Tài liệu Quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng hoàng Thạch: ... Ebook Quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng hoàng Thạch
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3396 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng hoàng Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Một đất nước muốn phát triển phải có nền công nghiệp phát triển. Đất nước Việt Nam chúng ta cách đây hơn 30 năm vừa kết thúc chiến tranh nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu. Trước tình hình đó, Đảng và nhà nước hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó coi trọng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
Để làm được việc đó, nghành công nghiệp vật liệu xây dựng phải đi trước một bước. Do vậy Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng lớn, tiên tiến và hiện đại để đáp ứng nhu cầu về xi măng cho việc kiến thiết xây dựng đất nước lâu dài. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch (nay là Công ty xi măng Hoàng Thạch), đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo phê duyệt dự án xây dựng vào những năm 70 của thế kỷ XX. Từ khi hoàn thành và đi vào sản xuất Công ty xi măng Hoàng Thạch đã không phụ lòng quan tâm của Đảng và Nhà nước. Được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ xây dựng và các phòng ban chức năng của Bộ. Sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam nay là Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam và các phòng ban chức năng của Tổng Công ty, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh. Trong những năm qua Công ty xi măng Hoàng Thạch đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Sản phẩm của Công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, giá thành phải chăng, được người tiêu dùng tin cậy và luôn chiếm lĩnh thị trường hàng đầu trong nghành sản xuất và kinh doanh xi măng. Để có được thành quả đó trong gần 30 năm kể từ ngày thành lập lãnh đạo của Công ty đã không ngừng nâng cao các chủ trương đường lối và các biện pháp quản lý về mọi mặt. Trong đó quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty luôn được lãnh đạo Nhà máy quan tâm và chú trọng. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh của nhiều nhà máy sản xuất xi măng mới xây dựng, bao gồm các nhà máy trong Tổng Công ty, các tỉnh và các liên doanh nước ngoài. Thì quản lý nguyên vật liệu sản xuất phải được đặc biệt quan tâm. Vì nguyên vật liệu giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và trong lĩnh vực quản lý giá thành, tài chính trong Công ty.
Qua một thời gian thực tập tại Công ty xi măng Hoàng Thạch, với kiến thức đã được học từ các thầy, cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn thực tập: Th.s Mai Xuân Được em đã chọn đề tài: "Quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch". Trong quá trình thực tập tại Công ty được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Công ty, các phòng ban chức năng của Công ty xi Hoàng Thạch em đã hoàn thành chuyên đề này.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu về Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Chương II: Thực trạng về quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Tuy nhiên với trình độ và hiểu biết thực tế còn nhiều hạn chế, trình bày, giải quyết vấn đề còn nhiều khiếm khuyết. Em rất mong được sự tận tình giúp đỡ chỉ bảo của các thầy, cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế quốc dân, để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đông Triều: ngày 15 tháng 2 năm 2009
Sinh viên:
Đặng Đình Khoàn
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH :
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH :
1.1.1. Tổng quan về Công ty xi măng Hoàng Thạch:
Công ty xi măng Hoàng Thạch, địa chỉ: thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Tên giao dịch quốc tế: HOANG THACH CEMENT COMPANY. Điện thoại: (0320) 3821092; FAX: (0320) 3821098.
Tài khoản: 710A - 00005 Tại ngân hàng Công thương Nhị chiểu Hải dương
Mã số thuế: 0800004797-1
Là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Công ty có quá trình hình thành và phát triển như sau:
Ngày 15/12/1976 Đồng chí Đỗ Mười lúc đó là Phó Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 474/TTg về việc: "Phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế Nhà máy xi măng Hoàng Thạch" (cho phép xây dựng nhà máy xi măng), với tên gọi: Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Địa điểm xây dựng tại thôn Hoàng Thạch (xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Hưng) và thôn Vĩnh Tuy (xã Vĩnh Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Số vốn đầu tư ban đầu để xây dựng dây chuyền I là: 73.683.000 USD, bằng các nguồn vốn sau:
- Chính phủ Đan Mạch cho vay không tính lãi là 150 triệu Cua-ron (tương đương 25 triệu USD); viện trợ không hoàn lại của tổ chức DANIDA là 37,5 triệu Cua-ron (tương đương 6,5 triệu USD).
- Viện trợ không hoàn lại của tổ chức SIDA, Thụy Điển là 40 triệu Cua-ron (tương đương 9 triệu USD).
- Tiền bồi thường chiến tranh của Nhật Bản: 5 tỷ Yên (tương đương 16,1 triệu USD); 5,2 tỷ Yên bằng nguồn tự có trong nước (tương đương 17,333 triệu USD).
Ngoài số tiền trên, trong quá trình thi công còn phải bổ sung thêm 4,5 triệu đô la. Trong đó 1,2 triệu USD vốn tự có để nhập dây chuyền may bao của hãng NEWLONG, Nhật Bản. Như vậy tổng số tiền hoàn thành dây chuyền I là: 78.183.000 USD và số tiền đối ứng của phía Việt Nam.
Nhà máy do hãng F.L.Smidth (Đan Mạch) thiết kế và cung cấp thiết bị toàn bộ. Công nghệ sản xuất theo phương pháp khô, chu trình kín đạt trình độ tự động hóa cao. Công suất thiết kế 1.000.000 tấn clanh-ke/năm để sản xuất 1,1 triệu tấn xi măng/năm. Nhà máy được chia thành hai khu chính. Khu sản xuất trên khu đồi thuộc thôn Hoàng Thạch, xã Minh Tân, huyện Kinh Môn với diện tích 24ha, gồm tất cả các xưởng sản xuất chính từ khâu đập đá vôi, đá sét, gia công chế biến nguyên liệu, nung và nghiền xi măng. Khu thành phẩm, thuộc thôn Vĩnh Tuy, xã Vĩnh Khê, huyện Đông Triều với diện tích 12,5ha, gồm 5 xi lô chứa, máy đóng bao xi măng, hệ thống băng tải, máng xuất xi măng theo các tuyến: xuất ô tô, xuất đường thủy và xuất đường sắt. Hai khu vực trên thuộc hai bên bờ sông Đá Bạch, được nối liền bằng một cây cầu dài 388,15m chính thức thông cầu ngày 10/5/1983.
Về nguyên liệu: đá vôi và đá sét là 2 nguyên liệu chính được khai thác tại xã Minh Tân và khu Nhị Chiểu (Kinh Môn - Hải Dương).
Về nhiên liệu: Nhà máy sử dụng 85% than cám 3 và 4 lấy từ mỏ than Hòn Gai ( Quảng Ninh ) và 15% dầu F O nhập khẩu từ nươc ngoài.
Như vậy, Nhà máy xi măng Hoàng Thạch có vị trí địa lý: nguồn nguyên liệu đá vôi, đá sét dồi dào tại chỗ; giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt khá thuận lợi, từ sông Đá Bạch hàng hóa xuất nhập qua cảng Hải Phòng, đi các nơi thuận lợi; Nhà máy gần đường quốc lộ 18; Hà Nội - Hòn Gai; có cầu Hoàng Thạch nối với đường tỉnh lộ 188 đi quốc lộ 5A đi Hà Nội, đi Hải Phòng, đường sắt nối liền với ga Mạo Khê, đây là những thuận lợi cơ bản của Nhà máy xi măng Hoàng Thạch.
Ngày 4/3/1980 đồng chí Đồng Sỹ Nguyên lúc đó là Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký Quyết định số 333/BXD - TCCB về việc thành lập Nhà máy xi măng Hoàng Thạch ( nay là Công ty xi măng HoàngThạch ). Trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam ( nay là Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam ), trụ sở Nhà máy tại thôn Hoàng Thạch, xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Hưng (nay là thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Quyết định nêu rõ:
Nhà máy xi măng Hoàng Thạch là đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, hoạt động theo chế độ hoạch toán kinh tế với nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Tổ chức sản xuất các loại xi măng theo kế hoạch của Liên hiệp, bảo đảm kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và an toàn trong lao động.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý kĩ thuật của Nhà nước, áp dụng khoa học-kĩ thuật vào sản xuất, coi trọng cải tiến kĩ thuật, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất, nhằm không ngừng nâng cao sản lượng, chất lượng và năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
3. Quản lý và sử dụng tốt mọi tài sản, nguyên vật liệuư, thiết bị lao động, tiền vốn, thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô tài sản Nhà nước.
4. Phối hợp với các đoàn thể quần chúng, tổ chức các phong trào thi đua trong sản xuất, coi trọng việc bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên.
5. Chấp hành tốt chế độ nghĩa vụ quân sự, tổ chức lực lượng tự vệ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự Nhà máy.
6. Được ký hợp đồng kinh tế, được khen thưởng và kỷ luật cán bộ, công nhân viên chức theo sự phân cấp của Liên hiệp.
