Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (xây dựng cơ bản) nguồn vốn ngân sách qua tỉnh Nghệ An

Tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (xây dựng cơ bản) nguồn vốn ngân sách qua tỉnh Nghệ An: ... Ebook Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (xây dựng cơ bản) nguồn vốn ngân sách qua tỉnh Nghệ An

doc113 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (xây dựng cơ bản) nguồn vốn ngân sách qua tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động đầu tư XDCB là một hoạt động đầu tư thiết yếu vì nó tạo ra tư liệu sản xuất cơ bản cho nền kinh tế xã hội. Nó tạo ra đường xá, nhà cửa phục vụ đời sống, tạo ra các công trình thủy lợi phục vụ nông lâm ngư nghiệp, tạo ra các nhà xưởng phục vụ hoạt động công nghiệp v.v. Nói chung, nó đóng vai trò làm nền cho mọi hoạt động đời sống cũng như sản xuất kinh doanh. Nghệ An là một tỉnh còn nghèo, nền kinh tế còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển.Bên cạnh đó Nghệ An là một tỉnh lớn, do vậy nhu cầu đầu tư XDCB là rất cao. Và thực tế những năm qua đã chứng minh điều đó: vốn XDCB Nghê An tăng với tốc độ rất nhanh. Nhu cầu XDCB lớn, vốn tăng nhanh, nhưng quản lý của Nghệ An chưa đạt được mức độ có thể quản lý tốt hoạt động đầu tư này. Tỉnh chưa thật sự quản lý tốt hoạt đông đầu tư XDCB từ khâu lập quy hoạch,kế hoạch, thực hiện đầu tư cho đến việc phát huy hiệu quả của nó. Đó là xuất phát của nhiều tồn tại của đầu tư XDCB của Nghệ An hiện nay. Chính vì những vấn đề nêu trên, em đã chọn đề tài “Quản lý đầu tư XDCB nguồn vốn ngân sách qua tỉnh Nghệ An” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin cảm ơn thầy giáo, TS.Nguyễn Hồng Minh và cán bộ hướng dẫn Hồ Sĩ Hòa, trưởng phòng tổng hợp sở KH&ĐT Nghệ An, đã giúp em hoàn thành luận văn này. CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỈNH NGHỆ AN 1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, và tình hình đầu tư tại Nghệ An trong thời gian qua 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Tỉnh Nghệ An thuộc bắc trung bộ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đông. Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 2, 1 thị xã và 17 huyện: Thành phố Vinh; thị xã Cửa Lò; 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành. Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bải biển Của Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển nhành du lịch ở Nghệ An. Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha). 1.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội Nghệ An là một tỉnh lớn và đông dân, nhưng lại là một tỉnh còn nghèo so với mặt bằng cả nước. Tuy nhiên, trong những năm qua, với nhiều chính sách phát triển mạnh mẽ và đồng bộ, Nghệ An đã có được nhiều bước tiến lớn trong Kinh tế xã hội. 1.1.2.1. Tình hình xã hội nói chung Phát triển kinh tế bền vững cần có sự kết hợp hài hoà giữa bốn nguồn lực cơ bản: tự nhiên, công nghệ, con người và vốn. Trong bốn yếu tố đó, cơ sở về mặt xã hội phản ánh các vấn đề liên quan đến yếu tố con người trên cả hai phương diện: vừa là nguồn lực sản xuất phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là đối tượng hưởng thành quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội đó. Trên phương diện là nguồn lực đầu vào của phát triển sản xuất, con người được đề cập đến với các khía cạnh: Số lượng, trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ chuyên môn.. Đây là những yếu tố phản ánh năng lực tham gia phát triển kinh tế của mỗi người. Trên phương diện là đối tượng thụ hưởng những thành quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội, con người được xét đến trên những khía cạnh: Mức sống được hưởng, mức giáo dục, những lợi ích về văn hoá, chính trị, công ăn việc làm,v.v mà họ được hưởng. Các vấn đề xã hội là các vấn đề liên quan đến con người xét trên cả hai phương diện trên.Sự phát triển về mặt xã hội là khi các chính sách kinh tế xã hội giải quyết được những vấn đề lợi ích đó của con người. Bảng 1: Dân số, lao động, việc làm giai đoạn 2000-2005 TT ChØ tiªu tæng hîp §VT TH 2000 TH 2001 TH 2002 TH 2003 TH 2004 TH 2005 1 D©n sè trung b×nh (1) 1000 ng 2,902 2,929 2,952 2,977 3,003 3,029 2 Sè ng­êi trong ®é tuæi cã kh¶ n¨ng lao ®éng(2) 1000 ng 1,335 1,390 1,382 1,404 1,425 1,457 3 Tû lÖ lao ®éng ®­îc ®µo t¹o (3) % 18 20 22 24.5 26.5 30.0 4 T¹o viÖc lµm hµng n¨m (4) ng 20,000 21,000 21,500 22,000 28,000 28,500 Bảng 2: Tốc độ tăng dân số, lao động việc làm 2001-2005 TT ChØ tiªu tæng hîp §VT TH 2000 TH 2001 TH 2002 TH 2003 TH 2004 TH 2005 1 Tèc ®é t¨ng d©n sè tù nhiªn %o 13.6 13.0 11.5 11.54 12.00 11.50 2 Tèc ®é t¨ng (2) % 4.1% -0.6% 1.6% 1.5% 2.3% 3 Tèc ®é t¨ng (3) % 11.1% 10.0% 11.4% 8.2% 13.2% 4 Tèc ®é t¨ng (4) % 5.0% 2.4% 2.3% 27.3% 1.8% 5 Møc t¨ng (2) 1000 ng 55 -8 22 21 32 Nghệ An là một tỉnh đông dân, dân số hiện nay khoảng hơn 3 triệu. Trong thời gian qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách về dân số, nên tỷ lệ sinh tự nhiên ở mức thấp và đang có xu hướng giảm, hiện dừng ở mức 1,1%/năm. Tốc độ tăng số lao động trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc cao hơn tốc độ tăng tự nhiên dân số. Cao nhất trong giai đoạn qua là năm 2001 với tốc độ 4,1%, tuy nhiên năm 2002 lại giảm 0,6%. Như vậy trong 2 năm này có thể hoạt động di dân diễn ra sôi động làm thay đổi tỷ lệ cơ học. Trong các năm còn lại mức tăng ổn định trên dưới 2%. Lượng việc làm tạo thêm vẫn tăng hàng năm đều đặn. Song mức tăng của việc làm chưa đáp ứng được mức tăng của lượng lao động tăng thêm hàng năm. Đơn cử, năm 2001, số lao động tăng thêm là 55.000 người, trong khi đó chỉ có 20,000 việc làm được tạo thêm; năm 2005, lượng lao động tăng thêm là 32,000 người mà chỉ có 28,000 việc làm được tạo thêm. Nói chung, tốc độ tăng của công ăn việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu về công việc. Đây là mặt hạn chế của tỉnh trong giai đoạn vừa qua. Bảng 3: Phân bổ lao động và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế TT ChØ tiªu §VT N¨m 2004 N¨m 2005 N¨m 2006 1 Tæng nguån lao ®éng Người 1,445,926 1,456,789 1,488,045 N«ng, l©m, ng­ nghiÖp ngêi 1,142,383 1,067 1,009 C«ng nghiÖp - X©y dùng " 120,428 132 180 DÞch vô " 183,115 190 193 2 C¬ cÊu lao ®éng % 100 100 100 N«ng, l©m, ng­ nghiÖp " 79.01 76.8 73 C«ng nghiÖp - X©y dùng " 8.33 9.5 13 DÞch vô " 12.66 13.7 14 Đến năm 2005, toàn tỉnh có xấp xỉ 1,5 triệu lao động. Trong đó lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 1,142 triệu người, công nghiệp xây dựng là 120,428 người, dịch vụ là 183,115 người. Điều đáng chú ý ở đây là vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Cơ cấu lao động theo ngành của Nghệ An là một cơ cấu lạc hậu. Đến thời điểm năm 2004, tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm 80%. Công nghiệp và xây dựng chiếm một tỷ lệ hết sức nhỏ nhoi: 8%. Và xu hướng chuyển dịch cũng rất chậm chạp, dự tính đến cho đến năm 2006 thì tỷ lệ lao động trong nông nghiệp vẫn là 73%, công nghiệp và xây dựng là 13%. Tuy nhiên đây có thể vẫn chỉ là con số mong muốn vì tốc độ thay đôi thời gian qua là không đáng kể, thì trong hai năm, giảm lượng lao động nông, lâm, ngư nghiệp đi gần 7% là một điều khó. Trong các vấn đề liên quan đến lao động, có một điểm sáng đó là tỷ lệ lao động được đào tạo. Mặc dù có xuất phát điểm thấp, song trong thời gian qua, tỷ lệ lao động được đào tạo không ngừng tăng với tốc độ cao. Từ chỉ có 18% lao động được đào tạo năm 2001, đến năm 2005 tỷ lệ này đã tăng lên 30%. Đây là một tỷ lệ khá cao, phản ánh chất lượng lao động đang được cải thiện đáng kể. Về giáo dục, Nghệ An đã đạt được những kết quả đáng kể. Số lượng giáo viên không ngừng tăng, đảm bảo tỷ lệ giáo viên/ học sinh tăng và ngày càng có chất lượng. Chất lượng giáo dục được đảm bảo và cải thiện, số huyện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2005 là 17/19 huyện thành thị, số trường đạt chuẩn quốc gia không ngừng tăng và đến năm 2005 có 285/1693 trường đạt chuẩn quốc gia, tức là riêng trong năm 2005 đã có 60 trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia thành công. Đây là những nỗ lực đáng kể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh. Với những nỗ lực này, nhân dân đang được hưởng một chất lượng giáo dục tốt hơn mặc dù đời sống vẫn đang ở mặt bằng thấp so với cả nước. Bảng 4: Các chỉ tiêu về giáo dục ChØ tiªu §¬n vÞ N¨m Thùc hiÖn thêi kú 2001-2005 tÝnh 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Sè Gi¸o vªn Ng­êi 36,661 40,851 41,082 42,016 42,527 42,740 2. Sè Tr­êng Tr­êng 1659 1692 1718 1733 1740 1693 3. Sè Häc sinh H.sinh 981547 979139 959471 930321 900675 878066 4. Sè huyÖn PC TiÓu häc ®óng ®é tuæi HuyÖn 4 5 7 11 15 17 5. Sè huyÖn ph.cËp THCS HuyÖn 2 2 3 7 10 14 6. Sè tr­êng ®¹t chuÈn QG Tr­êng 44 89 121 147 221 285 Bảng 5: Các chỉ tiêu tổng hợp kinh tế xã hội khác TT ChØ tiªu tæng hîp §VT TH 2000 TH 2001 TH 2002 TH 2003 TH 2004 UTH 2005 1 Tû lÖ hé ®ãi nghÌo (tiªu chÝ cò) % 19.75 17.64 14.62 13.5 9.6 8.0 2 Tû lÖ trÎ em < 5 tuæi suy dinh dìng % 41.06 38 35 32 30 28 3 Sè gi­êng bÖnh néi tró /v¹n d©n Gi­êng 10.99 11.5 12.2 12.48 12.65 13.3 4 Tû lÖ x· cã b¸c sü % 38 41 44.5 60.8 70 5 Tû lÖ hé d©n ®îc nghe ®µi ph¸t thanh % 50 60 70 75 80 100 6 Tû lÖ hé d©n xem truyÒn h×nh % 45 50 60 70 78 85 7 Tû lÖ hé gia ®×nh ®¹t chuÈn VH % 50 60 65 70 75 75 8 Tû lÖ lµng b¶n, khèi xãm ®¹t chuÈn VH % 9 12 16 21 26 32 9 Tû lÖ x· ®­îc dïng ®iÖn % 82.2 87.2 88.02 88.5 91.5 98.0 10 Sè m¸y ®iÖn tho¹i / 100 d©n M¸y 2.7 2.9 3.62 4.6 5.38 8.0 Cùng với giáo dục, các vấn đề xã hội khác cũng được quan tâm và giải quyết hiệu quả trong giai đoạn qua. Công tác xoá đói giảm nghèo đã giảm số hộ đói nghèo từ 19.75% năm 2000 chỉ còn 8% năm 2005.Các chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chỉ tiêu phát triển đời sống văn hoá cũng được cải thiện đáng kể. Bảng 5 phản ánh rõ vấn đề này. 1.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế Nghệ An giai đoạn 2001-2005 a. Đánh giá chung về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là cơ sở cho phát triển xã hội và các vấn đề khác nói chung vì có tăng trưởng kinh tế thì mới có vốn để thực hiện các hoạt động đó. Quy mô nền kinh tế thế hiển tiềm lực của một địa phương, khu vực, quốc gia, và tăng trưởng kinh tế thể hiện sức sống của một nền kinh tế. Bảng 6: Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 TT ChØ tiªu tæng hîp §VT TH 2000 TH 2001 TH 2002 TH 2003 TH 2004 TH 2005 1 Tæng s¶n phÈm (GDP) theo gi¸ 1994 Tû ® 6,318 6,901 7,570 8,524 9,387 10,292 - N«ng, l©m, ng­ nghiÖp Tû ® 2,793 2,921 3,087 3,234 3,482 3,530 - C«ng nghiÖp - X©y dùng Tû ® 1,204 1,491 1,904 2,366 2,720 3,200 Tr.®ã: C«ng nghiÖp Tû ® 615 725 937 1,265 1,398 1,650 X©y dùng Tû ® 589 767 967 1,101 1,322 1,550 - DÞch vô Tû ® 2,321 2,489 2,579 2,924 3,185 3,562 2 Tæng s¶n phÈm (GDP) gi¸ hiÖn hµnh Tû ® 7,986 8,829 10,442 12,141 14,584 16,919 N«ng, l©m, ng­ nghiÖp " 3,513 3,733 4,329 4,636 5,384 5,785 C«ng nghiÖp - X©y dùng " 1,478 1,884 2,465 3,160 4,189 5,147 DÞch vô " 2,995 3,213 3,648 4,345 5,011 5,988 Nghệ An mặc dù là một tỉnh lớn về mặt dân số và diện tích song quy mô nền kinh tế lại không lớn. Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, dân số cũng thuộc một những tỉnh đông nhất cả nước, nhưng quy mô nền kinh tế thì không tương ứng, GDP của Nghệ An chi chiếm 1-2% trong tổng GDP cả nước. Đây chỉ là quy mô kinh tế của một tỉnh trung bình, so với tiềm năng về tự nhiên xã hội thì nó quá nhỏ bé. Với một quy mô nhỏ bé như vây, trong giai đoạn qua Nghệ An đã đạt được một tốc độ tăng trưởng khá cao, trên 9% hàng năm; đặc biệt năm 2003 tỷ lệ tăng trưởng đạt 12,6 %. Những tốc độ tăng trưởng này cao hơn mức tăng trưởng chung hàng năm của cả nước (7-8%). Sở dĩ có tốc độ tăng trưởng đó một phần vì Nghệ An có một xuất phát điểm thấp như đã nói ở trên, song nguyên nhân chính là trong giai đoạn vừa qua, nhiều tiềm năng của Nghệ An đã bắt đầu được khai thác và vốn đầu tư trong các giai đoạn trước đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Nhìn vào bảng 7 ta có thể thấy rõ, tăng trưởng kinh tế của Nghệ An là khá bền vững và nền kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chủ yếu là từ ngành Công nghiệp-xây dựng. Ngành công nghiệp xây dựng có một tốc độ tăng trưởng cao hai con số. Đặc biệt, năm 2002 ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng rất cao là 29.3% và kỷ lục là năm 2003 là 35%. Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành công nghiệp trong thời kỳ 2001-2005 là 21.6 %. Ngành dịch vu tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng bình quân là 9% thời kỳ 2001-2005 theo giá 1994, theo giá hiện hành thì tốc độ tăng trưởng này là 15 %, đây là một tốc độ tăng cao. Ngành nông nghiệp lâm ngư nghiệp, như nó vốn dĩ, tăng trưởng ở mức thấp với mức trung bình thời kỳ là 4.8% và không đóng góp nhiều vào tốc độ tăng trưởng chung. Đây cũng là đặc điểm cơ bản của ngành nông nghiệp: hiệu quả thấp. Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 TT ChØ tiªu tæng hîp §VT TH 2001 TH 2002 TH 2003 TH 2004 TH 2005 G§ 01-05 I GDP theo gi¸ 1994 % 9.2 9.7 12.6 10.1 9.6 10.3 1 N«ng, l©m, ng­ nghiÖp % 4.6 5.7 4.8 7.7 1.4 4.8 2 C«ng nghiÖp - X©y dùng % 23.9 27.7 24.3 15.0 17.7 21.7 Tr.®ã: C«ng nghiÖp % 17.8 29.3 35.0 10.6 18.0 21.1 X©y dùng % 30.2 26.1 13.9 20.0 17.3 21.5 4 DÞch vô % 7.2 3.6 13.4 8.9 11.8 9.0 II GDP gi¸ hiÖn hµnh % 10.6 18.3 16.3 20.1 16.0 16.2 1 N«ng, l©m, ng­ nghiÖp % 6.3 16.0 7.1 16.1 7.4 10.6 2 C«ng nghiÖp - X©y dùng % 27.5 30.8 28.2 32.6 22.9 28.4 3 DÞch vô % 7.3 13.6 19.1 15.3 19.5 15 Bảng 8: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2005 TT Ngành Kinh tÕ §VT TH 2000 TH 2001 TH 2002 TH 2003 TH 2004 TH 2005 1 N«ng, l©m, ng nghiÖp % 44.27 42.28 41.46 38.19 36.92 34.19 2 C«ng nghiÖp – X©y dùng % 18.62 21.34 23.61 26.03 28.73 30.42 3 DÞch vô % 37.11 36.39 34.94 35.79 34.36 35.39 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Nghệ An là một cơ cấu lạc hậu và đang chuyển dịch chậm, song cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An tương đối tiến bộ và đang có những bước tiến mạnh. Nếu năm 2000 44.27% GDP toàn tỉnh là từ nông lâm ngư nghiệp thì đến năm 2005 chỉ còn 34.19%. Cùng với tỷ lệ giá trị ngành nông lâm ngư nghiệp giảm là giá trị công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng. Năm 2009, tỷ lệ giá trị CNXD trong tổng sản phẩm quốc dân là 18.62% thì đến năm 2005 con số này là 30.42%. Giá trị dịch vụ chiếm một tỷ lệ ổn định từ 35-37% trong thời kỳ qua. Tuy nhiên nhìn vào cơ cấu kinh tế Nghệ An, ta thấy, Công nghiệp xây dựng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ nhất. Tỷ lệ công nghiệp xây dựng năm 2000 chỉ chiếm 18.62% với con số tuyệt đối là 1204 tỷ đồng trong tổng GDP toàn tỉnh là 6318 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2005, giá trị công nghiệp xây dựng Nghệ An chiếm 30% tương ứng 3200 tỷ đồng trong GDP toàn tỉnh là 10,292 tỷ đồng. Đó là tổng giá trị công nghiệp và xây dựng, còn giá trị công nghiệp thì chỉ chiếm một phần nhỏ hơn trong đó. Như vậy công nghiệp Nghệ An chiếm một miếng bánh nhỏ trong nền kinh tê Nghệ An, một nền kinh tế rất nhỏ so với cả nước. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân giải thích cho tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp nói riêng và công nghiệp xây dựng nói chung. Cũng chính vì vậy, mặc dù đóng góp về giá trị tuyệt đối cho GDP toàn tỉnh của công nghiệp và xây dựng thấp, nhưng đóng góp về tỷ lệ tương đối cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn tỉnh của công nghiệp và xây dựng lại cao. Sau đây là những kết quả cụ thể mà Nghệ An đạt được cụ thể trong từng lĩnh vực. (1) Về nông lâm ngư nghiệp Nét nổi bật trong nông nghiệp 5 năm qua là đã điều chỉnh, bổ sung các chính sách như khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng diện tích giống lai để tăng năng suất. Xây dựng các vùng chuyên canh tập trung để đáp ứng yêu cầu về cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: Mía, chè, dứa , sắn... Chuyển các diện tích cấy cưỡng sang trồng Ngô và cây công nghiệp có giá trị cao hơn. Phát động phong trào xây dựng các cánh đồng đạt giá trị trên 50 triệu đồng/ha. Đưa tiến bộ kỷ thuật vào sản xuất; Tăng cường thâm canh tăng năng suất cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả mở thêm diện tích lạc trong vụ đông. Bình quân GTSX năm 2002 đạt 15,5 triệu đồng / ha (trên đất 2 lúa: 25 triệu đồng/ ha); năm 2004 đạt 18 triệu đồng/ ha. Đã xuất hiện các mô hình đạt trên 50 triệu đồng/ha ở Quỳnh lương, Quỳnh bảng (Quỳnh Lưu), Diễn Xuân (Diễn Châu), Nam Xuân (Nam Đàn), Tân Sơn (Đô Lương). Cụ thể, một số kết quả đạt được trên các mặt như sau: - Sản xuất lương thực: Tỉnh đã chỉ đạo các huyện đưa các giống lúa lai, ngô lai vào sản xuất kết hợp với các biện pháp thâm canh khác nên năng suất tăng nhanh. Diện tích lúa lai năm 2000 là 34.000, năm 2004 đã tăng lên 77.977 ha. Năng suất lúa tăng từ 40,34 tạ / ha năm 2000 lên 47,3 tạ/ ha năm 2004. Cây Ngô tăng nhanh trên diện tích chuyển đổi lúa cấy cưỡng (4.200 ha ở Đô Lương, Quỳnh Lưu, Yên Thành...) và ngô vụ Đông. Diên tích năm 2001: 33.880 Ha; năm 2004 tăng lên 67.910 Ha; năng suất ngô tăng từ 26,6 tạ/ ha lên 36,05 tạ/ Ha. Sản lượng lương thực năm 2000 là 83,2 vạn tấn, năm 2002 đạt 93,7 vạn tấn. 2003 đạt 98,1 vạn tấn, năm 2004: đạt 1,09 triệu tấn, tăng bình quân 5,74% năm; hoàn thành vượt mức mục tiêu 90 vạn tấn của kế hoạch 5 năm trước thời gian 2 năm. - Cây Công nghiệp: Đến hết năm 2004 đã hình thành các vùng nguyên liệu tập trung đáp ứng yêu cầu cho các nhà máy chế biến và thay đổi cơ cấu kinh tế vùng trung du miền núi như : Cây mía 25.150 ha, Chè: đã có 7.100 ha/ Mục tiêu 10.000 ha; Cà phê: 2.530/ MT 7.000 ha; Cao su: 2.794 ha/ MT 5.000 Ha. Sắn công nghiệp: 4.680 ha. Cây ăn quả hơn 12.000 ha, trong đó diện tích cam: 2.277 ha/ Mục tiêu 3000 Ha, cây Dứa: Tính đến tháng 12-2004 là 3.010 ha/ MT 5.000 ha; - Chăn nuôi: Chăn nuôi tiếp tục phát triển. Đến năm 2004 tổng đàn trâu bò lớn nhất cả nước, đạt 639 nghìn con. Đàn trâu tăng 2,0%/ năm; đàn bò tăng 4,36%/ năm; Đàn lợn đạt trên 1,2 triệu con, tăng bình quân 5,8%/ năm; Đàn Bò sữa: 1.047 con, đạt 35,3% mục tiêu. Thực hiện chương trình sind hoá đàn bò đạt 35-40% tổng đàn, nạc hoá đàn lợn đạt tỉ lệ 40-50%. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 33% . - Lâm nghiệp: Ngành lâm nghiệp đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết đặt ra; trồng rừng bình quân 10.000-11.000 ha/năm (Trồng rừng chương trình 661 được 22.405 ha, rừng nguyên liệu 13.500 ha, dự án pumát và ĐCĐC 9.000 ha). Thực hiện khoanh nuôi tu bổ rừng được 40.000 ha. Đã giao đất, khoán rừng được 435.000 ha. Một số mô hình rừng kinh tế bước đầu được hình thành như: rừng Quế (Huyện Quế phong, Quỳ Châu) 7.900 ha, rừng nguyên liệu 13.000 ha, nguyên liệu gỗ ván ép 4.000 ha, Sở 1.400 ha... Nhiều khu rừng đặc dụng được hình thành như Vườn Quốc gia PuMát, rừng đặc dụng Núi Chung và rừng phòng hộ Pù Huống, sông Cấm, Vực Mấu... góp phần bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái. Độ che phủ rừng đã tăng từ 41% năm 2000 lên 45% năm 2004/ mục tiêu 2005 là 47%. - Ngư nghiệp có chuyển biến cả lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt; Sản lượng đánh bắt tăng bình quân 6,3%; Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được mở rộng: 1.400 ha nuôi mặn lợ; 13.600 ha nuôi cá nước ngọt. Diện tích nuôi tôm thâm canh năm 2001 là 100 ha; năm 2004: 620 ha; Năng suất nuôi đã đạt 2-2,2 tấn/ ha. Sản xuất cơ bản đủ các loại giống Tôm, cá phục vụ cho nuôi trồng. Cơ cấu giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong toàn ngành thuỷ sản tăng từ 30,2% năm 2000 lên 40,1% năm 2004. (2) Về công nghiệp và xây dựng Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 21,6% Riêng GTSX Công nghiệp tăng 21,7%. Đã tạo được những ngành hàng có vị trí trong cả nước như xi măng, mía đường, bia, sản xuất vật liệu, chế biến nông lâm sản... Các khu công nghiệp bước đầu hình thành và phát triển: Khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa lò Cụ thể các ngành công nghiệp như sau: - Công nghiệp khai thác mỏ: Các sản phẩm chủ yếu thực hiện năm 2004 so với mục tiêu kế hoạch 5 năm: Khai thác thiếc đạt 1000 tấn/ KH 500 tấn; Khai thác đá xây dựng 1,39 triệu m3; Đá trắng xuất khẩu 224.000 tấn... -. Công nghiệp chế biến: 4 nhà máy đường hoạt động cơ bản đảm bảo công suất 9.000 tấn mía/ngày; Sản lượng đường kính: Năm 2000 43.467 tấn, năm 2003 đạt 149.000 tấn , năm 2004: 150.000 tấn, bằng 109% mục tiêu kế hoạch 2005. Nhà máy Bia Vinh được đầu tư nâng công suất, sản lượng bia năm 2000 đạt 13,07 triệu lít, năm 2004 đạt 30,7 triệu lít/ KH 28,5 triệu lít, tăng bình quân 18,5%/năm, bằng 112% mục tiêu kế hoạch; Xi măng PC30 1,0 triệu tấn, bằng 92%; gạch 330 triệu viên, bằng 108% mục tiêu, hàng dệt kim 2,4 triệu sản phẩm, bằng 83% KH, ống thép 63%KH, hải sản 67%KH,... Qua 5 năm đã xây dựng thêm được một số nhà máy: Dây chuyền may xuất khẩu 1,5 triệu sản phẩm/ năm; Nhà máy phân vi sinh (Tân Kỳ) 30.000 tấn/năm, nhà máy Nước dứa cô đặc công suất 5.000 tấn/năm; 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn 50 tấn bột/ ngày; nhà máy xay Bột mỳ 20.000 tấn/năm; Nhà máy Gạch Blok 4 triệu viên/ năm, cột điện ly tâm 30.000 cột/ năm. Nhà máy gạch granít Trung Đô công suất 1,5 triệu M2 / năm; Nhà máy sản xuất muối tinh công suất 22.000 tấn/ năm; 4 cơ sở bột cá: 15.000 tấn / năm; nhà máy bột đá siêu mịn: 40.000 tấn/ năm. Dây chuyền gạch terazzo 250.000 m2 / năm, dây chuyền lắp ráp xe gắn máy: 10.000 chiếc/ năm. Các nhà máy đang đẩy nhanh tiến độ thi công: nhà máy Bia Vilaken 100 triệu lít/năm, nhà máy sữa, chuẩn bị xây dựng các nhà máy lớn như Xi măng đô Lương, lắp ráp ôtô ... Khu công nghiệp Bắc Vinh đã lấp đầy 70% diện tích, đã có 10 doanh nghiệp ngoài tỉnh đầu tư tại các khu công nghiệp Nam cấm và Cửa Lò. - Công nghiệp điện- Nước Nhà máy nước vinh đã được nâng câp công suất 6 vạn M3 nước ngày đêm; 9 huyện xây dựng nhà máy nước. Sản lượng nước máy năm 2001 6,5 triệu M3, năm 2004 thực hiện 7,6 triệu M3; năm 2005 nhà máy nước Vinh 60.000 m3 vào hoạt động sản lượng nước máy sẽ đạt trên 20 triệu M3 đảm bảo mục tiêu đề ra. Ngành công nghiệp sản xuất điện đã khởi công xây dựng thuỷ điện Bản vẽ 320 MW, 2 nhà máy thuỷ điện nhỏ: nhãn hạc, Bản Cốc 15 MW (Quế phong). Đang tiến hành khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Thác Muối 40MW (Thanh Chương), thuỷ điện Khe Bố 98MW, Hủa Na 180MW. Lập xong quy hoạch bậc thang thuỷ điện Sông Cả. - Tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh và làng nghề có bước chuyển biến mới trong nhận thức cũng như triển khai tực hiện, đến hết năm 2004 đã có hơn 18.000 lượt người tham gia đào tạo (dưới nhiều hình thức); xây dựng được 12 làng nghề theo tiêu chí của UBND Tỉnh Nghệ an với các mặt hàng: Đóng tàu thuyền, chế biến nông sản thực phẩm, mây tre đan, đá mỹ nghệ, hàng thủ công mỹ nghệ, mộc xuất khẩu, thêu ren, dệt thổ cẩm, ươm tơ... đang tăng dần sản phẩm xuất khẩu. Giá trị sản xuất TTCN năm 2001: 651,6 tỷ đồng, tăng 9,2%; năm 2002: 641,3 tỷ đồng tăng 6,4%; Năm 2003: 729 tỷ đồng; tăng 10,45%; Năm 2004: 840 tỷ đồng tăng 15,23% so cùng kỳ. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả (Công ty TNHH Dịnh Nhà, May Phú Vinh, Giấy Long Thành, Dâu tằm tơ Diễn Kim...). - Phát triển các khu công nghiệp: Toàn tỉnh đã triển khai 5 khu công nghiệp. Khu Công nghiệp Bắc vinh 60 ha đã có 13 dự án đầu tư. Khu Công nghiệp Nam Cấm 327 ha đã cấp giấy phép đầu tư cho 11 dự án. Khu Công nghiệp Cửa lò đang tiến hành xây dựng nhà máy Sữa 15 triệu lít/ năm. Các khu công nghiệp Hoàng mai và Phủ Quỳ đang lập Quy hoạch. Ngoài ra các huyện đang phát triển các khu công nghịêp nhỏ: Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc (Vinh), Diễn Hồng (Diễn Châu).. (3) Về các ngành dịch vụ Tỉnh đã từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân; GTSX Dịch vụ tăng bình quân 8,74%/ năm (cả nước 7,3%). - Thương mại: Thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển mạnh thương mại, dịch vụ gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; ngành thương mại đã tổ chức lại mạng lưới thương mại theo các ngành hàng, phát triển liên doanh liên kết các thành phần kinh tế theo địa bàn. Ưu tiên đúng mức vùng miền núi và đồng bào dân tộc. Phát triển các chợ nông thôn và tổ chức thương mại ngoài quốc doanh. Tổng mức bán lẻ và dịch vụ thị trường- xã hội năm 2001 tăng 6,2%, năm 2002 tăng 7,35%, năm 2003 tăng 7,1%; năm 2004 tăng 17,2%, năm 2005 tăng 15% (bình quân tăng11,2%/ năm). - Du lịch: Các khu du lịch được phát triển nhanh chóng. Số lượng khách du lịch tăng bình quân 18,4%, số ngày khách lưu trú đạt 1,8 ngày/người; Doanh thu du lịch tăng 19,8%/năm. - Vận tải và bưu điện: Các hoạt động dịch vụ vận tải tăng khá. Khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 21%. Sân bay Vinh nâng cấp xong, máy bay A320 vào hoạt động; Cảng cửa lò được nâng cấp, hàng qua cảng tăng bình quân 7,3%/ năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông doanh số tăng bình quân 19,3%. Số máy thuê bao cố định và di động đều tăng mạnh, dự kiến năm 2005 đạt 6,2 máy/ 100 dân (MT 6 máy). - Dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm: Tổng nguồn huy động vốn qua ngân hàng đến 31-12/2004 là 5.650 tỷ đồng tăng 400 tỷ đồng so đầu năm. Bình quân 5 năm tăng 23%. (4) Về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, phát triển các thành phần kinh tế. Thực hiện chuyển đổi sở hữu 72 doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp được sắp xếp, chuyển đổi đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Trong 4 năm đã cấp đăng ký kinh doanh cho 1.344 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với tổng số vốn đăng ký 4.369 tỷ đồng, sử dụng gần 18.500 lao động. Sắp xếp các nông trường sang hướng kinh doanh dịch vụ, chuyển giao chức năng quản lý hành chính, xã hội cho địa phương sở tại quản lý. Tổ chức lại các hợp tác xã đang được thực hiện theo luật HTX . b. Hoạt động xuất nhập khẩu Bảng 9: Kim ngạch XNK Nghệ An giai đoạn 2001-2005 TT ChØ tiªu tæng hîp §VT TH 2000 TH 2001 TH 2002 TH 2003 TH 2004 TH 2005 G§ 2001-2005 1 Kim ng¹ch XK trªn ®Þa bµn Tr. USD 32 42.3 51.6 81.1 95 120 390 2 Kim ng¹ch nhËp khÈu " 32.3 50.2 47.7 78.9 105.1 94.1 376.0 3 Chªnh lÖch c¸n c©n xuÊt nhËp khÈu " -0.33 -7.9 3.85 2.17 -10.1 25.9 13.977 4 Tæng kim ng¹ch XNK " 64.3 92.6 99.3 160.0 200.1 214.1 766.0 Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu là khá cao. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 29%; kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm trong năm qua là 23.3%. Bảng 10: Xuất khẩu của Nghệ An giai đoạn 2001-2005 TT Hµng ho¸ xuÊt khÈu chñ yÕu §VT TH 2000 TH 2004 TH 2005 Gi¸trÞ (1000USD) Tæng gi¸ trÞ XK 1000USD 95,303 120,000 300.000-350.000 1 Hµng ho¸ XK chñ yÕu Nhãm n«ng s¶n 85,300 L¹c nh©n tÊn 3,977 15,700 15,500 26,500 ChÌ bóp kh« " 2,500 4,028 5,000 9,000 §­êng kÝnh " 8,087 130 10,000 7,500 Cµ phª " 131 4,200 3,000 4,800 Tinh bét s¾n " 30,000 40,000 22,000 Võng " 300 4,500 G¹o tÎ " 3,672 15,000 20,000 11,000 Nhãm SP CN chÕ biÕn 139,350 N­íc døa c« ®Æc tÊn 1,031 4,500 12,000 ThÞt ®«ng l¹nh " 150 400 2,500 SP gç tinh chÕ m3SP 3,046 3,500 7,000 Gç mü nghÖ XK 1000SP 2,010 2,500 5,600 Gç d¨m bµo tÊn 15,000 4,000 Gç v¸n Ðp m3 5,000 2,500 L¹c bäc ®­êng tÊn 200 600 750 M©y tre ®an 1000SP 1,200 2,000 4,800 DÇu nhùa th«ng tÊn 2,913 3,000 2,700 SP dÖt may 1000SP 266 3,087 4,500 8,000 §¸ v«i tr¾ng 1000T 82 270 10,000 ThiÕc thái tÊn 900 1,200 18,000 BËt löa ga 1000 c¸i 11,500 20,000 1,500 Xi m¨ng tÊn 1,500 10,000 H¶i s¶n c¸c lo¹i tÊn 2,500 50,000 2 XuÊt khÈu dÞch vô 86,500 DÞch vô thuª tµu biÓn 1000USD 700 1,500 3,500 DÞch vô du lÞch " 950 1,000 3,000 XuÊt khÈu lao ®éng " 13,000 20,000 80,000 3 Hµng ho¸ kh¸c 1000USD 3,300 4,500 10,000 Tuy tốc độ tăng cao nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu Nghệ An tương đối nhỏ. Trong khi cả nước riêng năm 2005 đạt gần 23 tỷ USD kim ngạch XNK thì năm 2005 tổng kim ngạch XNK Nghệ An chỉ đạt 214.1 triệu USD, và tính tổng cả 5 năm 2001-2005 thì Nghệ An củng chỉ đạt 766 triệu USD. Đây thực sự là những con số xuất nhập khẩu nhỏ bé so với cả nước. Tuy nhỏ bé, song cán cân xuất nhập khẩu và cấu thành của kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tốt. Giai đoạn 2001-2005 Nghệ An xuất siêu 13.98 triêu USD. Riêng năm 2005 xuất siêu 25 triệu USD. Như vậy cán cân xuất nhập khẩu Nghệ An là tích cực. Nhìn vào bảng 10, ta có thể thấy, cấu thành kim ngạch xuất khẩu Nghệ An là 1 cấu thành tiến bộ. Đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu là từ các sản phẩm công nghiệp chế biến. Nó chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy có thể nói rằng công nghiệp Nghệ An đang hướng đễn xuất khẩu vì mặc dù giá trị công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân không lớn, nhưng giá trị mà công nghiệp đóng góp cho xuất khẩu lại đóng vai trò chủ đạo trong kim ngạch xuất khẩu. Và trong các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, công nghiệp thực phẩm là đóng góp chính. Nước dứa cô đặc xuất khẩu được 12 triệu USD, các mặt hàng thuỷ hải sản xuất khấu được 50 triệu USD. Điều này cũng khẳng định, công nghiệp thực phẩm là một lợi thế của công nghiệp Nghệ An. Và hiện tại công nghiệp chế biến nông sản cũng mới chỉ được phát triển chưa mạnh, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản. Nếu được đầu phát triển nhiều hơn thì công nghiệp thực phẩm sẽ có thể đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế quốc dân. Trong các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp xuất khẩu, hầu hết đã qua sơ chế và là các sản phẩm của cây công nghịêp. Gạo không phải là thế mạnh của tỉnh nên đóng góp một phần nhỏ trong giá trị xuất khẩu(11 triệu USD/ 85.3 triệu USD sản phẩm nông nghiệp). Lạc nhân đóng góp nhiều nhất với 26 triệu USD, tinh bột sắn 22 triệu USD. Những kết quả này một lần nữa cho thấy lương thực là lợi thế của tỉnh, và công nghiệp thực phẩm hoàn toàn có thể trở thành thế mạnh của tỉnh. Trong các dịch vụ thì xuất khẩu lao động là nguồn chính. Xuất khẩu lao động đóng góp 80 triệu USD trong 86,5 triệu USD thu từ xuất khẩu dịch vụ. Xuât khẩu lao động đang trở thành một thế mạnh của tỉnh. Đây cũng là động lực để tăng chất lượng dạy nghề và các trường hướng nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. c. Thu chi ngân sách Bảng 11: Cán cân ngân sách địa phương thời kỳ 2001-2005 TT ChØ tiªu tæng hîp §VT TH 2000 TH 2001 TH 2002 TH 2003 TH 2004 TH 2005 1 Thu ng©n s¸ch Tû ® 420.9 584.7 681.5 1569.8 1661.7 1,719 Thu néi ®Þa Tû ® 383.6 453.3 546.4 729.6 1263.8 1,169 ThuÕ XNK Tû ® 37.3 131.4 135.1 840.2 398.0 550 2 Chi th­êng xuyªn Tû ® 923 1,072 1,246 1,666 1,726 2,081 3 C¸n c©n Ng©n s¸ch Tû ® -502.1 -487.3 -564.5 -96.2 -64.3 -362.0 Thu ngân sách hàng năm tăng 31.6%. Năm 200 đạt 421 tỷ đồng, năm 2001: 585 tỷ đồng, năm 2002 đạt 681 tỷ đồng, năm 2003 đạt 1570 tỷ đồng, năm 2004 đạt 1661.7 tỷ đồng, năm 2005 là 1719 tỷ đồng. Tốc độ tăng thu nội địa bình quân 5 năm là 29,2%. Các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn như: thu từ doanh nghiệp tă._.ng 24%, thu từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN tăng gấp 4 lần, thu ngoài quốc doanh tăng bình quân 25%/năm. Ta có thể thấy, nguồn thu nội địa chiếm vai trò chủ đạo trong nguồn thu ngân sách. Tuy năm 2003 có một đột biến nhỏ khi nguồn thu từ xuất nhập khẩu tăng vọt và trở thành nguồn thu chính: 840.2 tỷ/729.6 tỷ nguồn thu nội địa, nhưng các năm sau vị trí của của các nguồn thu lại trở về như cũ. Tỷ lệ huy động ngân sách năm 2002 đạt 6,46% GDP, năm 2003 12,9%, năm 2004 là 11,76%. Tuy thu ngân sách tăng nhanh, nhưng trong những năm qua, cán cân ngân sách của Nghệ An vẫn bị thâm hụt thường xuyên.Hai năm 2003 và 2004 do thu ngân sách tăng đột biến nên mức thâm hụt ngân sách giảm, nhưng năm 2005 lại tăng lên cao lại. Tóm lại, thu ngân sách của Nghệ An vẫn chưa đủ bù chi. Nhu cầu chi của Tỉnh là lớn, trong khi các nguồn thu hiện tại còn hạn chế về số lượng cũng như quy mô. Đây cũng là hệ quả tất yếu đối với 1 tỉnh lớn mà nền kinh tế vẫn còn nhỏ bé. 1.1.3. Tình hình đầu tư Nghệ An trong thời gian qua 1.1.3.1. Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2001-2005 Trong giai đoạn 2000-2005, Nghệ An đã có rất nhiều chính sách, biện pháp để huy động vốn đầu tư. Nghệ An đã tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư giang dở từ giai đoạn 1996-2000, đồng thời tạo nhiều cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp trong ngoài tỉnh đầu tư, từ các chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất, đến xây dựng các khu công nghiệp .v.v. Nghệ An đã áp dụng tương đối đầy đủ các chính sách ưu đãi đầu tư, thậm chí còn xé rào một số chính sách (thuế TNDN 2005) nhằm thúc đầy đầu tư và tỉnh đã có những thành tựu về lượng vốn nhận được; tuy nhiên bên trong đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. a.Vốn đầu tư theo nguồn vốn Bảng 12: Quy mô vốn đầu tư Nghệ An 2001-2005 và phân bổ theo nguồn vốn ChØ tiªu Vèn ®Çu t­ 1996-2000 Vèn ®Çu t­ 2001-2005 Trong ®ã c¸c n¨m 2001 2002 2003 2004 2005 Tæng vèn ®Çu t­ trªn ®Þa bµn 18,053,237 27,812,661 3,727,090 4,337,520 5,077,782 6,551,544 8,118,725 1.Vèn ng©n s¸ch qua tØnh 1,664,600 3,934,965 366,337 485,639 692,734 1,105,919 1,284,336 - Trong ®ã:Ch­¬ng tr×nh MTQG 319,000 567,000 95,000 107,000 114,000 120,380 130,620 2. Vèn tÝn dông 2,236,400 5,179,800 727,800 1,000,000 1,092,000 1,160,000 1,200,000 3. Vèn cña c¸c DN 864,000 3,410,470 450,470 550,000 628,000 854,000 928,000 4. Vèn d©n doanh 4,475,000 5,315,700 1,100,000 1,089,700 1,054,000 1,002,000 1,070,000 5. Vèn qua Bé, ngµnh 2,733,237 5,971,662 675,863 817,937 1,155,048 1,450,000 1,872,814 6. Nguån vèn n­íc ngoµi 6,080,000 4,000,064 406,620 394,244 456,000 979,625 1,763,575 ODA vµ vay n­íc ngoµi 3,257,000 1,954,630 221,186 237,244 246,000 250,625 999,575 FDI 2,823,000 2,045,434 185,434 157,000 210,000 729,000 764,000 Tổng vốn đầu tư xã hội Nghệ An giai đoạn 2001-2005 gấp 1,5 lần giai đoạn 96-2000 đạt 27,813 nghìn tỷ đồng. Điều này cho thấy giai đoạn 2001-2005 Nghệ An đang thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư. Đứng trên mặt tổng thể, tỉnh đã tạo ra một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, trong khối lượng vốn lớn này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả của các vốn đầu tư. Xét theo nguồn vốn cấu thành tổng vốn đầu tư, giai đoạn 2001-2005, các nguồn vốn lớn là vốn qua bộ ngành 21,5%, vốn dân doanh 19,1%, vốn tín dụng 18.6%, vốn ngân sách của tỉnh 14.1%, vốn nước ngoài 14.4%. Nguồn vốn dân doanh và đầu tư nước ngoài vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng vốn đầu tư xã hội, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tỷ lệ vốn dân doanh trong giai đoạn 1996-2000 cũng chiếm một tỷ lệ lớn:24.8%. Điều này cho thấy, tiềm năng vốn