Quản lý NVL tại Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam

Tài liệu Quản lý NVL tại Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam: ... Ebook Quản lý NVL tại Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam

doc108 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4486 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Quản lý NVL tại Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi khoa kÕ to¸n & qu¶n trÞ kinh doanh › ¶ š luËn v¨n tèt nghiÖp QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI DABACO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DABACO VIỆT NAM NGƯỜI THỰC HIỆN: SV. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG Lớp: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP B - K50 NGƯỜI HƯỚNG DẪN TS. BÙI BẰNG ĐOÀN Hµ Néi - 2009 LỜI CẢM ƠN Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện ở trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp này cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kế Toán và Quản Trị Kinh Doanh, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn, Tiến sỹ Bùi Bằng Đoàn, người đã quan tâm, chỉ bảo hướng dẫn nhiệt tình và dành nhiều thời gian quý báu giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể ban lãnh đạo, các anh chị trong phòng ban, đặc biệt là phòng Kế toán tài chính, phòng Kế hoạch-Vật tư của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi, giúp tôi tiếp cận tình hình thực tế để nghiên cứu đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người thân, những người đã tạo điều kiện cho tôi học tập, quan tâm , động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua. Do thời gain có hạn nên Luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Vậy kính mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ đạo của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để Luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thị Phương Dung MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2006-2008) 36 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2006-2008) 38 Bảng 3.3 Tình hình lao động của Nhà máy trong 3 năm ( 2006-2008) 40 Bảng 3.4 Kết quả hoạt động SXKD của Nhà máy qua 3 năm 43 Bảng 3.5 Danh mục một số nguyên vật liệu sử dụng tại Nhà máy 47 Bảng 3.6 Định mức tiêu hao một số nguyên vật liệu cho 1,000 kg thức ăn 50 Bảng 3.7 Kế hoạch sử dụng một số nguyên vật liệu dùng để sản xuất một số sản phẩm năm 2008 51 Bảng 3.8 Kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ NVL tháng 10/2008 54 Bảng 3.9 Một số nhà cung cấp NVL quen của nước ngoài 56 Bảng 3.10 Tình hình một số NVL tháng 12 năm 2008 76 Bảng 3.11 Tình hình thực hiện định mức tiêu hao một số loại NVL tháng 10/2008 của Nhà máy 78 Bảng 3.12 Chi phí một số loại nguyên liệu trước và sau khi thay đổi định mức 79 Bảng 3.13 Tổng hợp sản phẩm sản xuất của Nhà máy năm 2008 80 Bảng 3.14 Tình hình sử dụng khối lượng một số NVL năm 2008 81 Bảng 3.15 Phân tích tình hình sử dụng chi phí một số loại NVL năm 2008 83 Bảng 3.16 Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến chi phí NVL 84 Bảng 3.17 Tập hợp chi phí sản xuất qua 2 năm (2007-2008) 86 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Chức năng của quản lý 14 Sơ đồ 2.2 Nội dung công tác quản lý NVL 17 Sơ đồ 3.1 Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam 34 Sơ đồ 3.2 Quy trình công nghệ chế biến TACN của Nhà máy 41 Sơ đồ 3.3 Quy trình quản lý đối với quá trình thu mua-nhập kho NVL tại Nhà máy 59 Sơ đồ 3.4 Chu trình quản lý quá trình xuất kho NVL dùng cho Nhà máy 67 Sơ đồ 3.5 Trình tự ghi sổ NVL tại Nhà máy 74 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ tài chinh ĐKKD Đăng ký kinh doanh GCCB Gia công chế biến GTGT Giá trị gia tăng HĐQT Hội đồng quản trị KH & ĐT Kế hoạch và đầu tư KH-VT Kế hoạch-vật tư LĐPT Lao động phổ thông SXKD Sản xuất kinh doanh TACN Thức ăn chăn nuôi TAĐĐ Thức ăn đậm đặc TAHH Thức ăn hỗn hợp TATS Thức ăn thủy sản TNDN Thu nhập doanh nghiệp UBCK Ủy ban chứng khoán UBND Ủy ban nhân dân I. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển dần từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý tài chính đã có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và loại hình kinh doanh. Với nhiều hình thức đa dạng, loại hình hoạt động phong phú, thay đổi linh hoạt, các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập một nền kinh tế thị trường năng động trên đà ổn định và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn bởi quy luật cạnh tranh khốc liệt. Để tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi riêng, một phương thức quản lý phù hợp. Lợi nhuận luôn là mục đích cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nên mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận càng được quan tâm. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp sản xuất cùng chủng loại sản phẩm, các doanh nghiệp đều ra sức tìm kiếm chiến lược kinh doanh để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút người tiêu dùng trên thị trường. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần quản lý tốt tất cả các khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất mà khởi đầu là chi phí các yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công… Chi phí NVL là một trong ba yếu tố cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nó ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện hiện nay khi mà chất lượng và giá thành có tính chất quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, trong đó tiết kiệm chi phí NVL là điều mà các doanh nghiệp đều quan tâm, đặc biệt là trong điều kiện các nguồn tài nguyên dùng làm nguyên liệu đầu vào đang ngày càng trở nên khan hiếm do sự khai thác bừa bãi như hiện nay. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý cần có những biện pháp tăng cường công tác quản lý trong tất cả các khâu từ thu mua, sử dụng, bảo quản, dự trữ lưu kho… để việc sử dụng NVL thực sự hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong hơn 10 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi nước ta có tốc độ phát triển khá nhanh và được xác định là ngành sản xuất có tiềm năng và lợi thế trong ngành nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi thì đòi hỏi ngành sản xuất TACN cũng phải phát triển để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của ngành chăn nuôi. Đứng trước thực trạng chung nói trên, sự cạnh tranh về thị trường tiêu thụ cũng như tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho sản xuất càng trở lên khó khăn, phức tạp và cũng là vấn đề nan giải đối với công ty cổ phần DABACO Việt Nam. Là một đơn vị hàng năm đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của Công ty, Nhà máy sản xuất TACN DABACO với nhiệm vụ chính là sản xuất, chế biến các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm thì nguồn NVL đầu vào là yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định đến hoạt động của Nhà máy. Hơn thế nữa, NVL dùng trong quá trình sản xuất tại Nhà máy chủ yếu là sản phẩm của ngành nông nghiệp với tính chất thời vụ cao, chịu ảnh hưởng và phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Chính vì vậy, tăng cường công tác quản lý và hạch toán NVL đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành có ý nghĩa quan trọng và là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay đối với Công ty. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Quản lý NVL tại Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng NVL thông qua việc phân tích ưu, nhược điểm, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, hiệu quả sử dụng NVL sản xuất TACN DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý và quản lý NVL trong sản xuất. - Thực trạng công tác quản lý, sử dụng NVL tại Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc DABACO-Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. - Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả NVL tại Công ty. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý, sử dụng NVL tại từng bộ phận, từng khâu trong quá trình sản xuất TACN DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi nội dung Tập trung nghiên cứu tình hình quản lý, sử dụng NVL tại Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. 1.3.2.2. Phạm vi không gian Tại Nhà máy sản xuất TACN DABACO thuộc Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. 1.3.2.3. Phạm vi thời gian - Đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu của 3 năm (2006, 2007 và 2008). - Thời gian thực hiện đề tài: từ 15/01/2008 đến 15/05/2008. II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan tài liệu 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu. * Khái niệm NVL là đối tượng lao động - một trong ba yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm và là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong doanh nghiệp sản xuất. * Đặc điểm Trong các doanh nghiệp sản xuất, NVL là tài sản dự trữ sản xuất thuộc nhóm hàng tồn kho, nhưng NVL có những đặc điểm riêng khác với các loại tài sản khác của doanh nghiệp là khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh NVL bị tiêu hao toàn bộ, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên giá trị chuyển dịch lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp về sản xuất tạo ra giá trị sản phẩm. * Vai trò của NVL Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh cũng phải đầu tư nhiều loại chi phí khác nhau, trong đó NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất như trong giá thành sản xuất công nghiệp cơ khí từ 50% đến 60%, trong giá thành sản xuất công nghiệp nhẹ chiếm 70%, trong giá thành sản xuất công nghiệp chế biến chiếm tới 80%. Do vậy, cả số lượng và chất lượng sản phẩm đều bị quyết định bởi số NVL tạo ra nó nên yêu cầu NVL phải có chất lượng cao, đúng quy cách chủng loại, chi phí NVL được hạ thấp, giảm mức tiêu hao NVL thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt yêu cầu, giá thành hạ, số lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. NVL là tài sản thường xuyên biến động, nó đảm bảo cho dây chuyền sản xuất diễn ra liên tục, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác, trong doanh nghiệp sản xuất chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì thế tăng cường công tác kế toán, công tác quản lý NVL tốt nhằm đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả NVL để giảm bớt chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. 