Lời Mở Đầu
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó Ngân hàng Thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng. Hoạt động của Ngân hàng Thương mại rất đa dạng và mang tính rộng khắp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Do phạm vi hoạt động cũng như phạm vi ảnh hưởng rộng khắp như
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương Mại cổ phấn Nhà Hà Nội (HaBuBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy, ngân hàng phải gánh chịu nhiều rủi ro khác nhau liên quan đến các hoạt động kinh tế đó. Một số rủi ro đặc thù mà các Ngân hàng Thương mại thường gặp phải, đó là: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, ....
Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cho đến nay hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất, mang lại phần lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể gây ra tác động nặng nề đến các hoạt động kinh doanh khác, thậm chí đe doạ sự tồn tại của Ngân hàng Thương mại. Chính vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng là một công việc không thể thiếu đối với bất kỳ một Ngân hàng Thương mại nào.Việc nâng cao hệ thống quản trị điều hành, đặc biệt là quản lý rủi ro tín dụng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoài Quốc thương mại cổ phần Nhà Hà Nội” đã được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp .
Luận văn bao gồm ba chương như sau:
Chương 1: Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thưong mại cổ phần Nhà Hà Nội
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Phan Thu Hà đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn cán bộ ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HaBuBank) đã tạo điều kiện để em có một thời gian thực tập tại ngân hàng và hoàn thành bài chuyên đề này.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NHTM
Ngân hàng thương mại
HBB
Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
NHNN
Ngân hàng Nhà Nước
HĐQT
Hội Đồng Quản trị
BGĐ
Ban Giám Đốc
TCTD
Tổ chức tín dụng
HĐTD
Hội đồng tín dụng
KTNB
Kiểm toán nội bộ
DN
Doanh Nghiệp
RRTD
Rủi ro tín dụng
TSBĐ
Tài sản bảo đảm
RR
Rủi ro
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng tính điểm đối với khách hàng cá nhân
32
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp điểm khách hàng
34
Bảng 1.3: Bảng tính điểm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
35
Bảng 1.4: Bảng xếp loại khách hàng
36
Bảng 1.5: Những biểu hiện của một khoản tín dụng xấu
39
Bảng 2.1: Phân loại khách hàng doanh nghiệp và quan điểm đánh giá của Ngân hàng
52
Bảng 2.2:Phân loại khách hàng cá nhân và quan điểm đánh giá của Ngân hàng
54
Bảng 2.3: Quy định mức cho vay tối đa đối với từng loại tài sản
55
Bảng 2.4: Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị tài sản đảm bảo
57
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ từ 2001-2005
60
Bảng 2.6: Tỷ lệ trích dự phòng/tổng dư nợ từ 2001-2005
61
Chương 1Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Đối với hầu hết các Ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm khoảng hơn 1/2 tổng tài sản và có thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Và lại, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục tín dụng. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Việc Ngân hàng không thu hồi được vốn có thể do Ngân hàng đã buông lỏng quản lý, cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng một chính sách tín dụng kém hiệu quả, hay do nền kinh tế đi xuống không lường trước. Chính vì vầy, điều không ngạc nhiên là khi cán bộ thanh tra đến ngân hàng, họ luôn kiểm tra toàn bộ danh mục tín dụng của Ngân hàng, bao gồm: phân tích chi tiết các hồ sơ tín dụng vừa và nhỏ, trên cơ sở đó đánh giá chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm đảm bảo lành mạnh và hiệu quả để bảo vệ những người gửi tiền và cổ đông của ngân hàng.
1.1.1.1. Phân loại tín dụng Ngân hàng.
Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tín dụng, cho nhiều đối tượng khách hàng với những mụ đích sử dụng khác nhau. Để tránh nhầm lẫn và có cái nhìn tổng quát về các loại tín dụng, có một số tiêu chí phân loại tín dụng như sau:
Căn cứ vào thời hạn cho vay:
Cho vay ngắn hạn: có thời hạn đến 1 năm.
Cho vay trung hạn: có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm.
Cho vay dài hạn: có thời hạn trên 5 năm.
Căn cứ vào bảo đảm tín dụng.
Tín dụng không có bảo đảm: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp không có bảo lãnh của người thứ ba.
Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng có tài sản cầm cố thế chấp hay có bảo lãnh của người thứ ba.
Căn cứ vào mục đích của tín dụng.
Tín dụng bất động sản: Đây là các khoản tín dụng được bảo đảm bằng bất động sản, bao gồm: Tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai và tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ cơ sở dịch vụ, trang trại và bất động sản ở nước ngoài.
Tín dụng công và thương nghiệp: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải chi phí thu mua nguyên vật liệu, trả thuế và chi trả lương.
Tín dụng nông nghiệp: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ cấp cho các hoạt động nông nghiệp, trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi gia súc.
Tín dụng cá nhân: Đây là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân để mua sắm hàng hoá tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, nhà cửa, trang thiết bị trong nhà…
Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các Ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.
Cho thuê tài chính: Là việc Ngân hàng mua các trang thiết bị, máy móc và cho thuê lại chúng.
Tín dụng khác: Bao gồm các khoản tín dụng chưa được phân loại ở trên (Ví dụ như tín dụng kinh doanh chứng khoán)
1.1.1.2. Nhân tố xác định quy mô và tính đa dạng tín dụng Ngân hàng.
Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng là rất khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào:
Các đặc trưng thuộc vào lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng cung cấp.
Mỗi Ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu cụ thể về tín dụng của khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp. Ví dụ, Các ngân hàng hoạt động ở vùng ngoại ô thường có khách hàng đông đảo là những hộ gia đình, các cửa hàng mua bán lẻ, các cá nhân với các khoản tín dụng nhỏ. Ngược lại, các NH hoạt động ở thành phố thường có đội ngũ khách hàng đông đảo là những siêu thị, trụ sở các công ty, các cơ sở sản xuất với những khoản tín dụng lớn.
Quy mô Ngân hàng.
Nhìn chung các nước đều quy định, dư nợ tín dụng cho một NH phụ thuộc vào quy mô vốn tự có của NH. Các NH lớn thường cung cấp các khoản tín dụng cho DN và công ty; các NH nhỏ lại tập trung vào các khoản tín dụng nhỏ cho các cá nhân, hộ gia đình, các công ty và cửa hàng tư nhân. Như vậy, quy mô NH cũng là nhân tố xác định quy mô tín dụng và chủng loại tín dụng của NH.
Tỷ suất lợi nhuận dự tính.
Tính đa dạng của tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào tỷ suất lợi nhuận dự tính đối với từng nhóm tín dụng. Với các nhân tố khác không đổi, NH sẽ ưu tiên cấp các khoản tín dụng mang lại lợi nhuân ròng lớn nhất sau khi trừ chi phí và RRTD. Quy mô NH có ảnh hưởng đáng kẻ đến tỷ suất lợi nhuận đối với các nhóm tín dụng khac nhau. Nhìn chung, các NH nhỏ thường có tỷ suất lợi nhuận cao đối với tín dụng thương mại và bất động sản; trong khi đó các NH lớn có ưu thế trong việc cấp thẻ tín dụng cho cá nhân và hộ gia đình. Điều hiển nhiên là, quy mô, khách hàng cũng giống như quy mô NH có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận tín dụng; ví dụ, NH lớn cấp tín dụng cho khách hàng thường áp dụng mức lãi suất thấp hơn, bởi vì mức RRTD thấp và áp lực cạnh tranh cao hơn. Ngược lại, tín dụng của NH nhỏ cấp cho công ty vừa và nhỏ thường có mức lãi suất cao hơn.
1.1.1.3. Chất lượng tín dụng và xếp loại NH
Chất lương danh mục tín dụng và chính sách tín dụng của NH luôn là đối tượng kiểm tra của thanh tra NH. Ở Mỹ, cán bộ thanh tra tiến hành xếp hạng chất lượng tài sản có của NH (bao gồm cả tín dụng) theo các cấp độ (bằng số) như sau:
1 = Hoạt động tốt (strong performance)
2 = Hoạt động khá (satisfactory)
3 = Hoạt động trung bình (fair performance)
4 = Hoạt đông bên bờ thua lỗ (únatusfactoryperformence)
NH nào được đánh giá càn cao thì càng bị ít nhà chức trách để ý và thanh tra. Cán bộ thanh tra thường kiểm tra các khoản tín dụng có số dư lớn hơn một mức quy định nào dó, còn các khoản tín dụng nhỏ hơn thì chỉ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên. Những khoản tín dụng hoạt động tốt, nhưng có một vài điểm yếu nhỏ như đã không tuân thủ chính xác quy trình tín dụng hay không lưu trữ đầy đủ hồ sơ khách hàng được gọi là tín dụng có thiếu sót. Những khoản tín dụng chứa đựng những điểm yếu căn bản hay theo nhà thanh tra là nguy hiểm như tập trung quá lớn cho mộ khách hàng hay một ngành, nghề nào đó gọi là tín dụng tâp trung.
Khi cán bộ thanh tra phát hiện ra những khoản tín dụng chứa đựng rủi ro không trả được nợ ngay lập tức theo như thoả thuân, thì chúng đựoc xếp vào loại tín dụng xấu. Các khoản tín dụng xấu được phân thành 3 nhóm:
Nợ cần chú ý: các khoản tín dụng được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả nưng tổn thất một phần cả gốc và lãi.
Nợ nghi ngờ: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Tuy nhiên, chất lượng tín dụng và các TS có khác của NH mới chỉ là một khía cạnh phản ánh chất lượng hoạt động của NH nói chung. Việc xếp hạng NH còn dựa vào sự xem xét của cán bộ thanh tra về các tiêu chí như: vốn chủ sở hữu, chất lượng quản lý, biểu đồ thu nhập, khả năng thanh khoản, và mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường. Các tiêu chí này được biết đến rộng rãi với tiêu đề CAMELS, bao gồm :Capital adequacy, Asset quality, Management quality, Earning record, Liquidity position, Sensitivity to market risk.
Những NH có hệ số xếp hạng tổng hợp theo tiêu chí CAMELS càng thấp thì càng bộc lộ rủi ro nên được các nhà thanh tra xếp vào nhóm 4 hay 5; những NH có hệ số xếp hạng tổng hợp cao hơn thì sẽ xếp vào các nhóm từ 1 đến 3.
1.1.1.4. Chính sách tín dụng Ngân hàng
Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng NH đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý và đảm bảo an toàn là việc hình thành các tiêu chuẩn pháp lý và bảo đảm an toàn là việc hình thành mộ “chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả” . Chính sách tín dụng cung cấp cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dấn chi tiết để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của NH. Thông qua kết cấu danh mục tín dụng của một NH, ta có thể biết được chính sách tín dụng của NH này là như thế nào. Nếu một chính sách tín dụng không hiệu quả thì phải tiến hành kiểm tra hoặc phải tăng cường quản lý bởi ban lãnh đạo NH.
Chính sách tín dụng mang lại nhiều hữu ích trong quá trình thực hiện cho vay. Trước hết, đối với cán bộ tín dụng, họ biết được cần phải làm các bước như thế nào khi tiến hành một khoản cho vay và biết được trách nhiệm của mình đến đâu; đối với NH thông qua chính sách tín dụng NH có thể đạt được một danh mục tín dụng đa mục đích, làm tăng khả năng sinh lời, kiểm soát được tiềm ẩn rủi ro và đáp ứng được các đòi hỏi từ các nhà quản lý.
Quản lý rủi ro tín dụng trong chính sách tín dụng.
