Quản lý hoạt động đào tạo của trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TP.HCM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ CẨM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG TƯ THỤC NGOẠI NGỮ VIỆT ANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. BÙI NGỌC OÁNH Thành Phố Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN  Với những tình cảm chân thành nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn:  Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, Khoa Tâm

pdf76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo của trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.  Các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy hướng dẫn, và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.  Các giáo viên, nhân viên, và học viên của ba Trường Ngoại Ngữ Việt Anh, Dương Minh và Nguyễn Du tại TPHCM, cùng bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.  Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Do điều kiện thời gian và năng lực, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn của các Thầy, Cô, các đồng nghiệp và các bạn. Xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2007 Nguyễn Thị Cẩm DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT - CC : Chứng chỉ - CCQG : Chứng chỉ quốc gia - CNH : Công nghiệp hoá - CNXH : Chủ nghĩa xã hội - CSVC : Cơ sở vật chất - ĐHKHXH-NV : Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn - ĐT : Đào tạo - ĐG : Đánh giá - HĐH : Hiện đại hoá - GD : Giáo dục - GD-ĐT : Gíáo dục- đào tạo - GV : Giáo viên - HV : Học viên - KT-ĐG : Kiểm tra – đánh giá - NNVA : Ngoại ngữ Việt Anh - PP : Phương pháp - QL : Quản lý - QLTH : Quản lý trường học -SGD-ĐT TPHCM : Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh - & : và - XHCN : Xã hội chủ nghĩa - XHH : Xã hội hoá DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: ĐG nhận thức về mục tiêu ĐT của GV ở trường NNVA --------40 Bảng 2.2: ĐG nhận thức về mục tiêu ĐT của GV ở các trường bạn------- 41 Bảng 2.3: ĐG chung về nội dung chương trình ĐT ở trường NNVA--------43 Bảng 2.4: ĐG chung về nội dung chương trình ĐT ở các trường bạn------44 Bảng 2.5: ĐG kết quả QL kế hoạch ĐT của trường NNVA------------------45 Bảng 2.6: ĐG kết quả QL việc chiêu sinh, tổ chức lớp ở trường NNVA---47 Bảng 2.7: ĐG kết quả QL việc chiêu sinh, tổ chức lớp ở các trường bạn--48 Bảng 2.8: ĐG kết quả QL việc thực hiện chương trình giảng dạy ở trường NNVA-----------------------------------------------------------49 Bảng 2.9: ĐG kết quả QL việc thực hiện chương trình giảng dạy ở các trường bạn---------------------------------------------------------50 Bảng 2.10: ĐG về PP giảng dạy của GV ở trường NNVA------------------- 52 Bảng 2.11: ĐG về QL nề nếp giảng dạy ở trường NNVA--------------------54 Bảng 2.12: ĐG về QL nề nếp giảng dạy ở các trường bạn------------------ 55 Bảng 2.13: ĐG về việc tổ chức kiểm tra, thi kết thúc cuối khoá của trường NNVA-------------------------------------------------------- 58 Bảng 2.14: ĐG việc QL đánh giá kết quả học tập cuối khoá, cuối cấp độ, và cấp phát CC cho HV ở trường NNVA-------------- 62 Bảng 2.15: ĐG quản lý về CSVC của trường NNVA ------------------------ 64 Bảng 2.16: Những phẩm chất cần có của một GV dạy tiếng Anh---------- 67 Bảng 2.17: ĐG mức độ những phẩm chất mà GV trường NNVA đạt được 69 Bảng 2.18: ĐG chung về môi trường làm việc ở trường NNVA------------ 71 Bảng 2.19: ĐG chung về môi trường học ở trường NNVA-------------------73 Bảng 2.20: Bảng thống kê số lượng HV của trường NNVA trong 03 năm- 75 Bảng 2.21: Bảng thống kê số lượng HV tham dự các kỳ thi CCQG do SGD & ĐT TPHCM tổ chức trong 03 năm (2004, 2005,2006)-77 Bảng 2.22: ĐG tính đạt hiệu quả của việc ĐT tiếng Anh tại trường NNVA qua kết quả các kỳ thi CCQG----------------------------- 79 Bảng 3.1: Ý kiến của GV về một số biện pháp QL để nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường-----------------------------------------84 Bảng 3.2: Ý kiến của HV về một số biện pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường ---------------------------------------- 85 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thời đại, là đặc điểm kinh tế - xã hội của nhân loại trong thế kỉ XXI. Nước ta đang tiến hành CNH và HĐH, trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới ; nên hiện nay hơn lúc nào hết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh có vai trò rất quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của đất nước. Nó không chỉ là một công cụ giao tiếp, một phương tiện thông tin nhạy bén, giúp cho người sử dụng nó tiếp thu các tư tưởng tiên tiến và những thành tựu khoa học, mà còn được nâng lên như vai trò của một năng lực phẩm chất cần thiết trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có đủ năng lực cạnh tranh, để tạo lập những mối quan hệ cần thiết có tính quyết định cho sự thành công. Hay nói cách khác, thì ngoại ngữ là phương tiện đặc biệt có giá trị, không thể thiếu được đối với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập. Toàn cầu hóa đã thúc đẩy giáo dục phát triển theo định hướng hội nhập và cạnh tranh, chính vì thế tình hình dạy và học ngoại ngữ ngày càng đa dạng hơn và ngoại ngữ chiếm ưu thế hiện nay là tiếng Anh. Thập niên 90 chứng kiến sự phát triển tột bậc của tiếng Anh tại Việt Nam. Các trung tâm đào tạo lần lượt ra đời cùng với nhiều chương trình, loại hình giảng dạy phong phú phục vụ cho nhiều đối tượng người học khác nhau. Mở cửa đã góp phần đưa tiếng Anh lên một tầm cao mới, và ngược lại, tiếng Anh đã giúp hội nhập và giao lưu quốc tế với một tốc độ nhanh chưa từng có, nhất là qua mạng Internet trên khắp thế giới. TPHCM là một trong hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội lớn nhất toàn quốc, lại là một TP có mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa sâu rộng với nhiều nước trên thế giới, và là nơi có đội ngũ giảng dạy và số HV đông nhất nước, mà năng lực ngoại ngữ của người sử dụng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước như phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng….Theo số liệu của Phòng Giáo dục thường xuyên, SGD-ĐT TPHCM, hiện có khoảng 380 trường ngoại ngữ trực thuộc sự QL của SGD - ĐT TPHCM. Số lượng HV thì nhiều, nhưng chất lượng đào tạo còn nhiều vấn đề phải suy nghĩ; mỗi trường QL hoạt động này theo một cách riêng, còn nhiều thiếu sót và bất cập. Hậu quả là đại đa số HV sau khi đạt được chứng chỉ ở các cấp độ A, B, C vẫn không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, học tập và công tác chuyên môn. Vì vậy việc đảm bảo hiệu quả đào tạo, là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các đơn vị trường ngoài công lập trong sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại, và nhất là đối với các trường tư thục ngoại ngữ tại TPHCM. Trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh được thành lập theo chủ trương XHH và đa dạng hoá sự nghiệp giáo dục của Nhà nước, trực thuộc sự quản lý của SGD-ĐT TPHCM, đã được đánh giá là một trong những trường tốt, có sự tổ chức dạy và học nghiêm túc, quan tâm đến việc đổi mới PP giảng dạy, có đội ngũ GV tốt, và thường xuyên có HV giỏi, đạt kết quả cao trong các kỳ thi CCQG do SGD&ĐT TPHCM tổ chức hàng tháng. Đặc biệt nhân kỉ niệm 30 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2005), SGD&ĐT TPHCM kết hợp cùng Viện Chiến lược & Chương Trình Giáo Dục và Công ty Văn Hóa Thông Tin Đông Nam Á để xuất bản lần đầu tiên tập sách chuyên đề ”Giáo Dục Và Đào Tạo TPHCM - 30 Năm Xây Dựng Và Phát Triển”, Và trường ngoại ngữ Việt Anh đã vinh dự được Ban biên soạn viết bài giới thiệu về trường - đơn vị có nhiều thành tích trong việc đào tạo ngoại ngữ cho HV. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả nghiên cứu đề tài : “Quản lý hoạt động đào tạo của trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM” nhằm khắc phục những khiếm khuyết trong hoạt động QL, và tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả ĐT của nhà trường, để nhanh chóng góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho TP theo xu hướng hội nhập và phát triển với khu vực và thế giới. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hoạt động QL đào tạo của trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh, từ đó đề xuất một số biện pháp QL để nâng cao hiệu quả đào tạo ở trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu _ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý đào tạo ở trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM. _ Khách thể nghiên cứu: Việc quản lý hoạt động ĐT ở trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh, và hai trường tư thục ngoại ngữ Dương Minh và Nguyễn Du tại TPHCM. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu _ Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. _ Thực trạng về hoạt động QLĐT ở trường tư thục NNVA tại TPHCM. _ Những biện pháp để nâng cao hiệu quả ĐT tại trường tư thục NNVA 5. Giả thuyết khoa học Việc QL hoạt động ĐT tại trường tư thục NNVA đã có một số hiệu quả bước đầu, tuy nhiên vẫn còn một số nhược điểm ở khâu QL ĐT. Vì thế nếu xây dựng và thực hiện được những biện pháp QL hữu hiệu theo một quy trình, thì sẽ nâng cao được hiệu quả ĐT của nhà trường nhiều hơn nữa. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc QL hoạt động ĐT ở trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM. Ngoài ra, trong quá trình đánh giá ở một số mặt QL đề tài có sử dụng số liệu của hai trường bạn có cùng loại hình và chức năng ĐT trên địa bàn để phân tích; còn các mặt QL mang tính chất riêng thì dữ liệu của hai trường bạn được xem là phần tham khảo. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng PP thu thập các tài liệu, đọc sách, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu: Sử dụng các mẫu phiếu tham khảo nhằm thu thập số liệu, thông tin của HV & GV ở ba trường tư thục dạy ngoại ngữ tại TPHCM. Số lượng tham gia gồm 04 cán bộ QL, 48 GV và 499 HV . 7.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những thành tựu nghiên cứu của các tác giả và hoạt động của các trường dạy ngoại ngữ về lĩnh vực nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài 7.4. Phương pháp toán thống kê: Để xử lý số liệu. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm gần đây, trước yêu cầu đổi mới của đất nước, thì vấn đề ĐT và quản lý ĐT là vấn đề rất quan trọng trong việc tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ để hội nhập khu vực và quốc tế. Vì thế có thể nói cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hóa chính là cạnh tranh về giáo dục. Và yêu cầu bức thiết của thực tế là phải ĐT nguồn nhân lực có đủ trình độ ngoại ngữ để hội nhập, nên việc triển khai chiến lược dạy và học ngoại ngữ là khâu quan trọng không thể thiếu được trong chiến lược phát triển giáo dục để hội nhập. Do vậy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thực trạng việc dạy và học tiếng Anh, PP dạy và học ngoại ngữ nhanh và hiệu quả, cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý ĐT tại các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, và các trung tâm ngoại ngữ như: _ Tìm hiểu thực trạng dạy và học tiếng Anh Tại các trung tâm ngoại ngữ khu vực TPHCM nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, do Đỗ Huy Thịnh làm chủ nhiệm đề tài, năm 2003. _ ĐG hiệu quả ĐT tiếng Anh như một ngoại ngữ tại các trường đại học trên địa bàn TPHCM, do Sở Khoa học & Công nghệ TPHCM, giao cho nhóm nghiên cứu thuộc trường ĐHKHXH – NV thực hiện 2001 – 2004. _ Năng lực tiếng Anh của sinh viên các trường đại học trên địa bàn TPHCM trước yêu cầu của một nền kinh tế tri thức: Thực trạng và những giải pháp, của Vũ Thị Phương Anh & Nguyễn Bích Hạnh, năm 2004. _ Đổi mới PP giảng dạy các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh: Từ đường hướng lấy người dạy làm trung tâm sang đường hướng lấy người học làm trung tâm, của Hoàng Văn Vân, năm 2001. _ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành QLGD của Lê Văn Việt “ Thực trạng công tác quản lý ĐT tại khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm TPHCM và một số giải pháp”, năm 2002. _ Phương pháp học ngoại ngữ nhanh và hiệu quả, của nhà sư phạm Phạm Văn Vĩnh, năm 2003. _ Đánh giá thực trạng giao tiếp qua việc dạy và học tiếng Anh trong trường phổ thông. Đề xuất phương án giải quyết bằng việc biên soạn tập tài liệu giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe nói cho học sinh, của Nguyễn Viết Ngoạn, năm 2003. _ Dạy và học tiếng Anh trong trường đại học, chủ nhiệm đề tài là Vũ Thị Phương Anh và nhóm thực hiện (ĐHKHXH-NV thuộc ĐHGQ TPHCM) năm 2004. Trên tạp chí nghiên cứu giáo dục, ngày càng xuất hiện nhiều bài viết về các vấn đề của giáo dục ngoại ngữ, như bài: “ Giáo dục ngoại ngữ trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập” của Bùi Hiền đăng tải trên tạp chí giáo dục số 44/ 2002. Hay tại các cuộc hội thảo khoa học, hội nghị giáo dục, hoặc qua mạng Internet cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề của việc quản lý dạy và học ngoại ngữ, nhiều nhất là dạy và học tiếng Anh. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên vấn đề ĐT ngoại ngữ tại các trường tư thục ngoại ngữ trực thuộc sự QL của SGD-ĐT TPHCM còn bỏ ngỏ, chưa đánh giá hết được mức độ góp phần thúc đẩy nhanh chóng việc nâng cao trình độ dân trí của người dân TPHCM nói riêng, và của cả nước nói chung nếu như có được những giải pháp hợp lý và đồng bộ để nâng cao hiệu quả ĐT cho loại hình giáo dục này. Nhìn chung vấn đề còn ít được quan tâm trong khi TPHCM là chiếc nôi dạy và học tiếng Anh lớn nhất nước và các trường dạy ngoại ngữ mở ra mỗi ngày một nhiều theo nhu cầu phát triển của xã hội. Vì vậy, luận văn này đi sâu nghiên cứu thực trạng việc quản lý hoạt động đào tạo, để tìm ra một số biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo ở trường ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM. 1.2. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài 1.2.1. Quan điểm và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GD- ĐT Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam có nhiều chủ trương, chính sách phát triển GD-ĐT. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định GD- ĐT thực hiện sự đổi mới, giữ vững định hướng XHCN, thích ứng với động thái của kinh tế thị trường. Một trong những luận điểm quan trọng của đại hội lần thứ VII coi nguồn lực con người là quí báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, tại Đại hội lần thứ VII, Đảng đã khẳng định phát triển giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã có nghị quyết về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD-ĐT. Đại hội lần thứ VIII nhấn mạnh phải lấy phát triển GD - ĐT và khoa học - công nghệ làm yếu tố cơ bản, coi là khâu đột phá. Đảng ta khẳng định: Nguồn lực con người là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng, phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ ĐT nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ lao động cho khoa học công nghệ. Nghị quyết Hội nghị lần 2 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra: “Nhanh chóng đưa GD-ĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”. Tại kỳ họp này, định hướng chiến lược phát triển GD – ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH đã được nêu ra với bảy vấn đề cơ bản sau: - Xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH - Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, phương pháp GD - ĐT, trong chính sách, nhất là chính sách công bằng xã hội, chống khuynh hướng” thương mại hóa”, đề phòng khuynh hướng phi chính trị hóa GD - ĐT không truyền bá tôn giáo trong trường học. - Thực sự coi GD – ĐT là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho GD là đầu tư phát triển, thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với GD - ĐT. - Coi GD – ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng và Nhà nước và của toàn dân, kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi , trong từng cộng đồng, từng tập thể. - Xác định kế hoạch phát triển GD – ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả, thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. - Giữ vai trò nòng cốt của trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình GD - ĐT trên cơ sở nhà nước thống nhất QL từ nội dung chương trình, quy chế, thi cử, văn bằng, tiêu chuẩn GV, tạo cơ hội cho mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình. Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định tiếp tục các luận điểm về GD – ĐT đã nêu ra trong các kỳ đại hội trước, nhấn mạnh sự phát triển GD – ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, làm cho kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, là yếu tố quan trọng để phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, tăng cường pháp chế, giữ vững kỷ cương. Đại hội đã nêu ra những mục tiêu, biện pháp để thực hiện sự đổi mới về nội dung, PP dạy & học, hệ thống trường lớp, hệ thống QLGD theo hướng chuẩn hóa, HĐH, XHH, phục vụ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[4, tr.167-169] Như vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả ĐT được Đảng và Nhà nước ta coi là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển GD-ĐT; bởi vấn đề nhân lực ngày càng trở thành yếu tố quyết định đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Để có được một lực lượng lao động mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, vai trò của ngành Giáo dục được đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu. Nó đòi hỏi ngành Giáo dục phải ĐT nên những con người thông minh, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học, am hiểu thực tiễn, có trình độ ngoại ngữ để tiếp cận với sự hội nhập và phát triển nhanh chóng của xã hội theo xu hướng toàn cầu hóa. 1.2.2. Vai trò của ngoại ngữ trong sự nghiệp GD-ĐT và trong sự phát triển của đất nước Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, bao hàm hầu hết các lĩnh vực, trong đó có GD, vừa thúc đẩy hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh phức tạp để tăng sức ép cạnh tranh. Bởi vậy, yêu cầu đổi mới mạnh mẽ GD Việt Nam trở nên bức bách hơn bao giờ hết để có thể hội nhập khu vực và thế giới. Điều kiện tiên quyết của hội nhập là ngôn ngữ, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cường ĐT ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân với chủ trương XHH giáo dục, đa dạng hóa các hình thức ĐT và hiện nay ngoại ngữ được coi là một trong những tiêu chí để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước. Bên cạnh đó tốc độ tăng của lao động xã hội ở nước ta tương đối nhanh, nhưng trình độ ngoại ngữ bị hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, cũng như việc hợp tác trong các ngành kinh tế có đầu tư nước ngoài và các công ty liên doanh. Do đó, việc ĐT ngoại ngữ cho người lao động, cung cấp nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế là nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Vì thế ngoại ngữ có một vị trí & vai trò rất quan trọng, từ một công cụ giao lưu quốc tế, đã trở thành chiếc chìa khóa của sự tranh đua, tận dụng tối đa những tiến bộ nhanh chóng về khoa học & công nghệ, một công cụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc dạy và học ngoại ngữ từ nhiều năm nay đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Ngay từ những năm 1968 và 1972 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Chỉ thị số 43/Ttg ngày 11/4/1968 và Quyết định số 251/TTg ngày 07/9/1972 về cải tiến và tăng cường công tác dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp và đại học cũng như trong đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, kinh tế và trong công nhân kỹ thuật. Nếu lấy thời điểm 1987 làm mốc cho thời kỳ đổi mới, thì đây cũng được xem như bắt đầu thời kỳ đổi mới trong chính sách ngoại ngữ của Việt Nam, trong đó tiếng Anh đóng vai trò then chốt trong việc phát triển GD và kinh tế xã hội, có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của đất nước. Nhiều văn bản đã được ban hành cho các hoạt động này: văn bản số 15/ĐTTC, ngày 2/7/1990, số 3155/TCBT, ngày 29/6/199 và 1632/TCBT, ngày 30/3/1992. Năm 1993, Bộ GD & ĐT, lần đầu tiên đã tiến hành thăm dò bằng thư về” Nhu cầu dạy và học ngoại ngữ” trong cả nước. Đây là tiền đề để một nhóm chuyên gia nghiên cứu và đề xuất “Chiến lược quốc gia về ĐT ngoại ngữ xuyến suốt các bậc học” (1994). Đặc biệt, trong thời kỳ này, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 422/TTg ngày 15/8/1994, về việc tăng cường học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, trong cán bộ, viên chức nhà nước. Chỉ thị qui định đối tượng học từ cấp thứ trưởng trở xuống, thời gian học, ngân sách và việc sử dụng tiếng Anh trong công tác và giao tiếp. Chưa bao giờ có một văn bản về dạy và học ngoại ngữ được ban hành ở cấp lãnh đạo cao nhất như vậy. Tiếp sau đó là quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996, điều 2 của văn bản này ghi rõ: “Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức Nhà nước để tăng cường khả năng giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn”. Điều này được coi là tiêu chuẩn và điều kiện để xem xét đề bạt, nâng ngạch, cử đi công tác nước ngoài. Trong lịch sử cận đại của Việt Nam chưa bao giờ việc học ngoại ngữ lại có nhiều văn bản pháp lệnh như thế. Điều đó chứng tỏ ngoại ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực và là thực tế khách quan cần thiết trong xu thế phát triển và hội nhập của đất nước, và không thể không kể đến vai trò của tiếng Anh được xem như một công cụ đắc lực để thu thập thông tin, kiến thức, là vũ khí không thể thiếu được trong cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Vì thế có thể nói trước yêu cầu phát triển của xã hội, việc dạy - học ngoại ngữ không đơn giản chỉ vì mục đích nâng cao dân trí mà thưc sự nó đã trở thành một “kênh” tham gia trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để phát triển đất nước. 1.2.3. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.2.3.1. Quản lý Có nhiều cách định nghĩa khái niệm quản lý khác nhau tùy theo cách tiếp cận khác nhau: - Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. - Quản lý là một hệ thống những tác động có chủ định, có định hướng của chủ thể quản lý nhằm khai thác và vận dụng tối ưu những tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt đến mục tiêu quản lý với yêu cầu chất lượng cao trong môi trường luôn biến động. - Quản lý là sự tác động có mục đích của cán bộ quản lý đối với tập thể con người nhằm làm cho hệ thống hoạt động bình thường, giải quyết được nhiệm vụ đề ra. Cho dù cách tiếp cận nào thì bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, kiểm tra) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt mục tiêu đã đề ra [24]. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật  Quản lý là khoa học vì nó là lĩnh vực tri thức được hệ thống hóa và là đối tượng nghiên cứu khách quan đặc biệt. Quản lý là khoa học phân loại kiến thức, giải thích các mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý, dự báo kết quả .  Quản lý là nghệ thuật bởi lẽ nó là hoạt động đặc biệt, trong đó quan hệ quan trọng nhất là con người, đòi hỏi phải vận dụng hết sức khéo léo, linh hoạt những kinh nghiệm đã quan sát được, những tri thức đã được đúc kết. Nghệ thuật đó thể hiện ở thái độ cư xử có văn hoá, khôn ngoan và tế nhị, trong việc vận dụng các nguyên tắc chung vào từng con người cụ thể. Nói cho cùng, nghệ thuật quản lý con người cũng là dựa trên các qui luật tâm lý học . Quản lý được tồn tại với tư cách là một hệ thống. Hệ thống quản lý và tác động quản lý có thể được biểu diễn theo sơ đồ sau đây: Mục tiêu quản lý Đối tượng quản lý Chủ thể quản lý Xác định Tác động quản lý Tác động phản Hồi Thực hiện  Đặc điểm cơ bản của quản lý Quản lý trước hết là hoạt động có mục đích, được xác định cấu trúc của tổ chức để điều chỉnh các mối quan hệ. Quản lý có những mối quan hệ của sự lựa chọn thành phần cụ thể tạo nên quá trình điều khiển như một tổng thể. Nó có những quy định về mối liên hệ trên, dưới, ngang, dọc, trong, ngoài. Trong quá trình quản lý việc đưa ra quyết định và thực hiện quyết định được tiến hành tuần tự theo các bước nhất định.  Chức năng cơ bản của quản lý “Chức năng quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc của các thành viên trong tổ chức và của việc sử dụng tất cả các khả năng, cách tổ chức để đạt được mục tiêu và tổ chức đã đề ra.” [24] Như vậy quản lý có 4 chức năng cơ bản sau:  Lập kế hoạch: Là việc ra quyết định, nó gồm việc chọn lựa phương hướng, đường lối, hành động mà tổ chức nào đó và các bộ phận của nó phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Lập kế hoạch là công việc liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của tổ chức, là nền tảng của quản lý.  Tổ chức: Đó là việc xây dựng và duy trì cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác trong tổ chức. Tổ chức bao gồm việc xác định một cơ cấu định trước. Tổ chức là hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu, là công cụ của quản lý.  Lãnh đạo, chỉ đạo: Là quá trình tác động đến con người, điều khiển họ, làm cho họ tự giác phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức  Kiểm tra: Là việc đánh giá kết quả, đo lường và điều chỉnh các hoạt động của việc thực hiện các mục tiêu nhằm tìm ra những ưu, nhược điểm để phát huy hoặc điều chỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo. Trong các chức năng thì chức năng tổ chức là quan trọng nhất. Chúng ta có thể mô tả chức năng của quản lý theo sơ đồ sau: Tỗ chức Lãnh đạo Lập kế hoạch Kiểm tra Ý tưởng hoạt động thực tế Thực tế hoạt động quản lý 1.2.3.2. Quản lý trường học  Trường học: Trường học là cơ sở thực tế và thực tiễn của hoạt động giáo dục của GV và hoạt động học tập của HV dưới sự QL của hiệu trưởng và với sự cộng tác và phối hợp của gia đình HV và xã hội. Trường học là một hệ thống các thành phần thuộc 3 loại : - Những con người: HV, GV, hiệu trưởng, cán bộ,nhân viên - Những phương tiện vật chất, kỹ thuật và tài chính: ngôi trường, sách giáo khoa, đồ dùng để dạy và học, hồ sơ lưu trữ, ngân quỹ. - Những tổ chức: Ban giám hiệu, các phòng hoặc ban chức năng, các Tổ chuyên môn, các hội đồng, chi bộ Đảng Cộng Sản, Công Đoàn, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, Hội cha mẹ học sinh.  Quản lý trường học (QLTH): QLTH là quản lý giáo dục trong một trường học cụ thể. “ QLTH là quản lí vi mô, nó là một hệ thống con của quản lí vĩ mô: QLGD, QLTH có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lí (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lí đến tập thể GV và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến” [25, tr. 16]. Thế nên nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước, trực tiếp làm công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đồng thời cũng là một tổ chức mang tính XH. Trong nhà trường, hệ bị QL gồm có tập thể GV và tập thể học sinh, còn hệ QL chỉ gồm có lãnh đạo trường. Hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy và học. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp khác đều xoay quanh hoạt động này. Vì vậy quản lý nhà trường trước hết và chủ yếu là quản lý dạy và học, thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy và lao động học tập của trò. Gồm bốn chức năng cơ bản chủ yếu : Lập kế hoạch – tổ chức – chỉ đạo – kiểm tra và đánh giá.  Mục tiêu của quản lí giáo dục “Mục tiêu là yếu tố cơ bản của hệ thống QL. Mục tiêu QL là trạng thái của hệ thống mà ta muốn thu được. Trạng thái hay kết quả đó hiện chưa có hoặc đang có nhưng ta muốn duy trì. Trạng thái hay kết quả chỉ đạt được thông qua các tác động QL” [21]. Có nhiều loại mục tiêu QL: - Mục tiêu lâu dài, mục tiêu trước mắt. - Mục tiêu chung, mục tiêu bộ phận. - Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể. _ Mục tiêu được phát triển một cách xác định - mục tiêu định lượng, mục tiêu định tính. Trong việc xác định các mục tiêu phải biết phân biệt mục tiêu chủ yếu, mục tiêu chính, mục tiêu phụ, các ưu tiên… Kèm theo việc xây dựng mục tiêu phải xác định các tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện mục tiêu. _ Trong giáo dục các mục tiêu phải được phân chia theo ngành học, cấp học, theo vùng lãnh thổ, theo các mặt hoạt động giáo dục… Các loại mục tiêu giáo dục đã được trình bày trong các văn kiện đại hội của Đảng và nhà nước, ghi trong chỉ thị năm học hàng năm của Bộ GD-ĐT Việc xác định mục tiêu giáo dục phải dựa vào yêu cầu khách quan của quy luật giáo dục. Quy luật giáo dục được chia làm hai loại: - Quy luật phát triển nền học vấn và quy luật quá trình nâng cao văn hóa xã hội, phổ cập giáo dục. - Chi phối quá trình hình thành và phát triển nhân cách người học. _ Việc đề ra các mục tiêu QL phải chú ý đến giai đoạn phát triển của đối tượng, trình độ QL của chủ thể và những đặc trưng của thực tiễn QL.  Các nguyên tắc của quản lý giáo dục “Nguyên tắc QL là những yêu cầu, những quy định chung nhằm chỉ đạo hoạt động và tổ chức hệ thống QL. Nguyên tắc phải biểu hiện được mối quan hệ ổn định, bền vững, tồn tại._. trong hệ thống QL .”[22] _ Tính Đảng Trước hết là làm cho tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã cụ thể hóa thành đường lối, chủ trương chính sách giáo dục trở thành hệ tư tưởng và quan điểm chủ đạo duy nhất của toàn bộ công tác GD-ĐT, nguyên tắc này coi việc giáo dục thế giới quan khoa học, nhân sinh quan và đạo đức là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình giáo dục. _ Tính khoa học, tính thực tiễn. Trong QL người quản lý phải nắm được cơ sở khoa học. Khoa học và QLGD phải dựa vào thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau: Xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, luật học… Vì vậy tính khoa học trong QLGD trước hết đòi hỏi quan điểm tổng hợp, hệ thống và quan điểm vận động (phát triển). Tính khoa học trong QLGD đòi hỏi yêu cầu cụ thể và thực tiễn. Đối với giáo dục là những nhân cách cụ thể. Do đó tính cụ thể trong quản lý đòi hỏi phải xem xét người, sự vật, quá trình một cách cụ thể. Tính thực tiễn trong QLGD đòi hỏi người quản lý biết đầy đủ, tường tận tình hình thực tế trong thời gian ở các không gian khác nhau. Các quá trình giáo dục thường diễn ra trong thời gian dài có nhiều lực lượng cùng tham gia cùng một lúc, vì vậy QLGD luôn đòi hỏi tính khoa học cao. Kết hợp các kế hoạch và chương trình dài hạn, ngắn hạn, toàn diện và từng mặt là yêu cầu nghiêm ngặt của QLGD. _ Tính tập trung dân chủ Thực hiện nguyên tắc này là đảm bảo sự thống nhất tổ chức và trình độ cao của hệ thống đồng thời đảm bảo phát huy cao độ các khả năng tiềm tàng, trí tuệ tập thể. Nó thể hiện ở sự kết hợp chế độ thủ trưởng với chế độ dân chủ, tập thể trong QL. Thực chất nguyên tắc rộng rãi này đảm bảo cho kỷ luật chặt chẽ. Do tính kỷ luật được xây dựng trên cơ sở dân chủ rộng rãi, nên nó tạo nên sức mạnh trong tổ chức. Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong QL, xét về mặt tổ chức đây là nguyên tắc quan trọng nhất. _ Tính pháp chế Đây là nguyên tắc cần thiết vì nó giúp điều hành và QL bằng pháp luật. Cả về mặt tổ chức lẫn hoạt động. QL nhà nước về giáo dục đòi hỏi không những thực hiện nghiêm luật pháp của nhà nước mà còn vận dụng kết hợp những quy phạm pháp luật với những yếu tố đặc thù của ngành giáo dục để xây dựng & thực hiện một hệ thống quy phạm giáo dục. _ Tính hiệu quả Chất lượng và hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào hiệu quả tổ chức và QL. Muốn đạt hiệu quả cao, người QL phải nắm được những thành tựu mới của KHKT, vận dụng các PP khoa học vào quá trình QL. _ Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ Giáo dục được QL theo ngành dọc để đảm bảo tính thống nhất, tính khoa học, tính chuyên môn của các hoạt động giáo dục và thực hiện nhất quán các chính sách giáo dục trong cả nước là Bộ GD – ĐT. Mặt khác, đời sống hằng ngày của nhà trường gắn bó với đời sống xã hội địa phương, mà chỉ có chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội ở địa phương mới giải quyết một cách thích hợp, kịp thời và hiệu quả.  