Ngày 12/8/1993 Bộ Xây dựng ra Quyết định số 363/QĐ- BXD thành lập Công ty xi măng Hoàng Thạch trên cơ sở hợp nhất Công ty kinh doanh xi măng số 3 Hoàng Thạch với Nhà máy xi măng Hoàng Thạch để đáp ứng yêu cầu phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường. Năm 1993 đồng thời cũng là năm khởi công xây dựng dây chuyền HT2. Năm 1996 dây chuyền Hoàng Thạch II bước vào sản xuất. Từ năm 1997 đến nay Công ty xi măng Hoàng Thạch sản xuất luôn đạt và vượt công suất thiết kế 2,3 triệu tấn xi măng một năm. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm năm sau cao hơn năm trước. Tháng 7 năm 2000 sản phẩm xi măng của Công ty được các tổ chức quốc tế QUACERT và trong nước cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001. Tháng 9 năm 2002 Công ty được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 140-01 là đơn vị đầu tiên trong các nhà máy xi măng lò quay đạt chứng chỉ này. Năm 2005 nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Công ty được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
Hơn một phần tư thế kỷ, từ lúc xây dựng; đi vào sản xuất Nhà máy xi măng Hoàng Thạch (nay là Công ty xi măng Hoàng Thạch). Trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng (nay là Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam) luôn sản xuất và tiêu thụ đạt và vượt kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước giao. Sản phẩm của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng. Xi măng Hoàng Thạch mang nhãn hiệu con Sư Tử: BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ BỀN VỮNG AN TOÀN VÀ ỔN ĐỊNH - THƯƠNG HIỆU XI MĂNG LỚN CỦA VIỆT NAM. Đã khẳng định được thương hiệu của mình trong lòng người tiêu dùng. Sản phẩm xi măng của Công ty đã xây dựng nhiều công trình lớn của Tổ Quốc như Bảo tàng Hồ Chí Minh, thủy điện Hòa Bình…
Ngày 4/2/ 2007 Công ty đã khởi công xây dựng dây chuyền xi măng HT3, với công suất thiết kế 1,1 triệu tấn/năm, hiện nay các đơn vị thi công đang xây dựng, lắp đặt gấp rút hoàn thành. Dự kiến cuối quý 2/2009 sẽ hoàn thành, đưa vào sản xuất. Như vậy sau khi hoàn thành dây chuyền III, đi vào sản xuất sẽ nâng công suất thiết kế toàn Nhà máy lên hơn 3 triệu tấn xi măng/năm.
1.1.2. Các giai đoạn phát triển chủ yếu:
1.1.2.1. Giai đoạn 1976-1985: Xây dựng nhà máy và bắt đầu sản xuất:
Ngày 19/5/1977 đúng 7h30' lễ khởi công xây dựng Nhà máy bắt đầu. Sau bao nhiêu cố gắng của các đơn vị thi công, của lãnh đạo, CBCN viên Nhà máy, các ban nghành. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, Bộ xây dựng, Liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam (nay là Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam) và Đảng, chính quyền 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, sự giúp đỡ của chuyên gia. Ngày 25/11/1983 nhà máy xi măng Hoàng Thạch, dây chuyền I đã cho ra lò mẻ clanhke đầu tiên. Ngày 16/1/1984 bao xi măng đầu tiên mang nhãn hiệu Hoàng Thạch xuất xưởng.
Ngày 1/7/1984 Nhà máy xi măng Hoàng Thạch chính thức bước vào sản xuất theo kế hoạch, đánh dấu một thời kì mới. Thời kì sản xuất xi măng theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước.
1.1.2.2.Giai đoạn 1986- 1995 :Công ty xi măng Hoàng Thạch thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng :
- Giai đoạn 1986-1992: Những năm đầu thực hiện cơ chế quản lý mới:
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý hạch toán kinh doanh Xã Hội Chủ Nghĩa. Với tinh thần thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI cán bộ công nhân viên Nhà máy đã khắc phục khó khăn, phát huy mọi điều kiện thuận lợi. Năm 1986 đã sản xuất 365.245 tấn clanhke, tiêu thụ 363.845 tấn xi măng bao và rời. Năm 1987 Nhà máy sản xuất 532.548 tấn clanhke, 559.093 tấn xi măng bằng 145,8% và 153,66% so với năm 1986; 5.500.000 vỏ bao Bỉm Sơn.
Năm 1988 sản xuất 570.268 tấn clanhke bằng 122% kế hoạch tiêu thụ 605.546 tấn xi măng bằng 113% kế hoạch. Sản xuất và tiêu thụ vỏ bao Bỉm Sơn 6.143.000 cái bằng 106% kế hoạch.
Năm 1989 Chuyên gia cuối cùng của nước ngoài rút về nước, nhà máy phải vươn lên thay thế, đảm nhiệm các vị trí của chuyên gia. Nhà máy đã sản xuất và tiêu thụ xi măng đạt 693.709 tấn clanhke; 643.509 tấn bằng 114,5% và 112,8% kế hoạch.
Năm 1990 sản lượng sản xuất 742.477 tấn clanhke, đạt 102% kế hoạch, tiêu thụ 821.627 tấn xi măng đạt 103% kế hoạch nộp ngân sách cho nhà nước70,95 tỷ đồng.
Năm 1991 Nhà máy đã sản xuất 777.985 tấn clanhke, tiêu thụ 937.152 tấn xi măng, nộp ngân sách 63.103 triệu đồng.
Năm 1992 sản xuất 869.843 tấn clanhke, xi măng tiêu thụ 1.001.252 tấn, nộp ngân sách 143.357 triệu đồng.
- Giai đoạn 1993-1995: Tổ chức sản xuất và kinh doanh:
Để đáp ứng yêu cầu phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường: Ngày 12/8/1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 363/QĐ - Bộ xây dựng thành lập Công ty xi măng Hoàng Thạch trên cơ sở hợp nhất công ty kinh doanh xi măng số 3 Hoàng Thạch với nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Nhiệm vụ của Công ty lúc này không chỉ đơn thuần là sản xuất xi măng mà còn có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Hà Bắc, Thái Nguyên, Hải Dương, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh), Thủ đô Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Năm 1993 Công ty đã sản xuất và tiêu thụ 1.057.925 tấn sản phẩm đạt 120% so với kế hoạch, Nhà máy đạt công suất thiết kế. Mặt khác sau nhiều tháng chuẩn bị ngày 28/12/1993.Công ty tổ chức lễ khởi công xây dựng dây chuyền Hoàng Thạch 2.
Trong 2 năm 1994 và 1995 nhiệm vụ của Công ty hết sức nặng nề đó là vừa phải bảo đảm các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh vừa phải xây dựng và chuẩn bị các điều kiện cho dây chuyền II đi vào hoạt động.
Năm 1994 Công ty tổ chức sản xuất và tiêu thụ 1.239.387 tấn xi măng đạt 112,2% kế hoạch, nộp ngân sách 314,41 tỷ đồng.
Năm 1995 Tổng Công ty xi măng Việt Nam giao nhiệm vụ cho Công ty sản xuất và tiêu thụ 1.125.000 tấn và tiêu thụ 65.000 tấn xi măng nhập ngoại nộp ngân sách 234,613 tỷ đồng.
Công ty đã sản xuất và tiêu thụ xi măng đạt 1.260.182 tấn đạt 112% kế hoạch, xi măng nhập ngoại tiêu thụ được 27.638 tấn đạt 43% kế hoạch, nộp ngân sách 237,66 tỷ đồng bằng 101,7% kế hoạch.
1.1.2.3. Giai đoạn từ 1996 đến nay: Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa:
* Khánh thành dây chuyền HT II, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội những năm cuối thế kỷ XX ( 1996-2000 ):
Ngày 12/5/1996 hội đồng nghiệm thu của Tổng Công ty xi măng Việt Nam tổ chức lễ khánh thành dây chuyền HT II. Nhiệm vụ của Công ty lúc này là tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cả 2 dây chuyền. Có thêm 1 dây chuyền sản xuất hiện đại và mới, nhiệm vụ của Công ty rất nặng nề nhưng cũng có những thuận lợi mới…
Với những kinh nghiệm sau bao năm sản xuất kinh doanh, Công ty đã vượt qua mọi khó khăn.
Năm 1996 Công ty đã sản xuất kinh doanh vượt mức kế hoạch cấp trên giao clanhke sản xuất 1.398.109 tấn bằng 104,73%. Kế hoạch sản phẩm xuất khỏi Nhà máy 1.742.455,66 tấn = 100,44%. Kế hoạch sản phẩm tiêu thụ 1647135,9 tấn bằng 94,66%. Kế hoạch nộp ngân sách 210,8 tỷ đồng . Lợi nhuận 123,9 tỷ đồng.
Năm 1997 sản phẩm tiêu thụ đạt 2.108.506 tấn bằng 105%. Kế hoạch & bằng 100,38% chỉ tiêu Đại Hội Đảng bộ Công ty đề ra. Doanh thu 1773,2 tỷ đồng nộp ngân sách 220,3 tỷ đồng. Lợi nhuận 105,5 tỷ đồng, tiết kiệm nguyên vật liệu đạt 74,59 tỷ đồng.
Thực hiện quyết định số 04/1999-QĐ-TTg ngày 8/1/1999 Thủ tướng chính phủ và chỉ thị số 277/XM VN ĐM QL DN ngày 2/3/1999 của Tổng Công ty xi măng Việt Nam về việc cổ phần hóa xưởng may bao với tên gọi: Công ty cổ phần bao bì Hoàng Thạch chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/1999. Tên giao dịch quốc tế là: Hoang Thach packing company; tên viết tắt là: HPC, trụ sở chính xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Trong thời gian này việc nâng cao trình độ mọi mặt cho người lao động luôn luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ công ty đến đơn vị quan tâm.
* Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoàn thành xuất sắc mục tiêu kinh tế xã hội những năm đầu thế kỷ XXI ( 2001-2008 ):
Giai đoạn này nhiệm vụ của Công ty ngoài việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước.
