A. LỜI NÓI ĐẦU
Đã từ lâu, Chính Phủ luôn phải đứng trước câu hỏi làm thế nào để có thể phân bổ những nguồn lực mà mình có trong tay một cách tối ưu nhất. Trước đây, những hoạt động phân bổ này đựợc thực hiện thông qua các cơ chế lập ngân sách truyền thống – đó là các thông lệ hay thủ tục do Chính Phủ quy định để quyết định về lượng tiền chi ra, cân đối giữa thu và chi ngân sách, và phân bổ đã cân đối cho các hoạt động và tổ chức công cộng. Ngày nay, Chính Phủ đã co cách tiếp cận mới về phân bổ
13 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quản lý chi tiêu ngân sách ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân sách đó là quản lý chi tiêu công cộng theo PEM hiện đại. PEM cũng vận hành thông qua các quyết định về ngân sách nhưng khác cách lập ngân sách truyền thống ở hai điểm. Thứ nhất, nó đưa thêm vào các quy tắc thủ tục truyền thống những chuẩn mực hay ý nghĩa chính sách đằng sau các quyết định chi tiêu. Thứ hai, PEM đòi hỏi sự tham gia rộng rãi hơn của nhiều đói tượng trong xã hội vào quá trình phân bổ ngân sách. Một nguyên tắc để quản lý tốt hoạt động chi ngân sách là cần kết hợp chặt chẽ hai yếu tố thẩm quyền và trách nhiệm. Để thực hiện cung cấp dịch vụ công một cách nhanh chóng và có hiệu quả, các đơn vị sử dụng ngân sách cần được giao quỳên một cách rõ ràng; được phân bổ các nguồn lực phù hợp và có trách nhiệm đối với việc sử dụng các nguồn lực được giao để thực hiện nhiệm vụ của mình. Kinh nghiệm cho thấy nếu các đơn vị sử dụng ngân sách không có trách nhiệm ràng buộc rõ ràng về sử dụng nguồn lực được giao thì ngân sách phân bổ cho đơn vị sẽ không được sử dụng hợp lý và hiệu quả. Song kinh nghiệm cũng chỉ ra rằng các đơn vị sử dụng ngân sách chỉ hoạt động hiệu quả và đáp ứng kịp thời nếu họ có mức độ linh hoạt tương đối và chỉ có thể thành công trong việc chịu trách nhiệm đối với việc sử dụng các nguồn lực khi họ thực sự được quản lý các nguồn lực đó. Cân bằng giữa quyên quản lý và trách nhiệm là một thử thách quan trọng trong việc quản lý mối liên hệ giữa các chức năng tài chính và các đơn vị sự nghiệp.
Trong những năm gần đây, giao thêm quyền cho các đơn vị sử dụng ngân sách là một bước quan trọng trong quản lý chi tiêu ngân sách ở Việt Nam. Song song với quá trình phân cấp quản lý từ chính quyền TW cho chính quyền địa phương và quá trình cái cách hành chính công (CCHCC) rộng lớn hơn, Chính Phủ đã giao thêm ngày càng nhiều quyền chủ động ngân sách từ các cơ quan quản lý tài chính ở tất cả các cấp chính quyền cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Việc giao quyền đó đang được tiến hành song song nhưng riêng biệt giữa các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp.
B. CÁC BIỆN PHÁP GIAO QUYỀN HIỆN ĐANG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
1. Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 230/1999/QĐ-TTg giao nhiệm vụ cho Thành phố Hồ Chí Minh thí điểm áp dụng "khoán chi ngân sách" hay còn gọi là phân bổ ngân sách "trọn gói", cùng với cơ chế linh hoạt hơn về bố trí nhân sự, ở 10 quận huyện và Sở thí điểm tại Thành phố. Các đơn vị được lựa chọn làm thí điểm bao gồm 4 quận (Quận 1, 3, 5 và 11), 3 huyện (Củ Chi, Bình Chánh và Nhà Bè) và 3 sở (Sở Giao thông công chính, Sở LĐTBXH và Sở Tư pháp) thay cho chế độ phê duyệt và kiểm soát ngân sách chi tiết với các đơn vị sử dụng ngân sách đang được áp dụng tại Việt Nam.
