiếp và bộ phận trực tiếp sản xuất cho thấy cơ cấu độ tuổi của công ty có xu hướng già hoá so với nhân lực tập trung chủ yếu ở độ tuổi 31 - 50 chiếm khá cao 71,50% năm 1999, năm 2000 và 2001 chiếm khoảng 42,40% - 45,99% song lại tăng đến 76,87% năm 2002, khoảng tuổi 51 - 60 tuổi chiếm 13,59% năm 1999; 22,98% năm 2000; 25,41% năm 2001 và 10,02% năm 2002. Số nhân lực ở độ tuổi này có xu hướng giảm bởi một số người về hưu. ở độ tuổi 18 - 30 chiếm 14,91% năm 1999 tăng lên 31,03% năm 2000 và 32,13% năm 2001 giảm xuống còn 13,10% năm 2002 - một tỷ lệ quá thấp, xu hướng lao động trẻ giảm dần bởi lẽ năm 2002 Công ty ít tuyển thêm lao động vào sản xuất.
* Nhận xét: Qua phân tích tổng hợp tình hình lao động Công ty Cao Su Sao Vàng biến động qua 4 năm trở lại đây trên các cơ sở: số lượng lao động, chất lượng lao động, giới tính, ... ta thấy:
Đội ngũ công nhân trẻ chiếm tỷ lệ nhỏ, đa số nhân lực có độ tuổi cao, có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp (71,50% từ 31 - 50 tuổi). Số lao động nam gần gấp 2 lần số lao động nữ vào năm 1999, 2000 và biến động không nhiều ở 2001, 2002 đã chứng tỏ sự phân bố hợp lý cơ cấu giới tính của công ty.
Phần lớn nhân lực của công ty có trình độ PTTH (57,50%) và có trình độ THCS và tiểu học (24,35%). Tuy nhiên lực lượng này tập trung chủ yếu ở bộ phận sản xuất, còn lại chỉ có 11,36% trình độ đại học - cao đẳng và 6,47% là trung cấp. Song xu hướng này không có sự biến đổi nhiều ở 3 năm tiếp theo.
Như vậy, mặc dù Công ty đã xây dựng được đội ngũ lao động năng động góp phần tạo ra sự phát triển của Công ty nhưng nhìn chung vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
+ Sự chênh lệch khá lớn giữa nhân lực nam và nữ do đặc trưng sản xuất các sản phẩm cao su.
+ Xu hướng già hoá tăng, xu hướng lao động trẻ giảm dần bởi Công ty ít tuyển lao động vào sản xuất dẫn đến sự hẫng hụt về đội ngũ công nhân.
+Sự không đồng đều về trình độ học vấn, những người có học vị cao trong Công ty còn quá ít, trong khi những người có trình độ PTTH, THCS và tiểu học còn nhiều…
1.2. Phân tích về bố trí lao động
+ Đội ngũ CNVCLĐ của Công ty Cao Su Sao Vàng được phân bổ như sau:
Bảng 7 : Sự phân bổ đội ngũ CNVCLĐ của Công ty Cao Su Sao Vàng
Các bộ phận của C.ty
1999
2000
2001
2002
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng số
2.193
100
2.629
100
2.916
100
2.854
100
1. Bộ phận gián tiếp
234
10,68
325
12,36
272
9,33
261
9,15
Ban GĐ và tổ chức Đảng đoàn thể
7
0,32
7
0,27
7
0,24
7
0,25
P. Kỹ thuật an toàn
5
0,17
P. Kỹ thuật cơ năng
11
0,50
11
0,42
10
0,34
8
0,28
P. Kỹ thuật cao su
32
1,46
32
1,22
32
1,09
26
0,91
P. KCS
8
0,36
8
0,30
11
0,38
22
0,77
P. Xây dựng cơ bản
5
0,23
5
0,19
5
0,17
5
0,17
P. Tổ chức hành chính
29
1,32
29
1,10
30
1,03
30
1,05
P. Kho vận
41
1,44
P. Quân sự, bảo vệ
38
1,73
38
1,45
37
1,27
31
1,08
P. Kế hoạch vật tư
67
3,06
58
2,21
58
1,99
12
0,42
P. Tiếp thị-Bán hàng
1
0,05
2
0,08
10
0,34
46
1,61
P. Tài chính-Kế toán
16
0,73
16
0,61
17
0,58
17
0,59
P. Đối ngoại-XNK
5
0,23
5
0,19
5
0,17
5
0,17
P. Đời sống
10
0,46
10
0,38
45
1,54
23
0,80
P. Điều độ SX
5
0,23
5
0,19
5
0,17
2. Bộ phận trực tiếp SX
1.959
89,32
2.304
87,64
2.644
90,67
2.593
90,85
Xí nghiệp cao su số i
337
15,36
370
14,07
314
10,77
323
11,32
Xí nghiệp cao su số II
397
18,10
417
15,86
419
14,37
409
14,33
Xí nghiệp cao su số III
312
14,22
331
12,59
335
11,49
324
11,35
Xí nghiệp cao su số IV
146
6,65
206
7,84
312
10,69
301
10,54
NL, cơ điện, bao bì, xăng dầu
112
5,10
290
11,03
226
7,75
299
10,48
Chi nhánh Thái Bình
258
11,76
258
,81
455
15,60
451
15,80
Cao su Xuân Hoà -Nghệ An
410
18,69
397
15,10
465
15,95
482
16,89
Qua số liệu thống kê trên cho thấy ở bộ phận gián tiếp sản xuất, trong đó nhân lực làm công tác quản lý chiếm 10,68% số nhân lực toàn công ty năm 1999 và 9,15% năm 2002 (nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức sản xuất, quản lý CBCNV). Đặc trưng của bộ phận này: ít mà tinh, có năng lực quản lý tổ chức sản xuất và kinh doanh giỏi, do đó ở bộ phận này có xu hướng giảm từ 10,68% năm 1999 xuống 9,15% năm 2002 nhưng không nhiều.
