Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp

Tài liệu Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp: ... Ebook Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu 1. Tính cần thiết của đề tài: Việt Nam đang trên đà xây dựng nền kinh tế CNH - HĐH vấn đề mấu chốt quyết định tốc độ phát triển là cở sở hạ tầng xã hội của một quốc gia phải đi trước một bước.Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp Đảng và nhân dân ta đã, đang có những chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng lớn. “Quản lý hiệu quả và sử dụng hiệu quả là 2 mục tiêu đạt khi quyết đinh đầu tư ’’. Vốn ngân sách là một nguồn vốn chủ đạo của quốc gia trong phát triển hạ tầng cơ sở dưới hình thức tài trợ trực tiếp như các chương trình dự án đầu tư phát triển, chương trình mục tiêu Quốc Gia.Vấn đề quản lý hiệu quả dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Những năm qua Đảng và nhân dân tỉnh Ninh Bình có nhiều hoạt đông thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh. Những tồn tại trong quản lý dự án đã đóng góp được phần nhỏ vào những giải pháp thiết thực cho công tác quản lý đầu tư xây dựng , em đã lựa chọn đề tài: “Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Đặng Thị Lệ Xuân đã giúp em hoàn thành đề tài này .trong phạm vi đề tài chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót.Em rất mong nhận được sự góp ý của cô. 2. Mục đích nghiên cứu: 2.1 Đánh giá quá trình sử dụng vốn đầu tư phát triển và công tác quản lý dự án đầu tư từ NSNN trong những năm vừa qua ở tỉnh Ninh Bình: Những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục. 2.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến dự án đầu tư phát triển và hiệu quả quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN. Phương hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình và các giải pháp quản lý đầu tư xây dựng. Phạm vi nghiên cứu: Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua (2003 - 2007) và giai đoạn tới đến năm 2010. Kết cấu đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệunội dung gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý các dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý các dự án đầu tư Phát triển từ ngân sách nhà nước I. Dự án đầu tư: 1. Khái niệm dự án đầu tư: a. Khái niệm: có thể xem xét dự án đầu tư từ nhiều góc độ khác nhau: -Về mặt nội dung: dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định ,thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. -Trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn ,vật tư,lao động để tạo ra kết quả tài chính ,kinh tế xã hội trong một thời gian dài. -Trên góc độ kế hoạch: dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh ,phát triển kinh tế –xã hội làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. -Về mặt hình thức :Nó là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Như vậy một cách chung nhất có thể hiểu: Dự án đầu tư được hiểu là một ý đồ tiến hành một công việc đầu tư cụ thể nhằm đạt được mục tiêu xác định trong khuân khổ nguồn lục nhất định và khoảng thời gian nhất định. b.thành phần của dự án đầu tư: -Mục tiêu của dự án: Mục tiêu được thể hiện ở hai mức: +Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án mang lại. +Mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. -Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể ,có thể định lượng ,được tạo ra từ những các hoạt động khác nhau của dự án.Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án. -Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định.Những nhiệm vụ hoặc hành động cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. -Các nguồn lực: Về vật chất ,tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án .Gía trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho các dự án. c.vai trò của dự án đầu tư: -Dự án đầu tư là phương tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế. -Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong phát triển. -Dự án đầu tư góp phần xây dựng cơ sở vật chất –kỹ thuật ,nguồn lực mới cho phát triển. -Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hoá trên thị trường ,cân đối mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. -Dự án đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống ,vật chất và tinh thần cho nhân dân ,cải tiến bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước. d. Đặc điểm của dự án đầu tư: Để đảm bảo tính khả thi ,dự án đầu tư phải mang các đặc tính sau: - Tính khoa học : Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ kỹ càng ,tính toán thận trọng ,chính xác từng nội dung về công nghệ kỹ thuật.Tính khoa học còn thể hiện trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư cần có sự tư vấn của cơ quan chuyên môn. - Tính thực tiễn :Các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu ,xác định trên cơ sở xem xét,phân tích ,đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư. - Tính pháp lý : Dự án đầu tư có cơ sở pháp lý vững chắc phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước.Nên phải nghiên cứu kỹ chủ trương ,chính sách của nhà nước,văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư. - Tính đồng nhất : Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư ,kể cả quy định về thủ tục đầu tư.Với các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế. 2. Phân loại dự án đầu tư: a.Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư: *Đối với dự án đầu tư trong nước: Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý ,tuỳ theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư,các dự án trong nước được chia ra làm 3 nhóm A,B và C.Đặc trưng của mỗi nhóm được quy định trong quy chế quản lý đầu tư và xây dung ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của chính phủ về quản lý đầu tư và xây dung và nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2000 của chính phủ về việc bổ xung một số điều trong quy chế quản lý đầu tư ban hành theo nghị định số 52/1999-NĐ-CP. Có 2 tiêu thức dùng để phân nhóm: -Dự án thuộc nghành kinh tế nào? -Dự án có tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ? Trong các nhóm thì nhóm A là nhóm quan trọng nhất ,phức tạp nhất,còn nhóm C là nhóm ít quan trọng,ít phức tạp hơn cả. b.theo nguồn vốn: Dự án đầu tư trong nước : vốn cấp phát ,tín dụng ,các hình thức huy động khác . Dự án đầu tư bằng vốn nước ngoài :nguồn viện trợ nước ngoài ODA và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI. 3. Chu kỳ dự án: a. Khái niệm chu kì dự án: Chu kỳ dự án là các công việc, các giai đoạ mà một dự án phải trải qua kể từ khi hình thành ý đồ cho đến khi kết thúc dự án. Có nhiều góc độ tiếp cận vấn dề chu kỳ dự án. nếu tiếp cận từ góc độ các công việc mà một dự án phải trải qua thì chu kỳ dự án bao gồm các công việc sau: xác địng dự án, đánh giá và thúc đẩy dự án. Nếu tiếp cận từ góc độ đầu tư người xem chu kỳ dự án như là các giai đoạn đầu tư mà mỗi dự án phải trải qua đó la giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Dưới đây chúng ta sẽ nghiêm cứu sâu từng nội dung của chu kỳ dự án theo góc độ này. Chu kì dự án mà kéo dài khiến cho công tác thanh toán vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn .nếu đặt trong chế độ chờ thì các doanh nhiệp không có vốn để hoạt động do vậy mà đòi hỏi cơ quan nhà nước phải có giải pháp thanh toán thích hợp tránh rủi ro cho các xí nghiệp theo thời gian:thời tiết ,lãi xuất ,tỷ suất ,….Điều đó đòi hỏi công tác quản lý chú ý đến vấn đề thời gian hoàn thành dự án,kiên quyết hoàn thành dự án đúng tiến độ ,nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng.Đó là lý do cần xác định một chu kỳ dự án hợp lý. b. Sơ đồ chu kỳ dự án: gồm 3 giai đoạn: +Chuẩn bị Đầu tư: - nhận dạng dự án. -nghiên cứu tiền khả thi. -nghiên cứu khả thi. -thẩm định dự án. +Thực hiện Đầu tư: -đấu thầu. -thực hiện dự án. -vận hành khai thác. +Kết thúc xây dựng đưa dự án vào hoạt động: -đánh giá sau dự án. -kết thúc dự án. Theo sơ đồ này, có thể chia chu kỳ dự án thành 3 giai đoạn như trên: Các bước công việc, các giai đoạn trong chu kỳ được tiến hành tuần tự nhưng không biệt lập mà đan xen gối đầu cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc tiến hành dự án ở các bước kế tiếp. +Giai đoạn 1:Chuẩn bị đầu tư: Trong 3 giai đoạn, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 bước sau, đặc biệt là ở bước vận hành kết quả đầu tư. Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự toán là rất quan trọng. trong quá trình soạn thảo dự án phải dành đủ thời gian và chi phí. Tổng chi phí cho nghiên cứu đầu tư chiềm từ 0,5 - 15% vốn đầu tư của dự án .Khi công tác chuẩn bị đầu tư tốt thì việc sử dụng tốt 85 - 99,5 % vốn đầu tư của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư (đúng tiến độ, không phải phá làm lại,tránh được những chi phí không cần thiết....) đấy là yếu tố để dự án thuận lợi nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi (đối với các dự án sản xuất kinh doanh), nhanh chóng phát huy hết năng lực phục vụ dự kiến (đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội) *Nhận dạng dự án: Việc nhận dạng dự án được thực hiện với các nội dung cụ thể là: -Xác định dự án thuộc loại nào? Dự án phát triển nghành ,vùng hay dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ,dự án đầu tư mới hay mở rộng. -Xác định mục đích của dự án. -Xác định sự cần thiết phải có dự án. -Vị trí ưu tiên của dự án. * Xác định dự án: đây là quá trình tìm hiểu những cơ hội đầu tư có mục đích giải quyết các vấn đề còn tồn đọng,cản trở kế hoạch phát triển của tỉnh trong hiện tại và cả tương lai hay dự án phát triển khai thác một tiềm năng sẵn có trên địa bàn tỉnh có triển vọng trong tương lai. Xác định dự án cần được tiến hành trong khuân khổ chung về phân tích lĩnh vực và phân tích không gian. điều này đảm bảo rằng đó là những dự án có khả năng tốt nhất có thể được thực hiện phù hợp với các hoàn cảnh. * Nghiêm cứu tiền khả thi: Đây là bước tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn với quy mô đầu tư lớn.Bước này nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng còn thấy phân vân chưa chắc chắn ,nhằm tiếp tục lựa chọn ,sàng lọc các cơ hội đầu tư. Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau: -Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư ,các điều kiện thuận lợi và khó khăn. -Dự kiến quy mô đầu tư ,hình thức đầu tư. -Chọn địa điểm và dự kiến diện tích sử dụng trên cơ sở giảm tối đa việc sử dụng đất và ảnh hưởng đến môi trường. -Phân tích ,lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng. -Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư ,phương án huy động các nguồn vốn ,khả năng hoàn vốn và trả nợ ,thu lãi. -Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế xã hội . -Xác định tính độc lập khi vận hành khai thác của các dự án. Đặc điểm nghiên cứu các vấn đề trên giai đoạn này là chua chi tiết,xem xét ở trạng thái tĩnh,ở mức trung bình của mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật tài chính ….Do đó độ chính xác chưa cao. *Nghiên cứu khả thi: Đây là bước sàng lọc cuối cùng để lựa chon dự án tối ưu .