Tài liệu Quản lí và sử dụng sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả tại huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An: ... Ebook Quản lí và sử dụng sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả tại huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An
108 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Quản lí và sử dụng sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả tại huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
trêng ®¹I häc n«ng nghiÖp hµ néi
¶
LuËn v¨n tèt nghiÖp
QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHO CÂY ĂN QUẢ TẠI HUYỆN ANH SƠN - TỈNH NGHỆ AN
Sinh viªn thùc hiÖn : TRÇN THÞ KIÒU
Líp : Kinh tÕ B - K50
Chuyªn ngµnh : Kinh tÕ N«ng nghiÖp
Khoa : Kinh tÕ & PTNT
Gi¸o viªn híng dÉn : TS. Mai thanh cóC
Hµ Néi - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2009
Sinh Viên
Trần Thị Kiều
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Phát triển nông thôn, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt bốn năm qua và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy giáo TS. Mai Thanh Cúc, người đã giành rất nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Trạm Bảo Vệ Thực Vật, trạm Khuyến nông, lãnh đạo UBND huyện Anh Sơn đã cung cấp và tạo điều kiện cho tôi thu thập những số liệu cần thiết và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình tôi nghiên cứu tại địa bàn huyện.
Cuối cùng con xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị, bạn bè và những người thân đã động viên tinh thần cũng như vật chất trong thời gian con thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả mọi người!
Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2009
Sinh Viên
Trần Thị Kiều
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV
Bảo Vệ thực vất
BQ
Bình quân
CC
Cơ cấu
CLB
Câu lạc bộ
CN – TTCN – XD
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
ĐVT
Đơn vị tính
HCBVTV
Hoá chất Bảo vệ thực vật
HTX
Hợp tác xã
LĐNN
Lao Động nông nghiệp
NN
Nông nghiệp
PTNT
Phát triển nông thôn
SL
Số lượng
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
TM - DV
Thương mại - dịch vụ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê lượng thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam từ năm 2000 - 2006 25
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện trong 3 năm (2006 – 2008) .30
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm (2006 – 2008) 32
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 34
(2006 – 2008) 34
Bảng 4.1 : Tổng hợp trình độ văn hoá của cán bộ tham gia quản lí thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn 52
Bảng 4.2 : Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra đầu năm 2009 56
Bảng 4.3 : Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra đầu năm 2009 57
Bảng 4.4: Số lượng thuốc BVTV sử dụng cho cây ăn quả trên địa bàn huyện qua 3 năm 2006 – 2008 59
Bảng 4.5: Lượng tiêu thụ một số loại thuốc BVTV chủ yêu dành cho cây ăn quả trên địa bàn huyện Anh Sơn qua 3 năm (2006 – 2008) 60
Bảng 4.6: Mức độ phun thuốc và chi phí thuốc BVTV cho vườn cây ăn quả năm 2008 của các hộ điều tra 61
Bảng 4.7: Tình hình mang dụng cụ bảo hộ khi phun thuốc của người dân 66
Bảng 4.8 Tình hình pha đúng nồng độ của người dân 68
Bảng 4.9: Tình trạng sau khi phun thuốc của người dân 71
Bảng 4.10: Nông dân hiểu về sâu hại và dịch bệnh 75
Bảng 4.11: Nông dân ước tính mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây ra 76
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Không có cũng được… 67
Hộp 4.2 : Tôi chỉ pha chừng chừng… 69
Hộp 4.3: Nông dân thu được gì từ những buổi tập huấn 79
Hộp 4.4: Nông dân nhận xét về những buổi tập huấn 79
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Các yếu tố quyết định việc lựa chọn thuốc của người dân 63
Biểu đồ 4.2: Nguồn cung ứng thuốc BVTV cho các hộ điều tra 64
Biểu đồ 4.3 : Nông dân đánh giá tính hiệu quả của thuốc BVTV 77
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc 7
Sơ đồ 2.2: An toàn và hiệu quả là 2 mục tiêu không thể tách rời trong sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lí. 17
Sơ đồ 4.1: Các kênh phân phối thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn 39
Sơ đồ 4.2: Sự thành lập Đoàn thanh tra BVTV huyện Anh Sơn 42
Sơ đồ 4.3: Hoạt động của Đoàn thanh tra BVTV huyện Anh Sơn 43
Sơ đồ 4.4: Sơ đồ về tổ chức quản lí sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn 49
PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là yếu tố quan trọng bảo vệ sản lượng lương thực, thực phẩm. Nhờ vậy mà nuôi sống được số dân cư tăng lên nhanh chóng của cả thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Khoảng 40 - 50 năm về trước, khi thuốc BVTV và giống mới chưa được sử dụng rộng rãi, năng suất lúa đạt trung bình 1 – 1,5 tấn/ha/vụ thì đến nay năng suất đã tăng lên 5 tấn/ha/vụ. Cùng với việc sử dụng giống mới có năng suất cao trên diện tích rộng thì nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm cũng đồng thời phát sinh phá hoại, thời tiết diễn biến phức tạp làm giảm năng suất cây trồng từ 15 - 20%, có nơi 40 - 50%, thậm chí mất trắng thì việc sử dụng thuốc BVTV là rất cần thiết. Trước đây, nông dân chỉ dùng thuốc BVTV cho lúa, nay đã dùng cho hầu hết các loại cây trồng như rau quả, đậu đỗ, cây công nghiệp,…
Ở nước ta, trong mấy năm qua, nhiều bà con đã chuyển một số diện tích trồng lúa hoặc hoa màu sang trồng cây ăn quả, vì cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Một số bà con đã làm giàu từ trồng cây ăn quả. Vì vậy, diện tích trồng cây ăn quả ngày càng được mở rộng và càng được thâm canh hơn so với trước kia. Song song với việc mở rộng diện tích và thâm canh thì các loại sâu bệnh trên cây ăn quả cũng phát triển nhanh chóng và ngày càng phức tạp. Nhiều nông dân đã phải đối phó vất vả với các vấn đề sâu bệnh và không ít nông dân đã bị thất thu nặng do sâu bệnh tấn công liên tục trên vườn cây ăn quả của mình. Và để phòng trừ sâu bệnh nhằm hạn chế thất thu, người dân đã phun các loại thuốc BVTV lên vườn cây của mình. Do vậy việc sử dụng thuốc BVTV trên cây ăn quả hiện nay đang có chiều hướng ngày càng nhiều. Để phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng nói chung và cây ăn trái nói riêng, nhất thiết cần phải vận dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp chứ không phải chỉ dùng biện pháp phun thuốc. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì việc sử dụng thuốc BVTV cũng là một biện pháp thiết yếu và đem lại hiệu quả cao.
Huyện Anh Sơn nằm phía Tây tỉnh Nghệ An, là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu nhiều ảnh hưởng của gió Lào, đất đai khô cằn, vì thế chuyển sang trồng cây ăn quả thay cho lúa nước cũng đang là một xu hướng tích cực và đạt nhiều kết quả cao hơn so với trồng lúa nước, trong đó cây Cam là một trong những trọng điểm chính. Nhưng hằng năm dịch bệnh và sâu hại vẫn hoành hành và làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới thu nhập của người dân. Vì thế, sử dụng thuốc BVTV trên cây ăn quả là điều cần thiết để người nông dân bảo vệ nông sản của mình.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả của người dân địa phương hiện nay có nhiều tích cực nhưng cũng có nhiều hạn chế, đã ảnh hưởng rất nhiều đến tất cả các mặt của đời sống Kinh tế - xã hội – môi trường của địa phương. Vì thế, việc sử dụng thuốc BVTV như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn về môi trường cho toàn xã hội và cho chính người nông dân thì lại đang là vấn đề rất cần được quan tâm.
Nhận thức được vấn đề quan trọng trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lí và sử dụng sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả tại huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình quản lí và sử dụng thuốc BVTV trên cây ăn quả huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thuốc Bảo Vệ Thực Vật trên địa bàn huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phấn hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn về quản lí và sử dụng thuốc BVTV.
Tìm hiểu thực trạng quản lí thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn.
Tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả của huyện Anh Sơn.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình quản lí và sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả của người dân huyện Anh Sơn - Nghệ An.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Tìm hiểu thực trạng quản lí và sử dụng thuốc BVTV của người dân huyện Anh Sơn trên cây ăn quả giai đoạn 2006 – 2008 và đề xuất một số giải pháp.
1.3.2.2 Phạm vi thời gian
Thời gian số liệu sử dụng: 3 năm 2006 – 2008.
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009.
1.3.2.3 Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Anh Sơn - Nghệ An.
PHẦN II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1 Tổng quan về thuốc BVTV
2.1.1.1 Khái niệm và lịch sử phát triển của thuốc BVTV
a. Khái niệm
Theo Trần Quang Hùng (1995), thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng để phòng và trừ sinh vật hại cây trồng và nông sản. Thuốc bảo vệ thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm sinh vật gây hại, như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh dùng để trừ bệnh cây…
b. Lịch sử phát triển
Quá trình phát triển của biện pháp hoá học BVTV có thể chia thành một số giai đoạn sau [2]:
Giai đoạn 1 (Trước thế kỉ 20): Với trinh độ canh tác lạc hậu, các giống cây trồng có năng suất thấp, tác hại của dịch hại còn chưa lớn. Để bảo vệ cây, người ta dựa vào các biện pháp canh tác, giống sẵn có. Sự phát triển của Nông nghiệp trông chờ vào sự may rủi.
Tuy nhiên, từ lâu, con người cũng đã biết sử dụng các loại cây độc và lưu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh. Từ thế kỉ 19, hàng loạt sự kiện đáng ghi nhớ, tạo điều kiện cho biện pháp hoá học BVTV ra đời. Benediel Prevét (1807) đã chứng minh nước đun sôi trong nồi đồng có thể diệt bào tử nấm than đen, dung dịch boocđô ra đời năm 1879…Nhưng biện pháp hoá học BVTV lúc này vẫn chưa có vai trò đáng kể trong sản xuất Nông nghiệp.
Giai đoạn 2 (từ đầu thế kỉ 20 đến năm 1960): Các thuốc trừ dịch hại hữu cơ đã ra đời, làm thay đổi vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất Nông nghiệp. Lúc này người ta cho rằng mọi vấn đề về BVTV đều có thể giải quyết bằng thuốc hoá học. Biện pháp hoá học bị khai thác ở mức tối đa, thậm chí người ta còn hy vọng nhờ thuốc hoá học để loại trừ hẳn một loại dịch hại trong một vùng rộng lớn.
Từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của thuốc BVTV gây ra cho con người, môi sinh và môi trường được phát hiện. Khái niệm phòng trừ tổng hợp sâu bệnh ra đời.
Giai đoạn 3 (những năm 1960 – 1980): Việc lạm dụng thuốc BVTV đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi sinh, môi trường, dẫn đến tình trạng nhiều chương trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế dựa vào thuốc hoá học đã bị sụp đổ; tư tưởng sợ hãi, không dám dùng thuốc BVTV xuất hiện; thậm chí có người cho rằng cần loại bỏ, không sử dụng thuốc BVTV trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Tuy vậy, các loại thuốc BVTV mới có nhiều ưu điểm, an toàn hơn đối với môi sinh, môi trường, như thuốc trừ cỏ mới, thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng vẫn liên tục ra đời. Lượng thuốc BVTV được sử dụng trên thế giới không những không giảm mà còn tăng lên không ngừng.
Giai đoạn 4 (từ những năm 1980 đến nay): Vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhiều loại thuốc BVTV mới, trong đó có nhiều thuốc trừ sâu bệnh sinh học, có hiệu quả cao với dich hại, nhưng an toàn vơi môi trường ra đời. Vai trò của biện pháp hoá học và thuốc BVTV đã được thừa nhận. Tư tưởng sợ thuốc BVTV cũng bớt dần. Quan điểm phòng trừ tổng hợp được phổ biến rộng rãi.
2.1.1.2 Đặc điểm và phân loại thuốc bảo vệ thực vật
* Đặc điểm
Mỗi loại thuốc chỉ phát huy được tác dụng với từng loại sâu bênh, từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây trồng nên việc sử dụng mang tính thời vụ.
Thuốc BVTV được làm từ chất độc hại đòi hỏi đơn vị người cung cấp và người sử dụng phải hiểu được tác dụng, kỹ thuật sử dụng nó, nếu dung không đúng kỹ thuật thì sẽ không đem lại hiệu quả mà còn gây hại đến môi trường sống, sức khoẻ của sinh vật và cả con người. Vì vậy đòi hỏi người cung cấp phải hướng dẫn rõ ràng cách sử dụng cũng như tác dụng của từng loại thuốc cho bà con nông dân (người sử dụng) được biết.
Ưu điểm của thuốc BVTV là tiêu diệt sâu hại nhanh chóng triệt để, chắc chắn trên diện tích lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loại thuốc có tác dụng kích thích cây trồng phát triển, phương pháp sử dụng phong phú có thể tiết kiệm được chi phí, đặc biệt là khả năng dập dịch nhanh gọn.
