Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)

MỞ ĐẦU Hiện nay trong nền kinh tế thị trường khi mà đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập và quốc tế hoá đòi hỏi các sản phẩm của chúng ta phải có tính cạnh trach cao mới đủ khả năng đúng vững trong thị trường đầy biến động. Nó sẽ góp phần cho hàng hoá nước ta tiếp cận với nhiều loại thị trường khác nhau và nhiều khách hàng khác nhau trên thế giới. Điều này mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng đầy thách thức: Sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng, gi

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5176 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á cả và khả năng cung cấp dịch vụ…đòi hỏi các doanh nghiệp buộc phải đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên một vấn đề mang tính bản chất của toàn cầu hoá chính là “ văn hoá tiêu dùng” trong kinh tế thị trường. Mỗi loại thị trường khác nhau đều được quyết định bởi một nhóm khách hàng có nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới có văn hoá tiêu dùng rất phát triển. Nhu cầu tiêu dùng của họ không những đòi hỏi về tính hữu dụng, tính đẹp, tính bền của sản phẩm mà còn đòi hỏi sản phẩm phải sạch và mang tính nhân văn (không sử dụng lao động trẻ em)…Trong các nhu cầu “văn hoá tiêu dùng” nêu trên, tiêu chuẩn sạch có vai trò hết sức quan trọng vì nó không chỉ thể hiện nhu cầu bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng mà còn thể hiện trình độ văn minh trong sản xuất- tiêu dùng. Vấn đề VSATTP ở đây không chỉ là sạch ở sản phẩm cuối cùng mà còn cả trong quá trình sản xuất. Nhờ có sự kế thừa văn minh nhân loại mà đất nước ta ngày càng phát triển mức GDP hàng năm tăng nhanh. Cũng chính vì thế mà cuộc sống của rất nhiều người dân Việt Nam chúng ta đã được cải thiện, để có bữa ăn no, đủ chất dinh dưỡng trong mỗi gia đình không còn khó khăn thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ( VSATTP) lại trở thành vấn đề nhức nhối. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, tình trạng vi phạm VSATTP, chất lượng hàng hoá đã gây nhiều thiệt hại cả về vật chất, sức khoẻ người tiêu dùng, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang được bán công khai. Nhận thức được tình hình nền kinh tế nước ta hiện nay có thể thấy được vai trò to lớn của quản lý nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế trong vấn đề VSATTP. Vì những lý do trên mà em đã chọn đề tài : “Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm( VSATTP)”. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về chất lượng và chất lượng VSATTP Đánh giá hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kiểm tra an toàn thực phẩm Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP Đối tượng nghiên cứu là tình hinh hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP Phương pháp nghiên cứu là thu thập và phân tích số liệu, sử dụng phương pháp luận để phõn tớch. Kết cấu của đề tài Chương I: Lý luận chung quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP Chương II: Thực trạng của các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP Chương III: Giải pháp cải thiện hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP Để hoàn thành đề tài này đã có sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến rất nhiều của GS.TS Nguyễn Đình Phan. Em xin chân thành cảm ơn thầy. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LUỢNG ATVSTP I.Khái niệm,nội dung của chất lượng và quản trị chất lượng 1.Chất lượng 1.1 Khái niệm về chất lượng Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu và được phổ biến sử dụng hàng ngày trong cuộc sống cũng như trong sách báo. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Đứng trên những góc độ khác nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng,từ sản phẩm hay thị trường. Từ bản thân sản phẩm: Chất lượng là tập hợp các tính chất của sản phẩm để chế định tính thích hợp của nó nhằm thoả mãn nhu cầu xác định phù hợp với công dụng. Từ phía nhà sản xuất : Chất lượng là sự phù hợp và hoàn hảo của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu,tiêu chuẩn hay quy cách đó được xác định trước. Từ thị trường: Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm ,dịch vụ phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng. Theo ISO : Chất lượng là sự thoả mãn một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn. Những