Đối với Công ty Cao Su Sao Vàng chuyên sản xuất các sản phẩm có cao su từ việc khai thác cao su thiên nhiên chất lượng cao đến việc bảo đảm chức năng quan trọng là tổ chức, quản lý kỹ thuật và công nghệ cao su thuộc các vấn đề thiết kế, pha chế, công nghệ thí nghiệm, nghiên cứu triển khai, sáng chế cải tiến hợp lý hoá, tiêu chuẩn hoá. Ban hành các bản thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công cho các sản phẩm, khuôn mẫu, phụ tùng công nghệ, các đơn pha chế, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho các sản phẩm và các chi tiết của bán sản phẩm, từng công đoạn sản phẩm. Ban hành các quy trình công nghệ sản xuất cho các sản phẩm và công đoạn sản xuất. Nghiên cứu soạn thảo quy trình công nghệ mới, tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh; định rõ các phép đo và độ chính xác cần thiết với các thiết bị công nghệ, thiết bị thử nghiệm ... Do đó phải có một bộ phận chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ cao su, đó là phòng kỹ thuật cao su với số lượng nhân lực 32 người chiếm tỷ lệ 1,45% vào năm 1999 và có xu hướng giảm vào năm 2002 (26 người).
Song song với bộ phận kỹ thuật cao su là phòng kỹ thuật cơ năng cũng đóng vai trò quan trọng của Công ty Cao Su Sao Vàng. Tuy số nhân lực chỉ có 11 người (0,50%) song công việc của họ phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra giám sát tình trạng và tổ chức sửa chữa, nghiệm thu các thiết bị trong công ty. Lập trình và duyệt kế hoạch về ATLĐ-VSCN và môi trường, tổ chức giám sát việc xử lý môi trường theo quy định của Nhà nước. Tóm lại họ chuyên sâu điều hành phụ trách các hoạt động cơ khí, năng lượng động lực và an toàn lao động.
Để sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo uy tín trên thị trường cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Công ty Cao Su Sao Vàng có bộ phận vô cùng quan trọng là kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) với số lượng nhân lực là 8 người (0,36%) trên tổng số 234 người vào năm 1999. Lực lượng này quá ít đối với việc kiểm định chất lượng thành phẩm đem tiêu thụ. Xác định rõ tầm quan trọng của chất lượng bởi chất lượng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, quyết định chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong cộng đồng Sao Vàng, chính vì lẽ đó Công ty chỉ thị đưa ra thị trường tiêu thụ những sản phẩm đủ tiêu chuẩn về chất lượng. Do đó năm 2002 đã tăng từ 8 người lên 22 người (0,77%) tăng gần gấp 3 lần của năm 1999. Nhiệm vụ của bộ phận KCS phải thực hiện tổ chức nghiệm thu về số lượng, chất lượng sản phẩm và tiêu thụ tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật, kiểm tra chất lượng đầu vào, lấy mẫu thí nghiệm để đánh giá nhanh chất lượng, duyệt các tiêu chuẩn, chỉ dẫn công nghệ cán tráng, ép suất thành hình ...
Cạnh tranh hoàn hảo trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng luôn đưa mục tiêu chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Song để sản phẩm được tiêu thụ nhanh và nhiều thì việc tìm kiếm và mở rộng thị trường là vô cùng quan trọng. Xác định rõ mục tiêu này, Công ty đã không ngừng củng cố, sắp xếp nhân lực trong phòng tiếp thị - bán hàng với xu hướng gia tăng rất nhanh từ chỗ chỉ có một người năm 1999 tăng lên 46 người vào năm 2002 chiếm tỷ lệ 1,61% trong tổng số đã giúp cho sản phẩm của công ty có mặt ở khắp mọi nơi trong toàn nước, các nước khu vực và thị trường Quốc tế, xứng đáng là sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO-9002. Ngoài ra Công ty còn có một số bộ phận khác có số nhân lực:
Tổ chức - Hành chính: 1,32%
Xây dựng cơ bản: 0,23%
Quân sự - Bảo vệ: 1,73%
Đối ngoại XNK: 0,23%
ở những bộ phận này, số nhân lực không thay đổi nhiều, nó tương đối ổn định trong năm 1999 và 2002.
