Mục lục
Phần mở đầu........................................................................................................ 2
I. Lý luận chung về quản lý an toàn lao động..................................................... 3
1.1. An toàn lao động - Bảo hộ lao động............................................................. 3
1.1.1. Các khái niệm............................................................................................ 3
1.1.2. Mục đích - Ý nghĩa..........................
27 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Quản lý an toàn lao động tại Tổng Công ty xây dựng Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......................................................... 3
1.1.3. Nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động.................................................... 4
1.2. Quy định chung về an toàn lao động............................................................ 5
1.2.1. Tổ chưc bộ máy và xây dựng nội quy - quy chế....................................... 5
1.2.2. Lập kế hoạch thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động....................... 6
1.2.3. Tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động................................ 6
1.2.4. Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động.................... 7
1.2.5. Kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn.................................................. 8
1.2.6. Thống kê, sơ kết, tổng kết, báo cáo........................................................... 9
1.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý an toàn lao động............. 9
1.3.1. Môi trường bên ngoài................................................................................ 9
1.3.2. Các nhân tố tổ chức và lãnh đạo............................................................. 10
1.3.3. Chính sách của doanh nghiệp.................................................................. 10
II. Thực trạng an toàn lao động tại Tổng công ty xây dựng Thăng Long......... 11
2.1. Tổng quan về Tổng công ty xây dựng Thăng Long................................... 11
2.1.1. Quá trình xây dựng và phát triển............................................................. 11
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh.......................................................................... 12
2.1.3. Cơ cấu tổ chức........................................................................................ 13
2.2. Tình hình thực tế về an toàn lao động........................................................ 14
2.3. Thực trạng hoạt động quản lý an toàn lao động tại công ty xây dựng Thăng Long................................................................................................................... 16
2.3.1. Các văn bản có liên quan của Chính phủ và của công ty.........................16
2.3.2. Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động........................................... 18
2.3.3. Công tác thực hiện an toàn lao động....................................................... 19
2.3.4. Đánh giá hoạt động quản lý an toàn lao động..........................................19
III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động an toàn lao động tại Tổng công ty xây dựng Thăng Long..............................................20
3.1. Phương hướng nhiệm vụ hoạt động quản lý trong thời gian tới..................20
3.1.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................20
3.1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010.................................................................20
3.2. Một số giải pháp.........................................................................................21
3.2.1. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước.....................................................21
3.2.1. Về phía doanh nghiệp...............................................................................22
3.2. Một số kiến nghị về phía các cơ quan quản lý Nhà nước...........................24
Phần kết luận......................................................................................................26
Tài liệu tham khảo..............................................................................................27
Phần mở đầu
1. Lý do và mục đích nghiên cứu đề tài
Ngành xây dựng giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây cũng là một ngành mà điều kiện lao động có những dặc thù riêng: địa điểm làm việc của công nhân luôn thay đổi, phần lớn công việc thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng của khí hậu thời tiết xấu, nhiều công việc nặng nhọc, phải thi công ở những vị trí không thuận tiện, có nhiều yếu tố nguy hiểm có hại dễ gây ra tai nạn lao động và làm suy giảm sức khỏe thậm chí gây ra bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Lâu nay xây dựng vẫn là một trong các ngành chiếm tỷ lệ cao nhất về tai nạn lao động, kể cả tai nạn chết người. Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp tổ chức và công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa hạn chế tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động vẫn còn là mối quan tâm lô ngại cho những người xây dựng.
Một trong những vẫn đề rất quan trọng để phòng ngừa tai nạn lao động là người lao động phải quán triệt được các chế độ chính sách về bảo hộ lao động, phải hiểu biết về an toàn vệ sinh lao động, các tiêu chuẩn quy trình, quy pham về an toàn lao động và những biện pháp an toàn cụ thể trong công việc của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong giới hạn của một đề án môn học, em xin nghiên cứu sơ bộ về tình hình an toàn lao động tại doanh nghiệp, những nguyên nhân, thiếu sót cần khắc phục và đưa ra một số giải pháp cho tình hình an toàn lao động hiện nay tại một công ty xây dựng cụ thể với đề tài: Quản lý an toàn lao động tại tổng công ty xây dựng Thăng Long.
