Mục lục
Lời nói đầu 1
Phần I: Lịch sử, vai trò, vị trí quan hệ hai nước.
Việt Nam - Trung Quốc 2
Điểm lại lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cho
đến năm 1986. 2
Trước cách mạng (thời kỳ phong kiến) 3
Thời kỳ cách mạng 6
Hai sự kiện lớn:
Sự kiện năm 17/12/1979 8
Vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 11
II. Vai trò, vị trí của Trung Quốc với Việt Nam và của Việt Nam với Trung Quốc. 15
Vai trò, vị trí của Trung Quốc với Việt Nam 15
Vai trò, vị trí của Việt Nam với Trung Quốc 1
52 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6
III. Bối cảnh Việt Nam, Trung Quốc và quốc tế. 18
Bối cảnh quốc tế 18
Hoàn cảnh Trung Quốc 20
Hoàn cảnh Việt Nam 21
IV. Quan điểm định hướng của hai Đảng về quan hệ Việt-Trung 22
Những nhân tố thúc đẩy quan hệ Việt-Trung 22
Quan điểm định hướng của Đảng Cộng Sản Việt Nam 23
Quan điểm định hướng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc 24
Phần II. Tình hình thực tế trong thời kỳ mới (từ sau ĐH Đảng năm 1986) 30
Vài nhận xét 40
Kết luận 43
Phụ lục: Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới CNXHCNVN và CHND Trung Hoa. 44
Lời nói đầu
Quan hệ Việt Nam Trung Quốc gần đây đã có những thay đổi vội vàng mạnh mẽ theo hướng thuận lợi, căn cứ vào tình hình hiện tại và xu thế phát triển của hai nước trên thế giới, có thể thấy mối quan hệ này có triển vọng tốt đẹp trong một thời gian dài. Nhưng lịch sử cũng ghi lại những năm tháng đối nghịch giữa vài vấn đề chưa tìm được cách giải quyết tốt mà vấn đề lãnh hải là một ví dụ, ngoài ra hợp tác toàn diện song phương cũng có thể đem lại nhiều mâu thẫn khi xử lý những vấn đề chung, việc thực hiện mong muốn tồn tại độc lập là không thể hoàn toàn tuyệt đối. Làm sao xử lý tối ưu mối quan hệ này là một bài toán khó với Đảng ta hiện nay. Nên việc nghiên cứu quan hệ giữa hai nước về thực chất, mức độ và triển vọng lâu dài là rất cần thiết.
Quan hệ của một quốc gia phụ thuộc ý chí, hành động của các nhà lãnh đạo nên nghiên cứu quan hệ hai nước chính là nghiên cứu quan hệ giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
ở bài viết này, chúng em cố gắng chỉ đưa bản thân các số liệu tránh bình luận để đảm bảo tính chính xác của vấn đề. Chúng em cũng đã cố gắng tìm hiểu các tài liệu theo nhiều chiều để có những nhận định đúng nhưng dẫu sao bài viết cũng khó tránh khỏi sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cô.
Xin cảm ơn cô đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành tiều luận này!
Phần I:
Lịch sử, vai trò, vị trí quan hệ hai nước
Việt Nam - Trung Quốc
Điểm lại lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cho đến
năm 1986.
Cũng giống như các quan hệ gần gũi khác, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là quan hệ giữa hai nước láng giềng có từ mấy nghìn năm, rất đa dạng, nhiều mầu sắc. Khi thì xung đột, khi là quan hệ âm chiếm và bị xâm chiến , khi hoà hiếu, lúc hữu hảo giúp đỡ. Nhưng tựu chung nó cũng giống như mọi mối quan hệ khác trong xã hội loài người chịu chung một quy luật triết học: bị chi phối bởi lợi ích . Lợi ích ấy có thể là ngắn hạn, có thể là lâu dài nhưng xung đột là vị lợi ích mà hoà hiếu bang giao giúp đỡ tận tình cũng vì lợi ích mỗi bên. Điều thứ hai phải khẳng định về tinh chất mối quan hệ đó là tương quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ và nước lớn là nước từ xưa đến nay trong mọi tác phẩm và tuyên ngôn, trong tinh thần của mỗi người dân nước lớn đều tồn tại và phát triển mạnh mẽ tư tưởng bá chủ, tư tưởng thống trị. Đã là nước lớn và nước nhỏ , đã là láng giềng sát nhau lâu dài mà không cùng máu mủ ruột rà đặc biệt trong quan hệ chính trị - loại quan hệ mà ở đó mỗi chủ thể chỉ có nhiệm vụ duy nhất là khuyếch trương thế lực của mình thì tư tưởng của nước lớn đối với nước nhỏ bao giờ cũng là lợi dụng thôn tính hoặc chí ít là chiêu phục, còn biểu hiện hành động của tư tưởng đó như thế nào thì phụ thuộc vào tương quan thực lực và hoàn cảnh chính trị đôi bên và tình hình thế giới. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thường trong tư thế Việt Nam yếu hơn, bị động hơn, Trung Quốc mạnh hơn, là nước chủ động.