QUỐC HỘI
Dự toán chi trọn gói
Phê duyệt
Chi thường xuyên
Chi đầu tư
Ngân sách thường xuyên cố định
Thủ trưởng các cơ quan hành chính
Trong phạm vi ngân sách được giao ổn định, với điều kiện các tiêu chuẩn và số lượng dịch vụ:
Cơ quan có quyền bố trí lại chi tiêu các khoản mục mà không cần sự cho phép đặc biệt.
Chủ động tinh giản biên chế, sắp xếp lại thứ tự ưu tiên cho các khoản chi tiêu hành chính.
Mọi khoản chi phí tiết kiệm được đều có thể giữ lại để tăng thu nhập cho các cán bộ nhân viên.
Mục tiêu đề ra của các chương trình thí điểm là:
- Sắp xếp lại các cơ quan hành chính và đơn giản hoá thủ tục hành chính
- Hợp lý hoá kinh phí hành chính.
- Tinh giản biên chế.
- Tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên bằng cách sử dụng cách sử dụng các khoản kinh phí tiết kiệm được nhờ các biện pháp nêu trên
- Tăng cường tính minh bạch.
Kết quả:
- Tất cả các cơ quan thí điểm báo cáo tiết kiệm được kinh phí trong năm đầu từ 13 đến 29%, hầu như cũng tinh giản được biên chế xuống thấp hơn mức khoán khoảng 15% số biên chế.
- Chất lượng dịch vụ tăng ở một số khâu.
Nhưng, có một số bằng chứng cho thấy các khoản tiết kiệm được ở các đơn vị thí điểm thực chất là việc chậm chi chứ không phải là việc giảm bớt chi phí.
2. Quyết định 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 và nghị định 10/2002/NĐ-Cp ngày 16/1/2002.
Phân biệt QUYẾT ĐỊNH & NGHỊ ĐỊNH:
Quyết định Nghị định
Được ban hành để quy định các -quy định chi tiết thi hành Luật, nghị
chủ trương, biện pháp lãnh đạo, quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị
điều hành hoạt động của Chính phủ quyết của UB thường vụ quốc hội;
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
thuộc TW và các vấn đề khác thuộc - quy định nghĩa vụ, quyền hạn tổ chức
thẩm quyền của thủ tướng Chính bộ máy của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
phủ. quan thuộc chính phủ và các cơ quan
khác thuộc thẩm quyền của Chính
phủ thành lập.
Các biện pháp cụ thể để thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn của Chính phủ
Quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện để xây dựng thành Luật và pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội.
Phải được sự đồng ý của UB thường vụ quốc hội
Từ thí điểm trên, Chính phủ quyết định mở rộng thí điểm khoán chi ngân sách: Quyết định 192/2001/QĐ_TTg ban hành cho các cơ quan hành chính, Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 giao quyền linh hoạt rộng rãi cho các đơn vị sự nghiệp có thu (gọi tắt là đơn vị SNCT).
Cả 2 văn bản pháp quy này đều chuyển từ việc cấp ngân sách nhà nước cho đơn vị thụ hưởng ngân sách sang hình thức khoán chi với mức khoán giao ổn định trong 3 năm với sự chủ động đáng kể của Thủ trưởng các đơn vị trong việc phân bổ ngân sách và khuyến khích tổ chức lại bộ máy hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
3. Tuy nhiên, giữa 2 văn bản pháp quy này cũng có 1 số điểm khác biệt đáng kể:
- Về phạm vi điều chỉnh: QĐ điều chỉnh nhóm đối tượng là cơ quan hành chính, NĐ hướng tới nhóm đối tượng là các đơn vị sự nghiệp làm nhiệm vụ cung ứng các dịch vụ công thiết yếu. Vì thế, phạm vi tác động và ảnh hưởng xã hội của NĐ lớn hơn của QĐ rất nhiều.