I. Lý luận chung về an toàn lao động và quản lý an toàn lao động
1.1. An toàn lao động- Bảo hộ lao động
1.1.1. Các khái niệm
- An toàn lao động: tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện lao động an toàn, không gây nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khoẻ.
- Bảo hộ lao động: trước hết là một phạm trù sản xuát, nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác việc chăm lo sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân gia đình họ còn có ý nghĩa nhân đạo.
- Điều kiện lao động: Tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác dộng qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
- Yêu cầu an toàn lao động: Là các yếu tố cần phải được thực hiện nhằm bảo đảm an toàn lao động.
- Bệnh nghề nghiệp: là sự suy yếu dần sức khỏe của người lao động gây nên bệnh tật do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động trên cơ thể của người lao động.
1.1.2. Mục đích – Ý nghĩa
1.1.2.1. Mục đích
- Quá trình sản xuất là quá trình người lao động sử dụng công cụ , máy móc, thiết bị tác động vào đối tượng để làm ra sản phẩm xã hội. Trong lao động sản xuất dù sử dụng công cụ thô sơ hay máy móc hiện đại, dù quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp đều có những yếu tố nguy hiểm, độc hại có thể làm giảm sức khỏe, gây tai nạn hay bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp khoa học kỹ thuật, tổ chức kinh tế - xã hội để hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động để ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
1.1.2.2.Ý nghĩa
- Công tác bảo hộ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nó mang nhiều ý nghĩa chính trị, xã hội, kinh tế lớn lao.
- Bảo hộ lao động phản ánh bản chất của một chế độ xã hội mang ý nghĩa chính trị rõ rệt. Dưới chế độ thực dân phong kiến, giai cấp công nhân và người lao động bị bóc lột thậm tệ, công tác bảo hộ lao động không hể được quan tâm. Từ khi nhà nước giành được độc lập đến nay, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, trên quan điểm “con người là vốn quý nhất”, điều kiện lao động ko ngừng được cải thiện, điều này đã thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng
- Bảo hộ lao động là góp phần tích cực vào việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhờ chăm lo bảo vệ sức khỏe cho người lao động không những mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ, mà bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc.
- Bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa kinh tế quan trọng. Trong sản xuất, người lao động được bảo vệ tốt, không bị tai nạn, ốm đau bênh tật, họ sẽ an tâm phấn khởi sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất. Do đó thu nhập cá nhân và phúc lợi tập thể sẽ được tăng lên, điều kiện sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện.
1.1.3. Nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động
- Kế hoạch bảo hộ lao động là văn bản có nội dung về biện pháp, kinh phí, vật tư, thời gian hoàn thành, phân công tở chức thực hiện công tác bảo hộ lao động.
- Các doanh nghiệp khi lập kế hoach sản xuất phải đồng thời lập kế hoạch bảo hộ lao động. Các cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp nếu tổ chức xét duyệt kế hoạch sản xuất thì đồng thời phải xét duyệt kế hoạch bảo hộ lao động.
- Nội dung chi tiết bao gồm:
Các biện pháp về kỹ thuật an toàn phong chống cháy nổ: chế tạo, sửa chữa, mua sắm các thiết bị, bộ phận, dụng cụ nhằm mục đích che chắn, hãm đóng mửo các máy, thiết bị bộ phận, công tình, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ gây ra sự cố và tai nạn lao động. Làm thêm các giá để nguyên vật liệu, thành phẩm. Lắp đặt các thiết bị báo động bằng màu sắc, ánh sáng, tiếng động... đặt biển báo, nội quy, quy trình vận hành an toàn.
Di chuyển các bộ phận sản xuất, kho chứa các chất độc hại, dễ cháy nổ ra xa nơi có nhiều người đi lại. Kiểm định định kỳ các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Lắp ráp các quạt thông gió, hệ thống hút bụi, hút hơi khí độc.
Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động trong phòng chống độc hại, nâng cấp hoàn htiện làm cho nhà xưởng thông thoáng, chống nóng, ồn và các yếu tố độc hại lan truyền. Xây dựng cải tạo nhà tắm. Lắp máy giặt, máy tẩy chất độc.
Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân: dây an toàn, mặt nạ phòng độc, tất chống dính, tất chống vắt, ủng cách tóc, mũ chống chấn thương sọ não, khẩu trang chống bụi, bao tai chống ồn, quần áo chống phóng xạ, quần áo chống rét, quần áo chịu acid...
