Quản lý ngân quỹ tại Công ty TBGDI

chính  LỜI MỞ ĐẦU B ước vào đầu thế kỷ 21 nền kinh tế Việt Nam nói chung và hơn 5000 doanh nghiệp nói riêng đã có nhiều cơ may để phát triển. Nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với không ít thách thức ,xu thế cạnh tranh ngày một quyết liệt và ngay ngắt. Vì vậy muốn tồn tại được các doanh nghiệp càng phải đổi mới và tăng cường cách thức tổ chức sản xuất cũng như phương thức quản lý tài chính doanh nghiệp. Nội dung chính của quản lý tài chính là quản lý nguồn vốn và sử dụng nguồn. Một bộ phận

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quản lý ngân quỹ tại Công ty TBGDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong tài sản có mối quan hệ biện chứng với nguồn và sử dụng nguồn ngắn ,trung và dài hạn là ngân quỹ. Để đảm bảo khả năng thanh toán trong mọi thời điểm và trong trường hợp xảy ra những biến động bất thường ,doanh nghiệp phải quản lý ngân quỹ. Do đó hoạt động quản lý tài chính của một doanh nghiệp không thể xem nhẹ vai trò của hoạt động quản lý ngân quỹ. Sau một thời gian thực tập tại phòng kế toán –tài chính của công ty Thiết Bị Giáo Dục I được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo và các cán bộ phòng kế toán –tài chính, bên cạnh việc học hỏi nghiệp vụ em đã đi sâu vào tìm hiểu tình hình tài chính của công ty. Công ty Thiết Bị Giáo Dục I là một công ty lớn về quy mô nhưng lợi nhuận của công ty rất thấp ,đồng thời khả năng thanh toán cuả công ty rất đáng lo ngại. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý ngân quỹ tại công ty TBGDI ,được sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn TS.Đàm Văn Huệ và ban lãnh đạo phòng kế toán –tài chính công ty TBGDI em quyết định lựa chọn đề tài: Quản Lý Ngân Quỹ Tại Công TY TBGDI Chuyên đề naỳ gồm : Chương I: Quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp Chương II: Thực trạng quản lý ngân quỹ tại công ty TBGDI Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ tại công ty TBGDI chính  Do trình độ và thời gian có hạn ,mặt khác đây là vấn đề khá phức tạp ,nên không thể ránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự giúp đỡ góp ý của thầy cô và các bạn . Qua chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn TS. Đàm Văn Huệ khoa ngân hàng tài chính và các cô ,chú phòng kế toán tài chính công ty TBGDI đã giúp đỡ tận tình giúp em hoàn thành được chuyên đề này. Hà nội, ngày tháng năm 2005 Sinh viên thực hiện Đoàn Thị Thanh Mai chính  CHƯƠNG I QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP H iệu quả quản lý ngân quỹ tại các doanh nghiệp nhà nước hiện nay còn chưa cao nếu không muốn nói là rất thấp .vì vậy việc nghiên cứu và tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các doanh nghiệp Việt Nam ,đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đang là một nhu cầu cấp thiết .vậy ngân quỹ là gì và tại sao việc quản lý ngân quỹ lại cần được chú trọng như vậy ? những vấn đề trọng tâm sẽ được làm rõ trong trương này . 1.1 NGÂN QUỸ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1-Khái niệm ngân quỹ: Ngân quỹ là khoản chênh lệch giữa thực thu ngân quỹ và thực chi ngân quỹ tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp . Để hiểu rõ về ngân quỹ ta đi sâu vào hai khái niện hình thành nên ngân quỹ là thực thu ngân quỹ và thực chi ngân quỹ . Thực chi ngân quỹ: là những khoản doanh nghiệp thực chi ra trong kỳ,có thể bằng tiền, chuyển khoản hoặc các chứng khoán có giá trị như tiền.Thựcchi ngân quỹ bao gồm các khoản :phải trả nhà cung cấp, chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản và những khoản khác mà doanh nghiệp không thực sự phải chi ra . Thực chi ngân quỹ được phân chia theo các hoạt động: thực chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh ,thực chi cho hoạt động tài chính ,thực chi cho hoạt động bất thường Thực thu ngân quỹ: là những khoản doanh nghiệp thực thu được trong kỳ ,có thể bằng tiền hoặc bằng chuyển khoản .Thực thu ngân quỹ không bao gồm những khoản :chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản ,các khoản phải thu khách hàng ,khấu hao tài sản cố định ... Thực thu ngân quỹ được hình thành từ chính các nguồn sau :thực thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ,tực thu từ hoạt động tài chính ,thực thu từ hoạt động bất thường . Để tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung các khoản thực thu và thực chi ngân quỹ sẽ được trình bầy cụ thể trong mục sau. 1.1.2-Vai trò của ngân quỹ trong hoạt động của doanh nghiệp : Một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất –kinh doanh, cần phải có một lượng tài sản phản ánh bên tài sản của bảng cân đối kế toán .mọi quá trình trao đổi đều được thục hiện thông qua trung gian là tiền và khái niệm dòng vật chất và dòng tiền phát sinh từ đó ,tức là sự dịch chuyển hàng hoá ,dịch vụ và sự dịch chuyển tiền giữa các đơn vị ,tổ chức kinh tế. Như vậy, tương ứng với dòng vật chất đi vào (hàng hoá ,dịch vụ đầu vào) là dòng tiền đi ra, ngược lại , tương ứng với dòng vật chất đi ra (hàng hoá dịch vụ đầu ra ) là dòng tiền đi vào . quy trình này được mô tả qua sơ đồ sau : Sơ đồ 1: Quy trình trao đổi của doanh nghiệp Dòng vật chất đi vào Dòng tiền đi ra (xuất quỹ) Sản xuất chuyển hoá Dòng vật chất đi ra Dòng tiền đi vào (Nhập quỹ) Trong sơ đồ trên ta thấy dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay thương mại , doanh nghiệp cũng phải thực hiện hai công đoạn chi trả tiền mua các yếu chính tố đầu vào và thu tiền bán các sản phẩm đầu ra. Mặt khác, ngân quỹ lại là khoản chênh lệch giữa thực thu ngân quỹ và thực chi ngân quỹ. Vì vậy, Ngân Quỹ có tác động đến cả hai qúa trình chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Từ những phân tích trên cho thấy, trong hoạt động của doanh nghiệp tồn tại mối quan hệ biện chứng giữa ngân quỹ với việc mua các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra . Trong khi đó , hai quá trình mua các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra là hai rong ba hoạt động cơ bản của một doanh nghiệp :mua cá yếu tố đầu vào , sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Vậy ngân quỹ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp . Trong hoạt động thường ngày, doanh nghiệp luôn có cá khoản thu , chi bằng tiền dẫn tới ngân quỹ (tiền) trong doanh nghiệp luôn biến động . Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh , một trong những vấn đề mà doanh nghiệp phải chú ý là khả năng thanh toán . Vì , tại bất kỳ thời điểm nào , nếu nhất thời doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thanh toán thì hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày sẽ bị gián đoạn doanh nghiệp sẽ không thực hiện được các hợp đồng đã ký kết , do đó doanh nghiệp rất có thể bị phá sản . Mặt khác , phương tiện để thực hiện thanh toán lại là ngân quỹ . Chính vì vậy Để đảm bảo khả năng thanh toán của mình tại mọi thời điểm doanh nghiệp không thể không quan tâm đến ngân quỹ . Tóm lại, ngân quỹ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp vì nó là nhân tố không thể thiếu trong hai quá trình : mua các yếu tố đầu vào và bán các sản phẩm đầu ra trong mọi loại hình doanh nghiệp . Thứ hai, nó là nhân tố quyết định trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại mọi thời điểm . Ngoài ra ngân quỹ còn có vai trò khác không kém phần quan trọng đó là dự phòng và giữ tiền với mục đích đầu cơ . Dự phòng: để tránh những biến động không thuận lợi :điều đó cũng có nghĩa là nếu khả năng dự báo thu chi băng tiền trong tương lai của doanh nghiệp chính kém thì nhu cầu tiền dự phòng là cao và ngược lại , nếu doanh nghiệp nắm rõ được dòng tiền vào ra trong thời gian tới thì nhu cầu tiền dự phòng sẽ thấp ... Đầu cơ: nhằm chuẩn bị sẵn sàng để chớp lấy các cơ hội tốt trong kinh doanh , các cơ hội sinh lợi nhiều . 