Tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005-2007 và giải pháp cho những năm tiếp theo: LỜI GIỚI THIỆU
Lịch sử phát triển các nước trên thế giới đã cho thấy vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng của mỗi quốc gia. Vốn đầu tư bao gồm: vốn trong nước, vốn thu hút từ nước ngoài chủ yếu dưới hình thức vốn ODA, đầu tư trực tiếp, các khoản tín dụng nhập khẩu. Đối với những nước nghèo, thu nhập thấp, khả năng tích lũy vốn từ trong nước hạn chế thì nguồn vốn nước ngoài có ý nghĩa quan tr... Ebook Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005-2007 và giải pháp cho những năm tiếp theo
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005-2007 và giải pháp cho những năm tiếp theo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọng.
Ngoài tính chất ưu đãi, vốn ODA khác so với hai loại vốn trên là: ODA chỉ là sự chuyển nhượng vốn mang tính chất trợ giúp từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Đặc điểm này cho thấy nguồn vốn ODA là nhân tố quan trọng tạo nên các cơ hội phát triển cho các nước nghèo và kém phát triển.
Về thực chất ODA cũng là một khoản nợ nước ngoài mà các nước nhận tài trợ cần phải trả. Vì thế, việc quản lý và sử dụng ODA sao cho có hiệu quả phù hợp với các mục tiêu và định hướng phát triển của đất nước là một yêu cầu khách quan.
Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, em đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005-2007 và giải pháp cho những năm tiếp theo” làm chuyên đề thực tập của mình. Tuy nhiên, Vì sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên nội dung của chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Do vậy, em mong nhận đươc sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè để cho chuyên đề của em thêm hoàn thiện.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Mai Văn Bưu đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN (ODA)
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
1.Khái niệm:
Vốn ODA hay còn gọi là vốn hỗ trợ phát triển chính thức là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất, thời gian ấn hạn và trả nợ) của Chính phủ các nước phát triển, các cơ quan chính thức thuộc tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
Ở Việt Nam: nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một hình thức hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các tổ chức Chính phủ, các tổ chức quốc tế (UNDB, ADB, WB, IMF, …). Các tổ chức phi chính phủ (NGO) gọi chung là các đối tác viện trợ hay các nhà tài trợ nước ngoài. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ cho Chính phủ Việt Nam các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán.
Trên thế giới, ODA đã được thực hiện từ nhiều thập kỷ gần đây, bắt đầu từ kế hoạch MacSall của Mỹ cung cấp viện trợ cho Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ II. Tiếp đó là hội nghị Colombo năm 1955 hình thành những ý tưởng và nguyên tắc đầu tiên về hợp tác phát triển. Sau khi thành lập, tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) năm 1961 và Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC), các nhà tài trợ đã lập lại thành một cộng đồng nhằm phối hợp với các hoạt động chung về hỗ trợ phát triển. trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu Đông – Tây, thế giới tồn tại ba nguồn vốn chủ yếu:
Liên Xô và Đông Âu
Các nước thuộc tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển.
Các tổ chức quốc tế và phi chính phủ.
Về thực chất, ODA la sự chuyển giao một phần GNP từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc kêu gọi các nước phát triển dành 1% GDP để cung cấp ODA cho các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hợp tác giúp đỡ các nước chậm phát triển để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Đi đôi với sự quan tâm lợi ích kinh tế đó, các nước phát triển nhất là đối với các nước lớn còn sử dụng ODA như một công cụ chính trị để xác định vị trí và ảnh hưởng tại các nước và khu vực tiếp cận ODA.
Các nước đang phát triển đang thiếu vốn nghiêm trọng để phát triển kinh tế xã hội. Vốn ODA là một trong các nguồn vốn ngoài nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, ODA không thể thay thế được vốn trong nước mà chỉ là chất xúc tác tạo điều kiện khai thác sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. ODA có hai mặt: Nếu sử dụng một cách phù hợp sẽ hỗ trợ thật sự cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nếu không đó sẽ là một khoản nợ nước ngoài khó trả trong nhiều thế hệ. Hiệu quả sử dụng ODA phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà một trong số đó là công tác quản lý và điều phối nguồn vốn này. Nghị đinh số 20 của Chính phủ khẳng định ODA cho Việt Nam là một trong những nguồn quan trọng của ngân sách Nhà nước được sử dụng cho những mục tiêu ưu tiên của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Tính chất ngân sách của ODA thể hiện ở chỗ nó được thông qua Chính phủ và toàn dân được thụ hưởng lợi ích do các khoản ODA mang lại.
Việc cung cấp ODA được thực hiện thông qua các kênh sau đây:
- Song phương:
+ Trực tiếp Chính phủ với Chính phủ.
+ Gián tiếp Chính phủ với Chính phủ thông qua các tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức quốc tế.
- Đa phương:
+ Các tổ chức quốc tế cung cấp ODA trực tiếp cho Việt Nam.
+ Các tổ chức phi chính phủ cung cấp ODA trực tiếp cho Việt Nam.
2. Các loại hình ODA
2.1. Xét theo mục đích ODA gồm các hình thức chủ yếu sau:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán:
Thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền tệ nhưng đôi khi là hiện vật hoặc hỗ trợ nhập khẩu). Ngoại tệ và hàng hoá chuyển trong nước qua hình thức này được chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách.
- Hỗ trợ chương trình (còn gọi là viện trợ phi dự án):
Là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định để thực hiện nhiều nội dung khác nhau của một chương trình.
- Hỗ trợ dự án:
Là hình thức chủ yếu của hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm hỗ trợ cơ bản và hỗ trợ kỹ thuật. Trên thực tế có trường hợp một dự án kết hợp cả hai loại hình hỗ trợ cơ bản và hỗ trợ kỹ thuật.
2.2. Xét theo hình thức tiếp nhận vốn
- Viện trợ không hoàn lại: Thường là hỗ trợ kỹ thuật, chủ yếu là chuyển giao công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm thông qua các hoạt động của chuyên gia quốc tế. Đôi khi viện trợ này là hoạt động nhân đạo như lương thực, thuốc men hoặc các loại hàng hoá khác... nên chúng rất khó huy động vào các mục đích đầu tư phát triển. Thêm vào đó các khoản viện trợ không hoàn lại thường kèm theo một số điều kiện về tiếp nhận, về đơn giá... mà nếu nước tiếp nhận có vốn chủ động sử dụng thì chưa chắc đã phải chấp nhận những điều kiện như vậy hoặc không sử dụng với đơn giá thanh toán cao gấp 2-3 lần. Do đó khi sử dụng các nguồn vốn ODA cho không, cần hết sức thận trọng.
- Các khoản vay ưu đãi ODA có thể sử dụng cho mục tiêu đầu tư phát triển. Tính chất ưu đãi của khoản vay này thể hiện ở khía cạnh sau:
+ Lãi suất thấp.
+ Thời gian vay dài.
+ Thời gian ấn hạn từ khi vay đến khi trả vốn gốc đầu tiên khá dài thường khoảng 5-10 năm trở lên.
Thông thường các nước tiếp nhận ODA để đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, tạo môi trường hạ tầng cơ sở để tiếp tục thu hút vốn đầu tư.
3. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang và chậm phát triển.
Đối với tất cả các quốc gia tiến hành công nghiệp hoá đất nước thì vốn là một yếu tố một điều kiện tiền đề không thể thiếu. Nhất là trong điều kiện hiện nay, với những thành tựu mới của khoa học và công nghệ cho phép các nước tiến hành công nghiệp hoá có thể rút ngắn lịch sử phát triển kinh tế khắc phục tình trạng tụt hậu và vận dụng được tối đa của lợi thế đi sau.
Nhưng để làm được những điều đó thì nhu cầu về nguồn vốn là vô cùng lớn trong khi đó ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá thì tất cả các nước đều dựa vào nguồn vốn bên ngoài mà chủ yếu là ODA và FDI.