Chính sách tín dụng là một trong những phương thức để quản lý rủi ro tín dụng đang đựoc các NH triển khai hiện nay. Chính sách tín dụng giúp cho hoạt đông phân tích tín dụng trong tầm kiểm soát. Vậy nội dung quản lý RRTD thể hiện trong chính sách tín dụng như sau:
Mục đích của danh mục tín dung NH (bao gồm các đăc điểm của một danh mục tín dụng tốt xét theo các tiêu chí như các loại tín dụng, những kỳ hạn tín dụng, các độ lớn tín dụng và chất lượng tín dụng).
Phân hạng thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ tín dụng và từng hội đồng tín dụng ( quy đinh mức cho vay tối đa, các loại tín dụng được phép và chữ ký của người có trách nhiệm).
Phân cấp chịu trách nhiệm trong công việc và báo cáo thông tin trong nội bộ phòng tín dụng.
Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng.
Hồ sơ bắt buộc đối với từng đơn xin vay, và những gì phải được lưu giữ tại NH ( ví dụ như các báo cáo tài chính, hợp đồng bảo đảm tín dụng…)
Phân cấp chịu trách nhiệm trong nội bộ NH, cụ thể ai là người chịu trách nhiệm kiểm tra và duy trì hồi sơ tín dụng.
Các chỉ dẫn nhận, định giá và hoàn tất hồ sơ đảm bảo tín dụng.
Quy định chính sách và quy trình ấn định mức lãi suất tín dụng, mức phí, và các điều kiện hoàn trả nợ vay.
Quy định những tiêu chuẩn chất lượng áp dụng chung cho tất cả các loại tín dụng
Quy đinh giới hạn tín dụng tối đa, quy định hạn mức tối đa, tỷ lệ tổng dư nợ/tổng tài sản tối đa.
Quy định lĩnh vực hoạt đông chính của NH từ đó hương hoạt động tín dụng của NH vào lĩnh vực này.
Các phương an ưu tiên trong việc phát hiện, phân tích và xử lý tín dụng có vấn đề.
Tuỳ theo đăc điển cụ thể của từng NH, nhà quản lý có thể bổ sung thêm những quy đinh cho phù hợp. Ví dụ, NH có quy định không cấp một số loại tín dụng nhất định, nhưng lại qui định ưu tiên đối với một số loại tín dụng khác…
Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.
1.2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng.
Đã có rất nhiều cách tiếp cận về rủi ro dưới rất nhiều giác đọ khác nhau và thông nhất ở quan điểm “ Rủi ro là khả năng có thể xảy ra các biến cố không lường trước và thường gay ra các hậu quả xấu”. Rủi ro luôn xuất hiện bất ngờ và đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp. Thường thì những hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận càng cao thì ẩn chứa rủi ro càng lớn, mâu thuẫn này luôn tồn tại. Do vậy muốn có lợi nhuận càng cao thì cần phải chấp nhận rủi ro có thể xảy ra để tìm biện pháp hạn chế, phòng ngừa nhằm giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gấy ra.
Là một đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, NHTM phải thường xuyên đối mặt với rất nhiều loại rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tồn đọng vốn và các loại rủi ro khác.
Trong điều kiện hiện nay tín dụng vẫn là hoạt động cơ bản nhất của NH và đồng thời rủi ro rín dụng cũng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả năng nề nhất đối với hoạt động của NH. Sở dĩ vậy là vì dư nợ tín dụng thường chiếm một tỷ lệ lớn giá trị tổng tài sản và tạo ra một phần không nhỏ nguồn thu của NH. Do vậy rủi ro tín dụng cũng được đề cập đến rất nhiều trong hoạt động kinh doanh NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH của các tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoạc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Rủi ro tín dụng được hiểu một cách đơn giản là một khả năng trong tương lai người đi vay ngân hàng hoặc người cho vay thất bại trong việc thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Như vậy rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay vốn không thanh toán được tiền lãi hoặc vốn gốc hoặc cả hai. Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ …
Rủi ro tín dụng là một tất yếu mà các ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toàn ra khỏi hoạt động tín dụng của mình, họ buộc phải chấp nhận sự tồn tại của rủi ro và cố gắng tìm mọi phương thức để có thể hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro tín dụng, đặc biệt là khi thế giới đang tiến dần tới giai đoạn toàn cầu hóa, các hoạt động của ngân hàng trở nên vô cùng phong phú và không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia như trước đây mà còn hướng ra các thị trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, các hoạt động tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro hơn, yêu cầu có một phương thức quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả là vấn đề trọng tâm trong công cuộc đổi mới và phát triển của các ngân hàng hiện nay. Đồng thời, sự tăng cường kiểm soát quốc tế, thể hiện trong các quy định về ngân hàng và các định chuẩn quốc tế, như Hiệp ước Basel do ủy ban Basel ban hành, đặt ra yêu cầu các ngân hàng cần có những bịên pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro và đáp ứng được những tiêu chuẩn quy định.
1.1.2.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Quản lý rủi ro tín dụng cần xác định những nguyên nhân cụ thể, xác thực gây rủi ro tín dụng để có biện phấp hạn chế.
Những nguyên nhân thuộc về ngân hàng.
Có nhiều yếu tố gây ra rủi ro tín dụng mà nguyên nhân thuộc về NH, có thể kể ở đây một số nguyên nhân như sau:
* Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Tuỳ theo chiến lược kinh doanh cụ thể mà mỗi NH đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau, ví dụ NH A có thể chấp nhận một mức độ rủi ro cao hơn nhằm thu được một mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn hoặc một thị phần lớn hơn, trong khi đó, một NH B chỉ chấp nhận một tỷ lệ rủi ro nhỏ mặc dù các khoản lợi nhuận kỳ vọng chỉ ở mức trung bình, song có độ an toàn cao hơn so với NH A.
* Bản chất và mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: các hoạt động NH ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn song mức độ rủi ro cũng cao hơn. Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của các hoạt động mà NH xác định được khả năng chấp nhận rủi ro của mình. NH tiến hành mở rộng hay đưa ra một sản phẩm tín dụng mới phải phù hợp về mức độ tin cậy đối với khả năng trả nợ của người vay. Các rủi ro trong từng sản phẩm mang tính chất đặc thù riêng biệt, do đó NH cần xác định các rủi ro thông qua bản chất của từng sản phẩm và thực hiện biện pháp hạn chế rủi ro tốt nhất theo các tiêu chuẩn cho từng loại.
* Áp lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng: hiện nay khi các ngân hàng đang bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, các khoản tín dụng được chấp nhận dễ dàng hơn nhằm tăng thêm thị phần cho NH song cũng đem lại nhiều rủi ro hơn.
* Mức độ tập trung của danh mục tín dụng: Mức độ tập trung trong danh mục tín dụng theo các đặc thù riêng trực tiếp ảnh hưởng đến rủi ro của danh mục tín dụng. Một khoản vay mang một đặc điểm bất lợi nào đó sẽ có khả năng gây ra thất thoát trầm trọng hơn nếu ngân hàng có mức độ tập trung cao vào các khoản cho vay có cùng các đặc điểm này. Ngân hàng có thể hạn chế các rủi ro do tập trung trong danh mục tín dụng bằng cách thường xuyên đánh giá rủi ro trong từng thị trường, trong từng ngành, từng vị trí địa lý, sản phẩm và hình thức thế chấp, loại tiền tệ và hình thức đáo hạn, từ đó đảm bảo duy trì một danh mục tín dụng đa dạng.
* Các hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng chưa đạt được yêu cầu về sự tổng hợp, chặt chẽ, thống nhất và hợp lý
* Do bản thân các ngân hàng khi phát sinh các khoản nợ xấu thường không muốn phản ánh vào tài khoản và chuyển thành nợ khó đòi vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới thành tích của ngân hàng, khiến cho bảng cân đối “không đẹp”. Điều này dẫn tới việc ngân hàng tiếp tục gia hạn cho khách hàng nhiều lần, cho phép khách hàng đảo nợ và dẫn đến việc không thực hiện thu nợ đúng theo hợp đồng tín dụng.
* Hệ thống thông tin chưa đầy đủ, cập nhật và chính xác khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn.
- Ngân hàng chưa có được thông tin đầy đủ về toàn bộ thị trường của khách hàng.
- Ngân hàng không có những kênh thông tin chính xác để kiểm tra về khách hàng như thông qua các ngân hàng khác, thông qua các khách hàng khác, thông qua báo chí và các cơ quan có liên quan... Ngân hàng không đánh giá được chính xác mối quan hệ đã, đang có của doanh nghiệp đối với các định chế tài chính khác, mà chủ yếu là các NHTM khác do các doanh nghiệp có thể vay cùng một lúc nhiều ngân hàng (doanh nghiệp đang vay cụ thể bao nhiêu, của những tổ chức nào, đã trả nợ được bao nhiêu, chưa trả nợ hoặc quá hạn bao nhiêu...).
* Xuất phát từ các cán bộ tín dụng
- Cán bộ tín dụng chưa có những nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng.
- Cán bộ tín dụng chưa có những đánh giá chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ của họ (bao gồm ngành nghề kinh doanh, mùa vụ, tư cách phẩm chất của khách hàng, chiến lược kinh doanh, thị phần trên thị trường trong nước và quốc tế, uy tín của doanh nghiệp).
- Cán bộ tín dụng chưa có những đánh giá chính xác về ngành hàng kinh doanh, tiềm năng và vị trí của ngành hàng đó trong toàn bộ nền kinh tế; xu hướng phát triển của ngành hàng đó hiện nay và trong tương lai trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế; các chủ trương của Nhà nước về sự phát triển của ngành hàng này trong tương lai, chứng minh bằng các con số cụ thể và các văn bản pháp luật cụ thể.
- Cán bộ tín dụng chưa có những đánh giá chính xác về phương án kinh doanh của khách hàng.
- Cán bộ tín dụng chưa có những đánh giá chính xác về những đối tác tham gia bảo lãnh cho các khoản tín dụng.
- Cán bộ tín dụng chưa có những đánh giá chính xác về các tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng
- Cán bộ tín dụng không dự báo được những vấn đề có thể phát sinh từ phía khách hàng có thể gây bất lợi cho ngân hàng (việc dự đoán các vấn đề này còn tuỳ thuộc vào thời hạn của từng khoản vay, ví dụ như các khoản vay ngắn hạn thì việc dự đoán cũng chỉ trong một thời gian ngắn, còn các khoản vay dài hạn thì việc dự đoán phải bao quát một khoảng thời gian dài hơn, và yêu cầu cụ thể hơn, chặt chẽ hơn).
- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ khiến cho việc xem xét các khoản cho vay không được khách quan và đúng đắn, có thể gian lận hoặc cố tình làm sai:
+ Làm trái qui trình tín dụng để mưu lợi cá nhân.
+ Định giá tài sản thế chấp không đúng với giá trị thực tế do có sự thông đồng với khách hàng.
+ Trực tiếp thu nợ gốc và lãi nhưng không nộp lại cho ngân hàng mà dùng cho mục đích cá nhân.
+ Lập hồ sơ giả để vay tiền cá nhân, vay hộ, nhờ người vay hộ, vay tiền ngân hàng chuyển cho công ty TNHH gia đình.
+ Tẩy xoá, sửa chữa chứng từ có giá để thế chấp vay tiền ngân hàng.
Những nguyên nhân thuộc về khách hàng.
