Tài liệu Quản lý dự án xây dựng Cơ sở hạ tầng công trình giao thông: ... Ebook Quản lý dự án xây dựng Cơ sở hạ tầng công trình giao thông
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quản lý dự án xây dựng Cơ sở hạ tầng công trình giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG
I. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
1. Tổng quan về dự án đầu tư:
1.1. Khái niệm về dự án
Có rất nhiều cách định nghĩa dự án. Tùy thuộc theo mục đích mà nhấn mạnh một khía cạnh nào đó.
Trên phương diện phát triển, có hai cách hiểu về dự án: Cách hiểu “tĩnh” và cách hiểu “động”. Theo cách hiểu “tĩnh” thì dự án là hình tượng về một tình huống (một trạng thái) mà ta muốn đạt tới. Theo cách hiểu thứ hai: “ Dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới”.
Trên phương diện quản lý: “Dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”.
Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính: (1) Nỗ lực tạm thời, nghĩa là mọi dự án đầu tư đều có điểm bắt đầu và kết thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu của dự án đã đạt được hoặc dự án bị loại bỏ, (2) Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất là sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt so với những sản phẩm tương tự đã có hoặc dự án khác.
1.2. Đặc trưng cơ bản của dự án.
- Dự án có mục đích, kết quả xác định. Tất cả các dự án đều phải có kết quả được xác định rõ. Kết quả này có thể là một tòa nhà, một dây chuyền sản xuất hiện đại hay là chiến thắng của một chiến dịch vận động tranh cử vào một vị trí chính trị. Mỗi dự án lại bao gồm một tập hợp nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện. Mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án. Nói cách khác, dự án là một hệ thống phức tạp, được phân chia thành nhiều bộ phận, phân hệ khác nhau để thực hiệnvà quản lý nhưng đều phải thống nhất đảm bảo các mục tiêu chung về thời gian, chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao.
- Dự án có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn. Dự án là một sự sáng tạo, giống như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu, kết thúc… Dự án không kéo dài mãi mãi. Mọi dự án đều có chu kì sống, nó bắt đầu khi một mong muốn hoặc một nhu cầu của người yêu cầu và nếu mọi việc tốt đẹp nó sẽ được kết thúc sau khi bàn giao cho người yêu cầu một sản phẩm hoặc dịch vụ như là một sự thỏa mãn cho nhu cầu của họ.
Thực hiện dự án
Kết thúc
Nguồn lực
Xác định dự án & chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn
Hình 1.1. Mô hình chu kì dự án của một dự án đầu tư
Theo mô hình này: mức độ sử dụng các nguồn lực (vật tư, máy móc thiết bị…) tăng dần và đạt cao nhất ở giai đoạn thực hiện dự án, nó tỷ lệ với chi phí của dự án.
Chu kì sống của dự án được coi là biến động vì nó diễn ra theo các giai đoạn rất khác nhau, chúng được phân biệt bằng bản chất các hoạt động của chúng cũng như bằng số lượng và loại nguồn lực mà chúng đòi hỏi. Ví dụ: với các dự án đầu tư xây dựng CSHT GTVT giai đoạn xác định dự án và chuẩn bị đầu tư cần các nhà dự báo, lập quy hoạch, họ có các phiếu giao việc hoặc hợp đồng lập một quy hoạch tổng thể giao thông vận tải vùng hoặc quy hoạch chi tiết giao thông vận tải chuyên ngành. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: trước hết cần các tư vấn thiết kế, chuyên gia dự báo, chuyên gia phân tích kinh tế - xã hội… Còn giai đoạn thực hiện dự án đòi hỏi các nhà kế hoạch phải xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện dự án, các nhà thiết kế kỹ thuật và một số lượng lớn các nguồn lực đặc biệt là vật tư thiết bị.
- Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo (mới lạ). Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, hầu như không lặp lại như Kim tự tháp Ai Cập hay đê chắn lũ Sông Thames ở London. Tuy nhiên, ở nhiều dự án khác, tính duy nhất ít rõ ràng hơn và dễ bị che đậy bởi tính tương tự giữa chúng. Nhưng điều khẳng định là chúng vẫn có thiết kế khác nhau, vị trí khác nhau, khách hàng khác… Điều ấy cũng tạo nên nét duy nhất, độc đáo, mới lạ của dự án.
- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án. Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý nhà nước… Tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau. Giữa các bộ phận quản lý chức năng và bộ phận quản lý dự án thường xuyên có quan hệ với nhau và cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau. Tính chất này của dự án dẫn đến hai hậu quả nghiêm trọng: (1) không dễ các bên tham gia có cùng quyền lợi, định hướng và mục tiêu; (2) khó khăn trong việc quản lý, điều phối nguồn lực… Để thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối liên hệ với các bộ phận quản lý khác.
- Môi trường hoạt động “va chạm”. Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị… Trong đó có “hai thủ trưởng” nên không biết phải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp nào nếu hai lệnh lại mâu thuẫn nhau… Do đó, môi trường quản lý dự án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động.
- Tính bất định và rủi ro cao. Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiên trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao. Tuy nhiên các dự án không chịu cùng một mức độ không chắc chắn, nó phụ thuộc vào: Tầm cỡ của dự án, mức độ hao mòn của dự án, công nghệ được sử dụng, mức độ đòi hỏi của các ràng buộc về chất lượng, thời gian, chi phí, tính phức tạp và tính không thể dự báo được của môi trường dự án…
Ngoài các đặc trưng cơ bản trên, dự án còn có một số đặc trưng như:
+ Tính giới hạn về thời gian thực hiện.
+ Bị gò bó trong những ràng buộc nghiêm ngặt: yêu cầu về tính năng của sản phẩm dịch vụ, yêu cầu về chức năng của công trình, các chỉ tiêu kỹ thuật, các định mức về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, thời hạn bàn giao… Các ràng buộc trên phụ thuộc vào bối cảnh của dự án.
Bối cảnh dự án
Ràng buộc ưu tiên
Bối cảnh khó khăn
Chi phí dự án
Thỏa mãn kế hoạch đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp
Hiệu suất, chất lượng hoặc dịch vụ
Yêu cầu khẩn cấp, tẩm quan trọng của cạnh tranh
Thời gian
Tầm quan trọng của an toàn
Tiêu chuẩn kỹ thuật
2. Quản lý dự án
Quá trình phát triển của quản lý dự án đã trải qua rất nhiều học thuyết và trường phái khác nhau: Trường phái cổ điển (Thế kỉ 19) với học thuyết khoa học (Gantt), học thuyết quản lý, trường phái quan hệ nhân văn với phép định lượng, trường phái hiện đại....
Có hai lực lượng cơ bản thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phương pháp quản lý dự án là (1) nhu cầu ngày càng tăng về những hàng hóa và dịch vụ sản xuất phức tạp, chất lượng cao trong khi khách hàng càng “khó tính”; (2) kiến thức của con người (hiểu biết tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật…) ngày càng tăng.
Các phương pháp quản lý mới hiện nay:
Quản lý chất lượng tổng thể (Total quality management)
Đúng thời gian (Just in time)
Kỹ thuật cạnh tranh (Comcurent engineering)
2.1. Khái niệm quản lý dự án
2.1.1. Khái niệm
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định.
Lập kế hoạch. Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống.
Điều phối thực hiện. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp.
Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ cuối và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau của dự án.
Lập kế hoạch
Thiết lập mục tiêu
Dự tính nguồn lực
Xây dựng kế hoạch
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án như trình bày trong hình:
Điều phối thực hiện
Bố trí tiến độ thời gian
Phân phối nguồn lực
Phối hợp các hoạt động
Khuyến khích động viên
Giám sát
Đo lường kết quả
So sánh với mục tiêu
Báo cáo
Giải quyết các vấn đề
Hình 1.2. Chu trình quản lý dự án
2.1.2. Mục tiêu của quản lý dự án
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công viẹc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép. Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên quan chặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo công thưc sau:
C = f(P, T, S)
Trong đó: C: chi phí
P: mức độ hoàn thành công việc (kết quả)
T: yếu tố thời gian
S: phạm vi dự án
Phương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: mức độ hoàn thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án. Nói chung, chi phí của dự án tăng lên khi chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dài thêm và phạm vi dự án được mở rộng. Nếu thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, gặp trường hợp giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ phát sinh tăng chi phí một số khoản mục nguyên vật liệu. Mặt khác, thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả do công nhân mệt mỏi, do chờ đợi và thời gian máy chết tăng theo… làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí. Thời gian thực hiện dự án kéo dài, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí gián tiếp cho bộ phận (chi phí hoạt động của văn phòng dự án) tăng theo thời gian và nhiều trường hợp, phát sinh tăng khoản tiền phạt do không hoàn thành đúng tiến độ ghi trong hợp đồng.
Ba yếu tố: thời gian, chi phí và mức độ hoàn thiện công việc có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án, nhưng nói chung, đạt được kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải “hy sinh” một hoặc hai mục tiêu kia. Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu dự án là việc hy sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép, nhằm thực hiện tốt nhất tất cả các mục tiêu dài hạn của quá trình quản lý dự án. Nếu công việc dự án diễn ra theo đúng kế hoạch thì không phải đánh đổi mục tiêu. Tuy nhiên, kế hoạch thực thi công việc dự án thường có những thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọng của nhà quản lý dự án. Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra trong suốt quá trình quản lý, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án. Ở mỗi giai đoạn của quá trình quản lý dự án, có thể một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng nhất cần phải tuân thủ, trong khi các mục tiêu khác có thể thay đổi, do đó, việc đánh đổi mục tiêu đều có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu khác.