2.1.2. Phân loại, đánh giá NVL 2.1.2.1. Phân loại Trong mỗi doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên sử dụng nhiều NVL khác nhau. Mỗi NVL có nội dung kinh tế, công dụng, tính năng lý, hoá học khác nhau trong quá trình sản xuất. Do đó, việc phân loại NVL có cơ sở khoa học là điều kiện quan trọng để có thể hạch toán một cách chi tiết và quản lý một cách chặt chẽ phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Thứ nhất, căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp, NVL của doanh nghiệp bao gồm: - NVL chính: Là những NVL đóng vai trò quyết định, là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. Ở các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng NVL chính không giống nhau, có thể sản phẩm của doanh nghiệp này là NVL cho doanh nghiệp khác, vì vậy đối với bán thành phẩm mua ngoài với mục đích để tiếp tục quá trình sản xuất sản phẩm cũng được coi là NVL chính. - NVL phụ: Là những loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ trong sản xuất, không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng được sử dụng kết hợp với NVL chính nhằm nâng cao chất lượng, hoàn thiện sản phẩm. - Nhiên liệu: Bao gồm các loại ở thể lỏng, khí, rắn như xăng, dầu, than, củi, gas…có tác dụng cung cấp nhiệt lượng, phục vụ cho các phương tiện máy móc thiết bị hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng, chi tiết dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải. - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm những vật liệu, công cụ, phương tiện, thiết bị, vật kết cấu dùng cho công tác xây dựng cơ bản của doanh nghiệp. - Vật liệu khác (Phế liệu): là những loại vật liệu chưa được sắp xếp vào các loại trên, thường là những loại vật liệu loại ra từ quá trình sản xuất hoặc là phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm với những quy cách, phẩm chất riêng. Mỗi loại trong nhóm được quy định một ký hiệu riêng tuỳ thuộc vào doanh nghiệp sao cho thuận lợi trong việc theo dõi. Cách phân loại này có tác dụng làm cơ sở xác định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại NVL dùng sản xuất sản phẩm. Thứ hai, căn cứ vào nguồn hình thành NVL trong doanh nghiệp sản xuất, NVL có thể được chia thành: NVL mua ngoài NVL tự gia công chế biến NVL thuê ngoài gia công chế biến NVL do đơn vị khác góp vốn liên doanh NVL được cấp phát, biếu tặng NVL từ các nguồn khác. Phân loại theo cách này thuận lợi cho việc kiểm tra, theo dõi và xây dựng kế hoạch về NVL cho quá trình thu mua dự trữ, là cơ sở xây dựng kế hoạch sản xuất và tính giá vốn NVL nhập kho. Thứ ba, căn cứ vào mục đích, công dụng của NVL cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí NVL trên các tài khoản kế toán, NVL gồm: - NVL trực tiếp dùng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm: Là NVL dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm, là bộ phận chính cấu thành nên thực thể sản phẩm. - NVL dùng cho nhu cầu khác: + NVL dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp + Nhượng bán + Đem góp vốn liên doanh + Đem biếu tặng… Cách phân loại này giúp cho quá trình sản xuất, quản lý NVL trong doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Tác dụng của việc phân loại: Tuỳ vào mỗi căn cứ khác nhau, doanh nghiệp phân chia NVL thành các loại khác nhau. Việc phân chia NVL giúp cho kế toán tổ chức các tài khoản tổng hợp, chi tiết để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại NVL trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp nhận biết rõ nội dung kinh tế, vai trò, chức năng của từng loại NVL trong sản xuất, từ đó có biện pháp tích cực trong việc tổ chức, quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại NVL. 2.1.2.2. Đánh giá NVL NVL là một bộ phận của tài sản lưu động được phản ánh trong sổ kế toán và trên báo cáo tài chính theo trị giá vốn thực tế. Đánh giá NVL là xác định giá trị của NVL ở những thời điểm nhất định theo những phương pháp cụ thể và những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực và thống nhất. Dưới tác động của quy luật thị trường, trị giá bằng tiền của NVL thay đổi liên tục. Đặc biệt trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí NVL chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh việc quản lý về số lượng, doanh nghiệp cần quan tâm quản lý cả về mặt giá trị của NVL. Việc đánh giá nguyên vât liệu trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi được giá trị của số NVL nhập-xuất-tồn, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong sản xuất. a/ Nguyên tắc đánh giá: Khi đánh giá NVL phải tuân thủ theo nguyên tắc sau: - Nguyên tắc giá gốc: Theo chuẩn mực số 02-Hàng tồn kho, NVL phải được đánh giá theo giá gốc. Giá gốc hay còn gọi là giá trị giá vốn thực tế của NVL, đó là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Nguyên tắc thận trọng: Áp dụng điều 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính: " Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được". Giá trị thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính của NVL trong kỳ sản xuất kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giá trị thuần có thể thực hiện = Giá bán ước tính của hàng tồn kho (trong đk sxkd bình thường) - Chi phí ước tính để hoàn hành sản phẩm - Chi phí ước tính cần thiết cho tiêu thụ Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán đã ghi sổ theo giá gốc và phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do đó, trên báo cáo tài chính tình bày thông qua hai chỉ tiêu : Trị giá vốn thực tế NVL Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (điều chỉnh giảm giá) - Nguyên tắc nhất quán Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá NVL phải đảm bảo tính nhất quán tức là kế toán đã lựa chọn phương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó trong suốt một niên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép trình bầy thông tin kế toán một cách trung thực, hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích được sự thay đổi đó. b/ Các phương pháp đánh giá NVL b1/ Đánh giá NVL theo giá vốn thực tế nhập kho Tính giá của NVL nhập kho tuân thủ theo nguyên tắc giá phí. NVL nhập kho trong kỳ bao gồm rất nhiều nguồn nhập khác nhau. Tuỳ theo từng nguồn nhập mà cấu thành giá trị thực tế của NVL nhập kho được xác định khác nhau. Cụ thể: *Đối với NVL mua ngoài Giá thực tế của NVL nhập kho = Giá mua ghi Trên hoá đơn + Các khoản thuế tính vào giá + Chi phí thu mua - Các khoản giảm trừ Trong đó: - Chi phí thu mua: bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức. - Các khoản thuế tính vào giá: như thuế nhập khẩu, thuế GTGT (nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)... * Đối với NVL do doanh nghiệp tự gia công chế biến Giá thực tế của NVL tự gia công nhập kho = Giá thực tế NVL xuất kho gia công + Chi phí chế biến * Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến (gccb) Giá thực tế của VL thuê ngoài gccb = Giá thực tế của NVL xuất thuê ngoài gccb + Chi phí thuê ngoài gccb + Chi phí vận chuyển (nếu có) * Đối với NVL do nhận vốn góp liên doanh: thì giá thực tế NVL nhập kho là giá do hội đồng liên doanh đánh giá. * Đối với NVL được cấp phát: thì giá thực tế nhập kho được tính theo giá ghi trong biên bản giao nhận. * Đối với NVL được biếu tặng, viên trợ: thì giá thực tế nhập kho được tính theo giá thị trường tại thời điểm nhận. b2/ Đánh giá NVL theo giá vốn thực tế xuất kho NVL được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, ở thời điểm khác nhau nên có nhiều giá khác nhau. Do đó, khi xuất NVL tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý và điều kiện tính toán ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn một trong các phương pháp tính cho hợp lý. Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lận nhập xuất NVL, trình độ của nhân viên kế toán, điều kiện kho tàng của doanh nghiệp… Theo điều 13 chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho nêu ra 4 phương pháp tính giá xuất kho. 1 - Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh Theo phương pháp này thì giá vốn NVL xuất kho được tính căn cứ vào số lượng NVL xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính NVL đó. Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Trị giá vốn thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá thực tế từng lô hàng * Ưu điểm: + Nhập theo giá nào xuất theo giá đó + Đảm bảo nguyên tắc phù hợp chi phí, doanh thu + Theo dõi chính xác giá lúc nhập và xuất của từng lô hàng, giúp hạch toán kế toán chính xác, kịp thời, làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại. * Nhược điểm: + Khó theo dõi nếu doanh nghiệp có nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại NVL, nhập xuất thường xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết NVL sẽ phức tạp * Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có chủng loại NVL ít và nhận diện được lô hàng. 2 - Phương pháp tính theo giá bình quân Theo phương pháp này, trong kỳ khi các NVL xuất kho thì kế toán tạm thời không tính giá trên phiếu xuất kho mà chỉ ghi số lượng. Cuối kỳ sau khi kết thức nghiệp vụ nhập, xuất kho NVL kế toán mới tính giá bình quân cho cả kỳ và giá bình quân đó được dùng làm căn cứ để tính giá xuất kho. Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho * Đơn giá bình quân Trong đó đơn giá bình quân có thể xác định theo 1 trong 3 cách sau : Một là: Giá bình quân cuối kỳ trước Đơn giá bình quân cuối kỳ trước = Trị giá NVL tồn đầu kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ * Ưu điểm: Phương pháp này tính khá đơn giản cho phép giảm nhẹ khối lượng tình toán của kế toán, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biến động NVL trong kỳ * Nhược điểm: Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả NVL nên sử dụng phương pháp này thì việc tính giá thiếu chính xác khi thị trường giá NVL biến động. Hai là: Giá bình quân cả kỳ dự trữ Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = Trị giá NVL tồn ĐK + Trị giá NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn ĐK + Số lượng NVL nhập trong kỳ Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư nhưng số lần nhập xuất của mỗi danh điểm nhiều. * Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ việc hạch toán chi tiết NVL không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư. * Nhược điểm: Dồn công việc tính giá NVL xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác. Ba là: Giá bình quân liên hoàn (bình quân sau mỗi lần nhập) Đơn giá bình quân liên hoàn = Trị giá NVL lần n-1 + Trị giá NVL nhập lần n Số lượng NVL lần n-1 + Số lượng NVL nhập lần n Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập NVL kế toán tính đơn giá bình quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng NVL xuất để tính giá NVL xuất kho. Phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư và số lần nhập của mỗi loại không nhiều. * Ưu điểm: Phương pháp này cho giá NVL xuất kho chính xác nhất phản ánh kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn. * Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những đơn vị sử dụng kế toán máy. 3 - Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định NVL nào nhập trước thì xuất dùng trước và tính theo đơn giá của những lần nhập trước. Áp dụng phương pháp này đối với những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư nhưng số lần xuất nhập nhiều. Như vậy, nếu giá cả có xu hướng tăng lên thì giá trị hàng tồn kho cao và giá trị vật liệu xuất dùng nhỏ nên giá thành sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng. Ngược lại giá cả có xu hướng giảm thì chi phí vật liệu trong kỳ sẽ lớn dẫn đến lợi nhuận trong kỳ giảm. * Ưu điểm Cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời, phương pháp này cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị vật liệu cuối kỳ. Trong thời kỳ lạm phát phương pháp này sẽ cho lợi nhuận cao do đó có lợi cho các công ty cổ phần khi báo cáo kết quả hoạt động trước các cổ đông làm cho giá cổ phiếu của công ty tăng lên. * Nhược điểm Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí NVL nói riêng và hàng tồn kho nói chung vào kho từ trước. Như vậy chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL. * Điều kiện áp dụng: Áp dụng thích hợp khi doanh nghiệp theo dõi được đơn giá của từng lần nhập, số lượng các nghiệp vụ nhập, xuất không quá nhiều. 