mục lục
Lời mở đầu 3
Chương I: Khái quát tình hình kinh tế Nhật Bản 5
Tình hình kinh tế xã hội Nhật Bản trong thập niên 90 thế kỷ XX trở lại đây 5
Sự bất ổn định kinh tế Nhật Bản trong thập niên 90 của thế kỷ XX 5
Suy thoái và khủng hoảng kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ này là suy thoái, khủng hoảng về cơ cấu kinh tế 5
Đồng Yên lên giá ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư 6
1.1.1.3 Vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động đã và đang là vấn đề nan giải 7
Nguyên nhân
98 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nhật và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của sự phát triển không ổn định của nền kinh tế Nhật Bản 8
Triển vọng phục hồi nền kinh tế năm đầu thế kỷ XXI và những nỗ lực cải cách của Thủ tướng Koizumi 12
Thương mại của Nhật với các khu vực và thế giới trong những năm gần đây
15
Lợi ích kinh tế của Nhật Bản trong quan hệ thương mại với các khu vực và thế giới 15
Đánh giá cán cân thương mại của Nhật Bản trong thời gian qua 18
Thị trường và cơ cấu hàng hoá và xuất nhập khẩu của Nhật Bản 19
1.2.3.1 Thị trường xuất nhập khẩu của Nhật Bản 19
1.2.3.2 Cơ cấu xuất nhập khẩu 21
Chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trong những năm gần đây 25
Chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại 25
Những xu hướng chủ yếu của kinh tế đối ngoại Nhật Bản trong những năm đầu của thế kỷ XXI 26
Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt - Nhật trong những năm qua 35
2.1 Các giai đoạn lịch sử phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt-Nhật 35
2.1.1 Sơ lược về quan hệ thương mại Việt Nhật trước năm 1973 35
2.1.2 Giai đoạn 1973 đến 1975 37
2.1.3 Giai đoạn từ 1976 đến 1986 39
2.1.4 Giai đoạn 1987 đến nay 43
2.2 Những thành tựu và hạn chế trong quan hệ thương mại giữa hai nước 52
2.2.1 Thành tựu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu giữa hai nước 52
2.2.2 Quy chế tối huệ quốc giữa Nhật Bản và Việt Nam 60
2.2.3 Những hạn chế và nguyên nhân trong quan hệ thương mại giữa hai nước 61
2.3 Cơ hội và thách thức đối với quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản 67
Chương III: Triển vọng mối quan hệ thương mại Việt Nhật và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản 73
3.1 Triển vọng quan hệ Việt - Nhật: 73
3.2 Định hướng xuất khẩu hàng Việt Nam snag Nhật Bản đến năm 2010 75
3.2.1 Định hướng chung 75
3.2.2 Định hướng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực 77
3.3 Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Nhật 84
3.3.1 Các giải pháp mang tính vĩ mô 84
3.3.2 Các giải pháp đối với các doanh nghiệp 87
Kết luận 93
Tài liệu tham khảo 94
Lời mở đầu
Kể từ khi hai nước chính thức công nhận lẫn nhau về mặt ngoại giao ngày 21-9-1973 đến nay quan hệ thương mại hai nước Việt Nhật đã có những bước phát triển tốt đẹp. Với dân số 127,1 triệu người (tháng 1 năm 2001), GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 37.434.67 nghìn USD (4.034,33 nghìn tỷ JPY) vào năm 2000, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, đồng thời là nước có kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 300-400 tỷ USD. Từ năm 1992 trở lại đây, Nhật Bản là nhà viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Bình quân mỗi năm, Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam khoảng 90 tỷ JPY, chiếm khoảng hơn 40% tổng số viện trợ phát triển chính thức mà Việt Nam vẫn nhận được từ các nhà tài trợ song phương và đa phương. Đồng thời Nhật Bản cũng là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Tính tới tháng 9 năm 2002, tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam là 3.681,4 triệu USD (368 dự án), đứng thứ tư trong các nước và vùng lãnh thổ, sau Singapo, Đài Loan và Hồng Kông. Đặc biệt là trong những năm gần đây, Nhật Bản đã trở thành bạn hàng lớn của Việt Nam. Riêng kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 2,5 tỷ USD tức gần 533.176,391 triệu JPY, lớn gấp đôi so với thị trường đứng thứ hai về nhập khẩu hàng hoá Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản là đối tác lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu qua các năm 1999, 2000, 2001 là 75.841; 223,022; 316,735 triệu JPY. Sự gia tăng khối lượng kim ngạch trong những năm qua cho thấy Nhật Bản vẫn luôn là thị trường có vai trò hàng đầu với hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế nước ta. Trên thực tế, hàng hoá Việt Nam được bán trên thị trường Nhật với số lượng hết sức khiêm tốn, chỉ khoảng 6% tổng kim ngạch nhập khẩu cuả Nhật, trong khi đó, Trung Quốc chiếm 13,2 %, Singapore chiếm 2,9 %, Malaysia chiếm 2,7 %. Do đó, việc đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước, nhất là việc nâng cao tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật là rất quan trọng.
Về mặt ngoại giao, hai nước đã có nhiều cuộc tiếp xúc, đối thoại song phương ở các cấp, các ngành trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật,… nhằm tăng cường hiểu biết và hợp tác lẫn nhau. Chuyến viếng thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi tháng 4 và chuyến viếng thăm Nhật Bản gần đây của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã một lần nữa chứng minh cho sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước. Thủ tướng Koizumo khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục ủng hộ chính sách đổi mới của Việt Nam thông qua các biện pháp tăng cường hợp tác và đầu tư, viện trợ cho Việt Nam. Qua hai chuyến viếng thăm này, hai nước sẽ tiến tới ký kết Hiệp định đảm bảo đầu tư trong năm nay để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nhật phát triển hơn nữa.
Trên cơ sở thực trạng của quan hệ kinh tế đối ngoại Việt Nhật trong những năm qua, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Quan hệ thương mại Việt Nhật và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản” với hy vọng đưa ra một cái nhìn tổng quát về hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong những năm qua, và nêu lên một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Kết cấu của khoá luận gồm ba chương:
Chương I : Khái quát tình hình kinh tế Nhật Bản
Chương II : Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nhật trong những năm qua
Chương III: Triển vọng mối quan hệ thương mại Việt Nhật và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản
Do những hạn chế về thời gian và không gian, nhất là về tư liệu nên khoá luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè cũng như những người quan tâm đến lĩnh vực xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thày giáo Phạm Duy Liên, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình viết luận văn, tới các cô chú đang làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Cục xúc tiến thương mại - Bộ thương mại đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành khoá luận này.
Chương I:
Khái quát tình hình kinh tế Nhật Bản
Tình hình kinh tế xã hội Nhật Bản trong thập niên 90 thế kỷ XX trở lại đây:
Sự bất ổn định kinh tế Nhật Bản trong thập niên 90 của thế kỷ XX:
Nhật Bản là một cường quốc kinh tế đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thần kỳ vào trước thập niên 90 khiến cả thế giới phải khâm phục. Sau giai đoạn phát triển cao độ (1955-1973), trung bình mỗi năm kinh tế tăng trưởng 10%, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển trung bình (1974-1991), kinh tế tăng trưởng bình quân 4%. Thế nhưng, từ đầu thập niên 90 kinh tế Nhật Bản đã lún sâu vào giai đoạn suy thoái mặc dù kể từ năm 1999 đến nay đã có dấu hiệu phục hồi nhưng còn rất mong manh. Sự phát triển không ổn định có thể coi là đặc trưng của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 90.
Suy thoái và khủng hoảng kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ này là suy
thoái, khủng hoảng về cơ cấu kinh tế:
Khởi đầu của suy thoái những năm 90 là sự đổ vỡ của nền kinh tế “bong bóng”. Tăng trưởng kinh tế (GDP) của Nhật trong những năm này đã liên tục suy giảm. Từ năm 1990 đến năm 1993, động thái tăng trưởng kinh tế suy giảm liên tục: 5,5%; 2,9%; 0,4%; Dấu hiệu phục hồi trở lại vào những năm 1994 - 1996 với tốc độ tăng trưởng qua các năm là: 0,6%; 1,4%; 2,9%. Nhưng từ năm 1997 đến 1998, Nhật Bản lại lâm vào khủng hoảng trầm trọng, kinh tế Nhật tăng trưởng âm liên tục từ –0,7% đến –0,9%. Khủng hoảng kinh tế Nhật Bản gắn liền với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á [23,11]. Năm 1999, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng là 0,5%. Các chỉ số tăng trưởng GDP hàng năm trên đây đã phản ánh khái quát nhất suy thoái kinh tế Nhật Bản suốt những năm 90 của thế kỷ XX.
Tuy nhiên, suy thoái dẫn đến khủng hoảng có tính chất cơ cấu của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 90 khác với cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây. Đó là nền kinh tế vẫn chìm trong tình trạng suy thoái kéo dài, sự phục hồi của một số ít doanh nghiệp lớn được nhà nước hỗ trợ vẫn không khắc phục được tình trạng này. Sự phát triển mất cân đối trong cơ cấu kinh tế thể hiện ở việc mở rộng sản xuất chủ yếu trong các lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất máy vi tính, điện thoại di động, tin học hoá mà không chú trọng tới các ngành công nghiệp truyền thống khác cũng như việc gia tăng hoạt động đầu tư của Nhật Bản ở nước ngoài. Do đó, các ngành công nghiệp trong nước lâm vào tình trạng suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên bấp bênh vì hầu như không còn tồn tại hình thức thuê mướn công nhân suốt đời như trước đây, các xí nghiệp vừa và nhỏ cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng cơ cấu kinh tế này.
Đồng Yên lên giá ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư:
Trong suốt những năm 90, đồng Yên lên xuống thất thường, lên cao nhất là 70 Yên/USD (1995), và thấp nhất là 145 Yên/USD (1998) [23,14]. Việc đồng Yên lên giá làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Nhật Bản do giá thành tăng nhanh, hàng hoá trở nên ế ẩm, làm ảnh hưởng xấu tới ngoại thương Nhật Bản, đặc biệt là những công ty xuất khẩu. Một điểm đáng nói thêm ở đây là trong thập niên 90, các nước Châu á, nhất là Trung Quốc, ngày càng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp vừa cạnh tranh với Nhật trên thị trường thế giới vừa thâm nhập vào thị trường Nhật. Đồng Yên lên giá quá nhanh làm cho các công ty Nhật Bản tranh nhau đầu tư ra nước ngoài nhất là đầu tư vào các nước Châu á để tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào và nhân công rẻ. Tất nhiên, giá nhân công cao ở Nhật không phải là vấn đề duy nhất. Các ngành công nghiệp Nhật Bản có khả năng khắc phục được chi phí nhân công cao dựa vào hệ thống giáo dục có chất lượng cao và hệ thống sản xuất có hiệu quả được các xí nghiệp vừa và nhỏ duy trì. Việc đầu tư ra nước ngoài góp phần khắc phục hậu quả đổ vỡ kinh tế bong bóng, sản xuất tại nước ngoài lại gần với thị trường tiêu thụ, không tốn kém chi phí vận chuyển. Việc này không những có tác dụng tránh va chạm với các chính phủ Âu Mỹ vốn phản đối việc hàng hoá Nhật lan tràn quá nhiều trên thị trường mà còn phát huy hiệu quả lớn trong việc giảm chi phí sản xuất. Song mặt khác, nó cũng làm cho nền sản xuất trong nước suy yếu đi, dẫn đến sự phá sản của hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng.
Vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động đã và đang là vấn đề
nan giải:
Nước Nhật vốn là quốc gia mà một vài thập kỷ gần đây có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong số các nước tư bản phát triển (dưới 2%). Khi nền kinh tế “bong bóng” đổ vỡ kéo theo sự phá sản của một loạt các ngân hàng, công ty chứng khoán, các nhà máy, xí nghiệp,.. từ đó dẫn đến tình trạng người lao động không có việc làm, hoặc còn việc làm nhưng thu nhập bị cắt giảm một phần vì các chủ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, một phần do giá cả hàng hoá tiêu dùng đều tăng vọt. Tỷ lệ người thất nghiệp theo thống kê công bố vào đầu thập niên 90 chỉ có 2%, nhưng đến nay đã lên tới 4,9% trong tháng 6 và tháng 7 năm 1999 [23,16]. Những năm cuối thế kỷ XX, người dân Nhật bắt đầu hoang mang khi con số thất nghiệp năm 2000 là 3.200.000 người, tăng 30.000 người, chiếm tỷ lệ 4,7% trong tổng số người lao động và đây là con số cao nhất kể từ năm 1953 đến nay. Tỷ lệ này gần như cân bằng cho cả nam và nữ (nam 4,9%, nữ 4,7%) [9,19]. Không chỉ có vậy, tỷ giá hối đoái giữa đồng Yên Nhật và đồng đôla Mỹ lên xuống thất thường, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng diễn biến rất phức tạp đã khiến cho các nhà kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ các doanh nghiệp phá sản ngày càng gia tăng. Tình trạng này càng làm gia tăng số lượng người thất nghiệp, và thu nhập thực tế của người lao động cũng suy giảm do sản xuất kinh doanh đình đốn, giá cả gia tăng.
Nguyên nhân của sự phát triển không ổn định của nền kinh tế Nhật Bản:
Có nhiều cách xác định nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản những năm 90, theo tôi có 5 nguyên nhân chính giải thích sự suy thoái này.