- Về cơ chế cấp phí: NĐ cho phép các đơn vị sự nghiệp cũng được quyền giữ lại khấu hao tài sản cũng như tiền bán thanh lý tài sản, mà trước đây những khoản này phải nộp ngân sách nhà nước.
- Về cơ chế khuyến khích: QĐ cho phép tăng lương cho cán bộ công nhân viên lên 2.5 lần so với lương cơ bản. Với NĐ thì con số đó là 3.5 lần.
- NĐ cũng trao quyền kiểm soát trong phân bổ thu- chi rộng hơn so với QĐ 192/2001/QĐ_ TTg, đã tiến 1 bước khá xa trong việc xoá bỏ cơ chế quản lý ngân sách chặt chẽ.
Kl : NĐ đã tiến khá xa khi áp dụng biện pháp khuyến khích hướng tới thị trường nhằm động viên các đơn vị sự nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực để tăng cường hiệu quả.
3. Luật ngân sách nhà nước 2002
Luật ngân sách nhà nước 2002, được quốc hội thông qua tháng 12/2002 và có hiệu lực vào tháng 1/2004 đã mở rộng nguyên tắc chủ động chi thường xuyên trên tất cả các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Số lượng các khoản chi ngân sách được kiểm soát đã giảm từ 9 mục xuống còn 4 nhóm mục, trong đó 3 nhóm mục chi thường xuyên là "chi cho con người" "chi hoạt động và bảo dưỡng" và "chi khác" nhưng các khoản chi này vẫn bị kiểm soát riêng rẽ và quyền tự chủ chi ngân sách còn hẹp hơn so với QĐ 192/2001 và NĐ 10/2002.
C. QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP ĐÓ TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY
1. Việc thực hiện Quyết định 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của thủ tướng Chính phủ
- Tiến độ chậm chạp và thận trọng:
+ Số liệu hiện tại cho thấy chỉ tiêu đưa ra không đạt được, trong đó các cơ quan bộ Trung ương là những đơn vị chậm triển khai nhất. Công tác thực hiện cơ chế khoán chủ yếu diễn ra ở các cơ quan thuộc Bộ tài chính.
+ Tại các tỉnh, quá trình thực hiện diễn ra nhanh hơn với 35% trong số 1417 cơ quan Hành chính tham gia thí điểm. Tuy nhiên kết quả đạt được lại không đồng đều giữa các khu vực.
+ Tại các huyện, tỷ lệ thực hiện cơ chế khoán còn khá thấp( chỉ đạt 22% số đơn vị).
+ Tại các xã, tỷ lệ thực hiện cơ chế này gần như bằng không.
- Ở các tỉnh miền Nam, tiến độ thực hiện diễn ra nhanh hơn.
2. Việc thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ
Nghị định không được thí điểm một cách chính thức.
Do các Bộ có năng lực khác nhau nhiều nên khi trách nhiệm thi hành được giao cho các Bộ, ngành để các Bộ này có nhiệm vụ Ban hành các hướng dẫn thi hành cho các đơn vị trực thuộc ngành thì tốc độ thực hiện chênh lệch quá lớn, trong đó bộ GDĐT, Bộ Y tế và Bộ GT công chính là chậm ban hành nhất.
Đến cuối năm 2002, 29 trong tổng số 45 Bộ và cơ quan Trung ương đã thông báo hoàn thành việc phân loại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thành đơn vị sự nghiệp có thu và đơn vị sự nghiệp không thu phí, các cơ quan này cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện và bắt đầu triển khai Nghị định. Các Bộ đã hoàn thành việc thực hiện Nghị định tại tất cả các đơn vị sự nghiệp.
Ở cấp tỉnh, tốc độ thực hiện cũng chưa đồng đều, các tỉnh miền Bắc thực hiện nhanh hơn.