Trong suốt chiều dài lịch sử nước ta, nhìn chung, hoạt động ngoại giao của ta chủ yếu là đối với Trung Quốc, trong đó đấu tranh ngoại giao bao giờ cũng được chú trọng, khi độc lập cũng như khi phải kết hợp đấu tranh quân sự.
1. Trước cách mạng (thời kỳ phong kiến).
Trong một nghìn năm Bắc thuộc, sức ta còn yếu, quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc là quan hệ giữa nước đô hộ và nước bị đô hộ luôn luôn nổi lên chống lại. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền tự xưng Vương, nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập lâu dài, chấm dứt giai đoạn Bắc thuộc.
Trong thời chiến: đấu tranh ngoại giao được kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự, khi thì phát huy thế thắng trên chiến trường, khi thì phục vụ chiến đấu trên chiến trường.
Khi chặn được đại quân Tống trên phòng tuyến sông Cầu, dù thế ta có lợi hơn, sĩ khí tốt hơn sĩ khí quân địch nhưng tình thế địch ta chưa phân thắng bại. Phụ quốc Thái Uý Lý Thường Kiệt phát huy thế thắng của quân ta, dùng "Biên sĩ làm hoà ” - mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm phán để cử Kiều Văn Ung đi thuyết khách . Quách Quỳ nhận lời giảng hoà kết thúc chiến tranh.
Năm 1089, sau khi trạng nguyên Lê Văn Thịnh ( đời Lý Nhân Tông ) sang Vĩnh Bình đòi lại các đất Tống còn giữ, kết hợp đấu tranh ngoại giao với chiến tranh du kích, nhà Tống trả nốt đất cho ta. Từ đây nhà Tống kiêng nể Đại Việt, coi Đại Việt là một nước, không còn là một quận nữa. Trong 200 năm còn lại của mình, nhà Tống không dám động chạm đến Đại Việt nữa.
Đến thời Lê Lợi, Nguyễn Trãi vừa đánh vừa đàm phán 5 năm Lê Lợi đánh tan quân Vương Thông, buộc Vương Thông phải tuyên bố lời thề Đông Quan và rút về nước 20/12/1427. Trước đó ngày 12/12/1427, Lê Lợi cử sứ thần Lê Thiếu Đĩnh sang "tạ tội”, giao nộp chiến lợi phẩm. Ngày 13-5-1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế. Sở dĩ ta thắng mà vẫn phải tạ tội là vì "Đánh thành (Thành Đông Quan) là hạ sách, Ta đánh thành bền vững hàng năm, hàng tháng không lấy được, quân ta sức mỏi khí nhụt, nếu viện binh giặc đến thì ta đằng trước đằng sau đều có giặc, đó là đường nguy. Chi bằng nuôi sức khoẻ, chí khí hăng để đợi quân viện đến, đánh phá được quân viện thì thành tất phải hàng. Thế là một việc mà lợi hai, là kế vẹn toàn.”
Hơn 300 năm sau, vua Quang Trung tiêu diệt quân Thanh tại Đống Đa nhưng vẫn phải tính đến sự phục thù của nhà Thanh vì vua Càn Long đã điều động quân chuẩn bị xâm lược nước ta lần nữa. Quang Trung chủ động dâng biểu lên vua Càn Long và cử sứ sang Yên Kinh bàn việc giảng hoà. Cuối năm 1789, Càn Long phong Quang Trung làm An Nam quốc vuơng và yêu cầu vua sang chuầu. Vua không sang, cử giả vương (là một người cháu tên Phạm Vân Trị) đi thay nên quan hệ vẫn giữ được bình thường.
Đến thời Trần, năm 1258, quân của đế quốc Mông Cổ đánh nước ta vừa để chiếm nước ta vừa để tạo một gọng kìm đánh quân Nam Tống từ phía Nam nhưng chúng đã phải tháo chạy trước sự kháng cự của quân dân ta. Năm 1271, Hốt Tất Liệt lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Nguyên, ép ta đầu hàng. Ta đã thực hiện một hoạt động ngoại giao kiên quyết mà mềm dẻo trong 12 năm để có thời gian chuẩn bị tư tưởng vật chất, lực lượng chống cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên lần thứ hai. Những yêu sách của Hốt Tất Liệt đối với ta, ta nhận mà không thực hiện.
