Quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc lá giai đoạn trước năm 2010 và định hướng năm 2020 tại Bộ Công Thương

LỜI CẢM ƠN Thời gian học tập và nghiên cứu tại Vụ Thị Trường Trong Nước – Bộ Công Thương đã giúp em có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong học tập và nghiên cứu. Cùng với sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp: “Quản Lý Nhà Nước đối với thị trường thuốc lá giai đoạn trước năm 2010 và định hướng năm 2020 tại Bộ Công Thương”. Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị phòng quản lý phân phối,Bác Hoàng Thọ X

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc lá giai đoạn trước năm 2010 và định hướng năm 2020 tại Bộ Công Thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uân vụ trưởng vụ Thị trường trong nước , đã giúp em tìm hiểu về thị trường thuốc lá tại Việt Nam . Em xin cảm ơn TS Đỗ Thị Hải Hà đã hướng dẫn em cách thực hiện đề tài và các thầy cô trong Khoa Khoa Học Quản Lý đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong bốn năm học vừa qua. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt TTTL Thị trường thuốc lá. QLNN Quản lý nhà nước TTTĐB Thuế tiêu thụ đặc biệt BCT Ngân sách nhà nước NNSN Bộ công thương NN Nhà nước XK Xuất khẩu NL Nguyên liệu DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ SỬ DỤNG Thứ tự Tên sơ đồ,bảng biểu,đồ thị Trang Bảng 2.1 Tỷ lệ số người hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và các nước phát trển năm 1990 15 Bảng 2.2 Bảng Thuế TTĐB qua các giai đoạn 27 Bảng 2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh tại tổng công ty thuốc lá Việt Nam 31 Bảng 2.4 Tỷ lệ nam nữ trên 15 tuổi hút thuốc phân loại theo thu nhập 32 Bảng 2.5 Thị phần các hãng thuốc lá tại việt nam 32 Bảng 2.6 Khả năng mua được các sản phẩm thuốc lá 33 Bảng 2.7 Gía các sản phẩm thuốc lá giai đoạn 2001-2006 33 Bảng 2.8 Tình hình xuất khẩu thuốc lá qua các năm(2001-2009) 34 Bảng 2.9 Tỷ lệ các loại thuốc lá lậu tại Việt Nam (2005-2009) 35 Bảng 2.10 Tình hình thất thu ngân sách nhà nước giai đoạn (2005-2008) do buôn lậu thuốc lá gây nên. 36 Bảng 2.11 Định hướng cơ cấu sản phẩm thuốc lá các năm 2010,2015,2020 38 Bảng 2.12 Lộ trình giảm tar-nicotine trong giai đoạn 2005-2020 39 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tiếng việt 1.TS.Mai Văn Bưu-TS Phan Kim Chiến-Giáo trình Quản lý nhà nước , nxb Khoa học-kỹ thuật (1999) 2.P.Gs-TS Đoàn Thị Thu Hà-TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền-Chính sách kinh tế-xã hội- nhà xuất bản khoa hoc-kỹ thuật năm (1999) 3.P.Gs-TS Nguyễn Duy Bột-TS Trần hoà-ThS lê Văn Diện Thương mại quốc tế-Lý thuyết và Chính sách-nhà xuất bản thống kê (1988) 4. TS Đoàn Thị Thu Hà - TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Giáo trình Khoa học quản lý tập I, nxb Khoa học và kỹ thuật (2007) 5. TS Đoàn Thị Thu Hà - TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Giáo trình Khoa học quản lý tập II, nxb Khoa học và kỹ thuật(2007) 6.GS-TS Đỗ Hoàng Toàn – TS Đỗ Thị Hải Hà –Tâm lý học quản trị kinh doanh, nxb Khoa học và kỹ thuật.(2009) 7.Khoa kinh tế phát triển -Bộ môn Kinh tế Công cộng –GT Kinh tế công cộng –nxb Thống kê (2005) 8.T.S Nguyễn Văn Ngọc - Bài giảng nguyên lý kinh tế vi mô –nxb Đại học Kinh tế quốc dân (2007) 9.www.wikipedia.org.Đinh nghĩa các thuật ngữ về thuốc lá. 10. www.vinataba.com.vn.Bản tin số 1,.trang 15,đăng tháng 1/2007 11.www.vinataba.Bản tin số 2,trang 12,đăng 1/2008 12.Báo cáo tổng kết sản xuất năm 2009 của Tổng cổng ty thuốc lá.trang 3,4,5,6,11.Tháng 1/2010./ 13. Báo phụ nữ và đời sống,tác hại của khí thuốc lá,số ra 3/2000 14.www.dantri.com,chuyên mục sức khoẻ,thuốc lá điện tử,đăng tháng 11/2009 15. Quyết định số 88/2009/QĐ-UBND ban hành ngày 23 tháng 12 năm 2009 ... 16.www.Khoahoc.com.vn/y tế cộng đồng, đăng tin tháng 1/2001 17.-Nghị định số 119/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 18/07/2007 Tiếng anh www.tobacofreeasia.net/vietnams economys report LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong quá trình Thực Tập ở vụ thị trường trong nước, được sự phân công của Vụ Trưởng , Tôi đã chọn đề tài : QLNN đối với thị Trường thuốc lá ở Việt Nam. Như chúng ta đã biết , Thuốc lá là một hàng hoá đặc biệt, nằm trong những loại hàng hoá phức tạp.Trong những năm gần đây Tác hại của thuốc lá gây ra sức khoẻ cho cộng động là rất lớn.Hằng năm thế giới chứng kiến hàng triệu người tử vong do các căn bệnh liên quan tới thuốc lá như: ung thư Phổi,ung thư gan, các căn bệnh về hệ thần kinh…Thuốc lá còn là nguyên nhân của các vụ hoả hoạn gây tổn hại không nhỏ cho toàn bộ nền kinh tế.Ngoài ra thuốc lá còn liên quan tới các vấn đề về văn hoá nơi công cộng : Trường Học, Bệnh viện, Công sở.Đặc biệt một vấn đề đang rất được Nhà nước quan tâm hiện nay là sự suy giảm nòi giống gây ảnh hưởng tới tương lai của dân tộc. Tuy nhiên thuốc lá lại là mặt hàng đem lại một luồng ngoại tệ lớn , đóng góp vào GDP nói chung với tỷ trọng cao,là nguồn thu của NSNN hàng nghìn tỷ đồng và giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Trước những yêu cầu về sự cần thiết của quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mặt hàng thuốc lá ở nước ta trong những năm gần đây và trong tương lai.Tôi đã chú tâm nghiên cứu và thực hiện đề tài này.Qua đó Tôi ứng dụng những kiến thức về quản lý kinh tế ở nhà trường được thực tế hơn QLNN đối với thị trường thuốc lá hiện nay đang có nhiều luồng tranh luận trái chiều và việc hình thành một khung chính sách định hướng cho tương lai là việc làm của các nhà quản lý.Đề tài tôi nghiên cứu dưới đây dựa trên nền tảng cơ bản là nghiên cứu QLNN lĩnh vực này trước những năm 2010 và giai đoạn sau năm 2010.Trong đó nhấn mạnh các chính sách mà BCT đã ,và sẽ ban hành,qua đó phân tích đánh giá các chính sách trên và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa một cách khoa học những lý luận cơ bản về quản lý nhà nước và các phương thức ứng dụng nó vào quản lý các ngành kinh tế ở Việt Nam Đưa ra các chính sách phát triển mà Bộ công thuơng đã đề ra trong những năm trước 2010 và các năm tiếp theo hướng đến mục tiêu năm 2020. Đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường thuốc lá,các con số thống kê về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra những phân tích nhằm có những giải pháp thích hợp. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của vai trò quản lý nhà nước 3. Đối tượng nghiên cứu: Về đối tượng nghiên cứu:Thị trường thuốc là và các chính sách điều hành của Bộ công thương. Về phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu lý luận cơ bản về phương thức Quản lý nhà nước về các ngành kinh tế. Từ đó tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh danh thuốc lá tại Việt Nam trong 2 giai đoạn trước 2010 và từ 2010 đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, và phương pháp so sánh phân tích, thống kê để xác định bản chất nghiên cứu của vấn đề. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở Lý luận về QLNN đối với thị trường thuốc lá Chương 2: Thực trạng QLNN và hoạt động sản xuất kinh doanh thị trương thuốc lá trước năm 2010 và phương hướng phát triển đến năm 2020. Chương 3: Giải pháp thực hiện chính sách, Đánh giá,Kiến nghị Do hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn nên Chuyên đề chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiến hơn. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1.1. Những khái niệm cơ bản của QLNN 1.1.1. QLNN QLNN về kinh tế là sự tác động có tổ chức bằng pháp quyền của N N lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng cs hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước,các cơ hội có thể có để đạt đựoc các mục tiêu ohat triển kinh tế đặt ra trong điều kiện mở rộng và giao lưu hợp tác quốc tế 1.1.2 Nhận thức về chức năng quản lý nhà nước về kinh tế Để thực hiện vai trò quản lý nhà nước về kinh tế,nhà nước phải thực hiện các chức năng quản lý của mình. Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là những nhiệm vụ tổng quát mà nhà nước phải thực hiện để phát huy vai trò và hiệu lực của mình. Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế được quy định bởi vai trò quản lý nhà nước về kinh tế và phải phục vụ thực hiện và phát huy vai trò đó.Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế do bản chất của nhà nước, do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị - kinh tế- xã hội và tình hình của từng giai đoạn lịch sữ nhất định. Theo đó những chức năng cơ bản của quản lý nhà nước về kinh tế việt nam hiện nay -Chức năng tạo lập môi trường và điều kiện cho hoạt động kinh doanh. -Chức năng định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế -Chức năng tổ chức -Chức năng điều tiết -Chức năng kiểm tra. 1.1.3.Tính tất yếu khách quan của QLNN Đối với nền kinh tế thị trường,bên cạnh những mặt tích cực,còng tồn tại nhiều tiêu cực.Trong toàn bộ nền kinh tế thì cần mộy chủ thể đứng ra tổ chức,điều hành ,phân phối.Điều đó dẫn tới một tất yếu khách quan là sự ra đời của QLNN để khắc phục nhực những khuyết tật đó. 1.1.4.Các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô Khái Niệm : Hệ thống công cụ quản lý kinh tế vĩ mô là một chỉnh thể hữu cơ các quan điểm, chiến lược , chính sách,giải pháp,phương tiện của nhà nước, được sử dụng trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra. Hệ thống công cụ quản lý vĩ mô được tiếp cận theo cả nghĩa rộng,bao gồm cả quan điểm,chiến lược,pháp luật chính sách đến các phương tiện,các công cụ cụ thể của quản lý;đồng thời theo cả nghĩa hẹp,bao gồm các công cụ cụ thể của các chính sách đó. Việc sữ dụng hệ thống công cụ quản lý kinh tế vĩ mô một cách hữu hiệu phụ thuộc vào: Thứ nhất : Sự hoàn thiện (bao gồm cả sự đồng bộ,đầy đủ và hiện đại ) của hệ thống công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Thứ hai : Năng lực sử dụng,lựa chọn đúng công cụ cần thiết,thích hợp nhất. Thứ ba : Môi trường vận hành các công cụ kinh tế vĩ mô. 1.2.QLNN đối với thị trường thuốc lá 1.2.1.Thuốc lá và các khái niệm liên quan. 1.2.1.1. Thuốc lá: Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình tròn (thường có độ dài dưới 120 mm, đường kính khoảng 10 mm). Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện (thường có gắn đầu lọc). Thuật ngữ thuốc lá thường được dùng theo nghĩa chung liên quan đến thuốc lá trong khi thuốc lá điếu nhằm chỉ cụ thể loại sản phẩm thuốc lá sợi đã cuốn thành điếu. Tuy nhiên, đôi khi, thuật ngữ này cũng được sử dụng để chỉ loại thuốc hút khói nhưng được làm từ một số loại thực vật khác (cây gai dầu...) Thuốc lá điếu khác xì gà trước hết ở kích thước: điếu nói chung bé hơn, sử dụng sợi từ lá thuốc đã qua chế biến và được cuốn bằng giấy trắng chuyên dùng. Xì gà được làm hoàn toàn bằng nguyên lá thuốc lá, ruột là mảnh lá và lá áo bọc ngoài cũng bằng lá thuốc lá. Trước cuộc chiến tranh Krym (Nga-Pháp năm 1854-1856), hầu hết các quốc gia dùng tiếng Anh chưa biết đến thuốc lá điếu. Chỉ đến khi các binh sĩ người Anh thời đó bắt chước các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ (Đế chế Ottoman) sử dụng giấy in báo để cuốn thuốc lá hút, thuốc lá mới bắt đầu kỷ nguyên bành trướng rộng rãi ra khắp thế giới từ đó. Đôi khi người ta sử dụng tẩu để hút thuốc. Thuật ngữ "điếu thuốc", thường được dùng để chỉ một điếu thuốc lá, nhưng cũng có thể chỉ các vật khác có chứa lá thơm, ví dụ như cần sa. Do người ta tin tưởng rằng (và cũng được khoa học chứng minh trong trường hợp cụ thể có tuổi thọ ngắn đi khi nguy cơ ung thư phổi tăng lên) các sản phẩm thuốc lá gây đoản thọ, phần lớn các nước Tây phương và một số quốc gia châu Âu cho in lời cảnh báo về sức khỏe bằng phông chữ lớn ở mặt trước và mặt sau mỗi bao thuốc để báo động về tác hại của việc hút thuốc, đồng thời cấm mọi quảng cáo để bán thuốc lá... 1.2.1.2.Sản xuất các loại thuốc lá Thuốc lá thương mại và thuốc lá sợi hiếm khi có chứa sợi thuốc tinh khiết. Các nhà sản xuất thường thêm phụ gia để giữ hương vị được lâu, tăng chất lượng màu sợi, để giữ chất lượng sợi và thậm chí để thay đổi hoàn toàn chất lượng cảm nhận của khói thuốc. Trong khi nhiều công ty thuốc lá thực hành điều này, tại Canada các mác thuốc chứa 100% là thuốc Virginia tự nhiên - không có phụ gia. Một số loại thuốc lá (được gọi là kretek, thuốc lá bạc hà, hay chỉ đơn giản là bạc hà) có vị bạc hà trộn lẫn với thuốc. Nó được thêm vào để tăng cảm giác sảng khoái của người hút khi làm tê miệng và phổi cũng như tạo cảm giác dễ chịu. Các loại thuốc lá bạc hà rẻ tiền được chế tạo đơn giản bằng cách trộn tinh dầu bạc hà vào sợi thuốc. Ngoài các phụ gia, thuốc lá sợi, đặc biệt là các loại chất lượng thấp, thường bị xử lý nhiều. Trong quá trình xử lý lá thuốc đầu tiên, lá được bỏ gân và được cắt thành lớp mỏng. Vì lá thuốc ở quá trình này khá khô nên nó tạo ra nhiều vụn thuốc. Các nhà máy sản xuất đã phát triển các phương pháp thu hồi số vụn thuốc này và lại biến chúng thành nguyên liệu sử dụng được (được gọi là "lá thuốc tái chế"). Các đường gân lá bị bỏ ra, vốn không thích hợp để sử dụng khi giữ nguyên trạng, trước kia bị loại bỏ hay ép mỏng thành các phiến lớn vì chúng chứa nhiều nitơ. Tuy nhiên, các quá trình xử lý mới đã được phát triển để ép chúng và chế biến trộn lẫn vào sợi thuốc. Tất cả các quá trình ấy cho phép nhà sản xuất thuốc lá có được số lượng thuốc lớn nhất với lượng nguyên liệu thô thấp nhất. Ứng dụng nhiều nhất của điếu thuốc là để dẫn khói của thuốc lá. Ứng dụng nhiều thứ hai là để dẫn khói của cần sa. Ống quấn là loại phổ biến nhất của điếu cần sa. Người hút cần sa sẽ thường vặn xoắn hai đầu của điếu cần sa để tránh cho những lá cần sa bị cắt vụn khỏi rơi ra ngoài. Tuy nhiên những người hút thuốc lá mà tự quấn điếu thuốc cho mình, thường không hay vặn xoắn hai đầu của điếu thuốc; thuốc lá được làm theo sợi nên sẽ không bị rơi 1.2.1.3.Buôn bán thuốc lá Trước Thế chiến thứ hai nhiều nhà sản xuất tặng kèm theo một lá bài sưu tầm trong mỗi bao thuốc. Việc làm này đã không được tiếp tục để tiết kiệm giấy trong chiến tranh và đã không còn xuất hiện nữa. Trong Thế chiến thứ hai người ta tặng miễn phí thuốc lá cho cả binh lính và dân thường. Vào ngày 1 tháng 4 năm 1970 Tổng thống Richard Nixon đã kí đạo luật về hút thuốc lá cho sức khỏe cộng đồng, cấm các quảng cáo thuốc lá trên TV ở Hoa Kỳ từ ngày 2 tháng 1 năm 1971. Tuy nhiên một số công ty thuốc lá đã cố gắng lách luật bằng cách quảng cáo thuốc là là "xì gà nhỏ" ngay sau khi luật cấm có hiệu lực, và Backwoods Smokes, nhãn hiệu thuốc lá vào thị trường mùa đông 1973-1974 quảng cáo với phương châm "How can anything that looks so wild taste so mild" (Làm sao mà một thứ có vẻ mạnh như thế có thể có vị thật nhẹ nhàng). 