Trong đó ODA là nguồn vốn của các Chính phủ, các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ hoạt động với mục tiêu trợ giúp cho chiến lược phát triển của các nước đang và chậm phát triển. Do vậy, nguồn vốn ODA có những ưu đãi nhất định, do những ưu đãi này mà các nước đang và chậm phát triển trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hoá đất nước thường coi ODA như là một giải pháp cứu cánh để vừa khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư trong nước, vừa tạo cơ sở vật chất ban đầu nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư thuận lợi để kêu gọi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư trong nước phát triển. Như vậy, có thể nói nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang và chậm phát triển, điều đó được thể hiện như sau:
-ODA có vai trò bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Đối với các nước đang phát triển các khoản viện trợ và cho vay theo điều kiện ODA là nguồn tài chính quan trọng giữ vai trò bổ sung vốn cho quá trình phát triển.
Trong thời kỳ đầu của các nước NIC và ASEAN Viện trợ nước ngoài có một tầm quan trọng đáng kể.
Đài loan: trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hoá đã dùng viện trợ và nguồn vốn nước ngoài chiếm 50% tổng khối lượng vốn đầu tư trong nước. Sau khi nguồn tiết kiệm trong nước tăng lên, Đài loan mới giảm sự lệ thuộc vào viện trợ.
Hàn Quốc: có được nguồn viện trợ từ Mỹ rất lớn chiếm 81,2% tổng viện trợ của nước này trong những năm 70-72 nhờ đó mà giảm được sự căng thẳng về nhu cầu đầu tư và có điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu kinh tế.
Còn ở hầu hết các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập, đất nước ở trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, để phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có nhiều vốn và khả năng thu hồi vốn chậm. Giải quyết vấn đề này các nước đang phát triển nói chung và các nước Đông nam Á nói riêng đã sử dụng nguồn vốn ODA.
Ở Việt Nam ODA đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình đầu tư công cộng, làm nền tảng cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gần đây của Việt Nam. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đã phát triển mạnh ở Việt Nam trong thập kỷ qua nhờ công cuộc đổi mới với mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%/ năm. Đầu tư của Chính phủ và nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò hết sức quan trọng. Tổng cam kết các nguồn vốn ODA đạt mức tương đương khoảng 15 tỉ USD. Do vẫn là một nước trong những nước nghèo nhất thế giới hoạt động quản lý kinh tế - xã hội ở Việt Nam cho thấy đất nước ta tiếp cận rất tốt nguồn ODA ưu đãi dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và tín dụng có lãi suất thấp. Sự khan hiếm nguồn FDI hiện nay do cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á đã cũng gây ra suy giảm trong tiến trình tiến hành cải cách kinh tế ở Việt Nam, đã tạo thêm căng thẳng cho các nguồn lực đầu tư công cộng hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng trong khi vẫn đảm bảo thúc đẩy các dịch vụ xã hội. Do đó, ODA ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ các chi tiêu phát triển của Chính phủ.
Trên thực tế do tính chất ưu đãi của vốn ODA mà các quốc gia sử dụng nó thường lo sợ về gánh nặng nợ nần nhưng thực tế thì đó là nỗi lo sợ của các nước quản lý và sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả. Gánh nặng nợ nần sẽ được giảm rất nhiều nếu biết quản lý để đem lại hiệu quả sử dụng ODA cao.
- ODA dưới dạng viện trợ không hoàn lại giúp các nước nhận viện trợ tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực. Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tài trợ là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, trình độ chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Đồng thời bằng nguồn vốn ODA các nhà tài trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì việc phát triển của một quốc gia có quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực.
- ODA giúp các nước đang phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế. Đối với các nước đang phát triển khó khăn kinh tế là điều kiện không tránh khỏi. Trong đó nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày một gia tăng là tình trạng phổ biến. Để giải quyết vấn đề này các quốc gia cần phải cố gắng hoàn thiện cơ cấu kinh tế bằng cách phối hợp với ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu. Chính sách này dự định chuyển chính sách kinh tế Nhà nước đóng vai trò trung tâm sang chính sách khuyến khích nền kinh tế phát triển theo định hướng phát triển kinh tế khu vực tư nhân. Nhưng muốn thực hiện được việc điều chỉnh này cần phải có một lượng vốn cho vay mà các Chính phủ lại phải dựa vào nguồn vốn ODA.
- Hỗ trợ phát triển chính thức tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang và chậm phát triển. Để có thể thu hút được các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó thì chính tại các quốc gia đó phải đảm bảo cho họ có một môi trường đầu tư tốt (cơ sở hạ tầng, hệ thống chính sách, pháp luật ...) đảm bảo đầu tư có lợi với phí tổn đầu tư thấp, hiệu quả đầu tư cao muốn vậy đầu tư của Nhà nước phải được tập trung vào việc nâng cấp, cải thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng...
Nguồn vốn Nhà nước thực hiện đầu tư này là phải dựa vào ODA bổ sung cho vốn đầu tư hạn hẹp của ngân sách của Nhà nước. Môi trường đầu tư một khi được cải thiện sẽ tăng sức hút đồng vốn nước ngoài. Mặt khác việc sử dụng nguồn vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận.
4. Bất lợi khi tiếp nhận ODA:
Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới). Được thể hiện như sau:
-Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ, yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.
- Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).
- Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hóa, dịch vụ do họ sản xuất.
- Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên.
Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí, xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý, trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.
II.Quản lý ODA
Mục tiêu:
Quản lý dự án ODA nhằm thúc đẩy việc thu hút và giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nguyên tắc:
ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ưu tiên.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở phân cấp, tăng cường trách nhiệm và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các cơ quan quản lý ngành và địa phương.
Quá trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA phải tuân thủ những yêu cầu dưới đây:
+ Chính phủ nắm vai trò quản lý và chỉ đạo, phát huy cao độ tính chủ động và trách nhiệm của cơ quan chủ quản và cơ quan, đơn vị thực hiện.
+ Bảo đảm tính tổng hợp, thống nhất và đồng bộ trong công tác quản lý ODA.
+ Bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan, trong đó có các đối tượng thụ hưởng.
+ Bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch về quyền hạn và trách nhiệm của các bên có liên quan.
+ Bảo đảm hài hoà thủ tục giữa Việt Nam và Nhà tài trợ.
Quá trình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA phải tuân theo các quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài và các chế độ quản lý hiện hành khác của Nhà nước. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết giữa Nhà nước hoặc Chính phủ với nhà tài trợ có quy định khác thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Chức năng và quy trình quản lý dự án ODA
a.Chức năng:
Thực chất giá trị thực tế của vốn ODA thấp hơn giá trị danh nghĩa của nó. Điều này có nghĩa tính ưu đãi của vốn ODA giảm, chi phí để có vốn này sẽ tiến gần tới vốn thương mại trên thị trường tài chính, nếu không có sự quản lý chặt trong thu hút thì chi phí này càng cao.
Nước tiếp nhận dễ bị rơi vào tình trạng sử dụng không hiệu quả nguồn vốn ODA. Cần phải có sự quản lý nhà nuớc về vốn ODA để sử dụng có hiệu quả hơn.
b. Quy trình quản lý dự án ODA:
Quản lý và sử dụng, một dự án ODA bao gồm các bước sau:
- Xác định dự án và đánh giá ban đầu.
- Chuẩn bị đầu tư.
- Thực hiện đầu tư.
- Nghiệm thu và đánh giá.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA.
Xác định mục tiêu chiến lược quốc gia
Xem xét đãnh giá những đề xuất chính thức
Đưa ra những đề xuất chính thức (dự án đề xuất)
Dự án đề xuất được giám đốc quản lý chương trình quốc gia xem xét đánh giá tiếp
Phê duyệt dự án
Xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Dự thảo văn kiện thiết kế dự án
Xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi
Tuyển chọn kí kết với nhà rhầu thực hiện dự án
Đàm phán về bản ghi nhớ
Triển khai dự án
Theo dõi dự án vè tài chính hiện vật trong quá trình thực hiện
Nhà thầu chuẩn bị báo cáo hoàn thành dự án
Đánh giá sau hoàn thành đối với một số dự án được lựa chọn
Rút ra bài học kinh nghiệm
Xác định dự án và đánh giá ban đầu.
Chuẩn bị và thiết kế dự án.
Thực hiện và theo dõi dự án.
Hoàn thành và đánh giá dự án.
Xác định dự án và đánh giá ban đầu:
Dự án đề xuất có thể được xác định theo nhiều cách. Việc xác định này có thể thực hiện qua đánh giá ngành hoặc các đoàn chương trình, thông qua cách tiếp cận chính thức đối với Đại sứ quán của nước tài trợ tại nước nhận viện trợ, theo đề nghị của Chính phủ nước tiếp nhận viện trợ hoặc thông qua các cách tiếp cận chính thức với các tổ chức khác.