Năm 2004 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp, căn cứ quyết định số 97/QĐ-BXD ngày 15/1/2004 của Bộ xây dựng về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa đoàn vận tải thủy thuộc Công ty xi măng Hoàng Thạch. Công ty đã triển khai các bước xác định tài sản, phát hành và bán cổ phiếu…tổ chức đại hội cổ đông. Hội đồng Quản trị gồm 5người, ông Nguyễn Quang Sỹ phó giám đốc Công ty xi măng Hoàng Thạch Chủ tịch hội Đồng Quản trị...ông Nguyễn Kiên Cường, Ủy viên HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CPTMDVVTXMHT.
Công ty có vốn điều lệ là 6,5 tỷ đồng; trong đó cổ phần Nhà nước 3,3545 tỷ đồng (51,61%), cổ phần ưu đãi 1,375 tỷ đồng (21,15%), cổ phần công nhân viên 1,7705 tỷ đồng (27,24%).
Dưới sự chỉ đạo của Tổng Công ty bắt đầu từ tháng 10/2004 Công ty ký hợp đồng Ly xăng với Công ty xi măng Hoàng Mai (thương hiệu xi măng Hoàng Thạch sản xuất taị Công ty xi măng Hoàng Mai), xuất xi măng tiêu thụ tại một số tỉnh miền Trung: Nha Trang , Ninh Thuận, Đắc Nông, Đắc Lắc. Việc làm này phù hợp với thông lệ quốc tế và được sự đồng ý của cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học công nghệ.
Ngày 4 tháng 2 năm 2007 trong không khí chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Công ty đã khởi công xây dựng dây chuyền Hoàng Thạch III. Hiện nay công việc thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị đang được gấp rút hoàn thành, dự kiến cuối quý 2/2009 sẽ hoàn thành và đưa vào sản xuất. Do vậy nhiệm vụ của Công ty lúc này là vừa tổ chức sản xuất, kinh doanh để hoàn thành kế hoạch, vừa tổ chức giám sát thi công xây dựng dây chuyền Hoàng Thạch III.
Năm 2008 Công ty có hợp đồng kinh tế thuê gia công xi măng Hoàng thạch tại Công ty cổ phần xi Cẩm Phả . Hợp đồng dựa trên các căn cứ:
- Căn cứ vào Bộ luật dân sự và Luật Thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành.
- Căn cứ Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số274 do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ cấp cho Nhà máy xi măng Hoàng Thạch) ngày 2/1/1986; được Cục sở hữu nông nghiệp gia hạn hiệu lực đến hết ngày 8/7/2005; được Cục sở hữu công nghiệp gia hạn lần 2 đến hết ngày 6/7/2016 theo quyết định gia hạn số A5347/QĐ-ĐK ngày 13/8/2004.
- Căn cứ vào nhu cầu gia công xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạch và năng lực sản xuất của công ty Cổ phần xi măng Cẩm Phả.
1.2. Mô hình Quản lý của Công ty xi măng Hoàng Thạch:
1.2.1.Sơ đồ mô hình Quản lý của Công ty :
P. Gi¸m ®èc KD doanh
TT.T.Thô
VP § D
L¹ng S¬n
VP§ D
B¾c Ninh
VP§ D
Qu¶ngNinh
VP § D
H¶i D¬ng
VP § D
T.P HCM
P. Gi¸m ®èc C¬ ®iÖn
Phòng KT
AT-MT
Phßng kü thuËt c¬ ®iÖn
Xëng ®iÖn
§iÖn tö
Xëng C¬ khÝ
Xëng
níc
Tæng kho
P. G ®èc KThuËt Má
Phßng Kü thuËt Má
Xëng
Xe m¸y
Xëng
khai th¸c
§oµn vËn
t¶i thñy
P. Gi¸m ®èc Hµnh chÝnh
P. Gi¸m ®èc §Çu t vµ X©y dùng
Phßng
HCQT
Phßng
§êi sèng
Phßng y tÕ
P.B¶o vÖQS
qvÖ
Phßng XDCB
Xëng XDCB Néi bé
Ban QLCT - HT3
P. Gi¸m ®èc S¶n xuÊt
Phßng kü thuËt s¶n xuÊt
P. §HTT
P. KCS
Xëng
nguyªn liÖu
Xëng
lß nung
Xëng
xi m¨ng
Xëng
®ãng bao
Phßng TCL§
Phßng
KÕ ho¹ch
P.TCKT
P.VËt t
Gi¸m ®èc
Tæ thÈm ®Þnh
1.2.2. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong sơ đồ:
Công ty xi măng Hoàng Thạch là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô tài chính lớn ở Việt nam hiện nay, vấn đề quản lý vốn, kinh doanh sao cho có hiệu quả tốt nhất đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tổ chức lãnh đạo giỏi, vừa chuyên sâu từ các vấn đề tài chính, cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất đến kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Hiện tại để đáp ứng được yêu cầu đó, bộ máy tổ chức quản lý của công ty xi măng Hoàng Thạch sử dụng phương thức tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng; tức là có sự phân quyền lãnh đạo, các cấp lãnh đạo không tập trung hết quyền lực trong tay mà giao một phần cho các bộ phận chức năng.
- Giám đốc Công ty:
Đứng đầu bộ máy là giám đốc Công ty, quản lý chung và có quyền lực cao nhất.Ngoài ra giám đốc quản lý trực tiếp các phòng: phòng Tổ chức Lao động,phòng Kế hoạch, phòng Kế toán Thống kê Tài chính, phòng Vật tư, tổ Thẩm định .Các phòng này có nhiệm vụ giúp việc,trợ lý cho giám đốc về Tổ chức, Lao động, Kế hoạch , Thống kê ,Tài chính kế toán,Vật tư…
Giúp việc Giám đốc trong công tác quản lý là các phó giám đốc phụ trách theo lĩnh vực công tác được phân công bao gồm:
- Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm quản lý chuyên sâu về công nghệ, tiến bộ kỹ thuật để tổ chức sản xuất clinker, xi măng từ các nguyên liệu đá vôi, đá sét, quặng sắt, bô xít , thạch cao, than dầu và các loại nguyên vật liệu khác, đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức chỉ đạo công tác kỹ thuật đối với phòng kỹ thuật sản xuất. Phòng điều hành trung tâm, xưởng nguyên liệu, xưởng lò nung, xưởng xi măng, xưởng đóng bao, phòng thí nghiệm-KCS.Các phòng và các phân xưởng này có nhiệm vụ báo cáo các vấn đề có liên quan đến sản xuất theo định kỳ hoặc bất cứ lúc nào phó giám đốc sản xuất cần…
-Phó giám đốc kỹ thuật mỏ: Phụ trách về nghành mỏ, chịu trách nhiệm quản lý chuyên sâu kỹ thuật khai thác mỏ, vận tải và tổ chức chỉ đạo công tác kỹ thuật, nghiệp vụ đối với xưởng xe máy, xưởng khai thác đá và phòng kỹ thuật mỏ.Các đơn vị này trực thuộc phó giám đốc kỹ thuật mỏ.
-Phó giám đốc cơ điện: Chịu trách nhiệm quản lý chuyên sâu về cơ khí, điện-điện tử, tự động hoá và tiến bộ kỹ thuật để tổ chức sửa chữa và bảo dưỡng chế tạo, thay thế, vận hành các thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng và các thiết bị khác đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, liên tục, đồng bộ, chất lượng tốt. Tổ chức chỉ đạo công tác kỹ thuật nghiệp vụ đối với xưởng cơ khí, xưởng điện- điện tử, phòng kỹ thuật cơ điện.Các đơn vị này trực thuộc phó giám đốc kỹ thuật mỏ
-Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Phụ trách Trung tâm tiêu thụ, các văn phòng đại diện. Các đơn vị này chịu sự quản lý,chỉ đạo của phó giám đốc kinh doanh, có trách nhiệm báo cáo định kỳ các vấn đề về kinh doanh ,tiêu thụ với phó giám đốc kinh doanh.
-Phó giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản: Chịu trách nhiệm kiến thiết đầu tư xây dựng của Công ty. Kiêm trưởng ban quản lý dự án dây chuyền Hoàng Thạch 3, trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công xây lắp đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình, an toàn trong thi công. Quản lý trực tiếp phòng xây dựng cơ bản, xưởng Xây dựng cơ bản nội bộ. Các đơn vị này có trách nhiệm báo cáo các vấn đề về xây dựng với phó giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản.
- Phó giám đốc hành chính: Chịu trách nhiệm về các vấn đề hành chính, y tế, đời sống trong công ty. Phụ trách phòng hành chính quản trị, phòng đời sống, phòng y tế, phòng bảo vệ quân sự. Các phòng này có trách nhiệm báo cáo các hoạt động trong phạm vi của mình cho phó giám đốc hành chính.
Các phó giám đốc giúp việc giám đốc theo sự phân công hoặc uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.Có trách nhiệm báo cáo về các hoạt động thuộc phạm vi mình được phân công phụ trách khi giám đốc yêu cầu.