trong dân là vô cùng lớn, nền kinh tế phải tạo môi trường để khai thác nguồn vốn này. Bảng 13: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn ChØ tiªu Vèn ®Çu t­ 1996-2000 Vèn ®Çu t­ 2001-2005 Trong ®ã c¸c n¨m 2001 2002 2003 2004 2005 Tæng vèn ®Çu t trªn ®Þa bµn 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 1.Vèn ng©n s¸ch qua tØnh 9.2% 14.1% 9.8% 11.2% 13.6% 16.9% 15.8% - Trong ®ã: Ch­¬ng tr×nh MTQG 1.8% 2.0% 2.5% 2.5% 2.2% 1.8% 1.6% 2. Vèn tÝn dông 12.4% 18.6% 19.5% 23.1% 21.5% 17.7% 14.8% 3. Vèn cña c¸c DN 4.8% 12.3% 12.1% 12.7% 12.4% 13.0% 11.4% 4. Vèn d©n doanh 24.8% 19.1% 29.5% 25.1% 20.8% 15.3% 13.2% 5. Vèn qua Bé, ngµnh 15.1% 21.5% 18.1% 18.9% 22.7% 22.1% 23.1% 6. Nguån vèn níc ngoµi 33.7% 14.4% 10.9% 9.1% 9.0% 15.0% 21.7% ODA vµ vay níc ngoµi 18.0% 7.0% 5.9% 5.5% 4.8% 3.8% 12.3% FDI 15.6% 7.4% 5.0% 3.6% 4.1% 11.1% 9.4% Tuy vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể, song vốn đầu tư dân doanh và vốn đầu tư nước ngoài lại sụt giảm nhiều so với giai đoạn 1996-2000; cùng với nó là sự tăng lên của các nguồn vốn nhà nước. Vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2001-2005 giảm xuống còn 14.4% so với 33.7% thời kỳ 1996-2002, tức giảm đi một nửa. Vôn dân doanh giảm từ 24.8% thời kỳ trước xuống còn 19.1% thời kỳ 2001-2005, và trong thời kỳ này vốn năm sau cũng không ngừng giảm so với năm trước, và đến năm 2005 thì chỉ còn chiếm 13.2% tổng vốn đầu tư xã hội. Ngược lại , vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng phục hồi và đến năm 2005 chiếm 21.7% tổng vốn đầu tư xã hội. Lượng vốn dân doanh giảm đều trong thời kỳ cho thấy, hiệu quả của khu vực kinh tế tư doanh là không cao. Đây là một thiệt thòi lớn cho nền kinh tế, bởi tiềm năng vốn trong dân là rất lớn, mà tỉnh lại không khai thác được nguồn vốn này. Môi trường và chính sách kinh tế mà tỉnh đề ra có hiệu quả hay không thể hiện nhiều ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Như vậy có thể nói, chính sách đầu tư mà tỉnh đề ra là chưa hiệu quả, chưa thật sự khuyến khích được đầu tư. Điều này cũng tương tự đối với vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005 tăng chủ yếu là do các nguồn vốn nhà nước tăng, bao gồm vốn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, vốn của các doanh nghiệp nhà nước, vốn tín dụng nhà nước. Vốn ngân sách qua tỉnh là 3,934 tỷ đồng,chiếm 14.1% tổng vốn đầu tư xã hội so với 9.2% thời kỳ 1996-2000; vốn ngân sách qua bộ ngành tăng lên đạt 5,315 tỷ đồng,chiếm tỷ lệ lên 21.7% so với 15.1% thời kỳ 1996-2000, vốn doanh nghiệp chiếm 12,3% so với 4.8% , còn vốn tín dụng chiếm 18.6% so với 12.4% của thời kỳ 1996-2000. Số liệu cho thấy, trong giai đoạn 2001-2005, nếu nguồn vôn dân doanh giảm, thì đầu tư của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu vốn tín dụng lại tăng. Một trong những nguyên nhân của xu hướng thay đổi này là,cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Đông Nam Á 1997 làm cho nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng trong một thời gian dài, gây tâm lý lo ngại trong người dân, và trong giai đoạn này, nguồn vốn nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo để lấy lại niềm tin cho các nguồn vốn khác. Tuy nhiên, không thể không nói đến nguyên nhân chủ quan từ phía tỉnh đó là tỉnh chưa tạo môi trường chính sách thích hợp cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động. Bên cạnh đó, bản thân nền kinh tế tỉnh còn nghèo, và như đã phân tích ở trên, công nghiệp chưa phát triển mạnh để tạo ra nhiều hàng hóa, thu nhập người dân chưa cao nên nội tại nền kinh tế chưa tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư. b. Vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế quốc dân Theo ngành kinh tế quốc dân, vốn đầu tư dành cho nông lâm ngư nghiệp chiếm ít nhất trong cơ cấu vốn đầu tư, từ 12-17% thời kỳ 2001-2005. Năm 2001 vốn cho ngành này là 527 tỷ đồng, năm 2002 đạt 645 tỷ đồng, và đến năm 2005 đạt 1393 tỷ đồng. Mức vốn dành cho nông lâm ngư nghiệp hàng năm tăng từ 15-30%, đặt biệt năm 2005 tăng 43% so với năm 2004. Tổng vốn dành cho ngành này giai đoạn 2001-2005 là 4278 tỷ đồng, gần gấp đôi so với giai đoạn 1996-2000. Trong đó, lâm nghiệp được đầu tư nhiều nhất (2189 tỷ đồn/giai đoạn), và thủy sản là ngành được đầu tư ít nhất (760 tỷ/thời kỳ 2001-2005). Tuy nhiên, tốc độ tăng đầu tư cho ngành thủy sản là nhanh nhất, giai đoạn 2005 tổng vốn đầu tư cho thủy sản tăng gấp 3 lần so với giai đoạn trước. Đầu tư cho công nghiệp và điện đạt 8,707 tỷ đồng tăng 1,5 lần so với giai đoạn 1999-2000. Tốc độ tăng vốn đầu tư trung bình của giai đoạn này là 16.5%. Đây không phải là tốc độ tăng cao, nhất là trong trường hợp công nghiệp của Nghệ An còn khá nhỏ bé. Vôn đầu tư cho công nghiệp biến đổi khá thất thường trong giai đoạn 2001-2005. Năm 2003, tốc độ tăng vốn đầu tư đột nhiên giảm, chỉ tăng 6,5% so với năm 2002, đạt 1593 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2004, vốn đầu tư lại tăng đột biến với tốc độ tăng 28% so với năm 2003, làm cho lượng vốn tăng vọt từ 1593 tỷ đồng lên hơn 2000 tỷ đồng. Đến năm 2005, tốc độ tăng lại chỉ còn 13,3% so với năm 2004. Nói chung, mức tăng trưởng vốn đầu tư cho công nghiệp giai đoạn 2001-2005 chưa ổn định và ở mức thấp. Điều này cũng cho thấy, Nghệ An chưa thật sự tìm được một hướng đi chắc chắn cho công nghiệp trong giai đoạn 2001-2005, và có thể là cả giai đoạn tới. Phát triển công nghiệp là cơ sở cho phát triển kinh tế, nhất là trong giai đoạn quá độ về kinh tế với mức xuất phát điểm nông nghiệp là chủ yếu như nước ta hiện nay. Công nghiệp có phát triển thì mới đổi mới được cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, sản xuất ra nhiều hàng hóa cho nền kinh tế, và tăng thu nhập cho người dân từ tỷ suất lợi nhuận cao của ngành công nghiệp, từ đố làm cơ sở cho dịch vụ phát triển, và phát triển nền kinh tế. Có thể thất mức tăng trưởng vốn đầu tư cho công nghiệp là còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đối với ngành công nghiệp. Bảng 14: Phân bổ vốn theo ngành kinh tế quốc dân 2001-2005 ChØ tiªu Vèn ®Çu t­ 1996-2000 Vèn ®Çu t­ 2001-2005 Trong ®ã c¸c n¨m 2001 2002 2003 2004 2005 TỎNG VỐN ĐẦU TƯ TR£N ĐỊA BAN 18,053,237 27,812,662 3,727,091 4,337,520 5,077,782 6,551,544 8,118,725 1. N«ng l©m ng­ nghiÖp 2,177,237 4,277,937 527,258 645,857 741,137 970,132 1,393,553 - N«ng nghiÖp 745,880 1,327,556 162,411 198,981 229,874 317,902 418,388 - L©m nghiÖp 1,260,960 2,189,953 324,589 385,897 415,290 471,620 592,557 - Nu«i trång thuû s¶n 170,397 760,428 40258 60,979 95,973 180,610 382,608 2. C«ng nghiÖp vµ ®iÖn 5,540,000 8,707,133 1,265,983 1,495,554 1,592,918 2,0400,678 2,312,000 3. DÞch vô h¹ tÇng 10,336,000 14,827,592 1,933,850 2,196,109 2,743,727 3,540,734 4,413,172 - §iÖn ( ®­êng d©y vµ tr¹m) 1,208,200 1,794,405 219,290 241,849 334,721 430,957 567,588 - Giao th«ng vËn t¶i 3,611,820 5,074,871 730,284 786,286 1,014,356 1,149,235 1,394,710 - Thuû lîi 1,554,000 2,789,712 378,246 426,579 539,486 679,732 765,669 - Bu chÝnh viÔn th«ng 1,408,200 837,200 65,258 97,690 154,721 195,275 324,256 - V¨n ho¸ x· héi 1,062,300 1,710,320 202,193 281,687 283,457 409,246 533,737 - H¹ tÇng kh¸c 1,491,480 2,621,084 338,579 362,018 416,986 676,289 827,212 Vốn cho dịch vụ hạ tầng trong 5 năm 2001-2005 đạt 14,828, tăng 43,5% so với thời kỳ 1996-2000. Nói chung trong hai thời đoạn 5 năm qua, đầu tư cho dịch vụ hạ tầng là rất lớn. Tổng số vốn cho dịch vụ hạ tâng giai đoạn 1996-2000 là 10,336 nghìn tỷ, lớn hơn đầu tư cho công nghiệp 2000-2005. Đầu tư cho ngành này tiếp tục tăng đều đặn giai đoạn 2001-2005, với tốc tăng trưởng bình quân thời kỳ là 23%. Chỉ có năm 2003 là tốc độ tăng có hơi thấp 13.6%. Nhưng ba năm còn lại của thời kỳ ,tốc độ tưng vốn hàng năm cao, đặc biệt năm 2004 tăng 29% so với năm 2003, đạt 3450 tỷ đồng. Bảng 15: Tốc độ tăng vốn đầu tư theo ngành KTQD ChØ tiªu Vèn ®Çu t­ 2001-2005 Trong ®ã c¸c n¨m 2001 2002 2003 2004 2005 TỔNG 54.1% 16.4% 17.1% 29.0% 23.9% 1. N«ng l©m ng­ nghiÖp 96.5% 22.5% 14.8% 30.9% 43.6% - N«ng nghiÖp 78.0% 22.5% 15.5% 38.3% 31.6% - L©m nghiÖp 73.7% 18.9% 7.6% 13.6% 25.6% - Nu«i trång thuû s¶n 346.3% 51.5% 57.4% 88.2% 111.8% 2. C«ng nghiÖp vµ ®iÖn 57.2% 18.1% 6.5% 28.1% 13.3% 3. DÞch vô h¹ tÇng 43.5% 13.6% 24.9% 29.0% 24.6% - §iÖn ( ®êng d©y vµ tr¹m) 48.5% 10.3% 38.4% 28.8% 31.7% - Giao th«ng vËn t¶i 40.5% 7.7% 29.0% 13.3% 21.4% - Thuû lîi 79.5% 12.8% 26.5% 26.0% 12.6% - B­u chÝnh viÔn th«ng -40.5% 49.7% 58.4% 26.2% 66.1% - V¨n ho¸ x· héi 61.0% 39.3% 0.6% 44.4% 30.4% - H¹ tÇng kh¸c 75.7% 6.9% 15.2% 62.2% 22.3% Trong ngành dịch vụ hạ tầng, hạ tâng cho văn hóa xã hội và điện được chú trọng trong thời gian qua. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ của 2 ngành này lần lượt là 61% và 57.2%, số vốn cả giai đoạn tương ứng là 1062 tỷ đồng và 1208 tỷ đồng. Đây là những ngành độc quyền nhà nước và hàng hóa công cộng, do vậy vốn bỏ ra là vốn nhà nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến vốn nhà nước chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư xã hội Nghệ An giai đoạn 2001-2005. Việc vốn đầu tư khu vực nhà nước và cho lĩnh vực dịch vụ hạ tầng lớn cho thấy, Nghệ An đang đầu tư cho cơ sở hạ tầng mạnh. Đây là những khoản vốn lớn, thời gian hoàn vốn lâu, nhưng có thể tạo tiền đề cho các nguồn vốn vào sau. Bảng 16: Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành KTQD 2001-2005 Đơn vị: % ChØ tiªu Vèn ®Çu t­ 1996-2000 Vèn ®Çu t­ 2001-2005 Trong ®ã c¸c n¨m 2001 2002 2003 2004 2005 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN 100  100  100  100  100  100  100  1. N«ng l©m ng­ nghiÖp 12.1  15.4  14.1  14.9  14.6  14.8  17.2 - N«ng nghiÖp 4.1  4.8  4.4  4.6  4.5  4.9  5.2 - L©m nghiÖp 7.0 7.9 8.7 8.9 8.2 7.2 7.3 - Nu«i trång thuû s¶n 0.9  2.7  1.1  1.4  1.9  2.8  4.7  2. C«ng nghiÖp vµ ®iÖn 30.7  31.3  34.0  34.5  31.4  31.1  28.5  3. DÞch vô h¹ tÇng 57.3  53.3  51.9  50.6  54.0  54.0  54.4  - §iÖn (®­êng d©y vµ tr¹m) 6.7  6.5  5.9  5.6  6.6  6.6  7.0  - Giao th«ng vËn t¶i 20.0  18.2  19.6  18.1  20.0  17.5  17.2  - Thuû lîi 8.6  10.0  10.1  9.8  10.6  10.4  9.4  - B­u chÝnh viÔn th«ng 7.8  3.0  1.8  2.3  3.0  3.0  4.0  - V¨n ho¸ x· héi 5.9  6.1  5.4  6.5  5.6  6.2  6.6  - H¹ tÇng kh¸c 8.3  9.4  9.1  8.3  8.2  10.3  10.2  Về cơ cấu nguồn vốn theo ngành, dịch vụ hạ tầng chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất: giai đoạn 1996-2000 chiếm 57,3%, giai đoạn 2001-2005 chiếm 53.3%. Trong giai đoạn 2001-2005 vốn cho dịch vụ hạ tầng luôn chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư xã hội. Trong dịch vụ hạ tầng, giao thông vận tại chiếm một tỷ lệ cao nhất, chiếm 20 % tổng vôn đầu tư xã hội giai đoạn 1996-2000, và 18.2% giai đoạn 2000-2005. Thậm chí tỷ trọng của ngành này còn lớn hơn tỷ trọng của tổng vốn đầu tư cho nông lâm ngư nghiệp trong 2 thời kỳ tương ứng là 12.1% và 15.4%. Tỷ trọng vốn cho nông lâm ngư nghiệp cũng là nhỏ nhất trong 3 lĩnh vực. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn cho nông lâm ngư nghiệp lại có xu hướng tăng trong giai đoạn này: năm 2001 là 15.4%, năm 2005 là 17.2%. Tỷ trọng công nghiệp giai đoạn 1996-2000 là 30.7% , giai đoạn 2001-2005 là 31.3%. Tương ứng với tốc độ tăng thất thường, tỷ trọng vốn của công nghiệp cũng phản ánh sự bất ổn định của đầu tư cho công nghiệp bằng việc tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp giảm liên tục từ năm 203-2005: năm 2002 tỷ trọng công nghiệp và điện là 34.5%, năm 2003 giảm còn 31.4%, năm 2004 giảm còn 31.1%, và đến năm 2005 thì tỷ trọng vốn cho công nghiệp chỉ còn 28.5%. Nhìn vào tỷ trọng vốn theo ngành kinh tế quốc dân, ta có thể thấy rằng, Nghệ An đang ở giai đoạn xây dựng cở sở hạ tầng cho phát triển. Cơ cấu vốn cũng phản ánh trình độ nền kinh tế của tỉnh còn thấp vì vốn đầu tư cho công nghiệp hạn chế. Ngoài ra, cùng với tỷ trọng vốn nhà nước còn cao, ta cũng có thể thấy nền kinh tế tỉnh Nghệ An còn kém năng động, còn bao cấp nhiều hơn là tự thân nền kinh tế vận động. Tóm lại đây đang là một cơ cấu vốn tiêu cực. c.