1.2.1.4.Mầm bệnh Khói thuốc đã bị Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) xếp vào các chất gây ung thư (tiếng Anh: carcinogen) bậc 1. Trong nhóm này xếp những chất mà chỉ cần khối lượng nhỏ cũng có thể gây ung thư, không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có hại cho mình và cho người khác, dù chỉ là một khối lượng nhỏ. Khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Khi hút thuốc, người hút thường thở ra hai luồng khói chính và phụ, và 20% khói thuốc bị hít vào trong luồng chính, 80 % còn lại được gọi là luồng phụ, nảy sinh khi kéo thuốc (giữa những lần hít vào) và khi tắt thuốc. Luồng khói chính nảy sinh tại 950 °C và khói phụ 500 °C, do đó luồng khói phụ tỏa ra nhiều chất độc hại hơn. Khói thuốc cấu tạo từ một hỗn hợp khí và bụi. Theo Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO), trong khói thuốc có khoảng 4.000 chất hóa học, trong đó có 40 được xếp vào loại gây ung thư. gồm những chất như nicotin, mônôxít cacbon, hắc ín và benzen, fomanđêhít, amoniac, axeton, asen, xyanua hiđrô ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra cho thấy trên 50% nam giới hút thuốc lá và 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Tại Hà Nội, gần một nửa dân số phải hút thuốc thụ động, nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em [2]. Ung thư phổi là dạng ung thư cao nhất ở nam giới và thứ tư ở nữ giới. Việc hút thuốc ở các phòng chờ nhà ga, bến xe đã bị Bộ Giao thông vận tải cấm từ năm 2005, tuy nhiên việc áp dụng chưa triệt để trên thực tế. Hiện nay, tổ chức Healthbidge Canada đang tài trợ cho một số thành phố tại Việt Nam mở rộng khu vực công cộng không khói thuốc và tăng tính hiệu quả của chính sách cấm hút thuốc nơi công cộng. Ngày 31 tháng 5 hàng năm được xem là ngày "Thế giới không thuốc lá". 1.2.1.5.Tác hại môi trường Khoảng 4,5 tỷ tàn thuốc là sau khi hút vứt lại trong các công viên ở Mỹ, trên đường đi và các khu vực công cộng hàng năm, hầu hết các đầu lọc thuốc lá không thể tái sinh được, thực tế 95% đầu lọc được làm bằng nhựa CELLULO-ACETAT và mất nhiều năm mới phân hủy được. Có khoảng 165 hóa chất trong thuốc lá mà chim hay các loài thú nhỏ cho là thức ăn của chúng. 1.2.1.6.Sử dụng thuốc lá Khoảng 5.5 nghìn tỷ điếu thuốc lá được sản xuất hàng năm trên thế giới trong ngành công nghiệp thuốc lá, được tiêu thụ bởi trên 1,1 tỷ người 1.2.1.7.Cai thuốc lá Bỏ thuốc lá, đối với nhiều người, là một chuyện rất khó. Thuốc lá là một dạng chất gây nghiện nhưng lại không bị pháp luật cấm hoàn toàn như các chất ma túy, do đó, người hút thuốc rất dễ có cơ hội tiếp xúc. 1.2.2.Tính tất yếu của QLNN đối với thi trường thuốc lá. Có 5 nguyên nhân dẫn tới việc phải QLNN đối với thuốc lá : Thứ nhất : Thuốc lá có hại cho sức khoẻ con người và gây ra sự suy giảm nòi giống,đi ngược lại các mục tiêu quốc gia trong tương lai,Thuốc lá đi liền với ô nhiễm moi trường ,giảm khả năng làm việc . Trên thế giới:   Người hút thuốc lá         Ở các nước phát triển           Ở các nước đang phát triển                 Nam                            30 – 40%                               40 – 70%                   Nữ                               20 – 40%                                 2 – 10% Nguồn : Theo thông báo của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới (1990)               Thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng nó. Một nửa số này chết ở lứa tuổi trung niên. Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá, tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị tai nạn mỗi ngày. Tại Việt Nam 50 % nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá (theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới cao nhất châu Á. 26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24 hút thuốc lá. Trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế hút thuốc lá. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại! Thứ hai : Thuốc lá trên thị trường Việt nam hiện nay còn tồn tại rất nhiều hàng giả, hàng kém chất luợng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng và ảnh hưỏng tưói các chính sách của nhà nước vì vậy cần cópahỉ quản lý chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng này. Thứ 3 Thuốc lá là ngành đóng vào GDP và Là nguồn thu NSNN có tỷ trọng cao,giải quyết lao động lớn và là ngành nghề chủ yếu của các hộ gia đình.Vì vậy cần tiến hành quản lý để có các chiến lược phát triển phu hợp để thực hiện các mục tiêu cụ thể trong tương lai. Thứ 4 Trong khái niệm về thuốc lá là một hàng hoá phức tạp, đẻ sản xuất thuốc lá cần có rất nhiều nguyên phụ liệu khác nhau, máy móc , trang thiết bị và hơn nữa là tiêu chuẩn sinh học trên mỗi điếu thuốc.Vì vậy cần thiết phải có một quy định chung trong sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Thứ 5. Thuốc lá là một ngành có khả năng sinh lời cao,có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành này .Bên cạnh đó còn có các xu hướng hợp tác quốc tế và các giao lưu thưong mại .Sự QLNN là cần thiết cho một sự phát triển bền vững và phù hợp với luật pháp quốc tế. 1.2.3.Quan điểm Bộ Công Thương về thị trường thuốc lá. 1. Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng sản phẩm thuốc lá, thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ quy định hạn mức sản lượng sản xuất, nhập khẩu, chính sách thuế để hạn chế tiêu thụ thuốc lá, tuyên truyền vận động giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá; 2. Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý ngành thuốc lá phù hợp cam kết WTO, từng bước thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC); 3. Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm thuốc lá, bao gồm sản xuất và nhập khẩu. Chỉ các doanh nghiệp nhà nước đã được cấp phép và các doanh nghiệp liên doanh giữa doanh nghiệp đã được cấp phép với nước ngoài, trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối mới được sản xuất sản phẩm thuốc lá. Thực hiện cơ chế quản lý thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá; 4. Sản phẩm thuốc lá là mặt hàng hạn chế kinh doanh. Nhà nước thực hiện kiểm soát lưu thông, tiêu thụ thuốc lá trên thị trường, quản lý chặt chẽ việc bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá; 5. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của từng doanh nghiệp và của toàn ngành thuốc lá được xác định 3 ca/ngày là năng lực của máy móc thiết bị có tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ do Bộ Công nghiệp công bố; 6. Sản lượng sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp cung cấp ra thị trường trong nước hàng năm (bao gồm cả sản xuất và nhập khẩu) không được vượt quá năng lực sản xuất được ghi trong giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Bộ Công thương quy định sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu trong nước, nước ngoài của các doanh nghiệp trong từng thời kỳ; 7. Sản xuất sản phẩm thuốc lá là lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Không đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước vượt quá tổng năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá được cơ quan có thẩm quyền xác định. Chỉ được phép đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất thuốc lá để chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu độc hại và bảo vệ môi trường; 8. Hợp tác quốc tế trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc chung của hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt Nam, không làm tăng năng lực sản xuất thuốc lá tiêu thụ trong nước, nâng cao chất lượng sản phẩm, chống thuốc lá giả, thuốc lá nhập lậu; 9. Sản xuất các sản phẩm thuốc lá mới mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam phải trong phạm vi năng lực sản xuất cho phép và phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; 10. Đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá phải trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá; đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất; phù hợp với Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá; Nhà nước chiếm phần vốn chi phối; phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; 11. Máy móc thiết bị, nguyên liệu, giấy cuốn điếu thuốc lá là hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành, kiểm soát chặt chẽ trong sản xuất, nhập khẩu và sử dụng; 12. Đầu tư vùng trồng thuốc lá nhằm phát huy tiềm năng về đất đai, lao động, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt quan tâm phát triển trồng thuốc lá ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo; 13. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của ngành thuốc lá ngang tầm với trình độ các nước trong khu vực; 14. Tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo hướng có quy mô lớn, thành lập Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam theo hướng sản xuất kinh doanh đa ngành, đa sở hữu; hiện đại hóa thiết bị, công nghệ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu độc hại, bảo vệ môi trường; có hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh cao; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện này. 1.2.4.Các công cụ QLNN đối với thị trường thuốc lá. 1.2.4.1.Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ tại. Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán. Thuốc lá được đưa vào mặt hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì bản thân nó là hàng hoá đặc biệt.Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ đựơc đánh vào mỗi đầu thuốc lá sản xuất thêm so với quy định thêm nhằm hạn chế sản xuất và đảm bảo sức khoẻ của cộng đồng. 1.2.4.2.Thuế môi trường do ảnh hưởng khói thuốc lá Thuế và phí môi trường là các nguồn thu ngân sách do các tổ chức và cá nhân sử dụng môi trường đóng góp. Khác với thuế, phần thu về phí môi trường chỉ được chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Dựa vào đối tượng đánh thuế và phí có thể phân ra các loại sau: Thuế và phí chất thải. Thuế và phí rác thải. Thuế và phí nước thải. Thuế và phí ô nhiễm không khí. Thuế và phí tiếng ồn. Phí đánh vào người sử dụng. Thuế và phí đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử dụng gây ra ô nhiễm (ví dụ thuế sunfua, cacbon, phân bón...). Thuế và phí hành chính nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp phép, giám sát và quản lý hành chính đối với môi trường. Thuế môi trường đối với thuốc lá là loại thuế được thể hiện qua phí ô nhiễm không khí do khói thuốc lá gây nên.Phần thuế này ở việt nam chưa áp dụng tính đến thời điểm tháng 3/2010.Dự kiến nó sẽ được BCT đưa ra thảo luận trong thời gian tới để áp dụng tính thuế đối với mặt hàng thuốc lá. 1.2.4.3.Hạn chế sản xuất Hạn chế sản xuất tức là làm cho ngành sản xuất đó sản xuất theo một số lượng nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể.Có thể thực hiện cộng cụ này qua : -Hạn chế cho vay để sản xuất. -Hạn chế nhập nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất từ bên ngoài. 1.2.4.4.Pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc (quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự ) và được thực hiện lâu dài,nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội do nhà nước ban hành thể hiện ý chí của nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện bănngf các biện pháp tổ chức,giáo dục,thuyết phục,và bưàng bộ máy của nhà nước. Chức năng chủ yếu của pháp luật là chức năng điều chỉnh,chức năng bảo vệ và chức năng tác động vào ý thức con người(chức năng giáo dục của pháp luật).Các cơ quan nhà nước,các tổ chức kinh tế,tổ chức xã hội,đơn vị vũ trang và mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật.Việc thực hiện pháp luật được tiến hành qua các hình thức như tuân thủ pháp luật,thi hành pháp luật,thực thi pháp luật và áp dụng pháp luật. Trong QLNN về sản xuất và kinh doanh thuốc lá thì các nghi định,luật,pháp lệnh,thông tư,quyết định...liên quan tới các hoạt động kinh doanh thuốc lá như Luật bảo vệ sức khoẻ công dân,luật doanh nghiệp nhà nước,Luật doanh nghiệp,Luật thương mại.. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 2010 VÀ ĐINH HƯỚNG MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020. 2.1.Quản lý NN đã thực hiện về thị trường thuốc lá từ năm 2000-2010 2.1.1 . Đối tượng áp dụng QLNN áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá và các hoạt động khác có liên quan đến sản xuất, kinh doanh thuốc lá trên lãnh thổ Việt Nam. 2.1.2 Áp dụng pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế 1. Hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá phải tuân theo Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về “Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2000 - 2010” và các quy định pháp luật khác có liên quan. 2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này về sản xuất và kinh doanh thuốc lá thì áp dụng Điều ước quốc tế đó. 2.1.3. Nguyên tắc quản lý sản xuất và kinh doanh thuốc lá 1. Nhà nước thống nhất quản lý đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá, thực hiện độc quyền sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuốc lá. 2. Nhà nước thực hiện kiểm soát về mức cung cấp sản phẩm thuốc lá ra thị trường, kiểm soát sản lượng sản xuất, kiểm soát nhập khẩu sản phẩm thuốc lá; thực hiện thương mại nhà nước đối với nhập khẩu; kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường để giảm tác hại của thuốc lá. 3. Nguyên liệu thuốc lá là hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Sản phẩm thuốc lá là hàng hóa hạn chế kinh doanh. Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Sản xuất sản phẩm thuốc lá là ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép.  4. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu, giấy cuốn điếu, sản phẩm thuốc lá là hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp. 2.1.4 Đầu tư trồng cây thuốc lá và sử dụng giống thuốc lá 1. Việc đầu tư phát triển vùng trồng cây thuốc lá ở từng địa phương phải phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất ở từng địa phương và thực hiện theo Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt. 2. Việc sử dụng giống cây thuốc lá phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý giống. Về chế biến nguyên liệu thuốc lá 2.1.5. Phân cấp nguyên liệu thuốc lá 1. Người trồng thuốc lá, doanh nghiệp trồng, chế biến, kinh doanh nguyên liệu thuốc lá phải tiến hành phân cấp nguyên liệu thuốc lá theo quy định của pháp luật. 2. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan ban hành tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu thuốc lá. 2.1.6. Kinh doanh nguyên liệu thuốc lá 1. Tổ chức, cá nhân chỉ được kinh doanh nguyên liệu thuốc lá khi có giấy chứng nhận đủ các điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. 2. Các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, bao gồm: a) Có đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thuốc lá; b) Có cơ sở kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy, nổ; có quy trình kinh doanh phù hợp với ngành, nghề mua, bán nguyên liệu thuốc lá; địa điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá; c) Có cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên đảm bảo các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp theo yêu cầu của pháp luật; d) Có hợp đồng đầu tư vùng nguyên liệu thuốc lá theo Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá và kế hoạch hàng năm. 3. Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể thẩm quyền, trình tự và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá. 2.1.7. Chế biến nguyên liệu thuốc lá 1. Chế biến nguyên liệu thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi có Giấy chứng nhận đủ các điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc._. lá do Bộ Công nghiệp cấp và thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. 2. Các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá bao gồm: a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh chế biến nguyên liệu thuốc lá; b) Hoạt động chế biến nguyên liệu thuốc lá phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt; c) Có cơ sở vật chất phù hợp với quy mô kinh doanh: đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, máy móc thiết bị, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ; d) Có cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên đảm bảo các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn theo yêu cầu của pháp luật; đ) Có hợp đồng đầu tư vùng nguyên liệu thuốc lá theo Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá và kế hoạch hàng năm; e) Có Giấy chứng nhận đủ các điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá theo quy định tại Điều 8 Nghị định 12/2000/ND-CP 3. Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá. 2.1.8.Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá có các quyền và nghĩa vụ sau: 1. Lựa chọn vùng đầu tư và người trồng thuốc lá theo Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá. Ký hợp đồng đầu tư trồng và mua nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá; 2. Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá được sử dụng các loại thiết bị máy móc chuyên ngành thuốc lá phù hợp các công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá. 2.1.9. Quỹ trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá 1. Các doanh nghiệp đầu tư trồng thuốc lá được trích trong giá mua nguyên liệu thuốc lá để lập Quỹ trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá nhằm mục đích phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá. 2. Việc trích lập và sử dụng Quỹ trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. 2.1.10. Quản lý chuyên ngành nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá 1. Nguyên liệu thuốc lá thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp. 2. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để sản xuất tiêu thụ trong nước, sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau; a) Có Giấy chứng nhận đủ các điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá theo quy định tại Điều 9 hoặc Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định này; b) Nguyên liệu nhập khẩu phải phù hợp với năng lực và sản lượng sản xuất của doanh nghiệp; c) Được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp. 3. Đối với nguyên liệu thuốc lá lá nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, doanh nghiệp phải có Giấy phép nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp. Về sản xuất thuốc lá 2.1.11. Điều kiện sản xuất sản phẩm thuốc lá Doanh nghiệp được phép sản xuất sản phẩm thuốc lá khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Đã sản xuất sản phẩm thuốc lá trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về “Chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 – 2010”; 2. Sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt; 3. Nhà nước giữ tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp; 4. Có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định 12/2000/NQ-CP. 5. Có đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và sử dụng nguyên liệu thuốc lá sản xuất trong nước theo Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá và Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt; 6. Có thiết bị đồng bộ, tiên tiến, đảm bảo các điều kiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường; 7. Đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá theo quy định của Bộ Ytế, đảm bảo chất lượng sản phẩm thuốc lá theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam; 8. Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá tại Việt Nam. 2.1.12.Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá 1. Sản xuất sản phẩm thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh phải có Giấy phép do Bộ Công nghiệp cấp. 2. Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. 3. Doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động sản xuất, kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. 2.1.13. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá 1. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của từng doanh nghiệp và toàn ngành thuốc lá là năng lực máy móc thiết bị có tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ do Bộ Công nghiệp xác định và công bố. 2. Năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp là cơ sở để quản lý đầu tư máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá và sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp. 2.1.14. Sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá 1. Sản lượng sản phẩm thuốc lá sản xuất hàng năm của doanh nghiệp không được vượt quá năng lực sản xuất ghi trong Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. 2. Bộ Công nghiệp quy định sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu trong nước, nước ngoài của doanh nghiệp trong từng thời kỳ theo định hướng Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2.1.15. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thuốc lá 1. Sản phẩm thuốc lá phải phù hợp tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. 2. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm thuốc lá. 2.1.16. Giá bán tối thiểu sản phẩm thuốc lá 1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp quy định giá bán tối thiểu sản phẩm thuốc lá. 2. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá không được bán thấp hơn mức giá tối thiểu do Bộ Tài chính quy định. 2.1.17. Nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá và ghi nhãn 1. Sản phẩm thuốc lá chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi có nhãn hiệu đã được đăng ký và bảo hộ hợp pháp tại Việt Nam. 2. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. 3. Việc ghi nhãn trên bao bì sản phẩm thuốc lá phải tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật. Từ ngày 01 tháng 4 năm 2008 áp dụng in lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ bằng chữ đen trên nền trắng, chiếm 30% diện tích vỏ bao thuốc lá với một trong các nội dung: "hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi"; "hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính". Quy định in lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ trên vỏ bao thuốc lá thực hiện có lộ trình theo Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC), phù hợp với tình hình chung của thế giới và đặc điểm Việt Nam. 4. Chỉ các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được phép in nhãn hoặc hợp đồng với cơ sở in để in nhãn bao bì thuốc lá. 2.1.18. Quản lý chuyên ngành giấy cuốn điếu thuốc lá 1. Các doanh nghiệp sản xuất giấy cuốn điếu thuốc lá trong nước chỉ được bán sản phẩm cho những doanh nghiệp có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc xuất khẩu. 2. Chỉ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được mua giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất phù hợp với sản lượng được phép sản xuất và không được bán lại cho các tổ chức, cá nhân không có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. 