Bộ phận sản xuất trực tiếp là nơi có số nhân lực đông hơn cả: 1.959 người chiếm tỷ lệ 89,32% trong tổng số 2.193 người năm 1999 và đến năm 2002 tăng lên 2.593 người chiếm 90,85% so với 2.854 người. Sở dĩ có sự biến đổi đội ngũ lao động này là do quy mô mở rộng sản xuất của công ty từ một nhà máy chỉ có 262 người được phân bổ trong 3 phân xưởng sản xuất đã phát triển thành một công ty lớn mạnh với 4 xí nghiệp sản xuất chính, 3 xí nghiệp phụ trợ và 6 chi nhánh nằm giải rác trong toàn quốc (chi nhánh Cao su Thái Bình, chi nhánh Cao su Đà Nẵng, chi nhánh Quy Nhơn, Nhà máy Pin - Cao su Xuân Hoà Nghệ An). Như vậy việc phân chia các bộ phận theo chức năng, nhiệm vụ là cách cơ bản nhất trong quá trình tổ chức, hoạt động sản xuất của Công ty Cao Su Sao Vàng.
* Nhận xét:
Công ty Cao Su Sao Vàng đã chú trọng sắp xếp một cách hợp lý nhân lực quản lý và sản xuất cho phù hợp với chức năng cơ bản của từng bộ phận. Cùng với việc tổ chức sắp xếp lại khối gián tiếp, các phòng ban ngày càng có xu hướng tinh giản gọn nhẹ đủ mạnh đã thực sự làm cho guồng máy sản xuất kinh doanh của "Sao Vàng" hoạt động một cách nhịp nhàng đồng bộ đạt hiệu quả cao.
Công ty Cao Su Sao Vàng với quy trình sản xuất công nghệ máy móc hiện đại đã và đang từng bước chuyển đổi cơ cấu bậc thợ cho phù hợp với yêu cầu công việc và kỹ thuật sản xuất mới tiên tiến nhất.
Với bậc thợ cụ thể của đội ngũ công nhân Công ty Cao su Sao vàng đã đánh giá tay nghề của người lao động thông qua: công nhân lành nghề (tương ứng với bậc thợ 4, 5, 6, 7) và công nhân bán lành nghề (tương ứng với bậc thợ 1, 2, 3) và công nhân không lành nghề (những người chưa được xét vào bậc thợ nào, họ làm những công việc không đòi hỏi trình độ cao).
Bảng8 : Cơ cấu bậc thợ của đội ngũ CNVC trong Công ty Cao Su Sao Vàng
Năm
Công ty Cao Su Sao Vàng
Năm 1999
Năm 2002
Tổng số
Không phải công nhân
Công nhân
Tổng số
Không phải công nhân
Công nhân
Lành nghề
Bán lành nghề
Không lành nghề
Lành nghề
Bán lành nghề
Không lành nghề
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1. Ban GĐ
5
5
0
0
0
5
5
0
0
0
2. Tổ chức Đảng-Đoàn thể
2
2
0
0
0
2
2
0
0
0
3. P.Kho vận
5
5
0
0
0
5
5
0
0
0
4. Ktra-KCS
8
8
0
0
0
22
8
14
0
0
5. Đời sống
10
8
0
0
2
27
7
13
5
2
6. Qsự bảo vệ
38
3
11
17
7
31
3
8
18
2
7. Kế hoạch vật tư
67
18
25
17
7
25
8
6
8
3
8. Tiếp thị-Bán hàng
1
1
0
0
0
46
6
23
12
5
9. Tổ chức hành chính
29
22
4
2
1
30
19
7
3
1
10. Tài chính kế toán
16
16
0
0
0
17
17
0
0
0
11. Kỹ thuật cơ năng
11
11
0
0
0
10
10
0
0
0
12. Kỹ thuật cao su
32
22
10
0
0
20
20
11
0
0
13. Đối ngoại XNK
5
5
0
0
0
5
5
0
0
0
14. Xây dựng cơ bản
5
5
0
0
0
5
5
0
0
0
Tổng số gián tiếp
234
10,68
131
50
36
17
261
9,15
120
4,2
82
46
13
15. Bộ phận trực tiếp
1.959
98,32
146
1.543
70,36
202
9,21
68
3,1
2.593
90,85
168
5,88
2.061
72,22
294
10,3
70
2,45
Tổng toàn công ty
2.193
100
277
1.593
238
85
3,87
2.854
100
288
2.143
340
83
2,9
Nhìn chung cơ cấu bậc thợ của Công ty tương đối cao, tuy trình độ học vấn và lý luận chính trị còn quá thấp song Công ty lại chú ý đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề chiếm tỷ lệ 75,08%, số công nhân bán lành nghề chiếm tỷ lệ rất thấp 11,91% còn lại là công nhân không lành nghề.
