Quản lý Công ty Rượu Hà Nội

Phần 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước Đây là quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào kinh doanh. Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính Qua

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quản lý Công ty Rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi vay cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng. Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy mócthiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động...điều quan trọng là thông qua thị trường doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hoá, dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiép thị nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sủ dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp như: chính sách cổ tức(phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí... 1.1.2. Cơ sở tài chính doanh nghiệp Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, cần phải có một lượng tài sản thể hiện bên tài sản của bảng cân đối kế toán. Nếu như toàn bộ tài sản do doanh nghiệp nắm giữa được đánh giá tại một thời điểm nhất định thì sự vận động của chúng – kết quả của quá trình trao đổi – chỉ có thể được xác định cho một thời kỳ nhất định và được phản ánh trên báo cáo kết quản sản xuất kinh doanh. Quá trình hoạt động của các doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể về sản phẩm và tính chất hoạt động. Sự khác biệt này phần lớn do đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từng doanh nghiệp quyết định. Cho dù có sự khác biệt này, người ta vẫn có thể khái quát những nét chung nhất của từng doanh nghiệp bằng hàng hoá, dịch vụ đầu vào và hàng hoá, dịch vụ đầu ra. Một hàng hoá, dịch vụ đầu vào hay một yếu tố sản xuất là một hàng hoá hay dịch vụ mà các doanh nghiệp mua sắm để sủ dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Các hàng hoá, dịch vụ đầu vào được kết hợp với nhau để tạo ra hàng hoá, dịch vụ đầu ra đó là hàng loạt các hàng hoá, dịch vụ có ích được tiêu dùng hoặc được sủ dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh khác. Như vậy, trong một thời kỳ nhất định, các doanh nghiệp đã chuyển hoá các hàng hoá, dich vụ đầu vào thành hàng hoá dịch vụ đầu ra để trao đổi. Mối quan hệ giữa tài sản hiện có và hàng hoá, dịch vụ đầu vào, hàng hoá dich vụ đầu ra (tức là quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh) có thể được mô tả như sau: Hàng hoá và dịch vụ đầu vào Sản xuất – chuyển hoá Hàng hoá và dịch vụ đầu ra Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một loại tài sản đặc biệt đó là tiền. chính dự trữ tiền cho phép doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ cần thiết để tạo những hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho mục đích trao đổi đều được thực hiện thông qua trung gian là tiền và khái niệm dòng vật chất và dòng tiền phát sinh từ đó, tức là sự chuyển dịch tiền giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Như vậy tương ứng với dòng vật chất đi vào (hàng hoá, dịch vụ đầu vào) là dòng tiền đi ra; ngược lại, tương ứngvới dòng vật chất đi ra ( hàng hoá, dịch vụ đầu ra) là dòng tiền đi vào. Quy trình này được mô tả như sau: Dòng vật chất đi vào Dòng tiền đi ra Sản xuất – chuyển hoá Dòng vật chất đi ra Dòng tiền đi vào Sản xuất, chuyển hoá là một quá trình công nghệ. Một mặt, nó được đặc trưng bởi thời gian chuyển hoá hàng hóa và dịch vụ. Mặt khác, nó được đặc trưng bởi các yếu tố vận hành - đó là tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình công nghệ này có tác dụng quyết định tới cơ cấu vốn và hoạt động trao đổi của doanh nghiệp. 1.1.3. Các nội dung cơ bản Các quan hệ tài chính doanh nghiệp được thể hiện trong cả quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất – kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp phải tiến hành xử lý các mối quan hệ tài chính thông qua phương thức giải quyết ba vấn đề quan trọng sau: Thứ nhất: nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình sản xuất – kinh doanh lựa chọn? Thứ hai: nguồn vốn đầu tư mà nhà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào? Thứ ba: nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày ( thu tiền từ khách hàng, trả tiền cho nhà cung cấp,... ) như thế nào? Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng có liên quan chặt chẽ tới quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp. Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi vấn đề về quản lý tài chính doanh nghiệp, nhưng nó là ba vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất. Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp thực chất là cách thức giải quyết ba vấn đề trên. Để sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp phải đầu tư vào các tài sản, tài sản của doanh nghiệp được cấu thành từ tài sản lưu động và tài sản cố định. Để đầu tư vào các tài sản, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu (vốn tự có) doanh nghiệp có thể huy động bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc vay nợ dài hạn, ngắn hạn. 1.2. PHÂN TíCH TàI CHíNH DOANH NGHIệP 1.2.1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính không phải là một quá trình tính toán các tỷ số mà là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính. Phân tích tài chính là đánh giá những gì làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp để phát huy sức mạnh, khắc phục điểm yếu. 1.2.2. Mục tiêu của phân tích tài chính Mục tiêu của phân tích tài chính là giúp mọi người sử dụng thông tin đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích tài chính là mối quan tâm của những nhóm người khác nhau như ban giám đốc (hội đồng quản trị), các nhà đầu tư, các cán bộ thuế, các ngân hàng, các nhà bảo hiểm, ... mỗi nhóm người có những nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy, mỗi nhóm tập trung vào các khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của Công ty. Như vậy mối quan tâm hàng đầu của nhà phân tích tài chính là đánh giá khả năng rủi ro phá sản tác động tới doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động và khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. 1.2.3. Thu thập thông tin trong phân tích tài chính Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, nhằm đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng. Trong những thông tin bên ngoài, cần thu thập những thông tin chung (thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất), thông tin về ngành sản xuất – kinh doanh ( thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, tình trạng công nghệ) và các thông tin pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua thông tin kế toán nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Thông tin kế toán được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính: bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, báo cáo ngân quỹ, báo cáo khấu hao tài sản cố định... 1.2.4. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính Phương pháp phân tích báo cáo tài chinhs được sử dụng thông dụng nhất là phương pháp so sánh, phương pháp này được dùng để xác định xu hướng phát triển và mức độ biến đổi của các chỉ tiêu kinh tế. Người phân tích phải thiết lập các mối quan hệ quan trọng, chỉ rõ những biến đổi và xu hướng phát triển của chỉ tiêu. Điều kiện để so sánh giữa các chỉ tiêu phải được quan tâm cả về không gian và thời gian. Các chỉ tiêu kinh tế được hình thành cùng thời gian phải đảm bảo các điều kiện sau: Phải có cùng một nội dung kinh tế Có cùng phương pháp tính toán Có cùng đơn vị tính toán Ngoài ra các chỉ tiêu đó phải được quy đổi về cùng một quy mô hoạt động với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Để đáp ứng các mục tiêu sử dụng của những chỉ tiêu so sánh, kết quả so sánh giữa các chỉ tiêu thương được thể hiện dưới các hình thức sau: - Biến động bằng số tuyệt đối và tỷ lệ %: số biến động tuyệt đối tính bằng tiền biến đổi qua các năm rất quan trọng, nhưng việc thể hiện sự biến đổi tỷ lệ % sẽ cho thấy chiều sâu của phân tích về hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. - Các tỷ lệ % tính theo thành phần: cho thấy quy mô tương đối của mỗi khoản mục trong tổng số, cho phép đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách tốt hơn. - Các hệ số: thể hiện mối quan hệ của chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác, chẳng hạn khi so sánh tài sản lưu động với nợ ngắn hạn ( 100: 50 ) ta được hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là 2. Mỗi hệ số thường phản ánh mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu, nhưng muốn giải thích đầy đủ hệ số đó thường phải xem xét thêm các số liệu cơ sở. Các hệ số là công cụ giúp cho việc phân tích và diễn giải, song chúng không thể thay thế được cho việc suy luận logic. Khi sử dụng số biến đổi tuyệt đối tính bằng tiền; tỷ lệ %; tỷ lệ % theo thành phần cũng như các hệ số, các nhà phân tích luôn tìm kiếm một tiêu chuẩn so sánh nào đó để xem xét tài liệu về các mối quan hệ đã được tính toán có phù hợp hay không? Có 2 tiêu chuẩn để so sánh đó là: Tình hình hoạt động trước đây của Công ty Tình hình hoạt động của các Công ty cùng ngành So sánh các số liệu phân tích của kỳ hiện tại với các số liệu tương ứng của các năm trước cho ta cơ sở để nhận định tình hình của doanh nghiệp đó tốt hay xấu đi. Việc so sánh như vậy được gọi là phân tích ngang hay phân tích xu hướng, thể hiện thực chất biến động của các số liệu trong một loạt thời kỳ khác nhau. Nó khác với phân tích dọc hay phân tích tính nhẩm xem xét các thông tin tài chính trong một kỳ kế toán nhất định. 1.2.5. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Trên cơ sở hệ thống thông tin do báo cáo tài chính cung cấp định kỳ cần tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, thông qua đó phát hiện mặt tích cực hoặc tiêu cực của hoạt động tài chính, nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt đó, từ đó có các biện pháp cần thiết, kịp thời nhằm cải tiến tình hình tài chính, tạo tiền đề để tăng hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Nội dung phân tích tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp: + Phân tích diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn + Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh + Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trên báo cáo tài chính + Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Phân tích các nhóm chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp: + Tình hình và khả năng thanh toán + Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp + Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận + Năng lực hoạt động - Phân tích tài chính Dupont 1.2.6. Phân tích khái quát hoạt động tài chính doanh nghiệp 1.2.6.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán. Về nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trước tiên cần xây dựng bảng cân đối kế toán dưới dạng bảng cân đối báo cáo ( trình bày 1 phía từ tài chính đến nguồn vốn ) sau đó so sánh số liệu cuối kỳ so với đầu kỳ trong từng chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán để xác định tình hình tăng giảm nguồn vốn trong doanh nghiệp. Theo nguyên tắc: - Sử dung vốn: tăng tài sản, giảm nguồn vốn - Nguồn vốn: giảm tài sản, tăng nguồn vốn Nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau. Cuối cùng sắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn, về sử dụng vốn theo những trình tự nhất định tuỳ theo mục tiêu phân tích và phản ánh vào bảng biểu. Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng ( hoặc giảm ) bao nhiêu, tình hình sử dụng vốn như thế nào? Những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh hưởng đến sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp? Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 1.2.6.2. Đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh Để tiến hành sản xuất – kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, TSCĐ và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn gọi là vốn lưu động thường xuyên. Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động thường xuyên: VLĐ thường xuyên = nguồn vốn dài hạn – TSCĐ = TSLĐ - nguồn vốn ngắn hạn Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hoặc TSLĐ < nguồn vốn ngắn hạn, có nghĩa là nguồn vốn lưu động thường xuyên < 0 – nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ, doanh nghiệp phải sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư TSCĐ, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng. Trong trường hợp như vậy giải pháp của doanh nghiệp tăng cường huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoăc giảm quy mô đầu tư ngắn hạn, hoặc thực hiện đồng thời cả hai giải pháp đó. Khi nguồn vốn dài hạn > TSCĐ hoặc TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn, tức là nguồn vốn lưu động thường > 0 – nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư cho TSCĐ, phần dư thừa đầu tư vào TSLĐ. Đồng thời TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Vốn lưu động thường xuyên = 0, tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh lý tưởng. Chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết 2 điều: Một là: doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không? Hai là: TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không? Trong phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn hoạt động sản xuất – kinh doanh, ngoài chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên, còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Chỉ tiêu này thể hiện lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho 1 phần TSLĐ đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu ( phần TSLĐ không phải là tiền). Nhu cầu VLĐ thường xuyên = tồn kho và các khoản phải thu – nợ ngắn hạn Trường hợp nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch đó. Giải pháp trong trường hợp này là nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và thu hồi các khoản phải thu ở khách hàng. Trường hợp nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0, tức là các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Mối liên hệ giữa VLĐ thường xuyên với nhu cầu sử dụng vốn lưu động thường xuyên: VLĐ thường xuyên – nhu cầu VLĐ thường xuyên = vốn bằng tiền Ta có các mối liên hệ chủ yếu sau: Nguồn vốn dài hạn > TSCĐ -> Vốn lưu động thường xuyên > 0 TSCĐ > nguồn vốn ngắn hạn -> nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0 Dựa vào các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán ta thấy các mối liên hệ đó được hiểu như sau: - Nếu hàng tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn -> nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0, để tài trợ phần chênh lệch này, doanh nghiệp cần tới VLĐ thường xuyên -> vốn bằng tiền > 0 và ngược lại. - Nếu hàng tồn kho và các khoản phải thu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 0 -> vốn bằng tiền dương lớn hơn; nếu VLĐ thường xuyên vốn bằng tiền < 0, xảy ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn ( vốn ngắn hạn nhiều, vốn dài hạn ít ), hoặc mất cân đối trong đầu tư dài hạn ( đầu tư dài hạn quá nhiều). Giải pháp là: tăng cường vay vốn dài hạn; giải phóng hàng tồn kho ( tăng thu từ khách hàng để trả nợ ngắn hạn ), giảm đầu tư dài hạn. Như vậy: Để đảm bảo nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh lành mạnh về tài chính, trước tiên phải có vốn lưu động thường xuyên ≥ 0, nghĩa là đảm bảo tài trợ TSCĐ bằng nguồn vốn dài hạn. Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0 phải tìm cách giảm hàng tồn kho, tăng thu từ các khoản phải thu ở khách hàng. Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0 phải hạn chế vay ngắn hạn từ bên ngoài. 1.2.6.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn ngoài việc so sánh cuối kỳ với đầu kỳ về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng, ta còn phải so sánh, đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng. Để thuận tiện cho việc phân tích ta xây dựng bảng báo cáo quy mô chung như sau: Bảng 1.1: Bảng báo cáo quy mô chung Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ So sánh Lượng Tỷ trọng I. Tài sản II. Nguồn vốn Với các báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Trên các báo cáo so sánh quy mô chung, các phép so sánh đã chứng tỏ được mối quan hệ biến đổi hoặc ổn định trong nhóm nội bộ các nhóm tài sản, nguồn vốn, thu chi và các phạm trù của báo cáo tài chính. Ngoài ra các báo cáo so sánh dạng quy mô chung rất có ích trong việc so sánh tình hình tài chính giữa các doanh nghiệp. Vì các báo cáo này đều dựa trên cơ sở 100% và trên phép so sánh tương đối thay vì các lượng tuyệt đối. Việc so sánh giữa các doanh nghiệp như vậy có thể giúp cho các nhà phân tích xác định rõ ảnh hưởng của những sự khác nhau về cơ cấu đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Phân tích bảng cân đối kế toán dạng quy mô chung rất có ích cho việc khảo sát các nguồn vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp, hay mối quan hệ giữa nguồn vốn vay với nguồn vốn chủ sở hữu. Với các báo cáo so sánh dạng quy mô chung, quan hệ kết cấu và biến động kết cấu của các khoản mục trở nên hiển hiện. Nhận xét khái quát về quan hệ kết cấu và biến động kết cấu giúp đánh giá kết cấu tài chính hiện hành có biến động phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hay không. 1.2.6.4. Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả kinh doanh Mục tiêu phương pháp này là xác định, phân tích mối quan hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh. Đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số hiệu trung bình của ngành để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. 1.2.7. Phân tích các nhóm chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu: 1.2.7.1. Nhóm chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ, nó thể hiện khả năng đối phó với những nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: + Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn = Hệ số này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hay nói cách khác là hiện trạng tài sản lưu động trong kỳ kinh doanh hiện tại, thường là một niên độ. ý nghĩa của hệ số là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số này ≥ 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong thời điểm lập báo cáo. Khi các khoản nợ hoặc vay ngắn hạn tăng lên sẽ làm cho hệ số thanh toán hiện hành giảm thấp đi. + Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh = Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Nói chung, trong thực tế hàng tồn kho của doanh nghiệp không dễ có thể phát mãi ngay được nên hệ số này chỉ cho thấy khả năng hứa hẹn về một giá trị dự kiến trước của doanh nghiệp. Hệ số này thường biến động từ 0,5 đến 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt. Tuy nhiên để kết luận hệ số thanh toán nhanh là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn phải xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. + Hệ số thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tức thời = Nợ đến hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung và dài hạn ( nợ phải trả ) đến hạn trả tiền. Hệ số đánh giá khả năng thanh toán ngay tức thời các cam kết đến hạn bằng các loại tương đương tiền mặt. Sau khi xác định các chỉ tiêu trên, doanh nghiệp tiến hành phân tích chi tiết nhu cầu và khả năng thanh toán nhămg đánh giá chính xác tình hình thanh toán của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng trong thời gian tới. Trước hết dựa vào số liệu trong bảng cân đối kế toán và các tài liệu khác có liên quan, tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu phân tích theo những trình tự nhất định. Về nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được sắp xếp theo khả năng huy động ngay thời gian tới. Sau đó lập bảng dưới dạng bảng cân đối: một phía là nhu cầu thanh toán, phía kia là khả năng thanh toán tương ứng theo mẫu sau: Bảng 1.2: bảng phân tích nhu cầu về khả năng thanh toán: Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ A. Các khoản cần thanh toán ngay A. Các khoản có thể dùng thanh toán ngay 1. Các khoản nợ đến hạn trả 1. Tiền mặt 2. Phải nộp NSNN 2. Tiền gửi ngân hàng 3. Phải trả CBCNV 3. Tiền đang chuyển 4. Phải trả người bán 5. Phải trả khác B. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới B. Các khoản có thể dùng thanh toán trong thời gian tới 1. Phải trả nội bộ 1. Phải thu của khách hàng 2. Các khoản phải trả, phải nộp khác 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu nội bộ 4. Thuế GTGT được khấu trừ 5. Hàng gửi bán 6. Phải thu khác 1.2.7.2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính Cơ cấu tài chính là khái niệm để chỉ tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu và tỷ trọng nguồn vốn vay chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu tài chính là chỉ tiêu rất quan trọng, là đòn bẩy sức mạnh đối với lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn mang đầy tính rủi ro, là cơ sở để giúp doanh nghiệp lựa chọn quyết định chính xác về việc tìm các nguồn tài trợ, ước lượng chi tiêu tài chính, khả năng chi trả cuối cùng để đảm bảo các mục tiêu kinh doanh. + Hệ số nợ Hệ số nợ hay tỷ số nợ là phần nguồn vốn vay mượn dưới mọi hình thức chiếm trong tổng nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp. Hệ số nợ = + Hệ số nợ với vốn chủ sở hữu Hệ số nợ với vốn chủ sở hữu – một cách viết khác về đòn cân tài chính, là loại hệ số cân bằng dùng so sánh giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu và mức độ rủi ro mà doanh nghiệp có thể gánh chịu do ảnh hưởng của nó đối với mức doanh lợi trong những điều kiện khác nhau. Hệ số nợ với vốn CSH = Hệ số nợ với vốn CSH càng cao hiệu quả mang lại cho vốn chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn định khối lượng hoạt động và kinh doanh có lãi. Đồng thời, khi hệ số này càng cao thì mức độ an toàn tài chính giảm xuống, doanh nghiệp sẽ có nhiều rủi ro và có thể lỗ nặng, khi hoạt động kinh doanh không ổn định và khi điều kiện kinh tế gặp khó khăn do phí tổn vốn vay tăng cao. Hệ số càng thấp thì mức độ an toàn tài chính càng đảm bảo trong trường hợp khối lượng hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lỗ, nhưng mức lợi nhuận sẽ tăng chậm khi nền kinh tế phát triển, làm ảnh hưởng đến phí tổn vốn. 1.2.7.3. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động là một số chỉ tiêu trong những chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất – kinh doanh, được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực của nhà quản trị. Để đánh giá về năng lực hoạt động ta dựa vào một số chỉ tiêu sau: + Số vòng quay vốn Số vòng quay tổng tài sản = Phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn, cho biết cứ 1 đồng vốn bỏ vào đầu tư tạo được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc quay được bao nhiêu vong trong 1 kỳ sản xuất kinh doanh. Mức độ quay vòng càng cao, hiệu quả hoạt động càng tốt. Số vòng quay tài sản cố định = Chỉ số này cho biết 1 đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ, đồng thời phản ánh một bộ phận của vốn cố định đã dịch chuyển nhanh vào giá trị sản phẩm và sớm hoàn thành chu kỳ luân chuyển của nó. + Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động = Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao và ngược lại. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức công tác cung ứng, sản xuất, tiêu thụ của Công ty có hợp lý hay không, các khoản vật tư được sử dụng tốt hay không. + Thời han thu và trả tiền: Ngoài các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nói trên, các chỉ tiêu thể hiện phương thức thanh toán: thời han thu tiền và thời han trả tiền cũng là một trong những chỉ tiêu thể hiện năng lực hoạt động. Thời hạn thu tiền = Chỉ tiêu thời hạn thu tiền thể hiện phương thức thanh toán trong việc tiêu thụ hàng hoá của Công ty. Thời hạn trả tiền = Thời hạn trả tiền là chỉ tiêu kiểm soát dòng tiền chi trả, chỉ tiêu này giúp nhà quản trị kiểm soát các khoản nợ, xây dựng kế hoạch ngân sách và chủ động điều tiết lưu lượng tiền trong kỳ kinh doanh. + Hệ số vòng quay hàng tồn kho Hệ số quay vòng hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa lượng hàng hoá đã bán với hàng hoá dự trữ trong kho. Hệ số này thể hiện số lần mà hàng hoá bình quân được bán trong kỳ. Vòng quay hàng tồn kho = Nói chung hệ số quay vòng hàng tồn kho cao thì doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động có hiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hoá dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng hoá tồn kho thành hàng hoá ứ đọng. Tuy nhiên hệ số quay vòng hàng tồn kho quá cao có thể dẫn tới nguy cơ doanh nghiệp không đủ hàng hoá thoả mãn nhu cầu bán hàng, dẫn tới tình trạng cạn kho, mất khách hàng... Hệ số này thấp cho thấy sự tồn kho quá mức hàng hoá làm tăng chi phí một cách lãng phí. Sự quay vòng hàng tồn kho chậm có thể đặt doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn tài chính trong tương lai. + Số ngày bình quân của một vòng quay hàng tồn kho Số ngày bình quân của một vòng quay hàng tồn kho phản ánh độ dài của thời gian dự trữ hàng hoá và sự cung ứng dự trữ hàng dự trữ cho số ngày đó Số ngày b/q của một vòng quay hàng tồn kho = 1.2.7.4. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận a. Nhóm chỉ tiêu có khả năng sinh lời Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả các mối quan hệ có thể ( doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu, ... ), mỗi góc độ nhìn đều cung cấp cho các nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể phục vụ cho các quyết định quản trị. + Hệ số sinh lợi doanh thu Hệ số sinh lợi doanh thu = Hệ số sinh lợi doanh thu hay còn gọi là hệ số lãi ròng, thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng. Người ta cũng thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận – là tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế so với doanh thu, để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. ở Việt Nam, tỷ suất lợi nhuận còn là chỉ tiêu để căn cứ mức trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. Đối với báo cáo thu nhập của một số nước còn sử dụng khái niệm “lợi nhuận trước thuế và lãi vay” ( EBIT: Earning Before Interest and Tax), một chỉ tiêu về lợi nhuận khác được xem xét: Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với lãi vay = Hệ số EBIT nói nên khả năng thanh toán của lợi nhuận đối với khoản lãi vay hay hiểu một cách đơn giản là: lợi nhuận của doanh nghiệp ( hay của một dự án ) trước hết phải cao hơn số tiền lãi vay. + Hệ số sinh lợi của tài sản Hệ số sinh lợi của tài sản = Hệ số sinh lợi của tài sản mang ý nghĩa: một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. + Sức sinh lời của TSLĐ Sức sinh lời của TSLĐ = Chỉ tiêu sức sinh lời của TSLĐ phản ánh 1 đồng TSLĐ bình quân làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp trong kỳ. + Sức sinh lời của TSCĐ Sức sinh lời của TSCĐ = Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ cho biết 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần. + Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu Hệ số sinh lợi của vốn CSH = Vốn CSH b/q = Hệ số sinh lợi của vốn CSH cho biết lợi nhuận đem lại của một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong một kỳ kinh doanh. Thu nhập cổ phần = Cổ tức = Tỷ lệ cổ tức = = Sau khi đã xác định các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu ta tiến hành lựa chọn và sắp xếp các chỉ tiêu tuỳ theo góc độ nghiên cứu của nhà phân tích, và lập bảng để so sánh, đánh giá. 1.2.8. Phân tích tài chính Dupont Phân tích tài chính Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu. - Đẳng thức sinh lợi của tài sản (ROA) Trước hết ta xem xét suất sinh lợi của tài sản ( ROA) ROA = = x = hệ số lãi ròng x Số vòng quay tài sản ROA nhằm xem xét sự kết hợp tác động giữa hệ số lãi ròng với vòng quay tài sản. Là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc phân phối và quản lý các nguồn lực của Công ty. Tỷ suất sinh lợi của tài sản phụ thuộc vào các yếu tố: Thu nhập ròng của doanh nghiệp trên một đông doanh thu Một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Phân tích ROA cho phép xác định và đánh giá chính xác nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó nhà quản trị ._.đưa ra các giải pháp nhằm tăng tiêu thụ và tiết kiệm chi phí. - Đẳng thức suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông ): ROE Cùng với ROA, các nhà đầu tư và các nhà quản lý cấp cao còn quan tâm đến suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu ( hay vốn cổ đông ) ROE. Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu đo lường tính hiệu quả của đồng vốn chủ sở hữu. Nó xem xét lợi nhuận trên mỗi đồng tiền của chủ sở hữu mang đi đầu tư, hay nói cách khác đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình. ROE = x x = hệ số lãi ròng x số vòng quay tổng tài sản x hệ số nợ so với vốn CSH = ROA x X X Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Phần 2: Phân tích thực trạng tình hình tài chính công ty rượu hà nội 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Rượu Hà nội 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của Công ty: Tên đầy đủ công ty là Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Rượu Hà Nội , tên viết tắt là Công ty Rượu Hà Nội. Tên giao dịch tiếng Anh HANOI LIQUOR LIMITED COMPANY, tên viết tắt là HALICO Trụ sở công ty: 94 Lò Đúc - Phường Phạm Đình Hồ - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Chi nhánh tại TP HCM là 26 Nguyễn Huy Tự - Đa Cao - Quận 4 - TPHCM. Quy mô Công ty Rượu Hà Nội: Công ty có quy mô lớn. (Vốn chủ sở hữu > 10 tỷ, số lao động > 300 người) Bảng 1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 và 2005. ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Nguồn vốn chủ sở hữu 18.146.340.594 24.171.822.003 Nguồn: Phòng Kế Toán Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển Ngày 20/12/2004 theo quyết định số 172/2004/QĐ - BCN của Bộ Công Nghiệp, được phê duyệt tại quyết định số 55/2005/QĐ - HĐQT ngày 24/12/2004 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bia Rượu Hà Nội, Công ty đã được chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Rượu Hà Nội. Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Rượu Hà Nội tiền thân là nhà máy rượu Hà Nội được thành lập năm 1898, tại 94 Lò Đúc. Đây là một trong bốn nhà máy ở Đông Dương do chi nhánh thuộc Công ty Fontaine của Pháp xây dựng.Ngoài sản xuất rượu Công ty còn sản xuất cồn. Năm 1942 ngừng sản xuất cồn, chỉ sản xuất rượu. Năm 1945 - 1954 Nhà máy vừa là nơi sản xuất rượu vừa là trại lính Pháp. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Miền Bắc thắng lợi đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà máy Rượu được Chính phủ Việt Nam tiếp quản, cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể nhà máy đến tháng 11/1955 đã được phục hồi và sản xuất trở lại để phục vụ cho y tế, quốc phòng và nhân dân. Nhiệm vụ đầu tiên của quá trình khôi phục nhà máy là việc thành lập Ban phục hồi để chuẩn bị sản xuất, chi bộ Đảng của nhà máy được ra đời. Công việc tuyển dụng các loại thợ giỏi như điện, tiện, nguội, phay… bào, gò, rèn, nề… được tiến hành khẩn trương. Phân xưởng sửa chữa điện của Nhà máy được hình thành. Công việc chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất. Lễ phục hồi và phát động thi đua được bắt đầu với yêu cầu “4 nhất “: KhôI phục nhanh nhất- chất lượng tu sửa tốt nhất- giá thành rẻ nhất- an toàn lao động tốt nhất. Cán bộ công nhân phấn khởi thực hiện tốt các yêu cầu thi đua do nhà máy đề ra. Năm 1955 - 1958 Nhà nước ta đã tiến hành cho phục hồi, sản xuất trở lại. Năm 1958 - 1963 Nhà máy được chuyên gia Cộng Hoà dân chủ Đức và chuyên gia Trung Quốc giúp đỡ kỹ thuật, đổi phương pháp công nghệ từ Amilo sang Mycomal… Năm 1963 - 1976 sản xuất cồn theo phương pháp bán liên tục. Trong giai đoạn này Nhà máy đã có nhiều đóng góp cho công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Năm 1976 - 1980 Nhà máy sản xuất ổn định ngày càng phát triển. Sản lượng cồn hàng năm lên tới 6,5 triệu lít, rượu mùi lên tới mức 9 triệu lít, trong đó 6 triệu lít rượu xuất khẩu với 10 loại sản phẩm sang Liên Xô cũ và các các nước Đông Âu. Nhiều sản phẩm của công ty đã đoạt huy chương Vàng, Bạc tại các hội chợ quốc tế. Từ năm 1980 - 1989 Nhà máy vẫn sản xuất ổn định và là doanh nghiệp đem lại nguồn thu lớn về ngoại tệ cho Nhà nước qua việc xuất khẩu. Nhà máy tăng cường đầu tư hệ thống chưng cất của Pháp 10 triệu lít/ năm, hệ thống máy rửa chiết chai… Từ năm 1991 Nhà máy mất thị trường xuất khẩu do chính biến chính trị ở các nước Liên Xô cũ và Đông Âu nên sản lượng bị tụt rất nhanh, phụ vụ chủ yếu thị trường trong nước. Hơn nữa Nhà máy phải thực hiện chế độ thuế đặc biệt đối với tất cả các sản phẩm làm cho công tác tiêu thụ càng gặp nhiều khó khăn hơn. Đây là thời kỳ mở đầu cho giai đoạn khó khăn nhất của Nhà máy, sản xuất bị đình trệ, công nhân phải nghỉ chờ việc. Mặc dù Nhà máy tiến hành các biện pháp đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất thêm các mặt hàng như rượu vang, bia nước ngọt, nước khoáng, sản xuất CO2… nhưng chỉ khắc phục được một phần trong việc lo công ăn việc làm cho công nhân. Tháng 7/1993 Công ty Rượu Hà Nội-Ha Noi Liquor Company ( HALICO ) được thành lập theo chủ trương của nhà nước về đăng kí và thành lập lại các DNNN khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tiền thân của công ty là Nhà máy Rượu Hà Nội. Bước sang năm 1993 -1994 do Nhà máy điều chỉnh lại một phần chế độ thuế tiêu thụ đặc biệt nên giá bán hạ, thị trường chấp nhận hơn nên tiêu thụ bắt đầu khá lên. Ngoài ra Công ty tiến hành mở rộng hệ thống phân phối bằng cách tổ chức hệ thống đại lý trên nhiều tỉnh thành cả nước, nên việc tiêu thụ sản phẩm tăng, sản xuất đI vào ổn định, doanh thu tăng. Từ năm 1995 tới năm 1996 do tình hình giá đầu vào tăng như điện, nước, nguyên liệu sắn … tăng và việc nâng thuế cồn từ 6% lên 90% gây không it khó khăn cho sản xuất. Hơn nữa hàng loạt các cơ sở nhỏ ra đời do trốn thuế nên giấ rẻ, cạnh tranh rất khốc liệt đã làm thu hẹp thị trường của Công ty. Từ tết năm 1997 sang năm 1998 do Nhà nước tăng cường quản lý rượu ngoại nhập lậu bắng phương pháp dán tem có ảnh hưởng tích cực hoạt động sản xuất của ngành rượu nội địa nói chung và Công ty Rượu nói riêng và việc Công ty Rượu Bình Tây TPHCM ngừng sản xuất là cơ hội thuận lợi cho Công ty mở rộng thị trường ở khu vực phía nam. Ngoài ra việc tăng cường sản xuất mặt hàng rượu Nếp Mới là mặt hàng thị trường tín nhiệm đã đem lại cho công ty những cải thiện về doanh thu. Tuy nhiên trong thời gian này sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu á dẫn tới sự giảm chi tiêu trên thị trường, sự cạnh tranh về thu mua nguyên liệu, sự gia tăng một số đối thủ cạnh tranh mới… đã gây ra những khó khăn nhất định cho Công ty. Từ năm 1999 đén năm 2004 Công ty đã thu được những thành công nhất định, xong cũng gặp không it những khó khăn. Tính đến thời điểm này, Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Rượu Hà Nội đã được thành lập hơn 2 năm, tuy thời gian thành lập chưa lâu nhưng Công ty đã không ngừng kế thừa cũng như phát huy nội lực lớn mạnh vốn có của mình. Có thể nói, Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Rượu Hà Nội đã trở thành con chim đầu đàn của Tổng Công ty Bia Rượu Nước Giải Khát Hà Nội. 2.1.4 Chức năng nhiệm vụ của Công ty 2.1.4.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của Công ty Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Rượu Hà Nội là Công ty hoạch toán độc lập và là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Rượu Bia nước giải khát Việt Nam. Công ty có chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp các vật tư, sản phẩm cồn, rượu, bia và nước ngọt. Nhiệm vụ: - Nhiệm vụ hàng đầu của Công ty là lọi nhuận, đảm bảo tất cả những yêu cầu đề ra về các điều kiện an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình sản xuất. - Bảo toàn và phát triển nguồn vốn, quản lý sản xuất kinh doanh tốt, có lãi để tạo thêm nguồn vốn tái bổ sung cho sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. - Thực hiện tốt chính sách lao động tiền lương, áp dụng tốt hình thức trả lương thích hợp để khuyến khích sản xuất, tận dụng chất xám nội bộ, thu hút nhân tài từ bên ngoài…là đòn bẩy để nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.1.4.2. Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại Các sản phẩm có cồn, rượu pha chế gồm nhiều chủng loại, rượu vang, bia, nước giải khát, CO2 hoá lỏng… 2.1.5. Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá chủ yếu: Dây chuyền thiết bị: Dây chuyền thiết bị tiên tiến hiện đại chưng cất cồn kết hợp giữa phương pháp lên men cổ truyền và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng tinh khiết và ổn định, bảo đảm vệ sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm Phương pháp công nghệ Người đặt nền móng đầu tiên là ông Callmette cùng các nhà khoa học Pháp. Họ đã nghiên cứu thành công quá trình phân lập, tuyển chọn, thuần chủng nấm men trong một thời gian dài tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho phép áp dụng dễ dàng trong sản xuất công nghiệp từ nguyên liệu gạo của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tách riêng ra được họ nấm mốc, nấm men ra khỏi môi trường chung là men bánh, men lá của dân gian rồi tiếp tục nuôi cấy riêng biệt trong môi trường thích hợp để tiến hành phân lập, nhờ đó đã nuôi cấy được giống nấm mốc thuần chủng có hoạt lực đường hoá tinh bột đã nấu chín tốt nhất, đồng thời cũng chọn ra được chủng nấm mốc Rizhopus và nấm men Sacharomyces. Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thuần chủng, nuôi cấy, phát triển nấm mốc trong môi trường lỏng đã được đường hoá bằng nấm mốc Rizhopus. Từ nền tảng đó, các chuyên viên kỹ thuật của Công ty rượu Hà Nội không ngừng tìm tòi, thử nghiệm và cải tiến các phương pháp công nghệ theo hướng ngày càng tiến bộ, năng suất và thích hợp hơn, tạo ra các chủng nấm thích hợp với điều kiện môi trường của Việt Nam để sản xuất ra các loại rượu chất lượng cao. Có thể nói sự phát triển của công ty có một phần đóng góp không nhỏ của các phương pháp công nghệ sản xuất, đường hoá, lên men đã nêu trên. Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất rượu mùi Cồn Đường Nấu đường Nước qua xử lý Axít Hương liệu Phẩm Pha chế Tàng trữ Tách cặn Rượu trong Chiết chai, đóng nút Kiểm tra rượu Dán nhãn Bao bì Đai két Vận chuyển Nhập kho 2.1.5.1. Vodka Lúa Mới Quy trình sản xuất: Nguyên liệu là ngũ cốc giàu tinh bột được nghiền nhỏ, sàng lọc rồi chuyển vào nồi nấu. Tại đây, nước sạch được bơm vào nồi nấu, nhiệt độ tăng dần tới khi ngũ cốc được nấu thành dung dịch lỏng gọi là “cơm”. Sau đó, nhiệt độ hạ dần để thực hiện quá trình đường hoá. Trong vòng vài giờ, dịch đường hoá được chuyển sang hệ thống lên men. Hệ thống lên men hoạt động liên tục ngày đêm. ở đây, dịch đường hoá được lên men hoàn toàn gọi là “dấm chín”. “Dấm chín” được đem chưng cất bởi hệ thống tháp tinh luyện cho cồn đạt độ tinh khiết tiêu chuẩn. Từ đó cồn Lúa Mới qua bộ phận kiểm tra chất lượng cẩn thận cho tới khi đạt yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng, thành phần và hương vị. Rượu Lúa Mới được đưa vào các máy chiết chai đóng thành những chai nhỏ. Những chai này một lần nữa được kiểm tra cẩn thận bằng máy, bằng cảm quan của đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm. Qua các khâu hoàn thiện sản phẩm cuối cùng được đưa vào kho tàng trữ và được đưa ra thị trường với kiểu dáng, bao bì truyền thống của công ty giành cho loại rượu được ưa chuộng bậc nhất Việt Nam 2.1.5.2. Cồn Tinh Chế Cồn tinh chế gồm 3 loại: cồn tinh chế loại CA, cồn tinh chế loại RA, cồn tinh chế loại MA. Quy trình sản xuất: Gạo, ngô, sắn được nghiền nhỏ, sàng lọc rồi chuyển vào nồi nấu. Tại đây, nước tinh khiết được bơm vào nồi nấu, nhiệt độ tăng dần tới khi ngũ cốc được nấu thành dung dịch lỏng gọi là “cơm”. Sau đó, nhiệt độ hạ dần để thực hiện quá trình đường hoá. Trong vòng vài giờ, dịch đường hoá được chuyển sang hệ thống lên men. Hệ thống lên men hoạt động liên tục ngày đêm. Tại đây, dịch đường hoá được lên men hoàn toàn gọi là “dấm chín”. “Dấm chín” được chắt lọc lại, đem chưng cất để có cồn đạt độ tinh khiết tiêu chuẩn. 2.1.5.3. Vodka Hà Nội Quy trình sản xuất Nguyên liệu là ngũ cốc giàu tinh bột được nghiền nhỏ, sàng lọc rồi chuyển vào nồi nấu. Tại đây, nước sạch được bơm vào nồi nấu, nhiệt độ tăng dần tới khi ngũ cốc được nấu thành dung dịch lỏng gọi là ”cơm”. Sau đó, nhiệt độ hạ dần để thực hiện quá trình đường hoá. Trong vòng vài giờ, dịch đường hoá được chuyển sang hệ thống lên men. Hệ thống lên men hoạt động liên tục ngày đêm. ở đây, dịch đường hoá được lên men hoàn toàn gọi là “dấm chín”. “Dấm chín” được đem chưng cất bởi hệ thống tháp tinh luyện cho cồn đạt độ tinh khiết tiêu chuẩn. Từ đó rượu Vodka Hà Nội ra đời, qua bộ phận kiểm tra chất lượng cẩn thận cho tới khi đạt yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng, thành phần và hương vị. Vodka được rót vào các máy chiết chai đóng thành những chai nhỏ. Những chai này một lần nữa được kiểm tra cẩn thận bằng máy, bằng cảm quan của đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm. Qua các khâu hoàn thiện sản phẩm cuối cùng được đưa vào kho lưu trữ và được đưa ra thị trường; 2.1.5.4. Rượu Nếp Mới Quy trình sản xuất Nguyên liệu là ngũ cốc giàu tinh bột được nghiền nhỏ, sàng lọc rồi chuyển vào nồi nấu. Tại đây, nước sạch được bơm vào nồi nấu, nhiệt độ tăng dần tới khi ngũ cốc được nấu thành dung dịch lỏng gọi là “cơm”. Sau đó, nhiệt độ hạ dần để thực hiện quá trình đường hoá. Trong vòng vài giờ, dịch đường hoá được chuyển sang hệ thống lên men. Hệ thống lên men hoạt động liên tục ngày đêm. ở đây, dịch đường hoá được lên men hoàn toàn gọi là “dấm chín”. “Dấm chín” được đem chưng cất bởi hệ thống tháp tinh luyện cho cồn đạt độ tinh khiết tiêu chuẩn. Từ đó rượu Nếp Mới ra đời, qua bộ phận kiểm tra chất lượng cẩn thận cho tới khi đạt yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng, thành phần và hương vị. Nếp Mới được rót vào các máy chiết chai đóng thành những chai nhỏ. Những chai này một lần nữa được kiểm tra cẩn thận bằng máy, bằng cảm quan của đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm. Qua các khâu hoàn thiện sản phẩm cuối cùng được đưa vào kho tàng trữ và được đưa ra thị trường 2.1.5.5. Rượu Nếp Cẩm: Quy trình sản xuất: Những hạt nếp cẩm mùi thơm dịu được đem đồ lên hai lần, lần đầu đồ gần chín rồi hạ nhiệt độ xuống, tưới nước lạnh vào cho hạt nếp nở đều rồi lại đồ tiếp. Tới khi hạt nếp nở tròn căng toả mùi thơm dậy, men được rắc vào, trộn thật đều rồi ủ. Những mẻ dấm chín thơm phức gọi là cốt cẩm được mang đi chưng cất và tinh chế, thêm các vị thảo dược như: Bạch truật, Hà thủ ô, Huyền sâm, Ngũ gia bì ... Rượu được lọc thật tinh khiết, rót đầy các chai rồi được đem tàng trữ. 2.1.6. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty 2.1.6.1. Hình thức tổ chức ở Công ty: - Công ty tổ chức sản xuất theo kiểu chuyên môn hoá kết hợp - Trong khâu sản xuất cồn và rượu nước thì Công ty tổ chức sản xuất theo công nghệ - Trong khâu sản xuất rượu thì tổ chức theo sản phẩm 2.1.6.2. Kết cấu sản xuất của Công ty: Xí nghiệp Rượu Mùi Xí nghiệp Cồn Kho thành phẩm KCS Xí nghiệp cơ điện Ghi chú: Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phụ trợ Việc tổ chức hoạt động sản xuất được thực hiện theo mô hình công ty gồm các xí nghiệp thành viên: 2 xí nghiệp sản xuất chính và 1 xí nghiệp sản xuất phụ trợ. Mỗi xí nghiệp sản xuất chính đảm bảo một quy trình công nghệ nhất định. - Xí nghiệp cồn: Là xí nghiệp sản xuất cồn từ nguyên liệu tinh bột. Bao gồm các bộ phận: tổ vận hành lò hơi, tổ vận chuyển, tổ nấu tinh bột, tổ đường hóa lên men, tổ chưng cất, tổ vận hành máy nén, máy bơm, tổ phân tích quản lý. - Xí nghiệp sản xuất rượu mùi: Là xí nghiệp sản xuất rượu pha chế từ nguyên liệu cồn và các hương liệu chiết xuất từ hoa quả. Bao gồm: tổ vận chuyển, tổ chế biến và pha chế, tổ máy rửa chai và chiết rượu, đóng nút, tổ dán nhãn, tổ đai két. Hoạt động của xí nghiệp mang tính thời vụ. - Xí nghiệp phục vụ: Đây là xí nghiệp sản xuất phụ để phục vụ cho 2 xí nghiệp sản xuất chính như sản xuất bao bì, bảo dưỡng, sữa chữa máy móc thiết bị…nhằm đảm bảo cho quy trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục 2.1.7. Cơ cấu tổ chức của Công ty 2.1.7.