Năm 1279, Nhà Nguyên bắt giữ sứ giả của ta nhằm gây căng thẳng, mượn cớ gây chiến với ta. Năm 1281, vua ta cử Trần Di ái sang Nguyên nhưng Hốt Tất Liệt mua chuộc Trần Di ái , phong lam An Nam quốc vương rồi cho quân hộ tống vua bù nhìn về Đại Việt. Ta lập tức phái quân lên biên giới đánh tan quân hộ tống, bắt sống bọn phản bội. Vua ta không những kiên quyết khước từ yêu sách cung cấp lương thực và yêu cầu cho mượn đường đánh Chiêm Thành mà còn đem quân và chiến thuyền giúp Chiêm Thành đánh quân Nguyên. Nguyên cho quân sang Chiêm Thành cùng các cánh quân phía Bắc tấn công nước ta. Thế là năm 1285, Nhân dân ta phải chống lại và chiến thắng hơn 50 vạn quân Nguyên. Năm 1288, ta lại lần thứ ba đánh thắng hơn 50 vạn quân nữa cả thuỷ, bộ, kỵ binh Nguyên. Tuy thắng Nguyên nhưng tháng 10 năm 1288 vua ta lại cử sứ sang Nguyên. Năm 1291, Nhà Nguyên sai Lễ bộ thượng thư sang dụ vua ta vào chầu nhưng năm 1292 vua ta sai Nguyễn Đại Pháp sang khước từ với lý do có tang. Năm 1293, nhà Nguyên lại sai Binh Bộ thương thư sang dụ vua ta vào chầu nhưng vua cử Đào Tử Kỳ sang khước từ với lý do bị bệnh. Lần này nhà Nguyên giữ sứ của ta, âm mưu đánh ta lần thứ tư. Nhưng năm 1294, Hốt Tất Liệt chết, vua Thánh Tông lên ngôi bãi việc tiến công và thả Tử Kỳ về nước.
Trong thời bình, Cầu phong và nộp cống là hai vấn đề quan trọng nhấ. Sách phong là biểu hiện của quan hệ hai chiều giưa Đại Việt và Trung Quốc; Nước ta được Trung Quốc công nhận. Trung Quốc cân khẳng định vị trí tông chủ và uy tín của thiên chiều. Từ năm 1431 đến trước năm 1527, triều Minh 27 lần cử sứ thần sang Đại Việt trong đó có 7 lần sách phong. Có khi ta cầu phong nhưng cũng có khi ta không cần phong mà nhà Minh chủ động sai sứ sang phong ( như trường hợp Trần Thái Tông (1225-1258) hoặc nhà Minh không phong nhưng vua ta lên ngôi (vua Lê Lợi ). Thực chất, việc này phụ thuộc thái độ vua Trung Quốc đang trị vì và tình hình Trung Quốc lúc bấy giờ. Cái giá của sách phong là chế độ cống nạp. Vật cống thường là những vật phẩm qúy như vàng bạc, ngà voi, sừng tê giác, trầm hương,... vấn đề nộp người bằng vàng là đề tài tranh cãi nhiều lần vì phía ta không chịu, đến thời vua Quang Trung mới bỏ hẳn được. Thời hạn cống lúc đầu là 3 năm 1 lần, sau là 6 năm 1 lần.
Vấn đề thường có trong quan hệ thời bình là tranh cãi về biên giới, tranh giành đấ đai, đấu tranh về lãnh thổ biến giới này mạnh nhất vào triều vua Lê Thánh Tông. Nguyên nhân có khi chính Trung Quốc đòi đất như nhà Minh đòi nhà Hồ cắt đất ở Lạng Sơn, nhà Thanh lấy đất Tụ Long. Có khi thổ phỉ bên ta mang đất chạy sang Trung Quốc. Có khi thổ phỉ gây rối cướp trâu bò luá gạo. Có những vấn đề địa phương giả quyết, có những vấn đề cử sứ đi hay trao đổi công hàm giải quyết. Có hai trường hợp, nhà cầm quyền ta cắt đất cho Trung Quốc (nhà Hồ, Nhà Mạc). Thời Lý ta đòi được nhiều đất.
2. Thời kỳ cách mạng.
Từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp, thời kỳ này, hai dân tộc Việt Nam, Trung Quốc đều có số phận giống nhau, đó là chịu ách nô dịch của đế quốc phương Tây. Đây chính là cơ sở gắn kết cách mạng của hai nước có quan hệ chặt chẽ với nhau ngay từ nhưng ngaỳ đầu tiên. Mỗi thắng lợi của cách mạng một nước đều tác động hầu như là trực tiếp tạo điều kiện cho thuận lợi của nước kia. Quan hệ giữa hai nước trong thời gian này là quan hệ giưa hai Đảng cộng sản cầm quyền.
Phải khẳng định sự giúp đỡ của Trung Quốc cho ta về vật chất và tinh thần từ buổi đầu cách mạng. Từ tiền bạc, lương thực, thiết bị quân sự... cho đến nơi ẩn náu, đến hậu phương tinh thần ta đều được Trung Quốc giúp đỡ nhiều. Nhưng đây cũng là một quan hệ có nhiều mầu sắc. Do cùng chống một kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc, cùng ở một chiến tuyến của một nước bị nô dịch, lại là nước lớn hơn nên việc giúp đỡ đem lại vai trò đàn anh đại diện cho Trung Quốc, nên mỗi thắng lợi của Việt Nam cũng là thắng lợi của Trung Quốc, đem lại cho Trung Quốc rất nhiều lợi thế trên trường quốc tế. Trung Quốc muốn giữ mãi vai trò đàn anh và khai thác triệt để nó, 2 mong muốn, hai tham vọng này nhiều lúc mâu thuẫn nhau trong hành động đối xử với dân tộc Việt Nam, cách mạng Việt Nam. Nhiều hành động của Trung Quốc nhất là về sau này đã đi ngược lại với lợi ích của cách mạng Việt Nam.