Như vậy từ số liệu bảng trên cho ta thấy cơ cáu bậc thợ của Công ty Cao Su Sao Vàng tương đối khả quan. Số công nhân lành nghề chủ yếu tập trungở bộ phận sản xuất có xu hướng tăng từ 70.63% năm 1999 đến 72,22% năm 2002. Trong đó đội ngũ công nhân không lành nghè giảm từ 3,87% năm 1999xuống 2,9% năm 2002, xu hướng này phù hợp với nền kinh tế thị trường nhưng tỷ lệ này còn thấp. Tuy vậy toàn Công ty có sự phân bổ hợp lý trình độ, tay nghề của công nhân vào các bộ phận trong Công ty, sử dụng hợp lý số lao độngcó mặt trong các ca làm việc, số công nhân có mặt với số đựoc phân công là cân đối không thừa không thiếu.
2.1.3. Phân tích sử dụng thời gian lao động
Trước hết cần phân tích việc sử dụng thời gian theo quy định đạt kết quả như thế nào
Số ngày làm việc chế độ được xác định theo công thức:
Ncđ = Nl - ( L + T + CN + F )
Trong đó: Ncđ: Số ngày làm việc theo chế độ năm
Nl: Số ngày theo lịch 1 năm là 365 ngày
L: Ngày nghỉ lễ tết dương lịch một năm là 4 ngày
T: Tết nguyên đán 4 ngày
CN: Số ngày nghỉ chủ nhật là 52 ngày
F: Số ngày nghỉ phép 1 năm : bình thường là 12 ngày, cao nhất là 16 ngày. Cứ 5 năm làm việc được nghỉ thêm 1 ngày. Đối với Công ty Cao Su Sao Vàng số ngày nghỉ phép năm là 14 ngày.
Tổng cộng số ngày nghỉ theo chế độ là 74 ngày, số ngày còn lại làm việc thực tế là: 365 - 74 = 291 ngày
Bảng 9: Bảng sử dụng thời gian lao động
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số công nhân trong danh sách
Người
2.193
2.629
2.916
2.854
Tổng số ngày công theo chế độ
Ngày
638.163 100%
765.039 100%
848.556 100%
830.514 100%
Tổng số ngày công có hiệu quả
Ngày
638.163 100%
765.039 100%
848.556 100%
830.514 100%
Tổng số giờ công có hiệu quả
Giờ
4.467.141 87,5%
5.355.273 87,5%
5.939.892 87,5%
5.813.598 87,5%
Số giờ làm việc có hiệu quả
H/ngày
7
87,5%
7
87,5%
7
87,5%
7
87,5%
Số giờ làm việc bình quân 1 CN
H/năm
2.037
2.037
2.037
2.037
Số ngày công bình quân theo chế độ
Ngày/năm
291
0,045%
291
0,038%
291
0,034%
291
0,035%
Trong thực tế theo quy định của Nhà nước, cán bộ công nhân viên phải thực hiện 8 giờ/ngày song trên thực tế thời gian sử dụng có hiệu quả của công nhân công ty chỉ đạt 7 giờ/ngày chiếm tỷ lệ 87,5%. Thực tế đó có một số nguyên nhân là công tác chuẩn bị điều kiện làm việc đôi khi còn chậm, ý thức chấp hành kỷ cương công nghệ, kỷ luật lao động ở một số cán bộ công nhân viên còn kém ....
Qua bảng trên ta thấy số giờ làm việc bình quân 1 công nhân là 2.037 giờ một năm chiếm tỷ lệ 87,5% (năm 1999) và vẫn giữ ổn định đến năm 2002. Do sự biến động lực lượng đội ngũ Công nhân viên chức lao động Công ty Cao Su Sao Vàng nên kéo theo sự thay đổi của tổng số ngày công theo chế độ và tổng số giờ công có hiệu quả. Để quản lý, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, Công ty cần áp dụng các biện pháp tổng hợp về kinh tế, hành chính, giáo dục tâm lý xã hội buộc người lao động tận dụng hết thời gian làm việc. Mặt khác phải quan tâm đến chế độ thù lao thích đáng, đến điều kiện lao động đời sống cán bộ công nhân viên.