Đánh đổi mục tiêu phải luôn dựa trên các điều kiện hay các ràng buộc nhất định. Bảng 1 trình bày các tình huống đánh đổi. Tình huống A và B là những tình huống đánh đổi thường gặp trong quản lý dự án. Theo tình huống A, tại một thời điểm chỉ có một trong ba mục tiêu cố định, trong tình huống B, có hai mục tiêu cố định còn các mục tiêu khác thay đổi. Tình huống C là trường hợp tuyệt đối. Cả ba mục tiêu đều cố định nên không thể đánh đổi hoặc cả ba mục tiêu cùng thay đổi nên cũng không cần phải đánh đổi.
Loại tình huống
Ký hiệu
Thời gian
Chi phí
Hoàn thiện
A1
Cố định
Thay đổi
Thay đổi
A
A2
Thay đổi
Cố định
Cố định
A3
Thay đổi
Thay đổi
Cố định
B1
Cố định
Cố định
Thay đổi
B
B2
Cố định
Thay đổi
Cố định
B3
Thay đổi
Cố định
Cố định
C
C1
Cố định
Cố định
Cố định
C2
Thay đổi
Thay đổi
Thay đổi
Bảng 1: Các tình huống đánh đổi
Trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý mong muốn đạt được một cách tốt nhất tất cả các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản. Dù phải đánh đổi hay không đánh đổi mục tiêu, các nhà quản lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án như thể hiện trong hình 1.3.
Kết quả
Kết quả
mong muốn Mục tiêu
cộng hợp
Chi phí
Chi phí
Thời gian cho phép
cho phép
Thời gian
Hình 1.3. Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: thời gian, chi phí và kết quả
2.1.3. Đặc điểm của quản lý dự án
- Tổ chức quản lý dự án là một tổ chức tạm thời. Tổ chức quản lý dự án được hình thành để phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn. Trong thời gian tồn tại dự án, nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập với các phòng ban chức năng. Sau khi kết thúc dự án, cần phải tiến hành phân công lại lao động, bố trí lại máy móc thiết bị.
- Quan hệ giữa chuyên viên quản lý dự án với phòng chức năng trong tổ chức. Công việc của dự án đòi hỏi có sự tham gia của nhiều phòng chức năng. Người đứng đầu dự án và những người tham gia quản lý dự án, là những người có trách nhiệm phối hợp mọi nguồn lực, mọi người từ các phòng chuyên môn nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của dự án. Tuy nhiên, giữa họ thường nảy sinh mâu thuẫn về vấn đề nhân sự, chi phí, thời gian và mức độ thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật.
2.1.4. Một số điểm khác nhau cơ bản giữa quản lý dự án với quản lý quá trình sản xuất liên tục của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro một cách thường xuyên. Quản lý dự án thường phải đối phó với nhiều rủi ro có độ bất định cao trong công tác lập kế hoạch, dự tính chi phí, dự đoán sự thay đổi công nghê, sự thay đổi cơ cấu tổ chức… Do vậy, quản lý dự án nhất thiết phải đặc biệt chú trong công tác quản lý rủi ro, cần xây dựng các kế hoạch, triển khai thường xuyên các biện pháp phòng chống rủi ro.
Quản lý sự thay đổi. Đối với quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp, các nhà quản lý thường nhìn vào mục tiêu lâu dài của tổ chức để áp dụng các phương pháp, kỹ năng quản lý phù hợp. Ngược lại, trong quản lý dự án, vấn đề được đặc biệt quan tầm là quản lý thời gian và quản lý sự thay đổi. Môi trường của dự án là môi trường biến động do ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Quản lý tốt sự thay đổi góp phần thực hiện tốt mục tiêu của dự án.
Quản lý nhân sự. Chức năng tổ chức giữ vị trí quan trọng trong quản lý dự án. Lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp sẽ có tác dụng phân rõ trách nhiệm và quyền lực trong quản lý dự án, do đó, đảm bảo thực hiện thành công dự án. Ngoài ra, giải quyết vấn đề “hậu dự án” cũng là điểm khác biết giữa hai lĩnh vực quản lý.
Quá trình quản lý sản xuất theo dòng
Nhiệm vụ có tính lặp lại, liên tục
Tỷ lệ sử dụng nguồn lực thấp
Một khối lượng lớn hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong một thời kỳ (sản xuất hàng loạt)
Thời gian tồn tại của các công ty, doanh nghiệp lâu dài
Các số liệu thống kê sẵn có và hữu ích đối với việc ra quyết định
Không quá tốn kém khi chuộc lại lỗi lầm
Tổ chức theo tổ nhóm là hình thức phổ biến
Trách nhiệm rõ ràng và được điều chỉnh qua thời gian
Môi trường làm việc tương đối ổn định
Quản lý dự án
Nhiệm vụ không có tính lặp lại, liên tục mà có tính chất mới mẻ
Tỷ lệ sử dụng nguồn lực cao
Tập trung vào một loại hay một số lượng nhất định hàng hóa hoặc dich vụ (sản xuất đơn chiếc)
Thời gian tồn tại của dự án có giới hạn
Các số liệu thống kê ít có nên không được dùng nhiều trong các quyết định về dự án
Phải trả giá đắt cho các quyết định sai lầm
Nhân sự mới cho mỗi dự án
Phân chia trách nhiệm thay đổi tùy thuộc vào tính chất của từng dự án
Môi trường làm việc thường xuyên thay đổi
Hình 1.4. Những khác nhau cơ bản giữa quản lý sản xuất theo dòng và hoạt động phát triển dự án
2.2. Nội dung của quản lý dự án
Quản lý dự án
Lập kế hoạch tổng quan
Lập kế hoạch
Thực hiện kế hoạch
Quản lý những thay đổi
Quản lý phạm vi
Xác định phạm vi
Lập kế hoạch
Quản lý thay đổi phạm vi
Quản lý thời gian
Xác định công việc
Dự tính thời gian
Quản lý tiến độ
Quản lý chi phí
Lập kế hoạch nguồn lực
Tính toán chi phí
Lập dự toán
Quản lý chi phí
Quản lý chất lượng
Lập kế hoạch chất lượng
Đảm bảo chất lượng
Quản lý chất lượng
Quản lý nhân lực
Lập kế hoạch nhân lực, tiền lương
Tuyển dụng, đào tạo
Phát triển nhóm
Quản lý thông tin
Lập kế hoạch quản lý thông tin
Xây dựng kênh và phan phối thông tin
Báo cáo tiến độ
Quản lý hoạt động cung ứng, mua bán
Kế hoạch cung ứng
Lựa chọn nhà thầu, tổ chức đấu thầu
Quản lý hợp đồng, tiến độ cung ứng
Quản lý rủi ro dự án
Xác định rủi ro
Đánh giá rủi ro
Xây dựng chương trình quản lý rủi ro đầu tư
2.2.1. Quản lý kế hoạch dự án
Là một bộ phận của quản lý dự án, nó bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng các thành phần khác nhau của dự án được phối hợp hoàn toàn thích đáng. Nó đảm bảo dung hòa giữa các mục tiêu ( xung đột lẫn nhau) của dự án và các lựa chọn để thỏa mãn mong chờ của các bên liên quan đến dự án.
Để dự án hoàn thành thắng lợi, cũng cần tập trung vào quản lý hòa nhập giữa các thành phần của dự án bao gồm các thành phần khác nhau của tổ chức dự án và các thành phần khác nhau của chu kỳ dự án.
Phát triển kế hoạch
1. Đầu vào
- Đầu ra của kế hoạch khác
- Thông tin của các dự án tương tự
- Chiến lược tổ chức thực hiện
- Những yếu tố hạn chế
- Những giả định
2. Công cụ, kỹ thuật
- Phương pháp lập kế hoạch dự án
- Kiến thức, kỹ năng của các bên liên quan
- Hệ thống thông tin quản lý dự án
3. Đầu ra
- Kế hoạch dự án
- Tài liệu hỗ trợ
Quản lý sự hòa nhập
Thực hiện kế hoạch dự án
1. Đầu vào
- Kế hoạch dự án
- Tài liệu hỗ trợ
- Chiến lược tổ chức thực hiện dự án
- Chương trình hành động
2. Công cụ và kỹ thuật
- Kỹ năng quản lý chugn
-Kiến thức, kỹ năng và sản phẩm
- Trình tự thực hiện các công việc dự án
- Các thủ tục về mặt tổ chức
3. Đầu ra
- Kết quả công việc
- Những yêu cầu thay đổi
Kiểm soát toàn bộ sự thay đổi
1. Đầu vào
- Kế hoạch dự án
- Báo cáo thực hiện
- Yêu cầu thay đổi
2. Công cụ và kỹ thuật
- Hệ thống kiểm soát thay đổi
- Quản lý giám sát
- Đánh giá thực hiện
- Lập kế hoạch phụ trợ
- Hệ thống thông tin dự án
3. Đầu ra
- Cập nhật kế hoạch dự án
- Chương trình hành động
- Bài học kinh nghiệm
2.2.2. Quản lý phạm vi dự án
Quản lý phạm vi dự án bao gồm các quy trình đòi hỏi để đảm bảo rằng dự án bao gồm tất cả các công việc yêu cầu để hoàn thành dự án một cách xuất sắc.
- Phạm vi của sản phẩm: Các đặc tính và chức năng mà sản phẩm phải có.
- Phạm vi dự án: Các công việc phải làm để bàn giao sản phẩm có các đặc tính và chức năng đã được xác định.
Kiểm tra phạm vi
1. Đầu vào
- Kết quả của công việc.
- Hồ sơ sản phẩm.
2. Công cụ kỹ thuật
- Thanh tra.
3. Đẩu ra
- Chấp nhận chính thức.
Khởi đẩu
1. Đầu vào
- Mô tả sản phảm.
- Hoạch định chiến lược.
- Tiêu chuẩn lựa chọn dự án.
- Thị trường của dự án.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phương pháp lựa chọn dự án.
- Đánh giá của chuyên gia.
3. Đầu ra
- Quyết định thực hiện dự án.
- Quyết định của giám đốc điều hành dự án.
- Những yếu tố hạn chế.
- Những giả định.