1.2-QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TRONG DOANH NGHIỆP : 1.2.1-Khái niệm cuả quản lý ngân quỹ : Như trên đã phân tích , quản lý ngân quỹ liên quan đến các dòng tiền vào ra doanh nghiệp , quản lý mức cân đối tiền trong ngân quỹ . Vậy ta có thể rút ra một khái niệm riêng cho thuật ngữ Quản lý ngân quỹ: Quản lý ngân quỹ là sự tác động của các chủ thể quản lý trong doanh nghiệp lên các khoản thực thu và thực chi bằng tiền nhằm thay đổi mức tồn quỹ thục tế của doanh nghiệp sao cho ngân quỹ doanh nghiệp đạt mức tối ưu nhắm tối đa hoá giá trị tài sản của chú sở hữu và đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp trong từng thời kỳ trong điều kiện biến động của môi trường. Từ những phân tích về ngân quỹ và vai trò của nó trong hoạt động của doanh nghiệp cho thấy nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp cần phải quan tâm đến quản lý ngân quỹ , Bên cạnh đó mục tiêu cơ bản của các nhà quản trị tài chính daonh nghiệp không phải là tối đa hoá khối lượng tiền mặt mà là cố găng duy trì lượng tiền mặt thấp nhất có thể được trong khi vẫn đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được hiệu quả . 1.2.2-Tầm quan trọng của quản lý Ngân Quỹ : Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt , giữa chu kỳ trả tiền và chu kỳ chờ thu tiền là lý do quan trọng khiến các doanh nghiệp phải quản lý ngân quỹ . *Sự chênh lệch giữa chu kỳ trả tiền và chu kỳ chờ thu tiền : chính  Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là tìm hình thức tài trợ, hay cách sử dụng ngân quỹ nào , doanh nghiệp cần cân nhắc đến vấn đề nguồn đó có phù hợp với chu kỳ kinh doanh và chu kỳ chờ thu tiền mặt của doanh nghiệp không . Chu kỳ kinh doanh = chu kỳ dự trữ +chu kỳ chờ thu tiền Chu kỳ kinh doanh, là khoảng thời gian kể từ khi tiếp nhận nguyên vật liệu nhập kho cho đến khi thu được tiền bán hàng . Chu kỳ kinh doanh được hợp thành từ hai bộ phận : + Bộ phận thứ nhất : khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhập kho nguyên vật liệu cho đến khi giao hàng cho khách hàng khoảng thời gian này được gọi là Chu Kỳ Dự Trữ . +Bộ phận thứ hai : khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp giao hàng cho khách hàng cho đến khi doanh nghiệp thu được tiền về khoảng thời gian này gọi là Chu Kỳ Chờ Thu Tiền . Như chúng ta đã biết, thu chi ngân quỹ không xảy ra một cách đồng thời doanh nghiệp có thể đã nhận nguyên vật liệu nhưng phải một thời gian sau , doanh nghiệp mới trả tiền. Khoảng thời gian này là chu kỳ trả tiền . Doanh nghiệp đã giao hàng cho khách hàng nhưng phải một thời gian sau mới thu được tiền bán hàng . Khoảng thời gian này được gọi là Chu Kỳ Tiền Mặt . Như vậy ta có công thức sau: Chu kỳ kinh doanh = chu kỳ trả tiền + chu kỳ tiền mặt Chu kỳ tiền mặt = chu kỳ kinh doanh – chu kỳ trả tiền Từ những phân tích trên ta có sơ đồ sau : Sơ đồ 2: Chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt Giao hàng cho người mua Bắt đầu dự trữ Thu tiền bán hàng Chu kỳ dự trữ Chu kỳ chờ thu tiền 7 chính Chu kỳ trả tiền Chu kỳ tiền mặt Trả tiền cho dự trữ Chu kỳ kinh doanh Qua phân tích sơ đồ ta thấy , tầm quan trọng của việc quản lý ngân quỹ , vì nó sẽ đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong khoảng thời gian doanh nghiệp đã trả tiền cho nhà cung cấp nhưng chưa thu được tiền của khách hàng. * Dự phòng cho những tổn thất bất thường : Doanh nghiệp giữ tiền vì động lực dự phòng , nhằm ngăn ngừa khả năng thu chi tiền trong tương lai biến động không thuận lợi sẽ dẫn đến tình trạng không đảm bảo được khả năng thanh toán . Trong hoạt động hường ngày doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi rovề thiên tai , khách hàng của doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán ... chính vì vậy doanh nghiệp phải giữ một khoản tồn quỹ nhất định để dự phòng cho những biến động bất thường đó , vì những biến động bất thường này có thể trực tiếp làm giảm các khoản thực thu của doanh nghiệp hoặc buộc doanh nghiệp phải chi những khoản chi bất thường . Như vậy chi phí cho việc dự phòng những bién động bất thường đó chính là khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể kiếm được nếu sử dụng khoản tồn quỹ đó vào kinh doanh . Lượng tồn quỹ lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổn thất mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu khi những rủi ro trên xảy ra . * Mối quan hệ mật thiết giữa vốn lưu động ròng ,nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ . chính  Vốn lưu động ròng (Net Working Capital-NWC) là phần nguồn dài hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động . Nói cách khác vốn lưu động ròng (NWC) là khoản chênh lệch giữa tài sản lưu động và nguồn ngắn hạn hoặc giữa nguồn dài hạn và tài sản cố định NWC=tài sản lưu động – nguồn ngắn hạn NWC=nguồn dài hạn –tài sản cố định Nhu cầu vốn lưu động ròng là lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần đẻ tài trợ cho một phần tài sản lưu động (hàng tồn kho và các khoản phải thu ) Nhu cầu vốn lưu động ròng =tồn kho và các khoản phải thu –nợ ngắn hạn Ngân quỹ =vốn lưu động ròng –nhu cầu vốn lưu động ròng Như vậy quản lý ngân quỹ đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động quản lý của doanh nghiệp . Vì , thứ nhất , doanh nghiệp cần đảm bảo cho khả năng thanh toán của mình tại mọi thời điểm ,đặc biệt là khoảng thời gian giữa thời điểm doanh nghiệp trả tiền cho nhà cung cấp và thời điểm doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng .Thứ hai ,ngân quỹ với hoạt động các yếu tố sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có mối quan hệ biện chứng . Thứ ba , giữa ngân quỹ , vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng có mối quan hệ mật thiết , nếu thay đổi một trong ba yếu tố còn lại cũng sẽ thay đổi theo và tác động đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp . 1.2.3-Nội dung quản lý ngân quỹ : Quản lý ngân quỹ trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được luồng tiền ra vào , các khoản phải thu , phải trả phát sinh trong kỳ , đồng thời lập kế hoạch tài chính ngắn hạn , dự báo các luồng thu , chi bằng tiền phát sinh trong các tháng , nhu cầu và khả năng tiền mặt , để chủ động trong đầu tư hoặc huy động vốn tài trợ .Quản lý ngân quỹ không phải là việc điều hoà ngân quỹ theo cảm tính hay tuỳ cơ ứng biến mà để thực hiện thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành các bước trong nội dung quản lý ngân quỹ theo một trình tự có tính khoa học . chính  Nội dung của việc quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc nghiên cứu theo trình tự những vấn đề sau : +Doanh nghiệp có những khoản thực thu nào? +Doanh nghiệp có những khoản thực chi nào? +Lập dự toán nhu cầu tiền như thế nào ? +Xác định mức tồn quỹ tối ưu như thế nào ? +Làm thế nào để lập được kế hoạch quản lý ngân quỹ ? 