4 -Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định NVL nào nhập sau được dùng trước và tính theo đơn giá của lần nhập sau. * Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại. Chi phí NVL phản ánh kịp thời với giá cả thì trường làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính xác hơn. Tính theo phương pháp này doanh nghiệp có lợi về thuế nếu giá cả NVL có xu hướng tăng (vì lúc đó giá xuất lớn nên chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận giảm). * Nhược điểm: Phương pháp này làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm trong thời kỳ lạm phát và giá trị NVL có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán so với giá trị thực của nó. ♦ Do đặc thù và yêu cầu quản lý riêng của mỗi doanh nghiệp, ngoài 4 phương pháp để đánh giá NVL xuất kho theo chuẩn mực quy định như trên, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp hạch toán (phương pháp hệ số giá). Theo phương pháp này việc hạch toán chi tiết nhập xuất NVL sử dụng theo một đơn giá cố định gọi là giá hạch toán, cuối kỳ điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế dựa trên cơ sở hệ số giá thực tế và giá hạch toán của NVL. Trị giá thực tế NVL xuất kho trong kỳ = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá hạch toán x Hệ số giá Trong đó: Hệ số giá NVL = Giá thực tế NVL tồn ĐK + Giá thực tế NVL nhập trong kỳ Giá hạch toán NVL tồn ĐK + Giá hạch toán NVL nhập trong kỳ Và giá hạch toán chỉ có tác dụng trong sổ chi tiết để quản lý về mặt giá trị tạm tính của NVL xuất kho trong kỳ sản xuất, không có tác dụng trong sổ tổng hợp. Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có nhiều loại NVL với nhiều mức giá, nghiệp vụ nhập xuất thường xuyên và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao. * Ưu điểm: Phương pháp này cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về NVL trong công tác tính giá nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm NVL, số lần nhập, xuất của mỗi loại NVL nhiều hay ít. * Nhược điểm: Giá không chính xác vì không tính đến sự biến động giá cả NVL, chỉ nên áp dụng khi thị trường giá cả ít biến động. 2.1.3. Quản lý và yêu cầu quản lý NVL 2.1.3.1. Quản lý và chức năng quản lý * Khái niệm về quản lý Quản lý là một khái niệm rất đa dạng và phong phú. Xung quanh khái niệm về quản lý có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có thể nói “quản lý là sự tác động có tính hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước”. Hay nói cách khác, quản lý là một loại hình hoạt động xã hội quan trọng của con người trong cộng đồng nhằm tổ chức thực hiện được mục tiêu mà con người hoặc xã hội đặt ra. Hoạt động này được thể hiện qua sự tác động qua lại giữa người lãnh đạo, quản lý và cá nhân, tập thể dưới quyền, chịu sự lãnh đạo quản lý. Quản lý vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Có thể nói quản lý là một khoa học, nghệ thuật và phải gắn liền với một tổ chức và mục tiêu của nó. Quá trình quản lý bao gồm nhiều bước từ xác định mục tiêu, dự đoán, lập kế hoạch triển khai thực hiện và ghi chép kết quả thực hiện để kiểm tra đánh giá. Tất cả các công việc đó cuối cùng đều để phục vụ cho việc ra quyết định. * Chức năng của quản lý Chức năng của quản lý được thể hiện như là một tập hợp nhiệm vụ hoạt động đặc thù và tính chất của nó trong quản lý. Quá trình quản lý là một chu kỳ khép kín và lặp đi lặp lại. Quá trình này lại được đặt trong một môi trường nhất định. Trong quá trình quản lý có thể chia thành nhiều chức năng khác nhau nhưng có thể chia ra các chức năng quản lý chủ yếu là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra thực hiện và phân tích đánh giá kết quả. Các chức năng này được thể hiện rõ trong sơ đồ sau: Môi trường Lập kế hoạch Thực hiện Ghi chép thực hiện Phân tích đánh giá Sơ đồ 2.1: Chức năng của quản lý 2.1.3.2. Quản lý NVL trong quá trình sản xuất Quản lý NVL cũng có các chức năng như quản lý chung nhưng các chức năng sẽ được cụ thể hóa, chi tiết ở từng loại hình doanh nghiệp. NVL là tài sản lưu động được sử dụng thường xuyên trong SXKD, vì vậy các chức năng quản lý NVL cũng bao gồm: + Lập kế hoạch NVL: - Kế hoạch định mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm - Kế hoạch thu mua - Kế hoạch dự trữ - Kế hoạch xuất dùng Kế hoạch được lập cả về số lượng và giá trị cho từng loại NVL, cụ thể cho từng loại sản phẩm sản xuất. + Tổ chức thực hiện về NVL: - Thực hiện định mức tiêu hao nguyên liệu - Thu mua – nhập kho - Bảo quản, dự trữ trong kho - Xuất dùng-sử dụng + Ghi chép, theo dõi tình hình thực hiện về NVL thông qua 2 công cụ: Kế toán tài chính và kế toán quản trị. - Kế toán tài chính theo dõi việc thực hiện thu mua, nhập-xuất-tồn kho NVL trên hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, dùng để báo cáo NVL ở bảng cân đối kế toán và báo cáo chi phí NVL ở báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin cho cả trong và ngoài doanh nghiệp phục vụ cho việc ra quyết định. - Kế toán quản trị dùng để quản lý NVL thông qua việc theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ theo từng khâu, từng công đoạn trong quá trình sản xuất, từ đó phân tích đánh giá thực trạng nhằm cung cấp thông tin kịp thời trong nội bộ doanh nghiệp phục vụ cho việc ra quyết định trong sản xuất-kinh doanh. + Phân tích đánh giá - So kế hoạch và thực hiện nguyên vât liệu (về định mức, khối lượng cung ứng, dự trữ, sử dụng, chi phí NVL… ) - Hiệu suất sử dụng NVL - Tỷ trọng chi phí NVL trong tổng chi phí sản xuất. Như chúng ta đã biết, NVL là yếu tố quan trọng không thể thiếu được đối với quá trình sản xuất. NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp phải cung cấp NVL đầy đủ, kịp thời, sử dụng tiết kiệm, hợp lý để sản xuất được liên tục, không bị gián đoạn. Các doanh nghiệp phải thực hiện tốt từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và kiểm tra, giám sát. Từ đó giúp cho doanh nghiệp không bị thất thoát và giảm được chi phí trong sản xuất. Quản lý NVL càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao. Vì vậy, yêu cầu quản lý NVL cần chặt chẽ trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Để quản lý tốt NVL thì trong từng khâu của quá trình sản xuất phải đảm bảo được những yêu cầu nhất định: Khâu lập kế hoạch: Trong doanh nghiệp sản xuất, NVL giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để có thể chủ động về nguồn NVL nhằm đảm b._.ảo cho quá trình sản xuất diễn ra được liên tục, doanh nghiệp cần xây dựng tốt kế hoạch về NVL, bao gồm: kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ cả về số lượng và giá trị cho từng tháng, quý và cả năm. Cần nghiên cứu kỹ mục tiêu phát triển trong kỳ tới, cân đối với khả năng có thể thực hiện của doanh nghiệp để kế hoạch lập ra không quá chênh lệch với thực tế sử dụng dẫn đến tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt quá lớn cho sản xuất. Khâu thu mua: NVL là tài sản dự trữ sản xuất thường xuyên biến động, các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành mua NVL để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và các nhu cầu khác trong doanh nghiệp. Ở khâu này, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về khối lượng, chất lượng, quy cách chủng loại, giá mua, chi phí mua cũng như việc thực hiện kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khâu bảo quản: Cần đảm bảo đúng chế độ quy định phù hợp với từng tính chất lý hoá của mỗi loại vật tư. Mặt khác phải tổ chức tốt kho hàng, bến bãi, trang bị đầy đủ phương tiện cân đo, thực hiện tốt chế độ bảo quản từng loại NVL, tránh hư hỏng, mất mát, đảm bảo an toàn. Khâu dự trữ: Xác định và phản ánh chính xác số lượng và giá trị vật liệu tồn kho, kiểm tra việc chấp hành các định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịp thời nguyên nhân thừa thiếu, ứ đọng, hư hỏng, mất phẩm chất của vật liệu, bảo đảm cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn và đọng vốn. Khâu sử dụng: Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác số lượng, giá trị vật liệu khi xuất kho, vật liệu thực tế tiêu hao trong sản xuất, phân bổ cho các đối tượng sử dụng, góp phần kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao sử dụng vật liệu, sao cho sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất. Khâu thu hồi phế liệu: Bất cứ một doanh nghiệp hay một đơn vị sản xuất nào cũng có phế liệu, phế phẩm có thể chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại có thể sử dụng hay đưa vào tái sản xuất hoặc có thể thanh lý hay bán cho các đơn vị có thể tái sản xuất, chế biến thành sản phẩm khác. Do vậy việc tổ chức thu hồi phế liệu, phế phẩm cần phải được tổ chức tốt và chặt chẽ nhằm tiết kiệm được chi phí NVL đồng thời có thể giảm giá thành. 2.1.4. Nội dung công tác quản lý NVL Công tác quản lý sản xuất nói chung và công tác quản lý NVL nói riêng cũng bao gồm đầy đủ các nội dung trong quá trình quản lý từ bước xây dựng định mức tiêu hao NVL, lập kế hoạch mua sắm, xuất dùng, dự trữ, tổ chức thực hiện, ghi chép tình hình nhập xuất tồn đến kiểm tra phân tích đánh giá và ra quyết định. Để tăng cường công tác quản lý NVL cần thực hiện tốt quá trình quản lý thông qua các nội dung công tác quản lý. Xây dựng định mức tiêu hao NVL Lập kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ NVL Phân tích, đánh giá Tổ chức ghi chép thực hiện thu mua-NXT kho Thực hiện thu mua, sử dụng, dự trữ NVL Chứng từ, tài khoản, sổ sách Thông qua Quyết định Sơ đồ 2.2 : Nội dung công tác quản lý NVL 2.1.4.1. Công tác xây dựng định mức tiêu hao NVL * Sự cần thiết xây dựng và quản lý định mức tiêu hao NVL NVL tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể, đều có thể cân, đong, đo, đếm… Xây dựng định mức tiêu hao NVL là xác định đơn vị NVL thích hợp tham gia vào quá trình sản xuất một đơn vị thành phẩm. Định mức tiêu hao NVL sẽ là một căn cứ quan trọng để đảm bảo việc lập và thực hiện kế hoạch về thu mua, sử dụng, dự trữ vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp. Việc xây dựng và thực hiện định mức tiêu hao NVL góp phần quan trọng để sử dụng NVL hợp lý, hiệu quả, đồng thời kiểm tra được việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng NVL của doanh nghiệp. Mặt khác, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên nước ta có hạn, rất nhiều loại NVL phải nhập ngoại nên vấn đề xây dựng định mức tiêu hao là một yêu cầu cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động về nguồn cung ứng cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu về NVL cho sản xuất, từ đó có những điều chỉnh phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Với sự cần thiết và vai trò của bảng định mức tiêu hao NVL trong công tác thực hành tiết kiệm, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp thì quản lý tốt NVL trong doanh nghiệp cần thiết phải quản lý chặt chẽ ngay từ quá trình xây dựng định mức tiêu hao NVL. Thực tế, có rất nhiều phương pháp khác nhau được các doanh nghiệp áp dụng để xây dựng bảng định mức tiêu hao NVL cho một đơn vị thành phẩm, trên cơ sở cân nhắc những điều kiện thực tế, khả năng thực hiện và yêu cầu quản lý riêng tại mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là