Ngày 18/1/1950, Trung Quốc là nước đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 9 năm kháng chiến chống Pháp là 9 năm Trung Quốc có những hỗ trợ tích cực và thiện chí cho cách mạng ta. Riêng trong năm 1950, Việt Nam đã nhận được 3983 tấn hàng viện trợ trong đó có 1020 tấn súng đạn, 161 tấn quân trang, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 71 tấn hàng quân giới, 30 xe vận tải, Môlôtôva, 2634 tấn gạo, chiếm 18.5% tổng số vật chất quân đội Việt Nam sử dụng trong năm 1950. Từ cuối năm 1953, Trung Quốc chi viện 18% tổng số đạn pháo sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chủ yếu là đạn và pháo 105 ly. Sau đó còn thêm 7000 nghìn viên và một số lượng lớn vũ khí bộ binh. Ngoài ra Trung Quốc còn cử một đoàn cố vấn quân sự gồm 79 cán bộ do đồng chí Vy Quốc Thanh phụ trách sang giúp Việt Nam trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã buộc Pháp phải bước vào hội nghị Giơnevơ về Đông Dương với sự tham gia của Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp... và các bên tham chiến. Tại đây, lập trường của Việt Nam là đi tới giải pháp hoàn chỉnh đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với một giải pháp chính trị thực tế cho Việt Nam, Lào, Campuchia, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ mỗi nước. Lập trường của Trung Quốc lại cùng phía với Pháp, muốn chấm dứt chiến tranh Đông Dương bằng đình chỉ chiến sự mà không có giả pháp chính trị, duy trì chia cắt Việt Nam. Tại hội nghị, Trung Quốc đã sử dụng vị trí là một nước việ trợ quân sự chủ yếu và nắm con đường vận chuyển duy nhất chi viện cho Việt Nam và tình huống Pháp đứng trên thế yếu muốn nói chuyện với Việt Nam đã đàm phán trực tiếp với Pháp để thoả thuận những điểm cơ bản của một giải pháp về vấn đề Đông Dương theo lập trường của Trung Quốc.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Trung Quốc đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của Đế Quốc Mỹ bằng các tuyên bố, bằng các cuộc mitting ( ngày 25-04-1970) thủ tướng Chu Ân Lai nhấn mạnh: "Nhân dân ba nước Đông Dương anh em có thể tin chắc rằng trong cuộc đấu tranh chung chống đế quốc Mỹ , Nhân dân Trung Quốc mãi mãi đoàn kết sát cánh cùng chiến đấu để cùng nhau giành lấy thắng lợi.” Cùng với Liên Xô là hai nước chủ yếu viện trợ cả về quân sự và kinh tế cho Việt Nam, nhưng bên cạnh đó Trung Quốc lại bắt tay với Mỹ, kẻ thù của nhân dân Việt Nam lúc đó, đánh dấu bằng bản tuyên ngôn của bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 26-11-1986 nội dung mong muốn nối lại đàm phán với Mỹ.
Trong cuộc đàm phán, vấn đề Việt Nam được đặt ra như một điều kiện (1*). Cuối năm 1971, Mỹ nới rộng một số quyền lợi cho Trung Quốc; giảm cấm vận, bao vây kinh tế, cấp thị thực nhập cảnh cho người Trung Quốc đến Mỹ, ủng hộ việc Trung Quốc vào Liên Hiệp Quốc. Nichxơn còn sang thăm Trung Quốc vào 2-1-1972 ra thông cáo chung Thượng Hải (2*). Những cản trở của Trung Quốc với cách mạng Việt Năm bắt đầu từ cuối năm 1966. Hải Quan Trung Quốc ra quy định yêu cầu các nước có hàng viện trợ cho Việt Nam qua Trung Quốc phải trực tiếp đến làm thủ tục từng chuyến hàng, làm chỏ phần lớn hàng viện trợ của Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và Liên Xô lúc này phải nằm lại ở cửa khẩu Trung Quốc.
Năm1969, Trung Quốc giảm 40% viện trợ quân sự, năm 1970 giảm hơn 50 % so với 1968.
Từ năm 1972, viện trợ của Trung Quốc tiếp tục giảm nhiều. Ngày 5-12-1972, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội chuyển tới Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam một bản tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ Kitsinhgio (3*). Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Trung Quốc một mặt gửi điện chúc mừng, ca ngợi Việt Nam, một mặt tuyên bố cắt hoàn toàn viện trợ, rút hết chuyên gia kỹ thuật về nước làm cho một số hạng mục, công trình công nghiệp giao thông của Việt Nam buộc phải ngừng lại hoặc huỷ bỏ. Ngoài ra Trung Quốc còn yêu cầu Việt Nam phải quy trả nhanh chong số "ngoại tệ mạnh” từ những hàng hoá quân sự trong diện "viện trợ hoàn lại” của Trung Quốc cho Việt Nam. Bắt đầu "khúc quanh” trong quan hệ Việt Trung.