* Những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ năng lực quản lý của khách hàng, bao gồm:
- Khả năng quản lý trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng không tốt dẫn đến những thua lỗ và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Sự yếu kém trong việc tính toán những bất trắc có thể xảy ra trong tương lai của khách hàng hoặc do họ quá mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao.
- Sự không minh bạch về tài chính của khách hàng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá rủi ro.
- Tính thanh khoản không cao trong các hoạt động của khách hàng, khiến cho nguồn vốn thu hồi chậm và không hiệu quả.
- Những thay đổi bất ngờ trong tổ chức nội bộ của khách hàng mà ngân hàng không kiểm soát được.
* Những nguyên nhân xuất phát từ sự không tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng đã ký với ngân hàng, bao gồm:
- Sự cố ý của khách hàng trong việc gian lận nhằm lừa đảo ngân hàng.
- Khách hàng sử dụng khoản vay không đúng với mục đích ban đầu khi xin cấp tín dụng.
- Sự cố ý không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn của khách hàng nhằm sử dụng được vốn vay trong thời gian lâu dài hơn. Trong thực tế, nguyên nhân này có thể mang tính khách quan nhiều hơn, trong trường hợp doanh nghiệp chưa thu được tiền đúng thời hạn phải chi trả cho ngân hàng. Đây không phải là do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả mà chỉ đơn thuần là vấn đề thời gian không phù hợp. Trong trường hợp này ngân hàng phải xem xét kỹ và có thể gia hạn cho doanh nghiệp để tạo điều kiện cho họ thanh toán nợ đầy đủ cho ngân hàng.
Đối với từng khách hàng khác nhau thuộc các ngành nghề khác nhau thì mức độ rủi ro cũng khác nhau.Trong chiến lược kinh doanh của NHTM, việc lựa chọn các khách hàng mục tiêu và ngành nghề mục tiêu là một việc làm thiết yếu. Sự tồn tại của các ngân hàng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của khách hàng hay ngành nghề mà ngân hàng cấp tín dụng. Đối với những đối tượng khách hàng mục tiêu ngân hàng cần có những nghiên cứu sâu rộng về ngành hàng, tình hình thị trường cũng như khả năng phát triển trong tương lai.
Những nguyên nhân khách quan.
Nhưng nguyên nhân khách quan tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho NH. Ví dụ: thiên tai, chiến tranh, hoặc những thay đổi tầm vĩ mô ( thay đổi chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rò thuế quan…) vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay.
Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay tạo thuận lời hay khó khăn với người cho vay. Nhiều người vay với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng hoặc khắc phục những tổn thấtkhó khăn. Trong những trường hợp khác người vay có thể tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ đúng hạn cho NH cả gốc và lãi. Tuy nhiên, khi tác động của nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm.
1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.
1.2.1. Quan niệm về quản lý rủi ro tín dụng.
RRTD là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến nền hậu quả khó lường trước. Vì vậy, mỗi NH cần phải quan tâm đên quản lý RRTD. Nhìn chung, quản lý RRTD là toàn bộ quá trình kiểm tra, giám sát, phòng ngừa liên tục, bắt đầu từ khâu thẩm định, đánh giá khách hàng cũng như khoản vay của khách hàng cũng như khoản vay của khách hàng trước khi có quyết định cho vay, đến giải ngân, theo dõi và các biện pháp xử lý, những khoản nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro thể xảy ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
Hoạt động quản lý RRTD nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động tín dụng của NH không phải gánh chịu những rủi ro hoặc hạn chế những rủi ro mà lẽ ra NH phải gánh chịu.
1.2.2. Mục tiêu quản lý RRTD.
Khi thực hiên quản lý tốt rủi ro tín dụng NH sẽ đạt được những mục tiêu sau:
- Tăng lợi nhuận:
Khi RRTD xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu hồi. Ảnh hưởng trước mắt của nó đến hoạt động NH là sự ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm vòng quay vốn của NH. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặc không thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ... Các chi phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tế NH rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ được chúng. Bên cạnh đó, NH vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động được trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền để cho người khác vay và thu lãi. Do đó khi làm tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ đảm bảo được mục tiêu tăng lợi nhuận.
-Đảm bả khả năng thanh toán
NH thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới...) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay..) tại các thời điểm trong tương lai. Khi các món vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng hẹn. Nếu NH không đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu và hạn chế, NH sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán. Quản lý rủi ro tín dụng tốt ngân hàng sẽ đảm bảo được lượng tiền mặt trong thanh toán.
- Đảm bảo uy tín
Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay những thông tin về RRTD của NH bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của NH trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút. Hậu quả là khả năng cạnh tranh của NH trên thị trường sẽ yếu đi, NH sẽ gặp khó khăn trong việc huy động tiền gửi của dân cư và thiết lập giao dịch với các doanh nghiệp, NH khác. Các NH hoạt động trong nền kinh tế thị trường khi đã để mất niềm tin của khách hàng thì việc khôi phục lại là hết sức khó khăn. Như vậy quản lý RRTD tốt sẽ giúp ngân hàng tạo được uy tín tốt đối với khách hàng của mình. Khiến họ tự tin và yên tâm khi gửi tiền tại ngân hàng.
Khi NH làm tốt quản lý rủi ro tín dụng sẽ đem lại cho khách hàng tránh được một số tình huống xấu như: không phải trả thêm tiền lãi phạt do nợ quá han, ngoài ra, khi NH không thu được nợ của khách hàng đầy đủ và đúng hạn, đây sẽ là dấu hiệu xấu nói lên hoạt động kinh doanh yếu kém không hiệu quả của khách hàng và làm giảm uy tín của khách hàng đối với NH. Họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn tiếp tục xin vay tại NH những lần sau đó. Mặt khác, do hệ thống thông tin về khách hàng giữa các ngân hàng ngày càng được cập nhật và phát triển, họ cũng sẽ khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các NH khác. Đồng thời, các bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ do dự khi thiết lập quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. Thậm chí các chủ nợ khác của doanh nghiệp cũng sẽ đến đòi nợ doanh nghiệp dù các món nợ chưa đến hạn. Dù doanh nghiệp có thể thanh toán được tất cả các món nợ đó thì uy tín của doanh nghiệp trên thương trường vẫn bị suy giảm.
1.2.3.Các nguyên tắc quản lý RRTD.
Quản lý rủi ro tín dụng dự trên hàng loạt các nguyên tắc, trong đó bao gồm các nguyên tắc cơ bản như:
1.2.3.1. Nguyên tắc chấp nhận rủi ro.
Các nhà quản trị cần phải chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như muốn có được thu nhập phù hợp từ hoạt động tín dụng của mình. Bởi muốn loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng trong hoạt động NH là điều không thể, trừ phi NH không cho vay đối với bất kỳ khách hàng nào! Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng là phải nhận biết rủi ro cho phép. Việc chấp nhận mức độ rủi ro tín dụng chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro.
1.2.3.2. Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép.
Nguyên tắc này đòi hỏi phần lớn rủi ro tín dụng trong gói rủi ro cho phép phải có khả năng điều tiết trong quá trình quản lý mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh khách quan hay chủ quan của nó. Chỉ có những loại rủi ro như vậy thì nhà quản trị mới có thể sử dụng tất cả những công cụ của mình để điều tiết. Ngoài ra, đối với các lo._.ại rủi ro không thể điều chỉnh cần phải được chuyển đẩy sang cho các công ty bảo hiểm bên ngoài.
1.2.3.3. Nguyên tắc quản lý độc lập rủi ro tín dụng với các loại rủi ro khác trong NH
Nhìn chung, sự thiệt hại đối với NH do các loại rủi ro khác nhau gây lên là khá độc lập nhau nên quá trình quản lý chúng phải được điều tiết cách biệt, không thể gộp các loại rủi ro khác nhau vào một nhóm để đưa ra cùng một phương án điều hành.
1.2.3.4 Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của NH.
Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng cần phải dực trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển NH cũng như các chính sách điều hành hoạt động của NH.
Trên đây là 5 nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng cơ bản để từ đó NH xây dưng một chính sách quản lý rủi ro tín dụng riêng biệt. Chính sách quản lý rủi ro của NH, đặc biệt là chính sách quản lý rủi ro tín dụng phải được xem là một phần trong chiến lược hoạt động chung của NH.
1.2.4. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng.
Quản lý rủi ro tín dụng thể hiện trong các nội dung sau:
1.2.4.1. Tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng.
Việc kinh doanh khó có thể thất bại qua một đêm, do vậy mà sự thất bại đó thường có một vài dấu hiệu báo động. Có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt, có dấu hiệu biểu hiện rất rõ ràng. Ngân hàng cần có phương pháp nhận ra những dấu hiệu này để từ chối cho vay (trong trường hợp trước khi cho vay) hoặc để ngăn ngừa xử lý kịp thời (trong trường hợp đã cho vay). Các dấu hiệu này đôi khi không phải có thể nhận ra ngay trong một thời điểm mà phải sau một quá trình quan sát và nghiên cứu. Có thể sắp xếp các dấu hiệu của rủi ro tín dụng theo các nhóm sau:
- Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng:
* Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoản của khách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệu quan trọng gồm:
+ Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối.
+ Khó khăn trong thanh toán lương.
+ Sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi.
+ Tăng mức sử dụng bình quân các tài khoản.
+ Thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau.
+ Không có khả năng thực hiện các hoạt động cắt giảm chi phí.
+ Gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn.
* Các hoạt động vay:
+ Mức độ vay thường xuyên gia tăng.
+ Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi.
+ Thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn.
+ Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.
* Phương thức tài chính:
+ Sử dụng nhiều các khoản tài trợ thương mại cho các hoạt động phát triển dài hạn.
+ Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, ví dụ: thường xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả (factoring).
+ Giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu.
+ Các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu.
+ Có biểu hiện giảm vốn điều lệ.
- Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng:
* Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành.
* Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị, điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán.
* Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện:
+ Được hoạch định bởi HĐQT hoặc Giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm.
+ HĐQT hoặc Giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào vấn đề thường nhật.
+ Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ.
+ Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên
+ Lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động nhất thời, không có khả năng đối phó với những thay đổi.
* Quản lý có tính gia đình: có biểu hiện thiếu tin tưởng vào những người quản lý không thuộc gia đình; cho thành viên của gia đình chưa được đào tạo, huấn luyện đầy đủ đảm đương cương vị then chốt.
* Có tranh chấp trong quá trình quản lý.
* Có các chi phí quản lý bất hợp lý: Tập trung quá nhiều chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng quá hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền, Ban Giám đốc có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cá nhân.
- Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh.
* Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Doanh nghiệp bị ám ảnh bởi một khách hàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc; Ban Giám đốc cắt giảm lợi nhuận nhằm có được những hợp đồng lớn.
* Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: Bị ám ảnh bởi một sản phẩm mà không chú ý đến các yếu tố khác.
* Sự cấp bách không thích hợp như: Do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung ra sản phẩm dịch vụ quá sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc...
- Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật thương mại:
* Khó khăn trong phát triển sản phẩm.
* Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất; thay đổi thị hiếu; cập nhật kỹ thuật mới; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh.
* Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao.
* Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa, thay thế.
- Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán:
* Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính.
* Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy:
+ Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên.
+ Khả năng tiền mặt giảm.
+ Tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có.
+ Số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của các con nợ được kéo dài.
+ Hoạt động lỗ.
+ Lập kế hoạch trả nợ mà nguồn vốn không đủ.
+ Làm đẹp bảng cân đối bằng cách tạo ra các sản phẩm vô hình.