Một là, các nguyên nhân nảy sinh từ sự sụp đổ nền kinh tế “bong bóng”. Nền kinh tế “bong bóng” chính là nền kinh tế tăng trưởng cực nhanh của Nhật Bản cuối thập niên 80, song đó không phải là tăng trưởng thực sự từ sự phát triển các hoạt động sản xuất của cải vật chất mà chủ yếu tăng trưởng giả tạo do đầu cơ vào mua bán bất động sản, trái phiếu, các hàng hoá nghệ thuật có giá trị lớn. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã dự trữ một khối lượng lớn các tài sản dưới dạng bất động sản và cổ phiếu các công ty. Do đó, sản xuất và tiêu dùng bị kích thích mạnh bởi cơn sốt bất động sản và cổ phiếu chứng khoán. Điều này làm cho kinh tế Nhật Bản tăng trưởng rất cao vào những năm của thập kỷ 80. Để hạn chế tốc độ tăng trưởng quá nóng, Chính phủ phải nâng lãi suất cho vay, vì vậy, nền kinh tế bị xì hơi, giá cổ phiếu và bất động sản tụt xuống rất nhanh. Hậu quả là tiền nợ không đòi được lên tới con số rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống tín dụng, ngân hàng. Tính đến cuối năm 1995, đã có hàng loạt công ty bị phá sản, không có tiền trả nợ ngân hàng, khiến cho tổng số nợ khó đòi của các ngân hàng đã lên tới 40.000 tỷ JPY (gần 400 tỷ USD). Nhiều ngân hàng và công ty tài chính lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, trong đó có cả 11 ngân hàng mạnh nhất của Nhật Bản và cũng là của thế giới đã phải giảm tới 10% khả năng hoạt động trong hai năm 1994-1995 [23,19]. Giới đầu tư vốn trong nước và ngoài nước mất lòng tin với thị trường tài chính Nhật Bản. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp tới một bộ phận khác về mặt cầu là đầu tư của các xí nghiệp. Ngân hàng chưa xử lý được các món nợ khó đòi, không tích cực hoặc không có khả năng cho vay đối với các dự án mới, ảnh hưởng không nhỏ tới các xí nghiệp vừa và nhỏ. Các ngân hàng lúc đó không có khả năng cho các doanh nghiệp vay tiền để mở rộng sản xuất nữa. Nhiều gia đình, cá nhân lo sợ trước sự mất mát về tài sản nên đã hạn chế chi tiêu. Các yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến cầu tiêu dùng giảm mạnh, thị trường trong nước tiêu điều, nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái. Tính đến năm 1995, đã có tới 15.000 công ty của Nhật bị phá sản, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 1998, con số này đã lên đến 10.262. Năm 1999, kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu phục hồi trở lại song chỉ với tốc độ hết sức chậm chạp, tốc độ tăng trưởng khoảng 0,5% chứ chưa thể tăng trở lại như trước thời kỳ khủng hoảng [23,21].
Nguyên nhân thứ hai dẫn tới suy thoái kinh tế là sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống ngân hàng, tài chính Nhật Bản. Sự yếu kém, lạc hậu thể hiện ở một số khía cạnh như: hệ thống ngân hàng, tài chính Nhật Bản đã nhiều năm chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhật Bản là các cơ quan đại diện cho Chính phủ Nhật Bản đã không còn phù hợp trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và tự do cạnh tranh hiện nay. Mặt khác, sự liên kết giữa các quan chức chính phủ với giới doanh nghiệp đã ngày càng tỏ ra bị tha hóa, không có hiệu quả. Vào những năm trước thập niên 90, Nhật Bản có tới 7 trong số 10 ngân hàng đứng đầu thế giới, nhưng vào cuối thập niên 90 thì 20 ngân hàng hàng đầu Nhật Bản nằm ở thứ hạng rất thấp so với các ngân hàng nước ngoài, tụt hậu khoảng 10 năm so với các ngân hàng Mỹ. Chính Phủ và Ngân hàng Trung Ương đã không thấy hết sự năng động, thích ứng của các xí nghiệp, phản ứng của thị trường nên đã áp dụng các chính sách không phù hợp. Thêm vào đó là những mối quan hệ mờ ám giữa các quan chức chính phủ với các ngân hàng đã dẫn đến nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng chưa bị phanh phui. Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, nền kinh tế Nhật Bản sẽ còn gặp nhiều khó khăn nếu như không giải quyết được các vấn đề của khu vực tài chính ngân hàng.
Thứ ba là sự già hoá dân số là gánh nặng của các chính sách đảm bảo phúc lợi. Nhật Bản hiện nay đang là nước có chỉ số tuổi thọ dân cư cao nhất thế giới. Với dân số 127,1 triệu người (2001), trong đó lực lượng lao động chiếm 67,76 triệu người (1998), tỷ lệ tăng dân số hàng năm rất thấp 0,18% (2000), thì gánh nặng đè lên vai những người trong độ tuổi lao động là rất lớn. Nhưng sự già hoá dân số ở Nhật Bản không phải do cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản những năm 90 mà là kết quả của sự phát triển kinh tế Nhật Bản những năm trước đây. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, thì chính sách đảm bảo phúc lợi cho người già được gia tăng, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tuổi thọ của người dân Nhật Bản rất cao. Tỷ lệ người già trên 65 tuổi chiếm 15% dân số, dự báo đến năm 2005 số người trên 65 tuổi là 19,3%, 2050 con số này sẽ lên tới 35% [23,24]. Mặt khác, do làm việc quá căng thẳng, chịu nhiều sức ép nên xu thế hiện nay của những người trẻ tuổi là họ không muốn sinh con, hoặc cùng lắm chỉ sinh 1 con, bình quân 1 phụ nữ Nhật Bản chỉ sinh 1,42 con và thông thường thì người phụ nữ trong gia đình thường ở nhà làm công việc nội trợ, không tham gia vào lao động xã hội. Ngoài ra, còn có những người không thích kết hôn mà chỉ sống độc thân nên tình trạng mất cân đối cơ cấu dân số là tất nhiên. Nhật Bản đang đứng trước thách thức số người già tăng nhanh nhưng số trẻ em ngày càng ít.
ảnh hưởng của vấn đề dân số già và tỷ lệ sinh đẻ thấp trên đây đối với nền kinh tế Nhật Bản đã gây nên tình trạng thiếu sức lao động, nhất là lao động trẻ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, từ đó làm giảm năng suất lao động xã hội và tăng trưởng kinh tế. Sự già hoá dân số còn kéo theo một loạt các hậu quả khác như: làm giảm thu nhập và sức mua, giảm tỷ lệ tích luỹ trong gia đình do đó làm giảm đầu tư vào phát triển kinh tế, giảm đóng thuế, giảm đóng góp tiền hưu, tăng gánh nặng tài chính cho ngân sách Nhà nước,…Theo dự báo của các nhà nhân khẩu học từ năm 2007 trở đi, dân số Nhật sẽ suy giảm nghiêm trọng, chỉ còn 67 triệu người năm 2100. Rõ ràng, sự già hoá dân số ở Nhật Bản là một trong những nguyên nhân không nhỏ làm cho nền kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Một nguyên nhân nữa không thể không kể đến là sự yếu kém của bộ máy nhà nước, tình hình chính trị không ổn định. Trước đây sự liên kết giữa tam giác quyền lực (giới chính trị, quan chức nhà nước và doanh nghiệp) ở Nhật đã có tác động rất tích cực thì trong thời điểm những năm 90 lại trở nên hết sức tiêu cực: tình hình chính trị rối ren, bộ máy nhà nước quản lý yếu kém, quan chức nhà nước tham gia vào các vụ bê bối, tham nhũng. Trải qua gần 40 năm cầm quyền, Đảng Dân Chủ-Tự Do Nhật đã mất quyền lãnh đạo, trở thành đảng đối lập suốt những năm 1993-1996. Từ năm 1997 đến nay, tuy đã trở lại cầm quyền, Đảng Dân chủ - Tự do đã nhiều lần đưa ra các biện pháp cải cách kinh tế song vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà nền kinh tế vẫn chưa phục hồi được. Có thể nói, chính những yếu kém trong vai trò lãnh đạo chính trị và quản lý phát triển nền kinh tế của Đảng Dân chủ- Tự do đã góp phần làm cho nền kinh tế của đất nước này suy yếu.
Nguyên nhân cuối cùng là sự bất cập của mô hình kinh tế Nhật Bản trước những thử thách, yêu cầu của giai đoạn mới. Kinh tế Nhật Bản hiện nay có thể hình dung là một cơ cấu hai tầng, một bên là những ngành có năng suất cao như: điện tử, xe hơi,… một bên là các ngành có năng suất thấp như dịch vụ, tiền tệ, ngân hàng,… Trong đó, Chính phủ và giới kinh doanh luôn có quan hệ mật thiết với nhau, Nhà nước bảo hộ chặt chẽ các ngành sản xuất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Mô hình kinh tế này đã trở nên không phù hợp nữa. Thực tế cho thấy, vốn đầu tư của các công ty Nhật Bản thường được cung cấp từ nguồn vốn tiết kiệm của cả nước thông qua ngân hàng với lãi suất rất thấp, không phải cạnh tranh trong thị trường mở về tài chính như các nước phương Tây. Trong khi đó, các ngân hàng dưới dự trợ giúp của Chính phủ đã cung cấp tài chính một cách thụ động cho các doanh nghiệp. Điều này đã làm cho hoạt động của các ngân hàng trì trệ, kém hiệu quả và đứng trước nguy cơ bị các ngân hàng lớn của Mỹ và các nước Tâu Âu nuốt chửng. Đó là trường hợp Công ty chứng khoán Merrill của Mỹ đã tuyên bố rằng họ sẽ tuyển 2000 trong số 7500 nhân viên của Công ty chứng khoán Yamaichi cùng với giành quyền quản lý 50 chi nhánh nước ngoài của công ty này ngay sau khi Yamaichi phá sản 1 tháng.
Ngoài những nguyên nhân trên, còn phải kể đến nguyên nhân gián tiếp làm cho nền kinh tế Nhật Bản sa sút, đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Đông Nam á năm 1997-1998. Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của Nhật Bản vào thị trường này chịu thiệt hại nặng nề vì các nước Đông Nam á vốn là những đối tác quan trọng của Nhật. Tính đến nửa đầu năm 1998, xuất khẩu của Nhật sang Châu á giảm 21,1%. Về lĩnh vực đầu tư, hoạt động của các ngân hàng Nhật tại Châu á bị thu hẹp do không có khả năng duy trì hoạt động và kém cạnh tranh so với các ngân hàng nước ngoài khác kéo theo đầu tư trực tiếp của Nhật vào khu vực giảm mạnh. Năm 1998, các công ty Nhật dự định đầu tư ra nước ngoài là 1,2 nghìn tỷ JPY, giảm 56,5% so với năm trước, trong đó 20% tổng số tiền được đầu tư vào Châu á, giảm 3,6% so với năm 1997 [23,41]. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã có tác động mạnh mẽ tới nền tài chính Nhật Bản. Cuộc khủng hoảng đã làm rối loạn các quan hệ tài chính tiền tệ giữa các công ty trong nước với các công ty nước ngoài làm không ít các tổ chức tài chính tiền tệ phá sản. Chỉ tính đến đầu năm 1998, các khoản nợ khó trả lên tới 6700 tỷ JPY, chiếm khảng 15% GDP. Cuộc khủng hoảng còn làm giảm chỉ số Nikkei và đồng Yên, đồng Yên đã đạt tới mức kỷ lục 147,24 Yên/đôla [23,163].
Triển vọng phục hồi nền kinh tế năm đầu thế kỷ XXI và những nỗ lực cải cách của Thủ tướng Koizumi:
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan năm 2000, nhiều người đã hy vọng rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ nhanh chóng phục hồi. Sau nhiều năm suy thoái, nền kinh tế lại có mức tăng trưởng dương song tốc độ tăng trưởng còn ở con số hết sức khiêm tốn. Bước vào năm 2001, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn tiếp diễn, có thể nhận thấy qua con số thống kê từng quý của năm 2001: Quý I: 0,1%; Quý II: -0,7%, Quý III: -0,5% [9,11]. Những tháng đầu năm 2002, trong một số lĩnh vực nhất là xuất khẩu, tình hình có vẻ sáng sủa hơn song vẫn chưa ổn định và thiếu chắc chắn. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong 3 tháng đầu năm tăng 1,4%, cao nhất trong 2 năm trở lại đây. Mức tăng tương đương với tốc độ tăng trưởng 5,7%/ năm, cao hơn cả Mỹ. Ông Kiichi Miyazawa, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản khẳng định rằng: “Kể từ nay trở đi, nền kinh tế Nhật Bản sẽ hồi phục”, và cơ sở của sự hồi phục này là sự cải thiện về tình hình lợi nhuận của các doanh nghiệp trong thời gian qua, đặc biệt là các công ty công nghệ cao và khu vực “kinh tế mới”. Sự xuống giá của đồng Yên sẽ tác động tích cực tới xuất khẩu và không hề gây trở ngại đối với việc các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua trái phiếu Chính phủ Nhật Bản. Chính sự phục hồi nhanh chóng của các hoạt động xuất khẩu và sự gia tăng mạnh mẽ trong chi tiêu tiêu dùng đã làm cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật tăng tới 1,4% trong thời gian nói trên. Các con số thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm tài chính 2002 là 0%, khả quan hơn so với dự báo của IMF là -1,3% nhờ sự phục hồi kinh tế của thị trường Mỹ và các nước Châu á [6,158]. Tuy nhiên, các quan chức chính quyền Nhật lại cảnh báo không nên lạc quan rằng các con số thống kê tích cực nói trên sẽ tiếp tục trong những tháng tới. Các nhà phân tích kinh tế cho rằng, phải mất nhiều tháng nữa, nền kinh tế Nhật Bản mới có thể tăng trưởng một cách vững chắc.
