Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ khi bình thường hóa đến năm 2006

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH LÊ VY HẢO QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HÓA ĐẾN NĂN 2006 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÊ PHỤNG HOÀNG TP. HỒ CHÍ MINH - 2008 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Quan hệ ngoại giao ngày nay là một yếu tố quan trọng để đưa bất kỳ nước nào đến thành công. Xu thế hợp tác hóa, toàn cầu hóa đã đưa các nước xích lại gần nhau hơn kể cả nhữ

pdf129 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ khi bình thường hóa đến năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nước trước đây từng thù địch nhau, nay làm bạn, hợp tác với nhau để phát triển. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ 1995 đến nay là một trong những điển hình của chính sách “Khép lại quá khứ, hướng về tương lai” đó. Tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không phải diễn ra một cách suôn sẻ. Năm 1976, chính quyền của Tổng thống Jimmy Carter đã có chủ trương bình thường hóa quan hệ với Việt Nam nhưng không thành công do hai bên có nhiều bất đồng về việc giải quyết hậu quả chiến tranh. Từ giữa thập niên 80 đã có những nỗ lực của cả hai phía để chính thức nối lại quan hệ ngoại giao nhưng do “Hội chứng Việt Nam” còn rất nặng nề trong xã hội Hoa Kỳ, thậm chí ngay cả về phía Việt Nam không hẳn mọi người đã đồng ý bắt tay lại với Hoa Kỳ. Mặt khác, tình hình khu vực và quốc tế vào thời điểm ấy còn nhiều yếu tố gây trở ngại cho tiến trình này. Từ nửa sau thập niên 80, tình hình thế giới có nhiều thay đổi làm đẩy nhanh nhịp độ đi đến bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, do quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được xây dựng lại trên cơ sở xóa đi những mâu thuẫn trong và sau chiến tranh nên nó không tránh khỏi những khập khiễng. Vì vậy, việc nhận định bản chất và xu hướng của việc thiết lập lại mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là hết sức cần thiết cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của chúng ta. Sau khi nối lại quan hệ ngoại giao, tất cả các mặt trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển một cách tích cực và toàn diện. Hai nước đã tiến hành đối thoại và trao đổi nhiều đoàn ngoại giao, Quốc hội, doanh nghiệp, du lịch… Hai Tổng thống gần đây nhất của Hoa Kỳ là Bill Clinton và George W. Bush đã sang thăm chính thức Việt Nam. Những ảnh hưởng về kinh tế giáo dục, văn hóa… của Hoa Kỳ ngày càng rõ nét ở Việt Nam. Tất cả những điều đó đã tạo ra nhu cầu tìm hiểu về những thay đổi trong chính sách ngoại giao giữa hai nước từ đó tìm ra nguyên nhân của những thay đổi mau lẹ đó. Bên cạnh những mặt tích cực mà Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được từ khi bình thường hóa, đã nảy sinh một số mâu thuẫn trong quan hệ giữa hai nước đặc biệt là vấn đề dân chủ, nhân quyền và tranh chấp thương mại. Đây không phải là ngoại lệ trong quan hệ quốc tế. Thực tế lịch sử cho thấy có rất nhiều nước đã gặp phải những vấn đề tương tự trong quan hệ với Hoa Kỳ mà điển hình là Trung Quốc. Do vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân đưa đến những mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và đưa ra phương hướng để khắc phục là hết sức cần thiết nếu chúng ta muốn đẩy nhanh hơn nữa mối quan hệ này. Có thể nói, việc bình thường hóa và phát triển mối quan hệ với Hoa Kỳ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước. Tạo dựng lại mối quan hệ với Hoa Kỳ là chìa khóa để mở ra những cơ hội cho Việt Nam phát triển nhanh và cũng phù hợp xu hướng toàn cầu hóa trong thời đại ngày nay. Xuất phát từ những nhu cầu có tính chất khoa học và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi bình thường hóa đến năm 2006” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là một vấn đề rất được quan tâm, không những ở góc độ nhà nước hay ngành ngoại giao mà còn ở góc độ nghiên cứu khoa học, vì mối quan hệ này là một hiện tượng tiêu biểu cho xu thế hợp tác, toàn cầu hóa trong thời đại ngày nay. Mục đích của việc thực hiện đề tài này là khái quát lại tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và cung cấp một cái nhìn tổng quan về quan hệ giữa hai nước sau khi bình thường hóa đến nay. Về mặt lý luận, nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là tiếp cận một khía cạnh rất quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam sau khi nước ta chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình và tái thiết đất nước. Một thời gian dài mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bị gián đoạn vì nhiều lý do chủ quan của hai nước và khách quan của tình hình quốc tế, khi mà hai khối xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa luôn có xu hướng đối đầu và gần như cự tuyệt quan hệ với nhau. Vì vậy, việc Việt Nam và Hoa Kỳ vượt qua những trở ngại về tâm lý, chính trị và lịch sử để nối lại quan hệ giữa hai nước là một trong những biểu hiện cụ thể của sự thay đổi trong tiến trình lịch sử thế giới và việc nghiên cứu mối quan hệ này là góp phần lý giải xu hướng mới đó của thời đại. Do vai trò to lớn của Hoa Kỳ trong việc điều hòa các mối quan hệ trên toàn thế giới, nên việc tìm hiểu mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tạo cơ sở để nhận định về con đường phát triển của ngoại giao Việt Nam trong những thập niên gần đây. Đường lối ngoại giao rụt rè trước đây đã được thay thế bằng tư duy mới thông thoáng hơn; những hạn chế trong ngoại giao thời kỳ Chiến tranh lạnh đã dần được xóa bỏ đặt nền ngoại giao Việt Nam đứng trước những cơ hội rộng mở để thể hiện vai trò của mình. Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ tạo cơ hội cho việc thông hiểu giữa hai nước; từ đó củng cố và thúc đẩy mối quan hệ này lên những tầm cao mới. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển của Việt Nam vì Hoa Kỳ không những là một cường quốc phát triển mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị của toàn thế giới. Tăng cường mối quan hệ với Hoa Kỳ chính là cơ hội để Việt Nam mở rộng quan hệ với bên ngoài. Những vấn đề tồn tại được vạch ra từ việc nghiên cứu quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ góp phần định hướng cho việc hoạch định chiến lược ngoại giao trong tương lai của Việt Nam nhằm giải quyết những hạn chế trong quan hệ giữa hai nước để vừa khai thác tối đa những lợi ích từ ngoại giao vừa đảm bảo tính độc lập, bền vững về chính trị, kinh tế. Tìm hiểu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau bình thường hóa cũng là cơ hội để hàn gắn lại tình cảm giữa hai dân tộc vốn ít nhiều bị tổn thương trong chiến tranh. Trong quá khứ, hai dân tộc vốn có những mối quan hệ tốt đẹp, từng sát cánh với nhau trong cuộc chiến tranh chống lại phát xít, do vậy, việc nối lại quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là cơ hội để nhân dân hai nước tìm lại mối quan hệ tốt đẹp vốn có của mình. Đối với bản thân, việc thực hiện đề tài này giúp tôi củng cố và nâng cao kiến thức về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nói riêng và với bạn bè thế giới nói chung làm nền tảng cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử ngoại giao Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để tôi trau dồi những kỹ năng cơ bản trong công tác nghiên cứu lịch sử cũng như thực hành những phương pháp lịch sử mà tôi được tiếp cận từ giảng đường đại học và sau đại học lâu nay. Từ việc thực hiện đề tài này, tôi có cơ hội góp nhặt một phần hiểu biết nhỏ bé của mình vào kho tàng kiến thức về lịch sử quan hệ ngoại giao của Việt Nam thời kỳ hiện đại. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Như tên đề tài luận văn, đối tượng nghiên cứu là quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi bình thường hóa. Thuật ngữ “quan hệ” ở đây nhằm chỉ quan hệ đối ngoại giữa những nước độc lập và có đầy đủ chủ quyền. Trước khi bình thường hóa, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn có một vài mối quan hệ qua lại nhưng thường là những phi vụ kinh tế nhỏ lẻ ở mức độ cá nhân hoặc sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ tại Việt Nam chứ chưa được nâng lên tầm nhà nước. Sau khi bình thường hóa, mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã có những thay đổi về cả lượng và chất, những giới hạn do chính sách cấm vận trước đây của Hoa Kỳ dần được gỡ bỏ và quan hệ giữa hai nước trở nên sôi động hơn rất nhiều. Từ đó có thể thấy bình thường hóa chính là môi trường thuận lợi của mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 1995 đến nay và cũng là không gian nghiên cứu của đề tài luận văn. Phạm vi thời gian nghiên cứu chính của đề tài bắt đầu từ năm 1995 khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (11/07/1995) đến khi ký chính thức thỏa thuận song phương Việt Nam – Hoa Kỳ về việc Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO (31/05/2006). Tương ứng với mốc thời gian trên là hai đời Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton (tính từ 1995 đến 2001) và George W. Bush (tính từ 2001 đến 2006). Đây là hai cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi bình thường hóa đến nay. Nếu như năm 1995 là thời điểm hai nước chính thức thiết lập lại quan hệ ngoại giao, thì năm 2006 là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện lớn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hai nước, thể hiện sự bình thường hóa hoàn toàn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ theo những tiêu chí mà hai nước đề ra. Trong thời gian này giữa Việt Nam và Hoa Kỳ diễn ra nhiều hoạt động ngoại giao, nhiều động thái chính trị – kinh tế tương đối phức tạp. Vì vậy, trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp cao học, tôi không thể đề cập được hết tất cả các mặt cũng như tất cả những chi tiết của mối quan hệ này mà chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: Chính sách đối ngoại của Việt Nam và Hoa Kỳ từ khi hai nước bình thường hóa với nhau. Trong đó, chúng tôi cố gắng làm rõ những thay đổi cơ bản của những chính sách này so với thời kỳ trước tạo cơ sở thuận lợi cho việc nhận thức tốt hơn xu hướng phát triển của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Về những thành tựu đã đạt được trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, chúng tôi tập trung chính vào quan hệ kinh tế và chính trị. Đây là hai lĩnh vực cơ bản hàng đầu của quan hệ quốc tế hiện đại. Trọng tâm của chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế nhưng đồng thời phải đảm bảo ổn định về chính trị. Về phía Hoa Kỳ, sau khi đã đạt được những kết quả khả quan việc giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh, đã chuyển dần sang mục tiêu hợp tác kinh tế với Việt Nam để khai thác một thị trường mới đầy tiềm năng sau một thời gian dài cấm vận. Hai nước đã đạt được một số thành tựu đáng kể đặc biệt là việc ký Hiệp định thương mại song phương (năm 2001) và thỏa thuận gia nhập WTO giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhưng do xuất phát điểm kinh tế của hai nước rất khác nhau cùng với sự hiểu biết chưa đầy đủ chính sách pháp luật của nhau nên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã xuất hiện một số tranh chấp thương mại cần được quan tâm giải quyết để thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai nước. Trong lĩnh vực chính trị, hai nước đã chính thức thiết lập đại sứ quán, tiến hành trao đổi nhiều đoàn ngoại giao, chính trị, quân sự mà nổi bật nhất là các chuyến thăm chính thức của các nhà lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuy vậy, chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục thi hành những quan điểm chính trị của mình trong quan hệ với Việt Nam về vấn đề nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo... đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo và khéo léo trong ứng xử ngoại giao để vừa duy trì quan hệ hợp tác vừa giữ vững độc lập và tự chủ về chính trị. Trong quá trình thực hiện đề tài, để phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu đối tượng chính, tôi cũng đề cập đến một số lĩnh vực khác trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ như quân sự, giáo dục, y tế, văn hóa… để làm rõ hơn những thành tựu về quan hệ kinh tế và chính trị mà Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được đồng thời thể hiện tính toàn diện trong quan hệ giữa hai nước. Từ những thành tựu đạt được trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi bình thường hóa đến năm 2006 có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho ngoại giao Việt Nam đặc biệt là trong quan hệ với các cường quốc như Hoa Kỳ nhằm thực hiện tốt hơn nữa chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc phát huy vai trò của đối ngoại nhằm phát triển kinh tế – xã hội trong thời điểm hiện tại và tương lai. 