Lập kế hoạch phạm vi
1. Đầu vào
- Mô tả sản phẩm.
- Quyết định thực hiện dự án.
- Những yếu tố hạn chế.
- Những giả định.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phân tích sản phẩm.
- Phân tích Chi phí/Lợi ích
- Lựa chọn các phương án
- Đánh giá của chuyên gia
3. Đầu ra
- Báo cáo về phạm vi của dự án.
- Tài liệu hỗ trợ dự án.
- Kế hoạch quản lý phạm vi dự án.
Xác định phạm vi
1. Đầu vào
- Báo cáo về phạm vi dự án
- Những yếu tố hạn chế
- Những giả định
- Đầu ra các kế hoạch khác
- Các thông tin của dự án tương tự
2. Công cụ và kỹ thuật
- Cấu trúc phân chia dự án tương tự trước đây
- Phương pháp phân chia dự án
3. Đầu ra
- Cấu trúc phân chia dự án
Kiểm tra sự thay đổi phạm vi
1. Đầu vào
- Cấu trúc phân chia dự án.
- Những yêu cầu thay đổi, Báo cáo thực hiện
- Kế hoạch quản lý phạm vi.
2. Công cụ kỹ thuật
- Hệ thống quản lý những thay đổi về phạm vi của dự án.
- Đánh giá thực hiện.
- Lập kế hoạch phụ trợ.
3. Đầu ra
- Những thay đổi về phạm vi của dự án.
- Chương trình hoạt động .
- Bài học kinh nghiệm.
Quản lý phạm vi
2.2.3. Quản lý thời gian
Quản lý thời gian bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo dự án hoàn thành đúng lúc.
Xây dựng lịch làm việc
1. Đầu vào
- Sơ đồ mạng của dự án.
- Ước tính thời gian thực hiện từng công việc, lịch chọn.
- Yêu cầu về nguồn, Mô tả nguồn.
- Những yếu tố hạn chế, giả định.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phân tích toán học, giảm thời gian thực hiện dự án.
- Phần mềm quản lý dự án.
3. Đầu ra
- Lịch thực hiện, Kế hoạch quản lý thời gian, Cập nhật các nguồn lực đòi hỏi.
Xác định các hoạt động
1. Đầu vào
-Cấu trúc phân chia dự án
-Báo cáo về phạm vi của dự án.
-Các thông tin của dự án tương tự.
- Những yếu tố ràng buộc.
những giả định.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phân chia dự án.
- WBS của một số dự án tương tự.
3. Đầu ra
- Danh sách hoạt động.
-Tính toán chi tiết hỗ trợ.
- Cập nhật cấu trúc phân chia dự án.
Quản lý thời gian
Sắp xếp các hoạt động
1. Đầu vào
- Danh sách hoạt động.
- Mô tả sản phẩm.
- Trình tự thực hiện công việc dự án bắt buộc.
- Các nhân tố tác động bên ngoài.
-Các yếu tố ràng buộc, giả định
2. Công cụ và kỹ thuật
-Phương pháp sơ đồ mạng nut (AON).
-Phương pháp sơ đồ mạng AOA.
3. Đầu ra
-Biểu đồ mạng của dự án.
- Cập nhật danh mục hoạt đông.
Ước tính thời gian thực hiện hoạt động
1. Đầu vào
- Danh sách hoạt động.
- Những giả định. Những yêu cầu về nguồn lực.
-Khả năng sẵn sàng các nguồn lực.
-Thông tin của dự án trước.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Đánh giá của chuyên gia.
-Đánh giá tong thể. Phương pháp tính toán thời gian thực hiện.
3. Đầu ra
-Ứoc tính thời gian thực hiện hoạt động.
-Cập nhật danh mục hoạt động
Kiểm soát lịch trình dự án
1. Đầu vào
- Lịch thực hiện dự án, Các báo cáo tiến độ, yêu cầu thay đổi kế hoạch quản lý thời gian.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Hệ thống kiểm soát những thay đổi lịch thực hiện công việc.
- Cách tính độ sai lệch thời gian, phần mềm quản lý dự án.
3. Đầu ra
- Cập nhật lịch thực hiện công việc, điều chỉnh các hoạt động
- Các bài học kinh nghiệm.
2.2.4. Quản lý chi phí
Quản lý chi phí bào gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằn dự án được hoàn thành với kinh phí đã đựợc phê duyệt. Chi phí của dự án quyết định bởi chi phí các nguồn cần thiết để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của dự án.
Lập kế hoạch nhân lực
1. Đầu vào
- Cấu trúc phân chia công việc.
- Thông tin tương tự dự án trước.
- Giới hạn phạm vi
- Mô tả các nguồn lực đòi hỏi.
- Chiến lược tổ chức thực hiện
2. Công cụ và kỹ thuật
- Đánh giá của chuyên gia
- Đề xuất nhiều phương án lựa chọn.
3. Đầu ra
- Các nguồn lực đồi hỏi, số lượng
Quản lý chi phí
Ước tính chi phí
1. Đầu vào
- Cấu trúc phân chia công việc
- Các nguồn đòi hỏi.
- Đơn giá, ước tính thời gian cho từng công việc.
- Các thông tin từ các dự án tương tự,
2. Công cụ và kỹ thuật
- Công thức toán học
- Phần mềm Exel
3. Đầu ra
- Ước tính chi phí
- Các tính toán chi tiết bổ trợ
- Kế hoạch quản lý chi phí
Dự thảo ngân sách
1. Đầu vào
- Ước tính chi phí.
- Cấu trúc phân chia công việc.
- Lịch thực hiện dự án.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Công cụ và kỹ thuật ước tính chi phí
3. Đầu ra
- Chi phí cơ sở (chi phí kế hoạch ban đầu)
Kiểm soát chi phí
1. Đầu vào
- Chi phí kế hoạch, Các báo cáo tài chính
- Các yêu cầu thay đổi
- Kế hoạch quản lý chi phí
2. Công cụ và kỹ thuật
- Hệ thống kiểm tra thay dổi chi phí
- Phương pháp xác định độ lệch chi phí
- Các kế hoạch bổ sung, tính toán nền móng
3. Đầu ra
- Ước tính chi phí điều chỉnh
- Tính toán lại ngân sách,
- Uớc tính tổng chi phí dự án
2.2.5. Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng bào gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án sẽ thỏa mãn những sự cần thiết phải thực hiện dự án (lý do tồn tại). Nó bao gồm toàn bộ các hoạt động của chức năng quản lý chung như xác định chính sách chất lượng, mục tiêu về chất lượng và trách nhiệm quản lý thực hiện các mục tiêu này bằng cách lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng với hệ thống chất lượng.
Lập kế hoạch chất lượng
1. Đầu vào
- Mô tả sản phẩm
- Các tiêu chuẩn và quy định
- Quy trình đầu ra khác
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phân tích chi phí/ lợi ích
- Các tiêu chuẩn
- Kinh nghiệm
3. Đầu ra
- Kế hoạch quản lý chất lượng
- Xác định các chỉ tiêu vận hành
- Danh mục nghiệm thu
- Đầu ra của các quy trình khác
Quản lý chất lượng
Đảm bảo chất lượng
1. Đầu vào
- Kết quả của các biện pháp quản lý chất lượng
- Các chỉ tiêu vận hành
2. Công cụ và kỹ thuật
-Công cụ kỹ thuật quản lý kế hoạch chất lượng
- Biêu mẫu kiểm tra chất lượng
3. Đầu ra
Cải tiến chất lượng
Kiểm tra chất lượng
1. Đầu vào
- Kế hoạch quản lý chất lượng
- Xác định các chỉ tiêu vận hành
- Danh mục các tiêu chuẩn nghiệm thu
2. Công cụ kỹ thuật
- Thanh tra, giám sát, kiểm tra.