một số phương pháp cơ bản đựơc áp dụng tại các doanh nghiệp: - Phương pháp thống kê: Là dựa vào số liệu về mức tiêu dùng NVL cho 1 đơn vị sản phẩm của những năm trước để định mức tiêu hao cho năm sau. - Phương pháp thử nghiệm – thí nghiệm: Là việc xác định mức tiêu hao vật tư cho 1 đơn vị sản phẩm trong điều kiện của phòng thí nghiệm. Phương pháp này sử dụng cho những sản phẩm mới đưa vào sản xuất lần đầu chưa có số liệu thống kê. Trong quá trình sản xuất người ta sẽ sửa đổi điều chỉnh phù hợp với thực tế. - Phương pháp phân tích – tính toán: Là việc xác định mức tiêu hao vật tư cho 1 đơn vị sản phẩm dựa vào lượng nguyên vât liệu cần để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm, lượng hao hụt NVL cho phép và lượng tiêu hao cho sản phẩm hỏng. Định mức lượng NVL tiêu hao của 1 đvsp = Lượng NVL cần để sản xuất 1 đvsp + Lượng hao hụt NVL cho phép + Lượng NVL tiêu hao cho 1 đvsp - Phương pháp thử nghiệm - sản xuất: Là việc xác định mức tiêu hao vật tư cho 1 đơn vị sản phẩm trong điều kiện thiết kế các biện pháp loại trừ tổn thất và các điều kiện tổn thất cho sử dụng vật tư. Hay chính là việc sản xuất thử nghiệm 1 số lượng sản phẩm nhất định, dựa trên lượng NVL thực tế xuất dùng để sản xuất và số sản phẩm có thể hoàn thành trong điều kiện thực tế của doanh nghiệp mà ta xác định lượng NVL tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm. 2.1.4.2. Lập kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ NVL Đây là một nội dung khó, quan trọng trong công tác quản lý NVL, nó đảm bảo cho việc cung ứng NVL hợp lý, giảm tồn đọng NVL trong kho dài ngày làm tăng vốn lưu động và có kế hoạch sử dụng NVL tiết kiệm nhất. Lập kế hoạch thu mua - nhập kho, xuất dùng, dự trữ tồn kho NVL là đặt ra các mục tiêu về mua sắm, sử dụng, dự trữ mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ kế hoạch trên cơ sở đã cân nhắc, dự báo khả năng của kỳ kế hoạch. Việc đặt ra các mục tiêu sao cho không quá xa vời với thực tế và có khả năng thực hiện được đòi hỏi người lập kế hoạch phải có kinh nghiệm và trình độ nhất định. Để xác định lượng NVL cần mua trước hết phải xác định số lượng NVL cần dùng trên cơ sở bảng định mức tiêu hao NVL và mục tiêu, kế hoạch sản xuất trong kỳ. * Xác định số lượng NVL cần dùng Vij = aij.Qj + aij.H – Vi thu hồi Trong đó: Vij : Số lượng NVL i cần dùng cho sản phẩm j aij: Định mức tiêu hao NVL i cho 1đvsp j Qj: Số lượng thành phẩm j theo kế hoạch sản xuất H: Số lượng sản phẩm hỏng Vi: Số lượng vật tư thu hồi từ phế phẩm * Xác định số lượng NVL cần dự trữ (cho kỳ sau kỳ kế hoạch): Chính là xác định lượng NVL tồn cuối kỳ. Nó có thể được xác định dựa vào tiến độ cung ứng và số lượng cung ứng lần cuối cùng trong kỳ kế hoạch và mức tiêu dùng bình quân ngày hoặc dựa vào tính chất đặc thù của lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà xác định dưới dạng bằng x % (tuỳ từng doanh nghiệp) số xuất dùng trong kỳ trước đó. * Xác định số lượng NVL cần mua n V = ∑ Vij + Lượng NVL tồn đầu kỳ - Lượng NVL tồn cuối kỳ j = 1 2.1.4.3. Tổ chức thực hiện thu mua, sử dụng, dự trữ NVL Căn cứ vào kế hoạch đề ra, các nhà quản lý sẽ phân công bố trí nhiệm vụ của các phòng ban để tổ chức thực hiện thu mua - nhập, xuất tồn kho NVL sao cho đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch. Đây là một bước rất quan trọng trong công tác quản lý NVL. Các nhà quản lý sẽ chỉ ra trong quá trình thu mua, nhập kho cần phải làm gì, tổ chức tiệp nhận ra sao, bảo quản thế nào, xuất dùng sử dụng bao nhiêu, dự trữ tồn kho thế nào là hợp lý… Mục đích của việc quản lý quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch về NVL là giúp cho hoạt động của doanh nghiệp đi đúng hướng, đảm bảo việc thực hiện đúng kế hoạch về tiến độ sản xuất và các mục tiêu đề ra, đồng thời kiểm soát được việc thực hiện các định mức tiêu hao nguyên liệu thông qua tình hình xuất dùng sử dụng trong quá trình sản xuất, đảm bảo việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả NVL. Nếu tổ chức tốt hoàn thành kế hoạch thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng tiết kiệm NVL sẽ phản ánh công tác quản lý tốt, chặt chẽ, khoa học đồng thời thể hiện trình độ năng lực của người quản lý biết bố trí phân công công việc. 2.1.4.4. Tổ chức ghi chép thực hiện thu mua, nhập-xuất-tồn kho NVL Song song với việc lập kế hoạch cung ứng và tổ chức thực hiện cần có sự ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình biến động NVL từ chi tiết đến tổng hợp cho từng loại NVL để tăng cường công tác quản lý. Không có sự ghi chép, không phản ánh được số liệu biến động của NVL, nhà quản lý sẽ không có cở sở để theo dõi được tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL, điều đó sẽ làm giảm hiệu quả quản lý. Do đó, để phản ánh tình hình biến động trong các khâu thu mua - nhập kho, xuất dùng và dự trữ tồn kho thì các doanh nghiệp cần phản ánh thông tin số liệu thông qua hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách kế toán. Quản lý tốt việc phản ánh tình hình biến động NVL vào chứng từ, sổ sách kế toán sẽ giúp doanh nghiệp có được sự chính xác, kịp thời, rõ ràng, minh bạch về thông tin, từ đó có được những quyết định đúng đắn trong quá trình hoạt động. * Tổ chức ghi chép thông qua hệ thống chứng từ Hiện nay, hệ thống chứng từ kế toán doanh nghiệp bao gồm mẫu chứng từ bắt buộc và mẫu chứng từ hướng dẫn. Và để quản lý chặt chẽ NVL doanh nghiệp cần tiến hành thiết lập và luân chuyển các mẫu chứng từ đó. Mẫu chứng từ bắt buộc: Là các mẫu chứng từ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về nội dung, kết cấu mà đơn vị kế toán phải thực hiện đúng về biểu mẫu, nội dung, phương pháp ghi các chỉ tiêu và áp dụng thống nhất cho các đơn vị kế toán hoặc từng đơn vị kế toán cụ thể. Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, các chứng từ kế toán bắt buộc trong hạch toán NVL bao gồm: - Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT): Nhằm xác nhận số lượng vật tư nhập kho và là căn cứ ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán - Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT): Theo dõi chặt chẽ số lượng vât tư xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư. - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03-VT): Giúp cho nhà quản lý theo dõi số lượng NVL di chuyển từ kho này đến kho khác trong nội bộ doanh nghiệp hoặc đến các đơn vị nhận hàng ký gửi, hàng đại lý. Đồng thời là căn cứ để thủ kho ghi thẻ kho, kế toán ghi sổ kế toán. - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa ( Mẫu số 08-VT): Nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá có ở kho tại thời điểm kiểm kê làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá thừa thiếu và ghi sổ kế toán. Chứng từ hướng dẫn: Là những mẫu chứng từ kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Tuy nhiên, ngoài những nội dung quy định trên mẫu, đơn vị có thể bổ sung thêm những chỉ tiêu hoặc thay đổi hình thức biểu mẫu cho phù hợp với công tác ghi chép, phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị. Các chứng từ hướng dẫn bao gồm: Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu số 04-VT): Theo dõi tình hình xuất vật tư theo định mức của doanh nghiệp. Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu số 05-VT): Xác định số lượng, quy cách, chất lượng vật tư trước khi nhập kho, làm căn cứ để quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản. Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 07-VT): Theo dõi số lượng vật tư còn lại cuối kỳ làm căn cứ tính giá thành sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư. * Tổ chức ghi chép thông qua hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán Để ghi chép trên hệ thống tài khoản và sổ sách trước hết doanh nghiệp cần xác định việc hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ từ đó sử dụng những tài khoản, sổ sách để phản ánh cho phù hợp và đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. Ví dụ: Đối với doanh nghiệp chọn phương pháp kê khai thường xuyên thì hệ thống tài khoản phản ánh khi mua hàng về là: 151,152,156,621… tài khoản phản ánh giá thành sản phẩm là 154. Đối với doanh nghiệp chọn phương pháp kiểm kê định kỳ thì hệ thống tài khoản phản ánh khi mua hàng về là: 611, 152,632… tài khoản phản ánh giá thành là 631. Bên cạnh đó một số sổ sách kế toán được sử dụng đối với NVL như: - Sổ (thẻ) kho: Giúp theo dõi lần, số lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại NVL trong kho. - Sổ kế toán chi tiết NVL: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho cả về số lượng, giá trị của từng loại NVL, làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho. - Sổ cái tài khoản (152): Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán đã quy định trong chế độ kế toán. Sau khi kết thúc quá trình ghi chép thực hiện thu mua-nhập, xuất, tồn kho NVL, cuối mỗi tháng doanh nghiệp tiến hành kiểm kê NVL nhằm so sánh lượng tồn kho thực tế so với ghi chép trên sổ sách, chứng từ, đồng thời phải phản ánh sự chênh lệch đó thông qua chứng từ hợp lý và cung cấp số liệu chính xác để lập các báo cáo về NVL cho bộ phận quản lý. * Nhiệm vụ của kế toán NVL: Có thể nói quản lý chặt chẽ tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ và sử dụng NVL là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chặt chẽ NVL, kế toán NVL cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Kế toán NVL phải thực hiện phân loại, đánh giá NVL theo nguyên tắc nhất định để đáp ứng cầu quản lý NVL. Thứ hai: Tổ chức chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ sách kế toán phù hợp với phương pháp hạch toán hàng tồn kho để phản ánh, phân loại và tổng hợp số liệu về số hiện có và tình hình nhập xuất từng loại, nhóm, thứ NVL cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý. Thứ ba: Thông qua việc phản ánh tổng hợp và cung cấp số liệu để thực hiện kiểm tra tình hình kế hoạch thu mua, tình hình thực hiện dự trữ với NVL và tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp sử dụng NVL sai mục đích hoặc lãng phí. Thứ tư: Thực hiện kiểm kê NVL theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo về NVL, tham gia công việc phân tích thực hiện kế hoạch thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vât liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2.1.5. Quản lý với hiệu quả sử dụng NVL Quản lý NVL là một trong những vấn đề quan trọng và cần được quan tâm trong quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý vật tư NVL nói riêng của doanh nghiệp. Để quản lý NVL tốt và có hiệu quả doanh nghiệp phải biết lập kế hoạch trong thu mua, dự toán được mức sử dụng NVL trong sản xuất đơn vị sản phẩm, phải có kế hoạch thực hiện và sử dụng NVL hiệu quả cả về số lượng và chất lượng đồng thời phải kiểm soát được tình hình cung ứng vật tư cho mỗi quy trình sản xuất cũng như quá trình thực hiện và sử dụng NVL của cả Công ty. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mỗi doanh nghiệp đều phải cố gắng hết mình để thi đua sản xuất tốt, đạt chất lượng và lợi nhuận cao. Do vậy, các doanh nghiệp phải thực hiện tốt từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và kiểm soát. Từ đó giúp cho doanh nghiệp không bị thất thoát và giảm chi phí trong sản xuất. NVL là đối tượng lao động, một trong 3 yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, đảm bảo NVL cho sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sản xuất thường xuyên, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn. Đảm bảo NVL cho sản xuất có nghĩa là phải cung cấp NVL đủ về số lượng, đúng chất lượng và chủng loại, kịp thời gian, không thừa ứ đọng vốn, không thiếu dẫn đến phải ngừng sản xuất và phải đảm bảo cung cấp đồng bộ các loại phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Vì vậy, công tác quản lý NVL càng được thực hiện chặt chẽ, khoa học trong tất cả các khâu từ khâu thiết kế, khâu thu mua và tiếp nhận, dự trữ và bảo quản đến khâu sử dụng, khâu thu hồi phế liệu phế phẩm thì hiệu quả kinh tế đạt được càng cao, thể hiện thông qua giá trị đem lại (doanh thu, lợi nhuận…) của một đồng chi phí NVL càng lớn. 2.1.6. Phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng NVL Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý NVL trong doanh nghiệp, trước hết ta cần phân tích, đánh giá để nhận biết được những mặt tốt, không tốt, hợp lý hay chưa hợp lý trong thực tế quá trình quản lý từng khâu sản xuất của doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, thu mua, xuất dùng, sử dụng đến việc thực hiện các định mức tiêu hao nguyên vât liệu, mức độ hoàn thành các mục tiêu đặt ra về khối lượng NVL cung ứng, sử dụng… Để làm được điều đó, cần phải sử dụng các công cụ phân tích thích hợp. Dưới đây là một số công cụ phân tích các chỉ tiêu có thể lượng hoá: 2.1.6.1. Phân tích tình hình cung ứng NVL Để sản xuất được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn cần phải đảm bảo cung ứng đủ số lượng NVL theo yêu cầu sản xuất * Đối với 1 loại NVL Tỷ lệ hoàn thành cung cấp khối lượng NVL i ( Ti%) = Số lượng NVL i thực tế nhập kho trong kỳ (Vi1) Số lượng NVL i cần mua (Vi0) ( Số lượng NVL i cần mua được xác định là số kế hoạch của NVL i ) * Đối với nhiều loại NVL Tv = ∑Vi1 * Pi0 ∑Vi0 * Pi0 Trong đó: Tv: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch cung ứng tổng khối lượng NVL Vi1 ; Vi0: Số lượng cung ứng thực tế và kế hoạch của NVL i Pi0: Đơn giá kế hoạch của NVL i 2.1.6.2. Phân tích tình hình dự trữ NVL Dự trữ NVL cho sản xuất là một yếu tốt khách quan, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Việc lập dự trữ sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc cung ứng NVL cho kỳ sau Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dự trữ NVL i (D%) = Số lượng NVL i dự trữ thực tế (Di1) Số lượng NVL I cần dự trữ (Di0) Đây là chỉ tiêu phân tích cho dự trữ thường xuyên, hiện nay bên cạnh việc lập dự trữ thường xuyên, một số doanh nghiệp còn chủ động thực hiện lập dự trữ bảo hiểm trong trường hợp giá cả tăng, giảm đột ngột. 2.1.6.3. Phân tích tình hình sử dụng NVL Sử dụng tiết kiệm NVL là một trong những mục tiêu cơ bản để giảm chi phi sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng NVL phải được tiến hành thường xuyên trên các mặt: Khối lượng sử dụng và định mức tiêu hao thực tế để sản xuất ra đơn vị sản phẩm. Thông qua đó đánh giá tình hình sử dụng chi phí NVL và hiệu suất sử dụng NVL. * Phân tích tình hình sử dụng về khối lượng NVL Hệ số đảm bảo Lượng NVL i tồn đầu kỳ + Lượng NVL i nhập trong kỳ NVL i Lượng NVL i cần dùng trong kỳ Hệ số đảm bảo NVL cho thấy mức độ đảm bảo về khối lượng NVL cho sản xuất, hay nói cách khác đó chính là khả năng cung ứng khối lượng NVL của doanh nghiệp cho sản xuất sản phẩm. * Phân tích tình hình sử dụng chi phí NVL - Để đánh giá việc hoàn thành định mức chi phí NVL, ta so sánh giữa chi phí thực tế và kế hoạch chi phí: ∆C = C1 – C0 = Q1P1 - Q0P0 Trong đó: C1, C0 : Chi phí NVL thực tế và kế hoạch Q1, Q0 : Tổng khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực hiện và kế hoạch P1, P0 : Chi phí NVL cho 1 đơn vị sản phẩm ∆C = 0 : Hoàn thành kế hoạch ∆C > 0: Không hoàn thành kế hoạch ∆C< 0: Hoàn thành vượt mức kế hoạch Qua đó nhận xét sự phù hợp của sự tăng giảm chi phí và tìm nguyên nhân để phục vụ cho công tác quản lý. * Đánh giá mức độ tiết kiệm chi phí NVL trong doanh nghiệp: Thông qua việc xác định hệ số mức tiết kiệm chi phí NVL Mức tiết kiệm chi phí NVL = Chi phí NVL thực tế - Chi phí NVL theo kế hoạch x Khối lượng thực tế Khối lượng kế hoạch * Phân tích hiệu suất sử dụng NVL Chỉ tiêu này dùng để đánh giá chung các tiềm năng sử dụng NVL Hiệu suất sử dụng NVL = Giá trị sản lượng Chi phí NVL Hiệu suất sử dụng NVL cho thấy với 1 đồng chi phí vật liệu tham gia vào quá trinh sản xuất đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng (lợi nhuận, doanh…). Hệ số này càng cao thì công tác quản lý NVL càng chặt chẽ và hiệu quả. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Thông tin, số liệu sơ cấp chủ yếu được thu thập thông qua việc quan sát thực tế quá trình qnản lý NVL, phỏng vấn trực tiếp nhân viên của các phòng ban: phân xưởng, thủ kho, kế toán…và xem xét các văn bản quy định trong Công ty. Các thông tin thứ cấp bao gồm những thông tin, số liệu có sẵn về NVL và quản lý NVL được thu thập từ phòng vật tư, phòng kế toán, và các phòng ban khác có liên quan. Ngoài ra còn tiến hành thu thập từ các tài liệu, các tạp chí, mạng Internet…để có được các nhận định, nhận xét, cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động sản xuất TACN ở nước ta nói chung. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp chi tiết: Được vận dụng để phân loại, sắp xếp các thông tin, số liệu thu thập được về NVL chi tiết theo nhóm có cùng nội dung, cùng khoảng thời gian (tháng, quý, năm), cùng quy mô phản ánh để thuận lợi cho quá trình sử dụng thông tin, số liệu trong phân tích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp định mức: Dùng để kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch về NVL. Phương pháp so sánh: Là việc so sánh các chỉ tiêu, số liệu thu thập được qua các năm để thấy được sự giống và khác nhau, mức độ biến động của các chỉ tiêu dưới hình thức so sánh tuyệt đối và sử dụng kỹ thuật so sánh tương đối để thấy được tốc độ thay đổi của các chỉ tiêu đó, trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về xu hướng biến đổi. Phương pháp thống kê kinh tế: Phương pháp này dùng để tính toán các chỉ tiêu cơ cấu, sử dụng các bảng biểu để phản ánh thực trạng chung của công ty về tài chính, lao động, NVL…và có sự so sánh giữa các năm để thấy được xu thế biến động, từ đó phân tích đánh giá tình hình biến động theo các chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp liên hệ cân đối: Được sử dụng trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng trong mối quan hệ độc lập nhập-xuất-tồn NVL. Đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích hệ thống chỉ số để đưa ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến các chỉ tiêu đó, đây là cơ sở để biết được nguyên nhân và đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm đề xuất ý kiến. Phương pháp kế toán: + Phương pháp chứng từ: Dùng để kiểm tra tính xác thực, hợp lý về thông tin của các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và hoàn thành liên quan đến NVL được phản ánh trên chứng từ kế toán. + Phương pháp sổ chi tiết, sổ tổng hợp: Dùng để kiểm tra tính tuân thủ trong quá trình ghi chép sổ sách về NVL và tính thống nhất giữa các sổ với nhau. + Phương pháp tính giá: Dùng để kiểm tra tính đúng đắn trong việc xác định giá trị NVL trong quá trình sản xuất tại doanh nghiệp. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực sản xuất kinh doanh TACN: Cán bộ trong công ty, thủ kho, kế toán NVL, kế toán trưởng, thầy hướng dẫn và các thầy cô trong bộ môn. Thu thập, lựa chọn các tài liệu liên quan, thông qua đó để định hướng cho công tác nghiên cứu, làm cơ sở để thu thập, lựa chọn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của công ty trong giai đoạn hiện nay. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm đơn vị nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm của Công ty DABACO 3.1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam tiền thân là Công ty Nông sản Hà Bắc được thành lập năm 1996 theo Quyết định số 27/QĐ-UB ngày 29/03/1996 của UBND tỉnh Hà Bắc về việc đổi tên Công ty Dâu tằm tơ Hà Bắc thành Công ty Nông sản Hà Bắc. Kể từ năm 1997, Công ty được đổi tên là Công ty Nông sản Bắc Ninh. Theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 2103000084 do Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 23/12/2004, đăng ký lại lần thứ nhất ngày 07/05/2008, Công ty được đổi tên là Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. Trong giai đoạn 1996-1997, Công ty đã đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến TACN DABACO với công suất 5 tấn/giờ tại xã Võ Cường, Bắc Ninh và Xí nghiệp gà giống công nghiệp Lạc Vệ tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Đến năm 1998, để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã thành lập Chi nhánh Công ty tại Hà Nội. Đồng thời, Công ty cũng khai trương Cửa hàng xăng dầu tại xã Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh. Năm 2000, Công ty tiến hành sáp nhập Xí nghiệp giống gia súc, gia cầm Thuận Thành vào Công ty trên cơ sở đó Công ty đã mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động SXKD của mình. Năm 2002, Công ty khánh thành Nhà máy chế biến TACN cao cấp TOPFEEDS với công suất 250.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục đầu tư xây dựng mới Xí nghiệp gà giống gốc ông bà siêu trứng tại xã Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh. Năm 2003, Công ty hoàn thành việc xây dựng Xí nghiệp lợn giống hướng nạc Thuận Thành trên khu đất Xí nghiệp giống gia súc, gia cầm Thuận Thành. Cũng trong năm 2003, Công ty đã thành lập Xí nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng và Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Khu công nghiệp Khắc Niệm, Tiên Du, Bắc Ninh. Năm 2004, Công ty đã hoàn thành việc xây dựng Trụ sở của Công ty tại đường Lý Thái Tổ, Bắc Ninh. Đồng thời, Công ty thành lập Xí nghiệp ngan giống Pháp tại xã Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh. Công ty cũng tiến hành xây dựng khu nhà ở để bán tại đường Huyền Quang, Bắc Ninh. Năm 2005, Công ty tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động SXKD với việc đưa vào sử dụng Nhà máy chế biến TAĐĐ cao cấp tại xã Khắc Niệm, Tiên Du, Bắc Ninh. Cũng trong năm này, Công ty đã thành lập Văn phòng đại diện tại thành phố Vinh, Nghệ An và tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, đồng thời hoàn thành Nhà kho và Nhà xử lý nguyên liệu tại xã Khắc Niệm, Tiên Du, Bắc Ninh. Kể từ ngày 01/01/2005, Công ty chính thức chuyển đổi hoạt động theo hình thức công ty cổ phần căn cứ theo Quyết định số 1316/QĐ-CT ngày 10/08/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh. Năm 2006, Công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển. Riêng trong năm này, Công ty đã thành lập mới 4 đơn vị trực thuộc bao gồm: Nhà máy chế biến TATS Kinh Bắc; Trung tâm dịch vụ ăn uống; Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công và Xí nghiệp giống lợn Lạc Vệ. Công ty cũng đã đầu tư góp vốn với Công ty Cổ phần Hiệp Quang để đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất bao bì. Hiện nay, Nhà máy sản xuất bao bì đã đi vào sản xuất cung cấp bao bì cho các nhà máy chế biến TACN của Công ty và các tỉnh phía Bắc. Đến năm 2007, Công ty đã thành