+ Thường xuyên không đạt mức kế hoạch về sản xuất và bán hàng.
+ Tăng giá trị quá cao thông qua việc tính lại tài sản.
+ Phân bố nợ không thích hợp.
+ Lệ thuộc vào sản phẩm bất thường để tạo lợi nhuận.
* Những dấu hiệu phi tài chính khác:
+ Những vấn đề về đạo đức, dáng vẻ của nhà kinh doanh.
+ Sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh.
+ Kho lưu trữ hàng hoá quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu.
1.2.4.2. Quản lý rủi ro tín dụng trong phân loại và đánh giá khách hàng.
Đây chính là nội dung quản lý RRTD quan trọng nhất của các NHTM hiện nay. Một cơ chế hoạt động quan trọng của ngành NH chính là cơ chế sàng lọc, qua đó lựa chọn dự án tốt nhất để cho vay.Việc phân loại khách hàng thường được thực hiện thông qua các mô hình đánh giá RRTD. Các mô hình này rất đa dạng bao gồm các mô hình phản ánh về mặt định lượng và các mô hình phản ánh về mặt định tính.
Mô hình định tính về RRTD
Để tìm hiểu và phân tích về người đi vay, cán bộ tín dụng cần phải nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh – 6C” của người xin vay là: Character (tư cách), Capacity (năng lực), Cash( thu nhập), Collaterat (bảo đảm), Conditions (điều kiện), Controls (kiểm soát). Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tót thì khoản vay mới đựoc xem là khả thi.
Tư cách người vay:Cán bộ tín dụng phải tin chắc rằng người xin vay phải có mục đích rõ ràng và có thiện chí khi đến hạn trả nợ, ngoài ra phải xem xet mục đích xin vay có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của NH hay không. Thậm chí cho dù mục đích xin vay tốt thì cán bộ tín dụng cũng phải xem xét xem người vay có thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay hay không, có trả lời các câu hỏi một cách trung thực, có thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả nợ vay khi đến hạn. Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay gọi chung là tư các người vay.
Năng lực của người vay:cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người vay có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Tương tự cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty klý kết hợp đồng tín dụng phải là người uỷ quyền hợp pháp của công ty. Trươìng hợp nếu công ty có đối tác kinh doanh, thì cán bộ tín dụng phải biết được thoả thuận đối tác kinh doanh để xác đinh xem ai là người có được uỷ quyền ký kết hợp đồng tín dụngcho công ty. Một hoẹp đồng tín dụng được ký kết bởi người không dược uỷ quyền sẽ không thu hồi đựoc nợ, tiềm ẩn rủi ro cho NH.
Thu nhập của người vay: Người vay có ba khả năng để tạo ra tiền là: luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhạp, bán thanh lý tài sản, tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho NH. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này này đều có thể dùng để trả nợ cho NH. Tuy nhiên NH ưu tiên hơn cả là khả năng thứ nhấtvà coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ ngân hàng.Nguyên nhân do: việc bán thanh lý tài sản có thể làm cho năng lực người vay trở nên yếu hơn, khiến cho NH là chủ nợ ít được bảo đảm.
Bảo đảm tiền vay:Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng phải tự hỏi người vay có sở hữu một giá trị nào hay tài sản có chất lượng để hỗ trợ cho khoản vay. Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đén những yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện, mức độ chuyên dụng của tài sản người vay. Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt chú ý, bởi vì nếu tài sản của người vay có công nghệ lac hậu thì giá trị giảm rát nhiều và khó tìm được người mua trong trừơng hợp người vay không trả được nợ.
Các điều kiện: Cán bộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng cần phải biết xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt đông kinh doanh của khách hàng. Hầu hết các NH đều duy trì các files dữ liệu thông tin bao gồm các dữ liệu cần quan tâm
Kiểm soát: Tập trung vào những vấn đề như: Các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của NH và nhà quản lý về chất lượng tín dụng hay không?
Các chỉ tiêu 6C đã giúp cán bộ tín dụng và phân tích trong việc trả lời một câu hỏi tổng quát: người vay có đủ tư cách? Khi câu hỏi này được trả lời thì thì câu hỏi tiếp theo sẽ là hợp đồng tín dụng sẽ được ký kết đúng đắn và hợp lệ, đáp ứng được yêu cầu của người vay của NH?
Cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm và làm thoả mãn yêu cầu đồng thời của hai đối tượng là người vay và chủ nợ của NH (bao gồm những người gửi tiền và những người chủ sở hữu). Điều này đòi hỏi là trước hết nội dung hợp đồng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn của người vay theo một kế hoạch trả nợ thuận lợi. Tạo điều kiện thuận lợi để người vay có khả năng xử lý các nghĩa vụ trả nợ, bởi vì sự thành đạt của NH phụ thuộc vào sự thành công của khách hàng. Ngoài ra cán bộ tín dụng phải có khả năng cố vấn tài chính cho khách hàng đồng thời cố vấn khách hàng hoàn thành đơn xin vay.
Một hợp đồng tín dụng hợp lệ phải bảo vệ quyền lợi của NH bằng cách quy định những điều khoản giới hạn hoạt động của người vay, nếu các hoạt đọng này đe doạ khả năng thu hồi vốn vay của NH. Quá trình cưỡng chế thu hồi nợ vay (khi nào và ở đâu NH sẽ hành động cưỡng chế thu hồi nợ vay) cũng phải được quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng tín dụng.
Trong khi những công ty lớn và các khách hàng khác có hệ số tín nhiêm cao không cần có bảo đảm tín dụng. Những khách hàng còn lại thường được yêu cầu có biệ pháp bảo đảm tín dụng như cầm cố, thế chấp tài sản hay bảo lãnh trả nợ của người thứ ba. Việc NH nhận bảo đảm tín dụng nhằm hai mục đích: thứ nhất: nếu người vay không trả nợ theo quy định, thì NH có quyền bán tài sản cầm cố hay thế chấp để thu hồi nợ; thứ hai: nhận bảo đảm tín dụng tạo cơ sở thuận lợi cho NH lợi thế về tâm lý cho người vay. Bởi vì một tài sản đã là một vạt đặt cọc buộc người vay phải có trách nhiệm hơn trong việc hoàn trả nợ vay để khơi phải gán những tài sản của mình. Như vậy câu hỏi quan trọng thứ ba đối với mỗi hợp đồng tín dụng là: NH có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản đảm bảo hay thu nhập của người vay?
Khi nhận bảo đảm tín dụng NH phải xác định rõ ràng và chính xác những tài sản nào là đối tượng có thể gán nợ và có thể bán được và đồng thời phải chứng minh được bằng văn bản cho các chủ nợ khác biết được mình là người hợp pháp có quyền sở hữu tài sản nếu như người vay không trả được nợ. Khi đã nhận tài sản thế chấp, NH sẽ có vị trí ưu tiên trong việc nhận gán nợ so với các chủ nợ khác và ngay cả với chủ sở hữu.
Mô hình định lượng về RRTD.
Bên cạnh sử dụng mô hình đinh tính trong quản lý RRTD các nhà quản lý còn sử dụng mô hình định lượng như một công cụ hữu hiệu. Sau đây chúng ta sẽ tiếp cận một số mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng.
Mô hình điểm số Z (Z –credit scoring model)
Mô hình điểm số Z được hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ và hiên nay có rat nhiều các NH áp dụng. Đại luợng Z là thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay phụ thuộc vào:
Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xi).
Tầm quan trọng cuả các chỉ tiêu này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.
Từ đó, đi đến mô hình cho điểm sau:
Z = 1, 2X1 +1, 4X2 + 3, 3X3 + 0, 6X4 + 1, 0X5
Trong đó:
X1: tỷ số :vốn lưu động ròng/tổng tài sản”
X2: Tỷ số “lợi nhuận giữu lại/tổng tài sản”
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản”
X4: tỷ số “Thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp, như vậykhi trị số Z thấp hay là một số âm là một căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm nguy cơ vỡ nợ cao.
Theo mô hình này, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1, 81 phải xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao. Căn cứ vào kết luận nà, NH sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng này cho đến khi cải thiện điểm số Z lớn hơn 1, 81.
Bên cạnh những ưu điểm, Thì mô hình điểm số tín dụng có những hạn chế sau:
Mô hình không cho phép phân biệt khách hàng thành hai nhóm “vỡ nợ” và “không vỡ nợ”. Trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại từ không trả hay chậm trễ trong trả lãi tiền vay đến việc không trả nợ gốc và tiền lãi nợ vay. Điều này hàm ý, cần có một mô hình cho điểm chính xác hơn, toàn diện nhiều thang điểm để phân loại khách hàng thành nhiều nhóm tương ứng với mức độ vỡ nợ khác nhau.
Không có lý do rõ ràng để giải thích sự bất biến về tầm quan trọng của biến số thời gian, dù là trong ngắn hạn. Tương tự như vậy, các biến số X cũng không phải là bất biến, đặc biệt là khi điều kiện thị trường và kinh doanh thường xuyên thay đổi. Ngoài ra, mô hình cũgn giả thiết rằng các biến số X là hoàn toàn độc lập không phụ thuộc lẫn nhau.
Đã không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hoá, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến mức RRTD của khách hàng. VÍ dụ, yếu tố “danh tiếng” của khách hàng, Yếu tố “mối quan hệ truyền thống” giữa khách hàng và NH, hay yếu tố vĩ mô như chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doan. Nhìn chung, các nhân tố này thương không đựoc đề cập đến trong mô hình ghi điểm tín dụng Z.Mặt khác, mô hình cho điểm thường su dụng các phương tiện thông tin đại chúng khác như giá trị thị trường của các tài sản tài chính, …
Mô hình điểm số tín dụng.
Mô hình tính điểm tín dụng tiêu dùng
Ngày nay, nhiều NH sử dụng phương pháp cho điểm để xử lý các đơn xin vay của người tiêu dùng. Thực tế, nhiều tổ chức thẻ tín dụng đã sử dụng mô hình điểm số để xử lý số lượng đơn yêu cầu ngày một gia tăng, những ngân hàng cũng sử dụng mô hình này để đán giá những khoản tín dụng như mua sắm xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất đọng sảm và kinh doanh nhỏ. Nhiều khách gàng ưa thích sự thuận tiện và nhanh chóng khgi đưa ra những yêu cầu tín dụng của họ được xử lý bẵng hệ thống cho điểm tự động. Thông thường, khách hàng có thể gọi điện thoại đến NH để liên hệ xin vay, thông qua hệ thống máy tính nối mạng, trên cơ sở dữ liệu của khách hàng, trong vòng vài phút NH có thể thông báo kết quả tín dụng cho khách hàng.
Các yếu tố quan trọng iên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ huộc, sở hữu nhà thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài tài khoản nhân, thời gian công tác.
Mô hình cho điểm tín dụng thường sử dụng 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục cho điểm từ 1 đến 10. Ví dụ, bảng dưới đây cho thấy những hạng mục và điểm của chúng thường được sử dụng ở các NH Mỹ.