- Biểu đồ
- Phân tích xu thế, phân tích nhân - quả
3. Đầu ra
- Cải thiện chất lượng
- Quy định nghiệm thu
- Hoàn tất bảng nghiệm thu như trong danh mục
2.2.6. Quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực bao gồm các quy trình cần thiết để đạt được hiệu quả nhất việc sử dụng nhân lựuc tham gia dự án, bao gồm tất cả các bên tham gia dự án: Nhà tài trợ, khách hàng, nhà thầu, cá nhân tham gia…
Kế hoạch tổ chức
1. Đầu vào
- Các mặt phân giới của dự án
- Nhu cầu nhân lực
- Các ràng buộc
2. Công cụ và kỹ thuật
- Các dự án tương tự
- Tài liệu hướng dẫn
- Lý thuyết tổ chức
- Phân tích của các bên liên quan
3. Đẩu ra
- Kế hoạch quản lý nhân lực
- Sơ đồ chi tiết
- Bổ trợ chi tiêt
Quản lý nguồn nhân lực
Tuyển nhân viên
1. Đầu vào
- Mô tả nhóm nhân lực
- Các tài liệu hướng dẫn tuyên mộ nhân lực
2. Công cụ và kỹ thuật
- Thỏa thuận
- Thử việc
- Tuyển dụng
3. Đầu ra
- Phân công nhân lực dự án
- Hướng dẫn nhóm dự án
Phát triển đội ngũ
1. Đầu vào
- Nhân lực của dự án
- Kế hoạch dự án
- Kế hoạch quản lý nhân lực
- Các báo cáo sử dụng nhân lực
- Ý kiến nhận xét từ bên ngoài
2. Công cụ và kỹ thuật
- Kỹ năng quản lý tổng hợp
- Sắp xếp, đào tạo
3. Đầu ra
- Cải thiện các chỉ tiêu sử dụng nhân lực
- Đầu vào của các đánh giá hiệu suất sử dụng lao động
2.2.7. Quản lý thông tin
Quản lý thông tin bao gồm các quá trình cần thiết để đảm bảo tính kịp thời từ việc phất thông tin, phổ biến thông tin, thu thập thông tin, lưu trữ thông tin và việc sẵng sang cung cấp thông tin của dự án. Nó cung cấp những liên kết giữa mọi người. Tất cả mọi người có liên quan đến dự án đều phải được chuẩn bị để giữ và hận thông tin của dự án , phải hiểu được những thông tin nào liên quan đến họ
Quản lý thông tin
Kế hoạch liên quan của dự án
1. Đầu vào
- Nhu cầu thị trường đòi hỏi
- Công nghệ thông tin, các ràng buộc
- Các giả định
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phân tích các bên liên quan
3. Đầu ra
- Kế hoạch quản lý
Tổ chức phân phối thông tin
1. Đầu ra
- Kết quả công việc
- Kế hoạch quản lý thông tin
2. Công cụ và kỹ thuật
- Kỹ năng thông tin
- Hệ thống thu nhận thông tin
- Hệ thống phân phối thông tin
3. Đầu ra
- Hồ sơ của dự án
Báo cáo đánh giá
1. Đầu vào
- Kế hoạch dự án, kết quả công việc
- Các biên bản khác của dự án
2. Công cụ và kỹ thuật
- Tổng quan toàn bộ việc tổ chức dự án
- Phân tích độ lệch,
- Phân tích xu thế
- Phân tích giá trị tăng thêm
- Công cụ và kỹ thuật phân phối thông tin
3. Đầu ra
- Các báo cáo đánh giá
- Đề nghị thay đổi
Kết thúc dự án về mặt hành chính
1. Đầu vào
- Các tài liệu đánh giá dự án
- Tài liệu về sản phẩm dự án
2. Công cụ và kỹ thuật
- Công cụ, kỹ thuật báo cáo đánh giá thực hiệ dự án
3. Đầu ra
- Biên bản nghiệm thu thực hiện
- Bài học kinh nghiệm
2.2.8. Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro bao gồm các quy trình liên quan đến việc xây dựng, phân tích đối phó lại rủi ro của dự án. Nó bao gồm việc làm tăng lên đên tột độ các kết quả của những sự kiện có tác động tốt đến dự án và làm giảm tối thiểu hậu quả của những sự kiện có ảnh hưởng xấu đên dự án
Biện pháp đối phó rủi ro
1. Đầu vào
- Các cơ hội rủi ro, chống lại rủi ro
-Các cơ hội chấp nhận, bỏ qua rủi ro
2. Công cụ và kỹ thuật
- Mua hàng hóa dịch vụ
- Kế hạch hạn mức
- Phòng ngừa, mua bảo hiểm
3. Đầu ra
- Kế hoạch quản lý rủi ro
- Đầu vào các quyết định
- Kế hoạch hạn chế rủi ro
- Hợp đồng cam kết
Nhận diện
1. Đầu vào
- Các đầu ra kế hoạch khác
- Thông tin của dự án tương tự
2. Công cụ và kỹ thuật
- Kỹ thuật nảy ý nghĩ (Brainstomy)
- Phân tích nhân - quả
- Phỏng vấn
3. Đầu ra
- Các nguồn rủi ro
- Các sự kiện sinh ra rủi ro
- Đầu vào của các quy trình khác
Quản lý rủi ro
Định lượng rủi ro
1. Đầu vào
- sự chấp nhận rủi ro của các bên
- Các nguồn rủi ro, các sụ kiên sinh ra rủi ro
- Ước tính chi phí, ước tính thời gian
2. Công cụ và kỹ thuật
- Giá trị tiền tệ mong đợi
- Tổng kết thống kê
- Cây quyết định
- Đánh giá của chuyên gia
3. Đầu ra
- Các cơ hội đe dọa, chống lại rủi ro
- Các cơ hội chấp nhận, bỏ qua rủi ro
Kiểm soát việc đối phó rủi ro
1. Đầu vào
- Kế hoạch quản lý rủi ro
- Các sự kiện rủi ro đã co
- Các sự kiện rủi ro đã xác định
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phát triển thêm các biện pháp chống rủi ro
3. Đẩu ra
- Hoạt động hiệu chỉnh
- Cập nhật bổ sung kế hoạch quản lý
2.2.9. Quản lý đấu thầu
Quản lý đấu thầu bào gồm các quy trình cần thiết để được cung cấp các hàng hóa và dịch vụ từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án.
Lựa chọn nguồn hàng
1. Đầu vào
- Kế hoạch đã đề xuất
- Các chỉ tiêu đánh giá
- Chiến lược tổ chức thực hiện dự án
2. Công cụ và kỹ thuật
- Thương thảo hợp đồng
- Hệ thống thanh toán
- Các tính toán độc lập
3. Đẩu ra
- Hợp đồng
Kế hoạch mua hàng
1. Đầu vào
- Mổ tả sản phẩm
- Các nguồn mua
- Các điều kiện mua hàng
- Các ràng buộc, giả định
2. Công cụ và kỹ thu._.ật
- Phân tích đánh giá của chuyên gia
- Lựa chọn dạng hợp đồng
3. Đẩu ra
- Kế hoạch mua hàng
- Bản kê công việc
Quản lý đấu thầu
Kế hoạch tìm kiếm nguồn hàng
1. Đầu vào
- Bản kê công việc
- Các kế hoạch đàu ra khác
2. Công cụ và kỹ thuật
- Các tiêu chuẩn
- Đánh giá của chuyên gia
3. Đẩu ra
- Tài liệu mua hàng
- Các chỉ tiêu đánh giá
- Cập nhật lại bảng kê công việc
Phân tích các nhà bán hàng
1. Đẩu vào
- Tài liệu hàng mua
- Danh mục các nhà bán hàng
2. Công cụ và kỹ thuật
- Đấu thầu
- Quảng cáo mua hàng
3. Đầu ra
- Kế hoạch đề xuất
Quản lý hợp đồng
1. Đầu vào
- Kết quả công việc
- Các yêu cầu thay đổi
- Hóa đơn bán hàng
2. Công cụ và kỹ thuật
-Hệ thống kiểm tra thay đổi
- Báo cáo bán hàng
- Hệ thống thanh toán
3. Đẩu ra
- Các thay đổi hợp đồng
- Yêu cầu thanh toán, trao đổi tiền hàng
Kết thúc hợp đồng
1. Đầu vào
- Tài liệu hợp đồng
2. Công cụ và kỹ thuật
- Kiểm kê, kế toán mua hàng
3. Đầu ra
- Dữ liệu hợp đồng
- Biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng
II. QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
1. Tổng quan về dự án xây dựng
1.1. Khái niệm
Sản phẩm đầu tư xây dựng là các công trình xây dựng đã hoàn thành (bao gồm cả việc lắp đặt thiết bị công nghệ ở bên trong). Sản phẩm xây dựng là kết tinh của các thành quả khoa học - công nghệ và tổ chức sản xuất của toàn xã hội ở một thời kỳ nhất đinh. Nó là một sản phẩm có tính chất liên ngành, trong đó những lực lượng tham gia chế tạo sản phảm chủ yếu: các chủ đầu tư, các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp, các doanh nghiệp tư vấn xây dựng, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ, vật tư thiết bị xây dựng, các doanh nghiệp cung ứng, các tổ chức dịch vụ ngân hàng và tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
1.2. Bản chất của các dự án xây dựng
Dự án xây dựng hàm chứa bản chất lưỡng tính: một mặt dự án xây dựng là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, công nghệ tổ chức thi công v.v… được giải quyết đối với công trình xây dựng; mặt khác, đây là môi trường hoạt động phù hợp với những mục đính đã được đặt ra, nghĩa là một quá trình xây dựng có định hướng đối với các công trình mới hoặc cải tạo đối với các công trình hiện hữu đang sản xuất.
Tóm lại, dự án xây dựng được hiểu như một phạm vi hoạt động sáng tạo hoặc thay đổi cả những chức năng hoạt động của công trình, hệ thống sản xuất, công nghệ kỹ thuật, môi truờng… cũng như sự hình thành toàn thể từ quan điểm thống nhất của các mục tiêu, địa điểm và thời gian thực hiện.
Loại dự án xây dựng được xác định bởi quy mô, thời hạn thực hiện, chất lượng, mục tiêu, sự hạn chế tài nguyên… và quản lý dự án xây dựng đòi hỏi phải có một tổ chức năng động, các thành viên thông thạo công việc, biết phối hợp hoạt động với nhau một cách hiệu quả.
Xuất phát từ tầm quan trọng của yếu tố thời gian, nhiều dự án xây dựng có vốn đầu tư không lớn, nhưng thời điểm giành cơ hội cạnh tranh bán sản phẩm của chủ đầu tư ra ngoài thị trường lại cấp bách, do vậy, mà công tác quản lý dự án xây dựng đảm bảo đưa công trình vào hoạt động đúng hạn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kinh doanh.
Về chất lượng dự án xây dựng có thể không sai sót, nhưng điểm chủ yếu đối với chất lượng công trình là độ tin cậy và bền vững cao. Những dự án như vậy chúng ta thường gặp ở những nhà máy hóa chất, khí gas hoặc điện nguyên tử.
Dự án xây dựng không phải tồn tại một cách ổn định cứng. Hàng loạt những phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn nhân lực, tài chính, các hoạt động sản xuất… và bên ngoài như môi trường chính trị, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, thậm chí cả các điều kiện tự nhiên - xã hội v.v… Những phần tử riêng của dự án có thể được sử dụng vừa như các yếu tố thuộc thành phần bên trong, vừa như bên ngoài của chính nó, chẳng hạn, một đơn vị xây lắp chuyên ngành đồng thời có thể thực hiện công việc của một vài dự án khác nhau.
Khởi đầu dự án xây dựng có thể được tính từ thời điểm xuất vốn đầu tư để thực hiện công trình. Tuy nhiên trước đó người ta có thể còn phải chờ đợi, cân nhắc các phương án và lựa chọn chúng, nhưng dù sao thì dự án vẫn tồn tại một cách trừu tượng cho đến khi hiện diện một quá trình thực thi thực tế.