1.3. Chế độ làm việc của Công ty:
Với đặc thù công nghệ của ngành sản xuất xi măng là phải duy trì lò nung chạy liên tục và ổn định, do đó chế độ công tác của doanh nghiệp cũng phải bố trí sao cho đáp ứng được yêu cầu công nghệ đặt ra. Công ty xi măng Hoàng Thạch là đơn vị sản xuất xi măng nên cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Để đảm bảo hoạt động sản xuất Công ty đã có những sự điều chỉnh cũng như thay đổi trong việc lập chế độ công tác của doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất và hiệu quả nhất. Hiện nay Công ty đã và đang áp dụng chế độ làm việc như sau:
Công ty thực hiện chế độ làm việc 42giờ/tuần theo chế độ chính sách quy đinh của nhà nước, thời gian nghỉ trong một năm là 92 ngày. Nghỉ Tết nghỉ lễ thực hiện theo chế độ của Nhà nước ban hành. Nghỉ phép năm là 12 ngày đối với khối hành chính, 14 ngày đối với khối trực tiếp sản xuất, 16 ngày đối với những người làm việc ở những nơi nóng độc, độc hại và cứ 5 năm công tác thì được tính thêm 1 ngày nghỉ phép.
* Các trường hợp nghỉ việc riêng có lương:
- Cha, mẹ, vợ, chồng, con mất hoặc người lao động lấy vợ hoặc lấy chồng.
- Thời gian học, họp hay tham gia công tác đoàn thể.
- Nghỉ thai sản.
* Các chế độ công tác:
- Chế độ công tác làm việc hành chính: áp dụng cho các phòng ban, khối làm việc gián tiếp; thời gian làm việc áp dụng chung cho cả mùa hè và mùa đông như sau:
Buổi sáng: Từ 7h00' - 11h30'
Buổi chiều: Từ 13h30' - 17h00'
Tuần làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật nghỉ. Riêng thứ Bảy tuần đầu hàng tháng làm việc bình thường
- Chế độ công tác và làm việc theo ca: theo mô hình 3 ca 4 kíp: Trong một ngày 24 tiếng đồng hồ có 3 kíp thay nhau làm việc theo 3ca: ca 1, ca 2, ca3, một kíp nghỉ tua ( nghỉ bù chủ nhật )
Áp dụng thống nhất cho các bộ phận trực tiếp sản xuất theo dây chuyền sản xuất chính và bộ phận phụ trợ sữa chữa, phục vụ cho hoạt động sản xuất của dây chuyền chính. Thời gian công tác là :
Ca I : Từ 6h30' - 14h30'
Ca II: Từ 14h30' - 22h30'
Ca III: Từ 22h30' - 6h30'
Về hình thức đảo ca: đảo ca thuận :
Số ngày đảo ca: 2 ngày đảo ca một lần
Chế độ nghỉ tua :
2 Ca I nghỉ một ngày
Ca II không có ngày nghỉ
2 Ca III nghỉ một ngày
Như vậy một vòng đi ca có 8 ngày , 6 ngày làm việc và 2 ngày nghỉ.
Sơ đồ đi ca và nghỉ tua của 1 kíp như sau:
Ngày
Ca
1
2
3
4
5
6
7
CN
8
9
10
11
12
13
14 CN
15
16
17
18
Ca I
X
X
T
X
X
T
X
X
Ca II
X
X
X
X
Ca III
X
X
T
X
X
T
* Chú thích: X : đi làm
T : nghỉ tua
- Chế độ công tác làm việc theo kíp: Áp dụng đối với những công việc có tính chất đặc thù đối với công tác như khoan bắn nổ mìn khai thác đá, xe máy mỏ vận chuyển nguyên vật liệu, thợ xây lò:
Kíp I: từ 6h - 12h
Kíp II: từ 12h - 18h
Kíp III: từ 18h - 24h
Kíp IV: từ 24h - 6h
1.4. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất:
Kết cấu sản xuất của Công ty gồm 4 phân xưởng sản xuất chính, 6 phân xưởng phụ trợ.
1.4.1. Bộ phận sản xuất chính:
Phân xưởng Nguyên liệu:
Đảm nhiệm từ khâu đập đá vôi, đá sét cho tới xy lô đồng nhất bột liệu.
Đá vôi, đá sét sau khi được khai thác tại các mỏ của Công ty bằng phương pháp khoan nổ mìn vi sai, cắt tầng sẽ được các phương tiện vận chuyển cỡ lớn chuyển đến các trạm đập búa. Tại đây đá vôi, đá sét được đập nhỏ đến kích thước 25 x 25mm và được rải vào kho đồng nhất thành các đống đá vôi, đá sét.
Quặng sắt và Bô xít (phụ gia điều chỉnh) được Công ty mua ngoài sau đó được tập kết vào kho chứa.
Phân xưởng lò nung:
Đây là phân xưởng đặc biệt quan trọng trong toàn bộ dây chuyền sản xuất, nó quyết định đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chức năng của đơn vị phối hợp với phòng Điều hành Trung tâm tổ chức vận hành hệ thống thiết bị trong phạm vi của đơn vị quản lý để đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ, an toàn nhằm sản xuất Clinker có chất lượng tốt, hiệu quả cao. Lập kế hoạch báo cáo với ban Giám đốc về tình trạng hoạt động, tình trạng thiết bị của công đoạn Lò nung để kịp thời chỉnh sữa thay thế.
Nhiệm vụ là sản xuất Clinker: bột liệu sau khi được đồng nhất tại các xy lô chứa qua bộ phận tiếp liệu được cấp tới hệ thống xyclon trao đổi nhiệt. Qua các tầng xyclon trao đổi nhiệt bột liệu được tăng dần nhiệt độ nhờ sự đối lưu của dòng khí nóng và được cấp cho lò nung. Trong lò với nhiệt độ lên đến 1450°C sẽ liên tiếp xảy ra các phản ứng hóa học giữa các thành phần trong phối liệu để tạo ra clinker. Clinker ra lò được làm mát nhanh rồi tiếp tục được vận chuyển dến xy lô chứa clinker để ủ.
Phân xưởng Xi măng:
Giúp Giám đốc vận hành và quản lý thiết bị từ khâu vận chuyển Clinker, Thạch cao, phụ gia đến máy nghiền, vận chuyển xi măng bột vào xy lô, đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ an toàn nhằm nâng cao năng suất chất lượng. Tổ chức bốc xúc, vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu tại cảng đưa về kho và vận hành thiết bị xuất Clinker.
Clinker được rút từ xy lô chứa cấp vào máy nghiền cùng với Thạch cao từ 3 - 5% và các loại phụ gia khác tùy theo chủng loại xi măng. Tất cả sẽ được nghiền mịn đến kích thước quy định bằng hệ thống máy nghiền bi. Sản phẩm ra khỏi máy nghiền là xi măng và chúng được đưa đến các xy lô chứa để chờ đóng bao.
Phân xưởng Đóng bao:
Xi măng được rút từ các xy lô chứa và đưa đến các thiết bị máy đóng, tại đây xi măng sẽ được đóng vào bao với trọng lượng 50 ± 1kg. Việc đóng bao này được điều khiển tự động từ phòng điều khiển trung tâm của công đoạn. Ngoài chức năng nhiệm vụ đóng bao sản phẩm, quản lý tài sản, vận hành các thiết bị trong dây chuyền được giao còn phối hợp với phòng Kinh doanh để tổ chức xuất hàng cho ba loại phương tiện là đướng sắt, đường bộ, đường thủy đảm bảo chất lượng, số lượng, đúng chủng loại và an toàn lao động, đáp ứng kịp thời cho khách hàng.
1.4.2. Bộ phận phụ trợ sản xuất:
Xưởng Khai thác:
Có chức năng quản lý lao động, sữa chữa các loại máy xúc, máy ủi, máy nén khí, máy khoan và các thiết bị khác để tổ chức khai thác, bốc xúc đá vôi, đá sét theo kế hoạch được giao. Khảo sát, đo đạc để làm cơ sở cho việc khai thác và lập hộ chiếu khoan nổ mìn theo đúng quy trình quy phạm khai thác.
Xưởng Xe máy:
Lập kế hoạch vận tải đá vôi, đá sét, Clinker, phụ gia, nguyên vật liệuư…Quản lý, sữa chữa bảo dưỡng các thiết bị xe máy (ô tô tải, máy xúc, xe cẩu…) và các thiết bị máy móc khác nhằm phục vụ sản xuất. Quản lý vận hành các trạm máy phát điện để sẵn sàng cấp điện khi có sự cố lưới điện.
Xưởng Cơ khí:
Thực hiện việc sữa chữa, lắp đặt, gia công, chế tạo, phục hồi thiết bị, nắm vững các thiết bị của dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực cơ khí, đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, an toàn, ổn định. Phối hợp các đơn vị theo dõi hoạt động của các thiết bị, tìm ra nguyên nhân sự cố, đề xuất với lãnh đạo Công ty biện pháp khắc phục xử lý kịp thời.
Xưởng Điện - Điện tử:
Xưởng Điện - Điện tử là đơn vị trực thuộc Công ty có chức năng quản lý toàn bộ tài sản, lao động và tổ chức vận hành, sữa chữa các thiết bị thuộc hệ thống cung cấp điện, hệ thống máy lạnh và hệ thống đo lường điều khiển, đảm bảo các thiết bị hoạt._. động liên tục ổn định. Quản lý, bảo dưỡng, sữa chữa mạng thông tin nội bộ của Công ty.
Xưởng Nước:
Quản lý hệ thống cấp nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Nắm vững nguồn nước, khả năng cung cấp để tổ chức vận hành và xử lý nước, điều phối nước hợp lý.
Xưởng sữa chữa công trình:
Có nhiệm vụ sữa chữa xây vá lò nung, xây dựng và sữa chữa các công trình trong Công ty.