khái niệm chất lượng này xuất phát và gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu,cạnh tranh,giá cả…Những quan niệm theo hướng thị trường được đa số các nhà nghiên cứu và các doanh nhân tán đồng vì nó phản ánh nhu cầu đích thực của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu thoả mãn khách hàng, củng cố được thị trường và giữ được thành công lâu dài. 1.2 Yêu cầu và đặc điểm của chất lượng sản phẩm Chất lượng là kết quả của các yếu tố công nghệ, kỹ thuật,kinh tế và văn hoá xã hội. Trước hết chất lượng là khả năng đáp ứng các yêu cầu về chức năng kỹ thuật phản ánh giá trị sử dụng mà sản phẩm có thể đạt được.Các thuộc tính chất lượng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố,nhiều thành phần,bộ phận hợp thành như nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc thiết bị, lao động sống, công nghệ, kỹ thuật. Chất lượng không chỉ phản ánh trình độ điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước mỗi khu vực trong trong từng thời kỳ. Sản phẩm khi đua ra thị trường để trở thành hàng hoá cần phải thoả mãn khách hàng về cả hai mặt giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng phản ánh công dụng tạo nên tính hữu ích của sản phẩm.. Chất lượng sản phẩm được hình thành trong tất cả mọi hoạt động mọi quá trình tạo ra sản phẩm. Chất lượng chính là kết quả của sự phối hợp thống nhất giữa lao động với các yếu tố kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá. Các yếu tố tác động đến chất lượng có yếu tố bên trong và bên ngoài, có yếu tố trực tiếp và gián tiếp. Trên những thị trưòng khác nhau có những yêu cầu khác nhau đối với cùng loại sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phải được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với điều kiện và môi trường kinh doanh,tình hình và khả năng phát triển kinh tế xã hội. Nó được hình thành trong tất cả mọi hoạt động mọi quá trình. Vì vậy phải xem xét nó trong mói quan hệ chặt chẽ thống nhất trước.trong.sau sản xuất. Chất lượng được đánh giá trên cả hai mặt chủ quan và khách quan. Tính chủ quan thể hiện thông qua chất lượng trong sự phù hợp hay còn gọi là chất lượng thiết kế. Đó là mức phù hợp của thiết kế đối với nhu cầu của khách hàng. Nó phản ánh nhận thức của khách hàng về chất lượng sản phẩm làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tính khách quan thể hiện thông qua thuộc tính vốn có của sản phẩm để chất lượng có thể được đánh giá thông qua chỉ tiêu,tiêu chuẩn cụ thể. Đồng thời nó được thể hiện thông qua việc tuân thủ thiết kế. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tuỳ thuộc vào tong loại thị trường cụ thể.Nó có thể được đành giá cao ở thị trường này nhưng không được coi trọng ở thị trường khác, phù hợp với đối tượng này nhưng không phù hợp với đối tượng khác. Chất lượng sản phẩm chỉ thể hiện đúng trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với mục đích tiêu dùng cụ thể. Không có chất lượng sản phẩm chung cho tất cả mọi điều kiện mọi đối tượng. Vì vậy việc cung cấp thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng là yêu cầu không thể thiếu đối với nhà sản xuất. 1.3 Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh Trong môi trường kinh tế phát triển hội nhập như ngày nay, cạnh tranh là một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hoá sản phẩm và chiến lược chi phí thấp. Chất lượng trở thành một chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng tạo nên sức hấp dẫn thu hút khách hàng tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Khách hàng lựa chọn mua sản phẩm có thuộc tính phù hợp với nhu cầu sở thích khả năng điều kiện sử dụng của mình. Họ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có đặc tính kinh tế kỹ thuật thoả mãn những mong muốn của họ cao hơn. Chất lượng giúp doanh nghiệp tăng uy tín hình ảnh của mình. Điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua hàng của khách hàng. Chất lượng là cơ sở cho việc duy trì và mở rộng thị trường tạo sự phát triển lâu dài bền vững cho các doanh nghiệp. Đối với những sản phẩm là phương tiện sản xuất, công cụ có sử dụng nguyên liệu năng lượng trong quá trình tiêu dùng thì chi phí trong vận hành và khai thác sản phẩm là một thuộc tính chất lượng rất quan trọng. Cho nên nâng cao chất lượng có ý nghĩa tương đương với tăng năng suất lao động, giảm chi phí, giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời giúp cho người tiêu dùng tiết kiệm được súc lực và thời gian khi sử dụng sản phẩm do các doanh nghiệp cung cấp với sự tiện lợi đáp ứng nhanh hơn đầy đủ hơn. Đây là giải pháp quan trọng tăng klhả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận. Trên cơ sở đó đảm bảo thống nhất lợi ích trong doanh nghiệp và ngoài xã hội tạo động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng là cơ sở quan trọng cho việc giao lưu trao đổi thương mại và hội nhập quốc tế. Chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết địnhđến nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của hàng hoá Việt Nam và sức mạnh kinh tế của đất nước trên thị trường thế giới. Chính vì tầm quan trọng của chất lượng đòi hỏi phải có sự quản lý tốt để đảm bảo chât lượng sản phẩm dịch vụ phù hợp với yêu cầu thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 2.Quản lý chất lượng 2.1 Khái niệm quản lý chất lượng Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động của hành loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt chất lượng mong muốn phải quản lý tốt các yếu tố này. Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng là quản lý chất lượng. Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng nhưng theo Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO9000 cho rằng: Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách,mục tiêu,trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng. 2.2 Vai trò của quản lý chất lượng Quản lý chất lượng giữ một vị trí quan trọng trong công tác quản lý và quản trị kinh doanh. Theo quan điẻm hiện đại thì quảnlý chất lượng là hoạt động quản lý có chất lượng. Nó giữ vị trí then chốt đối với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường thì cơ cấu sản phẩm chât lượng sản phẩm, giá cả và thời gian giao hàng là yếu tố quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà các yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào quản lý chất lượng. Khi đời sống của người được nâng lên và sức mua của họ được nâng cao,tiến bộ khoa học công nghệ được tăng cường thì chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh. Do vậy chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của chất lượng ngày càng được nâng cao do đó phải không ngừng nâng cấp trình độ quản lý chất lượng và đổi mới không ngừng công tác quản lý chất lượng. Nó là trách nhiệm của các cấp quản lý trước hết là doanh nghiệp mà người chịu trách nhiệm trước hết là giám đốc doanh nghiệp. II.Quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP 1.Vai trò của quản lý nhà nước Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm định hướng phát triển, nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hoá đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Công tác quản lý chất lượng ra đời và phát triển cùng với các hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội, công tác quản lý chất lượng có vai trò quan trọng, tác động nhiều mặt và sâu sắc đến hầu khắp các lĩnh vực, từ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho đến việc bảo vệ môi trường, an toàn sức khoẻ con người, đảm bảo công bằng và lợi ích quốc gia. Trong nền kinh tế phát triển sôi động như hiện nay thì vai trò quản lý của nhà nước ngày càng trở lên quan trọng. Vai trò của quản lý nhà nước về chất lượng trước hết phải là vai trò định hướng và đảm bảo cho hoạt động chất lượng có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế mang tính dẫn dắt và chỉ hướng. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển kinh tế phải dựa vào đẩy mạnh xuất khẩu, mà muốn đẩy mạnh xuất khẩu phải dựa vào tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ. Như vậy, định hướng cơ bản về công tác chất lượng hiện nay là đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Làm tốt công tác này sẽ giúp hàng hoá của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Cơ quan nhà nứơc là nơi tập hợp, đề xuất và ban hành các tiêu chuẩn này cho các doanh nghiệp. Vai trò không thể thiếu của quản lý nhà nước về chất lượng là việc đảm bảo lợi ích quốc gia,dân tộc.Thông qua việc quy định và kiểm soát về vệ sinh, an toàn, môi trường, Nhà nước đảm bảo hàng hoá sản phẩm, nguyên vật liệu…nhập khẩu vào Việt Nam phải bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho môi trường tự nhiên và xã hội.Bằng các hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên ở các khu vực cửa khẩu các khu vực buôn bán để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm. Có thể thấy rằng quản lý nhà nước về chất lượng là hoạt động tổng hợp mang tính kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Các hoạt động này nhằm mục tiêu là” để đảm bảo nâng cao chất lượng hàng hoá, hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi lợi ích của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động, bảo vệ môi trường, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác kỹ thuật, kinh tế và thương mại quốc tế”(Pháp lệnh Chất Lượng hàng hoá 1999). Trong những giai đoạn khác nhau thì mục tiêu của hoạt động quản lý này cũng khác nhau nhưng đều thông qua các cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức chung thống nhất. Các cơ quan quản lý nhà nứơc điều hành các hoạt động trên thị trường bằng các văn bản luật. Đây là các văn bản hướng dẫn việc thực thi ATVSTP của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá , dịch vụ đảm bao lợi ích cho người tiêu dùng và cho xã hội. Nội dung của quản lý nhà nước về VSATTP bao gồm (Pháp lệnh năm 2003): Xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về VSATTP; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP, các quy định và tiêu chuẩn về VSATTP; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm; Quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm về VSATTP; Quản lý việc công bố tiêu chuẩn VSATTP, chứng nhận đủ điều kiện VSATTP; Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực VSATTP; Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về VSATTP; Tổ chức công tác thông tin,tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về VSATTP; Hợp tác quốc tế về VSATTP; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về VSATTP; Nhờ có sự quản lý của nhà nước về VSATTP đã tạo niềm tin đối với người tiêu dùng giúp cho người tiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ trên thị trường. 2.Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước Hiện nay ở Việt Nam quản lý an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm là trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ Khoa học-Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Công nghiệp. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của Bộ Thương mại và Bộ Tài chính. Dưới đây là trách nhiệm của hai bộ chính có liên quan trực tiếp đến vấn đề quản lý VSATTP. Để thi hành pháp lệnh về VSATTP số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/07/2003 và nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều lệnh của pháp lệnh VSATTP, Liên tịch Bộ Y tế- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phân công thực hiện chức năng quản lý nhà nước về VSATTP như sau: (Thông tư Hướng dẫn phân công phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về VSATTP) 2.1 Trách nhiệm chung 2.1.1Bộ Y tế có trách nhiệm Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược,chính sách,kế hoạch về VSATTP được phê duyệt; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy định, quy trình, quy phạm về vệ sinh an toàn với thực phẩm đã qua chế biến lưu thông trên thị trường; Quy định dư lượng tối đa cho phép hoá chất độc hại, phụ gia thực phẩm, giới hạn tối đa ô nhiễm vi sinh vật đối với thực phẩm đa qua chế biến; Quy định chung về điều kiện vệ sinh,an toàn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm bao gồm điều kiện cơ sở vạt chất,trang thiết bị,dụng cụ;yêu cầu về sức khoẻ, kiến thức, thực hành vệ sinh, an toàn thực phẩm của người sản xuất kinh doanh thực phẩm; Tổ chức thực hiện xác nhận công bố tiêu chuẩn VSATTP đối với sản phẩm thực phẩm trong cả nước; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, kiến thức pháp luật; nghiên cứu khao học, công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế về VSATTP; tổ chức xác nhận nội dung thông tin quảng cáo đối với thực phẩm; Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về VSATTP đối với thực phẩm đã qua chế biến sản xuất, lưu thông trong nước cho tiêu thụ nội địa; Tổ chức thực hiện kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hoá chất độc hại(bao gồm cả phụ gia thực phẩm) đối với thực phẩm trừ thực phẩm có nguồn gốc động vật ở dạng tươi sống và sơ chế lưu thông trên thị trường. 