LỜI MỞ ĐẦU
Ngược dòng lịch sử chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam và Nhật Bản vốn có quan hệ thương mại từ hàng trăm năm nay. Ngay từ thế kỷ thứ XVI đã có những thương gia Nhật Bản đến kinh doanh ở Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, quan hệ giữa hai nước cũng có nhiều thăng trầm nhưng quan hệ giữa hai nước vẫn được duy trì. Và kể từ khi quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Nhật Bản được thiết lập vào tháng 9 năm 1973 thì quan hệ thương mại giữa hai nước có điều kiện phát triển m
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (Thời kỳ 1990 - 2008), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh. Năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa thị trường trong nước, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng tạo động lực cho quan hệ thương mại song phương phát triển mạnh hơn nữa. Đặc biệt, từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong những năm gần đây với tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quan hệ ngoại thương giữa hai nước vẫn còn khá nhiều hạn chế bất cập đòi hỏi sự cố gắng chung của cả hai nước để khắc phục nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế khu vực đã và đang diễn ra mạnh mẽ.
Một trong những điểm sáng của quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong năm 2008 là hai bên đã chính thức ký Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) - thỏa thuận song phương mang tính toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư. Trải qua 9 phiên đàm phán bắt đầu từ tháng 1 năm 2007, hai nước đã hoàn tất hiệp định EPA - cơ sở pháp lý góp phần thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam, đồng thời mở rộng quan hệ thương mại song phương.. Hy vọng rằng với EPA này quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt kim ngạch mậu dịch song phương 18 tỷ USD vào năm 2010 theo dự báo của các cơ quan kinh tế thương mại hai nước.
* Tính cấp thiết của đề tài
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và hiện nay là nước nhập khẩu hàng hoá lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Liên tục trong vòng 11 năm từ 1991 đến 2001, Nhật Bản luôn là quốc gia nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam. Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hoá trị giá 330 – 400 tỷ USD, năm 2003 trị giá nhập khẩu đạt 381,2 tỷ USD. Trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 2,3 – 2,9 tỷ USD, chiếm khoảng 13 – 16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 3,79 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2003 và nhập khẩu từ Nhật Bản đạt khoảng 3,12 tỷ USD. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 4,56 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2004. Trong đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt khoảng 3,6 tỷ USD, tăng 15,3% so với 2004. Quan hệ thương mại Việt - Nhật đang phát triển với tốc độ cao. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản thời gian gần đây luôn tăng trung bình từ 15 - 20% so với năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam là dầu thô, hàng hải sản, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, gạo, than… Ngược lại, Nhật Bản xuất khẩu sang nước ta các mặt hàng như: máy tính và linh kiện điện tử, ô tô các loại, xe máy, xăng dầu… Cơ cấu các mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa hai nước thay đổi theo từng năm, góp phần tác động tới kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 2000, kim ngạch thương mại song phương đạt 4,5 tỷ USD, năm 2006 đã tăng lên 9,9 tỉ USD. Và phấn đấu đạt kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước 15 tỉ USD vào năm 2010.
Tuy nhiên, mối quan hệ thương mại này còn quá khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước. Số mặt hàng Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam năm 2005 gấp khoảng ba lần số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Sáu tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 2,63 tỷ USD, tăng 4,77% so với cùng kỳ năm 2006 chủ yếu là nhờ xuất khẩu một số mặt hàng như dây điện, cáp điện và dầu thô. Việt Nam chỉ là bạn hàng nhỏ bé trên thị trường Nhật Bản rộng lớn, đầy tiềm năng. Ngoài ra còn tồn tại không ít các yếu tố cản trở sự phát triển về quan hệ mậu dịch giữa hai nước. Bởi vậy, xuất hiện câu hỏi: “Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua đã phát triển như thế nào? Sự phát triển đó diễn ra nhờ những nhân tố gì? Liệu có thể phát triển mối quan hệ thương mại giữa hai nước trong tương lai hơn nữa hay không? Việt Nam cần phải làm gì để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản? Làm thế nào để đạt mục tiêu 15 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương?...
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (Thời kỳ 1990 – 2008)” là nội dung nghiên cứu chính của luận văn.
CHƯƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thương mại.
Khái niệm về thương mại
Thương mại
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.
Thương mại song phương
Thương mại giữa hai chủ thể luật quốc tế được gọi là thương mại song phương, còn nếu có nhiều chủ thể luật quốc tế tham gia thì được gọi là thương mại đa phương.
Những nhân tố tác động đến quan hệ thương mại song phương
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày nay, toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một đặc trưng của sự phát triển trên thế giới. Tất cả các quốc gia, dù ở trình độ phát triển nào cũng không thể ở ngoài xu thế khách quan này, bởi mỗi nước muốn phát triển kinh tế, muốn bảo toàn các lợi ích của mình đều phải tham gia vào xu thế chung của thời đại. Thực tiễn lịch sử cũng cho thấy, không một quốc gia nào có thể phát triển với một nền kinh tế khép kín. Hội nhập kinh tế quốc tế càng cao thì các nền kinh tế càng phụ thuộc nhau, sự liên kết trong thương mại, sản xuất… càng diễn ra sâu rộng. Điều này dẫn đến sự hình thành của hàng loạt các thể chế kinh tế, định chế kinh tế, liên kết kinh tế khu vực, liên kết quốc tế… có ảnh hưởng và sức mạnh chi phối toàn cầu, điển hình như: GATT (WTO), IMF, WB, EU, …
Vì lợi ích lâu dài của mỗi nước, các quốc gia phát triển đã tích cực sớm tham gia và cổ vũ cho làn sóng hội nhập kinh tế quốc tế này từ nửa đầu những năm 90. Về sau, các quốc gia kém phát triển hơn đã nhận thức được xu thế này cũng đã tích cực hội nhập theo các cấp độ khác nhau (đơn phương, song phương, đa phương) nhằm tận dụng cơ hội để phát triển. Sự tham gia mạnh mẽ của các nước đã khiến khối lượng và tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới tăng cao. Chỉ trong vòng 50 năm cuối của thế kỷ XX, tổng khối lượng thương mại thế giới đã tăng lên 17 lần. Trong 1 thập kỷ, từ 1987 đến 1997, tỷ trọng của thương mại trong GDP thế giới đã tăng thêm 9%, đạt 29,6%. Kim ngạch xuất khẩu chiếm 1/2 tổng sản phẩm thế giới. Tỷ trọng thương mại trong mỗi nước cũng được bổ sung do xu hướng tăng cường chu chuyển thương mại nội bộ trong các công ty xuyên quốc gia.
1.2. Những cơ sở chủ yếu cho mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Việt Nam
a. Điều kiện tự nhiên
Việt Nam là một quốc gia nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào, Campuchia, phía Đông và Nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Với diện tích 331.698 km2, dải đất liền hình chữ S, lãnh thổ Việt Nam phần lớn là đồi núi thấp của bốn vùng núi chính (Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam), hai đồng bằng lớn (Bắc Bộ và Nam Bộ). Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.510 km, đường bờ biển dài 3.260 km, và có ba mặt Đông, Nam, Tây Nam trông ra biển. Đây là điều kiện địa lý thuận lợi giúp Việt Nam trở thành đầu mối giao thông quan trọng từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Mặc dù thuộc vùng nhiệt đới nhưng Việt Nam lại có hai vùng khí hậu gắn với hai vùng địa hình khác nhau. Với một nền nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều đã tạo ra một hệ thực vật phong phú với trên 800 loài cây gỗ (đinh, lim, sến, táu…), quần thể động vật đa dạng lên tới 200 loài thú, 100 loài lưỡng cư, trên 150 loài bò sát, 1.000 loài lưỡng biển và 200 loài nước ngọt.
Việt Nam là một trong những quốc gia có biển và nguồn nước mặn phong phú nên nguồn lợi thủy sản dồi dào, gồm thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Việt Nam có tới 6.845 loại động vật biển, với nhiều loại đặc sản và quý hiếm như: tôm, mực, cá voi, cá heo. Biển Việt Nam còn có tiềm năng khai thác muối phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và xuất khẩu. Với khoảng 1,2 triệu ha mặt nước, trên 600 ngàn ha sông suối, trên 300 ngàn ha hồ chứa… phân bố đều ở các vùng, Việt Nam còn có tiềm năng phát triển và khai thác thủy sản nước lợ, nước ngọt.
Ngoài những tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, Việt Nam còn có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng như: than (trữ lượng khoảng trên 6 tỉ tấn), dầu khí (trữ lượng dầu mỏ khoảng 3 – 4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50 – 70 mét khối), kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc…), kim loại đen (sắt, măng gan, titan)… Hiện nay, Việt Nam chỉ mới khai thác và chế biến khoáng sản ở mức độ thấp, các khoáng sản xuất khẩu chỉ ở dạng sơ chế, dầu chỉ là dầu thô. Đây là điều kiện thuận lợi trước mắt giúp phát huy hiệu quả kinh tế cao mà cần ít vốn đầu tư. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có các mỏ nhỏ rải rác trên cả nước, rất thuận tiện cho việc khai thác và phát triển kinh tế giữa các vùng.
Hàng nghìn con sông lớn, nhỏ trải dài theo lãnh thổ, cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông nên hệ thống giao thông đường thủy của Việt Nam khá thuận lợi. Ngoài ra, cùng với nhiều hải cảng lớn: Hải Phòng, Nghi Sơn, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu… Việt Nam dễ dàng phát triển kinh tế, giao thương trong nước và ngoài nước
b. Dân cư và nguồn lực
Tính đến năm 2007, dân số của Việt Nam là trên 85 triệu người, đứng thứ 2 tại Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới. Dân số Việt Nam được đánh giá là có quy mô lớn và phát triển nhanh với tốc độ tăng dân số ở mức 1 triệu người/năm.
Nguồn nhân lực của Việt Nam đông đảo, có trình độ văn hóa tương đối đồng đều. Lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, cần cù, sáng tạo và ham học hỏi. Giá nhân công Việt Nam thấp hơn so với một số nước trong khu vực. Hơn nữa, nguồn nhân lực Việt Nam ngày càng được hoàn thiện hơn về trình độ chuyên môn, tinh thần chấp hành kỷ luật và văn hóa ứng xử trong công việc.
c. Thị trường tiềm năng
Để giữ vững vị trí cường quốc kinh tế hiện nay, Nhật Bản luôn cần một thị trường tiềm năng có thể đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của mình về nguyên vật liệu, lương thực phẩm phục vụ cho cuộc sống và cho sự phát triển. Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất cũng như dưới nước, đất đai màu mỡ rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp để xuất khẩu nông sản và thủy sản. Những mỏ kim loại quý, dầu và khí đốt… cũng được phát hiện và khai thác ngày càng tăng. Việt Nam lại án ngữ các con đường giao thông trong khu vực Tây Thái Bình Dương nên rất thuận lợi mở rộng kinh tế đối ngoại, thương mại mậu dịch…
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên các tiềm năng đó chỉ mới khai thác bước đầu, nên có thể cung ứng phần nào cho Nhật Bản. Mặt khác, Việt Nam cũng cần nhập khẩu từ Nhật Bản nhiều thiết bị máy móc hiện đại, nguyên vật liệu cần thiết để phát triển kinh tế trong nước. Theo Tổng cục Thống kê dự tính: Năm 2024, dân số Việt Nam sẽ vượt qua con số 100 triệu người, đạt 100,5 triệu người. Mật độ dân số lúc đó đạt 335 người/km2, tăng hơn nhiều so với 258 người/km2 hiện tại. Dân số đông, trẻ thì nhu cầu tiêu dùng cao, là một điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa và phát triển kinh tế của Nhật Bản. Bởi vậy, có tới 338 công ty Nhật Bản trên tổng số 652 công ty xếp Việt Nam đứng vào hàng thứ 4 trong các đối tác quan trọng nhất mà họ sẽ đầu tư trong 10 năm đầu thế kỷ XXI. Điều này thể hiện sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam – một đất nước đóng vai trò quan trọng về kinh tế và chính trị ở khu vực Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
d. Chính sách đối ngoại mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Sự hội nhập ngày càng sâu của Việt Nam vào khu vực và quốc tế (gia nhập ASEAN, AFTA, WTO…) khiến quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển. Nếu năm 1986 Việt Nam có quan hệ xuất nhập khẩu với 43 quốc gia, năm 1995 là 100 quốc gia, năm 2000 là 192 quốc gia thì hiện nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết 86 hiệp định thương mại song phương, 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bình quân từ năm 1986 đến năm 2005 là 20,7 tỷ USD/1 năm (gấp 7 lần so với năm 1985). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mỗi năm trung bình trên 20%, có năm tăng 30%. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 2,4 tỷ USD thì năm 2003 con số này là 20,176 tỷ USD, tăng 39% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2000. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD, gấp 8 lần so với năm 1990. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 32,4 tỷ USD, tăng gần 40 lần so với năm 1986. Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2008 Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản: 7,896 tỷ USD; nhập khẩu từ Nhật Bản: 7,611 tỷ USD (nguồn: Bộ Công thương Việt Nam)
Tốc độ tăng bình quân của kim ngạch nhập khẩu trong 20 năm đổi mới (1986 – 2005) là 16,1%. Năm 1986, kim ngạch nhập khẩu là 2,155 tỷ USD thì năm 2005 là 37 tỷ USD, tăng gấp 16 lần. Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2008 Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản: 7,611 tỷ USD (nguồn: Bộ Công thương Việt Nam)
Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ trọng hàng thô hay mới sơ chế đã giảm và tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã chế biến tăng dần qua từng năm. Năm 1995, tỷ trọng hàng thô là 67,2% trong tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá. Nhưng đến năm 2005, tỷ trọng hàng thô giảm xuống còn 49,6% và tỷ trọng hàng chế biến tăng lên 50,4% so với 32,8% năm 1995. Thị trường hàng xuất khẩu cũng có sự chuyển biến rõ nét. Giai đoạn 1986 – 1990, xuất khẩu sang châu Âu đứng đầu với tỷ trọng 51,7% thì giai đoạn 2001 – 2005 chỉ còn 20,7%. Tỷ trọng thị trường của châu Á và châu Mỹ tăng khá nhanh. Giai đoạn 2001 – 2005, tỷ trọng châu Á là 50,9%, tăng cao hơn nhiều so với 30,4% của giai đoạn 1986 – 1990. Tỷ trọng của châu Mỹ cũng tăng từ 1% lên 18,9% trong hai giai đoạn tương ứng.
Hòa nhập với xu thế khách quan chung của thế giới, Việt Nam đã coi hội nhập kinh tế quốc tế là một bộ phận không thể tách rời của quá trình đổi mới. Thông qua các văn kiện của các kỳ đại hội, Đảng ta đã khẳng định chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và từng bước nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, phát huy nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.
Không chỉ dừng lại ở nhận thức, chủ trương, Việt Nam chúng ta đã liên tục thực hiện các bước hội nhập kinh tế quốc tế. Tháng 10 năm 1994, Việt Nam chính thức gửi đơn xin gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ngày 28 tháng 7 năm 1995 Việt Nam đã chính thức là thành viên của hiệp hội này, thực hiện CEPT, AFTA. Tháng 12 năm 1994, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên đầy đủ thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Tháng 6 năm 1996, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và ngày 14 tháng 11 năm 1998 Việt Nam được chính thức công nhân là thành viên của APEC. Tháng 6 năm 1996, Việt Nam cũng đã tham gia Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập. Những thành quả trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển hơn nữa của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Nhật Bản
a. Điều kiện tự nhiên
Nhật Bản là quần đảo hình cánh cung, ôm lấy lục địa châu Á với diện tích khoảng 380.000 km2, chiều dài đất nước khoảng 3.500 km. Do được hình thành từ hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ trong đó gồm 4 hòn đảo chính là Hokkaido, Honshu, Kyushyu, và Shikoku, nên quốc đảo này không có đường biên giới chung với quốc gia nào. Vì vậy, trong lịch sử, trước năm 1945, quốc gia này chưa từng bao giờ bị một quốc gia khác chiếm đóng. Điều này giúp hình thành nên một quốc đảo có sự đồng nhất về dân tộc, về ngôn ngữ, về tôn giáo, về kinh tế, và cả sự đồng bộ về giáo dục.
Với hơn 90% dân số thuộc dân tộc Yamato (người Nhật) nên hầu hết mọi người đều có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Nhật chuẩn được dạy trong trường học. Sự đồng bộ giáo dục trong chương trình và chất lượng giảng dạy cũng được thực hiện trên khắp mọi miền đất nước. Bởi thế, Nhật Bản có một nguồn lao động có trình độ giáo dục tương đối cao và được đào tạo tốt về kỹ năng lao động, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội, tránh được các mâu thuẫn về sắc tộc. Tất cả những sự đồng nhất kể trên tạo nên ý thức đoàn kết trong công việc, tinh thần tập thể, có tính kỷ luật cao và ham học hỏi của người Nhật.
Do quần đảo Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương nên 3/4 lãnh thổ Nhật Bản là đồi núi, chỉ có những đồng bằng nhỏ nằm ở giữa những dãy núi. Vì vậy, diện tích đất canh tác của Nhật Bản chỉ chiếm 1/6 diện tích, không thuận tiện cho việc thâm canh tăng năng suất. Mặt khác, Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên và cũng thường xuyên xảy ra những thiên tai như: động đất, núi lửa, mưa bão lớn… Điều này thúc đẩy người dân Nhật Bản ra sức tìm kiếm, phát triển kỹ thuật, công nghệ mới, đạt tới đỉnh cao trong một số lĩnh vực: sản xuất sắt và thép, hóa chất cho nông nghiệp, vật liệu mới, chế biến năng lượng hạt nhân, chất bán dẫn, … Những tiến bộ vượt bậc trong ngành công nghiệp (điển hình là trong chế tạo ô tô) đã giúp Nhật Bản nhiều năm thặng dư thương mại với các quốc gia khác chủ yếu do xuất khẩu ô tô. Các thành tựu của công nghệ sinh học cũng giúp nâng cao năng suất nông nghiệp, phát triển và nâng cao chất lượng lĩnh vực y tế và bảo vệ sức khỏe người dân. Đây cũng chính là lợi thế quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước vốn không được thiên nhiên ưu đãi này.
Tuy nhiên, Nhật Bản lại có biển bao bọc xung quanh và là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào. Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia tiêu thụ lượng hải sản nhiều nhất thế giới. Nhật Bản cũng là một trong những nước có sản lượng đánh bắt cá cao trên thế giới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng toàn thế giới. Biển cũng là đường giao thông thuận tiện giúp vận chuyển hàng hóa nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành ngư nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
b. Cường quốc kinh tế
GDP bình quân đầu người của Nhật Bản luôn trong danh sách hàng đầu trên thế giới. Năm 1999, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đạt 35.567 USD, cao hơn gần 4,5% so với Mỹ. Năm 2003, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đạt 33.640 USD, tăng 0,8% so với năm 2004. Đến năm 2005, Nhật Bản là quốc gia có tốc độ tăng GDP bình quân đầu người cao nhất trong nhóm G7, tăng gần 3%. Năm 2003, GDP của Nhật Bản là 3.582,5 tỷ USD thì năm 2005 tăng lên đạt 4.675 tỷ USD.
Năm 1996, xuất khẩu của Nhật chiếm 8% thị trường thế giới và nhập khẩu chiếm 6,6%, đứng thứ 3 sau Mỹ và Đức. Năm 1997, xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ chiếm 27,8% và nhập khẩu chiếm 22,3%. Bởi vậy, thặng dư thương mại của Nhật với Mỹ là 5.020 tỷ yên, khoảng 41,5 tỷ USD, chiếm 50% tổng thặng dư thương mại của Nhật đối với các bạn hàng. Nhật Bản là nước xuất siêu hàng đầu thế giới. Năm 2004, Nhật Bản xuất siêu với kim ngạch 12 ngàn tỷ yên (khoảng 112,3 tỷ USD).
Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đạt 61,1 ngàn tỷ yên (khoảng 582,6 tỷ USD), tăng 12,2% so với năm 2003. Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đạt 598,2 tỷ USD, tăng 5,9% so với năm 2004. Vốn đầu tư trực tiếp năm 2005 Nhật thu hút được vào trong nước đạt 30,1 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời vốn đầu tư trực tiếp của Nhật ra nước ngoài đạt 45,5 tỷ USD, tăng 46,8%, cao nhất kể từ năm 1990. Năm 2003, Nhật Bản có 88 doanh nghiệp trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
c. Nền khoa học công nghệ, kỹ thuật chế tạo phát triển và các sản phẩm với hàm lượng kỹ thuật cao
« Nền khoa học công nghệ, kỹ thuật phát triển
Nước Nhật là nước có kỹ thuật chế tạo đứng hàng đầu thế giới. Nhật Bản đã có ưu thế tương đối trong lĩnh vực công nghệ cao như: vi điện tử, chất bán dẫn, vi tính, người máy công nghiệp… Còn trong một số ngành truyền thống như đóng tàu vận chuyển khí thiên nhiên hoá lỏng, Nhật Bản gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường thế giới. Quốc gia này sở hữu hơn 50% số robot cho công nghiệp sản xuất trên toàn thế giới.
Tỷ trọng kinh phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) chiếm trong GDP cũng thể hiện tầm quan trọng của khoa học trong phát triển kinh tế. Năm 1990, chi cho R&D của Nhật Bản chiếm tới 3% GDP, lên tới 12.100 tỷ yên, cao hơn cả Đức, Anh, Mỹ, Pháp. Từ đó, tỉ trọng kinh phí cho R&D chiếm trong GDP của Nhật luôn cao nhất trên thế giới. Năm 1996, tỷ trọng này ở Nhật là 2,96%, cao nhất trong số các quốc gia phát triển. Trong khi đó, tỷ trọng này ở Mỹ chỉ là 2,55%, Đức là 2,28%, Pháp là 2,34%, Anh là 2,05%. Năm tài chính 1998, tỉ trọng này là 3% GDP, tương đương là 14,8 tỉ yên. Năm 1999, tổng ngân sách cho R&D của Nhật tăng lên thành 16.000 tỷ yên, đứng thứ hai sau Mỹ 29.000 tỷ yên và vượt xa Đức thứ ba với 6.000 tỷ yên. Năm 2000, tổng ngân sách cho R&D của Nhật là 16.289,3 tỷ yên, chiếm 3,18% GDP, tương đương 135,7 tỷ USD, tăng 1,7% so với năm 1999.