Tình hình kinh tế đã Nhật Bản năm 2000 và 2001 cho thấy Chính phủ và các doanh nghiệp đã ra sức cố gắng đưa nền kinh tế Nhật Bản đi lên, và họ đã thành công trong bước đầu khẳng định rằng tốc độ suy thoái đã được kìm hãm và tiến trình cải cách không bị chệch hướng. Tháng 4 năm 2001, Koizumi Junichiro được bầu làm Thủ tướng, và chỉ sau 2 tháng kể từ khi nhậm chức, ông đã đưa ra một chương trình cải cách nền kinh tế, đưa nước Nhật thoát khỏi khủng hoảng. Mục tiêu của chương trình cải cách lần này là tập trung chấn chỉnh cơ cấu kinh tế trong vòng từ hai đến ba năm, chấp nhận mức tăng trưởng âm, để sau đó có thể đạt được mức tăng trưởng dương. Các giải pháp của Thủ tướng Koizumi tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
Thứ nhất, giải quyết dứt khoát các khoản nợ khó đòi để bình thường hoá hệ thống tín dụng. Mặc dù nợ khó đòi là một vấn đề nan giải, song ngân sách không bố trí khoản chi nào cho việc giải quyết nợ mà Chính phủ thực hiện bằng biện pháp xoá nợ và mua lại nợ. Cho đến tháng 3 năm 2003, tập trung giải quyết nợ khó đòi của các ngân hàng lớn (14 ngân hàng hàng đầu Nhật Bản có thể xoá ít nhất 6,5 nghìn tỷ JPY) [15, 8]. Để cung cấp tài chính cho các hoạt động của mình do việc xoá nợ, các ngân hàng Nhật Bản đang tích cực giải quyết bằng việc bán bớt các tài sản ở nước ngoài. Chính phủ sẽ xây dựng các quy định pháp lý mới để cố gắng loại bỏ các khoản nợ xấu trong vòng 2-3 năm tới. Ngoài việc mua lại nợ và xoá nợ, các ngân hàng còn tiến hành thanh lý nợ theo pháp luật hiện hành (cho các xí nghiệp chịu nợ phá sản) hoặc ngân hàng huỷ bỏ một phần nợ. Trong trường hợp ngân hàng không có khả năng thanh lý theo 3 cách này thì cơ quan hồi thu và chỉnh lý nợ sẽ xử lý các khoản nợ đó.
Thứ hai là cải cách hệ thống thuế để kích thích phát triển. Cải cách thuế tập trung vào thuế thu nhập, thuế tài sản thừa kế, thuế mua bán chứng khoán,… để các cá nhân tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán. Hiện nay, tiền để dành của người Nhật lên tới 14.000.000 tỷ JPY (khoảng 12.000 tỷ USD, trung bình mỗi người dân khoảng 100.000 USD) và 70% do người già nắm giữ [13,9]. Nếu cải cách thuế, một phần số tiền đó sẽ mua chứng khoán và làm cho giá chứng khoán tăng lên.
Thứ ba là tiến hành cải cách cơ cấu. Cải cách cơ cấu là mục tiêu luôn được Chính phủ đưa lên hàng đầu. Thủ tướng Koizumi đã xúc tiến bảy chương trình cải cách bao gồm: tư nhân hoá; thực hiện chương trình hỗ trợ cá nhân như là một hệ thống xã hội khuyến khích khả năng của cá nhân; tăng cường chức năng bảo hiểm và phúc lợi xã hội; thành lập quỹ hỗ trợ cho nghiên cứu và giáo dục đối với khu vực tư nhân; cải thiện cơ sở hạ tầng để tạo một môi trường cho phép mọi người sống và làm việc theo ý muốn; tối đa hoá quyền lực của chính quyền địa phương để tăng tính tự lập và năng động; cải cách tài chính bằng cách thay đổi sự cứng nhắc đối với các hình thức phân bổ nguồn vốn của chính quyền nhà nước và địa phương, điều chỉnh lại các nguồn thu nhập và phân bổ ngân sách giữa các khu vực sao cho hiệu quả và linh hoạt hơn. Cùng với việc cải cách cơ cấu kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng cải tổ, sắp xếp lại tổ chức và định hướng lại sản xuất cho phù hợp với điều kiện mới.
Thứ tư là, tập trung xây dựng hệ thống kinh tế có sức cạnh tranh trong môi trường kinh tế hiện nay. Nhật Bản xúc tiến đầu tư vào các ngành công nghiệp mới trong đó Chính phủ chú trọng tới các biện pháp về thuế để kích thích tư nhân tham gia vào thị trường chứng khoán, thực hiện chương trình trọng điểm “e-japan” để đạt tới mục tiêu trong 5 năm tới Nhật Bản trở thành nước hàng đầu về công nghệ thông tin. Ngoài ra, Nhật Bản rất nỗ lực trong hợp tác kinh tế với các nước Asean + 3, Chính phủ đang xem xét tới việc thiết lập một khu vực tự do thương mại Đông á trước 2010 để tận dụng ưu thế của thị trường rộng lớn này.
Trên đây là những giải pháp chủ yếu của Thủ tướng Koizumi đề ra và tiến hành trong năm 2001. Dù rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản năm 2001 không đạt được như mong đợi, và trong năm 2002, tình hình kinh tế vẫn khó khăn và tăng trưởng yếu ớt song có thể hy vọng về một tốc độ tăng trưởng khá nếu Nhật Bản tiếp tục giữ vững đường lối cải cách của mình, đồng thời tiếp tục đưa ra những chính sách mới một cách nhanh chóng, kịp thời. Hơn thế nữa, trong thời gian tới nền kinh tế thế giới và khu vực sẽ có thể tăng trưởng với mức độ cao hơn năm 2001, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Nhật Bản đạt tốc độ tăng trưởng dương.
Thương mại của Nhật Bản với các khu vực và thế giới trong những năm gần đây:
Lợi ích của Nhật Bản trong quan hệ thương mại với các khu vực và thế giới:
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao như thông tin, sinh học,… trong những năm gần đây, là sự thay đổi cơ cấu kinh tế thế giới cũng như sự thay đổi của bản thân mỗi nền kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã góp phần làm cho các quốc gia Đông Nam á trước đây còn lạc hậu nhiều so với Nhật nay đã nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và trở thành đối thủ cạnh tranh quyết liệt với Nhật Bản. Điển hình là Hàn Quốc, Singapore đã từng bước xoá bỏ quan hệ một chiều phụ thuộc vào Nhật Bản cũng như các quốc gia phát triển khác chuyển sang thành đối tác thực sự trong nhiều lĩnh vực. Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế làm cho các quốc gia ràng buộc với nhau một cách chặt chẽ và cạnh tranh cũng ngày càng quyết liệt hơn. Song, trong quan hệ thương mại với các khu vực và thế giới, Nhật Bản có thể tận dụng và phát huy được các thế mạnh của mình.
Thứ nhất, quan hệ thương mại với các nước cho phép Nhật Bản xâm nhập vào thị trường các nước này vì cơ sở nguyên nhiên liệu cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ rộng mở hơn. Việc khai thông thị trường quốc gia với quốc tế cho phép bổ sung những mặt yếu và phát huy lợi thế so sánh của mình. Nhật Bản đã tận dụng lợi thế này một cách có hiệu quả. Thực tế đã chứng minh rằng, không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu chỉ xây dựng thị trường nội địa mà không tính đến thị trường bên ngoài với chủ trương tạo lập một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Và thực tế đã chứng minh là nền kinh tế “bế quan toả cảng” là hoàn toàn không phù hợp, nhất là trong xu thế toàn cầu hoá. Chúng ta đều biết Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng lại là một nước có nền kinh tế cường thịnh thứ hai thế giới. Những thành công mà Nhật Bản gặt hái được có sự đóng góp không nhỏ của thương mại quốc tế.
Thứ hai là nhờ có thương mại quốc tế mà việc giao lưu văn hoá đã xâm nhập vào Nhật Bản, làm cho cuộc sống người dân trở nên phong phú hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn. Đồng thời, quan hệ thương mại với các nước còn làm cho tự do dân chủ ở Nhật phát triển mạnh, tạo lập cơ sở cho sự hiểu biết lẫn nhau, xoá tan những thù hằn trong quá khứ. ._.Đây là một trong những điều kiện quan trọng để bành trướng vai trò của Nhật về phương diện kinh tế và chính trị trên toàn cầu. Có thể thấy rằng quan niệm của người Nhật về bên trong và bên ngoài rất đậm nét và có phần hạn chế sự xâm nhập bên ngoài vào trong nước. Chính vì vậy, việc mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới buộc Nhật Bản phải cải cách lại cơ chế bên trong cho phù hợp. Trước tiên là hệ thống ngân hàng, hiện đang là lĩnh vực cản trở sự phục hồi của Nhật Bản.
Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế làm cho sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã xâm nhập vào thị trường Nhật, mang lại cho thị trường Nhật những tác phong làm việc mới, cách thức kinh doanh mới,… Vì vậy, người Nhật phải liên tục đổi mới, nghiên cứu tìm ra những phương thức mới trong kinh doanh để dành được ưu thế và khẳng định được vai trò của mình trên thế giới.
Bên cạnh đó, tham gia vào thương mại quốc tế còn tạo điều kiện cho Nhật Bản tham gia một cách tích cực hơn nữa vào việc giải quyết các vấn đề của toàn cầu có liên quan đến sự phát triển kinh tế, đến sự tồn vong của Nhật Bản. Đặc biệt là vấn đề về môi trường, Nhật Bản không thể tự mình giải quyết hết được các vấn đề về môi trường. Trong quá trình công nghiệp hoá ở Nhật Bản trước đây, người ta chưa chú trọng đúng mức tới môi trường, hậu quả là Nhật Bản ở trong tình trạng ô nhiễm môi trường nặng. Nhật Bản là nước có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên Nhật Bản phải đầu tư rất lớn vào các biện pháp hạn chế những hậu quả do ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, Nhật Bản khó có thể giải quyết vấn đề này một mình mà cần có sự hợp tác quốc tế để cùng giải quyết.
Tóm lại, không thể phủ định vai trò của quan hệ thương mại với các khu vực và thế giới trong sự ổn định và phát triển của Nhật Bản. Tuy nhiên, thông qua thương mại quốc tế, các quốc gia khu vực Đông á đã nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho Nhật, bên cạnh đó nó còn đe doạ tới một số lĩnh vực kinh tế của Nhật được Nhà nước bảo hộ. Mặt khác, sự phụ thuộc vào nhau giữa các quốc gia để đảm bảo an ninh kinh tế trở nên phức tạp hơn. Khi một nền kinh tế nào đó suy yếu đi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế thế giới và khu vực và ngược lại.
Đánh giá cán cân thương mại của Nhật Bản trong thời gian qua:
Từ năm 1983, Nhật Bản được biết đến như một quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất thế giới. Xu hướng gia tăng mức dư thừa cán cân thương mại kéo dài suốt cho tới năm 1994 và giảm nhẹ trong những năm 1995, 1996, sau đó tiếp tục tăng cao, đạt mức dư thừa kỷ lục là 13.990 tỷ JPY năm 1998. Song, mức dư thừa năm 1998 không phải do hoạt động xuất khẩu gia tăng mà do mức xuất và nhập thực tế đều giảm, nhưng mức giảm của kim ngạch xuất khẩu thấp hơn nhập khẩu 4,5%.
Bảng 1, Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản từ năm 1995-2000:
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Xuất khẩu
443.116
410.901
420.957
387.927
419.367
479.333
Nhập khẩu
335.882
349.152
338.754
280.484
311.262
379.511
Cán cân thương mại
107.234
61.749
82.203
107.443
108.105
99.822
(Nguồn: Thống kê nước ngoài, niên giám thống kê 2001).
Trong hai năm 1999 và 2000, mức thặng dư thương mại vẫn tiếp tục giảm sút, riêng năm 2000 giảm 12,7% so với năm 1999 và đây là năm thứ hai giảm liên tục. Sang năm 2001, thặng dư thương mại giảm mạnh nhất là trong những tháng đầu năm, Nhật Bản nằm trong tình trạng nhập siêu với mức 95,3 tỷ JPY. Nguyên nhân chính của hiện tượng này bởi nhu cầu hàng hoá Nhật trên thị trường Mỹ giảm do sự giảm sút của nền kinh tế Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 1 tăng 3,1% đạt 3623,4 tỷ JPY, trong khi đó nhập khẩu tăng 24,3%, tức 3718,6 tỷ JPY. Trong lĩnh vực xuất khẩu, mặc dù đồng yên có xu hướng giảm mạnh so với đồng đôla Mỹ, nhưng do nhu cầu bên ngoài yếu đi khiến cho xuất khẩu liên tục giảm sút. Kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm sút, quý I, quý II lần lượt giảm là 3,6%, 4,8%, kim ngạch xuất khẩu quý III đạt 12.049,9 tỷ JPY, giảm 7,8 % so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng mức xuất khẩu giảm 7,8% đạt 4136 tỷ JPY, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu tăng 2,4%, đạt 3375 tỷ JPY. Theo thống kê của Bộ Tài chính, mức thặng dư trong 9 tháng đầu năm 2001 đạt 3305 tỷ JPY, giảm 43,1% so với cùng kỳ khoá trước. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ năm 1978 đến nay. Xuất khẩu giảm mạnh do sự suy giảm nhu cầu trên thế giới, nhất là nhu cầu về các sản phẩm thuộc khu vực công nghệ thông tin (IT). Bên cạch đó, cuộc khủng bố 11-9 cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thương mại Nhật, làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Thị trường và cơ cấu hàng hoá và xuất nhập khẩu của Nhật Bản:
Thị trường xuất nhập khẩu của Nhật:
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong những năm gần đây của Nhật cho thấy có xu hướng chuyển dịch sang Châu á.