Các phương pháp quản lý giáo dục _ Phương pháp tổ chức hành chính Phương pháp này bao gồm các biện pháp tác động trực tiếp về mặt tổ chức hành chính nhằm đảm bảo tính đồng bộ, nhịp nhàng và liên tục của các quá trình lao động trong các tổ chức giáo dục. Nó thể hiện ở có tính chất bắt buộc đối với cấp dưới. Phương pháp này tác động đến hai mặt: + Về mặt tổ chức xây dựng những hệ thống bị QL (đối tượng QL) xây dựng những quan hệ QL để hoàn thành mục tiêu QL, đồng thời làm cho các bộ phận hoạt động đồng bộ, có hiệu quả. + Về mặt hành chính nhằm cụ thể hóa bổ xung các hình thức tác động, về mặt tổ chức, là cho tác động nói trên mang tính chất “tác chiến” cụ thể. Nó thể hiện ở các quyết định (không mang tính ổn định, lâu dài mà áp dụng cho một tình hình cụ thể), thông tư, chỉ thị v.v… trong đó xác định việc gì cần làm, yêu cầu cần làm, thời gian làm, người phụ trách cụ thể. - Tác động về mặt tổ chức càng chính xác, cụ thể thì tác động về mặt hành chính - tác chiến càng bớt đi, người QL ít phải can thiệp vào quá trình quản lý thông qua các chỉ thị, mệnh lệnh cụ thể khác. - Hệ thống giáo dục là hệ thống rộng lớn. Để QL toàn bộ hệ thống ở các cấp QL cấp cao (Bộ) các quyết định về mặt tác động tổ chức chiếm vị trí rất quan trọng. Càng xuống dưới, ở các cấp QL thấp hơn, tỉ lệ các quyết định này giảm đi, nhưng các quyết định mang tính chất hành chính - tác chiến lại tăng lên. _ Phương pháp kinh tế Phương pháp kinh tế tác động gián tiếp đến đối tượng QL trên cơ sở những cơ chế kích thích tạo ra sự quan tâm nhất định về lợi ích vật chất để con người tự điều chỉnh hành động nhằm hoàn thành nhiệm vụ cụ thể. Sự kết hợp đúng đắn các lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân là tác động gián tiếp mạnh mẽ làm cho con người tích cực lao động, có thái độ tự giác đối với nhiệm vụ được giao. Trong QLGD các phương pháp này thể hiện ở các chế độ, chính sách khuyến khích, kích thích vật chất và thường được kết hợp với phương pháp hành chính tổ chức trong việc xác định các định mức, tiêu chuẩn, chỉ tiêu (khoán thưởng chất lượng). _ Phương pháp tâm lý - xã hội: Hệ giáo dục là một hệ xã hội . các quy luật xã hội giáo dục thuộc loại quy luật xã hội. Hoạt động giáo dục sẽ không có kết quả nếu không có sự tham gia của con người ( GV, HV và những người liên quan). Vì vậy trong QLGD và những tình huống cụ thể, PP tâm lý - xã hội nhằm động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác của mọi người đảm bảo mối quan hệ thân ái hợp tác cùng giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, tạo ra sự thỏa mãn tinh thần trong từng người và trong tập thể sư phạm. Người cán bộ QL giáo dục phải đi sâu nghiên cứu đặc điểm tâm lý - nhân cách của GV & HV, những yêu cầu về đạo đức, nghề nghiệp, xu hướng hứng thú, các phẩm chất ý chí thuộc các lứa tuổi khác nhau… để có những biện pháp tác động thích hợp giúp GV trở thành tấm gương sáng cho HV và giúp đỡ HV trở thành những nhân cách theo mục tiêu đã định. _ Việc kết hợp các phương pháp quản lý (PPQL) Giáo dục là một hiện tượng sư phạm - xã hội. Ở đây chứa đựng nhiều quy luật thuộc các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy việc áp dụng nhiều PPQL là điều dễ hiểu. Vấn đề là không nên tuyệt đối hóa một PP nào, người QL cần tùy từng tình huống cụ thể nắm vững và vận dụng ưu thế của những hạn chế tối đa nhược điểm của từng PP, kết hợp vận dụng chúng một cách khéo léo nhằm đạt kết quả cao nhất. Các PP kinh tế, tâm lí - xã hội thuộc loại tác động gián tiếp nhưng muốn có hiệu lực, cần được “thể chế hóa” bằng các quyết định có tính chất pháp lí. Như vậy giữa các PP không có sự tách rời, càng không có sự đối lập. Chúng điều tiết các mối quan hệ hành chính, tổ chức, tâm lí, kinh tế xã hội. Tuy nhiên cũng cần thận trọng khi sử dụng PP này để không dẫn tới tình trạng quan liêu giấy tờ. _ Phương pháp mới trong quản lí: PP ma trận MYTK ( chữ viết tắt của tiếng Anh là SWOT) M: mặt mạnh (Strengths); Y: mặt yếu (Weaknesses) T: thời cơ, thuận lợi (Opportunities) và K: nguy cơ, khó khăn (Threats). PP này người hiệu trưởng cần thực hiện các giai đoạn: + Làm sáng tỏ: - Mặt bằng xuất phát: số lượng, chất lượng GV, tài chính, CSVC - Các mục tiêu cần đạt tới (trong khoảng thời gian nhất định) - Đặc trưng các nhân tố chủ quan (mặt mạnh yếu, khả năng chuyển yếu thành mạnh và ngược lại … ) - Đặc trưng các nhân tố khách quan (thời cơ, nguy cơ, thuận lợi khó khăn, khả năng biến khó khăn thành thuận lợi và ngược lại …) + Lập ma trận ( 3 hàng, 3 cột ) như hình sau: MẶT BẰNG XUẤT PHÁT M Y T Chiến lược MT Chiến lược YT K Chiến lược MK Chiến lược YK Như vậy bốn tình huống cơ bản: MT, YT, MK, YK. Ưng với mỗi tình huống cần có một chiến lược bao gồm những giải pháp, biện pháp có tính hiện thực và khả thi. Cần chú ý rằng PP ma trận trên đây có thể áp dụng cho một hoạt động nhằm thực hiện một chủ trương cụ thể. Chẳng hạn như chủ trương giảng dạy thích hợp các môn học yêu cầu người hiệu trưởng phải phân tích đầy đủ các nhân tố thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, mặt yếu về phương diện chủ quan cũng như khách quan (lực lượng GV, trình độ GV, đời sống GV, CSVC, điều kiện kinh tế -xã hội, trình độ quản lí…) để từ đó thiết lập ma trận và chọn chiến lược thích hợp.  Các chức năng quản lý giáo dục Hoạt động QL thường được chuyên môn hóa và gọi là chức năng QL. QLGD có một số chức năng cơ bản sau: - Kế hoạch hóa. - Xác định mục tiêu và nhiệm vụ quản lý. - Thông tin. - Dự báo. - Soạn thảo và ra quyết định. - Công tác ngân sách kinh phí. - Tổ chức thực hiện quyết định. - Điều chỉnh phối hợp chỉ đạo hành chính. - Kích thích (vật chất, tinh thần). - Kiểm tra, kiểm kê. - Tổng kết. Các chức năng trên có vị trí khác nhau (kế hoạch hóa là chủ đạo, xác định mục tiêu là tiền đề…) và được thực hiện hoặc đồng thời, hoặc trước sau. Cũng có thể đối với một quá trình QL nào đó, không nhất thiết thực hiện đầy đủ các chức năng nói trên. Một dãy những chức năng QL kế tiếp nhau theo thời gian một cách lôgíc tạo thành chu trình QL. Chu trình này bao gồm các chức năng sau: + Soạn thảo và ra quyết định + Tổ chức thực hiện quyết định + Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết định. + Tổng kết Việc thực hiện chu trình QL tạo nên tính hoàn chỉnh trong hoạt động QL. Tuy nhiên việc thực hiện chu trình đó không tách rời việc thực hiện chức năng khác. Chẳng hạn thực hiện chu trình QL không tách khỏi chức năng kế hoạch hóa, xác định mục tiêu và nhiệm vụ QL … Tùy từng đối tượng QL và tình huống cụ thể, việc thực hiện chu trình quản lý kết hợp một cách hợp lý, đúng đắn có thể tạo nên “quy trình công nghệ quản lý.” ”Vì thế QLTH là một PP khoa học vừa phức tạp, vừa tinh vi, tế nhị, đòi hỏi mỗi người hiệu trưởng và tập thể ban lãnh đạo nhà trường phải hợp đồng chặt chẽ, quán xuyến chung mọi mặt từ chương trình giáo dục về văn hoá, đạo đức, đến các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kỹ thuật tổng hợp….từ nhận thức những chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục, ban lãnh đạo nhà trường, chủ yếu là hiệu trưởng sẽ biến thành những biện pháp chỉ đạo khoa học, thực tiễn và đầy sáng tạo để tác động vào từng đối tượng của nhà trường là thầy, cô giáo, các cán bộ QLGD, các em học sinh, khiến mọi người đều tự giác thực hiện mọi biện pháp để có kết quả cụ thể bằng sự tiến bộ về mọi mặt - giảng dạy và học tập - của nhà trường”[28]. Tất cả những điều đó đều đòi hỏi người lãnh đạo - QL không ngừng tự rèn luyện bản thân mình về phẩm chất và năng lực cần thiết, để đạt được hiệu quả trong hoạt động QL 1.2.3.3. Quản lý hoạt động đào tạo  Đào tạo Là một quá trình dạy và học mang tính chuyên biệt nhằm trang bị, rèn luyện cho người học các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo theo yêu cầu nghề nghiệp chuyên môn, chuyên sâu. Quá trình ĐT nhằm chuẩn bị cho con người có khả năng lao động để góp phần vào việc duy trì và phát triển cuộc sống trong cộng đồng xã hội.  Quản lý hoạt động đào tạo _ Quản lý ĐT là một quá trình có mục đích, có kế hoạch, vì vậy nó cần được tổ chức và QL để đảm bảo cho quá trình ĐT vận hành đúng mục tiêu ĐT đã định. Quản lý hoạt động ĐT nghĩa là thông qua các chức năng QL mà tác động vào các thành tố của quá trình ĐT. Quản lý đào tạo có hai chức năng cơ bản sau: + Duy trì, ổn định quá trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng, sản phẩm ĐT đạt được các chuẩn mực đã xác định trước. + Đổi mới, phát triển quá trình đào tạo, đón đầu xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. _ QL đào tạo bao gồm các lĩnh vực QL: mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch ĐT, qui trình tổ chức giảng dạy như: chiêu sinh, tổ chức lớp, thực hiện chương trình giảng dạy, PP giảng dạy, nề nếp dạy- học, tổ chức kiểm tra & thi kết thúc khoá, ĐG kết quả học tập, CSVC phục vụ dạy-học, kiểm soát các chuẩn mực đảm bảo chất lượng. Chất lượng ĐT quyết định sự tồn vong của cơ sở ĐT, vì vậy QLĐTchính là QL chất lượng.  Tổ chức ĐT một cách hợp lý có ảnh hưởng lớn đến năng suất của hoạt động ĐT. Điểm then chốt của việc tổ chức ĐT là làm sao hoàn thành được mọi nhiệm vụ và đạt được mục tiêu ĐT đã đề ra.  Việc tổ chức ĐT xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu ĐT và căn cứ vào đặc điểm tình hình đội ngũ cán bộ, GV và các điều kiện hoạt động của nhà trường.  Thực chất tổ chức ĐT một cách khoa học là tìm ra một phương án tối ưu của hệ thống các hoạt động ĐT trên cơ sở giải quyết tổng hợp, đồng bộ các nhiệm vụ, mục tiêu ĐT, các vấn đề về xã hội học, tâm lý học, giáo dục học và điều khiển học.  Mục tiêu đào tạo Mục tiêu ĐT là những gì mà HV phải có được về tri thức, kỹ năng và kỹ xão sau một quá trình học tập. Vì vậy, việc xác định mục tiêu giáo dục có một ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả của quá trình ĐT. Nó giúp cho GV xác định phải dạy gì, đến mức độ nào để từ đó lựa chọn được PP giảng dạy thích hợp, đánh giá được khách quan, đúng đắn kết quả học tập của HV về kết quả giảng dạy của bản thân. Nó giúp cho HV biết mình phải học những gì để có thể làm được những việc gì sau khi học xong. Mục tiêu ĐT của trường NNVA theo qui định chung của Bộ và SGD & ĐT TPHCM là giảng dạy và bồi dưỡng ngoại ngữ bằng hình thức học tại chức đáp ứng nhu cầu đa dạng của đông đảo cán bộ, nhân dân lao động, có mục đích phổ cập hoặc đạt được chứng chỉ ở trình độ A, B, C. Chủ yếu là dùng trong giao tiếp và thực hành ngoại ngữ.  Nội dung đào tạo Nội dung ĐT là chất liệu biến đầu vào thành đầu ra. QL nội dung ĐT là xác định khối lượng tri thức mà Người dạy cần phải chuyển giao cho Người học trong một thời gian có giới hạn, nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Nội dung chương trình ĐT của trường NNVA là theo quy định của chương trình học môn tiếng Anh (hệ tại chức), được ban hành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT số 177(QĐ – TCBT vào ngày 30/01/1993). Việc dạy và học tiếng Anh theo phương thức tại chức là một quy trình liên tục, bao gồm 3 trình độ. Mỗi trình độ là một hệ thống độc lập nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau: - Trình độ A (Elementary level) - Trình độ B (intermediate level) - Trình độ C (Advanced level) Sách giáo khoa dùng cho chương trình học là một bộ sách chính gồm sách bài học và sách bài tập dùng để luyện tổng hợp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết như bộ sách Streamline English gồm bốn quyển được phân chia trong chương trình học ở cả ba cấp độ A, B, C và một giáo trình dạy kỹ năng nghe hoặc đọc như : Start with listening, English Knowhow.  Kế hoạch đào tạo Kế hoạch là sự dự kiến các bước thực hiện công việc một cách có hệ thống trong một thời hạn nhất định, căn cứ vào những điều kiện, những phương tiện cho phép, nhằm đạt được mục tiêu đã xác định. Việc xây dựng kế hoạch & tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch là một yêu cầu quan trọng khẳng định tính hiệu quả của các hoạt động xã hội, đặc biệt là ở công tác QL , kể cả ở tầng vĩ mô lẫn vi mô. Trường NNVA căn cứ vào chương trình các cấp độ A, B, C do Bộ GD-ĐT ban hành và hướng dẫn để vạch kế hoạch học tập của mỗi khoá ngoại ngữ. Mỗi trình độ A, B thực hiện trong 400 (bốn trăm) tiết × 45 phút, và trình độ C là 450 tiết × 45 phút thực học trên lớp.  Phương pháp đào tạo (PP ĐT) PPĐT bao gồm các cách thức tiến hành hoạt động dạy và học nhằm ĐT được những con người theo đúng mục tiêu đã xác định. Nói cách khác, PPĐT là cách thức hoạt động của GV trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động của HV nhằm đạt mục tiêu ĐT Quan hệ giữa PPĐT với các thành tố khác của quá trình ĐT : quá trình ĐT - hiểu theo nghĩa tiếp cận hệ thống - gồm 6 thành tố cơ bản ( mục tiêu, nội dung, PP, phương tiện, tổ chức, đánh giá ) tương tác với nhau thành một chỉnh thể, vận hành trong môi trường giáo dục của nhà trường và môi trường kinh tế - xã hội của cộng đồng.  