Hai sự kiện lớn
Sự kiện năm 1979
Sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa
Như đã nói ở tren, với tham vọng bành trướng, Trung Quốc muốn thôn tính, khuất phục Việt Nam, muốn như vậy, Việt Nam phải là nước không mạnh, bị chia cắt, bị phụ thuộc Trung Quốc. Nên trước việc thành lập Đảng cộng sản Đông Dương và sự diên ra của các cuộc hội nghị cấp cao giưã ba nước Đông Dương theo nguyện ý của nhân dân ba nước, cùng với việc quân tình nguyện Việt Nam nhận lời của mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia sang phối hợp với Campuchia đánh đổ tập đoàn diệt chủng Pônpốt In xari , sau khi đã đánh bại sự phá rối của tập đoàn Pônpốt suốt từ năm 1975 đến 1978 ở biên giới Tây nam Việt Nam. Trung Quốc và Campuchia dân chủ - tức Pônpốt đã vu cáo Việt Nam có tham vọng bá quyền, thành lập "Liên Bang Đông Dương”, gây tình hình, mất ổn định ở khu vực. Cần chú trọng thêm một điều là những điều Việt Nam làm ở trên đều hợp với hiến chương Liên Hiệp Quốc. Lấy cớ này, Trung Quốc tuyên bố sẽ "trừng phạt Việt Nam, dạy cho Việt Nam một bài học” và ngày 17/12/1979 Đặng Tiểu Bình đã chuẩn bị cho cuộc chiến này ngay từ năm 78 đã tập kết quân sự ở quân khu Quảng Châu 60 vạn quân Trung Quốc. Nhiều quân đoàn, sư đoàn độc lập nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật, xấp xỉ 2588 khẩu pháo, 800 xe tăng và xe bọc thép và hàng trăm máy bay các loại từ MIG 17, MIG 21 của hầu khắp các quân khu Trung Quốc phát động chiến tranh tiến công Việt Nam trên toàn biên giới dài hơn 1000 km và từ theo 4 hướng. Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Phong Thổ (Lai Châu). Ngay lập tức quân dân Việt Nam đã chặn đánh, chống trả quyết liệt kết hợp với dư luận thế giới, buộc Trung Quốc phải tuyên bố rút quân vào ngày 5-3.
1*Lấy từ "Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và Quan hệ Việt Trung ” 3-5-75, Pônpốt Iengxari cho quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc.
10-05-1975. Đổ quân lên đảo Thổ Chu. 22-12-78, 19 troing số 23 sư đoàn bộ binh Pônpốt Iengxari có xe tăng và pháo binh yểm trợ đánh vào biên giơí Tây Nam Việt Nam, khu vực Bến Sỏi ở tỉnh Tây Ninh (cách Sài Gòn hơn 100km).
2*"Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt Trung”. 4 hướng tiến công của Trung Quốc trên hướng Lạng Sơn. Trung Quốc dùng quân đoàn 43,54, 55 đánh chiếm Đồng Đăng, Tam Lung, Lộc Bình và Thị xã Lạng Sơn. Tiến sâu vào Việt Nam 10-15km
Tren hướng Cao Bằng, Trung Quốc dùng quân đoàn 41,42 đánh chiếm thị xã Cao Bằng, mỏ thiếc Tĩnh Túc: Tiến sâu vào Việt Nam 40-45km
Hướng Lào Cai: Quân đoàn 13,14 đánh chiếm thị xã Lào Cai, mỏ argatit Cam Đường
Hướng Phong Thổ: quân đoàn 11 chiếm thị trấn Phong Thổ.
Trong cuộc chiến năm 79 này, phải khẳng định nhưng nhận định sau:
Việc Pônpôt Iêngxari tấn công Việt Nam để làm cớ Trung Quốc tấn công Việt Nam. Pônpốt lực lượng yếu mỏng chưa làm chủ thực sự được Campuchia, quân đội Việt Nam lại vừa chiến thắng đế quốc Mỹ một cách oai hùng nên một mình PônPốt không thể tấn công Việt Nam, nhất là lại quấy nhiêu liên tục trong 3 năm liền. Chắc chắn Pônpốt phải có hậu thuẫn không nhỏ trong việc này mà cả nhiều hành động khác của chúng.
Không thể nói sự tấn công côn đồ và hèn nhát của chúng xuất phát từ "nỗi đau mất một phần tổ quốc Campuchia” Từ hàng mấy thế kỷ trước khi mà chúng cùng lúc đã tàn sát dã man hàng triệu đồng bào chính chúng, giày xéo, phá huỷ tổ quốc chúng. Vậy thế lực hậu thuẫn bóng tối này phải có một lực lượng tài chính lớn ( để trợ giúp chúng ít nhất là 3 năm) và thu được lợi từ việc này.