Bảng 2, Thị trường xuất khẩu Nhật Bản:
( Đơn vị: %)
Châu á
Trung Đông
EU
Mỹ
Mỹ la tinh
Châu Phi
Châu Đại Dương
1998
1999
2000
34,7
37,3
41,1
3,6
2,6
2,3
18,4
17,8
16,3
30,5
30,7
29,7
5,4
4,7
4,4
1,5
1,3
1,1
2,5
2,5
2,1
(Nguồn: Japan almanac 2002).
Bảng 3, Thị trường nhập khẩu Nhật Bản:
(Đơn vị: %)
Châu á
Trung Đông
EU
Mỹ
Mỹ la tinh
Châu Phi
Châu Đại dương
1998
1999
2000
37,1
39,6
41,7
9,2
9,9
13,0
13,9
13,8
12,3
23,9
21,6
19,0
3,3
3,1
2,9
1,4
1,3
2,9
5,6
5,0
4,7
(Nguồn: Japan almanac 2002).
Từ số liệu trên ta thấy, thị trường chính của Nhật là Mỹ, Châu á và EU. Thị trường Châu á trong thời gian gần đây đã chiếm tỷ trọng cao trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, trong khi đó, thị trường Mỹ và EU lại có xu hướng giảm.
Thương mại của Nhật với Châu á năm tăng trưởng cao nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu 20,1% so với năm 1999 trong khi đó Mỹ và EU chỉ tăng 5,0% và 0,4%. Điều đó cho thấy Châu á đã trở thành đối tác quan trọng của Nhật Bản.
Sang năm 2001, kim ngạch nhập khẩu từ Châu á có chiều hướng tăng. Trong tháng 1, kim ngạch xuất khẩu sang Châu á của Nhật đạt 1385,9 tỷ JPY, tăng 5,6%, nhập khẩu tăng 28,7% đạt 1570,7 tỷ JPY. Mức xuất sang Mỹ trong cùng kỳ đạt 1132,7 tỷ JPY và nhập khẩu đạt 676,3 tỷ JPY. Việc gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản với Châu á nằm trong chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhật. Ngoài ra, sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ và sự phục hồi của các nước khu vực Đông á sau khi thoát khỏi khủng hoảng tài chính tiền tệ đã góp phần làm cho quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Châu á ngày càng phát triển. Tuy tỷ trọng xuất nhập khẩu với Châu á tăng song hoạt động xuất nhập khẩu của Nhật Bản nói chung năm 2001 với các thị trường khác có phần giảm sút. Theo như nhiều dự báo của các nhà nghiên cứu, nếu Nhật Bản không có những biện pháp hợp lý thì sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng nhập siêu.
Bảng 4, Mức tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu Nhật Bản năm 2000 so với năm 1999:
(Đơn vị: triệu JPY (%))
Quốc gia-Vùng lãnh thổ
Xuất khẩu
Tăng trưởng so với năm 1999(%)
Tỷ lệ(%)
Nhập khẩu
Tăng trưởng so với năm 1999(%)
Tỷ lệ(%)
Cân bằng thương mại
(triệu JPY)
Tổng cộng
51.654.198
8,6
100,0
40.938.423
16,1
100,0
10.715.775
Châu á
21..254..2.20
20,1
41,2
17.062.690
22,1
41,7
4.191.535
Trung Quốc
3.274.448
23,2
6,3
5.941.358
21,9
14,5
2.666.910
Hàn Quốc
3.308.751
27,0
6,4
2.204.703
20,9
5,4
1.104.048
Đài Loan
3.874.045
18,2
7,5
1.930.141
32,6
4,7
1.943.881
NIEs
12.356.404
20,6
23,9
5.008.202
22,1
12,2
7.348.202
Asean
7.381.211
19,6
14,3
6.423.810
22,1
15,7
957.401
Châu Đại Dương
1.109.597
8,0
2,1
1.928.696
9,2
4,7
819.099
úc
923.830
3,9
1,8
1.595.908
9,5
3,9
672.078
Bắc Mỹ
16.165.440
5,0
31,3
8.727.724
2,1
21,3
7.434.716
Hoa Kỳ
15.355.867
5,1
29,7
7.778.861
1,8
19,0
7.577.006
Châu Mỹ Latinh
2.265.297
2,2
4,4
1.183.276
7,4
2,9
1.082.021
Mexico
561.557
12,3
1,1
257.126
36,9
0,6
304.431
Đức
2.155.178
1,6
4,2
1.371.925
5,0
3,4
783.253
Anh
1.598.434
1,1
3,1
709.180
5,2
1,7
889.254
Pháp
803.801
3,6
1,6
691.297
1,1
1,7
112.504
Hà Lan
1.356.814
0,8
2,6
216.174
0,4
0,5
1.140.640
EU
8.431.938
0,4
16,3
5.042.937
3,7
12,3
3.389.001
Nga
61.404
12,3
0,1
493.791
15,2
1,2
432.387
Trung Đông
1.044.818
6,0
2,0
5.310.155
53,9
13,0
4.263.337
Châu Phi
544.124
13,0
1,1
534.937
15,0
1,3
9.187
(Nguồn: Bộ Tài Chính Nhật Bản).
Cơ cấu xuất nhập khẩu:
Một đặc điểm của cơ cấu xuất khẩu Nhật Bản những năm gần đây là sự tăng nhanh chóng của những sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin (những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao) bao gồm chất bán dẫn và thiết bị điện tử, thiết bị truyền thông, dụng cụ đo lường điện tử, sợi cáp quang, các thiết bị quang học và khoa học khác. Ngược lại, Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu là nguyên nhiên liệu do đặc điểm vốn có là một nước nghèo tài nguyên và chính sách kinh tế hướng xuất khẩu.
Bảng 5, Thể hiện cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản năm 2000:
(Đơn vị: tỷ JPY, %)
Sản phẩm
Đơn vị
Số lượng
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Tỷ lệ tăng trưởng so với năm 1999 (%)
Số lượng
Giá trị
Tổng cộng
51.645
100,0
8,6
Lương thực
227
0,4
5,2
Sản phẩm dệt may
915
1,8
1,7
Hoá chất
3.805
7,4
8,6
+ Hoá chất hữu cơ
1.193
2,3
4,7
+ Nhựa
1.000 t
4.739
1.057
2,0
2,8
8,8
Sản phẩm phi kim
602
1,2
12,3
Kim loại và sản phẩm kim loại
2.852
5,5
5,2
+ Sắt thép
triệu tấn
29,0
1.600
3,1
3,3
4,4
+ Sản phẩm kim loại
694
1,3
3,9
Máy móc
11.096
21,5
9,3
+ Thiết bị văn phòng
3.064
6,0
1,2
+ Thiết bị điện tử
13.670
26,5
18,2
+ Thiết bị truyền hình
1.000
32.727
1.395
2,7
13,0
15,1
+ Đầu video, cassette
1.000
23.723
924
1,8
15,1
18,8
+ Thiết bị nghe nhìn
60.426
624
1,2
2,9
17,6
+ Thiết bị truyền thông
920
1,8
21,5
+ Bán dẫn và linh kiện điện tử
4.576
8,9
22,8
Thiết bị ngành giao thông vận tải
10.828
21,0
0,3
+ Xe ô tô
1.000
5.188
6.930
13,4
2,3
Dụng cụ chính xác
2.773
5,4
15,3
+ Thiết bị quang học và khoa học
2.626
5,1
17,2
Khác
4.887
9,5
3,0
(Nguồn: Thống kê của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản).
Xuất khẩu các sản phẩm điện tử - bán dẫn là thế mạnh của xuất khẩu Nhật Bản. Năm 2000, xuất khẩu trong lĩnh vực này tăng 18,2% so với năm 1999. Trong 3 tháng đầu năm 2001, xuất khẩu các sản phẩm bán dẫn điện tử có mức tăng là 31,2% so với cùng kỳ năm trước. Do sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu mà xuất khẩu các sản phẩm này có chiều hướng giảm, tháng 5 năm 2001 giảm 15,7%, xuất khẩu các sản phẩm bán dẫn sang Mỹ giảm 29,3%, EU giảm 37,6%, Châu á giảm 8,2%. Sự đóng góp của thiết bị điện và điện tử, thiết bị chính xác làm cho kim ngạch xuất khẩu nhóm tăng 60%. Đầu năm 2001, hoạt động xuất khẩu ô tô có sự giảm sút mạnh trong 4 tháng đầu năm là 13,4% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù xuất khẩu phụ tùng ô tô năm 2000 tăng 14%. Thời gian gần đây, sức cạnh tranh của ô tô Nhật giảm so với trước, đây là một trong những lý do khiến cho lượng xuất khẩu ô tô sang Mỹ giảm 23%, EU giảm 20,1%.
Bảng 6, Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản năm 2000 được phân theo nhóm sản phẩm trong bảng 6:
(Đơn vị: tỷ JPY, %)
Sản phẩm
Đơn vị
Số lượng
Giá trị
Chiếm tỷ lệ (%)
Tỷ lệ tăng trưởng so với năm 1999(%)
Tổng cộng
40.938
100,0
16,0
Lương thực
4.966
12,1
1,5
+ Thịt
1000t
2.405
921
2,3
7,2
3,7
+ Thuỷ sản
1000t
3.043
1.650
4,0
4,0
0,2
Nguyên liệu thô
2.642
6,5
3,6
+ Bột giấy
1000t
3.133
207
0,5
1,8
23,4
+ Quặng sắt
triệu tấn
131,7
348
0,8
9,7
7,4
Nhiên liệu
8.317
20,3
47,2
+ Dầu thô
triệu kl
249,8
4.819
11,8
0,4
58,5
+ Khí hoá lỏng
triệu tấn
53,7
1.406
3,8
3,8
47,6
Hoá chất
2.855
7,0
8,3
+ Dược phẩm
triệu kg
53,4
515
1,3
0,7
1,5
Sản phẩm dệt may
2.642
6,5
11,6
+ Vải và phụ liệu ngành may mặc
2.115
5,2
14,0
Sản phẩm phi kim
534
1,3
5,2
Kim loại và sản phẩm kim loại
1.953
4,8
20,4
+ Sắt thép
394
1,0
19,7
17,4
Máy móc và thiết bị
12.924
31,6
17,0
+ Thiết bị văn phòng
2.904
7,1
28,5
+ Thiét bị nghe nhìn
879
2,1
22,8
+ Thiết bị truyền thông
573
1,4
29,1
+ Chất bán dẫn và linh kiện điện tử
2.140
5,2
39,6
+ Xe ô tô
768
1,9
8,9
6,3
+ Thiết bị khoa học và quang học
958
2,3
14,6
Loại khác
4.105
10,0
6,6
(Nguồn: Bộ Tài Chính Nhật Bản).
Trong cơ cấu nhập khẩu, dầu thô và các sản phẩm dầu vẫn tiếp tục gia tăng, năm 2000 so với năm 1999, mức nhập khẩu dầu thô tăng 0,4%, năm 2001, mức nhập khẩu dầu thô tăng 1,5%. Bên cạnh đó, các sản phẩm dệt may cũng được nhập với tổng trị giá năm 2000 so với 1999 tăng 11,6 tỷ JPY. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ gần đây được nhập khẩu với số lượng tăng rất mạnh, trong 9 tháng đầu năm 2001, nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tới 50% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng bách hoá của Nhật. Đối với các mặt hàng thiết bị viễn thông, với chính sách đẩy mạnh tin học hoá nền kinh tế, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên. Năm 2000, giá trị nhập khẩu lên tới 29,1 tỷ JPY so với năm 1999 và trong 4 tháng đầu năm 2001, tăng 84,3% đạt 19,3 tỷ JPY và có khả năng tăng lên nhiều trong tương lai.
Chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trong những năm gần đây:
Chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại:
Trong suốt những năm của thập niên 90 thế kỷ XX tới nay, Nhật Bản chìm trong khủng hoảng, đến nay mặc dù đã có dấu hiệu phục hồi khả quan, song chưa có những bước tiến triển vững chắc. Là một đất nước có nền kinh tế phụ thuộc vào bên ngoài rất nhiều, nên sự bất ổn định của nền kinh tế Nhật bản ít nhiều chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới nói chung. Nếu như trong những năm của thập niên 70, 80, Nhật Bản tự hào là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới: 5,8% và 3,8% thì ngược lại từ thập niên 90 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản thấp hơn 1,6% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới [23,201]. Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế đối ngoại với nền kinh tế đất nước, Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều cải cách nhằm khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng gặp không ít khó khăn khi tham gia vào thương mại quốc tế. Thứ nhất, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của những năm suy thoái, sự yếu kém trong một số lĩnh vực như tài chính - tiền tệ có tác động lớn tới việc khắc phục nhanh chóng hậu quả của suy thoái kéo dài. Thứ hai là, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế buộc Nhật Bản phải cạnh tranh gay gắt để tồn tại, nếu không có những đối sách hợp lý thì sẽ thất bại. Bên cạnh đó, Nhật bản cũng có những thuận lợi, đó là khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới và sự thoát khỏi khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước Châu á làm cho nền kinh tế Nhật bản có dấu hiệu khả quan hơn. Vì là một nước có nền kinh tế phụ thuộc vào bên ngoài nên sự tăng trưởng kinh tế khu vực và thế giới sẽ là cán cân thúc đẩy kinh tế Nhật Bản đi lên. Hơn nữa, toàn cầu hoá nền kinh tế một mặt đem lại sự cạnh tranh với nền kinh tế Nhật, một mặt lại đem lại cơ hội để người Nhật thể hiện hết sự linh hoạt và năng động của mình. Dưới áp lực của xu thế này, Nhật Bản buộc phải có cái nhìn mới về những lĩnh vực mà nước này đang chậm trễ hợn so với trước đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin.
Chiến lược kinh tế đối ngoại mà Chính phủ Nhật Bản đưa ra trong những năm gần đây là mở rộng giao lưu quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại với bên ngoài, thiết lập khu vực Nhật Bản - Tây Âu với khu vực Châu á- Thái Bình Dương ngay trên đất Nhật để phối hợp sức mạnh của các khu vực kinh tế lại với nhau. Tuy nhiên, chiến lược này có thực sự mang lại sự cất cánh cho một nền kinh tế vừa thoát khỏi khủng hoảng không thì thực tiễn trong những năm tới sẽ trả lời câu hỏi này.
Những xu hướng chủ yếu của kinh tế đối ngoại Nhật Bản trong những năm đầu thế kỷ XXI:
Để có được cái nhìn tổng thể về xu hướng chủ yếu của kinh tế đối ngoại Nhật Bản trong những năm gần đây, chúng ta phải xem xét cụ thể trên 3 lĩnh vực. Đó là: thương mại, đầu tư và viện trợ phát triển chính thức - ODA.
Thương mại:
Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giớigắn liền với sự phát triển của các thành tựu khoa học kỹ thuật, nhất là thương mại điện tử, ngày càng đóng vai trò quan trọng tới cơ cấu mậu dịch, phương thức trao đổi và thanh toán. Mặc dù Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng hoạt động buôn bán dịch vụ chưa thực dự phát triển. Vì vậy, để nâng cao vị thế của mình trên thế giới, Nhật Bản đang rất chú trọng tới các hoạt động buôn bán dịch vụ, nhất là dịch vụ tiền tệ. Sự yếu kém của hoạt động này thể hiện rất rõ trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á 1997. Cuối năm 2000, Nhật Bản đã đưa ra chính sách mở rộng hơn nữa phạm vi Hiệp định trao đổi tiền tệ với các quốc gia Châu á và tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các quốc gia Châu á tháng 1 năm 2001 tại Kobe, Nhật Bản đã một lần nữa khẳng định lại phương châm này.
Cùng với sự thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ, Nhật Bản đang xúc tiến việc ký kết các hiệp định thương mại song phương với nhiều quốc gia trên thế giới. Thông qua ký hiệp định thương mại song phương sẽ mở ra các điều kiện thuận lợi nhất là về thuế suất để thúc đẩy xuất khẩu. Năm 2001 vừa qua, Nhật Bản đã gặp khó khăn trong cuộc cạnh tranh với Mỹ tại thị trường Mêhicô do Nhật Bản không được hưởng ưu đãi thuế suất bằng 0, trong khi Mỹ và EU được hưởng điều khoản ưu đãi này do đã ký FTA với Mêhicô.
Châu á trong những năm gần đây được xem là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nhật Bản. Thực tế, tỷ trọng buôn bán giữa Nhật Bản và các nước Châu á ngày càng gia tăng.
Bảng 7, Tỷ trọng buôn bán giữa Nhật Bản và các nước Châu á:
(Đơn vị: trăm triệu JPY)
Năm
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
giá trị
%
giá trị
%
giá trị
%
giá trị
%
giá trị
%
giá trị
%
giá trị
%
giá trị
%
giá trị
%
Thế giới
giá trị
XK
NK
CCTM
670.288
402.024
268.264
133.761
100,0
100,0
100,0
686.019
404.976
281.043
123.932
100,0
100,0
100,0
730,796
415,309
315,488
99,821
100,0
100,0
100,0
827.247
447.313
397.934
67.379
100,0
100,0
100,0
918.942
509.308
409.562
99.818
100,0
100,0
100,0
872.987
506.450
366.536
139.914
100,0
100,0
100,0
828.156
475.476
352.680
122.795
100,0
100,0
100,0
925.926
516.542
409.384
107.158
100,0
100,0
100,0
913.948
489.792
424.155
65.637
100,0
100,0
100,0
Châu á
giá trị
XK
NK
CCTM
95.167
55.897
39..288
16.591
14,2
13,9
14,6
102.756
62.546
40..211
22.334
15,0
15,4
14,3
118.544
73.058
45.486
27.572
16,2
17,6
14,4
137.102
79.031
57.171
22.760
16,6
17,9
15,0
145.289
84.600
60.688
23.912
15,8
16,6
14,8
112.831
60.904
51.977
8.977
12,9
12,0
14,2
114.320
61.723
52.598
9.125
13,8
13,0
14,9
138.050
73.812
64..238
9.574
14,9
14,3
15,7
131.963
65.922
66.041
-119
14,4
13,5
15,6
(Nguồn: The Summary Report, Trade of Japan (Japan Tarriff Association)).
Từ bảng trên ta thấy, tỷ trọng buôn bán của Nhật Bản với các nước Châu á ngày một gia tăng. Nếu năm 1993 xuất khẩu của Nhật sang Châu á là 55,897 triệu JPY, chiếm 13,9% thì tới năm 1997 đạt 145.289 triệu JPY, chiếm 15,8% kim ngạch xuất khẩu của Nhật. Và kim ngạch nhập khẩu từ các nước Châu á cũng tăng lên, năm 1997, kim ngạch nhập khẩu đạt 60.688 triệu JPY và đến năm 2001 đạt 66.041 triệu JPY chiếm 15,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Châu á vốn là thị trường chủ yếu của Nhật về các sản phẩm chế tạo: năm 1997 chiếm 72,4%, hoá chất chiếm 57,7%, thép: 65,6%,… Và là thị trường nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm và nguyên nhiên liệu. Năm 1997, tỷ trọng nhập khẩu thực phẩm là 31,6%, nguyên liệu chiếm 28,5%. Khi Nhật Bản phát triển theo cơ cấu kinh tế tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức thì Châu á sẽ trở thành bạn hàng tiềm năng đối với Nhật. Đồng thời, việc mở cửa thị trường Nhật sẽ tạo ra cơ hội để các nước Châu á dễ dàng xâm nhập hơn, góp phần vào tăng trưởng quan hệ thương mại hai bên. Có thể nói, Châu á là thị trường đầy triển vọng đối với Nhật Bản. Trong những chuyến viếng thăm các nước ASEAN gần đây, Thủ tướng Nhật Bản cũng nêu ra ý định thành lập liên minh kinh tế toàn diện với các nước ASEAN và hy vọng liên minh này sẽ thành hiện thực trong vòng 5-10 năm.
Đầu tư
Nếu như trong những năm của thập niên 90 thế kỷ XX, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản không ổn định thì tình hình đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài có vẻ khả quan hơn. Mặc dù, tốc độ đầu tư ra nước ngoài có giảm so với các thập kỷ trước nhưng trong những năm 90, Nhật Bản vẫn giữ được mức đầu tư khá cao. Năm 1993 đạt 4.141,4 tỷ JPY, năm 1995 đạt 4.956,8 tỷ JPY và năm 1999, đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản đạt mức cao nhất: 7.439 tỷ JPY [9,61]. Một câu hỏi đặt ra là trong tình trạng suy thoái kinh tế những năm 90, khối lượng đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản lại tăng lên một cách đáng kể như vậy. Có thể giải thích bằng nhiều lý do, trước hết, đây là lĩnh vực có thể giúp Nhật Bản mở rộng thị trường, nhanh chóng thu được lợi nhuận từ bên ngoài đồng thời làm giảm áp lực nhập khẩu của các nước nhận đầu tư. Mặt khác, trước tình hình khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản, đồng yên lên xuống không ổn định, chi phí cao,…khiến các nhà đầu tư đổ dồn sang Châu á tìm kiếm nguồn nguyên nhiên liệu dồi dào và nhân công rẻ.
Sang năm 2000, đầu tư nước ngoài giảm mạnh (5.369 tỷ JPY) và tới năm 2001 giảm tới 27% so với năm 2000 [9,61]. Tuy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giảm song đầu tư vào một số quốc gia vẫn tăng. Trong thập niên này, xu hướng đầu tư của Nhật Bản là duy trì các thị trường đầu tư truyền thống và tích cực khai thác thị trường mới, đặc biệt là thị trường Châu á. Nhật Bản đã đầu tư vốn, công nghệ, thiết bị,… vào các nước nhận đầu tư và mang lại sự biến đổi bên trong thị trường đó. Đồng thời, Nhật Bản còn tạo ra mạng lưới liên kết không chỉ trong một nước mà trong khu vực và thế giới. Chiến lược đầu tư này mang lại hiệu quả cao từ trước tới nay và vì vậy, việc duy trì thị trường đầu tư truyền thống này vẫn là xu hướng đầu tư của Nhật Bản trong thời gian tới.
Đầu tư của Nhật Bản vào Châu Mỹ, đặc biệt là Mỹ vẫn là thị trường đầu tư chủ yếu của Nhật chiếm 2486,8 tỷ JPY, bằng 33,4% tổng đầu tư của Nhật ra nước ngoài (1999) [9,62]. Đầu tư của Nhật vào khu vực này là công nghiệp và tài chính. Một mặt, Nhật vẫn duy trì các lĩnh vực đầu tư truyền thống, một mặt mở rộng khối lượng đầu tư do môi trường kinh doanh Mỹ có những dấu hiệu phục hồi kinh tế năm 2002. Trong thời gian tới, Mỹ vẫn là đối tác đầu tư hết sức quan trọng của Nhật.
Về phía các nước EU, Nhật Bản vẫn duy trì mức đầu tư ổn định với thị trường EU. Đầu tư của Nhật sang EU tăng mạnh năm 1999, đạt 2878,2 tỷ JPY, chiếm 38,7% tổng đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài. Năm 2000, đầu tư của Nhật vào EU chỉ còn 2697 tỷ JPY. Điều đó cho thấy, tuy đầu tư nước ngoài của Nhật năm 2000 giảm mạnh song đầu tư vào EU chỉ giảm đôi chút. Đầu tư của Nhật vào EU chủ yếu là trong lĩnh vực chế biến lương thực và thiết bị giao thông vào các nước Anh, Phần Lan. Mức đầu tư của Nhật vào EU năm 2000 và 2001 có giảm một phần do tăng trưởng của EU giảm. Theo dự báo của IMF và OECD thì các nước EU sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 2,2-2,5% trong thập niên tới. Đây sẽ là cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản mở rộng đầu tư vào EU [23, 222].
Đầu tư của Nhật vào Châu á kể từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 vẫn chưa tăng.
Bảng 8, Đầu tư của Nhật Bản vào các nước Châu á:
(Đơn vị: tỷ JPY)
Năm
Khối lượng
%
1997
1998
1999
2000
2001
1494,8
835,7
798,8
655,5
773,0
22,5
16,0
10,7
12,2
19,5
Nguồn: Japan in figures 2002, website of Ministry of Finance, Japan.
Đầu tư FDI vào Châu á có giảm nhưng chỉ giảm ở phần đầu tư vào lĩnh vực phi sản xuất, còn ở lĩnh vực sản xuất tuy không tăng nhiều nhưng do sự giảm sút đặc biệt của tổng FDI Nhật ra nước ngoài nên từ năm 1998, tỷ lệ FDI của Nhật vào Châu á vẫn tăng lên. Điều đáng chú ý là Trung Quốc hiện nay là thị trường đầu tư đầy hứa hẹn đối với Nhật Bản. Mặc dù đầu tư của Nhật vào thị trường này so với Mỹ còn kém, song trong tương lai, đầu tư của Nhật vào Trung Quốc còn tiếp tục tăng. Theo dự báo của các nhà kinh tế, đầu tư vào Châu á từ năm 1992 đến 2010 sẽ tăng 6%, riêng Trung Quốc tăng tới 10% [23,224]. Nguyên nhân làm cho FDI của Nhật vào Trung Quốc tăng xuất phát từ việc lợi dụng chi phí thấp ở thị trường Trung Quốc để xuất khẩu sang các nước khác hoặc nhập khẩu về Nhật, cùng với sức tiêu thụ của hơn 1 tỷ người, chiếm hơn 1/2 dân số thế giới, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rất lớn đối với Nhật.
Ngoài các thị trường truyền thống thì Đông Âu, Trung Đông, Châu Phi và đặc biệt là Nga sẽ là những nước thu hút một khối lượng vốn FDI đáng kể từ phía Nhật Bản.