Tính đến tháng 4/1999, số lượng các cán bộ làm việc trong lĩnh vực R&D của Nhật là 639.000 người. Trong đó, 67,2% làm việc tại các tập đoàn, công ty; 21,6% làm việc trong các trường đại học và 6,7% làm việc ở các viện nghiên cứu. Xét trên 10.000 dân, tại Nhật Bản có 58 nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học công nghệ, vượt xa so với Mỹ là 38 người.
Sự phát triển của công nghệ Nhật còn được thể hiện qua cán cân buôn bán công nghệ, thể hiện khả năng công nghệ và nghiên cứu phát triển của đất nước. Năm 1998, năm thứ 6 liên tiếp, Nhật Bản có mức thặng dư thương mại 486 tỉ yên. Năm 2000, xuất khẩu kỹ thuật của Nhật Bản đạt 1.057,9 tỷ yên, tăng 10,1% so với năm 1999. Ngoài ra, Nhật Bản còn hợp tác song phương về nghiên cứu khoa học và công nghệ với khoảng 30 nước, hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế khác nhau như Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)…
Công nghệ vũ trụ ở Nhật cũng đánh dấu thành công ban đầu vào năm 1970 với việc phóng vệ tinh vào vũ trụ, sau Nga, Mỹ và Pháp. Tính đến cuối năm 1999, Nhật Bản đã phóng 81 vệ tinh vào vũ trụ. Hiện tại, Nhật Bản đang có kế hoạch xây dựng một trạm mặt trăng vào năm 2030.
Ngành năng lượng với công nghệ hiện đại của Nhật Bản đang phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Nguồn năng lượng lớn nhất có thể tái tạo, không cần bảo trì nhiều là những tấm năng lượng mặt trời. Theo một nghiên cứu năm 2001, khả năng tạo ra điện năng từ mặt trời của Nhật Bản là 450.000 kW, gấp đôi ở châu Âu và gấp ba ở Mỹ. Năm 2002, Nhật Bản đã sản xuất khoảng 50% tổng sản lượng pin mặt trời của thế giới, chiếm vị trí số 1. Ngoài ra, người Nhật còn tạo ra năng lượng từ những tua – bin chuyển động bằng sóng để bảo đảm an toàn cho đại dương; năng lượng từ tuyết để làm lạnh các kho hàng và điều hoà không khí, năng lượng địa nhiệt nằm sâu dưới những hòn đảo núi lửa.
« Các sản phẩm với hàm lượng kỹ thuật cao
Kể từ khi thời đại công nghiệp hoá mới bắt đầu, việc bảo đảm cung cấp một nguồn năng lượng ổn định luôn luôn là một thách thức đối với Nhật Bản. Ngày nay, thách thức này càng lớn hơn vì Nhật Bản cần thực hiện cam kết sẽ giảm lượng khí thải “nhà kính” xuống 6% vào năm 2010, thấp hơn mức năm 1990. Các nhà khoa học của Nhật Bản đã nghiên cứu thành công và đưa những kỹ thuật mới vào áp dụng trong cuộc sống, để sử dụng tiết kiệm năng lượng hơn. Đó là những sản phẩm như: vật liệu làm tường nhà và cửa sổ có hai lớp kính giúp ngăn hơi nóng và khí lạnh tràn vào trong nhà; bóng điện huỳnh quang – tuổi thọ gấp 6 lần và chỉ tiêu hao 1/4 năng lượng điện so với bóng điện thông thường với độ sáng tương tự; động cơ chạy bằng bộ đổi dòng điện một chiều ra điện xoay chiều trong quạt gió và những máy móc công nghiệp khác – chỉ tiêu tốn 50% điện năng…
Nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành chế tạo ô tô của Nhật Bản đã chiếm ưu thế lớn trên thị trường quốc tế. Cùng với công nghệ sử dụng có hiệu quả năng lượng, Nhật Bản đã cho ra đời “ô tô lai ghép” kết hợp giữa máy chạy xăng và động cơ điện. Phương tiện cá nhân này có thể chạy một quãng đường dài 35 km mà chỉ tiêu tốn 1 lít xăng, tiết kiệm khoảng 2,5 lần so với loại xe thông thường. Nhật Bản đã chế tạo các phương tiện giao thông công cộng không gây độc hại, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng. Đó là tàu điện sử dụng động cơ tuyến tính Maglev được nâng bằng nam châm với điện dẫn thường. Loại phương tiện này không có bánh xe, tiếng ồn nhỏ, chi phí vận hành thấp vì nó hoàn toàn tự động, không cần người điều khiển. Hãng Toyota cũng đã chế tạo ra xe buýt lai tạo, chạy bằng cả pin nhiên liệu và ắc quy điện. Loại xe này rất ít tiếng ồn và không hề có khói thải, chỉ thải ra nước, thường ở dạng hơi.
Nhật Bản hiện đang là nước dẫn đầu thế giới về tạo năng lượng xanh cho tương lai. Tháng 10 năm 2003, công ty TNHH JROL của Nhật Bản đã thiết kế thành công tụ điện Nanogate, chứa năng lượng điện tương tự như ắc – quy ion lithi – loại có mật độ năng lượng cao nhất trong tất cả các loại pin. Năm 2003, công ty Toshiba đã công bố về thiết bị nguyên mẫu DMFC có kích thước bằng bàn tay – là một loại pin nhiên liệu sạch được sử dụng cho nhiều thiết bị xách tay và xe hơi sau này. Năm 1954, phòng thí nghiệm Bell ở Mỹ là nơi đầu tiên nghiên cứu chế tạo loại pin mặt trời sử dụng chất bán dẫn silic. Nhưng sau gần nửa thập kỷ, Nhật Bản lại là nước sản xuất pin mặt trời lớn nhất thế giới, chiếm 48,9% tổng sản lượng pin mặt trời toàn thế giới, tương đương khoảng 255.000 kW.
d. Có nguồn vốn đầu tư dồi dào
Năm 1967, tỉ lệ vốn đầu tư của các công ty Nhật Bản trong tổng số đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN chỉ chiếm 2%, thấp hơn nhiều so với lượng đầu tư của các công ty Mỹ, chiếm 82%. Tuy nhiên, sau gần chục năm, vào năm 1975, vốn FDI của các công ty Nhật ở khu vực này tăng lên 41%, cao hơn hẳn tỉ lệ 18% của các công ty Mỹ.
Lượng FDI của Nhật được đầu tư chủ yếu vào các ngành thương mại và tài chính ở Bắc Mỹ và châu Âu. Năm 1986, 45,5% lượng FDI, tương đương 10,2 tỷ USD đã được Nhật đầu tư vào Mỹ. Cùng năm, Nhật Bản đã đầu tư 3,3 tỷ USD vào châu Âu. Tổng lượng FDI của Nhật đã tăng từ 22,3 tỷ USD năm 1986 lên 47 tỷ USD năm 1988. Năm 1994, tổng FDI của Nhật Bản trên thế giới là 41,05 tỷ USD, trong đó FDI vào ASEAN của Nhật tăng tương ứng từ 599 triệu USD lên 3,9 tỷ USD.
Trước năm 1985, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản tương đối ổn định. Năm 1989, lượng FDI của Nhật Bản đạt mức cao nhất là 68 tỷ USD, tương đương với 9.400 tỷ yên. Năm 1993, lượng đầu tư này đạt 259,8 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 16,9 tỷ USD đầu tư trực tiếp vào Nhật Bản.
e. Sự điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại hướng về châu Á của Nhật Bản
Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản có vị trí địa lý gần gũi với nhau, đều nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đông Nam Á là khu vực rộng lớn giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị trí giao thông thuận lợi nên trong lịch sử đã trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng của các thế lực chính trị. Khu vực này cũng nằm trên con đường chiến lược vận tải biển của Nhật nên từ lâu đã chịu sự tác động của Nhật Bản.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản đã từng chiếm đóng Đông Nam Á bằng sức mạnh quân sự, tiến hành bóc lột thuộc địa ở khu vực này. Chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận đã phải rời bỏ “sân sau” của mình và rút quân về nước. Nhưng đây là một khu vực gắn liền với lợi ích an ninh và kinh tế của Nhật Bản nên người Nhật luôn muốn duy trì sự ổn định tại đây. Bởi vậy, sau chiến tranh, Nhật Bản đã trở lại khu vực Đông Nam Á bằng con đường “ngoại giao kinh tế” và kiên trì thực hiện chính sách này trong một thời gian dài. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN đã được tiếp tục nhưng gặp rất nhiều trở ngại. Chỉ đến khi, Thủ tướng Nhật Fukuda công bố chính sách đối ngoại với Đông Nam Á của Nhật Bản tại Manila năm 1977 thì quan hệ Nhật Bản – ASEAN mới trở nên tốt đẹp hơn. Chính sách đối ngoại trên được biết đến như là học thuyết Fukuda, gồm ba nội dung chính:
“Thứ nhất, Nhật Bản, một quốc gia yêu cầu hòa bình, không chấp nhận vai trò siêu cường quân sự và dựa trên cơ sở đó, quyết tâm đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng của Đông Nam Á, và của cả cộng đồng thế giới.
Thứ hai, Nhật Bản với tư cách là một người bạn thực sự của các nước Đông Nam Á sẽ làm hết sức mình để củng cố mối quan hệ tin cậy lẫn nhau và dựa trên sự hiểu biết từ trái tim đến trái tim với các nước này, mở rộng sự hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và cả trong các lĩnh vực văn hóa và xã hội.
Thứ ba, Nhật Bản sẽ là một đối tác bình đẳng với ASEAN và các nước thành viên của họ và hợp tác tích cực với các nước này phù hợp với khả năng của mình nhằm củng cố sự đoàn kết các mối quan hệ đặc biệt của nước này, cùng với các quốc gia khác bên ngoài khu vực, xây dựng một quan hệ hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia Đông Dương và như vậy sẽ đóng góp vào việc thiết lập hòa bình và thịnh vượng trong toàn khu vực Đông Nam Á”.
Trong lịch sử, đây là lần đầu tiên chính sách đối ngoại với Đông Nam Á của Nhật được tuyên bố công khai như vậy. Do đó, đường hướng chính sách của Nhật đối với khu vực cũng trở nên rõ ràng hơn và vai trò của Nhật cũng nổi bật hơn. Nội dung học thuyết Fukuda gồm hai ý chính. Thứ nhất, Nhật Bản muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á hơn nữa. Thứ hai, Nhật Bản muốn trở thành cầu nối giữa ASEAN và Đông Dương, tạo môi trường ổn định ở đây. Chính sách đối ngoại trên thể hiện sự quan tâm và thiện chí giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần của Nhật Bản đối với các nước ASEAN nên được coi là một học thuyết trọn vẹn và mới mẻ của Nhật Bản thời gian đó. Mối quan hệ hợp tác Nhật Bản – ASEAN ngày càng được củng cố và phát triển mạn._.h mẽ trên mọi mặt thông qua FDI, ODA và trao đổi thương mại. Thực tế trên cũng chứng tỏ chính sách kinh tế đối ngoại hướng về châu Á của Nhật Bản trước đây là đúng đắn và hợp lý.