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu không chỉ vì Hoa Kỳ là một nước lớn, đóng vai trò quan trọng trong nền ngoại giao toàn cầu mà còn do yếu tố lịch sử trong quan hệ giữa hai nước. Hai nước đã trải qua một cuộc chiến tranh kéo dài gần 30 năm và cắt đứt hoàn toàn quan hệ trong 20 năm, do vậy việc hai nước thiết lập quan hệ năm 1995 là một sự kiện mang tính lịch sử, được dư luận rất quan tâm. Mặt khác, những tác động tích cực của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đến sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam càng thúc đẩy nhu cầu tìm hiểu về mối quan hệ này. Do mốc thời gian của vấn đề mà đề tài này nghiên cứu gần với thời điểm hiện tại nên đến nay vẫn chưa có một công trình chính thức nào trình bày một cách toàn diện đến quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong khoảng 10 năm sau bình thường hóa nhưng từng mặt, lĩnh vực của mối quan hệ này ít nhiều đã được đề cập đến trong các tác phẩm nghiên cứu lịch sử ngoại giao Việt Nam, bài viết chuyên đề và một số công trình khoa học khác nhau. Việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ mới được tiến hành trong khoảng mười năm trở lại đây vì mối quan hệ này chỉ thực sự được nối lại từ năm 1995. Có thể xem tạp chí “Châu Mỹ ngày nay” là tạp chí đi đầu trong việc nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ những ngày đầu sau khi bình thường. Từ đó đến nay, mỗi sự kiện quan trọng trong mối quan hệ ấy đều được tạp chí này ghi nhận dưới dạng các bài giới thiệu nhận xét, đánh giá của nhiều chuyên gia nghiên cứu lịch sử, ngoại giao, kinh tế… Thông qua tạp chí này, phong trào nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ thu hút được sự quan tâm của rất nhiều học giả như Phó Giáo sư Phó Tiến sĩ Đỗ Lộc Diệp, Tiến sĩ Phạm Thị Thi thuộc Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ; Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thiết Sơn, Tiến sĩ Lê Khương Thùy của Viện nghiên cứu Châu Mỹ… Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ còn là đề tài thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu nước ngoài như Mark E. Manyin tìm hiểu về quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và những thành tựu đạt được trong quan hệ hợp tác giữa hai nước sau khi bình thường hóa. Emiko và Will Martin thuộc Nhóm nghiên cứu phát triển của Ngân hàng thế giới với chuyên khảo “Ảnh hưởng của việc Mỹ trao quy chế Tối huệ quốc cho Việt Nam”. Ngoài ra còn có sự đóng góp của những nhà chính trị, ngoại giao Hoa Kỳ như Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Douglas Pete Peterson (nhiệm kỳ 1997 – 2001), Raymond Burghardt (nhiệm kỳ 2001 – 2004), Thượng Nghị sĩ John F. Kerry, John McCain… Năm 2003, tổ chức Asia Foundation đã kết hợp với Học viện Quan hệ quốc tế của Việt Nam tổ chức một cuộc hội thảo về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ tại đại học Georgetown. Những bài tham luận tại Hội thảo đã được tập hợp thành một công trình chung mang tên: “Đối thoại về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, những vấn đề nội tại” (Dialouge on U.S – Vietnam relations, domestic dimensions) với sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu như Frederick Z. Brown, Mark E. Manyin, Phan Doãn Nam, Phạm Quốc Bảo, Vũ Xuân Trường… Thông qua việc phân tích tình hình thực tế của từng nước trong vài thập niên gần đây như công cuộc đổi mới và những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; vai trò của Quốc hội hai nước trong tiến trình bình thường hóa quan hệ; đường lối hợp tác phát triển kinh tế trong tương lai… các nhà khoa học của hai bên đã bước đầu đi đến sự đồng thuận về khả năng thúc đẩy nhanh hơn nữa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 3 năm 2005, đã diễn ra một cuộc hội thảo quy mô với chủ đề quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 năm cuộc chiến tranh Việt Nam tại Trung tâm Việt Nam thuộc Trường Đại học Texas, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Cuộc hội thảo đã thu hút được đông đảo các diễn giả nổi tiếng của Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam cùng các quan chức cấp cao, trong đó có cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Raymond Burghardt và đại sứ hiện nay Michael Marine tham dự. Các tham luận trình bày tại hội thảo đều tập trung phân tích chủ đề nhìn lại quá khứ để hướng về tương lai trong mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong đó tham luận của học giả Larry Berman "Một thập kỷ hòa giải: Việt Nam – Mỹ hôm nay và ngày mai" được đặc biệt chú ý. Hội nghị là cơ hội để các nhà nghiên cứu nhìn nhận lại chặng đường 10 năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ đó đưa ra những triển vọng hợp tác giữa hai nước trong tương lai. Cũng trong dịp kỷ niệm này, Hội Việt Mỹ – một tổ chức hợp tác phát triển giáo dục đã xuất bản tập san: “Việt Nam – Hoa Kỳ, những triển vọng mới” (Vietnam – US set in motion) gồm nhiều bài viết trình bày những vấn đề lịch sử trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, những nhận định về mối quan hệ này trong tương lai… Tuy không mang tính chất lịch sử chuyên ngành, nhưng đóng góp lớn nhất của tập san này là cung cấp cái nhìn sinh động về tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cũng như những thành tựu đối ngoại mà hai nước đã đạt từ sau khi bình thường hóa. Các tác giả của những bài viết này đa phần là những người đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào việc phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực khác nhau do đó mà nhận định của họ tương đối chân thực và có giá trị lịch sử. 3.1 Những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam Để đóng góp vào việc tìm hiểu lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Xanh đã xuất bản tác phẩm “Góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ” đề cập đến quan hệ giữa hai nước từ những ngày đầu (1787) đến khi Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương (1949). Qua đó, tác giả muốn làm rõ “những cơ hội tốt đẹp cho hai dân tộc hiểu biết lẫn nhau, làm bạn với nhau trong suốt gần 200 năm đó, nhưng những cơ hội đều bị bỏ lỡ, do nhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan lẫn chủ quan” [57, tr. 6]. Tuy không liên quan trực tiếp đến nội dung của đề tài này nhưng những tư liệu mà tác giả Phạm Xanh đưa ra đã giúp trang bị cho người viết những cái nhìn tổng quan ban đầu về lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, từ đó nhận thấy được những tiềm năng và cơ hội tốt đẹp để hai dân tộc hiểu biết nhau hơn. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là một bộ phận không thể tách rời của ngoại giao Việt Nam nói chung và chịu sự chi phối của đường lối, chính sách đối ngoại mà Đảng và chính phủ đã đề ra. Do vậy mà, việc tìm hiểu lịch sử ngoại giao Việt Nam trong những thập niên gần đây là rất cần thiết tạo nền tảng cơ bản cho việc nghiên cứu tốt quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Tác phẩm “Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới” của Phó Tiến sĩ Phạm Văn Linh là một tài liệu tham khảo tốt về vấn đề này, quyển sách đề cập nhiều nội dung quan trọng trong quan hệ, hợp tác giữa Việt Nam với hầu hết các nước, khu vực, tổ chức và diễn đàn quốc tế trong khoảng 20 năm gần đây với phương châm là khép lại quá khứ, hướng tới tương lai bằng cả ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân làm cho các bên hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, giữ vững hòa bình, ổn định và cùng phát triển. Trong đó có những mối quan hệ hợp tác với các nước truyền thống, láng giềng thủy chung; Những quan hệ với các nước lớn có tiềm năng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh; Với các nước đang phát triển và cả những bạn bè, các tổ chức chính trị, phi chính phủ đã kề vai sát cánh với dân tộc ta trong đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc trước đây và phát triển đất nước hiện nay. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình nội bộ Hoa Kỳ có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của nước này. Điều này được phản ánh trong công trình “Nước Mỹ đầu thế kỷ XXI” của tác giả Trương Thị Thủy. Quyển sách cung cấp cái nhìn khái quát về tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của Hoa Kỳ những năm đầu thiên niên kỷ cũng như chính sách quan hệ của Hoa Kỳ với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hợp tác kinh tế là lĩnh vực sôi động nhất trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và cũng là mảng đề tài được các nhà nghiên cứu trong thời điểm hiện nay quan tâm nhiều nhất thể hiện qua nhiều công trình nghiên cứu như “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ” của Đỗ Đức Định, “Việt Nam – Hoa Kỳ, Quan Hệ Thương Mại Và Đầu Tư” của Nguyễn Thiết Sơn, “Nước Mỹ ngày nay và hiệp định song phương Việt Nam – Hoa Kỳ” của tập thể tác giả Trần Tất Thắng, Quỳnh Hải Hà, Nguyễn Đức Tư… Trong quyển sách “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ”, từ những nguồn tư liệu vô cùng phong phú, tác giả Đỗ Đức Định đã cố gắng đi sâu tìm hiểu các quan hệ kinh tế giữa hai nước trong ba thời kỳ chính, đó là thời kỳ chiến tranh 1954 – 1975, thời kỳ cấm vận và trừng phạt 1975 – 1995 và thời kỳ bình thường hóa từ 1995. Trọng tâm nghiên cứu tập trung vào ba lĩnh vực chính là quan hệ thương mại, đầu tư và viện trợ, từ đó cung cấp cho người đọc một cái nhìn lịch sử tương đối xuyên suốt về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Hoa Kỳ. Tác phẩm này đã giúp chúng tôi có được cái nhìn cơ bản về một lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong những năm gần đây đó là hợp tác kinh tế. Trong đó, tác giả đã nêu lên một cách rõ nét những tác động ngày càng lớn của Hoa Kỳ đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp, xúc tiến thương mại, viện trợ phát triển… Một trong những người đi tiên phong và có đóng góp nhiều nhất trong việc nghiên cứu lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng phải kể đến Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thiết Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ. Ông là tác giả của rất nhiều bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cùng với công trình chuyên khảo về quan hệ kinh tế giữa hai nước mang tên “Việt Nam – Hoa Kỳ, quan hệ thương mại và đầu tư”. Quyển sách này đã trình bày một cách hệ thống tiến trình bình thường hóa quan hệ kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ, những kết quả đạt được trong quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước, những vấn đề, những khó khăn bước đầu mà Việt Nam đang vấp phải và triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ. 