D. CÁC KẾT QUẢ BAN ĐẦU VÀ RỦI RO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 192/2001/QĐ_TTg VÀ NGHỊ ĐỊNH 10/2002/NĐ-CP
I. Kết quả sơ bộ và những rủi ro trong việc thực hiện Quyết định 192/2001/QĐ-TTg
1. Mục đích:
Tạo quyền tự chủ ngân sách và cơ chế khuyến khích giảm chi phí, nâng cao năng suất hoạt động.
2. Kết quả:
1. Hiện nay, dường như các kết quả thu được sẽ tương tự như kết quả của đợt thí điểm tại Thành phố HCM.
2. Các nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn.Theo kết quả báo cáo chế độ khoán đã tiết kiệm được 14.604 triệu đồng năm 2002, tương đương với 13% tổng mức khoán chi.
3. Hầu hết các khoản chi phí tiết kiệm được nhờ sắp xếp lại bộ máy và giảm kinh phí hành chính.
4 Thu nhập cho CBNV tăng từ 55 000- 507 000 VNĐ/ tháng.
3. Rủi ro:
1. Trong thời gian thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ chí Minh đã có một số ý kiến lo ngại rằng việc áp dụng khoán chi ngân sách trên phạm vi rộng hơn có thể không đạt được mức tiết kiệm ngân sách như thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mặc dù vậy nhiều kết quả thực hiện quyết định 192/2001/QĐ-TTg còn chưa rõ ràng do công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ.
3. Việc áp dụng cải cách trên phạm vi rộng đề ra một thách thức quan trọng đối với tính rõ ràng của chính sách trả lương của nhà nước và làm tăng sự mạo hiểm khi chi phí lượng sẽ tạo ra áp lực đối với các chi phí khác.
4. Hiệu quả kéo theo về lâu dài: có thể các khoản là hoãn chi chứ không phải tiết kiệm thực sự.
3. Nhận xét và kiến nghị:
QĐ 192 là một cải cách nhỏ so với NĐ 10/2002/NĐ-CP.
1. Việc áp dụng khoán chi xét cho cùng các lợi ích thu được không phải là nhỏ và các rủi ro nằm trong tầm kiểm soát nên cần duy trì thwchj hiện QĐ này nhưng cần đánh giá chi tiết và liên tục hơn.
2. Nên áp dụng “ phiếu đánh giá dịch vụ công” và công bố rộng rãi các kết quả điều tra được.
3. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá các đơn vị triển khai thí điểm quyết định, Chính phủ cần lưu ý các vấn đề:
- Khoảng cách giữa các mức lương chi trả tại cơ quan thực hiện thí điểm và cơ quan không thực hiện thí điểm bị nới rộng. Chính phủ cần cân nhắc hạn chế hơn quyền chủ động về ngân sách của các nhà quản lý với các khoản lương và thưởng.
- Có thể quyết định đang tạo ra áp lực lớn đối với giảm chi bảo dưỡng. Do vậy, cần nghiêm túc xem xét xem liệu tách khoán chi riêng về lương có phải là biện pháp phù hợp không trong điều kiện có những bất cập trong cơ cấu lương hiên nay của khu vực nhà nước ở Việt Nam hay không.
4. Cần nhận thức được rằng luật ngân sách nhà nước mới đã phát huy hiệu quả, nhưng Luật ngân sách nhà nước 1996 về quản lý 11 hạng mục là quá chặt chẽ.
5. Một câu hỏi đặt ra là: Có nên hợp nhất 3 nhóm mục khoán chi ngân sách riêng rẽ "chi cho con người", "hoạt động nghiệp vụ và bảo trì" và "chi khác" thành một hạng mục là khoán chi thường xuyên hay không?
II. Các kết quả sơ bộ và rủi ro của việc triển khai thực hiện nghị định 10/2002/NĐ-CP
1. Mục tiêu
Tạo ra quyền chủ động ngân sách, các cơ chế khuyến khích việc cung ứng các dịch vụ mới có chất lượng cao hơn và huy động thêm các nguồn lực nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động này.