Đầu tư nước ngoài vào Nghệ An giai đoạn 2001-2005 Bảng 17: Đầu tư nước ngoài tại Nghệ An 1996-2005 TT Chỉ tiêu Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2001-2005 Tỷ lệ các nguồn vốn 96-2000 (%) Tỷ lệ các nguồn vốn 2000-05(%) Vốn đăng ký cam kết Thực hiện Tỷ lệ thực hiện (%) 1 TỔNG SỐ 6,170.00 4,520.00 3,340.00 73.9  100  100.0  2 Vốn ODA 3,260.00 2,850.00 2,030.00 71.2  53  60.8  3 Vốn FDI 2,820.00 1,550.00 1,200.00 77.4  46  35.9  4 Vốn NGO 90.00 120.00 110.00 91.7  1  3.3  Đầu tư nước ngoài vào Nghệ An trong thời gian qua có nhiều biến động lớn. Giai đoạn 1996-2000, trong xu thế chung của cả nước, Nghệ An tiếp nhận được rất nhiều đầu tư nước ngoài. Số vốn đầu tư giai đoạn này đạt hơn 6000 tỷ đồng, chiếm 33% tổng vốn đầu tư xã hội Nghệ An thời kỳ này. Do nhiều nguyên nhân như đã nhắc đến ở trên, giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư nước ngoài vào Nghệ An giảm mạnh. Tổng vốn giai đoạn này chỉ đạt hơn 4000 tỷ, chiếm 14,4% tổng vốn đầu tư của tỉnh. Tuy nhiên, năm 2005 vốn đầu tư nước ngoài vào Nghệ An đã có giấu hiệu hôi phục, đạt hơn 1700 tỷ, chiếm 21.7% tổng vốn đầu tư. Đầu tư nước ngoài vào Nghệ An từ 3 nguồn chính : FDI, ODA, và NGO.Chiếm tỷ trọng lơn nhất là ODA với tỷ trong giai đoạn 1996-2000 là 53%, và 2001-2005 là 60,8%.FDI chiếm 46% giai đoạn 1996-2000, và 35.9% giai đoạn 2001-2005. Vốn NGO chiếm 1 tỷ lệ không đáng kể, tương ứng hai thời kỳ là 1% và 3.3%. Tổng vốn đầu tư nước ngoài cam kết giai đoạn 2001-2005 là 4520 tỷ đồng, trong đó: ODA 2850 tỷ, FDI 1550 tỷ, NGO 90 tỷ. NGO có tỷ lệ thực hiện là cao nhất 91.7%,ODA 72.1%, và FDI là 77.4%. Tỷ lệ thực hiện chung là 73.9%. Đây là những tỷ lệ thực hiện vốn cam kết cao. Ta có thể thấy, giai đoạn 2005, tỷ trọng ODA và NGO tăng so với giai đoạn 1996-2000. Tỷ trong ODA thực hiện tăng lên 60.8% so với 53% của giai đoạn trước; con số tương ứng của NGO là 3.3% so với 1%. Tuy nhiên, số vốn ODA giai đoạn sau giảm còn 2850 tỷ so với 3260 tỷ của giai đoạn trước. NGO có tăng nhưng không đáng kể: 110 tỷ so với 90 tỷ của giai đoạn trước. Qua đó ta có thể thấy, FDI giảm mạnh và là hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chinh tiền tệ châu á làm các nhà đầu tư l sợ. Bên cạnh đó, Sự làm ăn thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp FDI cũng ảnh hưởng đến thu hút FDI của Nghệ An.Điều đáng mừng là FDI đã có dấu hiệu phục hổi năm 2005 với số vốn thu hút được là 744 tỷ, chiếm 44% tổng vốn đầu tư nuớc ngoài. Cùng với sự khôi phục của FDI là sự khôi phục của vốn đầu tư nước ngoài nói chung. Tỉnh cần có các chính sách thích hợp để tiếp tục thu hút , và duy trì hiệu quả các nguồn vốn hiện tại đang hoạt động. d. So sánh vôn đầu tư của Nghệ An so với cả nước Bảng 18: Vốn đầu tư Nghệ An 2001-2005 tương quan với cả nước TT Chỉ tiêu Thời kỳ 2001-2005 2001 2002 2003 2004 2005 1 Tổng VĐT XH cả nước 1,200,216 170,496 199,104 231,616 275,000 324,000 2 Tổng VĐT Nghệ An 27812.662 3727.091 4337.52 5077.782 6551.544 8118.725 3 Tỷ lệ NA/cả nước 2.3% 2.2% 2.2% 2.2% 2.4% 2.5% 4 Tốc độ tăng tổng VĐT XH 16.8% 16.3% 18.7% 17.8% 5 Tốc độ tăng VĐT NA 16.4% 17.1% 29.0% 23.9% Vốn đầu tư Nghệ An thời kỳ 2001-2005 chiếm 2.3% tổng vốn đầu tư cả nước. Mặc dù còn nhiều bất cập trong cơ cấu vốn, song nhìn tổng thể nguồn vốn, Nghệ An có một tốc độ tăng trưởng vốn tương đối tốt. Tốc độ tăng trưởng vốn của Nghệ An cao hơn tốc độ tăng chung của cả nước. Tốc độ tăng vốn trung bình thời kỳ của cả nuớc là 17.4 % , trong khi đó Nghệ An đạt 21.6%.Tỷ trọng vốn của Nghệ An so với cả nước tăng đều đặn trong thời kỳ qua: năm 2001 chiếm 2.2%, năm 2004 chiếm 2.4%, và năm 2005 chiếm 2.5%. Như vậy, Nghệ An đã nhận được đầu tư hơn so với giai đoạn trước. Đặc biệt năm 2005 là năm du lịch của Nghệ An, do đó năm 2004 vốn đầu tư của tỉnh tăng vọt so với năm 2003 với tốc độ tăng là 29%. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, vốn của Nghệ An giai đoạn qua là nguồn vốn nhà nước, do vậy nếu Nghệ An không có các biện pháp để huy động nguồn vốn dan doanh cũng như các nguồn vốn khác thì tỷ trọng vốn của Nghệ An so với cả nước sẽ lại bi giảm, và những bước tiến trong thời gian qua về lượng vốn nhận được sẽ bị mất. Bên cạnh đó, nguồn vốn nhà nuớc dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển được đầu tư khá nhiều trong thời gian dài (10 năm), đã đến lúc phát huy tác dụng. Tỉnh cần huy động các nguồn vốn có hiệu suất cao hơn nguồn vốn nhà nước để sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng đã có. 1.1.3.2. Hiệu quả vốn đầu tư xã hội trong giai đoạn qua So sánh cơ cấu vốn và cơ cấu đấu đóng góp cho GDP theo ngành Bảng 19: Tỷ trọng vốn cho các ngành ChØ tiªu Tỷ trọng Vèn 2001-2005 Trong ®ã c¸c n¨m 2001 2002 2003 2004 2005 1. N«ng l©m ng nghiÖp 15.4% 15.4% 14.1% 14.6% 12.7% 16.6% 2. C«ng nghiÖp 31.3% 31.3% 34.0% 31.4% 27.3% 35.0% 3. DÞch vô h¹ tÇng 53.3% 53.3% 51.9% 54.0% 47.0% 60.7% Bảng 20: Tỷ trọng đóng góp GDP của các ngành Ngành TH 2001-2005 TH 2001 TH 2002 TH 2003 TH 2004 TH 2005 N«ng, l©m, ng­ nghiÖp 38.1% 42.3% 40.8% 37.9% 37.1% 34.3% C«ng nghiÖp - X©y dùng 27.4% 21.6% 25.2% 27.8% 29.0% 31.1% DÞch vô 34.5% 36.1% 34.1% 34.3% 33.9% 34.6% Bảng 21: Tỷ lệ tỷ trọng GDP/tỷ trọng vốn theo ngành Chỉ tiêu TH 2001-2005 TH 2001 TH 2002 TH 2003 TH 2004 TH 2005 N«ng, l©m, ng­ nghiÖp 2.5 2.8 2.9 2.6 2.9 2.1 C«ng nghiÖp - X©y dùng 0.9 0.7 0.7 0.9 1.1 0.9 DÞch vô 0.6 0.7 0.7 0.6 0.7 0.6 Ta có thể thấy, trong giai đoạn 2001 ,tỷ trọng vốn dành cho Dịch vụ là nhiều nhất với mức trung bình 53.3% toàn thời ky, tỷ trọng vốn dành cho công nghiêp đứng ở vị trí thứ 2 với mức trung bình 5 năm là 31.3%, tỷ trọng vốn dành cho nông lâm nư nghiệp là thấp nhất 15.4 %. Tuy vậy , trong giai đoạn qua tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp lại thường xuyên cao nhất: 38.1% trung bình toàn thời kỳ, công nghiêp thấp nhất : 27.4%, và dịch vụ ở mức 34.5% trung bình 2001-2005, đứng thứ 2. Xét theo tỷ lệ của tỷ trọng đóng góp GDP của các ngành và tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành, ngành nông lâm ngư nghiệp có tỷ lệ cao nhất. Điểu này cũng đồng nghĩa mặc dù tỷ trọng vốn phân bổ cho ngành nông nghiệp thấp nhất nhưng tỷ lệ đóng góp cho GDP lại cao nhất. Điều này cũng tương tự với ngành dịch vụ nhưng theo xu hướng ngược lại. Đầu tư cho ngành dịch vụ là nhiều nhất, song xét tương đối lại đóng góp cho GDP với hiệu suất thấp nhất. Các chỉ số tỷ lệ giữa tỷ trọng đóng góp cho GDP và tỷ trọng vốn được phân bổ của ngành này là thấp nhất : 0.6-0.7. Ngành công nghiệp có tỷ trọng vốn đầu tư thấp hơn, song tương quan đóng GDP và vốn lại cao hơn so với ngành dịch vụ. Chỉ số này không phản ánh được hiệu quả thực sự của các dòng vốn, bởi vốn còn có độ trễ của thời gian. Tuy nhiên, xét trong cả thời đoạn 5 năm, có thể thấy mức độ phát huy của vốn đầu tư, Ở đây, ta có thể thấy, chỉ số của ngành nông nghiệp giảm, chỉ số trung bình 5 năm là 2.5, nhưng năm 2005 chỉ là 2.1. Chỉ số của ngành công nghiệp có xu hướng tăng, năm 2001 là 0.7, năm 2004 là 1.1 và năm 2005 là 0.9. Chỉ số của ngành dịch vụ thất thường và có xu hướng giảm: năm 2001 là 0.7, năm 2005 là 0.6. Các chỉ số này phản ánh rằng, vốn của ngành công nghiệp đã bắt đầu phát huy hiệu quả và tạo nên những bước tiến cho ngành công nghiệp, hiệu quả ngành nông nghiệp vì thế mà giảm xuống trong bối cảnh vốn cho ngành dịch vụ chưa thật sự phát huy hiệu quả. Như vậy xét trên phương diện nào, hay theo phương pháp nào thì ngành dịch vụ cũng là ngành được đầu tư nhiều nhất, nhưng đang phát huy hiệu quả thấp nhất. Phải có những nghiên cứu cụ thể hơn để tìm ra những nguyên nhân cho ngành này. b. Mức độ huy động vốn từ GDP và ICOR của Nghệ An 2001-2005 Bảng 22: Tỷ lệ VĐT/GDP ChØ tiªu Vèn ®Çu t­ 2001-2005 Trong ®ã c¸c n¨m 2001 2002 2003 2004 2005 Tæng vèn ®Çu t­ trªn ®Þa bµn 44.2% 42.2% 55.9% 41.8% 44.9% 48.0% 1. N«ng l©m ng­ nghiÖp 17.9% 14.1% 49.5% 16.0% 18.0% 24.1% 2. C«ng nghiÖp vµ ®iÖn 51.7% 67.2% 60.7% 50.4% 48.7% 44.9% 3. DÞch vô h¹ tÇng 66.8% 60.2% 60.2% 63.1% 70.7% 73.7% Tỷ lệ huy động vốn đầu tư so với GDP là khá cao. Tỷ lệ huy động thời kỳ 2001-2005 là 44%, trong đó nông lâm ngư nghiệp là 17%, công nghiệp là 51.7%, dịch vụ hạ tầng là 66.8%. Các chỉ số này cũng phù hợp với những phân tích ở các phần trên. Trong giai đoạn 2001-2005, năm có tỷ lệ huy động cao nhất là năm 2002: 55.9%, năm thấp nhất là 2001:42.2%. So với tỷ lệ huy động vốn đầu tư/GDP của cả nước là khoảng từ 36-40% thì Nghệ An cao hơn nhiều. Điều này cũng phù hợp với phân tích là những năm qua Nghệ An đầu tư mạnh mẽ. Ngành dịch vu hạ tầng có tỷ lệ tái đầu tư rất cao, đặc biệt có năm như năm 2005 lên tới 73.7năm 2004 70%, các năm khác đều có tỷ lệ lớn hơn 60%. Như vậy Nghệ An những năm qua đang tập trung vào đầu tư nhiều hơn là tiêu dùng cho hiện tại. Đây là một tín hiệu đáng mừng của một nền kinh tế đang phát triển. Ta sẽ xem xét thêm hệ số ICOR để thấy được hiệu quả của các đồng vốn bỏ ra. Hệ số ICOR Nghệ An giai đoạn 2001-2005 nằm khoảng từ 2-3, nghĩa là để có một đồng GDP tăng thêm thì cần từ 2-3 đồng vốn. Đây cũng chính là hệ số ICOR của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc cách đây 20-30 năm. Hệ số ICOR của Nghệ An tương đối thấp so với cả nước trong giai đoạn qua 4-5. Điều này phản ánh hai vấn đề. Thứ nhất, vốn đầu tư của Nghệ An so với cả nước vẫn còn bé hơn, cũng có nghĩa là trình độ công nghệ của Nghệ An đang bé hơn mặt bằng chung của cả nước. Tuy nhiên, thứ hai, Nghệ An đang sử dụng vốn có hiệu quả hơn vì để có 1 đồng GDP, Nghệ An chỉ cần 2-3 đồng vốn vào thời điểm hiện nay. Bảng 23: Hệ số ICOR của Nghệ An 2002-2005 CHỈ TIÊU NĂM 2001 2002 2003 2004 2005 ICOR chung 2 3 2 3 ICOR nông lâm ngư nghiệp 1 2 1 2 ICOR công nghiệp 2 2 2 2 ICOR dịch vụ hạ tầng 4 3 4 4 Trong các ngành, ICOR của nông lâm ngư nghiệp là thấp nhất, từ 1-2; ICOR của ngành dịch vụ hạ tầng là cao nhất, từ 3-4; và ICOR của ngành công nghiệp đều đặn 4 năm là 2. Như vậy, ngành dịch vụ hạ tầng có hiệu quả trên một đồn vốn thấp nhất, ngành nông nghiệp có hiệu quả trên một đồng vốn cao nhất, và ngành công nghiệp có hiệu quả trên một đồng vốn ổn định trong thời gian qua. Và mức hiệu quả trên một đồng vốn chung của Nghệ An so với cả nước là cao hơn. Trong mục 1.1 chúng ta đã xem xét tình hình kinh tế xã hội và đầu tư nói chung của Nghệ An trong thời gian qua. Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế xã hội quan trọng với các nỗ lực lớn trong hhoạt động đầu tư phát triển. Những thành tựu thể hiện ở mức tăng cao mức sống nguời dân, tốc độ tăng truởng kinh tế khá cao trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng vốn đâu tư cao v.v .Tuy nhiên trong những thành tựu đó, trong sự tăng trưởng kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập. Về tăng trưởng kinh tế đó là cơ cấu kinh tế vẫn còn lạc hậu và xu hướng chuyển dịch chưa nhanh. Về đầu tư đó là sự mất cân bằng trong cơ cấu đầu tư với việc tập trung nhiều cho dịch vụ hạ tầng nhưng hiệu quả từ ngành này lại thấp nhất; tốc độ tăng vốn đầu tư tăng nhanh nhưng quy mô vốn đầu tư chưa cao; vốn từ dân doanh giảm trong khi vốn nhà nước tăng v.v. Nghệ An cần làm nhiều hơn nữa để giai quyết các tồn tại đó. Chúng ta sẽ chuyển sang mục 1.2 để xem xét thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản trong thời gian qua. 1.2. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản Nghệ An trong thời gian qua 1.2.1. Nhu cầu vốn xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách qua tỉnh 1.2.1.1.Nguồn vốn ngân sách Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn chi của nhà nước cho đầu tư. Đây là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia, địa phương. a. Mục tiêu sử dụng vốn ngân sách Nguồn vốn ngân sách thường được sử dụng cho kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho việc lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Như vậy nguồn vốn ngân sách thường được đầu tư vào các lĩnh vực có hiệu quả không cao, hoặc không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho nền kinh tế, và xây dựng cơ bản cũng một trong những đối tượng ưu tiên của nguồn vốn ngày. Chúng ta sẽ xét đến mối tương quan giữa nguồn vốn này và hoạt động xây dựng cơ bản trong phần phân tích thực trạng. b. Kết cấu của nguồn vốn ngân sách Trong mục này ta sẽ hiểu rõ kết cấu của nguồn vốn ngân sách qua tỉnh, và cụ thể là dành cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Và qua đó ta có thể có một cái nhìn khái quát và các nguồn cụ thể để huy động vốn cho XDCB qua nguồn vốn ngân sách. Nguồn vốn từ ngân sách qua tỉnh cho xây dựng cơ bản hàng năm để đảm bảo nhu cầu đầu tư được huy động bao gồm: Nguồn ngân sách TW, ngân sách địa phương. Đây là các nguồn vốn hàng năm được sở KH&ĐT nghiên cứu và giao kê hoạch để đảm bảo vốn cho đầu tư XDCB. Nguồn vốn ngân sách TW (NSTW) bao gồm nguồn NSTW theo luật ngân sách, được chính phủ phân bổ hàng năm cho các địa phương theo nghị quyết quốc hội, và vốn của các chương trình mục tiêu của chính phủ mà trong đó địa phương là một phần của chương trình mục tiêu này. Vốn theo luật ngân sách lại được chia thành vốn trong nước và vốn nước ngoài. Vốn trong nước là thu từ các nguồn thu trong nước, còn vốn nước ngoài là nguồn ODA, NGO mà nước ngoài cam kết tài trợ cho Việt Nam hàng năm. Sau khi nhận được các cam kết tài trợ này, vốn được xem xét để phân bổ về cho các địa phương, chương trình. Nguồn ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách của địa phương như thu từ quyền sử dụng đất, và được trung ương cho phép giữ lại để chủ động chi tiêu. Đến lượt nó, nguồn ngân sách địa phương lại bao gồm vốn ngân sách tỉnh quản lý và nguồn vốn ngân sách tỉnh cho huyện được phép giữ lại để sử dụng tương tự như trên. Trên đây là nguồn vốn cho ngân sách và kết cấu của nó. Nguồn vốn ngân sách là một nguồn quan trọng song lại eo hẹp, do đó thường được tính toán và chi tiêu rất chi tiết. Mặc dù vậy, nó là nguồn vốn thương xuyên bị thất thoát cũng như gặp phải nhiều vấn đề khác trong quá trình sử dụng. Ta sẽ thất rõ đặc điểm này của nó trong phần phân tích thực trạng XDCB. c. Các tiêu thức đánh kết quả và hiêu quả sư dụng nguồn vốn ngân sách trong đầu tư XDCB Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho XDCB có các đặc điểm của một nguồn vốn đầu tư đồng thời có các đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy, để đặc trưng kết quả và hiệu quả của nguồn vốn này, ta xét đến mấy tiêu thức cơ bản. (1) Khối lượng vốn đầu tư thực hiện K Hàng năm, vốn đầu tư được các đơn vị chủ đầu tư đăng ký theo dự định._.xa bờ : 2.000 ha nuôi tôm trong đó có 1.000 ha thâm canh, năng suất 2-3 tấn/ha. Đầu tư có đội tàu đánh các xa bờ đồng bộ với các cơ sở bảo quản chế biến và dịch vụ, nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế và môi trường. Sản lượng tôm 2.500 tấn xuất khẩu, sản lượngkhai thác hải sản 38.000 tấn. 2. Chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ Tập trung các dự án: Khai thác đá trắng xuất khẩu, đá granit tự nhiên; Sản xuất xi măng ( Đô Lương, Anh Sơn); sản xuất gạch; Lắp ráp ô tô; Bia và nước giải khát; Dệt may; Gỗ ván dăm, bột giấy, chế biến thực phẩm... 3. Chương trình gia nhập hợp tác kinh tế quốc tế: Phát triển các sản phẩm xuất khẩu chủ lực 4. Xây dựng kết cấu hạ tầng : - Ưu tiên đầu tư một số công trình trọng điểm về giao thông, thuỷ lợi, điện, cấp thoát nước nhằm đáp ứng các yêu cầu tăng trưởng và tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, hoàn thiện một bước kết cấu hạ tầng đô thị. Gắn với quá trình đô thị hoá, hình thành hệ thống siêu thị, thu hút du lịch Vinh , Cửa lò. Mở rộng các cửa khẩu tăng cường giao lưu thương mại với Lào, Thái Lan. 5. Chương trình Phát triển nguồn nhân lực : Xây dựng chương trình về nâng cao dân trí, tăng nhanh dân số đô thị , đẩy mạnh giáo dục giáo dục và đào tạo, phát huy và sử dụng hợp lý nguồn lực, lập kế hoạch đầu tư và đề xuất các cơ chế biện pháp thực hiện nhằm tạo ra sự biến đổi về chất nguồn nhân lực, một mặt đáp ứng các yêu cầu phát triển trước mắt, mặt khác chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các giai đoạn sau. 2.1.4.2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển 2006-2010 a, Nhu cầu vốn phát triển 2006-2010 - Thực hiện Nghị quyết 36 của Quốc hội khoá 10: Phải tiếp tục đổi mới công tác quản lý đầu tư và xây dựng, nhiệm vụ bức xúc là: rà soát lại các công trình đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn nợ từ năm 2004 về trước để lập kế hoạch trả trong 3 năm 2007-2010 (cho các đối tượng thực hiện hình thức BT, đầu tư trả chậm của tỉnh). - Để tạo ra nhịp độ phát triển kinh tế 11-12%%/năm yêu cầu vốn đầu tư là : 70000 tỉ đồng (hệ số ICOR 2,7-3,5). Bảng 42: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển 2006-2010 và dự kiến nguồn Chỉ Tiêu Khối lượng Tỷ lệ TỔNG VĐT 2006-2010 70,000 100.00% Nguồn vốn trong nươc 57,400 82.00% Dân doanh 15,400 22.00% Doanh nghiệp 9,100 13.00% Tín dụng 9,100 13.00% Ngân sách nhà nước 8,300 12.00% Vốn qua bộ ngành TW 21,000 30.00% Nguồn vốn nước ngoài 12,600 18.00% ODA 2,100 3.00% FDI 10,500 15.00% Nguồn này bao gồm : Trong tổng nguồn huy động giai đoạn 2006-2010: Vốn trong nước: 57,000 tỉ chiếm 82-84,0% và nguồn kêu gọi nước ngoài là 12,600 tỉ chiếm 16-18%% tổng nguồn;. Như vậy giai đoạn này huy động vốn trong nước là chủ yếu. Đòi hỏi phải có cơ chế chính sách tích cực, mềm dẻo phù hợp với lợi ích của nhân dân mới phát huy cao được nguồn lực tại chỗ và thu hút các tỉnh, đầu tư của các Bộ Ngành TW. Trong nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế: nguồn huy động công sức dân chiếm 21-22%, doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh (bao gồm sản xuất công nghiệp, nông nghệp và dịch vụ) chiếm 12-13%, nguồn vốn tín dụng chiếm 12,0- 13%% tổng nguồn. Trong tổng nguồn thì cơ cấu vốn ngân sách đầu tư 9-10% là có thể huy động được. Vốn đầu tư qua bộ ngành TW xây dựng hạ tầng và sản xuất kinh doanh chiếm 29-30%. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài bao gồm: nguồn ODA qua tỉnh chiếm 3-4%, và đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 12-13% tổng nguồn. Tỷ lệ vốn đâu tư toàn xã hội/ GDP năm 2010: 48% so năm 2005 tăng 5%. b. Bố trí vốn đầu tư phát triển theo ngành kinh tế quốc dân Bảng 43: Bố trí vốn đầu tư theo ngành KTQD Chỉ tiêu VĐT 2006-2010 Khối lượng Tỷ lệ  TỔNG 70,000 100.00% Nông lâm ngư nghiệp 10,570 15.10% Công nghiệp 22,960 32.80% Dịch vụ hạ tầng 36,470 52.10% Để thực hiện các mục tiêu đặt ra đó, dự kiến bố trí nguồn vốn cho các ngành kinh tế quốc dân trong giai đoạn 2001-2005 như sau: Bố trí cho nông lâm ngư nghiệp khoảng 10,500 tỷ đồng chiếm 15.1% tổng nguồn vốn đầu tư XH, Bố trí cho ngành công nghiệp khoảng 22,96o tỷ đồng, chiếm 32.8% tổng vốn đầu tư xã hội. Bố trí cho dịch vụ hạ tầng 36,470 tỷ đồng chiếm 52.1% tổng vốn đầu tư xã hội. 2.1.4.3. Xác định nhu cầu vốn XDCB nguồn ngân sách qua tỉnh Trong giai đoạn 2006-2010, để đảm bảo nhu cầu cơ sở hạ tầng cho phát triển, tỉnh dự kiến bố trí lượng vốn NS cho XDCB không dưới 7% tổng vốn đầu tư XH tức là khoảng hơn 6 tỷ đồng. Nguồn vốn này sẽ được phân bổ cụ thể theo kế hoạch XDCB hàng năm theo nhu cầu được xác định chính xác tại thời điểm đó. 2.2. Giải pháp nâng cao kết quả hiệu quả đầu tư XDCB Nghệ An Để nâng cao kết quả hiệu quả vốn đầu tư XDCB có hai phương pháp. Thứ nhất là nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư XDCB và cách thư hai là hạn chế mất mát lãng phí và các vấn đề còn tồn tại của hoạt động đầu tư XDCB. Như ta đã thấy, mặc dù có những năm tỷ lệ huy động vốn đầu tư cho XDCB từ nguồn vốn ngân sách cao, vượt kế hoạch, song tính trung bình 5 năm thì tỷ lệ huy động vốn chỉ đạt 95%. Vốn ngân sách là một nguồn vốn có khả năng kiểm soát về mặt lượng mà không thể huy động được đầy đủ kế hoạch, như vậy trong việc huy động vốn vẫn còn nhiều vấn đề. Ngoài vân đề về huy động vốn nêu trên, XDCB Nghệ An 2001-2005 còn nhiều tồn tại như ta đã xác định trong mục 1.4. Như vậy để nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB Nghệ An chúng ta phải tác động đồng thời từ hai cách.Trong những tồn tại trên, chúng ta đã chỉ ra những nguyên nhân của chúng. Ta có thể thấy, các nguyên nhân này nằm ở tất cả các khâu của hoạt động đầu tư XDCB: từ giai đoạn tiền đầu tư, đến giai đoạn đầu tư, đến giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư. Như vậy để đảm bảo kế hoạch huy động vốn, đảm bảo chất lượng công trình, hạn chế nợ đọng vốn, hạn chế đầu tư dàn trải, hạn chế thất thoát lãng phí vốn XDCB, ta cần có hệ thông giải pháp đồng bộ nhằm kiện toàn và tối ưu hóa tất cả các khâu trong quy trình đầu tư XDCB để nâng cao hiệu quả đầu tư. Sơ đồ 1: Chu kỳ dự án đầu tư XDCB 2.2.1.Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư XDCB 2.2.1.1. Chủ động đón nguồn chương trình mục tiêu quốc gia Như ta đã biết nguồn vốn XDCB từ ngân sách bao gồm 3 nguồn là vốn NSTW, vốn ngân sách địa phương và vốn từ các chương trình chính phủ. Thong thường, vốn từ các chương trình chính phủ do chính phủ phân về tùy theo diều kiện cụ thể của các đia phương. Nghệ An cũng nằm trong tình trạng đó, do vậy vốn từ nguồn các chưong trình chính phủ thất thường và nếu nguồn này thấp thì hoàn toàn có thể, khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu là khó hoàn thành. Đặc điểm thứ hai của các chương trình chính phủ là vốn của trung ương nhưng được thực hiện ở địa phương, do đó, phụ thuộc vào môi trường và quản lý của dịa phương. Như thế, nếu địa phương không có moi trường tốt để nguồn vốn này phát huy hiệu quả thì sẽ khó cho địa phương kêu gọi vốn về với mình. Như vậy để đảm bảo huy động nguồn chương trình chính phủ, tỉnh cần tạo ra các điều kiện để nguồn vốn về với mình. Đó là chủ động lên kê hoạch các chương trình địa phương phù hợp với mục tiêu và khả năng đầu tư của chương trình chính phủ. Như vậy mới đảm bảo ổn định nguồn vốn này. Bên cạnh đó, tỉnh cần tạo điều kiện để thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia. Từ lập kế hoạch, thực hiện đầu tư, đến giải ngân vốn. Khi quy trình thực hiện các công trình thuộc nguồn vốn này trôi chảy, thì các đợt vốn tiếp theo có nhiều cơ hội để về với tỉnh hơn. 2.2.1.2. Tính toán đến các rủi ro khi lập kế hoạch huy động vốn Năm 2001, nguồn vốn huy động cho XDCB là 376 tỷ đông, nhưng trong đó vốn từ kế hoạch đầu năm chỉ là 281 tỷ đồng và vốn bổ sung là 95 tỷ đồng. Nếu không có nguồn vốn bổ sung này do các chương trình của các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ bất thường và vốn chương trình chính phủ bổ sung thì khả năng đáp ứng nhu cầu vốn ban đầu là rất thấp, và kể cả kế hoạch huy động cũng thấp hơn nhu cầu thực tế. Do vậy, trong khi thực hiên kế hoạch cần tính toán đến các trường hợp rủi ro như thiên tai, bệnh dịch để có một dự toán chính xác về nhu cầu vốn XDCB. Đó cũng là cái mà khâu lập kế hoạch của tỉnh còn thiếu. 