Quản lý chất lượng tại Nhà máy I của Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu Âu

Tài liệu Quản lý chất lượng tại Nhà máy I của Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu Âu: MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………………3 Danh mục bảng biểu………………………………………………………….4 Lời mở đầu……………………………………………………………………5 Chương I. Lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng……………………..7 1.1. Lý luận về chất lượng……………………………………………………7 1.1.1. Khái niệm về chất lượng………………………………………………7 1.1.2. Vai trò của chất lượng sản phẩm………………………………………7 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng………………………………..9 1.2.3.1. Những nhân tố của môi trường bên trong……………………………9 1.2.3.2. Những nhân tố của... Ebook Quản lý chất lượng tại Nhà máy I của Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu Âu

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quản lý chất lượng tại Nhà máy I của Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi trường bên ngoài…………………………..10 1.2. Lý luận về quản lý chất lượng………………………………………….13 1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng……………………………………..13 1.2.2. Vai trò của quản lý chất lượng………………………………………..14 1.2.3. Các nguyên tắc của quản lý chất lượng……………………………….14 1.3. Một số mô hình quản lý chất lượng…………………………………….17 1.3.1. Quản lý chất lượng đồng bộ (TQM)………………………………….17 1.3.2. ISO 9000……………………………………………………………..22 Chương II. Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Nhà máy I của Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu âu………………………………………………..28 2.1. Giới thiệu chung về Công ty và Nhà máy I……………………………28 2.1.1. Giới thiệu chung vể Công ty………………………………………..28 2.1.2. Giới thiệu chung về Nhà máy I……………………………………….30 2.2. Quá trình sản xuất……………………………………………………….33 2.2.1. Sản phẩm của EUROWINDOW……………………………………33 2.2.2. Công nghệ sản xuất…………………………………………………35 2.2.3. Phương pháp tiến hành……………………………………………….37 2.3. Thực trạng chất lượng sản xuất…………………………………………41 2.3.1. Chất lượng sản xuất năm 2006………………………………………41 2.3.2. Chất lượng sản xuất năm 2007………………………………………43 2.4. Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Nhà máy I của Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu âu…………………………………………………45 2.4.1. Quản lý chất lượng nguồn nhân lực…………………………………..47 2.4.2. Quản lý chất lượng máy móc thiết bị…………………………………51 2.4.3. Quản lý chất lượng đầu vào…………………………………………..55 2.4.4. Quản lý chất lượng sản xuất………………………………………….59 2.5. Những mặt đạt được và những hạn chế…………………………………63 Chương III. Giải pháp hoàn thiện chất lượng sản phẩm…………………….66 3.1. Về máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu đầu vào………………………66 3.2. Về mặt nguồn nhân lực…..……………….…………………………….67 3.3. Về sản xuất………………………………..…………………………….70 3.4. Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty EUROWINDOW……………..…….……………………………………......71 Kết luận……………………………………………………………………...74 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………...76 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BGĐNM : Ban giám đốc nhà máy 2. BP : Bộ phận 3. BP PTSPM : Bộ phận phát triển sản phẩm mới 4. CH : Cắt hàn 5. HK : Hộp kính 6. HT : Hoàn thiện 7. NCƯ : Nhà cung ứng 8. NG : Không đạt 9. NVL : Nguyên vật liệu 10. P.BDTB : Phòng bảo dưỡng thiết bị 11. P.HCNS : Phòng hành chính nhân sự 12. P.MH : Phòng mua hàng 13. P.QC : Phòng quản lý chất lượng 14. PK : Phụ kiện 15. PKKK : Phụ kiện kim khí 16. QC : Quản lý chất lượng 17. TB : Trung bình 18. TGĐ : Tổng Giám Đốc 19. TPMH : Trường phòng mua hàng 20. TQM : Total quality management 21. VTNM : Vật tư nhà máy DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 3.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy I…………………………32 Hình 3.2 : Bảng tổng kết lỗi sản phẩm năm 2006………………………41 Hình 3.3 : Biến động của lỗi sản phẩm năm 2006………………………42 Hình 3.4 : Bảng tổng kết lỗi sản phẩm năm 2007……………………….43 Hình 3.5 : Biến động của lỗi sản phẩm năm 2007……………………….44 Hình 3.6 : Bảng tình hình phát triển nguồn nhân lực của Eurowindow…49 Hình 3.7 : Sơ đồ quy trình quản lý thiết bị………………………………52 Hình 3.8 : Sơ đồ quy trình kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào………….56 Hình 3.9 : Bảng trách nhiệm kiểm tra NVL…………………………….56 Hình 3.10 : Bảng tần xuất kiểm tra NVL………………………………….57 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng, giá cả leo thang như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn. Nhất là Việt Nam mới ra nhập WTO chưa được lâu, vẫn còn lúng túng trước làn sóng đầu tư ồ ạt từ nước ngoài nên nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp càng lớn. Các doanh nghiệp có cơ hội để mở rộng thị trường, huy động được nguồn vốn từ bên ngoài, tuy nhiên khó khăn, sức ép, sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp, công ty, tổ chức bên ngoài cũng không nhỏ đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp. Để có thể tồn tại, cạnh tranh và phát triển được ở sân chơi rộng lớn và khốc liệt này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình về mọi mặt. Trong đó đáng lưu ý hơn cả là vấn đề chất lượng. Hàng hóa nước ngoài hơn hẳn chúng ta về mặt chất lượng. Mặt khác vấn đề chất lượng là vấn đề vô cùng, không có điểm dừng, và là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy các nhà quản lý phải luôn luôn tìm ra hướng đi, các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần cửa sổ nhựa châu âu có tên tiếng anh là European Plastics Window Company (Eurowindow), là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập ngày 29/08/2002 theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Tháng 05/2007, Eurowindow đã chính thức chuyển đổi thành hình thức công ty cổ phần theo luật đầu tư mới. Không nằm ngoài quy luật cạnh tranh của thị trường, đặc biệt sau khi Việt Nam ra nhập WTO sự cạnh tranh cáng ác liệt hơn. Vì vậy vấn đề chất lượng càng phải được quan tâm và chú trọng nhiều hơn nữa. Trong thời gian thực tập tại công ty được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và ban lãnh đạo công ty, mặt khác nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng đối với sự phát triển của công ty nên em đã chọn đề tài : “Quản lý chất lượng tại Nhà máy I của Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu âu”. Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 phần là: Chương I: Lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng Chương II: Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Nhà máy I của Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu âu Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng ở Nhà máy I của Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu âu Do đề tài phức tạp, mặt khác do thời gian nghiên cứu hạn hẹp và trình độ kiến thức còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện và thiết thực hơn. Chương I. Lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng 1.1. Lý luận về chất lượng 1.1.1. Khái niệm về chất lượng Từ lâu đã xuất hiện khái niệm chất lượng sản phẩm và ngày nay nó được dùng rất phổ biến và thông dụng trong các tài liệu sách báo. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp. Nó phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Chính vì sự phức tạp và rất rộng này mà ngày nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học và nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vu khác nhau trong thực tế. Đứng trên các góc độ khác nhau và tùy theo nhiệm vụ, mục tiêu khác nhau mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng hay từ sản phẩm, từ thị trường …Tuy nhiên khái niệm được dùng phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là khái niệm về chất lượng được tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đưa ra trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Khái niệm chất lượng của tổ chức ISO như sau: “Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu.”