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức: Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phòng tổ chức, LĐ - TL Phòng kế toán tài chính Phòng hành chính Phòng kế hoạch tiêu thụ Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng KCS Phòng kỹ thuật công nghệ Xí nghiệp cồn Xí nghiệp rượu mùi Xí nghiệp phụcvụ Phòng vật tư Số cấp quản lý: 2 cấp (Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng, nhà máy/ xí nghiệp/ chi nhánh và phân xưởng). Sơ đồ kiểu trực tuyến chức năng: Tổ chức ra các bộ phận chức năng nhưng không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu làm nhiệm vụ tham mưu cho người quản lý cấp cao trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện các quyết định thuộc phạm vi chuyên môn của mình. Ưu điểm: đạt tính thống nhất cao trong mênh lệnh, nâng cao chất lượng quyết định quản lý, giảm bớt gánh nặng cho người quản lý cấp cao, có thể quy trách nhiệm cụ thể nếu có sai lầm. Tuy nhiên, khi thiết kế nhiệm vụ cho các bộ phận chức năng thì Giám đốc phải chỉ rõ nhiệm vụ mà mỗi phòng ban phải thực hiện, mối quan hệ về nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng để tránh sự chồng chéo trong công việc hoặc đùn đẩy giữa các bộ phận. 2.1.7.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến duới sự quản lý của giám đốc, các phòng ban, cac xí nghiệp có quan hệ ngang nhau thông qua sự chỉ đạo của trực tiếp của giám đốc. Ban giám đốc gồm 3 người, đứng đầu là giám đốc, người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định. Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc phụ trách hai lĩnh vực kỹ thuật và kinh doanh. Các phòng ban có chức năng thực hiện theo nhiệm vụ có chức năng tham mưu cho giám đốc trong từng hoạt động sản xuất kinh doanh và được sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của giám đốc. - Phòng tổ chức, lao động - tiền lương: Có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức, xây dựng phương án về quy hoạch cán bộ theo chủ trương của công ty và cấp trên, đồng thời thực hiện công tác nhân sự: bổ nhiệm, miễn nhưỡng, đề bạt, đào tạo, tuyển dụng…và xây dựng phương án về quản lý lao động, tiền lương, BHXH, BHYT và các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động. Cơ cấu tổ chức bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các nhân viên lao động - tiền lương - bảo hiểm xã hội. - Phòng hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác nội chính trong công ty, các chính sách xã hội, an ninh, trật tự, pháp chế…thường trực công tác thi đua, quản lý thiết bị văn phòng toàn công ty, quản lý hành chính Cửa hàng giới thiệu sản phẩm, Chi nhánh miền nam - Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kế toán là tham mưu đắc lực cho lãnh đạo công ty, thông qua quản ly mua sắm, xuất nhập vật tư, thiết bị, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, tình hình tiêu thụ và kết quả. Ngoài ra còn tham mưu cho giám đốc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Phòng kế hoạch tiêu thụ: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiêu thụ cả ngắn hạn và dài hạn, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với kế hoạch tiêu thụvà chiến lược phát triển của công ty, xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm, xây dựng và quản lý các quy chế bán hàng, hệ thống phân phối, đại lý và các phương thức hoạt động tiếp thị, bán hàng…Ngoài ra phòng còn có chức năng nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước và ngoài nước, triển khai và tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng trong và ngoài nước. - Phòng kỹ thuật công nghệ: có nhiệm vụ phát sinh, nghiên cứu mới những công nghệ sản xuất đem lại hiệu quả cao, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất rượu, cồn, bao bì…, quản lý, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các quy trình công nghệ, định mức kinh tế, kỹ thuật, đào tạo công nhân kỹ thuật công nghệ… - Phòng vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch mua vật tư về số lượng và giá trị cho sản xuất trên cơ sở kế hoạch tiêu thụ, cung ứng các vật tư, nguyên, nhiên, nhiên liệu, phụ tùng, máy móc, thiết bị…đồng thời quản lý các kho thành phẩm, kho vật tư, quản lý xe vận tải của công ty. - Phòng kỹ thuật cơ điện: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ tài sản, máy móc thiết bị, điện nước môi trường trong công ty, xây dựng, tổ chức và thực hiện kế hoạch sữa chữa thiết bị, nhà xưởng hàng năm, hàng quý…. - Phòng KCS: Có chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát về chất lượng vật tư, hàng hóa, nguyên, nhiên liệu…theo tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn Việt Nam. Đồng thời tham gia công tác nghiên cứu sản phẩm mới, đề tài ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo công nhân kỹ thuật…. Dưới đây là bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây từ năm 2004 – 2006: Đơn vị tính:1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu 114498088 239572729 4083340798 Lợi nhuận sau thuế 8493521 25274805 55716562 Lao động bình quân (người) 610 622 680 Nguồn vốn chủ sở hữu 28983954 50096647 55381279 Tổng tài sản 51897388 89253131 227767025 Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy Công ty Rượu là một Công ty có quy mô lớn, trong 3 năm gần đây Công ty làm ăn có lãi. Công ty đã có lịch sử lâu đời, là một trong các Công ty có uy tín và chất lượng cao trong ngành rượu bia cảu nước ta. Do đó em đã lựa chọn Công ty để thực tập. Sau một thời gian thực tập tại Công ty em nhận thấy tình hình tài chính của Công ty là một đề tài rất hay để em làm đồ án tốt nghiệp của mình. Đó là nguyên nhân em chọn đề tài phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Rượu Hà Nội. 2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính công ty rượu hà nội Phân tích tài chính Công ty cho phép nhận định một cách tổng quát tình hình phát triển kinh doanh của Công ty, hiệu quả tài chính của Công ty cũng như khả năng thanh toán, khả năng vay vốn tín dụng, sự hình thành nguồn vốn kinh doanh ban đầu cũng như sự phát triển của vốn, giúp nhà quản lý quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tốt và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của Công ty. Để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính Công ty, cần sử dụng nguồn thông tin phản ánh đầy đủ từ các báo cáo tài chính. Trong phần này sẽ đưa ra kết quả từ các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán của Công ty Rượu Hà Nội trong 3 năm gần đây nhất, đó là các năm 2004, 2005, 2006 để làm cơ sở số liệu tính toán phân tích tình hình tài chính Công ty. 