Mỹ lại vừa nhận thất trận, không có điều kiện quan hệ nhiều với Campuchia cùng lúc đó, lại có nhiều chuyến viếng thăm qua lại giữa Pônpốt và chính quyền Trung Quốc
Việt Nam là một nước nghèo nhỏ vừa qua một cuộc tàn phá nặng nề cả một thế kỷ, lại vừa đại diện cho sự chiến thắng của chính nghĩa nên không thể ra quân tuỳ tiện, mỗi hành động ít nhất là biểu hiện bên ngoài của Việt Nam đều phải tính đến luật quốc tế - hiến chương Liên Hợp Quốc. Những người lãnh đạo đã khôn khéo đưa Việt Nam đến chiến thắng năm 1975 sẽ không dại gì để mất đi sự ủng hộ của Liên hiệp quốc, của thế giới và tạo cớ cho sự xâm lấn của các nước khác khi đưa quan sang Campuchia. Cũng chính những lý do trên Việt Nam không thể chủ động tấn công một nước láng giềng "hung đồ” diện tích gấp 32 lần diện tích nước mình, mạnh gấp nhiều lần mình như Trung Quốc để Trung Quốc lấy lý do đánh Việt Nam là để "tự vệ”.
Ngoài những bằng chứng hiển nhiên về sự chuẩn bị ngoại giao và quân sự của Trung Quốc cho chiến tranh Việt Nam, cũng có những thông tin nói rằng việc đưa quân sang Việt Nam cũng chính là một cách thanh trừng nội bộ của Đặng Tiểu Bình.
Vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa:
Quần đảo Hoàng Sa: 15000km2 gồm nhiều hơn 30 hòn đảo đá, cồn san hô, bãi cát, hòn gần nhất cách Việt Nam >220 km, cách Trung Quốc xấp xỉ 260km, chia hai nhóm, Nhóm phía Đông tên là Nhóm An Vĩnh gồm 12 hòn đảo nhỏ và có 2 đảo lớn nhất là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng 1.5km2. Nhóm phía Tây, nhóm Lưỡi Liềm gồm các đảo Hữu Nhật, Hoàng SA, Quang ảnh, Quang Hoà, Duy Mộng.... các đảo này không lớn, diện tích chỉ khoảng 0.5km2
Quần đảo Trường Sa, tên quốc tế là : Sprattly, tên Trung Quốc là Nam Sa thuộc Biển Nam Việt Nam, rộng khoảng 16 000 km2 gồm khoảng 100 đảo, bãi đá, san hô lớn nhỏ, đảo Trường Sa gần đất liền nhất, cách Việt Nam 350km, hòn gần nhất cách Trung Quốc hơn 1150km, cách Đài Loan khoảng 1760km.
Theo các thư tịch cổ, ít nhất là từ thế kỷ 17, nhà nước phong kiến Việt Nam đã phát hiện, chiếm hữu cả hai quần đảo này. Từ đó đến nay, từ đời chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, các vua nhà Nguyễn thời Pháp thuộc, đến chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay, nước ta đã chiếm hữu thực sự và liên tục tổ chức thực hiện thực sự chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này. điều này được ghi rõ trong nhiều tài liệu sử quý báu và đáng tin cậy của ta như cuốn "Toàn tập thiên Nam tứ chí lô đồ thư” của Đõ BA tự là Công Đạo, soạn thảo vào thế kỷ 17, Đại Nam thực lục tiền biên 1844. Đại Nam thực lục chính biên -1848. Đại Nam nhất thống chí - 1882. Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn.....
Từ thế kỷ 17, cả quần đảo đã được các nhà nước phong kiến Việt Nam phiên thuộc vào phủ Quảng Nghĩa, trấn Quảng Nam (Quảng Nam). Liên tục trong nhưng năm 1833, 1834, 1835, 1836 vua Minh Mạng lệnh cho bộ Công cử người ra Hoàng Sa để dựng miếu lập bia, trồng nhiều cây cối, đo đạc đường biển và vẽ bản đồ.
Trong suốt 3 thế kỷ XVII, XVIII,XIX, việc thực hiện chủ quyền của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo đã được tiến hành thật sự, liên tục và hoà bình, không gặp bất kỳ sự phản đối của bất cứ quốc gia nào. Tiếp đó, trong khoảng gần 70 năm, với tư cách đại diện cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại bắt đầu từ Hiệp ước6/6/1884, chính quyền Pháp ở Đông Dương đã tiếp tục cai quản, khai thác cả hai quần đảo.