1.5. Kết quả hoạt động của Công ty:
1.5.1. Về kinh tế xã hội:
Năm 2003: Công ty đã hỗ trợ vốn xây dựng một cầu treo ở xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang 340 triệu đồng; ủng hộ xây dựng khu tưởng niệm Bác Hồ tại Cao Bằng (đợt 1) 300 triệu đồng. Năm 2003 tập thể cán bộ công nhân viên Công ty được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất về thành tích xuất sắc trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2004 ủng hộ xây dựng nhà đại đoàn kết tỉnh Hải Dương: 500 triệu đồng, ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa tỉnh Điện Biên: 500 triệu đồng; ủng hộ tôn tạo khu di tích Côn Đảo:300 triệu đồng; xây dựng khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cao Bằng (đợt 2) 381 triệu đồng.
Năm 2005: Công ty được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.
1.5.2. Về đầu tư mở rộng quy mô sản xuất:
Kể từ ngày khởi công xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Thạch năm 1977, đến năm 1983 dây chuyền I đã đi vào hoạt động sản xuất, sau một thời gian đạt công suất thiết kế 1,1 triệu tấn/năm. Năm 1993 Công ty khởi công xây dựng dây chuyền HT2. Năm 1996 khánh thành dây chuyền HT2 đưa công suất toàn Nhà máy lên 2,3 triệu tấn/năm. Năm 2007 Công ty khởi công xây dựng HT3 dự tính đến quý II/2009 sẽ hoàn thành và đưa vào sản xuất; đưa công suất thiết kế của Nhà máy hơn 3 triệu tấn/năm.
1.5.3. Về đào tạo nhân lực:
Việc đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động luôn luôn được các cấp ủy Đảng, Chính quyền từ Công ty đến đơn vị quan tâm. Công ty mở các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề, kèm cặp nâng bậc cho đội ngũ công nhân kỹ thuật và tổ chức nhiều đoàn cán bộ đi nghiên cứu học tập ở nước ngoài; trao đổi học tập kinh nghiệm với các cơ sở sản xuất trong nước; hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường Đại học để giải quyết những vấn đề về khoa học, công nghệ, chế tạo phụ tùng thiết bị đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty kết hợp với trường Đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo tốt nghiệp hai lớp Đại học tại chức chuyên nghành hóa silic cát và tự động hóa cho 60 người; cử đi học các lớp kinh tế nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật khác, cho đi học các lớp Đại học tại chức, chuyên tu và các ngành kinh tế - xã hội.
1.5.4. Về nghiên cứu áp dụng các biện pháp công nghệ :
Trong quá trình chỉ đạo sản xuất, kinh doanh Công ty đã đề ra nhiều biện pháp về công nghệ: nghiên cứu các thử nghiệm các chủng loại gạch, bê tông mới đưa vào sử dụng nhằm tăng tuổi thọ của lớp lót lò; sử dụng một số chủng loại gạch, vật liệu chịu lửa chế tạo trong nước có chất lượng cao để xây vá lò đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật xử lý và giám sát chặt chẽ hệ số phối liệu từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu vận hành thiết bị để giữ phối liệu ổn định; quản lý chặt chẽ khâu bảo dưỡng thiết bị để xử lý kịp thời các sự cố trong dây chuyền sản xuất…đảm bảo thời gian và năng suất chạy lò của cả 2 dây chuyền ở mức cao.
1.5.5. Về quy chế trả lương cho cán bộ công nhân viên chức:
Căn cứ vào công văn số 432/NĐTBXH - TL ngày 24/12/1998 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội về việc hướng dẫn trả lương trong doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đã phối hợp với Viện khoa học lao động và xã hội, xây dựng và ban hành Quy chế trả lương theo chức danh số 198/XMHT-TCLĐ ngày 10/9/2003 và thực hiện từ tháng 9/2003. Sau khi tiến hành nghiên cứu, khảo sát và xác định mức độ phức tạp của từng vị trí làm việc, trên cơ sở thang bảng lương của Nghị định 26CP, Công ty đã xác định đúng mức hệ số của từng loại công việc. Cách trả lương mới này đã khắc phục việc trả lương bình quân trước đây và tạo được động lực mới trong lao động sản xuất, kích thích người lao động làm việc ở những vị trí phức tạp, có nhiều đóng góp hơn nữa cho Công ty, góp phần thực hiện quy chế dân chủ từ các đơn vị đến Công ty ngày càng tốt hơn.
1.5.6. Về An toàn lao động - Quản lý môi trường:
` Đảm bảo đầy đủ trang bị Bảo hộ lao động cho người lao động . Tổ chức học định kỳ và thi( sau khi kết thúc khóa học ) về an toàn lao động cho người lao động
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm, hợp đồng kiểm tra một số chỉ tiêu chính về sức khỏe nhằm phân loại và điều trị cho CBCNV, giảm thiẻu tai nạn xẩy ra .
Tháng 9/2002 Công ty là đơn vị sản xuất xi măng lò quay đầu tiên của cả nước đạt hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn I SO.14001.
1.5.7. Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây(2004-2008):
* Kết quả chung:
Bảng Kết quả Kinh doanh của Công ty ( 2004 - 2008)
TT
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
1
Vốn kinh doanh
tr.đồng
2.295.490
2.345.840
2.348.540
2.248.821
2.450.289
2
Sản lượng sản xuất
tấn
2.160.229
2.000.000
1.982.666
1.995.755
2.100.000
3
Tiêu thụ:
- Hiện vật
- Giá trị
tấn
tr.đồng
3.803.343
2.289.000,0
3.575.000
2.323.750
2.034.463
1.421.416
2.569.303
1.744.123
3.450.000
2.484.000
4
Nộp ngân sách
triệu đồng
128.000,0
127.000,0
208.000,0
215.000,0
203.000,0
5
Lợi nhuận
triệu đồng
220.000,0
200.000,0
192.497,02
294.148,8
428.000,0
6
Số lao động
Người
2.598
2.600
2.612
2.614
2.630
7
Thu nhập bình quân
tr.đ/người/
tháng
4,12
4,15
4,17
5,45
5,47
* Về tình hình thực hiện kế hoạch các năm:
- Năm 2004: Sản phẩm tiêu thụ 3.803.343 tấn .Doanh thu 2.289.000,0 triệu đồng; đạt 123,5% kế hoạch
- Năm 2005: Sản phẩm tiêu thụ đạt 3.575.000tấn;doanh thu đạt 2.323.750 triệu đồng;đạt 124% kế hoạch
- Năm 2006:Sản phẩm tiêu thụ đạt 2.034.463 tấn; doanh thu đạt1.421.416 triệu đồng đạt 123% kế hoạch
- Năm 2007:Sản phẩm tiêu thụ đạt 2.569.303tấn ; doanh thu 2.484.000 triệu đồng
- Năm 2008: Sản phẩm tiêu thụ : ước thực hiện 3.450.000tấn; doanh thu ước đạt 2.484.000 triệu đồng bằng 84,14% kế hoạch
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT XI MĂNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH
2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu sản xuất xi măng ở Công ty xi măng Hoàng Thạch:
2.1.1. Đặc điểm về chủng loại nguyên vật liệu:
Công ty xi măng Hoàng Thạch sử dụng nguyên vật liệu chính để sản xuất xi măng là Đá vôi và Đá sét; nguyên liệu phụ là Quặng sắt và Bô xít. Ngoài ra còn có thể dùng một số xỉ lò cao hoạt hóa là sản phẩm phế thải của các nhà máy nhiệt điện để thay thế nguyên liệu phụ. Do vậy ta có thể nói là đặc điểm về chủng loại nguyên vật liệu sản xuất xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạch là tương đối đa dạng, phong phú.
2.1.2.Đặc điểm về nguồn cung ứng nguyên vật liệu:
Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đóng trên địa bàn Minh Tân - Kinh Môn Hải Dương có diện tích tự nhiên 1348,77 ha, trong đó diện tích núi đá vôi và đồi đất sét là 378,9ha, đây là những nguyên liệu chính để sản xuất xi măng với trữ lượng lớn.Mặt khác Nhà máy đóng trên địa bàn giáp ranh giữa ba tỉnh Hải Dương - Hải Phòng -Quảng Ninh là các tỉnh đều có trữ lượng nguyên vật liệu sản xuất xi măng . Do vậy ta thấy đặc điểm về nguồn cung ứng nguyên vật liệu sản xuất xi măng của Công ty là khá thuận lợi. Hơn nữa do Công ty những năm qua có uy tín, nên các đơn vị cung ứng cũng rất có uy tín với Công ty và luôn cung ứng đầy đủ, kịp thời nguyên vật liệu cho Công ty. Tuy vậy do nhà máy hoạt động lâu năm nên trữ lượng của những nguyên liệu tốt cũng cạn dần.Nên trong những năm tới Công ty sẽ khó khăn hơn về nguyên vật liệu đầu vào.
2.1.3. Đặc điểm về bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu:
Công nghệ sản xuất xi măng Hoàng Thạch theo phương pháp khô lò quay, bởi vậy yêu cầu về nguyên vật liệu có độ ẩm càng nhỏ càng tốt. Do đó việc bảo quản nguyên vật liệu là rất quan trọng . Vì nếu bảo quản không tốt để mưa gió làm tăng độ ẩm thì khi sử dụng sẽ gây bết tắc, ảnh hưởng rất lớn đến máy móc thiết bị,công ngệ , dẫn đến ngừng sản xuất. Vậy nên việc bảo quản nguyên vạt liệu luôn được Công ty quan tâm chú trọng cụ thể: nguyên vật liệu về Công ty được dự trữ trong các kho được xây dựng kiên cố, thoáng mát, không bị mưa giột, hạn chế hút ẩm ngoài môi trường.