Việc mở rộng đầu tư nước ngoài của Nhật ngoài lĩnh vực phi sản xuất, tài chính và bất động sản thì các lĩnh vực khác còn nhiều hạn chế. Nhật Bản đã và đang khắc phục những hạn chế đó bằng cách đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao, khoa học kỹ thuật với hy vọng sẽ rút ngắn khoảng cách so với Mỹ trong những năm tới. Ngoài lĩnh vực tin học thì hướng mới trong đầu tư của Nhật là khai thác thị trường phần mềm ở Châu á. Bên cạnh đó xu hướng phát triển mới của Nhật trong lĩnh vực đầu tư này là mở rộng hơn nữa thị trường nước cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với những lĩnh vực đầu tư hứa hẹn nhiều tiềm năng mà trước đây được Chính phủ Nhật Bản bảo hộ như nông nghiệp, bất động sản, thị trường bảo hiểm,… thì nay Nhật Bản buộc phải mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào. Vì vậy, trong tương lai, đầu tư nước ngoài vào thị trường Nhật Bản sẽ tăng.
Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
Nhật Bản là một trong những quốc gia cung cấp ODA hàng lớn nhất trên thế giới. Từ chỗ là một nước phải nhận viện trợ ODA, năm 1950 Nhật Bản đã trở thành nước viện trợ ODA cho thế giới. Đến năm 1969, Nhật Bản thực sự mở rộng cung cấp ODA cho các nước. Viện trợ phát triển chính thức ODA bao gồm 4 hạng mục cơ bản: trợ giúp kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại, cho vay bằng đồng Yên với lãi suất ưu đãi và viện trợ kinh tế thông qua các tổ chức đa phương. Mục tiêu trung hạn (1993-1997) Nhật Bản dự định tăng nhanh ODA khoảng 70-75 tỷ USD, nhưng thực tế chỉ đạt có 57,782 tỷ USD. Năm 1998, Nhật Bản còn cắt giảm ODA 10% [23,229]. Năm 1999, Nhật cung cấp ODA với tổng số tiền là 15,39 tỷ USD và trở thành nước cung cấp ODA lớn nhất trong suốt 9 năm qua. Việc Nhật Bản cung cấp ODA có ý nghĩa rất quan trọng với các nước, nhất là các nước đang phát triển thì nguồn vốn ODA là vô cùng quan trọng.
Viện trợ phát triển chính thức ODA được thực hiện theo các nguyên tắc của Hiến chương ODA nhằm mục đích giúp đỡ các nước đang phát triển. Đó là ODA được cấp nhằm vào việc bảo vệ môi trường, không phục vụ cho mục đích quân sự hay làm trầm trọng các xung đột quốc tế, giải trừ quân bị, cấm phát triển, sản xuất, buôn bán vũ khí, thúc đẩy dân chủ hoá và phát triển kinh tế thị trường, bảo vệ tự do và nhân quyền của các nước nhận ODA. Định hướng chiến lược phát triển ODA của Nhật Bản sẽ tiếp tục thực hiện các nguyên tắc của Hiến chương ODA. Như vậy, các nước đang phát triển ở Châu á như Trung Quốc, Việt Nam là những nước sẽ nhận được nhiều viên trợ nhất. Tuy nhiên, định hướng cơ bản của ODA thời điểm này là hướng tới mục tiêu lấy con người làm trọng tâm, tăng cường viện trợ cho các dự án về năng lượng và môi trường, tích cực đóng góp vào giải quyết các vấn đề toàn cầu như dân số, Aids, sức khoẻ trẻ em,…
Sự suy giảm kinh tế của Nhật Bản trong những năm gần đây làm cho tỷ lệ ODA ngày một giảm đi. Xuất phát từ việc ODA được rút ra từ nguồn thuế đóng góp của dân Nhật, hiện nay Nhật là nước phát triển có tỷ lệ nợ cao nhất trong thu nhập quốc dân, vì vậy, về vấn đề tăng, giảm ODA có nhiều nhận xét khác nhau. Trong đó, số người tán đồng việc tăng ODA ngày càng giảm trong khi số người cho rằng cần giảm mức ODA tăng nhanh. Mặc dù ODA của Nhật đạt mức cao song gần đây có chiều hướng giảm. Nguyên nhân dẫn tới giảm ODA là do sự suy giảm kinh tế và sức ép của dân chúng, mặt khác, phần cho vay ODA không còn sức hấp dẫn như trước do xu hướng mở cửa nền kinh tế và tự do tài chính, đồng thời các nước nhận ODA phải trải qua nhiều thủ tục, quy chế phức tạp làm chậm lại quy trình thực hiện ODA. Xu hướng cắt giảm ODA được thực hiện từ cuối những năm 90, năm 1998, Nhật Bản cắt giảm 10% khối lượng ODA và sẽ cắt giảm tới 30% lượng ODA do sức ép trong nước.
Nguồn vốn ODA chủ yếu dùng cho việc cho vay Chính phủ với lãi suất thấp thường chiếm tới 40% nguồn vốn còn nguồn vốn cho vay không hoàn lại thì thường thấp hơn so với ODA các nước khác. Cơ cấu ODA này khó có xu hướng thay đổi trong thời gian tới. ODA mà Nhật Bản tập trung chủ yếu là cho Châu á (trên 50% tổng nguồn vốn) vì Châu á là khu vực quan trọng cần sự giúp đỡ này và Châu á là thị trường đầy hứa hẹn của Nhật Bản. Mặc dù ODA của Nhật cho Châu á có giảm so với trước nhưng vẫn là nơi tiếp nhận viện trợ lớn nhất của Nhật. Đối với Việt Nam, những năm qua, viện trợ vốn ODA của Nhật đã giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình lớn, giúp xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, đặc biệt là sự trợ giúp về khoa học kỹ thuật. Mấy năm nay, kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, phải cắt giảm 10% ODA nhưng Nhật Bản vẫn cam kết tăng vốn ODA cho Việt Nam khoảng 8% [9,88]. Cùng với việc tăng cường trao đổi buôn bán với Trung Quốc, nguồn viện trợ ODA cho Trung Quốc cũng tăng nhanh. Sự phục hồi kinh tế của khu vực Châu á sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ sẽ là cơ sở cho việc tăng nguồn viện trợ ODA của Nhật Bản vào các nước này.
Chương II:
Thực trạng quan hệ thương mại Việt-Nhật trong những năm qua
2.1 Các giai đoạn lịch sử phát triển quan hệ thương mại-kinh tế Việt-Nhật:
2.1.1 Sơ lược về quan hệ thương mại Việt-Nhật trước năm 1973:
Quan hệ kinh tế thương mại giữa Nhật Bản và Việt Nam được tiến hành từ nửa đầu thế kỷ XVII dưới hình thức trao đổi hàng hoá giữa thương gia hai nước tại các cảng của Việt Nam và được vận chuyển trên các tàu buôn của Nhật. Những hàng hoá mà hai bên trao đổi với nhau thường là những sản phẩm quý hiếm của Việt Nam như tơ lụa, san hô, ngà voi, da hươu,… Sang tới thời kỳ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp thì các thương gia Nhật đã vào Việt Nam mua một khối lượng than rất lớn từ mỏ Hòn Gai. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật Bản được ưu đãi trong quan hệ với Đông Dương nên vào hai năm 1941 và 1._.vực Châu á trong đó phải kể đến Nhật Bản.
Việt Nam đã không ngừng thăm dò, đầu tư, khai thác. Hiện nay, xuất khẩu dầu thô mang lại nhiều kim ngạch nhất cho Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này. Kể từ năm 1991, khi lần đầu tiên xuất khẩu dầu thô sang Nhật đem lại cho Việt Nam thặng dư thương mại đến nay, xuất khẩu dầu thô vẫn chiếm vị trí số 1 trong số những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, chiếm 20,7% năm 2000. Trong những năm tới, Việt Nam sẽ vẫn coi xuất khẩu dầu thô là một mặt hàng quan trọng, đồng thời tăng cường chế biến để có thể xuất khẩu dầu đã qua chế biến cho Nhật Bản.
Rau quả:
Người Nhật tiêu thụ rau nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, bình quân mỗi người tiêu thụ khoảng 100 kg/năm. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 17 triệu tấn rau với giá trị khoảng 3 tỷ USD. Năm 1999, tổng sản lượng rau tươi nhập khẩu là 719.263 tấn. Việt Nam cung cấp cho Nhật Bản khoảng 7-8 triệu tấn/năm, chiếm chưa đầy 0,3% thị phần. Các loại rau tươi nhập khẩu chính là hành, bí ngô, bắp cải và hoa lơ. Những năm gần đây, trào lưu ăn kiêng đã dẫn đến việc nhập khẩu các loại rau trước đây không phổ biến như: rau diếp, hành tăm, tỏi tây, salat củ cải và một số loại cây có rễ củ dùng làm rau. Loại rau đông lạnh nhập khẩu nhiều nhất là khoai tây, gần đây nhập khẩu rau bina cũng tăng. Nguồn nhập khẩu chủ yếu của thị trường Nhật là Mỹ, Newzealand, Trung Quốc, Mexico, Thái Lan, Đài Loan,… Rau quả Việt Nam cũng có một số loại được người Nhật chấp nhận, nhưng nhìn chung thì còn nhiều yếu kém nhất là về chất lượng, vệ sinh thực phẩm và thời hạn giao hàng. Tất cả các loại rau quả nhập khẩu vào Nhật đều phải đáp ứng đầy đủ các điều khoản của Luật Bảo vệ thực vật, quy định vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, khi tiêu thụ rau tươi phải dán nhãn quốc gia xuất khẩu theo yêu cầu của Luật Về Tiêu chuẩn và dán nhãn hợp lệ đối với hàng nông sản (Luật JAS). Vì vậy, khi gia nhập thị trường này, các doanh nghiệp phải hiểu rõ hệ thống bán đấu giá trên thị trường bán buôn để đảm bảo hàng hoá đến tay người tiêu dùng nhanh và trôi chảy. Đồng thời có thể trực tiếp ký hợp đồng với các nhà sản xuất lớn hay với một số xí nghiệp sản xuất dịch vụ thực phẩm để cung cấp rau tươi trực tiếp cho họ nhằm giảm bớt những chi phí qua trung gian,…Ngoài ra, các tiêu chuẩn về dán nhãn và chất lượng của Nhật rất nghiêm ngặt đòi hỏi phải đảm bảo hàng về độ tươi, độ vỡ, kích cỡ, màu sắc,… Quan trọng nhất là an toàn và vệ sinh thực phẩm có lợi cho sức khoẻ trong suốt quá trình chế biến từ khâu sản xuất tới khâu xuất khẩu và phân phối tại Nhật.
Cà phê:
Sức tiêu thụ cà phê trên thị trường Nhật Bản nhìn chung là lớn, mặc dù không thể so sánh với các nước phương Tây, nhưng nó có chỗ đứng vững chắc trong thị trường đồ uống Nhật Bản và sức tiêu thụ có xu hướng ngày một gia tăng. Nhật Bản nhập khẩu và phê sơ chế từ 40 nước trên thế giới, những nước xuất khẩu chính là Colombia, Brazil, Indonesia, chiếm tới hơn 60% lượng cà phê sơ chế nhập khẩu vào thị trường Nhật. Cà phê nhân được nhập rất nhiều từ Indonesia, Mỹ, Anh, đối với các loại chiết xuất và tinh chất cà phê thì Brazil là nhà xuất khẩu hàng đầu. Trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật khoảng 18-20 triệu USD cà phê, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nhật Bản. Nhật Bản phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vào nguồn cà phê nhân sơ chế nhập khẩu, vì đa phần cà phê nhân thông thường và cà phê uống tại Nhật được sản xuất trong nước từ nguồn cà phê nhập khẩu từ nước ngoài. Trong thời gian tới, cà phê Việt Nam có thể mở rộng thị phần của mình trên thị trường Nhật Bản bằng việc tăng cường xuất khẩu cà phê sơ chế sang thị trường này.
Cao su:
Trước đây đã có lúc Việt Nam xuất khẩu sang Nhật một lượng cao su khá lớn, nhưng gần đây do chủng loại cao su của ta không thích hợp với thị trường Nhật nên chỉ xuất được khoảng 4-5 nghìn tấn mỗi năm mặc dù thuế nhập khẩu vào Nhật là 0%. Việt Nam xuất khẩu khoảng 0,3 triệu tấn cao su dạng mủ khô với doanh thu là 166 triệu USD năm 2000. Trong khi điều kiện hệ sinh thái cho thấy Việt Nam có tiềm năng lớn trong phát triển ngành công nghiệp cao su, Chính phủ cũng rất quan tâm tới phát triển ngành này song triển vọng không mấy sáng sủa. Vì vậy, chúng ta phải thay đổi cơ cấu sản phẩm trong ngành cao su, giảm tỷ trọng cao su 3L, tăng tỷ trọng cao su SR và RSS. Nhật Bản hiện đang nhập khẩu cao su RSS từ Thái Lan với khối lượng lớn và cao su RSS chiếm vai trò chủ đạo với ngành cao su Thái Lan. Nếu chúng ta không thay đổi cơ cấu sản phẩm thì rất khó khăn khi đẩy mạnh xuất khẩu cao su vào Nhật. Ngoài ra, các doanh nghiệp thuộc ngành cao su cần phối hợp với Tổng công ty Hoá chất để tìm hiểu khả năng liên kết với Nhật Bản trong việc phát triển công nghiệp chế biến cao su vào thị trường Nhật Bản.