Kết thúc dự án xây dựng được tính vào thời điểm bàn giao công tình đưa vào sử dụng và vận hành sản xuất ra sản phẩm đạt công suất thiết kế. Trong điều kiện thị trường, chủ đầu tư kỳ vọng không chỉ ở công trình đang xây dựng, mà điều chính yếu là kết quả từ công trình xây dựng mang lại nguồn thu và lợi nhuận như thế nào sau khi đưa công trình vào sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, chủ đầu tư xem sự vận hành của công trình trong tương quan với những mục đích kinh doanh của mình. Chính vì thế mà chủ đầu tư hết sức thận trọng xem xét các yếu tố chi phí trong toàn bộ dự án. Thật vậy, khoản chi phí trực tiếp cho quá trình vận hành công trình có thể giảm đáng kể do việc tăng chi phí ban đầu ở giai đoạn xây dựng.
Thí dụ: Khi sử dụng vật liệu bao che công trình cách nhiệt tốt, mặc dù có thể làm tăng chi phí ban đầu, nhưng lại giảm đáng kể mức độ tiêu hao năng lượng để điều hòa nhiệt độ trong suốt quá trình sản xuất.
Trong thành phần của bước thực hiện dự án, việc lựa chọn công ty tư vấn và nhà thầu xây dựng có một ý nghĩa rất quan trọng. Thật vậy, trong bước thực hiện các dự án xây dựng luôn luôn tiềm ẩn và nẩy sinh nhiều yếu tố rủi ro cả trong kỹ thuật lẫn tài chính và có thể làm sai lệch tiến độ. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, biện pháp cơ bản để rút ngắn thời gian thực hiện các dự án, chính là khả năng phối hợp tốt giữa những con người cụ thể với toàn bộ các công việc ngay từ thời điểm đầu tiên đến khi kết thúc công trình. Những dự án được xem là thành công, chỉ khi tổng các chi phí không vượt quá tổng dự toán hoặc tổng mức đầu tư (trong dự án khả thi) và thời gian thực hiện phải tương úng với hạn định trong kế hoạch.
1.3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của dự án xây dựng
Ngành xây dựng có những đặc thù nếu được xem xét riêng thì cũng có ở các ngành khác, nhưng khi kết hợp chúng lại thì chỉ xuất hiện trong ngành xây dựng, vì thế cần được nghiên cứu riêng. Các đặc thù ở đây chia làm bốn nhóm: bản chất tự nhiên của sản phẩm, cơ cấu của ngành cùng với tổ chức quá trình xây dựng; những nhân tố quyết định nhu cầu; phương thức xác định giá cả. Những đặc điểm sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng lớn đến phương thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế trong ngành xây dựng, làm cho việc thi công xây lắp công trình xây dựng có nhiều điểm khác biệt so với việc thi công các sản phẩm của các ngành khác. Sản phẩm xây dựng với tư cách là các công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có đặc điểm sau:
Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo và cả về phương pháp chế tạo. Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng của chủ đầu tư, điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng.
Sản phẩm là những công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ. Vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian kiến tạo và thời gian sử dụng lâu dài. Do đó, khi tiến hành xây dựng phải chú ý ngay từ khi lập dự án để chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và tổ chức thi công xây lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại, hoặc sửa chữa gây thiệt hại vốn đầu tư và giảm tuổi thọ của công trình.
Sản phẩm thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn. Số lượng, chủng loại vật tư, thiết bị xe máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi công trình cũng rất khác nhau, lại luôn thay đổi theo tiến độ thi công. Bởi vậy giá thành sản phẩm rất phức tạp thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời kỳ.
Sản phẩm có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng công trình.
Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều cảnh quan và môi trường tự nhiên, do đó liên quan đến lợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi đặt công trình.
Sản phẩm mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa - nghệ thuật và quốc phòng. Sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang bản sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt… Có thể nói sản phẩm xây dựng phản ánh trình độ kinh tế khoa học - kỹ thuật và văn hóa trong từng giai đoạn phát triển một đất nước.
Sản phẩm xây dựng thuộc phần kết cấu nâng đỡ bao che không trực tiếp tác động tới đối tượng lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đặc điểm này đòi hỏi người thiết kế phải chọn những giải pháp kết cấu, giải pháp bố cục mặt bằng hợp lý, tiết kiệm.
2. Quản lý dự án xây dựng
2.1. Khái niệm
Quản lý đầu tư trong xây dựng là tập hợp những tác động của nhà nước, chủ đầu tư đến toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng kể từ bước xác định dự án đầu tư xây dựng đến khi thực hiện dự án tạo ra công trình bàn giao đưa vào sử dụng để đạt được mục tiêu đầu tư đã xác định.
2.2. Nội dung quản lý dự án xây dựng.
- Quản lý lập báo cáo đầu tư để xin phép đầu tư
- Quản lý lập, thẩm định, quyết định đầu tư cho các dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.
- Quản lý việc điều chỉnh dự án đẩu tư xây dựng công trình.
- Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.
- Quản lý về cấp phép xây dựng công trình
- Quản lý lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
- Quản lý thi công xây dựng công trình
- Quản lý khối lượng thi công xây dựng
- Quản lý môi trường xây dựng
- Quản lý bảo hành công trình xây dựng.
3. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng
Đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng.
Đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường.
Đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp vói các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
Ngoài những nguyên tắc trên thì tùy thuôc theo từng nguồn vốn sử dụng cho dự án mà quản lý nhà nước đối với dự án còn phải theo nguyên tắc sau:
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách: Nhà nước quản lý toàn diện quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án đầu tư tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của pháp luật.
- Đối với dự án sử dụng vốn khác kể cả vốn tư nhân: Chủ đầu tư quyết định hình thức đầu tư và nội dung quản lý dự án. Riêng trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp từ nhiều nguồn vốn thì các bên góp vốn thỏa thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với loại nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DƯ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM
I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GTVT 5 NĂM 2001-2005
1. Đặc điểm tình hình:
Nền kinh tế nước ta vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng CSHT GTVT phát triển. Nhà nước ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo tiền đề cho việc tăng cường công tác quản lý tổ chức lại bộ máy, giải phóng năng lực sản xuất và mở rộng các hình thức huy động vốn. Chính phủ tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nhằm làm tăng năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải. Ngoài việc tập trung tăng thêm vốn đầu tư cho giao thông vận tải từ các nguồn đặc biệt, vay tín dụng ưu đãi, phát hành trái phiếu chính phủ, chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc lớn như trả nợ khối lượng hoàn thành, ứng trước vốn kế hoạch, tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp… giao trách nhiệm đến cho các địa phương trong công tác bảo vệ hành lang đường bộ, an toàn giao thông, giải phóng mặt bằng… Quốc hội, Chính phủ đã có các nghị quyết về chống đầu tư dàn trải, chống thất thoát, nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Tuy vậy thời gian qua ngành giao thông vận tải cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhà nước tăng vốn đầu tư nhưng các dự án trong nước vẫn thiếu vốn nghiêm trọng. Nhiều dự án dở dang phải tạm đình hoãn, các dự án quan trọng, cấp bách không có vốn để triển khai.
2. Thành tựu đạt được trong 5 năm
- Vốn đầu tư thực hiện: Trong 5 năm tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngành giao thông vận tải được giao 65.028 tỷ đồng trong đó:
+ Bộ giao thông vận tải được giao trực tiếp 61.734 tỷ gồm: vốn ngân sách 13.190 tỷ; vốn ODA 15.777 tỷ; vốn tín dụng ưu đãi 7.062 tỷ; vốn đặc biệt 5.122 tỷ; vốn trái phiếu chính phủ 18.619 tỷ; vốn doanh nghiệp từ các hình thức đầu tư BT, BOT 2.001 tỷ.
- Khối lượng chủ yếu hoàn thành
+ Đường bộ: Cơ bản đã nâng cấp cải tạo xong hệ thống trục dọc gồm Quốc lộ 1 từ Lạng Sơn à Cần Thơ cùng với các cầu lớn và hầm Hải Vân, đường Hồ Chí Minh. Hệ thống Quốc lộ hướng tâm tới các đô thị lớn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng đã được hoàn thành gồm: Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, Quốc lộ 2, đoạn Quốc lộ 18 đường Xuyên Á, Quốc lộ 51, Quốc lộ 13, các dự án, đoạn tuyến trên các vành đai các tuyến ngang nối Quốc lộ 1 với đường Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, các tuyến Quốc lộ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và các Quốc lộ khác trên phạm vi cả nước.
+ Đường sắt: Cơ bản hoàn thành chương trình cơ khí hóa bảo trì, bảo dưỡng đường sắt, khôi phục 19 cầu trên tuyến đường sắt Thống Nhất, 4 hầm qua đèo Hải Vân và từng bước nâng cấp các tuyến đường sắt chủ yếu, nâng cao năng lực, đảm bảo an toàn và đã rút ngắn thời gian chạy tàu trên những tuyến đường quan trọng: tuyến Hà Nội - Hồ Chí Minh từ 32h xuống còn 29h, Hà Nội - Hải Phòng từ 3h xuống 2h, Hà Nội - Lào Cai từ 10h - 5h, Hà Nội - Đồng Đăng từ 7h - 5h.