Nếu tính lãng phí do chưa sử dụng hết hiệu quả ngày làm việc thì ta có kết quả như sau:
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số giờ theo chế độ/ngày
17.544
21.032
23.328
22.832
Số giờ làm việc thực tế
13.351
18.403
20.412
19.978
Tỷ lệ
87,5%
87,5%
87,5%
87,5%
Như vậy Công ty chưa tận dụng - 2.193 giờ/mỗi ngày vào năm 1999
- 2.629 giờ/mỗi ngày vào năm 2000
- 2.916 giờ/mỗi ngày vào năm 2001
- 2.854 giờ/mỗi ngày vào năm 2002
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, công ty phải tính tới các biện pháp phục vụ tốt các điều kiện để người lao động sử dụng có hiệu quả 8 giờ làm việc trong ngày.
Bên cạnh việc đánh giá tình hình về thời gian có hiệu quả trong thời gian chế độ quy định, cần phân tích một số nguyên nhân vắng mặt và ngừng việc trong ngày của cán bộ công nhân viên làm cơ sở để xây dựng kế hoạch lao động hàng năm và bố trí công việc một cách hợp lý.
Bảng10 : Bảng nguyên nhân vắng mặt và ngừng việc
Năm
Nguyên nhân
1999
2000
2001
2002
Công
%
Công
%
Công
%
Công
%
1.Ngừng việc chọn ngày
3.782
54,12
3.532
54,8
3.262
49,79
3.364
51,33
- Do thay thiết bị
350
5
810
12,57
245
3,74
200
3,05
- Do thiếu NVL
992
14,2
426
6,61
258
3,94
198
3,02
- Do mất điện
250
3,6
300
4,65
400
6,11
426
6,49
- Không đủ việc làm
1.150
16,5
900
13,96
950
14,5
950
14,49
- Tập tự vệ, Q/ sự
266
3,7
265
4,11
259
3,95
248
3,78
- Học an toàn lao động
254
3,63
255
3,95
350
5,34
400
6,10
- Họp
520
7,39
576
8,95
800
12,21
942
14,4
2. Vắng mặt trọn ngày
3.206
45,88
2.913
45,2
3.289
50,21
3.190
48,67
- Nghỉ phép năm
1.300
18,6
1.315
20,4
1.400
21,37
1.415
21,59
- Nghỉ đẻ
1.456
20,84
1.200
18,62
1.456
22,22
1.390
21,21
- Nghỉ ốm
350
5,01
300
4,65
343
5,24
290
4,42
- Nghỉ việc riêng
100
1,43
98
1,52
90
1,38
95
1,45
Nhìn vào bảng ta thấy số ngày ngừng việc của Công ty tương đối lớn, năm 1999 là 3.782 công chiếm tỷ lệ 54,12%, năm 2000 là 3.532 công chiếm tỷ lệ 54,80%, năm 2001 là 3.262 công( 49,79%) và 3.364 công chiếm tỷ lệ 51,33% vào năm 2002. Nguyên nhân của ngừng việc là do Công ty thay thế một số thiết bị đã kém giá trị sử dụng, thay thế một số thiết bị công nghệ mới, sửa chữa thiết bị hỏng trong quá trình điều hành, nguyên vật liệu thiếu và mất điện làm gián đoạn quá trình sản xuất trong đó năm 1999 nguyên nhân do mất điện là 250 công chiếm tỷ lệ 3,6% và có xu hướng tăng dần theo các năm. Hơn nữa, quá trình sử dụng thiết bị mới đòi hỏi số ngày học tập về an toàn lao động dài hơn năm 1999 là 254 công chiếm 3,63% nhưng đến năm 2002 số ngày ngừng việc đã lên tới 400 công chiếm tỷ lệ 6,10%, trong năm lại diễn ra Đại hội Đại biểu công nhân viên chức, Đại hội công đoàn cơ quan, năm 1999 là 520 công(7,39%), năm 2000 là 576 công chiếm tỷ lệ 8,95% và có xu hướng tăng vào hai năm tiếp theo,(12,21%- năm2001;14,4%- năm 2002).
Công ty do bị mất một hợp đồng do phía đối tác nên phải ngùng việc mất một thời gian, cộng với quá trình vận hành thử hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ mới nên công nhân phải nghỉ chờ việc mất một số ngày.
Số ngày vắng mặt của công nhân cao nhất vào năm 2001 là 3.289 công chiếm tỷ lệ 50,21%. Nguyên nhân là do cán bộ công nhân viên nghỉ ốm, số công nhân có việc riêng, cần nghỉ phép đột xuất cũng có xu hướng tăng năm 1999 là 100 công chiếm tỷ lệ 1,43%, năm 2000 chiếm 1,52% đến năm 2002 số công nhân nghỉ việc riêng chiếm tỷ lệ 1,45% Tuy nhiên số vắng mặt của công nhân trong mỗi năm cũng không phải là lớn, quá trình xử lý của công ty đối với những phát sinh do ngừng việc và vắng mặt của công nhân kịp thời nên không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh.
2.2.4 Phân tích về năng suất lao động.
Bảng 11: Bảng năng suất lao động công nhân trong Công ty CSSV.