Trong lĩnh vực thương mại, các nước ASEAN ngày càng trở thành thị trường quan trọng của Nhật Bản. Vào nửa sau những năm 1970, Nhật đã chiếm 25,1% tổng kim ngạch của ASEAN. Trong 10 năm, từ 1973 – 1983, xuất khẩu của các nước ASEAN tới Nhật chiếm 23 - 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khối này. Nhập khẩu của các quốc gia Đông Nam Á từ Nhật chiếm 23 - 27% tổng kim ngạch nhập khẩu. Giai đoạn 1973 – 1989, cán cân mậu dịch chủ yếu nghiêng về phía các nước ASEAN, trừ 2 năm 1978 và 1989 các nước ASEAN rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán với Nhật.
Năm 1990, tỷ trọng xuất khẩu của Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á đạt 11,49% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản, tương đương 33,66% giá trị xuất khẩu của Nhật Bản vào châu Á. Năm 1993, tương ứng lần lượt là 13,71% và 33,51%.
Bảng 1.1. Thống kê xuất khẩu của Nhật sang các nước ASEAN
(Đơn vị: tỷ yên)
Nước/Năm
1990
1995
1998
1999
2000
2001
Thế giới
41.457
41.531
50.645
47.548
51.654
48.979
Châu Á
14.143
18.911
19.202
18.832
22.319
21.033
Inđônêxia
724
935
560
551
818
778
Malaixia
793
1.573
1.216
1.265
1.479
1.337
Thái Lan
1.315
1.850
1.222
1.285
1.469
1.422
Philippin
363
667
948
997
1.106
995
Xingapo
1.547
2.158
1.930
1.854
2.244
1.786
Việt Nam
31
86
174
185
213
216
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4, 2003, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, tr.22.
Năm 1995, xuất khẩu của Nhật Bản sang ASEAN đạt 79,9 tỷ USD và nhập khẩu về 42,5 tỷ USD, chiếm tương ứng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu và 14% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Trong danh sách các nước nhập khẩu lớn nhất từ ASEAN, Nhật Bản đứng thứ 3, chỉ sau Mỹ và EU. Tính đến năm 1996, xuất khẩu của Nhật Bản vào khu vực này đã tăng liên tục 14 năm liền và nhập khẩu tăng 9 năm liền. Kể từ năm 1997, do tác động của khủng hoảng tài chính nên quan hệ thương mại song phương có chiều hướng chững lại. Năm 1998, kim ngạch thương mại song phương ASEAN – Nhật đạt gần 84 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Và nếu tính chung trong giai đoạn 1998 – 2006, kim ngạch thương mại song phương trung bình hàng năm tăng 15%. Nhật Bản thường nhập khoảng 16% dầu mỏ, 30% đồng, 35% bô xít, 12% kẽm, 37% gỗ, 100% thiếc và cao su tự nhiên từ khu vực này. Những con số trên phản ánh sự gần gũi và hỗ trợ mật thiết lẫn nhau giữa các nền kinh tế ASEAN và Nhật Bản, cũng như mối quan hệ đối tác quan trọng giữa hai bên. Nhật Bản đã trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của các nước Đông Nam Á. Và nếu khu vực mậu dịch tự do (FTA) giữa hai bên trở thành hiện thực trong năm 2020, thì xuất khẩu của Nhật Bản sang ASEAN mỗi năm có thể lên tới 67 tỷ USD, tức là gấp 1,5 lần so với hiện nay.
Việt Nam là một nước thành viên của ASEAN, hơn nữa lại là nước nằm trong nhóm CLMV (Cawmpuchia, Lào, Mianma, Việt Nam) được nhận những ưu đãi hơn so với các nước ASEAN khác trong chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. Chính vì vậy, chính sách đối ngoại hướng về châu Á của Nhật Bản, đặc biệt là việc đẩy mạnh quan hệ về mọi mặt với các nước ASEAN, là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản.
1.2.3. Nhận xét chung về lợi thế so sánh phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
Việt Nam và Nhật Bản có vị trí địa lý gần gũi, cùng ở trong khu vực Đông Á. Hai nước đều nằm trong vùng “khí hậu gió mùa” và có nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Việt Nam và Nhật Bản vốn có nhiều nét tương đồng về văn hóa, thể hiện trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo. Mối quan hệ thương mại song phương cũng được hình thành từ rất sớm. Trải qua nhiều diễn biến lịch sử, mối quan hệ song phương trên một số mặt giữa hai nước vẫn được duy trì. Và kể từ khi hai quốc gia ký kết Hiệp định thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973, lịch sử bang giao giữa hai nước đã bước sang một trang mới. Sau những bước khởi đầu chậm chạp đầy khó khăn, kể từ năm 1992 đến nay, quan hệ Việt – Nhật nói chung và quan hệ thương mại song phương nói riêng đã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, để quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển tốt đẹp hơn nữa cần sự tăng cường hợp tác của mỗi quốc gia cũng như tăng hiệu quả tận dụng những lợi thế so sánh riêng sẵn có.
Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngoài việc phát huy nội lực Việt Nam phải dựa vào sự hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là những quốc gia có trình độ phát triển cao như Nhật Bản. Việt Nam cần nguồn vốn đầu tư dồi dào ở Nhật để phát triển khoa học kỹ thuật, cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Năm 2001, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản chỉ đạt 160 triệu USD, và 9 tháng đầu năm 2002 là 90 triệu USD. Song nếu so với tổng mức FDI của Nhật Bản vào châu Á là 655,5 tỷ yên (tương đương 5.704 triệu USD), chiếm 12,2% tổng FDI của Nhật ra nước ngoài thì mức FDI của Nhật vào Việt Nam còn nhỏ bé trong tổng mức chung cũng như với các nước khác trong khu vực. Bởi vậy, mở rộng quan hệ, thu hút FDI không chỉ là nhu cầu của Việt Nam mà phía Nhật cũng có khả năng đáp ứng. Năm 2007, Nhật Bản đã có 928 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng FDI đạt 9.037,8 triệu USD. Tuy Nhật chỉ đứng thứ 4 trong số các nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI làm ăn tại nước ta, nhưng lại là nước có vị trí hàng đầu trong thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư. Trong cuộc thăm dò năm 2007 của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ trong danh sách điểm đến ưa chuộng tại châu Á của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Ngoài lợi thế về nguồn vốn đầu tư, Nhật Bản còn có các công nghệ tiên tiến hiện đại có thể đáp ứng cho nhu cầu của Việt Nam. Hiện tại, công nghệ của Việt Nam ở mức thấp so với khu vực như Thái Lan, Xingapo,... Nếu so với mức trung bình của thế giới thì hệ thống thiết bị kỹ thuật ở đa số các doanh nghiệp lạc hậu hơn từ 2 – 3 thế hệ. Tỷ lệ công nghệ thấp của Việt Nam còn quá cao trong khi tỷ lệ công nghệ cao, hiện đại lại thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khối ASEAN. Do vậy, muốn đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 thì Việt Nam cần tăng cường hợp tác hơn nữa với các quốc gia, nhất là những quốc gia phát triển có vốn và công nghệ hiện đại như Nhật Bản. Nếu Việt Nam nhập khẩu được các dây chuyền công nghệ cao và tiếp thu kinh nghiệp quản lý của Nhật Bản thì có thể nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm đó so với các sản phẩm cùng loại khác của nước ngoài. Kết hợp cùng với việc sử dụng hiệu quả các lợi thế so sánh của Việt Nam như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công thấp hơn số với một nước trong khu vực, nguồn thủy hải sản phong phú, tài nguyên khoáng sản đa dạng… thì sẽ có thêm nhiều sản phẩm của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản là một trong những quốc gia nhập khẩu nông phẩm thuần lớn nhất thế giới. Phần của sản xuất nông nghiệp trong tổng sản phẩm nội địa giảm mạnh, từ 9,0% năm 1960 xuống còn 1,8% năm 1990. Đồng thời, nhập khẩu nông phẩm của Nhật Bản tiếp tục tăng tới 30 lần xét về giá trị trong khoảng thời gian trên, đạt 26 tỷ USD, chiếm 11,1% trong tổng giá trị nhập khẩu vào năm 1990. Cũng tương tự như nông nghiệp, sản lượng của ngành ngư nghiệp Nhật Bản ngày càng giảm sút. Hàng năm, để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, Nhật Bản phải nhập khẩu khoảng 14 tỷ USD các sản phẩm thủy hải sản, chiếm khoảng 30% giá trị nhập khẩu lương thực của nước này. Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản từ năm 2000 đến nay không ổn định. Nguyên nhân một phần là do giá thủy sản trên thế giới đắt đỏ, một phần là do chất lượng thủy sản của các nước xuất khẩu không đáp ứng được những yêu cầu của phía Nhật Bản dẫn đến việc Nhật Bản kiểm soát chặt chẽ và hạn chế khối lượng nhập khẩu. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam, một nước có nguồn lợi thủy sản dồi dào, nông sản phong phú tiếp cận với thị trường đầy tiềm năng như Nhật Bản.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, Nhật Bản không chỉ cần nguồn lương thực phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày mà còn cần nguồn nhiên liệu như than, dầu mỏ… phục vụ cho sản xuất và kinh doanh. Trong vòng 10 năm, kể từ năm 1960 đến 1970, số mỏ than tại Nhật Bản đã giảm từ 600 xuống còn 102. Sản lượng than sản xuất mỗi năm cũng giảm tương ứng từ 55 triệu tấn xuống còn 40 triệu tấn. Đến năm 1985, tại Nhật Bản chỉ còn 11 mỏ than lớn với sản lượng hàng năm 16 triệu tấn. Số công nhân mỏ cũng chỉ còn 1/10, mức cao nhất là 230.000 người. Trong lúc đó, sau một thời kỳ tăng trưởng nhanh, ngành hóa dầu của Nhật Bản cũng rơi vào suy thoái và công suất của nó đã giảm hơn 30% từ năm 1983. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu trong nước, Nhật Bản đã phải nhập khẩu than, dầu từ các quốc gia khác cũng như từ Việt Nam. Năm 1990, Việt Nam xuất sang Nhật 1.037 tấn dầu thô, trị giá 192,4 triệu USD, và than trị giá 12,3 triệu USD. Trong vòng 10 năm, từ 1990 đến 2000, hai mặt hàng này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Trao đổi thương mại như trên không những góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch song phương mà còn tạo điều kiện cho phát triển kinh tế tại mỗi quốc gia trên cơ sở tận dụng những lợi thế so sánh riêng của mình. Bởi vậy, quan hệ thương mại Việt – Nhật là quan hệ thể hiện sự hợp tác, bổ sung lẫn nhau giữa hai quốc gia và bản thân điều kiện, tiềm năng của mỗi nền kinh tế đều có thể đáp ứng được các nhu cầu tương hỗ. Quan hệ thương mại song phương tốt đẹp sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế tại mỗi nước và đem lại lợi ích cho cả hai nước.