3.2 Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Đến thời điểm chúng tôi thực hiện đề tài, vẫn chưa có công trình chính thức nào của các học giả nước ngoài về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi bình thường hóa đến nay mà chỉ dừng lại ở các bài nghiên cứu, báo cáo của các cá nhân hoặc các tổ chức có liên quan . Tiến sĩ Nick J. Freeman, một người hoạt động trong lĩnh vực đầu tư cao cấp của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã đóng góp vào việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi hai nước chưa bình thường hóa với công trình “Cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam” (United States’s economic sanctions against Vietnam) trình bày và phân tích những ảnh hưởng của chính sách cấm vận của Hoa Kỳ đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh của nước ngoài tại Việt Nam. Trên cương vị của mình, Nick J. Freeman đã tìm hiểu rất kỹ về thị trường Việt Nam và những cơ hội đầu tư vào thị trường này. Năm 2002, ông đã công bố bài viết “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Campuchia, Lào và Việt Nam: một tầm nhìn mang tính khu vực” (Foreign direct investment in Cambodia, Laos and Vietnam: a regional overview) nghiên cứu về tình hình đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư của Hoa Kỳ vào thị trường Đông Dương. Liên quan trực tiếp nhất đến đề tài là các bài nghiên cứu đã được công bố năm 2005 của Mark E. Manyin, chuyên viên phân tích các vấn đề châu Á của Cục Đối ngoại, Quốc phòng và Thương mại Hoa Kỳ bao gồm: “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Tiến trình bình thường hóa” (The Vietnam – US. Normalization Process) và “Viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam” (U.S. Assistance to Vietnam). Mark E. Manyin đã điểm lại những cột mốc đáng nhớ trong quan hệ giữa hai nước trước và sau khi bình thường hóa, nêu lên những đóng góp của Hoa Kỳ thông qua hình thức viện trợ vào việc phát triển kinh tế – xã hội tại Việt Nam. 3.3 Những vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và hướng nghiên cứu của đề tài Từ việc trình bày, phân tích và đánh giá những công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi bình thường hóa, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu vấn đề này vẫn còn một số tồn tại hạn chế. Các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hầu như chỉ tập trung vào lĩnh vực hợp tác kinh tế mà chưa đề cập nhiều đến các lĩnh vực khác. Điều này làm cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ chưa được nhìn nhận một cách toàn diện và đầy đủ. Thêm vào đó, việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ thường dừng lại ở mức độ chính phủ, nhà nước mà chưa đi vào quan hệ hợp tác nhân dân, vốn đã được hình thành từ trước khi hai nước bình thường hóa quan hệ với nhau. Một số tác giả nước ngoài còn có cái nhìn phiến diện về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, xem xét mối quan hệ này theo chiều hướng áp đặt của một nước lớn, một cường quốc của thế giới tư bản đối với một nước nhỏ, trình độ phát triển thấp. Chính vì vậy mà họ không thấy được sự tương hỗ trong quan hệ giữa hai nước, không thấy được những tác động trở lại từ phía Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Ngược lại, trong quan niệm của một số nhà nghiên cứu Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn là một “đế quốc” đầy tham vọng bành trướng nên phải hết sức dè chừng trong quan hệ ngoại giao. Quan điểm này ảnh hưởng đến tính khách quan trong nội dung nghiên cứu đồng thời gây hạn chế kết quả nghiên cứu. Trong thực tiễn sẽ tạo ra tính bảo thủ gây trở ngại cho việc phát triển quan hệ hai nước. Từ những nhận xét, đánh giá về những vấn đề còn tồn tại hạn chế trong việc nghiên cứu quan hệ Hoa Kỳ từ khi bình thường hóa, chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu của đề tài là: – Tìm hiểu những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và Hoa Kỳ trong những thập niên cuối của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, làm nền tảng cho việc trình bày, giải thích và đánh giá mối quan hệ giữa hai nước. – Tìm hiểu những thành tựu trên nhiều lĩnh vực mà hai nước đã đạt được trong khoảng hơn 10 năm kể (từ 1995 đến 2006); Tác động của những thành tựu đó trong quá trình phát triển đất nước của Việt Nam và đối với xã hội Hoa Kỳ. Từ đó đưa ra những đánh giá và nhận xét xác đáng về vai trò và vị trí của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong lịch sử đối ngoại Việt Nam thời hiện đại. 4. NGUỒN SỬ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Nguồn sử liệu Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi bình thường hóa đến năm 2006”, tôi có điều kiện để tiếp xúc với các nguồn tư liệu sau đây: 1. Các tài liệu gốc như thư tín, các tuyên bố và văn bản ngoại giao liên quan đến quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Đây là những tài liệu chính thức của Chính phủ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố tại các cổng thông tin điện tử của nhà nước Hoa Kỳ. 2. Văn kiện đại hội, hội nghị Đảng Cộng sản Việt Nam trong các nhiệm kỳ VI, VII, VIII, IX, X có liên quan đến chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới. Các tuyên bố, văn bản ngoại giao do chính phủ Việt Nam tuyên bố với Hoa Kỳ. Ngoài ra, tôi còn sử dụng hồi ký của một số nhà ngoại giao Việt Nam như một dạng tư liệu gốc phục vụ cho đề tài này. 3. Các tác phẩm, bài báo bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu lịch sử, ngoại giao, kinh tế Việt Nam có liên quan trực tiếp đến đề tài. 4. Các tác phẩm, bài nghiên cứu của các sử gia, các nhà chính trị – ngoại giao, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ sau khi bình thường hóa. 5. Các tạp chí trong và ngoài nước, luận văn, luận án có liên quan. 4. 2 Phương pháp nghiên cứu: 1. Cũng như các đề tài luận văn lịch sử khác, phương pháp cơ bản nhất mà tôi sử dụng là phương pháp lịch sử. Trên cơ sở phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử, đề tài này cố gắng trình bày các luận điểm trên cơ sở bám sát sự kiện lịnh sử, trình bày lịch sử như nó từng có. 2. Phương pháp tiếp cận hệ thống: Yêu cầu của phương pháp này là đặt đối tượng nghiên cứu trong một hệ thống mối quan hệ nhất định. Ở đây, chúng tôi đặt quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong bối cảnh khu vực và thế giới. Từ đó thấy được quan hệ này vừa là yếu tố tham gia vào các mối quan hệ chung trong khu vực đồng thời chịu sự tác động của các mối quan hệ ấy. 3. Phương pháp liên ngành: Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi bình thường hóa diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực, vừa mang tính khoa học xã hội vừa mang tính khoa học tự nhiên. Vì vậy mà chúng tôi cũng sử dụng phương pháp này trong quá trình thực hiện đề tài trên cơ sở tài liệu phân ngành: lịch sử học, ngoại giao học, kinh tế học, chính trị học… 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Trên cơ sở tập hợp, lựa chọn, xử lý các tư liệu có được từ nhiều nguồn khác nhau, luận văn mô tả lại một cách trung thực và khách quan bức tranh tổng thể quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi bình thường hóa, năm 1995 đến khi hai nước đạt được thỏa thuận về việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới vào tháng 5 năm 2006. Chúng tôi hy vọng luận văn sẽ cung cấp hệ thống thư mục trong và ngoài nước cùng với những ý kiến và luận điểm cơ bản của các nhà nghiên cứu về vấn đề này, góp phần bổ sung vào việc nghiên cứu một vấn đề còn tương đối mới trong lịch sử Việt Nam. Không dừng lại ở việc trình bày, hệ thống hóa các nguồn tư liệu và các luận điểm cơ bản của các nhà nghiên cứu, luận văn còn đi sâu phân tích, giải thích những nhân tố thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi bình thường hóa đến năm 2006, đồng thời chỉ ra sự tác động tương hỗ trong quan hệ giữa hai nước. Luận văn cũng cố gắng hệ thống hóa những thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, qua đó thấy được tính biện chứng trong quá trình phát triển của mối quan hệ này. Cuối cùng, nội dung của luận văn có thể là nguồn tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nói riêng và lịch sử ngoại giao Việt Nam thời kỳ hiện đại nói chung. 6. BỐ CỤC LUẬN VĂN Luận văn được trình bày trong 120 trang gồm phần mở đầu, 3 chương nội dung và phần kết luận. Chương 1: TIẾN TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT NAM –._. HOA KỲ (1975 – 1995) Chương 2: QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HÓA ĐẾN CUỐI NHIỆM KỲ THỨ HAI CỦA TỔNG THỐNG BILL CLINTON (1995 – 2000) Chương 3: QUAN HỆ VIỆT NAM HOA KỲ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG GEORGE BUSH (2001 – 2006) Chương 1 TIẾN TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ (1975 – 1995) 1.1. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau chiến tranh Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam được hoàn toàn thống nhất, cũng vào thời điểm này Hoa Kỳ bắt đầu mở rộng cấm vận và trừng phạt với Việt Nam. Đây được xem như một hình phạt mà Hoa Kỳ áp dụng đối với một nước xã hội chủ nghĩa đối lập từng là kẻ thù chiến tranh của mình. Thực ra, việc cấm vận của Hoa Kỳ với Việt Nam đã bắt đầu từ 1964 nhưng chỉ đối với miền Bắc với Đạo luật về buôn bán với kẻ thù (Trading With the Enemy Act – TWEA) ban hành năm 1917. Đạo luật này cấm hoạt động buôn bán của Hoa Kỳ với các nước thù địch hoặc đồng minh của một nước thù địch trong thời chiến*. Từ tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ mở rộng cấm vận toàn bộ Việt Nam. Đây là một hình thức trừng phạt phổ biến của Hoa Kỳ đối với những nước bị xem như thù địch. Theo định nghĩa chung, cấm vận là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, buôn bán, thương mại, vũ khí, năng lượng, đi lại vận chuyển hàng hóa (bằng đường bộ, hàng không hay đường biển), khoa học kỹ thuật... với một nước nào đó. Nó thường được một nước có nhiều tiềm lực, có nhiều ảnh hưởng sử dụng để chống lại một nước khác. Mục tiêu của cấm vận là gây khó khăn cho nước khác trên lĩnh vực bị cấm vận cũng như các lĩnh vực có liên quan. Ảnh hưởng của cấm vận kinh tế tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế của nước cấm vận, khả năng kinh tế của nước bị cấm vận và các đồng minh của nó. Các nước * Năm 1977, quyền hạn của Tổng thống được quy định trong Luật buôn bán với nước thù địch để kiểm soát các giao dịch kinh tế trong thời bình được chuyển sang Luật Quyền hạn Kinh tế trong Tình trạng Khẩn cấp Quốc tế – International Emergency Economic Powers Act. Kể từ đó, IEEPA là công cụ chính để áp đặt các biện pháp kinh tế đối với các nước thù địch khi không có một tuyên bố chiến tranh chính thức nào. nhỏ, cô lập, khi bị nước lớn cấm vận thì có thể gặp khó khăn trong việc xuất nhập khẩu, khó hòa nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế khó phát triển hơn và khó tiếp cận các tài nguyên chiến lược. Lệnh cấm vận thường được sử dụng như một sự trừng phạt chính trị do sự bất đồng về chính sách và hành động trái với một nhóm nước lớn mạnh về mọi mặt. Mặt khác nó còn là công cụ xử lý, đe dọa một số quốc gia không tuân theo. Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries – Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ)... là các tổ chức, quốc gia có khả năng cấm vận gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các quốc gia khác. Chính sách cấm vận của Hoa Kỳ chống Việt Nam chịu sự điều chỉnh của nhiều loại luật lệ, điều kiện và các công cụ kinh tế, chính trị khác nhau của Hoa Kỳ. Đầu tiên là Luật mở rộng các hiệp định thương mại được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua năm 1951 quy định không cấp Quy chế Tối huệ quốc cho các nước cộng sản và các nước có xung đột vũ trang với Hoa Kỳ. Luật này lúc đầu ở châu Á được áp dụng cho Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, đến năm 1954 áp dụng đối với miền Bắc Việt Nam và từ năm 1975 áp dụng đối với cả nước Việt Nam thống nhất. Luật mở rộng các hiệp định thương mại về sau được tăng cường và bổ sung thêm bằng một số điều luật và quy chế khác của Hoa Kỳ như Quy chế kiểm soát các tài sản của nước ngoài dựa trên cơ sở của Luật buôn bán với kẻ thù năm 1917 (TWEA) thường được gọi là chính sách cấm vận buôn bán của Hoa Kỳ, và Đạo luật bổ sung Jackson – Vanik do Quốc hội Hoa Kỳ thông qua (cùng với Luật Mậu dịch – Trade Act) năm 1974, quy định không dành Quy chế Tối huệ quốc cho những nước được xem là không có nền kinh tế thị trường (thường là các nước cộng sản) và hạn chế quyền tự do di cư. Vận dụng những điều trên, Chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách cấm vận và trừng phạt hoàn toàn đối với Việt nam: cấm các quan hệ đi lại, giao lưu của công dân hai nước; cấm các quan hệ buôn bán, đầu tư và kinh doanh giữa các công ty hai nước; trừng phạt các công ty của các nước thứ ba có quan hệ với Hoa Kỳ nhưng lại kinh doanh với Việt Nam; phong tỏa các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (World Bank – WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IFM), Ngân hàng phát triển kinh tế châu Á (Asian Development Bank – ADB) trong quan hệ kinh tế tài chính với Việt Nam không cho Việt Nam vay tiền; găm giữ hoặc làm "đông cứng" các tài sản của chính phủ Việt Nam tại các ngân hàng của Hoa Kỳ. Chính sách cấm vận này được xem là hết sức khắc nghiệt và cứng rắn như Nick J. Freeman mô tả: “Trừ một vài ngoại lệ, còn tất cả các giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, giữa các công dân và người thường trú của Hoa Kỳ bất kể họ ở đâu, tất cả mọi người và các tổ chức tồn tại về vật chất ở Hoa Kỳ, và tất cả các ngành, các chi nhánh của Hoa Kỳ hoặc các tổ chức của Hoa Kỳ trên khắp thế giới có quan hệ với Việt Nam đều bị coi là phạm pháp theo các quy định trên” [61, tr. 14]. Mục tiêu chính của Hoa Kỳ khi thực hiện chính sách cấm vận và trừng phạt trên là tiếp tục các mục tiêu của thời kỳ chiến tranh nhằm làm cho Việt Nam kiệt quệ về kinh tế và cô lập với thế giới bên ngoài, để cuối cùng phải tuân theo điều kiện áp đặt của Hoa Kỳ về dân chủ, nhân quyền theo quan niệm của Hoa Kỳ. Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ Hoa Kỳ đã áp đặt hàng loạt những điều kiện và sử dụng hàng loạt các công cụ khác nhau để thực hiện cấm vận và trừng phạt đối với Việt Nam. Mức phạt tối đa đối với những trường hợp vi phạm các điều quy định về trừng phạt này là 12 năm tù, 500.000 đô la đối với công ty và 250.000 đô la đối với cá nhân. Với chính sách cấm vận toàn diện như vậy, Hoa Kỳ đã đặt nền kinh tế Việt Nam vào tình trạng bị cô lập. Hầu như các quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam chỉ thực hiện được từ các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Các nguồn vốn, viện trợ từ các nước tư bản cũng như các tổ chức kinh tế lớn hầu như bị cắt đứt hoàn toàn. 1.2. Những động thái nối lại quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ 1977 đến 1978 1.2.1. Nỗ lực nối lại quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam dưới thời Tổng thống Jimmy Carter Đầu năm 1977, Hoa Kỳ có chính quyền mới. Thống đốc bang Georgia, Jimmy Carter thuộc Đảng Dân chủ, lên làm tổng thống. Nước Mỹ lúc này có hai đặc điểm nổi bật: một là xã hội chia rẽ sâu sắc do những bất đồng về chính trị sau vụ WaterGate, hai là hội chứng chiến tranh Việt Nam nặng nề. Giải quyết vấn đề Việt Nam là một trong những biện pháp để giải quyết những bất ổn sau chiến tranh. Có lẽ vì vậy mà Carter khi mới nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ đã đặt ra vấn đề bình thường hóa quan hệ với Việt Nam như một trong những biện pháp quan trọng để xoa dịu dư luận của công chúng. Khác những Tổng thống tiền nhiệm, Jimmy Carter, không coi chủ nghĩa cộng sản là kẻ thù chính [29, tr. 72]. Ông cho rằng người Mỹ đã tỏ ra quá lo sợ cộng sản, trong khi đó họ lại ít chú tâm đến hiểm họa lớn hơn là chạy đua vũ trang và ủng hộ quá nhiều các chế độ dân chủ đàn áp hữu khuynh trên khắp thế giới. Chính sách ngoại giao của Tổng thống Carter mang tính hòa dịu và ôn hòa ngay cả đối với các nước xã hội chủ nghĩa thể hiện ở những nỗ lực nối lại quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trong đó có Việt Nam (Jimmy Carter thậm chí còn cho thiết lập Phòng quyền lợi của Hoa Kỳ tại Cuba, Phòng này đặt tại sứ quán Thụy Sĩ và tồn tại đến ngày nay). Một trong những nguyên nhân quan trọng khác khiến chính quyền Carter ngay từ đầu đã quan tâm đến việc thiết lập mối quan hệ mới với Việt Nam là lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Như Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Andrew Young, đã nói rõ điều đó: “Chúng tôi coi Việt Nam như một Nam Tư ở châu Á. Không phải là bộ phận của Trung Quốc hay của Liên Xô, mà là một nước độc lập. Một nước Việt Nam mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ”*. Hơn nữa, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lúc này là Cyrus Vance cho rằng việc bình thường hóa với Việt Nam sẽ giúp giảm sự lệ thuộc của Việt Nam vào Liên Xô và Trung Quốc cũng như giúp Việt Nam gia nhập vào ASEAN. Một trong những biểu hiện của mong muốn nối lại quan hệ với Việt Nam là việc chính phủ Hoa Kỳ lúc này đã không còn có ý định phủ quyết đơn xin gia nhập vào Liên Hiệp Quốc của Việt Nam [70], lót đường cho đề nghị ngày 20 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về việc Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc mà không cần một cuộc bỏ phiếu theo như quy định nào (Theo mục 1 điều 4, Chương 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định rõ: “Việc kết nạp bất cứ một quốc gia nào nói trên vào Liên Hợp Quốc sẽ được tiến hành bằng nghị quyết của Đại hội đồng, theo kiến nghị của Hội đồng Bảo an” [74]). Với những động thái trên, Hoa Kỳ cho rằng quan hệ ngoại giao sẽ nhanh chóng được thiết lập với Việt Nam, từ đó mà Hoa Kỳ có thể nâng cao tỷ trọng xuất khẩu vào Việt Nam cũng như khối lượng tài sản ở đây. Quan trọng hơn, là Hoa Kỳ có thể trực tiếp xúc tiến việc xác minh và tìm kiếm những binh sĩ và công dân bị chết hoặc mất tích trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam (MIA/POW). Tháng 3 năm 1977, chính quyền Carter đã chủ động đàm phán với chính phủ Việt Nam, Tổng thống Carter cử đặc phái viên Leonard Woodcock, chủ tịch nghiệp đoàn công nhân các hãng xe hơi Hoa Kỳ sang Việt Nam để đàm phán. Một trong những mục tiêu chính của Hoa Kỳ trong chuyến đi này, * Theo Trần Quang Cơ, “Hồi ức và suy nghĩ”. ngoài việc xúc tiến việc nối lại quan hệ với Việt Nam, là thu thập những thông tin về binh lính Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Trước đó, Quốc hội Hoa Kỳ đã có một bản báo cáo vào cuối năm 1976 rằng không có một binh lính Mỹ mất tích nào còn sống và những thống kê về lính Mỹ mất tích của chính phủ các nước Đông Dương là không đáng tin cậy và không thể trông chờ. Tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tiếp Leonard Woodcock và bốn thành viên trong đoàn, trong đó có thượng nghị sĩ Mansfield. Hai bên đã tỏ ra thiện chí khi đề cập đến vấn đề bình thường hóa. Nhưng hai bên đã vấp phải những vấn đề của riêng mình. Phía Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ phải thực hiện bồi thường theo đúng thỏa thuận của Hiệp định Paris năm 1973 và lời hứa của cựu Tổng thống Nixon. Phía Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam đã làm khó Hoa Kỳ khi đưa vấn đề bồi thường làm điều kiện để cung cấp cho Hoa Kỳ những tài liệu về lính Mỹ mất tích trong chiến tranh. Cũng cần nhắc lại về vấn đề nhạy cảm này. Vào ngày 19 tháng 5 năm 1973, một bức điện thư được gửi đến Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam. Đây là bức mật thư của Tổng thống Mỹ Nixon đề ngày 1 tháng 2 năm 1973. Trong nội dung bức thư có đề cập đến việc bồi thường cho Việt Nam như sau: Thứ nhất, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc tái thiết thời hậu chiến ở miền Bắc Việt Nam mà không đưa ra bất kỳ điều kiện chính trị nào. Thứ hai, những cuộc nghiên cứu của Mỹ phỏng đoán chương trình tái thiết Việt Nam sẽ trị giá khoảng 3.25 tỷ đô la viện trợ trong vòng hơn 5 năm. Những hình thức viện trợ khác sẽ tùy vào sự thỏa thuận giữa hai Chính phủ [58]. Như vậy, một trong những điều khoản trong Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh Việt Nam là: Hoa Kỳ có nghĩa vụ sẽ giúp đỡ việc tái thiết sau chiến tranh, đặc biệt là ở Bắc Việt Nam và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn những thiệt hại do chiến tranh gây ra. Điều khoản tái thiết sau chiến tranh này sau đó đã không được thi hành. Sau này trong những năm 1990, khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước thì một yêu cầu phía Hoa Kỳ đặt ra là Việt Nam phải chấm dứt đòi hỏi Hoa Kỳ nghĩa vụ tái thiết sau chiến tranh như hiệp định đã nêu. Sau hai ngày thảo luận bí mật, hai bên chưa đạt được kết quả cụ thể nào ngoài thỏa thuận ban đầu mà Woodcock gọi là “cầu nối” dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Sau chuyến đi thăm mở đường này, theo đề nghị của Woodcock, hai bên đã thỏa thuận mở cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ tại Paris. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phan Hiền dẫn đầu, phía Hoa Kỳ là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Richard Holbrooke. Cuộc đàm phán diễn ra khá lâu qua ba vòng tháng 5, 6 và 12 năm 1977. Mọi chuyện có vẻ diễn ra thuận lợi. Richard Holbrooke hứa rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ bãi bỏ cấm vận nếu quan hệ giữa hai nước được bình thường hóa. Nhưng hai bên vẫn vướng phải những vấn đề cố hữu, phía Hoa Kỳ yêu cầu tin tức về binh lính mất tích, trong khi Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ thực hiện lời hứa viện trợ. Tháng 9 năm 1978, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đến New York để tiến hành các cuộc đàm phán với Richard Holbrooke – lúc này là Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ. Trong cuộc đàm phán đó, Việt Nam không còn đưa ra những điều kiện trước đây để đẩy nhanh tiến trình bình thường hóa. Vấn đề chỉ bàn nốt thông cáo chung. Sau đó Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch cử Thứ trưởng Trần Quang Cơ ở lại bàn tiếp. Tuy nhiên, sau nhiều tuần ở lại New York hoàn tất các chi tiết để rồi nhận được câu trả lời rằng phía Hoa Kỳ thực ra chưa sẵn sàng cho bình thường hóa. Theo lời kể lại của John Mcauliff, giám đốc điều hành Quỹ Hòa giải và Phát triển của Mỹ: "Sau này chúng tôi được biết ông Holbrooke và Ngoại trưởng Cyrus Vance đã phải nhượng bộ quan điểm cứng rắn của Cố vấn an ninh quốc gia Brzezinski coi việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Nguyên cớ mà người ta đưa ra công khai làm cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ là vấn đề thuyền nhân người Hoa và cuộc xung đột đang leo thang tại Campuchia. Đây cũng chính là thời điểm chính thức gác lại việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ tới 17 năm sau” [13]. 1.