Chăm sóc sức khoẻ người lao động: Khám sức khoẻ khi tuyển dụng, khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, bồi dưỡng bằng hiện vật.
Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động: Điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tổ chức huấn luyện về bảo hộ lao động, chiếu phim, tham quan triển lãm bảo hộ lao động. Tổ chức thi an toàn vệ sinh giỏi, kẻ áp phích, pa nô, mua tạp chí bảo hộ lao động.
1.2. Quy định chung về an toàn vệ sinh lao động
- Doanh nghiệp thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo ra môi trường lao động an toàn vệ sinh lao động, có lợi cho sức khỏe người lao động.
- Người lao động cam kết chủ động hợp tác với doanh nghiệp và tổ chức công đoàn cơ sở làm tốt phần việc thuộc chức trách và nghĩa vụ của mình phù hợp với quy định của các văn bản pháp lý của Nhà nước, nội quy và quy chế của doanh nghiệp.
1.2.1. Tổ chức bộ máy và xây dựng nội quy, quy chế
- Thành lập hội đồng bảo hộ lao động doanh nghiệp
Hội đồng này do doanh nghiệp quyết định thành lập, có nhiệm vụ phối hợp và tư vấn cho Doanh nghiệp thực thi kế hoạch an toàn vệ sinh lao động, bảo đảm cho tổ chức công đoàn được tham gia kiểm tra, giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.
- Bộ phận an toàn vệ sinh lao động ở doanh nghiệp
Tùy theo quy mô, doanh nghiệp tổ chức phòng, ban hay cử cán bộ chuyên trách. Song mức tối thiểu có:
1 cán bộ bán chuyên trách đối với doanh nghiệp có dưới 300 lao động.
1 cán bộ chuyên trách đối với doanh nghiệp có 300 đến dưới 1000 lao động.
2 cán bộ chuyên trách hoặc tổ chức thành phòng, ban riêng đối với các doanh nghiệp lớn hơn.
Cán bộ làm công tác an toàn phải là những người hiểu biết kỹ thuật, thực tiễn sản xuất, được đào tạo chuyên môn, bố trí ổn định để có điều kiện đi sâu làm công tác nghiệp vụ.
- Mạng lưới an toàn vệ sinh viên: Mạng lưới an toàn vệ sinh viên là tổ chức hoạt động an toàn vệ sinh lao động ở doanh nghiệp của người lao động, được thành lập theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ban chấp hành công đoàn. Nội dung hoạt động bảo đảm phù hợp với luạt pháp, bảo đảm quyền lợi của người lao động và lợi ích của doanh nghiệp.
1.2.2. Lập kế hoạch thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động
- Căn cứ vào nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, những thiếu sót, tồn tại, các bài học kinh nghiệm rút ra trong việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động thời gian qua, các ý kiến góp ý của người lao động, tổ chức công đoàn, kiến nghị của đoàn thanh tra (nếu có) và tư vấn của Hội đồng bảo hộ lao động, doanh nghiệp giao cho bộ phận an toàn vệ sinh lao động dự thảo kế hoạch an toàn vệ sinh lao động trong năm để doanh nghiệp xem xét, phê duyệt đưa vào kế hoạch thực hiện đồng thời với kế hoạch sản xuất.
1.2.3. Tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động
- Doanh nghiệp cam kết chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động. Tuy nhiên trong khuôn khổ năng lực của cơ sở, sẽ chú trọng giải quyết các vấn đề cấp thiết nhất góp phần bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người lao động gồm:
- Bộ phận an toàn vệ sinh lao động phối hợp với bộ phận tổ chức xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp. Phối hợp với bộ phận kỹ thuật xây dựng quy trình vận hành an toàn các máy móc thiết bị.
- Tiến hành tuyên truyền, huấn luyện nhằm:
Phổ biến chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn vệ sinh lao động của Nhà nước, nội quy, quy chế, chỉ thị của doanh nghiệp đến các cấp và người lao động.
Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng tổ chức huấn luyện nâng cao nhận thức chấp hành kỷ luật lao động, kỹ năng và quy chế vận hành máy móc, thiết bị, sử dụng phương tiện BVCN và công cụ lao động an toàn.