1.3. Tính cấp thiết phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và hiện nay là nước nhập khẩu hàng hoá lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Liên tục trong vòng 11 năm từ 1991 đến 2001, Nhật Bản luôn là quốc gia nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam. Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hoá trị giá 330 – 400 tỷ USD, năm 2003 trị giá nhập khẩu đạt 381,2 tỷ USD. Trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 2,3 – 2,9 tỷ USD, chiếm khoảng 13 – 16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 3,79 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2003 và nhập khẩu từ Nhật Bản đạt khoảng 3,12 tỷ USD. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 4,56 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2004.Trong đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt khoảng 3,6 tỷ USD, tăng 15,3% so với 2004. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 5,2 tỷ đô la tăng trên 18,6% so với năm 2005. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản đạt 5,7% tăng 9,6 % so vơi năm 2006. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản đạt 7,5 tỷ USD tăng 31,6% so với năm 2007. Thị trường này hiện chiếm khoảng 11,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.Quan hệ thương mại Việt - Nhật đang phát triển với tốc độ cao. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản thời gian gần đây luôn tăng trung bình từ 15 - 20% so với năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam là dầu thô, hàng hải sản, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, gạo, than… Ngược lại, Nhật Bản xuất khẩu sang nước ta các mặt hàng như: máy tính và linh kiện điện tử, ô tô các loại, xe máy, xăng dầu… Cơ cấu các mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa hai nước thay đổi theo từng năm, góp phần tác động tới kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 2000, kim ngạch thương mại song phương đạt 4,5 tỷ USD, năm 2006 đã tăng lên 9,9 tỉ USD năm 2007 tăng lên 12,2 tỷ USD. Kim ngạch thương mại năm 2008 của 2 nước đạt 17.3 tỷ USD, cao hơn 2,3 tỷ USD so với mục tiêu hai bên đặt ra cho năm 2010. Điều đáng chú ý là cán cân thương mại hơi nghiêng về Việt Nam.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được chấp nhận tại thị trường Nhật Bản nhưng thị phần còn rất khiêm tốn, hiện mới đạt xấp xỉ 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Trong khi đó, thị phần của Trung Quốc là 20,5%, Thái Lan là 2,94%, Malaysia 2,8%, Phillippines 1,4 %, Singapore 1,13% ( số liệu năm 2007).
Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản còn khiêm tốn là do các DN chưa nắm bắt hết được lợi thế và khắc phục những khó khăn khi thâm nhập thị trường này.
Quan hệ thương mại giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độ lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy, do ở trình độ phát triển khác nhau nên hai nền kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau.
Nhật Bản dành ưu đãi GSP cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này. Việt Nam đã chính thức ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) vào ngày 1/4/2008. Trong khuôn khổ AJCEP, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế đối với 82% giá trị thương mại hai chiều Việt – Nhật trong 16 năm. Việt Nam mặc nhiên hưởng lợi từ ưu đãi của Nhật Bản cam kết dành chung cho ASEAN. Theo cam kết AJCEP, Nhật Bản đã loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị thương mại Việt – Nhật trong vòg 10 năm. Và đến ngày 25/12/2008 hai nước đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt-Nhật VJEPA. Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật-ASEAN, VJEPA sẽ tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ mức bình quân hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm, đây là cơ hội để các DN có thể tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ của Nhật Bản để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, mối quan hệ thương mại này còn quá khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước. Số mặt hàng Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam năm 2005 gấp khoảng ba lần số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chỉ là bạn hàng nhỏ bé trên thị trường Nhật Bản rộng lớn, đầy tiềm năng. Ngoài ra còn tồn tại không ít các yếu tố cản trở sự phát triển về quan hệ mậu dịch giữa hai nước. Bởi vậy, xuất hiện câu hỏi: “Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua đã phát triển như thế nào? Sự phát triển đó diễn ra nhờ những nhân tố gì? Liệu có thể phát triển mối quan hệ thương mại giữa hai nước trong tương lai hơn nữa hay không? Việt Nam cần phải làm gì để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản?...
Tóm lại, qua những điều đã được trình bày trong chương này, chúng ta có thể khẳng định rằng sự phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản là hoàn toàn phù hợp với lý luận về thương mại quốc tế, có tiềm năng to lớn để phát triển trên cơ sở tận dụng những lợi thế (cả tuyệt đối lẫn tương đối) về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, và được thúc đẩy mạnh mẽ bởi bối cảnh quốc tế mới cũng như những chủ trương chính sách của mỗi quốc gia. Vậy thì thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã diễn ra như thế nào? Vấn đề này sẽ được đề cập đến trong chương 2.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2007
2.1. Những thành tựu chủ yếu của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
2.1.1. Sự tăng trưởng của thương mại hai chiều
Nhật Bản là một trong những bạn hàng thương mại quan trọng của Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (với tất cả các nước trên thế giới). Năm 1990, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt 509,3 triệu USD, chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam thì năm 1997 đã tăng lên 3.184,7 triệu USD, chiếm hơn 15% trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam. Giá trị kim ngạch thương mại tăng dần qua từng năm và tăng gấp hơn 6 lần trong vòng 8 năm. Năm 1990 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản tăng 38,9% so với năm 1989. Năm 1991, tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất, đạt 72,2%, do tác động tích cực từ những bước chuyển biến trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Năm 1992 – 1995, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật tăng với tốc độ từ 20 – 30%.
Khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực năm 1997 - 1998 khiến kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng tồi tệ, GDP ước tính chỉ tăng 1,1%. Đồng yên tiếp tục yếu đi so với USD. Đầu quí II năm 1997 tỉ giá hối đoái là 114Y/USD đến đầu tháng 12/1997 là 128,68Y và đến 16/6/1998 đã là 146,20Y. Điều này tác động xấu đến nhập khẩu, gây thiệt hại cho Nhật Bản - một trong những nước nhập khẩu lớn nhất thế giới. Mức thu nhập và cầu hàng hoá trong nước của người dân Nhật bị ảnh hưởng. Vì vậy, quan hệ thương mại Việt – Nhật cũng bị ảnh hưởng chung. Trong khi đồng tiền của các nước khác giảm giá thì tiền Việt Nam đồng bị nâng giá, tăng khoảng 32,3% so với baht, 20,1% so với ringgít… hồi tháng 10/1997. Do đó, khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam tại Nhật so với các nước khác trong khu vực bị suy giảm, bởi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng tương tự như hàng xuất khẩu của các nước khác trong khu vực sang thị trường Nhật. Mặc dù đồng yên Nhật mất giá so với USD nhưng đồng tiền của các nước trong khu vực còn mất giá với tốc độ nhanh hơn nên so với đồng tiền các nước trong khu vực, đồng yên vẫn lên giá. Điều này làm giảm sức cạnh tranh hàng hoá của Nhật trên thị trường các nước này, cũng như tại Việt Nam. Các hàng hoá cùng loại hoặc hàng hoá thay thế từ các nước Đông Nam Á hoặc Hàn Quốc rẻ hơn đã cạnh tranh được với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam.
BẢNG 2.1
Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
Kim ngạch XK
Kim ngạch NK
Tổng kim ngạch XNK Việt–Nhật
Tăng trưởng so với năm trước (%)
Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam
KN XNK Việt – Nhật trong KN XNK của Việt Nam (%)
1989
261,0
105,6
366,6
1990
340,3
169,0
509,3
38,9
5.156,4
9,88
1991
719,3
157,7
877
72,2
4.425,2
19,82
1992
833,9
239,4
1.073,3
22,4
5.121,5
20,96
1993
936,9
452,3
1.389,2
29,4
6.909,1
20,11
1994
1.179,3
585,7
1.765
27,0
9.880,1
17,86
1995
1.461,0
915,7
2.376,7
34,7
13.604,3
17,47
1996
1.546,4
1.260,3
2.806,7
18,1
18.399,4
15,25
1997
1.675,4
1.509,3
3.184,7
13,5
20.777,3
15,33
1998
1.514,5
1.481,7
2.996,2
-5,9
20.859,9
14,36
1999
1.786,2
1.618,3
3.404,5
13,6
23.283,5
14,62
2000
2.575,2
2.300,9
4.876,1
43,2
30.119,2
16,19
2001
2.509,8
2.183,1
4.692,9
-3,76
31247,1
15,02
2002
2.437,0
2.504,7
4.941,7
5,3
36.451,7
13,56
2003
2.908,6
2.982,1
5.890,7
19,2
45.405,1
12,97
2004
3.542,1
3.552,6
7.094,7
20,4
58.453,8
12,14
2005
4.340,3
4.074,1
8.414,4
18,6
69.208,2
12,16
2006
5.232,1
4.701,0
9.933,1
18,0
84.717,3
11,72
2007
6.069,8
6.177,7
12.247,5
23,3
111.243,6
11,0
Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội 2006, tr.67 - 68.
Năm 1998, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản giảm 5,9% so với năm 1997, còn 2.996,2 triệu USD. Đây là mức giảm thấp nhất kể từ năm 1990 đến nay. Tuy nhiên, buôn bán Việt – Nhật vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch buôn bán của Việt Nam với thế giới. Hai năm tiếp sau, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật tiếp tục tăng cao, đạt 3.404,5 và 4.976,1 triệu USD trước khi giảm vào năm 2001. Nền kinh tế Mỹ giảm sút khiến nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái, gây ảnh hưởng xấu tới kim ngạch thương mại Việt – Nhật. Năm 2001, kim ngạch xuất và nhập khẩu giữa hai nước đều giảm, tổng kim ngạch giảm 3,76% so với năm 2000. Từ năm 2002 trở đi, kim ngạch thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng ổn định với tỷ trọng cao nhất 23,3% vào năm 2007, đạt 12.247,5 triệu USD, gấp 2,47 lần so với năm 2002. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch thương mại Việt – Nhật trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với các đối tác ngày càng có xu hướng giảm cùng chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2007, tỷ trọng này là 11%, là mức thấp nhất kể từ khi quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước phát triển mạnh mẽ.
Đồ thị 2.1. Thương mại của Việt Nam với một số nước chủ yếu 1995 – 2005
(Đơn vị: triệu USD)
Bảng 2.2. Thương mại của Việt Nam với một số nước chủ yếu
Nước/
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Nhật
Bản
2376,7
2806,7
3184,7
2996,2
3404,5
4876,1
4692,2
4941,7
5890,7
7094,7
8504,2
Đài
Loan
1340,7
1803,1
2299,2
2047,8
2248,8
2636,5
2814,7
3343
3664,7
4588,9
5265,2
Trung Quốc
691,6
669,2
878,5
955,1
1419,5
2937,5
3023,6
3677,1
5021,7
7494,2
8739,9
Mỹ
300,1
450
538,2
793,5
826,7
1096,2
1476,1
2911,1
5081,9
6158,7
6795
Xingapo
2115
3322,6
3343,9
2704,9
2754,9
3580,2
3522
3494,6
3900,5
5103,7
6406,1
Hàn
Quốc
1488,9
2339,7
1981,5
1650
1805,7
2106,2
2292,9
2748,3
3117,5
3967,5
4231,4
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2, 2008, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, tr.12.