2.2.Một số đặc điểm cơ bản của Công ty có ảnh hưởng tới quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng:
2.2.1.Đặc điểm lao động của Công ty xi măng Hoàng Thạch:
Công ty xi măng Hoàng Thạch tính đến ngày 31/ 12/ 2008 có tổng số CBCNV là 2627 người . Ngoài ban giám đốc ra Công ty có các đơn vị gồm các phòng ban , phân xưởng và các văn phòng đại diện. Đặc điểm lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH
Tên đơn vị
Tổng
số CB
CNV
Trong đó
Phụ nữ
CB
lãnh đạo
CBCNV nghiệp vụ NV khác
Công nhân kỹ thuật
Lao động phổ thông
Đại học Cao đẳng
Đảng viên
Bộ đội công nhân
Cựu chiến binh
Ban Giám đốc
6
6
Xưởng khai thác đá
190
8
8
22
139
21
14
30
81
35
Xưởng nguyên liệu
164
15
11
12
138
3
16
23
65
4
Xưởng lò nung
178
14
15
14
149
21
23
66
16
Xưởng Xi măng
169
22
13
7
149
18
36
70
19
Xưởng Đóng bao
260
6
12
14
215
19
17
43
147
15
Xửởng Cơ khí
121
20
9
12
100
12
27
25
10
Xưởng Điện-Điện tử
173
25
20
83
70
105
30
30
15
Xưởng Xe máy
177
12
5
12
157
3
9
41
78
42
Xưởng Nước
70
15
8
2
60
5
12
35
23
Xưởng Sữa
chữa công trình
122
38
6
8
46
62
6
17
58
4
Đoàn vận tải thủy
83
3
4
19
58
2
5
21
39
20
Phòng điều hành trung tâm
35
1
5
19
11
26
13
2
2
Phòng Kỹ thuật mỏ
6
0
2
4
6
4
Phòng Kỹ thuật sản xuất
10
0
3
7
9
8
4
2
Phòng Kỹ thuật cơ điện
19
1
6
13
19
14
2
Phòng TK Kế toán tài chính
29
18
2
27
18
10
4
2
Phòng Kế hoạch
9
2
2
7
8
5
1
1
Trung tâm tiêu thụ xi măng
81
20
9
29
30
13
8
24
24
2
Phòng Nguyên vật liệu
23
3
2
21
2
14
12
9
Phòng TN-KCS
91
30
6
22
63
25
15
28
5
Phòng Tổ chức LĐ
14
4
3
11
8
11
5
4
Phòng Y tế
17
9
2
15
4
12
12
6
Phòng đời sống
94
86
4
34
56
3
17
21
9
Phòng Bảo vệ-Quân sự
140
12
6
129
5
2
47
101
35
Phòng KT AT-MT
7
0
2
5
4
5
2
1
Phòng XD cơ bản
19
5
3
16
8
17
8
3
Ban Quản lý CT
5
1
5
3
0
0
0
Tổng kho
80
28
3
9
29
39
4
16
30
5
Đoàn thể
12
2
9
3
6
12
0
5
VPĐD tại tỉnh Lạng Sơn
14
6
2
0
12
1
4
9
0
VPĐD tại tỉnh Bắc Ninh
26
15
2
7
10
7
1
12
13
0
VPĐD tại tỉnh Hải Dương
31
8
3
12
16
2
9
18
10
VPĐD tại tỉnh Quảng Ninh
19
3
2
5
12
9
0
VPĐD tại TP.Hồ Chí Minh
18
3
5
5
8
3
6
10
0
Tổng Cộng
2627
484
200
664
1562
195
406
606
1051
318
TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NĂM 2008
Độ tuổi
Tổng số LĐ
Trong đó
Lao động nữ
Đại học Cao đẳng
Trung cấp và NV khác
Công nhân kỹ thuật
Lao động phổ thông
20-24
36
0
5
5
24
2
25-29
156
17
50
3
93
10
30-34
223
44
48
12
147
20
35-39
724
144
114
100
463
47
40-44
923
179
115
186
562
67
45-49
339
60
50
70
199
20
50-54
153
40
20
74
54
57
55-60
60
0
36
2
20
2
Cộng
2627
484
438
452
1562
162
CHẤT LƯỢNG BẬC THỢ CỦA CÔNG NHÂN KỸ THUẬT 2008
Bậc thợ
I
II
III
IV
V
VI
VII
Số lao động
61
101
412
533
393
60
2
Tỷ lệ (%)
3,9
6,5
26,4
34,1
25,2
3,8
0,1
2.2.2. Đặc điểm về công nghệ sản xuất của Công ty:
*Dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng Hoàng Thạch:
S¬ ®å: D©y chuyÒn c«ng nghÖ s¶n xuÊt xi m¨ng
§¸ v«i
Kho ®ång nhÊt s¬ bé
§Ëp bóa
§Ëp trôc
§Ëp bóa
§¸ sÐt
SÊy nghiÒn liÖu
ghiÒn nguyªn liÖu
Kho: than, xØ, b«xit, phô gia, th¹ch cao
§ång nhÊt bét liÖu
CÊp liÖu lß nung
Lß nung
Sil« Clinhker
Clinker
Th¹ch cao
Phô gia
C¶ng nhËp
Xµ lan dÇu
BÓ dÇu
M¸y nghiÒn
Than mÞn
Hµm sÊy dÇu
NghiÒn xi m¨ng
Sil« xi m¨ng
§ãng bao
XuÊt ®êng thuû
XuÊt ®êng s¾t
XuÊt ®êng bé
XØ, b«xit
Than c¸m
*Đặc điểm cơ bản của dây chuyền công nghệ:
Hoàng Thạch I là một trong những Nhà máy xi măng lớn và hiện đại nhất Việt Nam ( vào thời điểm cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX ), có công nghệ sản xuất tiên tiến; được hãng F.L.Smidth của Vương quốc Đan Mạch, một hãng nổi danh vào bậc nhất thế giới về công nghệ sản xuất xi măng thiết kế và cung cấp toàn bộ thiết bị.
Đặc điểm về công nghệ: dây chuyền Hoàng Thạch I là dây chuyền sản xuất xi măng lò quay, phương pháp khô, chu trình kín, có hệ thống trao đổi nhiệt 4 tầng (cyclon) và hệ thống làm nguội kiểu hành tinh gồm 10 lò con. Nhiên liệu hỗn hợp 85% than cám 3 và 15% dầu MFO.
Dây chuyền I xi măng Hoàng Thạch từ khâu cấp nguyên liệu đến nghiền, đóng bao và xuất xi măng được tự động hoàn toàn từ phòng điều khiển trung tâm của Nhà máy thông qua hệ thống các máy tính điện tử và thiết bị vi xử lý. Kết quả thành phần nguyên liệu được phân tích quang phổ bằng tia Rơnghen (X) xác định mỗi giờ một lần, trên cơ sở đó máy tính điện tử sẽ phân tích tính toán và điều chỉnh tỷ lệ phối liệu cho giờ tiếp theo.
Gần 300 thông số công nghệ như: nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, vòng quay, tỷ lệ các thành phần nguyên liệu, tỷ lệ thành phần khí lò, dòng điện, điện áp…được liên tục chỉ báo và ghi chép một cách tự động tại phòng điều khiển nhờ hệ thống các đồng hồ tự ghi giúp người vận hành theo dõi, kiểm tra và xử lý khi cần thiết. Tại phòng điều khiển trung tâm có hệ thống sơ đồ công nghệ được gắn đèn tín hiệu thể hiện tình trạng hoạt động của từng thiết bị, cùng với hệ thống camera và truyền hình công nghiệp quan sát được trên 10 vị trí trọng yếu của dây chuyền sản xuất bằng màn hình, giúp người vận hành phát hiện các sự cố và phối hợp xử lý kịp thời. Như vậy người điều hành ngồi tại phòng điều khiển trung tâm có thể nhận biết tình hình hoạt động của dây chuyền sản xuất cũng như các thông số vận hành, các chỉ tiêu kỹ thuật để từ đó có thể điều chỉnh theo yêu cầu sản xuất.
2.3. Thực trạng quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng ở Công ty xi măng Hoàng Thạch:
2.3.1. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu sản xuất xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạch:
2.3.1.1. Công tác lập kế hoạch,hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu:
- Căn cứ vào các văn bản ban hành định mức của Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam cho từng loại nguyên vật liệu tiêu hao.Cụ thể; để lập kế hoạch hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu năm 2008 .Công ty đã dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật do hội đồng quản trị Tổng Công ty ban hành :
TỔNG CÔNG TY CN XM VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỐ: 933/ QĐ - XMVN Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất clinker, xi măng
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM
Căn cứ luật doanh nghiệp nhà nước (2003), Luật xây dựng (2003); Căn cứ Nghị định số 08/CP ngày 08/02/1996 của Chính phủ phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty xi măng Việt Nam.
Theo đề nghị phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật năm 2007 tại văn bản số 504/XMVN - KT ngày 02/04/2007 và văn bản số 860/XMVN - KT ngày 22/05/2007 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty xi măng Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất clinker xi măng poóclăng, clinker xi măng poóclăng bền sun phát, xi măng poóclăng (PC), xi măng poóclăng hỗn hợp (PCB) tại các Công ty sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam.