+ Cảng biển: Đã ký hiệp định và triển khai xây dựng cảng lớn Cái Mép - Thị Vải phục vụ di dời cảng Sải Gòn. Hoàn thành nâng cấp cảng Cần Thơ để phát triển giao thông vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng Sông Cửu Long. Hoàn thành nâng cấp các cảng Đà Nẵng giai đoạn 1, Hải Phòng giai đoạn 1, Vũng Áng giai đoạn 1, Cửa Lò giai đoạn 1. Xây dựng mới cầu tầu cảng Quy Nhơn, cầu tầu 2 vạn tấn cảng Nha Trang, cầu cảng bến số 5, 6, 7. Cảng Cái Lân, Cầu Lìn ke, cảng Ninh Phúc, đài thông tin Duyên Hải Việt Nam, nâng cấp hệ thống đèn biển… Nâng lượng hàng hóa thông qua cảng tăng từ 92.5 triệu tấn (năm 2001) lên 140.4 triệu tấn (năm 2005)
+ Đường sông: Hoàn thành cơ bản việc nâng cấp 2 tuyến đường thủy phía Nam, tuyến Quảng Ninh - Cô Tô, nâng cấp nhà máy đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy, cảng Việt trì, Thanh thải chướng ngại vật trên sông . Trung ương quản lý, xây dựng cảng Ninh Phúc, xây dựng cảng Long Bình, nâng cáp mở rộng bến Xà Lan 1.000DWT, tuyến vận tải thủy Đổng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên
+ Hàng không: Hoàn thành nhà ga T1, đường cất hạ cánh 1B (Nội bài). Cải tạo hệ thống cảng hạ cánh, đường lăn cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nhà ga cảng hàng không Cam Ranh, nhà ga Cảng hàng không Phú Bài…, đường cất hạ cánh cảng hàng không Côn Sơn( Bà Rịa - Vũng Tàu), nhà ga và đường cất hạ cánh các cảng hàng không Vinh, Điện Biên Phủ, Pleiku…
+ Năng lực tăng thêm: Trong 5 năm qua có 10.080km đường bộ được nâng cấp cải tạo và xây dựng mới, xây dựng mới 112.148md cầu và 7.21md hầm đường
+ Giao thông đô thị: Hoàn thành các nút giao thông Nam Thăng Long, Chương Dương, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở, triển khai dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, cầu hầm Thủ Thiêm và đường Đông - Tây thành phố Hồ Chí Minh, triển khai xây dựng một số cầu qua sông Sài Gòn, Sông Đồng Nai; Cầu Vĩnh Tuy, Cầu Thanh trì qua sông Hồng.
+ Giao thông nông thôn: Đã huy động được 17.901,847 tỷ xây dựng giao thông nông thôn, từ nhiều nguồn : dân đóng góp, địa phương đầu tư, trung ương hỗ trợ… Đã xây dựng mới được 15834km đường, sửa chữa, nâng cấp 88.105km đường các loại. 150.306 md cầu bê tông cốt thép, 15.327md ngầm tràn các loại.
Với những nỗ lực trong thời gian qua, hệ thống CSHT GTVT được nâng cấp một bước đáng kể, kể cả vùng núi, vùng sâu vùng xa. Nhiều tuyến giao thông quan trọng, nhiều cầu lớn, bên cảng, sân bay được hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng phát huy tốt hiệu quả. Diện mạo CSHT GTVT đất nước, nhất là ở một số đầu mối giao thông quan trọng như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng đã mang dáng dấp của một hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại.
II. NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GTVT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1. Những tồn tại:
1,5 % lµ con sè mµ c¸c Bé, ngµnh, ®Þa ph¬ng ®a ra vÒ thÊt tho¸t vµ l·ng phÝ trong XDCB; 10% lµ con sè c¸c chuyªn gia kinh tÕ ®a ra; 14 % lµ con sè cña kÕt qu¶ c¸c ®ît thanh tra ChÝnh phñ thùc hiÖn trong n¨m 2003; 30% lµ con sè mµ mét ®¹i biÓu Quèc héi ®a ra vµ cho lµ cã c¬ së ch¾c ch¾n.
Theo sè liÖu thèng kª cña ®oµn gi¸m s¸t Quèc héi vÒ XDCB , trong sè 1.505 dù ¸n ®îc kiÓm tra cã 176 dù ¸n vi ph¹m thÈm ®Þnh dù ¸n, 198 dù ¸n c«ng tr×nh vi ph¹m qui chÕ ®Êu thÇu, 802 dù ¸n, c«ng tr×nh thi c«ng sai thiÕt kÕ, sai chñng lo¹i vËt t, thiÕt bÞ; kh«ng phª duyÖt khèi lîng ph¸t sinh, vi ph¹m c¸c qui chÕ vÒ tr×nh tù, thñ tôc trong qu¶n lý ®Çu t x©y dùng.
VÒ chÊt lîng nghiÖm thu, thanh to¸n c«ng tr×nh: 145 dù ¸n c«ng tr×nh vi ph¹m vÒ thiÕt kÕ, kh¶o s¸t; 720 dù ¸n, c«ng tr×nh vi ph¹m qui ®Þnh khi ®a c«ng tr×nh vµo khai th¸c sö dông.
T×nh h×nh thÊt tho¸t vµ l·ng phÝ cô thÓ nh sau:
1.1. Tån t¹i trong kh©u qui ho¹ch, kh¶o s¸t thiÕt kÕ , lËp dù ¸n kh¶ thi thÊp:
- Mét sè dù ¸n kh«ng cã qui ho¹ch hoÆc qui ho¹ch chÊt lîng thÊp, kh¶o s¸t thiÕt kÕ kh«ng tèt, sai sãt vÒ khèi lîng c«ng tr×nh lín, trong qu¸ tr×nh thi c«ng ph¶i söa ®æi, bæ sung nhiÒu lÇn lµm ¶nh hëng ®Õn tiÕn ®é vµ chÊt lîng c«ng tr×nh. ë ®©y cßn cha nãi ®Õn viÖc quy ho¹ch vÜ m« chËm trÔ h¬n so víi ®µ ph¸t triÓn cña c¶ níc hoÆc quy ho¹ch vÜ m« bÞ sai híng kh«ng phï hîp hoÆc thay ®æi liªn tôc. B»ng chøng lµ viÖc x©y dùng nhµ h¸t chÌo Kim M· ®· x¶y ra nhiÒu ®iÒu kú l¹. §· 10 n¨m nay mét c«ng tr×nh v¨n ho¸ víi mét b¶n thiÕt kế kh«ng hîp lý l¹i chi mét kho¶n kinh phÝ ®Çu t lín, nhng l¹i sËp sÖ mµ vÉn nghiÖm thu vµ quyÕt to¸n ch×m trong im lÆng, ®Õn giê nµy vÉn kh«ng thÊy ai chÞu tr¸ch nhiÖm tríc nh÷ng sai sãt cña c«ng tr×nh; l¹i cßn nhiÒu c«ng tr×nh nh ®Çu t x©y mét sè c¶ng quy ho¹ch kh«ng hîp lý dÉn ®Õn hiÖu qu¶ sö dông kh«ng cao nh nh÷ng c¶ng ®îc x©y dùng chØ c¸ch nhau tõ 10 ®Õn 30 km nh c¶ng Hßn La (Qu¶ng B×nh) c¸ch c¶ng Vòng ¸ng 25km, C¶ng Ch©n M©y (Thõa Thiªn HuÕ) c¸ch c¶ng Tiªn Sa (§µ N½ng) 30 km; c¶ng Dung QuÊt c¸ch c¶ng Kú Hµ 10 km vµ kÕt qu¶ lµ c«ng suÊt khai th¸c so víi thiÕt kÕ chØ ®¹t 10 - 15%, n¬i cao chØ ®¹t 40%. Sù thÊt tho¸t vµ l·ng phÝ nµy kh«ng thÓ tÝnh hÕt ®îc nh chuyÖn mét sè nhµ m¸y ®êng liªn tôc lµm ¨n thua lç ph¶i di chuyÓn nhµ m¸y. Nguyªn nh©n lµ do qui ho¹ch kh«ng tho¶ ®¸ng dÉn ®Õn kh«ng cã vïng nguyªn liÖu nh ch¬ng tr×nh x©y dùng 44 nhµ m¸y mÝa ®êng cã tæng sè vèn x©y dùng lµ 10.050 tû ®ång nhng cã tíi 25 nhµ m¸y thua lç, ph¸t sinh d nî trªn 6.000 tØ ®ång.
Nh÷ng sai sãt nµy trong qui ho¹ch lµ do kh«ng cã mét c¬ quan nµo, kÓ c¶ Bé KÕ ho¹ch §Çu t (KH§T) ®a ra mét kÕ ho¹ch tæng thÓ, ®a ngµnh. Bé C«ng nghiÖp kh«ng cã tiÕng nãi lín ®èi víi quy ho¹ch c¸c khu c«ng nghiÖp ®Þa ph¬ng v× nã l¹i thuéc Bé KH§T. Sù kh«ng thèng nhÊt gi÷a c¸c Bé, ngµnh, ®Þa ph¬ng trong qui ho¹ch vµ lËp kÕ ho¹ch c¬ b¶n lµ do cã mét vßng khÐp kÝn bao quanh. Nh÷ng dù ¸n h¹n chÕ hiÖu qu¶ cña c«ng t¸c kiÓm tra, gi¸m s¸t tõ kh©u qui ho¹ch ®Õn kh©u kÕ thõa bè trÝ thuéc mét Bé, ngµnh ®Õn khi cã dù ¸n vµ ph©n cÊp theo chÝnh phñ th× bé Trëng ®îc quyÒn quyÕt ®Þnh nh÷ng dù ¸n kÓ c¶ nhãm A, nhãm B, nhãm C tõ viÕt dù ¸n ®Õn thÈm ®Þnh dù ¸n, t vÊn thiÕt kÕ kü thuËt, tæng dù ¸n, t vÊn gi¸m s¸t c«ng tr×nh ®Õu ë Bé ®ã.