Nếu so sánh với Hàn Quốc, một quốc gia khác có nền công nghiệp mạnh ở Đông Bắc Á, thị vị trí đối tác thương mại của Nhật Bản đối với Việt Nam quan trọng hơn nhiều. Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam còn Hàn Quốc chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam, với mức trao đổi thương mại là 3,12 tỷ USD vào cuối năm 2003. Hàn Quốc đứng sau Nhật Bản 5,9 tỷ USD, Mỹ 5,08 tỷ USD, Trung Quốc 4,87 tỷ USD, Xingapo 3,9 tỷ USD và Đài Loan 3,66 tỷ USD.
So sánh với một số đối tác thương mại truyền thống khác của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan và Xingapo, Nhật Bản vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tuy mấy năm gần đây, kim ngạch thương mại song phương Việt – Nhật có suy giảm, nhưng Nhật Bản vẫn giữ vị trí trong tốp 3 đối tác thương mại lớn nhất.
BẢNG 2.3
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
Tổng KN XNK Việt – Nhật
KN XNK Việt – Nhật trong KN XNK của Việt Nam (%)
Tổng KN XNK Nhật Bản
KN XNK Việt – Nhật trong KN XNK của Nhật Bản (%)
2001
4.692,9
15,02
752.000
0,624
2002
4.941,7
13,56
754.000
0,655
2003
5.890,7
12,97
855.000
0.689
2004
7.094,7
12,14
1.021.000
0,695
2005
8.414,4
12,16
1.110.000
0,758
Nguồn:
2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
Năm 1990, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chỉ đạt 340,3 triệu USD thì năm 1991 kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên đạt 719,3 triệu USD, tức tăng gấp 4 lần. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng tăng lên, chiếm 34,46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 1991 đến năm 2001, 11 năm liên tiếp, Nhật Bản luôn là bạn hàng số 1 của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu tăng ổn định ngoại trừ năm 2001 giảm 2,53% so với năm 2000. Thời gian này, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng không ổn định. Năm 1991 – 1993, tỷ trọng này lớn hơn 30% đến năm 1994 – 1996 giảm còn khoảng trên 20% và từ năm 1997 – 2001 giảm chỉ còn trên 10%. Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Nhật Bản có giá trị lớn là dầu thô, hải sản, hàng dệt may, than.
Năm 2002 là năm đầu tiên Nhật Bản trở thành bạn hàng nhập khẩu thứ 2 của Việt Nam, xếp sau Mỹ. Giống như năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản lại giảm 2,9%, chỉ đạt 2.437 triệu USD. Năm 2003, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 2.908,6 triệu USD thì năm 2007 đã tăng gấp 2 lần, đạt 6.069,8 triệu USD. Năm 2007 là năm thứ 6 liên tiếp, Nhật Bản duy trì vị trí thứ 2 trong số các thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 11,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2003 – 2007, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản luôn ở mức 16 – 22% so với năm trước. Mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao của Việt Nam đã mở rộng hơn thêm linh kiện điện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, giầy dép các loại.
BẢNG 2.4
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
Trị giá
Tăng trưởng (%)
Xếp hạng
Tổng KN XK của Việt Nam
Tỷ trọng trong tổng KN XK của Việt Nam (%)
1989
261,0
1990
340,3
30,38
2
2.404,0
14,16
1991
719,3
111,37
1
2.087,1
34,46
1992
833,9
15,93
1
2.580,7
32,31
1993
936,9
12,35
1
2.985,2
31,38
1994
1.179,3
25,87
1
4.054,3
29,09
1995
1.461,0
23,89
1
5.448,9
26,81
1996
1.546,4
5,85
1
7.255,8
21,31
1997
1.675,4
8,34
1
9.185,0
18,24
1998
1.514,5
-9,60
1
9.360,3
16,18
1999
1.786,2
17,94
1
11.541,4
15,48
2000
2.575,2
44,17
1
14.482,7
17,78
2001
2.509,8
-2,54
1
15.029,2
16,70
2002
2.437,0
-2,90
2
16.706,1
14,59
2003
2.908,6
19,35
2
20.149,3
14,44
2004
3.542,1
21,78
2
26.485,0
13,37
2005
4.340,3
22,53
2
32.447,1
13,38
2006
5.232,1
20,55
2
39.826,2
13,14
2007
6.069,8
16,01
2
48.561,4
12,50
2008
7.500
31.6
2
64.102.,5
11.7
Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội 2006, tr.67.
BẢNG 2.5
Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2006
(Đơn vị: nghìn USD)
TT
Tên hàng
Kim ngạch XK
Tỷ trọng trong tổng KN XK cả nước (%)
1
Hàng hải sản
844.313
25,14
2
Dầu thô
719.475
8,71
3
Hàng dệt may
627.632
10,76
4
Dây điện và dây cáp điện
588.543
83,51
5
Gỗ và sản phẩm gỗ
286.799
14,84
6
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
245.918
14,40
7
Than đá
164.263
17,96
8
Giầy dép các loại
113.130
3,15
9
Sản phẩm chất dẻo
106.466
22,18
10
Túi xách vali, mũ, ô dù
47.495
9,44
11
Cà phê
44.923
3,69
12
Gạo
43.096
13
Sản phẩm gốm sứ
30.818
14
Hàng rau quả
27.573
15
Sản phẩm mây tre cói thảm
24.047
16
Cao su
23.823
17
Sản phẩm đá quý và kim loại quý
15.341
18
Dầu mỡ động thực vật
4.332
19
Hạt điều
3.258
20
Thiếc
2.868
21
Đồ chơi trẻ em
2.764
22
Hạt tiêu
1.658
23
Xe đạp và phụ tùng
1.345
24
Chè
1.084
25
Mỳ ăn liền
536
26
Quế
459
Tổng xuất
5.232.134
Nguồn:
2.1.1.2. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản
Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Việt Nam là 169 triệu USD, thì đến năm 1997 đã tăng lên 1.509,3 triệu USD, tăng gần 9 lần trong vòng 8 năm. Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là xe máy, ô tô các loại, xăng dầu, máy thu hình, phân bón, thuốc trừ sâu… phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Tỷ trọng nhập khẩu từ Nhật Bản trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng dần, đạt 13,02% vào năm 1997. Năm tiếp theo, tỷ trọng này có suy giảm, nhưng Nhật Bản vẫn là bạn hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Xingapo, với kim ngạch đạt 1.481,7 triệu USD. Từ năm 1996 đến 2000, Nhật Bản xuất khẩu thêm sang Việt Nam những mặt hàng có giá trị cao, kỹ thuật cao như: máy móc, phụ liệu may, linh kiện điện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính… đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Năm 2003, Nhật Bản vươn lên trở thành bạn hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch 2.982,1 triệu USD. Từ 2004 đến 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản tăng dần nhưng tỷ trọng trong tổng ngạch nhập khẩu của Việt Nam lại giảm dần. Bốn năm liền Nhật Bản luôn xếp thứ 4 trong danh sách bạn hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam. Thời gian này, Nhật Bản tăng sản lượng các mặt hàng có giá trị cao như: sắt thép, vải các loại.. . xuất sang Việt Nam.
BẢNG 2.6. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
Trị giá
Tăng trưởng (%)
Xếp hạng
Tổng kim ngạch NK của Việt Nam
Tỷ trọng trong tổng kim ngạch NK của Việt Nam (%)
1989
105,6
1990
169,0
60,04
4
2.752,4
6,14
1991
157,7
-6,69
4
2.338,1
6,74
1992
239,4
51,81
2
2.540,8
9,42
1993
452,3
88,93
3
3.923,9
11,53
1994
585,7
29,49
3
5.825,8
10,05
1995
915,7
56,34
3
8.155,4
11,23
1996
1.260,3
37,63
4
11.143,6
11,31
1997
1.509,3
19,76
3
11.592,3
13,02
1998
1.481,7
-1,83
2
11.499,6
12,88
1999
1.618,3
9,22
2
11.742,1
13,78
2000
2.300,9
42,18
2
15.636,5
14,71
2001
2.183,1
-5,12
2
16.217,9
13,46
2002
2.504,7
14,73
3
19.745,6
12,68
2003
2.982,1
19,06
1
25.255,8
11,81
2004
3.552,6
19,13
4
31.968,8
11,11
2005
4.074,1
14,68
4
36.761,1
11,08
2006
4.701,0
15,39
4
44.891,1
10,47
2007
6.177,7
31,41
4
62.682,2
9,86
Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội 2006, tr.68.
Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản tăng mạnh, đạt khoảng 6 tỷ USD, tăng 38,2% so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam đang thu hút các dự án đầu tư từ Nhật Bản với sự chuyển giao công nghệ, máy móc của Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng.
BẢNG 2.7.Các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản năm 2006
(Đơn vị: nghìn USD)
TT
Tên hàng
Kim ngạch NK
Tỷ trọng trong tổng KN NK cả nước (%)
1
Máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng
1.380.561
20,83
2
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
502.566
24,54
3
Sắt thép các loại
473.454
16,12
4
Vải các loại
300.292
10,06
5
Linh kiện ô tô
128.977
17,00
6
Chất dẻo nguyên liệu
126.426
6,78
7
Hóa chất
118.1
11,34
8
Nguyên phụ liệu dệt may, da giầy
107.063
5,49
9
Kim loại thường khác
105.554
7,23
10
Các sản phẩm hóa chất
97.122
9,64
11
Linh kiện và phụ tùng xe máy
40.701
8,47
12
Ô tô nguyên chiếc các loại
40.666
19,10
13
Phân bón các loại
31.189
14
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
25.857
15
Giấy các loại
22.01
16
Cao su
20.379
17
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
10.464
18
Nguyên phụ liệu thuốc lá
9.012
19
Bột giấy
8.154
20
Gỗ và sản phẩm gỗ
7.174
21
Bột Mỳ
6.448
22
Xăng dầu các loại
6.229
23
Tân dược
5.973
24
Sợi các loại
5.22
25
Xe máy nguyên chiếc
4.609
26
Sữa và sản phẩm sữa
2.66
27
Clinker
2.648
28
Nguyên phụ liệu dược phẩm
1.205
29
Dầu mỡ động thực vật
878
30
Bông
613
31
Kính ._.ợp thẩm mỹ, và sẽ không còn tình trạng sao chép kiểu mẫu, nhãn mác của nước ngoài như hiện nay. Hàng dệt may Việt Nam cũng không còn chịu cảnh làm gia công, gắn mác của thương hiệu nổi tiếng mà sẽ có thương hiệu riêng đứng vững trên thị trường xuất khẩu Nhật Bản. Muốn vậy, chính phủ cần có chế độ khuyến khích và chính sách đầu tư để thúc đẩy ngành công nghiệp sáng tạo phát triển.
- Chính phủ Việt Nam nên tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại cho các cán bộ lãnh đạo và chuyên viên thương mại của các công ty Việt Nam có tham gia vào mậu dịch quốc tế. Mục đích của đào tạo là nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ thương mại Việt Nam để họ có thể đưa ra được những quyết định sáng suốt, kịp thời và rút ngắn được thời gian dài không cần thiết của các cuộc thương lượng.