Bảng 1.1: Bảng tính điểm đối với khách hàng cá nhân
STT
Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng
Điểm số
1
Nghề nghiệp của người vay
Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh
Công nhân có kinh nghiệm
Nhân viên văn phòng
Sinh viên
Công nhân không có kinh nghiệm
Công nhân bán thất nghiệp
10
8
7
5
4
2
2
Trạng thái nhà ở
Nhà riêng
Nhà thuể hay căn hộ
Sống cùng người thân, bạn bè
6
4
2
3
Xếp hạng tín dụng
Tốt
Trung bình
Không có hồ sơ
Kém
10
5
2
0
4
Kinh nghiệm nghề nghiệp
Nhiều hơn 1 năm
Từ một năm trở xuống
5
2
5
Thời gian sống ở địa chỉ hiện hành
Nhiều hơn 1 năm
Một năm trở xuống
2
1
6
Điện thoại cố định
Có
Không
2
0
7
Số người sống cùng
Không
Một
Hai
Ba
Nhiều hơn ba
3
3
4
4
2
8
Các tài khoản tại NH
Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành sec
Tài khoản tiết kiệm
Tài khoản phát hành sec
Không
4
3
2
0
Khách hàng có điểm cao nhất theo mô hình với 8 hạng mục nêu trên là 43 điểm thấp nhất là 9 điểm. Giả sử NH biét rằng, mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng có tín dụng tót và khách hàng có tín dụng xấu; trên cơ sở đó, Nh hình thành một khung chính sách tín dụng tiêu dùng theo mô hình điểm số như sau:
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp điểm khách hàng
Tổng số điểm của khách hàng
Quyết đinh tín dụng
Từ 28 điểm trở xuống
Từ 29 điểm đến 31 điểm
Từ 31 điểm đến 33 điểm
Từ 34 điểm đến 36 điểm
Từ 37 điểm đến 38 điểm
Từ 39 điểm đến 40 điểm
Từ 41 điểm đến 43 điểm
Từ chối tín dụng
Cho vay đén 500$
Cho vay đến 1000$
Cho vay đến 2500$
Cho vay đến 3500$
Cho vay đến 5000$
Cho vay đến 8000$
Như vậy mô hình điểm số đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của NH. Tuy nhiên mô hình này cũng có một số nhược điểm như đã không thể điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi của nền kinh tế và những thay đổi của cuộc sống gia đình. Mô hình điểm số không linh hoạt có thể đe doạ đến chương trình tín dụng của NH, bỏ sót những những khách hàng lành mạnh làm giảm lòng tin của cộng đồng đối với dịch vụ của NH.
Mô hình tính điểm đối với các doanh nghiệp
Đối với hầu hết các NH đối tương khách hàng là các daonh nghiệp chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Do đó việc xây dựng một hệ thống chấm điểm tín dụng đối với đối tương khách hàng này là vô cùng quan trọng. Có một mô hình tính điểm hiệu quả sẽ là cơ sỏ để đưa ra các quyết định phòng nhừa rủi ro tín dụng rất hiệu quả.
Bảng 1.3: Bảng tính điểm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các chỉ tiêu
Điểm
Các chỉ tiêu
Điểm
1. Số năm hoạt động SXKD
- Trên 31 năm
- Từ 21 đến 31 năm
- Từ 13 đên 21 năm
- Từ 9 đến 13 năm
- Từ 6 đến 9 năm
- Từ 3 đến 5 năm
- Từ 0 đến 3 năm
30
28
24
20
15
10
0
5. Uy tín của khách hàng
- Giao dịch tốt trong 2 năm trước liền kề
- Đôi khi trễ hạn trả nợ
- Giao dịch tốt trên 6 tháng nhưng chưa tới 2 năm
- Khách hàng mới dưới 6 tháng
- Thường trả nợ trễ hạn
20
16
14
10
0
2. Quy mô tài sản
- Trên 60 tỷ đồng
- Từ 30 đến 60 tỷ đồng
- Từ 20 đến 30 tỷ đồng
- Từ 10 đến 20 tỷ đồng
- Từ 7 đến 10 tỷ đồng
- Từ 4 đến 7 tỷ đồng
- Dưới 4 tỷ đồng
12
10
8
6
4
2
0
6. Lãnh đạo ổn định
- Rất ổn định
- Có một vào thay đổi trong 5 năm qua (hoạc một vài năm tới)
- Có sự thay đổi lãnh đạo liên tục trong 2 năm qua hoạc 2 năm tới mà người kế tục không rõ
14
8
0
- Quan hệ giao dịch giữa cá nhân chủ doanh nghiệp và ngân hàng.
- Có vay thế chấp, gửi tiền mua kỳ phiếu NH
- Có giao dịch không đáng kể
- Không có giao dịch
14
7
0
7. Chỉ tiêu thanh khoản (Lãi gộp+TM+TGNH)/Nợ ngắn hạn
- Trên 2
- Từ 1, 4 đến 2
- Từ 0, 85 đến 1, 4
- Từ 0, 5 đến 0, 85
- Từ 0, 25 đến 0, 5
- Từ 0 đến 0, 25
- Dưới 0
12
10
8
6
4
2
0
4. Kinh nghiệm tổ chức quản lý của chủ sở hữu.
- Trên 31 năm
- Từ 21 đến 31 năm
- Từ 13 đến 21 năm
- Từ 9 đén 13 năm
- Từ 6 đến 9 năm
- Từ 3 đến 5 năm
- Từ 0 đến 3 năm
30
28
24
17
10
5
0
8.Tiềm năng lâu dài của DN
- Tốt
- Thuận lợi
- Ổn định
- Hơi bất ổn
- Không an toàn
20
16
12
8
0
Bảng 1.4: Bảng xếp loại khách hàng
Tổng số điểm
Xếp loại
Tỷ lệ % nợ quá hạn trong vòng một năm
Trên 120 điểm
Từ 91 đến 120 điểm
Từ 75 đến 91 điểm
Dưới 75 điểm
1
2
3
4
1.5% - 2.25%
2.25% - 3.5%
3.5% - 5%
Trên 5 %
1.2.4.3.Quản lý rủi ro tín dụng trong quy trình tín dụng.
Quy trình nghiệp vụ cho vay gồm 4 phần tương đương với 4 giai đoạn của quá trình cho vay bao gồm: Quy trình xét duyệt cho vay, quy trình phát tiền vay, quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay và quy trình thu hồi nợ vay. Trong đó quy trình xét duyệt cho vay và quy trình theo dõi sau vay là những giai đoạn có ảnh hưởng lớn đến mức độ rủi ro của khoản vay.
Thẩm định cho vay
Trên cơ sở các hồ sơ đề nghị vay vốn mà khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, cụ thể thẩm định các nội dung sau:
Kiểm tra hồ sơ nhằm đảm bảo hồ sơ của khách hàng dúng với quy định hiện hành của quy chế cho vay.
Tiến hành thẩm định các nội dung sau:
+ Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng.
+ Thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh, tài chính, năng lực hoạt động của khách hàng.
+ Thẩm định mặt kinh tế kỹ thuật cảu dự án, hiệu quả và khả năng tài trợ của dự án.
+ Thẩm định biện pháp bảo đăm tiền vay.
Việc thẩm định nhằm hạn chế rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng
Kiểm tra và theo dõi sử dụng vốn vay.
Để hạn chế rủi ro tín dụng các NH thường có một cơ chế giám sát sau khi cho giải ngân. Cụ thể bao gồm các nội dung sau:
Cán bộ tín dụng chủ động kiểm tra sủ dụng vốn vay theo đúng kế hoạch đã đặt ra.
Trường hợp cần thiết phải bổ sung lực lương để chất lương khoản vay được đảm bảo chất lượng kiểm tra sử dụng vốn vay tốt nhất
Trường hợp phát hiện khoản vay có dấu hiệu rủi ro, cán bộ tín dụng cần báo cáo cấp trên để chủ động kiểm tra đột xuất.
Trường hợp điều kiện thực tế của khoản vay không cho phép kiểm tra sử dụng khoản vay theo kế hoạch cần có những điều chỉnh thích hợp.
Trường hợp khách hàng không hợp tác tạo điều kiện kiểm tra sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng cần thuyết phục khách hàng để đảm bảo thực hiện đúng việc kiểm tra sử dụng vốn vay theo kế hoạch.
Tuỳ từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng có thể kiểm tra các nội dung khác nhau. Cán bộ tín dụng cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao, khôn khéo, chủ động trong công việc để có biện pháp kiểm tra thích hợp nhất.
Kiểm tra tín dụng không phải là công việc thừa, lãng phí, mà rất cần thiết để hình thành chính sách cho vay của ngân hàng một cách lành mạnh. Nó không những giúp cho nhà quản lý nhận ra những vấn đề một cách nhanh chóng, mà còn có tác dụng kiểm tra thường xuyên xem cán bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách cho vay của NH hay không? Kiểm tra tín dụng cũng giúp cho ban Giám đốc và hội đồng quản trị trong việc đánh giátoàn bộ tiềm ẩn rủi ro đối với NH, từ đó đề ra các biên pháp phòng chống cũng như định hướng chính sách dự phòng và chiến lược tăng vốn chủ sở hữu của NH trong tương lai.
1.2.4.4. Xử lý nợ xấu.
Cho dù hầu hết các NH đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an toàn tín dụng, nhưng điều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng vẫn được thể hiện trên sổ sách là những khoản tín dụng có vấn đề. Những khoản nợ xấu thường bao gồm các trưòng hợp: Người vay không thể trả nợ đúng hạn hay nhiều kỳ, tài sản đảm bảo tín dụng giảm giá, … Trong khi nội dung nợ xấu ít nhiều là khác nhau trong các tình huống khác nhau, nhưng một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản nợ xấu nêu ra như sau:
Sự chậm trễ bát thường và không có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thoả thuận; hoạc chậm trễ trong việc liên hệ với cán bộ tín dụng.
Đối với tín dụng doanh nghiệp, bất cứ sự thay đổi bát thường nào trong phương thức hạch toán khấu hao, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập.
Đối với tín dụng doanh nghiệp, việc cơ cấu lại nợhay hạn chế thanh toán cổ tức, hay có sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm.
Giá cổ phiếu của công ty thay đổi bất lợi.
Thu nhập ròng giảm trong một hay nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như: tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phần (ROE) hay lợi tức trước thuế và lãi suất (EBIT).
Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn (chỉ tiêu vốn cổ phần trên nợ vay), thanh khoản(chỉ tiêu thanh khoản hiện hành), hay mức độ hoạt động (ví dụ chỉ tiêu doanh thu trên hàng tồn kho).
Độ lệch của doanh thu hay lưu chuyển tiền tệ so với kế hoạch khi mà tín dụng đã được cấp
Những thay đổi bất ngờ, không dự kiến và không có lý do đối với số dư tiền gửi của khách hàng tại NH.
Bảng 1.5: Những biểu hiện của một khoản tín dụng xấu
Các biểu hiện của
tín dụng có vấn đề
Các biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu quả
1- Trả nợ vay không đúng kỳ hạn hoặc thất thường
Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ
2- Thường xuyên xin đổi thời hạn, xin gia hạn thất thường
2- Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai (ví dụ sự hợp nhất)
3- Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì nợ gốc giảm đi một ít)
3- Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng duy trì số dư tiền gửi lớn.
4- Lãi suất tín dụng cao không bình thường (để bù đắp RRTD)
4- Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý từng khoản tín dụng
5- Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng không bình thường
5- Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng có trụ sở ngoài lãnh địa hoạt động của NH
6- Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu tăng (hệ số đòn bẩy tăng)
6- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sót và không đồng bộ.
7- Thất lạc hồ sơ (Đặc biệt là các báo cáo tài chính của khách hàng)
7- Tỷ lệ cho vay nội bộ cao (cán bộcông nhân viên, hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, các cổ đông, ..)
