Quản lý đầu tư tiền gửi (CNTT)

Tài liệu Quản lý đầu tư tiền gửi (CNTT): Danh mục các chữ viết tắt: BIDV: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam TTQT:Thanh toán quốc tế TTTT: Thanh toán tiền tệ KT: Kế toán TTCNTT: Trung tâm công nghệ thông tin Danh mục các hình vẽ, biểu đồ: Hình 1.Kiến trúc logíc bài toán…………………………………………….37 Hình 2: Biểu đồ phân cấp chức năng……………………………………….39 Hình 3: Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảch…………………………… 40 Hình 4: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh…………………………………..41 Hình 5: Biểu đồ luồng dữ liệu phân rã chức năng 1………………………... Ebook Quản lý đầu tư tiền gửi (CNTT)

doc100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Quản lý đầu tư tiền gửi (CNTT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..42 Hình 6: Biểu đồ luồng dữ liệu phân rã chức năng 2………………………..43 Hình 7: Biểu đồ luồng dữ liệu phân rã chức năng 3…………………………44 Hình 8a: Sơ đồ thuật toán thêm, sửa, xoá…………………………………… .54 Hình 8b: Sơ đồ thuật toán tìm kiếm ………………………………………… 55 Hình 9: Thuật toán mô tả hoạt động của GDV………………………………56 Hình 10: Thuật toán mô tả hoạt động của lãnh đạo phòng ban………………57 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các hệ thống cũ đã trở nên lạc hậu, chạm chạp, không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vì thế việc đưa ra các ứng dụng công nghệ thông tin là vô cùng cấn thiết. Nhất là những năm gần đây các ứng dụng công nghệ đã giúp ích con người rất nhiều trong việc tìm kiếm và tiếp thu nhanh chóng những kiến thức mới. Với đề tài quản lý đầu tư tiền gửi, chỉ là vấn đề trong mảng đề tài về quản lý. Nhưng với mô hình hoạt động kinh doanh hện nay, việc xây dựng được một hệ thống quản lý chuẩn thì đòi hỏi phải có sự khảo sát và phân tích kỹ lưỡng. Khi được giao tìm hiểu đề tài, em đã hết sức cố gắng nghiên cứu, học hỏi để có thể tìm hiểu hết đề tài được giao. Tuy nhiên do thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Dù vậy ứng dụng cũng đã triển khai phần lớn các yêu cầu chính mà một ứng dụng CNTT cần đáp ứng. Em mong rằng sẽ học được nhiều kinh nghiệm hơn sau đề tài này. Đồng thời, có được nhiều ý kiến nhận được ý kiến nhận xét quý báu của thầy và các anh chị hướng dẫn Nội dung các chương bao gồm: Chương 1: Giới thiệu về ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và hoạt động của Ngân Hàng hiện nay. Chương 2: Phương pháp luận nghiên cứu đề tài. Chương 3: Phân tích và thiết kế hệ thống chương trình. Chương 4: Thiết kế chương trình. Trong quá trình tìm hiểu thực hiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Đặng Minh Ất đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Đồng thời em xin cảm ơn các anh chị trung tâm CNTT của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển TW đã hướng dẫn em thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HIỆN NAY 1.1. Giới thiệu về ngân hàng BIDV: Ngày thành lập: - Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Nhiệm vụ: -Kinh doanh đa  ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước Phương châm hoạt động: - Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV. - Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công. Mục tiêu hoạt động: - Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chính sách kinh doanh - Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn Khách hàng- đối tác: - Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính… - Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới; - Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng ASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Sản phẩm dịch vụ: - Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại - Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ - Chứng khoán:   Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư - Đầu tư Tài chính:  + Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)                               +Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án. BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước. Mạng lưới: BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối: - Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau: - Ngân hàng thương mại:   + 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng. + Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:       - Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam Kì Khởi Nghĩa)      - Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở Giao dịch 3) - Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC) - Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC):Gồm Hội sở chính và 10 chi nhánh - Đầu tư – Tài chính: + Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng... + Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB),  Công ty liên doanh Tháp BIDV. Khối sự nghiệp: - Trung tâm Đào tạo (BTC). - Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC) Thương hiệu BIDV:   - Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. - Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước. - Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đất nước. 1.2. Lịch sử phát triến của ngân hàng BIDV: Lịch sử 50 năm xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng và gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam. Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước... 1.2.1. Thời kỳ từ 1957- 1980: Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội. 1.2.2. Thời kỳ 1981- 1989: Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. 1.2.3. Thời kỳ 1990 - nay: 1.2.3.1. Thời kỳ 1990- 1994: Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. 1.2.3.2. Từ 1/1/1995 Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. 1.2.3.3. Thời kỳ 1996 - nay: Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV. Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,… 1.3. Những thành tựu tiêu biểu qua các giai đoạn phát triển: 1.3.1. Giai đoạn 1957-1960: Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước…Ngay trong năm đầu tiên, Ngân hàng đã thực hiện cung ứng vốn cho hàng trăm công trình, đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ đọng và lãng phí vốn,.. có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả... Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của nhân dân miền Bắc khi đó đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc Hưng Hải; Góp phần phục hồi và xây dựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; Nhà máy Xi măng Hải phòng, những tuyến đường sắt huyết mạch... ; Góp phần dựng xây lại Nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; Xây dựng Đài phát thanh Mễ Trì rồi các trường Đại học Bách khoa, Kinh tế - Kế hoạch, Đại học Thuỷ Lợi... 1.3.2. Giai đoạn 1960-1965: Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo nền kinh tế miền Bắc. Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Thượng Đình - Hà Nội), Khu công nghiệp Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên; Các nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, Bản Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn), Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh, Đông Anh – Thái Nguyên… Qua đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến thiết, các nhà máy phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp như Phân Lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc, Supe phốt phát Lâm Thao, Hệ thống Thuỷ Nông Nam Hà gồm 6 trạm bơm lớn Cổ Đam, Cốc Thành, Hữu Bị, Vĩnh Trị, Như Trái, Nham Tràng... đã ra đời cùng với các nhà máy mới như đường Vạn Điểm, Nhà máy bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Nhà máy Trung quy mô (Công cụ số I), Nhà máy cơ khí Trần Hng Đạo, Các nhà máy dệt 8/3, 10/10... Cầu Hàm Rồng, đoạn đường sắt Vinh – Hàm rồng, Các trường đại học Giao thông Vận Tải, Bách Khoa, Đài tiếng nói dân tộc khu Tây Bắc... 1.3.3. Giai đoạn 1965-1975: Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các công trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương. 1.3.4. Giai đoạn 1975- 1981: Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh. Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một nửa đất nước vừa được giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng Nam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su ở Tây Nguyên,... các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,... Ngân hàng Kiến thiết đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho những công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân, góp phần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch. Trong đó có những công trình quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam, 3 tổ máy của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy cơ khí đóng tàu Hạ Long, Hồ Thuỷ lợi Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), các nhà máy sợi Nha Trang, Hà Nội, Nhà máy giấy Vĩnh Phú, Nhà máy đường La Ngà, Cầu Chương Dương,... 1.3.5. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990) : Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế. Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế. Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế . Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long,... 1.3.6. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 9/2007) : 1.3.6.1. Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000): Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai đoạn 10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khả quan, được thể hiện trên các mặt sau: * Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngoài các hình thức huy động vốn trong nước, BIDV còn huy động vốn ngoài nước, tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau như vay thương mại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp định thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh... Nhờ việc đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức, biện pháp huy động vốn trong nước và ngoài nước nên nguồn vốn của BIDV huy động được dành cho đầu tư phát triển ngày càng lớn. * Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh: Trong 10 năm đổi mới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện đại. Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Các sản phẩm mới như Home Banking, ATM… được thử nghiệm và thu được kết quả khả quan. Những tiến bộ về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát triển của BIDV trong 10 năm đổi mới. 1.3.6.2. Giai đoạn đổi mới và hội nhập (2000 – 2007): Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Để tạo được những bước bứt phá trong xu thế mới, BIDV đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp cải cách, trong đó có việc triển khai Đề án Cơ cấu lại. Sau 5 năm thực hiện Đề án cơ cấu lại (2001 – 2005) và thực hiện các cải cách khác trong năm 2006, 2007 đã tạo ra bước chuyển biến căn bản về chất trong hoạt động của BIDV, làm tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. BIDV vẫn tiếp tục phát huy vai trò phục vụ đầu tư phát triển bằng việc ký kết các thoả thuận hợp tác toàn diện cùng phát triển bền vững với hơn 20 Tổng Công ty lớn. BIDV đã và đang ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng các sản phẩm. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Mục đích của đề tài: Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ theo 4 khối chức năng: khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá. Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu phát triển mới. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đây là những tiền đề quan trọng để hoạt động của của BIDV sớm bắt kịp thông lệ và nhanh chóng hội nhập. Trong những năm gần đây nhờ công cuộc đổi mới của đất nước, nền kinh tế của nước ta đã có những bước phát triển vượt trội. Do đó đã mở cửa để các nhà đầu tư nước ngoài vào hợp tác, kiếm cơ hội đầu tư, góp phần tạo ra nguồn ngoại tệ dồi dào. Để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi của toàn hệ thống với quy mô hàng triệu USD có hiệu quả (hiện nay lượng tiền phòng thường xuyên quản lý khoảng hơn 500 triệu USD). Do đó cần phải xây dựng một chương trình quản lý đầu tư tiền gửi phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay của ngân hàng hiện nay. Chương trình quản lý đầu tư tiền gửi hiện nay mới chỉ bước đầu hạn chế được các công việc thủ công trong giao dịch và quản lý tền gửi. Với tốc độ phát triển của CNTT cùng với sự đòi hỏi nhanh chóng của thị trường trong thời gian tới thì việc đáp ứng của chương trình quản lý hiện đang sử dụng vẫn còn nhiều bất cập, chưa có tính chuyên sâu, chưa có tính phân tích tổng hợp. Do đó cần phải xây dựng một chương trình quản lý đầu tư tiền gửi phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay của ngân hàng hiện nay. 2.2.Tổng quan đề tài: Đầu tư tiền gửi là một loại hình đầu tư đặc thù của ngân hàng đầu tư và phát triển TW với các khách hàng (khách hàng chủ yếu là các ngân hàng khác). Để loại hình đầu tư này đạt hiệu quả cao, cần phải có hệ thống lưu trữ, quản lý, theo dõi các khoản tiền đầu tư. Trên cơ sở các quy tắc nghiệp vụ do phòng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng BIDV đưa ra, TTCNTT đã xây dựng chương trình quản lý đầu tư tiền gửi để đáp ứng nhu cầu trên. Chương trình được sử dụng tại các phòng kinh doanh tiền tệ, thanh toán tiền tệ, thanh toán quốc tế, kế toán và đáp ứng tốt yêu cầu quản lý loại hình đầu tư này. 2.2.1.Các nghiệp vụ chủ yếu trên thị trường tiền tệ: Giao dịch đầu tư tiền gửi: là nghiệp vụ giao dịch mà BIDV thực hiện gửi trên thị trường tại đối tác theo kỳ hạn, lãi suất và số tiền theo thoả thuận giữa hai bên. Giao dịch nhận tiền gửi: là giao dịch mà BIDV thực hiện nhận tiền gửi của khách hàng theo kỳ hạn, lãi suất và số tiền theo thoả thuận giữa hai bên. Giao dịch quay vòng đầu tư tiền gửi: là nghiệp vụ đầu tư tiền gửi đã phát sinh lần đầu, khi đến hạn được tiếp tục thực hiện theo thoả thuận giữa BIDV và đối tác về kỳ hạn, lãi suất…trong đó BIDV không phải chuyển tiền như giao dịch phát sinh lần đầu. Giao dịch quay vòng nhận tiền gửi: là nghiệp vụ nhận tiền gửi đã phát sinh lần đầu được tiếp tục thực hiện giữa BIDV và đối tác không phải chuyển tiền như giao dịch phát sinh lần đầu. Giao dịch rút vốn đầu tư tiền gửi: là lệnh rút vốn tiền gửi tại các đối tác về tài khoản của BIDV. Giao dịch chuyển trả tiền gửi: là lệnh thực hiện chuyển trả tiền gửi (có thể cả gốc và lãi, một phần tiền trong tổng số tiền gốc và lãi) theo chỉ dẫn đối tác. Các giao dịch chuyển vốn đảm bảo thanh toán: là lệnh chuyển vốn từ tài khoản này đến tài khoản khác của BIDV để đảm bảo thanh toán trong hệ thống. 2.2.2.Quy trình quản lý đầu tư tiền gửi: B1.Giao dịch viên giao dịch với khách hàng thoả thuận gửi, nhận, rút hoặc chuyển trả: qua reuters, hợp đồng, xác nhận.. B2.Nhập dữ liệu vào chương trình quản lý đầu tư tiền gửi hoặc nhận tiền gửi, rút tiền gửi, chuyển trả tiền gửi: -nhập từ bàn phím đối với các lệnh nhận trực tiếp từ khách hàng hoặc nhận lại từ phiếu giao dịch do trưởng phòng trả lại. -lấy dữ liệu điện tử từ các chương trình reuters. B3.lãnh đạo phòng kinh doanh ngoại tệ kiểm soát ngoại tệ. Nếu không đạt trả lại giao dịch viên để điều chỉnh hợp lý. B4.lãnh đạo phòng kinh doanh ngoại tệ ký duyệt giao dịch, chuyển chứng từ cùng dữ liệu điện tử sang phòng TTTT, TTQT, KT và in phiếu giao dịch . B5.Phòng TTTT, TTQT, KT nhận chứng từ cùng dữ liệu điện tử, duyệt hạch toán, thanh toán, xác nhận gửi, rút TGĐT. 2.3.Tính cấp thiết của đề tài: Nhận thức công nghệ thông tin hiện đại là nền tảng cho hoạt động của một ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của BIDV trên thị trường, BIDV đã hiện đại hóa công nghệ bằng việc hoàn thành triển khai dự án