Quản lý nhân sự Hoạt động QL nhân sự chỉ nảy sinh khi cần có sự phối hợp hoạt động của nhiều người, có nghĩa là cần phải có tổ chức, nhằm mục đích đạt được hiệu quả cao hơn. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của công tác QL giáo dục chính là việc tổ chức nhân sự, bởi vì hoạt động giảng dạy là hoạt động tương tác giữa người với người. _ Giáo viên (GV) Đối với một cơ sở ĐT, đội ngũ GV có vai trò rất quan trọng, là lực lượng quyết định chất lượng ĐT. Mỗi trường học phải có một lượng GV đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng, có cơ cấu đồng bộ mới có điều kiện nâng cao hiệu quả ĐT. _ Học viên (HV) Đó là những người đang học tập rèn luyện, phấn đấu để đạt mục tiêu ĐT của nhà trường. Muốn đạt hiệu quả ĐT thì HV phải xác định rõ động cơ, thái độ học tập, phải có sự quyết tâm trong học tập để tiếp thu tốt nhất những gì GV truyền đạt trong quá trình ĐT.  Kiểm tra và đánh giá (KT - ĐG) KT- ĐG là khâu then chốt không thể thiếu trong quy trình ĐT, là khâu kết thúc của một chu trình QL, nó có chức năng ĐG và thẩm định chất lượng ĐT. Việc KT - ĐG nhằm mục đích : _ Thu thập kịp thời các mối liên hệ ngược về các hoạt động học tập, nghiên cứu của người học, phát hiện kịp thời những thiếu sót của người dạy và người học, để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình ĐT. KT- ĐG có ảnh hưởng hai mặt. Nó có thể cản trở cho sự phát triển giáo dục nếu KT- ĐG chệch với mục tiêu ĐT và sử dụng những loại hình không phù hợp với mục đích của KT. Vì vậy để thực hiện tốt quy trình ĐT nhà trường cần chú ý đến việc KT - ĐG tri thức, kỹ năng kỹ xão trong quá trình ĐT để qua đó có thể ĐG được chất lượng giảng dạy của trường.  Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học CSVC là điều kiện không thể thiếu được, đảm bảo hiệu quả quá trình ĐT và thực hiện được mục tiêu ĐT. Có CSVC, thiết bị đầy đủ, hiện đại mới có thể thực hiện tốt nội dung ĐT. CSVC trường học được hiểu là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giảng dạy trong nhà trường. CSVC bao gồm các nội dung chính là: - Trường, lớp học, bàn ghế, ánh sáng… bảo đảm yêu cầu sư phạm. - Phương tiện, thiết bị phục vụ dạy - học. Có ảnh hưởng lớn đến PP giảng dạy của GV, là một yếu tố cấu thành quá trình ĐT. - Giáo trình, tài liệu, băng đĩa là phương tiện vô cùng quan trọng trong hoạt động giảng dạy & học tập, phải có đầy đủ & nội dung đáp ứng được yêu cầu ĐT trong việc cung cấp tri thức cho GV & HV. - Sách báo cũng là công cụ phương tiện của GV & HV. Đặc biệt là những sách báo nghiệp vụ của GV rất cần thiết cho công tác ĐT.  Hiệu quả đào tạo Người ta quan niệm rằng: “ Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại”[24]. Tính hiệu quả, theo quan niệm phổ quát, thể hiện mối quan hệ chung nhất giữa sự đầu tư công sức, nhân lực, vật lực và kết quả đạt được sau một giai đoạn nhất định xét theo mục tiêu trong những điều kiện cụ thể. Căn cứ vào đây, có thể hiểu: hiệu quả ĐT là kết quả lao động QL giáo dục của chủ thể QL mang lại, có tác dụng trong toàn bộ quá trình QL. Quan niệm này thể hiện các dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau: - Hiệu quả phải theo mục tiêu QLĐT. - Hiệu quả bao hàm chất lượng lao động QL. - Hiệu quả có tác động đến quá trình QL và đối tượng bị QL. Đánh giá hiệu quả ĐT là so sánh kết quả của các hoạt động ĐT đã thu được với mục tiêu ĐT đã xác định. Mục tiêu của việc ĐG hiệu quả ĐT cũng là mục tiêu của quá trình ĐT. ĐG hiệu quả ĐT là khẳng định sự tồn tại của sản phẩm - mục tiêu ĐT trong các đối tượng được ĐT, là xác định mức độ đạt được của mục tiêu ĐT thể hiện qua sản phẩm ĐT, là khẳng định tính nhân quả giữa quá trình ĐT & sản phẩm ĐT. Vì thế ĐG hiệu quả ĐT phải theo các yêu cầu sau: - ĐG phải căn cứ vào mục tiêu quản lý ĐT đã đề ra. - Phải xét hiệu quả QLĐT trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. ` - ĐG hiệu quả QLĐT phải theo quan điểm toàn diện, tổng hợp, và tiêu chuẩn ĐG phải đầy đủ, gọn và dễ vận dụng. Chuẩn ĐG là căn cứ khách quan để khắc phục chủ quan, tùy tiện trong ĐG. Như vậy, hiệu quả bao giờ cũng đi đôi với chất lượng. Hiệu quả ĐT thể hiện sự năng động, sáng tạo, thể hiện tính khoa học trong hoạt động ĐT. Vì thế việc QL hoạt động ĐT giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nhiệm vụ QL của người hiệu trưởng, có tính quyết định hiệu quả ĐT của nhà trường. Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG TƯ THỤC NGOẠI NGỮ VIỆT ANH 2.1. Vài nét về trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh (NNVA) 2.1.1. Sự thành lập Hưởng ứng chủ trương XHH và đa dạng hoá sự nghiệp giáo dục của Nhà nước, trường ngoại ngữ Việt Anh (Vietnamese English Language School - VELS) đã được thành lập vào ngày 10/04/1997, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng ngoại ngữ, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của đông đảo cán bộ, nhân dân lao động, có mục đích phổ cập hoặc đạt được những chứng chỉ nhất định, chủ yếu là dùng trong giao tiếp và thực hành ngoại ngữ. Trường NNVA hoạt động với sự lãnh đạo và QL của SGD-ĐT TPHCM theo các quy định của Bộ GD - ĐT. Mục tiêu của nhà trường là tạo một môi trường dạy và học mang tính sư phạm cao, giúp người học thực hành và sử dụng tiếng Anh tùy theo mục đích của từng cá nhân trong môi trường học tập thoải mái nhưng nghiêm túc, nâng cao lòng tin cho HV khi giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày. Với tiêu chí hoạt động: “Lấy chất lượng giảng dạy của GV và hiệu quả học tập của HV làm trọng điểm phấn đấu hàng đầu”, trường NNVA đã tuyển chọn và ĐT cho mình một đội ngũ GV đạt trình độ, có kỹ năng sư phạm, kinh nghiệm, tận tâm và năng động. Bên cạnh đó là đội ngũ nhân viên hành chánh luôn ân cần, niềm nở hướng dẫn và tư vấn một cách chu đáo cho HV qua việc kiểm tra xếp lớp, chuyển đổi lớp học, giờ học phù hợp với yêu cầu của HV. Ngoài ra nhà trường cũng luôn quan tâm đến việc xây dựng mô hình giảng dạy và học tập sinh động, nên bên cạnh chương trình học chính khoá là các hoạt động ngoại khoá như: câu lạc bộ, hội thi đố vui, học tiếng Anh qua âm nhạc, liên hoan tất niên theo chủ đề gắn liền với việc thực hành ngôn ngữ ….với mục đích tạo sân chơi lành mạnh, sinh động, và đa dạng nhằm thu hút HV vào các hoạt động để tạo điều kiện cho HV củng cố, thực hành, và hoàn thiện kiến thức đã học. Về cơ sở hạ tầng nhà trường luôn đảm bảo tốt môi trường sư phạm.“Bảng danh dự - Bảng vàng thành tích” ghi tên những HV có kết quả học tập tốt một cách trang trọng, từ đó kích thích tinh thần học tập của HV và nâng cao chất lượng các buổi học. Việc QL chất lượng dạy – học được nhà trường áp dụng một cách nghiêm túc với việc giảng dạy của GV và học tập của HV. HV phải bảo đảm đủ 80% tổng số giờ học trên lớp và phải hoàn tất bài tập ở nhà có sự kiểm tra và sửa bài của GV . Đối với HV các lớp thiếu nhi nhà trường thường xuyên liên hệ với phụ huynh nhằm giúp các em học tập đạt kết quả. Do vậy nên nhà trường vẫn luôn nhận được sự tín nhiệm cao đối với phụ huynh và HV. Nhà trường đã liên tục tạo được những kết quả hết sức khả quan cho HV, là một trong những trường có tỷ lệ HV thi đậu cao và thường xuyên có HV đạt loại giỏi trong các kỳ thi CCQG do SGD -ĐT TPHCM tổ chức ở các cấp độ A,B,C hàng tháng. Nếu như khoá học đầu tiên trường chỉ có 11 lớp với 205 HV trong một khoá, thì nay sau 57 khoá, số lớp của trường đã tăng lên từ 44 đến 51 lớp và số HV tương ứng từ 1475 đến 1740 HV cho mỗi khoá học. 2.1.2. Chức năng & nhiệm vụ của Trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh  Chức năng Trường tư thục NNVA là cơ sở dạy ngoại ngữ chủ yếu mang tính chất phục vụ, nhằm giảng dạy, bồi dưỡng ngoại ngữ bằng hình thức học tại chức, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đông đảo cán bộ, nhân dân lao động có mục đích phổ cập hoặc đạt được chứng chỉ ở những trình độ nhất định, chủ yếu là dùng trong giao tiếp và thực hành ngoại ngữ.  Nhiệm vụ của trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM.  Tổ chức giảng dạy, quản lý các lớp ngoại ngữ. - Chiêu sinh, tổ chức các lớp: Có thể thu nhận tất cả các công dân ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nghề nghiệp, thành phần kinh tế, xã hội v.v… miễn là họ tự nguyện và tuân theo các quy định của nhà trường. Khi sắp xếp lớp học cần chú ý bố trí sao cho hợp lý ( ví dụ: tương đối giống nhau về mục đích học, về trình độ, về lứa tuổi…) Các lớp đều được bầu lớp trưởng để tự quản và quan hệ với nhà trường. - Căn cứ vào các chương trình các cấp độ A, B, C do Bộ GD-ĐT ban hành để vạch kế hoạch học tập của mỗi khoá học ngoại ngữ. -Tổ chức giảng dạy: Nếu cơ sở giáo dục không có đủ GV chuyên trách thì phải xây dựng đội ngũ GV thỉnh giảng hoặc GV kiêm chức đủ chuẩn và tương đối ổn định để bảo đảm kế hoạch và chất lượng giảng dạy. - Tổ chức thi, kiểm tra cuối khoá, từng giai đoạn, từng cấp độ. - ĐG kết quả học tập, SGD & ĐT cấp CC theo qui định của Bộ.  Tài chính. Thu, chi học phí theo đúng các qui định của nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập. Sử dụng quản lý tốt các CSVC, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của nhà trường.  Những qui định của tổ chức thi cuối khóa, cuối cấp độ. Sau mỗi khoá học, nhà trường KT - ĐG trình độ của HV tại trường. Khi kết thúc một cấp độ (A, B, C) thì tổ chức tham dự thi theo qui định của SGD - ĐT TPHCM. Môn thi và mức độ đề thi do Bộ GD - ĐT quy định tại các chương trình và SGD - ĐT TPHCM tổ chức ra đề thi. 2.1.3. Cơ cấu nhân sự Cơ cấu nhân sự của nhà trường theo quy định cần gọn nhẹ, gồm một hiệu trưởng, một phụ tá hiệu trưởng, một bộ phận giúp việc về giáo vụ, tài vụ, hành chánh quản trị, và đội ngũ giảng dạy. Tổng số nhân sự trường là 22 vị, trong đó có 7 nam và 15 nữ. Về trình độ thì có 01 phổ thông, 01 trung cấp, 02 cao đẳng, 17 cử nhân đại học và 01 sau đại học. Về độ tuổi thì cao nhất là 51 tuổi, và thấp nhất là 24 tuổi. Về kinh nghiệm thì nhiều nhất là 25 năm và ít nhất là 3 năm. Về nguồn gốc ĐT là từ nhiều nguồn khác nhau, và được tuyển chọn, phân công theo đúng nghiệp vụ chuyên môn và sở trường của mình để đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhân sự trường được bố trí đủ ở các bộ phận theo cơ cấu như sau: _ Nhân sự phục vụ hành chính ( văn thư, học vụ, phục vụ & bảo vệ) _ Nhân sự phục vụ tài chính, tài sản ( kế toán, thủ quỹ ) _ Nhân sự phục vụ giảng dạy: GV gồm 3 khối: GV chuyên dạy chương trình thiếu nhi & phổ thông, GV chuyên dạy trình độ A, B, C & GV chuyên luyện thi các CCQG và các CC của Đại học Cambridge (ESOL). 2.1.4 Đối tượng đào tạo của trường ngoại ngữ Việt Anh Đối tượng HV của nhà trường thật đa dạng, từ những em học sinh nhỏ tuổi, đến các tầng lớp thanh niên, sinh viên, các cán bộ công nhân viên, người lớn tuổi,… Từ thực tế đó cho ta thấy người học trình độ không đồng đều, nhu cầu và mục đích theo đuổi việc học cũng rất khác nhau.  Đối với sinh viên và học sinh phổ thông: Ngoại ngữ là môn học chính và là môn thi bắt buộc. Bằng cảm tính, người ta thường nghĩ học sinh phổ thông ngày nay rất kém, nên động cơ học tập là để đạt được mục tiêu học tập tại trường phổ thông, và là phương tiện cho việc du học nước ngoài, hay có điều kiện kiếm việc làm tốt hơn.  