3. Doanh nghiệp nhập khẩu giấy cuốn điếu thuốc lá phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định này; b) Số lượng giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu phải phù hợp với sản lượng sản phẩm thuốc lá được phép sản xuất của doanh nghiệp; c) Được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp. 4. Việc đầu tư sản xuất giấy cuốn điếu thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt. 2.1.19. Tem sản phẩm thuốc lá 1. Sản phẩm thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước phải dán tem trên bao gói theo quy định hiện hành của Nhà nước. 2. Sản phẩm thuốc lá sản xuất để xuất khẩu, chào hàng, triển lãm ở nước ngoài không dán tem theo quy định của Việt Nam. 3. Tem sản phẩm thuốc lá sản xuất để tiêu thụ tại Việt Nam chỉ được cấp cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất thuốc lá. Số lượng tem cấp cho doanh nghiệp hàng năm không được vượt quá sản lượng được phép sản xuất. 4. Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được dán tem nhập khẩu trên bao gói. 5. Bộ Tài chính in phát hành và tổ chức cấp tem cho doanh nghiệp theo đúng quy định. 2.1.20. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau: 1. Bán các sản phẩm thuốc lá theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tổ chức hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này. 2. Phải công bố thông tin về sản phẩm và bảo đảm sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh sản phẩm thuốc lá theo quy định của pháp luật. 3. Được phép thực hiện các hình thức giới thiệu về doanh nghiệp sau: a) Đăng, phát giới thiệu sản phẩm thuốc lá, sợi thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất trên báo chí đối ngoại bằng tiếng nước ngoài; b) Đăng phát một lần trên các phương tiện truyền thông lời chúc mừng, giới thiệu tên, địa chỉ, biểu tượng của doanh nghiệp trong các dịp lễ tết, ngày truyền thống hàng năm của doanh nghiệp. 2.1.21. Điều kiện đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá 1. Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt. 2. Không đầu tư xây mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá để tiêu thụ trong nước vượt quá tổng năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá được Bộ Công nghiệp xác định theo quy định tại điều 15 Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ”; 3. Các dự án đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá, kể cả các hoạt động đầu tư theo hợp đồng để gia công, hợp tác sản xuất, nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện: a) Đầu tư trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá để đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; b) Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp; c) Đáp ứng các điều kiện quy định tại mục 2.1.13 và có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định 12/2000/NQ-CP d) Được Thủ tướng Chính phủ cho phép trên cơ sở đề nghị của Bộ Công nghiệp. 4. Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu, gia công xuất khẩu, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc lá, di chuyển địa điểm sản xuất theo quy hoạch của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp. Về Kinh doanh sản phẩm thuốc lá. 2.1.22. Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá 1. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh sản phẩm thuốc lá thông qua Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá. 2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng và phê duyệt Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá trong cả nước. 2.1.23. Điều kiện kinh doanh sản phẩm thuốc lá 1. Điều kiện kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn thuốc lá bao gồm: a) Thương nhân là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán sản phẩm thuốc lá; b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được phê duyệt; c) Có cơ sở vật chất và năng lực tài chính phù hợp quy mô kinh doanh;  d) Phải có hợp đồng mua bán sản phẩm thuốc lá và có hệ thống phân phối thuốc lá ổn định; đ) Có giấy phép kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá quy định tại Điều 26 Nghị định 12/2000/NQ-CP. 2. Điều kiện kinh doanh bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ thuốc lá bao gồm: a) Thương nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán sản phẩm thuốc lá; b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được phê duyệt; c) Thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc của thương nhân bán buôn, đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá; d) Có giấy phép kinh doanh bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ sản phẩm thuốc lá quy định tại Điều 26 Nghị định 12/2000/NQ-CP. 2.1.24. Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá 1. Kinh doanh sản phẩm thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép do Bộ Thương mại cấp. 2. Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép bán buôn, đại lý bán buôn, hoặc giấy phép bán lẻ, đại lý bán lẻ sản phẩm thuốc lá. 3. Thương nhân chỉ được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy phép bán buôn, đại lý bán buôn hoặc Giấy phép bán lẻ, đại lý bán lẻ sản phẩm thuốc lá. 2.1.25. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau: 1. Mua sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp. 2. Tổ chức lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường theo Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá được cấp. 3. Chỉ được bán buôn sản phẩm thuốc lá cho các thương nhân có Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá. 2.1.26. Nhập khẩu sản phẩm thuốc lá với mục đích thương mại 1. Việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá với mục đích thương mại phải tuân thủ các nguyên tắc sau: a) Thực hiện thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá; b) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu do Bộ Tài chính phát hành; c) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu quản lý được quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan như đối với sản phẩm thuốc lá sản xuất trong nước. 2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý thương mại nhà nước đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu. 2.1.27. Nhập khẩu sản phẩm thuốc lá với mục đích phi thương mại 1. Cá nhân nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam mang theo thuốc lá không vượt quá mức tiêu chuẩn hành lý cho phép theo quy định của Chính phủ. 2. Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, nếu có nhu cầu được phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để sử dụng phải theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn điều kiện, thủ tục, mức tiêu chuẩn đối với việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để làm mẫu sản xuất và sử dụng trong các hoạt động phi thương mại khác. 2.1.28. Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại 1. Tất cả  thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả đều bị tịch thu để tiêu hủy. 2. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá có nghĩa vụ phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phòng chống buôn lậu sản phẩm thuốc lá, kinh doanh thuốc lá giả. Về máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá 2.1.29. Quản lý máy móc thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá 1. Tổ chức, cá nhân không có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá không được sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá dưới mọi hình thức, trừ trường hợp sử dụng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định12/2000NĐ-CP 2. Việc nhượng bán, xuất khẩu, tái xuất, thanh lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan và tuân thủ các quy định sau: a) Doanh nghiệp chỉ được nhượng bán máy móc thiết bị còn giá trị sử dụng cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất thuốc lá; b) Máy móc, thiết bị không còn giá trị sử dụng hoặc thanh lý khi đầu tư chiều sâu phải được tiêu hủy dưới sự giám sát của Hội đồng thanh lý do Bộ Công nghiệp thành lập. 3. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với máy móc thiết bị thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp hoặc không tiêu huỷ theo quy định. 2.1.30. Nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá 1. Doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định này; b) Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá nhập khẩu phải phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp; c) Được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp. 2. Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá theo quy định tại Điều 9 Nghị định 12/2000/NQ-CP và đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này chỉ được phép nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho chế biến nguyên liệu thuốc lá. Trách Nhiệm của các Bộ 2.1.31. Trách nhiệm của Bộ Công nghiệp 1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất và kinh doanh thuốc lá; 2. Xây dựng Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng đề án tổ chức sắp xếp ngành thuốc lá; quản lý việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu và phụ liệu thuốc lá theo đúng các quy định của pháp luật; 4. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành thuốc lá trong đầu tư xây dựng theo các quy định của pháp luật và của Nghị định này; 5. Ban hành và kiểm tra các tiêu chuẩn ngành thuốc lá, chất lượng sản phẩm thuốc lá; 6. Tổ chức quản lý chuyên ngành, quản lý nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá và nhập khẩu sản phẩm thuốc lá; 7. Quy định thẩm quyền, thủ tục cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá và Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá; 8. Quy định năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá, sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá; 9. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài tiêu thụ tại Việt Nam; 10. Phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn cơ chế quản lý thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá; 11. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với máy móc thiết bị thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp hoặc không tiêu hủy theo quy định. 2.1.32. Trách nhiệm của Bộ Thương mại 1. Soạn thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực thuốc lá; 2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng, phê duyệt và công bố Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá trên phạm vi toàn quốc; 3. Hướng dẫn cụ thể thẩm quyền, thủ tục cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá; 4. Chủ trì, phối hợp Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý thương mại nhà nước đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu; 5. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước tổ chức kiểm tra, xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm thuốc lá vi phạm Nghị định này; 6. Phối hợp với Bộ Công nghiệp quản lý việc nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá lá theo hạn ngạch thuế quan; 2.1.33.Về TTTĐB Thuế TTĐB trước đây đánh vào thuốc lá điếu có 3 mức: 25% - 45% và 65% dựa trên tiêu chí tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Năm 2006, thuế TTĐB được sửa đổi về một mức 55%. Năm 2008, mức thuế suất nâng lên 65%, áp dụng cho tất cả các loại thuốc lá điếu. Giá thuế được thể hiện qua bảng sau: Gian đoạn Thuế TTĐB VAT Thuốc lá đầu lọc Filter sản xuất do ... Không đầu lọc Đầu lọc Nhập khẩu SP trong nước 10/1990-8/1993 50 50 40 40 ------- 9/1993-12-1995 70 52 32 32 --------- 1/1996-12/1998 70 52 32 70 ------ 1/1999-12/2005 65 45 25 65 10 1/2006-12/2007 55 55 55 55 10 1/2008-........ 65 65 65 65 10 Lưu ý: thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thuế cơ bản là thuế trước, giá bán buôn; căn cứ thuế VAT là tiền thuế GTGT, giá bán lẻ. Source: Vietnam Ministry of Justice Nguồn: Bộ Tư pháp Việt Nam 2.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá các năm gần đây 2.2.1.Đặc điểm tình hình Bước vào thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2009 trong điều kiện hết sức khó khăn.Năm 2008 và nửa đầu năm 2009,cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh tới hầu hết các lính vự sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp việt nam.Từ nửa cuối năm 2009,nền kinh tế Việt Nam đã có nhưng dấu hiệu hồi phục nhờ vào các giải pháp chính sáh kích thích kinh tếcủa Chính phủ đã được phát huy,cuộc “vận động&người Việt Nam dùng hàng Việt Nam !” đã thực sự tạo được cú hích cho các doanh nghiệp ở thị trường trong nước.Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn: lãi suất,ỷ giá ngoại tệ biến động mạnh,chỉ số hàng tiêu dùng,tình hình bão lụt ở Bắc bộ và các tỉnh miền Trung,suy giảm kinh tế tại các nước xuất khẩu mặc dù chững lại nhưng chưa giải quyết ở một thời gian ngắn..Cùng với đặc điểm tình hình chung của cả nước,ngành sản xuất thuốc lá nói riêng có những thuận lợi và khó khăn sau : 2.2.1.1.Khó khăn - Thuốc lá là mặt hàng nhà nước không khuyến khích tiêu dùng,việc tuyên truyền tác hại thuốc lá ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thực tác động tới tâm lý của người tiêu dùng - Gía cả đầu vào vẫn ở mức cao gây áp lực rất lớn về giá thành sản phẩm lên tất cả các đơn vị :giá nguyên liệu thuốc lá tăng 50 % , vật tư phụ liệu thuốc lá tăng 30% . - Tiêu dùng hàng hoá gặp khó khăn rất lớn về tình trạng thuốc lá nhập khẩu,thuốc lá giả gia tăng chưa kiểm soát hiêụ quả,hàng giả , hàng nhái vẫn còn khá phổ biến. - Các chương trình đầu tư , di dời, đầu tư chiều sâu của các đơn vị trong tổ hợp các công ty thuốc lá thành viên còn nhiều vướng mắc chưa triển khai theo đúng kế hoạch… 2.2.1.2.Thuận lợi - Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2009/NĐ-CP bổ sung các loại hàng hoá nhập khẩu vào danh mục các hàng hoá cấm buôn bán kinh doanh tạo đieuù kiện thuận lợi cho việc bảo vệ ngành thuốc lá. - Các công ty nhận được sự quan tâm hỗ trỡ ,chỉ đạo sát sao của Chính phủ,các Bộ,Ngành trung ương và các địa phương tạo thuận lợi,có những biện pháo chính sách tháo gỡ kịp thời các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thành tựu đạt được qua gần 25 năm sản xuất trong ngành ,sự tự tin từ kinh nghiệm thực tế để vượt qua khủng hoảng năm 2008. - Sự đoàn kết ,nhất trí cao,tâm huyết của cán bộ công nhân viên ngành thuốc lá vì mục tiêu đề ra,sự kiên định thực hiện đồng bộ 8 giải pháp đã đề ra từ đầu năm,tập trung chỉ đạo và điều hành quyết liệt,linh hoạt và phù hợp với thực tế tình hình trong từng giai đoạn khó khăn,các đơn vị đã phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Công tác thực hiện tiết kiệm chống lãng phí với chủ trương tiết kiệm 10 % chi phí thường xuyên được thực hiện có hiệu quả,góp phần giảm thiểu đáng kể chi phí sản xuất,hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. 