Chỉ tiêu
Đ.V.T
1999
2000
2001
2002
1. Giá trị tổng sản lượng.
2. Số CNSX bình quân.
3. Tổng số ngày làm việc.
4. Số ngày làm việc b.quân 1CN.
5. Tổng số giờ làm việc của CN.
6. Số giờ bình quân ngày.
7. NSLĐ năm 1CN
8. NSLĐ ngày 1CN
9. NSLĐ giờ 1CN
Triệu đg
Người
Ngày
Ngày
Giờ
Giờ
Triệu đg
Triệu đg
Triệu đg
280.459
2.193
638.163
291
5.105.304
8
127
0,436
0,0545
332.894
2.629
765.039
291
6. 120.312
8
126
0,432
0,054
335.325
2.916
848.556
291
.6.788.448
114
0,391
0,048
341.917
2.854
830.514
291
6.644.12
8
119
0,41
0,058
Trong bảng trên cho ta thấy giá trị tổng sản lượng của Công ty tăng dần theo các năm. Năm 1999 đến năm 2000 tăng khoảng 18,6%, đến năm 2001 tăng 19,5%, năm 2002 tăng 21,5%. Như vậy từ năm 1999 đến năm 2000 tốc độ tăng tương đối nhanh nhưng đến năm 2001 tăng chậm và sau đó lại tăng nhanh vào năm 2002. Song do Công ty chưa sử dụng hết thời gian lao động hiệu quả nên năng suất lao động chưa có sự tăng dần theo các năm. Cụ thể năng suất lao động năm, ngày, giờ 1 công nhân đạt đỉnh điểm vào năm 1999 và thấp nhất vào năm 2001. Năm 2002 năng suất lao động có xu hướng tăng nhưng không đáng kể nguyên nhân là do Công ty sử dụng không triệt để thời gian làm việc trong ngày. Đây là một thực trạng chung của Công ty Cao Su Sao Vàng nói riêng và các xí nghiệp quốc doanh nói chung khác hẳn với các Công ty liên doanh, chính vì vậy mà năng suất lao động cũng như hiệu quả kinh doanh của những Công ty liên doanh rất cao.
Do vậy, nếu tiếp tục cải thiện các điều kiện sản suất như vật tư, kho tàng đồng thời cải thiện các điều kiện lao động, làm tốt công tác vận động truyền tải thông tin khoa học… thì chắc chắn Công ty sẽ nâng cao năng suất lao động hơn nữa.
- Công ty Cao Su Sao Vàng sản xuất các loại sản phẩm như: săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, yếm ô tô, pin các loại, ống cao su, đồ cao su, cua-roa, phụ tùng máy. Trong đó, một số mặt hàng chủ yếu là truyền thống ít thay đổi nên khả năng tiêu thụ không mạnh. Thực tế chi phí sản xuất của Công ty còn quá cao, không có khả năng cạnh tranh với các Doanh nghiệp cùng ngành. Năng suất lao động thấp, chất lượng không ổn định dẫn đến sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.
Các chỉ tiêu năng suất lao động được tính theo công thức tính sau:
+ Về mức năng suất lao động năm theo công thức ta có:
Giá trị tổng sản lượng
Mức năng suất lao động năm=
Số lao động trong danh sách
= 341.917/ 2.854= 119 triệu đồng/ 1CN/ 1 năm
+ Về mức năng suất lao động ngày làm việc theo công thức tính sau:
Năng suất lao động năm
Mức năng suất lao động ngày=
Số ngày công theo chế độ
= 119/ 291= 0,408 triệu đồng/1 CN(2002)
+ Về mức năng suất lao động giờ làm việc theo công thức tính sau:
Năng suất lao động ngày
Mức năng suất lao động giờ =
8 giờ
= 0,408/8= 0,051 triệu đồng/ 1 CN(2002)
Qua phân tích trên đây thấy rằng mức giờ làm việc có hiệu quả trong ngày chưa đạt như yêu cầu song tất cả các chỉ tiêu năng suất cũng mang tính khả quan. Điều đó cho thấy rằng Công ty cần phải có sự tập trung chỉ đạo thực hiện rất nhiều khâu như đổi mới trang thiết bị, bố trí, phân công, hiệp tác lao động hợp lý; định mức lao động khoa học. Đồng thời có sự chuẩn bị tốt hơn các điều kiện làm việc trong mỗi ca sản xuất.