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính 2.2.1.1. Phân tích kết cấu tài sản nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán Dưới đây là bảng cân đối kế toán dạng so sánh của Công ty Rượu Hà Nội trong 3 năm gần đây nhất Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán dạng so sánh Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Mã số Năm Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Tài sản 2004 2005 2006 Giá trị % Giá trị % A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 44120217 65380816 169696048 21260599 48.19 104315232 159.55 I. Tiền 110 18740911 27602200 116035685 8861290 47.28 88433485 320.39 II. Các khoản phải thu 130 3058011 2520001 10532164 (538010) -17.59 8012163 317.94 1. Phải thu của khách hàng 131 2630252 1009892 1244741 (1620360) -61.60 234849 23.25 2. Trả trước cho người bán 132 142016 523464 5641083 381448 268.60 5117619 977.65 3. Các khoản phải thu khác 138 391334 986647 3646342 595313 152.12 2659695 269.57 III. Hàng tồn kho 140 21929971 34607265 42734898 12677295 57.81 8127633 23.49 IV. TSLĐ khác 150 350469 651349 393301 300881 85.85 (258049) -39.62 1. Chi phí trả trước 151 314614 574639 312446 260026 82.65 (262194) -45.63 2. Tài sản ngắn hạn khác 158 35856 76711 80856 40856 113.94 4145 5.40 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 200 7777172 23872315 58070978 16095143 206.95 34198663 143.26 I. TSCĐ 220 7645909 23822315 36135103 16176406 211.57 12312788 51.69 1. TSCĐ hữu hình 221 7586292 6287234 13017343 (1299058) -17.12 6730109 107.04 - Nguyên giá 222 23018868 24370967 39099379 1352100 5.87 14728412 60.43 - GT hao mòn luỹ kế 223 (15432576) (18083733) (26082037) (2651157) 17.18 (7998304) 44.23 2. TSCĐ vô hình 227 15800 0 5187092 (15800) -100.00 5187092 - Nguyên giá 228 15800 0 6552116 (15800) -100.00 6552116 - GT hao mòn luỹ kế 229 0 0 (1365024) 0 (1365024) 3. Chi phí XDCB dở dang 230 67492 17535081 17930669 17467590 25881.17 395588 2.26 II. Đầu tư dài hạn khác 258 0 0 25000 0 25000 III. Tài sản dài hạn khác 260 107589 50000 21910875 (57589) -53.53 21860875 43721.75 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 0 0 21885875 0 21885875 2. Tài sản dài hạn khác 268 107589 50000 25000 (57589) -53.53 (25000) -50.00 Tổng cộng tài sản 250 51897388 89253131 227767025 37355743 71.98 138513894 155.19 A. Nợ phải trả 300 22913435 39156485 172385747 16243051 70.89 133229262 340.25 I. Nợ ngắn hạn 310 22686574 29156485 142385747 6469912 28.52 113229262 388.35 1. Vay ngắn hạn 311 1801250 0 0 (1801250) -100.00 0 0  2. Phải trả người bán 312 6575543 8629505 14473483 2053962 31.24 5843978 67.72 3. Người mua trả tiền trước 313 287513 53591 127167 (233922) -81.36 73576 137.29 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 9009174 12496193 21280707 3487019 38.71 8784514 70.30 5. Phải trả công nhân viên 315 4457458 6875475 10136688 2418018 54.25 3261213 47.43 6. Chi phí phải trả 316 300512 462958 1437290 162446 54.06 974333 210.46 7. Phải trả nội bộ 317 11633 13124 1492 1492 12.82 (11633) -88.64 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 243491 625640 94928921 382149 156.95 94303282 15073.10 II. Nợ dài hạn 320 0 10000000 30000000 10000000 100.00  20000000 200.00 B. Vốn chủ sở hữu 400 28983954 50096647 55381279 21112693 72.84 5284632 10.55 I. Vốn chủ sở hữu 410 26974212 44879189 51820930 17904977 66.38 6941741 15.47 1. Vốn ĐT chủ sở hữu 411 25636118 42727258 50113094 17091141 66.67 7385836 17.29 2. Quỹ dự phòng TC 417 1338094 2151931 1707836 813837 60.82 (444095) -20.64 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 2009743 5217459 3560350 3207716 159.61 (1657109) -31.76 1. Quỹ khen thởng và phúc lợi 421 1934743 5142459 3480350 3207716 165.80 (1662109) -32.32 2. Nguồn kinh phí 422 75000 75000 80000 0 0.00 5000 6.67 Tổng cộng nguồn vốn 430 51897388 89253131 227767025 37355743 71.98 138513894 155.19 Qua bảng cân đối kế toán dạng so sánh, theo dõi năm 2004, 2005, 2006 của Công ty ta nhận thấy các khoản mục có những biến động đáng kể qua thời gian. Năm 2004 quy mô tài sản – nguồn vốn của Công ty là 51.897 triệu đồng, năm 2005 là 89.253 triệu đồng, tăng 37.355 triệu đồng so với năm 2004, và năm 2006 là 227.767 triệu đồng, tăng 138.513 triệu đồng so với năm 2005. Theo bảng trên, ta thấy giá trị tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của Công ty năm 2005 tăng 71,98% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 155,19% so với năm 2005. Về phần tài sản: Tổng tài sản năm 2005 tăng so với năm 2004 và năm 2006 tăng so với năm 2005 nguyên nhân chính là do tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng, đồng thời tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng tăng. Năm 2005 tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 206,95% tương ứng với 16.095 triệu đồng, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng tăng đáng kể 48,19% tương ứng với 21.260 triệu đồng so với năm 2004. Năm 2006 tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 143,26% tương ứng với 34.198 triệu đồng, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 159,55% tương ứng với 104.315 triệu đồng so với năm 2005. Trong đó phải kể đến các khoản mục sau đây: - Tiền: năm 2005/2004 tăng 47,28%, năm 2006/2005 tăng 320,29%. Đây là dấu hiệu tốt bởi mỗi năm lượng tiền được đưa vào sản xuất kinh doanh đều tăng, một phần là tiền của Công ty, một phần là Công ty chiếm dụng được của người bán và khách hàng. - Các khoản phải thu: năm 2005/2004 giảm 17,29 % chủ yếu là do phải thu của khách hàng giảm, nhưng năm 2006/2005 tăng 317,94% vì phải thu của khách hàng tăng đáng kể. - Hàng tồn kho: năm 2005/2004 tăng 57,81%, năm 2006/2005 tăng 23,49%. Trong đó nguyên liệu vật liệu và chi phí kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng cao trong hàng kho. Việc dự trữ nguyên vật liệu là cần thiết bởi nguyên vật liệu chủ yếu mà Công ty dùng có tính thời vụ, việc thu mua nguyên vật liệu theo thời vụ sẽ rẻ hơn nhiều. Do đó làm cho hàng tồn kho của Công ty trong các năm qua đều tăng. - Khoản mục tài sản cố định: năm 2005/2004 tăng là 211,57% tương ứng với 16.176 triệu đồng, năm 2006/2005 tăng 51,69% tương ứng với 12.312 triệu đồng. Tài sản cố định năm 2005/2004 tăng mạnh như vậy là do năm 2005 Công ty đầu tư thêm một số máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản nhằm mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất. Chi phí xây dựng cơ bản năm 2004 là 67 triệu đồng, năm 2005/2004 tăng 25881,17% tương ứng với 17.535 triệu đồng, năm 2006 việc đầu tư đã gần hoàn thành nên chi phí xây dựng cơ bản tăng 2,26 % tương ứng với 395 triệu đồng so với năm 2005. Về phần nguồn vốn: - Khoản mục nợ phải trả: năm 2005/2004 tăng 70,89% tương ứng với 16.243 triệu đồng, năm 2006/2005 tăng 340,25% tương ứng 133.229 triệu đồng. Trong đó nợ ngắn hạn năm 2005/2004 tăng 28,52% tương ứng với 6.469 triệu đồng, năm 2006/2005 tăng 388,35% tương ứng 113.229 triệu đồng. Nợ dài hạn năm 2004 Công ty không có bởi Công ty không phải vay, năm 2005 nợ dài hạn của Công ty là 10 tỷ, và năm 2006 là 30 tỷ. Công ty vay vốn dài hạn với mục đích là đầu tư xây dựng nhà máy mới bên Bắc Ninh. - Vốn chủ sở hữu: năm 2005/2004 tăng 72,84% tương ứng với 21.112 triệu đồng, năm 2006/2005 lại chỉ tăng 10,55% tương ứng với 5.284 triệu đồng. Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán dạng quy mô chung Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Mã số Năm  Quan hệ kết cấu (%)  Tài sản 2004 2005 2006  2004 2005  2006  A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 44120217 65380816 169696048 85.01 73.25 74.50 I. Tiền 110 18740911 27602200 116035685 3._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6786.doc
Tài liệu liên quan