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong nỗ lực nối lại quan hệ với Việt Nam của Tổng thống Jimmy Carter Như vậy, cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã xuất hiện ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã vấp phải những vấn đề từ cả hai nước khiến cho việc bình thường hóa không đi được đến kết quả cuối cùng. Về phía Hoa Kỳ, chủ trương bình thường hóa với Việt Nam của Tổng thống Jimmy Carter ngay từ đầu đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Quốc hội Hoa Kỳ. Trước khi Jimmy Carter tiến hành đàm phán với chính phủ Việt Nam, Quốc hội Hoa Kỳ đã ra quyết định H.Con.Res.244 từ chối quan hệ ngoại giao với Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa cung cấp đầy đủ những tài liệu về MIA cho Hoa Kỳ. Ngay khi nghe tin chính phủ Việt Nam yêu cầu bồi thường trong vòng đàm phán thứ nhất vào tháng 5 năm 1977, một sửa đổi đạo luật về viện trợ do các nghị sĩ Cộng hòa bảo trợ đã được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua nhanh chóng với tỷ lệ phiếu áp đảo (266/131). Sửa đổi này ngăn cấm chính phủ Hoa Kỳ không được “đàm phán đền bù chiến tranh, viện trợ hoặc bất cứ hình thức chi trả nào cho Việt Nam” [76]. Đến tháng 6 năm 1977, Hạ viện Hoa Kỳ lại thông qua một sửa đổi khác với lời hứa viện trợ 3,25 tỷ đô la cho Việt Nam của Nixon. Trước những áp lực của Quốc hội, Tổng thống Jimmy Carter đã phải từ bỏ nỗ lực bình thường hóa với Việt Nam và rút lại lời hứa viện trợ nhân đạo cho Việt Nam. Đối với chính phủ Việt Nam, những động thái bình thường hóa ngay sau chiến tranh của Jimmy Cater là tương đối bất ngờ. Do vậy, trên tư thế người thắng cuộc, Việt Nam đã đưa điều kiện bồi thường ra như một điều kiện tiên quyết để bình thường hóa và cung cấp những thông tin về vấn đề MIA cho Hoa Kỳ. Sự thiếu mềm dẻo trong ngoại giao này đã khiến cho cơ hội ngắn ngủi mà Jimmy Carter mang đến bị dập tắt trước sự phản ứng gay gắt của Quốc hội Hoa Kỳ. Mặt khác, do thiếu thông tin về nội bộ chính trị của Hoa Kỳ, không đánh giá hết được ảnh hưởng của Quốc hội đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nên Việt Nam đã không kịp điều chỉnh lập trường đàm phán để nắm bắt cơ hội bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. 1.3. Những trở ngại trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ 1979 đến 1989 1.3.1. Vấn đề Campuchia trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ Năm 1978 đã diễn ra một sự kiện làm ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là việc Việt Nam đưa quân đội vào Campuchia phối hợp với quân cách mạng để lật đổ chế độ độc tài Pôn Pốt – lực lượng đang chiếm giữ chính quyền nước này. Vấn đề Campuchia lúc bấy giờ là một vấn đề chính trị nóng bỏng và nhạy cảm, đó là một vấn đề nội bộ nhưng mang tính chất quốc tế. “Chế độ dân chủ” lúc bấy giờ ở Campuchia không những thể hiện tính phản động và nguy hiểm trong nước mà còn đe dọa đến các nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Chẳng những thế vấn đề Campuchia còn có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Khi chế độ diệt chủng do PônPốt đứng đầu được thiết lập ở Campuchia, lực lượng này được sự ủng hộ của Trung Quốc. Do đó, việc quân đội Khơme Đỏ của PônPốt gây hấn ở biên giới Việt Nam không chỉ tạo nên mối hiềm khích giữa chính phủ Việt Nam và lực lượng phản động Pônpốt mà còn làm nóng lên sự bất hòa trong quan hệ Trung – Xô. Cố vấn an ninh Quốc gia của Tổng thống Jimmy Carter là Zbigniew Brzezinski đã thấy được điều này và xem đây như là cơ hội tốt để khoét sâu mâu thuẫn giữa hai nước xã hội chủ nghĩa chủ chốt, lôi kéo Trung Quốc vào cuộc chiến chống lại Liên Xô. Ngày 20 tháng 5 năm 1978, Brzezinski có chuyến thăm Trung Quốc. Động thái ngoại giao này vừa giúp Hoa Kỳ thể hiện thiện chí với Trung Quốc vừa làm Liên Xô giận dữ vì ai cũng biết rằng quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ lúc này là quan hệ thù địch. Chuyến thăm Trung Quốc này của Brzezinski cũng có ảnh hưởng lớn đến quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ vì một ngày trước khi Brezinski đến Bắc Kinh (tức ngày 19 tháng 5), lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Việt Nam là CuBa của phương Đông” (“the Cuba of the East”) [72] còn Trung Quốc là “NATO của phương Đông”. Brzezinski thuộc phái chống kịch liệt bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và quan điểm của ông này đã tác động đến Tổng thống, Jimmy Carter thừa nhận: “Tôi đã bị thuyết phục bởi Brzezinski”. Tổng thống Jimmy Carter nói: “Khi đó (1978), tôi phải trực tiếp đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và so với Trung Quốc và cuộc đàm phán giữa Israel và Ai Cập, tôi phải nói rằng, Việt Nam không nằm trong thứ tự ưu tiên của tôi” [27]. Ngày 25 tháng 11 năm 1978, Việt Nam chính thức đưa quân đội vào Campuchia để đánh đổ chế độ PônPốt. Sự kiện này trở thành một lý do để chính quyền Hoa Kỳ cắt đứt mọi nỗ lực nối lại quan hệ giữa hai nước. Đối với những người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ, Việt Nam không chỉ còn là kẻ thù trong quá khứ mà đã trở thành lực lượng đối lập trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ thời điểm bấy giờ. Giải quyết vấn đề Campuchia, cụ thể là Việt Nam rút quân ra khỏi lãnh thổ Campuchia là một trong những điều kiện tiên quyết để Hoa Kỳ nối lại việc đàm phán đi đến bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. 1.3.2. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan và George Bush Tháng 7 năm 1987, Tổng thống Ronald Reagan cử Đại tướng Hoa Kỳ John Vessey – đặc phái viên tổng thống sang Việt Nam bàn về vấn đề người Mỹ mất tích, Hoa Kỳ tỏ ra mềm dẻo với Việt Nam. Tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã làm việc với John Vessey. Hai bên đều muốn tranh thủ cơ hội. Sau đó hai bên tiếp tục đàm phán nhiều lần, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch sang Hoa Kỳ từng đợt để thảo luận. Lúc này, lực lượng cực hữu như cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, và cựu Tổng thống Richard Nixon dùng vấn đề MIA phản đối vấn đề bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Thậm chí một số thành phần ở Hoa Kỳ kích động những gia đình có người mất tích chống lại tiến trình này. Họ đưa ra những bức hình vu cáo Việt Nam vẫn còn giam giữ tù binh Hoa Kỳ và yêu cầu phía Việt Nam phải giải thích. Sau nhiều lần xác minh của cả hai nước, vấn đề này mới được sáng tỏ, những gì mà các bức ảnh đưa ra là không đúng sự thật. Tiến trình đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ được nối lại. Về phần mình, Tổng thống Reagan đưa ra điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ với Việt Nam là Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia. Các quan chức Hoa Kỳ lúc bấy giờ cũng tuyên bố thêm rằng tiến trình bình thường hóa quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ còn tùy thuộc vào thái độ hợp tác của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề tù nhân chiến tranh và người Mỹ mất tích tại Việt Nam (POW/MIA). Tháng 9 năm 1989, Việt Nam rút toàn bộ lực lượng tình nguyện của mình ra khỏi Campuchia sau khi giúp nước bạn ổn định tình hình đất nước sau thảm họa. Động thái này đã được Hoa Kỳ nhìn nhận, ngày 18 tháng 7 năm 1990, Tổng thống Bush đã liên lạc với Hà Nội để tìm kiếm liên minh quốc tế trong nỗ lực đạt đến một Hiệp định hòa bình ở Campuchia. Để giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh, năm 1987 một đoàn đại biểu của Tổng thống Hoa Kỳ đã đến Hà Nội để thảo luận và đặt cơ sở cho việc tìm kiếm. Việt Nam đã trả lại hài cốt của hơn 300 binh lính Hoa Kỳ. Tuy chưa đầy đủ như phía Hoa Kỳ mong đợi nhưng với cam kết của Việt Nam sẽ đặc biệt lưu ý và đẩy mạnh hơn nữa việc tìm kiếm hài cốt và thông tin về binh lính Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh, chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu xem xét đến khả năng xúc tiến lại tiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Tháng 4 năm 1991, Hoa Kỳ và Việt Nam thỏa thuận việc thiết lập một văn phòng Hoa Kỳ ở Hà Nội để điều tra vấn đề POW/MIA. Động thái tích cực này đã khuyến khích Hoa Kỳ đề ra một “Lộ trình” (Road map) cho Việt Nam để đi đến bình thường hóa với Hoa Kỳ và lời hứa về một khoản viện trợ nhân đạo trị giá một triệu đô la cho Việt Nam . Sự kiện này Ông Trịnh Xuân Lãng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp quốc ghi nhận lại: “Ngày 9 tháng 4 năm 1991 là một ngày không bao giờ quên đối với tôi. Sáng hôm đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Salomon bay từ Washington đến New York và trao cho tôi, đại diện phía Việt Nam bản "Road map" tức bản lộ trình bình thường hóa. Trong đó có hai vấn đề chính là MIA và Campuchia, bao gồm 4 bước. Tháng 9 năm 1991 khi Hiệp định Paris về Campuchia bắt đầu thì cũng là lúc chúng ta tiến hành lộ trình” [12]. Trong “Lộ trình” bao hàm cả những điều kiện, những công cụ và những bước đi cụ thể hướng tới việc xóa bỏ cấm vận, tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Theo lộ trình này, tiến độ của Việt Nam trong việc trợ giúp giải quyết vấn đề tù bình chiến tranh, người Mỹ mất tích (POW/MIA) và các vấn đề khác sẽ được đáp lại bởi các mối quan hệ được mở rộng. Lộ trình bao gồm bốn giai đoạn mà ở cuối mỗi giai đoạn, Hoa Kỳ sẽ nâng cấp các mối quan hệ về ngoại giao, ủng hộ việc trợ giúp của các định chế tài chính quốc tế (IFI) cho các dự án về các nhu cầu không cơ bản của con người ở Việt Nam. Do “Lộ trình” này được Hoa Kỳ đơn phương đặt ra, nên Việt Nam chưa bao giờ chính thức thừa nhận nó. Nhưng với tư duy thực tế phù hợp với nhu cầu đổi mới mở cửa đất nước cần tăng cường quan hệ với nhiều nước đặc biệt là các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, nên Việt Nam đã hợp tác với Hoa Kỳ trong việc giải quyết những vấn đề nhân đạo như vấn đề người Mỹ mất tích, vấn đề tù nhân chiến tranh và một số vấn đề khác mà Việt Nam thấy hợp lý như thực hiện Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia và tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam di cư sang Hoa Kỳ… Những việc làm này phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ, đáp ứng những điều kiện mà Hoa Kỳ nêu ra trong “Lộ trình” nên đã được chấp nhận như những yếu tố để Hoa Kỳ nới lỏng dần các biện pháp cấm vận và trừng phạt đối với Việt Nam. Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cần phải đề cập đến là vào thời điểm này, đó là sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, đánh dấu sự kết thúc của cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỷ. Đây là bước ngoặt lớn làm thay đổi chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Những thay đổi nhanh chóng của thế giới trong những năm cuối của thế kỷ XX, với xu hướng toàn cầu và hội nhập, chính phủ Hoa Kỳ nhận thấy những chính sách cấm vận và cô lập của mình đối với Việt Nam cũng như nhiều nước khác ngày càng trở nên bất lợi đối với lợi ích chiến lược của mình. Từ năm 1986, Việt Nam đã tìm thấy lối thoát cả ở trong nước và nước ngoài. Ở trong nước, đó là công cuộc đổi mới toàn diện kinh tế – xã hội; còn đối với bên ngoài, đó là cách ứng xử thích hợp trên trường quốc tế. Công cuộc đổi mới với chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chống quan liêu, bao cấp đã động viên được mọi tầng lớp nhân dân, kích thích được các thành phần kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nó tạo ra một lượng hàng hóa ngày càng tăng cho xã hội, nhất là nông phẩm và lương thực, giảm bớt tình trạng khan hiếm hàng hóa tiêu dùng, đưa Việt Nam từ chỗ mỗi năm phải nhập khoảng 1 triệu tấn lương thực đến chỗ xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo năm 1989, sau tăng lên 2 – 3 triệu tấn mỗi năm, ổn định được tình hình kinh tế – xã hội, kéo lạm phát từ mức ba chữ số xuống trên dưới 10% mỗi năm. Về kinh tế đối ngoại, sau khi có luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (tháng 12 năm 1987), các công ty trong khu vực Đông và Đông Nam Á đầu tư tại Việt Nam với số lượng ngày càng tăng. Lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong khu vực cũng tăng. Những nguồn lực mới này đã phần nào bù lại cho số viện trợ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ cắt đi và quan trọng hơn là nó đã tạo ra một không khí kinh doanh và cách thức làm kinh tế đối ngoại mới của Việt Nam, không dựa hẳn vào viện trợ nước ngoài như thời kỳ trước. Sự thay đổi đó đã tạo ra những thiện cảm đối với các chính phủ và bạn bè quốc tế. Nhiều công ty và chính phủ các nước đã đầu tư vào kinh doanh và giúp đỡ Việt Nam bất chấp lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Tháng 11 năm 1991. Chính phủ Singapore đã quyết định hủy bỏ lệnh cấm đầu tư của Singapore tại Việt Nam. Năm 1992, Chính phủ Nhật Bản và một số nước khác, một số tổ chức tài chính quốc tế đã cam kết cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam. Đến lúc này, nhiều người Mỹ nhận ra rằng chính sách cấm vận và trừng phạt của Hoa Kỳ chống Việt Nam không chỉ gây tác hại cho Việt Nam mà còn gây tác hại cho cả Hoa Kỳ. “Trong khi mũi nhọn trong chính sách của Hoa Kỳ là nhằm cô lập Việt Nam, thì bản thân Hoa Kỳ lại thấy chính mình ngày càng bị cô lập bởi chính sách của mình” [79, tr. 79]. Đánh giá trên của Michael C. Williams về tác động của chính sách cấm vận và trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ đối với bản thân Hoa Kỳ là rất đúng. Từ khi công cuộc đổi mới toàn diện của Việt Nam phát huy tác dụng, tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam được cải thiện, quan hệ đối ngoại ngày càng thêm rộng mở, thì tác hại của cấm vận và trừng phạt của Hoa Kỳ ngày càng kém đi, ngược lại, tác hại đối với chính các công ty Hoa Kỳ ngày càng tăng lên và làm cho Hoa Kỳ ngày càng thêm bị cô lập với chính bản thân chính sách cấm vận của mình. Trong khi nhiều nước tư bản, đặc biệt là Nhật Bản đã bắt đầu xây dựng các quan hệ thương mại với Việt Nam thì Hoa Kỳ trở thành một quốc gia xa lạ trong mối quan hệ kinh tế mở cửa nhanh chóng của Việt Nam. Việt Nam ngày càng được nhiều người nhìn nhận như một con hổ châu Á mới có tiềm năng tăng trưởng kinh tế tự chủ và cơ hội thị trường cao, các công ty Hoa Kỳ ngày càng băn khoăn vì bị bỏ lại phía sau trong khi các đối thủ cạnh tranh từ châu Á và châu Âu đã nhảy vào thiết lập thị trường của mình ở Việt Nam. Cho dù tại Hoa Kỳ, vẫn có một số ít người còn mang tư tưởng thù hận, bảo thủ chống lại Việt Nam, kêu gọi kéo dài cấm vận và trừng phạt đối với Việt Nam, nhưng với những gì mà Việt Nam thể hiện, nhiều người Mỹ nhận thấy cấm vận đã trở nên bất lợi cho chính Hoa Kỳ và cấm vận mãi đối với một nước nhỏ không bao giờ xâm lấn tới quyền lợi của Hoa Kỳ là một lối hành xử không đẹp. Họ đã lên tiếng kêu gọi bãi bỏ trừng phạt và cấm vận cũng như cải thiện mối quan hệ với Việt Nam. Năm 1993, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John F. Kerry viết: “Đã đến lúc chúng ta cần thay thế sự thù địch và hồ nghi kéo dài 18 năm bằng sự hòa hợp và tái thiết. Chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ hai bên cùng có lợi với Việt Nam nếu chúng ta có can đảm và tầm nhìn xa trông rộng để làm việc đó” [26, tr. 119]. Đến đầu năm 1994, trong một bài tạp chí với tựa đề “Cải thiện quan hệ phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ”, Thượng nghị sĩ John McCain cũng đã viết: “Tôi ủng hộ điều đó (việc cải thiện mối quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam) vì tôi tin rằng một động thái như vậy là tốt cho lợi ích của Hoa Kỳ cũng như lợi ích của nhân dân Việt Nam” [26, tr. 120]. Sau một năm Hoa Kỳ công bố “Lộ trình”, sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được một số kết quả tích cực, nhất là trong việc tìm kiếm người Mỹ mất tích, thực hiện Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia và tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam di cư sang Hoa Kỳ. Để đáp lại những kết quả đó, trong năm 1992 chính quyền của Tổng thống Bush đã thực hiện giai đoạn I nới lỏng một phần cấm vận bằng cách giảm bớt những hạn chế về đi lại của công dân Hoa Kỳ sang Việt Nam và mở ra các cuộc thương lượng về ngoại giao với Việt Nam. Tháng 12 cùng năm, chính quyền Bush đã thực hiện giai đoạn II của Lộ trình, quyết định mở văn phòng liên lạc tại Washington và Hà Nội để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước, cho phép các công ty Hoa Kỳ được mở văn phòng và ký kết các hợp đồng tại Việt Nam, được thực hiện một số biện pháp thúc đẩy và hỗ trợ thương mại, hỗ trợ đầu tư cho các công ty của họ tại Việt Nam. 1.4. Bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ Sang thờ._.hay mặt Chính phủ hai nước ký thỏa thuận chính thức. 3.3.3.3. Ý nghĩa của việc ký thỏa thuận gia nhập WTO giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đối với mối quan hệ giữa hai nước Với việc hoàn thành thỏa thuận song phương với Hoa Kỳ, con đường vào WTO của Việt Nam đã rộng mở. Hoa Kỳ cũng là đối tác cuối cùng kết thúc đàm phán trong số 28 thành viên WTO có yêu cầu đàm phán song phương với Việt Nam. Việc kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu việc Việt Nam hoàn tất quá trình đàm phán song phương và góp phần hiện thực hóa mục tiêu gia nhập WTO của Việt Nam trong năm 2006. Việc đạt đến thỏa thuận này là sự kiện lịch sử đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, phù hợp với lợi ích của cả hai bên, tạo tiền đề quan trọng cho sự hợp tác bình đẳng cùng có lợi về nhiều mặt giữa hai nước, cho thành công của Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội cũng như chuyến thăm của Tổng thống George Bush tới Việt Nam vào tháng 11 năm 2006. Việc ký thỏa thuận trên cũng tạo điều kiện cho Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam. Nếu việc này thành công thì rào cản cuối cùng trong quan hệ hai nước sẽ được gỡ bỏ. Phiên điều trần đầu tiên về việc thông qua PNTR cho Việt Nam diễn ra vào ngày 12 tháng 7 năm 2006 tại Ủy ban Tài chính của Thượng viện Hoa Kỳ với hai dự luật S.3495 và H.R.5602. Đa số ý kiến đều ủng hộ và đề nghị Thượng viện Hoa Kỳ sớm thông qua PNTR cho Việt Nam và đến ngày 1 tháng 8 năm 2006, Ủy ban tài chính Thượng viện đã thông qua dự luật S.3945 trao Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam. Ngày 9 tháng 12 năm 2006, Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã thông qua PNTR cho Việt Nam. Trước sự kiện này, người phát ngôn ngoại giao của Việt Nam Lê Dũng đã tuyên bố: “Việt Nam hoan nghênh việc Quốc hội Hoa Kỳ vừa thông qua dự luật về Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam. Đây là một bước đi quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân hai nước. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đánh dấu việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế – thương mại” [21]. Việc chính phủ Hoa Kỳ dành PNTR cho Việt Nam là một cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, điều này cũng chứng tỏ những nỗ lực cải thiện mối quan hệ hai nước suốt hơn 15 năm đã được chính phủ Hoa Kỳ ghi nhận. 3.3.4. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong các lĩnh vực khác: Tiếp nối những mối quan hệ tốt đẹp giữa chính phủ và nhân dân hai nước trong thời kỳ trước, đến đầu thế kỷ XXI Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động ngoại giao trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học – kỹ thuật và các lĩnh vực hợp tác nhân dân khác. 3.3.4.1. Hợp tác về khoa học và công nghệ Sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định Thương mại song phương, hợp tác khoa học công nghệ giữa hai nước đã có bước phát triển mới với những kết quả rất đáng khích lệ. Hai bên đã xác định bảy lĩnh vực hợp tác ưu tiên bao gồm: công nghệ thông tin; tiêu chuẩn hóa và đo lường; khoa học về biển; khí tượng thủy văn và môi trường; y tế cộng đồng; công nghệ sinh học nông nghiệp; giáo dục và trao đổi nghiên cứu khoa học. Nội dung hợp tác giữa cộng đồng khoa học và giáo dục giữa hai nước đã gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các dự án hợp tác không chỉ dừng lại ở trao đổi thông tin, tham khảo quan sát mà đã được tăng cường với các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, trình diễn công nghệ và hỗ trợ trang thiết bị cần thiết. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, đến năm 2006 có 65 dự án đã và đang được triển khai, trong đó có nhiều dự án đạt kết quả tốt, hiệu quả cao, thu hút nhiều nhà khoa học hai nước tham gia. Tháng 12 năm 2003, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ký với Tập đoàn dữ liệu quốc tế của Hoa Kỳ (International Data Group – IDG) bản ghi nhớ về phát triển vốn đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực khoa học công nghệ thông tin ở Việt Nam. Tháng 3 năm 2004, IDG đã thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đến năm 2010 là 100 triệu đô la và sẽ tiếp tục tăng thêm trong những năm tiếp theo. Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ký thỏa thuận nghiên cứu xây dựng mô hình Trung tâm Xuất sắc (Center of Exellence) theo Sáng kiến khoa học Thiên niên kỷ (Millenium Science Initiative – MSI) do Ngân hàng Thế giới đề xuất. Nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và 5 năm ký Hiệp định Hợp tác Khoa học Công nghệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức “Những ngày khoa học và công nghệ Việt Nam – Hoa Kỳ” vào trung tuần tháng 11 năm 2005. Trong thời gian này đã diễn ra nhiều hoạt động khác nhau như triển lãm các kết quả hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước, tổ chức các hội thảo về thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ, hội thảo về nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh liên kết giữa nghiên cứu khoa học với giáo dục đào tạo thông qua Sáng kiến thiên niên kỷ, hội thảo về công nghệ xử lý ô nhiễm và môi trường, Atlas về thảm họa thiên nhiên khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhiều nhà khoa học Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước khác đã nhiệt tình tham dự và trình bày các báo cáo khoa học cũng như tham gia thảo luận tại các hội thảo nói trên. 3.3.4.2. Hợp tác giáo dục Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong lĩnh vực giáo dục đã diễn ra sôi nổi ngay từ khi hai nước bình thường quan hệ với nhau. Từ đó đến nay, hai nước đã không ngừng nỗ lực để thúc đẩy và mở rộng hợp tác giáo dục. Một thành công lớn trong hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là việc thành lập Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation – VEF) theo Đạo luật Quỹ Giáo dục Việt Nam năm 2000 của Quốc hội Hoa Kỳ, một sáng kiến của các Thượng nghị sĩ John McCain, John Kerry, Bob Kerry, Charles Robb, Max Cleland và Chuck Hagel, các cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Theo đạo luật này, hàng năm Quốc hội Hoa Kỳ sẽ dành 5 triệu đô la cho các hoạt động của Quỹ cho tới năm 2018. Với mục đích thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ thông qua việc trao đổi giáo dục trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, VEF là cầu nối quan trọng giữa hai nước. Đây là tổ chức duy nhất được đề cập đến trong bản Tuyên bố chung giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Phan Văn Khải trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng đến Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2005. Hoạt động chủ yếu của VEF là đề xuất các chương trình học bổng và các dự án nâng cao năng lực khoa học và công nghệ dài và ngắn hạn. Trong ba năm từ 2003 đến 2006, đã có gần 200 sinh viên Việt Nam sang học tại các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ bằng học bổng VEF và nhờ kết quả học tập của mình, các em đã xây dựng và khẳng định được