hiện đại hoá giai đoạn I, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng được nền móng công nghệ cơ bản cho một ngân hàng hiện đại đa năng, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ, tiến tới trình độ của các ngân hàng trong khu vực. BIDV đã gia tăng hơn 40 sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, thoả mãn được các nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, hiện đại hoá cũng mở ra những cơ hội mới cho công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo hướng tập trung, minh bạch, hiệu quả và kịp thời. Ngày nay, môi trường kinh doanh ngân hàng ngày càng năng động, tính cạnh tranh càng mạnh mẽ. Khách hàng của ngân hàng cũng ngày càng mở rộng và phát triển. Điều này kích thích tăng nguồn thu nhập của ngân hàng nhưng nó cũng có thể gây thách thức dẫn đến rủi ro thiếu hụt nguồn vốn. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện nay thì hoạt động gứi tiền và đầu tư tiền gứi chiếm tỷ trọng chủ yếu mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng song cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó cần có một chương trình quản lý thay thế hệ thống gửi tiền cũ đã không phù hợp với tình hình kinh doanh của ngân hàng hiện nay. Hệ thống mới chỉ yêu cầu duy nhất một máy chủ tập trung tâm ,chi nhánh các tỉnh chỉ việc truy nhập thẳng vào máy chủ này để làm việc. Việc quản lý các chứng từ chuyển tiền và kiểm soát chứng từ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều do mọi giao dịch đều thông qua máy chủ này. Điều này sẽ làm giảm thiểu tối đa mức thiệt hại vì thất thoát tiền bạc. 2.4.Một số khái niệm liên quan đến hình thức ĐTTG: 2.4.1.Lãi , lãi suất : Tiền lãi là khoản thu vượt chi sau một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Lãi suất là phạm trù quan trọng nhất của hoạt động Ngân Hàng. Mặc dù các dịch vụ kinh doanh của Ngân hàng cung cấp cho khách hàng rất đa dạng nhưng rõ ràng công việc kinh doanh chính của Ngân Hàng vẫn là hoạt động như một trung gian chính: thanh toán lãi suất cho tiền gửi của khách hành và tính lãi suất đối với khoản tiền cho khách hàng vay. Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi trên một số lượng tiền mặt nhất định để được sở hữu và sử dụng tiền ấy trong khoảng thời gian đã thoả thuận trước. Đối với Ngân Hàng lãi suất bao gồm lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. 2.4.2. Kỳ hạn (Thời gian lãi suất): Thời gian lãi suất là thời gian qui định kèm theo từng lãi suất cụ thể. Thời gian lãi suất có thể được qui định theo ngày thực tế hoặc the ngày qui ước. Thời gian lãi suất theo ngày qui ước là: 1 tháng tương đương 30 ngày. 1 năm tương đương 360 ngày hoặc 1 năm tương đương 365 ngày. Thời gian lãi suất theo ngày thực tế: 1% / tháng tức là: Với tháng 2: 1% theo 28 hoặc 29 ngày. Với tháng 3: 1% theo 31 ngày. Việc qui định thời gian lãi suất kèm theo lãi suất sẽ cho phép khai báo các lãi suất chính xác hơn. Ví dụ: lãi suất 1.25% /tháng sẽ tương đương với lãi suất 15%/năm (trong đó tháng tính =30 ngày và năm tính bằng 360 ngày). Lãi suất không kì hạn: Là lãi suất được tính theo ngày và có thể thay đổi theo ngày Lãi suất có kì hạn: Lãi suất có kì hạn là lãi suất đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. Ví dụ: Lãi suất tiết kiệm có kì hạn 06 tháng, 12 tháng. 2.4.3. Loại tiền gửi: Khi gửi tiền khách hàng có thể gửi bằng tiền Việt Nam (VND) hoặc Đôla Mĩ (USD) với mức tối thiểu 100.000 VND hoặc 10 USD đối với định kì một tháng ; 300.000 VND hoặc 20 USD đối với định kì 3 tháng và được giữ cố định suốt thời gian gửi . Khách hàng phải giữ đúng số tiền, loại tiền như đã cam kết trong hợp đồng. Mỗi một loại tiền có một mã ngoại tệ, mà căn cứ vào đó khi thực hiện các giao dịch sẽ được lựa chọn theo yêu cầu.Bên cạnh đó ứng với laọi ngoại tệ thì sẽ co một mức lãi suất dành cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch.Căn cứ vào lãi suất, kỳ hạn và số tiền