Kh©u thiÕt kÕ hiÖn nay cã ®iÓm yÕu lµ tÝnh chuyªn nghiÖp kh«ng cao, tr×nh ®é nh©n viªn thÊp tõ ®ã dÉn ®Õn c¸c gi¶i ph¸p kü thuËt thiÕt kÕ kh«ng ®óng, kh«ng hîp lý lµm ¶nh hëng nghiªm träng ®Õn chÊt lîng cña c«ng tr×nh, nh÷ng gi¶i ph¸p cho tæng c«ng tr×nh thiÕu cô thÓ, thiÕt kÕ s¬ sµi, kh«ng s¸t víi thùc tÕ nªn gi¸ thµnh c«ng tr×nh nhiÒu khi kh«ng kiÓm so¸t ®îc vµ rÊt cao. §©y lµ tiÒn ®Ò cho ®¬n vÞ thi c«ng ¨n vµo khèi lîng, chÊt lîng c«ng tr×nh sau nµy dÉn tíi thÊt tho¸t kh«ng kiÓm so¸t ®îc. NhiÒu c¬ quan t vÊn thiÕt kÕ kh«ng cã nh©n lùc chuyªn m«n, chuyªn ngµnh cha nãi ®Õn c¸c chuyªn gia cã kiÕn thøc vµ tr×nh ®é cao nhng vÉn ®îc nhËn vµ thùc hiÖn thiÕt kÕ c¸c c«ng tr×nh, lÜnh vùc ®ã. Mét vµi c«ng tr×nh kh«ng ®¹t chÊt lîng vµ h háng ngay sau khi thi c«ng xong, thËm chÝ cha kÞp ®a vµo sö dông nh cÇu V¨n Th¸nh. Thùc ra nÕu rµ so¸t kü th× rÊt nhiÒu c«ng tr×nh nh vËy nhng tr¸ch nhiÖm cña thiÕt kÕ kh«ng nãi ®Õn mµ chØ ®æ lçi cho thi c«ng. Nªn nhí gi¶i ph¸p thiÕt kÕ sai th× thi c«ng thùc hiÖn ®óng s¬ ®å thiÕt kÕ, kh«ng cßn bít xÐn vËt t th× c«ng tr×nh vÉn bÞ h h¹i nh thêng, tr¸ch nhiÖm cña thiÕt kÕ hÇu nh ®îc xem rÊt nhÑ hoÆc kh«ng cã. Cã dù ¸n lËp thiÕt kÕ kü thuËt vµ thi c«ng c«ng tr×nh trªn ®Êt ®· ®îc qui ho¹ch, bè trÝ dù ¸n kh¸c nh dù ¸n Hoãc M«n - B¾c B×nh Ch¸nh thuéc dù ¸n thuû lîi miÒn trung vµ Thµnh phè Hå ChÝ Minh, g©y thÊt tho¸t vµ l·ng phÝ 630 triÖu ®ång. Dù ¸n c¶i t¹o vµ n©ng cÊp quèc lé 51 (®o¹n km 0 - km 5) vµ ®o¹n km 5 - km 73 + 600 trong qu¸ tr×nh thi c«ng ph¶i bæ sung, ®iÒu chØnh nhiÒu lÇn c¸c h¹ng môc c«ng tr×nh do kh«ng tÝnh to¸n, ®¸nh gi¸ ®Çy ®ñ yªu cÇu, kh¶ n¨ng ph¸t triÓn cña khu vùc, t¨ng chi phÝ 41,7 tû ®ång. Dù ¸n kh«i phôc vµ hoµn thiÖn c¬ së h¹ tÇng, nghÒ c¸ khèi lîng ph¸t sinh ë 6 c¶ng c¸ ®îc kiÓm to¸n lªn ®Õn 11,8 tû ®ång b»ng 10,3% gi¸ trÞ quyÕt to¸n. Nh÷ng c«ng tr×nh nót giao th«ng T©y Phó L¬ng, cÇu Thanh Tr× do ph¹m lçi ë kh©u t vÊn thiÕt kÕ nªn khi thi c«ng ph¸t sinh khèi lîng rÊt lín, chÊt lîng kh«ng ®¶m b¶o.
§¸ng lÏ dù ¸n kh¶ thi ph¶i ®îc xem xÐt víi nhiÒu ph¬ng ¸n kh¸c nhau, ph©n tÝch kü lìng c¸i lîi c¸i h¹i vµ t×m ra ph¬ng ¸n tèi u cã hiÖu qu¶ kinh tÕ cao vÒ tæng thÓ. Thùc tÕ, nhiÒu dù ¸n kh¶ thi ®îc lËp lªn cho gäi lµ cã vµ ®Çy ®ñ thñ tôc, mÆt kh¸c dù ¸n kh¶ thi chØ ®îc lËp lªn hîp thøc ho¸ ý ®å cña chñ ®Çu t. Do ®ã, ý nghÜa cña dù ¸n kh¶ thi thùc tÕ kh«n cßn cho nªn nhiÒu dù ¸n kh¶ thi chØ nªu lªn 1 ph¬ng ¸n cho gäi lµ cã vµ hÕt søc s¬ sµi kh«ng cã ph©n tÝch so s¸nh g×.
1.2. Tån t¹i trong viÖc x¸c ®Þnh chñ tr¬ng ®Çu t:
§Þnh híng ®Çu t, x¸c ®Þnh kh¶ n¨ng hiÖu qu¶ ®Çu t, tÝnh kh¶ thi cña dù ¸n x©y dùng. §©y lµ c«ng ®o¹n ¶nh hëng lín nhÊt. Chñ tr¬ng ®Çu t sai chiÕm tíi 60-70% sè thÊt tho¸t vµ l·ng phÝ trong ®Çu t x©y dùng c¬ b¶n. Cã thÓ mÊt tr¾ng toµn bé vèn vµ g©y hËu qu¶ l©u dµi cho khu vùc vµ x· héi cã thÓ lín h¬n rÊt nhiÒu lÇn so víi vèn trùc tiÕp ®Çu t cho c«ng tr×nh ban ®Çu. Riªng phÇn nµy b¸o chÝ tríc ®©y hÇu nh kh«ng ®Ò cËp tíi, thêi gian gÇn ®©y míi cã nãi ®Õn nhng kh«ng nhiÒu vµ kh«ng ®i vµo gèc rÔ vÊn ®Ò. NÕu tæng kÕt th× con sè lín khñng khiÕp. Lµ mét níc kh«ng lín nhng ®· cã trªn 100 c¶ng biÓn ë 24 tØnh, thµnh phè (mét sè c¶ng biÓn chØ c¸ch nhau 130 km); 80 c¶ng hµng kh«ng vµ s©n bay chuyªn dïng, chi phÝ ®Çu t cho mét s©n bay lªn ®Õn hµng tû ®« la Mü. VÝ dô: chi phÝ íc tÝnh cho s©n bay Long Thµnh (§ång Nai) lµ 8 tû USD. ViÖc bè trÝ nhiÒu bÕn c¶ng ë c¸c vïng, ®Þa ph¬ng qu¸ gÇn nhau mµ cha tÝnh ®Õn sù liªn kÕt trong viÖc khai th¸c cã hiÖu qu¶ h¹ tÇng kü thuËt hiÖn cã, cha phï hîp víi kh¶ n¨ng ph¸t triÓn kinh tÕ: c¶ng Hßn La (Qu¶ng B×nh) c¸ch c¶ng Vòng ¸ng 25km, C¶ng Ch©n M©y (Thõa Thiªn HuÕ) c¸ch c¶ng Tiªn Sa (§µ N½ng) 30 km; c¶ng Dung QuÊt c¸ch c¶ng Kú Hµ 10 km. Dù ¸n x©y dùng hÖ thèng tho¸t níc ®êng T©n Kú - T©n Quý, theo kÕt luËn cña thanh tra nhµ níc do kh«ng g¾n viÖc x©y dùng dù ¸n víi qui ho¹ch giao th«ng nªn khi dù ¸n x©y xong ph¶i ph¸ bá toµn bé hÖ thèng gåm 216 hÇm tho¸t hè ga vµ 711 cèng phi 400, sè tiÒn thÊt tho¸t vµ l·ng phÝ chiÕm 3% tæng møc ®Çu t cña c«ng tr×nh. Hay nh ®Çu t dù ¸n kh«ng tÝnh ®Õn nguån cung cÊp nguyªn liÖu s¶n xuÊt t¬ng øng víi qui m« cña nhµ m¸y dÉn ®Õn thiÕu nguyªn liÖu nh c«ng tr×nh nhµ m¸y ®êng Linh C¶m (Hµ TÜnh), nhµ m¸y s¶n xuÊt bét giÊy Kon Tum ch¬ng tr×nh x©y dùng 44 nhµ m¸y mÝa ®êng cã tæng sè vèn x©y dùng lµ 10.050 tØ ®ång nhng cã tíi 25 nhµ m¸y thua lç, ph¸t sinh d nî trªn 6.000 tØ ®ång.
ViÖc ®Çu t theo phong trµo dÉn ®Õn hiÖu øng xi m¨ng lß đøng vµ c¸c nhµ m¸y ®êng mäc lªn ë kh¾p mäi n¬i. V× vËy khi x©y dùng xong mét sè nhµ m¸y kh«ng cã ®ñ ®iÒu kiÖn vµ nguyªn liÖu ®Ó ho¹t ®éng, mét sè nhµ m¸y ph¶i di dêi ®Õn c¸c ®Þa ph¬ng kh¸c g©y thÊt tho¸t vµ l·ng phÝ vÒ tiÒn cña. Ch¼ng h¹n, c«ng ty ®êng Linh C¶m (Hµ TÜnh) khi x©y dùng xong ®· ph¶i vay 70 tØ ®ång ®Ó di chuyÓn qua c¶ ngh×n c©y sè vµo Trµ Vinh; nhµ m¸y ®êng Thõa Thiªn HuÕ còng ph¶i di chuyÓn vÒ Phó Yªn. Mét sè Nhµ m¸y ®êng lµm ¨n thua lç do kh«ng tÝnh to¸n hÕt c¸c ®iÒu kiÖn khi x©y dùng nh nhµ m¸y ®êng Qu¶ng B×nh ®Õn hÕt n¨m 2002 lç kho¶ng 136 tØ ®ång cha kÓ kho¶n vay khã tr¶ ®Ó x©y dùng nhµ m¸y lµ trªn 170 tØ ®ång.