lập Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ và thương mại Bắc Ninh. Cũng trong năm này, Công ty đang tiếp tục triển khai xây dựng Nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm xuất khẩu tại xã Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh; Cảng bốc xếp hàng hoá tại xã Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh; Nhà máy chế biến TACN cao cấp DABACO II tại cụm công nghiệp Khắc Niệm, Tiên Du, Bắc Ninh; Khu nhà ở tại xã Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh; Khu thương mại và đại lý xe ô tô tại thành phố Bắc Ninh. Nhằm khai thác và phát triển nguồn nguyên liệu tại các tỉnh phía Tây Bắc Bộ, Công ty đã thành lập Chi nhánh Công ty tại tỉnh Hoà Bình và dự kiến đầu tư xây dựng cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu nhằm ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến TACN, hạ giá thành sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty. Thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động SXKD tại các tỉnh có nhiều lợi thế về nuôi trồng thuỷ, hải sản, vừa qua, Công ty đã tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần DABACO Sông Hậu để đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến TATS công suất 20 tấn/giờ tại Khu công nghiệp Sông Hậu, xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Nhà máy này sẽ cung cấp thức ăn cho thuỷ, hải sản tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đồng thời, Công ty cũng tham gia góp vốn làm cổ đông sáng lập thành lập Công ty Cổ phần DABACO Tiền Giang để đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản tại xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đầu năm 2008, Công ty đã chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam và chính thức niêm yết 9.450.000 cổ phiếu của Công ty tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã cổ phiếu là DBC. Đây được xem là một thay đổi quan trọng trong việc đại chúng hoá hoạt động của Công ty đặt trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế đất nước diễn ra sâu rộng. 3.1.1.2. Giới thiệu về Công ty Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DABACO VIỆT NAM Tên tiếng Anh: DABACO VIETNAM CORPORATION Tên giao dịch: DABACO Vốn điều lệ: 94.500.000.000 VNĐ Trụ sở chính: Đường Lý Thái Tổ, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh Điện thoại: (0241) 895111-896000 Fax: (0241) 826095-825496 3.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh Theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 2103000084 do Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh cấp (đăng ký lần đầu ngày 23/12/2004, đăng ký thay đổi lần thứ năm ngày 07/05/2008, đăng ký lại lần thứ nhất ngày 07/05/2008), Công ty được phép kinh doanh những ngành nghề như sau: Sản xuất TACN; Sản xuất và kinh doanh thuốc thú y; Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh; Sản xuất và kinh doanh giống gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, giống thuỷ sản; Sản xuất tinh lợn, trâu, bò; Kinh doanh vật tư, thiết bị, hoá chất phục vụ sản xuất nông - công nghiệp, nguyên liệu chế biến TACN và thuốc bảo vệ thực vật; Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, nguyên liệu chế biến TACN, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y; Đại lý và kinh doanh xăng dầu, cảng bốc xếp và vận tải hàng hoá; Kinh doanh bất động sản, nhà ở và đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị mới, khu công nghiệp vừa và nhỏ; Nuôi giữ, lai tạo đàn giống gốc: gia súc, gia cầm, thuỷ cầm; Giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm, thuỷ cầm; Sản xuất, chế biến thức ăn thuỷ sản; Sản xuất, chế biến, kinh doanh nguyên liệu sản xuất TACN: gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, thuỷ sản; Kinh doanh hoạt động thương mại bao gồm: khách sạn, nhà hàng, siêu thị, đại lý ôtô, kinh doanh dịch vụ ăn uống, đồ dùng cá nhân và gia đình; Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng. 3.1.1.4. Vốn điều lệ Theo Giấy ch._.đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều. Vì vậy, qua quá trình tìm hiểu chiến lược kinh doanh của Công ty cho thấy, Công ty luôn cố gắng duy trì đảm bảo cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng theo yêu cầu trên một đơn vị thành phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, do thị trường nguyên liệu biến động làm giá cả của một số nguyên liệu tăng, nó sẽ làm tăng giá thành sản phẩm nếu vẫn tiếp tục dùng nguyên liệu đó như bảng kế hoạch xây dựng về định mức nguyên liệu., từ đó làm thay đổi giá bán thành phẩm. Chính vì vậy, để đảm bảo giá bán không quá thay đổi trên thị trường, Nhà máy đã quyết định sử dụng nguyên liệu khác để thay thế. Vậy nên, nguyên nhân của sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về tình hình cung ứng NVL ngoài sự thay đổi tổng khối lượng và cơ cấu sản phẩm trong quá trình sản xuất của Nhà máy còn do sự thay đổi trong quá trình thực hiện định mức tiêu hao nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm. • Tình hình thực hiện định mức tiêu hao nguyên liệu Để thấy rõ tác động của việc thay đổi định mức đến tình hình sử dụng NVL của Nhà máy, ta xét một số nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc cho lợn. Với thực tế biến động giá cả trên thị trường, giá cám gạo chiết ly tăng 190đ/kg, ngô chua tăng 448 đ/kg, cám mỳ tăng 170 đ/kg, lisine tăng 12.425 đ/kg, điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, Nhà máy đã quyết định giảm lượng của những NVL này trong định mức và thay thế bằng ngyên vật liệu khác có tính chất và khả năng cung cấp dinh dưỡng tương đương. Cụ thể, Nhà máy quyết định giảm 30 kg ngô chua, 156 kg cám mỳ, 1 kg Lisine trong 1 tấn thức ăn hỗn hợp cho lợn, thay vào đó là sự tăng lên 17 kg ngô, 111 kg cám gạo L1, 3 kg Premix, riêng cám gạo chiết ly do mức giá trên một kg cám là tương đối thấp (3.690đ/kg) so với các loại nguyên liệu khác, đồng thời mức tăng không đáng kể so với dự kiến nên Nhà máy không những không giảm mà còn quyết định tăng định mức lên 13 kg dùng để thay thế cho cám mỳ, đồng thời mặc dù trong định mức không có thành phần nguyên liệu là sắn nhưng thực tế Nhà máy đã dùng 140 kg sắn làm nguyên liệu thay thế.và giảm 23 kg khô đỗ, 3 kg Lisine trong 1 tấn thức ăn đậm đặc cho lợn thay vào đó là sự tăng lên 22 kg ngô chua, 14 kg Premix. [Bảng 3.11…]. Bảng 3.11: Tình hình thực hiện định mức tiêu hao một số loại NVL tháng 10/2008 của Nhà máy Danh mục vật tư ĐG kế hoạch (đ/kg) ĐG thực hiện (đ/kg) Định mức tiêu hao NVL cho 1 tấn thànhphẩm ĐVT TAHH cho lợn TAĐĐ cho lợn KH (ĐM0) TH (ĐM1) Chênh lệch KH (ĐM0) TH (ĐM1) Chênh lệch Ngô 3.900 3.870 Kg 423 430 17 - - - Khô đỗ I 6.700 6.785 Kg 76 76 0 677 654 -23 Cám gạo L1 4.000 3.786 Kg 34 145 111 - - - Cám gạo chiết ly 3.500 3.690 Kg 60 73 13 - - - Ngô chua 5.800 6.248 Kg 60 30 -30 0 22 22 Cám mỳ 4.500 4.570 Kg 266 110 -156 - - - Sắn 2.500 2.950 Kg 0 140 140 - - - PREMIX 2220 12.500 10.126 Kg 10 13 3 0 14 14 LYSINE 30.000 42.425 Kg 2 1 -1 8 5 -3 Rỉ đường 1.700 1.920 Kg 40 40 0 10 10 0 CHOLIN 18.100 20.350 Kg - - - 3 3 0 METHIONINE 37.700 36.400 Kg - - - 1 1 0 … … … … … … … … … … Nguồn: Phòng vật tư Với việc thay đổi một số nguyên liệu theo định mức ta xét ở trên thì có thể tiết kiệm được là 4.101đồng chi phí 1 tấn TAHH cho lợn và 4110 đồng chi phí trong 1 tấn TAĐĐ cho lợn, vậy với kế hoạch sản xuất 84.840 tấn trong năm 2008 thì chi phí đã tiết kiệm được là 347.928.840 đồng và thức ăn đậm đặc cho lợn có thể tiết kiệm được là 56.718.000 đồng trong năm 2008. [Bảng 3.12…] Mặt khác, với hơn 500 danh điểm NVL dùng cho sản xuất, nếu Nhà máy biết sử dụng sản phẩm thay thế đúng cách trong hợp giá trên thị trường của loại nguyên liệu nào đó tăng cao sẽ giúp Nhà máy tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, tuy nhiên điều này sẽ rất dễ dẫn đến ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng cung cấp cho gia súc, gia cầm nếu Nhà máy không có sự nghiên cứu trước khi quyết định thay thế một loại nguyên liệu nào đó. Bảng 3.12: Chi phí một số loại nguyên liệu trước và sau khi thay đổi định mức Danh mục vật tư Đơn gíá thực hiện (đ/kg) P1 Chi phí của 1 tấn hành phẩm theo định mức tiêu hao TAHH cho lợn TAĐĐ cho lợn KH (=ĐM0*P1) TH (=ĐM1*P1) Chênh lệch KH TH Chênh lệch Ngô 3.870 1.637.010 1.664.100 27.090  - -  - Khô đỗ I 6.785 515.660 515.660 0 4.593.445 4.437.390 -156.055 Cám gạo L1 3.786 128.724 548.970 420.246  - -  - Cám gạo c.hiết ly 3.690 221.400 269.370 47.970  - -  - Ngô chua 6.248 374.880 187.440 -187.440  0 137.456 137.456 Cám mỳ 4.570 1.215.620 502.700 -712.920  - -  - Sắn 2.950 413.000 413.000  -  - - PREMIX 2220 10.126 101.260 131.638 30.378 141.764 141.764 LYSINE 42.425 84.850 42.425 -42.425 339.400 212.125 -127.275 Rỉ đường 1.920 76.800 76.800 0 19.200 19.200 0 CHOLIN 20.350 0 61.050 61.050 0 METHIONINE 36.400 0 36.400 36.400 0 Tổng 4.356.204 4.352.103 -4.101 5.049.495 5.045.385 -4.110 KHSX (tấn) 84.840 13.800 Tổng Mức tiết kiệm Chi phí (đồng) =84.840 x 4.101 =347.928.840 =13.800 x 4.110 =56.718.000 • Tình hình thực hiện tổng khối lượng và cơ cấu thành phẩm Nhà máy DABACO có tổng cộng 51 loại sản phẩm khác nhau mang thương hiệu DABACO để đáp ứng nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, với 27 loại thức ăn cho lợn, 17 loại thức ăn cho gà, 7 loại thức ăn cho ngan, vịt và chim cút: - TACN cho dòng tăng trưởng: + TACN cho lợn lai, lợn ngoại siêu nạc + TACN gà lông màu, gà siêu thịt + TACN ngan, vịt lai, ngan, vịt siêu nạc - TACN cho dòng sinh sản: + TACN gà, ngan, vịt siêu đẻ, gà, ngan, vịt siêu trứng + TACN cho lợn nái sinh sản, lợn ngoại sinh sản + TACN cho lợn đực giống. Được tồn tại ở 2 dạng chính: Thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc. Bảng 3.13: Tổng hợp sản phẩm sản xuất của Nhà máy năm 2008 Sản phẩm Năm 2008 So sánh (TH/KH) Kế hoạch Thực hiện KL (tấn) CC(%) KL (tấn) CC(%) ± % Tổng sản phẩm 255.600 100 273.615 100 18.015 107.05 1. Thức ăn cho lợn 98.640 39 109.446 40 10.086 110.95 - Thức ăn hỗn hợp 84.840 86 87.557 80 2.717 103.20 - Thức ăn đậm đặc 13.800 14 21.889 20 8.089 158.62 2. Thức ăn cho gà 86.310 24 95.765 35 9.455 110.95 - Thức ăn hôn hợp 74.235 86 83.316 87 9.081 112.23 - Thức ăn đậm đặc 12.075 14 12.449 13 374 103.10 3. Thức ăn cho gia cầm khác 70.650 28 68.404 25 -2.246 96.82 -Thức ăn hỗn hợp 53.025 75 53.355 78 330 100.62 - Thức ăn đậm đặc 17.625 25 15.049 22 -2.576 85.38 Nguồn: Phòng Kế hoạch - vật tư Trong năm 2008, Nhà máy đã sản xuất, hoàn thành và vượt mức kế hoạch 10.95% đối với thức ăn cho lợn và thức ăn cho gà, riêng thức ăn cho ngan, vịt…không hoàn thành chỉ tiêu, chỉ đáp ứng được 96.82% kế hoạch, nguyên nhân chính là do sự thay đổi cơ cấu và số lương thức ăn phù hợp với nhu cầu hiện tại của thị trường, Nhà máy đã quyết định chỉ thực hiện 85.38% về khối lượng thứa ăn cho gia cầm khác (ngan, vịt..) tương đương giảm 2.576 tấn so với kế hoạch. Nhưng nhìn chung về tổng khối lượng sản phẩm, Nhà máy đã thực hiện vượt kế hoạch 7.05% tức 18.015 tấn thức ăn các loại. Do mỗi loại sản phẩm cần định mức NVL với chủng loại và khối lượng khác nhau nên khi thay đổi khối lượng và cơ cấu sản phẩm sản xuất sẽ làm số lượng và chi phí NVL dùng cho sản xuất thay đổi so với kế hoạch. Cụ thể ta xét một số loại NVL sau : Bảng 3.14: Tình hình sử dụng khối lượng một số NVL năm 2008 Tên Đơn