thương hiệu trí tuệ Việt Nam. VEF cũng đã tài trợ và tổ chức hơn mười hội thảo về khoa học và công nghệ tại Việt Nam với sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu Hoa Kỳ, đồng thời hỗ trợ cho hơn 40 nhà khoa học và các chuyên gia Hoa Kỳ đến giảng bài và thuyết trình tại nhiều trường đại học và viện nghiên cứu tại Việt Nam. Ngoài ra, VEF còn phối hợp với các cơ quan Việt Nam để triển khai các dự án nâng cao năng lực về khoa học công nghệ và giáo dục. VEF đã và đang kết hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam trong rất nhiều dự án nhằm cải tiến hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam. Ngoài VEF, còn có nhiều tổ chức khác góp phần vào việc thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam – Hoa Kỳ như Quỹ châu Á (The Asia Foundation – TAF), một tổ chức Hoa Kỳ hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển giáo dục và đạo tạo về kinh tế, pháp luật và hành chính, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, đã phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tiến hành dự án ba năm (2005 – 2008) về “Phát triển chương trình Hoa Kỳ học”, cùng với Thư viện Quốc gia và các thư viện địa phương tổ chức nhiều cuộc triển lãm sách thông qua chương trình “Sách cho châu Á” (Books for Asia); Hội Việt – Mỹ với các hoạt động thúc đẩy giáo dục, đào tạo ngoại ngữ, tổ chức các hoạt động sinh hoạt, trao đổi giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ… Một hoạt động quan trọng trong quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là trao đổi du học sinh, mà chủ yếu là học sinh, sinh viên Việt Nam đến du học tại các trường trung học và đại học của Hoa Kỳ. Ở bậc trung học, phổ biến nhất là các chương trình học bổng Giao lưu văn hóa Hoa Kỳ dành cho học sinh bậc phổ thông trung học. Các tổ chức giáo dục Hoa Kỳ thông qua các đại lý tại Việt Nam hàng năm tuyển sinh hàng trăm học sinh đi du học theo dạng này. Chương trình dành cho các du học sinh bậc phổ thông trung học một năm lớp 12 tại Hoa Kỳ. Đối tượng tham gia chương trình là các học sinh học lớp 10, 11 có điểm trung bình các môn văn hóa từ 7,5 điểm trở lên, trình độ tiếng Anh đạt khá và giỏi. Đối với bậc đại học, có thể tham khảo các chương trình học bổng cao đẳng cộng đồng dành cho các sinh viên tuổi từ 17 đến 22, có điểm thi TOEFL từ 500 điểm trở lên. Sinh viên học hai năm tương đương đại học tại Hoa Kỳ, sống trong ký túc xá và trả lệ phí du học khoảng 9.500 đô la một năm. Các chương trình học đại học 4 năm có số lượng tuyển sinh ít hơn và yêu cầu cũng khắt khe hơn. Các ứng viên phải có học lực khá, tiếng Anh giỏi. Chi phí cho học đại học tại Hoa Kỳ rất cao, từ 20 đến 30 ngàn đô la một năm và các em du học phải hoàn toàn tự túc. Tuy vậy, số lượng học sinh sinh viên Việt Nam mong muốn du học tại Hoa Kỳ ngày không ngừng tăng cao do môi trường học tập tại Hoa Kỳ rất tốt và cơ hội thăng tiến sau khi học tập là tương đối cao. Theo thống kê thì đến năm 2006, Việt Nam có khoảng 4.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ. Trong hai năm 2005 – 2006, số lượng sinh viên Việt Nam đi du học ở Hoa Kỳ mỗi năm tăng 15% và Việt Nam xếp thứ 26 trong số các nước có sinh viên du học tại Hoa Kỳ. Theo Tiến sĩ Mark Ashwill, những nguyên nhân chính cho xu hướng tích cực này là: thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng tăng, cơ hội học bổng nhiều hơn, việc tiếp cận thông tin du học ngày càng thuận lợi, Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ cấp nhiều visa hơn cho học sinh và sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, các tổ chức giáo dục của Việt Nam và Hoa Kỳ còn tổ chức các chương trình giao lưu, trao đổi ngắn hạn cho học sinh thông qua các kỳ nghỉ hè, lễ Tết, các dịp kỷ niệm quan hệ giữa hai nước để tìm hiểu truyền thống văn hóa, trao đổi ngoại ngữ nhằm nâng cao sự hiểu biết và quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết Việt Nam – Hoa Kỳ. 3.3.4.3. Hợp tác về y tế Từ nhiều năm qua, Hoa Kỳ đã có nhiều dự án chăm lo và phát triển sức khỏe và y tế cộng đồng ở Việt Nam, đặc biệt là trong công tác phòng chống đại dịch HIV/AIDS. Từ giữa năm 2004, Việt Nam đã được đưa vào danh sách các quốc gia được nhận tài trợ đặc biệt từ Kế hoạch Viện trợ khẩn cấp HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ với tổng số tiền hỗ trợ đến năm 2006 là 76 triệu đô la. Bên cạnh đó, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) là tổ chức có đóng góp tích cực nhất cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã hợp tác trong việc phòng chống Dịch Cúm gia cầm. Tính đến năm 2006, Hoa Kỳ đã trợ giúp hơn 7 triệu đô la cho chính phủ Việt Nam để tăng cường việc kiểm soát, trợ giúp các phòng xét nghiệm để xác định và phân tích các loại virus cúm tốt hơn, đồng thời nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam một loại vắc xin cúm gia cầm dùng để tiêm cho người. Một bước tiến trong hợp tác về y tế giữa hai nước là việc ký hiệp định về việc tiếp tục hợp tác về các vấn đề y tế, bao gồm các dịch bệnh đang phát triển, cúm gia cầm và HIV/AIDS giữa Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Con người của Hoa Kỳ và Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam vào ngày 20 tháng 7 năm 2006. Hiệp định bao gồm các việc trao đổi các kiến thức chuyên môn và xây dựng các kế hoạch phản ứng nhanh dành cho Việt Nam. Hiệp định cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho việc xây dựng các mối quan hệ trực tiếp và sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, trường đại học, trung tâm nghiên cứu, các viện, công ty tư nhân và pháp nhân khác. 3.3.4.4. Hợp tác về văn hóa, thể thao, du lịch Có thể nói văn hóa là cầu nối quan trọng giúp cho nhân dân hai nước hiểu nhau hơn, do vậy mà bên cạnh những hợp tác trên các lĩnh vực chính trị – kinh tế – xã hội. Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ luôn quan tâm đến lĩnh vực văn hóa trong quan hệ ngoại giao của mình. Việc trao đổi văn hóa đã bắt đầu từ năm 1995, khi Việt Nam và Hoa Kỳ nối lại quan hệ và ngày càng được đa dạng hóa nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc thông qua đại sứ quán, các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực này. Nhằm giới thiệu hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế, năm 2003 Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã lần đầu tiên tổ chức một cuộc triển lãm kéo dài ba năm mang tên “Cuộc du hành của linh hồn và cơ thể” tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại thành phố NewYork của Hoa Kỳ, trong đó trưng bày rất nhiều hiện vật, băng tư liệu, tranh ảnh mang đậm bản sắc của 54 dân tộc ở Việt Nam. Đến tháng 8 năm 2005, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đã diễn ra cuộc trưng bày các hiện vật gốm, công cụ và hoàng bào của các triều đại phong kiến Việt Nam của ông Trịnh Bách, một người Mỹ gốc Việt đã cống hiến không mệt mỏi nhằm bảo tồn và khôi phục di sản Cung đình Huế. Năm 2005, để kỷ niệm mười năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã phối hợp với chính phủ Việt Nam tổ chức một festival văn hóa lớn tại hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với nhiều hoạt động như biểu diễn nhảy múa theo phong cách “Văn hóa đường phố” của nhóm Havikoro, một nhóm nhảy hiphop đến từ Houston, Texas; Tổ chức hòa nhạc, biểu diễn nhạc Jazz của các nghệ sĩ đến từ viện Thelonius Monk cùng với hai huyền thoại nhạc Jazz được cả thế giới biết đến Herbie Hancock và Wayne Shorter. Ngoài ra, Đại sứ quán Hoa Kỳ còn tổ chức một cuộc triển lãm ảnh của Peter Steinhauer và Nguyễn Hoài Linh, hai nghệ sĩ nhiếp ảnh đã kết bạn với nhau trong hơn mười năm, tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật vào tháng 7 năm 2005. Sau đó một tháng, Đại sứ quán Hoa Kỳ và Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật đã thông qua một dự án, dùng nguồn tài trợ 20.000 đô la của Quỹ bảo tồn văn hóa Đại sứ quán (AFPC) để tu bổ hai tác phẩm sơn mài nổi tiếng của Việt Nam là “Hội chùa” (họa sỹ Lê Quốc Lộc, thực hiện năm 1939) và “Bắc Nam một nhà” (họa sĩ Nguyễn Văn Tý, thực hiện năm 1961). Dự án này đã chứng minh sự tôn trọng và ngưỡng mộ của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đối với nền văn hóa Việt Nam, cùng chia sẻ nguồn lực cũng như khoa học kỹ thuật để bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam cho các thế hệ tương lai. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa Việt Nam của các bạn trẻ nước ngoài trong đó có Hoa Kỳ, một số trường đại học của Việt Nam như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học sư phạm Cần thơ.. đã tổ chức các ngành và môn học như “Việt Nam học”, “Văn hóa Việt Nam”, “Âm nhạc Việt Nam”… và thu hút được sự quan tâm theo học của nhiều thanh niên Hoa Kỳ. Thông qua những học viên này, văn hóa Việt Nam có cơ hội được truyền bá khắp nơi trên toàn thế giới. Bên cạnh những hoạt động trao đổi, giao lưu về văn hóa, chính sách phát triển ngành du lịch của chính phủ Việt Nam đã góp phần vào việc phát triển mối quan hệ nhân dân giữa hai nước. Những danh thắng nổi tiếng của Việt Nam như Hạ Long, Huế, Hội An, Nha Trang đã trở thành những điểm đến thường xuyên của các đoàn du lịch quốc tế. Việc đa dạng hóa du lịch với nhiều hình thức như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch biển… đã góp phần đưa nhiều du khách nước ngoài hơn đến Việt Nam, đưa du lịch Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp không khói, một mũi nhọn kinh tế quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển chung của cả nước. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, thị trường Hoa Kỳ luôn giữ vị trí quan trọng. Hoa Kỳ luôn chiếm giữ vị trí hàng đầu trong các thị trường gửi khách nhiều nhất đến Việt Nam. Du lịch Việt Nam đã tham gia nhiều hội chợ, hội nghị về du lịch tại Hoa Kỳ. Tháng 7 năm 2005, ngành du lịch Việt Nam đã tổ chức một sự kiện “Những ngày Việt Nam tại Washington D.C”, đây là hoạt động xúc tiến du lịch lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của nhiều hãng lữ hành, các hãng hàng không, các sở quản lý du lịch và chính quyền địa phương. Du lịch Việt Nam còn đón nhiều đoàn từ Hoa Kỳ vào làm phim, viết bài quảng bá du lịch về Việt Nam trong đó có Tommy Tang, Laura Mc Kenzie’s Traveller và Hãng phim Truyền hình Hoa Kỳ 24fps. Trong tương lai, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chắc chắn quan hệ hợp tác du lịch Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ có bước phát triển mới cao hơn, quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn. Trên lĩnh vực thể thao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những hoạt động giao lưu thi đấu giữa các đoàn thể thao của hai nước. Ở Hoa Kỳ, người ta thường đề cập đến khái niệm “Ngoại giao bóng chày” (“Baseball diplomacy”) để chỉ những hoạt động giao lưu thi đấu bóng chày, môn thể thao truyền thống của Hoa Kỳ, giữa các đội tuyển của nước này với các đội bóng đến từ nước ngoài. “Ngoại giao bóng chày” cũng đã được giới thiệu đến Việt Nam. Trong bộ phim “Good morning Vietnam!” đã được giới thiệu với khán giả Việt Nam có chi tiết nhân vật do Robin Williams thủ vai đã chơi bóng chày với các em bé Việt Nam, chỉ có điều quả bóng là… quả bưởi. Tháng 1 năm 2006, cầu thủ bóng chày Hoa Kỳ gốc Việt Danny Graves đã đến Việt Nam theo sự tài trợ của tổ chức Cựu chiến binh Việt Nam. Chuyến đi Việt Nam của Danny và buổi trình diễn kỹ thuật bóng chày tại Đại hội Thể dục thể thao Từ Sơn được báo chí Hoa Kỳ đưa tin sôi nổi. KẾT LUẬN Sau hơn mười năm bình thường hóa, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc. Hai nước đã hợp tác trong việc giải quyết những vấn đề còn sót lại của thời kỳ hậu chiến như MIA/POW, người