Khi nhận được yêu cầu chính thức đề án sẽ được Văn phòng của nước viện trợ đánh giá và xem xét xem dự án đề xuất có nằm trong chiến lược quốc gia nêu trong báo cáo quốc gia hay không. Nếu đề án phù hợp và đáp ứng các yêu cầu thông tin tối thiểu đề án sẽ được trình lên giám đốc quản lý chương trình quốc gia để đánh giá tiếp.
Nếu thấy đề án này có thể phát triển được giám đốc chương trình quản lý quốc gia sẽ đệ trình Chính phủ phê chuẩn việc sử dụng tiền ngân sách cho dự án. Nếu được phê chuẩn sẽ chính thức hoá việc đưa dự án vào danh mục chương trình quốc gia và cho phép tiến hành thiết kế chi tiết.
- Chuẩn bị dự án và thiết kế:
Giai đoạn hoàn thiện đề án được gọi là giai đoạn chuẩn bị. Giai đoạn chuẩn bị này bao gồm một số hoặc tất cả các bước sau đây và kết thúc bằng việc Bộ trưởng hoặc Đại diện của Bộ Tài chính phê duyệt cho phép thực hiện:
+ Nghiên cứu tiền khả thi
+ Nghiên cứu khả thi
+ Dự thảo văn kiện thiết kế dự án
Văn kiện thiết kế dự án bao gồm kế hoạch chi tiết về chi phí, nguồn lực và kế hoạch thực hiện. Tuy nhiên, phê chuẩn tài chính mới có thể thay cho phê chuẩn đưa ra trước đây khi dự án lúc đó còn trong giai đoạn chuẩn bị và thiết kế.
- Thực hiện đầu tư và theo dõi dự án:
Bước đầu tiên của giai đoạn này là thảo luận để đi đến ký kết bản ghi nhớ (MOU) thể hiện sự nhất trí giữa hai bên. MOU bao gồm các điều khoản tiêu chuẩn, các phụ lục tham chiếu, trong đó mô tả dự án và định số trách nhiệm của hai bên. Dự án sẽ chính thức được triển khai sau khi MOU được ký kết và các nhà thầu đủ tiêu chuẩn được tuyển chọn. Nhiệm vụ đầu tiên của nhà thầu chính thực hiện là chuẩn bị văn kiện thực hiện dự án (PID). Quá trình này cho phép nhà thầu xác định những điều chỉnh cần thiết cho dự án từ kinh nghiệm ban đầu khi triển khai dự án. Dự án sẽ được theo dõi trong quá trình thực hiện. Qua công tác theo dõi các nhà tài trợ song phương biết được tình hình thực hiện sự án có tốt không, nhà thầu thực hiện so với hợp đồng ra sao, liệu có đạt được các mục tiêu đặt ra.
- Hoàn thành và đánh giá dự án:
Giai đoạn này bao gồm: Việc chuẩn bị báo cáo hoàn thành dự án (PCR) đối với tất cả các dự án và tiến hành đánh giá sau dự án đối với một số dự án được lựa chọn. Nhà thầu thực hiện cần chuẩn bị PCR trước khi kết thúc dự án. PCR mô tả thiết kế dự án từ khi xây dựng dự án giai đoạn chuẩn bị đến khi bổ sung trong giai đoạn thực hiện. Sự chấp thuận báo cáo này của nhà tài trợ song phương đánh dấu thời điểm kết thúc dự án.
Sau khi dự án kết thúc có thể phải tiến hành đánh giá sau dự án, mô tả lịch sử của dự án, những thành công của dự án, những thiếu sót và xác định những bài học đúc kết trong khâu thiết kế và thực hiện dự án phân tích độc lập của nhà tài trợ song phương cùng các văn kiện dự án khác có thể rút ra những bài học và đưa vào cơ sở dữ liệu về bài học kinh nghiệm của nhà tài trợ, tạo cơ sở để phản hồi thông tin vào hoạch định chính sách và chuẩn bị các dự án trong tương lai.
4. Đánh giá hiệu quả quản lý dự án ODA
4.1. §èi víi sù ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi nãi chung
HiÖu qu¶ cña c¸c dù ¸n ODA lµ rÊt to lín rÊt nhiÒu c¸c dù ¸n ODA ®· ®îc hoµn thµnh vµ ®· ®îc ®a vµo sö dông vµ ®· ®em l¹i lîi Ých kinh tÕ - x· héi v« cïng to lín cho ®Êt nước.
Trong c¸c n¨m tíi ODA sÏ tiÕp tôc ®îc sö dông vµo c¸c dù ¸n ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng chiÕn lîc cña ViÖt Nam trong c¸c lÜnh vùc then chèt nh: ®iÖn níc, giao th«ng vËn t¶i, ph¸t triÓn n«ng nghiÖp vµ n«ng th«n bao gåm c¶ thuû lợi, trång rõng vµ thuû s¶n, gi¸o dôc vµ ®µo t¹o, ch¨m sãc søc khoÎ céng ®ång, ph¸t triÓn khoa häc vµ chuyÓn giao c«ng nghÖ. §ã chÝnh lµ nh÷ng lÜnh vùc then chèt ®¶m b¶o cho sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng cña ViÖt Nam.
4.2. Ngµnh giao th«ng vËn t¶i vµ bu chÝnh viÔn th«ng
VÒ giao th«ng vËn t¶i, ViÖt Nam ®· ký kÕt nhiÒu hiÖp ®Þnh ®Ó c¶i t¹o, phôc håi, n©ng cÊp nhiÒu tuyÕn ®êng quan träng trong níc. C¸c dù ¸n giao th«ng n«ng th«n còng ®î tµi trî b»ng c¸c nguån vèn ODA. ViÖc c¶i t¹o vµ ph¸t triÓn giao th«ng n«ng th«n còng gãp phÇn quan träng trong ch¬ng tr×nh xãa ®ãi gi¶m nghÌo vµ mét sè nhµ tµi trî ®ang dù kiÕn thùc hiÖn t¹i ViÖt Nam.
Ngµnh bu chÝnh viÔn th«ng còng ®îc quan t©m cïng víi c¸c nguån vèn kh¸c ODA ®· gãp phÇn hiÖn ®¹i hãa n©ng cao n¨ng lùc cña ngµnh nµy.
Nh×n chung ®Õn thêi ®iÓm nµy nh÷ng dù ¸n giao th«ng quan träng gãp phÇn kh«ng nhá cho c«ng cuéc ph¸t triÓn kinh tÕ – x· héi cña ViÖt Nam.
4.3. Ngµnh c«ng nghiÖp.
Trong thêi gian qua 1 phÇn vèn ODA còng ®· ®îc sö dông ®Çu t ph¸t triÓn cång nghiÖp, nhê vËy n¨ng lùc s¶n xuÊt cña ngµnh ®· t¨ng lªn mét c¸ch ®¸ng kÓ. C¸c dù ¸n ODA ®· t¹o lËp ®îc 1 sè c«ng tr×nh c«ng ngiÖp t¬ng ®èi lín cã vai trß h¹t gièng trong tõng biÓu ngµnh vÒ mÆt c«ng nghÖ, qu¶n lý vµ ®µo t¹o. G¾n víi c¸c dù ¸n ODA mét sè c«ng nghÖ trung b×nh vµ tiªn tiÕn còng ®îc chuyÓn gia vµo nÒn c«ng nghiÖp ViÖt Nam.
4.4 Ngµnh n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n.
Nguån vèn vay chñ yÕu do ADB vµ WB cung cÊp vµ ®îc sö dông cho tÝn dông n«ng th«n, kh«i phôc Thñy lîi vµ t¨ng cêng thÓ chÕ. ViÖn trî kh«ng hoµn l¹i tríc ®ã ViÖt Nam dùa vµo mét sè nhµ tµi trî song ph¬ng cïng víi mét sè lín c¸c tæ chøc Quèc tÕ vµ phi chÝnh phñ. Mét sè tæ chøc ®a ph¬ng kh¸c cung cÊp vèn vay tÝn dông cho n«ng th«n lµ: quü ph¸t triÓn n«ng th«n quèc tÕ IFAD, viÖn trî kh«ng hoµn l¹i chñ yÕu lµ: §an M¹ch, §øc, NhËt, Thôy §iÓn. ViÖc huy ®éng lîng nguån vèn viÖn trî ®· lµm n©ng cao n¨ng lùc cho ngµnh N«ng nghiÖp ViÖt Nam.