8- Chất lương bảo đảm tín dụng thấp
8- Có xu hướng thái quá trong cạnh tranh (cấp tín dụng xấu để giữ chân khách hàng)
9- Tin và đánh giá lại tài sản để tăng vốn chủ sở hữu cho khách hàng.
9- Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ
10- Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng tiền hay dự báo luồng tiền
10- Không nhạy cảm với sự thay đổi cảu môi trường kinh tế.
11- Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ (ví dụ bán nhà xưởng hay máy móc thiết bị)
Vậy NH phải làm gì khi tín dụng có vấn đề?Giải pháp để thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề theo một số bước sau:
Luôn đặt mục tiêu là: Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đã cho vay.
khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng, mọi châm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở lên xấu hơn.
Trách nhiệm xử lý tín dụng có vấn đề phải được độc lập với chức năng cho vay nhằm tránh xung đột có thể xảy ra với quan điểm của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay
Chuyên gia xử lý tín dụng cần hội ý khẩn với khách hàng về các giải pháp có thể, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu , và tăng cường cải tiến công tác quản lý. Trước khi hội ý với khách hàng, chuyên gia cần phân tích sơ bộ tín dụng có vấn đề và nhưũng nguyên nhân có thể, ghi chú mọi vấn đề đặ biêt có thể khám phá ra (kể cả những chủ nợ liên quan). Xây dựng kế hoạch hành động sau khi đã xác định rủi ro đối với NH và bổ sung hồ sơ tín dụng (đặc biệt là yêu cầu bổ sung tài sản và đảm bảo tín dụng để phù hợp với tình hình mới).
Dự tính những nguồn thu cí thể thu nịơ có vấn đề (bao gồm nguồn thu từ thanh lý tài sản và số dư tiền gửi tại NH).
Chuyên gia cần tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem khách hàng còn những nghia vụ tài chính nào chua thực hiện
Đối với doanh nghiệp, cần đánh giá chất lương năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt đọng và các tài sản của doanh nghiệp.
Phải cân nhắc mọi phưong án có thể hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gầm việc thoả thuận gia hạn nợ tam thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt. hoặc tìm kiếm giả pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. Các khả năng khác có thể là bổ sung tài sản bảo đảm tín dụng, yêu cầ có bảo lãnh của người thứ ba, cơ cấu lại doanh nghiệp, sát nhập hay thanh lý công ty nộp đơn xin phá sản.
Chương 2Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.
2.1. Tổ chức tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.
Tổ chức hoạt động tín dụng tại HaBuBank được phân làm 3 cấp: Hội sở, chi nhánh cấp 1 và chi nhánh cấp 2.
2.1.1.1. Tại hội sở chính.
Uỷ ban quản lý rủi ro.
Ủy ban quản lý rủi ro được thành lập nhằm hỗ trợ cho hội đồng quản trị trong công tác quản lý rủi ro, đứng đầu uỷ ban là chủ tịch Hội đồng quản trị. Các thành viên của uỷ ban thường là hoạt động bán nhiệm và thường là những ngưới đại diện cho ban lãnh đạo hoặc hiện đang là những người được phân công phụ trách các phòng quản lý các hoạt động lớn của NH như phòng Vốn, phòng Quản lý tín dụng, Phòng phân tích tổng hợp kinh tế, phòng đề án tín dụng.
Hội đồng tín dụng trung ương.
Hội đồng tín dụng trung ương được thành lập nhằm hỗ trợ cho ban điều hành trong việc cung ứng sản phẩm đến khách hàng. Chủ tiọch hội đồng là chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng là phó tổng giám đốc phụ trách các hoạt động tín dụng. Thành viên hội đồng là các trưởng phòng Đầu tư dự án, Phân tích đầu tư dự án, Quan hệ khách hàng và pháp chế. Nhiệm vụ của hội đồng là xem xét và phê duyệt các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết của giám đốc các chi nhánh.
Phòng quản lý tín dụng.
Phòng quản lý tín dụng thực hiện 3 vai trò chủ yếu: Theo dõi và quản lý rủi ro tín dụng, hướng dẫn và ban hành các chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng, xây dụng kế hoạch và định hướng cho hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.
Phòng đầu tư dự án.
Phòng đầu tư dự án thực hiện 2 nhiệm vụ cơ bản: Tái thẩm định các dự án vượt hạn mức phán quyết của giám đốc các chi nhánh và trực tiếp xem xét thẩm định các dự án lớn tại Hà Nội.
Phòng công nợ.
Phòng công nợ chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ các khoản vay khó đòi (trên 180 ngày), theo dõi trích lập quỹ dự phòng rủi ro nợ khó đòi và xử lý nợ khó đòi từ quỹ dự phòng rủi ro. Xem xét._.g mới, ba bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và quản lý nợ có sự độc lập tương đối. tuy nhiên đối với một hồ sơ vay vốn, cán bộ quản lý khách hàng cần chủ động tích cực thương thảo cùng cán bộ quản lý tín dụng để cùng nhau xem xét, thẩm định nhu cầu của khách hàng . Nếu như vậy thì thời gian sẽ đựoc rút ngắn hơn so với việc cán bộ quản lý khách hàng xem xét thẩm định xong rồi mới chuyển sang cho cán bộ quản lý rủi ro tái thẩm định hơn nữa là quyết định cuối cùng đối với khoản vay cần cấp tín dụng sẽ có tính thống nhất hơn. Bên cạnh đó, để chất lượng của Báo cáo thẩm định rủi ro có chất lượng cao hơn và đánh giá chính xác hơn những rủi ro có thể gặp phải, cán bộ quản lý rủi ro cần chủ động có kế hoạch thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác, kể cả việc tiếp xúc trực tiếp và thăm thực địa khách hàng chứ không nên chỉ dựa vào các thông tin nêu tại báo cáo đề xuất tín dụng của cán bộ quản lý khách hàng.
Về vấn đề con người: Mô hình tín dụng mới có nhiều điểm khác biệt hoàn toàn so với mô hình tín dụng truyền thống đã được hình thành và áp dụng hàng chục năm nay vì vậy không dễ gì ngày một ngày hai có thể thay đổi về mặt nhận thức cũng như thói quen của cán bộ. Do điều quan trọng là phải thay đổi yếu tố con người sao cho thích nghi với mô hình mới. Một là phải nâng cao kiến thức và nhận thức cho cán bộ thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, các buổi bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ để cán bộ hiểu về vai tròp của từng cá nhân trong mô hình mới. Hai là cần phải bố trí đủ đầy đủ phương tiện làm việc và tạo ra một không gian làm việc thuận tiện choi việc trao đổi đi lại giữa ba bộ phạn QHKH-QLRR-QLN, tổ chức theo dõi giám sát quá trình thực hiện để quan tâm giả quyết kịp thời các vướng mắc. Ba là, Với mô hình mới, khối lượng công việc đồ sộ đòi hỏi phải có một sự nỗ lực lớn của đội ngũ cán bộ vì vạy ban lãnh đạo cần phải có sự động viên khích lệ tinh thần làm việc cảu cán bộ và có chính sách khen thưởng kịp thời.
3.2.2.Hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro tín dụng
Hiện nay có rất nhiều công cụ phục vụ cho hạot động quản lý rủi ro tín dụng mà nhiều Ngân hàng trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, trong bài viết này chỉ đưa ra các các giả pháp nhằm nâng cao hiệu quả cảu các công cụ mà ngân hàng đang áp dụng
Thứ nhất, Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng daonh nghiệp. Các kết quả chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp phải được lưu giữ khao họcvà định kỳ đánh giá hiệu quả cũng như các vướng , ắc và những điểm không phù hợp khi áp dụng vào thực tế. Từ đó, chi nhánh có thể đè xuất những điểm phù hợp hơn về quy trình cũng như hệ thống chỉ tiêu làm cơ sở cho việc xây dựng đựoc hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụngphù hợp và mang tính chuẩn mực.
Ngoài ra để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả và việc đánh giá khách hàng được nhất quán thì việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng cần được áp dụng đối với tất cả các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng. Với đối tượng là khách hàng cá nhân, bên cạnh những đánh giá của cán bộ tín dụng, việc áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng là rất cần thiết và hiệu quả vì với số lượng món vay lớn nhưng giá trị lại nhỏ lẻ thì phương pháp này cho phép cán bộ tín dụng rút ngắn thời gian đánh giá khách hàng. Để có thể sớm đưa ra quyết địn cấp hay từ chối cấp tín dụng trên cơ sở phân loại khách hàng, việc xếp hạng tín dụng cá nhân được tíên hành theo hai bước cơ bản:
Lựa chọn sơ bộ: Ở bước này, cán bộ tín dụng chấm điểm khách hàng về các chỉ tiêu như: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, thời gian làm công việc hiện tại, trạng thái nhà ở, cơ cấu gia đình, số người sống cùng (phụ thuộc), thu nhập hàng năm của cá nhân, thu nhập hàng năm của gia đình. Khách hàng sau bước này sẽ được phân thành hai loại: khách hàng có tổng số điểm dưới một mức nhất định thì từ chối và chấm dứt quá trình xếp hạng, các khách hàng có tổng số điểm trên mức này sẽ được tiếp tục xếp hạng ở bước hai.
Chấm điểm và phân loại: Trong bước này, cán bộ tín dụng chấm điểm cho các khách hàng đã được lựa chọn về các chỉ tiêu liên quan đến khả năng tài chính và tình hình trả nợ với ngân hàng, tình hình chậm trả lãi, dư nợ hiện tại, các dịch vụ sử dụng của HaBuBank, số dư tài khoản tiền gửi tiết kiệm trung bình tại HaBuBank năm trước…Trên cơ sở số điểm khách hàng đạt được, người vay được phân loại thành các mức độ khác nhau, từ đó cán bộ tín dụng đưa ra quyết định về việc từ chối hay cấp tín dụng cũng như các điều kiện kèm theo đối với khách hàng.
Thứ hai, trong khi HaBuBank chưa xây dựng một mô hình định lượng để xác định mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như xác định giới hạn tín dụng tương ứng với mức độ rủi ro, cán bộ tín dụng cần phải áp dụng các tiến bộ kỹ thuật phân tích tổng hợp tính hình doanh nghiệp: Phân tích định tính, phân tích chỉ số tài chính, phân tích dòng tiền…nhằm đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp để xây dựng giới hạn tín dụng cho phù hợp. Cán bộ tín dụng cũng cần phải chủ động xây dựng kế hoạch làm việc cũng như tiếp cận khách hàng để thu thập thông tin để có thể xác định giới hạn tín dụng cho khách hàng vào thời điểm hết tháng 3 hàng năm hoặc muộn nhất là tháng 6 hàng năm trong trường hợp khách hàng chưa hoàn thành báo cáo tài chính.
Thứ ba, HaBuBank cần được xây dựng hệ thống nhận diện, đo lường cảnh báo và đề xuất các giải pháp giám sát từ xa. Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, để nâng cao năng lực nhận diện rủi ro cho cán bộ tín dụng, HaBuBank cần tổng kết các dấu hiệu cảnh báo rủi ro như một cẩm nang của chính sách quản lý rủi ro tín dụng. Có thể tổng kết các dấu hiệu theo nhóm sau:
Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
Sự trì hoãn bất thường hay không có lời giải thích của người vay trong việc các báo cáo tài chính và các khoản thanh toán gốc và lãi theo kế hoạch cũng như trì hoãn trong việc tiếp xúc với cán bộ tín dụng.
Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính.