( Trong khái niệm này yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn. Định nghĩa này thể hiện sự thống nhất giữa cac thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng. 1.1.2. Vai trò của chất lượng sản phẩm Trong bối cảnh kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế và đóng vai trò quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy chất lượng trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với Việt Nam. Nước ta vừa gia nhập WTO nên áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài vô cùng lớn, yêu cầu về chất lượng của thị trường nước ngoài cũng rất cao vì vậy chất lượng sản phẩm là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất cho sự tham gia của Việt Nam vào thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của nước ta. Yếu tố chất lượng của sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn thu hut những người mua. Khách hàng luôn chọn mua những sản phẩm có thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu, khả năng và điều kiện của mình. Vì vậy sản phẩm nào có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của khách hàng sẽ được khách hàng chọn. Nếu sản phẩm có chất lượng cao, ổn định và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng sẽ tạo ra niềm tin cho khách hàng vào doanh nghiệp, tạo ra thương hiệu cho doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Đối với một số sản phẩm là các phương tiện hoặc công cụ sản xuất, tiêu dùng sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong quá trình sử dụng. Nếu sản phẩm này có chất lượng càng cao thì mức tiêu hao nguyên liệu năng lượng càng ít. Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí trong sản xuất và tiêu dùng đồng thời giảm phế thải hạn chế ô nhiễm môi trường. Nâng cao chất lượng còn giúp cho người tiêu dùng những tiện lợi hơn, đáp ứng nhanh hơn, đầy đủ hơn nhu cầu của khách hàng qua đó sẽ tiết kiệm được thời gian và sức lực khi sử dụng sản phẩm. Nâng cao chất lượng còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận. Trên cơ sở đó đảm bảo kết hợp thống nhất giữa lợi ích của doanh nghiệp và xã hội. Tóm lại nâng cao chất lượng là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh quá trình giao lưu, hội nhập kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Do sự phức tạp của yếu tố chất lượng nên việc tạo ra và hoàn thiện chất lượng sản phẩm chịu tác động của rất nhiều các nhân tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc với nhau. Chúng tạo ra tác động tổng hợp đến chất lượng sản phẩm. 1.2.3.1. Những nhân tố của môi trường bên trong - Lực lượng lao động của doanh nghiệp: Đây là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng. Chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp giữa các thành viên và giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được những yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng chính là nội dung co bản của quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp. - Máy móc thiết bị và công nghệ hiện có của doanh nghiệp: Sự hiện đại của máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm, nhất là đối với những doanh nghiệp tự động hóa cao, có dây chuyền sản xuất hiện đại hàng loạt. Cơ cấu công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy móc thiết bị và phương tiện sản xuất tác động, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm. Trình độ công nghệ quyết định đến chất lượng của sản phẩm vì vậy nếu công nghệ lạc hậu thì khó có thể tạo ra được sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên việc đầu tư để đổi mới công nghệ lại đòi hòi một số vốn rất lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được, vì vậy cần phải sử dụng có hiệu quả máy móc hiện có và kết hợp giữa công nghệ hiện có với đổi mới để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là một định hướng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho doanh nghiệp. - Nguyên vật liệu đầu vào và hệ thống cung nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chính là yếu tố đầu vào tham gia vào quá trình sản xuất để cấu thành sản phẩm. Vì vậy đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Mặt khác muốn ổn định chất lượng sản phẩm thì đòi hỏi các nguyên vật liệu đầu vào phải có chất lượng đồng nhất và đạt được tiêu chuẩn đầu vào. Muốn đạt được các yêu cầu trên thì cần phải tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Muốn vậy thì giữa doanh nghiệp và hệ thống cung ứng phải hợp tác chặt chẽ đồng bộ với nhau, tạo ra mối quan hệ tin tưởng, bền vững lâu dài với nhau. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. - Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp: Chất lượng đạt được dựa trên cơ sở giảm chi phí phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Mặt khác chất lượng của hoạt động quản lý lai phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Sự phối hợp khai thác hợp lý các nguồn lực của doah nghiệp để tạo ra sản phẩm phụ thuộc vào nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng, về quản lý chất lượng, về trình độ xây dựng và chỉ đạo tổ chức của cán bộ quản lý doanh nghiệp. Vì vậy cần phải hoàn thiện và nâng cao trình độ tổ chức quản lý của cán bộ quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. 1.2.3.2. Những nhân tố của môi trường bên ngoài - Nhân tố đầu tiên của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm là tình hình phát triển kinh tế của thế giới: Những biến động của thế giới trong giai đoạn hiện nay khiến cho sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Giá cả thì leo thang khiến doanh thu giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng, cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ vì vậy vấn đề chất lượng càng đóng vai trò quan trọng. Tự do thương mại quốc tế được đẩy mạnh, sự tham gia của các doanh nghiệp vào nền kinh tế thế giới từ mọi quốc gia phát triển hơn bao giờ hết. Chính vì vậy trên thị trường không có chỗ đứng cho các doanh nghiệp có chất lượng kém, cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện chất lượng sản phẩm của mình. Đồng thời sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật làm chất lượng ngày càng được nâng cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh chóng mới có thể tồn tại được. Nền kinh tế phát triển, nhu cầu của khách hàng cũng phát triển yêu cầu về chất lượng ngày càng cao. - Tình hình của thị trường: Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, là định hướng cho sự phát triển chất lượng của sản phẩm. Việc hoàn thiện và phát triển chất lượng của sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm, xu hướng vận động nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Chính vì vậy nhu cầu càng phong phú, đa dạng và thay đổi nhanh bao nhiêu thì đòi hỏi doanh nghiệp phải hoàn thiện chất lượng đáp ứng nhu cầu và thích ứng kịp thời với sự thay đổi của khách hàng bấy nhiêu. Mặt khác nhu cầu lại phụ thuộc vào khả năng tài chính, trình độ nhận thức, phong tục tập quán truyền thống, thói quen, lối sống, sở thích và muc đích sử dụng sản phẩm của khách hàng. Nếu doanh nghiệp xác định được các yếu tố trên, xu hướng vận động của chúng hay của nhu cầu thì sẽ định hướng được việc phát triển chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. - Trình độ phát triển của khoa học công nghệ: Mức độ chất lượng của sản phẩm không thể vượt quá sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ. Bởi vì chất lượng của sản phẩm thể hiện ở trình độ kỹ thuật tạo ra sản phẩm đó. Chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm lại do trình độ kỹ thuật, công nghệ sử dụng để tạo ra sản phẩm quyết định. Đó chính là giới hạn cao nhất mà chất lượng sản phẩm có thể đạt được. Tác động của khoa học công nghệ đến chất lượng là không có giới hạn, sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lượng cho sản phẩm. Nhờ đó mà chất lượng của sản phẩm ngày càng hoàn thiện, mức thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ còn tạo ra những công cụ phương tiện giúp doanh nghiệp xác định được chính xác nhu cầu của khách hàng, xu hướng biến đổi của nhu cầu khách hàng qua đó sẽ nâng cao chất lượng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nhờ tiến bộ khoa học công nghệ làm xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơn nguồn nguyên liệu sẵn có do đó giúp chất lượng được cải thiện hơn. Khoa học quản lý phát triển hình thành các phương pháp quản lý mới hiện đại hơn, tiên tiến hơn qua đó sẽ giảm chi phi sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. - Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia: Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, trong đó môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế là tác động trực tiếp đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng của sản phẩm. Cơ chế quản lý kinh tế tạo ra môi trường thuận lợi cho đầu tư nghiên cứu nhu cầu thị trường và thiết kế sản phẩm. Đồng thời nó cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao, hoàn thiện chất lượng sản phẩm thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ sáng tạo trong việc cải tiến chất lượng của sản phẩm. Mặt khác co chế quản lý kinh tế còn tạo ra môi trường lành mạnh, bình đẳng đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp sản xuất đầu tư cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm. Đồng thời nó cũng bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc yêu cầu các tiêu chuẩn vê chất lượng đối với sản phẩm. Một cơ chế phù hợp sẽ khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến và nâng cao chất lượng của sản phẩm và ngược lại nếu không phù hợp nó sẽ không khuyến khích, sẽ tạo ra sự trì trệ, giảm động lực nâng cao chất lượng của sản phẩm. - Các yêu cầu về văn hóa và xã hội: Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi thị trường đều có nền văn hóa và xã hội riêng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành các đặc tính của chất lượng sản phẩm. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng gián tiếp thông qua các quy định bặt buộc các sản phẩm phải phù hợp với truyền thống, đạo đức, văn hóa và xã hội của cộng đồng. Chất lượng là những đặc tính thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nhưng không phải nhu cầu nào cũng được thỏa mãn, nó chỉ thỏa mãn những nhu cầu cá nhân mà không ảnh hưởng đến lợi ích cua xã hội. Chính vì vậy chất lượng của sản phẩm phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường văn hóa xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, và thị trường. 1.2. Lý luận về quản lý chất lượng 1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau tác động qua lại. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn, phù hợp các yếu tố này. Cũng như khái niệm chất lượng, khái niệm quản lý chất lượng cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau. Chẳng hạn như quan niệm về quản lý chất lượng của A.G.Robertson (một chuyên gia người anh về chất lượng). Ông cho rằng “Quản lý chất lượng được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đồng thời cho phép thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng”. Hoặc quan niệm của nhà khoa học người mỹ A.V.Feigenbaum: “Quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt được và nâng cao nó để để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một cách kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng” …Tuy nhiên cũng như khái niệm chất lượng, khái niệm quản lý chất lượng của tổ chức ISO được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn cả. Tổ chức ISO cho rằng: “Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng”. 1.2.2. Vai trò của quản lý chất lượng Quản lý chất lượng là bộ phận hữu cơ của quản lý kinh tế, và quan trọng hơn quản lý chất lượng còn là bộ phận hợp thành của quản trị kinh doanh. Khi nền kinh tế phát triển, sản xuất phát triển thì quản lý chất lượng đóng vai trò càng quan trọng và trở thành nhiệm vụ cơ bản, không thể thiếu được của doanh nghiệp và xã hội. Ngày nay khi mà đời sống của người dân được nâng lên và sức mua của họ được nâng cao, khoa học kỹ thuật phát triển thì chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, do đó vai trò quan trọng của quản lý chất lượng ngày càng được nâng lên, chính vì vậy phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý chất lượng và đổi mới không ngừng công tác quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp. 1.2.3. Các nguyên tắc của quản lý chất lượng Quản lý chất lượng là một lĩnh vực quản lý có những đặc thù riêng vì vậy nó đòi hỏi phải thực hiện các nguyên tắc sau đây : a. Quản lý chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng Trong cơ chế thị trường thì khách hàng là người chấp nhận và tiêu thụ sản phẩm do đó khách hàng sẽ là người đề ra các yêu cầu về chất lượng và giá cả sản phẩm. Đối với doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển được thì sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường để tiêu thụ được và có lãi. Chính vì vậy quản lý chất lượng phải hướng tới khách hàng, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Các hoạt động điều tra nghiên cứu thi trường, các hoạt động thiết kế sản phẩm, sản xuất, dịch vụ sau khi bán đều phải lấy việc phục vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng làm mục tiêu. b. Coi trọng nhân tố con người trong quản lý chất lượng Con người là nhân tố trung tâm giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành, và đảm bảo nâng cao chất lượng của sản phẩm. Do đó trong quản lý chất lượng cần áp dụng các biện pháp và phương pháp thích hợp để huy động hết nguồn lực, tài năng của con người ở các cấp, các ngành trong việc nâng cao chất lượng. Người lãnh đạo giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng được chính sách chất lượng cho doanh nghiệp. Đồng thời phải thiết lập được sự thống nhất và đồng bộ giữa mục đích, chính sách và môi trường trong nội bộ doanh nghiệp. Hoạt động chất lượng của doanh nghiệp sẽ không có kết quả hiệu quả nếu không có sự liên kết triệt để giữa lãnh đạo với cán bộ và công nhân viên trong doanh nghiệp. Những người quản lý trung gian giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu và chính sách chất lượng của doanh nghiệp, vì họ có quan hệ trực tiếp với công nhân, quan hệ với thị trường và khách hàng. Họ chỉ đạo đôn đốc ngươi công nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo nâng cao chất lượng của sản phẩm. Trực tiếp thực hiện các yêu cầu về đảm bảo và nâng cao chất lượng chính là người công nhân. c. Quản lý chất lượng phải thực hiện toàn diện và đồng bộ Chất lượng sản phẩm là tổng hợp của các yếu tố như kinh tế, tổ chức, kỹ thuật…liên quan đến các hoạt động như thiết kế, xây dựng chính sách chất lượng, nghiên cứu thị trường, dịch vụ sau khi bàn hàng…Chất lượng cũng là kết quả của những nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp, các địa phương và từng con người. Chính vì các lý do trên mà quản lý chất lượng đòi hỏi phải đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ. d. Quản lý chất lượng phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và cải tiến chất lượng Theo tiêu chuẩn ISO 9000 thì “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống, được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng, rằng thực tế sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và cải tiến chất lượng; là những hoạt động được tiến hành trong toàn bộ tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng của tổ chức đó”. Như vậy cải tiến chất lượng chính là sự nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm. Đảm bảo và cải tiến chất lượng là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ, mật thiết với nhau. Đảm bảo bao ham việc duy trì và cải tiến chất lượng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Mặt khác cải tiến lại bao hàm việc đảm bảo và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cải tiến và đảm bảo chất lượng là sự phát triển không ngừng và liên tục của quá trình quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thương trường thì phải đảm bảo và cải tiến chất lượng không ngừng. e. Quản lý chất lượng theo quá trình Trong thực tế diễn ra hai cách quản tri liên quan tới quản lý chất lượng. Đầu tiên là quản trị theo quá trình, tức là quản lý chất lượng ở tất cả khâu liên quan tới việc hình thành chất lượng của sản phẩm. Đó là các khâu từ nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thiết kế, sản xuất cho đến khâu bán hàng và dịch vụ sau bán hàng. Cách quản trị thứ hai là quản trị theo mục tiêu tài chính. Quản trị theo cách này thì doanh nghiệp chỉ chú trọng tới lợi nhuận, và coi nó là mục tiêu cuối cùng chính vì vậy trong quản lý chất lượng sẽ quá chú trọng đến khâu kiểm tra kết quả cuối cùng là kiểm tra chất lượng sản phẩm. Do vậy sẽ không phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các nguyên nhân gây ra chất lượng kém do đó sẽ gây ra thiệt hại lớn. Vì vậy để có thể phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các nguyên nhân gây ra chất lượng kém, giảm chi phí trong khâu kiểm tra chúng ta nên quản lý chất lượng theo quá trình. f. Kiểm tra Đây là nguyên tắc cuồi cùng và cũng là khâu rất quan trọng của bất kỳ một hệ thống nào. Nếu làm việc mà không có kiểm tra thì sẽ không thể biết được công việc được tiến hành đến đâu và kết quả như thế nào. Không có kiểm tra thì công nhân có thể làm sản phẩm kém chất lượng dẫn đến mất uy tín với khách hàng, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu không có kiểm tra sẽ không thể phát hiện ra các lỗi để kịp thời khắc phục hoàn thiện và tiến bộ. Trong hoạt động quản lý chất lượng, kiểm tra nhằm mục đích hạn chế và ngăn chặn các lỗi, các sai sót đồng thời tìm những biện pháp để kịp thời khắc phục các lỗi và sai sót phát huy điểm mạnh để chất lượng của sản phẩm ngày càng được nâng cao và hoàn thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 1.3. Một số mô hình quản lý chất lượng 1.3.1. Quản lý chất lượng đồng bộ (TQM) a. Khái niệm TQM Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5814 – 1994 “TQM – Quản lý chất lượng đồng bộ là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó, nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội”. Như vậy quản lý chất lượng đồng bộ đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bộ phận từ thiết kế cho đến tiêu thụ. Nó dựa vào sự phát triển phân tích, truy tìm nguồn gốc của các nguyên nhân gây ra lỗi rồi từ đó đề ra các giải pháp cải tiến và đảm bảo chất lượng của sản phẩm. b. Đặc điểm của TQM TQM coi chất lượng là số một. Điều này được thể hiện trước hết trong việc quy định và thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, phải thực hiện tốt ngay từ đầu, lấy phòng ngừa là chính, giảm đáng kể tỷ lệ phế phẩm. Định hướng vào người tiêu dùng. Mọi hoạt động của TQM đều phải định hướng vào người tiêu dùng trong và ngoài doanh nghiệp. Để có thể định hướng vào khách hàng bên ngoài doanh nghiệp thì cần phải đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển để thích ứng linh hoạt với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Đảm bảo thông tin và kiểm soát quá trình thống kê – SPC (Statistical process control). Để thực hiện đặc điểm này của TQM người ta sử dụng 7 công cụ là: Sơ đồ lưu trình, sơ đồ nhân quả, biểu đồ pareto, phiếu kiểm tra chất lượng, biểu đồ phân bố mật độ, biểu điểm soát, biểu đồ phân tán. Con người là yếu tố số một trong quản trị. Về mặt con người trong TQM cần nhấn mạnh đến ủy quyền, đào tạo về ủy quyền có hiệu quả và làm việc theo nhóm. c. Mục tiêu tổng quát của TQM Mục tiêu tổng quát là đạt được chất lượng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tiết kiệm nhất. Đây là mục tiêu chung cần được chia sẻ giữa tất cả các thành viên của tổ chức tư những nhà quản lý đên công nhân. d. Các nguyên tắc của TQM * Thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng Theo quan niệm của TQM thì khách hàng gồm khách hàng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là phải đảm bảo thích ứng được 3 mặt là giá, hiệu năng và thời điểm cung ứng. * Liên tục cải tiến chất lượng bằng cách áp dụng vòng tròn Deming Deming là giáo sư của Mỹ và chính là người đặt nền móng cho chất lượng của Nhật Bản đã nêu ra quy tắc PDCA. Đây chính là thứ tự phải làm khi muốn thực hiện một việc nào đó có hiệu quả. P (Plan): Kế hoạch, thiết kế. D (Do): Thực hiện. C (Check): Kiểm tra. A (Action): Hoạt động. - Hoạch định chất lượng (P). Đây là giai đoạn đầu tiên của quản lý chất lượng. Việc hoạch định chính xác và đầy đủ sẽ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo. Do đó hoạch định chất lượng là chức năng cần được ưu tiên hàng đầu. Hoạch định chất lượng là hoạt động xác định mục tiêu và các phưong tiện, biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu. Nội dung của hoạch định là: + Xác lập chính xác những mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng. + Xác định đối tượng khách hàng. + Xác định những nhu cầu và đặc điểm những nhu cầu đó của khách hàng. + Chuyển giao các kết quả đạt được của hoạch định cho bộ phận tác nghiệp. - Tổ chức thực hiện (D). Khi đã hoàn thành giai đoạn hoạch định thì ta chuyển sang giai đoạn điều hành hay tổ chức thực hiện. Đây chính là quá trình điều khiển các hoạt động tác nghiệp thông qua các hoạt động, những kỹ thuật, phương tiện, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng những yêu cầu kế hoạch đã đặt ra. Tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến các kế hoạch thành hiện thực. Mục đích, yêu cầu của các hoạt động triển khai là: + Đảm bảo mọi người có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch và nhận thức được đầy đủ, chính xác mục tiêu và sự cần thiết của chúng. + Giải thích cho mọi người hiểu chính xác, đầy đủ những nhiệm vụ và kế hoạch cụ thể cần thực hiện. + Tổ chức những chương trình giáo dục và đào tạo cung cấp những kinh nghiệm và kiến thức phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch. + Cung cấp đầy đủ các nguồn lực và phương tiện kỹ thuật để kiểm soát chất lượng. - Kiểm tra (C). Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, thu thập và phát hiện đánh giá những trục trặc, và lỗi của sản phẩm và dịch vụ được tiến hành trong mọi khâu. Kiểm tra không phải nhằm mục đích tập trung vào việc phát hiện ra sản phẩm hỏng mà là phát hiện ra những trục trặc khuyết tật ở các khâu, các công đoạn và những nguyên nhân gây ra trục trặc để kịp thời ngăn chặn, khắc phục. Những nhiệm vụ chủ yếu của kiểm soát chất lượng là: + Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng đồng thời xác định mức độ chất ._.lượng đạt được trong thực tế của doanh nghiệp. + So xánh chất lượng thực tế với kế hoạch đề ra để phát hiện các sai lệch và đánh giá các sai lệch này. + Phân tích các thông tin về chất lượng để làm cơ sở cho cải tiến chất lượng và khuyến khích cải tiến. + Tiến hành các hoạt động để khắc phục các sai lệch, đảm bảo thực hiện đúng những yêu cầu ban đầu. Khi thực hiện kiểm tra các kết quả thực hiện cần đánh giá hai vấn đề cơ bản sau: + Mức độ tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đã vạch ra: Trả lời các câu hỏi, quá trình có đảm bảo đúng thủ tục và yêu cầu kỷ luật không? Các giai đoạn có tôn trọng hay bỏ sót? Các tiêu chuẩn có được duy trì và cải tiến không? Tính khả thi và độ tin cậy trong thực hiện? +Tính chính xác, khả thi và đầy đủ của kế hoạch. Nếu mục tiêu không đạt được tức là hai điều kiện trên không thỏa mản. Vì vậy cần thiết phải xác định rõ nguyên nhân để điều chỉnh cho phù hợp. Thông thường có 3 loại kiểm tra là kiểm tra hàng tháng, kiểm tra định kỳ, và kiểm tra vào cuối năm. Việc kiểm tra sẽ tạo cơ hội cho điều chỉnh khi nảy sinh trục trặc. Trong kiểm tra cần tập trung trước tiên vào kiểm tra quá trình, xác định mức độ và nguyên nhân làm chệch hướng các chỉ tiêu chất lượng. Phân tích các nguyên nhân và đưa ra giải pháp để xóa bỏ và phòng ngừa. - Hoạt động điều chỉnh và cải tiến (A). Hoạt động điều chỉnh và cải tiến nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện được những mục tiêu chất lượng đề ra. Đồng thời giúp chất lượng sản phẩm thích ứng với tình hình mới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Các bước của họat động cải tiến là: + Xác định những đòi hỏi cụ thể về việc cải tiến chất lượng từ đó xây dựng các dự án cải tiến chất lượng cụ thể. + Cung cấp các nguồn lực cần thiết cho hoạt động cải tiến như tài chính, nguồn nhân lực… + Động viên, đào tạo và khuyến khích cải tiến chất lượng. Khi chỉ tiêu chất lượng không đạt được cần phải xem xét kỹ càng để tìm ra chính xác nguyên nhân và tiến hành hoạt động điều chỉnh. Khi tiến hành điều chỉnh cần phải phân biệt rõ rãng giữa loai trừ hậu quả và loại trừ nguyên nhân của hậu quả. Sửa lại các sản phẩm hỏng và phát hiện sai sót để sửa chữa. Để phòng tránh phê phẩm cần phải tìm và loại bỏ nguyên nhân ngay từ khi chúng còn ở dạng tiềm năng. Khi cần thiết có thể điều chỉnh cả mục tiêu chất lượng. Đây chính là quá trình cải tiến chất lượng để phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Quá trình cải tiến được thực hiện theo các hướng chủ yếu sau: + Làm thay đổi quá trình giảm khuyết tật. + Đưa vào sử dụng công nghệ mới. + Phát triển sản phẩm mới đi đôi với đa dạng hóa sản phẩm. Yêu cầu đặt ra đối với cải tiến chất lượng là cải tiến đặc điểm của sản phẩm và đặc điểm của quá trình nhằm giảm trục trặc và tỷ lệ khuyết tật của sản phẩm. 1.3.2. ISO 9000 ISO 9000 đề cập đến lĩnh vực tiêu chuẩn hóa và quản lý chất lượng. Nó tập hợp kinh nghiệm của thế giới trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích quan hệ giữa người mua và người bán. Thực chất của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là: “chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, áp dụng các biện pháp cải tiến chất lượng không ngừng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chứ không phải kiểm định chất lượng sản phẩm”. a. Nguyên tắc của ISO 9000 ISO 9000 có 8 nguyên tắc là: + Định hướng vào khách hàng: Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy việc quản lý chất lượng phải đảm bảo được mục tiêu đó. Quản lý chất lượng phải không ngừng tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và cố gắng đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất. + Vai trò lãnh đạo: Lãnh đạo của doanh nghiệp phải thống nhất mục tiêu, huy động toàn bộ nguồn lực để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. + Sự tham gia của mọi người: Con người là nhân tố quan trọng nhất của sự phát triển. Huy động nguồn nhân lực một cách đầy đủ sẽ tạo ra kiến thức và kinh nghiệm cho nguồn nhân lực, đóng ghóp vào sự phát triển của doanh nghiệp. + Phương pháp quá trình: Quá trình là một tập hợp các hoạt động sử dụng các nguồn lực để biến nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra. Tổ chức muốn hoạt động hiệu quả thì phải quản lý được tốt các quá trình có quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau trong tổ chức. Thông thường đầu ra của quá trình này lại là đầu vào của quá trình kia. Việc nhận thấy và quản lý một cách có hệ thống các quá trình có mối tương tác qua lại này được gọi là cách tiếp cận theo quá trình. Bộ ISO 9000 khuyến khích cách tiếp cận theo quá trình để quản lý tổ chức. Cách tiệp cận này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, của việc xem xét giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện để tạo ra giá trị gia tăng, nhấn mạnh tầm quan trọng của kết quả về tính hiệu lực và hiệu quả của mục tiêu, cải tiến liên tục trên cơ sở đo lường các đối tượng. + Quản lý theo phương pháp hệ thống: Quản lý một cách có hệ thống sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. + Cải tiến liên tục: Đây là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức. Điều này lại càng trở nên đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay vì sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh. Tổ chức phải xác định biện pháp, hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng và cải tiến. + Quyết định dựa trên thực tế: Các quyết định và hành động có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin thực tế. + Quan hệ cùng có lợi với bên cung cấp: Hợp tác, thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với bên cung ứng sẽ nâng cao khả năng tao ra giá trị của cả hai bên. b. Đối tượng và các trường hợp áp dụng ISO 9000 ISO 9000 có thể áp dụng cho các trường hợp và đối tượng sau: + Các tổ chức mong muốn giành được lợi thế nhờ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này. + Các tổ chức mong muốn chiếm được lòng tin từ các nhà cung cấp. + Những người sử dụng sản phẩm. + Các tổ chức kiểm tra đánh giá hệ thống quản lý chất lượng để xác định mức độ phù hợp với bộ tiêu chuẩn ISO 9000. + Các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn hoặc đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp. c. Nội dung của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 – 2000 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được ban hành lần đầu tiên vào năm 1987. Lần sửa đổi đầu tiên là vào năm 1994. Lần sửa đổi thứ 2 là vào năm 2000 và cho ra đời phiên bản ISO 9000 – 2000. Phiên bản này có nhiều thay đổi về nội dung và kiến trúc so với phiên bản cũ. Thay vì tồn tại nhiều tiêu chuẩn, phiên bản này chỉ còn 3 tiêu chuẩn là: + ISO 9000, hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và thuật ngữ. + ISO 9001, hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu. + ISO 9004, hệ thống quản lý chất lượng – hướng dẫn cải tiến hiệu quả hoạt động. Về cấu trúc, từ 20 yêu cầu theo phiên bản cũ nay được tổ chức lại theo cách tiếp cận quá trình và phân nhóm theo các hoạt động của tổ chức thành 5 phần chính: + Các yêu cầu chung của hệ thống quản lý chất lượng. Bao gồm cả các yêu cầu về hệ thống văn bản, tài liệu và hồ sơ. + Trách nhiệm của lãnh đạo đơi với hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm cam kết của nhà lãnh đạo, định hướng vào khách hàng, hoạch định chất lượng và thông tin trong nội bộ. + Quản lý nguồn lực, tức là quản lý các yêu cầu về cung cấp nguồn lực cho hệ thống quản lý chất lượng, trong đó có cả các yêu cầu về đào tạo. + Tạo sản phẩm. Bao gồm các yêu cầu cả về sản phẩm và dịch vụ. + Đo lường, phân tích và cải tiến. Bao gồm các hoạt động yêu cầu cho đo lường, trong đó có việc đo lường sự thỏa mãn khách hàng, phân tích dữ liệu và cải tiến liên tục. Bộ tiêu chuẩn cũ phải xây dựng một hệ thống văn bản cho cả 20 yêu cầu mà đôi khi trở nên quan liêu và phưc tạp. Theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 – 2000 thì chỉ còn có 6 quy trình cẩn được văn bản hóa là : Kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ chất lượng, đánh giá chất lượng nội bộ, kiểm soát sản phẩm không phù hợp, hành động khắc phục, hành động phòng ngừa. Và bao gồm 21 hố sơ chất lượng. Ngoài ra các tổ chức có thể xác định thêm những văn bản cần thiết khác cho tổ chức hoạt động hiệu quả. Việc xác định này có thể dựa trên lĩnh vực hoạt động, quy mô, tính phức tạp của các quá trình cũng như mối tương quan giữa chúng và năng lực của nhân viên. Chính tính mềm dẻo và linh hoạt này mà cẩn phải hết sức thận trọng trong việc xác định và xây dựng hệ thống văn bản, vì đây cũng là điểm mà bên đánh giá thứ ba có thể hỏi bằng chứng cho việc kiểm soát có hiệu quả hệ thống và các quá trình, đặc biệt đối với các hoạt động thiếu vắng quy trình bằng văn bản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực kiểm soát của hệ thống. d. Vai trò và lợi ích của ISO 9000 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 có nhiều ưu điểm so với các hệ thống quản lý khác và được sử dụng rỗng rãi ở các doanh nghiệp. Đây có thể coi là giấy thông hành để các doanh nghiệp tham gia vào thị trường thế giới. ISO 9000 được xây dựng dựa trên triết lý: “Nếu hệ thống sản xuất và quản lý tốt thì sản phẩm và dịch vụ mà hệ thống đó sản xuất ra sẽ tốt”. ISO 9000 nhấn mạnh vào việc phòng ngừa các khuyết tật về chất lượng. Một số lợi ích quan trọng mà ISO 9000 mang lại là: + Cung ứng cho xã hội các sản phẩm có chất lượng tốt. Sử dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt hoạt động sản xuất và kinh doanh, giảm thiểu các chi phí và cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm. Do vậy sẽ cung ứng cho xã hội các sản phẩm có chất lượng tốt. + Tăng năng suất và giảm giá thành. Hệ thống ISO 9000 sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng, chính xác và kiểm soát chặt chẽ qua đó sẽ giảm khối lượng công việc trùng lặp, giảm chi phí sử lý sản phẩm sai hỏng, giảm được lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu và tiền bạc. + Tăng tính cạnh tranh của công ty. Nếu doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000 thì sẽ được cấp chứng nhận, do đó doanh nghiệp sẽ có bằng chứng chứng minh với khách hàng là sản phẩm của họ đạt chất lượng cao vì vậy sẽ nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực tế việc áp dụng ISO 9000 được định hứng bởi người tiêu dùng. Người tiêu dùng luôn muốn các sản phẩm mà họ mua đạt được tiêu chuẩn ISO 9000, vì vậy họ luôn chọn các sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9000. + Tăng uy tín của doanh nghiệp về đảm bảo chất lượng. Việc áp dụng ISO 9000 sẽ được cung cấp xác nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9000 để chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty cho khách hàng. Hệ thống quản lý chất lượng còn cung cấp những dữ liệu để sử dụng cho việc xác định hiệu quả của các quá trình, các thông số về sản phẩm không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Vì vậy sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp về chất lượng của sản phẩm. Chương II. Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Nhà máy I của Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu âu 2.1. Giới thiệu chung về Công ty và Nhà máy I 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Công ty cổ phần cửa sổ nhựa châu âu có tên tiếng anh là European Plastics Window Company (Eurowindow), là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập ngày 29/08/2002 theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Tháng 05/2007, Eurowindow đã chính thức chuyển đổi thành hình thức công ty cổ phần theo luật đầu tư mới của Việt Nam. Eurowindow chuyên sản xuất các loại cửa sổ, cửa đi, vách ngăn bằng vật liệu u-PVC cao cấp, có lõi thép gia cường và hộp kính đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu. Eurowindow có 2 nhà máy, Nhà máy I của Eurowindow được xây dựng tại khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và Nhà máy II được xây dựng tại khu 4 thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, hai nhà máy được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ, có tính tự động hoá cao, nhập từ các hãng URBAN, MACOTEC… của CHLB Đức và Italy với tổng công suất thiết kế là 440.000 m2 cửa/năm. Các sản phẩm của Eurowindow có nhiều ưu điểm nổi bật, vượt trội hơn hẳn các loại cửa làm từ vật liệu truyền thống như gỗ, nhôm về tính cách âm, cách nhiệt, độ bền, khả năng chịu lực cao và không cong vênh, co ngót. Mặc dù mới xuất hiện khoảng 50 năm trở lại đây, nhưng sản phẩm này đã được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới, không chỉ ở Châu Âu mà còn ở các nước Châu Á như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… và hiện nay là Việt Nam. Sau hơn năm năm hoạt động, đến nay, trên cả nước đã có hơn 5000 công trình bao gồm các toà nhà văn phòng, khách sạn, chung cư, biệt thự, căn hộ… sử dụng sản phẩm cửa Eurowindow. Eurowindow là nhà cung cấp độc quyền sản phẩm profile KOMMERLING (CHLB Đức) tại Việt Nam và đã được tập đoàn KOMMERLING cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, được tổ chức DNV (CH Na - uy) đánh giá cao và cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Sản phẩm và thương hiệu Eurowindow đã nhận được nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Sao vàng đất Việt của Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Giải thưởng chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường tặng, Danh hiệu Thương hiệu mạnh do Thời báo Kinh tế Việt Nam tặng, Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn… Ngoài ra, Eurowindow còn nhận được nhiều huy chương vàng, cúp vàng tại các hội chợ trong nước và quốc tế như: Hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam, Hội chợ Hàng hoá người tiêu dùng ưa thích, Hội chợ Hàng tiêu dùng & Triển lãm nội thất, Triển lãm Quốc tế Vietbuild… và nhiều hội chợ khác. Với việc ứng dụng công nghệ sản xuất hộp kính cách âm, cách nhiệt, cộng với những ưu điểm nổi bật của vật liệu u-PVC cao cấp, Eurowindow không chỉ tạo nên sự khác biệt về chất lượng sản phẩm mà còn áp dụng thành công những công nghệ tiên tiến và vật liệu mới có chất lượng cao trong ngành xây dựng Việt Nam. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, Eurowindow đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm và từng bước nội địa hoá nhằm hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài sản phẩm cửa Eurowindow, công ty còn có hai dòng sản phẩm là Asiawindow và Vietwindow với mức giá rẻ hơn do sử dụng nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam và các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… Ngoài ra, Eurowindow còn cung cấp các sản phẩm kính an toàn, các loại cửa cuốn, cửa tự động cao cấp có khả năng cách âm, cách nhiệt cao vơi nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài.      Eurowindow phấn đấu trở thành nhà cung cấp cửa uPVC cao cấp hàng đầu tại Việt Nam với chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ không ngừng được nâng cao, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích chung của xã hội và góp phần  bảo vệ môi trường. Sản phẩm chất lượng tốt, đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, phong cách  phục vụ chuyên nghiệp, đó là các yếu tố quyết định sự thành công của thương hiệu Eurowindow. 