- Bộ phận an toàn vệ sinh lao động phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo đạc yếu tố có hại trong môi trường lao động, theo dõi sức khỏe, bệnh tật, đề xuất với doanh nghiệp sử dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Bộ phận kỹ thuật (hoặc cán bộ kỹ thuật) phối hợp với bộ phận an toàn vệ sinh lao động, quản đốc phân xưởng nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động:
Giải pháp tổ chức sản xuất an toàn.
Giải pháp kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ.
Giải pháp kỹ thuật vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động.
1.2.4. Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động
- Khai báo tai nạn lao động.
- Xử lý tình huống trước khi điều tra.
- Tổ chức điều tra các vụ tai nạn thuộc thẩm quyền điều tra của cơ sở mình.
- Thống kê, báo cáo định kỳ tai nạn lao động theo quy định.
1.2.5. Kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn
Doanh nghiệp tổ chức tự kiểm tra về an toàn nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót để có biện pháp khắc phục trong quá trình thực hiện kế hoạch an toàn, cụ thể:
- Tổ chức đoàn kiểm tra ở các cấp.
- Họp đoàn kiềm tra, phân công cho từng thành viên, xác định lịch kiểm tra.
- Thông báo lịch kiểm tra.
- Tiến hành kiểm tra
Hình thức kiểm tra:
º Kiểm tra tổng thể các mặt hoạt động của công tác an toàn
º Kiểm tra chuyên đề
º Kiểm tra định kỳ: 6 tháng hoặc 1 năm.
º Kiểm tra sau khi kết thúc một đợt sản xuất hoặc đột xuất khi có sự cố.
Nội dung kiểm tra:
º Việc thực hiện các chế độ, chính sách, quy trình, quy phạm.
º Hồ sơ giấy tờ theo dõi quy trình, quy phạm liên quan.
º Hiện trạng tình hình an toàn: Cơ cấu, thiết bị, che chắn... phương tiện bảo vệ công nhân, thiết bị thông gió, chiếu sáng... biển báo.
º Việc thực thi kế hoạch đặt ra, các kiến nghị của các đợt kiểm tra trước.
º Kiến thức về an toàn của người quản lý và người lao động.
º Hoạt động tự kiểm tra của phân xưởng, tổ sản xuất.
- Kết quả kiểm tra an toàn phải được lập biên bản và ghi vào sổ kiến nghị. Các văn bản này phải được đóng dấu giáp lai, lưu giữ cẩn thận để làm cơ sở cho việc phân rõ trách nhiệm.
- Ở tổ sản xuất, mỗi cá nhân người lao động thực hiện việc tự kiểm tra thường xuyên vào đầu giờ ngày làm việc. Kết quả báo cáo lên tổ trưởng, quản đốc phân xưởng để xác minh và kịp thời đề xuất giải pháp khắc phục.
1.2.6. Thống kê, sơ kết, tổng kết, báo cáo
- Các cơ sở phải có sổ sách thống kê số liệu liên quan đến việc thực hiện kế hoạch an toàn hàng năm.
- Số liệu phải được lưu giữ 5 năm ở cấp phân xưởng và 10 năm ở cấp doanh nghiệp.
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm doanh nghiệp phải tổ chức sơ kết, tổng kết công tác an toàn để phân tích hiệu quả đạt được, thiếu sót tồn tại nhằm rút ra bài học kinh nghiệm để vạch kế hoạch khắc phục cho năm sau. Tổ chức khen thưởng cá nhân, bộ phận thực hiện tốt.
- Báo cáo công tác an toàn phải được soạn thảo định kỳ 1 năm 2 lần và gửi về cơ quan quản lý cấp trên, Sở Lao động thương binh Xã hội, Sở Y tế và liên đoàn lao động địa phương và thông báo cho toàn bộ người lao động cùng biết. Thời gian nộp báo cáo vào ngày 10 tháng 7 hàng năm với báo cáo 6 tháng và trước ngày 15 tháng 1 của năm sau đối với báo cáo cả năm.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý an toàn lao động
1.3.1. Môi trường bên ngoài
- Môi trường bên ngoài đang thay đổi rất nhanh và thậm chí sẽ còn thay đổi nhanh hơn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
- Hiện đã tồn tại tình trạng cạnh tranh khốc liệt: quá trình toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đang đe doạ tất cả các ngành kinh doanh
- Văn hoá Việt Nam và một số thông lệ tại công sở buộc phải thực hiện để cạnh tranh được hiệu quả hơn có thể không đi đôi với nhau
- Tỷ lệ thất nghiệp cao, có nhiều sinh viên đại học ra trường mà không tìm được việc làm, nhưng sinh viên mới tốt nghiệp lại không muốn làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ.
- Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ đối với vấn đề quản lý an toàn lao động đang ngày càng trở nên quan trọng
- Nhiều doanh nghiệp được quản lý bằng chính sách nhân sự gần giống mô hình của doanh nghiệp nhà nước: nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa do các giám đốc và cán bộ của doanh nghiệp nhà nước thành lập và quản lý.
1.3.2. Các nhân tố tổ chức và lãnh đạo
- Hầu hết doanh nghiệp áp dụng kiểu quản lý truyền thống.
- Chủ doanh nghiệp không hiểu đầy đủ về tầm quan trọng của việc áp dụng các thông lệ tốt trong quản lý nguồn nhân lực, quản lý an toàn lao động để đạt được kết quả kinh doanh.
- Nhân viên tự coi minh là những người làm công thụ động, né tránh trách nhiệm và không chủ động.
- Điều kiện tại nơi làm việc và quan hệ trong công việc có thể không khuyến khích nhân viên cố gắng hết sức
- Hầu hết chủ lao động và nhân viên đều quan tâm đến vấn đề kinh tế- mỗi bên chỉ nghỉ đến những khoản lợi nhuận ngắn hạn (chủ lao động) và các quyền lợi (nhân viên)
- Chủ lao động không chịu lắng nghe hoặc bày tỏ với nhân viên về những vấn đề liên quan đến việc cải thiện cung cách kinh doanh, điều kiện làm việc…
- Những công việc mà nhân viên được yêu cầu làm không được xác định cụ thể
- Hiệu quả làm việc của nhân viên được xác định bằng những phương pháp không mang tính xây dựng
Chính sách của doanh nghiệp
- Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý về bảo hộ lao động.
- Cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp, tập trung giảm thiểu tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng.
- Tăng cường công tác phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong sản xuất.
- Nâng cao chất lượng công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp.
- Tăng cường phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
- Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, phát huy vai trò của quần chúng tham gia công tác bảo hộ lao động.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ an toàn - vệ sinh lao động.
II. Thực trạng an toàn lao động tại Tổng công ty xây dựng Thăng Long
2.1. Tổng quan về Tổng công ty xây dựng Thăng Long
2.1.1. Quá trình xây dựng và phát triển
- Xí nghiệp liên hiệp cầu Thăng Long được thành lập ngày 06/07/1973, một tổ chức xây dựng chuyên ngành cầu lớn của Việt Nam ra đời. Cây cầu Thăng Long là biểu tượng sức mạnh của những người thợ cầu với tổng cộng chiều dài cầu cho cả 3 loại đường xe lửa, Ôtô và xe thô sơ gần 11000 mét đã được hoàn thành vào năm 1985. Hiện nay, Cầu Thăng Long là cây cầu lớn nhất nước ta, là niềm tự hào của các lớp thợ cầu Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
- Ngày 19/12/1984, Xí nghiệp Liên hiệp Thăng Long đổi tên thành " Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long ". Bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế, để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ chế mới Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long đổi tên thành " Tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long" vào ngày 11/ 3 / 1992.
- Mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng giao thông, thuỷ lợi, dân dụng và công nghiệp; Ngày 22 / 4 / 1998, Tổng công ty đổi tên lại thành " Tổng công ty xây dựng Thăng Long".
Quyết định số 275/2006/QĐ-TTg ngày 1/12/ 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án chuyển TCT sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Quyết định 2854/QĐ-Bộ GTVT ngày 20/12/2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty xây dựng Thăng Long trực thuộc Bộ GTVT.