Đồ gốm sứ:
Đồ gốm sứ là mặt hàng rất được ưa chuộng ở Nhật Bản. Trong những năm gần đây, nhập khẩu đồ gốm sứ tăng rất nhanh. Anh là nước đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu gốm sang Nhật Bản, tiếp theo là Đức và Italia. Tuy nhiên, thị phần của các nước Châu á đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan đang tăng dần. Đồ gốm sứ của nước ta vào Nhật Bản cũng tăng, nhưng kim ngạch còn khá khiêm tốn, khoảng 5 triệu USD/năm. Chúng ta có thể nâng cao thị phần của hàng Việt Nam thông qua việc xuất khẩu trực tiếp từ các nhà xuất khẩu sang các siêu thị và các nhà kinh doanh bán lẻ trực tiếp. Đây hoàn toàn khác với phương thức phân phối cổ điển, tức là phân phối qua phương thức truyền thống từ nhà sản xuất - người xuất khẩu - người nhập khẩu - người bán buôn - người bán lẻ. Nó giúp cho chúng ta giảm bớt những chi phí qua trung gian, tăng khả năng cạnh tranh của hàng gốm sứ Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp qua mạng internet để giao dịch với các siêu thị của Nhật Bản. Do đó, mặt hàng gốm sứ của Việt Nam có thể nâng kim ngạch ở mức độ cao hơn nếu các nhà sản xuất quan tâm tới khâu tạo hình và đặc điểm của hệ thống phân phối trên thị trường Nhật.
Sản phẩm gỗ:
Đây là mặt hàng rất có triển vọng do người Nhật có nhu cầu sử dụng gỗ khá lớn nhất là cửa gỗ. Thị trường cửa gỗ đã phát triển nhanh do xu hướng xây dựng cửa buồng theo kiểu Tatami của Nhật Bản giảm xuống. Hầu hết các loại cửa ra vào của Mỹ xuất sang Nhật là loại cửa bằng gỗ thông và gỗ vàng, còn các nước Châu á xuất khẩu chủ yếu là loại cửa cách âm rỗng, dùng trong nhà, giá thành rẻ. Xuất khẩu sản phẩm gỗ có rất nhiều lợi thế đối với Việt Nam lại không qua kiểm dịch, vệ sinh,…Tuy ý thức về vấn đề môi trường ở Nhật ngày càng cao nhưng không tới mức gắt gao như ở Anh hoặc một số nước EU. Sản phẩm gỗ nhập khẩu có thể được phân phối theo 3 kênh: (a) nhà xuất khẩu - nhà nhập khẩu - nhà bán lẻ, (b) nhà xuất khẩu - nhà thiết kế và lắp ráp Nhật - nhà bán lẻ, (c) nhà xuất khẩu - nhà bán lẻ. Thông thường thì phân phối theo kênh (b) có lợi nhất vì theo kênh này nhà thiết kế và lắp ráp của Nhật sẽ nhập các bộ phận rời từ nước ngoài về để lắp ráp và giao lại cho người bán lẻ để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ với thương vụ Việt Nam tại Nhật để tìm hiểu những thông tin có liên quan đến chế độ thuế nhập khẩu, giá nhập khẩu những mặt hàng cùng loại, phương thức phân phối,…
3.3 Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nhật:
3.3.1 Các giải pháp mang tính vĩ mô:
3.3.1.1 Để chủ động thâm nhập, duy trì và mở rộng thị trường, chúng ta phải kết hợp lợi thế so sánh của thương mại và đầu tư:
Trong những năm gần đây, xu hướng chuyển trọng tâm đầu tư của Nhật Bản sang các nước Châu á, đặc biệt ASEAN ngành càng tăng. Nhật Bản coi Châu á là nơi cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp Nhật Bản. Cùng với Trung Quốc, Việt Nam là thị trường có sức hút đầu tư do có sự ổn định về chính trị và tốc độ phát triển kinh tế cao. Bên cạnh đó, với những chính sách đổi mới phát triển nền kinh tế, trong đó có những chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã kích thích các nhà đầu tư Nhật Bản. Do đó, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng.
Hiện nay, Nhật Bản là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Trong năm 2001, do nền kinh tế suy thoái và dư luận trong nước phản đối việc gia tăng ODA ngày càng cao, Nhật Bản buộc phải cắt giảm ngân quỹ dành cho ODA. Nhưng mức ODA dành cho Việt Nam không những không giảm mà còn tăng 8%, với mục đích hỗ trợ Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ. Từ những khoản viện trợ ODA và đầu tư đó, Việt Nam có thể khai thác hiệu quả những lợi thế của mình về tài nguyên để cung cấp những sản phẩm mà Nhật Bản có nhu cầu. Như vậy, Chính phủ Việt Nam nên có những chính sách kết hợp lợi thế so sánh giữa hai nước giữa đầu tư và thương mại, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư từ Nhật Bản đồng thời khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phát huy hiệu quả trong sản xuất. Chú trọng thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia và của các nhà sản xuất “chìa khoá trao tay” (đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin) để vừa đảm bảo thị trường xuất khẩu thông qua hệ thống phân phối toàn cầu, vừa góp phần chuẩn bị cho thời kỳ sau là thời kỳ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.
3.3.1.2 Tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Nhật cũng như các ngành sản xuất phục vụ hoạt động xuất khẩu:
Trước hết, tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ tài chính, áp dụng chính sách thưởng theo kim ngạch xuất khẩu nhưng cần đơn giản hoá thủ tục xét thưởng. Ưu tiên các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tạo nhiều việc làm. Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân. Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách cho vay vốn sản xuất, ưu tiên tham gia các hợp đồng thương mại của Chính phủ và được hỗ trợ xuất khẩu khi bị lỗ do khách quan.
Ngoài ra, Chính phủ cần tăng cường các biện pháp hạ giá thành cũng như chi phí ngoài giá thành như: ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp vệ tinh như đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kiểm soát và giảm tới mức hợp lý các chi phí và giá cả của các nhà cung ứng dịch vụ độc quyền, điều chỉnh mức thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng xuất khẩu (32%) như đang áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (25%). Đặc biệt, đối với các ngành sản xuất ra nguyên vật liệu, phụ kiện để các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cần có những chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu không phải nhập khẩu nguyên phụ liệu với giá cao.
Mặt khác, cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trên thị trường Nhật, nhất là đầu tư trong khâu hoàn thiện nông sản, thực phẩm để tránh các hàng rào phi thuế quan, xoá bỏ các thủ tục cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài và đơn giản hoá thủ tục mở tài khoản để phục vụ giao dịch trên thị trường nước ngoài. Nếu thực hiện được các chính sách này thì không những sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của cả nước cũng như sang thị trường Nhật Bản mà các ngành sản xuất trong nước cũng phát triển.
3.3.1.3 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu:
Chúng ta đã có trụ sở của Đại sứ quán Việt Nam tại Osaka, Tokyo, và Cục Xúc tiến thương mại đã có những hoạt động tích cực song những hoạt động thiết thực đến đa số doanh nghiệp còn hạn chế, trong khi Jetro- tổ chức xúc tiến thương mại của Nhật Bản tại Việt Nam lại hoạt động khá hiệu quả. Họ sẵn sàng cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về tình hình thị trường, đối tác. Họ là cầu nối giữa doanh nghiệp Nhật Bản với doanh nghiệp Việt Nam. Chúng ta cần phát huy hiệu quả của Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản. Chính phủ Việt Nam nên thành lập tổ chức xúc tiến thương mại của Chính Phủ đặt tại các thành phố lớn của Nhật Bản nhằm thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Tới đây, Chính phủ sẽ ban hành văn bản về hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại. Mức hỗ trợ là 0,3% kim ngạch xuất khẩu. Đây sẽ là nguồn đầu tư quan trọng cho hoạt động xúc tiến thương mại. Chúng ta cần nghiên cứu việc thành lập Quỹ Xúc tiếnThương mại có sự đóng góp của các doanh nghiệp để tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động hội chợ, trưng bày, triển lãm,… Có chế độ khuyến khích thoả đáng (như miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, cho phép tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp,..) đối với các tổ chức, cá nhân bao gồm cả cơ quan đại diện ngoại giao, ngoại thương của Việt Nam tại Nhật Bản tham gia các hoạt động môi giới, trợ giúp tiếp cận và thâm nhập thị trường Nhật Bản,…
3.3.1.4 Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng của ngành thương mại đóng vai trò hết sức quan trọng tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Cải thiện cơ sở hạ tầng góp phần giảm các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, nâng cao chất lượng của hàng hoá. Các bạn hàng Nhật Bản rất quan tâm tới cơ sở hạ tầng của chúng ta, cơ sở hạ tầng có đầy đủ và hiện đại thì mới thuyết phục được họ về năng lực sản xuất của hàng Việt Nam. Từ đó, nâng cao hiệu quả xuất khẩu và uy tín của doanh nghiệp. Chính phủ cần quan tâm và có kế hoạch cụ thể để không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng bằng việc tăng thêm ngân sách đầu tư cho công tác này. Đồng thời, khuyến khích đầu tư nước ngoài từ vốn ODA và của các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này.
3.3.1.5 Duy trì và mở rộng thị phần của các mặt hàng xuất khẩu:
Đối với những mặt hàng mà chúng ta giữ thị phần lớn như dầu thô, cao su,… chúng ta cần tăng cường áp dụng các biện pháp như thông tin chiến lược, chiến thuật, kiềm chế tốc độ bán ra, tham gia vào các kế hoạch quốc tế về điều tiết nguồn cung trong điều kiện có thể tác động vào thị trường và giá cả theo hướng có lợi cho chúng ta. Ngoài duy trì và mở rộng thị phần, cần xâm nhập sâu vào các mặt hàng mới có nhiều tiềm năng và ít bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái và mức cung cầu trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, các Bộ, các ngành và địa phương cần xây dựng ngay các chương trình, dự án xuất khẩu có mục tiêu và tập trung tháo gỡ các khó khăn nhằm giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản. Các cán bộ có thẩm quyền nhanh chóng rà soát lại các chính sách khuyến khích xuất khẩu đã ban hành, bổ sung và sửa đổi những quy định còn bất cập, chưa phù hợp, đồng thời chủ động nắm bắt thực tế để đề xuất , đưa ra những kiến nghị để Chính phủ ban hành các biện pháp, chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu.
3.3.2 Các giải pháp đối với doanh nghiệp:
3.3.2.1 Đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu về chất lượng, kiểu dáng mẫu mã và thời gian giao hàng của các khách hàng Nhật Bản:
Nhật Bản là một trong những thị trường khó tính và khắt khe nhất trên thế giới. Trong danh mục các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường Nhật, các giới tiêu thụ thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau ngày càng tỏ ra ưa chuộng các loại hàng quà tặng và các sản phẩm trang trí nội thất được sản xuất bằng thủ công với các nguyên liệu tự nhiên, phản ảnh đặc thù của các nước Châu á. Đối với những sản phẩm này, Việt Nam đều có khả năng sản xuất và cung ứng với số lượng lớn. Nhưng thực tế cho thấy, hàng Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trên thị trường Nhật Bản. Ông Kyoshiro Ichikawa, Cố vấn trưởng đầu tư của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Việt Nam đã lưu ý rằng: “Để thiết lập và duy trì kinh doanh thành công tại Nhật Bản, có 3 việc mà các công ty Việt Nam cần chú ý. Đó là chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu mã và thời gian giao hàng.” Vì vậy, khi thâm nhập thị trường Nhật cần hết sức lưu ý tới chất lượng và kiểu dáng mẫu mã và thời hạn giao hàng. Người Nhật đặt ra những tiêu chuẩn hết sức chính xác về chất lượng, độ bền, sự tiện dụng của sản phẩm. Họ rất nhạy cảm với những thay đổi theo mùa. Quần áo và đồ dùng trong gia đình, thực phẩm là những mặt hàng thay đổi theo mùa. Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng hoá có chất lượng cao, bao bì sản phẩm, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Tuy nhiên, người Nhật cũng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm sáng tạo, có chất lượng tốt, mang tính thời thượng hay những hàng hoá có nhãn mác nổi tiếng, hoặc hàng hoá tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Do đó, áp dụng và được chứng nhận hàng hoá phù hợp với một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế trên thế giới là tấm hộ chiếu để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng do Tổng cục tiêu chuẩn quốc tế đặt ra như ISO 9000,.. thì cơ hội để mở rộng thị phần là rất lớn.
3.3.2.2 Tăng cường hiểu biết thị trường, tập quán tiêu dùng, hệ thống phân phối, quy chế nhập khẩu của Nhật Bản:
Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay, việc nắm bắt thông tin trên thị trường là hết sức cần thiết. Các doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin qua hệ thống Internet, tivi, báo chí,…Nắm chắc thông tin về thị trường một cách thường xuyên, tranh thủ các thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại, đặc biệt là Phòng Thương mại Việt Nam, Cục Xúc tiến, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Việt Nam (JETRO), Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản. Hiện nay, JETRO cung cấp miễn phí các thông tin về thị trường Nhật như hội chợ thương mại, đối tác xuất nhập khẩu,… các doanh nghiệp có thể liên hệ nhờ giúp đỡ. Phòng Thương mại và Cục Xúc tiến cũng phối hợp với Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản để tổ chức các hội chợ thương mại, các buổi giao lưu giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam đồng thời cung cấp thông tin về thị trường miễn phí cho các doanh nghiệp.