giá kế hoạch (đ/kg) Khối lượng sử dụng So sánh Kế hoạch (Kg) Thực hiện (Kg) ± % Ngô 3.900 73.747.365 65.845.166 -7.902.199 89.28 Khô đỗ I 6.700 40.294.395 44.064.683 3.770.288 109.36 Bột thịt xương 7.500 7.065.720 9.107.340 2.041.620 128.89 Bột cá 13.500 7.648.875 5.765.162 -1.883.713 75.37 Cám gạo L1 4.000 12.453.720 20.266.390 7.812.670 162.73 Cám gạo chiết ly 3.500 11.209.200 15.383.834 4.174.634 137.24 Ngô chua 5.800 10.424.400 9.725.551 -698.849 93.30 Cám mỳ 4.500 39.718.605 57.992.662 18.274.057 146.01 Sắn khô 2.500 9.315.600 9.722.050 406.450 104.36 Tấm 5.000 16.278.675 16.877.936 599.261 103.68 ….. ….. ….. Tổng 255.600.000 273.615.000 18.015.000 107.05 Nguồn: Phòng Kế hoạch - vật tư Tổng khối lượng NVL các loại cần dùng năm 2008 là 255.600.000 kg để sản xuất 255.600 tấn thức ăn gia súc theo kế hoạch, nhưng do tổng khối lượng thức ăn sản xuất thực tế vượt kế hoạch 7.05% tương đương 18.015.000 kg nên khối lượng NVL các loại đã dùng lên tới 273.615.000 kg. Tuy nhiên không vì thế mà khối lượng NVL nào cũng phải tăng so với kế hoạch vì cơ cấu sản phẩm thay đổi, NVL dùng cho từng loại sản phẩm ít đi hoặc nhiều lên. Với một số loại NVL tiêu biểu trên ta thấy: Mức độ tiêu dùng các loại nguyên liệu: Khô đỗ, bột xương, cám, săn khô, tấm là cao hơn so với kế hoạch từ 3.68-62.73%. Ngô, bột cá, ngô chua được sử dụng ít hơn so với kế hoạch từ 6,7-24.63%, điều này có thể được giải thích do khối lượng và cơ cấu sản phẩm thực tế sản xuất cần dùng những loại nguyên liệu này ít hơn kế hoạch. * Tình hình sử dụng chi phí NVL Tổng chi phí NVL của Nhà Máy năm 2008 tăng 8.1% tương đương 60.813.277.380 đồng so với kế hoạch, nguyên nhân chủ quan là do sự thay đổi khối lượng từng sản phẩm sản xuất đã làm khối lượng từng loại NVL sử dụng thay đổi từ đó làm tăng tổng chi phí NVL của Nhà máy lên 60.118.530.800 đồng và nguyên nhân khách quan là do giá nguyên liệu trên thị trường có sự khác lệch so với dự kiến, chủ yếu là sự tăng lên của giá so với kế hoạch do trong năm 2008, tỷ lệ lạm phát cao, giá cả phần lớn các loại nguyên liệu đều tăng và nằm ngoài khả năng dự báo của Nhà máy cũng đã có tác động làm tổng chi phí nguyên liệu tăng 694.746.580 đồng so với kế hoạch. Cụ thể đối với từng loại nguyên liệu như đã phân tích trong bảng 16, 17. Ví dụ như: - Ngô: Do khối lượng ngô thực tế sử dụng bằng 89.28% kế hoạch tức giảm 7.902.199 kg đã làm giảm tổng chi phí ngô 30.818.537.100 đồng. Do giá ngô hạ 130 đ/kg đã làm chi phí ngô sử dụng sản xuất giảm 1.975.354.980 đồng. Tổng hợp ảnh hưởng của cả sự thay đổi khối lượng ngô sử dụng và sự thay đổi giá ngô xuất dùng đã tiết kiệm cho Nhà máy 32.793.929.130 đồng điều này cho thấy Nhà máy đã quản lý tốt đối với loại NVL chính-Ngô. - Bột cá: Tổng chi phí bột cá sử dụng ít hơn so với kế hoạch 2.110.6254.000 đồng, do khối lượng bột cá sử dụng giảm 1.883.713 kg đã giảm chi phí NVL của Nhà máy xuống 25.430.125.500 đồng, nhưng giá bột cá trong năm tăng 750 đ/kg đã làm tăng chi phí sử dụng bột cá lên 4.323.871.500 đồng. - Ngô chua: Mặc dù khối lượng ngô chua thực tế sử dụng ít hơn kế hoạch 698.849 kg góp phần làm giảm bớt chi phí nguyên liệu 4.053.324.200 đồng nhưng về tổng thể, chi phí ngô chua vẫn tăng 303.722.648 đồng do sự giảm của khối lượng ngô chua sử dụng không đủ bù đắp sự tăng lên của giá 448 đ/kg đã làm tăng chi phí nguyên liệu 4.357.046.848 đồng. Bảng 3.15: Phân tích tình hình sử dụng chi phí một số loại NVL năm 2008 Tên Đơn giá kế hoạch (đ/kg) Đơn giá thực hiện (đ/kg) Chi phí NVL (đ) So sánh Kế hoạch (=KLKH*ĐGKH) Thực hiện (=KLTH*ĐGTH) ± % Ngô 3.900 3.870 287.614.721.550 254.820.792.420 -32.793.929.130 88.60 Khô đỗ I 6.700 6.785 269.972.446.500 298.978.874.155 29.006.427.655 110.74 Bột thịt xương 7.500 7.265 52.992.900.000 66.164.825.100 13.171.925.100 124.86 Bột cá 13.500 14.250 52.992.900.000 82.153.558.500 -21.106.254.000 79.56 Cám gạo L1 4.000 3.786 49.814.880.000 76.728.552.540 26.913.672.540 154.03 Cám gạo chiết ly 3.500 3.690 39.232.200.000 56.766.347.460 17.534.147.460 144.69 Ngô chua 5.800 6.248 60.461.520.000 60.765.242.648 303.722.648 100.50 Cám mỳ 4.500 4.570 178.733.722.500 265.026.465.340 86.292.742.840 148.28 Sắn khô 2.500 2.950 23.289.000.000 28.680.047.500 5.391.047.500 123.15 Tấm 5.000 5.215 81.393.375.000 88.018.436.240 6.625.061.240 108.14 ….. ….. … … … … Tổng 750.781.202.000 811.594.479.600 60.813.277.380 108.10 Tên Q0P0 Q1P0 Q1P1 Ảnh hưởng Q (=Q1P0 – Q0P0) P(=Q1P1-Q1P0) Tổng Ngô 287.614.723.500 256.796.147.400 254.820.792.420 -30.818.576.100 -1.975.354.980 -32.793.931.080 Khô đỗ I 269.972.446.500 295.233.376.100 298.978.874.155 25.260.929.600 3.745.498.055 29.006.427.655 Bột thịt xương 52.992.900.000 68.305.050.000 66.164.825.100 15.312.150.000 -2.140.224.900 13.171.925.100 Bột cá 103.259.812.500 77.829.687.000 82.153.558.500 -25.430.125.500 4.323.871.500 -21.106.254.000 Cám gạo L1 49.814.880.000 81.065.560.000 76.728.552.540 31.250.680.000 -4.337.007.460 26.913.672.540 Cám gạo chiết ly 39.232.200.000 53.843.419.000 56.766.347.460 14.611.219.000 2.922.928.460 17.534.147.460 Ngô chua 60.461.520.000 56.408.195.800 60.765.242.648 -4.053.324.200 4.357.046.848 303.722.648 Cám mỳ 178.733.722.500 260.966.979.000 265.026.465.340 82.233.256.500 4.059.486.340 86.292.742.840 Sắn khô 23.289.000.000 24.305.125.000 28.680.047.500 1.016.125.000 4.374.922.500 5.391.047.500 Tấm 81.393.375.000 84.389.680.000 88.018.436.240 2.996.305.000 3.628.756.240 6.625.061.240 …..  … ... …  …  …  …  Tổng 750.781.202.000 810.899.733.020 811.594.479.600 60.118.530.800 694.746.580 60.813.277.380 Bảng 3.16: Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến chi phí NVL Trong đó: P0, P1: Đơn giá kế hoạch và Đơn giá thực hiện của NVL (đ/kg)) Q0, Q1: Khối lượng kế hoạch và khối lượng thực hiện sử dụng nguyên vât liệu (kg) 3.5.6.3. Phân tích hiệu suất sử dụng nguyên liệu NVL chiếm trong chi phí sản xuất là khá lớn, giảm chi phí NVL sẽ làm tốc độ vốn lưu động quay nhanh hơn và là biện pháp quan trọng để hạ giá thành sản phẩm. Để đánh giá chung tình hình sử dụng NVL sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng NVL. Hiệu suất sử dụng NVL = Doanh thu Chi phí vật liệu (lần) Hiệu suất sử dụng NVL biểu hiện một đồng vật liệu tham gia trong kỳ sản xuất đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng (doanh thu). Hiệu suất sử dụng càng cao chứng tỏ chất lượng công tác quản lý và sử dụng vật liệu càng tốt và khoa học. Để phân tích hiệu suất sử dụng NVL tại Nhà máy của Công ty ta xét bảng số liệu sau: Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh ± % Tổng giá trị sản lượng (trđ) 564236.08 854202.98 289966.90 1.51 Tổng chi phí NVL (trđ) 261760.49 383651.22 121890.73 1.47 Hiệu suất sử dụng NVL (lần) 2.16 2.23 0.07 1.03 Năm 2008 có giá trị sản lượng cao hơn so năm 2007, đồng thời chi phí vật liệu năm 2008 cũng tăng lên so năm 2007, điều này giải thích sự tăng lên về chi phí là hợp lý, đồng thời tốc độ tăng tổng giá trị sản lượng cao hơn tốc độ tăng chi phí NVL, điều này cho thấy năm 2008 Công ty đã có những biện pháp nâng cao công tác quản lý NVL. Hệ số hiệu suất sử dụng nguyên liệu năm 2008 chỉ đạt 2.23 lần cao hơn năm 2007 là 1.03 lần, tức là với một đồng chi phí nguyên liệu năm 2007 chỉ tạo ra 2.16 đồng doanh thu, năm 2008 tạo ra 2.23 đồng doanh thu. Vì vậy để giải thích cho sự tăng lên 289966.90 trđ về doanh thu năm 2008, đạt 151% so với năm 2007, ta phải xét đến cả hai yếu tố: sự tăng chi phí và sự tăng hiệu quả sử dụng NVL. - Do sự đầu tư thêm 121.890.73 trđ chi phí NVL so với năm 2007 đã góp phần làm giá trị sản lượng năm 2008 tăng: ( 383651.22 - 261760.49 ) * 2.16 = 262740.75 trđ - Do hiệu suất sử dụng tăng, mỗi đồng chi phí NVL tạo thêm được 0.07 đồng doanh thu đã làm tổng giá trị sản lương năm 2008 tăng: ( 2.23 – 2.16 ) * 383651.22 = 27226.15 trđ 3.5.6.4. Phân tích chi phí NVL trong tổng chi phí sản xuất Bảng 3.17: Tập hợp chi phí sản xuất qua 2 năm (2007-2008) STT Loại chi phí Năm 2007 Năm 2008 Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) 1 NVL trực tiếp 261760.49 50.07 383651.22 47.82 2 Lao động TT 108635.57 20.78 154359.04 19.24 3 Chi phí SXC 152393.02 29.15 264271.67 32.94 4 Tổng chi phí SX 522789.08 100 802281.93 100 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Trên thực tế các nhà nghiên cứu chưa ai đưa ra được một cơ cấu chi phí như thế nào gọi là hợp lý và hiệu quả. Vì vậy ta không thể đánh giá cơ cấu chi phí của Công ty có hiệu quả hay không, ta chỉ có thể xem xét sự thay đổi của nó như thế nào. Xét về giá trị thì cả 3 loại chi phí đều tăng, tuy nhiên về cơ cấu, năm 2007 chi phí NVL chiếm tỷ lệ cao nhất 50.07% và có xu hướng giảm vào năm 2008, thay vào đó là sự tăng lên về cơ cấu của chi phí sản xuất chung do sự đầu tư thêm và cải tiến về máy móc, công nghệ sản xuất vào năm 2008 đã làm chi phí khấu hao tăng lên. Từ những điều này cho thấy, Công ty đã có sự quan tâm cả về chiều rộng và chiều sâu trong quá trình sản xuất. 3.7. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng NVL * Ưu điểm: Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác quản lý NVL tại Nhà máy sản xuất TACN của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam cho thấy công tác quản lý NVL khá được quan tâm chú trọng từ bước xây dựng định mức, lập kế hoạch cung ứng đến tổ chức thực hiện thu mua, sử dụng, kiểm tra phân tích cũng như trong quá trình ghi chép chứng từ, sổ sách kế toán được thực hiện tương đối chặt chẽ, cung cấp đủ thông tin cần thiết và chính xác cho yêu cầu quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NVL thông qua việc ngày càng nâng cao giá trị do chi phí NVL tạo ra. Hệ thống quản lý nguyên vât liệu được tổ chức từ Công ty xuống Nhà máy đến tổ đội sản xuất khá chặt chẽ, khoa học, có sự kết hợp và truyền đạt thông tin giữa các bộ phận đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục, hiệu quả. Nhìn chung Công ty đã đảm bảo phần lớn các yêu cầu về công tác quản lý NVL, cụ thể như: - Về công tác lập kế hoạch NVL: Công ty đã xây dựng tiêu chuẩn định mức tiêu hao NVL và dự trữ NVL nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Bên cạnh đó, Công ty đã xây dựng một bộ phận chuyên khảo sát giá cả NVL trên thị trường để đưa bảng thông báo giá NVL cho phòng kế hoạch, và khi phòng kế hoạch lập kế hoạch mua NVL được duyệt thì sẽ cho người của bộ phận này thông báo giá và báo giá tại các đại lý, các đơn vị. Điều này đã giúp công ty thuận lợi rất nhiều trong việc mua NVL cũng như có kế hoạch lập giá cả, số lượng NVL và chi phí NVL hợp lý. - Trong khâu thu mua: Việc lựa chọn nhà cung cấp, quyết định mua với số lượng và giá cả bao nhiêu, hình thức thanh toán, vận chuyển như thế nào đều được Ban giám đốc quan tâm, trực tiếp chỉ đạo và đã có những thay đổi so với kế hoạch kịp thời cho phù hợp với thực tế. Quá trình tiếp nhận hàng diễn ra khá chặt chẽ, bên cạnh quản lý về mặt số lượng, Công ty còn làm tốt công tác kiểm tra chất lượng đối với từng loại nguyên liệu trước khi nhập kho. Tất cả quá trình đó đều được ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời qua hệ thống chứng từ sổ sách và định kỳ có sự đối chiếu chặt chẽ giữa sổ kế toán với kho NVL đảm bảo tính cân đối giữa chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Nhân viên quản lý NVL thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi ghi chép, phản ánh tình hình hiện có và có sự vận động của NVL trong công ty đảm bảo hệ thống trong phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế. - Trong khâu bảo quản, dự trữ: Công ty đã tổ chức tương đối tốt hệ thống kho đảm bảo tốt cho yêu cầu quản lý cả về số lượng và chất lượng NVL, hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng NVL trong kho. - Trong quá trình sử dụng: Việc xuất dùng được theo dõi chặt chẽ trên cơ sở định mức tiêu hao NVL đã xây dựng để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm sản xuất, dưới sự giám sát, theo dõi đồng thời của nhiều bộ phận thủ kho, kế toán, phòng vật tư, bộ phận tiếp nhận nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác. * Hạn chế: Thông qua việc phân tích so sánh các chỉ tiêu về NVL giữa kế hoạch và thực hiện cho thấy một số NVL tại Nhà máy của Công ty có sự chệnh lệch khá lớn, không sát với thực tế, đã làm giảm sự chủ động trong công tác quản lý NVL, điều này cho thấy công tác lập kế hoạch không thực sự hiệu quả. Đồng thời trong khâu lập kế hoạch dự trữ NVL hay kế hoạch về giá quá cứng nhắc khi phụ thuộc quá nhiều vào giá của năm trước. Công ty không thực hiện công tác lập kế hoạch và thực hiện thu hồi phế liệu, phế phẩm, cũng không có hoạt động quản lý nào đối với phế liệu, phế phẩm trong quá trình quản lý NVL. Được biết hệ thống kho của Công ty khá tốt cho công tác bảo quản, dự trữ NVL, vấn đề nguyên liệu trong kho bị ẩm, mốc phải loại bỏ tuy rất ít, phế phẩm chủ yếu là cám dưới đáy của mỗi dây chuyền bị cháy, không đủ tiêu chuẩn để đưa vào thành phẩm (còn gọi là cám vét) tuy không đáng kể nhưng nếu không được phản ánh cũng làm tăng chi phí nguyên liệu, tăng giá thành của sản phẩm. Đồng thời, có nguy cơ dẫn đến tình trạng trục lợi cá nhân lấy thành phẩm đưa vào phế phẩm của nhân viên bộ phận phân xưởng. Trong quá trình thực hiện thu mua NVL, vẫn có tình trạng hàng không đủ tiêu chuẩn vẫn nhập và thực hiện khấu trừ vào giá hoặc lượng, điều này có thể làm ảnh hưởng đến uy tín chất lượng sản phẩm của Công ty. Việc quản lý và ra quyết định trong kinh doanh của Công ty đối với Nhà máy sản xuất TACN gia súc DABACO chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp và sự phản ứng trước thay đổi của thị trường mà không tổ chức bộ phận chuyên trách phân tích tình hình thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Đối với nghiệp vụ kế toán, trong quá trình ghi chép, để tránh phải xuất nhiều hoá đơn, xe hàng hôm trước đã viết phiếu nhập kho, đã xuất dùng và có phiếu xuất kho nhưng chưa xuất có hoá đơn GTGT, để chờ xe hàng hôm sau về và viết gộp chung vào một hoá đơn. Điều này có thể giúp phòng kế toán không phải lưu trữ nhiều chứng từ nhưng lại không đảm bảo nguyên tắc phản ánh kịp thời nghiệp vụ kế toán. Công tác định kỳ phân tích NVL chưa được Công ty quan tâm. 3.8. Một số ý kiến đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng NVL tại công ty Qua việc phân tích tình hình thực tế công tác quản lý NVL tại Nhà máy sản xuất TACN DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam, chúng tôi thấy Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý NVL tương đối tốt và đạt được hiệu quả nhất định góp phần đưa Công ty lên một vị trí vững chắc trên thị trường như hiện nay, song cũng chưa thực sự hoàn chỉnh và còn gặp khó khăn trong quá tình quản lý. Để phát huy một các tốt nhất hiệu quả công tác quản lý, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quản trị doanh nghiệp, công tác quản lý nói chung và công tác quản lý NVL nói riêng phải từng bước được hoàn thiện hơn nữa. Xuất phát từ thực tế của Công ty, bằng những hiểu biết của bản thân, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau với hy vọng trong giới hạn nào đó sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý NVL của Công ty. 1- Lập kế hoạch và thực hiện thu hồi phế liệu của Công ty Hiện nay, bên cạnh việc cạnh tranh về chất lượng thì cạnh tranh về giá cũng trở nên khá gay gắt. Làm sao để vừa đảm bảo chất lượng lại có mức giá có sức cạnh tranh trên thị trường là điều mà nhiều doanh nghiệp đang phấn đấu. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất trong đó có chi phí NVL. Công tác lập kế hoạch và thực hiện thu hồi phế liệu, phế phẩm cũng ngày càng trở nên quan trọng trong công tác quản lý NVL. Công ty cũng nên áp dụng khâu này trong công tác quản lý của mình đối với NVL, vừa có thể hạ chi phí sản xuất, vừa có thể kiểm soát được về con người. Sau khi thu hồi được phế liệu, phế phẩm để đánh giá tình hình thực hiện có hiệu quả hay không, công ty nên áp dụng tỷ suất thu hồi phế liệu để xác định hiệu quả thu hồi: Tỷ suất thu hồi phế liệu = Giá trị phế liệu thu hồi Giá trị phế liệu không tham gia Vào giá thành sản phẩm x 100 Tỷ lệ này càng lớn gần 100% thì công tác thu hồi tốt. 2- Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu và dự báo thị trường để lập kế hoạch sát với tình hình thực hiện cả về giá cả và số lượng NVL. 3- Thường xuyên rà soát lại và nghiên cứu định mức tiêu hao đối với từng loại NVL để xây dựng được định mức tiêu hao hiệu quả nhất là vừa đảm bảo chất lượng, vừa tiết kiệm được chi phí NVL bằng cách xem lại giá thành đạt được ở những kỳ trước như thế nào, tuy nhiên phải xem lại kỳ này có gì thay đổi và phải xem xét những chi phí phát sinh các kỳ trước đã phù hợp hay chưa, nếu không hợp lý, hợp lệ thì bỏ hay xây dựng lại. Điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với điều kiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. 4- Do sự chênh lệch lớn giữa kế hoạch và thực hiện, trong khi tình hình cung ứng vật tư không ổn định, Công ty nên xây dựng dự trữ bảo hiểm bên cạnh việc xây dựng dự trữ thường xuyên về NVL. 5- Thực hiện nghiêm túc công tác thu mua, kiểm tra kỹ chất lượng NVL đầu vào nhằm đảm bảo cho chất lượng thành phẩm. 6- Tiến hành phân tích định kỳ đối với NVL tại Nhà máy Phân tích là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý. Từ việc phân tích nhà quản lý có thể đánh giá được tình hình biến động nguyên vât liệu về giá cả, về số lượng, về chi phí cũng như về tình hình thực hiện trong sản xuất, từ đó rút kinh nghiệm và định hướng cho kỳ sau tốt hơn. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hội nhập, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo nên một thị trường Việt Nam với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển, cạnh tranh và đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh cả về lâu dài và cho từng thời kỳ trên tất cả các phương diện. Lợi ích kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu và trở thành mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, do đó công tác quản lý kinh tế luôn giữ một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp SXKD, đặc biệt là quản lý về chi phí, trong đó có chi phí NVL. Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi cũng ngày một tăng. Là một đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất miền Bắc và phục vụ nhu cầu trên toàn quốc, vấn đề NVL đầu vào phục vụ cho nhu cầu sản xuất là rất quan trọng đối với Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam nói chung, Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi DABACO nói riêng. Đứng trước thực trạng ngày càng khan hiếm nguồn lực dùng làm nguyên liệu đầu vào - một trong những nguyên nhân làm tăng giá NVL và sự cạnh tranh giá cả đối với hàng nhập khẩu từ các nước trên thế giới, công tác quản lý NVL làm sao để cung cấp đủ cả về số lượng, chất lượng cũng như giảm thiểu tối đa chi phí NVL đang là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý. Thông qua việc tìm hiểu lý luận về công tác quản lý NVL và tiếp cận thực tế tại Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi DABACO-Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam, một lần nữa khẳng định rằng để thực hiện tốt công tác quản lý chi phí NVL cần thực hiện tốt công tác quản lý NVL ở tất cả các khâu trong quá trinh sản xuất kinh doanh (từ khâu xây dựng định mức, lập kế hoạch cung ứng, tổ chức thực hiện thu mua-nhập kho, bảo quản, dự trữ, xuất dùng và sử dụng đến việc ghi chép, phản ánh, lưu giữ trong sổ sách chứng từ và tổ chức phân tích đánh giá để rút kinh nghiệm), đồng thời đòi hỏi phải có sự cố gắng, kết hợp giữa các bộ phận trong Công ty để tạo nên một hệ thống quản lý chặt chẽ và hiệu quả. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu quy trình quản lý NVL tại Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt nam, tôi có một số kết luận sau: Nhìn chung, Công ty đã thực hiện những biện pháp quản lý cơ bản đối với NVL và đã đem lại hiệu quả nhất định cho Công ty. Hệ thống quản lý được tổ chức chặt chẽ từ Công ty xuống Nhà máy và đến từng tổ đội sản xuất. Công tác lập kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ… diễn ra đều đặn đảm bảo cho quá trình sản xuất từng kỳ. Đã có sự nghiên cứu và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của thị trường trong quá trình thực hiện kế hoạch về NVL 4.2. Kiến nghị Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc hoàn thiện công tác quản lý NVL tại Công ty, làm cho công tác quản lý thực sự hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: 1- Thường xuyên rà soát và nghiên cứu về bảng định mức tiêu hao nguyên liệu để xây dựng hệ thống định mức tiêu hao chính xác hơn, tiết kiệm được chi phí, hiệu quả hơn. 2- Công ty nên xây dựng một hệ thống quản lý chi tiết hơn cho từng khâu, từng công đoạn trong quá trình quản lý, không nên bỏ qua bất kỳ khâu nào cho dù là nhỏ nhất. 3-Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. 4- Định ra những nguyên tắc cụ thể cho yêu cầu đối với NVL dùng trong sản xuất và quá trình nhập-xuất-tồn, kiểm tra việc thực hiện một cách thường xuyên để biết được rằng các nguyên tắc đó được thực hiện và có thực sự hiệu quả. 5- Đầu tư hiệu quả hơn nữa cho công tác nghiên cứu thị trường để có kế hoạch và những phản ứng kịp thời, phù hợp với thị trường. 6- Thường xuyên đôn đốc công nhân sử dụng NVL đứng theo định mức để đảm bảo việc tiết kiệm NVL, đồng thời có chế độ khen thưởng, kỷ luật để nâng cao ý thức trách nhiệm của từng công nhân viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách PHẠM THỊ MỸ DUNG, BÙI BẰNG ĐOÀN, Phân tích kinh doanh, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2001 NGUYỄN THÀNH ĐÔ, NGUYỄN NGỌC HUYỂN, Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2007 PHẠM THỊ MỸ DUNG, NGUYỄN VĂN SONG, Kế toán quản trị, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2000 PHẠM VĂN DƯỢC, ĐẶNG KIM CƯƠNG, Kế toán và quản trị kinh doanh, NXB Thống Kê, 1995 NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN, Thức ăn gia súc, NXB Nông Nhgiệp Hà nội, 2002 Luận văn HOÀNG THỊ THÙY, Biện pháp nâng cao hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh TACN DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam, Luận văn Tốt nghiệp Đại học, Khoa Kế toán & QTKD, Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội VŨ THỊ NGỌC, Tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Xi măng Trung Hải, Luận văn Tốt nghiệp Đại học, Khoa Kế toán & QTKD, Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Bài báo, bài viết trên Internet Trang web của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc53. Dung 25.5.2009.doc
Tài liệu liên quan