Ngày 4/12/1931 và ngày 29/4/1932 Chính phủ Pháp liên tiếp gửi Công hàm cho Trung Quốc khẳng định chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo này, phản kháng việc Trung Quốc có ý định cho đấu thầu khai thác phân chia quần đảo Hoàng Sa ra chỉ dụ sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên. Hai tháng sau, toàn quyền Đông Dương ra nghị định số 156 - SC thành lập đơn vị hành chính, quản lý Hoáng Sa, trực thuộc tỉnh Thừa Thiên. Cũng trong năm 1938, chính quyền Pháp ở Đông Dương cho dựng bia chủ quyền ở đảo Hoàng Sa thuộc đảo Hoàng Sa ghi: "Cộng hoà Pháp, vương quốc An Nam, quần đảo Hoàng Sa, 1816, đảo Hoàng Sa 1938”. Đồng thời phái một đơn vị cảnh sát Việt Nam ra lập quân đồn trú ở đây.
Đơn vị đảo Trường Sa, ngày 26/7/1933, Chính phủ Pháp ra thông báo đăng trên công báo của cộng hoà Pháp về việc hải quân Pháp đặt chiếm hữu các đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, và các đảo nhỏ phụ thuộc. 21/12/1933, Thống đốc Nam Kỳ Krantheimer ký Nghị định số 4762-CP sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Phía Trung Quốc lúc đó không có ý kiến gì.
Các văn bản, tuyên bố của thế giới cũng xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này hoặc không đề cập đến việc hai quần đảo là của Trung Quốc. Nhiều văn bản tuyên bố của Trung Quốc cũng xác nhận chủ quyền này của Việt Nam.
Tuyên cào Cinro ngày 27/11/1943, tuyên ngôn Pôtxđam ngày 26/7/1945 hoà ước XanPhanxico ngày 8/9/1951 tuyệt nhiên không có một lời nói hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.
Do nằm ở vị trí chiến lược trên biển Đông, lại chứa đựng nhiều tài nguyên quý giá, nhưng chỉ từ đầu thế kỷ XX, quần đảo Hoàng Sa mới trở thành mục tiêu tranh chấp của nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.
Năm 1956, lợi dụng lúc quân Pháp rút khỏi Việt Nam, quân đội Sài Gòn chưa kịp ra thay thế, Trung Quốc cho quân chiếm đóng nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa.
Đầu năm 1974, trong lúc nhân dân Việt nam đang tập trung cao độ vào chống Mỹ cứu nước, Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
17/01/1974, nhiều tàu chiến Trung Quốc đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa khiêu khích các tàu đang tuần tra của quân đội Sài Gòn, quân Trung Quốc đổ bộ lên các đảo không có quân đội chính quyền biên giới đồn trú.
19/01/1974, hàng trăm máy bay hoạt động liên tục và hàng chục tàu chiến Trung Quốc yểm trợ cho quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, Trung Quốc ra sức xây dựng quần đảo này thành một căn cứ quân sự liêp hợp có cầu cảng sân bay. 6/1984 Quốc hội Trung Quốc khoá IV phê chuẩn thành lập "khu hành chính Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trực thuộc tỉnh Quảng Đông.
Ngày 13/4/1988, Trung Quốc thành lập tỉnh Hải Nam có địa giới hành chính bao trùm cả hai quần đảo. Đây là việc làm bất hợp pháp vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Tờ liên hơp báo (Đài Loan) ngày 2/9/1987 nhận xét: "Bằng việc này cấp quy chế của đảo Hải Nam, rõ ràng là đang mưu toan đặt toàn bộ vùng biển đông và các đảo ở đó dưới sự kiểm soát của họ, do đó mở rộng tuyến phòng thủ chiến lược phía Nam của họ tới quần đảo Spratly (tức Trường Sa) ở cực Nam biển Đông.
Ngay sau sự kiện 1/1974, chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố lập trường 3 điểm khẳng định lại quyền làm chủ và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và đề nghị giải quyết vấn đề bằng thương lượng hoà bình.
Đến 1/1988, Trung Quốc lại cho hải quân ra khu vực quần đảo Trường Sa khiêu khích ngăn cản các tàu vận tải Việt Nam, xâm chiếm một số bãi đá ngầm.
Ngày 14/3/1988, một biên đội tàu chiến đấu Trung Quốc có ba tàu hậu vệ số 502, 506 và 531 trang bị tên lửa và pháo cỡ 100mm vô cớ tấn công bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải Việt Nam đang tiếp tế ở các bãi đá Len Đao, Cô Lin, Trạc Ma thuộc vùng đảo Sinh Tồn, ngăn cản bao vây khiêu khích các tàu cứu hộ Việt Nam mang cờ chữ thập đỏ, làm một số cán bộ chiến sĩ quân đội Việt Nam hy sinh và 74 người mất tích. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố đó là các hành động bình thường đổ lỗi cho bộ đội Việt Nam xông lên bắn nhân viên khảo sát của Trung Quốc ở bãi đá ngầm Gạc Nha.