1.2.3.1-Thu ngân quỹ doanh nghiệp : * Thực thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: (trong đó có cả thuế gián thu) + Thu tiền bán hàng trong kỳ: (giảm hàng tồn kho và hàng mới sản xuất) Do thực thu tiền hàng kỳ này là khoản tiền khách hàng hực thanh toán cho doanh nghiệp nên thực thu tiền hàng của doanh nghiệp sẽ bao gồm : giá thành sản phẩm và thuế gián thu (thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế giá trị gia tăng , thuế xuất nhập khẩu ... + Thu tiền nợ tiền hàng kỳ trước của khách hàng (giảm các khoản phải thu)  Xuất phát từ việc áp dụng chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp nên những khoản tín dụng mà doanh nghiệp cấp cho khách hàng kỳ trước kỳ này sẽ được khách hàng thanh toán . N hững khoản đó mặc dù phát sinh từ những hoạt động mua bán của kỳ trước nhưng do kỳ này mới được khách hàng thanh toán nên nó được coi là một khoản thực thu ngân quỹ của kỳ này . + Thu tiền từ những hoạt động sản xuất kinh doanh khác : Trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp , trong mục các khoản phải thu, ngoài các khoản phải thu của khách hàng doanh nghiệp còn có các khoản phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác. Những khoản tiền thu được từ các khoản trên cũng được coi là thực thu ngân quỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. chính  * Thực thu từ hoạt động tài chính : Tất cả những khoản : thu vốn gốc và laĩ đầu tư vào các đơn vị khác; thu tiền lãi hoặc tiền bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn; khoản cho vay của ngân hàng ;thu lãi hoặc vốn gốc của các khoản doanh nghiệp cho vay bằng các quỹ nhàn rỗi ; thu lãi hoặc gốc tiền gưỉ trong kỳ ; thu tiền lãi từ chênh lẹch tỷ giá hoặc từ việc thực hiện các nghiệp vụ gia tăng ngân quỹ nhàn rỗi và các khoản thu khác có liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp đều được coi là các khoản thực thu từ hoạt động tài chính . * Thực thu từ hoạt động bất thường : Thực thu từ hoạt động bất thường của doanh nghiệp là các khoản thu nhập bất thường mà doanh nghiệp thực thu được , bao gồm : + Các khoản nợ phải trả nhưng không còn chủ nợ +Tài sản thừa doanh nghiệp được hưởng + Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi và giảm giá hàng tồn kho +Tiền thu do khách hàng , đối tác vi phạm hợp đồng +Tiền thu nhượng bán , thanh lý tài sản cố định +Các khoản nợ khó đòi nay đòi được +Và cá khoản thu nhập bất thường khác . 1.2.3.2-Chi ngân quỹ doanh nghiệp : Những khoản thực chi ngân quỹ bao gồm : thực chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh , thực chi cho hoạt động tài chính và thực chi cho hoạt động bất thường . * Thực chi cho hoạt động tài chính : + Chi hoạt động đầu tư, tiền lỗ do kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán . + Chi trả vốn gốc ngân hàng + Lỗ do chênh lệch tỷ giá chính  + Chi phí tham gia góp vốn liên doanh và tiền về lỗ góp vốn liên doanh +Chi phí khác của hoạt động tài chính * Thực chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh : + Chi tiền mua hàng trong kỳ : tức là khoản thực chi mua hàng hay trả trước tiền hàng trong kỳ . + Chi mua hàng kỳ trước : nếu trong kỳ trước doanh nghiệp được nhà cung cấp cấp cho một khoản tín dụng thương mại thì kỳ này khi đến hạn doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp khoản tiền đó . Khoản này được coi là khoản chi tiền hàng kỳ trước và là một khoản thực chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh . + Chi đầu tư cơ bản (chi đầu tư tài sản cố định) + Trả lãi vay ngân hàng + Chi tiền thanh toán cho tiền lương , các chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí thuê ngoài + Chi thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước ( thuế, phí và lệ phí ) * Thực chi cho hoạt động bất thường : Hoạt động bất thường là những hoạt động mà doanh nghiệp không dự kiến trước được thực hiện trong kỳ kinh doanh , trong doanh nghiệp phát sinh những khoản thực chi bất thường sau : + Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định kể cả giá trị còn lại + Tiền doanh nghiệp phải nộp phạt do vi phạm cam kế hợp đồng + Tiền phải nộp phạt và bị truy thu thuế +Các khoản mất tài sản doanh nghiệp chịu Hiểu được nội dung các khoản thực thu và thực chi ngân quỹ chỉ là bước đầu của công tác quản lý ngân quỹ và nó giúp cho doanh nghiệp dự toán được các khoản thực thu và thực chi ngân quỹ , từ đó , giúp các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp dự toán được mức tồn quỹ . Trước khi xác định mức tồn quỹ chính tối ưu, các nhà quản lý tài chính phải dự toán được nhu cầu tiền trong kỳ tới . Từ đó, kết hợp với mức tồn quỹ tối ưu đã tính được họ sẽ lập kế hoạch quản lý ngân quỹ cho kỳ kinh doanh tiếp theo . 1.2.3.3-Dự Toán Nhu Cầu Tiền : Trước hết , chung ta cần phải dự toán được tiền thu vào ngân quỹ. Tiền thu vào ngân quỹ của doanh nghiệp bắt nguồn từ doanh thu bán hàng được dự toán theo các tháng, quỹ của năm. Ta biết rằng doanh thu trở thành các khoản phải thu trước khi nó trở thành tiền. Mỗi khách hàng được doanh nghiệp áp dụng thời gian trả tiền trung bình khác nhau. Phần lớn các doanh nghiệp đều cố gắng xác định thời gian trung bình để các khách hàng của họ trả tiền cho các hoá đơn . Dựa vào đó, người ta có thể dự đoán được bao nhiêu phần trăm doanh thu trong quý sẽ chuyển thành tiền và bao nhiêu phần trăm sẽ được chuyển thành tiền ở quý sau. Từ đó, chúng ta có công thức xác định các khoản phải thu của khách hàng trong từng quý như sau : Các khoản phải = Các khoản phải + Doanh thu - Tiền bán hàng đã thu cuối quý thu đầu quý trong quý thu được trong quý Sau khi dự toán được tiền thu vào ngân quỹ, nhiệm vụ tiếp theo là cần dự toán được những khoản chi ra từ ngân quỹ. Nội dung của các khoản thực chi ngân quỹ đã được trình bày ở trên. Qua việc dự toán nhu cầu tiền nhà quản lý sẽ thấy được ngân quỹ dự toán của doanh nghiệp sẽ thặng dư hay thâm hụt so với mức tồn quỹ tối ưu để ra quyết định doanh nghiệp có nên vay thêm hay không? nếu có vay thì sẽ vay bao nhiêu đẻ đáp ứng nhu cầu tiền trong từng quý . Việc dự toán nhu cầu tiền trong doanh nghiệp ít nhiều còn có những yếu tố không chắc chắn , vì nội dung vẫn mang tính dự toán . Do vậy, khó có thể dự toán nhu cầu tiền một cách chính xác . Tuy nhiên nó cũng giúp cho các nhà tài chính chủ động bố trí và xắp xếp các khoản thu chi trong từng thời kỳ hoạt động. chính  1.2.3.4-Xác Định Mức Tồn quỹ Tối Ưu: Thường xuyên nghiên cứu thị trường, phát hiện ra nhu cầu thị trường và tìm ra khả năng, thế mạnh của doanh nghiệp mình từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ,chiến lược phát triển trong tương lai cũng như đề ra các mục tiêu , phương hướng phát triển. Có nhiều cách để xác định mức dự trữ tối ưu nhưng có hai cách hay được dùng nhất trong thực tế là xác định mức ngân quỹ tối ưu khi doanh nghiệp dự đoán được tương đối chính xác các khoản thực thu và thực chi của mình và xác định mức ngân quỹ tối ưu khi doanh nghiệp không dự đoán được chính xác . * Xác định mức tồn quỹ tối ưu trong trường hợp doanh nghiệp dự toán tương đối chính xác các khoản thực thu và thực chi ngân quỹ + Mô hình Baumol: Việc giữ tiền mặt trong quỹ là rất cần thiết để chi trả cho các hoá đơn một cách đều đặn. Tuy nhiên dự trữ của doanh nghiệp cũng phát sinh ra những chi phí nhất định. Có thể chia chi phí để dự trữ ra thành hai loại: chi phí cơ hội và chi phí đặt hàng . Chi phí cơ hội bao gồm : chi phí của vốn đầu tư bỏ vào dự trữ và các chi phí khác. Khi đó, chi phí cơ hội cận biên là chi phí cơ hội mà doanh nghiệp bỏ ra để dự trữ thêm một đơn vị sản phẩm . Khi tăng thêm một đơn vị sản phẩm thì mức dự trữ bình quân tăng lên là 0,5 đơn vị sản phẩm . Như vậy , chi phí cơ hội cận biên là : Chi phí cơ hội cận biên = Chi phí cơ hội của một đơn vị sản phẩm 2 Chi phí đặt hàng: là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bó ra để thực hiện được một lần đặt hàng.Ta thấy, nếu quy mô mỗi lần đặt hàng tăng lên sẽ chính làm tổng chi phí đặt hàng của doanh nghiệp giảm xuống . Mức giảm đi của tổng chi phí đặt hàng phụ thuộc vào quy mô đặt hàng bình quân (Số lượng hàng bán ra trong năm)*(Chi phí cho một lần đặt hàng) Tổng chi phí = đặt hàng Quy mô một lần đặt hàng Mức giảm (Số lượng hàng bán ra trong năm)*(Chi phí cho một lần đặt hàng) cận biên của = chi phí đặt hàng (Quy mô một lần đặt hàng)2 Như vậy , nếu doanh nghiệp tăng quy mô cho mỗi lần đặt hàng sẽ xuất hiện hai tác động : - Tác động thứ nhất: chi phí đặt hàng giảm đi do số lần đặt hàng giảm đi - Tác động thứ hai: chi phí cơ hội tăng lên do mức dự trữ bình quân tăng lên . Do đó , quy mô đặt hàng tối ưu sẽ là điểm mà tại đó hai tác động trên loại trừ lẫn nhau một cách hoàn toàn . Có nghĩa là : Mức giảm cận biên chi phí đặt hàng = chi phí cơ hội cận biên (Mức tiêu thụ)*(Chi phí 1 lần đặt hàng) Chi phí cơ hội 1 đvsp = (Quy mô 1 lần đặt hàng tối ưu)2 2 gọi quy mô một lần đặt hàng tối ưu là Q, ta có: Q = 2*mức tiêu thụ*Chi phí cho