tị nạn Việt Nam… Quan hệ chính trị tiếp tục được củng cố và đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Những vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước như nhân quyền, dân chủ, tôn giáo đang được giải quyết bằng đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế và tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước không ngừng tăng lên, những tranh chấp thương mại giữa hai nước tuy đã xuất hiện nhưng vẫn ở mức độ nhỏ nên không làm gián đoạn việc hợp tác kinh doanh giữa hai nước. Thành tựu nổi bật nhất trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ là việc ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), đã và đang phát huy hiệu quả vô cùng mạnh mẽ trong trao đổi hợp tác thương mại giữa hai nước cùng với việc chính phủ Hoa Kỳ dành Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để cải thiện các mối quan hệ với Hoa Kỳ. Những thành tựu này không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị sâu sắc vì chúng đánh dấu những cột mốc quý giá trên con đường trong nỗ lực đi đến bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Hoa Kỳ của Việt Nam. Để từ đó, Việt Nam có được một vị thế cân bằng hơn, xứng đáng hơn trong mối quan hệ nhiều mặt với Hoa Kỳ. Trong tình hình thế giới đang có nhiều biến động, chủ nghĩa khủng bố đã và đang là nguy cơ lớn đối với nền an ninh và hòa bình thế giới, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ có điều kiện gắn bó nhau hơn đặc biệt là trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Hơn nữa, do vị trí chiến lược của châu Á nói chung đang tăng lên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, vì vậy, Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh hơn nữa hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chính trị và kinh tế. Đối với các lĩnh vực khác trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ như hợp tác quân sự, y tế, giáo dục, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, du lịch, thể thao… sẽ có cơ hội để không ngừng phát triển trên cơ sở những thành tựu mà hai nước đã đạt được trong thời gian qua. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Asselin, Pierre (2005), Nền hòa bình mong manh – Washington, Hà Nội và tiến trình của hiệp định Paris, Dương Văn Nghiên (và những người khác) dịch; Trịnh Huy Quang, Phùng Trọng Tuấn hiệu đính, Nxb. Chính trị Quốc gia. 2. Nguyễn Đình Bin (chủ biên), Nguyễn Xuân, Lưu Văn Lợi… (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb. Chính trị Quốc gia. 3. Nguyễn Văn Bình (và những người khác) (2005), Hiệp định Paris về Việt Nam – cuộc đấu chiến lược (30 năm hiệp định Paris), Nxb. Lao động. 4. Mai Văn Bộ (1993), Hà Nội – Paris hồi ký ngoại giao, Nxb. Văn nghệ. 5. Mai Văn Bộ (1985), Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật. Hồi ký: kỷ niệm 40 năm hoạt động của ngành ngoại giao Việt Nam, NXB. Tp. Hồ Chí Minh. 6. Bộ Công thương (2001), “Chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010”, Thông tin Công nghiệp, ngày 23/04/2001. 7. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2000), Phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải về việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Phát biểu của Lãnh đạo, ngày 14/07/2000. 8. Brzezinski, Zbigniew (1999), Bàn cờ lớn (The grand chessboard), Lê Phương Thúy dịch, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Clinton, Bill (2007), Đời tôi (My Life), Trần Hà Nguyên dịch, Nxb. Công an Nhân dân. 10. Cục kinh tế (2005), “Đầu tư của Mỹ vào VN sẽ tăng nhanh”, Tin kinh tế và xúc tiến thương mại, ngày 17/06/2005. 11. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ: Giai đoạn 1935 – 2001, Nxb. Thống Kê. 12. Xuân Danh (1994), “Quan hệ Việt Mỹ: Những bước thăng trầm hơn 200 năm, đường đến Washington DC”, Thanh niên Online, ngày 20/06/2005. 13. Xuân Danh (1994), “Quan hệ Việt Mỹ: Những bước thăng trầm hơn 200 năm, chặng đường dài đến bình thường hóa”, Thanh niên Online, ngày 19/06/2005. 14. Degregorio, William A. (2006), Bốn mươi ba đời tổng thống Hoa Kỳ (The complete book of U.S. presidents), Lê Phương Anh, Trịnh Thu Hằng, Phạm Thiên Hương, Huỳnh Điểu, Lê Vân Sơn... dịch, Nxb. Văn hóa Thông tin. 15. Đỗ Lộc Diệp (1998), “Bước tiến mới quan trọng trong quan hệ Mỹ - Việt Nam”, Châu Mỹ ngày nay (2-1998), tr 3 – 6. 16. Lê Duẩn (1981), Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của chúng ta, Nxb. Sự Thật. 17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX): Về nhiệm vụ an ninh – quốc phòng và chính sách đối ngọai, Nxb. Chính trị Quốc gia. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hoa Kỳ (2006), “Việt Nam - hoan nghênh Quốc hội Hoa Kỳ thông qua PNTR”, Quan hệ Việt Mỹ, ngày 09/12/2006. 22. Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hoa Kỳ (2005), “Hoạt động của Thủ tướng Phan Văn Khải tại Hoa Kỳ: Xóa bỏ khoảng cách chia rẽ giữa hai nước”, Quan hệ Việt Mỹ, ngày 23/06/2005. 23. Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hoa Kỳ (2003), “Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi thư tới Hạ viện Hoa Kỳ”, Quan hệ Việt Mỹ, ngày 25/11/2003. 24. Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hoa Kỳ (2001), “Điện chia buồn của Chủ tịch & BT NG, Đại sứ tới nhân dân Mỹ”, Quan hệ Việt Mỹ, ngày 19/09/2001. 25. Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hoa Kỳ (2001), “Chính sách đối ngoại mở rộng quan hệ nhiều mặt”, Quan hệ Việt Mỹ, ngày 20/04/2001. 26. Đỗ Đức Định (2000), Quan hệ kinh tế Việt Nam Hoa Kỳ, Nxb. Thế giới. 27. Huy Đức (2008), “Di sản APEC”, Vietnammese Rice. 28. Vũ Đăng Hinh (chủ biên) (2000), Nước Mỹ vấn đề, sự kiện và tác động, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 29. Lê Phụng Hoàng (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Âu trong Chiến tranh lạnh (1949 – 1991), Khoa Lịch sử Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 30. Nam Hồng, Hồ Quang Lợi, Lê Huy Hòa (2001), Khủng bố và chống khủng bố, Nxb. Lao động. 31. Nguyễn Thái Yên Hương, Nguyễn Quốc Lộc (2005), Can thiệp nhân đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Nxb. Thế giới. 32. Phạm Khắc Lãm (Tổng biên tập) (2007), Việt Nam – Hoa Kỳ, những triển vọng mới (Vietnam – US set in motion), Nxb. Tạp chí Việt – Mỹ. 33. Nguyễn Văn Lập (2002), Trật tự thế giới sau 11 – 9 (Sự chuyển hướng đồng loạt trong chính sách ), Nxb. Thông tấn xã. 34. Lưu Văn Lợi (1996), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam : 1945–1995, Nxb. Công an Nhân dân. 35. Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ (1990), Tiếp xúc bí mật Việt Nam – Hoa Kỳ trước hội nghị Paris, Nxb. Viện Quan hệ Quốc tế. 36. Nguyễn Phúc Luân (2005), Ngoại giao Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử, Nxb. Công an Nhân dân. 37. Nguyễn Phúc Luân (2001), “Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do”, Nxb. Chính trị Quốc gia. 38. McCormick, Thomas J. (2004), Nước Mỹ nửa thế kỷ: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh (America's half – century United States foreign policy in the cold war and after), Thùy Dương, Thanh Thủy, Minh Long, Hồng Hạnh dịch, Nxb. Chính trị Quốc gia. 39. Phạm Duy Nghĩa, Vũ Trọng Lâm, Hồ Vân Nga (2001), “Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”, Nxb. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 40. Trần Nhâm (1998), Có một Việt Nam như thế, đổi mới và phát triển kinh tế, Nxb. Chính trị Quốc gia. 41. Nguyễn Dy Niên (2002), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia. 42. Nixon, Richard M. (1977), Nixon’s secret letter, Department Of State Bulletin. 43. Patti, Archimedes L.A. (1995), Tại sao Việt Nam?, (Why Vietnam ?), Lê Trọng Nghĩa dịch, Nxb. Đà Nẵng. 44. Ripley, Randall B., Lindsay, James M. (2002), Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Chiến tranh lạnh (U. S. Foreign policy after the cold war), Trần Văn Tụy dịch, Nxb. Chính trị Quốc gia. 45. Nguyễn Thiết Sơn (2004), Hoa Kỳ – Kinh tế và quan hệ quốc tế, Nxb. Khoa học Xã hội. 46. Nguyễn Thiết Sơn (2004), Việt Nam – Hoa Kỳ, Quan hệ thương mại và đầu tư, Nxb. Khoa học Xã hội. 47. Nguyễn Thiết Sơn (chủ biên) (2002), Nước Mỹ năm đầu thế kỷ XXI, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 48. Trần Tất Thắng, Quỳnh Hải Hà, Nguyễn Đức Tư... (2004), Nước Mỹ ngày nay và hiệp định song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, Nxb. Văn hóa Thông tin. 49. Thông tấn xã Việt Nam (2001), Việt Nam phản đối Đạo luật Nhân quyền ở Việt Nam của Mỹ, Tin nhanh Việt Nam, ngày 08/09/2001. 50. Lê Khương Thùy (2003), Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau Chiến tranh lạnh, Nxb. Khoa học Xã hội. 51. Vũ Sơn Thủy (và những người khác) (2003), Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Nxb. Chính trị Quốc gia. 52. Lại Văn Toàn (chủ biên), Phạm Nguyên Long (2004), Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu vấn đề và cách tiếp cận, Nxb. Khoa học Xã hội. 53. Trung tâm nghiên cứu cơ bản Châu Á về các vấn đề Châu Á – Thái Bình Dương (1993), Vai trò của Hoa Kỳ ở Châu Á: quyền lợi và chính sách, Viện Thông Tin Khoa Học dịch, Nxb. Chính trị Quốc gia. 54. Võ Anh Tuấn (2002), Những gì chưa phai mờ trong ký ức: hồi ký ngoại giao, Nxb. Chính trị Quốc gia. 55. Tuổi trẻ Online (2003), “Việt Nam bác bỏ nghị quyết H.Res 427 do một vài hạ nghị sĩ Mỹ đưa ra”, Chính trị, ngày 21/11/2003. annelID=22 56. U.S. Department of State (2002), International Religious Freedom Report 2002 – Vietnam, Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor. 57. Phạm Xanh (2006), Góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, NXB. Chính trị Quốc gia. Tiếng nước ngoài 58. Christopher, Warren (1995), U.S. – Vietnam relations: a new chapter, US Department of State Dispatch. 3/pg_2?tag=artBody;col1 59. Clinton, Bill (1998), A national security strategy for a new century, The White House. 60. Deconde, Alexander (1963), A history of American foreign policy, Nxb. Charles Scrinners & Sonsss Sons. 61. Freeman, Nick J. (1993), United States’s economic sanctions against Vietnam”, Columbia Journal of World Business. 62. Hastedt, Glenn P. (2002), American foreign policy, tập 8, Nxb. Dushkin. 63. Hastedt, Glenn P. (2000), American foreign policy, tập 6, Nxb. Dushkin. 64. Irish, Marian (1966), World pressures on American foreign policy, Nxb. Prentice – Hall. 65. Jacobson, Harold Karan (1960), America's foreign policy, Nxb. Random House. 66. Maslowski, J. I. (1994), Normalization of U.S – Vietnam relations regional security policy paper, National Defense University. 67. Manyin, Mark E. (2005), The VietNam – US Normalization Process, CRS Issue Brief for Congress. 68. Melanson, Richard A. (1996), American Foreign Policy Since the Vietnam War: The Search for Consensus from Nixon to Clinton, Nxb. M.E. Sharpe. 69. Nixon, Richard M. (1970), United States foreign policy for the 1970's: A new strategy for peace, Nxb. A National General. 70. Presidential Debates (1976), The second 1976 presidential debate, ngày 06/10/1976. 71. Spanier, John W. (1961), American foreign policy since World War II, Nxb. Frederick A. Praeger. 72. Time (2000), “Deng’s Reform”, Article, ngày 25/07/2000. 73. Truman, Harry S. (1949), “Truman's Inaugural Address”, Harry S. Truman’s Library & Museum. jan1949.htm 74. United Nations (2008), Charter of United Nations. 75. USA Today, số ngày 01/01/2000. 76. U.S. Congress (1978), 95th Congress 1977 – 1978. 77. VBJ (Vietnam Bussiness Jounal), tháng 12/1994. 78. Vietnam Economic Times, tháng 7/1997. 79. Williams, Michael C. (1992), Vietnam at the Crossroads, Council on Foreign Relations, NewYork. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5461.PDF
Tài liệu liên quan