Hàng hoá vào thị trường Nhật phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu phải nắm bắt rõ để chào hàng với giá cạnh tranh. Ngoài ra, quy chế nhập khẩu vào Nhật cũng hết sức nghiêm ngặt, nhất là đối với hàng nông sản và thuỷ sản, nên nếu không nắm bắt được các thông tin có liên quan thì sẽ hết sức khó khăn khi gia nhập và mở rộng thị trường. Biện pháp tốt nhất để tìm hiểu các thông tin về thị trường là các doanh nghiệp phải chủ động đi khảo sát thị trường, thăm các siêu thị Nhật Bản để hiểu thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người Nhật. Mặc dù biện pháp này rất tốn kém và đòi hỏi doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn cao cùng khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật nhưng hiệu quả mà nó mang lại là rất lớn.
3.3.2.3 Tiếp cận thị trường Nhật Bản thông qua hoạt động quảng cáo:
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết sức mạnh của hoạt động quảng cáo. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều không biết làm cách nào để quảng bá sản phẩm và hình ảnh công ty của mình. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề này, nhưng quan trọng nhất là các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa năng động, vẫn theo thói quen cũ của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều ỷ lại; thứ hai là chi phí để quảng cáo rất cao; thứ ba là hạn chế về nghiệp vụ nên chưa nhận thức được tầm quan trọng của quảng cáo. Vì vậy, các doanh nghiệp nên có nhìn nhận một cách đúng đắn vai trò của hoạt động quảng cáo. Trước tiên, nên dành một quỹ thích đáng để dành cho quảng cáo. Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế để giới thiệu hàng hoá của mình với người tiêu dùng Nhật Bản. Các doanh nghiệp có thể chủ động liên hệ với các tổ chức xúc tiến thương mại ở Việt Nam và Nhật Bản để có những thông tin cần thiết về tổ chức hội chợ triển lãm hoặc có thể mở văn phòng đại diện ở Nhật Bản để giới thiệu sản phẩm, tham gia quảng cáo trên truyền hình và báo chí,... Tuy nhiên chi phí để tham gia hội chợ triển lãm hay quảng cáo trên truyền hình, báo chí ở Nhật là rất đắt. Ngoài ra, có thể quảng cáo bằng cách phát những tờ rơi, catalogue, dán áp phích ở những nơi công cộng như bến xe, nhà ga,… Đặc biệt là các công ty có thể mở trang web để giới thiệu với các bạn hàng Nhật Bản và quốc tế về sản phẩm và công ty mình. Chi phí để lập một trang web không cao. Ngoài trang web của riêng mình, các công ty có thể tham gia vào các trang web của các tổ chức xúc tiến thương mại. Các tổ chức như Phòng Thương mại Công nghiệp, Cục xúc tiến, Đại sứ quán Việt Nam đều có webside giới thiệu về sản phẩm và các doanh nghiệp Việt Nam. Cục Xúc tiến Thương mại đang phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư-Du lịch ASEAN để giới thiệu các nhà xuất khẩu của Việt Nam và ASEAN với thị trường Nhật Bản thông qua trang web “Danh bạ các nhà xuất khẩu ASEAN”. Doanh nghiệp tham gia vào những trang web này được miễn phí. Một điều quan trọng khi quảng cáo là doanh nghiệp phải đa dạng hoá sản phẩm, khai thác điểm mạnh, tính độc đáo của sản phẩm mình.
Hiện nay, có rất nhiều khách du lịch và người Nhật Bản sống và làm việc tại Việt Nam, chúng ta có thể tăng cường tiếp thị thông qua các cửa hàng bán đồ lưu niệm hoặc những điểm du lịch, cửa khẩu. Đây cũng là một biện pháp tốt để tạo tiếng vang cho sản phẩm.
Thực tế thì các doanh nghiệp còn có nhiều phương pháp quảng cáo khác nhau để phù hợp với sản phẩm và tình hình doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, quảng cáo ngày càng phải được đầu tư một cách thích đáng hơn nữa.
3.3.2.4 Sử dụng các chuyên gia tư vấn của Nhật để cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng quản lý:
Hiện nay, Nhật Bản đã có chương trình sử các chuyên gia của tổ chức JODC (Japan Overseas Development Corporation) sang các nước phát triển để hỗ trợ, giúp đỡ các nước này trong việc tăng cường chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, thiết bị và quản lý chất lượng,… Họ có chương trình JESA-I, giành cho các doanh nghiệp với 75% chi phí do phía Nhật Bản chịu, và chương trình JESA-II giành cho các hiệp hội, tổ chức Nhà nước và tư nhân với toàn bộ chi phí do phía Nhật Bản đài thọ. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ chi tiết qua văn phòng Đại diện JETRO hoặc qua Phòng Thương mại Việt Nam để tìm hiểu thêm chi tiết.
Thông qua các kinh nghiệm và hiểu biết của các chuyên gia này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn những yêu cầu, những thủ tục xuất nhập khẩu và thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, và quan trọng hơn là họ sẽ hướng dẫn chúng ta cải tiến cơ sở sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như quản lý chất lượng theo kiểu Nhật.
3.3.2.5 Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các công ty Nhật Bản tại Việt Nam:
Ngoài việc duy trì và phát triển các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng Nhật tại Nhật Bản, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới hợp tác với các công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Hiện nay xu hướng di dời cơ sở sản xuất của Nhật Bản ra nước ngoài ngày càng phát triển. Các công ty Nhật Bản tiến hành sản xuất tại nước ngoài rồi nhập khẩu trở lại Nhật. Vì vậy, chúng ta có thể tận dụng tích cực xu hướng này để tìm kiếm đối tác kinh doanh. Trước mắt, có thể tiến hành hợp tác bằng hình thức liên doanh, hoặc trên cơ sở hợp đồng hợp tác liên doanh, nhận gia công,… Đây sẽ là một biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ sản xuất, đồng thời tận dụng được mạng lưới phân phối sẵn có của các công ty Nhật để phân phối hàng hoá trên thị trường Nhật Bản.
3.3.2.6 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác xuất khẩu:
Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác xuất khẩu đóng vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy quá trình xuất khẩu. Có được một đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ, thành thạo ngoại ngữ, nhạy bén trước những thông tin về thị trường, có tinh thần làm việc hăng say là yêu cầu hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Để có được một đội ngũ cán bộ như vậy, các doanh nghiệp phải có chính sách tuyển dụng và thu hút nhân tài, đồng thời, phải thường xuyên có những khoá đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho họ. Doanh nghiệp phải đặt ra những yêu cầu nhất định sau mỗi khoá học để đưa ra những biện pháp khuyến khích những người hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Đặc biệt trong kinh doanh với người Nhật phải thành thạo một trong hai ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật. Nếu hai đối tác gặp khó khăn về vấn đề ngôn ngữ thì sẽ có những sai lầm đáng tiếc. Vì vậy, công tác đào tạo cán bộ thông qua việc gửi cán bộ ra nước ngoài, hay đi khảo sát thị trường là cần thiết.
Ngoài ra, những cán bộ làm công tác xuất khẩu phải thành thạo những kỹ năng tối thiểu như sử dụng máy vi tính, máy fax, Internet. Đặc biệt, doanh nghiệp cần phải trọng dụng những chuyên gia giỏi vi tính để có thể khai thác hết các thông tin trên mạng Internet hay thiết kế trang quảng cáo sản phẩm của mình.
Nhưng điều quan trọng nhất là phải là thế nào để các nhân viên của công ty gắn bó quyền lợi của cá nhân với quyền lợi của công ty, tận tuỵ hết mình với công việc. Điều này các doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi Nhật Bản rất nhiều. ở Nhật họ có chế độ hưởng lương theo thâm niên và nếu không có lý do gì nghiêm trọng thì các nhân viên sẽ làm việc cho một công ty đến khi họ nghỉ hưu. Do đó, các nhân viên công ty rất gắn bó với công ty, làm việc hết mình cho công ty của họ.
Tuy nhiên, để thu hút nhân tài và muốn họ cống hiến hết khả năng của mình cho công ty thì các doanh nghiệp phải thật sự quan tâm đến lợi ích của họ, có chế độ đãi ngộ một cách thoả đáng, tạo một môi trường làm việc thuận lợi cho họ phát huy năng lực của mình.
Kết luận
Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực là mục tiêu của Việt Nam để tạo cơ hội phát triển nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới. Nhật Bản là một quốc gia có tiềm lực kinh tế đứng thứ hai thế giới và cũng là một đối tác chiến lược của Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, Nhật Bản hiện đang là nước dẫn đầu về kim ngạch mậu dịch, cung cấp viện trợ ODA cho Việt Nam và là một trong ba nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất ở nước ta nên phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước là điều tất yếu.
Mặc dù thời gian vừa qua, Nhật Bản đã trải qua giai đoạn khó khăn, kinh tế suy thoái và giữa Việt Nam và Nhật Bản có sự khác biệt rất lớn về hệ thống chính sách kinh tế, luật pháp nhưng trong thời gian tới, các nhà kinh tế đã dự báo quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ gia tăng hơn nữa. Tuy nhiên, để mối quan hệ này ngày càng tốt đẹp và tiến xa hơn nữa thì chúng ta phải có nhiều nỗ lực trong việc điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại, cải thiện hệ thống luật pháp, cơ sở hạ tầng cho phù hợp với tình hình mới.
Do đó, việc xem xét và nghiên cứu mối quan hệ thương mại Việt-Nhật sẽ góp phần làm rõ những thuận lợi và khó khăn mà chúng ta phải đối mặt, đồng thời hướng tới những bước phát triển thuận lợi trong tương lai. Quan hệ thương mại hai nước sẽ giúp Nhật Bản đạt được uy tín về chính trị và kinh tế với các nước Châu á, còn Việt Nam sẽ thực hiện được mục tiêu hoà bình, ổn định và phát triển lâu dài, đồng thời tiến thêm một bước trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Cùng với những nỗ lực không ngừng, quan hệ thương mại Việt Nhật đang phát triển với mục tiêu tăng cường hợp tác ở mức độ cao hơn ở mọi mặt. Điều đó không chỉ góp phần vào sự ổn định và tăng trưởng kinh tế giữa hai nước mà còn góp phần tạo ra bầu không khí hoà bình, hợp tác trong khu vực và thế giới.
Tài liệu tham khảo
“Bản tin doanh nghiệp & thị trường”
15/06/2002
Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Thành phố Hà Nội.
“Chính sách ngoại thương Nhật Bản thời kỳ tăng trưởng cao và toàn cầu hoá kinh tế-Kinh nghiệm của Nhật Bản và ý nghĩa đối với Việt Nam”
Bùi Xuân Lưu-Trần Quang Minh
Quỹ giao lưu Nhật Bản
Nhà xuất bản Giáo dục
“Financial and Economic statistics monthly”
July 2002 No 40
Research and Statistics Department
Bank of Japan
4. “Giới thiệu thị trường nước ngoài”
Cục xúc tiến thương mại-Bộ Thương mại
(Tài tiệu phục vụ Hội nghị Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài 2001)
“Kinh doanh với thị trường Nhật Bản”
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Nhà xuất bản lao động 2001
“Kinh tế thế giới 2001-2002, Đặc điểm và triển vọng
Tiến sĩ Kim Ngọc
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002
“Nghiên cứu kinh tế 286 tháng 3 năm 2002”
Viện kinh tế học- Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia
8. “Niên giám thống kê”
Nhà xuất bản Thống kê 2001
9. “Nhật Bản năm đầu thế kỷ XXI”
Ngô Thế Bình-Hồ Việt Hạnh
Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quốc gia
Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
Nhà xuất khoa học xã hội 2002
“Nhật Bản – tăng cường hiểu biết và hợp tác”
Nhà xuất bản United Publishers Inc 1994-1995
“Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trong các thời kỳ lịch sử khác nhau”
Dương Phú Nghiệp-Ngô Xuân Bình-Trần Anh Phương
Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quốc gia
Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
Nhà xuất bản khoa học xã hội 1999
“Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản 1951-1987”
Masaya Shiraishi
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Trung tâm kinh tế Châu á - Thái Bình Dương VAPEC 1994
Tạp chí “Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á” số 1(37)2002
Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quốc gia
Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
Tạp chí “Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á” số 2(38)2002
Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quốc gia
Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
Tạp chí “Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á” số 3(39)2002
Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quốc gia
Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
Tạp chí “Vietnam Economic Review”
No 3(91), 2002
Viện Kinh tế học – Trung tâm KHXH & NVQG
“The Japan Times”
Monday, August 19th, 2002
“Thời báo kinh tế Việt Nam” số 119 (998) ngày 4 tháng 10 năm 2002
19. “Thời báo kinh tế Việt Nam” số 120 (999) ngày 7 tháng 10 năm 2002
“Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản từ năm 1991 đến tháng 5 năm 2002”
“Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2002 và một số giải pháp đấy mạnh xuất khẩu 6 tháng cuối năm của Thành phố Hà Nội” (tài liệu phục vụ Hội nghị Giao ban xuất khẩu Tháng 6/2002)
“Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện 7 tháng đầu năm 2002 và một số giải pháp đấy mạnh xuất khẩu 5 tháng cuối năm của Thành phố Hà Nội” (tài liệu phục vụ Hội nghị Giao ban xuất khẩu Tháng 7/2002)
“Triển vọng kinh tế Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ XXI”
GS.TS. Dương Phú Nghiệp
Nhà xuất bản khoa học xã hội 2001
Trang web của ASEAN centre: “asean.or.jp”
Trang web của Bộ Thương mại, Bộ Ngoại Thương và Công nghiệp Nhật Bản: “meti.go.jp”
Trang web của Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Thương mại: “vietrade.gov.vn”
Trang web của JETRO: “jetro.go.jp”
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KLTN-Tran Thi Hong Nhung,N2,K37.doc