một lần đặt hàng chính  Chi phí cơ hội của một đơn vị dự trữ Theo giả định ban đầu , toàn bộ tiền nhàn rỗi sau khi đã tính lượng tiền dự trữ hợp lý được đầu tư toàn bộ vào tín phiếu kho bạc nên áp dụng cho trường hợp này ta suy ra được công thức tính lượng tiền dự trữ tối ưu như sau : Q = 2*Mức TM giải ngân hàng năm* CP cho 1 lần bán tín phiếu Lãi suất Theo mô hình này, tỷ lệ lợi tức càng cao thì mức dự trữ tiền mặt càng thấp. Nói chung, khi lãi xuất cao thì người ta giữ tiền mặt ít hơn . Mặt khác , nếu nhu cầu sử dụng tiền mặt cuả doanh nghiệp nhiều hoặc chi phí bán các tín phiếu kho bạc cao thì doanh nghiệp có xu hướng giữ tiền nhiều hơn. Tuy nhiên mô hình trên chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp nhỏ , chỉ hoạt động trong điều kiện doanh nghiệp dự trữ tiền mặt một cách đều đặn . Nhưng điều này thường không xảy ra trên thực tế . Mặt khác , mô hình này giả định việc chi trả các hoá đơn là đều đặn , chủ động mà không tính đến sự bất thường của các dòng tiền đi ra doanh nghiệp và hơn thế nữa không tính đến các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp cũng làm thay đổi mức dự trữ tiền mặt mà giả định khi thu về , tiền được chuyển hoá luôn thành tín phiếu . tuy nhiên , cách xác định mức dự trữ tiền tối ưu trong mô hình này có thể làm căn cứ để tính mức dự trữ tiền tối ưu trong các bước quản lý ngân quỹ, cụ thể hơn là quản lý tiền trình bày trong chuyên đề này . Các nhà kinh tế và các nhà khoa học quản lý đã xây dựng mô hình phù hợp hơn với thực tế , tức là mô hình này có tính cả đến những khả năng tiền ra vào ngân quỹ . Mô hình này được gọi là mô hình Miller-orr, là mô hình kết hợp chặt chẽ giữa mô hình giản đơn và mô hình thực tế . chính * Xác định mức tồn quỹ tối ưu trong trường hợp doanh nghiệp không dự đoán được chính xác các khoản thực thu và thực chi ngân quỹ. Mô hình Miller-orr: Làm thế nào để doanh nghiệp có thể quản lý được việc cân đối tiền mặt của nó nếu doanh nghiệp không thể dự đoán được mức thu chi ngân quỹ hàng ngày? mô hình Miller-orr đưa ra một cách thức quản lý tiền mặt hiêu quả trong trường hợp này : Sơ đồ 4: Quản lý ngân quỹ theo mô hình Miller-orr Mức cân đối tiền mặt  Giới hạn trên Mức tiền mặt theo thiết kế Giới hạn dưới Thời gian Nhìn sơ đồ trên , mức tồn quỹ dao động lên xuống và không thể dự toán được cho đến khi đạt được giới hạn trên. Doanh nghiệp sẽ can thiệp bằng cách sử dụng số tiền vượt quá mức so với mức tồn quỹ thiết kế để đầu tư vào các chứng khoán hay đầu tư ngắn hạn khác và lúc đó , cân đối tiền trở về mức thiết kế . chính  Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , cân đối tiền lại tiếp tục dao động cho đến khi tụt xuống dưới giới hạn dưới là lúc doanh nghiệp phải có sự bổ sung tiền để đáp ứng cho những hoạt động cần thiết , chẳng hạn việc bán một lượng chứng khoán để đáp ứng nhu cầu tiền của mình . Như vậy , mô hình này cho phép quản lý ngân quỹ ở mức độ hoàn toàn tự do . Khi mức tồn quỹ thực tế lớn hơn mức tồn quỹ thiết kế nhưng khi nó chưa đạt được giới hạn trên thì doanh nghiệp chưa cần mua chứng khoán. Ngược lại, khi mức tồn quỹ thực tế nhỏ hơn so với mức tồn quỹ theo thiết kế nhưng chưa đạt đến giới hạn dưới của doanh nghiệp cũng chưa cần phải bán chứng khoán để bổ xung ngân quỹ . Theo mô hình Miller-orr, khoảng dao động của mức cân đối tiền phụ thuộc vào ba yếu tố được chỉ ra trong công thức sau: Khoảng cách 1/3 của giới hạn trên 3 CP giao dịch* Phương sai của thu chi NQ và giới hạn dưới của = 3 * * mức cân đối tiền 4 Lãi suất Nhìn vào sơ đồ ta thấy mức ngân quỹ theo thiết kế không nằm chính giữa giới hạn trên và giới hạn giới hạn dưới . Các doanh nghiệp thường xác định mức tồn quỹ theo thiết kế ở điểm một phần ba khoảng cách kể từ giới hạn dưới lên giới hạn trên : Mức tiền theo = Mức tiền mặt + Khoảng dao động tiền mặt thiết kế giới hạn dưới 3 Như vậy, nếu doanh nghiệp duy trì được mức cân đối tiền theo thiết kế, doanh nghiệp luôn tối thiểu hoá được tổng chi phí liên quan đến tiền trong ngân quỹ là chi phí cơ hội (lãi suất) và chi phí giao dịch . chính sau :  Trên thực tế , việc sử dụng mô hình Miller-0rr rất dễ dàng , gồm các bước + Bước 1: doanh nghiệp phải xác định cho mình mức tồn quỹ tối thiểu ( giới hạn dưới ) + Bước 2: doanh nghiệp phải ước tính được phương sai của thu chi ngân quỹ  + Bước 3: xác định lãi suất và chi phí giao dịch của một lần mua bán chứng khoán + Bước4: Tính giới hạn trên và mức tồn quỹ theo thiết kế . Và đưa ra các quyết định quản lý . Sau khi đã dự toán được nhu cầu tiền và xác định được mức tồn quỹ tối ưu hay với khoảng biến động mức tồn quỹ (theo mô hình Miller-Orr). Từ đó , lập ra kế hoạch quản lý ngân quỹ cho tháng tới . 1.2.3.5-Lập kế hoạch quản lý Ngân Quỹ : * Khi mức tồn quỹ thực tế lớn hơn mức tồn quỹ tối ưu hoặc đạt giới hạn trên (theo mô hình quản lý ngân quỹ của Miller-orr) : Khi mức tồn quỹ của doanh nghiệp vượt quá mức tồn quỹ tối ưu hoặc đạt giới hạn trên ( theo mô hình Miller-orr), trong ngân quỹ của doanh nghiệp sẽ có một khoản tồn quỹ nhàn rỗi . Nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp sẽ làm gì với khoản tồn quỹ nhàn rỗi đó? Khi đó, nhà quản lý tài chính sẽ tìm cách gia tăng khoản tồn quỹ nhàn rỗi. Doanh nghiệp có thể sử dụng một số cách thức sau: + Đầu tào chứng khoán dễ bán trên thị trường chứng khoán và các giấy tờ có giá khác ( tín phiếu kho bạc , chứng chỉ tiền gửi , hợp đồng mua lại ...) nhưng việc đầu tư phải luôn tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc an toàn . Doanh nghiệp tồn tại trên thương trường với danh nghĩa là khách hàng và nhà cung cấp chứ không phải là nhà đầu cơ trên thị trường chứng khoán . Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực này tạo nên tính lỏng cho ngân quỹ thể hiện ở việc có thể trở thành chính một trong những nguồn tài trợ cho nhu cầu tiền mặt dương ở kỳ nào đó trong tương lai . Doanh nghiệp cần phải quản lý một danh mục đầu tư hợp lý sao cho lợi nhuận thu được phải bù đắp được các rủi ro và mức lợi tức mong muốn của doanh nghiệp . + Góp vốn liên doanh với các đơn vị khác: Số tiền dùng để góp vốn này phải là số tiền dư thừa với thời kỳ tương đối dài nhưng doanh nghiệp chưa có kế hoạch đầu tư thích hợp . Khi thực hiện hoạt động này , doanh nghiệp cần phải lựa chọn đơn vị an toàn ,có uy tín . + Cung cấp các khoản tín dụng thương mại cho người mua: là việc bán hàng cho khách hàng nhưng không đòi hỏi thu tiền ngay . Doanh nghiệp cần phải chú ý một số vấn đề sau : Khuyến khích cho các khách hàng trả sớm bằng cách cho họ hưởng một mức chiết khấu hợp lý và định giá cao hơn cho những khách hàng muốn kéo dài thời gian trả tiền. Thời kỳ tín dụng thương mại : là khoảng thời gian mà doanh nghiệp cho phép khách hàng được chịu tiền , thường khoảng 30 đến 90 ngày. Giấy tờ xác định khoản tín dụng thương mại : có thể là hoá đơn mua hàng đã được người mua ký vào hoặc là thương phiếu được dùng làm những cam kết tín dụng của người mua đối với người bán trước khi hàng hoá được chuyển đến. Những giấy tờ này là những giấy tờ có giá thuộc các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp , Có thể dùng làm nguồn tài trợ cho nhu cầu tiền mặt phát sinh dương bằng cách đem chiết khấu ở ngân hàng . Nói chung, mục tiêu của việc đầu tư các khoản tiền dư thừa là phải đạt được khả năng sinh lời tối đa trên cơ sở mức rủi ro đã được xác định trước . * Các nguồn tài trợ cho nhu cầu tiền mặt dương của doanh nghiệp . chính  Khi ngân quỹ của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu tiền mặt dương, cán bộ quản lý quỹ cần phải tìm kiếm những nguồn tài trợ tạm thời cho nhu cầu đó , đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp. Những nguồn tài trợ này có thể được huy động theo những cách sau : + Tín dụng thương mại : là tín dụng phát sinh một cách tự nhiên trong quá trình mua bán hàng hoá , dịch vụ việc doanh nghiệp nhận chính sách