Nhược điểm là hầu hết các loại thuốc BVTV đều có độc, gây độc cho người và động vật, gây ô nhiễm môi trường. Thuốc có thể tồn tại lâu trong đất, trong nông sản ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Chúng còn ảnh hưởng đến mùi vị của nông sản, lưu lại trong nông sản gây độc cho con người. Bên cạnh đó khi sử dụng thuốc không đúng có thể gây cháy lá, rụng hoa quả, phá vỡ cân bằng sinh học tự nhiên và có thể tạo điều kiện xuất hiện các loại sâu, bệnh hại chống thuốc phòng trừ.
* Phân loại thuốc BVTV
Thuốc BVTV được chia thành nhiều nhóm tuỳ theo công dụng của chúng: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ nhện, thuốc trừ chuột, thuốc xông hơi, thuốc kích thích sinh trưởng. Trong các nhóm trên thì thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ được dùng nhiều nhất.
2.1.1.3 Tác động của thuốc BVTV đến môi trường sống
Trong quá trình sản xuất Nông nghiệp, việc sử dụng thuốc BVTV đã tác động đến môi trường theo nhiều cách khác nhau, theo sơ đồ sau:
Không khí
Bay hơi Lắng đọng
Bay hơi Bay hơi
Đất sử dụng Thuốc BVTV sử dụng Thực vật
vận chuyển
Vận chuyển Rửa trôi Tồn dư
Nứơc Hấp phụ Thực phẩm
Động vật Người
Sơ đồ 2.1: Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc
* Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng
Thuốc BVTV xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại trên các bộ phận của cây, tác động đến sinh trưởng và phát triển của cây. Sử dụng thuốc BVTV cũng có những mặt tích cực cũng như mặt hạn chế đối với cây trồng. Những tác động tốt của thuốc đối với cây như: rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm cây ra hoa sớm, làm quả chín sớm; tăng chất lượng nông sản; tăng năng suất và các chỉ tiêu cấu thành năng suất; làm tăng sức chống chịu của cây với những điều kiện bất lợi như rét, hạn…; tăng khả năng hút chất dinh dưỡng và tăng khả năng chống sâu bệnh cho cây.
Ngược lại, khi sử dụng không đúng thuốc BVTV, có thể gây hại cho cây trồng như: cây chết, màu sắc lá biến đổi, lá bị cháy thủng hay biến dạng, hoa quả bị rụng, quả chín muộn, quả nhỏ, phun thuốc vào thời kì cây ra hoa dễ ảnh hưởng đến khả năng đậu quả của cây trồng.
* Tác động của thuốc BVTV đến môi trường sống
Dư lượng thuốc BVTV là phần còn lại của hoạt chất, các sản phẩm chuyển hoá và các thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trên cây trồng, nông sản, đất, nước sau một thời gian dưới tác động của hệ sống và điều kiện ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…). Dư lượng của thuốc được tính bằng mg thuốc có trong một kg nông sản, đất hay nước (mg/kg).
Thuốc BVTV tồn tại trên cây trồng và nông sản là điều kiện cần thiết để bảo vệ cây trồng và nông sản chống lại sự gây hại của dịch hại trên ruộng, trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Nhưng dư lượng cũng là của thuốc có trên nông sản, sẽ là nguồn gây hại cho người tiêu dùng. Dư lượng thuốc thường có trên cây trồng nông sản và chỉ gây hại khi chúng vượt ngưỡng cho phép. Dư lưọng càng lớn thì mức độ gây hại cho người tiêu dùng càng lớn.
Dù xử lí bằng phương pháp nào thì cuối cùng thuốc BVTV cũng đi vào đất, tồn tại ở các lớp đất khác nhau, trong các khoảng thời gian không giống nhau. Trong đất, thuốc BVTV thường bị Vi sinh vật đất phân giải hay bị đất hấp phụ. Nhưng có nhiều loại thuốc có thời gian phân huỷ dài, khi dùng liên tục và lâu dài chúng có thể tích luỹ trong đất một lượng rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, môi sinh và chính sức khỏe con người. Nó có thể gây ô nhiễm bề mặt đất và mạch nước ngầm, ảnh hưởng đến nguồn nước từ đó trực tiếp gây hại đến con người và các sinh vật sống cả trên cạn và dưới nước.
Nguồn nước và mặt đất bị ô nhiễm, con người là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, sức khoẻ giảm sút và có thể mắc nhiều bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư.
Qua thức ăn, nguồn nước, thuốc BVTV có thể được tích luỹ trực tiếp trong cơ thể động vật, có thể gây ngộ độc mãn tính hay cấp tính cho động vật máu nóng gây sút cân, tăng trọng kém…
Thuốc BVTV, đặc biệt là các thuốc trừ sâu dễ gây hại cho ong mật, các sinh vật có ích, chim và động vật hoang dã. Bên cạnh các tác hại trực tiếp thì thuốc còn giết hay là làm giảm nguồn thức ăn cho cá và các loài động vật và các loài kí sinh thiên địch.
Nhiều thuốc BVTV, đặc biệt là các loài thuốc trừ sâu, có thể rất an toàn khi dùng trên cạn nhưng lại dễ gây độc cho các loài cá và động vật thuỷ sinh, nên đã bị cấm dùng cho lúa nước.
Còn đối với ngừơi nông dân, ngoài những ảnh hưởng nghiêm trọng thông qua mặt đất và nguồn nước nhiểm độc còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi độc tính của nông dược, tác động không tốt tới sức khoẻ và cũng làm tăng chi phí cho việc khám chữa bệnh, do họ tiếp xúc thường xuyên với thuốc BVTV trong khi phun với nồng độ cao.
2.1.2 Lí luận về Quản lí việc sử dụng thuốc BVTV
2.1.2.1 Khái niệm và các công cụ của quản lí
a. Khái niệm
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
- Theo Tailor, 2003: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm ".
- Theo Fayel, 2000: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
- Hard Koont, 2004: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".
- Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".
b. Các công cụ của quản lí
Công cụ quản lí nói chung là tất cả mọi phương tiện mà chủ thể quản lí sử dụng để tác động lên đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu quản lí đề ra. Vai trò của công cụ quản lí thể hiện ở chỗ nếu là mục tiêu đề ra có chính xác và khả thi đếbn đây nữa, nhưng nếu không có công cụ quản lí tương ứng thì cũng không thể thực hiện được.
Có những công cụ quản lí chủ yếu sau:
* Pháp luật
Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung (quy phạm pháp luật) thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định. Chức năng chủ yếu của pháp luật là điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục để đảm bảo và phát triển xã hội theo mục tiêu và phương hướng nhất định.
* Kế hoạch
Kế hoạch theo nghĩa hẹp là phương án hành động trong tương lai. Theo nghĩa rộng, kế hoạch là quá trình xây dựng, chấp hành, giám sát và kiểm tra việc thực hiện phương án hành độngtrong tương lai. Là một loại công cụ quản lí quan trọng của Nhà nước, kế hoạch bao gồm nhiều nội dung và loại hình với các mức độ khác nhau: Chiến lược phát triển, Quy hoạch phát triển, Kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm, Đề án, Dự án, Chương trình.
* Chính sách
Chính sách là một trong những công cụ chủ yếu mà nhà nước sử dụng đẻ quản lí nền kinh tế. Dưới dạng chung nhất, mỗi chính sách là một tập hợp các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt đến các mục tiêu chung. Một chính sách bất kì thường bao gồm hai bộ phận: Mục tiêu cần đạt và các giải pháp cần áp dụng để thực hiện các mục tiêu. Các chính sách có chức năng chung là tạo ra những kích thích đủ lớn để biến những chủ trương đường lối lớn và các chiến lược của Đảng thành hiện thực, góp phần thống nhất về tư tưởng và hành động của tất cả thành viên trong xã hội.
* Tài sản quốc gia
Tài sản quốc gia hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm toàn bộ tài sản của đất nước; hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn vốn và các phương tiện vật chất kĩ thuật mà Nhà nước có thể sử dụng để quản lí.
2.1.2.2 Quản lí sử dụng thuốc BVTV
a. Yêu cầu phải quản lí sử dụng thuốc BVTV
Quản lí sử dụng thuốc BVTV là một trong những yêu cầu tất yếu để việc sử dụng thuốc BVTV đạt hiệu quả cao trên tất cả các mặt của đời sống Kinh tế - xã hội – môi trường. Bởi vì:
Thứ nhất, thuốc BVTV là vật tư không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Khi sử dụng đúng, thuốc BVTV giúp đẩy lùi dịch hại, giữ năng suất cây trồng cao và ổn định. Nhưng trong quá trình lưu thông và sử dụng thuốc BVTV, nếu sử dụng không đúng đắn và thiếu biện pháp phòng ngừa thích đáng, thuốc sẽ có những tác động không nhỏ cho môi sinh và môi trường. Hậu quả là gây khó khăn cho việc phòng trừ dịch hại, chi phí phòng trừ tốn kém hơn. Một trong những nguyên nhân gây ra tác hại này là do thiếu sự quản lí chặt chẽ, dùng thuốc không hợp lí, gây ô nhiễm môi trường, gây tổn thất kinh tế to lớn cho từng vùng rộng lớn, gây tổn thất cho mùa màng trong nhiều năm liền.
Thứ hai, quản lí sử dụng thuốc BVTV để nhằm phát huy được mặt tích cực của thuốc BVTV trong bảo vệ mùa màng và nông sản, hạn chế những hậu quả xấu do thuốc BVTV gây ra, không những cần tăng cường nghiên cứu sử dụng hợp lí thuốc BVTV, mà còn cần có những quy định chặt chẽ của Nhà nước trong việc thống nhất quản lí các khâu: sản xuất, kinh doanh, lưu thông và sử dụng thuốc BVTV trong phạm vi cả nước.
b. Quy định của pháp luật trong quản lí sử dụng thuốc BVTV
Khi còn chiến tranh, thuốc BVTV được nhà nứơc nhập khẩu, phân phối, lưu thông và sử dụng. Các bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ trên như Bộ Nông nghiệp, Công An, Y tế, Giao thông, Lao động… đã ra thông tư liên bộ, quy định chặt chẽ những điều khoản phải thực hiện nhằm đảm bảo an toàn trong mọi khâu trên.
Sau chiến tranh, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước không còn giữ độc quyền trong việc cung ứng thuốc BVTV. Để đảm bảo cho việc cung ứng và sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả, nước ta đã ban hành pháp lệnh về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội công bố lần đầu vào tháng 2/1993 và pháp lệnh mới công bố vào tháng 8/2001 thay thế cho pháp lệnh cũ để phù hợp với tình hình thực tế hơn. Kèm theo là hệ thống văn bản phục vụ cho pháp lệnh này. Hệ thống văn bản bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Pháp lệnh về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là văn bản có tính pháp lí cao nhất của Nhà nước về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật, trong đó có một chương riêng nói về quản lí thuốc BVTV. Trong văn bản này, thuốc BVTV được liệt vào loại hàng hoá hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, nhà nước thống nhất quản lí mọi khâu từ sản xuất, nhập khẩu, bảo quản, dự trù, vận chuyển buôn bán và sử dụng thuốc BVTV; có chính sách ưu đãi đối với việc sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, ít độc. Nhà nước cũng quy định trách nhiệm cụ thể đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT, trách nhiệm đảm bảo an toàn khi xảy ra sự cố thuốc BVTV, điều kiện sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, những quy định về việc tiêu huỷ, dự trữ thuốc BVTV và những điều nghiêm cấm trong sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, tàng trữ, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV.
- Nghị định 92 CP của Chính phủ ban hành năm 1993 được thay bằng nghị định 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Bảo vệ thực vật (có quy định điều kiện người trực tiếp làm dịch vụ BVTV, có liên quan đến vấn đề kinh doa nh thuốc BVTV) và “Điều lệ quản lí thuốc BVTV”.
- Trong “Điều lệ quản lí thuốc BVTV” (6/2002) quy định lại phạm vi thi hành của điều lệ và đưa ra nhiều định nghĩa về những khái niệm dùng trong điều lệ. Điều lệ cũng quy định các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật về quản lí thuốc BVTV ở Việt Nam và những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ ra danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, thuốc hạn chế sử dụng và thuốc cấm sử dụng. Những điều nghiêm cấm trong việc sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và sử dụng thuốc cấm, thuốc giả, thuốc ngoài danh mục sử dụng, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không có nhãn, hoặc thuốc có nhãn nhưng vi phạm quy định về nhãn hàng hoá, vi phạm nhãn được bảo hộ; cấm nhập khẩu buôn bán và sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng. Cấm quảng cáo những thuốc không có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, những thuốc hạn chế và thuốc cấm sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam
Đứng về phía quản lí thuốc, công tác thanh tra chuyên ngành đóng một vai trò tích cực trong việc han chế thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc ngoài danh mục lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên do lực lượng thanh tra còn mỏng, trình độ chuyên môn cò hạn, nên chưa hoàn toàn đáp ứng nhiệm vụ trước tình hình lưu thông, quản lí thuốc rất phức tạp hiện nay.