2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản Sơ đồ 1: Các giai đoạn của chu kỳ đầu tư XDCB I.Giai đoạn tiền đầu tư (1) Chủ trương đầu tư (2) Quy hoạch, kế hoạch đầu tư (4) Lập dự án đầu tư (5) Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư II.Giai đoạn đầu tư (1) Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình (2) Đấu thầu lựa chọn nhà thầu (3) Quản lý giám sát xây dựng công trình (4) Thanh toán, quyết toán công trình III.Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư Vận hành các kết quả đầu tư Duy trì bảo dưỡng các công trình 2.2.2.1. Hoàn thiện công tác ra chủ trương đầu tư, lập quy hoạch kế hoạch Chủ trương đầu tư, công tác lập quy hoạch kế hoạch là cơ sở để hoạt động đầu tư XDCB diễn ra. Đây là công tác có tính vĩ mô, tổng quát. Nó không trực tiếp quyết đinh hiệu quả đầu tư song là điều kiện cần để hoạt động đầu tư có hiệu quả. Chủ trương có đúng đắn, các quy hoạch kế hoạch đặt ra có hợp lý thì mới xác định được cơ cấu đầu tư hợp lý, tránh được đầu tư dàn trải. Công tác kế hoạch tốt thì mới phân bổ vốn hợp lý cho các hạng mục công trình,hạn chế đầu nợ đọng vốn. Đó cũng là cơ sở đề dễ dàng kiểm soát chất lượng công trình sau này và tối thiểu hóa thất thoát lãng phí vốn. Các giải pháp cụ thể đối với giai đoạn này như sau: Về ban hành chủ trương đầu tư: Quản lý chặt chẽ việc ra quyết định chủ trương lập dự án đầu tư theo quy trình của Quyết định số 78/2005/QĐ.UBND ngày 6/9/2005 của UBND tỉnh. Quyết định chủ trương đầu tư do Chủ tịch UBND tỉnh (nếu là ngân sách tỉnh), Chủ tịch UBND cấp huyện (nếu là ngân sách cấp huyện) ký, cấp phó ký thay (khi được uỷ quyền). Người đề xuất đầu tư phải có cơ sở nguồn vốn mới được đề xuất. Người tham mưu quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn vốn. Đối với các công trình được đề nghị đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, khi các đơn vị, các ngành, các huyện, thành thị đề xuất, sẽ làm rõ sự cần thiết phải đầu tư căn cứ danh mục dự án và định hướng trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, sự phù hợp với quy hoạch phát triển được duyệt, xác định quy mô phương án hợp lý, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm và thời gian thực hiện. Trên cơ sở đó UBND tỉnh ban hành chủ trương lập dự án đầu tư xây dựng. b. Phương án kế hoạch đầu tư XDCB đã được UBND tỉnh chỉ đạo các ngành các cấp xây dựng dựa trên các nguyên tắc bố trí như sau: - Nghiêm túc chấp hành các định hướng của Trung ương: Nguồn vốn ngân sấch đầu tư theo luật Ngân sách, thực hiện theo hướng của Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Dành trên 70% nguồn vốn này để tập trung ưu tiên cho 3 ngành (giao thông, nông nghiệp và giáo dục đào tạo) để kích cầu đầu tư phát triển; số còn lại để hỗ trợ cho các ngành và lĩnh vực khác trong bước quá độ thực hiện luật ngân sách sửa đổi. - Sắp xếp công trình ưu tiên: UBND trỉnh đã có định hướng tập trung ưu tiên các công trình hoàn thành đã được quyết toán đúng quy định của nhà nước theo hướng: Công trình còn thiếu dưới 1 tỷ đồng bố trí đủ nhu cầu để trả hết nợ, công trình trên 1 tỷ đồng trả dần; tiếp đó là công trình dở dang ( xong trong năm); sau đến là công trình mới xong trong xong trong năm ( nhưng phải có đầy đủ hồ sơ được duyệt trước 31/10); những công trình mới vốn đầu tư lớn phải có kế hoạch huy động nguồn mới bố trí kế hoạch. c Quán triệt công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch hàng năm theo tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, phải xác định hướng bố trí kế hoạch XDCB để các ngành, các cấp có ý thức ngay từ đầu khi lập kế hoạch XDCB theo hướng tập trung trọng tâm trọng điểm. d. Phải quán triệt để chỉ đạo ngay từ đầu: Từ chủ trương cho lập dự án, thẩm định ra quyết định phê duyệt dự án và đưa dự án được bố trí vốn đầu tư. Ba khâu này phải gắn chặt với nhau theo hướng: đã có chủ trương là lập và thẩm định dự án, đã thẩm định có quyết định phê duyệt dự án là bố trí đầu tư và đã bố trí đầu tư là phải đủ vốn theo cơ cấu nguồn để thực hiện theo tiến độ được duyệt. 2.2.2.2. Nâng cao chất lượng lập, thẩm định dự án a. Yêu cầu và hướng dẫn rõ ràng đối với công tác lập dự án của chủ đầu tư Chất lượng của dự án được lập ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án, giá trị và chất lượng công trình. Tuy vậy, không phải người lập dự án nào cũng hiểu rõ các quy trình và tiêu chuẩn của việc lập dự án. Một phần vì họ thiếu kiến thức về lập dự án, một phần vì các quy định còn quá chung chung gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Do vậy, mặc dù lập dự án là nhiệm vụ của các chủ đầu tư, song cơ quan quản lý phải có nhiệm vụ chuẩn hóa hoạt động này phù hợp với điều kiện địa phương, đồng thời phải có những hướng dẫn chi tiết cụ thể cho các chủ đầu tư để họ nâng cao chất lập lượng dự án. Từ đó nâng cao độ chính xác trong tính toán giá trị công trình cũng như chất lượng công trình; như vậy cũng giảm được chi phí thẩm định dự án. b. Nâng cao chất lượng của công tác thẩm định Để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thì khâu thẩm định dự án cũng cần phải được chú ý. Điều này đòi hỏi các chủ đầu tư, công ty tư vấn và cơ quan thẩm định (Sở Kế hoạch và Đầu tư) phải kiện toàn đội ngũ cán bộ, chuyên gia trực tiếp thực hiện công tác này để nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, có thể tham mưu đề xuất với UBND Thành phố để đưa ra những quyết định đầu tư chính xác, đảm bảo được hiệu quả của vốn đầu tư. Đặc biệt, đối với các dự án của các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn vay, cần phải phân tích rõ những phương án kinh doanh, khả năng thu hồi vốn và đảm bảo có lãi, đóng góp nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước. Kiên quyết không để đầu tư vào các dự án không bảo toàn vốn vay gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước. Trong quá trình thẩm định dự án, dự án liên quan đến chuyên môn của ngành nào thì nhất thiết phải có ý kiến thẩm định của ngành đó. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp, trình UBND Thành phố quyết định. Công tác thẩm định phải bám sát theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. 2.2.2.3. Gắn chặt quyết định cho phép đầu tư với khả năng về vốn của dự án Sau khi thẩm định dự án, một trong những yếu tố quyết định để quyết định dự án có được thực hiện hay không là khả năng về vốn của dự án. Nhất quyết phải thực hiện chủ trương nếu không có vốn thì dự án không được thực hiện; chỉ khi nào có vốn phân bổ và tiến độ vốn cụ thể thì mới được phép đầu tư. Có như vậy thì mới tránh được tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ vốn năm sau theo hướng không dàn trải và hợp lý hơn. Việc quyết định đầu tư cho phép đầu tư theo khả năng về vốn cũng cho phép các công trình hoàn thành đúng kế hoạch, đưa vào vận hành đúng tiến độ hạn chế thất thoát do chậm tiến độ xây dựng và vận hành công trình. 2.2.2.4. Thẩm định và phê duyệt chặt chẽ thiết kế, tổng dự toán công trình Thiết kế công trình ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Nếu thiết kế tốt thì đảm bảo chất lượng công trình đồng thời đảm bảo chi phí công trình ở mức hợp lý. Tổng dự toán công trình phản ánh giá trị công trình theo chi phí. Nếu tổng dự toán được duyệt hợp lý thì có thể giảm chi phí công trình, giảm lãng phí, và dựa trên đó có thể đưa ra tiến độ cung vốn phù hợp. Nhờ có tiến độ cung vốn phù hợp này mà việc thực hiện đầu tư đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng theo thiết kế được lập. a. Đảm bảo thiết kế công trình phải được lập dựa trên các tài liệu có độ tin cậy về kĩ thuật và thực tế cao Khi nghiên cứu các dự án khả thi, cần cân nhắc, tính toán, so sánh kĩ nhiều phương án để tìm được dự án có hiệu quả kinh tế nhất. Ngay trong quá trình lập dự án đã phải khống chế, ước tính được giá thành xây dựng một cách tương đối hợp lí. Do đó, khi lập dự án khả thi phải căn cứ vào quy hoạch chiến lược, quy hoạch tổng thể của Thành phố, điều kiện kinh tế – xã hội ở địa điểm sẽ xây dựng công trình. Nội dung của dự án khả thi phải nêu được sự cần thiết, những căn cứ để xác định phải đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, các phương án lựa chọn địa điểm cụ thể, phương án lựa chọn công nghệ, giải pháp xây dựng, những khó khăn, thuận lợi khi xây dựng công trình, nguồn cung cấp nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, nhân lực trong quá trình khai thác, vận hành sau này, giá thành sản phẩm khi công trình đi vào khai thác ổn định, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dự báo phát triển về tương lai gần. Dự án khả thi càng chi tiết, độ chính xác càng cao thì khả năng tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản càng lớn. Về thiết kế công trình, các tài liệu về thăm dò, khảo sát địa hình, địa chất thuỷ văn và những tài liệu khác dùng để thiết kế xây dựng công trình phải do tổ chức chuyên môn có đầy đủ tư cách pháp nhân lập theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng do Nhà nước ban hành hoặc các tiêu chuẩn khác do Bộ Xây dựng chấp thuận. Khả năng tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng trong giai đoạn này có nhiều và có thể thực hiện được dễ dàng. Nếu nghiên cứu chọn được dây chuyền công nghệ hợp lí, có phương án thiết kế kiến trúc và kết cấu tốt thì có thể tiết kiệm được khoảng từ 5% - 10%. Trong khi đó, khâu thi công xây lắp dù có kiểm tra, theo dõi chặt chẽ, quản lí tốt các định mức kinh tế – kỹ thuật thì cũng chỉ có thể tiết kiệm được vài phần trăm. Thiết kế công trình là khâu quan trọng không chỉ quyết định quy mô, độ bền vững, tuổi thọ của công trình mà quyết định cả việc vận hành, khai thác sau này có thuận lợi hay không. Đây là giai đoạn thể hiện đầy đủ ý đồ của một dự án khả thi đã được phê duyệt. Trước hết, cần nghiên cứu, chọn lọc được các dây chuyền công nghệ hợp lí, có kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và phương pháp quản lí hiện đại, không tác động xấu tới môi trường xung quanh. Chỉ cần chọn được dây chuyền công nghệ hợp lí cũng làm giảm được chi phí khá lớn, đồng thời tiết kiệm được đất xây dựng, giảm diện tích xây dựng không cần thiết. b. Đảm bảo cơ cơ chế thẩm định phê duyệt lành mạnh, chất lượng Để làm tốt công tác này, cũng như công tác thẩm định chung dự án, cần có một đội ngũ cán bộ đủ chuyên môn. Quá trình thẩm định và phê duyệt cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước theo quy định. Để tránh các tiêu cực thì đội ngũ chuyên gia phải được tập hợp theo từng dự án từ các đơn vị tách biệt với cơ quan ra quyêt định, để từ đó có được một kết quả khách quan. Chủ thể mời đội ngũ chuyên gia của đơn vị thẩm định và duyệt phải khác với chủ thể tham gia thẩm định,duyệt và ra quyết định. Cụ thể ở đây, phòng thẩm định sẽ tham gia thẩm định và duyệt, nên người tổ chức đội ngũ chuyên gia có thể là giám đốc, hoặc một phòng chức năng khác như phong tổ chức hay tổng hợp, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của sở KH&ĐT. 2.2.2.5. Tổ chức đầu thầu rộng rãi và có hiệu quả Công tác đấu thầu hiệu quả chưa cao, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước chưa đáng kể. Các nhà thầu vẫn có hiện tượng thông đồng với nhau. Một số dự án thực hiện không đúng quy trình quy định về công tác đấu thầu nên phải tổ chức đấu thầu lại gây tốn kém. Việc xin chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế còn khá phổ biến. Còn có hiện tượng chia nhỏ dự án để thực hiện chỉ định thầu. Các biện pháp cụ thể để thực hiện giải pháp này như sau: Sau khi có thiết kế, dự toán được duyệt thì tổ chức đấu thầu thi công xây lắp công trình. Có thể đấu thầu theo từng hạng mục công trình, từng phần công việc (phần xây, phần