gửi thì hệ thống sẽ tính toán số tiền lãi của mỗi phiếu giao dịch cho khách hàng. 2.5. Công cụ thực hiện đề tài: Dùng VB6 là cách nhanh và tốt nhất để lập trình cho Microsoft Windows. Cho dù bạn là chuyên nghiệp hay mới mẻ đối với chương trình Windows, VB6 sẽ cung cấp cho bạn một bộ công cụ hoàn chỉnh để đơn giản hóa việc triển khai lập trình ứng dụng cho MSWindows. VisualBasic là gì? Phần "Visual" đề cập đến phương pháp được sử dụng để tạo giao diện đồ họa người dùng (Graphical User Interface hay viết tắc là GUI). Có sẵn những bộ phận hình ảnh, gọi là controls, bạn tha hồ sắp đặt vị trí và quyết định các đặc tính của chúng trên một khung màn hình, gọi là form. Nếu bạn đã từng sử dụng chương trình vẽ chẳng hạn như Paint, bạn đã có sẵn các kỹ năng cần thiết để tạo một GUI cho VB6. Phần "Basic" đề cập đến ngôn ngữ BASIC (Beginners All-Purpose Symbolic Instruction Code), một ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học, được chế ra cho các khoa học gia (những người không có thì giờ để học lập trình điện toán) dùng. Visual Basic đã được ra từ MSBasic, do Bill Gates viết từ thời dùng cho máy tính 8 bits 8080 hay Z80. Hiện nay nó chứa đến hàng trăm câu lệnh (commands), hàm (functions) và từ khóa (keywords). Rất nhiều commands, functions liên hệ trực tiếp đến MSWindows GUI. Những người mới bắt đầu có thể viết chương trình bằng cách học chỉ một vài commands, functions và keywords. Khả năng của ngôn ngữ này cho phép những người chuyên nghiệp hoàn thành bất kỳ điều gì nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình MSWindows nào khác. Người mang lại phần "Visual" cho VB là ông Alan Cooper. Ông đã gói môi trường hoạt động của Basic trong một phạm vi dễ hiểu, dễ dùng, không cần phải chú ý đến sự tinh xảo của MSWindows, nhưng vẫn dùng các chức năng của MSWindows một cách hiệu quả. Do đó, nhiều người xem ông Alan Cooper là cha già của Visual Basic. Có ba ấn bản VB6: Learning, Professional và Enterprise. Chúng ta hãy gát qua ấn bản Learning. Bạn có thể dùng ấn bản Professional hay Enterprise. Ấn bản Professional cung cấp đầy đủ những gì bạn cần để học và triển khai một chương trình VB6, nhất là các control ActiveX, những bộ phận lập trình tiền chế và rất hữu dụng cho các chương trình ứng dụng (application programs) của bạn trong tương lai. Ngoài đĩa compact chính cho VB6, tài liệu đính kèm gồm có sách Visual Studio Professional Features và hai đĩa CD Microsoft Developer Network (MSDN). Ấn bản Enterprise là ấn bản Professional cộng thêm các công cụ Back Office chẳng hạn như SQL Server, Microsoft Transaction Server, Internet Information Server. 2.5.1. Cài đặt VB6 Để cài đặt VB6, máy tính của bạn cần phải có một ổ đĩa CD-ROM (CD drive) . Bạn cần ít nhất 32 MB RAM, 2 GB hard disk và CPU Pentium II. Khi bỏ VB6 CD vào CD drive, nó sẽ tự khởi động để display menu cho bạn chọn những thứ gì cần Setup, hãy click Install Visual Basic 6.0 để cài VB6. Ngoại trừ các file hệ điều hành (Operating System) trong thư mục (folder) \Os, các file trong đĩa compact đều không bị nén. Vì thế, bạn có thể sử dụng chúng trực tiếp từ đĩa. Ví dụ, có nhiều công cụ và thành phần trong folder \Tools vốn có thể được cài đặt trực tiếp từ CD-ROM. Ngoài ra, bạn có thể chạy Setup khi nào cần thiết. Ví dụ, bạn có thể chạy Setup để cài đặt lại Visual Basic trong folder khác, hoặc để cài đặt thêm bớt các phần của VB6. Nếu vì lý do gì hệ thống không install các đĩa compact MSDN (bạn sẽ khám phá ra điều nầy khi thấy Help không có mặt lúc chạy VB6), bạn có thể cài đặt chúng trực tiếp từ đĩa số 1 của bộ MSDN. 2.5.2. Một số chức năng VB6.0 khi thiết kế giao diện: 2.5.2.1. Menu Bar: Chứa đầy đủ các commands mà bạn sử dụng để làm việc với VB6, kể cả các menu để truy cập các chức năng đặc biệt dành cho việc lập trình chẳng hạn như Project, Format, hoặc Debug. Tro._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12236.doc
Tài liệu liên quan