2.1.2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm Hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về VSATTP của ngành nông nghiệp; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,tiêu chuẩn,quy định,quy trình,quy phạm bảo đảm VSATTP đối với: - Quá trình sản xuất từ nuôi trồng, khai thác, thu hái, sản xuất, giết mổ, sơ chế, bảo quản, vận chuyển nông sản thực phẩm cho đến khi đưa ra lưu thông trên thị trường Sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật ở dạng tươi sống và sơ chế lưu thông trên thị trường, - Nông sản thực phẩm xuất khẩu và nhập khẩu; Quản lý VSATTP đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật và sơ chế lưu thông trên thị trường, xuất khẩu và nhập khẩu; Quy định cụ thể về điều kiện VSAT đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc tươi sống và sơ chế; Xây dựng và tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, kiến thức pháp luật; nghiên cứu khoa học, công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế về VSATTP đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật; Tổ chức thực hiện kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật tồn dư hoá chất độc hại đối với thực phẩm; 2.2. Trách nhiệm trong viêc phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm 2.2.1 Bộ y tế có trách nhiệm Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm; điều tra xác định cơ sở nguyên nhân, bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân và căn nguyên; Triển khai các biện pháo phồng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm; Tổ chức chỉ đạo việc xử lý, điều trị ngộ độc thực phẩm và các bệnh dịch truyền qua thực phẩm; Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiên việc phân tích nguy cỏ ô nhiễm thực phẩm; điều tra, khảo sát và lưu trữ các ssố liệu về công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; Công bố nguy cơ benẹh dịch có thể truyền qua thực phẩm; Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành về phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng; Quy định chế độ báo cáo về công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; 2.2.2 Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành về phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho người sản xuất kinh doanh thực phẩm ở dạng tươi sống, sơ chế; Tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện tốt quy trình sản xuất để bảo đảm VSATTP đối với thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường; Công bố dịch bệnh động vật để phối hợp liên ngành, tổ chức kiểm soát dịch bệnh trong phạm vi được phân công; Quản lý và chỉ đạo việc sản xuất để đảm bảo vệ sinh an toàn đối với: -Nông sản thực phẩm từ nuôi trồng, khai thác, thu hái, sản xuất, giết mổ, sơ chế,bảo quản, vận chuyển trước khi lưu thông ra thị trường; Nông sản thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; Phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan trong việc xác định nguyên nhân xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm có trách nhiệm phối hợp với uỷ ban nhân dân các cấp,Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan để khắc phục và giải quyết hậu quả. 2.3 Trách nhiệm trong việc phối hợp kiểm tra thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc thực hiện các quy định về VSATTP 2.3.1 Bộ Y tế có trách nhiệm Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra về VSATTP trên phạm vi toàn quốc và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật; Chủ trì thẩm định,kiểm tra các cơ sở chế biến thực phẩm có nguy cơ cao; Chủ trì xử lý,thu hồi,xác định nguồn gốc đối với nông sản thực phẩm không đảm bảo VSATTP lưu thông trên thị trường; Thực hiện thanh tra,kiểm tra,xử lý các vi phạm pháp luật về VSATTP. 2.3.2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm Tổ chức chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra về vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm và xử lý các vi phạm đối với nông sản thực phẩm trong phạm vi được phân công; Thanh tra,kiểm tra về vệ sinh an toàn đối với nông sản thực phẩm trong quá trình trồng trọt,chăn nuôi, khai thác, thu hái, giết mổ ở dạng tươi sống, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, lưu thông ra thị trường và xuất khẩu; Thanh tra kiểm tra việc xử lý thực phẩm nguyên liệu không bảo đảm tiêu chuẩn VSATTP chưa qua kiểm dịch thú y đã đưa vào lưu thông, sử dụng trong chế biến thực phẩm; Phối hợp với Bộ Y tế thanh tra,kiểm tra việc xử lý thu hồi truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc động vật bị nhiễm các tác nhân vi sinh vật gây bệnh dịch. CHƯƠNG2:THỰC TRẠNG CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG VSATTP I.Thực trạng về VSATTP ở Việt Nam hiện nay 1.Sự bất ổn trong tâm lý người tiêu dùng về ATVSTP trên thị trường hiện nay Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hàng hoá đa dạng phong phú ở tất cả các lĩnh vực tạo cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là các sản phẩm dịch vụ có đảm bảo vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng không?VSATTP đang là một trong những mối quan tâm chung của toàn xã hội. Tuy được các cơ quan chức năng lên tiếng báo động nhưng tình trạng này vẫn kéo dài và ngày càng trở lên cấp thiết. Việc vi phạm các quy định về VSATTP trong thời gian qua diễn ra ở khắp mọi nơi mọi lĩnh vực gây tâm lý hoang mang ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người. Nước ta là một đất nước với nền kinh tế mang đặc trưng của kinh tế nông nghiệp trong đó phần lớn các sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nông-thuỷ sản với công nghiệp lạc hậu và việc tổ chức quản lý vẫn chưa chặt chẽ, thiếu sự liên kết giữa nhà cung cấp nguyên vật liệu với nhà sản xuất-chế biến và nhà phân phối sản phẩm. Chính vì vậy việc quản lý kiểm soát VSATTP chỉ dừng lại ở từng khâu từng quá trình riêng lẻ thậm chí còn chồng chéo giữa các ngành quản lý với nhau. Hậu quả rõ nét nhất của vi phạm VSATTP là tình trạng ngộ độc thực phẩm. Số vụ ngộ độc thực phẩm tăng đều qua các năm và trở thành con số đáng báo động. Năm 2003 cả nước có 514 vụ ngộ độc với tổng số 4173 người bị nhiễm. Đến năm 2004 có 503 vụ với 5724 người bị nhiễm độc. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2006 có tới 19.636 cơ sở sản xuất chế biến,kinh doanh thực phẩm vi phạm các quy định về VSATTP.Cả nước đã xảy ra 22 vụ ngộ độc thực phẩm với 534 người bị ngộ độc(14 người chết). So với năm 2005 (có 144 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 4300 người trong đó có 53 người bị tử vong), tình hình ngộ độc thực phẩm xảy ra trong tháng hành động năm 2006 tăng cao hơn. Tổng số người ngộ độc từ ngày 1\1\2007 đến nay đã ở mức báo động 3140 người, 25 người bị tử vong.So với cùng kỳ năm 2006, số vụ ngộ độc thực phẩm tăng 22,4%, số mắc tăng 6,1% và số chết giảm 48%. Biểu đồ số vụ ngộ độc Những con số trên là những dữ liệu được thống kê trên thực tế còn nhiều vụ ngộ độc thực phẩm không được thống kê. Các vụ ngộ độc xảy ra thường khó xác định nguyên nhân cho nên không thể phòng ngừa để những vấn đề ngộ độc ấy không còn tái diễn. Các vụ ngộ độc trong năm qua phần lớn ở các khu chế xuất. Hầu hết các công ty này đều khoán cả cho các dịch vụ nấu thuê mà không quan tâm đến chất lượng vệ sinh thực phẩm có đảm bảo an toàn hay không. Trong khi đó việc thực phẩm nhiễm bẩn xảy ra trong suốt quá trình hình thành sản phẩm từ đầu vào là nguyên vật liệu đến quá trình chế biến và thậm chí cả trong quá trình phân phối đến tay người tiêu dùng. Mặt khác nguồn gốc nhiễm bẩn có thể ở dạng vật lý(vật thể rắn),dạng hoá học(thuốc trừ sâu, kim loại nặng, phẩm màu...) và vi khuẩn, vi trùng gây bệnh dều có ở khắp mọi nơi. Tình trạng ô nhiễm thức ăn đường phố đã gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm. Tại chợ ở TP Hồ Chí minh tình trạng ô nhiễm vi sinh vật trong một số thực phẩm ăn liền bán tại các chợ là rất phổ biến. Gần 90% mẫu nước giải khát bán lẻ không đảm bảo tiêu chuẩn. Mì sợi, chả lục tại đây bị sử dụng hàn the chiếm tới 87-100%. Thị trường Hà Nội thì đa số các món lòng lợn luộc, rau sống, nem chua, nem chạo bị nhiễm vi khuẩn hiếm khí ở mức cao. Trong sản xuất lương thực, rau quả hiện tượng tồn đọng dư lượng hoá chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật vẫn nằm ở mức cao và phổ biến. Thật đáng sợ nếu như theo thói quen ăn uống thông thường thì đâu biết được thực phẩm mua về có hoá chất người tiêu dùng không thể kiểm nghiệm được điều này. Hoá chất độc hại có thể sẽ gây kích ứng tới cơ thể con người ngay lập tức tạo nên hiện tượng ngộ độc nhưng cũng có khi nó vẫn tiềm ẩn trong cơ thể tích tụ dần đến mấy năm thậm chí hàng chục năm mới phát hiện ra bệnh. Theo cục quản lý chất lượng VSATTP(Bộ Y tế), việc sử dụng hoá chất bảo quản độc hại như phẩm màu, peroxit...còn ở mức cao. Có tới 25,4% lượng hoa quả lưu thông trên thị trường bị nhiễm các hoá chất bảo quản độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép đặc biệt là hoa quả nhập từ Trung Quốc. Tại Nam Định, mấy tháng đầu năm đã phát hiện 5/12 mẫu nho, 6/12 mẫu quýt, 9/13 mẫu táo Trung Quốc, 8/13 mẫu lê Trung Quốc có hoá chất bảo vệ thực vật. Hơn thế nữa người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là hàng thật đâu là hàng giả đâu là hàng nông sản Việt Nam với hàng Trung Quốc nhập lậu. Đến chợ Long Biên(Hà Nội) người ta không thấy khó khăn gì để tìm những hoa quả gian mác Tây như nho Mỹ, xoài Oxtraylia, me Thái...nhưng có ai biết đây đúng là hoa quả nhâp ngoại không? Còn rau xanh thì sao? Rau là món ăn thường xuyên và không thể thiếu trong các bữa ăn.Nhưng có cơ sở nào đảm bảo rau sạch không có hoá chất? Theo kết quả điều tra thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rau quả trong thời gian gần đây của Cục bảo vệ thực vật, số mẫu rau, quả tươi có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng tới sức khoẻ con người chiếm 30-60%. Số mẫu rau kiểm tra ở Hà Nội và Hà Tây có hàm lượng asen cao hơn giới hạn cho phép chiếm 22-23%. 100% mẫu đậu ở Hà Nội và Hà Tây, 66,6%mẫu rau cải tại TP HCM và Đồng Nai có dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép. Một số thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng như Methamidophos vẫn còn dư lượng trong rau. Với những hàng rau bầy bán đầy rẫy ngoài chợ với những ngọn rau tươi xanh mũn mĩm nhìn thì ngon. Nhưng người ta đâu biết nó được nuôi trồng ra sao?Nhìn những cọng rau muống tươi ngon hẳn người tiêu dùng chẳng thể nào biết rằng chúng được trồng và thu hoạch bằng công nghệ siêu tốc. Những hộ trồng rau đã rút ngắn tối đa thời gian thu hoạch để kiếm lời một cách nhanh chóng. Bình thường, để thu hoạch một lứa rau phải đợi ít nhất một tuần nhưng ở đây cứ 2 ngày cắt một lần. Những cây rau cắt sát gốc chỉ cần tưới nửa kilogam thuốc tăng trưởng là chỉ sau 1 đêm đã dài cả tấc. Thực phẩm ngoài chợ đã vậy nhưng cả hàng trong siêu thị cũng không kém gì. Lâu nay, khi nói đến hàng hoá siêu thị, người ta luôn nghĩ rằng nơi đây đảm bảo về chất lượng.Thế nhưng, qua kiểm định của các cơ quan chức năng tại Hà Nội và TP HCM, đã phát hiện ra nhiều kết quả bất ngờ: các mẫu nước tương lấy từ các siêu thị có tỷ lệ chất3-MCPD khá cao:8/20 mẫu có chứa 3-MCPD(loại chất có thể gây ung thư) vượt mức cho phép;Các món giò lụa, giò lưỡi, dưa chua, nem chua, bồn bồn, rau chuối xanh...đều có chứa hàn the(ăn nhiều có thể bị ngộ độc mãn tính) và chất formol(là loại hoá chất độc hại gây ung thư)-từ năm 1951 Hội đồng Tiêu chuẩn Thực phẩm(FSC)đã cấm sử dụng chất này nhưng ở Việt Nam, nửa thế kỷ qua, nhà sản xuất vẫn ngang nhiên pha trộn nó vào thức ăn để giữ độ lâu bền cho sản phẩm mà quên đi nguy cơ độc hại cho người tiêu dùng. Thực chất nếu không kiểm tra thì chắc không ai biết có điều này xảy ra. Không những thế sau khi bị phát hiện thì ngay lập tức tất cả những loại hàng đó và những mặt hàng của cơ sở khác cung ngành cung bị dỡ bỏ mà chưa kiểm nghiệm để biết loại sản phẩm đó có vi phạm không. Như là vụ nước tương của một số doanh nghiệp sản xuất khi phát hiện ra chất 3-MCPD có quá nhiều so với quy định cho phép có trong thành phần của sản phẩm thì ngay lập tức tất cả các loại nước tương hay xì dầu đều bị dỡ khỏi quầy trưng bày kể cả sản phẩm không vi phạm trả lại nhà cung cấp. Điều này gây hiểu lầm cho người tiêu dùng”chắc phải vi phạm nên siêu thị mới không bán nữa” Trong hoạt động chế biến, giết mổ gia súc gia cầm thì VSATTP cũng đang ở trong tình trạng rất đáng ngại. Phần lớn các cơ sở giết mổ động vật không đáp ứng được yêu cầu vệ sinh. Theo cục thú y, phần lớn các cơ sở giết mổ động vật không đáp ứng yêu cầu vệ sinh, cơ quan thú y chỉ kiểm soát được dưới 50% thịt lưu thông trên thị trường. Một số thành phố lớn như Hà Nội có tới 300 điểm giết mổ gia súc,trong đó chỉ có 7 điểm được cấp giấy phép và chịu sự giám sát thường xuyên, còn lại là các điểm giết mổ giải rác, không có sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Chính vì vậy số lượng thịt đem bán trên thị trường khó có thể xác định có được kiểm nghiệm. Ở lợn đã phát hiện một số bệnh như: nhiệt than, tụ huyết trùng, lở mồn long móng, tai xanh....Khi người tiêu dùng ăn phải sẽ dễ bị nhiễm bệnh gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng. Trong thực._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0066.doc
Tài liệu liên quan