Cũng như các triều đại các chính phủ trước đây, chính phủ nước CHXHCN Việt Nam luôn luôn khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bày tỏ ý kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình quyết không để người khác xâm chiếm bộ phận lãnh thổ Việt Nam. Trong bài phát biểu tại cuộc mitting ở đảo Trường Sa vào 5/1988, đại tá Lê Đức Anh - bổ trưởng bộ Quốc phòng nước CHXHCN khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ Quốc thân yêu của chúng ta, bảo vê bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc thân yêu của chúng ta”. Nhưng với lòng mong muốn giữ gìn tình hữu nghị Việt- Trung và sự tôn trọng nguyên tắc không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, trong các ngày 17,23 và 27 tháng 3/1998, Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc cử đại diện đàm phán để ý giải quyết bất đồng liên quan đến quần đảo Trường Sa cũng như các vấn đề tranh chấp khác về biên giới và quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam đề nghị chờ đợi hai bên cam kết không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Đáp lại trong bi vọng lục công bố ngày 12/5/1988, Trung Quốc xác nhận rằng lãnh đạo phía Trung Quốc - Đặng Tiểu Bình bày tỏ ý "sau này có thể thương lượng” .
II. Vai trò, vị trí của Trung Quốc với Việt Nam và của Việt Nam với Trung Quốc.
Vai trò, vị trí của Trung Quốc với Việt Nam
Trung Quốc là nước láng giềng khổng lồ của Việt Nam về nhiều mặt. Diện tích Trung Quốc là 9.600000 km2 (đứng thứ 3 thế giới bằng 32 lần diện tích Việt Nam, dân số Trung Quốc trên 1.2 tỉ người bằng 1/5 dân số thế giới bằng 15 lần dân số Việt Nam. Đi trước Việt Nam 7 năm trong việc đổi mới kinh tế chính trị, xã hội, nền kinh tế Trung Quốc sau một thời gian tăng trưởng chóng mặt nay GDP đã lên đến 1072 tỉ USD (Năm 2000), GDP bình quân là 800USD, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 475 tỉ USD (tăng 100 tỷ USD so với năm 1999), dự trữ ngoại tệ là 160 tỷ USD, chỉ sau Nhật. Biên giới Việt Trung dài 1200 km Trung Quốc lại có lịch sử quan hệ hàng nghìn năm với Việt Nam. Cũng trong thời gian đó, hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc đi lại quan hệ nhiều với nhau làm xuất hiện nhiều sự lai tạp tương đồng về cách suy nghĩ và quan niệm. Suốt từ khi lập nước cho đến năm 1894 (Pháp chiếm Việt Nam), lịch sử ngoại giao nước ta là lịch sử quan hệ với Trung Quốc và từ đó đến nay quan hệ với Trung Quốc luôn là hoạt động ngoại giao chính tập trung nhiều sự chú ý của Đảng và nhà nước ta. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là một trong năm thành viên của hội đồng bảo an liên hiệp quốc.
Có thể nói, Trung Quốc là một sức mạnh lớn ngay sát cạnh ta, thân thuộc với ta từ nhiều năm nay, Trung Quốc đã là một đối tượng hết sức quan trọng ta phải tính đến trong sự phát triển của mình cũng như trong quan hệ đối ngoại. Chưa kể, chủ thể lớn mạnh gần gũi đó lại còn không ngần ngại thể hiện tham vọng bá quyền của mình. Trung Quốc nuôi tham vọng bá quyền muốn chi phối điều chỉnh thế giới mà trước hết là đối với Đông Nam á, trong đó chủ thể quan trọng Trung Quốc muốn chi phối là Việt Nam. Năm 1956, MaoTrạch Đông nói trước toàn thể hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc: "Chúng ta phải trở thành quốc gia hàng đầu về phát triển văn hoá khoa học kỹ thuật và công nghiệp, không thể chấp nhận rằng sau một vài chục năm chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc số một trên thế giới. Đến 9-1959 tại Hội nghị quân uỷ trung ương Mao Trạch Đông lại nói: " Chúng ta phải chinh phục trái đất !. Đó là mục tiêu của chúng ta".
Vai trò, vị trí của Việt Nam với Trung Quốc
Trung Quốc là láng giềng của Việt Nam thì ngược lại Việt Nam cũng là láng giềng của Trung Quốc.
Bản thân đất nước Việt Nam: giàu tài nguyên rừng, đất, biển hơn hẳn các láng giềng yếu thể khác của Trung Quốc, diện tích đất và Trung Quốc không phải là nhỏ. Nước Việt Nam lại có uy tín trên thế giới trong chiến tranh chỗng xâm lược, chống đế quốc do đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Về địa lý, Việt Nam chiếm vị trí chiến lược của Đông Nam á, là căn cứ tốt để xâm lược bành chướng sang các nước Đông Nam á khác, Việt Nam lại có vai trò quyết định ở bán đảo Đông Dương do uy tín của Việt Nam và sự đoàn kết tốt của ba nước Đông Dương (Lào, Việt Nam, Campuchia) do Việt Nam lãnh đạo. Nắm được Việt Nam là nắm được cả bán đảo Đông dương và chi phối được Đông Nam á. Thêm vào đó, Việt Nam là láng giềng cũng l._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28846.doc