2.1.1.3. Một số tồn tại,hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009. Bên cạnh những thành công đạt được,hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty vẫn còn những nốt thắt lớn ảnh hưởng tới sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh : -Hiệu quả kinh doanh một số mặt hàng/nghành hàng,một số đơn vị đạt hiệu quả thấp,chưa tương xứng 2.2.2.Các kết quả kinh doanh của tổng công ty thuốc lá việt Nam Chỉ tiêu ĐVT TH 2008 KH 2009 TH 2009 Tỷ lệ TH (%)so với KH2009 TH 2008 a.thuốc lá Tr bao 2.582 2.620 2.897 110,56 112,18 TĐ:-Xuất khẩu 841 856 960 112,56 114,05 -Nhập khẩu 1.171 1.764 1.937 109,81 111,28 b.Doanh thu Tỷ đồng 25.281 24.610 30.149 122,51 119,25 c. nộp ngân sách Tỷ đồng 3.832 4.065 4.756 117.28 124,14 d.lợi nhuận Tỷ đồng 831 795 876 110,15 124,13 e.kim ngach xuất khẩu 1000usd 159.025 135.00 149.982 110,10 94,21 Nguồn : Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh năm 2009 của tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba). 2.2.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ toàn ngành Năm 2009 tổng sản lượng tiêu thụ của toàn ngành ước đạt 4.082 triệu bao,tưăng 11% so với năm 2008,trong đó ản lượng tiêu thụ nội địa ước đạt 3.744 triệu bao,tăng 10% do quy mô thị trường tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và sản lượng những tháng đầu nămn2008 đạt thấp do tác động của thuế TTĐB năm 2008.Sản lượng nội tiêu đạt 2.101 triệu bao,chiếm 53,7% sản lượng toàn ngành,so với năm 2008 thị phần tăng 1,1 điểm %. Các nhóm sản phẩm ở các phân khúc đều có sự tăng trưởng,trong đó thuốc lá phổ thông và trung cấp tăng trưởng mạnh trên 10%. 2.2.2.1.1. Tình hình sử dụng thuốc lá ở việt nam Gần một nửa nam giới ở Việt Nam (49%) hút thuốc, và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn (65%) ở người trẻ từ 25 đến 45 tuổi. Dưới 2% nữ giới hút thuốc, nhưng phụ nữ và trẻ em lại chịu tác hại của việc hút thuốc thụ động ở nhà với mức độ cao; hai phần ba số hộ gia đình có ít nhất một người hút thuốc. Hút thuốc lá và thuốc lào là hình thức sử dụng thuốc lá phổ biến nhất. Người hút thuốc có thu nhập cao hơn có xu hướng hút thuốc lá hơn là thuốc lào. Tỷ lệ % Tỷ lệ nam giới tuổi từ 15 trở lên hút thuốc phân theo nhóm mức sống , 2001-02 Nguồn 2.2.2.1.2.Thị phần các hãng thuốc lá năm 2000. Thị phần các hãng thuốc lá tại việt nam 2.2.2.1.3.Khả năng mua được các sản phẩm thuốc lá, 1995-2006 . Ghi chú: Khả năng mua được = GDP tính theo đầu người / CPI thuốc lá. Chỉ số khả năng mua tăng lên có nghĩa là các sản phẩm thuốc lá đang trở nên dễ mua được hơn. Nguồn: Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê Việt Nam — 2006. Hà nội: Nhà xuất bản Thống kê, 2007. 2.2.2.1.4.Gía các sản phẩm thuốc lá qua các năm đơn vị nghìn đồng Nguồn :Tổng cục thống kê.www.gos.gov 2.3.Tình hình xuất nhập khẩu 2.3.1.Xuất khẩu Sau khoảng 22 năm thực hiện các mục tiêu sản xuất và kinh doanh,ngành sản xuất thuốc lá nước ta đã xuất khẩu sản phẩm tới rất nhiều nước trên thế giới:UAE,Singapore,Thailands,một số nước Châu phi và trung đông,ngoài ra còn có các thị trường khác như : Bắc Triều Tiên,Căm phu Chia,Thổ nhỉ kỳ,peru-Panama… (Nguồn : bản tin số 1 tại website www.vinataba.com.vn) 2.3.2.Tình hình thuốc lá Lậu Theo Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, về nhập lậu thuốc lá trong năm 2007 là 630 triệu bao, năm 2008 là hơn 700 triệu bao, hiện chiếm khoảng 15 – 20% sản lượng tiêu thụ nội địa. Đơn vị :triệu bao Nguồn : bản tin số 4, ra tháng 3/2010 tại website www.vinataba.com.vn Số lượng thuốc lá nhập khẩu vào việt nam từ 2005-2009 Trong thời gian gần đây ,tình hình buôn lậu thuốc lá có chiều hướng gia tăng về số vụ và độ liều lĩnh,đã làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước,đồng thời làm thất thu ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng mỗi năm.Tại hội ngị tổng kết công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá giả diễn ra vào ngày 3/12/2008 theo báo cáo của hiệp hội thuốc lá Việt Nam .Năm 2008 lượng thuốc lá giả nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh so với năm 2007.Ước tính khoảng 731 triệu bao chiếm khoảng 15%-20 % thị phần trong nước do tác động của việc áp dụng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ 55%-65% và giá nguyên liệu đầu vào tăng gấp đôi so với năm 2007.Nhiều thị trường trong nước có tỷ lệ thuốc lá giả chiếm tỷ trọng cao:Cần Thơ(50%)và Thành Phố Hồ Chí Minh (70%).và ước tính thất thu của nhà nước khoảng 3000 tỷ đồng. Hai loại thuốc lá được nhập khẩu vào việt nam nhiều nhất là JET và HERO chiếm 90% số lượng ,chủ yếu được sản xuất từ Inđônêxia ,thông qua biên giới Căm-phu-chia để nhập lậu vào nước ta. Tại các tỉnh miền nam,các loại thuốc này được bày bán công khai với mức giá rất thấp : HERO(5000Đ-6000Đ),JET(7000Đ-8000Đ)… Tại thành phố Hồ Chí Minh thuốc lá lậu JET&HERO chiếm khoảng 43% thị phần tương đương 172 triệu bao. Sự gia tăng thuốc lá lậu đã làm giảm sản lưọng tiêu thụ thuốc lá trong nước.Từ đó làm thị trường toàn ngành thuốc là mất đi nguồn cung ứng nguyên liệu khoảng 15.000 tấn,tương đương với 9000 ha trồng thuốc lá.làm ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của người lao động.Ngoài ra thuốc lá lậu còn ảnh hưởng tới các ngành liên quan như :phụ liệu,hương liệu,phân bón ,thuỷ lợi,vận chuyển.. Theo ban chỉ đạo 127/TW một số địa phương có tình hình buôn bán ,vận chuyển thuốc lá lậu phức tạp đó là Cao Bằng,Quản Ninh,Hà Tĩnh ,Thanh Hoá,Đồng Tháp,Kiên Giang…Trong năm 2007 và đến tháng 10/2008 đã phát hiện và bắt giữ :15.455 vụ buôn bán trái phép,kinh doanh buôn bán thuốc lá lậu trái phép,thu giữ 13,675 triệu bao,trong đó đã tiêu huỷ hết 11 triệu bao.Các địa phương có số vụ bắt giữ cao nhất là : Cao bằng , Quảng Ninh,Long An, An Giang,Cần Thơ. Tỷ đồng Tình hình thất thu ngân sách nhà nước từ năm 2005-2008 do thuốc lá lậu gây nên. (Nguồn :Bản tin số 1,số ra tháng 1/2009 tại website www.vinataba.com.vn) 2.4. Phương hướng phát triển của thị trường thuốc lá định hướng đến năm 2020 Theo đó mục tiêu tổng thể 2.4.1. Mục tiêu 2.4.1.1. Tổ chức sản xuất ngành thuốc lá đến năm 2020 - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam là nòng cốt, tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá có quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh không có hiệu quả thành các doanh nghiệp đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. - Thành lập Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam hoạt động kinh doanh đa ngành trên cơ sở tiếp tục sắp xếp, tổ chức các doanh nghiệp đầu mối quản lý sản xuất kinh doanh về sản xuất thuốc lá là Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (Công ty Thuốc lá Bến Thành), Tổng công ty Khánh Việt, Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Công ty Thuốc lá Đồng Nai). 2.4.1.2. Sản xuất sản phẩm thuốc lá 2.4.1.2.1 Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá nội tiêu của toàn ngành Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của từng doanh nghiệp và toàn ngành thuốc lá là năng lực máy móc thiết bị có tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ, được tính toán 3 ca/ngày, do B._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25880.doc
Tài liệu liên quan