2. Kết quả
-Huy động các nguồn thu:
1. Dường như các nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện thí điểm đã tăng lên đáng kể.
2. Việc thu phí sử dụng các dịch vụ công không phải là một việc làm mới. Hơn 10 năm qua, các bệnh viện đã dựa vào việc thu viện phí, bao gồm cả việc bán thuốc vào việc tăng kinh phí hoạt động của bệnh viện.
3. Nghị định đã tạo ra các hoạt động mới mạnh mẽ khuyến khích việc huy động các nguồn thu.
-Triển khai các loại hình dịch vụ mới:
1. Với động lực mạnh mẽ khuyến khích tạo nguồn thu như đưa ra các chương trình đào tạo phong phú như xây dựng các chương trình hợp tác tổ chức khoá học với một số trường học nước ngoài...
2. Các bệnh viện và trung tâm Y tế cũng đang cố gắng đưa ra các dịch vụ và chương trình khám chữa bệnh mới như dịch vụ y tế theo yêu cầu ...
- Giảm chi phí và nâng cao hiệu suất hoạt động
Cùng với các khoản thu phụ trợ, việc tiết kiệm chi tiêu này đã giúp các đơn vị sự nghiệp có thu tăng lương cho cán bộ viên chức, đôi khi tăng đáng kể, xong giữa các Bộ ngành và khu vực, việc tăng lương này không đồng đều.
3. Rủi ro:
- Rõ ràng là Nghị định chứa đựng những rủi ro lớn hơn nhiều so với QĐ 192.
- Nguy cơ những người nghèo dễ bị tổn thương do bị mất cơ hội sử dụng các dịch vụ công. Nếu quản lý kém hiệu quả, Nghị định có thể gây tổn hại nghiêm trọng đếnn tiến bộ xã hội, cơ cấu bình đẳng và thống nhất của Xã hội Việt Nam do tạo ra các cơ chế khuyến khích duy nhất cho các đơn vị sự nghiệp có thu bỏ qua các trách nhiệm xã hội và chỉ tập trung vào việc cung ứng các dịch vụ tốt nhất cho những người có khả năng chi trả.
- Mặc dù vậy, hiệu quả của các biện pháp nói trên phần lớn phụ thuộc vào việc có đủ Ngân sách không và cơ cấu đóng góp kinh phí cho thực hiện các quyết định của Chính phủ dễ khiến cho người dân tại khu vực nghèo và miền núi chịu nhiều thiệt thòi hơn.
- Người dân phải đối mặt với nguy cơ phải trả phí về dịch vụ BHYT cao hơn, điều này có thể dẫn đến đói nghèo.
- Việc thu viện phí có thể trực tiếp làm tăng thu nhập của nhân viên y tế khiến các bệnh viện phân bổ lại các nguồn lực theo hướng dành cho các dịch vụ thu phí và không thực hiện các dịch vụ y tế công cộng và y tế dự phòng.
- Cơ chế kiểm tra giám sát và thực hiện cung ứng các dịch vụ công thiết yếu còn thấp.
- Khó khăn trong việc chống lại tăng giá cao trong thị trường độc quyền nếu một đơn vị sự nghiệp có thu đóng vai trò làm nhà cung cấp dịch vụ duy nhất.
- Trong lĩnh vực y tế, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh khi các bệnh viện giữ lại các trường hợp dễ điều trị và chuyển các trường hợp khó điều trị sang bệnh viện khác.
- Trong lĩnh vực giáo dục Nghị định chưa được triển khai ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, việc tăng học phí có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng giữa các nhóm thu nhập và các vùng.
4. Nhận xét và khuyến nghị:
- Cần tạo ra các cơ chế để đảm bảo khả năng tiếp cận của người nghèo và cận nghèo với các dịch vụ xã hội thiết yếu.
- Chính phủ nên thận trọng trong triển khai NĐ để có thể tích lũy kinh nghiệm, đánh giá chi tiết, xây dựng và thi hành các biện pháp hạn chế rủi ro.