Đối với các món cho vay kinh doanh, việc đề nghị ra hạn điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần mà không có lý do hoặc thiếu những căn cứ thuyết phục mang tính khách quan, hay sự thay đổi trong mức xếp hạng tín dụng của khách hàng là những dấu hiệu cần lưu ý.
Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu giá trị tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biến mất không còn tồn tại.
Nhóm các dấu hiệu liên quan tới hoạt động của khách hàng:
Đối với những món vay kinh doanh là những thay đổi bất thường xuất hiện trong các phương pháp mà người vay sử dụng để tính khấu hao tài sản cố định, trả tiền luôn, tính giá trị hàng tồn kho, tính thuế.
Những thay đổi bất lợi về giá cổ phiếu của khách hàng vay vốn.
Khách hàng hoạt động thu lỗ trong một hoặc nhiều năm đặc biệt thể hiện thông qua các chỉ số lãi trên tài sản của người vay ROA, lãi trên vốn cổ phần ROE, thu nhập trước lãi và thuế EBIT.
Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn của người vay (tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu) khả năng thanh toán hay mức độ hoạt động.
Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng xin vay.
Sự thay đổi thường xuyên về tổ chức của ban lãnh đạo doanh nghiệp, xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn của ban lãnh đạo, tranh chấp trong quá trình quản lý.
Các dấu hiệu như khách hàng khó khăn trong phát triển sản phẩm, thay đổi về chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nước, hàng hoá ngoại nhập tràn lan với tính năng mới, giá cả hợp lý….
Việc nhận diện các dấu hiệu rủi ro như trên không phải dễ dàng trong thực tế, nếu ngân hàng phát hiện ra được nhiều, chính xác dấu hiệu cảnh báo về rủi ro tín dụng thì đó chính là hướng để ngân hàng có các biện pháp thích hợp và kịp thời ngăn chặn cho rủi ro đó không thể xảy ra.
Thứ tư, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án vay vốn
Xu hướng hiện na, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi khách hàng ngày càng lớn. Các dự án, phương án vay vốn với mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh daonh phức tạp hơn và thị trường diễn biến bất thường hơn, tính cạnh tranh cao hơn. Do đó công tác thẩm định càng quan trọng hơn trước khi quyết định cho vay, là nhân tố quan trọng xác định chất lượng khoản vay. Sau bước xác định giới hạn tín dụng tức là thẩm định rủi ro về tổng thể của khách hàng thì việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh là bước tiếp theo nhằm đánh giá rủi ro đặc thù của mỗi khoản tín dụng cụ thể nhằm mục đích đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ, tính hiệu quả của dự án, phương án đó.
Để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các bôủi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin , cách thức thẩm định dự án.
Khi thẩm định dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau, cán bộ tín dụng cầnm tham gia và tìm hiểu thông tin về các dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác cũng như tìm hiểu lĩnh vực kinh tế kỹ thuật của dự án, phương án xin vay vốn của khách hàng .Đối với những dự án vay vốn lớn, Ngân hàng có thể xem xét thuê tổ chức tư vấn độc lập, có tư cách pháp nhân, có năng lực uy tín để thẩm định, xác định trứơc khi chấp thuận cho vay. Việc này có thể tăng chi phí cho Ngân hàng nhưng đảm bảo an toàn cho Ngân hàng khi quytế định cho vay bởi vì quyết định của cán bộ tín dụng đôi khi có thể chưa chính xá. Để xác định tính hiệu quả của dự án, trong khi thẩm định, cán bộ thẩm định cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra từ đó so sánh đánh giá dự án và quyết định cho vay.
Trong các nội dung cần thẩm định cán bộ tín dụng cần lưu ý trong việc thểm định uy tín khả năng tài chính của khách hàng . Thẩm định dự án cũng đồng thời là tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả nhất. Ngoài ra để nâng cao chất lượng thẩm định cán bộ thẩm định không chỉ thẩm định khi cho vay mà cả sau khi cho vay để đánh giá hiệu quả cuả dự án đầu tư, từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn.
3.2.3 Nâng cao vai trò của Phòng Quản lý rủi ro tín dụng
Trong quản lý rủi ro tín dụng, HaBuBank cần thực hiện quản lý rủi ro đối với từng khoản tín dụng và đối với danh mục tín dụng. Quản lý rủi ro đối với từng khoản tín dụng đòi hỏi kiến thức cụ thể về hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính của đối tác trong khi quản lý rủi ro danh mục tín dụng yêu cầu kiến thức bao quát toàn diện để giám sát toàn bộ thành phần và chất lượng danh mục tín dụng. Ngân hàng cần phải có hệ thống giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của danh mục tín dụng. Việc giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng giúp cho ngân hàng có được cái nhìn tổng thể về rủi ro tín dụng, từ đó dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu tư tập trung vào những hạng mục nào (khách hàng, khu vực, ngành nghề…), trên cơ sở đó có những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức nhằm làm giảm thiểu rủi ro.
Ngoài ra, ngân hàng cuãng cần thiết lập được bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích diễn biến và dự báo kinh tế vĩ mô kể cả ngắn hạn và trung dài hạn dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để lavf định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư vốn tín dụng của mình.
Để thực hiện được mhững yêu cầu trên trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, trong thời gian tới, phòng QLRR cần phải sớm đưa vào triển khai chức năng nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn, hiệu quả với các nhiệm vụ cụ thể sau:
Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng
+ Soạn thảo chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ bao gồm việc xác định tỷ lệ nợ xấu tối đa có thể chấp nhận được, cảnh báo các mặt hàng và lĩnh vực đầu tư cần hạn chế…
+ Trực tiếp tham gia và thưo dõi việc thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng.
+ Tổ chức đánh giá định kỳ chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm đề xuất chỉnh sửa kịp thời các nội dung hoặc chỉ tiêu cần thiết.
Quản lý danh mục đầu tư
+ Tổ chức giám sát thường xuyên danh mục đầu tư tín dụng nhằm đảm bảo dư nợ theo từng nhóm khách hàng, theo lĩnh vực/mặt hàng đầu tư, theo cơ cấu thời hạn vay…không vượt quá tổng mức giới hạn đã được phê duyệt.
+ Kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro, hám khách hàng/mặt hàng /lĩnh vực đầu tư có vấn đề, đề xuất điều chỉnh GHTD đối với các khoản mục cho là cần thiết.
+ Đánh giá định kỳ kết quả áp dụng Hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp đồng thời đề xuất các biện pháp áp dụng phù hợp.
Với chức năng này của Phòng QLRR sẽ đảm bảo việc quản lý rủi ro tín dụng được tập trung vào một đầu mối từ đó đưa ra được những đánh giá mang tính toàn diện, tổng thể và có chất lượng cao đối với những rủi ro mà HaBuBank gặp phải cũng như đưa ra được các điều chỉnh cần thiết một cách kịp thời cho hoạt động tín dụng của toàn ngân hàng. Công việc này đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian cho việc nghiên cứu cũng như kỹ năng tổng hơp, so sánh, phân tích, đánh giá của cán bộ QLRR. Vì vậy, Chi nhánh cần khẩn trương có kế hoạch bổ sung cán bộ cho Phòng QLRR và các chương trình đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp cụ cho cán bộ. Về lâu dài, khi có điều kiện, HaBuBank cần thiết lập một bộ phận chuyên trách thực hiện công việc này với các cán bộ có kinh nghiệm.
3.2.4. Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo
Đây là giải pháp rất cần thiết và xuất phát từ thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM vì để đảm bảo an toàn khi cho vay thì cần phải có tài sản đảm bảo tiền vay. Thực tế cho thấy, tình hình kinh tế, thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng đang chứa đựng rất nhiều tiềm ẩn, nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy, tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo là biện pháp hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra vì tài sản đảm bảo sẽ là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu từ thu nhập do chính khoản vay tạo ra không còn khả năng thu hồi. Bên cạnh đó, cũng theo thông lệ quốc tế mà hệ thống NHTM Việt Nam từng bước tiến tới khi tính toán, trích lập dự phòng rủi ro cho một khoản vay theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN trong đó có tính tới giá trị của tài sản đảm bảo thì việc tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo cũng như việc quản lý, phân tích đánh giá loại tài snr nhận làm đảm bảo là một yêu cầu tất yếu của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, tài sản đảm bảo phải có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn cần xem xét, định giá lại gái trị của tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng cần phải thường cuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại trên thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá tài sản đảm bảo một cách hợp lý. Để đáp ứng yêu cầu bắt buộc trong các bước thẩm định rủi ro, quản lý và giám sát khoản vay của quy trình tín dụng.
Với định hướng tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, trong khi thực tế tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo của khách hàng nhất là đối với doanh nghiệp Nhà nước rất thấp so với tổng dư nợ tại HaBuBank ; đồng thời, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả nhưng tài sản đủ cơ sở pháp lý để đảm bảo tiền vay không nhiều. Vì vậy, để tăng tài sản đảm bảo trong cho vay cần có biện pháp sau:
Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo; ngoài tài sản của doanh nghiệp có thể dùng tài sản của cá nhân của các cá nhân như Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng, thành viên hội đồng quản trị…đứng ra bảo lãnh để vay vốn ngân hàng. Chi nhánh cũng cần có kế hoạch làm việc với các DNNN đã cổ phần hóa nhưng vẫn chưa có tài sản đảm bảo để yêu cầu bổ sung kịp thời tài sản đảm bảo hoặc yêu cầu khách hàng tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường tính trách nhiệm của khách hàng đôi với vốn vay ngân hàng.
Giảm dần dư nợ nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện tài sản đảm bảo theo quy định của ngân hàng.
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý nợ vay
Đây là một nội dung rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, giúp phát hiện và ngăn ngừa sớm các rủi ro vó thể phát sinh. Để năng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát khách hàng vay, các cán bộ tín dụng cần quán triệt các nguyên tắc sau:
Định kỳ, có thể hàng quý, sáu tháng hoặc 1 năm, các báo cáo tài chính của tất cả các khách hàng vay nợ cần được rà soát bởi các cán bộ phụ trách khách hàng. Việc rà soát đó phải đi kèm với việc rà soát hồ sơ khoản vay, công việc rà soát cũng bao gồm đánh giá lại mọi nhân tố liên quan tới đề xuất tín dụng xin phê duyệt ban đầu, cập nhật mọi thông tin có liên quan. Trong trường hợp xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng xấu tới điều kiện tài chính hoặc hoạt động của khách hàng, cần tiến hành rà soát ngay.
Thực hiện kiểm tra vốn vay thường xuyên, đảm bảo ít nhất 3 tháng/lần đối với cho vay ngắn hạn và 6 tháng/lần đối với cho vay trung dài hạn.
Kết quả kiểm tra khẳng định được ít nhất các nội dung: (i) Xác định khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích như đã thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng; (ii) Giá trị tài sản hình thành bằng vốn vay, giá trị vật tư hàng hóa thực tế có cân đối với giá trị vốn vay đã phát; (iii) Khách hàng có vi phạm các cam kết tại hợp đồng tín dụng, có báo cáo ngân hàng trung thực; (iv) Các dấu hiệu bất thường khác liên quan đến tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng.
Các bộ phận có liên quan QHKH – QLRR – QLN phải phối hợp chặt chẽ lẫn nhau trong suốt quá trình thực hiện.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay
Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay là rất cần thiết giúp cho cán bộ tín dụng chủ động trong việc thực hiện kiểm tra khách hàng vay, các bộ phận có liên quan, lãnh đạo phòng hoặc Ban giám đốc có cơ sở để đôn đốc và giám sát việc thực hiện của cán bộ tín dụng, thống nhất về nội dung và phương thức kiểm tra sử dụng vốn vay bao gồm lịch kiểm tra sử dụng vốn vay và đề xuất phương thức kiểm tra sử dụng vốn vay thích hợp.