ở giai đoạn này phải khẳng định :cơ hội đầu tư có khả thi hay không? có vững chắc hiệu quả hay không? ở bước nghiên cứu này nội dung cũng tương tự như ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn,chính xác hơn.Mọi khía cạnh nghiên cứu đều xem xét ở trạng thái động ,tức là có tính đến các yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu.Xem xét sự vững chắc hay không của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định hoặc cần có các biện pháp tác động để đảm bảo cho dự án hiệu quả. Nghiên cứu khả thi loại bỏ các dự án bấp bênh (về thị trường hoặc kỹ thuật) ,những dự án mà kinh phí đầu tư quá lớn, mức sinh lợi nhỏ hoặc không thuộc loại ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh.Nhờ đó mà các chủ đầu tư có thể hoặc loại bỏ hẳn dự án để khỏi tốn thời gian và kinh phí hoặc xếp tạm lại dự án chờ cơ hội thuận lợi hơn . Như vậy,nghiên cứu khả thi là môt trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinh tế của ngành ,của địa phương của cả nước để biến kế hoạch thành hành động cụ thể đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước,lợi ích tài chính cho nhà thầu. * Thẩm định và ra quyết định đầu tư: Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh ính khả thhưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án từ đó quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Đây là quá trình kiểm tra đánh giá nội dung dự án một cách độc lập cách biệt với quá trình soạn thảo dự án.Thẩm định dự án đã tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả .Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư. Mục đích của thẩm định dự án: -Đánh giá tính hợp lý của dự án:Tính hợp lý được biểu hiện một cách tổng hợp (biểu hiện trong tính hiệu quả và tính khả thi)và được biểu hiện trong từng nội dung và cách thức tính toán của dự án. -Đánh giá tính hiệu quả của dự án: Hiệu quả của dự án được xem xét trên 2 phương diện :hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. -Đánh giá tính khả thi của dự án:Đây là mục đích hết sức quan trọng trong them định dự án.Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có tính khả thi.Tính khả thi còn phải xem xét với nội dung và phạm vi rộng hơn của dự án (kế hoạch tổ chức thực hiện,môi trường pháp lý của dự án). +Giai đoạn 2. Thực hiện Đầu tư: Trong giai đoạn 2, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả. ở giai đoạn này, 85 - 99,5% vốn đầu tư của dự án được chia ra và nằm khê đọng trong suốt những năm thực hiện đầu tư. Đây là những năm vốn không sinh lời. Thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Lai thêm những tổn thất do thời tiết gây ra đối với vật tư, tiết bị chưa hoặc đang được thi công, đối với các công trình đang được xây dựng dở dang. Đến lượt mình, thời gian thực hiện đầu tư lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, vào việc quản lý quá trình thực hiện đầu tư, quản lý thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả cảu quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư. Việc vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư (giai đoạn sản xuất kinh doanh dịch vụ) nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp với quy mô tối ưu thì hiệu qủa hoạt động của các kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý lao động của các kết quả đầu tư. Làm tốt công tác của giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. Thời gian phát huy tác dụng của các két quả đầu tư chính là vòng đời (kinh tế) của dự án, nó gắn với đời sống sản phẩm (do dự án tạo ra). Giai đoạn này chiếm phần lớn thời gian của vòng đời dự án với hai công việc chính đó là: *Đấu thầu: Là qúa trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được những yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Trong mỗi chu trành dự án,chủ đầu tư đều phải thực hiện nhiều công việc khác nhau từ việc xây dựng , phân tích ,them định ,lựa chọn công nghệ đến việc mua sắm vật tư ,thiết bị,…để thực hiện những công việc này chủ đầu tư có thể tự làm hoặc thông qua tổ chức cá nhân khác có điều kiện chuyên môn hoá thực hiện. Lịch sử phát triển và quản lý dự án trong nước và quốc tế đã khẳng định :đấu thầu là phương thức có hiệu quả nhất thực hiện mục tiêu này ,đảm bảo sự thành công của chủ đầu tư.đây là một phương pháp quản lý có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độc quyền ,tăng cường cạnh tranh giữa các nhà thầu. Đấu thầu thực chất là quá trình thoả mãn nhu cầu của hai chủ thể cơ bản tham gia vào quá trình đấu thầu (chủ thầu và nhà thầu) để thực hiện một dự án sao cho có hiệu quả nhất. Tùy theo quy mô, tính chất, tiêu chuẩn kĩ thuật của từng dự án để quy định các thức tổ chức đấu thầu (đầu thầu rộng rãi, đầu thầu hạn chế ....); quy định thang điểm chấm thầu ... để giảm thiểu chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thực hiện dự án. *Thực hiện dự án: Là giai đoạn biến các dự án đầu tư thành hiện thực bao gồm một loạt các quá trình kế tiếp hoặc xen kẽ nhau từ khi mua sắm trang thiết bị, vật tư; thuê các nguồn lực thi công xây lắp đến khi hoàn thành đưa vào dự án vào vận hành khai thác. Thực hiện đầu tư là giai đoạn hết sức quan trọng, yêu cầu một mối quan hệ chặt chẽ giữa tiến độ thực hiện dự án với việc đảm bảo chất lượng và sau đó là hiệu qủa đầu tư. Chất lượng và tiến độ thực hiện đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn xây dựng dự án. Vì vậy nâng cao chất lượng xây dựng dự án là tiền đề để triển khai thực hiện đầu tư. Đến lượt mình, việc thực hiện đầu tư đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng sẽ là tiền đề khai thác có hiệu quả dự án nhằm đạt được mục tiêu của dự án đề ra. *Đưa dự án vào vận hành, khai thác: Giai đoạn này được xác định từ khi chính thức đưa dự án vào vận hành khai thác cho đến khi kết thúc dự án. Đây là giai đoạn thực hiện các hoạt động chức năng của dự án và quản lý các hoạt động đó theo kế hoạch đã dự tính trước. +Giai đoạn 3.Kết thúc xây dựng đưa dự án vào hoạt động: Giai đoạn 3: cũng mang một vai trò không kém phần quan trọng đối với một dự án bởi việc tiến hành những hoạt động sau khi thực hiện xong dự án - được gọi là các hoạt động giám sát và đánh giá - là điều rất cần thiết, ngay cả khi dự án đã hoàn tất và được bàn giao cho bên thụ hưởng lợi ích của dự án. Mối quan tâm này suất phát từ lý do nhận thức về bản chất phức tạp của quá trình phát triển và sự cần thiết phải đúc rút kinh nghiệm từ những dự án đã và nhiều tổ chức viện trợ song phương đã đưa công tác giám sát và đánh giá dự án vào trong chu kỳ dự án của họ. Mục đính chính của công tác là để nâng cao hiệu qủa và khả năng thực thi trong quá trình thực hiện và vận hành các dự án phát triển. *Đánh giá sau dự án: Tiến hành đánh giá dự án trên các nét cơ bản sau: - Dự án có đạt được các mục tiêu trực tiếp đã đề ra hay không? - Dự án có góp phần vào tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân hay không? Mức độ đóng góp là bao nhiêu? - Hiệu qủa của việc đạt được các mục tiêu đó ra sao? - Những bài học cần rút ra. Thực chất là việc đánh giá kiểm tra mức phù hợp của các thông số kinh tế - kỹ thuật của quá trình vận hành khai thác dự án so với những dự kiến trong nghiên cứu khả thi. Tìm kiếm cơ hội phát triển, mở rộng dự án hoặc điều chỉnh các yếu tố của dự án cho phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo hiệu quả đầu tư. Dựa vào các kết quả phân tích, đánh giá quá trình vận hành khai thác dự án để có quyết định đúng đắn về sự kéo dày hay chấm dứt hoạt động của dự án. *Kết thúc dự án: Tiến hành các công việc cần thiết như thanh toán công nợ, thanh lý tài sản và hoàn thành các thủ tục pháp lý khác để chấm dứt hoạt động đầu tư (đối với chủ đầu tư là tư nhân hoặc dự án mang tính chất hoạt động kinh doanh) hay chuyển giao cho một đối tượng hữu quan khác quản lý (đối với chủ đầu tư là nhà nước hoặc dự án mang tính chất là các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng) II. Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: 1. Vốn ngân sách Nhà nước: a) Khái niệm vốn ngân sách nhà nước: Luật NSNN năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 1998: " NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ của nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. b) Chức năng, vai trò của Ngân Sách Nhà nước: - Bảo đảm nguồn tài chính thực hiện chức năng nhà nước công quyền, duy trì sự tồn tại của thể chế chính trị. Cần đảm bảo NSNN để chi trả lương cho bộ máy quản lý hành chính nhà nước, chi trả lương cho bộ phận cán bộ công chức nhà nước... Ngoài ra, một nguồn chi quan trọng cuả NSNN là chi đảm bảo quốc phòng, an ninh. Nhiệm vụ chi chính trị của NSNN giải thích lý do ra đời, điều kiện tồn tại, mục tiêu và sứ mạng của NSNN phụng sự lợi ích của nhà nước. - Là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước. Chi NSNN đóng vai trò là một công cụ tài chính vĩ mô sắc bén và hữu hiệu nhất để nhà nước can thiệp, điều chỉnh nền kinh tế. Quyết định tăng chi đầu tư từ NSNN sẽ trực tiếp làm tăng thu nhập cho các tác nhân kinh tế có liên quan đến quá trình triển khai dự án với tổng mức tương đương giá trị đầu tư được thực hiện. Một bộ phận thu nhập mới tăng này sẽ được giành cho tiết kiệm, phần còn lại sử dụng cho tiêu dùng. Phần tiêu dùng sẽ làm tăng thu nhập của người bán hàng. Đến lượt mình, người bán hàng lại sử dụng một phần thu nhập mới tăng cho tiết kiệm, phần còn lại chi co mua sắm và dịch vụ... Chu trình kích thích kinh tế đã được khởi động và cứ thế phát huy tác dụng. Quyết định tăng chi mua sắm hàng hoá dịch vụ của Chính phủ( tằng chi thường xuyên) sẽ làm tăng thu nhập của người bán hàng, mà một phần thu nhập mới tăng đó sẽ được tiếp tục sủ dụng cho tiêu dùng và tiếp tục làm tăng thu nhập của người bán hàng ở các khâu tiếp theo... Chu trình kích thích kinh tế do tăng chi thường xuyên từ NSNN cũng đã được khởi động và cứ thế phát huy tác dụng. Quyết định tăng lương, tăng mức trợ cấp chuyển giao từ NSNN của chính phủ sẽ trực tiếp làm tăng thu nhập thực tế có khả năng thanh toán của người hưởng lương và trợ cấp từ NSNN. Các đối tượng này cũng sử dụng thu nhập mới tăng thêm đó cho tiết kiệm và tiêu dùng tuỳ theo tỉ lệ tiết kiệm/tiêu dùng. Phần thu nhập mới tăng sử dụng cho tiêu dùng sẽ làm tăng thu nhập của người bán hàng. Đến lượt họ, người bán hàng cũng sẽ sử dụng một phâng thu nhập mới tăng để tiết kiệm và tiêu dùng... Vòng quay của chu trình kích thích kinh tế cũng đã được khởi động và phát huy tác dụng... Dù muốn hay không, mỗi khoản chi ngân sách đều có tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Chính vì thế, nhà nước cần nắm chắc cơ chế tác động của chi NSNN đối với kinh tế thông qua nhận thức đầy đủ và làm cơ chế tác động của hiệu ứng kích thích kinh tế của NSNN để phát huy vai trò thúc đẩy kinh tế. - Bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Các khoản chi NSNN để phục vụ cho việc giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái cung góp phần không nhỏ trong công tác chi của NSNN. Chi NSNN cho đầu tư phát triển các vùng kinh tế khó khăn, để đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa miền ngược với miền xuôi, giữa thành thị và nông thôn...; chi xoá đói giảm nghèo, chi trợ cấp xã hội cũng là một nguồn chi quan trọng nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Ngoài ra, chi NSNN là công cụ không thể thiếu để triển khai các biên pháp can thiệp kinh tế. Quy mô thu chi NSNN đảm bảo cho nhà nước chủ động thực hiện các chính sách tài khó nới lỏng hay thắt chặt, đảm