Đối với cán bộ công nhân viên: Ngoại ngữ là nhu cầu giao tiếp trong làm ăn sinh sống, đối tượng quan tâm của tầng lớp này là những nam nữ thanh niên trẻ làm trong các doanh nghiệp nhỏ tư nhân, cửa hàng, tiệm ăn, nhà khách và các dịch vụ khác, yêu cầu về ngoại ngữ của họ không cao song về số lượng lại rất lớn và đang có xu thế tăng nhanh. Bên cạnh đó, ngoại ngữ có vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ cho một số nghề nghiệp như quản lý nhà nước, công sở và xí nghiệp, doanh nghiệp và đông đảo đội ngủ cán bộ khoa học và kỹ thuật. Đối với đối tượng này về cơ bản yêu cầu về ngoại ngữ của họ hiện nay không cao lắm chỉ ở mức giao tiếp thông thường về chuyên môn nghiệp vụ và chủ yếu là tiếp thu thông tin. Song một bộ phận trong số họ có cơ hội đi nước ngoài tham quan, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tham gia các hội nghị… cho nên họ đòi hỏi ngày càng hoàn thiện khả năng sử dụng ngoại ngữ của mình.  Đối với những người chuẩn bị tìm việc làm: Ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết để có được việc làm phù hợp với nguyện vọng. Đối với những người này, định hướng về nghề nghiệp tương đối rõ ràng, động cơ học tập tương đối cao. Họ cũng có những nhược điểm nhất định về năng lực tiếp thu, tuy nhiên cũng có nhiều thuận lợi hơn vì tuổi còn trẻ điều kiện hoàn thiện ngoại ngữ còn thuận lợi.  Đối với một số người khác ( không lớn lắm) Một số học ngoại ngữ là để chuẩn bị xuất cảnh, học có mục đích, học không cần nhiều, chỉ là những giao tiếp thông thường. Một số thì theo sự đua đòi hoặc đơn giản chỉ đến lớp học ngoại ngữ để kiếm “ý trung nhân”. Nói chung người học ngoại ngữ như là “trăm hoa đua nở”. Ngoại ngữ vừa là phương tiện, vừa là công cụ, vừa là chiếc cầu nối để chúng ta hòa nhập với cộng đồng thế giới. 2.2. Thực trạng việc quản lý hoạt động đào tạo ở trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM Để khảo sát thực trạng hoạt động ĐT này, chúng tôi đã lấy ý kiến qua phiếu tham khảo của GV và HV ở ba trường tư thục ngoại ngữ: Việt Anh, Dương Minh, và Nguyễn Du tại TPHCM. _ Tổng số khách thể nghiên cứu: 551  Giáo viên, cán bộ quản lý: 52  Học viên: 499 _ Kết quả nghiên cứu này nhằm làm rõ việc QL hoạt động ĐT tại trường tư thục NNVA, nên có những vấn đề đặc thù và vì thời gian không cho phép chúng tôi chỉ xin phân tích kết quả thu được ở trường NNVA. _ Chữ viết tắt trong bảng kết quả: - TB: Trung bình - ĐLTC: Độ lệch tiêu chuẩn - F: Trị số kiểm nghiệm F - P: Mức xác suất. Khi P < 0,05 thì sự khác biệt có ý nghĩa và khi P > 0,05 thì không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. 2.2.1. Quản lý mục tiêu đào tạo Chức năng chủ yếu của các trường dạy ngoại ngữ tại chức mang tính chất phục vụ, nhằm giảng dạy, bồi dưỡng ngoại ngữ bằng hình thức học tại chức, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đông đảo cán bộ, nhân dân lao động có mục đích phổ cập hoặc đạt được CC ở những trình độ nhất định, chủ yếu là dùng trong giao tiếp và thực hành ngoại ngữ. Vì vậy mục tiêu chủ yếu của nhà trường là ĐT tiếng Anh theo một quy trình liên tục, gồ._.c Cambridge để tổ chức các kỳ thi CC của Đại học Cambridge (ESOL), đây cũng là bước để hội nhập giáo dục thế giới. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Qua kết quả việc khảo sát và phân tích thực trạng việc QL hoạt động ĐT của trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM, ta thấy có nhiều ưu điểm, cũng như còn những vấn đề cần lưu tâm để nâng cao được hiệu quả đào tạo của nhà trường hơn nữa, chủ yếu là những vấn đề sau đây: _ GV chưa bổ sung kịp thời những tri thức phù hợp nhu cầu thực tế và phát triển của xã hội. Sự hạn chế này do thiếu tập huấn về chuyên môn giảng dạy và thiếu giao lưu với thế giới bên ngoài. _ Việc vận dụng và cải tiến PP giảng dạy chưa được đồng bộ, thường là do nỗ lực cá nhân. _ Việc quản lý tổ chức giảng dạy còn có những hạn chế. _ Việc quản lý KT-ĐG chưa thực sự được quán triệt và chặt chẽ. _ CSVC còn hạn chế nhất định. Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG TƯ THỤC NGOẠI NGỮ VIỆT ANH TẠI TPHCM 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp 3.1.1. Tầm quan trọng của tiếng Anh Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách của thực tiễn, vị trí và tầm quan trọng của môn tiếng Anh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chỉ thị đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo báo cáo của Chính Phủ về tình hình giáo dục vào tháng 9/ 2004, thì một trong những nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo thực hiện đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học là đẩy mạnh việc học, sử dụng tiếng nước ngoài và ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời để xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục, thì ở nhóm giải pháp thứ năm, Chính phủ đã đề nghị phải triển khai chiến lược dạy và học ngoại ngữ, tập trung vào tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vào tháng 03/2006 Chính phủ đã họp phiên thường kỳ thảo luận cho ý kiến về đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2006-2010. Việc dạy và học sẽ được đổi mới toàn diện để đảm bảo đến năm 2015 hoàn thành triển khai đại trà, tạo điều kiện đến năm 2020 phần lớn thanh niên VN có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập và tự tin. Tại Hội nghị lần thứ IV cấp Quốc gia về giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam với sự tham dự của hơn 400 giáo viên, chuyên gia từ 49 tỉnh thành trong cả nước và trong khu vực Đông Á gần đây tại Hà Nội đã thảo luận về chủ đề Học và dạy tiếng Anh trong thời đại hội nhập. Điều này được đánh giá là một hoạt động quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục tiên tiến tại Việt Nam. TPHCM là một trong hai TP lớn nhất nước, phát triển đa dạng nhưng cũng không kém phần phức tạp, đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc gia. Mỗi bước đi tới của TP kéo theo sự thay đổi kinh tế của cả vùng, cả nước, và nghiễm nhiên trở thành một cầu nối quan trọng với thế giới. Vai trò cầu nối này tạo nhiều công ăn việc làm mà chỉ có ở TP này mới có, và tức khắc hình thành trong TP một nhu cầu học tiếng Anh mạnh mẽ. Từ đầu thập niên 1980 người ta đã quen thuộc với hình ảnh tấp nập tại các trung tâm ngoại ngữ buổi tối. Hình ảnh đông đúc ấy tại các trung tâm ngoại ngữ đã cho ta thấy rõ hội nhập quốc tế về GD là một xu thế tất yếu và đòi hỏi khách quan với nước ta. Vì thế việc dạy và học tiếng Anh tại TP cũng có tầm quan trọng đặc biệt, cũng mang nhiều yếu tố nội tại rất khác các địa phương khác trên cả nước - đóng vai trò không nhỏ trong việc ĐT nguồn nhân lực để phát triển đất nước. 3.1.2. Căn cứ vào thực tiễn của cơ sở XHH giáo dục là một giải pháp giáo dục phù hợp với sự phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự QL của Nhà nước, một động lực nâng cao dân trí, ĐT nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nó thể hiện trong cách làm giáo dục của các nước trên thế giới và khu vực, kể cả những nước công nghiệp hiện đại, có nền kinh tế phát triển cao. Trường NNVA, mười năm - một chặn đường không dài đã đánh dấu sự nỗ lực không ngừng của toàn thể lãnh đạo, GV và nhân viên nhà trường, những người đã nhiệt tâm khuyến khích tinh thần ham học hỏi của HV, đã hòa mình vào hoạt động chung của toàn trường và mong mõi được đem công sức, kinh nghiệm trong lãnh vực GD – ĐT đóng góp phần khiêm tốn của mình vào sự phát triển của ngành GD – ĐT TPHCM nói riêng và cả nước nói chung theo hướng XHH. Tuy bước đầu nhà trường đã có được một số hiệu quả nhất định trong hoạt động ĐT, thế nhưng trước sự hội nhập và phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay thì các nhu cầu về kiến thức được đòi hỏi rất cao, và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường giáo dục cũng không tránh khỏi qui luật loại bỏ đầy khốc liệt mang tính chất thị trường như chiến trường. Vì vậy yếu tố cạnh tranh tích cực nhất để sớm có hiệu ứng chính là nâng cao chất lượng giảng dạy, nhằm đạt được hiệu quả ĐT. Để đáp ứng được yêu cầu của HV trong việc học tập với chất lượng ngày càng cao, và để ĐT ra được những HV có đủ năng lực đáp ứng theo yêu cầu phát triển của xã hội, thì việc QL hoạt động ĐT giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nhiệm vụ QL của người hiệu trưởng, có tính quyết định hiệu quả ĐT của nhà trường. Vì thế cần phải có những biện pháp tăng cường hữu hiệu để việc QL hoạt động ĐT tại trường NNVA đạt được hiệu quả hơn nữa. 3.1.3. Căn cứ vào một số những nhược điểm tồn tại trong hoạt động QL đào tạo của trường NNVA(đã nêu ở phần kết luận chương 2). 3.1.4. Căn cứ vào kết quả khảo sát ý kiến của GV và HV về các biện pháp để nâng cao hiệu quả ĐT của trường NNVA. Bảng 3.1: Ý kiến của GV về một số biện pháp QL để nâng cao hiệu quả ĐT của nhà trường Các biện pháp Tần số Thứ bậc Tuyển chọn GV đảm bảo đủ trình độ giảng dạy 18 1 Bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng giảng dạy cho GV 17 2 Cải tiến thêm trong phương pháp giảng dạy 16 3 Trang bị thêm về cơ sở vật chất 11 6 Cải tiến thêm về tổ chức lớp học 6 9 Cải tiến thêm các biện pháp chiêu sinh 2 10 Kiểm tra chất lượng đầu vào 8 8 Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho HV 13 5 Tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc ĐG và thi cuối khóa học 10 7 Tăng cường tập huấn các phương pháp giảng dạy cho GV 14 4 Qua kết quả của bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy: _ Năm thứ bậc cao nhất được sắp xếp như sau: tuyển chọn GV đảm bảo đủ trình độ giảng dạy (thứ bậc 1), bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng giảng dạy cho GV (thứ bậc 2), Cải tiến thêm trong PP giảng dạy (thứ bậc 3), tăng cường tập huấn các PP giảng dạy cho GV (thứ bậc 4), tăng cường việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho HV (thứ bậc 5 ). _ Năm thứ bậc từ 6 đến 10 là: trang bị thêm về cơ sở vật chất (thứ bậc 6), tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc ĐG và thi cuối khóa học (thứ bậc 7), cải tiến thêm các biện pháp chiêu sinh (thứ bậc 8), kiểm tra chất lượng đầu vào (thứ bậc 9), cải tiến thêm về tổ chức lớp học (thứ bậc10).  Từ kết quả trên cho thấy, GV cũng đã xác định, chất lượng đội ngũ GV là yếu tố quan trọng nhất, nên họ mong muốn được nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn để có thể đáp ứng được yêu cầu theo quy trình làm việc chung của trường. Chính vì thế ý kiến của họ về một số biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả ĐT là tập trung vào các nội dung được xếp từ 1 đến 5. Bảng 3.2: Ý kiến của HV về một số biện pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường Các biện pháp Tần số Thứ bậc Tuyển chọn GV đảm bảo đủ trình độ giảng dạy 183 3 Bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng giảng dạy cho GV 143 7 Cải tiến thêm trong phương pháp giảng dạy 220 2 Trang bị thêm về cơ sở vật chất 152 6 Tăng cường việc sử dụng công cụ, thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy 173 4 Bổ sung nhiều giáo trình giảng dạy cùng một lúc 80 9 Kiểm tra chất lượng đầu vào 113 8 Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho HV 249 1 Tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc ĐG và thi cuối khóa học 172 5 Qua kết quả của bảng 3.2 cho thấy: _ Năm thứ bậc cao nhất được sắp xếp như sau: tăng cường việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho HV (thứ bậc1), kế đến là cải tiến thêm trong PP giảng dạy (thứ bậc 2), tuyển chọn GV đảm bảo đủ trình độ giảng dạy (thứ bậc 3), tăng cường sử dụng công cụ, thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy (thứ bậc 4), tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc ĐG và thi cuối khóa học (thứ bậc 5). _ Bốn thứ bậc kế tiếp được xếp từ 6 đến 9: trang bị thêm về cơ sở vật chất (thứ bậc 6), bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng giảng dạy cho GV (thứ bậc 7), kiểm tra chất lượng đầu vào (thứ bậc 8), bổ sung nhiều giáo trình giảng dạy cùng một lúc (thứ bậc 9).  