4.5. LÜnh vùc Gi¸o dôc vµ §µo t¹o.
Nguån vèn hæ trî ph¸t triÓn chÝnh thøc (ODA) cho lÜnh vùc gi¸o dôc vµ ®µo t¹o chñ yÕu nhËn ®îc díi h×nh thøc viÖn trî kh«ng hoµn l¹i trong khu«n khæ c¸c HiÖp ®Þnh vµ nghÞ ®Þnh ký kÕt gi÷a chÝnh phñ ViÖt Nam vµ ChÝnh phñ c¸c níc ngoµi. Bªn c¹nh ®ã c¸c tæ chøc Liªn hiÖp quèc, c¸c tæ chøc tµi chÝnh quèc tÕ còng ®· viÖn trî cho ViÖt Nam trong lÜnh vùc nµy.
4.6. LÜnh vùc Khoa häc c«ng nghÖ vµ M«i trêng.
Trong ngµnh Khoa häc c«ng nghÖ vµ m«i trêng nguån vèn ODA ®îc sö dông ®Ó ®µo t¹o c¸n bé, chuyÓn giao c«ng nghÖ trªn c¬ së ®Çu t c¸c phßng thÝ nghiÖm, phèi hîp c¸c ch¬ng tr×nh, ®Ò tµi cïng quan t©m th«ng qua c¸c ho¹t ®éng trao ®æi chuyªn gia, cung cÊp tµi liÖu, vËt phÈm phôc vô trùc tiÕp cho nghiªn cøu.
ViÖc sö dông ODA trong lÜnh vùc nµy ®a l¹i mét sè kÕt qu¶ nh: §µo t¹o ®îc mét sè lîng ®¸ng kÓ c¸n bé Khoa häc - Kü thuËt cña c¸c c¬ quan nghiªn cøu khoa häc vµ c¸c trêng §¹i häc thuéc lÜnh vùc quan träng, n©ng cao mét bíc ®¸ng kÓ n¨ng lùc vµ tr×nh ®é c«ng nghÖ cña nhiÒu ngµnh kinh tÕ quan träng cña ®Êt níc, nhiÒu c«ng nghÖ hiÖn ®¹i ®· ®a vµo s¶n xuÊt. C¸c ch¬ng tr×nh b¶o vÖ m«i trêng còng ®îc chó ý vµ hiÖn gãp phÇn lµm cho m«i trêng xanh s¹ch h¬n.
4.7 Ngµnh Y tÕ.
ViÖn trî ®ãng vai trß kh«ng thÓ thiÕu trong viÖc kiÓm so¸t vµ khèng chÕ mét lo¹t bÖnh truyÒn nhiÔm, c¶i t¹o tr×nh ®é phßng chèng bÖnh vµ gãp phÇn phôc håi hÖ thèng y tÕ c¬ së, æn ®Þnh m«i trêng x· héi. Nh÷ng nhµ tµi trî chñ yÕu trong ngµnh nµy lµ c¸c tæ chøc Liªn HiÖp quèc (UNPA, UNICEF, UNDP), WHO, vµ c¸c ChÝnh phñ: NhËt B¶n, ¤xtraylia, Ph¸p, Hµ Lan, §øc, EU, Ng©n hµng thÕ giíi vµ mét sè ®«ng ®¶o c¸c tæ chøc phi chÝnh phñ quèc tÕ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ODA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 2005 - 2007
I. Thực trạng công tác tiếp nhận, điều phối và sử dụng ODA từ năm 2005-2007
1.Tình hình quản lý và sử dụng ODA từ năm 2005-2007
Trong thời gian qua, Thanh Hóa đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Thanh Hóa đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.
Tính đến năm 2007, Thanh Hóa đã đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế về nguồn vốn ODA đạt tổng giá trị 75,07 triệu USD. Trong các hiệp định đã ký kết có nhiều dự án quan trọng như dự án hạ tầng cơ sở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, trồng rừng, mạng viễn thông nông thôn, các dự án giao thông, thủy lợi…
Giải ngân nguồn vốn ODA được coi là thước đo năng lực tiếp nhận và sử dụng hỗ trợ phát triển chính thức, do vậy thường xuyên được UBND tỉnh Thanh Hóa và các nhà tài trợ quan tâm. Năm 2007 giải ngân được 18,918 triệu USD, chiếm 72,81% tổng số vốn các chương trình, dự án ODA.
Nhìn chung lại tình hình giải ngân vốn ODA trong trong thời gian qua tương đối tốt đó là do về cơ bản các dự án ODA đã được bố trí đủ nguồn vốn đối ứng, đồng thời UBND tỉnh Thanh Hóa không điều chỉnh tiến độ xây dựng cơ bản đối với các dự án ODA đã được cam kết với các nhà tài trợ. Trong thời gian qua Thanh Hóa đã tiến hành các cuộc đối thoại về hợp tác phát triển với một số nhà tài trợ như ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) của WB, ngân hàng tái thiết Đức (KFW), Đan Mạch, Na Uy... Tại các cuộc trao đổi ý kiến nói trên, các nhà tài trợ đánh giá cao những nỗ lực của Thanh Hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và khẳng định tiếp tục cam kết hỗ trợ quá trình phát triển của tỉnh với những điều chỉnh cần thiết cho thích ứng với tình hình mới trong đó sẽ chú trọng nhiều hơn đến nông nghiệp và nông thôn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh những nỗ lực xoá đói giảm nghèo...
Cộng đồng tài trợ quốc tế cũng nhấn mạnh yêu cầu tăng cường chất lượng đầu vào của các chương trình, dự án ODA, đó là công tác chuẩn bị thẩm định và phê duyệt dự án cần được tổ chức chặt chẽ và chất lượng cao hơn trên cơ sở phát triển quan hệ đối tác.
1.1. Các chương trình, dự án ODA đã hoàn thành và đang triển khai thực hiện trong năm 2005-2006
Đánh giá chung về tình hình quản lý ODA trong giai đoạn 2005-2006, có thể thấy mặc dù chưa tạo được bước đột phá lớn, song tỉnh Thanh Hoá cũng đã nỗ lực trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn ODA. Một số dự án đã được hoàn thành đúng tiến độ như: Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Chu, mạng viễn thông nông thôn, dự án giao thông nông thôn phần vốn mở rộng WB2.
Trong giai đoạn này, một số dự án như: dự án hạ tầng cơ sở nông thôn, dự án trồng rừng, chương trình tín dụng chuyên ngành IV do JBIC tài trợ đang được triển khai và được UBND tỉnh quan tâm và phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ dự án.
( Bảng 1: tổng hợp các chương trình, dự án ODA thực hiện trên địa bàn miền núi và dân tộc thiểu số giai đoạn 2005-2006 của tỉnh Thanh Hoá).
1.2.Tình hình quản lý và sử dụng ODA trong năm 2007 và dự kiến triển khai trong năm 2008
Mặc dù có những tác động xấu của thời tiết như hạn hán, bão lụt, dịch bệnh gia súc, gia cầm dinễ biến phức tạp, giá cả nguyên nhiên liệu gia tăng làm cho nhiều ngành sản xuất gặp khó khăn. Nhưng việc thu hút, tiếp nhận, vận động, quản lý nguồn vốn ODA nhìn chung có hiệu quả và đạt nhiều thành tựu quan trọng, đã có tác động tích cực đến quá trình phát trển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Việc thu hút, tiếp nhận, vận động, quản lý nguồn vốn ODA được thể hiện:
1.1.1.Các chương trình, dự án ODA phê duyệt
Trong năm 2007, UBND tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt được một số dự án ODA như: dự án nước sạch đô thị công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng, dự án nhà máy xử lý rác thải thị xã Sầm Sơn, dự án trang thiết bị dạy nghề trường Cao Đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hoá… từ các nhà tài trợ như: Đan Mạch, Na Uy, Ngân hàng tái thiết Đức, CIDA – Canada, Nhật Bản với tổng số vốn là 497.716 triệu VNĐ, trong đó có một số dự án viện trợ không hoàn lại.