2.1.3 Sử dụng thuốc BVTV
2.1.3.1 Nguyên tắc sử dụng thuốc
Các thuốc BVTV đều rất độc nên khi sử dụng cần phải đúng mục đích và đúng yêu cầu. Ở Việt Nam việc sử dụng thuốc BVTV cần đảm bảo 4 yêu cầu kĩ thuật sau:
Dùng đúng thuốc
Không một loại thuốc nào có thể trừ được tất cả các loài dịch hại. Một loại thuốc chỉ có thể trừ đựơc nhiều hay ít loại dịch hại, thậm chí chỉ một loài dịch hại. Thuốc chỉ thích hợp dùng trong những điều kiện thời tiết, đất đai canh tác, cây trồng nhất định.
Trước khi mua thuốc, nông dân phải xác định loại dịch hại nào đang phá trên ruộng để chọn mua đúng loại thuốc thích hợp. Nếu không xác định được phải nhờ cán bộ kĩ thuật giúp để chọn được đúng thuốc mình cần, đem lại hiệu quả phòng trừ cao. Ngoài ra, cần chọn những thuốc phù hợp vói trình độ sử dụng và điều kiện kĩ thuật ở địa phương.
Chỉ sử dụng những loại thuốc có tên trong danh mục các loại thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, còn các loại thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam phải thận trọng khi sử dụng và làm theo đúng quy định của cục BVTV.
Dùng thuốc đúng lúc
Sự phát sinh phát triển của các đối tượng gây hại khá phức tạp; cây trồng có những thời kỳ rất mẫn cảm đối với thuốc BVTV… nên dùng thuốc đúng lúc là yêu cầu phải đặt ra. Đối với sâu, rầy dùng thuốc đúng lúc là lúc tuổi nhỏ; các loại bệnh hại là lúc bệnh mới chớm phát; cỏ dại phụ thuộc điều kiện sinh thái từng vùng mà đưa ra quyết định kịp thời, đúng lúc… Như vậy, thuốc mới phát huy hết tác dụng, hiệu quả và chi phí lại giảm. Tránh phun thuốc lúc cây trồng trổ hoa, trời nắng gắt, chiều tối (những vườn cây, vùng có nuôi ong). Thời kỳ cây trồng trổ hoa, nếu phải phun thuốc BVTV thì phun vào lúc chiều mát. Không phun khi thiên địch còn ít, sinh vật có ích hoạt động mạnh. Tránh phun thuốc nhiều lần, loại thuốc tồn lâu gây độc cho ong, chim và động vật hoang dã.
Về mặt kinh tế, mỗi cây trồng chỉ có từng giai đoạn sinh trưởng nhất định, tác động của dịch hại dễ ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy chỉ nên phun thuốc vào thời điểm mật độ hay sự phá hoại của dịch hại vượt quá ngưỡng kinh tế. Làm như vậy sẽ giảm được số lần phun thuốc.
Dùng thuốc đúng liều lượng và nồng độ
Phun thuốc với liều lượng và mức tiêu dùng thấp sẽ không bảo đảm hiệu quả phòng trừ, gây lãng phí thuốc, thậm chí tạo điều kiện cho dịch hại quen thuốc và phát triển mạnh hơn. Ngược lại, phun với liều lượng cao sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế, gây độc cho người sử dụng, cho cây trồng, gia súc và thiên địch, để lại dư lượng cao trên nông sản.
Phun thuốc với liều lượng ít sẽ không bao phủ được toàn cây, dịch hại không tiếp xúc được nhiều với thuốc. Nhưng nếu phun liều lượng quá nhiều, sẽ làm cho thuốc bị mất nhiều, hiệu quả phòng trừ giảm, mất nhiều công chở nước và gây độc cho môi trường. Hiệu quả phòng trừ cũng không thể nâng cao nếu chỉ tăng nồng độ thuốc dùng và giảm lượng nước phun, làm như vậy chỉ tăng độ độc cho người sử dụng, môi sinh và môi trường, nhưng vẫn không đạt hiệu quả phòng trừ mong muốn.
Phun thuốc đúng cách, đúng kỹ thuật
Khi phun thuốc phải đảm bảo thuốc bám dính nhiều trên lá cây và hạn chế đến mức tối đa thuốc rơi xuống nền đất. Mỗi đối tượng cần quản lý có vòng đời, phát sinh phát triển, trú ẩn và gây hại thường không giống nhau nên muốn phun hoặc rải thuốc phải chú ý đến nơi đối tượng gây hại thường trú ẩn hay vị trí tấn công của chúng.
Ngoài ra, phải chú ý đến bảo hộ và an toàn lao động đúng cách, cụ thể như:
+ Tiêu chuẩn người đi phun thuốc là người khoẻ mạnh, trưởng thành, không để trẻ em, phụ nữ có thai, người có vết thương hở, lở loét đi phun thuốc.
+ Chế độ làm việc tối đa là 6 giờ/ngày.
+ Trước khi tiếp xúc với thuốc: Trang bị bảo hộ nhằm làm giảm sự tiếp xúc và xâm nhập của thuốc vào cơ thể, đồng thời hạn chế nguy cơ bị ngộ độc. Không làm việc trong kho, trong cửa hàng thuốc BVTV, không đi phun thuốc trên ruộng nếu không có đồ bảo hộ thích hợp.
Có đầy đủ quần áo bảo hộ và công cụ lao động khi tiếp xúc với thuốc: Quần áo dài, tạp dề bằng nilon hay vải không thấm ướt, mũ, khẩu trang, kính. Khi tiếp xúc với thuốc, không phải bất kì trường hợp nào cũng phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. Thuốc càng độc trang bị càng đầy đủ.
Cần chú ý ăn no trước khi phun thuốc, mang theo nước uống, xà phòng, khăn mặt và quần áo sạch để dùng ngay nếu cần.
+ Trong khi phun thuốc: Không dùng bình bơm rò rỉ hay để thuốc dây lên da; không ăn uống, hút thuốc trong khi phun thuốc; không phun thuốc ngược chiều gió, nên đi vuông góc với chiều gió; không phun thuốc khi trời gió quá to; không chăn thả gia súc trong khu phun thuốc.
+ Sau khi phun: Thu dọn bao bì, chai thuốc và tiêu huỷ đúng cách: đập bẹp vỏ sắt, đập vỡ chai, chôn bao bì nơi hẻo lánh, cao, không úng nứơc, có biển cảnh cáo hay rào chắn. Không đốt bình chứa thuốc. Rửa sạch trong và ngoài bình bơm bằng nước xà phòng và nước sạch. Cất bình bơm vào kho, không để bình bơm bừa bãi khi làm việc hay khi bảo quản. Tắm và giặt quần áo bảo hộ và công cụ bảo hộ bằng xà phòng, không để chung quần áo bảo hộ với quần ào thường mặc.
Nội dung nguyên tắc “bốn đúng”
Đúng liều lượng, nồng độ
Đ._.úng lúc
Đúng cách
Đúng thuốc
Thuốc tiếp xúc được với dịch hại
Thuốc xâm nhập được vào cơ thể dịch hại
Thuốc dịch chuyển được vào trung tâm sống dịch hại
Người, đối tượng không phòng trừ, sinh vật có ích, môi trường
Các loài dịch hại
AN TOÀN
HIỆU QUẢ
Thuốc phát huy được tác dụng (tồn tại thời gian đủ dài, nồng độ đủ độc)
Ghi chú: Tăng cường
Hạn chế
Sơ đồ 2.2: An toàn và hiệu quả là 2 mục tiêu không thể tách rờitrong sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lí.
Tóm lại, việc sử dụng thuốc BVTV tuân theo bốn nguyên tắc như trên phải đảm bảo hai yêu cầu quan trọng không thể thiếu đó là An toàn và Hiệu quả, nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội – môi trường một cách bền vững.
2.1.3.2 Sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả.
Xét về nguy cơ ô nhiễm thì việc phun thuốc trên cây ăn quả thường tạo nguy cơ ô nhiễm cao hơn nhiều so với việc phun thuốc trên lúa hoặc hoa màu. Nguyên nhân của nguy cơ này là:
- Thứ nhất là, cây ăn quả thường cao quá đầu người nên vòi phun phải hướng lên trên, vì thế lượng thuốc phun lên cao dễ rơi vào thân thể, nhất là phần đầu, mặt, cổ và tay và cũng là phần không được che chắn. Hơn nữa khi phun thuốc lên trên cành cây ở trên cao tia thuốc tạt vào cành lá thường bắn ngược trở lại và rơi vào cơ thể người phun thuốc.
- Thứ hai là, vườn cây cam ăn quả thường rậm rạp, nhất là vườn cây đã lớn, trồng dày tạo nên bầu không khí không thông thoáng nên khi phun thuốc trong vườn dễ làm cho người phun thuốc hít phải thuốc trừ sâu phát tán trong không gian vườn cây ăn quả.
- Thứ ba là phần lớn người phun thuốc cho vườn cây ăn quả không có dụng cụ phù hợp mà vẫn dùng bình phun thuốc cho lúa hoặc hoa màu. Loại bình phun này không thể phun lên cao được nên bà con phải nới béc để tia phun có thể lên cao. Việc này làm cho hạt thuốc phun ra có kích thứơc quá lớn nên không bám dính được vào lá bao nhiêu mà rơi tuột trở lại xuống dưới, và như vậy dễ rơi vào cơ thể người phun thuốc đứng bên dưới. Một số bà con lại trèo lên cây để phun thuốc thì nguy cơ ô nhiễm thuốc vào người lại càng cao. Hơn nữa, nếu vườn cây có nhiều cỏ thì lượng thuốc rơi vào cỏ dại phía dưới dễ nhiễm vào chân của ngừơi khi lội vào vườn cây.
2.2 Cơ sở thực tiễn
.
2.2.1 Tình hình quản lí và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Trong 20 năm qua, doanh số của thị trường thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thế giới đã tăng từ khoảng 13 tỷ USD (1980) lên đến 28 tỷ USD (2000). Tuy nhiên, trong những năm 2000 - 2005 thị trường này đã liên tục sụt giảm, mà những nguyên nhân chính là giá nông sản thấp, tác động của công nghệ sinh học, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu á (1997), Mỹ La tinh (1999) cũng như sự suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay.
Trong vòng đàm phán thương mại 1994 tại Urugoay, Tổ chức Thương mại Thế giới đã đặt ra mục tiêu giảm giá lương thực trên toàn cầu. Mục tiêu này đã đạt được nhờ cắt giảm xuất khẩu lương thực trợ giá từ các nước phát triển và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại các nước đang phát triển. Sự hạn chế xuất khẩu lương thực của các nước phát triển đã dẫn đến dư thừa sản lượng và giảm giá lương thực tại các nước này, đặc biệt là ở Tây âu, khiến nhiều diện tích canh tác bị bỏ hoang. Thu nhập giảm sút đã ảnh hưởng lớn đến sức mua của nông dân ở những thị trường nông hóa chính trên thế giới. Điều này dẫn tới lượng thuốc BVTV tiêu thụ hàng năm đã giảm dần.
Ở các nước đang phát triển, mức sử dụng các sản phẩm nông hóa liên quan chặt chẽ với tình hình kinh tế. Quá trình công nghiệp hóa và sự cải thiện mức thu nhập nói chung đã làm tăng nhu cầu về số lượng và chất lượng thực phẩm.. Nhưng ở nông thôn, người nông dân vẫn phải phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng để mua giống, phân bón và thuốc trừ sâu. Những cuộc khủng hoảng kinh tế mới đây ở châu á và Mỹ La tinh đã làm giảm khả năng vay vốn của nông dân, khiến cho các sản phẩm nông hóa chậm được tiêu thụ.
Việc áp dụng các giống cây trồng biến đổi gen, có khả năng chống cỏ dại và dịch hại, cũng làm giảm doanh số bán ra của các sản phẩm BVTV, đặc biệt là các loại thuốc diệt cỏ.