bảo chức năng điều tiết nền kinh tế phát triển ổn định. c) Đặc thù vốn ngân sách Nhà nước: Là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia huy động và phân phối đầu tư. Nguồn vốn đầu tư từ NSNN với khối lượng vốn lớn đầu tư cho các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đủ khả năng đầu tư, không muốn đầu tư hoặc không được phép đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. - Việc sử dụng vốn NSNN phải được giải trình khoa học, tuân thủ các văn bản qui phạm pháp luật như: Luật Ngân sách; Nghị định Chính Phủ về công tác đầu tư sử dụng vốn NSNN và các văn bản khác liên quan. - Khối lượng vốn lớn, đầu tư cho xây dựng cơ bản không có khả năng thu hồi trực tiếp, chuyển quyền sở hữu theo hình thức cấp phát không hoàn lại nên là nguồn vốn dễ bị thât thoát lãng phí nhất. 2. Phạm vi đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước : Trong điều kiện nguồn vốn NSNN có hạn, Nhà nước chỉ đầu tư vào những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư, không có khả năng đầu tư hoặc không được phép đầu tư. Do đó phạm vi đầu tư phát triển từ NSNN tập trung chủ yếu vào các dự án thuộc loại sau: - Dự án có quy mô lớn mà các thành phần kinh tế khác khó có khả năng đáp ứng. Các công trình loại này thường là các công trình lớn có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng, miền, địa phương hoặc ngành kinh tế. - Dự án có khả năng thu hồi vốn thấp. Các dự án này có khả năng thu hồi vốn thấp nên không hấp dẫn các thành phần kinh tế khác đầu tư vào trong khi công trình lại có ý nghĩa kinh tế xã hội quan trọng nên Nhà nước phải sử dụng NSNN để đầu tư xây dựng. - Dự án mà các thành phần kinh tế khác không được phép đầu tư. Loại này thường là các công trình thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, các công trình có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội của nhân dân. 3. Quản lý dự án: a. Khái niệm quản lý dự án: Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết ,kỹ năng ,công cụ ,kỹ thuật vào hoạt động của dự án hằm đạt được những yêu cầu và mong muốn của dự án.quản lý dự án còn là quá trìn kế hoạch lập kế hoạch tổng thể,điều phối thời gian ,nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án doàn thành đúng thời hạn,trong phạm vi ngân sách được phê duyệt và đạt được yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng. Quản lý dự án đầu tư là một dạng quản lý đặc biệt và có đặc điểm riêng biệt với hoạt động quản lý kinh doanh.Quản lý dự án đầu tư tuỳ thuộc vào nguồn vốn (vốn ngân sách nhà nước ,vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước,…) b.tác dụng của quản lý dự án đầu tư: - Quản lý dự án đầu tư liên kết tất cả các hoạt động ,công việc của dự án. -Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên ,dắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng và những nhà cung cấp đầu vào cho dự án. -Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án. -Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được. -Tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao hơn. c. Công cụ quản lý dự án: - Hệ thống luật có liên quan đến hoạt động đầu tư như luật đầu tư ,luật công ty ,luật xây dựng ,luật đất đai ,luật bảo vệ môi trường ,luật lao động ,luật bảo hiểm ,luật thuế ,luật phá sản và một loạt văn bản dưới luật kèm theo về quản lý hoạt động đầu tư như các quy chế quản,lý tài chính ,vật tư ,thiết bị lao động ,tiền lương ,sử dụng đất đai tài nguyên thiên nhiên khác…. -Các chính sách đòn bẩy kinh tế như chính sách giá cả,tiền lương ,xuất khẩu,thuế, tài chính tín dụng,tỷ giá hối đoái ,thưởng phạt kinh tế ,chính sách khuyến khích đầu tư ,những quy định về chế độ hạch toán kế toán ,phân phối thu nhập… -Các định mức và tiêu chuẩn quan trọng có liên quan đến lợi ích của toàn xã hội. -Quy hoạch tổng thể và chi tiết của nghành và địa phương về đầu tư và xây dựng. -Các kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp về đầu tư. -Danh mục các dự án đầu tư. -Các hợp đồng ký kết với các cá nhân và đơn vị hoàn thành các công việc của quá trình thực hiện dự án. -Tài kiệu phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư. -Các thông tin về tình hình cung cầu kinh nghiệm quản lý ,giá cả ,luật pháp của nhà nước và các vấn đề có liên quan đến đầu tư. 4.Nội dung quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: a. Quản lý xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư và xây dựng là quản lý tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó việc lập, thẩm định và phê duyện dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư được xem như là một yêu cầu không thể thiếu và là cơ sở để quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư. Đây là công việc được tiến hành trong các giai đoạn hình thành dự án (nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi hoặc các nghiên cứu chuyên đề) - Việc lập dự án dựa trên cơ sở nhu cầu đầu tư phát triển KT - XH của từng thời kỳ kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, quan điểm và ưu tiên những dự án trọng điểm, có tính cấp thiết. - Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư xuất phát từ bản chất, tính phức tạp và các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư. Thẩm định dự án nhằm làm sáng tỏ và phân tích về một loạt các vấn đề có liên quan tới tính khả thi trong qua trình thực hiện dự án: thị trường, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án để đứng vững trong suốt đời hoạt động, về quản lý thực hiện dự án, phần đóng góp của dự án vào sự tăng trưởng của nền kinh tế ... với các thông tin về bối cảnh và các giả thiết sử dụng trong dự án này; đồng thời đánh giá để xác định xem dự án có giúp quốc gia đạt được các mục tiêu xã hội hay không, nếu có thì bằng cách nào, và liệu dự án có đạt hiệu quả kinh tế hay không khi đạt các mục tiêu này. Thẩm định dự án._. bao hàm một loạt khâu thẩm định và quyết định, đưa tới kết quả là chấp thuận hay bác bỏ dự án. Như vậy, về mặt chuyên môn yêu cầu chung của công tác thẩm định dự án là đảm bảo tránh thực hiện đầu tư các dự án không có hiệu quả, mặt khác cũng không bỏ mất các cơ hội đầu tư có lợi. Công tác thẩm định dự án phải được tiến hành phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và đảm bảo thời hạn quy định. - Quyết định đầu tư được đưa trên cơ sở kết quả thẩm định dự án nên có thể nói thẩm định là một khâu mắt xích rất quan trọng đối với việc phát huy hiệu quả đồng vốn đầu tư. Dự án chỉ được phê duyện khi đáp ứng được tất cả các quy chuẩn về xây dựng (thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán...)cũng như đảm bảo thực hiện tốt các điều kiện liên quan đến các khía cạnh khác. b. Quản lý thực hiện dự án: Để đạt được hiệu quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất, thời gian sớm nhất, quản lý thực hiện dự án là khâu quyết định then chốt. Trong giai đoạn này, những nội dung quản lý cần tiến hành đó là: - Quản lý phạm vi dự án. - Quản lý tiến độ dự án. - Quản lý chi phí. - Quản lý chất lượng thi công. - Quản lý nhân lực. c. Quản lý rủi ro: Rủi ro được hiểu là sự mất mát hoặc tổn thương có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án hoặc cả trong giai đoạn vận hành khai thác. Rủi ro dự án liên quan tới sự thấu hiểu những vấn đề tiềm tàng ở phía trước có thể xuất hiện trong dự án mà chúng sẽ cản trở thành công của dự án hoặc làm hư hỏng sản phẩm của dự án ra sao. Mục đích của việc quản lý rủi ro dự án là giảm thiểu khả năng rủi ro đồng thời tăng tối đa những cơ hội tiềm năng để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện dự án. Tuổi thọ của các dự án XDCB thường là dài, nhưng các tính toán trong dự án lại dựa trên các giả định. Trong thực tế có những thay đổi không mong muốn tác động khiến dự án bị đình trệ hoặc khó hoàn thành. Công tác quản lý rủi ro nhằm giảm thiểu những bất lợi sảy ra. Đối với các dự án đầu tư XDCB, rủi ro thường đến từ chi phí đầu tư xây dựng. Rủi ro thường liên quan đến các yếu tố có thể làm chậm trễ việc thực hiện dự án như việc rót vốn đúng thời hạn, khả năng thực hiện chức năng của các bộ phận chuyên trách của dự án và việc giải toả đất đai... bên cạnh đó, tác động của thiên tai, và các sự cố khác cũng mang đến những thiệt hại không nhỏ cho dự án. Trong từng trường hợp cụ thể mà những người, những đoàn thể tổ chức, cơ quan chuyên trách liên quan cần ước lượng, tính toán giải pháp phòng trừ hoặc có giải pháp xử lý, khắc phục đối với trường hợp bất khả kháng. d. Quản lý thông tin dự án: - Quản lý thông tin nhằm phối hợp thực hiện giữa các bộ phận chuyên trách trong thực hiện nhiệm vụ. - Quản lý thông tin được thực hiện theo chế độ báo cáo định kỳ của BQLDA đối với các cấp các ngành, các đối tượng trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến dự án đang triển khai. 5.Phân cấp thẩm quyền quản lý dự án: a. Đối với dự án quan trọng cấp Quốc gia và các dự án nhóm A do Trung ương trực tiếp quản lý được giao cho các bộ ngành chuyên trách làm chủ đầu tư và quản lý toàn bộ quá trình dự án. Bộ ngành làm chủ đầu tư trực tiếp thành lập BQLDA chuyên trách và toàn quyền quản lý dự án cũng như chịu trách nhiệm trước Quốc hội, trước pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận. Trong một số khâu của tiến trình dự án có thể sử dụng sự phối hợp thực hiện của địa phương tại địa bàn mà dự án được triển khai. b. Đôi với các dự án thuộc phạm vi địa phương quản lý: * Trung ương cấp vốn ngân sách cho các địa phương theo kế hoạch phân bổ hàng năm trên cơ sở danh mục đầu tư được phê duyệt chứ không tham gia vào công việc cụ thể của từng dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN. Tuy nhiên vẫn thực hiện giám sát đầu tư thông qua chế độ báo cáo tình hình thực hiện đầu tư định kỳ do cơ quan thẩm quyền địa phương báo cáo bằng văn bản theo tháng, quý. * Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chính quyền, các sở ngành chuyên trách trong quản lý dự án: - UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quản lý chung đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương. - Sở kế hoạch và đầu tư: Bố trí vốn dự án, quản lý về đấu thầu, thẩm định dự án, theo dõi tình hình thực hiện dự án, giám sát đánh giá đầu tư, điều chỉnh thay đổi dự án. - Sở tài chính: Cân đối nguồn lực, phối hợp cùng sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn, tham gia quản lý giá vật liệu xây dựng, thẩm định quyết toán. - Các sở xây dựng chuyên ngành quản lý kỹ thuật đối với dự án thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị mình, quản lý quy hoạch ngành (đặc biệt trong giai đoạn đóng góp ý kiến trong xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH địa phương). - Sở xây dựng quản lý chất lượng xdây dựng dự án, giá xây dựng. - Kho bạc Nhà nước: Thẩm định thanh toán vốn đầu tư, giải ngân. - Chủ đầu tư và BQLDA thực hiện các nhiệm vụ quản lý chung dự án thuộc trách nhiệm của mình như giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu, quản lý thực hiện dự án, nghiệm thu công trình dự án, thanh quyết toán... * Trên cơ sở phân định chung về quyền hạn, trách nhiệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, gần đất nhất UBND tỉnh có Quyết định số 2178/2007/QĐ - UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 thay cho Quyết định số 1188/2006/QĐ - UBND ngày 02/6/2006 về việc phân quyền quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách với nội dung như sau: 1. Quyền quyết định đầu tư và chủ trương đầu tư: Uỷ quyền cho Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định đầu tư các dự án đầu tư bằng ngồn vốn ngân sách địa phương (bao gồm cả các khoản được cấp từ ngân sách cấp trên, vốn huy động hợp pháp) có mức vốn không quá 5 tỷ đồng; Uỷ quyền cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quyết định đầu tư các dự án có mức vốn không lớn hơn 500 triệu đồng. Các dự án được phân cấp phải được UBND cấp trên đồng ý về mặt chủ trương, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn. 2. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình: - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. + Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, trừ các dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đã uỷ quyền cho chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt; + Phê duyệt các dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng các công trình đã uỷ quyền cho chủ tịch UBND cấp huyện. - Chủ tịch UBND thành phố Ninh Bình tổ chức thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư và báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình được uỷ quyền xây dựng công trình có mức vốn dưới 10 tỷ đồng (bao gồm cả các dự án đầu tư xây dựng CSHT phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất) , trừ các công trình đã uỷ quyền Chủ tịch UBND cấp đã phê duyệt. - Chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất có mức vốn dưới 10 tỷ đồng và các báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình khác nhau có mức vốn dưới 5 tỷ đồng, trừ các công trình đã uỷ quyền Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt. - Chủ tịch UBND cấp huyện sử dụng bộ máy chuyên môn để thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình đựơc uỷ quyền. Trong trường hợp không đủ năng lực để thẩm định, UBND cấp huyện có thể thuế các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện và năng lực để thẩm tra hoặc có văn bản đề nghị Sở kế hoạch và Đầu tư thẩm định. 3. Đấu thầu: - giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư Tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ các gói thầu của các dự án đã phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp huyện. - Chủ tịch UBND cấp huyện. + Cho phép đấu thầu hạn chế các gói thầu (theo các trường hợp quy định tại Điều 19, luật đấu thầu) của các dự án đã được phân cấp, uỷ quyền phê duyệt. + Tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kế quả lựa chọn nhà thầu của các dự án đã được phân cấp, uỷ quyền phê duyệt 4. Chỉ định thầu: - giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định kết quả chỉ định đầu các gói thầu cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kết quả chỉ định thầu; - Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức thẩm định phê duyệt kết quả chỉ định thầu các gói thầu của dự án đã được uỷ quyền phê duyệt, trừ các gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu. - Chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thàu gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng đối với các gói thầu thuộc dự án quy định tại khoản 1 và khoản 3 của Luật đấu thầu. 5. Thẩm tra và phê duyệt quyết toán: - Giám đốc Sở Tài chính + tổ chức thẩm định quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành có mức vốn dưới 15 tỷ đồng. - Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành, trừ các công trình đã phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt. + Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đối với các công trình hoàn thành có mức vối dưới 15 tỷ đồng. - Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các công trình được uỷ quyền, trên cơ sở thẩm định của Phòng Tài chính - Kế hoạch. 6. Quản lý về chất lượng công trình xây dựng: - Sở xây dựng giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi toàn tỉnh. Các cơ sở có xây dựng chuyên ngành phối hợp với Sở Xây dựng trong việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành. - UBND các huyện, thành phố, thị xã theo phân cấp có trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do địa phương quản lý. Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề từ đây trở đi, sinh viên sẽ đi sâu nghiên cứu hiệu quả quản lý dự án đầu tư phát triển (chỉ bao gồm các dự án đầu tư XDCB) sử dụng vốn từ NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo các nội dung quản lý đã trình bày ở trên: Kết luận chương 1 Vốn NSNN là một trong những nguồn quan trọng tài trợ cho đầu tư phát triển nhằm tạo cơ sở tiền đề cho việc thực hiện các mực tiêu KT - XH theo hướng tăng trưởng cao, ổn định và bền vững cho đất nước cũng như trong từng địa phương. Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NS là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nền KT, của các cấp, các ngành và của nhà đầu tư, là một đòi hỏi khách quan của sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là một biện pháp tích cực nhất để giải quyết đúng đắn mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng kinh tế ở tốc độc cao, bền vững với khả năng tích lũy có hạn của các nền kinh tế nói chúng, của nước ta nói riêng. Quá trình hình thành và vận hành dự án qua ba giai đoạn là: nghiên cứu đầu tư, đầu tư và sau đâù tư. Mỗi giai đoạn gồm nhiều bước công việc khác nhau được tiến hành liên tục. Quá trình quản lý đầu tư theo các dự án cũng là quá trình quản lý trong từng bước, từng giai đoạn của nó. Các nội cung chủ yếu của quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN gồm: Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án; quản lý thực hiện dự án; quản lý rủi ro, quản lý thông tin dự án. Theo suốt tiến trình dự án, công tác quản lý, giám sát phải thường xuyên kịp thời nhằm thực hiện tốt nhất những mục tiêu đã đề ra; giảm thiểu rủi ro, thất thoát và lãng phí nguồn lực xã hội. Làm được điều đóm trách nhiệm không chỉ thuộc về các cấp chính quyền mà là trách nhiệm của tất cả các đối tượng hữu quan tham gia dự án CHƯƠNG Ii: thỰc trạng quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. I. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình: Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tỉnh Ninh Bình đạt 11,9% thì vốn đầu tư tăng 41,7% tức là để tăng thêm 1% GDP thì cần tốc độ tăng vốn đầu tư là 3,5% và hiện là thấp so với mức trung bình của cả nước. Nhìn chung thì chuyển đổi cơ cấu kinh tế vẫn chưa tiến bộ kịp thời được cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung cũng như của các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu ngành cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa ổn định vì chưa phát huy đầy đủ được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tổng sản phẩm xã hội bình quân tăng hàng năm xấp xỉ 11,9%, tăng 1,24 lần so với giai đoạn 1996 - 2000. Bình quân GDP/người năm 2007 gấp 3,1 lần năm 2000, đạt 7,8% triệu đồng. Tuy nhiên GDP/người hiện nay mới đạt khoảng 55% so với mức trung bình của cả nước và bằng gần 80% của vùng đồng bằng sông Hồng. Chênh lệch giữa thu và chi ngân sách khá lớn: Trung bình giai đoạn 2001-2005 chỉ gấp khoảng 2 lần thu, năm 2007 thu: 1370 tỷ VND/chi: 2365,6 tỷ VND, là một trong những tỉnh có mức chênh lệch lớn giữa thu và chi trong cả nước, thuộc diện đơn vị hành chính nghèo so với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng, quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, cơ cấu kinh tế lạc hậu và GDP/người thấp. Đối với Ninh Bình, lao động đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là 82%. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào lao động, công nghệ còn đang kém (cả nước mức đóng góp của lao động trong tăng trưởng kinh tế khoảng 68%) Mặc dù có các mặt hàng, đặc biệt là hàng hoá nông nghiệp (nông nghiệp theo nghĩa rộng) rất phong phú nhưng quy mô nhỏ bé, nhiều loại mới sơ chế, chưa theo tiêu chuẩn quốc tế và chưa xuất khẩu được trực tiếp. Trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật và trình độ chuyên môn, quản lý còn hạn chế so với mặt bằng cả nước cũng như so với ngay vùng đồng bằng sông Hồng. Trong các ngành du lịch, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do nguồn nhân lực còn hạn chế - chủ yếu là lao động nông nghiệp trình độ thấp. Điều kiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông gồm cả các điểm nút còn hạn chế, thiếu đồng bọ gây trở ngại trong phát triển kinh tế của ngành chủ yếu như du lịch và công nông nghiệp. Khả năng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài cũng như huy động các nguồn lực trong nước còn hạn chế, năng suất lao động thấp mà để có một nền kinh tế phát triển thì yêu cầu đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ cao luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Đối với một nền kinh tế đang ở điểm xuất phát thấp như Ninh bình, dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN là một công cụ đắc lực. Thông qua hình thức đầu tư này, Nhà nước thực hiện mục tiêu chính là tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy sự phát triển hài hòa về KT - XH, đảm bảo ổn định, công bằng, bền vững, cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng của cuộc sống của các tầng lớp dân cư. Tạo ra điều kiện kết cấu hạ tầng hiện đại cho tỉnh nâng cao khả năng thu hút đầu tư từ những thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên giai đoạn vừa qua, tỉnh vẫn là một trong những tỉnh có mức chênh lệch khá lớn giữa thu và chi ngân sách so với cả nước: chi ngân sách gấp khoảng gần 2 lần thu ngân sách (năm 2007 thu là 1370 tỷ VND, chi là 2365.6 tỷ VND) nền cho cho XDCB từ ngân sách địa phương vẫn là một con số rất ít hạn chế. Vốn NSNN có hạn mà nhu cầu đầu tư phát triển ngày càng lớn, bởi vậy vấn đề hiệu quả quản lý đầu tư mà trực tiếp là hiệu quả quản lý dự án cần được quan tâm hơn nữa. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, tồn tại thời gian qua nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về thực trạng công tác quản lý và có hướng giải pháp hoàn thiện quản lý dự án sử dụng vốn NSNN với tiêu chí tiết kiệm, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu phục vụ phát triển KT - XH tỉnh trong tương lai. II. Thực trạng quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua: 1. Tổng quan về dự án và nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: 1.1. Số lượng dự án và nguồn vốn ngân sách nhà nước cân đối cho dự án đầu tư: Tổng vốn đầu tư từ ngân sách ngày một tăng tuy nhiên số lượng dự án được cân đối vốn trong năm ngày càng giảm: Từ đỉnh cao 195 dự án năm 2005 đã giảm dần còn 88 dự án năm 2007. Nguyên tắc thực hiện đầu tư có trọng điểm, hiệu quả, chống giàn trải đã được triển khai rất tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng, giảm ứ đọng nợ, góp phần đưa lại hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản khá cao. Hơn nữa năm 2006, 2007 sự gia tăng số lượng các dự án tầm cỡ, quy mô lớn (dự án nhóm A) càng thể hiện rõ quyết tâm đầu tư xây dựng phát huy cao tính trọng điểm và hiệu quả; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, quy mô nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế Ninh Bình lên một tầm cao mới. Bảng: Dự án sử dụng vốn NSNN và tổng vốn ngân sách cân đối cho dự án giai đoạn 2003 - 2007. Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Số dự án 120 195 188 141 88 Vốn NSNN (tỷ đồng) 441,5 450,3 798,176 1056,898 1982,71 Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình Thời gian qua, cơ sở vật chất được tăng cường. Nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, giao lưu hàng hoá thông suốt, các mặt xã hội về giáo dục, văn hoá, thể thao có nhiều tiến bộ. Nhiều dự án lớn do địa phương quản lý đã đưa vào sử dụng như: Xây dựng nhà thi đấu 4.300 chỗ ngồi; kiên cố hoá kênh Cánh Diều; kênh tưới đường 12B; sửa chữa, nâng cấp hồ Yên Thắng; xây dựng đê bao gạt lũ 5 xã huyện Nho Quan; đường chống lũ quyết thị xã Tam Điệp; sân vận động tỉnh; xây dựng vùng nuôi tôm công nghiệp 70 ha Kim Trung; đường chống lũ thượng nguồn thị xã Tam Điệp;VV..Một số dự án lớn đang triển khai xây dựng như: Xây dựng CSHT vùng phân lũ, chậm lũ 2 huyện Nho Quan, Gia Viễn; Xây dựng CSHT khu du lịch Tam Cốc - Bích Động; xây dựng khu du lịch hang động Tràng An,vv.. Năng lực mới tăng thêm: công suất bơm 23.00m3/giờ, diện tích được tưới 5.900ha, tiêu 1.200ha, kiên cố hoá được: 15.500m kênh tưới; nạo vét: 11.850 m kênh tiêu, cải tạo và làm mới 50 km đường; xây dựng 927 m cống thải, 04 cầu; 26 cống; đưa vào sử dụng 30.577m2 sàn công trình dân dụng và 488 phòng học; nâng cấp 50ha trại giống lúa, hoàn thành 01 sân vận động 1,55 vạn chỗ ngồi... Một số công trình lớn của trung ương trên địa bàn được xây dựng và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả như: Cầu Non Nước, cầu Vượt Thanh Bình, cầu Lim, Quốc lộ 10 qua thị xã Ninh Bình; cầu tàu Clinke cảng Ninh Phúc; 192 km đường, 5 cầu thuộc dự án giao thông nông thôn WB2; vv... 1.2. Cơ cấu dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước a. Theo phân loại A, B, C: Nếu phân loại theo dự án A, B, C có thể thấy một xu hướng phân bố rõ nét trong thời kỳ này: Đa số các dự án đầu tưphát triển từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là dự án thuộc nhóm C (quy mô vốn đầu tư/dự án nhỏ, thời hạn hoàn thành ngắn: dưới 2 năm) trung bình chiếm khoảng 75% tổng số dự án. Những dự án đầu tư với quy mô lớn, có ảnh hưởng kinh tế chính trị xã hội sâu rộng chiếm tỉ lệ nhỏ: năm 2003 số dự án loại A là 6 dự án, và tăng đến con số 10 dự án năm 2007. Dự án nhóm, A thuộc quốc phóng an ninh, hạ tầng cơ sở du lịch, cơ sở hạ tầng KCN nhóm B phần nhiều là công trình thuỷ lợi cầu đường trường trạm. b, Theo nghành kinh tế: Cơ cấu dự án cân dối cho các nghành, lĩnh vực: Do hiện trạng nhu cầu đâù tư quá lớn mà nguồn ngân sách thì có hạn nên để đảm bảo phát triển cân đối KT - XH trên địa bàn toàn tỉnh, thời kỳ này tập trung đầu tư cho xây dựng và hoàn thành dự án một số nghành trọng điểm như nông nghiệp, thương mại -m du lịch, giao thông vận tải, y tế, giáo dục. Bên cạnh đó cũng thể hiện sự phân cấp mạnh cho cấp huyện tự phân bổ cho các công trình, dự án và triển khai thực hiện. Đối với nguồn ngân sách tập trung chỉ đầu tư cho tu bổ đê điều, kiên cố kênh mương, các công trình xây dựng CSHT từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất được được thực hiện cùng với kết quả thực hiện đấu giá quyền sử dụng của các huyện, thành phố, thị xã. Ngành nông - lâm - thuỷ sản tuy tỉ trọng vốn đầu tư có xu hướng giảm dần nhưng vẫn là nghành chiếm khối lượng vốn đầu tư cao nhất. Số dự án vẫn chiếm mức cao nhất bởi trong điều kiện các ngành kinh tế khác đang đem lại một mức lợi nhuận hấp dẫn, thu hút đầu tư lớn từ các khu vực thì ngân sách nhà nước thực hiện vai trò đảm bảo phát triển cân đối là nguồn đầu tư chính cho sự nghiệp hiện đai hoá công nghiệp hoá nông thôn, ổn định sản xuất, đảm bảo tự chủ nông sản, cân đối sản phẩm giữa ba nghành kinh tế. Ngành công nghiệp do điều kiện kinh tế nhà nước còn nhiều khó khăn nên vốn Ngân sách phân bổ cho ngành mặc dù có tăng trong những năm gần đây nhưng vẫn còn khá khiêm tốn. Vốn ngân sách chỉ tập trung xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào. Bảng : Phân loại dự án đầu tư phát triển theo ngành KT - XH thời kỳ 2003 - 2007 (đơn vị: %) 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 100 100 100 100 100 Nông, lâm, thuỷ sản 40.31 34.19 25.41 17.96 14.92 Giao thông vận tải 6.27 20.63 12.92 14.06 9.18 Thương mại, du lịch 13.43 8.72 31.3 12.46 14.01 Y tế, văn hoá, giáo dục 7.77 17.44 15.75 13.97 9.94 CN, điện, nước 8.49 3.4 2.73 10.91 3.03 Quản lý nhà nước 3.4 5.91 3.97 2.86 7.73 Công công 2.18 2.37 1.49 1.72 1.56 ANQP 1.42 1.05 0.99 0.82 0.31 Khác 16.73 6.57 5.44 25.24 39.32 Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình Nông nghiệp: Tập trung các công trình hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn như: giao thông thôn, kiên cố hoá kênh mương, các công trình thuỷ lợi đầu mối và các công trình cơ sở hạ tầng vùng phân lũ, chậmlũ... nhằm ổn định sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Việc chú trọng đầu tư này là rất cần thiết bởi tỉnh có đến 68% lao động, phổ thông và trình độ thủ công khả năng áp dụng khoa hoạ công nghệ còn hạn chế. Hơn nữa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn không thể coi nhẹ vai trò tạo giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp. Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn để nâng cao khả năng chống trọi với thiên tai, dịch bệnh mang lại cho sản xuất nông nghiệp mức năng sất cao hơn cũng như cắt giảm nhân lực phục vụ ngành để chuyển dần lao động sang các khu vực khác. - Giao thông vận tải: Một nền kinh tế không thể phát triển cao trên nền tảng một hệ thống giao thông sậm sệ, cũ nát và không đảm bảo tải trọng bởi vậy các công trình được luôn đầu tư xây dựng, nâng cấp và đẩy nhanh tiến độ. Đã hoàn thành đương ĐT477, đường Khánh Cư - Chợ Ngò, sửa chữa 22 km đường 481, mở rộng đường 10 và đường phía Bắc, phía Nam thành phố Ninh Bình .... góp phần làm cho sản xuất công nghiệp xây dựng duy trì mức tăng trưởng khá, phục vụ tốt cho phát triển KT - XH và việc đi lại của nhân dân. Hoạt động du lịch đã có chuyển biến tích cực, vai trò quản lý nhà nước từng bước được đề cao. Tiến độ đầu tư các khu du lịch trọng điểm tràng An, Tam Cốc - Bích Động: Sân golf Hồ Đồng Thái, khu biệt thự thung lũng Thái Vi, đất ngập nước Vân Long được đẩy nhanh đã từng bước tạo ra diện mạo mới cho du lịch Ninh Bình. c. Theo vùng miền , lãnh thổ: Việc bố trí vốn cho các công trình đầu tư XDCB trong thời kỳ 2003 - 2007 về cơ bản là ưu tiên cho các công trình trọng điểm, KCN, các vùng kinh tế tổng hợp (vùng kinh tế ven biển Kim Sơn, thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, vùng du lịch Hoa Lư, vùng phân lũ); các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất có lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,phát triển xã hội. Theo đó, cơ cấu dự án cũng được phân chia cho cả ba vùng biển tuy nhien có sự chênh lệch khá lớn. Giai đoạn này, tỉnh vẫn tập trung chủ yếu việc xây dựngcơ bản ở các huyện thị trong vùng đồng bằng: đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, phát triển điểm du lịch, mạng lưới thuỷ lợi tưới tiêu, ANQP. Các công trình XDCB miền núi vẫn chỉ là mang tính chất hiện đại hoá nông thôn, nâng cao phúc lợi xã hội (đường xá, cầu cống, vùng phân lũ các huyện Nho Quan, Gia Viễn) hay các công trình cơ cở hạ tầng trương học, y tế, thể dục thể thao. Vùng kinh tế biển kim Sơn: tuy bờ biển của tỉnh Ninh Bình không dài nhưng hàng năm đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn to lớn, là một trong những nghành kinh tế mũi nhọn nên việc đầu tư phát triển kinh tế biển cũng chú trọng đặc biệt là những năm gần đây 1.3. Các dự án đầu tư XDCB với tác động phát triển KT –XH: * Trong thời kỳ 2003 - 2007 tỉnh Ninh Bình đã có những biến chuyển quan trọng trong hạ tầng KT - XH, thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, làm thay đổi cục diện kinh tế tỉnh, cải thiện đời sống nhân dân. Hàng chục công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành đang đi vào khai thác, sử dụng, trong đó có nhiều công trình lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của địa phương: Xây dựng nhà thi đấu 4.300 chỗ ngồi; kien cố hoá kênh Cánh Diều; kênh tưới đường 12B; sửa chữa, nâng cấp hồ Yên Thắng xây dựng tuyến đê bao gạt lũ 5 xã huyện Nho Quan; đương chống lũ quét thị xã Tam Điêp; sân vận động tỉnh; xây dựng vung nuôi tôm công nghiệp 70 ha Kim Trung, Nhà máy xi măng Tam Điệp; Cầu Non Nước, cầu vượt Thanh Bình, cầu Lim, Quốc lộ 10 qua thị xã Ninh Bình, cầu tàu Clinke cảng Ninh Phúc.... Các công trình, dự án hoàn thành đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá thông suốt, các mặt xã hội về giáo mdục, thể thao, y tế có nhiều tiến bộ vượt bậc. Năng lực sản xuất của các nghành tăng lên đáng kể: Nghành nông nghiệp trên cơ sở các dự án đầu tư thuỷ lợi, kiên cố kênh mương; hiện đại hoá sản xuất nông thôn; đầu tư cho công tác giống cây trồng vật nuôi.... đã gặt hái được nhiều kết quả tốt ngay cả trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Điển hình như kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2007 giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác /năm đạt 4,5 triệu đồng (đạt mức cao nhất từ trước đến nay) Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng khá, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế tăng khá mạnh: 21,6% năm 2000 đến năm 2006 là 38,5% năm 2007 đạt 40%. Dịch vụ cũng có chuyển biến tích cực. Thời gian tới khi hạ tầng các điểm du lịch lớn hoàn thành hứa hẹn đưa lại một diện mạo mới cho ngành dịch vụ. *Tốc độ tăng trưởng GDP luôn là hai con số và chênh lệch khá lớn với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước: bình quân gấp 1,8 lần. Mức sống nhân dân toàn tỉnh cao gấpnhiều lần so với giai đoạn 1996-2000: giai đoạn 1996 - 2000 tổng GDP chi xấp sỉ 442 tỷ đồng bằng 1/8 lần tổng GDP thời kỳ này (giá so sánh). Tuy nhiên để đuổi kịp mức GDP/người của cả nước cũng như của vùng đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình còn phải nỗ lực rất nhiều. *Hiệu quả tổng hợp của việc đưa các công trình XDCB vào phục vụ đời sống của nhân dân đã trực tiếp và gián tiếp tạo ra bình quân một năm khoảng 10.000 việc làm mà trước tiên phải kể đến là các công trình được tài trợ bởi nguồn vốn ngân sách. Việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nâng cấp kiên cố hạ tầng sản xuất nông nghiệp, hệ thống giao thông đường bộ, cầu, cảng những năm qua đã chỉ ra sự đổi mới rõ rệt của bộ mặt tỉnh không những tạo ra một khối lượng lớn việc làm mới hàng năm mà chất lượng môi trường lao động, sinh hoạt của người lao động đang ngày càng được chú trọng. Hiện nay, với qui mô đầu tư vốn ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, điểm du lịch lớn, tập trung hứa hẹn tạo thêm hàng nghìn việc làm mới trong một tương lai rất gần. Đó là con số có ý nghĩa xã hội rất lớn. Bảng : Số việc làm tăng thêm TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 BQ 1 Tổng số lao động Người 433 004 443 014 449 623 460 439 473 214 451859 Phân theo ngành CN – XD Người 56.300 59.700 63.800 66.300 81.300 64.480 Nông, lâm nghiệp, thủy sản Người 313.800 311.900 314.500 315.400 291.600 309.440 Thương mại, dịch vụ, du lịch Người 62.904 71.414 71.323 78.739 100.314 76.939 2 Số lao động tăng thêm Người 8.284 10.010 6.609 10.816 12.775 9699 Nguồn: Niên giảm thống kê Ninh Bình *Công tác đấu thầu, thẩm định hàng năm đã tiết kiệm được cho Nhà nước hàng chục tỷ động. Năm 2006, tổ chức đấu thầu 45 gói thầu, với tổng giá gói thầu là là 805,464 tỷ đồng. Qua đấu thầu đã thực hiện tiết kiệm được cho Nhà nước 2.740,4 triệu đồng, tỉ lệ giảm giá là 0,34% so với tổng giá gói thầu. Điển hình như công trình Trụ sở làm việc Sở Công nghiệp tỉnh Ninh Bình, biến động qua đấu thầu tiết kiệm được 538 triệu đồng, bằng 13,3% so với dự toán được duyệt. Cũng năm 2006, thẩm định 52 dự án vốn ngân sách, tổng mức đầu tư do chủ đầu tư trình là 1.481,5 tỷ đồng, kết quả thẩm định là 1.418,3 tỷ đồng, cắt giảm 63,2tỷ đồng, tỷ lệ giảm là 4,3%. Điển hình như công trình xây dựng trường THPT Nho Quan B phân hiệu II (giai đoạn I), tổng mức đầu tư là 7,680 tỷ đồng, qua thẩm định giảm được 2,181 tỷ, bằng 28% so với tổng mức đầu tư do chủ đầu tư trình. 2. Quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn từ ngân sách: 2.1.Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: - Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế –xã hội, quốc phòng,an ninh không có khả năng thu hồi vốn. - Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật. - Chi cho công tác điều tra khảo sát lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế kỹ thuật vùng ,lãnh thổ ,quy hoạch xây dung đô thị. - Cho vay của chính phủ để đầu tư phát triển. - Vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của nhà nước đẻ lại cho doanh nghiệp nhà nước để đầu tư. 2.2. Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán: a) Lập dự án đầu tư: Chủ đầu tư có trách nhiệm lập (hoặc thuê tổ chức tư vấn) báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phần lớn các chủ đầu tư của Tỉnh không đủ khả năng lập dự án nên đều phải thuê tư vấn, điểm hạn chế ở đây là, chủ đầu tư đã chọn nhà tư vấn trước khi có trình do đó không có tính cạnh tranh, chất lượng tư vấn thấp. Tư vấn lập tự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán ở một số công trình chất lượng còn thấp, chưa đưa ra nhiều phương án để lựa chọn, chưa tuân thủ theo tiêu chuẩn, qui phạm (có một số công trình tư vấn làm theo yêu cầu của chủ đầu tư, nâng qui mô càng lớn càng tốt), số liệu điều tra, khảo sát chưa chính xác. Trong thiết kế thường tính thiên về an toàn quá lớn, trong tính toán dự toán áp dụng đơn giá, định mức và các chế độ tài chính trong XDCB chưa chính xác hoặc sót khối lượng công việc. - Chủ đầu tư có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, trước khi trình, chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu sản phẩm do nhà tư vấn thực hiện, chủ đầu tư của tỉnh nói chung chưa thực hiện được việc này. - Tư vấn lập dự toán đầu tư: Chất lượn._. vai trò tiên phong sẽ có ngày một nhiều hơn nữa các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trong tương lai gần trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Nhất là khi cân đối thu chi ngân sách được đảm bảo, tính có quyền chủ động chi ngân sách cho nhu cầu đầu tư XDCB hơn nữa. Với mức đầu tư ngày càng lớn cùng yêu cầu đảm bảo phát triển kinh tế thì vấn đề quản lý hiệu quả dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN đang được các ngành các cấp rất chú trọng. II. Giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: Để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN, nhiệm vụ đặt ra không chỉ chủ đầu tư, ban quản lý dự án mà trong tất cả các khẩu, các giai đoạn của dự án từ nghiên cứu cơ hội dự án cho đến khi dự án kết thúc xây lắp đi vào hoạt động. Dự án đầu tư vốn NSNN là công cụ cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút được các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tận dụng mọi cơ hội từ bên ngoài cho phát triển kinh tế của tỉnh. Do đó để khắc phục những tồn tại trong quản lý dự án trên địa bàn tỉnh, em xin phép được đưa ra một số kiến nghị sau: 1.Cải cách thủ tục,quy định rõ trách nhiệm của từng khâu của các chủ thể trong đầu tư: Xác định cơ cấu cán bộ công chức theo hướng tinh giản, hợp lý gắn với chức năng nhiệm vụ trong cơ quan làm cơ sở cho việc định biên. Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể quan trọng trong đầu tư và xây dựng. Nghị định 07/2003/NĐ - CP ban hành ngày 30 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ trong đó dã quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể đầu tư đó là chủ đầu tư, nhà tư vấn và nhà thầu: - Đối với chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và các BQL dự án phải bồi thường thiệt hại vật chất nếu gây lãng phí vốn đầu tư của nhà nước hay của doanh nghiệp và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật... BQL dự án là tổ chức thực hiện vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư... chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư. - Đối với các tổ chức tư vấn đầu tư, xây dựng( lập thẩm tra dự án, thiết kế dự toán, giám sát công trình...) phải có đủ năng lực theo quy định cuả Bộ Xây dựngchịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng..., phải bồi thường thiệt hại gây ra và bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp..., nghiêm cấm tư vấn bán tư cách pháp lý để dự thầu hoặc tiết lộ thông tin về đấu thầu... - Đối với các doanh nghiệp xây dựng phải có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của Bộ Xây dựng, phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra, phải bắt buộc mua bảo hiểm vật tư, thiết bị... cấm mua bán tư cách pháp nhân, hoặc dàn xếp mua bán thầu, móc ngoặc với chủ đầu tư... Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của tong cơ quan trong hệ thống các cơ quan quản lý về xây dựng; làm rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng cấp quản lý hành chính, trách nhiệm giữa tập thể, cá nhân trong điều hành, giải quyết công việc: - Thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán các dự án quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, các dự án nhóm A sử dụng vốn NSNN do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có dự án đầu tư hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng. - Dự án đầu tư xây dựng nhóm B, C thuộc bộ, ngành trung ương quản lý người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán sau khi đã được cơ quan chuyên môn thẩm định. Dự án đầu tư xây dựng nhóm B, C thuộc địa phương quản lý, chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán sau khi được sở xây dựng hoặc sở có xây dựng chuyên ngành thẩm định. Dự án nhóm A, B, C do các doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp tự tổ chức thẩm định người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. - Thực hiện nguyên tắc người có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được phép uỷ quyền cho thủ trưởng đơn vị cấp dưới trực tiếp phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự uỷ quyền đó. - Thực hiện nguyên tắc người có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán có thể uỷ quyền cho chủ đầu tư phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán hạng mục nhưng phải phù hợp với thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt. 2. Đổi mới công tác kế hoạch hoá đầu tư: Nhược điểm của công tác kế hoạch hoá đầu tư: -Thiếu kế hoạch đầu tư tổng quát theo ngành và lãnh thổ trong 5 năm và hàng năm. - Hàng năm, việc phân phối vốn thường mang tính chất "chia phần" dẫn đến bố trí kế hoạch phân tán, không theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt - Không thể hiện rõ việc bố trí vốn theo trình tự ưu tiên cho chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, thực hiện đầu tư - Nhiều dự án thiếu thủ tục theo quy định của nhà nước như dự án khả thi, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà vẫn đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm. - Triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm còn chậm Để khắc phục những nhược điểm trên, cơ chế kế hoạch cần sớm được hoàn thiện theo hướng: a. Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn(kế hoạch 5 năm)theo ngành, vùng, lãnh thổ. Trên cơ sở đó bố trí thích đáng vốn đầu tư cho công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo cho công tác này đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm. b. Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm, chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đã xác định chắc chắn khả năng nguồn vốn và theo nguyên tắc sau: -Đối với địa phương:chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai trên cơ sở tổng mức vốn đã được chính phủ giao song phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu hiện vật, giá trị, thời gian. - Những dự án có mức vốn từ 3 tỷ đồng trở xuống chỉ được bố trí trong một năm kế hoạch, từ 2-3 tỷ đồng tối đa không được quá 2 năm kế hoạch. - Quy định số lượng dự án tối đa không được phép vượt quá tuỳ theo tổng mức vốn giao cho các ngành, các địa phương. c. Tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư ở các cấp, các ngành và địa phương theo hướng đầu tư có hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Rà soát lại mục tiêu và cơ cấu của từng dự án, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả; tránh dàn trải và phân tán vốn. Kiên quyết đình hoãn hoặc dãn tiến độ đối với các công trình có quy mô đầu tư lớn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. Giảm mạnh các dự án nhóm C đi đôi với việc rà soát, sắp xếp các công trình theo thứ tự ưu tiên thực hiện. Đến giữa năm, nếu công trình nào không đủ điều kiện khởi công hoặc có khả năng không thực hiện được khối lượng dự kiến kế hoạch thì kiên quyết điều chỉnh vốn cho các công trình khác đang thiếu vốn. Trong việc bố trí kế hoạch đầu tư các năm sau cần quan tâm ưu tiên đầu tư cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nhất là đối với một số xã đặc biệt khó khăn. Đề nghị các cấp lãnh đạo tỉnh cần thống nhất chủ trương, mục tiêu đầu tư, thống nhất giải thích thuyết phục một số huyện, ngành không được bố trí dự án thông suốt trong việc thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư khắc phục tư tưởng nể nang, chia vốn. - Đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ phê duyệt những dự án hiệu quả khả thi và đảm bảo nguồn vốn, chỉ ghi kế hoạch thực hiện dự án đối với các dự án đã hoàn thành kế hoạch chuẩn bị đầu tư. Phấn đấu các dự án đưa vào kế hoạch cần tập chung vốn dứt điểm phải đúng tiến độ, tránh dàn trải, kéo dài để sớm đưa công trình vào sử dụng và phát huy hiệu quả. 3. Nâng cao chất lượng lập, thẩm định và phê duyện dự án đầu tư: Lập, thẩm định và phê duyện dự án đầu tư là công việc hết sức quan trọng, là khâu quyết định cho sự thành bại của quá trình đầu tư một dự án. Từ những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển có thể phải chịu nhiều rủi ro và mang tính mạo hiểm cao nên trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư việc nghiên cứu khảo sát tính toán và dự toán đòi hỏi thật kỹ lưỡng, chính xác trên tất cả các phương diện nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả vốn đầu tư. Đây là vấn đề quan trọng nhất a. Về tổ chức ban quản lý dự án: - Tổ chức lại ban quản lý dự án đảm bảo là chủ đầu tư thực sự gắn trách nhiệm trong quá trình sử dụng vốn đầu tư, quản lý tài sản khi dự án kết thúc đưa vào sử dụng. - Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh chủ đầu tư. - Xác định rõ trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư đối với các hoạt động đầu tư và xây dựng từ khâu đầu đến khâu cuối. Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN khi thực hiện hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án yêu cầu phải lập BQL dự án có đủ điều kiệnvề năng lực, nghiệp vụ chuyên môn theo quy định b.Về đấu thầu: Đấu thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu để ký hợp đồng giao thầu xây dựng cho phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh. Đây là phương thức giao thầu tiến bộ thay thế cho phương thức giao thầu theo chỉ tiêu kế hoạch của cơ chế cũ. Song trong thực tế thời gian qua đấu thầu xây dựng còn bộc lộ không ít những hiện tượng tiêu cực gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB. Để đấu thầu được áp dụng rộng rãi trong thực tế, trước hết cần chấn chỉnh và hoàn thiện công tác kế hoạch hoá theo hướng đã nêu ở trên. Đồng thời cải tiến khâu thủ tục gọn nhẹ, phải quy định trách nhiệm và quyền hạn một cách rõ ràng, cụ thể( kể cả trách nhiệm kinh tế trước pháp luật) của chủ đầu tư và cơ quan chủ quản chủ đầu tư, phải thực hiện đúng trình tự quy định; làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế dự toán, xây dựng giá chuẩn, phải xác định đúng giá trần để làm cơ sở cho việc chọn giá trúng thầu Cần quy định thống nhất hình thức lựa chọn nhà thầu( đấu thầu rộng rãi, hạn chế hay chỉ định thầu). Trên cơ sở phân loại lĩnh vực, quy mô dự án mà quy định mức vốn tối thiểu đối với dự án phải tổ chức đấu thầu. Đề nghị sớm ban hành Pháp lệnh Đấu thầu. Trước mắt, cần có biện pháp giám sát chặt chẽ công tác đấu thầu, hạn chế tiêu cực và đấu thầu mang nặng tính hình thức. Cần có quy định khi thanh toán công trình hoàn thành phải giữ lại một tỉ lệ nhất định trên giá trị dự toán công trình( khoảng 10%) để ràng buộc bên B có trách nhiệm bảo hành công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng. c. Về công tác thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và phê duyệt dự án đầu tư: Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Ngoài những nội dung kiểm tra, cần đánh giá một cách khách quản, toàn diện từng chỉ tiêu của dự án: - Về tài chính: cần kiểm tra kỹ tổng số vốn, cơ cấu vốn cho các hạng mục công trình, thời gian thu hồi vốn... - Về hiệu quả kinh tế xã hội cần kiểm tra lại các chỉ tiêu: Giá trị gia tăng; mức độ giải quyết việc làm, tỷ lệ đóng góp cho NSNN. - Về công nghệ, tác động môi trường và kế hoạch tiến độ thực hiện dự án đều là những vấn đề quan trọng mà chủ dự án khi lập chưa lường trước được. - Về phương pháp và thời gian thẩm định. Tuỳ theo loại dự án mà cơ quan chủ trì thẩm tra phân công cán bộ có hiểu biết trong lĩnh vực đó đảm nhiệm. Và các cán bộ đó phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Nhà nước. đối với 1 số dự án lớn, phức tạp nên tổ chức hội thảo khoa học. Trường hợp cần tham khảo ý kiến một số ngành, cơ quan chủ trì phải gửi yêu cầu và thời gian hoàn thành. Nếu có ý kiến quan điểm khác nhau ở những vấn đề lớn cơ quan chủ trì cần mời cơ quan các ngành bàn bạc thống nhất. Trường hợp chưa thống nhất phải báo cáo đầy đủ cho người có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định. Cần khắc phục tư tưởng nể nang dễ dãi, giảm đơn trong việc thẩm định dự án. Về thời gian, yêu cầu phải tiến hành khẩn trương tránh những thủ tục rườm rà, phiền hà, thực hiện đúng hoặc sớm hơn mốc thời gian quy định. Mặt khác thông qua việc thẩm định dự án, với chức năng của mình Sở Kế hoạch và Đầu tư hàng năm nên thống nhất hướng dẫn các chủ dự án về nội dung phương pháp kinh nghiệm, thời gian lập dự án, đinh hướng đầu tư để các chủ dự án có nhu cầu đầu tư chủ động lập dự án tìm nguồn vốn tài trợ, khắc phục tình trạng thiếu vốn, dự án lập và thảm định vội vàng chất lượng thấp - Chủ đầu tư phải nâng cao trách nhiệm trong việc lựa chọn nhà thầu tư vấn, thiết kế kỹ thuật, thực hiện chọn thầu đúng theo quy định . Thay đổi cách thức lựa chọn đơn vị tư vấn, nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong chất lượng của công tác tư vấn. Triệt để truy cứu trách nhiệm trong các trường hợp thiếu chính xác của số lượng tính toán, tinh thần trách nhiệm tư vấn không nghiêm túc. Các cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định các sản phẩm tư vấn phải chịu trách nhiệm về tính chung thực phải đúng đắn của báo cáo thẩm định và chất lượng của sản phẩm tư vấn trình duyệt. 4. Đổi mới và nâng cao trình độ , năng lực đạo đức cho chủ đầu tư và cán bộ quản lý dự án : Đa số các cán bộ được trang bị kiến thức về kinh tế thị trường rất hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động thực tiễn, một số người còn lúng túng va vấp, hợp tác với nước ngoài còn thua thiệt, làm tổn thất không nhỏ đến lợi ích của ngành và của đất nước. Tri thức khoa học công nghệ hiện đại chưa được cập nhật kịp thời, kiến thức về pháp luật, đặc biệt là pháp luật trong kinh doanh chưa được chú trọng. Thông tin về kinh tế thị trường không đầy đủ ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định đầu tư. Nhìn chung, các doanh nghiệp xây dựng đang thiếu lực lượng công nhân kỹ thuật. Nhiều doanh nghiệp hiện nay muốn tiết kiệm chi phí đã thuê lao động rẻ là lựclượng lao động nhàn rỗi, nông nhàn... hầu hết chưa qua đào tạo, trình độ văn hoá thấp, tay nghề kém, thiếu trách nhiệm với sản phẩm của mình... Để khắc phục tình trạng này, trước hết cần tập trung trang bị những kiến thức quản lý kinh doanh cơ bản, vừa hiện đại vừa thiết thực, theo yêu cầu của cơ chế thị trường; các kiến thức về pháp luật, chính trị, các thông tin về thị trường một cách đầy đủ... Xây dựng tinh thần tận tuỵ với công việc, có trách nhiệm cao, có năng lực tổ chức, có đầu óc sáng tạo và đổi mới, ý thức tổ chức kỷ luật cao, tác phong làm việc phải dân chủ. Vì lợi ích lâu dài cần có phương hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ công nhân kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực Trong quản lý đầu tư và xây dựng, vốn đầu tư được Nhà nước giao cho chủ đầu tư quản lý. Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là lượng vốn lớn, thời gian đầu tư và thu hồi dài, có thể chịu nhiều rủi ro nên việc đầu tư hết sức quan trọng là phải lựa chọn được người làm chủ dự án có đủ năng lực, có kinh nghiệm chuyên môn về quản lý xây dựng, có tố chất cần thiết về quản lý kinh doanh, muốn làm và dám chịu trách nhiệm trước cấp trên và tập thể lao động. Vì vậy trong quá trình chỉ đạo lập, thẩm định phê duyện dự án cần chọn được cán bộ QLDA đảm bảo yêu cầu mới quyết định đầu tư. 5. Chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật quyết toán công trình,dự án hoàn thành: Nguyên nhân của công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành ( lập báo cáo quyết toán, phê duyệt quyết toán) chậm một phần do việc chấp hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của các ngành trong tỉnh, đơn vị chủ đầu tư chưa nghiêm, một phần chưa có sự ràng buộc về trách nhiệm, ràng buộc về kinh tế của chủ đầu tư, chủ quản đầu tư và các cơ quan quản lý khác có liên quan đến công tác quyết toán. Để khắc phục tồn tại trên, cần hoàn thiện chế độ quyết toán vốn đầu tư từ dự án hoàn thành theo hướng làm rõ quy trình, nội dung, các ràng buộc trách nhiệm của chủ đần tư, chủ quản đầu tư và các cơ quan quản lý có liên quan. Cần quy định chế độ trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với công tác này trên các mặt, đôn đốc và chỉ đạo làm công tác quyết toán cả về nội dung và thời gian; thẩm tra quyết toán trước khi phê duyệt. 6. thực hiện nghiêm túc luật đầu tư, luật đấu thầu : Chủ đầu thư thực hiện nghiêm túc luật đầu tư, đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc nghiệm thu sản phẩm thuê tư vấn, trong công tác thanh tra giám sát đầu tư. Việc lập thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán của dự án nhất định phải được thực hiện theo quy định của Pháp luật về xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình và bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm túc Luật đấu thầu: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Đấu thầu là một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất tiên tiến nhất, tăng cường cạnh tranh. Từ thực tế áp dụng ở địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua, em nhận thấy tỉnh cần tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm mặt được và chưa được, đồng thời tập chung chỉ đạo công tác đấu thầu để đạt hiệu quả cao hơn. Gắn chủ trương điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư theo hướng tập trung dứt điểm sẽ là một điều kiện thuận lợi cho công tác đấu thầu. Đề nghị. - Tiến hành tổ chức đấu thầu rộng dãi tất cả các gói thầu, chỉ những những gói thầu thực sự có tính chất cấp bách chủ đầu tư báo cáo UBND tỉnh cho phép đấu thầu hạn chế. Các gói thầu xin chỉ định thầu, chủ đầu tư phải trình hồ sơ năng lực của ít nhất 3 nhà thầu để UBND tỉnh xem xét. Giao sở kế hoạch và đầu tư tổ chức thực hiện công tác thanh tra đấu thầu, kịp thời báo cáo UBND tỉnh. Để nâng cao chất lượng đấu thầu hay chỉ định thầu, yếu tố hết sức quan trọng là nâng cao chất lượng khảo sát thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công và chất lượng lọc tổng dự toán, dự toán chi tiết. Trong đó hết sức chú trọng việc lựa chọn áp dụng biện pháp thi công (nhất là đối với các công trình giao thông). Có vậy công tác đấu thầu,chỉ định thầu mới có ý nghĩa thiết thực. 7. Đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư: Giải ngân vốn đầu tư có vị trí rất quan trọng trong hiệu quả hoạt động đầu tư ở dự án. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc giải ngân vấn đề tài chính cho các nhà thầu, trng việc đẩy nhanh tiến độ thi công, bàn giao, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng mà nó còn tác động trực tiếp đến các quan hệ inh tế ở tầm vĩ mô. Việc giải ngân vốn đầu tư không riêng tỉnh Ninh bình mà phạm vi trên toàn quốc đều chậm. Không riêng vốn ODA, vốn cấp phát mà cả vốn tín dụng, mặc dù Nhà nước trong các năm đã tập trung tháo gỡ song kết quả vẫn chưa như mong muốn. Để từng bước khắc phục că bệnh này em xin nêu một số giải pháp Trước hết về việc giải phóng mặt bằng - cơ sở tiền đề cho việc thực hiện dự án.theo Nghị định số 22/1998/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, đã tạo ra khung pháp lý thống nhất trong cả nước, nhưng việc xác định đất ở theo Nghị đinh 11 của Chính phủ và các quy định của Uỷ ban nhân dân các địa phương lại chưa thống nhất: xác định đất đã xây dựng nhà, khung giá đất ở, giá đất nông nghiệp trong cùng một khu vực còn chênh lệch còn quá lớn, khung giá đã ban hành so với thời giá hiện hành có nơi chưa điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, việc thực hiện hệ số k của Nghị định 22/CP và Thông tư 145 của Bộ Tài chính còn phức tạp đối với các địa phương khác nhau. Từ đó làm cho mỗi địa phương, thậm chí trong cùng một địa phương song ở những dự án khác nhau có cách vận dụng khác nhau xảy ra. Mặt khác sự quy định khung giá đất chung cho cả nước, trong đó có mức giá tối đa, giá tối thiểu đối với đất đô thị để các địa phương vận dụng. Thực tế, khi áp dụng ở nhiều địa phương có sự chênh lệch rất lớn giữa giá thực tế theo thị trường với khung giá chung của nhà nước ban hành. Để giải quyết được vấn đề