- ThÊt tho¸t vµ l·ng phÝ trong kh©u quyÕt ®Þnh ®Çu t thêng b¾t nguån tõ viÖc x¸c ®Þnh môc tiªu ®Çu t dù ¸n do kh«ng ®îc chñ ®Çu t c©n nh¾c, tÝnh to¸n tríc khi x©y dùng nªn khi c«ng tr×nh hoµn thµnh ®a vµo sö dông, chñ ®Çu t míi nhËn thÊy c«ng tr×nh ph¸t huy kh«ng hiÖu qu¶. VÝ dô: T¹i mét sè ®Þa ph¬ng ®· ®Çu t hµnh tr¨m tØ ®ång ®Ó c¶i thiÖn vµ x©y dùng míi mét lo¹t chî nh chî ®Çu mèi §Òn Lõ víi sè vèn ®Çu t h¬n 10 tØ ®ång, chî ®Çu mèi Xu©n §Ønh, chî xe m¸y Qu¶ng An (T©y Hå) ®Çu t h¬n 6 tØ ®ång, chî ®Çu mèi H¶i B¸ (§«ng Anh) ®Çu t 13 tØ ®ång,
+ Trong n«ng nghiÖp cßn nÆng ®Çu t vµo c¸c c«ng tr×nh thuû lîi (chiÕm h¬n 70% vèn ®Çu t cña nghµnh), chñ yÕu lµ c¸c c«ng tr×nh thuû lîi phôc vô c©y lóa, viÖc x©y dùng c¸c c«ng tr×nh thuû lîi tíi cho c¸c lo¹i c©y c«ng nghiÖp cßn Ýt, cßn coi nhÑ ®Çu t thuû lîi cÊp níc cho c«ng nghiÖp vµ d©n sinh, cho nu«i trång thuû s¶n. Vèn cho c«ng t¸c nghiªn cøu khoa häc, chuyÓn giao c«ng nghÖ, c«ng t¸c nghiªn cøu ph¸t triÓn gièng, khuyÕn n«ng, khuyÕn l©m, khuyÕn ng thêi gian ®Çu cha ®îc quan t©m tho¶ ®¸ng (nh÷ng n¨m gÇn ®©y ®· ®îc ®iÒu chØnh).
+ C¬ cÊu ®Çu t cßn nhiÒu ®iÓm cha hîp lý nh ®Çu t ng©n s¸ch cho mét sè nghµnh vµ s¶n phÈm ®îc b¶o hé; ®Çu t cho n«ng nghiÖp, n«ng th«n vµ c¬ së h¹ tÇng cßn thÊp, ViÖc ®Çu t phôc vô viÖc chuyÓn ®æi c¬ cÊu kinh tÕ cßn Ýt, nÆng vÒ ®Çu t quèc doanh, cha cã chÝnh s¸ch tèt ®Ó thu hót c¸c nguån vèn ngoµi ng©n s¸ch, ®Çu t ph¸t triÓn n«ng nghiÖp vµ n«ng th«n.
+ Míi quan t©m ®Çu t “®Çu vµo” nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc s¶n xuÊt, cha quan t©m ®Õn ®Çu ra cña s¶n xuÊt, ®Çu t cho c¬ së hạ tÇng phôc vô lu th«ng hµng ho¸, ®Çu t cho c«ng t¸c b¶o qu¶n chÕ biÕn sau thu ho¹ch, ®Çu t th«ng tin thÞ trêng cha t¬ng xøng. Míi quan t©m ®Çu t theo chiÒu réng, lÊy sè lîng lµm chÝnh, do vËy mét sè hµng ho¸ n«ng s¶n lµm ra thêng chÊt lîng kh«ng cao, chñng lo¹i, mÉu m· kÐm, kh«ng phï hîp víi yªu cÇu cña thÞ trêng, gi¸ thµnh cao h¬n c¸c nø¬c trong khu vùc vµ trªn thÕ giíi, kh¶ n¨ng c¹nh tranh khã kh¨n; tû lÖ n«ng s¶n qua chÕ biÕn thÊp, phÇn lín xuÊt khÈu hµng n«ng s¶n cña ta vÉn lµ s¶n phÈm th«.
+ Do kh¶ n¨ng ng©n s¸ch cßn h¹n chÕ, nªn bè trÝ ®Çu t cña nhµ níc cho lÜnh vùc n«ng nghiÖp, n«ng th«n chØ ®¸p øng ®îc kho¶ng 55 - 60% yªu cÇu ph¸t triÓn cña nghµnh, cha t¬ng xøng víi vai trß vµ vÞ trÝ cña khu vùc n«ng nghiÖp vµ n«ng th«n.
+ Trong c«ng nghiÖp vµ c¸c nghµnh kinh tÕ, hÇu hÕt c¸c c«ng tr×nh ®Çu t ®· qu¸ chó träng vµo viÖc ®Çu t ®Ó t¨ng c«ng suÊt s¶n xuÊt mµ cha chó ý ®óng møc ®Õn n¨ng lùc c¹nh tranh cña ®Çu ra tiªu thô s¶n phÈm ®îc thÞ trêng chÊp nhËn ®Õn møc nµo; tuy cã quy ho¹ch nhng cßn rÊt lóng tóng trong viÖc t¹o ra mét hÖ thèng chÝnh s¸ch, biÖn ph¸p phï hîp ®Ó thùc hiÖn quy ho¹ch g¾n víi thÞ trêng, nªn ®· dÉn tíi viÖc ®Çu t qu¸ møc trong mét sè ngµnh, lµm cho mét sè s¶n phÈm cung vît qu¸ cÇu; cha tËp trung ®æi míi c«ng nghÖ theo híng hiÖn ®¹i nªn chÊt luîng s¶n phÈm cha cao, gi¸ thµnh cha h¹; cha ®Çu t ®óng møc cho c«ng nghiÖp s¶n xuÊt vËt liÖu, c«ng nghiÖp chÕ t¹o, c«ng nghiÖp c«ng nghÖ cao ®Ó t¨ng cêng kh¶ n¨ng chñ ®éng cña nÒn kinh tÕ trong ®iÒu kiÖn héi nhËp ngµy cµng s©u. Mét sè dù ¸n, ch¬ng tr×nh ®Çu t ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ®· ®Ò ra trong mçi kú kÕ ho¹ch 5 n¨m cha ®îc triÓn khai hoÆc triÓn khai chËm do cha tÝnh hÕt c¸c yÕu tè kh¸ch quan tõ phÝa ®èi t¸c vµ c¶ yÕu tè chñ quan, trong ®ã cã yÕu tè thiÕu nguån vèn.
1.3. Tån t¹i trong kh©u thÈm ®Þnh, phª duyÖt dù ¸n ®Çu t, tæng dù to¸n:
- T×nh tr¹ng phª duyÖt l¹i nhiÒu lÇn lµ kh¸ phæ biÕn hiÖn nay. ThËm chÝ mét sè dù ¸n ®îc phª duyÖt, ®iÒu chØnh sau khi ®· hoµn thµnh qu¸ tr×nh x©y l¾p, thùc chÊt lµ hîp ph¸p ho¸ c¸c thñ tôc thanh quyÕt to¸n khèi lîng ph¸t sinh, ®iÒu chØnh. Dù ¸n më réng nhµ m¸y ®êng Qu¶ng Ng·i kh«ng thùc hiÖn kh¶o s¸t, thiÕt kÕ, lËp dù to¸n tr×nh c¬ quan cã thÈm quyÒn phª duyÖt mµ sau khi bµn giao ®a vµo sö dông míi xin phª duyÖt, vi ph¹m nghiªm träng qui chÕ qu¶n lý ®Çu t vµ x©y dùng. Tæng møc ®Çu t cña dù ¸n cÇu S«ng Danh ph¶i ®iÒu chØnh 3 lÇn trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn (n¨m 1995 lµ 186 tØ ®ång, n¨m 1998 lµ 239 ti ®ång vµ n¨m 2000 lµ 257 tØ ®ång). Dù ¸n toµ nhµ 11 tÇng §¹i häc S ph¹m Thµnh phè Hå ChÝ Minh ®ang thi c«ng ph¶i phª duyÖt l¹i, dù ¸n ký tóc x¸ 5 tÇng §¹i häc T©y Nguyªn phª duyÖt 2 lÇn, ChÊt lîng c«ng t¸c thÈm ®Þnh thiÕt kÕ, dù to¸n cã nhiÒu sai sãt, cã n¬i bÞ xem nhÑ, dÉn ®Õn ë mét vµi dù ¸n gi¸ trÞ tróng thÇu cao h¬n gi¸ trÞ thùc tÕ do tÝnh to¸n sai khèi lîng (Dù ¸n §¹i häc Quèc gia Hµ néi, Häc viÖn Hµnh chÝnh quèc gia), t¹i dù ¸n kh«i phôc c¶i t¹o quèc lé 1 ®o¹n Hµ Néi - L¹ng S¬n do phª duyÖt kh«ng ®¶m b¶o chÊt lîng nªn ph¶i phª duyÖt l¹i lµm t¨ng chi phÝ kh¶o s¸t hµng tØ ®ång, dù ¸n nhµ m¸y xi m¨ng Tam §iÖp trong qu¸ tr×nh kh¶o s¸t ®· ph¸t hiÖn cã sù cè nhng kh«ng kh¶o s¸t vµ xö lý hiÖn tîng caster g©y tèn kÐm chi phÝ, viÖc phª duyÖt l¹i lµm t¨ng chi phÝ cßn x¶y ra ®èi víi nhiÒu dù ¸n kh¸c nh dù ¸n cÇu Non Níc (Ninh B×nh), cÇu T©n ĐÖ (Th¸i B×nh). Dù ¸n x©y dùng quèc lé 5 sö dông vèn JBIC NhËt B¶n do bµn giao mÆt b»ng chËm nªn Nhµ níc ®· ph¶i båi thêng cho nhµ ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0594.doc