Nhu cầu học tập của HV ngày càng đòi hỏi chất lượng cao và động cơ học tập tương đối tốt. Họ xác định rõ Người học cuối cùng phải thể hiện được kiến thức ngữ pháp và sự hiểu biết về nền văn hoá của ngôn ngữ thông qua các kỹ năng giao tiếp. Vì thế việc dạy và học phải được tiến hành theo PP giao tiếp, nên biện pháp đầu tiên mà HV quan tâm để nâng cao hiệu quả ĐT của nhà trường chính là việc tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành cho HV, và các nội dung từ 1 đến 5 chính là những biện pháp học tập hữu ích cho HV. 3.2. Một số biện pháp QL nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo ở trường tư thục NNVA tại TPHCM Qua kết quả nghiên cứu trên đây về thực trạng việc QL hoạt động ĐT tại trường NNVA, kết hợp với những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sau đây để hoàn thiện hơn việc QL hoạt động ĐT, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả ĐT của trường NNVA. 3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường chỉ đạo, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực sư phạm cho GV 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp: Mục tiêu của biện pháp là nâng cao trình độ và năng lực giảng dạy cho GV. Xã hội hiện nay đòi hỏi người GV dạy tiếng Anh không những phải có kỹ năng sư phạm, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, mà còn phải biết cải tiến PP giảng dạy; phải định hướng được nhanh chóng và chính xác những vấn đề phức tạp trong kiến thức để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của HV, có khả năng làm cho HV yêu thích môn học, tạo được các kỹ năng một cách thành thục.Vì bởi HV không chỉ ĐG vốn kiến thức, khả năng truyền đạt mà còn ĐG nguyện vọng, kỹ năng và thái độ của GV trên bục giảng. Tiềm lực và khả năng của đội ngũ GV là nhân tố chính quyết định về chất lượng để nâng cao được hiệu quả ĐT của nhà trường. 3.2.1.2. Các hoạt động thực hiện biện pháp _ Xây dựng kế hoạch định kỳ về bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giảng dạy qua các buổi tập huấn, tổ chức dạy thao giảng và dự giờ để trao đổi kinh nghiệm sao cho phù hợp với tình hình thực tế, để GV an tâm học tập nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn của mình. _ Cần có thông tin đầy đủ về kiến thức và các loại PP giảng dạy qua nhiều hình thức: sách báo, tài liệu, dự hội nghị , hội thảo với các chuyên gia trong và ngoài nước để GV có thể hiểu và áp dụng được. _ Tăng cường tham gia hội thảo về giảng dạy và giao lưu với các giảng viên nước ngoài. Tập huấn và sử dụng các kỹ thuật giảng dạy, bước đầu tiếp cận với các xu hướng của công nghệ sư phạm hiện đại. _ Có kế hoạch, chế độ đầu tư thích đáng để khuyến khích GV tự học tập nâng cao trình độ và năng lực phục vụ cho việc đào tạo có tính lâu dài. 3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy - học _ xây dựng môi trường lớp học. 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp: Mục tiêu của biện pháp là tạo phong trào thúc đẩy sự chuyển biến đồng bộ việc đổi mới PP dạy – học. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả ĐT. Hoạt động này đòi hỏi ở sự kết hợp giữa người dạy và người học, nên cần xây dựng môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm. Người học là trung tâm hoạt động trên lớp, xu hướng giao tiếp dành sự ưu tiên tối đa cho hoạt động ngôn ngữ của người học. Vì thế phương pháp chủ đạo CLT (PP dạy học theo hướng giao tiếp) phải được vận dụng một cách triệt để nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực của người học. 3.2.2.2. Các hoạt động thực hiện biện pháp _ Đưa nội dung đổi mới PP vào sinh hoạt chuyên môn thường kỳ để giải thích và tập huấn cho GV hiểu rõ PP dạy học theo hướng giao tiếp, nhằm thúc đẩy sự chuyển biến đồng bộ trong PP giảng dạy của GV, tránh trường hợp GV hiểu mù mờ theo những cách khác nhau . _ Thường xuyên dự giờ để trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy việc nhanh chóng thay đổi cách soạn bài để những bài giảng được sinh động và gây hứng thú cho HV. Thiết kế bài dạy phải chuyển trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò, phải xác định rõ mức độ HV đạt được sau bài học về kiến thức và kỹ năng. _ Lựa chọn và bổ sung các giáo trình giảng dạy thích hợp để cải tiến PP giảng dạy và tăng cường khả năng giao tiếp. _ Xây dựng môi trường lớp học. Điều này yêu cầu GV phải tổ chức lớp học là môi trường giao tiếp đích thực. Trong môi trường này HV sẽ được quan sát làm việc theo cá nhân, hay theo các cặp và các nhóm nhỏ, mỗi người, mỗi nhóm có những nhiệm vụ hay công việc cụ thể để phát triển năng lực giao tiếp của HV. _ Tăng cường các hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ để tạo điều kiện và khuyến khích HV giao tiếp bằng tiếng Anh, để tạo thói quen và rèn kỹ năng giao tiếp qua việc thực hành kể cả trong lẫn ngoài lớp học. 3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường việc quản lý tổ chức giảng dạy 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp: Mục tiêu của biện pháp là xây dựng kế hoạch chặt chẽ, nâng cao tính kế hoạch hoá trong việc QL tổ chức giảng dạy ở các khâu như: thực hiện kế hoạch ĐT và chương trình giảng dạy, chiêu sinh và tổ chức lớp học, nề nếp dạy - học. 3.2.3.2. Các hoạt động thực hiện biện pháp _ Lập kế hoạch chặt chẽ để kiểm tra và ĐG tiến độ thực hiện việc QL tổ chức giảng dạy để đạt được mục tiêu ĐT, và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong qui trình QL làm ảnh hưởng đến hiệu quả ĐT. Kế hoạch xây dựng phải dựa trên thực tế, phù hợp về thời lượng, mang tính sáng tạo. Hơn nữa, còn thể hiện được phương tiện và cách thức giải quyết vấn đề. _ Kế hoạch ĐT và nội dung chương trình giảng dạy tuy phải dựa theo hướng dẫn của chương trình khung, nhưng vẫn cần phải điều chỉnh cho hợp lý hơn, phải đảm bảo được tính khoa học, tính hiện đại, và thời lượng cho kiến thức để có điều kiện rèn luyện nhiều hơn những kỹ năng, mới mang lại hiệu quả ĐT cao nhất. _ Lập kế hoạch xây dựng chương trình ĐT thích hợp theo nhu cầu, để giúp người học có thể tham gia trong những hoàn cảnh và mục đích học tập khác nhau. Người học bây giờ mong muốn một chương trình học thật sự hữu dụng trong quá trình giao tiếp cũng như làm việc sau này. _ Tăng cường sử dụng các giáo trình hiện đại để tăng cường kỹ năng nghe nói. Phát huy mối quan hệ với các trường, viện uy tín để phát triển các quan hệ liên kết trong xây dựng chương trình ĐT, hỗ trợ và nâng cao trình độ giảng dạy, cũng như chia sẽ thông tin và kinh nghiệm trong QL. Việc tham gia giảng dạy của GV nước ngoài cũng là nhu cầu của nhiều HV, và là điều kiện để GV có thể giao lưu và nâng cao PP giảng dạy. _ Đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa và câu lạc bộ để xây dựng môi trường sử dụng tiếng Anh, thu hút HV vào các hoạt động, để tạo thói quen tư duy trong giao tiếp và sử dụng kiến thức có hiệu quả. Từ đó hình thành sự nhận thức và thái độ học tập tích cực của HV qua việc thực hiện nề nếp dạy – học một cách tự kiểm soát hơn. _ Trong kế hoạch chiêu sinh và tổ chức lớp học, cần thành lập tổ tư vấn ý kiến để giúp HV chọn lựa chương trình học phù hợp với mục tiêu, PP và thời gian học tập cá nhân. Từ các thông tin đó có thể tương đối đảm bảo tính đồng đều về trình độ, lứa tuổi, mục tiêu học tập của HV khi xếp lớp. 3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường việc QL KT-ĐG và thi cuối khoá. 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp: Mục tiêu của biện pháp là giúp GV nhận thức và quán triệt việc thực hiện công tác KT-ĐG một cách khách quan, chính xác trình độ HV. Từ đó biết được chất lượng dạy – học, giúp người quản lí kịp thời có biện pháp điều chỉnh, bổ sung, cập nhật kiến thức đúng trình độ để nâng cao chất lượng dạy- học, đáp ứng được nhu cầu người học theo sự phát triển của xã hội. Giúp cho GV ĐG được kết quả bài day của họ và đồng thời giúp HV hình thành thái độ tích cực trong học tập, và học có hiệu quả. Đây là một trong những hoạt động quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. 3.2.4.2. Các hoạt động thực hiện biện pháp _ Lập kế hoạch tăng cường các qui định về KT- ĐG và thực thi một cách nghiêm túc và đúng đắn, để nâng cao được chất lượng KT –ĐG một cách khách quan và chính xác. _ Tổ chức cho GV những buổi học tập để hiểu biết về mục đích yêu cầu của KT- ĐG, tập huấn kỹ năng soạn thảo đề kiểm tra và đề thi để lúc soạn đề GV có thể xây dựng được kế hoạch đánh giá thích hợp. _ Hướng dẫn và kiểm tra GV trong công tác này sẽ giúp GV rèn luyện được những phẩm chất đạo đức cần thiết như: có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với việc chấm chữa bài cho HV, tạo thành thói quen tốt trong ĐG HV. Chính ý thức tuân thủ pháp luật, lao động sư phạm nhiệt tình, có kỷ cương, nề nếp sẽ mang đến cho HV lòng kính trọng GV và tự giác trong học tập, trong kiểm tra và thi cuối khóa. _ Nâng cao mức độ nhận thức của HV về KT- ĐG, giúp họ hiểu được không phải lấy điểm làm cơ sở xếp loại mà chỉ để hỗ trợ cho việc học, tìm xem chất lượng học của HV như thế nào, đồng thời cung cấp cho HV những liên hệ ngược về việc học để cải tiến được việc học của họ. Từ đó HV sẽ nghiêm túc, không quay cóp gian lận trong KT và bỏ thi cuối khoá. 3.2.5. Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng về CSVC phục vụ dạy- học. 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp: Mục tiêu của biện pháp là nâng cao chất lượng về CSVC và trang thiết bị phục vụ dạy- học, nhằm thúc đẩy nhanh chất lượng và hiệu quả ĐT của nhà trường. Có phương tiện kỹ thuật hiện đại thì có thể đổi mới PP dạy- học, thúc đẩy HV học tập tích cực hơn, tạo ra năng lực giảng dạy độc đáo của GV. Nó là công cụ lao động, giúp GV nâng cao hiệu quả của mỗi bài giảng trên lớp. 3.2.5.2. Các hoạt động thực hiện biện pháp: _ Tiếp tục đầu tư tài chính để nâng cấp CSVC tốt hơn nữa về: phòng học, bàn, ghế, bảng đúng chuẩn, đủ ánh sáng, âm thanh tốt, trang thiết bị hiện đại. _ Tổ chức cho GV nghiên cứu, sử dụng các trang thiết bị dạy học, khai thác hiệu quả các phương tiện dạy học vào giảng dạy như: cassette, projector, video, computer, CD Rom chuyên dùng để dạy ngoại ngữ... Đưa yêu cầu sử dụng trang thiết bị dạy học là bắt buộc đối với GV khi lên lớp. _ Bổ sung kịp thời những thiết bị và đồ dùng dạy học ngoại ngữ mới như : tranh ảnh, băng cassette, đĩa CD. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc dạy-học ngoại ngữ đang là xu thế chung của thế giới trong khung cảnh toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đất nước ta thì điều đó nhu cầu tất yếu, có tính chiến lược quốc gia, đã được Chính phủ thể hiện sự quan tâm lớn lao, ĐG đúng tầm quan trọng của ngoại ngữ, và vai trò chủ đạo của tiếng Anh đối với sự hội nhập giáo dục, với yêu cầu bức thiết của thực tế về việc ĐT con người để phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. TPHCM là chiếc nôi dạy- học tiếng Anh lớn nhất nước, tình hình thực tế cho thấy, việc dạy-học dù có phát triển cao hơn và thuận lợi hơn, thì vẫn chưa tạo ra được chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, chưa đáp ứng được kỳ vọng của HV, và nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong công việc. Hay nói cách khác việc dạy - học tiếng Anh sao cho có hiệu quả vẫn còn là vấn đề bức thiết phải thực hiện, vì đó là động lực quan trọng để phát triển giáo dục, để hội nhập với nhịp sống văn minh, hiện đại của toàn cầu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc QL hoạt động ĐT của trường tư thục NNVA tại TPHCM, chúng tôi nhận thấy đã thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu, và cũng chứng tỏ được giả thuyết nghiên cứu của đề tài. Chúng tôi xin rút ra một số kết luận như sau: _ Chất lượng dạy-học ngoại ngữ do nhiều yếu tố quyết định mà trong đó chất lượng đội ngũ GV, động cơ người học và tổ chức dạy học là yếu tố quan trọng nhất. _ Xu thế dạy-học đã thay đổi, yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao, người học không thể không thay đổi. Tất cả các xu hướng của khoa học giáo dục hiện đại, PP nào cũng chú trọng đến người học và căn bản lấy người học làm trung tâm. _ PP giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hiệu quả học tập cho HV. Việc chậm thay đổi PP cũng có thể nói là từ giáo trình chưa phù hợp, vì lâu nay HV được học theo từng kỹ năng qua các giáo trình giảng dạy, và việc học ngoại ngữ chưa thật sự được nhấn mạnh vai trò ở những kỹ năng nghe trong hoạt động giao tiếp. Nên cần thiết phải thay đổi hoặc bổ sung giáo trình cùng lúc, đồng thời với việc cải tiến PP trong giảng dạy để đáp ứng được nhu cầu chung của HV. _ Việc luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ không thể phụ thuộc hoàn toàn vào giờ lên lớp, mà phải xây dựng môi trường học cả trong lẫn ngoài lớp học, nên phải xây dựng các chương trình ngoại khoá để tạo mọi điều kiện thực hành tiếng Anh trong giao tiếp và nâng cao hiệu quả sử dụng. _ Hoạt động dạy và học ngoại ngữ là một quá trình hoạt động liên tục, có định hướng, có điều kiện cho nên chỉ thông qua việc KT- ĐG thường xuyên mới đảm bảo được việc đối chiếu mức nắm bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của người học với chuẩn ĐG các kỹ năng ấy trong từng giai đoạn. Qua đó kết quả ĐT của nhà trường sẽ được phản ánh một cách đầy đủ, để người quản lý ĐG được chất lượng dạy-học và có biện pháp điều chỉnh được hoạt động dạy-học, tạo ra sự công bằng hơn nữa trong học tập. _ Cần có kế hoạch định kỳ cho GV bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giảng dạy, tập huấn sử dụng kỹ thuật giảng dạy, dự hội thảo nước ngoài. Qua kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn, chúng tôi cũng đã đề xuất một số biện pháp quản lý trước mắt nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường như: _ Tăng cường chỉ đạo, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực sư phạm cho giáo viên. _ Đổi mới phương pháp giảng dạy- xây dựng môi trường lớp học. _ Tăng cường việc quản lý tổ chức giảng dạy. _ Tăng cường việc quản lý kiểm tra - đánh giá và thi cuối khoá. _ Nâng cao chất lượng về cơ sở vật chất. Tất cả những biện pháp vừa nêu trên, nếu được thực hiện đồng bộ và triệt để chắc chắn sẽ nâng cao được hiệu quả ĐT của trường NNVA, nhanh chóng nâng cao năng lực tiếng Anh của HV – nguồn nhân lực chất lượng cao hết sức quan trọng của mỗi quốc gia, nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập của đại đa số người dân TP và nhanh chóng góp phần ĐT nhân lực phục vụ quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: _ Bộ GD-ĐT cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương để tạo cơ chế chính sách phù hợp, nhằm phát triển và đảm bảo công bằng trong giáo dục đối với sự nghiệp XHH giáo dục. _ Bộ GD-ĐT cần xem xét và cập nhật lại Bộ Tiêu chí thi A, B, C. Chú ý xây dựng nội dung và PP học tập để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và hội nhập, từ đó nâng cao chất lượng ĐT sao cho tương đương với khu vực và quốc tế. _ Bộ GD-ĐT nên tổ chức một đơn vị chuyên ra đề thi và cấp các loại chứng chỉ cần thiết, qui định thời gian sử dụng của chứng chỉ để đảm bảo giá trị sử dụng được thống nhất trong cả nước có tính pháp lý, để việc học tập, luyện tập trở thành một hoạt động thường xuyên, suốt đời. 2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM: _ SGD-ĐT TPHCM cần có kế hoạch tăng cường bồi dưỡng kiến thức và năng lực quản lý cho đội ngũ QL, và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV nâng cao tay nghề. _ Tăng cường QL tình hình dạy – học ngoại ngữ ở địa phương và công tác thanh tra và kiểm tra, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh. _ Tận dụng sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để bồi dưỡng chuyên môn cho GV dạy ngoại ngữ qua các buổi hội thảo, tập huấn đổi mới PP _ Cần xây dựng chuẩn cụ thể để tuyên dương khen thưởng các trường giảng dạy chất lượng – uy tín – hiệu quả./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Thy Anh (2005), Tìm hiểu những quy định mới về giáo dục, NXB Lao động 2. Nguyễn Ngọc Bảo - Hà Thị Đức (1998), Họat động dạy học ở trường Trung học cơ sở, NXB Giáo dục. 3. Bộ GD – ĐT (2004), Nâng cao năng lực quản lý nhân sự trong giáo dục và đào tạo, Trường Cán bộ Quản lý GD-ĐT, Hà Nội. 4. Bộ GD – ĐT (2002), Quản lý Nhà nước về GD - ĐT, Trường Cán bộ Quản lý GD - ĐT, Hà Nội. 5. Bộ GD – ĐT (2001), Các văn bản pháp luật hiện hành về GD - ĐT, Quyển 1, Quy định về Nhà trường, NXB Thống Kê, Hà Nội. 6. Bộ GD – ĐT (2001), Các văn bản pháp luật hiện hành về GD - ĐT , Quyển 2 , Quyền và nghĩa vụ của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên khác, NXB Thống Kê, Hà Nội 7. Bộ GD – ĐT (2001), Các văn bản pháp luật hiện hành về GD - ĐT, Quyển 3, Quyền và nghĩa vụ của người học, NXB Thống Kê, Hà Nội. 8. Bộ GD – ĐT (2004), Nghiệp vụ thanh tra -“Văn bản pháp quy”, Thanh tra Giáo dục 9. Bộ GD – ĐT (2004), Nghiệp vụ thanh tra - “ Công cụ đào tạo”, Thanh tra Giáo dục 10. Bộ GD – ĐT (1997), Xã hội hóa công tác giáo dục, NXB Giáo dục. 11. Bộ GD- ĐT (1993), Chương trình môn học thực hành tiếng Anh (Hệ tại chức), Tài liệu lưu hành nội bộ. 12. Bộ GD - ĐT, Thông tư số 15/ TT- ĐTTC ngày 02/07/1990, của Bộ GD - ĐT hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ tại chức. 13. Bộ GD - ĐT, Chuyên đề: Kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn tiếng Anh, Tài liệu lưu hành nội bộ. 14. Bộ GD- ĐT: Các văn bản điều lệ trường học và quy chế hoạt động. 15. Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), Quản trị học, NXB Thống kê. 16. Nguyễn Hạnh Dung (1998), Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường phổ Thông, NXB Giáo dục. 17. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học dạy học, NXB Giáo dục. 18. Nguyễn Thị Đoan - Đo Minh Cường - Phương Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Bùi Hiền (2002), “ Giáo dục ngoại ngữ trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập”, Tạp chí Giáo dục, số 44-2002, tr 20. 20. Chu Thị Lê Hoàng - Lê Nguyễn Minh Tho - Nguyễn Văn Lập (2002), Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành giáo dục học, NXB Đại học Quốc Gia TPHCM 21. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh-Khoa quản lý kinh tế (2003), Giáo trình Khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Hà sĩ Hồ – Lê Tuấn (1987), Những bài giảng về quản lý trường học - tập III Nghiệp vụ quản lý trường học, NXB Giáo dục. 23. Đào Duy Huân (1996), Nhập môn quản trị học, NXB Thống kê. 24. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục. 25. Trần kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội. 26. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỹ XXI, chiến lược phát triển, NXB Giáo dục. 27. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về Giáo dục lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lý nhà trường, NXB TPHCM. 29. Nguyễn Văn Lê (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Trẻ. 30. Trần Tuấn Lộ: Bài dạy về quản lý trường học cho lớp cao học QLGD 31. Luật Giáo Dục và các qui định (2005), NXB Lao động - Xã hội. 32. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, NXB Giáo dục. 33. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (2001), lần 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Nguyễn Viết Ngoạn (2003), Đánh giá thực trạng giao tiếp qua việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông. Đề xuất phương án giải quyết bằng việc biên soạn tập tài liệu giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe, nói cho học sinh, Sở Khoa học công nghệ và Môi trường TPHCM. 35. Bùi Ngọc Oánh (1995), Tâm lý học trong xã hội và quản lý, NXB Thống kê. 36. Pam Robbins-Harvey B. Alvy (2004), Cẩm nang dành cho Hiệu trưởng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội dịch từ xuất bản phẩm cùng tên. 37. Trần Văn Phước (2002), “ Phương pháp giao tiếp và việc dạy – học tiếng Anh ở trường phổ thông Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, số 02- 2001, tr 28. 38. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Trung ương I. 39. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương-tập II, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Trung ương I. 40. Sở GD – ĐT TPHCM: Các văn bản hướng dẫn về điều kiện, hồ sơ và thủ tục thành lập, tổ chức QL hoạt động văn hóa ngoài giờ. 41. Sở GD – ĐT TPHCM: Vai trò của người hiệu trưởng cơ sở văn hóa ngoài giờ (Tài liệu bồi dưỡng, lưu hành nội bộ) 42. Sở GD- ĐT TPHCM (2005), “ Trường ngoại ngữ Việt Anh- Hóc Môn: Điểm sáng trong công tác dạy và học ngoại ngữ”, Giáo Dục- Đào Tạo TPHCM - 30 Năm Xây Dựng Và Phát Triển, tr165-166, NXB Tổng hợp TPHCM. 43. Vũ Huy Tâm (2001), “ Internet với việc dạy – học tiếng Anh”, Tạp chí Giáo dục, số 02-2001, tr 30. 44. Đỗ Huy Thịnh (2003), Nghiên cứu thực trạng dạy và học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ khu vực thành phố Hồ Chí Minh nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, Sở Khoa học công nghệ và Môi trường TPHCM. 45. Dương Thiệu Tống (2003), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục, tập II, Thống kê suy diễn, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 46. Nguyễn Kiên Trường & nhóm dịch giả (2004), Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả, NXB Chính trị Quốc gia 47. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân dân Quốc gia (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá Sài gòn. 48. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 49. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 50. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội. Tiếng Anh 51. Broughton, G, et al (1978), Teaching English as a Foreign Language. London: Routledge and kegan Paul Ltd. 52. Brumfit, J. and John Son, K eds (1979), The communicative Approach to Language Teaching, Oxford : OUP. 53.Harley,B &Vincy, P.(1979), “Streamline English” series Oxford , OUP. 54. Jack C. Richards( 2001), New Interchange Series, CUP. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7282.pdf
Tài liệu liên quan