- Chính phủ Việt Nam cần phải thành lập thêm hoặc củng cố hoạt động của các văn phòng xúc tiến thương mại của Chính phủ nhằm thúc đẩy hơn nữa khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Bản thân các công ty kinh doanh XNK của Việt Nam ít chịu bỏ tiền hoặc không có khả năng bỏ tiền ra cho những chuyến đi nghiên cứu, thăm dò thị trường hay tổ chức các cuộc hội thảo ở nước ngoài để khuyếch trương sản phẩm của mình – những hoạt động mà các hãng nước ngoài đang thực hiện rầm rộ ở Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam phải thành lập văn phòng xúc tiến thương mại của Chính phủ. Đây là việc làm cấp bách đối với Việt Nam trong tình hình hiện nay. Những văn phòng này sẽ đứng ra tổ chức và đài thọ phần kinh phí những chuyến đi nghiên cứu thăm dò thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức trưng bày sản phẩm của Việt Nam tại Nhật Bản.
3.2. Đối với các doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần lựa chọn chiến lược phù hợp để thâm nhập thị trường Nhật Bản như xuất khẩu, liên doanh và đầu tư trực tiếp. Trong đó, hình thức liên doanh rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam. Hình thức này không chỉ giúp cho sự gia tăng xuất khẩu sang Nhật mà còn sang các thị trường khác mà các công ty Nhật Bản đang có mặt. Ưu điểm của hình thức này thể hiện qua việc có được các thong tin và điều kiện về thị trường, có sự xuất hiện trên thị trường, công nghệ phát triển và có ngay được hệ thống các kênh phân phối và khách hàng.
Các doanh nghiệp Việt Nam nên hiểu rằng các công ty thương mại lớn của Nhật Bản có một cơ sở vững vàng trong các mối quan hệ với khách hàng. Chính điều này sẽ có thể làm tăng lượng hàng tiêu thụ ngay lượt hàng đầu tiên, nhưng một khi thị trường đã được chia sẻ, đối tác Nhật Bản thường ít có lợi trong việc tìm kiếm khách hàng mới, trừ khi sản phẩm nhập khẩu có nhiều lợi thế cạnh tranh về mặt công nghệ và giá cả.
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh công ty tại Nhật để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Các nhà xuất khẩu muốn thu thập thông tin hoặc muốn tạo các điều kiện thuận lợi cho các công việc tiếp xúc với đối tác và khách hàng tại Nhật nên có văn phòng đại diện của mình. Bởi nó sẽ trở thành cầu nối để có thể thực hiện việc thu thập các cơ sở dữ liệu và các thông tin khác đồng thời cung cấp các hình thức xúc tiến và dịch vụ kỹ thuật cần thiết. Văn phòng đại diện không bị đánh thuế và cũng không cần phải có các thủ tục xin phép phức tạp. Tuy nhiên, văn phòng đại diện không được can thiệp vào các giao dịch thương mại thậm chí cũng không được thực hiện nhận đơn đặt hàng một cách trực tiếp. Nhưng văn phòng đại diện có thể cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho các đại lý và thực hiện tất cả các hoạt động marketing trừ việc bán hàng. Ngược lại, chi nhánh công ty tại Nhật lại có thể thực hiện được tất cả các hoạt động thương mại, sản xuất, bán lẻ, cung cấp dịch vụ và các tác vụ kinh doanh khác. Như vậy, chi nhánh công ty có thể nhận các đơn đặt hàng và thực hiện được tất cả chương trình Marketing, trong đó bao gồm việc sắp xếp kế hoạch quảng cáo, tuyển mộ đội ngũ bán hàng và thực hiện tất cả các hoạt động tiếp thị cần thiết. Chi nhánh công ty là đối tượng bị đánh thuế tại Nhật. Nhà xuất khẩu phải bổ nhiệm một đại diện tại Nhật và phải đăng ký với Văn phòng luật thương mại của Bộ Tư pháp. Chi nhánh công ty cũng được xem như là một hình thức đầu tư trực tiếp vào Nhật theo Luật Ngoại thương của Nhật và phải báo cáo cho Bộ Tài chính thông qua Ngân hàng Trung Ương trong vòng 15 ngày sau khi thành lập chi nhánh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần tổ chức hoặc tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ… để trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình trực tiếp tại Nhật Bản. Ví dụ như trong khuôn khổ triển lãm thương mại và du lịch Intex Festa tại thành phố Osaka, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nhật cùng Vietnam Airlines đã khai trương lễ hội Việt Nam vào ngày 2/2/2006. Tham gia lễ hội có hơn 20 doanh nghiệp và nghệ nhân Việt Nam, trưng bày và giới thiệu các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, quà tặng, may mặc, gốm sứ, đồ gỗ… đã thu hút hàng nghìn khách tham quan và mua sắm tại các gian hàng Việt Nam trong buổi sáng khai mạc. Cũng nhân dịp này, Bộ Thương mại Việt Nam đã chính thức khai trương Thương vụ Việt Nam tại thành phố Osaka.
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng một chiến lược hoạt động kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Muốn vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư cho các mục tiêu dài hạn, mua sắm các trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất và quản lý nhằm thích ứng cao với nhu cầu phát triển kinh tế. Hiện tại có rất nhiều tập đoàn điện và điện tử lớn của Nhật đang hướng đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao và phần mềm ở Việt Nam. Có thể kể đến là dự án đầu tư sản xuất máy in laser ở Việt Nam của Canon với trị giá khoảng 50 triệu USD; nhà máy sản xuất máy ảnh kỹ thuật số và những mặt hàng có liên quan của Sanyo với vốn đầu tư 13 triệu USD tại Đồng Nai; nhà máy sản xuất đĩa thủy tinh ở khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu đang gia tăng về ổ cứng máy tính xách tay và những ổ đĩa nhỏ hơn trong máy iPod của hãng Apple của tập đoàn Hoya với vốn đầu tư 45 triệu USD. Một trong những nguyện vọng của các tập đoàn Nhật Bản là có thể mua một số linh kiện, chi tiết, phụ kiện ngay tại Việt Nam, để họ có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí vận chuyển và nhiều thứ khác, tức là họ có thể “nhập khẩu tại chỗ” những mặt hàng này để sản xuất hoạt động kinh doanh. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu đơn giản của các công ty Nhật Bản. Giám đốc Công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam cho biết: "Nguyên tắc của Công ty là mua vật tư tại Việt Nam... Mong muốn của Công ty là có thể mua được tất cả các chi tiết tại Việt Nam"... và sự thật là không chỉ Sumitomo Heavy Industries Việt Nam mới có mong muốn ấy. Việt Nam bây giờ có không ít các khu chế xuất và khu công nghiệp, chỉ tính riêng KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) đã có 69 doanh nghiệp nước ngoài, nếu doanh nghiệp Việt Nam cung cấp được linh kiện, phụ kiện cho họ thì đó sẽ là nguồn tạo ra nhiều chỗ làm việc và mang về mối lợi kinh tế không nhỏ? Nhưng vì sao các doanh nghiệp Việt Nam lại hững hờ với mối lợi ấy? Lý giải cho tình trạng này là nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn ổn định, khả năng học hỏi và thích ứng chưa cao, chưa nắm bắt được xu thế phát triển kinh tế, nguồn vốn hạn hẹp, công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn yếu kém… Do đó, để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường nội địa cũng như vươn tới thị trường Nhật Bản trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng một chiến lược cạnh tranh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trên cơ sở học hỏi và tích lũy kinh nghiệm của các công ty lớn trên thế giới. Trước tiên, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt đầu bằng việc xuất khẩu tại chỗ các thiết bị, nguyên liệu cho các công ty Nhật Bản tại Việt Nam rồi tiến tới xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản. Đó là một hướng đi vững chắc đảm bảo cho quá trình phát triển dài hạn của công ty, vừa giảm thiểu được các chi phí vừa đạt được doanh thu ổn định, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh. Tránh để xẩy ra trường hợp đáng tiếc như một doanh nghiệp nước ngoài đặt mua đồng phục của một doanh nghiệp Việt Nam thì 3 đợt trả hàng mỗi đợt một màu khác nhau.
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư chi phí để nghiên cứu thị trường, phong tục tập quán, văn hóa tiêu dùng của người Nhật. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin, điều tra thị trường Nhật Bản.
Hệ thống phân phối của thị trường Nhật Bản là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng nấc, nhiều khâu trung gian nên khi hàng hóa đến được tay người tiêu dùng thì giá cả đã đội lên rất nhiều. Mặt khác, có sự kết cấu chặt chẽ giữa những người sản xuất và người phân phối tạo thành một hàng rào vô hình ngăn trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào Nhật Bản. Các nhà sản xuất Việt Nam đã quen với cách bán hàng thụ động chờ đợi các đơn đặt hàng và cung cấp những gì mà bạn hàng yêu cầu. Chính vì vậy hàng Việt Nam nhiều khi được bán dưới tên của một nhà phân phối hoặc công ty thương mại Việt Nam. Các công ty có ưu điểm là quan hệ rộng, nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường nhưng nhược điểm là hàng hóa phải trải qua một kênh phân phối nhiều tầng, nhiều nấc và rốt cuộc giá bán của hàng hóa bị nâng lên. Điều này không phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam vì hàng Việt Nam không được coi là hàng cao cấp, cạnh tranh chủ yếu dựa vào giá thấp. Do đó, để đưa hàng hóa xâm nhập thành công thị trường Nhật Bản, việc hiểu rõ hệ thống phân phối hàng hóa của nước này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều.
Để nắm bắt thông tin và hiểu biết sâu hơn về thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp cần có các cuộc tiếp xúc với các nhà kinh doanh hoặc các nhà thầu khoán đại lý của Nhật Bản. Điều này có thể thực hiện thông qua các cuộc triển lãm hoặc gặp gỡ trực tiếp. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có các bộ phận đảm trách hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhật Bản trong việc hướng dẫn các tiêu chuẩn kỹ thuật, phẩm chất hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản. Chẳng hạn, hiện có công ty OMIC, một trong những công ty lớn về kiểm tra chất lượng hàng nông sản của Nhật Bản đang có mặt tại Việt Nam để kiểm tra tiêu chuẩn, phẩm chất gạo xuất khẩu sang Nhật.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường và thị hiếu khách hàng; chú trọng mở rộng quan hệ với các siêu thị và các nhà kinh doanh bán lẻ để thuận tiện hơn trong việc đưa hàng vào thị trường Nhật, đặc biệt là đối với các mặt hàng mới hoặc những mặt hàng hiện đang còn chiếm thị phần không đáng kể ở thị trường Nhật Bản. Để hạn chế rủi ro trong xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần am hiểu tốt các quy định pháp lý của Nhật Bản đối với hàng nhập khẩu để từ đó xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này đúng thời điểm, tránh phải chịu đựng những mức thuế cao, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật rất chú ý đến chất lượng hàng hóa, bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi. Những vết xước hàng hóa trong quá trình vận chuyển cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ cả lô hàng và ảnh hưởng đến uy tín. Ngoài ra, người Nhật cũng rất nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày. Sau khủng hoảng kinh tế bong bong vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, người Nhật không chỉ quan tâm đến vấn đề chất lượng mà còn rất chú ý đến sự thay đổi giá cả. Người Nhật có thói quen mua hàng ít một, vì không gian nhà ở rất hẹp và cũng để phù hợp với mẫu mã mới ra đời. Bởi vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường Nhật Bản nên làm những lô hàng nhỏ nhưng phong phú đa dạng về chủng loại, kiểu dáng.