- Áp dụng phương pháp “ phiếu đánh giá dịch vụ công” và củng cố công tác kiểm tra, giám sát hành chính.
- Cần tập trung các nguồn lực nhà nước vào việc cung ứng các dịch vụ công thiết yếu đồng thời có thể dần dần xã hội hoá hoặc thương mại hoá các dịch vụ công khác.
Đ.QUAN ĐIỂM
Chúng ta có thể vận dụng các lý luận trên vàoviệc quản lý chi tiêu công:
1. Tạo ra kỷ luật tài khoá tổng thể hiệu quả và hiệu lực nhất
Với việc "khoán chi ngân sách" cho các đơn vị sự nghiệp là một việc làm đem lại nhiều lợi ích cho ngân sách nhà nước. Nó sẽ nâng cao tính trách nhiệm của người lãnh đạo trong công ty.Với việc khoán đó đã tạo cho các đơn vị sự nghiệp thấy rõ tiền đó là của họ và họ sẽ biết chi khoản tiền đó sao cho có ích cho mình mà ko tạo ra sự lãng phí và đặc biệt họ còn có thể tạo ra được nguồn tiết kiệm đó để nâng cao mức lương thưởng cho công nhân viên trong đơn vị của mình tạo thêm nguồn thu nhập cua công nhân viên chức.
Sẽ tạo pháp lý cho các cơ quan sự nghiệp sa thải những người không có năng lực trong công việc, giảm được biên chế nhà nước tránh phải lãng phí thêm cho những kẻ ăn không.
liệu quan niệm đó có đúng hay không?
Cuộc sống con người ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu về chất lượng các loại hình dịch vụ công cung như dịch vụ khác của họ cũng tăng lên. Với nhu càu đó mà chúng ta luôn mong đợi vào ngân sách nhà nước thì liệu chúng ta co nhận được xứng đáng với nhu cầu của chúng ta hay không?
Quả thực để đạt được điều đó việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp trong ván đề thu chi của mình có lẽ là rất đúng. Đặc biệt là các vấn đề giáo dục và vấn đề y tế. Khi các bệnh viện và các trưòng học chỉ thực hiện vấn đề chi tiêu công thông qua nguồn ngân sách của nhà nước thì dân trí và sức khoẻ của con người liệu co đảm bảo tốt hay không, những căn bệnh hiểm nghèo cần đến những máy móc thiết bị tốt hiện đại để điều trị liệu co hay ko với nguồn vốn ngân sách chỉ có hạn, nhưng với quy chế giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệ đã tạo điều kiện cho họ kinh doanh thu kinh phi cho mình để đầu tư cho chinh đơn vị đẻ phục vụ cho nhân dân. Mặc dù thực hiện quy chế đó sẽ tạo ra bất bình đẳng trong xã hội đó chính là những người nghèo sẽ không có điều kiện tiếp cận với các loại hình dịch vụ đó,nhưng không thể vì thế ma chung ta không thực hiện các quy chế mới được, nếu luôn đẻ cho người nghèo mong đợi vào trợ cấp của nhà nước sẽ tạo ra tính ỷ lại trong họ, tuy nhiên cũng không vì thế mà nhà nước cũng bỏ không quan tâm đến họ được, với những chính sách ưu đãi của nhà nước đới với hộ nghèo sẽ tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận được với những dịch vụ công có thu lệ phí cao.
2. Tạo ra sự công khai và minh bạch
Khi các đơn vị sự nghiệp họ có quyền tự chủ thì họ có quyền làm mọi việc một cách công khai minh bạch voi cấp trên của mình và với toàn dân về khoản thu chi của mình. Nhưng trên thực tế liệu điều đó cod đúng không hay bên trong nó vẫn còn những khoản thu chi không rõ rang mà chúng ta chưa biết tới?