( Bảng 2: Danh mục các chương trình, dự án phê duyệt năm 2007).
1.1.2. Các chương trình, dự án ODA được ký kết:
Các dự án ODA được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt đã được ký kết và thực hiện ngay trong n._.ăm 2007, với tổng số vốn ký kết là 426.756 triệu VNĐ, đạt 85,74% so với phê duyệt.
( Bảng 3: Báo cáo về ký kết các chương trình, dự án ODA năm 2007 ).
1.1.3.Các chương trình, dự án đăng ký sử dụng nguồn vốn huy động
Cũng trong năm 2007 tỉnh Thanh Hoá đã huy động được nguồn vốn chương trình tín dụng chuyên ngành JBIC SPLVI và nguồn vốn vay ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế của WB cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng trong tỉnh.
Các dự án đăng ký sử dụng nguồn vốn chương trình tín dụng chuyên ngành JBIC SPLVI như các dự án giao thông: đường Thiệu Ngọc, đường Hoằng Long, đường Xuân Lam, đường Hà Lâm. Các dự án thuỷ lợi như: trạm bơm Lâm Quảng, khôi phục cải tạo kênh, các dự án cấp thoát nước: hệ thống nước sạch sinh hoạt thị trấn Nga Sơn, thị trấn Quán Lào với tổng số vốn là 341.473 triệu VNĐ.
( Bảng 4: Danh mục các dự án đăng ký sử dụng nguồn vốn chương trình tín dụng chuyên ngành JBIC SPLVI ).
Các dự án đăng ký sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) của WB như: xây dựng hạ tầng khu kinh tế Nghi Sơn, xây dựng sân bay dân dụng Quảng Lợi, xây dựng mới tuyến đường ven biển tỉnh Thanh Hóa đường cao tốc thành phố Thanh Hóa Sao Vàng Thọ Xuân 6 làn xe…với tổng số vốn là 1.840 triệu USD.
( Bảng 5: Danh mục các dự án đăng ký sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế IBRD của WB ).
Tất cả các dự án đăng ký đều là những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng trong tỉnh, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội xoá đói giảm nghèo của tỉnh Thanh Hoá.
1.1.4. Tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA
Nhìn chung, tình hình giải ngân nguồn vốn ODA trong năm 2007 tương đối tốt đó là do về cơ bản các dự án ODA đã được bố trí đủ nguồn vốn đối ứng, đồng thời UBND tỉnh Thanh Hóa không điều chỉnh tiến độ xây dựng cơ bản đối với các dự án ODA đã cam kết với các nhà tài trợ. Có chương trình tín dụng chuyên ngành IV thuộc hiệp định VNX3 do JBIC tài trợ đã giải ngân vượt kế hoạch đạt 122% so với kế hoạch. Có một số dự án thuốc loại khá như: dự án cải thiện môi trường đô thị miền trung thành phố Thanh Hóa do ADB và ÀD tài trợ đạt 67% kế hoạch, chương trình tín dụng chuyên ngành V thuộc hiệp định VNX III – 8 do JBIC tài trợ đạt 91% kế hoạch. Có 3 dự án thuộc loại kém như: dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005 do ADB tài trợ đạt 2%, dự án quản lý rủi ro thiên tai “hệ thống tiêu ứng cầu Khải” do WB4 tài trợ đạt 15% kế hoạch, dự án giao thông 3 do WB3 tài trợ đạt 13% kế hoạch.
Nhìn chung trong năm 2007 tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA của tỉnh đạt 71,59% so với kế hoạch.
( Bảng 6: báo cáo tiến độ giải ngân năm 2007 ).
1.1.5 .Các vướng mắc chưa giải quyết
Bảng 7:
STT
Tên dự án
Loại vướng mắc
Nội dung vướng mắc
Thời hạn giải quyết
Cơ quan giải quyết
Cơ quan chủ quản
Cơ quan phối hợp
1
Dự án nhà máy xử lý rác thải thị xã Sầm Sơn do Na Uy tài trợ
Địa điểm thực hiện dự án
Phải thay đổi địa điểm thực hiện dự án
Trong năm 2008
UBND tỉnh Thanh Hóa
UBND thị xã Sầm Sơn
(Nguồn : UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa)
2.Quy định lập kế hoạch tài chính các chuơng trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA
2.1 Những quy định chung
- Nguyên tắc lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án ODA: Việc lập kế hoạch tài chính cho các chương trình, dự án ODA phải bảo đảm:
+ Tuân thủ các quy định hiện hành của Luật pháp Việt Nam, các cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ nước ngoài trong việc thực hiện các chương trình, dự án ODA.
+ Huy động vốn ODA và bố trí vốn đối ứng một cách có hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với tiến độ và khả năng thực tế triển khai của chương trình, dự án ODA.
- Nội dung kế hoạch tài chính của chương trình, dự án ODA:
Bao gồm kế hoạch vốn ODA (vốn vay nợ, vốn viện trợ không hoàn lại, phân theo từng nước hoặc tổ chức tài trợ), vốn trong nước (vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn tín dụng trong nước, vốn tự có của chủ đầu tư, vốn đóng góp của người thụ hưởng dự án và các nguồn vốn khác theo quy định của luật pháp Việt Nam).
- Phương thức lập kế hoạch tài chính các chương trình, dự án ODA:
+ Phù hợp với cơ chế tài chính trong nước, các chương trình, dự án ODA được phân thành các dạng sau:
* Chương trình, dự án ODA được Nhà nước cấp phát từ Ngân sách Nhà nước.
* Chương trình, dự án ODA được Nhà nước cho vay lại.
* Chương trình, dự án ODA được Nhà nước cấp phát một phần và cho vay lại một phần.
+ Việc lập kế hoạch tài chính cho toàn bộ hoặc cho một phần chương trình, dự án ODA được Nhà nước cấp phát từ Ngân sách nhà nước được thực hiện theo các hình thức như sau:
* Các dự án chi đầu tư xây dựng cơ bản phải lập kế hoạch tài chính theo nguồn vốn xây dựng cơ bản.
*Các dự án có tính chất chi hành chính sự nghiệp phải lập kế hoạch tài chính theo nguồn vốn chi hành chính sự nghiệp, cụ thể theo từng lĩnh vực chi.
* Trường hợp chương trình, dự án ODA có nội dung chi hỗn hợp cả cấu phần chi xây dựng cơ bản và cấu phần chi hành chính sự nghiệp (gọi tắt là dự án hỗn hợp) thì việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính theo nguyên tắc cấu phần dự án có hình thức chi đầu tư xây dựng cơ bản thì lập kế hoạch, quản lý chi tiêu và quyết toán nguồn vốn theo loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), cấu phần dự án có hình thức chi hành chính sự nghiệp (HCSN) thì lập kế hoạch, quản lý chi tiêu và quyết toán nguồn vốn theo loại dự án có tính chất hành chính sự nghiệp.
Vốn đối ứng:
Vốn đối ứng được bố trí theo các nội dung qui định tại khoản 12, điều 5 Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ. Cụ thể như sau:
+ Tất cả các chương trình, dự án ODA có yêu cầu về vốn đối ứng hàng năm đều phải lập kế hoạch vốn đối ứng. Các cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm tổng hợp yêu cầu và lập kế hoạch về vốn đối ứng của các chương trình, dự án ODA do mình trực tiếp quản lý.
+ Vốn đối ứng không áp dụng đối với các chương trình, dự án ODA mà trong Điều ước quốc tế ký kết không quy định cụ thể phía Việt Nam phải đóng góp, kể cả vốn góp bằng tiền, bằng hiện vật hay bằng các trách nhiệm khác.
+ Các chương trình, dự án ODA thuộc diện Ngân sách nhà nước cho vay lại hoặc chương trình, dự án ODA một phần cấp phát, một phần cho vay lại thì Chủ dự án phải tự bố trí toàn bộ vốn đối ứng và phải giải trình đầy đủ trong quá trình lập và phê duyệt dự án về khả năng đảm bảo vốn đối ứng.
Đối với các dự án thuộc loại trên, chủ dự án được ưu tiên vay vốn đối ứng từ các nguồn tín dụng của Nhà nước và có trách nhiệm hoàn trả vốn vay (gốc và lãi) theo đúng hợp đồng tín dụng.