º Tên gọi đầy đủ: Tổng Công ty xây dựng Thăng Long
º Tên giao dịch Quốc tế: Thang long Construction Corporation
º Viết tắt: TLG
º Trụ sở: Số 72 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Tel: 8343087 - 8345028-8345211 - Fax: 04 - 8345212
Website:
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh
- Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước bao gồm: Cầu đường nhựa, đường bê tông, nhà ga, sân bay, cầu, hầm, cảng.
- Xây dựng các công trình công nghiệp: Kho, xưởng sản xuất, bến bãi, xây dựng cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng.
- Xây dựng các công trình dân dụng: Xây dựng nền móng và kiến trúc nhà ở, nhà làm việc văn phòng, trụ sở.
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi: Trạm bơm, cống, đập, đê, kè, kênh mương.
- Xây dựng các công trình khác: Quốc phòng, điện, công trình ngầm dưới nước.
- Sản xuất cung ứng bê tông thương phẩm; cho thuê, bảo dưỡng, sữa chữa máy, phương tiện, thiết bị thi công, Gia công dầm cầu thép, Cấu kiện thép, sản phẩm cơ khí khác.
- Mua bán vật tư thiết bị giao thông vận tải, sắp thép vật liệu xây dựng.
- Tư vấn đầu tư, lập dự án, tư vấn khảo sái thiết kế, tư vấn giám sát xây dựng; Thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp.
- Kinh doanh nhà, khách sạn, văn phòng.
- Dạy nghề lái xe tô; hợp tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới.
- Khám chữa bệnh, điều dưỡng.
- Dịch vụ tuyển dụng lao động trong nước, xuất khẩu lao động.
- Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, các công trình hạ tầng khác theo phương thức BT, BOT.
- Vận tải hành khách, hàng hoá, cho thuê phương tiện vận tải.
- Kinh doanh bất động sản , xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng và kiến chúc các cụm dân cư đô thị mới.
- Cho thuê kho, bãi đỗ xe, nhà xưởng, bãi để hàng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
- Công ty mẹ - Tổng Công ty xây dựng Thăng Long :
Công ty cầu 1 Thăng Long
Công ty xây dựng và Phát triển công nghệ Thăng Long
Công ty Tư vấn xây dựng Thăng Long
Trung tâm Quản lý dự án
Trung tâm xuất khẩu lao động Thăng Long
Chi nhánh Tổng Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Trung cấp Giao thông vận tải Thăng Long
Bệnh viện Nam Thăng Long
- Các Công ty con là Công ty Cổ phần, Tổng Công ty giữ Cổ phần chi phối trên 50 % vốn điều lệ
Công ty Cổ phần cầu 3 Thăng Long
Công ty Cổ phần cầu 5 Thăng Long
Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long
Công ty Cổ phần XD số 12 Thăng Long
Công ty Cổ phần thí nghiệm và XD Thăng Long
- Các Công ty Cổ phần Cổ phần Công ty, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Liên doanh TCT có Cổ phần hoặc góp vốn dưới 50% vốn điều lệ:
Công ty Cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long
Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long
Công ty Cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long
Công ty Cổ phần XD số 9 Thăng Long
Công ty Cổ phần cơ khí và xây dựng số 10 Thăng Long
Công ty Cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
Công ty Cổ phần xây dựng số 16 Thăng Long
Công ty Cổ phần cơ giới và XD Thăng Long
Công ty Cổ phần xây dựng và vận tải Thăng Long
Công ty TNHH bê tông Thăng Long- MêKông
Công ty TNHH cấu cấu thép Mitsui - Thăng Long
Công ty TNHH BOT cầu Yên Lệnh
Công ty TNHH BOT Đường 188
Công ty Cầu 7 Thăng Long (đang tiến hành CPH)
Công ty Cổ phần xây dựng số 8 Thăng Long (đang tiến hành CPH)
2.2. Tình hình thực tế về an toàn lao động
- Theo thống kê, năm 2006 tại Việt Nam có tới 5.881 vụ tai nạn lao động, với 6.088 người bị nạn. Trong đó, theo số liệu của Bộ Công nghiệp và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số bị chết là 536 người, bị thương nặng 1142 người.
- Điều đáng lưu ý, nguyên nhân của hiểm họa này chủ yếu bắt nguồn từ ý thức chấp hành chưa nghiêm quy tắc an toàn lao động của người lao động và chủ sử dụng lao động.