Nhưng kể từ năm 2006, lượng sản xuất và tiêu thụ thuốc BVTV lại không ngừng tăng lên trên khắp thế giới. Và cũng chính vì việc sử dụng thuốc ngày càng tăng đã gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, tiêu diệt nhiều sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích, làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe con người rất nhiều. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 3 triệu ca nhiễm độc nghiêm trọng liên quan đến HCBVTV, gây ra 220.000 ca tử vong. Năm 2006, theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới cho thấy có khoảng 25 triệu lao động trong ngành nông nghiệp bị nhiễm độc HCBVTV mỗi năm, có đến 1,3 tỷ lao động trong ngành nông nghiệp và có thể hàng triệu ca nhiễm độc HCBVTV vẫn đang xảy ra hàng năm. Năm 2000, Bộ y tế Braxin ước tính trong một năm nước này có 300.000 ca nhiễm độc và 5.000 ca tử vong do HCBVTV, ở Inđônêxia 21% trong số các ca liên quan đến HCBVTV có những dấu hiệu hay triệu chứng về tâm thần, hô hấp và tiêu hoá. Trong một cuộc khảo sát của Liên hợp quốc, 88% nông dân Campuchia sử dụng HCBVTV đã từng có triệu chứng nhiễm độc (Ngô Thanh Hà, 2007). Kết quả cho biết được độc hại HCBVTV không chỉ ở một vài nước mà nhiều nơi trên thế giới đều bị và nhất là các nước có nền sản xuất nông nghiệp là chính. Nông dân lạm dụng HCBVTV không chỉ ảnh hưởng đến môi trường còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra bệnh nguy hiểm cho con người như bệnh ung thư, ngộ độc tử vong.
Nguyên nhân chính của những hậu quả xấu này đó là do người dân không thực sự hiểu hết tính độc hại của thuốc, chưa tự ý thức được việc bảo vệ sức khoẻ của mình và của cả cộng đồng. Tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã tiến hành điều tra về nhận thức của người dân về thuốc BVTV và cách sử dụng. Kết quả cho thấy, 79% nông dân chưa được trang bị những kiến thức cơ bản cần thiết, không nhận thức được những tác hại cụ thể của thuốc nhưng vẫn thường xuyên sử dụng thuốc.
2.2.2 Tình hình quản lí và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
- Trước 1957: Biện pháp hoá học hầu như không có vị trí trong sản xuất nông nghiệp, chỉ có một lượng thuốc nhỏ đựơc sử dụng ở các đồn điền do Pháp quản lí. Việc ra đời của Tổ Hoá BVTV (1/1956) của Viện khảo cứu trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá BVTV ở Việt Nam. Thuốc BVTV được dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở Hưng Yên (1956 – 1957).
- Giai đoạn từ 1957 – 1990: Thời kì bao cấp, việc nhập khẩu, quản lí và phân phối thuốc do nhà nước độc quyền thực hiện. Nhà nứơc nhập rồi trực tiếp phân phối thuốc cho các tỉnh theo giá bao cấp. Bằng mạng lưới vật tư nông nghiệp địa phương, thuốc BVTV được phân phối thẳng xuống HTX nông nghiệp. Ban quản trị HTX quản lí và giao cho tổ BVTV hướng dẫn xã viên phòng trừ dịch hại trên đồng ruộng. Lượng thuốc BVTV được dùng không nhiều, khoảng 15000tấn thành phẩm/năm với hơn 20 chủng loại thuốc sâu và thuốc trừ bệnh. Việc quản lí thuốc lúc này khá dễ dàng, thuốc giả, thuốc kém chất lượng không có điều kiện phát triển. Song tình trạng phân phối thuốc không kịp thời; đáp ứng không đủ chủng loại, nơi thừa, nơi thiếu gây tình trạng khan hiếm giả tạo, dẫn đến hiệu quả sử dụng thuốc thấp. Mặt khác người nông dân không có điều kiện lựa chọn thuốc, thiếu tính chủ động và ỉ lại vào Nhà nước.
Tuy lượng thuốc dùng ít nhưng tình trạng lạm dụng thuốc BVTV vẫn nảy sinh. Để phòng trừ sâu bệnh, người ta chỉ biết dựa vào thuốc BVTV. Thuốc dùng tràn lan, phun phòng là phổ biến, khuynh hướng phun sớm, phun định kì ra đời, thậm chí dùng thuốc vào cả những thời điểm không cần thiết; tình trạng dùng thuốc sai kĩ thuật nảy sinh khắp nơi, thậm chí người ta còn hy vọng dùng thuốc BVTV để loại trừ hẳn một loại dịch hại ra khỏi một vùng rộng lớn. Thuốc đã có những hậu quả xấu đối với môi trường và sức khoẻ con người. Khi nhận ra hậu quả của thuốc BVTV, cộng với tuyên truyền quá mức về tác hại của chúng đã gây nên tâm lý sợ thuốc. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ 20, đã có nhiều ý kiến đề xuất nên hạn chế, thậm chí loại bỏ hẳn thuốc BVTV; dùng biện pháp sinh học để thay thế biện pháp hoá học trong phòng trừ dịch hại nông nghiệp.
- Giai đoạn từ 1990 đến nay: Thị trường thuốc BVTV đã thay đổi cơ bản. Nền kinh tế từ tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Năm thành phần kinh tế đều được phép kinh doạnh thuốc BVTV. Nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọn thuốc, giá cả khá ổn định, có lợi cho nông dân. Lượng thuốc tiêu thụ qua các năm đều tăng. Nhiều loại thuốc mới và các dạng thuốc mới, hiệu quả hơn và an toàn hơn đối với môi trường được nhập. Một mạng lưới phân phối thuốc BVTV rộng khắp cả nước đã được hình thành, việc cung ứng thuốc đến nông dân thuận lợi. Công tác quản lí thuốc BVTV được chú ý đặc biệt và đạt được hiệu quả khích lệ.
Nhưng do nhiều nguồn hàng, mạng lưới lưu thông quá rộng đã gây khó khăn cho công tác quản lí; quá nhiều tên thuốc đẩy người sử dụng khó lựa chọn thuốc tốt và việc hướng dẫn kĩ thuật dùng thuốc cũng gặp không ít khó khăn. Tình trạng lạm dụng thuốc, tư tưởng ỷ lại biện pháp hoá học đã để lại những hậu quả xấu cho sản xuất và sức khoẻ con người. Ngược lại có một số người tìm cách hạn chế , thậm chí đòi loại bỏ thuốc BVTV trong sản xuất nông nghịêp và tìm cách thay thế bằng các biện pháp phòng trừ khác. Tuy vậy, vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp vẫn được thừa nhận.
Vai trò của thuốc BVTV ngày càng được thừa nhận thì việc sản xuất, phân phối lưu thông thuốc cũng ngày càng phát triển. Kết quả thanh tra năm 2006 của Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, trong số 10.233 cửa hàng được kiểm tra, số người không hiểu biết gì về các quy định sử dụng, quản lý thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn đứng ra kinh doanh chiếm tới 86,7%. Số cửa hàng không có giấy phép kinh doanh là 2.388, chiếm 23,4%. Ở nhiều vùng nông thôn, các cửa hàng kinh doanh trái phép len lỏi cả vào những ngõ chợ, khu vực đông dân. Nhiều cửa hàng không có kho chứa thuốc: 5.132 cửa hàng (chủ yếu là tư nhân), chiếm trên 50% tổng số các cửa hàng được kiểm tra. Đặc biệt lo ngại là tình trạng mặc nhiên không cách li thuốc với khu vực chăn nuôi hoặc nơi chứa lương thực, thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống.
Nước ta chưa tự sản xuất được các nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, nên tuyệt đại đa số các loại được phép hoặc hạn chế sử dụng ở Việt Nam đều phải nhập khẩu. Chủ trương bó hẹp các đầu mối nhập khẩu thuốc thực vật của Nhà nước (đến nay chỉ còn chưa đến 10 doanh nghiệp) là nhằm giúp cho việc quản lý nhập ngoại mặt hàng này tốt hơn. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là các loại thuốc nằm trong danh mục cấm sử dụng và lưu thông, như thuốc trừ cỏ Butachlor, thuốc trừ sâu Methamidoph, Dimethoate, sát trùng linh, thuốc diệt chuột các loại... diễn ra khá sôi động. Thực trạng tàng trữ và kinh doanh trái phép cũng như việc sử dụng không đúng quy cách thuốc bảo vệ thực vật hiện nay, đặt ra cho các nhà quản lý yêu cầu giải quyết nghiêm túc vấn đề này.
Hiện nay, việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh trong sản xuất nông nghiệp đã trở nên rất phổ biến trên khắp cả nước, đã có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ mùa màng, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản của người nông dân. Tuy nhiên, nhận thức của người dân nước ta về tác dụng cũng như tính độc hại của thuốc còn rất hạn chế, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến môi sinh và môi trường cũng như sức khỏe của con người.
Trong năm 2007, Phòng thanh tra của Cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành kiểm tra 5.000 hộ trồng trọt, phát hiện số hộ có hành vi sai phạm chiếm 23,3%. Trong số những người vi phạm, trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định chiếm trên 70%, gồm những hành vi: thời gian cách ly không đảm bảo; sử dụng thuốc không đúng quy trình kỹ thuật, sai nồng độ liều lượng; sử dụng thuốc không đúng loại cây trồng; vứt đổ thuốc bừa bãi gây ô nhiễm môi trường... Những hành vi nghiêm trọng hơn, chiếm gần 30%, gồm: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục; thuốc cấm sử dụng; không rõ nguồn gốc xuất xứ...Tỷ lệ số hộ canh tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy trình còn cao. Ở vùng sâu, vùng xa do nông dân còn rất nghèo, đầu tư chi phí thấp, nên thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rất ít. Sử dụng thuốc bản vệ thực vật nhiều lại rơi vào những vùng thâm canh cao, điều đáng nói là những nơi này, nông dân được cập nhật thông tin thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trình độ nhận thức của nông dân vẫn thấp, cán bộ khuyến nông còn ít, hiệu quả tuyên truyền đã đủ sâu rộng hay chưa vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn. Nhưng phần lớn số vụ vi phạm xảy ra do ý thức trách nhiệm với cộng đồng kém, chấp hành pháp luật yếu. Thậm chí, có những nông dân mua thuốc về, không cần đọc hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn mác, tự phun theo ý muốn.
Hiện nay mỗi năm, cả nước sử dụng 40 - 50 ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật, bình quân 1 ha sử dụng hơn 1 kg hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật. Thâm canh cao độ, sâu bọ càng phát triển, vì vậy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật càng nhiều. Tuy những năm gần đây, lượng thuốc bảo vệ thực vật tăng, nhưng việc quản lý và sử dụng đúng quy trình tốt hơn.
Bảng 2.1: Bảng thống kê lượng thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam từ năm 2000 - 2006
STT
Năm
Tổng Số
(Tấn)
Gía trị
(Triệu USD)
Thuốc trừ sâu
Khối lượng
(tấn)
Tỷ lệ(%)
1
2000
21600
9,0
1759
82,2
2
2001
20300
22,5
16900
83,3
3
2002
23100
24,1
18000
75,4
4
2003
24800
33,4
18000
72,7
5
2004
20380
58,9
15226
68,3
6
2005
25666
100,4
16451
64,1
7
2006
32751
124,3
17352
53,0
Nguồn : [10]
Cục Bảo vệ thực vật đã và đang tổ chức tập huấn chương trình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) cho cán bộ, nông dân ở các vùng sản xuất rau an toàn. Thúc đẩy xã hội hoá, quy hoạch các vùng chuyên canh. Vận động nông dân sử dụng thuốc bảo thực vật sinh học, được chiết xuất từ thảo mộc, rất an toàn đối với con người. Từ năm 2007, định kỳ hàng tháng lấy mẫu rau ở vùng rau an toàn Hà Nội, Tp.HCM để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Sau khi có kết quả phân tích, thông báo đến cơ sở để họ điều chỉnh quy trình sản xuất. Phòng thanh tra của Cục Bảo vệ thực vật thường xuyên đi kiểm tra tại các chợ đầu mối ở Hà Nội (như chợ Phùng Khoang, chợ Long Biên, chợ Dịch Vọng...), thường kiểm tra vào nửa đêm (từ 24 giờ đêm 5 giờ sáng), khi phát hiện sai phạm sẽ lập biên bản, gửi về địa phương của người vi phạm.
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lí
Anh Sơn là một huyện miền núi, nằm phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 100km về phía Tây, trên địa bàn có 19 xã và một thị trấn. Có quốc lộ 7 chạy xuyên suốt theo chiều dài của huyện, có đường biên giới giáp với nước bạn Lào.
Huyện Anh Sơn nằm trong phạm vi toạ độ địa lí là:
Từ 104055’ - 105015’ kinh độ đông.
Từ 180 46’ – 19010’ vĩ độ bắc.
Phía bắc giáp với huyện Tân kỳ.
Phía Nam giáp với huyện Thanh Chương.
Phía Đông giáp với huyện Đô Lương.
Phía Tây giáp với huyện Con Cuông và có 17km đường biên giới giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
3.1.1.2 Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu của huyện Anh Sơn mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, các chỉ số nhiệt độ, độ ẩm tương đối cao nhưng phân bố không đồng đều về cả thời gian lẫn không gian. Mùa nắng nóng, mùa mưa lũ từ tháng 5 đến tháng 11, trong đó các tháng 5, 6 và 7 có nhiệt độ cao kết hợp với gió phơn Tây Nam (gió Lào gây nắng nóng). Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp, âm u và thiếu ánh sáng, nhất là vào tháng1 và tháng 2.