Điều 2: Định mức này là căn cứ để xây dựng kế hoạch, quyết toán nguyên vật liệu, tài chính và được áp dụng từ ngày 01/01/2007.
Điều 3: Đồng chí Tổng Giám đốc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Giám đốc các Công ty sản xuất xi măng và Trưởng các Phòng, ban liên quan của Tổng Công ty chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: TM/ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
- Như đièu 3; CHỦ TỊCH
- Bộ Xây dựng (để b/c);
- Bộ Tài chính (để b/c);
- Chủ tịch và các UV HĐQT;
- Các Phó TGĐ; Lê Văn Chung
- Lưu VT, HĐQT.
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT SẢN XUẤT CLINKER, XI MĂNG NĂM 2007
CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 933/ QĐ - XMVN ngày 29/5/2007)
TT
TÊN VẬT TƯ SẢN PHẨM
Đơn vị tính
ĐỊNH MỨC
GHI CHÚ
HT1
HT2
A
SẢN XUẤT CLINKER
1
Đá vôi
T/TClinker
1,360
1,360
2
Đá sét
T/TClinker
0,285
0,285
3
Quặng sắt
T/TClinker
0,025
0,025
4
Bô xít
T/TClinker
0,025
0,025
Quyết định này được ra từ năm 2007 có hiệu lực thực hiện hai năm mới thay đổi đổi,điều chỉnh.
- Căn cứ vào tiêu hao vật tư cho sản phẩm đã hoàn thành năm trước.
Tiêu hao vật tư cho sản phẩm đã hoàn thành năm 2007:
TỔNG CÔNG TY CNXM VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
SỐ:……/XMHT-KTSX
TIÊU HAO NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN PHẨM ĐÃ HOÀN THÀNH NĂM 2007
TT
Tên vật tư sản phẩm
Sản lượng thực hiện
Đơn vị
Tổng số vật tư tiêu hao
Tiêu hao vật tư
cho một đơn vị sản phẩm
Định mức
Thực hiện
Đ.v tính
Định mức
Thực hiên
Chênhlệch
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
I
CLINKER
A
CLINKER HT1
1.027.535
Tấn
1
Đá vôi
Tấn
1.397.447.6
1.398.809
Tấn/Tấn CLK
1,36
1,361
0,001
2
Đá sét
Tấn
292.847,475
291.777
Tấn/Tấn CLK
0,285
0,284
-0,001
3
Quặng sắt
Tấn
25.688,375
17.617,454
Tấn/Tấn CLK
0,025
0,017
-0,008
4
Bô xít
Tấn
25.688,375
21.029,815
Tấn/Tấn CLK
0,025
0,02
-0,005
B
CLINKER HT2
1.092.541
Tấn
1
Đá vôi
Tấn
1.485.855,76
1.485.518
Tấn/Tấn CLK
1,36
1,36
0,000
2
Đá sét
Tấn
311.374,185
310.144
Tấn/Tấn CLK
0,285
0,284
-0,001
3
Quặng sắt
Tấn
27.313,525
18.706,994
Tấn/Tấn CLK
0,025
0,017
-0,008
4
Bô xít
Tấn
27.313,525
22.305,68
Tấn/Tấn CLK
0,025
0,02
-0,005
- Căn cứ vào kế hoạch sản lượng của năm kế hoạch.
- Thông qua các căn cứ trên, xác định được nhu cầu nguyên vật liệu năm kế hoạch
Năm 2008 nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất của Công ty đựơc phản ánh qua bảng sau:
Bảng tính toán nhu cầu nguyên vật liệu của Công ty năm 2008
Số tt
Tên nguyên vật liệu
ĐVT
Định mức
Đơn giá
K. lượng
Nhu cầu
Thành tiền
1
Đá vôi
Tấn/TấnCLK
1,36
25 000
2 100 000
1 260 067
31 501 680 000
2
Đá sét
Tấn/TấnCLK
0,285
26 000
2 100 000
231 021
6 006 546 000
3
Quặng sắt
Tấn/Tấn CLK
0,025
186 160
2 100 000
52 500
9 773 400 000
4
Quặng Bausit
Tấn/Tấn CLK
0,025
204 360
2 100 000
52 500
10 728 900 000
- Căn cứ vào báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hợp đồng cung ứng, sử dụng và tồn kho nguyên vật liệu năm trước.
TỔNG CÔNG TY CN XM VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỐ:……../HT-TK
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG, SỬ DỤNG VÀ TỒN KHO NGUYÊN VẬT LIỆU NĂM 2007
Số
TT
Danh mục
nguyên vật liệu
Đơn
vị
tính
Tồn kho
đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong
kỳ
Tồn kho
cuối kỳ
1
Đá vôi
Tấn
5.868,00
2.869.043,967
2.869.043,967
5.868,00
2
Đá sét
Tấn
7.000,000
600.921,000
601.921,000
6.000.000
3
Quặng sắt
Tấn
7.000,000
32.824,448
32.824,448
3.500,000
4
Bô xít
Tấn
4.000,000
49.835,495
43.335,495
10.500,000
Nơi nhận: Người lập biểu Chủ nhiệm tổng kho Giám đốc
-Tổng Công ty XMVN Nguyễn Cương Nguyễn Chiến Đào Ngọc Bình
-Chi cục Thống kê Hải Dương;
-GĐ,PGĐ sản xuất,PGĐ cơ điện
-P.KTSX,P Tài vụ
-P.kế hoạch,P.Nguyên vật liệuư
-Lưu: VP, Tổng kho
Việc báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hợp đồng cung ứng,sử dụng và tồn kho nguyên vật liệu là căn cứ để giám đốc biết được tình hình thực hiện kế hoạch hợp đồng về cung ứng, sử dụng và tồn kho nguyên vật liệu, qua đó để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch năm tiếp theo.
Căn cứ vào các yếu tố trên phòng kế hoạch soạn thảo hợp đồng để ký kết với đơn vị cung ứng .Để đảm bảo đủ về số lượng,đúng về chủng loại, đảm bảo về chất lựơng, ngay từ khâu làm hợp đồng dã có các điều khoản được qui định chặt chẽ nhằm ràng buộc trách nhiệm của các đơn vị cung ứng. Mẫu hợp đồng của Công ty được soạn thảo và sử dụng như phần phụ lục.
2.3.1.2. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu đủ số lượng, đồng bộ của Công ty:
Bất kỳ một nghành sản xuất nào muốn quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn thì yêu cầu về nguyên vật liệu phải được cung cấp đủ số lượng, đồng bộ .Đặc biệt đối với nghành sản xuất xi măng yêu cầu về công nghệ là lò quay phải hoạt động liên tục, nếu vì thiếu nguyên liệu hoặc vì lý do nào đó mà phải dừng lò thì việc đốt lò chạy lại rất tốn kém vì phải sấy lò bằng dầu 100% ( bình thường đốt bằng than). Để đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ nguyên vật liệu cho sản xuất Công ty bố trí kho chứa hợp lý khoa học phù hợp với yêu cầu sản xuất; cụ thể: Mỗi loại nguyên vật liệu được chứa một kho riêng ; mỗi kho được chia thành hai nửa: nửa thứ nhất gọi là Đống A, nửa thứ hai gọi là Đống B, với nguyên lý hoạt động là: Khi đống A cấp nguyên vật liệu cho sản xuất thì đống B nhập nguyên vật liệu vào kho qua tính toán và kinh nghiệm thực tế thì khoảng 7 ngày là cấp hết một đống liệu. Để có thời gian dừng máy, bảo dưỡng máy móc thiết bị thì khoảng 5ngày đống B nhập đầy nguyên vật liệu; sau khi cấp liệu hết đống A thì quay lại cấp đống B và đống A lại tiếp tục nhập nguyên vật liệu vào. Kết hợp nhịp nhàng phối hợp với các khâu kế hoạch, vận chuyển…Cứ như thế thì nguyên vật liệu sẽ được đảm bảo cung ứng về số lượng và tất cả các loại nguyên vật liệu đều cùng thực hiện theo nguyên lý như vậy nên đảm bảo cung ứng về mặt đồng bộ.
Công ty xi măng Hoàng Thạch luôn tổ chức tốt việc cung ứng đủ về số lượng đảm bảo đồng bộ nên hàng năm không phải dừng lò vì lý do thiếu nguyên vật liệu. Do đó sản lượng sản xuất luôn đạt vàvượt kế hoạch.
2.2.1.3. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu theo chất lượng.
Công ty xi măng Hoàng Thạch luôn coi chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu hàng đầu, an toàn lao động là nguồn gốc bền vững. Bởi vì nguyên vật liệu tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm,đến năng suất lao động và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Bởi vậy Công ty rất chú ý đến chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.Mọi nguyên vật liệu đều được lấy mẫu bất kỳ , được kiểm tra phân tích bằng máy Rơn ghen , kết quả phân tích được gửi về phòng Kỹ thuật sản xuất và được lưu ở đây. Nguyên vật liệu trước lúc làm thủ tục tiếp nhận thì công việc đầu tiên là lấy mẫu để phân tích các thành phần có đạt yêu cầu hay không. Cụ thể Công ty đã lấy mẫu và phân tích nguyên liệu đá vôi như sau:
CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG THÍ NGHIỆM - KCS Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỐ 433./XMHT
Hoàng Thạch: ngày 15 tháng 12 năm 2008
PHIẾU BÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Loại mẫu: Đá vôi; Tên dơn vị cung ứng: Công ty cổ phần Khoáng Sản Thống Nhất-Kinh Môn-Hải Dương
Số lượng: 3 mẫu
Nơi lấy mẫu: Đập đá vôi công trình 11
Ngày lấy mẫu: 15/12/2008
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH %
CaCo
MgO
W
Ghi Chú
65
2,3
2
Kết luận: Mẫu phân tích đủ tiêu chuẩn
Cán bộ phân tích T/L Giám đốc
Trưởng phòng - KCS
Phạm Văn Nghị Nguyễn Hữu Quỳnh
2.3.1.4.Tổ chức cung ứng nguyên vật liệu kịp thời,đúng thời điểm.