2.2.5 Phân tích về kỷ luật lao động.
Công ty đã đề ra các nội quy, quy chế về thời gian lao động, kỷ luật sản xuất, kỷ luật công nghệ… buộc người lao động nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Để nâng cao ý thức, trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi cá nhân về: kỷ luật lao động song song với quá trình sản xuất, Công ty luôn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động như: lắp đặt hệ thống thu hồi nước thải làm lạnh, thông gió; hút bụi; hơi thải; lợp xen mái tôn thuỷ tinh. Xây dựng kế hoạch và thành lập hội đồng bảo hộ lao động, Hội đồng vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Chú trọng các công tác về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và chăm lo sức khoẻ cho người lao động. Tuyên truyền, tập huấn, giáo dục, thi đua, khen thưởng đối với công tác AT_VSLĐ_PCCN. Thành lập mạng lưới an toàn viên, tổ chức huấn luyện, năm 2002 vừa qua công ty đã tiến hành sát hạch cấp thẻ cho 200 người, 100% người lao động được đào tạo về AT_VSLĐ_PCCN. Việc tăng cường kiểm tra, nhắc nhở công tác AT_VSLĐ_PCCN đựoc tiến hành thường xuyên. Đã thành lập tại phòng kỹ thuật an toàn với các cán bộ có nhiều kinh nghiệm đã đem lại kết quả tốt trong việc duy trì và triển khai các công tác an toàn lao động, từ trước đến nay tại Công ty chưa hề có ai bị tai nạn chết người.
Tuy nhiên ý thức chấp hành kỷ cương công nghệ, kỷ luật lao động, kỷ luật an toàn, phòng chống cháy nổ ở một số cán bộ công nhân viên còn kém ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, công ty phải có biện pháp thi hành kỷ luật nhằm đảm bảo cho hành vi của cán bộ công nhân viên phù hợp với các quy định của tổ chức Doanh nghiệp hay cách thuyết phục nhân viên theo chính sách của công ty. Thi hành kỷ luật đúng lúc và đúng cách sẽ giúp cho nhân viên làm việc có ý thức kỷ luật hơn, có năng suất hơn và vì thế có lợi cho nhân viên trong quá trình công tác.
2.2 Các hoạt động chủ yếu Công ty đã thực hiện trong lĩnh vực quản lý và sử dụng lao động.
2.2.1 Công tác tuyển dụng và sắp xếp bố trí lao động.
+ Nhân lực của Công ty Cao Su Sao Vàng là toàn bộ công nhân viên chức cuả Công ty, họ thuộc biên chế chính thức của Công ty, được Công ty tuyển dụng vào làm việc lâu dài hoặc theo hợp đồng (3 tháng, 6 tháng, 1 năm… ) Các chính sách chế độ của Nhà nước liên quan đến người lao động được Công ty triển khai phổ biến và áp dụng kịp thời. Thực hiện tốt các chế độ đối với người lao động như ca 3, bồi dưỡng độc hại, bảo hộ lao động, cơm công nghiệp. Năm 2002 Công ty thực hiện đúng quy trình tuyển dụng, đã tuyển mới 42 CBCNV trong đó 24 kỹ sư trẻ. Đào tạo nâng bậc 360 công nhân, xét nâng lương 118 cán bộ quản lý.
Những năm gần đây, do nhu cầu tăng trưởng sản xuất nên Công ty đã tuyển dụng thêm lao động. Nhờ có sự tham gia tích cực của Công Đoàn Công ty nên việc tuyển dụng thêm lao động được chuẩn bị tốt hơn. Việc tuyển dụng lao động dược chia theo từng bước.
B1: Chuẩn bị công tác tuyển dụng Công đoàn đã chuẩn các văn bản các quy định liên quan đến vấn đè tuyển dụng kể cả các văn bản do Công ty đề ra, các văn bản mang tính pháp luật như: Xây dựng bảng mô tả công việc, bảng tiêu chuẩn công việc. Trong đó:
- Bảng mô tả công việc: là một tài liệu cung cấp thông tin liên quan đến các công tác cụ thể, các nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc.
- Bảng tiêu chuẩn công việc: Là một bảng trình bày các điều kiện, tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được mà một người cần phải có để hoàn thành một công việc nhất định nào đó.
B2: Thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng và các văn phòng giao dịch lao động.
B 3 : Nghiên cứu hồ sơ và phỏng vấn người đăng ký nộp hồ sơ.
Theo trình tự của ba bước này hàng năm Công đoàn công ty đã tham gia với lãnh đạo Công ty xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động căn cứ vào nhu cầu lao động cần tuyển vào từng vị trí, từng công việc cụ thể. Để việc tuyển dụng được chính xác hơn Công ty đã thành lập Hội đồng tuyển dụng bao gồm: Giám đốc Công ty làm chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch Công đoàn làm phó chủ tịch hội đồng, các Xí nghiệp thành viên, trưởng phòng ban chức năng là các uỷ viên hội đồng.
+ Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, Công ty tiếp tục sắp xếp bộ máy, đổi mới phương thức quản lý. Sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ một số phòng ban.Thành lập mới một số phòng ban cho phù hợp với tình hình thực tế. Chức năng nhiệm vụ từng cá nhân, từng bộ phận đã được cụ thể hoá rõ rệt hơn. công tác bố trí, tổ chức lao động khoa học giữ vai trò quan trọng trong kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, đây là một nhiệm vụ được lãnh đạo Công ty rất quan tâm. Năm 2002 công ty sử dụng rất hợp lý số lao động có mặt trong các ca làm việc, số công nhân có mặt với số được phân công là cân đối không thừa, không thiếu. Tuy nhiên số lượng nhân lực ở một số bộ phận quan trọng như kỹ thuật cao su, kỹ thuật cơ năng, phòng thí nghiệm trung tâm… Vẫn còn hạn chế do cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn chưa nhiều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty.
2.2.2 Công tác định mức lao động.
Công ty Cao Su Sao Vàng, do đặc thù của mình số lượng cán bộ công nhân viên hiện nay sự dịch chuyển cơ cấu nhân lực là không đáng kể. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức lao động của công ty hiện nay là những người đã gắn bó với công ty từ lâu, ít tuyển vào và không có người di chuyển sang đơn vị khác. Qua bảng tổng hợp lao động phần nào thể hiện số lượng được tuyển dụng, tiêu chuẩn trình độ, nghiệp vụ so với thời kỳ bao cấp đã khác rất nhiều. Công ty cố gắng sử dụng số cán bộ này một cách hợp lý nhất, trên cơ sở phân tích thiết kế công việc, xây dựng các định mức lao động.
Sự phân bố lực lượng lao động được dựa trên định mức lao động. Công ty Cao Su Sao Vàng xây dựng định mức dựa trên phương pháp tính toán phân tích theo các mức thời gian, mức sản lượng, mức phục vụ, mức biên chế, mức quản lý cụ thể.
Vấn đề xây dựng định mức rất quan trọng, nó xác định mức hao phí lao động cần thiết cho việc chế tạo một sản phẩm hay một công việc nhất định.Mức lao động có căn cứ khoa học phải đảm bảo có hiệu quả trên cơ sở máy móc trang thiết bị hiện đại kết hợp vơí lao động tiên tiến, kinh nghiệm trong sản xuất. Nó là cơ sở đảm bảo cho việc phân công tổ chức sản xuất, tổ chức hợp lý nguồn nhân lực trong Doanh nghiệp , là căn cứ xác định số lao động, căn cứ để xác định quyền lợi và nghĩa vụ lao động
Bảng 12: tình hình định mức lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng
Do thường xuyên điều chỉnh định mức nên nhìn chung công tác định mức của Công ty tương đối khoa học. Qua bảng định mức trên ta thấy định mức thực hiện từ năm 2000 đến năm 2002 của các sản phẩm: Săm lốp xe đạp,xe máy, ô tô…có xu hướng tăng dần theo các năm. Điều này cho thấy công tác xây dựng định mức của Công ty tương đối chi tiết, cụ thể và cơ cấu hợp lý, nó sẽ tạo hiệu quả trong sử dụng tiết kiệm, nâng cao năng suất lao động của Công ty.
Ghi chú:
Định mức công/ 1 SP= Số công định mức/ Sản phẩm thực hiện
= 2.288.762/ 6.465.431= 0,354(2002-Lốp xe đạp).
Định mức lao động là cơ sở để phân công – bố trí lao động và tổ chức sản xuất trong kinh doanh, là cơ sở để xác định trách nhiệm, đánh gía kết quả lao động của mỗi cá nhân và là một trong căn cứ để xây dựng kế hoạch, thực hiện chính sách tiền lương theo sản phẩm của doanh nghiệp…
Trong công tác khoa học kỹ thuật đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ nhờ định mức khoa học tiên tiến mà năm qua ban lãnh đạo công ty đã quán triệt được nguyên tắc tiết kiệm, tình hình tiêu hao nguyên vật liệu được khảo sát thường xuyên để đưa ra định mức mới cho phù hợp. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn chậm. Hiện nay Công ty đã thành lập tổ định mức tiến hành khảo sát lại tiêu hao nhằm đưa ra phương án tối ưu giảm chi phí vật tư, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bảng 13: Công tác xây dựng định mức lao động tổng hợp cho một số mặt hàng cao su (2002)
S
tt
Tên sản phẩm
ĐVT
Mức Sp
tổng hợp
Định mức lao động (công /sp)
ĐMTHợp
ĐMCNghệ
ĐMP Vụ
ĐMGTiếp
1
2
3
4
5
6
7
8
9
ống hút 203 mới
ống hút 203
ống chịu nhiệt, áp lực
Thùng chống ăn mòn
Quả lô xát gạo
Bạt ống gió
Vải trắng CS
ống dẫn 19
Đồ cao su
M
M
M
C
Quả
M
M
M
Kg
1,28
1,60
3,44
0,60
0,65
8,89
41,05
12,04
24,84
0,7819
0,6237
0,2907
1,6567
1,5384
0,1125
0,0244
0,0831
0,0403
0,5069
0,3347
0._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0078.doc