+ Đối với các dự án thuộc diện Ngân sách Nhà nước cấp phát thì vốn đối ứng do Ngân sách Nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm theo nguồn vốn xây dựng cơ bản hoặc hành chính sự nghiệp tương ứng và phân cấp cụ thể như sau:
* Ngân sách trung ương đảm bảo vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA do các Bộ, cơ quan trung ương là chủ dự án trực tiếp quản lý và thực hiện.
* Ngân sách địa phương đảm bảo vốn đối ứng cho các dự án do địa phương là chủ dự án và trực tiếp quản lý (bao gồm cả các dự án thành phần hoặc tiểu dự án do các địa phương thực hiện thuộc các chương trình, dự án ODA do các Bộ, cơ quan trung ương là chủ dự án).
+ Vốn đối ứng được bố trí trong kế hoạch hàng năm cho các dự án có đủ các điều kiện sau:
* Điều ước quốc tế về dự án đã có hiệu lực.
* Đã hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước.
+ Đối với những chương trình, dự án ODA mà Điều ước quốc tế về dự án đã ký nhưng chưa có hiệu lực hoặc đã có hiệu lực, nhưng chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước thì cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (trong thời gian lập dự toán ngân sách) để bố trí trong dự phòng chi XDCB hoặc từng lĩnh vực chi HCSN (theo tính chất vốn đối ứng), trình cấp có thẩm quyền quyết định (nếu là trường hợp Ngân sách Trung ương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng) hoặc chủ dự án có trách nhiệm báo cáo cơ quan chủ quản dự án (trong thời gian lập dự toán ngân sách) để bố trí trong dự phòng Ngân sách địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định (nếu là trường hợp Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng).
+ Các cơ quan chủ quản phải ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng trong dự toán ngân sách hàng năm nhằm thực hiện các cam kết tại các Điều ước quốc tế ODA đã ký và phù hợp với khả năng giải ngân thực tế hàng năm của chương trình, dự án ODA.
Các chủ dự án có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đối ứng đúng mục đích và có hiệu quả.
. Những Quy định cụ thể
Dự kiến về nguồn vốn và cơ chế tài chính đối với các chương trình, dự án trong giai đoạn vận động ODA:
+ Khi xây dựng đề cương chương trình, dự án ODA, các cơ quan chủ quản phải nêu rõ các đề xuất về tài chính bao gồm dự kiến mức vốn ODA (vốn vay nợ, vốn viện trợ không hoàn lại), vốn đối ứng và dự kiến cơ chế tài chính trong nước.
+ Danh mục chương trình, dự án ODA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ nước ngoài là cơ sở để xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi đối với chương trình, dự án ODA và cơ chế tài chính trong nước.
+ Vốn chuẩn bị chương trình, dự án:
Căn cứ vào danh mục chương trình, dự án ODA do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, cơ quan chủ quản lập kế hoạch vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA theo cùng quy trình lập, phê duyệt kế hoạch tài chính, trong đó phân chia cụ thể phần vốn được các nhà tài trợ cung cấp, vốn tự bố trí và vốn đề nghị ngân sách hỗ trợ) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Đối với các chương trình, dự án ODA do nhà tài trợ cung cấp riêng lẻ không nằm trong kế hoạch (hay danh mục ưu tiên vận động ODA) và không ký Điều ước quốc tế khung về ODA, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận, cơ quan chủ quản lập kế hoạch vốn chuẩn bị chương trình, dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Dự kiến vốn đầu tư và cơ chế tài chính đối với các chương trình, dự án trong giai đoạn xây dựng, thẩm định, phê duyệt các văn kiện dự án:
Căn cứ vào thông báo bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các chương trình, dự án ODA đã được nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ trong từng thời kỳ, các cơ quan chủ quản chỉ đạo các chủ dự án lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi hoặc văn kiện chương trình, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của chương trình, dự án ODA:
Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của các chương trình, dự án ODA được lập theo các quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng ODA, cần phải thể hiện rõ các nội dung sau:
* Dự kiến cơ cấu và hình thức tài trợ hay đồng tài trợ của các nhà tài trợ cụ thể cho các cấu phần của chương trình, dự án ODA.
* Khả năng đảm bảo vốn đối ứng từ các nguồn: tự cân đối của chủ dự án, nguồn vốn tín dụng, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn khác.
Trường hợp áp dụng cơ chế cho vay lại, các chủ dự án phải căn cứ vào các điều kiện cho vay lại khung quy định tại Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ ban hành theo Quyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 6 tháng 1 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để lập phương án hoàn vốn sơ bộ của dự án.
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi của chương trình, dự án ODA:
Trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của các chương trình, dự án ODA lập theo các quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng ODA, cần phải thể hiện rõ các nội dung sau:
* Điều kiện cụ thể đối với các nguồn vốn trong và ngoài nước tài trợ cho chương trình, dự án (như thời hạn vay, thời gian ấn hạn, lãi suất, các loại phí vay và các điều kiện khác...).
* Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự án (cấp phát hay cho vay lại).
+ Trường hợp áp dụng cơ chế cho vay lại, chủ dự án phải có phương án hoàn vốn chi tiết (theo thời kỳ trả nợ, nguồn thu...) căn cứ vào các điều kiện cho vay lại khung qui định tại Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ ban hành theo Quyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 6 tháng 1 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường hợp dự án không thể áp dụng được theo các điều kiện khung này phải có giải trình lý do cụ thể, đề xuất các điều kiện cho vay lại phù hợp với từng loại dự án và nguồn tài trợ, để Bộ Tài chính chủ trì cùng các cơ quan có liên quan xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
+ Trong quyết định phê duyệt báo cáo khả thi phải ghi rõ toàn bộ các nội dung cụ thể, quy định rõ cơ chế tài chính trong nước đối với chương trình, dự án kể cả về hình thức và phương thức giao vốn giữa các bên liên quan đối với chương trình, dự án, chi tiết từng cấu phần chi xây dựng cơ bản, chi hành chính sự nghiệp và phân cấp rõ nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách trong việc bố trí vốn đối ứng.
+ Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi, văn kiện dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ dự án lập và gửi cho cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính kế hoạch sử dụng vốn theo tiến độ triển khai thực hiện dự án có phân chia theo năm từ năm đầu đến năm hoàn thành toàn bộ dự án đưa vào sử dụng, chia ra cụ thể vốn ODA (theo từng nhà tài trợ), vốn đối ứng, theo các hình thức Ngân sách nhà nước cấp phát (xây dựng cơ bản, hành chính sự nghiệp), cho vay lại và các hình thức khác.
- Quy trình lập, phê duyệt và giao kế hoạch tài chính hàng năm đối với các chương trình dự án sử dụng vốn ODA:
+ Quy trình lập, phê duyệt, giao kế hoạch vốn chuẩn bị chương trình, dự án, vốn chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án ODA được tiến hành theo đúng trình tự lập và phê duyệt Ngân sách nhà nước quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật qui định về quản lý đầu tư và xây dựng.
+ Căn cứ lập kế hoạch tài chính đối với chương trình, dự án ODA:
* Điều ước quốc tế đã ký với nhà tài trợ nước ngoài.
* Các quy định về xây dựng kế hoạch và dự toán Ngân sách nhà nước, các chế độ và định mức chi tiêu tài chính hiện hành.
* Tiến độ và khả năng thực tế triển khai dự án.
Hàng năm, phù hợp với thời gian lập dự toán Ngân sách nhà nước, căn cứ vào các quy định, tình hình nói trên, Chủ dự án lập kế hoạch tài chính chương trình, dự án ODA gửi cơ quản chủ quản cấp trên để tổng hợp. Nếu là dự án có sử dụng vốn cho vay lại thì các kế hoạch này phải gửi cho cả Cơ quan cho vay lại.
Các kế hoạch tài chính phải được lập theo đúng quy định về mẫu biểu, kèm theo các báo cáo thuyết minh nêu rõ cơ sở, căn cứ tính toán, phân tích đánh giá tình hình thực hiện, các vấn đề vướng mắc, tồn tại cụ thể và kiến nghị biện pháp giải quyết, và phải được gửi theo đúng quy định về thời gian mà cơ quan chủ quản quy định để bảo đảm thời gian tổng hợp dự toán Ngân sách nhà nước hàng năm.