- Các vụ tai nạn lao động nói trên chủ yếu xảy ra từ các ngành nghề và tổng công ty lớn. Báo cáo cho thấy, năm 2006, số vụ tai nạn:
Tập đoàn Than và Khoáng sản chiếm 12,7% tổng số vụ và 16,98% tổng số người chết.
Tổng công ty Vinaconex chiếm 2,05% tổng số vụ và 1,89% tổng số người chết.
Tổng công ty Sông Đà là 1,64% tổng số vụ và 1,51% tổng số người chết.
Tổng công ty Điện lực Việt Nam là 1,64% tổng số vụ và 1,51% tổng số người chết.
Tổng công ty Hàng hải là 1,64% tổng số vụ và 1,51% tổng số người chết.
Tổng công ty xây dựng Thăng Long là 1,23% tổng số vụ và 1,13% tổng số người chết.
- Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, những lĩnh vực sản xuất thường xảy ra nhiều tai nạn lao động như là xây lắp công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giao thông chiếm 34,43% tổng số vụ và 32,45% tổng số người chết, khai thác than chiếm 12,7% tổng số vụ và 16,98% tổng số người chết, sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 9,02% tổng số vụ và 8,3% tổng số người chết, cơ khí chế tạo chiếm 7,8% tổng số vụ và 7,17% tổng số người chết.
- Trong đó, các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp chiếm tới 16,8% tổng số vụ và 20,75 tổng số người chết, con số này ở Bộ Xây dựng là 11,07% và 10,19%.
- Hà Nội là trung tâm công nghiệp, mà ở đó người lao động và chủ sử dụng lao động thường xuyên được cập nhật những quy tắc an toàn và phương pháp quản trị lao động tiên tiến nhưng số vụ tai nạn lao động cũng không ít: 152 vụ (chiếm 2,53%), 158 người bị nạn, trong đó 16 người chết, 50 người bị thương nặng.
Có thể thấy, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng tai nạn lao động gia tăng là do công tác quản lý và chỉ đạo chưa kịp thời. Rất nhiều ngành công nghiệp còn thiếu các quy định quản lý an toàn lao động và chưa hoàn thiện các tiêu chí nhằm đánh giá, xác định điều kiện, trình độ, năng lực, nhu cầu kỹ thuật an toàn trong môi trường lao động cụ thể.
- Được biết trong năm 2007, tổng số người bị tai nạn lao động là 6.337 người, trong đó có 621 người chết và 2.553 người bị thương nặng. Đặc biệt là vụ sập 2 nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26/9/2007 làm chết 53 người, bị thương 80 người; vụ sạt lở núi đá D3 công trình Thuỷ điện Bản Vẽ (Nghệ An) ngày 15/12/2007 làm chết 18 người.
- Thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra trong năm 2007 (chi phí tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,...) là 48.035 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 10.493 tỷ đồng. Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động lên đến 382.313 ngày.
2.3. Thực trạng hoạt động quản lý an toàn lao động tại công ty xây dựng Thăng Long
2.3.1. Các văn bản có liên quan của Chính phủ và của công ty
- Ngày 27/02/2008 Bộ Lao động TBXH đã ban hành thông tư 04/2008/TT-BLĐTBXH thay thế thông tư 23/2003/TT-BLĐTBXH, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Văn bản CT 10-14-3-2008, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm trước Chính phủ nếu để xảy ra tai nạn lao động gây hậu quả nghiêm trọng.
Để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm sức khoẻ, an toàn cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa chỉ thị các Bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động. Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm trước Chính phủ nếu để xảy ra tai nạn lao động gây hậu quả nghiêm trọng.
Phải yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các công trình xây dựng, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Tăng cường thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, điều phối có hiệu quả các hoạt động của Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động trên các công trình trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, các cơ sở khai thác khoáng sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng...; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động.
Bộ Xây dựng chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động đối với các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, đặc biệt là các công trình có người lao động làm việc trên cao; các đơn vị khai thác vật liệu xây dựng; các loại máy, thiết bị phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các công trình xây dựng, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng thuộc ngành.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động đối với các công trình xây dựng cầu đường, đặc biệt là các công trình giao thông trọng điểm thuộc quyền quản lý; tăng cường kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình trong các khâu: khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành và bảo trì công trình.
Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trun._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6019.doc