Căn cứ đặc thù hoạt động cho vay của Chi nhánh, trưởng/phó phòng QHKH chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay một số loại cho vay cơ bản, hay gặp như: Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay để thu mua hàng hóa xuất khẩu (cà phê, gạo…); Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay để nhập hàng (hàng tiêu dùng, phân bón, nguyên vật liệu…); Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay để phục vụ nhu cầu tiêu dùng (cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay sửa chữa nhà…)
Đối với các khoản vay để thực hiện dự án đầu tư, các khoản vay ngắn hạn có đặc điểm riêng biệt, các khách hàng vay có phương thức sản xuất kinh doanh đặc thù, cán bộ tín dụng cần xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay riêng thưo từng hợp đồng tín dụng, chậm nhất là sau khi phát món vay đầu tiên. Trong các trường hợp giải ngân bằng tiền mặt, việc kiểm tra sử dụng vốn vay có thể thực hiện thưo từng lần giải ngân và có thể thực hiện ngay sau ngày giải ngân hoặc là 5-10 ngày kể từ ngày giải ngân.
Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay
Cán bộ tín dụng cần chủ động thực hiện kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay. Tùy đặc điểm của từng khoản vay, cán bộ tín dụng có thể lựa chọn các cách thức kiểm tra như sau:
Kiểm tra hàng hóa lưu kho
+ Căn cứ khối lượng hàng hóa thực tế hiện có trong kho khách hàng, cán bộ tín dụng tính toán và cân đối với giá trị tiền vay đã phát theo hợp đồng tín dụng.
+ Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay là loại hàng hóa khó kiểm tra đếm thực tế (có số lượng lớn, không bao gói, lưu giữ dưới dạng rời như gạo, phân bón, cà phê…) cán bộ tín dụng có thể dựa trên thẻ kho hoặc các loại giấy tờ khác liên quan có thể chứng minh về số lượng, mẫu mã loại hàng hóa đang lưu kho.
+ Trường hợp khách hàng hiện đang vay từ nhiều ngân hàng, cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng báo cáo rõ hàng trong kho hình thành từ các nguồn vay nào, trong đó của Ngân hàng HabuBank là bao nhiêu đồng thời kiểm tra sự khớp đúng giữa thực tế với nội dung báo cáo.
Kiểm tra khối lượng thi công xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị
+ Thông thường, việc kiểm tra khối lượng thi công xây dựng cơ bản tương đối khó khăn vì vậy cán bộ tín dụng chỉ có thể căn cứ vào thực trạng của công trình tại thời điểm kiểm tra lần này so với thời điểm kiểm tra lần trước (sự tiến triển của công trình) đồng thời kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc nghiệm thu công trình, yêu cầu thanh toán của bên thi công…
+ Đối với máy móc thiết bị, cán bộ tín dụng kiểm tra chủng loại, số lượng, seri trên máy…có khớp đúng với giấy tờ hóa đơn lưu trong hồ sơ phát tiền vay.
Kiểm tra sổ sách chứng từ
+ Đối với các trường hợp hàng hóa hình thành bằng vốn vay đã được xuất đi, được bán cho đối tác hoặc hiện đang trên đường vận chuyển… cán bộ tín dụng có thể áp dụng phương pháp kiểm tra các hóa đơn chứng từ xuất khẩu, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho…
+ Trong trường hợp này, cán bộ tín dụng cần theo dõi việc thanh toán của khách hàng để thu nợ kịp thời hoặc tổ chức kiểm tra thực tế sau khi hàng đã về.
Do đặc thù sản xuất kinh doanh của các khách hàng rất khác nhau vì vậy để có thể kiểm tra tốt các nội dung như trên, cán bộ tín dụng cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc nhằm lựa chọn áp dụng biện pháp kiểm tra thích hợp nhất.
3.2.6. Nâng cao vai trò của kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ trong hoạt đọng tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng vì thông qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt đọng kiểm tra, kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.
Để nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cần thực hiện một số biện pháp sau:
Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng Kiểm tra nội bộ. Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc quản lý rủi ro cùng bộ phận kiểm tra.
Cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ trước hết phải có kiến thức về các hoạt động ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng, kiến thức về pháp luật, về tin học về ngoại ngữ đồng thời cũng phải nắm rõ các kiến thứuc chuyên môn về kiểm toán, các phương pháp kiểm toán. Vì vậy, phải thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ phòng kiểm tra nội bộ.
Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra theo hướng từ kiểm tra riêng lẻ sang kiểm tra hệ thống và kiểm tra tính tuân thủ áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.
3.2.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
Nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố đảm bảo cho sự thành công cảu việc thực hiện các biện pháp kiểm tra rủi ro tín dụng. Do đó tăng cường quản lý và đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng là biện pháp quan trọng lâu dài đối vơpí việc nang cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng.
Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng
Để đảm bảo mục tiêu của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói riêng mỗi cán bộ tín dụng bên cạnh nền tảng kiến thức sâu rộng về những lĩnh vực có liên quan hoạt động tín dụng cần phải co những kỹ năng cầnm thiết káhc như: Kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng tìm hiểu thông tin, Kỹ năng đàm phán với khách hàng, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng phân tích.
Chính sách đào tạo
Do hoạt động tín dụng có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhành nghề sản phẩm trong khi đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng hiện nay chủ yếu đựoc đào tạo từ các trường kinh tế kinh nghiệm liên quan đến các lĩnh vực kỹ thuật còn hạn chế . Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có ý thức không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên trau dồi tìm hiểu các ngành nghề lĩnh vực để cóp nền tảng kiến thức sâu rộng phục vụ cho hoạt động tín dụng.
Ngân hàng cần xây dưng một chính sách đào tạo nâng cao chất lương cán bộ làm công tác tín dụng một cách hiệu quả, cụ thể khuyến khích cán bộ tiếp tục đi học để nâng cao kiến thức nghiệp vụ, và kiến thức thị trường, thường xuyên tôt chức các khoá học bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá và phân tích cho cán bộ tín dụng.
Ngoài ra, chi nhánh nên tổ chức các buổi trao đổi thảo luận giưũa coan bộ làm công tác tín dụng để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau đặc biệt khi đưa vào áp dụng một quy định mới trong tín dụng. Chi nhánh cũng có thể mời các chuyên gia đến giảng trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ ngân hàng có thêm kinh nghiệm trong công việc.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghi với chính phủ
Với tư cách là người tạp lập ra môi trưòng kinh tế vĩ mô chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán có định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định. Tạo lập và hoàn thiền môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng đặc biệt là các quy định liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo, tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn vì việc tiếp cần thông tịhn giúp cho việc đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế và hầu như là không có vì vậy cần phải xây dựng chỉ tiêu trung bình của các ngành kinh tế. Đây là cơ sở quan trọng trong việc xem xét đánh giá khách hàng trên cơ sở so sánh với trung bình ngành qua đó giúp các NHTM có quyết định đúng đắn trong hoạt động tín dụng
Tăng cường giám sát nội bộ và kiểm toán đối với doanh nghiệp
Chuẩn bị cho quá trình hội nhập tài chính quốc tế và khu vực các daonh nghiệp cầmn phải tuân thủ chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính kế toán Điều này đồn nghĩa với việc tăng cường vai trò và hoạt động kiểm toán và giám sát nội bộ. Các công ty không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đơn thuần dịch vụ kiểm toán mà cần tư vấn cho các daonh nghiệp về mặt tài chính kế toán và giải pháo pháp lý góp phần lành mạnh hoá hoạt động của doanh nghiệp . Nhà nược cũng cần sớm ban hành quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các loại hình daonh nghiệp, sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng có nguồn thông tin đáng tin cậy trong việc đưa ra quýet định cho vay hợp lý, an toàn.
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
Ngân hàng nhà nước cần nâng cao hiưn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cập nhạt chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tịn tín dụng.
Tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM trên cơ sở phát huy vai trò giám sat nhậ dang và đưa ra được đánh giá độc lập về chiến lược chính sách, quy trình cấp tín dụng và quản trị danh mục các NHTM từ đó đảm bảo cho sự khỏ mạnh của cả hệ thống ngân hàng.
Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nguy cơ dẫn đến rủi ro ngày càng lớn, chỉ có một ngân hàng đơn độc thì không khắc phục được. Cho nên phải có hình thức trao đổi kinh nghiệm hợp tác giữa các ngân hàng trong công tác rủi ro tín dụng. Để làm đựoc điều này cần có công tác chỉ đạo trực tiếp từ NHNN tới toàn hệ thống dưới hình thức tổ chức các buổi hội thảo và khoá đào tạo cập nhật kiến thức.
Kết luận
Lĩnh vực rủi ro tín dụng đã được nghiên cứu và phát triển trên thế giới trong nhiều năm qua, tuy nhiên ở Việt nam vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và phổ biến sâu rộng. Về mặt lý thuyết, các nội dung về quản trị rủi ro tín dụng chưa được giảng dạy phổ biến cho sinh viên, các sách tham khảo về nội dung này còn hiếm và chủ yếu được dịch từ các tài liệu nước ngoài. Các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này cũng mới được thực hiện trong những năm gần đây. Về mặt thực tiễn, các quy định pháp luật trong lĩnh vực này còn rất ít và chưa bao quát hết toàn bộ nội dung trong quá trình thực hiện. Ngân hàng và các cán bộ ngân hàng chưa có đủ điều kiện và phương tiện để tiếp cận với những kiến thức mới trong lĩnh vực này trên thế giới, hệ thống thông tin tín dụng mới chỉ ở bước đầu phát triển. Bản thân khách hàng thì hầu như chưa được kiểm toán do vậy tình hình tài chính, tình hình kinh doanh không được phản ánh đầy đủ và minh bạch. Những hạn chế đó đang là những khó khăn và thách thức trong vấn đề quản trị tín dụng của các ngân hàng hiện nay.
Với đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phấn Nhà Hà Nội (HaBuBank) ”, luận văn đã đề cập đến những nội dung chủ yếu sau:
- Những lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng.
- Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại HaBuBank : những kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc và nguyên nhân.
- Một số giải pháp và kiến nghị đối với NHNN và Chính Phủ nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Mong rằng chuyên đề thực tập này có thể góp một phần nhỏ bé vào việc tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại HaBuBank cũng như quá trình lành mạnh hoá hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, NXB Giáo dục
2. PGS. TS Lưu Thị Hương (chủ biên), 2002, Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Giáo dục
3. PGS. TS Lưu Thị Hương (chủ biên), 2004, Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư, NXB Tài chính
4. TS Phan Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Thu Thảo, 2002, Giáo trình Ngân hàng Thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê.
5. Peter Rose, 2001, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính
6. Các văn bản liên quan đến nghiệp vụ tín dụng HaBuBank.
7.Quyết định 1421/2005/QĐ-HBB về bảo đảm tiền vay
8. Quyết định 391/2006/QĐ-HBB về quy trình tín dụng
9. Tạp chí Ngân hàng các số 9/2005,10 /2005,11/2005,3/2006
10. Quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng – Trung tâm đào tạo ngân hàng Đại Học kinh tế quốc dân, Hà Nội
11. Một số tài liệu khác
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0298.doc