+ Các cơ quan chủ quản tổng hợp tình hình thực hiện cả năm, và dự kiến kế hoạch tài chính năm sau đối với vốn ODA và vốn đối ứng của các chương trình, dự án ODA thuộc lĩnh vực phụ trách gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
+ Căn cứ vào các kế hoạch tài chính cho các chương trình, dự án ODA do các cơ quan chủ quản gửi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì xem xét và tổng hợp kế hoạch tài chính của các chương trình, dự án ODA hàng năm, trên cơ sở đó tổng hợp chung vào dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm, theo phân công như sau:
* Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc cấu phần đầu tư xây dựng cơ bản trong các dự án hỗn hợp.
* Bộ Tài chính chủ trì đối với các dự án có tính chất hành chính sự nghiệp hoặc cấu phần có tính chất hành chính sự nghiệp trong các dự án hỗn hợp.
Sau khi dự toán Ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính giao dự toán Ngân sách nhà nước cho các cơ quan chủ quản theo đúng quy định hiện hành, trong đó ghi rõ vốn ngoài nước của các chương trình, dự án ODA.
Căn cứ dự toán Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc quyết định, cơ quan chủ quản giao kế hoạch phân bổ vốn (gồm cả vốn ODA và vốn đối ứng) chi tiết cho các chương trình, dự án ODA, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc đồng cấp.
+ Căn cứ thông báo vốn của cơ quan có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước thực hiện việc kiểm soát và thanh toán vốn đối ứng theo chế độ cấp phát Ngân sách nhà nước hiện hành (vốn đầu tư XDCB kiểm soát và thanh toán theo chế độ đầu tư XDCB, vốn HCSN kiểm soát và thanh toán theo chế độ kinh phí HCSN).
- Điều chỉnh kế hoạch tài chính, điều chuyển vốn đối ứng và xử lý các trường hợp đột xuất ngoài kế hoạch:
+ Cơ quan chủ quản, căn cứ vào tình hình thực hiện của các chương trình, dự án ODA để điều chỉnh hoặc trình cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch tài chính hàng năm đối với chương trình, dự án theo qui định hiện hành, trên cơ sở đó bố trí điều chuyển phần vốn đối ứng thuộc ngân sách cấp phát từ các chương trình, dự án không có khả năng thực hiện hết sang các chương trình, dự án ODA khác có đầy đủ thủ tục và khả năng thực hiện vượt kế hoạch trong năm, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc đồng cấp. Căn cứ thông báo điều chỉnh vốn của cơ quan có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước thực hiện thủ tục thanh toán. Trường hợp gặp khó khăn đột xuất về vốn đối ứng Chủ dự án phải báo cáo Cơ quan chủ quản để có biện pháp giải quyết.
Việc điều chuyển vốn đối ứng từ dự án thừa sang dự án thiếu chỉ được thực hiện trong cùng một lĩnh vực chi. Không điều chuyển vốn đối ứng của các dự án thuộc lĩnh vực chi đầu tư XDCB sang các dự án thuộc lĩnh vực chi thường xuyên và ngược lại, không được điều chuyển vốn từ lĩnh vực y tế sang lĩnh vực giáo dục, đào tạo và ngược lại...
+ Đối với các chương trình, dự án ODA không kịp bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách hàng năm hoặc có nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng (các dự án do Ngân sách Nhà nước đảm bảo vốn đối ứng), các Cơ quan chủ quản phải tự sắp xếp trong phạm vi ngân sách được giao
- Sử dụng và hoàn trả vốn ứng trước (theo quy định tại điều 27 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04-05-2001 của Chính phủ):
+ Vốn ứng trước là vốn Ngân sách nhà nước ứng trước theo kế hoạch hàng năm cho các chương trình, dự án ODA thuộc diện được cấp phát từ Ngân sách nhà nước để thực hiện một số hạng mục của chương trình, dự án đã được cam kết tài trợ từ nguồn vốn ODA và đã được ghi kế hoạch nhưng chưa rút được vốn ODA, nên chủ dự án không có nguồn vốn để triển khai các công việc. Cấp ngân sách nào chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng cũng đồng thời chịu trách nhiệm bố trí nguồn vốn ứng trước này.
+ Vốn ứng trước chỉ được áp dụng đối với các dự án hoặc cấu phần dự án được áp dụng phương thức rút vốn “hoàn vốn” được quy định cụ thể trong các Điều ước quốc tế về ODA.
Bắt đầu từ năm kế hoạch có phát sinh phương thức rút vốn này, căn cứ vào mức độ chi tiêu và thời gian cần thiết để rút vốn từ nhà tài trợ, dự án phải xác định và ghi vào kế hoạch vốn đối ứng của năm đó để được bố trí một khoản vốn ứng trước từ Ngân sách nhà nước.
+ Cơ quan tài chính các cấp phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư đồng cấp xem xét, quyết định bố trí vốn cho chương trình, dự án có nhu cầu vốn ứng trước.
Việc hoàn vốn ứng trước phải được quyết toán hàng năm và Kho bạc nhà nước các cấp chịu trách nhiệm thu hồi cho Ngân sách Nhà nước (tuỳ thuộc cấp Ngân sách nào đã bố trí vốn đối ứng cho dự án) vào cuối năm kế hoạch. Cơ quan tài chính các cấp chịu trách nhiệm bố trí tiếp nguồn vốn ứng trước theo kế hoạch năm sau (nếu có nhu cầu) để bảo đảm tính liên tục thực hiện dự án.
- Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính:
Chủ dự án và cơ quan chủ quản có trách nhiệm báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính theo quy định tại Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 30 tháng 9 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý và sử dụng Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ. Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của các chương trình dự án ODA là cơ sở để vận động vốn ODA và lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình dự án.
3. Khuôn khổ pháp lý
- ODA là nguồn ngân sách quan trọng của Nhà nước.
Điều đó đòi hỏi một mặt lợi ích của các khoản ODA thuộc về toàn dân và mặt khác việc phân phối và sử dụng ODA cho có hiệu quả thuộc quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ theo luật ngân sách và các quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý ngân sách.
- Các dự án đầu tư phát triển vốn ODA phải chịu sự quản lý Nhà nước.
Về đầu tư xây dựng thông qua các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch và kế hoạch 5 năm, hàng năm cũng như các quy định của Chính phủ về đầu tư và xây dựng.
Đối với các dự án ODA về khả năng thu hồi vốn
Chính phủ áp dụng cơ chế cho vay lại với các điều kiện không ưu đãi hơn điều kiện chính phương của nước ngoài vừa góp phần tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, vừa tạo ra nguồn vốn Chính phủ có thể chủ động tài trợ chéo cho các dự án khác. Trên tinh thần đó Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp quy có liên quan đến vai trò và trách nhiệm của các cơ quan Chính phủ khác nhau và về các thủ tục cơ chế liên quan đến ODA. Dưới đây là nội dung của các văn bản đó:
+ Nghị định 20 CP ra ngày 15/3/1994 ban hành quy chế quản lý và sử dụng ODA nội dung chủ yếu là:
* Giao trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ trong quản lý ODA ở tầm vĩ mô cho Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoach và đầu tư ), Bộ tài chính, Bộ ngoại giao, Ngân hàng Việt Nam và văn phòng Chính phủ trong đó Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối trong việc điều phối, quản lý và sử dụng ODA.
* Quy định các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA.
Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục...) vốn ODA vay ưu đãi được dùng để xây dựng cải tạo hạ tầng kinh tế (điện, giao thông vận tải, thuỷ lợi).
* Với tư cách là cơ quan đầu mối Bộ kế hoach và đầu tư phối hợp với các bộ và cơ quan có liên quan soạn thảo quy hoạch định hướng ODA, xác định doanh mục dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA và kiến nghị chính sách có liên quan để Chính phủ phê duyệt.
* Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì tổ chức các hoạt động vận động ODA chuẩn bị nội dung đàm phán và tiến hành đàm phán với các nhà tài trợ.
* Phác thảo các thủ tục tiến hành các dự án ODA thông qua các giai đoạn từ xác định, xây dựng, đàm phán, thẩm định đến thực hiện dự án và kết thúc đưa dự án vào sử dụng. Đặc biệt định số trách nhiệm của cơ quan chủ quản và chủ dự án trong những khâu hình thành va theo dõi một dự án ODA.