tín dụng thương mại của nhà cung cấp bằng cách ký vào hoá đơn mua hàng hay ký hối phiếu , phát hành lệnh phiếu ... sẽ làm cho cân đối tiền mặt của ngân quỹ bớt căng thẳng do doanh nghiệp không cần phải chi ngay các khoản tiền mua hàng . Tuy nhiên tài trợ cho ngân quỹ bằng cách này , doanh nghiệp phải rất thận trọng vì khoản tiền doanh nghiệp trì hoãn chi trả trong quý này rất có thể._. trở thành gánh nặng cho ngân quỹ ở các quý sau . + Tín dụng ngân hàng : là khoản tín dụng mà doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng cung cấp để đáp ứng cho nhu cầu tiền mặt phát sinh trong kỳ tới . Những khoản tài trợ từ phía ngân hàng có thể theo hai phương thức sau : vay theo món và vay luân chuyển với nhiều quy mô , thời hạn và các điều kiện đi kèm như bảo đảm , số dư tối thiểu , cách hoàn trả nợ vay ... và các mức lãi suất tương ứng . Như vậy chi phí của việc vay ngân hàng không chỉ là lãi suất mà còn là chi phí cơ hội phát sinh do phải có các hình thức bảo đảm , phải có số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán hay tài khoản nợ vay ... + Bán các chứng khoán dễ bán, giấy tờ có giá: các chứng khoán sẽ được bán trên thị trường chứng khoán để trước hết là đáp ứng nhu cầu tiền mặt , thứ đến là để thực hiện lợi nhuận cho những khoản đầu tư . Các giấy tờ có giá có thể được bán trên thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc ...hoặc đem đến ngân hàng để chiết khấu đối với trường hợp thương phiếu. Nếu hoạt động này vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tiền mặt , doanh nghiệp sẽ phải chuyển sang huy động của các đối tượng khác . Có thể vay của cán bộ công nhân viên hoặc bán các khoản nợ chính  Trên đây là toàn bộ nội dung của công tác quản lý ngân quỹ mà một nhà quản lý tài chính phải thực hiện khi muốn lập kế hoạch quản lý ngân quỹ cho doanh nghiệp . Khi quản lý ngân quỹ bao giờ nhà quản lý tài chính cũng mong muốn với những chi phí nhất định doanh nghiệp được đảm bảo khả năng thanh toán taị mọi thời điểm Nhưng không để tiền nhàn rỗi quá nhiều. Muốn biết kết quả đạt được từ quản lý ngân quỹ có tương xứng với những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động này hay không ,nhà quản lý tài chính phải xem xét tính hiệu quả của quản lý ngânquỹ . 1.3- HIỆU QUẢ CỦA QUẢN LÝ NGÂN QUỸ: 1.3.1-Khái niệm hiêụ quả quản lý ngân quỹ : Theo quan điểm hiện đại , ta có thể hiểu ‘’ hiệu quả quản lý ngân quỹ là đại lượng đo lường kết quả đạt được từ quản lý ngân quỹ trên một đơn vị chi phí cho hoạt động này nhằm đạt được những mục tiêu nhất định . Thông qua khái niệm trên ta thấy , quan điểm rõ ràng của việc quản lý ngân quỹ trong doanh nghiệp là việc nâng cao khae năng thanh toán của doanh nghiệp , giảm thiếu rủi ro thanh khoản cho doanh nghiệp , tăng uy tín của doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng ... Vì vậy , khi đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ là đánh giá những kết quả đạt được trong tương quan với những chi phí bỏ ra để có được những kết quả đó . Để làm được điều đó các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp phải lập ra một hệ thống các chỉ tiêu nhất định . Thông qua hệ thống chỉ tiêu này họ có thể đánh giá được hiệu quả của quản lý ngân quỹ trong khoảng thời gian nhất định . 1.3.2-Hệ thống các chỉ tiêu đánh gía hiệu qủa quản lý ngân quỹ . 1.3.2.1-Các chỉ tiêu đánh giá khả năng chi trả của doanh nghiệp : chính  * Khả năng thanh toán tức thời : Khả năng thanh toán tức thời đo lường khả năng thanh toán ngay bằng tiền cho các khoản nợ đã đến hạn thanh toán . Tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời = * Khả năng thanh toán nhanh:  Ngân quỹ Nợ đến hạn Khả năng thanh toán nhanh là tỷ lệ được tính bằng cách chia các tài sản quay vòng nhanh cho nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là tiền và những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền . Như vậy khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ ( tồn kho ) và được xác định băng công thức sau : Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ-TS dự trữ tồn kho Nợ ngắn hạn * Khả năng thanh toán hiện hành: Khả năng thanh toán hiện hành là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành =  TSLĐ Nợ ngắn hạn Tỷ lệ về khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp , nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong thời gian tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó . chính  Tỷ lệ nợ này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng giá trị tài sản lưu động . * Vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng : Để đánh giá khả năng thanh toán các hkoản nợ ngắn hạn khi đến hạn , các nhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng. Vốn lưu động ròng ( Net Working Capital- NWC ) Là khoản chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn hoặc giữa nguồn dài hạn và tài sản cố định : NWC= tài sản lưu động – nguồn ngắn hạn NWC = nguồn dài hạn – tài sản cố định Vốn lưu động ròng có thể âm hoặc dương hoặc bằng không . + Trong trường hợp NWC = 0 nhận định rằng tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh. + Trong trường hợp NWC < 0 thì tài sản cố định của doanh nhgiệp được tài trợ bằng nguồn không ổn định. Phần tài sản lưu động lúc này không đủ cho doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ ngắn . Trong khi đó , doanh nghiệp không thể bán các tài sản cố định để trả các khoản nợ ngắn hạn . Nhất thời doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán . + Trong trường hợp NWC >0 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi các khoản này đến hạn , đồng thời tài sản cố định của doanh nghiệp được đầu tư bằng nguồn ổn định . Nhu cầu vốn lưu động ròng chính là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một số khoản mục không phải là tiền của vốn lưu động , đó là tồn kho và các khoản phải thu. Ta có : Nhu cầu vốn lưu động ròng = Tồn kho và các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn chính Nhu cầu vốn lưu động ròng cho thấy tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như tình trạng cân đối hoặc mất cân đối giữa vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn . * Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng : Tỷ lệ này cho biết phần thua lỗ mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu do giá trị hàng dự trữ giảm. Nó được tính bằng cách chia dự trữ ( tồn kho ) cho vốn lưu động ròng : Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng = Giá trị hàng dự trữ ( tồn kho ) Vốn lưu động ròng Như vậy, chỉ tiêu này có liên quan đến cơ cấu vốn cũng như cơ cấu tài sản của doa nh nghiệp . 1.3.2.2- Các chỉ tiêu đánh gía khả năng hoạt động có liên quan đến hiệu qủa quản lý ngân quỹ * Vòng quay tiền : Tỷ lệ này cho được tính bằng cách chia doanh thu tiêu thụ trong năm cho tổng số tiền mặt và các loại tài sản tương đương tiền bình quân ( chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng ), nó cho biết số vòng quay của tiền trong năm. Vòng quay tiền = Doanh thu tiêu thụ trong năm Tiền + Chứng khoán ngắn hạn 1.3.2.3- Các chỉ tiêu đánh gía khả năng dự phòng những biến động bất thường . chính  Bất cứ khi nào doanh nghiệp cũng có thể gặp phải những trường hợp không may có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp . Những biến động đó có thể xảy đến trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động tài chính . Một nhà quản lý tài chính giỏi phải là người biết dự phòng cho những trường hợp không may có thể xảy ra . Chính vì vậy , khi quản lý ngân quỹ , các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến các khoản dự phòng và khi đánh giá khả năng dự phòng những biến động bất thường của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng dự phòng những biến động bất thường , người ta thường quan tâm đến các khoản dự phòng trong doanh nghiệp như: quỹ dự phòng mất việc làm , quỹ dự phòng tài chính , quỹ phúc lợi , quỹ khen thưởng , dự phòng giảm giá hàng tồn kho , dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn . 1.4 -NHỮNG NHÂN TỐ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QỦA QUẢN LÝ NGÂN QUỸ 1.4.1-Những nhân tố chủ quan : a, -Quan điểm của chủ sở hữu về quản lý ngân quỹ : Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều do các chủ sở hữu hoặc đại diện các chủ sở hữu trong doanh nghiệp quyết định . Vì chủ sở hữu luôn là người nắm quyền cao nhất trong doanh nghiệp . Khi các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp muốn áp dụng các biện pháp quản lý ngân quỹ mới có thể giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả quản lý ngân quỹ cũng như tăng cường khả năng chi trả của doanh nghiệp ,họ cần phải thông qua các chủ sở hữu của doanh nghiệp . Quan điểm về quản lý ngân quỹ cũng như hiệu quả quản lý ngân quỹ của các chủ sở hữu rất khác nhau tuỳ theo mục đích kinh doanh của họ . Mặc dù có những quan điểm khác nhau về phương pháp quản lý ngân quỹ nhưng mục đích quản lý ngân quỹ của các chủ sở hữu thì không có gì khác biệt , đều nhằm hai mục tiêu cơ bản là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu và đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp. chính  b,- Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Tình hình tài chính cuả doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng khi ngân hàng cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp. Nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc áp dụng hạn mức tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp đối với ngân hàng không có gì khó khăn . Đây cũng chính là một yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng tìm nguồn tài trợ nhanh và tốt chính là thông qua tình hình tài chính của doanh nghiệp . c, -Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ nhân viên tài chính của doanh nghiệp. Quản lý không phaỉ chỉ quản lý và điều chỉnh những biến động về ngân quỹ mà còn phải hiểu và nắm vững chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu của các chủ sở hữu , của các nhà quản lý , các khoản khác có tác động đến mức tồn quỹ hàng ngày , hàng tháng , hàng quý và hàng năm. Chính vì vậy, những nhân viên quản lý ngân quỹ trong doanh nghiệp ngoài những kiến thức về nghiệp vụ họ còn phaỉ có tầm nhìn bao quát, trong khi quản lý ngân quỹ họ phải biết phân tích cả sự biến động của ngân quỹ và cả những biến động của các yếu tố khác có liên quan. Vì vậy, trình độ cán bộ nhân viên tài chính là một yếu tố quyết định hiệu quả của quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp. Mặt khác , ngân quỹ là một bộ phận biến động thường xuyên và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . d, - Mô hình quản lý ngân quỹ : Việc lựa chọn mô hình nào phụ thuộc vào quan điểm của nhà quản lý về quản lý ngân quỹ . Có hai mô hình quản lý ngân quỹ hiện nay là phổ biến nhất . Mô hình của Baumol: được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán được tương đối chính xác các khoản thực thu và thực chi .Theo mô hình này, mức ngân quỹ tối ưu sẽ được tính toán cho từng kỳ kinh doanh .Theo đó , trong kỳ mức tồn quỹ của doanh nghiệp thấp hơn mức tối ưu nhà quản lý sẽ tìm nguồn tài trợ và nếu ngược lại mức tồn quỹ trong kỳ lớn hơn mức tối ưu , nhà chính quản lý tài chính sẽ thực hiện các biện pháp nhằm gia tăng ngân quỹ nhàn rỗi sao cho ngân quỹ của doanh nghiệp luôn đạt mức tối ưu . Mô hình cuả Miller-orr: được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không dự đoán được tương đối chính xác các khoản thực thu và thực chi ngân quỹ . Theo mô hình này , các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp mỗi kỳ kinh doanh phải xác định các mức giới hạn trên, giới hạn dưới và mức tồn quỹ theo thiết kế. Doanh nghiệp sẽ thực hiện các biện pháp tài trợ cho ngân quỹ khi mức tồn quỹ của doanh nghiệp nhỏ hơn giới hạn dưới và sẽ thực hiện các biện pháp gia tăng ngân quỹ nhàn rỗi khi mức tồn quỹ trong kỳ vượt quá giới hạn trên sao cho đạt được mức tồn quỹ theo thiết kế. e, - Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh : Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đựơc thì phải luôn đưa ra các chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh .Phải nắm bắtđựơc nhu cầu của thị trường về hàng hoá của doanh nghiệp trong thời gian tới , doanh thu dự kiến ,chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh, chiến lược mở rộng thị trường...Từ đó, nhà quản lý có thể sẽ dự báo được nhu cầu tiền trong kỳ tới .Điều này rất quan trọng trong kế hoạch quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp trong kì sau và nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. f, - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ : Để công tác quản lý tài chính ngày càng được hoàn thiện hơn , các nhà quản lý tài chính thường xây dựng cho riêng doanh nghiệp của mình chỉ tiêu nhất định để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính , trong đó có cả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ .Hệ thống chỉ tiêu của các doanh nghiệp rất khác nhau , tuỳ theo mục đích và quan điểm hiệu quả của từng doanh nghiệp. Nhờ hệ thống chỉ tiêu này mà công tác quản lý ngân quỹ trong doanh nghiệp mới ngày càng đựơc hoàn thiện hơn và hiệu quả ngày càng cao. h, - Trình độ kỹ thuật công nghệ để thực hiện quản lý ngân quỹ : Quản lý ngân quỹ đòi hỏi nhà quản lý phải ra quyết định nhanh chóng. Chính vì vậy, khi quản lý ngân quỹ , nhà quản lý không những phải cập nhật chính thường xuyên các thông tin về ngân quỹ mà còn phải cập nhật nhanh chóng cả những thông tin có liên quan đến ngân quỹ .Đó chính là thông tin về các khoản thực thu và thực chi của doanh nghiệp. Để làm đựơc điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư vào các kỹ thuật công nghệ hiện đại .Đặc biệt là công nghệ thông tin sao cho quá trình xử lý thông tin được diễn ra nhanh hơn và đồng bộ hơn . 1.4.2-Những nhân tố khách quan : a,-Các quy định pháp luật quy định về việc trích lập và sử dụng các quỹ và khấu hao : Trong doanh nghiệp thường có các quỹ :quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ đầu tư phát triển,quỹ khen thưởng phúc lợi. Các quỹ này đựơc trích lập từ lợi nhuận sau thuế . Mỗi quỹ có một vai trò riêng , quỹ đầu tư phát triển thường chỉ được sử dụng khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư dài hạn hoặc mở rộng sản xuất , quỹ trợ cấp mất việc chỉ được sử dụng khi cần trợ cấp cho người lao động bị mất việc ... Trong thời gian đang tích luỹ doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn tạm thời nhàn rỗi này để tài trợ cho ngân quỹ nhưng phải tuân thủ nguyên tắc có hoàn trả .Hoạt động ngân quỹ là hoạt động ngắn hạn tại một thời điểm nào đó doanh nghiệp có thể cần tiền để cân đối nguồn và sử dụng nguồn , khi đó doanh nghiệp thường tìm các nguồn tạm thời nhàn rỗi trong chính doanh nghiệp mình trước khi tìm nguồn bên ngoài .Trong những trường hợp như vậy, các quỹ trên nếu tạm thời nhàn rỗi thì đựơc coi là những nguồn tài trợ rẻ nhất . b, -Hạn mức tín dụng ngân hàng dành cho doanh nghiệp: Hiệu quả của quản lý ngân quỹ theo khái niệm đã nêu trên thì là tương quan so sánh giữa kết quả mà doanh nghiệp thu đựơc so với những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để quản lý ngân quỹ .Như vậy hạn mức tín dụng mà ngân hàng áp dụng tác động trực tiếp đến chi phí quản lý ngân quỹ nên nó được coi là một nhân tố khách quan tác động đến trực tiếp hiệu quả quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp .Đây là một phương sách hay được các doanh nghiệp sử dụng để chính tài trợ cho ngân quỹ , biện pháp này thường được sử dụng sau khi đã tận dụng hết các khoản nhàn rỗi khác trong doanh nghiệp của mình . c, -Nguồn vốn lưu động do cấp trên cấp: Đối với những doanh nghiệp trực thuộc , nguồn do cấp trên cấp là một nguồn đáng kể có thể tài trợ cho ngân quỹ. Do có tính bao cấp nên khả năng đáp ứng của nguồn này rất thấp, thời gian từ khi xin cấp vốn cho đến khi doanh nghiệp nhận được vốn thường dài hơn so với khoảng thời gian mà doanh nghiệp có thể trì hoãn các khoản nợ. Do vậy ,nguồn này khó có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán tức thời của doanh nghiệp .Mặc dù vậy , các doanh nghiệp vẫn muôn sử dụng các nguồn naỳ vì chi phí trả cho chúng rất thấp đôi khi bằng không . f, - Sự biến động của môi trường kinh doanh : Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, hàng hoá lưu thông nhiều , vòng quay tiền nhanh, các doanh nghiệp sẽ duy trì lượng tiền mặt ít nhất có thể được. Môi trường kinh doanh bao quanh doanh nghiệp luôn biến động và phức tạp .Doanh nghiệp phải dự đoán được trước sự thay đổi của môi trường và doanh nghiệp phải làm chủ được để sẵn sàng thích nghi với nó .Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều chịu những tác động này ,quản lý ngân quỹ cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó .Những biến động của môi trường kinh doanh có thể làm cho hoạt động của doanh nghiệp kém hiệu quả , từ đó ảnh hưởng đến quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh còn bao hàm các yếu tố thị trường của doanh nghiệp .Trong nền kinh tế thị trường , thị trường là một yếu tố có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp .Quản lý ngân quỹ cũng chịu sự chỉ huy vô hình cuả thị trường . h, -Sự phát triển của thị trường chứng khoán : Trong khi việc đầu tư chứng khoán là một biện pháp nhằm gia tăng ngân quỹ nhàn rỗi và giúp doanh nghiệp quản lý ngân quỹ hiệu quả hơn.Sự phát triển của thị trường chứng khoán lại là nhân tố tác động trực tiếp đến tính lỏng của chính những chứng khoán đó .Do vậy, sự phát triển của thị trường chứng khoán là một yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp . chính  CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I 2.1-KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I 2.1.1- Lich sử hình thành và phát triển của công ty : Thiết bị giáo dục hay thường gọi là đồ dùng dạy học với nội dung hạn hẹp đã có từ lâu trong nhà trường chúng ta .Tuy vậy, với yêu cầu cấp bách thực hiện các nguyên lý giáo dục xã hội chủ nghĩa , đặc biệt là nguyên lý “ Lý luận gắn với thực tiễn , học đi đôi với hành ’’ sản phẩm của cuộc cải cách giáo dục lần 2 (bắt đầu từ năm 1958-1959) thiết bị giáo dục mới có điều kiện phát triển và có tổ chức chuyên quần chúng , ở quy mô toàn ngành giáo dục , “cơ quan thiết bị trường học” mới chính thức thành lập ở Bộ Giáo Dục ngày 7/3/1963 với số cán bộ là 5 người. Từ đó đến nay “ cơ quan thiết bị trường học ” đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển , thay đổi về tổ chức , cơ chế hoạt động. + Vụ thiết bị trường học ( Vụ TBTH năm 1966-1971) + Công ty thiết bị trường học ( Công ty TBTH năm 1971-1985) + Công ty thiết bị giáo dục I từ tháng 8 /1996 đến nay Công ty thiết bị giáo dục I được thành lập và hoạt động kinh tế độc lập theo quyết định số 3411/GD-ĐT ngày 19/8/1996 và số 4197/GD-ĐT ngày 05/10/1996 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo (Trên cơ sở sát nhập Tổng công ty cơ sở vật chất và thiết bị với liên hiệp hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ). Công ty thiết bị giáo dục I có trụ sở chính đặt tại 49B-Đại Cổ Việt – Hà Nội, tên giao dịch đối ngoại là EDUCATIONAL EQUIPMENT COMPANY No 1(Viết tắt là ÊCo.1) Công ty thiết bị giáo dục I là doanh nghiệp nhà nước với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và cung ứng các thiết bị giáo dục , đồ dùng dạy học .Công ty có chính tư cách pháp nhân đâỳ đủ , hạch toán kinh tế độc lập , có con dấu riêng theo quy định của nhà nước .Công ty chịu sự quản lý của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo . Từ khi thành lập đến nay công ty đã không ngừng lớn mạnh tăng trưởng về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức quản lý , tạo ra nhiều việc làm góp phần nâng cao thu nhập của ngươi lao động , đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước .Mặt hàng sản xuất của công ty là 600 loại , có khả năng đáp ứng nhu cầu của các ngành học các cấp học trong cả nước. 2.1.2- Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty : Ta có thể thấy sự biến động vè nhân sự trong những năm ngần đây qua số liêụ sau : Biểu số 1: Tình hình nhân sự của công ty năm (2002- 2004) Đơn vị: nghìn người Năm 2002 2003 2004 Nhân Viên 512 614 723 Nguồn: Công ty thiết bị giáo dục1 + Về mặt nhân sự: nhìn chung cán bộ công nhân viên hoạt động ở các bộ phận khác nhau nhưng trình độ chuyên môn tương đối đồng đều . Công nhân ở các phân xưởng có tay nghề khá chiếm tỷ lệ cao . Công ty hiện nay đang có 723 cán bộ công nhân viên , về trình độ chuyên môn công ty có 8 người trình độ tiến sĩ , 235 người trìnhđộ đại học, trình độ cao đẳng trung cấp là 72 người , còn 408 người là công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ khác . + Mô hình tổ chức bộ máy của công ty Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của công ty chính Ban giám đốc Phòng kế toán tài Phòng hành chính Phòng dự án Phòng kinh doanh 6 trung tâm * Ban giám đốc gồm: Giám đốc , Phó giám đốc, Trưởng các đơn vị trực thuộc công ty. + Giám đốc công ty là người giữ chức vụ cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của công ty trước Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo và trước pháp luật + Phó giám đốc giúp giám đốc trong công tác quản lý và điều hành hoạt động của công ty , được giám đốc uỷ quyền phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn hoặc công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc . + Trưởng các đơn vị trực thuộc công ty là người quản lý điều hành bộ phận mình phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị mình . * Các phòng ban chức năng gồm 4 phòng + Phòng tổ chức hành chính quản trị, có nhiệm vụ tham mưu tổ chức bộ máy quản lý , bố trí sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý , thực hiện và giải quyết tốt các thủ tục , chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ bảo hiểm y tế , bảo đảm an ninh trật tự , an toàn lao động trong công ty. Là nơi tập hợp in ấn các tài liệu , tiếp khách , lo các điều kiện vật chất cho các hoạt động của công ty . + Phòng kinh doanh có nhiệm vụ Nghiên cứu nắm bắt thị trường , xác định nhu cầu cơ cấu mặt hàng cho từng quý, và cả năm . chính  Tổ chức thực hiện bán hàng theo các kênh tiêu thụ sản phẩm , xây dựng phương hướng , đường lối chiến lược kinh doanh lâu dài . + Phòng dự án có nhiệm vụ nghiên cứu trên cơ sở kế hoạch sản xuất của công ty đã được giám đốc công ty phê duyệt để lập ra kế hoạch đấu thầu và đảm bảo hàng cho các dự án thầu đúng chất lượng , giá cả hợp lý , đúng thời hạn và tín độ . + Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ tổ chức hạch toán mọi hoạt động tài chính , kinh tế diễn ra tại công ty theo đúng chế độ kế toán tài chính do Nhà nước quy định , xây dựng kế hoạt thu chi tiền mặt , theo kế hoạt sản xuất của công ty , thông tin kịp thời cho lãnh đạo và các phòng ban có liên quan . * Các trung tâm :gồm 6 trung tâm + Trung tâm đào tạo bồi dưỡng : Trung tâm có đội ngũ giáo viên đã qua giảng dạy lâu năm ở các trường phổ thông , cùng với sự tuyển chọn các cán bộ đã tốt nghiệp Đại học sư phạm theo các môn học . Trung tâm có nhiệm vụ xây dựng nội dung trang thiết bị giáo dục cho các trường theo từng năm học . Nội dung trang thiết bị phải phù hợp với chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo . + Trung tâm công nghệ và thiết bị trường học : Với đội ngũ cán bộ giảng viên , chuyên viên kỹ thuật có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục sư phạm , thiết bị nhà trường cũng như kinh nghiệm tiếp cận các trang thiết bị và hệ thống dạy học tiên tiến của các nước phát triển . Trung tâm có khả năng hỗ trợ nhà trường từng bước hiện đại hoá cơ sở dạy học với hiệu quả cao nhất trong khuôn khổ không vượt qua khả năng tài chính hiện nay . + Trung tâm sản xuất và cung ứng đồ chơi , thiết bị mầm non . Nhiệm vụ chính của trung tâm là nghiên cứu duyệt mẫu sản xuất và cung ứng các thiết bị giáo dục mầm non , tổ chức tư vấn thiết kế lắp đặt bảo hành các cụm thiết bị đồ chính chơi cho các trường mầm non trọng điểm , tư thục , dân lập theo mục tiêu chương trình được Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo phê duyệt . + Trung tâm chế bản và sản xuất bao bì :Với đội ngũ cán bộ của trung tâm là những hoạ sĩ mỹ thuật công nghiệp cùng các thiết bị hiện đại , trình bày bao bì trang nhã , hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi học sinh . Vừa taọ mẫu mã , vừa tách mẫu điện tử là một thế mạnh của trung tâm để cho ra đời những mẫu phim chế bản như ý . + Trung tâm sản xuất TBGD: trung tâm được giao nhiệm vụ sản xuất các thiết bị giáo dục dùng trong nhà trường tiểu học và phổ thông . Đội ngũ cán bộ có thâm niên công tác về ngành cơ khí , chế tạo máy cơ điện và sư phạm . Nhiều công nhân có trình độ bậc 7/7 nên trung tâm đã sản xuất được nhiều mặt hàng cung ứng cho các tỉnh trong cả nước. + Trung nội thất học đường : Năm học 1999 công ty chính thức đưa vào danh mục phát hành hàng năm các thiết bị nội thất học đường như bàn ,ghế , bảng , giường tủ dành cho các trường nội trú . Ngoài việc sản xuất theo kế hoạch công ty giao , thì trung tâm có thể tự khai thác tổ chức sản xuất hàng dân dụng và nộp một phần cho công ty * Các xưởng sản xuất : có 3 xưởng sản xuất . + Xưởng mô hình sinh học , xưởng có bề dày kinh nghiệm từ hơn 30 năm cùng với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao . Do đó từ công việc tạo khuôn mẫu , tạo hình , láng bóng sản phẩm điều được thực hiện ngay tại xưởng . Các sản phẩm chủ yếu của xưởng là mô hình sinh học phục vụ việc giảng dạy bằng chất dẻo . + Xưởng nhựa , xưởng chủ yếu sản xuất hàng tiểu học như: bàn tính hai hàng , bàn tính ba gióng , que tính khối chữ nhật , bộ lắp ráp kỹ thuật ... + Xưởng thuỷ tinh , năm 1998 xưởng đã thành công trong việc chế thử thuỷ tinh trung tímh , được cục đo lường chất lượng Nhà nước chứng nhận đạt chính tiêu chuẩn cấp I. Trong những năm qua xưởng đã đưa vào nhà trường nhiều thuỷ tinh như : ống nghiệm ,chậu thuỷ tinh ,đèn cồn , dụng cụ thí nghiệm hoá , thí nghiệm sinh ... 2.1.3-Kết qủa kinh sdoanh và tình hình tài chính: Bảng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh và tình hình tài chính Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 I.Tình hình kinh doanh 1.Tổng doanh thu 191.573.40 9 210.153.70 3 212.736.94 3 2.Lợi nhuận trước thuế 1.872.759 4.514.659 6.333.472 II. Tình hình tài chính 1. Tổng tài sản trong đó : 157.148.46 1 149.958.69 8 152.960.55 3 a.các khoản phải thu 42.355.778 36.959.581 40.966.039 b. Dự trữ 50.917.255 46.048.118 44.137.304 c. Tiền 21.257.351 25.646.048 22.022.468 d. Giá trị còn lại của TSCĐ 24.495.675 22.204.807 28.830.532 e. Đầu tư dài hạn 18.122.402 19.100.144 17.004.210 2. Tổng nguồn trong đó : 157.148.46 1 149.958.69 8 152.960.55 3 a. Vốn chủ sở hữu 46.424.159 50.925.132 51.594.724 b. Vay dài hạn 10.696.609 9.669.388 7.407.563 chính c. Vay ngắn hạn 33.314.659 30.131.976 44.901.813 d. Các khoản phải trả người bán 20.138.225 16.441.913 36.448.785 Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty thiết bị giáo dục 1 Nhận xét : Qua bảng kết quả kinh doanhvà tình hình tài chính của công ty TBGDI, cho thấy lợi nhuận rất thấp so với quy mô tài sản và nguồn vốn của công ty . Tuy nhiên trong tình trạng phần lớn doanh thu của công ty đều dành để trang trải các chi phí . Qua đó ta thấy , việc sử dụng vốn của công ty chưa đem lại hiệu quả cao . mặt khác , qua bảng ta thấy tổng tài sản của năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 là 7.189.763 triệu đồng , tức là giảm 4,57%, tuy nhiên năm 2004 tổng tài sản tăng so với năm 2003 là 3.001.855 triệu đồng, tức là tăng 2,001%. Do lượng tồn kho và các khoản phải thu tăng . Đây sẽ là một khó khăn cho công ty trong việc đáp ứng ngay những nhu cầu vốn ngắn hạn . cần phải có những biện pháp để giảm dự trữ và các khoản phải thu . Nhìn chung cơ cấu sử dụngvốn tương đối ổn định nhưng tỷ lệ vốn lưu động còn thấp so với yêu cầu của lĩnh vực kinh doanh. 2.2- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY TBGDI: 2.2.1.-Tình hình quản lý ngân quỹ tại công ty thiết bị giáo dục 1 Hiện nay, công tác quản lý tài chính của công ty Thiết Bị Giáo Dục I do phòng kế toán - tài chính đảm nhiệm . Do hạn chế về trình độ của đội ngũ cán bộ và hệ thống công nghệ thông tin nội bộ nên trong thời gian tới công ty chưa thể lập kế hoạch quản lý ngân quỹ chính theo từng tháng . Thực chất quản lý ngân quỹ là một hoạt động qủan lý ngắn hạn , các nhà quản lý phải lập kế hoạch cho từng tháng , từng quý , từng năm . Trên thực tế , tuỳ theo trình độ cán bộ nhân viên bộ phận tài chính , khả năng về công nghệ và trình độ qảun lý trong doanh nghiệp, các nhà quản lý sẽ chọn mô hình quản lý sao cho phù hợp . Chính vì những hạn chế của công ty hiện nay nên hoạt động quản lý ngân quỹ phù hợp nhất lúc này nên áp dụng tại công ty TBGDI là lập kế hoạch quản lý ngân quỹ theo quý . Bảng 2.2: Phải thu, phải trả và dự trữ năm 2004 Đơn vị: Triệu đồng Nội dung Đầu năm Cuối năm Bình quân Dự trữ (Nguyên vật liệu) 46.048.118 44.137.304 45.092.711 Phải trả (Phải trả người bán, phải trả công nhân viên... không tính các khoản vay ngắn hạn và dài hạn) 16.441.913 36.448.785 26.445.349 Phải thu (Phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ...) 36.959.581 40.966.039 38.962.810 Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty thiết bị giáo dục 1 Như vậy, chu kỳ tiền mặt của công ty TBGDI chiếm khoảng 66% trong chu kỳ kinh doanh tương đương với 105 ngày , tức là phải mát tung bình khoảng 105 ngày để có thể chuyển từ tài sản thành tiền mặt . Như vậy , đòi hỏi công ty TBGDI cần phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ và để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty trong khoảng 105 ngày ( tương chính đương với khoảng thời gian hơn 3 tháng). Vậy quản lý ngân quỹ là một tất yếu khách quan đặt ra đối với công ty TBGDI do giữa chu kỳ trả tiền và chu kỳ chờ thu tiền có độ chênh lệch lớn. Các nhà quản lý tài chính trong công ty TBGDI cần thiết phải lập kế hoạch quản lý ngân quỹ cụ thể cho từng quý để sao cho từ khi đã trả tiền cho nhà cung cấp đến khi thu được tiền của khách hàng . Nếu công ty không áp dụng một biện pháp quản lý ngân quỹ thích hợp và không coi trọng việc thực hiện công tác quản lý ngân quỹ , công ty sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay tốn kém chi phí vào việc vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán , nếu không có biện pháp xử lý tiền nhàn rỗi , chi phí cơ hội sẽ cao , làm giảm khả năng thu lợi nhuận của công ty . Trước tiên , để lập được kế hoạch tài trợ và sử dụng ngân quỹ , ta cần xem xét về thực trạng vận động của các khoản thực thu và thực chi của công ty trong thời gian qua Bảng 2.3 - Bảng cân đối tóm tắt của công ty TBGDI Đơn vị: Triệu đồng Nội dung 2002 2003 2004 So sánh chỉ tiêu % 03/02 04/03 03/0 2 04/0 3 I. Tài sản 157.148.4 61 149.958.6 98 152.960.5 53 - 7.189.763 3.001.855 95,42 102,00 1 1. TSLĐ 114.530.3 84 108.653.7 47 107.125.8 11 - 5.876.637 -1.527.936 94,86 98,59 Tiền 21.257.35 1 25.646.04 8 22.022.46 8 4.388.697 -3.623.580 20,64 14,13 Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 Các khoản phải thu 42.355.77 8 36.959.58 1 40.966.03 9 - 5.396.197 4.006.458 87,25 110,84 Dự trữ 50.917.25 46.048.11 44.137.30 - -1.910.814 90,43 95,85 chính 5 8 4 4.869.137 2. TSCĐ 24.495.67 5 22.204.80 7 28.83._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8142.doc
Tài liệu liên quan