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,70C, trong đó nhiệt độ cao nhất lên tới 39,50C và thấp nhất là 6 – 70C.
Về độ ẩm không khí bình quân năm là 85%, trong đó độ ẩm cao nhất là vào tháng 1, 2, 12, thấp nhất vào tháng 6, 7 nhỏ hơn 80%.
Lượng mưa bình quân hằng năm là 1230 ly. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 (trên 250 ly). Tháng mưa ít nhất là tháng 3 và tháng 11 (nhỏ hơn 30 ly).
Tổng giờ nắng trong năm bình quân là 1673 giờ/năm, các tháng nắng nhiều nhất là 200 giờ/tháng. Các tháng 1, 2, 3 nắng ít, nhỏ hơn 80 giờ/tháng.
3.1.1.3 Nguồn nước
Trên địa bàn huyện Anh Sơn có hai con sông chảy qua là sông Lam và sông Con, là nguồn nước khá phong phú cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có hệ thống khe và đập như: Khe Cụt, khe Sừng, đập Ca Cao, Ba Lỏi, Bu Toản tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng.
3.1.2 Điều kiện Kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của toàn huyện chưa thực sự phát triển, có sự chênh lêch giữa nhiều xã khó khăn so với vùng thị trấn. Nhưng trong những năm gần đây thì Đảng bộ huyện và các cấp chính quyền đã cấp nhiều chi phí vào việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của toàn huyện, đặc biệt là đối với những huyện còn khó khăn.
- Giao thông: Mạng lưới giao thông của huyện tương đối thuận lợi, có quốc lộ 7 chạy xuyên suốt chiều dài của huyện, có tỉnh lộ 71 nối liền huyện Thanh Chương, huyện Anh Sơn và huyện Tân Kỳ. Có hệ thống đường thuỷ chạy song song với quốc lộ 7. Bên cạnh đó có hệ thống sông thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các vùng lân cận và hằng năm hệ thống giao thông đường thuỷ này vẫn tổ chức lễ hội nét văn hoá riêng của vùng: đua thuyền, hát đối…Tuy nhiên, do đặc điểm địa bàn của huyện miền núi nên có nhiều núi, nhiều sông chia cắt, giao thông bị ách tắc đòi hỏi trong những năm tới cần có nguồn kinh phí lớn và chính sách phù hợp để cải tạo hệ thống giao thông trên địa bàn huyện.
- Thuỷ lợi: Trên địa bàn huyện có 41 công trình hồ đập, trong đó có 8 hồ đập lớn và 33 hồ đập nhỏ, có 9 trạm bơm với tổng công suất là 674m3//giờ và một hệ thống kênh mương tương đối đầy đủ hoàn chỉnh, đamr bảo nhu cầu tưới tiêu đồng ruộng, những công trình này được xây dựng từ những năm 60 nên chất lượng công trình đã giảm xuống nghiêm trọng đòi hỏi phải có kế hoạch tu bổ, bảo dưỡng kịp thời để phát triển sản xuất.
- Điện: Hệ thống điện hiện nay trên địa bàn huyện có 20/20 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân. Đây là một trong những khâu quan trọng để thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.
- Y tế giáo dục
+ Y tế: Toàn huyện có 20/20 xã, thị trấn có trạm y tế khu vực do vậy sức khoẻ của người dan trên địa bàn huyện tương đối đựơc đảm bảo. Để phát huy mạng lưới y tế trên địa bàn một cách có hiệu quả về lâu dài, huyện cần tăng cường thêm hệ thống trạm xã cũng như số lượng bác sĩ, y tá tới tận các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao.
+ Giáo dục: Tính đến ngày 15/4/2007 toàn huyện có 20/20 xã, thị trấn đều có trường trung học cơ sở. Và có 3 trường Trung học phổ thông, trong đó có 2 trường đạt chuẩn quốc gia. Hiện nay huyện đã xoá được các lớp tạm bợ bằng tre nứa và huyện đã phổ cập xong trung học cở sở. Qua đó ta thấy môi trường giáo dục của huyện tương đối được đảm bảo và ngày càng phát triển.
Văn hoá xã hội, thể dục thể thao:
Đời sống của người dân tuy rằng nhìn chung đang ở mức thấp nhưng ngày càng đựơc nâng cao, phong trào thể dục, thể thao trên toàn huyện đến nay nhìn chung đựơc nâng lên, huyện đã xây dựng được 25 sân vận động cấp huyện, hàng năm tổ chức các giải: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…nhằm mục đích nâng cao sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó đã xây dựng được hàng trăm khối, xóm văn hoá, hàng nghìn gia đình văn hoá. Mạng lưới thông tin bưu điện được mở rộng, 97% dân số được nghe đài tiếng nói Việt Nam và 85% dân số được xem đài truyền hình Việt Nam, 20/20 xã, thị có bưu điện, 30% dân số có điện thoại, mạng lưới internet ở thị trấn phát triển.
3.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quốc gia, bởi lẽ đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống. Trên địa bàn huyện Anh Sơn, đất đai được phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng…Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Sau khi thực hiện các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nứơc ta thì đối với huyện Anh Sơn, việc sử dụng và quản lí đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Điều này đựơc thể hiện qua bảng 3.1.
Qua bảng 3.1 cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện là 60299,91 ha, trong đó chủ yếu là đất Lâm nghiệp và đất nông nghiệp, chiêms tỉ lệ khá cao qua các năm, lần lượt là: 60,99%; 18,04% (năm 2006), 62,15%; 21,99% (năm 2007), và 62,48% và 21,83% (năm 2008). Như vậy qua 3 năm, tỉ lệ tăng bình quân của diện tích đất Nông nghiệp là 9,99%, còn mức tăng bình quân của đất Lâm nghiệp là 1,22%. Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất thổ cư và đất chuyên dùng cũng có xu hướng tăng, mức tăng bình quân lần lượt là 13,8%; 1,43% và 2,05%. Bên cạnh các loại đất có xu hướng tăng thì đất chưa sử dụng có xu hướng giảm, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 42,84%, năm 2008 tiếp tục giảm 24,73% so với năm 2007, mức giảm bình quân qua 3 năm là 43,41%.
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện trong 3 năm (2006 – 2008)
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
2008
So sánh
sl
Cc(%)
Sl
Cc(%)
sl
Cc(%)
06/05
07/06
bq
I. Tổng DT đất tự nhiên
ha
60299,91
100
60299,91
100
60299,91
100
100
100
100
1. Đất SXNN
ha
10879,54
18,04
13262,3
21,99
13161,91
21,83
121,9
99,24
109,99
2. Đất lâm nghiệp
ha
36773,5
60,99
37473,5
62,15
37673,89
62,48
101,9
100,53
101,22
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản
ha
2350,26
3,90
2781,19
4,61
3021,15
1,23
118,34
108,63
113,38
4.Đất thổ cư
ha
719,40
1,19
731,31
1,21
740,12
5,01
101,66
101,20
101,43
5. Đất chuyên dùng
ha
2589,25
4,29
2057,26
3,41
2696,43
4,99
79,45
131,07
102,05
6. Đất chưa sử dụng
ha
6988,46
11,59
3994,35
6,62
3006,41
4,47
57,16
75,27
65,59
II. Một số chỉ tiêu BQ
1. BQ đất NN/khẩu NN
Ha/khẩu
0,12
-
0,14
-
0,15
-
116,67
107,14
11,80
2. BQ đất NN/LĐNN
Ha/LĐ
0,3
-
0,37
-
0,38
-
123,33
102,70
112,55
Nguồn: Phòng thống kê huyện
Nguyên nhân của biến động đất trên địa bàn của huyện là do đến năm 2007 huyện đã có chuyển một phần đất nông nghiệp sang xây dựng đường xá, cầu cống, nhà ở nên diện tích đất Nông nghiệp không tăng. Trong khi đó, diên tích đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất thổ cư và đất chuyên dùng vẫn tăng. Nguyên nhân đất lâm nghiệp và đất thuỷ sản tăng là do việc chuyển từ đất chưa sử dụng sang. Đất chưa sử dụng là đất đồi núi sông ngòi. Chính vì lẽ đó mà đất chưa sử dụng giảm. Qua đó cho ta thấy sự quản lí, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện là tương đối ổn định. Lãnh đạo và các ban ngành trong huyện đang tiếp tục có các chính sách nhằm khuyến khích người dân sử dụng đất đúng mục đích, phù hợp với từng loại đất khác nhau, và không ngừng thực hiện các biện pháp nhằm cải tạo dinh dưỡng đất, chống tha hoá đất. Đây là điều cần thiết để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện, giúp người nông dân đạt kết quả cao trong sản xuất Nông nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
3.1.2.3 Tình hình dân số lao động
Dân số và lao động là một trong những nguồn lực rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Qua biểu 2 ta thấy rằng tổng số hộ và tổng số nhân khẩu của hộ tăng đến năm 2007 toàn huyện có 25629 hộ và 111912 khẩu, tăng 775 hộ và 1285 khẩu so với năm 2006, bình quân hàng năm số hộ trên địa bàn huyện tăng 1,15%. Các hộ nông nghiệp có xu hướng giảm, còn các hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên. Mức giảm bình quân của hộ nông nghiệp là 4,97%, mức tăng bình quân của hộ phi nông nghiệp là 52,05%. Đối với hộ kiêm là những hộ vừa tham gia sản xuất nông nghiệp vừa tham gia vào các hoạt động sản xuất khác để tạo ra thu nhập. Loại hộ này có xu hướng giảm với mức giảm bình quân là 15,67%. Cũng từ biểu 2 cho thấy lực lượng lao động trong nông nghiệp giảm qua các năm. Năm 2008 lao động trong nông nghiệp là 34780 lao động, chiếm 68,54%. Năm 2007 giảm so với năm 2006 là 1,51%, nhưng đến năm 2008 so với năm 2007 chỉ còn 97,43%, mức giảm bình quân là 4,04%.
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm (2006 – 2008)
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
2008
So sánh
sl
Cc(%)
sl
Cc(%)
sl
Cc(%)
06/05
07/06
BQ
I. Tổng số hộ
Hộ
24854
100,00
25145
100,00
25629
100,00
101,17
101,92
101,55
1. Hộ NN
Hộ
18437
74,18
17610
70,03
16713
62,21
95,51
94,91
95,21
2. Hộ phi NN
Hộ
2719
10,94
3535
14,06
6286
25,53
130,01
177,82
152,05
3. Hộ kiêm
Hộ
3698
14,88
4000
15,91
2600
10,26
108,17
65,75
84,33
II. Tổng nhân khẩu
Khẩu
110654
100,00
111735
100,00
111912
100,00
100,89
100,16
100,57
1. Khẩu NN
Khẩu
88689
80,15
88729
79,41
87515
78,20
100,05
98,63
99,34
2. Khẩu phi NN
Khẩu
21965
19,85
23006
20,59
24397
21,80
104,74
106,05
105,399
III. Tổng số LĐ
LĐ
47525
100,00
49484
100,00
50745
100,00
104,12
102,55
103,33
1. LĐ NN
LĐ
36243
76,26
35698
72,14
34780
68,54
98,49
97,43
95,96
2. LĐ phi NN
LĐ
11282
23,74
13786
27,68
15674
31,43
122,19
113,70
117,87
BQ nhân khẩu/hộ
khẩu/hộ
4,45
-
4,44
-
4,37
99,76
98,42
99,10
BQ LĐ/hộ
LĐ/hộ
1,91
-
1,97
-
1,98
-
103,14
100,51
101,82
Nguồn: Phòng thống kê huyện Anh Sơn
Tuy là một huyện miền núi nhưng tỉ lệ số nhân khẩu trên hộ là 4,37%, tỉ lệ này là khá cao, chưa đạt tiêu chuẩn về dân số, trong khi đó lực lượng lao động trên hộ năm 2008 là 1,98%, vẫn còn tương đối thấp.
Sự biến động dân số và lao động trên địa bàn huyện còn tồn tại một số nguyên nhân sau: Xuất phát từ sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đó là quá áp dụng các TBKT vào thực tế và do quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn thì việc số hộ sản xuất nông nghiệp và lực lượng lao động trong nông nghiệp giảm xuống. Mặt khác do địa hình đồi núi và sông suối nhiều nên việc tuyên truyền về dân số còn yếu. Và trên địa bàn huyện, số hộ là dân tộc ít người còn 1529 hộ và có tới 7675 nhân khẩu (vào năm 2008), điều này là do việc quản lí về dân số kém dẫn đến hộ sinh con thứ 3 nhiều.