2.1.2. Giới thiệu chung về Nhà máy I Công ty cổ phẩn cửa sổ nhựa châu âu có 2 nhà máy sản xuất là Nhà máy I và Nhà máy II. Trong phạm vi đề tài em xin giới thiệu về Nhà máy I. Nhà máy I Địa chỉ : Lô 15 – Khu công nghiệp Quang Minh – Mê Linh – Vĩnh phúc. Tel : 0211 834420 Fax : 0211 834421 Nhà máy được đầu tư với số vốn 5 triệu USD, xây dựng trên diện tích 21.500 m2. Đây là nhà máy có dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ có tính tự động hóa cao được nhập từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như URBAN và FRIZ (Đức), MACOTEC và PERTICI (Italy)…với quy mô sản xuất lớn nhất Việt Nam. * Cơ cấu tổ chức của nhà máy Cơ cấu tổ chức của nhà máy gồm: 1 Giám Đốc nhà máy, 3 phó giám đốc là : Phó Giám Đốc Kỹ Thuật, Phó Giám Đốc Sản Xuất, Phó Giám Đốc Lắp Đặt. Và 9 phòng trực thuộc: Phòng Hành chính nhân sự, phòng Kế toán, phòng Vật tư kho bãi, phòng Thiết kế kỹ thuật, phòng Bảo dưỡng thiết bị, Xưởng sản xuất, phòng Quản lý chất lượng, phòng Kế hoạch vận chuyển, phòng Lắp đặt. Hình 3.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy I. Giám Đốc Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Phó Giám Đốc Lắp Đặt Phó Giám Đốc Sản Xuất P. Hành chính nhân sự P.Thiết kế Kỹ Thuật P.Vật Tư kho bãi P.Kế hoạch vận chuyển P.Kế toán P.BDTB Xưởng Sản xuất P.Quản lý Chất lượng P.Lắp đặt 2.2. Quá trình sản xuất 2.2.1. Sản phẩm của EUROWINDOW Xã hội ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra ngày càng nhanh, mặt khác đời sồng ngày càng được nâng cao nên nhu cầu của con người cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng công ty luôn luôn nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng các sản phẩm, cũng như đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các sản phẩm của EUROWINDOW là: + Cửa tự động xoay tròn 3 cánh GEZE: Cửa tự động xoay tròn 3 cánh được dùng tại các ngân hàng, khách sạn, những tòa nhà có lưu lượng người qua lại lớn, tốc độ lưu thông cao nhưng vẫn bảo đảm độ an toàn. Giữ nhiệt, tránh gió, bụi… + Cửa trượt tự động 4 cánh G-U: Cửa trượt 4 cánh cho phép mở cửa với chiều rộng lớn nhưng kích thước mỗi cánh lại nhỏ, nhẹ, chạy êm. Mở một lúc cả 4 cánh. Cửa được sử dụng ở các ngân hàng, khách sạn, sân bay… + Cửa trượt tự động 2 cánh GEZE: Cửa trượt tự động Geze có thể lắp 2 cánh hoặc 1 cánh trượt tùy theo sự lựa chọn bởi công trình của khách hàng. + Cửa đi xếp trượt 4 cánh: Đa dạng kích thước, kiểu dáng, phù hợp với nhiều kiểu kiến trúc. Với hai kiểu mở đạc biệt trên cùng một hệ cửa (xếp trượt và quay), mang lại nhiều sự lựa chọn về không gian cho người sử dụng. Thay đổi kích thước không gian khi sử dụng bằng hai khả năng xếp trượt và mở quay 1 hoặc 2 cánh. + Cửa cuốn tự động: Hiện nay, khi các phương tiện giao thông cá nhân ngày càng phát triển thì theo đó gara trở thành một bộ phận quan trọng của ngôi nhà, đòi hỏi được quan tâm một cách xứng đáng, cửa nhôm cuốn tự động Alulux –Eurowindow chính là giải pháp dành cho gara. Ngoài ra còn sử dụng cho mặt tiền cửa hàng và nhà ở… + Cửa sổ mở quay lật vào trong: Chế độ mở lật vào trong đảm bảo sự thông thoáng cho căn phòng nhưng vẫn giữ được vẻ kín đáo, tránh hắt mưa, tránh gió dập, đồng thời không ảnh hưởng đến việc bài trí các đồ đạc gần cửa như rèm cửa, đèn bàn...Phù hợp với những nhà bị hạn chế không gian mở bên ngoài. Cả hai chế độ mở đều có độ an toàn sử dụng cao, đặc biệt phù hợp cho việc sử dụng tại các toà nhà cao tầng. + Cửa sổ mở quay vào trong: Phù hợp với những nhà bị giới hạn không gian mở bên ngoài. Hạn chế được nguy cơ gió đạp cánh cửa, phù hợp cho việc sử dụng tại các toà nhà cao tầng. Thuận tiện cho lắp lưới chống côn trùng bên ngoài. Thuận tiện cho lau chùi, bảo dưỡng cửa. + Cửa sổ mở quay ra ngoài: Phù hợp với tập quán sử dụng của người Việt Nam. Khi đóng mở không ảnh hưởng đến không gian và diện tích sử dụng của căn phòng. + Cửa sổ mở trượt: Khi đóng mở không ảnh hưởng đến không gian và diện tích sử dụng của căn phòng. Độ an toàn cao, tránh được nguy cơ gió dập, đặc biệt phù hợp cho việc sử dụng tại các toà nhà cao tầng. + Cửa sổ mở hất ra ngoài: Khi đóng cửa không ảnh hưởng đến không gian và diện tích sử dụng của căn phòng. Đảm bảo sự thông thoáng cho căn phòng nhưng vẫn giữ được vẻ kín đáo, tránh hắt mưa. + Cửa đi 2 cánh mở quay: Đa dạng kích thước, kiểu dáng, phù hợp với nhiều kiểu kiến trúc. Thích hợp với tập quán sử dụng của người Việt Nam. + Cửa đi mở trượt: Đảm bảo độ cách âm, cách nhiệt, độ kín, khít. Khi đóng mở không ảnh hưởng đến không gian và diện tích sử dụng của căn phòng. Tránh được nguy cơ gió dập. Cho phép làm cánh cửa có kích thước lớn. + Cửa đi một cánh mở quay, cửa đi thông phòng: Có tính cách âm, độ kín, khít cao. Phù hợp với tập quán sử dụng của người Việt Nam. Sử dụng chốt đa điểm đảm bảo độ kín, khít cao. Màu sắc đa dạng theo yêu cầu của khách hàng. + Cửa ra ban công, ra loqqia: Đảm bảo độ cách âm, cách nhiệt, độ kín, khít. Phù hợp với tập quán sử dụng của người Việt Nam. Đa dạng kích thước, kiểu dáng, làm phong phú không gian của căn phòng. Màu sắc đa dạng theo yêu cầu của khách hàng. + Vách ngăn tấm uPVC, vách ngăn kính: Kín đáo nhưng vẫn mang phong cách hiện đại, phù hợp với tập quán sử dụng của người Việt. Tạo nét đặc trưng riêng cho căn phòng, rất tiện ích với khả năng cách âm, cách nhiệt, độ bền cao. + Nan kính, kính màu, kính hoa văn: Cùng với tính đồng bộ, đa dạng, nan kính hoàn toàn thích hợp cho việc khôi phục nét kiến trúc cổ điển cũng như thể hiện kiến trúc hiện đại và sự sáng tạo của chủ nhân. + Kính an toàn: Cửa sổ và cửa ra vào là nơi xung yếu nhất trước nguy cơ bị đột nhập. Những cửa này có thể được lắp kính an toàn với chức năng bảo vệ, thay thế song sắt. Kính an toàn có khả năng chiu được va đập mạnh, vẫn đứng vững trong khung cửa ngay cả khi kính đã bị đập rạn vỡ, góp phần ngăn chặn có hiệu quả sự thâm nhập từ bên ngoài. Một số công trình sử dụng sản phẩm của công ty là: Khách sạn DANLY – 22 Đào Tấn – Hà Nội, Khách sạn Gouman – 83 Lý Thường Kiệt – Hà Nội, Khách sạn Majetic – Số 1 Đồng Khởi – Quận 1 – Tp.HCM… 2.2.2. Công nghệ sản xuất Các nhà máy của EUROWINDOW được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại và đồng bộ. Máy móc có tính tự động hóa cao được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng như URBAN và FRIZ của Đức, MACOTEC và PERTICI của Italy. Có 2 dây chuyền chính là: * Dây chuyền sản xuất cửa sổ, cửa đi, vách ngăn. Một số máy móc và thiết bị sử dụng trong dây chuyền là: Máy cắt profile 2 đầu Thiết bị uốn khung cửa (profile): Thanh frofile được uốn theo công nghệ uốn nhiệt, cho phép tạo ra các loại vòm cửa với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Máy xẻ rãnh thoát nước. Máy hàn tự động 4 góc: Máy hàn 4 góc hoàn toàn tự động, cho phép sản xuất ra mỗi bộ khuôn cửa, khung cánh có chất lượng cao trong thời gian 2 phút. Điều này cho phép Eurowindow có khả năng phát huy hết công suất, đáp ứng được yêu cầu về tiến độ cũng như về số lượng và chất lượng sản phẩm của các đơn hàng. Thiết bị làm sạch mối hàn: Tự động tiếp nhận khung cửa từ máy hàn 4 góc và làm sạch các mối hàn. Việc nhận biết dạng Profile, lựa chọn lưỡi dao phay thích hợp, xác định vị trí cần cắt gọt... được tiến hành hoàn toàn tự động. Thiết bị lắp ráp phụ kiện kim khí: Được trang bị các công cụ có độ chính xác cao, đảm bảo chất lượng lắp ráp sản phẩm. Thiết bị lắp ráp hộp kính vào cửa * Dây chuyền cắt và sản xuất hộp kính. Dây chuyền có tính tự động hoá cao, được điều khiển bằng hệ thống máy tính công nghiệp cho phép sản xuất ra những hộp kính có từ một buồng ngăn đến hai hoặc ba buồng ngăn. Các hộp kính này được xử lý trong phòng kín có độ ẩm thấp và được bơm khí trơ để làm tăng tính cách âm, cách nhiệt. Một số máy móc sử dụng trong dây chuyền là: 1. Máy cắt kính tự động: Máy được thiết kế với các tay Robot lấy kính tự động. Máy tính công nghiệp cho phép tìm giải pháp đo cắt tối ưu theo đường thẳng và đường cong, tạo ra các tấm kính có hình dáng và kích thước khác