lắp) hay chỉ đấu thầu những công việc có khối lượng lớn, cũng có thể theo chế độ tổng thầu. Công tác đấu thầu phải được thực hiện nghiêm theo các hướng sau: - Thực hiện đấu thầu đối với tất cả các công trình, không phụ thuộc vào giá trị công trình, trừ những công trình quan trọng có quyết định của Nhà nước, để nâng cao hiệu quả và tránh tiêu cực xảy ra. - Cần làm tốt công tác lập dự toán công trình để xác định được giá trần, bảo đảm dự toán đúng với chế độ, tiêu chuẩn và định mức Nhà nước, loại trừ các khoản tính trùng lặp hoặc không sát với giá cả của thị trường. - Chấn chỉnh lại các tổ chức tư nhân nhận thầu xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị, các tổ chức tư vấn nhằm đảm bảo khả năng tham gia đấu thầu của các nhà thầu phù hợp với năng lực và kỹ thuật tài chính của mình. - Cần có quy định khi thanh toán công trình hoàn thành phải giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị dự toán công trình (khoảng 10%) để ràng buộc bên B có trách nhiệm bảo hành công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng. - Để khắc phục tình trạng bỏ giá quá thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và sự phát triển vững chắc, lâu dài của các nhà thầu, chúng ta có thể xác định giá xét thầu theo cách mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng, đó là nhà thầu trúng thầu là người chào giá gần nhất (giá đánh giá) so với giá trung bình của tất cả các hồ sơ dự thầu mà chủ đầu tư nhận được. Nếu làm được như vậy, một mặt đảm bảo được “bí mật” của giá xét thầu, mặt khác tránh được việc phải lựa chọn những nhà thầu bỏ giá dự thầu quá thấp làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình. - Các thủ tục trong đấu thầu cũng cần được cải tiến theo hướng gọn nhẹ. Phải quy định trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư một cách rõ ràng, cụ thể. Các đơn vị chủ đầu tư phải thực hiện đúng trình tự quy định, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế dự toán, xây dựng giá chuẩn, phải xác định đúng giá trần để làm cơ sở cho việc chọn giá trúng thầu. - Tiến hành các đợt tổng kiểm tra năng lực nhà thầu, thông báo rộng rãi năng lực nhà thầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các phương tiện thông tin đại chúng để có các chủ đầu tư có những thông tin về nhà thầu nhằm phục vụ cho quyết định chọn thầu của mình. 2.2.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát công trình xử lý nghiêm các vi phạm Tăng cường thanh tra, giám sát công trình để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình. Thanh tra và giám sát công trình phải theo hướng khách quan, minh bạch, phát hiện sớm các sai sót để kịp thời xử lý, đôn đốc. Để thực hiện giải pháp này cân tuân thủ nghiêm các vấn đề: -. Đối với các chủ đầu tư: Yêu cầu các chủ đầu tư cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng công trình, giám sát thi công. Kiên quyết đối với các vi phạm của nhà thầu. Kỷ luật nghiêm đối với các chủ đầu tư cố tình vi phạm. - Đối với các nhà thầu: Kiên quyết xử lý các nhà thầu thực hiện không đúng theo thiết kế kỹ thuật. Đề nghị nâng cao hơn nữa hình thức kỷ luật đối với các nhà thầu, có thể nghiêm cấm nhà thầu thi công các công trình trên địa bàn tỉnh Nghệ An nêu như vi phạm về chất lượng công trình. - Đối với các cơ quan kiểm tra (Trung tâm kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng, Thanh tra các ngành) cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra các công trình. Đối với các cơ quan thẩm định, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người thẩm định, xác định rõ trách nhiệm cụ thể của người quyết định vấn đề 2.2.2.7. Kiện toàn cơ chế quản lý đầu tư XDCB Kiện toàn cơ chế quản lý đầu tư XDCB là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư. Sau đây là một số biện pháp cụ thể để thực hiện vấn đề này. - Tiếp tục phân cấp quản lý đầu tư XDCB theo hướng tăng quy mô phân cấp và trách nhiệm cho cấp dưới -. Nâng cao trách nhiệm cá nhân trong quản lý XDCB và để xảy ra thất thoát, lãng phí, trách nhiệm cá nhân trong quá trình xử lý công tác đầu tư: Chủ trương đầu tư, chỉ đạo thực hiện dự án và thanh quyết toán vốn đầu tư - Đối với Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án: Nâng cao trình độ đội ngũ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý đặt ra. -Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: +Tăng cường thanh tra, kiểm tra theo tiến độ: Phát hiện sớm hiện tượng tiêu cực, thất thoát ngay từ đầu để uốn nắn kịp thời trong thực hiện dự án. + Tiến hành tổng kiểm tra năng lực nhà thầu, thông báo rộng rãi năng lực nhà thầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các phương tiện thông tin đại chúng. + Có giải pháp mạnh để tiếp tục xử lý các nhà thầu vi phạm trong đầu thầu xây dựng. 2.2.2.8. Tối ưu hóa quy trình, thủ tục thanh quyết toán công trình Thanh quyết toán công trình là khâu cuối cùng để đưa công trình vào vận hành. Để nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng, nâng cao hiệu quả khai thác công trình, cần tối ưu hóa các thủ tục thanh quyết toán. Hệ thông biện pháp liên quan đến giải pháp này bao gồm: - Việc thu nhận đầy đủ hồ sơ quyết toán đã buộc các chủ dự án phải thực hiện đầy đủ các quy định của điều lệ xây dựng cơ bản hiện hành. - Nội dung thẩm tra, xét duyệt quyết toán đã thúc đẩy việc thực hiện các chính sách, chế độ trong đầu tư, cụ thể là: thẩm tra việc thực hiện giá xây dựng của từng giai đoạn; thẩm tra khối lượng không thực tế và khối lượng bên ngoài thiết kế dự toán có tác động hạn chế tình trạng vừa thiết kế vừa thi công; thẩm tra xét duyệt việc thực hiện tính các trị số dự toán. - Thẩm tra xét duyệt quyết toán cho thấy rõ việc sử dụng các nguồn vốn Nhà nước có hợp lý hay không. Để chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật quyết toán công trình, dự án hoàn thành, cần quy định chế độ trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với công tác này trên các mặt đôn đốc và chỉ đạo làm công tác quyết toán cả về nội dung và thời gian, thẩm tra quyết toán trước khi phê duyệt. Ngoài ra, cần phải nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế, phối hợp giải quyết tốt mối quan hệ giữa các khâu thẩm định nhằm đảm bảo độ tin cậy và thống nhất cao giữa các khâu khi nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng. Đối với quá trình cấp phát vốn thanh toán và tiến hành thanh toán thì cần tập trung vào một số biện pháp sau: - Quy định rõ trách nhiệm từng khâu, từng cấp, từng đơn vị có liên quan một cách cụ thể, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. - Rà soát, kiểm tra, phân loại để xác định chính xác các khoản nợ trong xây dựng cơ bản, trong đó, phân tích rõ số liệu làm vượt kế hoạch, làm ngoài kế hoạch nhưng chưa có nguồn thanh toán. Trên cơ sở đó, cần bố trí nguồn để thanh toán dứt điểm đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có nguồn thanh toán. - Nghiên cứu và tính toán lại các khoản chi phí: chi phí giải phóng mặt bằng, đấu thầu.. xây dựng đơn giá hợp lý để thuận tiện cho việc thanh toán, tránh xảy ra các thắc mắc trong quá trình thanh toán. - Các Sở, Ban, Ngành Tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch được giao, đảm bảo tiến độ thanh toán vốn ngay từ những tháng đầu năm, không nên tập trung vào những tháng cuối năm, ảnh hưởng đến ngân sách và gây nhiều khó khăn trong công tác giải ngân vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước Thành phố. - Các chủ đầu tư cần khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư và xây dựng; đôn đốc các nhà thầu thi công xây lắp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, khẩn trương nghiệm thu khối lượng hoàn thành, hoàn thiện hồ sơ thanh toán, chuyển ngay đến Kho bạc Nhà nước Thành phố để thanh toán. - Các chủ đầu tư, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan có liên quan có biện pháp kiên quyết để khẩn trương, nhanh chóng giải phóng mặt bằng, bảo đảm bàn giao mặt bằng đúng thời hạn cho đơn vị thi công. - Kho bạc Nhà nước Tỉnh thường xuyên chuẩn bị, sẵn sàng các nguồn vốn để thanh toán khi có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành đủ điều kiện thanh toán; nghiên cứu để đơn giản hoá thủ tục thanh toán; cải tiến các mẫu biểu, chứng từ; hoàn thiện quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư như kiểm soát thanh toán vốn cho dự án đấu thầu cạnh tranh, dự án chỉ định thầu; kiểm soát thanh toán vốn uỷ nhiệm đền bù giải phóng mặt bằng,… để đảm bảo thanh toán vốn đầu tư được khẩn trương nhanh chóng. - Tiếp tục huy động các nguồn vốn để thanh toán các công trình nợ BT thanh toán theo cam kết hợp đồng phải trả từ năm 2006-2008. 2.2.2.9. Vận hành các công trình đúng mục đích và thực hiện bảo trì bảo dưỡng các công trình thườn xuyên để đảm bảo chất lượng vận hành Các công trình cần được sử dụng đúng mục đích thiết kế và đảm bảo được vận hành đúng công suất để phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Đồng thời, cần duy tu, bảo dưỡng các công trình định kỳ để đảm bảo chất lượng công trình, từ đó đảm bảo chất lượng vận hành công trình. 2.2.2.10. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quản lý dữ liệu thông tin Hoạt động đầu tư XDCB Nghệ An yếu kém ở rất nhiều khâu. Một trong những nguyên nhân đó là do thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý chưa được đáp ứng. Dữ liệu, thông tin thiếu ành hưởng đến quy trình lập quy hoạch kế hoạch đầu tư, ảnh hưởng đến quy trình giám sát đánh giá đầu tư và xư lý các sai sót. Song, công tác tổng hợp dữ liệu đầu tư của sở KH&ĐT Nghệ An còn nhiều bất cập: chưa có một chuẩn dữ liệu chung, dữ liệu tập hợp theo nhiều tiêu thức khác nhau song còn lộn xộn và không đầy đủ đối với mỗi tiêu thức v.v. Những điều đó tạo khó khăn cho người cần thông tin(mà ở đây là các bộ phận quản lý của sở) theo một chủ đề nào đó để đưa ra những nhận định và từ đó đưa ra quyết định quản lý. Như vậy cần xây dựng hệ thống lưu giữ dữ liệu theo hướng minh bạch và theo chuẩn chung. Trên đây là những giải pháp để huy động và phát huy hiệu quả vốn XDCB. XDCB lâu nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề, làm cho hiệu quả của nó là một vấn đề nhức nhối của hoạt động đầu tư. Để triệt để giải quyết các tồn tại và qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư này, cần thiết phải tiến hành đồng bộ các giải pháp đã đề cập ở trên. KẾT LUẬN Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư thiết yếu của mọi nền kinh tế, vì nó tạo ra cơ sở hạ tâng cho phát triển kinh tế. Trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, phần lớn vốn đầu tư không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, và có hiệu quả kinh tế thấp. Tuy vậy, nhu cầu về các công trình hạ tầng lại vô cùng lớn: từ giao thông, thủy lợi, điện nước, đến các công trình nhà xưởng phục vụ sản xuất. Với những đặc điểm đó, vốn ngân sách phải đảm đương vai trò chủ lực trong hoạt động đầu tư này. Tuy nhiên, nguồn vốn này lại có đặc điểm là dễ thất thoát lãng phí, vì nó là sở hữu chung.Do vậy, lại càng làm cho việc quản lý đầu tư XDCB trở nên khó khăn hơn. Và điều này thực sự đã diễn ra đối với công tác quản lý đầu tư XDCB tỉnh Nghệ An. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cơ sợ hạ tầng cho nền kinh tế xã hôi, Nghệ An cần nâng cao vai trò của nguồn vốn ngân sách, đồng thời với nó là phải tạo ra một cơ chế quản lý phù hợp. Có như vậy thì hoạt động này mới được tiến hành tốt, tạo ra lượng tài sản cố định lớn cho nền kinh tế và đến lượt nó lại phát huy hiệu quả, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chung. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29390.doc
Tài liệu liên quan