Nhìn chung đối với một huyện còn gặp nhiều khó khăn thì sự chuyển biến về dân số và lao động của huyện trong những năm tới cũng sẽ có nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm
Là một huyện còn gặp nhiều khó khăn của tỉnh, nền kinh tế của huyện Anh Sơn còn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính. Vì vậy để đạt được mục tiêu của huyện đề ra, Đảng bộ nhân dân huyện Anh Sơn đã tiếp tục đổi mới và giành được nhiều thành tựu và nhiều tiến bộ quan trọng. Nền kinh tế tăng trưởng tương đối toàn diện, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân là 15,73%. Cơ cấu: Nông nghiệp – Công nghiệp – Thương mại dịch vụ năm 2008 lần lượt là 38,14% - 36,62% - 25,24%. Như vậy, sau khi chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH – HĐH thì Công nghiệp tiểu thủ, Công nghiệp và thương mại dịch vụ chiếm tỉ lệ cao, tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm. Vì vậy trong những năm tiếp theo, quá trình đô thị hoá ở một huyện miền núi như Anh Sơn sẽ nhanh chóng hoàn thành. Giá trị của ngành Nông nghiệp tăng khá nhanh, năm 2006 là 328949 triệu đồng, đến năm 2008 là 384804 triệu đồng, mức tăng bình quân là 8,15%. Trong sản xuất Nông nghiệp, đến năm
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm
(2006 – 2008)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh
07/06
08/07
BQ
Tổng GTSX
753282
870102
1008927
115,51
115,96
115,73
I. Nông – lâm - thuỷ sản
328949
341528
384804
103,82
112,67
108,15
1. SX Nông nghiệp
271354
273632
314532
100,84
114,95
107,66
- Trồng trọt
148174
155363
181133
104,85
116,50
110,56
- chăn nuôi
117854
112752
125798
95,67
111,57
103,31
-Dịch vụ Nông nghiệp
5326
5517
7601
103,59
137,77
119,46
2. Lâm nghiệp
50875
61096
62272
120,09
101,92
110,64
3. Thuỷ sản
6720
6800
8000
101,19
117,65
109,11
II. CN – TTCN – XD
253359
312434
369462
123,32
118,25
120,76
III. TM - DV
170974
216140
254705
126,42
117,84
122,05
Cơ cấu
100,00
100,00
100,00
-
-
-
I. Nông - lâm - thuỷ sản
43,67
39,25
38,14
-
-
-
1. SX Nông nghiệp
82,49
81,12
81,74
-
-
-
- Trồng trọt
54,61
56,78
57,59
-
-
-
- chăn nuôi
43,43
41,21
40,00
-
-
-
- Dịch vụ Nông nghiệp
1,96
2,01
2,41
-
-
-
2. Lâm nghiệp
15,47
17,89
16,18
-
-
-
3. Thuỷ sản
2,04
1,99
2,08
-
-
-
II. CN – TTCN – XD
33,63
35,91
36,62
-
-
-
III. TM - DV
27,70
24,84
25,24
-
-
Nguồn: Phòng thống kê huyện
2008 thì trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỉ lệ cao dần, lần lượt là 57,58%, 40,00% và ngành thuỷ sản chiếm tỉ lệ thấp 2,08%, các dịch vụ trong Nông nghiệp cũng tạo ra giá trị cho sản xuất Nông nghiệp chiếm tỉ lệ 2,41%. Trong những năm tiếp theo huyện cần khai thác thế mạnh của Lâm nghiệp và thuỷ sản, vì địa bàn huyện diện tích rừng và diện tích mặt nước chiếm tỉ lệ lớn nhưng việc khai thác từ những thế mạnh này dường như chưa hợp lí, quy mô khai thác nhỏ, khai thác mang nặng tính thủ công, còn ngành thuỷ sản thì việc nuôi trồng còn hạn chế ở khâu giốn và thị trường tiêu thụ. Vì vậy để có thể phát huy lợi thế của vùng thì một trong những biện pháp trước mắt đó là cần tăng cường công tác khuyến nông để chuyển giao TBKT, hoàn thiện các chính sách tạo điều kiện cho nông dân tiếp xúc với các TBKT không gặp khó khăn, trở ngại nào. Có như thế mới đưa huyện thoát khỏi tình trạng khó khăn yếu kém về kinh tế.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Lí do chúng tôi chọn huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An làm điểm nghiên cứu đề tài này là vì những nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất, do huyện Anh Sơn là một huyện miền núi, hơn 70% dân số sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Đây là vùng đất có điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc phát triển cây ăn quả, trong những năm gần đây xu hướng trồng Cam của huyện đang ngày càng phát triển. Và song song với xu hướng đó thì việc sử dụng thuốc BVTV của người dân trồng Cam cũng ngày càng tăng và đang có nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết.
Thứ hai, Anh Sơn cũng là huyện trọng điểm của tỉnh Nghệ An được các nhà khoa ._.nh giá cao hơn so với những người chưa tập huấn. Nguyên nhân chính ở đây là do, khi đã được tham gia vào các lớp tập huấn thì người dân nhận thức cao hơn về tác động cũng như biết cách sử dụng thuốc hiệu quả và hợp lí hơn. Điều này được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.3 : Nông dân đánh giá tính hiệu quả của thuốc BVTV
Đa số người dân được hỏi đều biết thuốc BVTV có tính độc hại, biết nó có ảnh hưởng tới con người và môi trường. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy nhận thức về độc tính thuốc BVTV của nông dân thực ra còn hạn chế. Tuy họ biết rằng thuốc là độc hại, nhưng họ còn mơ hồ về bản chất, họ chưa hiểu rõ về tác hại cụ thể mà thuốc BVTV có thể gây ra đối với con người, động vật và môi trường sống, đặc biệt là những nông dân chưa tham gia vào các khoá tập huấn cũng như chưa tham gia chương trình Phòng trừ tổng hợp IPM. Có đến 19% nông dân trong tổng số được điều tra cho rằng, thuốc BVTV không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của họ và môi trường xung quanh, suy nghĩ chủ quan này là một góp phần cho các nguy hại ở thực tế đồng ruộng. Điều này sẽ dẫn đến việc sử dụng thuốc kém hiệu quả. Đây cũng là một nguyên nhân để lại dư lượng lớn không đáng có trên nông sản và trong môi trường.
Nhận thức của người dân trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện về sử dụng thuốc BVTV trong những năm qua đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, nhưng có thể thấy là sự thay đổi này không cao. Có những nhân tố chính ảnh hưởng đến điều này là:
* Kết quả các buổi tập huấn kĩ thuật
Sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả ngày càng trở nên tràn lan và bừa bãi. Trước đây dường như người dân địa phương khi sử dụng thuốc chỉ quan tâm tới mục đích kinh tế, nhằm bảo vệ năng suất, sản lượng vườn cây ăn quả của mình. Họ không có đầy đủ kiến thức về nguyên tắc “bốn đúng” khi sử dụng thuốc, họ chỉ sử dụng theo kinh nghiệm và suy nghĩ của mình. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả xấu không chỉ tới cây trồng và nông sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và xã hội. Chính vì thế mà việc mở ra những lớp tập huấn kĩ thuật cho người dân là một trong những giải pháp tích cực mà huyện Anh Sơn đã thực hiện. Đây là kết quả của những đợt tập huấn về hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV, cũng như chương trình IPM mà Trạm BVTV huyện đã liên tục mở tại nhiều xã trọng điểm về cây ăn quả. Trong các khoá tập huấn, người nông dân được cán bộ chuyên ngành, các kĩ thuật viên phổ biến kiến thức về những loại sâu hại, dịch bênh trên cây ăn quả và những loại thuốc phù hợp với từng loại sâu bệnh đó. Đồng thời, với những mô hình Hệ sinh thái vườn cây ăn quả thực nghiệm mà Trạm phối hợp với chính quyền cấp xã tổ chức ra, người nông dân đã có được nhiều kinh nghiệm thực tế hơn trong quá trình sử dụng thuốc BVTV để bảo về vườn cam của mình. Nhờ có những buổi tập huấn, và nhờ có sự hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông và các ban ngành liên quan mà người dân đã dần nâng cao được kiến thức và hiểu biết của mình. Tuy nhiên, mặc dù Trạm BVTV huyện và các cơ quan ban ngành có liên quan đã liên tục mở những lớp tập huấn cho nông dân về những kiến thức cơ bản về sâu bệnh, về sử dụng thuốc BVTV sao cho có hiệu quả, nhưng số lượng người dân tham gia vì mục đích nâng cao kiến thức của mình là còn rất ít, và khả năng tiếp thu, ứng dụng vào thực tế sản xuất không cao. Theo những kết quả điều tra như trên cho thấy rằng những hộ đã tham gia tập huấn thường có được kết quả tốt hơn, đã biết cách sử dụng thuốc Hiệu quả hơn, hiểu biết về tính độc hại của thuốc hơn và từ đó có ý thức bảo vệ sức khoẻ của mình và bảo vệ môi trường sống của toàn xã hội. Tuy rằng sau khi tập huấn, nguyên tắc “bốn đúng” chưa được người dân thực hiện đúng theo hoàn toàn nhưng nó đã có sự thay đổi tích cực và cần tiếp tục phát huy.
Nhưng không phải hộ nào sau khi đi tập huấn kĩ thuật xong cũng có thể tiếp thu được những gì mà cán bộ khuyến nông đã phổ biến, có rất nhiều hộ nghèo tham gia tập huấn là vì chính quyền yêu cầu, vì khoản tiền bồi dưỡng tập huấn.
Hộp 4.3: Nông dân thu được gì từ những buổi tập huấn
Hỏi: Anh thu được gì từ buổi tập huấn kĩ thuật lần này?
Tui nghe ông xóm trưởng nói đi thì đi, chứ tui có biết giáo viên giảng bài chi mô. Hơn nữa ở nhà nỏ làm chi, đến đây được nhận 10 nghìn cũng được.
Anh Trần Văn Trang, 41 tuổi, xóm 3 xã Long Sơn
Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ nông dân
Tình trạng những buổi tập huấn có số lượng người tham dự quá lớn, nhưng kết quả thu được không cao, người dân không giữ trật tự và không tiếp thu bài giảng vẫn thường xuyên xảy ra.
Hộp 4.4: Nông dân nhận xét về những buổi tập huấn
Hỏi: Bác thấy những buổi tập huấn có bổ ích cho gia đình mình không?
- Tôi thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật SXNN. Các lớp này tập trung ở hội trường xã, tôi tham gia với tinh thần học tập nghiêm túc và mong thu nhận được nhiều kiến thức để về áp dụng tại gia đình mình. Về cơ bản thì tôi thấy các kỹ thuật mà nhân viên khuyến nông , các cán bộ cấp trên chuyển giao đều bổ ích và đều là những thứ mà tôi chưa được biết.
Tuy nhiên cũng có điều mà tôi cho là chưa đạt yêu cầu đó là: số lượng người tham dự một lớp đông quá. Cái hội trường xã này chỉ chứa được 40 người là quá tải thế mà hôm nào có tập huấn là phải có gần 70 người tham dự. Nếu trật tự thì không sao nhưng có nhiều buổi họ nói chuyện nhiều quá, nhiều người đi theo phong trào thôi. Đúng là có ích đấy nhưng nhiều lúc bực mình lắm…
Bác Võ Văn Tiến, 55 tuổi, xóm 3 xã Long Sơn
Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ nông dân
Đây cũng là một phần là do nhận thức của người dân, nhưng phần lớn thuộc về trách nhiệm của cán bộ khuyến nông. Giáo viên khuyến nông phải làm cho người dân hiểu rõ tập huấn kĩ thuật là cho chính họ chứ không phải cho ai khác, và phải có phương pháp phù hợp để giúp người dân tiếp thu bài giảng tốt nhất, để họ biết rằng vấn đề về sử dụng thuốc BVTV theo đúng nguyên tắc là thực sự cần thiết cho họ.
* Trình độ văn hoá của người dân
Theo số liệu về tình hình chung của các hộ điều tra cho thấy, trình độ văn hoá của người dân trồng Cam huyện Anh Sơn là rất thấp, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nhận thức của người dân về sâu bệnh cũng như về thuốc BVTV. Một khi đã nhận thức không cao thì hiệu quả sử dụng thuốc cũng rất thấp. Có một số chủ hộ đã được tham gia tập huấn nhằm nâng cao sự hiểu biết, nhưng do trình độ và khả năng tiếp thu hạn chế nên việc nhận thức và áp dụng vào thực tế sản xuất là không cao, vì thế họ sử dụng thuốc BVTV vẫn không đảm bảo An toàn và hiệu quả.
* Điều kiện Kinh tế - xã hội
Anh Sơn là một huyện miền núi, cuộc sống còn nhiều khó khăn và vất vả, cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Người nông dân vẫn không có nhiều điều kiện để tiếp thu những thông tin mới, những tiến bộ mới. Trình độ dân trí đã thấp lại càng thấp hơn. Sách báo và internet là một trong những phương tiện truyền thông chủ yếu, nhưng với người nông dân thì họ thực sự không có điều kiện để sử dụng. Chỉ có Ti vi thì hầu như hộ gia đình nào cũng có nhưng nó chỉ được xem như là phương tiện để giải trí, ít khi dùng nó để cập nhật thông tin hoặc là để nâng cao nhận thức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhận thức và hiểu biết của người dân về thuốc BVTV không cao, từ đó hiệu quả sử dụng thuốc thấp.