này, trên cơ sở chế độ chính sách Nhà nước Ban quản lý dự án cần khẩn trương xây dựng phương án đền bù và thông qua cấp có thẩm quyền phê duỵêt. Sau đó chuẩn bị đủ kinh phí, quỹ đất đai (trường hợp phải cấp lại) đến thời điểm triển khai cần chỉ đạo khẩn trương đồng loại, dứt điểm. Không để cho người dân chần chừ, tính toán lâu trên mảnh đất của họ. Trong quá trình tiến hành cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, các đoàn thể quần chúng, chú trọng phương pháp thuyết phục giải thích để dân tự nguyện chấp nhận. Nếu các chế độ đền bù tương đối thoả đáng mà một số ít hộ không chịu di chuyển thì phải cương quyết cưỡng chế. Hai là khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đầu tư và xây dựng, thông thường 6 tháng đầu năm hầu hết các chủ dự án tập chung vào việc thuê tư vấn thiết kế - Lập tổng dự toán, tổ chức đấu thầu. Riêng việc đấu thầu công trình nhóm c có chủ dự án triển khai mất 3 tháng làm cho thời gian khởi công chậm lại. Để khắc phục vấn đề này điều quan trọng là đảm bảo điều kiện ghi kế hoạch đúng quy định quả Bộ kế hoạch và đầu tư. Đồng thời đề nghịcấp có thẩm quyền khi giao kế hoạch đầu tư hàng năm nên ghi rõ công trình nào thuộc diện phải đấu thầu, công trình nào thuộc diện cho khoán gọn sẽ khắc phục được cơ bản tình trạng trên. 8. chống thất thoát vốn Nhà nước trong đầu tư và xây dựng: Lãng phí, thất thoát, tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động kinh tế xã hội nói chung và lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Đó là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành. Đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng khách quan, thận trọng để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Xuất phát từ đặc điểm của đầu tư pháp triển ngành xây dựng và và sản phẩm xây dựng là tiến hành thời gian dài: phạm vi rộng lớn, tính chất chi phí phức tạp, giá cả lại biế động nên việc xác định chất lượng và giá trị đích thực của sản phẩm xây dựng rất khó khăn. Mặt khác chủ sở hữu các nguồn vốn đầu tư và tài sản mới hình thành là Nhà nước. Các chủ đầu tư là người sử dụng công trình nhưng không phải là người chủ thực sự của đồng vốn nên thường họ chưa đề cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu, thậm chí còn tìm cách xin được nhiều vốn của Nhà nước càng tốt. Từ đó tạo ra những kẽ hở gây lãng phí tham nhũng vốn đầu tư của Nhà nước dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau Thực tế cho thấy thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước thường do hai nguyên nhân sau: Về nguyên nhân trực tiếp: Thất thoát do chủ đầu tư và nhà thầu cố tình vi phạm các quy định về quản lý đầu tư và xây dựn như thi công ăn bớt khối lượng so với thiết kế được duyệt, trong thanh toán khai tăng chi phí và giá cả... tuy nhiên trên tổng thể thì thất thoát từ nguyên nhân trực tiếp không phải là chủ yếu. Vì các đối tượng sợ bị xử lý pháp luật khi sự cố xảy ra. Về nguyên nhân dán tiếp: Do sơ hở bởi chính sách chế độ quản lý đầu tư và xây dựng, định mức xây dựng chưa chặt chẽ: làm cho vốn thất thoát không được xác định rõ đối tượng và mức độ vi phạm nên thất thoát do nguyên nhân này là chủ yếu. Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cần coi trọng những biện pháp phòng ngừa, cần khẩn trương bổ sung hoàn chỉnh về cơ chế, chính sách quản lý đầu tư và xây dựng cho chặt chẽ gắn trách nhiệm cá nhân từng khâu công việc hạn chế sơ hở, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: Đây là một việc lớn, phức tạp, bao gồm nhiều công việc nhiều nội dung song trước mắt cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau: -Xem xét quyết định đầu tư: phải bảo đảm quyết định đúng, kịp thời, hiệu quả. Đây là khâu quan trọng có ý nghĩa tiên quyết. Nếu việc quyết định đầu tư sai lầm sẽ dẫn tới lãng phí rất lớn. Vì sản phẩm xây dựng cơ bản không dễ dàng chuyển mục đích sử dụng. - Việc quyết định các thủ tục xây dựng cơ bản như phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán chi tiết, cấp có thẩm quyền cần tổ chức thẩm định nghiêm túc chặt chẽ. Trên cơ sở thiết kế đầu tư đảm bảo hệ số an toàn, công năng sử dụng của công trình, biện pháp thi công hợp lý, phẩm chất vật liệu phù hợp, định mức, đơn giá áp đúng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc điều chỉnh bổ sung, một biện pháp tích cực ngăn chặn sơ hở tiêu cực thất thoát. Thực tế cho thấy chỉ riêng việc quyết định biện pháp thi công không phù hợp đã gây thất thoát rất lớn. Đặc biệt là lĩnh vực cầu đường, nhiều khi chi phí cho việc áp dụng biện pháp thi công chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá trị sản phẩm xây dựng. Nhiều khi chênh lệch trong việc áp dụng giữa các biện pháp thi công thu công và cơ giới rất cao. Đây là 1 trong những sơ hở mà nhà thầu có thể móc ngoặc với tổ chức tư vấn. -Quyền hạn trách nhiệm chủ đầu tư được quan tâm: theo Quy định của điều lệ chủ đầu tư là người trực tiếp quản lý sử dụng vốn đầu tư, quản lý sử dụng tài sản sau đầu tư nên chủ đầu tư phải có trách nhiệm từ khâu lập dự án đến quá trình khai thác sử dụng để tăng cường quyền hạn và trách nhiệm chủ đầu tư, ngăn ngừa thất thoát lãng phí cần chấn chỉnh khâu này theo hướng sau: xác định rõ trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư đối với hoạt động đầu tư. Quản lý chặt chẽ chủ đầu tư trong việc thành lập BQLDA, trong việc lựa chọn nhà thầu, trong đấu thầu và chỉ định thầu, phân chia gói thầu, việc thay đổi thiết kế và phát sinh sau đấu thầu, phương thức thanh toán và thời gian thanh toán, việc quản lý giá cả và thời gian xây dựng. Đây là khâu quan trọng để hạn chế thất thoát, tham nhũng. - UBND tỉnh sẽ tiến hành thành lập Ban quản lý dự án chung các dự án có quy mô lớn hoặc các dự án chủ đầu tư không đủ năng lực quản lý. - áp dụng hình thức đấu thầu, khoán gọn. Như phần đánh giá và giải pháp về công tác đấu thầu đã trình bày để công tác đấu thầu được áp dụng rộng rãi trước hết cần chấn chỉnh và hoàn thiện cơ chế kế hoạch theo hướng đã nêu ở phần trên. Đồng thời cải tiến thủ tục sao cho gọn nhẹ, đơn giản, dễ làm phù hợp với trình độ tổ chức thực hiện của chủ đầu tư và các nhà thầu. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm quỳen hạn cụ thể về kinh tế và pháp luật với chủ đầu tư. Phải thực hiện đúng trình tự quy định, làm tốt công tác chuẩn bị đấu thầu hết sức chú ý hồ sơ mời thầu; Xác định đúng “giá xét thầu” để làm cơ sở cho việc đánh giá, xét chọn. Mặt khác, nên làm thử và mở rộng hình thức khoán gọn. Trường hợp cần thiết phải áp dụng hình thức giao thầu cần hoàn thành đầy đủ thiết kế kỹ thuật, dự toán trước khi cấp có thẩm quyền quyết định. - quản lý chất lượng công trình xây dựng : tăng cường công tác quản lý chất lượng theo đúng Quyết định số 18/2003/QĐ - BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành Quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Các cư quan quản lý đầu tư và xây dựng, các chủ đầu tư, các nhà thầu phải chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thường xuyên chất lượng của sản phẩm từ tư vấn đến thi công xây lắpvà cung cấp thiết bị. Công trình có chấtlượng kém, trách nhiệm trước tiên thuộc về chủ đầu tư. Sở xây dựng tăng cường công tác thanh tra chất lượng các công trình xây dựng do tỉnh quản lý. Phát hiện, báo cáo những sai phạm về chất lượng, để xử lý kịp thời. -Phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng : Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng theo Quyết định số: 2178/2007 - QĐ - UBND ngày 17/9/2007 của UBND tỉnh, dành quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho các cấp ở cơ sở và chủ đầu tư. Cấp được uỷ quyền phải thực hiện chế độ báo cáo về công tác quản lý đầu tư và xây dựng lên cơ quan cấp trên. UBND tỉnh, các cơ quan quản lý đầu tư và xây dựng ở tỉnh phải thực hiện chế độ hậu kiểm tăng cường công tác thanh tra, giám sát đầu tư, giám sát chất lượng xây dựng các công trình dự án đã được phân cấp. - Giám sát đánh giá đầu tư : nâng cao chất lượng công tác GSĐGĐT, rà soát và chấn chỉnh các khâu trong hoạt động đầu tư và xây dựng: Đối với các dự án đầu tư trong quá trình thực hiện giám sát đầu tư, ở dự án đầu tư nào phát hiện thấy những yếu tố thay đổi so với dự án ban đầu hoặc những vấn đề mới phát sinh, phải báo cáo kịp thời và nhất thiết đánh giá lại tính khả thi và hiệu quả của dự án trước khi quyết định điều chỉnh hoặc tiếp tục thực hiện. Những dự án không báo cáo GSĐGĐT không bố trí kế hoạch đầu tư và không được điều chỉnh dự án, đề nghị Kho bạc Nhà nước không cấp vốn thanh toán. Tăng cường công tác giám sát cộng động: Tất cả các dự án, chương trình đầu tư (trừ công trình bí mật quốc gia) đều phải được thực hiện giám sát cộng đồng trong toàn bộ quá trình đầu tư. Các phương án quy hoạch đã được phê duyệt, các chương trình dự án phải được công bố công khai nội dung cơ bản trên các phương tiện thông tin đại chúng thích hợp (như : niêm yết, Pa - nô, phát thanh, truyền hình...) để dân biết dân bàn, dân giám sát. 9. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý : - Tăng cưởng công tác tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan, các cán bộ quản lý đầu tư, các chủ đầu tư, các nhà thầu. Chấm dứt hẳn tình trạng cán bọ BQLDA, chủ đầu tư và xây dựng để đáp dứng với nhiệm vụ được phân cấp. Người cán bộ phải tích cực học tập, nghiên cứu tranh thủ tiếp thu những thông tin mới, các kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, tham dự các hội thảo, tổ chức tập huấn nghiệp vụ. Nên có chính sách khen thưởng thoả đáng đối với những người có thành tích phát hiện ra những sai trái có giá trị lớn trong việc thanh quyết toán, người có công chống thất thoát vốn nhà nước trong đầu tư xây dựng. Đồng thời thực hiện nghiêm túc pháp lệnh công chức, pháp lệnh chống tham nhũng và pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Kết Luận Công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước hiện nay là vấn đề được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm. Việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách, nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động đầu tư và xây dựng ở tỉnh Ninh Bình khi nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường và hội nhập là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Trên cở sở phân tích những thế mạnh và những điểm yếu trong công tác quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh hội trong giai đoạn tới, tỉnh Ninh Bình cần chú trọng vào một số giải pháp chủ yếu có tính thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. Trước mắt cần tập trung điều chỉnh cơ cấu đầu tư, đổi mới công tác kế hoạch hoá, hết sức quan tâm đến việc lập và thẩm định dự toán đầu tư, đổi mới công tác cán bộ quản lý dự án, thực hiện nghiêm túc Luật đấu thầu, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, làm tốt công tác quyết toán, thực hiện tích cực và hiệu quả việc chống thất thoát lãng phí trong đầu tư - xây dựng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý. Các biện pháp trên cần được thực hiện đồng bộ nhằm tạo hiệu ứng mạnh để hoàn thiện quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng Vốn NSNN, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, góp phần thức đẩy tăng trưởng kinh tế. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21441.doc
Tài liệu liên quan