nhau. 2. Dây chuyền sản xuất hộp kính: Kính sau khi cắt được đưa vào buồng rửa bằng nước đã khử ion để đảm bảo bề mặt kính sáng và sạch. Sau khi rửa, kính được sấy khô và tự động di chuyển sang vị trí lắp ráp tạo hộp kính. Hai tấm kính được liên kết bằng thanh cữ kính, sau đó được đưa vào ép trong buồng áp suất cao. Cuối cùng, hộp kính được bơm khí trơ nhằm giảm sự truyền âm, truyền nhiệt và được phủ lớp keo có độ dày 10 đến 15 mm xung quanh đảm bảo độ kín, khít tuyệt đối. 3. Thiết bị sản xuất kính mờ: Cho phép phun cát tạo kính mờ và mài hoa văn theo nhiều kiểu khác nhau, làm tăng thêm nét đẹp của cửa sổ. Ngoài ra còn có một số dây chuyền phụ trợ khác như: Dây chuyền sản xuất kính an toán (Dây chuyền sản xuất kính an toàn sử dụng công nghệ tạo liên kết giữa các lớp kính bằng chất dẻo trong suốt, có thể sản xuất các loại kính có mức độ an toàn khác nhau, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng), dây chuyền dán Laminate (Tạo ra sự đa dạng cho sản phẩm. tạo cho thanh Profile những màu sách khác nhau hoặc vân gỗ tự nhiên nhờ sử dụng phim Fast Foil - 3 của Renolit dán lên bề mặt pro file bằng cách đốt nóng hệ keo rắn tổng hợpmột thành phần, không tạo bọt hơi trên bề mặt thanh Profile, đảm bảo tuổi thọ sản phẩm được lâu dài). 2.2.3. Phương pháp tiến hành a. Duyệt phiếu đề nghị sản xuất Khi nhận được bộ phiếu yêu cầu sản xuất, nhân viên hành chính sẽ trình Giám Đốc Nhà máy phê duyệt. Sau đó copy thêm 3 bản gửi tới Phó Giám Đốc kỹ thuật, Phó Giám Đốc sản xuất, Phó Giám Đốc lắp đặt và bảo hành. Bản gốc lưu vào file “Phiếu yêu cầu sản xuất” tại phòng hành chính. b. Triển khai thiết kế Khi nhận được bộ phiếu yêu cầu sản xuất đã được phê duyệt. Phó Giám Đốc kỹ thuật tổ chức triển khai thiết kế, ban hành và kiểm soát bản thiết kế theo qui trình kiểm soát tài liệu * Tổ chức thiết kế Nhân viên thiết kế căn cứ vào các thông tin về đơn hàng để thiết kế. Chuyển cho trưởng phòng kỹ thuật xem xét và xác nhận, sau đó trình Phó Giám Đốc kỹ thuật ký duyệt. Bản thiết kế được lập căn cứ vào phần mềm thiết kế đã được cung cấp, trong đó phải thể hiện được các thông tin chi tiết phục vụ cho việc cung cấp vật tư và thực hiện sản xuất tại các công đoạn. * Duyệt thiết kế Phó Giám Đốc kỹ thuật căn cứ vào yêu cầu chi tiết của đơn hàng, khả năng công nghệ của nhà máy để xét duyệt thiết kế. * Ban hành và kiểm soát bản vẽ thiết kế Sau khi Phó Giám Đốc kỹ thuật ký phê duyệt thiệt kế, nhân viên thiết kế sẽ nhận lại bản gốc, copy thiết kế, đóng dấu kiểm soát và chuyển sang cho Phó Giám Đốc sản xuất để triển khai sản xuất. Bản gốc lưu tại phóng thiết kế, và được kiểm soát theo qui trình kiểm soát tài liệu của nhà máy. * Thời gian tổ chức thiết kế - Với những đơn hàng có ký hiệu chủng loại “ N ” có số lượng bản vẽ < 20 thì phải hoàn thành trong ngày. - Với những đơn hàng có ký hiệu “ E ” phải hoàn thành thiết kế trong thời gian 4h kể từ khi nhận được yêu cầu sản xuất. - Các trường hợp khác có thể kéo dài hơn tuy nhiên thời gian thiết kế không quá 2 ngày (16h làm việc). c. Lập kế hoạch sản xuất Phó Giám Đốc sản xuất căn cứ vào phiếu đề nghị sản xuất, năng lực sản xuất của nhà máy và các thiết kế chi tiết đã nhận được để tổ chức việc lập kế hoạch sản xuất cụ thể và kiểm soát quá trình sản xuất để đảm bảo thời gian giao hàng như trong phiếu yêu cầu. * Triển khai việc lập và duyệt kế hoạch sản xuất Nhân viên lập kế hoạch sản xuất có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất đáp ứng các yêu cầu, xong chuyển cho trưởng phòng Vật tư xem xét sau đó trình Phó Giám Đốc sản xuất duyệt. * Lệnh sản xuất Căn cứ vào kế hoạch sản xuất nhân vien lập kế hoạch phải lập lệnh sản xuất đính kèm với bản vẽ thiết kế. Trình Phó Giám Đốc sản xuất duyệt sau đó copy 1 bản chuyển cho Quản đốc xưởng. Bản gốc được lưu tại phòng kế hoạch vật tư. - Lệnh sản xuất phải được chuyển cho quản đốc xưởng vào 16h ngày hôm trước để có kế hoạch bố trí nhân lực và xuất kho vật tư cho phù hợp. - Trường hợp đơn hàng gấp, Quản đốc có thể nhận lệnh sản xuất trực tiếp của ban Giám Đốc trước khi có lệnh sản xuất của phòng Kế hoạch vật tư đưa ra tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Sau đó phòng Kế hoạch vật tư phải làm lệnh sản xuất bổ sung chuyển cho Quản đốc lưu vào hồ sơ. d. Triển khai sản xuất Nhận được lệnh sản xuất, Quản đốc xưởng tiến hành copy, đóng dấu kiểm soát, phân phát cho các vị trí cần phải nhận được các thông tin cần thiết và tổ chức các công việc chuẩn bị tiến hành sản xuất. Quản đốc xưởng theo dõi tiến độ sản xuất, chất lượng dựa trên qui trình quản lý chất lượng, làm báo cáo sản xuất theo qui định về báo cáo cho Ban giám đốc nhà máy. Đồng thời quản đốc xưởng có trách nhiệm thống kê tình hình nguyên vật liệu theo từng đơng hàng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch giảm tỉ lệ tiêu hao nguyên vật liệu chung. Phòng kỹ thuật theo dõi chất lượng của sản phẩm trên dây chuyền sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối công đoạn, ghi, lưu kết quả vào phiếu kiểm tra theo từng sản phẩm, dán tem QC pass lên sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, những sản phẩm chưa đạt yêu cầu phải dán tem riêng để phân biệt, thông báo hạng mục kiểm tra chưa đạt cho bộ phận sản xuất để khắc phục sau đó kiểm tra lại. e. Nhập kho thành phẩm Bộ phận sản xuất căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng của phòng kỹ thuật và kế hoạch sản xuất để viết phiếu đề nghị nhập kho thành phẩm. Bảo quản các tài liệu nhập kho theo qui định của qui trình xuất nhập kho nguyên vật liệu thành phẩm. f. Quản lý tồn kho thành phẩm và báo cáo tính hình nhập kho Phòng kế hoạch vật tư phải đảm bảo các điều kiện để sắp xếp, bảo quản thành phẩm trong kho an toàn, thuận tiện cho việc xuất kho sau này. Tùy theo yêu cầu vận chuyển của đơn hàng phòng Kế hoạch vật tư có trách nhiệm đóng gói sản phẩm theo đặc thù vận chuyển để sãn sàng giao hàng khi đến thời hạn cần lắp đặt. Phòng Kế hoạch vật tư kiểm soát chất lượng hàng trong kho, cập nhật số liệu về tình hình sản xuất, nhập kho của nhà máy để báo cáo theo qui định về chế độ báo cáo. g. Xuất kho thành phẩm để lắp đặt cho khách hàng Bộ phận lắp đặt căn cứ vào yêu cầu sản xuất đã nhận được lập kế hoạch lắp đặt. Căn cứ vào kết quả sản xuất và thông báo của bộ phận Kế hoạch vật tư về tình hình tồn kho thành phẩm trong kho để lập phiếu đề nghị xuất kho sản phẩm và vật tư liên quan đến việc lắp đặt theo qui trình xuất nhập kho nguyên vật liệu và thành phẩm. 2.3. Thực trạng chất lượng sản xuất 2.3.1. Chất lượng sản xuất năm 2006 Hình 3.2: Bảng tổng kết lỗi sản phẩm năm 2006. Mục tiêu chất lượng 98% đạt lần 1 Tổ HK CH PK HT TB Số lượng kiểm tra 18198 5677 17612 20612 15525 Số lượng lỗi 804 766 2247 1521 1335 Đạt lần 1 95,60% 86,50% 87,20% 92,60% 91,40% Đánh giá NG NG NG NG NG Nguồn: Báo cáo tổng kết lỗi năm 2006 - Eurowindow Hình 3.3: Biến động của lỗi sản phẩm năm 2006. Nguồn: Báo cáo tổng kết lỗi năm 2006 - Eurowindow Qua báo cáo tổng kết lỗi năm 2006 ta có thể thấy các lỗi mắc phải ở các tổ vẫn cao chưa đạt được mục tiêu đặt ra. Cụ thể: + Tổ Hộp Kính: Đây là tổ mắc ít lỗi nhất, tỷ lệ lỗi chiếm 4,4% tổng số mẫu kiểm tra. Lỗi chính hay mắc phải của tổ này là Bẩn trong hộp kính 277 lỗi chiếm 34,5% tổng số lỗi, Lệch kính 113 lỗi chiếm 14%, Keo tràn hộp kính 96 lỗi chiếm 12%. Ngoài ra còn các lỗi khác cũng đáng kể như Xước kính 46 lỗi, Nan trang trí bẩn 42 lỗi, Lệch nan trang trí 35 lỗi…Nguyên nhân của lỗi Bẩn trong hộp kính là do khâu vệ sinh kém, chỉ khi nào lỗi xuất hiện nhiều mới vệ sinh. Nguyên nhân của lỗi lệch kính là do thao tác của công nhân chưa chuẩ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12339.doc
Tài liệu liên quan