Như vậy, nhận thức của người dân trồng cây ăn quả huyện Anh Sơn về sâu bệnh cũng như về thuốc BVTV là không cao, đây là nguyên nhân chính của việc sử dụng thuốc BVTV không hiệu quả, không an toàn và không đảm bảo đúng nguyên tắc “bốn đúng” trong quá trình sử dụng.
4.2.3.2 Thực hiện các chính sách và quy định của các cấp chính quyền
Những năm vừa qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành rất nhiều nghị định, nghị quyết về Kiểm dịch thực vật cũng như về vấn đề sử dụng thuốc BVTV sao cho an toàn và hiệu quả. Lãnh đạo và các phòng ban huyện Anh Sơn cũng đã khẩn trương tổ chức thực hiện những chỉ thị, nghị định đó, đồng thời cũng đưa ra một số quy định riêng phù hợp với tình hình và điều kiện của địa phương. Những quy định của Chính phủ và của Bộ NN & PTNT về xử phạt những trường hợp vi phạm kiểm dịch thực vật, những quy định về xử lí bao bì, về đảm bảo an toàn nông sản… đã được phổ biến về chính quyền các xã để từ đó truyển đạt trực tiếp đến nông dân. Không phải tất cả các hộ nông dân đều được tiếp cận hoặc đựơc biết đến những quy định này. Nhưng rất nhiều trong số những hộ biết những quy định đó nhưng vẫn không thực hiện theo, điều này một phần thể hiện được mức độ thực hiện những nghị định đó của chính quyền là không chặt chẽ, dường như chỉ phổ biến xong rồi để đó, công tác xử phạt không thật sự nghiêm ngặt. Hay có nhiều hộ ở rất nhiều xã còn không hề biết là có những quy định xử phạt đó, chính quyền xã chỉ tiếp nhận thông báo từ cấp huyện mà không để ý đến việc tổ chức thực hiện chúng. Vì thế mà người dân nhiều lúc vẫn cứ ngang nhiên vi phạm việc sử dụng thuốc sai quy định, ảnh hưởng xấu tới chất lượng của nông sản và tới môi trường sống xung quanh.
Tóm lại, qua những số liệu và những thông tin như trên , cho thấy việc phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện còn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn và bức thiết, mà nguyên nhân chính là do quản lí và sử dụng thuốc BVTV không hiệu quả, không đúng nguyên tắc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ về mặt Kinh tế mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều vấn đề khác của Xã hội – môi trường và yêu cầu cần có những biện pháp thích hợp để giải quyết.
4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả trên địa bàn huyện Anh Sơn
4.3.1 Căn cứ để đề xuất giải pháp
4.3.1.1 Căn cứ vào lí thuyết về tính độc hại của thuốc BVTV
Tính độc hại của thuốc BVTV là rất cao, trong quá trình sử dụng không thể nào tránh khỏi sự tác động của nó tới môi trường sống, thậm chí ngay cả khi đã tuân thủ theo đúng nguyên tắc “bốn đúng” thì nó vẫn thực sự nguy hại. Sử dụng thuốc BVTV luôn có đồng thời hai mặt tích cực và tiêu cực. Hiện nay đang có rất nhiều Làng ung thư do chịu ảnh hưởng của HCBVTV, không chỉ có con người mà ngay cả động vật và sinh vật dưới nước cũng không phát triển được. Có thể nói là khi đã bay ra ngoài thì thuốc BVTV thực sự là mối nguy hiểm của môi trường sống xung quanh. Để giảm thiểu sự tác động nguy hiểm của thuốc thì yêu cầu tuân thủ nguyên tắc “bốn đúng” là cần thiết .
4.3.1.2 Căn cứ vào tình hình thực tế của huyện
- Thứ nhất, căn cứ vào tình hình phát triển cây ăn quả của huyện trong những năm qua
Xu hướng trồng cây ăn quả đang rất được người dân địa phương ưa chuộng và thực hiện, vì kết quả thu đựơc từ cây trồng này ở địa phương là tương đối cao so với những loại cây trồng khác. Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn nhất hiện nay đó là sâu bệnh thường xuyên xuất hiện trên vườn cây ăn quả, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì thế, song song với xu thế chuyển sang trồng cây ăn quả ở địa phương thì xu thế sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh bảo vệ mùa màng cũng ngày một tăng nhanh.
- Thứ hai, căn cứ vào thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân trồng cây ăn quả huyện Anh Sơn
Do sử dụng thuốc bừa bãi dẫn đến hiệu quả sử dụng thuốc BVTV của người dân thấp, không thật sự đảm bảo hai yêu cầu là An toàn và hiệu quả. Chính vì thế đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về Xã hội và môi trường, đặc biệt là sự tác động tới con người.
- Thứ ba, căn cứ vào nhận thức của người dân về thuốc BVTV
Theo kết quả điều tra như trên thì nhận thức của người dân trồng cây ăn quả của huyện Anh Sơn về thuốc BVTV là rất thấp, sự hiểu biết về nguyên tắc sử dụng thuốc cũng như hiểu biết về tính độc hại của thuốc đang còn là một vấn đề thực sự nan giải của địa phương. Trong đó, những nguyên nhân chính dẫn đến nhận thức thấp về thuốc BVTV của người dân đó là do trình độ văn hoá không cao, kết quả của những buổi tập huấn còn thấp, và điều kiện Kinh tế - xã hội của huyện chưa thực sự phát triển.
Thứ tư, căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ về quản lí sử dụng thuốc BVTV, và việc thực hiện những chính sách đó của huyện trong những năm qua.
4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả trên địa bàn huyện Anh Sơn
4.3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn
- Đào tạo cán bộ tham gia quản lí thuốc BVTV cả về chuyên môn cũng như kĩ năng quản lí. Yêu cầu tất cả cán bộ đều phải tham gia vào khoá học về Quản lí. Tạo mọi cơ hội để những cán bộ trẻ có năng lực về chuyên môn và có năng lực quản lí được tham gia vào công tác quản lí này.
- Cần cấp đầy đủ kinh phí và những điều kiện, phương tiện cần thiết để khuyến khích và nâng cao hiệu quả công tác quản lí của Trạm BVTV, của Đoàn thanh tra BVTV, cũng như của những tổ khuyến nông trên địa bàn các xã.
- Khuyến khích và yêu cầu chính quyền địa phương các xã không ngừng phối hợp với Trạm BVTV, Đoàn thanh tra để tham gia quản lí. Vì chính quyền địa phương có thể theo dõi sát sao hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV của các hộ kinh doanh thuốc cũng như các hộ nông dân trong địa bàn mình.
- Tăng cường công tác quản lí phân phối thuốc BVTV bằng cách kiểm tra thường xuyên đối với các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn.
Tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu các loại thuốc BVTV, hoá chất phòng dịch và các chất hữu cơ khó phân huỷ khác. Kịp thời phát hiện xử lí những trường hợp còn buôn bán và sử dụng thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hàng năm, Trạm BVTV phải thường xuyên tổ chức triển khai Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật tới các hộ kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện. Chứng chỉ hành nghề là một trong các điều kiện bắt buộc để được đăng ký kinh doanh. Chứng chỉ này do Chi cục BVTV tỉnh cấp 3 năm/lần. Và yêu cầu tất cả các đơn vị kinh doanh thuốc trong huyện đều phải có. Trạm và các ban ngành liên quan cần kiểm tra và kịp thời nhắc nhở những đơn vị chưa có chứng chỉ. Ngoài ra, các cá nhân kinh doanh thuốc BVTV đều phải có trình độ chuyên môn như có bằng tốt nghiệp trung cấp nông, lâm nghiệp trở lên hoặc là phải qua lớp tập huấn về thuốc BVTV ngắn hạn do Chi cục BVTV tỉnh tổ chức. Thông qua đó, Chi cục đã trang bị cho các chủ hộ kinh doanh những kiến thức cơ bản về thuốc BVTV, nhất là ảnh hưởng của thuốc đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người. Từ đó, trong quá trình bán thuốc, chủ kinh doanh sẽ có thể đồng thời hướng dẫn người mua cách sử dụng thuốc sao cho vừa đảm bảo an toàn vừa hiệu quả, tránh những ảnh hưởng xấu tới con người, môi trường và xã hội.
- Mở những lớp đào tạo những tiểu giáo viên khuyến nông thực sự có năng lực,có khả năng truyền đạt kiến thức tốt, thoái mái và hiểu được nông dân, để những buổi tập huấn thực sự có hiệu quả và gây hứng thú cho người dân. Phải để người dân nhận thức đựơc tầm quan trọng của nguyên tắc “bốn đúng” khi sử dụng thuốc.
- Tăng cường công tác quản lí sử dụng thuốc BVTV bằng cách kiểm tra định kì vấn đề sử dụng thuốc đúng quy định của người dân.
Hàng năm, Trạm BVTV huyện và các cấp chính quyền nên nên lập ra các đoàn kiểm tra để trực tiếp xuống các hộ gia đình trồng cây ăn quả có sử dụng thuốc BVTV theo dõi sát sao việc chấp hành nguyên tắc “bốn đúng” của người dân. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm thì kịp thời xử lí, nhắc nhở. Cần xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm vầ cố ý tái phạm Thường xuyên điều tra thực trạng sử dụng thuốc của người dân, tổng hợp số liệu và phản ánh kịp thời thực trạng đó lên lãnh đạo cấp huyện và các ban ngành để từ đó có các biện pháp thích hợp. Thông bấo và phổ biến tới người dân những thông báo, những quy định của Chính phủ về sử dụng thuốc BVTV và về Kiểm dịch thực vật, yêu cầu người dân tiếp thu và thực hiện.
4.3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả của người dân huyện Anh Sơn
a. Nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả
Để nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả của người dân huyện Anh Sơn thì giải pháp đầu tiên hiện nay là nâng cao hiểu biết và nhận thức của người dân về sử dụng thuốc BVTV. Để có thể nâng cao nhận thức cho người dân thì cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau đây:
* Tăng cường công tác tuyên truyền
Công tác thanh kiểm tra để phát hiện sai phạm không dễ dàng, nhưng việc xử phạt càng khó hơn, mặc dù chế tài xử lý đã có. Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chỉ thị: “đừng vì nông dân còn ít tiền mà bỏ qua không xử lý”. Chỉ đạo của Bộ trưởng rất đúng, nhưng thi hành việc phạt tiền không dễ, phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của cán bộ địa phương. Hầu hết các vụ vi phạm, thanh tra liên ngành huyện Anh Sơn chỉ lập biên bản, cảnh cáo. Vì vậy biện pháp tốt nhất là tuyên truyền, ngăn chặn hiện tượng sai phạm.
Tuyên truyền, huấn luyện rộng rãi việc sử dụng thuốc BVTV tới nông dân. Ở mỗi thôn nên có một cán bộ kỹ thuật làm nhiệm vụ hướng dẫn. Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa cán bộ địa phương với nông dân. Đào tạo những giáo viên tiểu khuyến nông để họ trực tiếp tuyên truyền tới người dân nguyên tắc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, vì những cán bộ của địa phương có thể theo dõi sát sao hơn với những hoạt động sản xuất hàng ngày của người dân. Cùng với việc khuyến cáo nông dân hạn chế, không sử dụng các loại thuốc BVTV chứa hoạt chất độc hại, chính quyền các xã, thị trấn cần tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn nông dân tập trung thu gom chai lọ, bao bì đựng thuốc lại một chỗ và tiến hành tiêu hủy, cụ thể như vẽ các tranh cổ động hoặc là các tấm băng rôn. Bên cạnh đó kêu gọi mỗi người dân cần nâng cao ý thức, tự giác bảo vệ môi trường.
Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, yêu cầu đài phát thanh truyền hình của huyện, và đài phát thanh của các xã, thị cần tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến tác hại của thuộc BVTV và các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ đối với môi trường và sức khoẻ con người trên các bản tin hàng ngày. Đưa ra các dẫn chứng thực tế về hậu quả mà thuốc BVTV gây ra do việc sử dụng thuốc sai với quy định. Vận động nhân dân thực hiện theo đúng các quy trình sử dụng thuốc BVTV đã được Nhà nước ban hành, sử dụng các phương tiện và quần áo bảo hộ lao động trong khi phun các loại thuốc BVTV, bỏ thói quen vứt thải bừa bãi các vỏ bao thuốc BVTV sau khi đã sử dụng.