Công ty sử dụng lượng nguyên vật liệu rất lớn để sản xuất, để tối ưu hóa mức và chi phí dự trữ, Công ty áp dụng giải pháp cung ứng đúng thời điểm .Công ty chọn giải pháp này vì giải pháp cung ứng này có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Mức dự trữ có xu hướng dần tới 0;
- Chi phí dự trữ đạt ở mức thấp nhất;
- Công ty phối hợp nhịp nhàng được cả ba chức năng: quản trị mua, quản trị dự trữ, quản trị sản xuất;
- Thực hiện giao hàng thường xuyên với số lượng vừa phải;
- Thiết lập quan hệ dài hạn với những đơn vị cung ứng duy nhất
Cụ thể : ngoài ký hợp đồng với một số đơn vị cung ứng khác mang tính chất không thường xuyên, Công ty đã ký hợp đồng dài hạn với một số đơn vị cung ứng lớn có khả năng lớn về mặt tài chính, nguồn cung cấp, có cơ sở vật chất tốt, có uy tín và có đia bàn gần Công ty. Như Công ty Công nghiệp và xây dựng sô 1 Kinh môn - Hải Dương. Công ty đã phối kết hợp với đơn vị cung ứng như đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm , hỗ trợ về mặt khoa học kỹ thuật đối với những đề tài khoa học mới nghiên cứu và thử nghiệm nguyên vật liệu mà chỉ có Công ty mới giúp đơn vị cung ứng thực hiện được.Mặt khác về vấn đề chuẩn hóa và thống nhất hóa; vấn đề pháp luật;ý thức trách nhiệm cao của các chủ thể kinh tế được quan tâm đúng mức.
2.3.2. Công tác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu sản xuất xi măng ở Công ty:
Chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm của Công ty. Một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ xi măng có nhu cầu về nguyên vật liệu lớn về số lượng và giá trị tiêu dùng. Công ty xi măng Hoàng Thạch là một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ xi măng nên có nhu cầu về nguyên vật liệu lớn về số lượng và giá trị tiêu dùng, các nguyên vật liệu cơ bản để sản xuất xi măng gồm:
- Đá vôi.
- Đá sét.
- Quặng sắt.
- Quặng Bô xít
Để quản lý và sử dụng tốt các loại nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh thì Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đã xây dựng một hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho tất cả các Công ty trực thuộc Tổng.
Dưới đây là định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất clinker, xi măng do Hội đồng Quản trị của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam ban hành năm 2007 chung cho các công ty sản xuất xi măng trong tổng Công ty và được áp dụng hai năm:
TỔNG CÔNG TY CN XM VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỐ: 933/ QĐ - XMVN Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất clinker, xi măng
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM
Căn cứ luật doanh nghiệp nhà nước (2003), Luật xây dựng (2003); Căn cứ Nghị định số 08/CP ngày 08/02/1996 của Chính phủ phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty xi măng Việt Nam.
Theo đề nghị phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật năm 2007 tại văn bản số 504/XMVN - KT ngày 02/04/2007 và văn bản số 860/XMVN - KT ngày 22/05/2007 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty xi măng Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất clinker xi măng poóclăng, clinker xi măng poóclăng bền sun phát, xi măng poóclăng (PC), xi măng poóclăng hỗn hợp (PCB) tại các Công ty sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam.
Điều 2: Định mức này là căn cứ để xây dựng kế hoạch, quyết toán nguyên vật liệuư, tài chính và được áp dụng từ ngày 01/01/2007.
Điều 3: Đồng chí Tổng Giám đốc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Giám đốc các Công ty sản xuất xi măng và Trưởng các Phòng, ban liên quan của Tổng Công ty chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: TM/ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
- Như đièu 3; CHỦ TỊCH
- Bộ Xây dựng (để b/c);
- Bộ Tài chính (để b/c);
- Chủ tịch và các UV HĐQT;
- Các Phó TGĐ; Lê Văn Chung
- Lưu VT, HĐQT.
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT SẢN XUẤT CLINKER, XI MĂNG NĂM 2007
CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 933/ QĐ - XMVN ngày 29/5/2007)
TT
TÊN VẬT TƯ SẢN PHẨM
Đơn vị tính
ĐỊNH MỨC
GHI CHÚ
HT1
HT2
A
SẢN XUẤT CLINKER
1
Đá vôi
T/TClinker
1,360
1,360
2
Đá sét
T/TClinker
0,285
0,285
3
Quặng sắt
T/TClinker
0,025
0,025
4
Bô xít
T/TClinker
0,025
0,025
Trong quá trình thực hiện định mức,cán bộ định mức của Công ty luôn theo dõi tình hình thực hiện định mức đối với từng vị trí công đoạn sản xuất. Hàng tháng hoặc hàng quý tiến hành phân tích tình hình thực hiện định mức đối với từng loại nguyên vật liệu. Cuối năm Công ty có giải trình tình hình thực hiện định mức lên Tổng công ty .Năm 2008 Công ty xi măng Hoàng Thạch có giải trình như sau:
TỔNG CÔNG TY CNXM VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Số: 278 /XMHT - KTSX
Hoàng Thạch, ngày 12 tháng 1 năm 2009
GIẢI TRÌNH TIÊU HAO VẬT TƯ
12 THÁNG NĂM 2008
1. SẢN XUẤT CLINKE R. clinker sản xuất được: 2.137.814,00 tấn
Trong đó:HT 1:1.013.203tấn;HT 2:1.124.611tấn.
1. Đá vôi:
- Định mức: HT1 = HT2 = 1,36 tấn/tấn clinker.
- Thực tế: HT1: 1,357 tấn/tấn clinker.
HT2: 1,356 tấn/tấn clinker.
- Đá vôi đưa vào nghiền tổng: 2.899.726,09 tấn.
Trong đó: * HT1: 1.374.755,09 tấn
* HT2: 1.524.521 tấn
2. Đá sét:
- Định mức: HT1 = HT2 = 0,285 tấn/tấn ckinker.
- Thực tế: HT1: 0,284 tấn/tấn clinker.
HT2: 0,284 tấn/tấn clinker.
- Đá sét đưa vào nghiền tổng: 606.559 tấn
Trong đó: * HT1: 287.617 tấn.
* HT2:318.942 tấn
3. Quặng sắt:
- Định mức: HT1 = HT2 = 0,025 tấn/tấn clinker.
- Thực tế : HT1: 0,013 tấn/tấn clinker.
HT2: 0.013 tấn/tấn clinker.
- Quặng sắt đưa vào sản xuất tổng: 28.411,813 tấn.
Trong đó: *HT1: 13.555 tấn.
*HT2: 14.856,813 tấn.
4. Bô xít:
- Địnhh mức: HT1 = HT2 = 0,025 tấn/tấn clinker.
- Thực tế: HT1: 0,021 tấn/tấn clinker.
HT2: 0,021 tấn/tấn clinker.
- Bô xít đưa vào sản xuất tổng: 44.697,436 tấn.
Trong đó: *HT1: 21.063 tấn.
- Loại 1: 1.250 tấn.
- Loại 2: 19.813 tấn.
*HT2: 23.634,436 tấn.
- Loại 1: 1.155 tấn.
- Loại 2: 22.479,436 tấn.
Người lập biểu Phòng KTSX Giám Đốc
Ngô Văn Tác Lê Thành Long Đào Ngọc Bình
Nơi nhận:
- Tổng Công ty CNXM VN
- Giám Đốc
- P.Giám đốc SX, CĐ, Mỏ
- Phòng TV, KH, VT, Tổng kho
- Lưu: VP,KTSX
2.3.3. Quản lý công tác tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu của Công ty:
Tiếp nhận là bước chuyển giao trách nhiệm giữa bộ phận mua, vận chuyển với bộ phận quản lý nguyên vật liệu trong Công ty, là cơ sở để hạch toán chính xác phí lưu thông và giá cả nguyên vật liệu.
Công tác tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu của Công ty khá tốt, tạo điều kiện cho thủ kho nắm chắc số lượng, chất lượng và chủng loại nguyên vật liệu, phát hiện kịp thời tình trạng của nguyên vật liệu, hạn chế hiện tượng nhầm lẫn, tham ô, thiếu trách nhiệm có thể xảy ra.
Công ty đã thực hiện theo đúng quy định về phân công , phân cấp quản lý tiếp nhận nguyên vật liệu.Sau khi thực hiện tốt những thủ tục cần thiết, thủ kho, cán bộ tiếp liệu cùng những bên liên quan tiến hành kiểm đếm lượng nguyên vật liệu. Quá trình tiếp nhận này được Công ty bố trí chặt chẽ,đảm bảo nguyên tắc:
- Mọi nguyên vật l._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7829.doc