3. Mang tính linh hoạt và chủ động
Việc "khoán chi ngân sách" còn tạo điều kiện cho các đơn vị tự chủ về thu của mình để tạo ra kinh phí và tăng doanh thu cho đơn vị mình.Từ đó mới có kinh phí để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tạo ra chất lượng tốt hơn phục vụ cho nhân dân mà không ảnh hưởng đến ngân sách của nhà nước.
4. Yêu cầu quản lý theo kết quả
Chính phủ không yêu cầu các đơn vị sự nghiệp phải làm gì và như thế nào mà Chính phủ chỉ nhìn vào kết quả đạt được của các đơn vị đã làm. Nó đã tạo cho dơn vị 1 sự chủ động lớn trong công việc cuă mình, và phát huy được nhiều khả năng sáng tạo của công nhân viên trong công tác, không tạo sức ì cho nhưng người tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước, đem lại hiệu quả cao cho nhà nước cho nhân dân.
Liệu áp dụng những chính sách đó có tạo ra sự bất bình đẳng ngày càng lớn trong xã hội chúng ta ngày nay không?
Đó là hiện trang không thể tránh khỏi nếu muôn đất nước phát triển,con người được tiếp cận với nền văn minh thế giới. Tuy nhiên với nước ta là nước đang phát triển, chính vì thế mà chúng ta không thể coi trọng sự nghiệp phát triển đát nước mà quen đi ván đề xã hội, sự tồn vong của đất nước. Chính vì thế ngoài những ván đề đó chúng ta vẫn có nhứng chính sách và ưu đãi riêng đói với người nghèo đẻ giảm bớt sự bất bình đẳng trong xã hội.
KL:
Những kết quả ban đầu của việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp đã khẳng định một hướng đi đúng. Tuy nhiên,trong khi những đơn vị có nguồn thu lớn đều hưởng ứng tích cực việc thực hiện NĐ10, thì các đơn vị có nguồn thu thấp hoạc không đáng kểlại chưa muốn chuyển đổi, vì e ngại số kinh phí ngân sách đảm bảo sẽ bị cắt giảm. Bên cạnh đó các đơn vị được tự chủ về tài chính lại chưa được tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ và bộ máy,biên chế và bộ máy biên chế lao động nên lại chưa phát huy được tự chủ ngay trong tổ chức hoạt động của mình.
Ngoài sự tự chủ thì vẫn còn sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước trong vấn đề thu chi của đơn vị.
Để thực hiện tốt chính sách đó nên phá bỏ rào cản đó
Nghị định 43 ra đời được xem như một bước khai thông, mở rộng việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp. Với nghị định mới này, các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ trên cả 3 mặt: Nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Dù vậy, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển. Đơn vị sự nghiệp được thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động. Đối với những đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo hoặc đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, tuỳ theo khả năng của đơn vị, được quyền quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, được sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Đơn vị sự nghiệp được quyền thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc. Đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động, được tự quyết định biên chế. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp cũng được quyền quyết định việc tuyển dụng cán bộ, viên chức, được quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức, chấm dứt hợp đồng.
Đối với lĩnh vực tài chính, Nhà nước vẫn đảm bảo cấp từ ngân sách kinh phí cho hoạt động thường xuyên, kinh phí cho hoạt động khoa học, công nghệ, kinh phí đào tạo cán bộ, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm thiết bị… theo dự toán hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhưng với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo được chi phí hoạt động được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động, sau khi đã trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (25%). Những đơn vị đảm bảo được một phần chi phí hoạt động được tự quyết định mức thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định. Việc chi trả thu nhập cho người lao động được thực hiện theo nguyên tắc tính đến hiệu suất và đóng góp của cá nhân với đơn vị và công việc được giao.
Với những bước “cởi trói”này, các đơn vị sự nghiệp đã có “cây gậy” trong tay để phát huy mọi tiềm năng, đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của mình và người lao động kỳ vọng sẽ được hưởng đồng lương xứng đáng hơn với kết quả lao động.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30314.doc