Ở xã nên hình thành các bảng tin khoa học kỹ thuật cho nông dân ở xã. Bảng tin khoa học kỹ thuật có thể đặt ở trụ sở ủy ban. Ai cũng có quyền tới xem và vận động mọi người cung xem. Bàng tin khoa học kỹ thuật này do tổ khuyến nông BVTV phối hợp đối với đoàn thanh niên xã. Những nguồn thông tin này lấy từ sách báo thậm chí sau khi nghe đài xem ti vi về những vấn đề bổ ích. Tổ khuyến nông cơ sở tại xã có thể biên tập lại để thông báo cho bà con nông dân, và đa số các thông tin phải đáp ứng được nhu cầu người dân, bổ sung những kiến thức về thuốc BVTV mà người dân còn thiếu.
* Tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức và kĩ thuật cho người dân
Các kĩ thuật viên, kĩ sư nông nghiệp, cán bộ chuyên ngành trạm BVTV trong thời gian tới phải thường xuyên tập huấn kĩ thuật cho người dân về những kiến thức cơ bản cũng như cách sử dụng thuốc BVTV. Nội dung của các buổi tập huấn chủ yếu xoay quanh nguyên tắc “bốn đúng” trong quá trình sử dụng. Đồng thời với những buổi tập huấn về lí thuyết là việc xây dựng những mô hình thí nghiệm, những điểm thực tế trên đồng ruộng để người dân có thể thực hành kĩ thuật, từ đó tăng khả năng áp dụng vào thực tế sản xuất của hộ gia đình. Phải tập trung mở các lớp này trên những vùng trọng yếu về trồng cây ăn quả của huyện, những vùng thực trạng sử dụng thuốc hoá học còn nhiều hạn chế nhất. Ngoài ra cần tuyên truyền và phổ biến tới người dân những biện pháp phòng trừ tổng hợp, không nhất thiết phải là biện pháp hoá học mà có thể là biện pháp sinh học, sử dụng thảo mộc để hạn chế dư lượng thuốc hoá học trong nông sản. Kết thúc những đợt tập huấn, những khoá học thực tế này thì phải cho người dân làm những bài kiểm tra để đánh giá về chất lượng khoá học, đánh giá khả năng nhận thức và tiếp thu của người dân. Từ kết quả thu được, rút ra những hạn chế mắc phải để có thể khắc phục trong những lần tập huấn sau.
* Tăng cường đầu tư kinh phí Xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ đời sống nhân dân tốt hơn, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với những Công nghệ kĩ thuật mới cũng như những thông tin cần thiết giúp ích cho quá trình sản xuất Nông nghiệp của người dân nói chung, và giúp nâng cao hiệu quảv việc sử dụng thuốc BVTV nói riêng.
b. Phát động phong trào thi đua “Nông sản sạch”
Trong năm, nên dành ra một tuần lễ cao điểm về vấn đề thực hiện vệ sinh an toàn nông sản, nông sản sạch không có dư lượng hoá chất. Có thể mở ra những cuộc thi cho nông dân về vấn đề am hiểu thuốc BVTV, cuộc thi về nông sản sạch giữa các hộ gia đình. Sau mỗi vụ thu hoạch phải đứng ra xác định dư lượng HCBVTV tồn dư trong hoa quả của mỗi hộ gia đình tham gia dự thi. Sau mỗi cuộc thi nên có những phần quà hấp dẫn để có thể tạo ra động lực cho người dân trong các cuộc thi tiếp theo. Thông qua đó nâng cao được ý thức tự giác của người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV đúng nguyên tắc, cũng như ý thức tự giác bảo vệ sức khoẻ của mình và của mọi người xung quanh.
c. Thành lập các CLB sản xuất nông sản an toàn
Tại mỗi địa phương nên thành lập những Câu lạc bộ sản xuất nông sản an toàn, trong đó các thành viên sẽ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, luôn nhắc nhở nhau và nhắc nhở những người xung quanh cần sử dụng thuốc BVTV đúng quy định.
4.3.2.3 Giải pháp khắc phục những hậu quả của việc sử dụng thuốc BVTV trên vườn cây ăn quả
Trứơc hết, tiến hành kiểm tra và xét nghiệm tất cả các mẫu nước ăn của các hộ gia đình trồng cam đã từng sử dụng thuốc BVTV. Nếu mẫu nước có chứa hàm lượng độc tố của HCBVTV (kể cả khi chưa vượt ngưỡng mức cho phép) thì nhanh chóng có biện pháp khắc phục, như là lọc sạch nước trước khi người dân đưa vào sử dụng hoặc là hỏi ý kiến của các kĩ sư môi trường để giúp người dân có nguồn nước ăn đảm bảo, vì hầu hết hộ nông dân ở đây sử dụng nước giếng để sinh hoạt.
Lãnh đạo huyện Anh Sơn cần cấp kinh phí kịp thời cho các hoạt động thu gom, tiêu huỷ những bao bì, vỏ chai thuốc đang được vứt bừa bãi ở trong địa bàn, và kiểm soát ô nhiễm trong quá trình tiêu huỷ theo phương án được duyệt trong kế hoạch năm.
Các cơ sở y tế trong huyện, các trạm xá thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình nhiễm độc bởi thuốc bảo vệ thực vật và các loại hoá chất độc hại khác; nghiên cứu tác động của thuốc BVTV và các loại hoá chất độc hại đối với sức khoẻ con người để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Hàng năm nên khuyến khích người nông dân đi khám định kì, hoặc là Huyện cấp một phần kinh phí để tổ chức khám mĩên phí cho người dân mỗi năm một lần để kiểm tra sức khoẻ của người dân, xác định xem người dân có bị ảnh hưởng gì khi tiếp xúc nhiều với HCBVTV không. Cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo theo quy định.
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả trên địa bàn huyền Anh Sơn”, sau khi tìm hiểu thực tế của huyện, đồng thời tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Số cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện ngày càng tăng, tuy nhiên các kênh phân phối thuốc trong huyện vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng của người dân.
Công tác quản lí phân phối thuốc BVTV đang được chính quyền và các ban ngành trong huyện thực hiện tương đối tốt, luôn giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, thực hiện tốt những văn bản chỉ thị về quy định Kiểm dịch thực vật của Chính phủ.
Công tác quản lí sử dụng thuốc BVTV bên cạnh những thuận lợi nhất định thì vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn mà chủ yếu là xuất phát từ điều kiện Kinh tế - xã hội của địa phương và trình độ văn hoá thấp của người dân.
Trong những năm gần đây, cây ăn quả đang thực sự được đầu tư và phát triển trên địa bàn huyện, đồng thời do thời tiết không thuận lợi nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp qua từng năm. Và lượng thuốc BVTV được dùng cho cây ăn quả cũng từ đó mà không ngừng tăng lên.
Nhưng nhìn chung nhận thức và hiểu biết của người dân về sâu bệnh cũng như về tính độc hại và cách sử dụng của thuốc BVTV là đang rất thấp.
Do trình độ nhận thức thấp nên việc sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả của người dân địa phương đang còn rất bừa bãi, chỉ làm theo kinh nghiệm là chính. Nguyên tắc “bốn đúng” không được người dân thực sự quan tâm và làm theo, vẫn có tính trạng lựa chọn sai thuốc, sử dụng thuốc không đúng thời điểm, pha liều lượng không đúng với hướng dẫn, và đặc biệt là không mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ trong lúc phun . Khi phun thuốc, ý thức trách nhiệm đối với sức khoẻ của chính bản thân họ và của toàn xã hội là không cao. Nhưng có một mặt tích cực đó là nhờ sử dụng thuốc mà trong những năm qua, dù sâu bệnh hại nhiều nhưng năng suất vườn Cam của các hộ gia đình vẫn tương đối ổn định, thu nhập của người dân vẫn được đảm bảo.
Sau khi tổng hợp số liệu điều tra cho thấy, thực trạng sử dụng thuốc BVTV bừa bãi của người dân đã có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của đời sống Kinh tế - xã hội địa phương. Kết quả phân tích mẫu nước ăn và sinh hoạt của các hộ gia đình thì có tới 58,8% là có chứa dư lượng HCBVTV, có màu hơi đen và mù hơi hắc. Đây là con số đáng báo động, thực sự nguy hiểm đối với người dân và đối với môi trường sống xung quanh. Số ca ngộ độc thực phẩm do ăn hoa quả trong những năm qua tại huyện Anh Sơn cũng không ngừng tăng lên.
Với thực trạng sử dụng và ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả tại huyện Anh Sơn, chúng tôi đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc như sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tính độc hại và cách sử dụng thuốc đúng nguyên tắc tới người dân.
Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn đảm bảo không buôn bán thuốc cấm sử dụng.
Tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức và kĩ thuật cho người dân.
Kiểm tra định kì vấn đề sử dụng thuốc đúng quy định của người dân.
Phát động phong trào thi đua “nông sản sạch”.
Thành lập các CLB sản xuất nông sản an toàn.
Kịp thời khắc phục những hậu quả do thuốc BVTV đã gây ra trong những năm qua.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với hộ nôngdân
Cần nhận thức đầy đủ nguy cơ gây nhiễm độc cho người phun thuốc và vấn đề ô nhiễm môi trường của việc sử dụng thuốc BVTV trên vườn cây ăn quả.
Cần phải có dụng cụ bảo hộ phòng độc trong khi phun thuốc trong vườn cây ăn trái. Cụ thể là: đội nón rộng vành, mang mặt nạ, khẩu trang, kính bảo hộ; mặc áo dài tay, kín cổ; mang bao tay. Có thể dùng một tấm nylon khoét một lỗ tròn ở giữa để trùm lên vai và lưng ngực, tránh thuốc rơi từ trên xuống thấm vào người. Các dụng cụ bảo hộ trên có thể mua hoặc tự chế, miễn sao ngăn chặn tối đa lượng thuốc thâm nhiễm
Cần phải có bình phun thuốc phù hợp cho cây ăn trái, vừa làm cho việc phun thuốc đạt hiệu quả, vừa giảm nguy cơ gây nhiễm độc đối với người phun thuốc và giảm ô nhiễm môi trường. Bình phun loại này phải phun được ở tầm cao và áp lực đủ mạnh, để tia nước phun ra phải mịn.
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương
Cán bộ Bảo vệ thực vật cơ sở và chính quyền địa phương cần thương xuyên tuyên truyền cho nông dân kiến thức về việc sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật. Tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly của từng loại thuốc đối với các loại cây trồng.
Giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất và sử dụng thuốc cho vườn cây ăn quả của người dân, hướng dẫn cụ thể cho người dân cách sử dụng thuốc hiệu quả nhất.
Phổ biến đầy đủ những quy định và chỉ thị của Nhà nước về kiểm dịch thực vật cũng như xử phạt trong vi phạm sử dụng thuốc tới người dân một cách cụ thể.
5.2.3 Đối với nhà nước
Nhà nước cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất và ứng dụng các sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào công tác phòng trừ sinh thay thế cho những loại HCBVTV không cần thiết; chọn lọc các loại thuốc, dạng thuốc BVTV an toàn có tính chọn lọc cao, phân giải nhanh trong môi trường. Cần duy trì và mở rộng việc áp dụng IPM vì chương trình này không chỉ tiết kiệm chi phí cho việc mua thuốc BVTV mà còn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVTV; phải phối hợp các lực lượng liên ngành trong kiểm tra, kiểm soát việc nhập lậu thuốc BVTV.
Phải đặc biệt chú trọng việc thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng và kiên quyết đình chỉ các cơ sở sản xuất, gia công thuốc BVTV có dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm.
Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, nâng cao hiểu biết của người nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, từ đó giảm lượng thuốc BVTV sử dụng; nghiên cứu ứng dụng và phát triển các dạng thuốc BVTV mới thân thiện với môi trường, ít ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch không dùng phân bón hóa học và thuốc BVTV nhằm nâng cao chất lượng nông sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Trần Quang Hùng. 1995. Thuốc bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
2) Nguyễn Trần Oanh, Nguyễn Văn Viện, Bùi Trọng Thuỷ, 2006, Giáo trình sử dụng thuốc Bảo Vệ Thực Vật, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
3) Nguyễn Thị Thanh, 2008, Phân tích hoạt động tiêu thụ thuốc Bảo Vệ Thực Vật của chi nhánh công ty cổ phần Nông dược H.A.I – Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
4) Lê Thị Thanh Loan, 2007, Tác động về kiến thức của chương trình Quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) đến nông dân trồng rau tại xã Đặng Xá - huyện Gia Lâm – TP Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp đại học, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
5) Phòng Thống kê huyện Anh Sơn, Niên giám thống kê (2005 – 2008).
6) Trạm BVTV huyện Anh Sơn, Báo cáo tổng kết cuối năm (2006 – 2008).
7) Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, quyết định số 89/2006/QĐ – BNN, 2006, Về việc ban hành Qui định về quan lí thuốc BVTV.
8) Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thông, chỉ thị số 3264 /CT-BNN-PC, 2008, Về việc tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật.
9) Trần Hữu Uyển và Trần Việt Nga, 2000, Bảo vệ và sử dụng nguồn nước, Nhà xuất bản nông nghiệp
10)
11)
12)
13)
14)
15) http: //ctu.edu.vn/knn
16)
17)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- IN bao cao cua Kieu.doc