Để thực hiện hiệp định nói trên, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (Bộ Kế hoạch và đầu tư) đã ban hành (thông tư số 07/ UB/ KTĐN ngày 18/7/1994 hướng dẫn thi hành.
+ Viện trợ không hoàn lại là một nguồn thu của ngân sách Nhà nước, phải được hạch toán và quản lý theo Luật ngân sách Nhà nước.
+ Viện trợ không hoàn lại được sử dụng dưới hình thức ngân sách Nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại.
+ Mọi khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền hoặc hiện vật mà phía Việt Nam được nhận và sử dụng đều phải làm thủ tục xác nhận viện trợ. Giấy xác nhận hàng, tiền viện trợ là căn cứ để hoàn tất các thủ tục nhận hàng, nhận tiền và hạch toán và ngân sách các cấp.
+ Bộ tài chính thống nhất quản lý tài chính Nhà nước đối với mọi nguồn viện trợ không hoàn lại, từ khâu tham gia ý kiến về mặt tài chính trong việc xác định chủ trương sử dụng viện trợ, thẩm định dự án, phân bổ nguòn vốn cho các dự án, đến nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý tài chính, thực hiện việc xác nhận viện trợ và hạch toán vào ngân sách, hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý tài chính, quyết toán của các dự án, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thực hiện việc bàn giao tài sản, vật tư, tiền vốn của các dự án sau khi kết thúc.
* Bộ phận tài chính, kế toán của các Bộ, ngành có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại do Bộ, ngành Trung ương tiếp nhận và thực hiện.
* Sở tài chính vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý tài chính đối với toàn bộ các chương trình, dự án, các khoản viện trợ không hoàn lại do các khoản viện trợ không hoàn lại do các đơn vị thuộc địa phương tiếp nhận và thực hiện.
+ Thủ trưởng các bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các Tỉnh, thành phố, Chủ tịch các Hội, đoàn thể, các tổ chức quần chúng có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra về công tác quản lý tài chính ở các đơn vị thực hiện các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của mình.
+ Chủ nhiệm các chương trình, Giám đốc các dự án, Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện đúng các mục tiêu, đối tượng và các cam kết khác đã ghi trong từng chương trình, dự án, chấp hành nghiêm chỉnh thể chế tài chính, pháp lệnh kế toán thống kê, Điều lệ tổ chức kế toán và chế độ hạch toán kế toán, chế độ kiểm toán hiện hành của Nhà nước.
Các nghị định điều chỉnh các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA đó là:
* Nghị định 87/1997/NĐ-CP ra ngày 5-8-1997 ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) với nội dung chủ yếu sau đây:
+ Điều tiết tất cả ODA của các nhà tài trợ (song phương, đa phương và các tổ chức phi Chính phủ) tức qui định phạm vi áp dụng quy chế ODA. Các hình thức cung cấp ODA và các loại ODA.
+ Vận động đàm phán, ký kết, phê duyệt và hợp lý hoá ODA.
Vận động ODA được tiến hành thông qua các diễn đàn như: Hội nghị nhóm các nhà tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam, các hội nghị điều phối viện trợ ngành, các hoạt động đối ngoại của các bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoạt động của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam và nước ngoài. Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối của Chính phủ trong việc chuẩn bị hội nghị do Ngân hàng thế giới (WB) chủ trì.
+ Quản lý và thực hiện các chương trình dự án sử dụng vốn ODA.
Điều chỉnh bổ sung tăng vốn cho các chương trình dự án sử dụng vốn ODA quy định chậm nhất 2 tuần sau khi kết thúc quý và 1 tháng sau khi kết thúc năm ban quản lý chương trình dự án ODA phải gửi báo cáo tình hình thực hiện chương trình dự án tới Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính và Tổng cục thống kê.
Trong vòng 3 tháng sau khi kết thúc dự án sử dụng ODA ban quản lý chương trình dự án phải có báo cáo gửi lên cơ quan cấp trên về kết quả cuối cùng của việc thực hiện chương trình, dự án ODA và kèm theo bảng quyết toán tài chính.
+ Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Bộ thương mại, Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thực hiện.
Ngoài ra còn có các nghị định điều chỉnh các dự án đầu tư sử dụng ODA như:
* Nghị định 52/1999/NĐ-CP ra ngày 08-07-1999 về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng với nội dung:
+ Xác định vai trò quản lý của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng trên cơ sở các dự án, lập kế hoạch và các quy định pháp lý.
+ Điều tiết các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, các khoản tín dụng được Chính phủ bảo lãnh, tín dụng Nhà nước để phát triển và vốn do DNNN đầu tư.
+ Xác định các nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tư vấn và các nhà thầu trong giai đoạn thực hiện.
* Nghị định 88/1999/NĐ-CP ra ngày 01-09-1999 về quy chế đấu thầu với nội dung: Điều tiết các hoạt động đấu thầu có liên quan đến việc tuyển chọn tư vấn, mua sắm nguyên liệu và thiết bị xây lắp hoặc tuyển chọn các đối tác để thực hiện một phần hay toàn bộ dự án.
* Nghị định 197/2004/NĐ-CP ra ngày 03-12-2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất: Điều tiết đền bù thu hồi đất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và công cộng.
Nhìn chung các văn bản pháp quy của Chính phủ ban hành trong thời gian vừa qua đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc điều phối quản lý và sử dụng ODA. Điều đó được thể hiện trên các điểm sau:
+ Về mặt tổ chức đã xác định được rõ cơ quan đầu mối và cơ quan phối hợp của Chính phủ trong việc điều phối, quản lý và điều phối ODA ở tầm vĩ mô.
+ Xác định các ngành và các cơ quan ưu tiên sử dụng vốn ODA.
+ Hình thành cơ chế phối hợp của các cơ quan liên quan theo chu trình dự án ODA.
+ Hình thành cơ chế quản lý tài chính (thủ tục rút vốn, ghi vốn, vốn bảo đảm trong nước, cho vay lãi) đối với các dự án ODA.
II. Đánh giá tình hình thực hiện các dự án ODA
1. Tình hình vận động ODA:
1.1. Tình hình thẩm định và phê duyệt các chương trình, dự án ODA:
- Số chương trình, dự án đến hạn phê duyệt: 06.
- Số chương trình, dự án đã được phê duyệt: 06.
- Số chương trình, dự án chậm phê duyệt: 0.
1.2. Tình hình đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA:
- Tổng giá trị vốn ODA của các điều ước quốc tế cụ thể về ODA:
+ Triệu VNĐ: 426.756
+ Quy đổi ra USD: 26.672.250
2. Tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA.
2.1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA.
Bảng 8:
Xếp loại dự án
Dự án đầu tư
Dự án HTKH
Tổng số dự án
Tốt (loại A)
9
0
9
Khá (loại B)
2
0
2
Trung bình (loại C)
0
0
0
Kém (loại D)
3
0
3
Tổng số dự án
14
0
14
(Nguồn: UBND tỉnh Thanh Hóa)
2.2. Tiến độ thực hiện so với kế hoạch
- Tiến độ thực hiện các hoạt động (theo khối lượng công việc, hoặc theo giá trị công việc ước tính)
Bảng 9:
Kết quả thực hiện so với kế hoạch Quý
Lũy kế thực hiện so với kế hoạch Năm
Tiến độ thực hiện
Số dự án
Tiến độ thực hiện
Số dự án
> 80%
9
> 80%
9
80% - 60%
2
80% - 60%
2
60% - 40%
0
60% - 40%
0
< 40%
3
< 40%
3
(Nguồn: UBND tỉnh Thanh Hóa)
2.3. Tiến độ giải ngân:
- Tiến độ giải ngân thực tế so với kế hoạch giải ngân năm: 68,2%
2.4. Các vướng mắc và biện pháp giải quyết:
- Các vướng mắc
Bảng 10:
Loại vướng mắc
Số dự án
Địa điểm thực hiện dự án “dự án nhà máy xử lý rác thải thị xã Sầm Sơn do Na Uy tài trợ”
1
(Nguồn: UBND tỉnh Thanh Hóa)
- Các biện pháp giải quyết đã thực hiện:
Giao cho chủ đầu tư là UBND thị xã Sầm Sơn p._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20345.doc