Để có thể nắm bắt được một cách đầy đủ nhu cầu thị trường cũng như thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý mở rộng các kênh thu thập thông tin, tìm cách tiếp cận càng gần càng tốt với hệ thống bán lẻ trên thị trường Nhật Bản để hàng hóa đến được với người tiêu dùng một nhanh chóng mà không cần qua các đại lý bán buôn, các chợ bán buôn hay các công ty thương mại tổng hợp. Để làm được điều này, thông tin về bạn hàng là vô cùng quan trọng. Ngoài các phương tiện truyền thông như sách báo, thông tin trên mạng, thông tin từ các cơ quan, văn phòng thương mại hoặc văn phòng đại diện của Việt Nam tại Nhật Bản, để tìm kiếm thông tin về bạn hàng, các doanh nghiệp cần tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, đặc biệt là các hội chợ được tổ chức tại Nhật Bản. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có dịp tiếp xúc trực tiếp với bạn hàng, với những khách hàng tiềm năng; đồng thời, thông qua các hội chợ này, doanh nghiệp có thể ký được các hợp đồng bán hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể học hỏi kinh nghiệm cũng như thu thập thông tin về sản phẩm cũng như các biện pháp marketing của doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản để trên cơ sở đó đề ra những chiến lược cạnh tranh có hiệu quả.
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực nghiên cứu cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu để thích ứng với nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của thị trường Nhật Bản.
Ví dụ về cải tiến mẫu mã, doanh nghiệp cần đầu tư công sức và tiền bạc để nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản. Sau khi nắm được thông tin về thị hiếu của người tiêu dùng Nhật cần có một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao. Có như vậy, những sản phẩm gỗ, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, đồ gốm sứ…. được sản xuất ra mới có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản. Ví dụ, đối với các sản phẩm gỗ, người tiêu dùng Nhật Bản đang thích các sản phẩm gỗ công nghiệp được làm giống tự nhiên. Một lớp phủ lên sản phẩm gỗ trong có vẻ giống như thật, gần gũi với thiên nhiên là sự lựa chọn của một nhóm người tiêu dùng Nhật, khác hẳn với gỗ “hàng thật” trước đây. Nếu chúng ta làm những sản phẩm “giả tạo” này còn có lợi về mặt giá thành cho các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ.
Trong buôn bán, giá cả có thể là quan trọng nhưng tại thị trường Nhật Bản thì chất lượng hàng hóa lại là yếu tố được coi trọng hàng đầu. Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện chất lượng hàng hóa bằng cách cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng đầu vào, cải tiến mẫu mã, bao bì… Tuy nghiên, nhìn chung chất lượng hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đồng đều, đặc biệt là thua kém các nước khác về bao bì đóng gói, thông tin trên bao bì cũng như kỹ thuật bảo quản còn đơn điệu, mẫu mã kém hấp dẫn… Đặc biệt là khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng sang thị trường các nước còn làm chưa nghiêm. Máy móc thiết bị kiểm tra lạc hậu, cán bộ kiểm tra còn thiếu kinh nghiệm, đôi khi xuê xoa buông lỏng… Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều lô hàng của Việt Nam với chất lượng không đảm bảo vẫn được xuất sang Nhật Bản và bị trả về vừa tốn kém vừa làm giảm uy tín của hàng Việt Nam tại thị trường Nhật.
Một vấn đề quan trọng nữa là các doanh nghiệp Việt Nam phải biết quan tâm và bảo vệ thương hiệu của mình. Đã có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp nước ta bị mất thương hiệu ở nước ngoài do không đăng ký như: bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên, PetroVietnam, thuốc lá Vinataba… Mất nhãn hiệu không chỉ là mất đi thị trường, mất bạn hàng, mất thương hiệu mà sẽ thiệt hại, tốn kém rất lớn cho các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải vượt qua nhiều thử thách về sự khác biệt ngôn ngữ, về chi phí vận chuyển và các vấn đề khác khi tiếp thị tới khách hàng Nhật Bản. Muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản bằng phương thức này, các nhà xuất khẩu phải chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để đầu tư cho dịch vụ chủ yếu liên quan đến cơ sở hạ tầng cho Marketing trực tiếp.
KẾT LUẬN
Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã có lịch sử lâu dài, song chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ nhất kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay. Trong suốt thời gian đó, quan hệ thương mại song phương đã có bước phát triển mạnh mẽ và luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong các quan hệ kinh tế của Việt Nam với Nhật Bản.
Sự gia tăng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong những năm qua có nhiều lý do, song suy cho cùng là xuất phát từ lợi ích kinh tế cũng như chính trị của cả hai bên. Đối với Việt Nam, mở cửa buôn bán với Nhật Bản không chỉ nhằm phát huy lợi thế nguồn hàng của mình, mở rộng thị trường mới mà còn là tiếp nhận hàng hóa và kỹ thuật nhằm bảo đảm nhu cầu sinh hoạt và phát triển sản xuất của Việt Nam, qua đó mở rộng ảnh hưởng và uy tín của Việt Nam trong khu vực. Đối với Nhật Bản xâm nhập thị trường Việt Nam có nhiều lợi ích do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, do Việt Nam là thị trường khá đông dân, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giá nhân công thấp và nhiều tiềm năng khác chưa được khai thác. Đặc biệt, xâm nhập thị trường Việt Nam qua thương mại còn tạo điều kiện cho FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. Thông qua những quan hệ này Nhật Bản muốn mở rộng và chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong khu vực, muốn thay đổi hình ảnh của mình trong quá khữ, khẳng định vai trò không chỉ là cường quốc kinh tế mà còn là cường quốc chính trị trong khu vực và trên thế giới.
Khi phân tích quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản ta thấy nổi lên một số đặc điểm đáng chú ý sau:
Thứ nhất là trong hoạt động mậu dịch với Nhật Bản, trong nhiều năm liên tục Việt Nam luôn ở trong tình trạng xuất siêu. Xuất siêu ở đây không phản ánh thế mạnh trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Thặng dư trong buôn bán với Nhật là do sách lược trong nhập khẩu hàng hóa, chúng ta thường xuất sang Nhật sau đó mua hàng hóa cần thiết đồng loại của Nhật ở nước thứ ba với giá có phần mềm hơn. Trong xuất khẩu chúng ta chưa tạo ra được nguồn hàng chủ lực có tính dài hạn. Phần lớn chỉ tìm kiếm cái có sẵn (không phải nhiều) để xuất khẩu. Vì vậy vấn đề đặt ra trong giai đoạn trước mắt là phải xây dựng được một chiến lược về sản phẩm xuất khẩu nói chung, đối với từng thị trường, trong đó có Nhật Bản nói riêng. Đây là một vấn đề lớn đối với Việt Nam. Để giải quyết cần phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng mạnh vào xuất khẩu, Nhà nước cần có chính sách nuôi dưỡng các ngành kinh tế tạo nguồn hàng xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh qua hiện đại hóa .v.v…
Thứ hai là tuy kim ngạch thương mại song phương Việt – Nhật có sự gia tăng mạnh trong những năm gần đây, nhưng cần thấy với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm khoảng trên dưới 10 tỷ USD là khá nhỏ so với quan hệ thương mại của Nhật Bản với các quốc gia khác. Cho dù con số này có đạt mục tiêu đề ra là 15 tỷ USD vào năm 2010 thì đây vẫn còn là một con số khiêm tốn. Tỷ trọng thương mại Nhật – Việt chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của Nhật Bản với cả thế giới. Nhưng tỷ trọng thương mại Việt – Nhật chiếm tới gần 1/5 tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam với cả thế giới. Qua đây, có thể thấy rõ một điều là thị trường Nhật Bản có tầm quan trọng rất lớn đối với ngoại thương của Việt Nam, song ngược lại thị trường Việt Nam, xét trên phương diện kinh tế chưa có sức nặng đối với hoạt động ngoại thương của Nhật Bản.
Thứ ba là cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự cải thiện, các mặt hàng qua chế biến tăng thêm, các hàng chưa qua chế biến có giảm. Sự thay đổi cơ cấu này diễn ra trong xu thế gia tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản là điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, cần thất là các mặt hàng của Việt Nam chủ yếu vẫn là khoáng sản, sản phẩm của nông – ngư nghiệp và các sản phẩm công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động và tài nguyên, ít chất xám. Ngược lại các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản là những mặt hàng chế tạo có hàm lượng chất xám cao. Điều này đẩy chúng ta vào thế bất lợi của giá cánh kéo và nó cũng nói lên rằng việc xuất siêu như trên đã đề cập càng không phải là điều hoàn toàn tốt mà chính là việc cực chẳng đã của những quốc gia còn kém phát triển phải khai thác bán rẻ tài nguyên và lao động của mình. Rõ ràng là đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để khắc phục dần cơ cấu ngoại thương như trên là rất cần thiết không chỉ với ngành thương mại mà đối với cả tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, để khắc phục những hạn chế bất cập nhằm đưa quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển hơn nữa góp phần đắc lực vào việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam, chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận đánh giá những thành công cũng như tìm ra nguyên nhân thực sự của những hạn chế để có những biện pháp chính sách thích hợp cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô. Hy vọng rằng một số giải pháp chủ yếu đã được đề cập đến trong luận văn này sẽ là những tham khảo hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp trong quan hệ thương mại với Nhật Bản nói riêng và quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản nói chung.
Thứ năm, triển vọng của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản là rất sáng sủa. Điều này hoàn toàn có cơ sở từ thực tiễn phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước nói riêng và quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói chung; và những cơ hội được tạo ra từ tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã và đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay và trong những năm sắp tới.
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục tài liệu tham khảo
Mục lục
CHƯƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thương mại…………………..…….…...…..1
Khái niệm về thương mại……………………………………....………...1
Nhân tố tác động đến quan hệ thương mại song phương…….……….…....1
1.2. Những đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam – Nhật Bản…………………………………………………………………..2
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Việt Nam…………………………………………...…………..…….……….………..2
1.2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Nhật Bản………………………………………………………..……….……..………..7
1.2.3. Nhận xét chung về lợi thế so sánh phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản…………………………………………….………………..…..……17
1.3. Tính cấp thiết phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản…………………………………………………………………..……….…..18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2008
2.1. Những thành tựu chủ yếu của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản…………………………………………………………………..…….……..22
2.1.1. Sự tăng trưởng của thương mại hai chiều…………………………..….….22
2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản……………..….….26
2.1.1.2. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản………….………......28
2.1.2 Sự cải thiện của cán cân thương mại……………………………….……...31
2.1.3 Sự phát triển của một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực…………...…..34
2.1.3.1. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việ Nam sang Nhật Bản…......34
2.1.3.2. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu củaViệt Nam từ Nhật Bản…….....46
2.2. Một số hạn chế bất cập của quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản……...49
2.2.1. Sự phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của mỗi nước…………………................………..….49
2.2.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu còn nghèo nàn, chậm được cải thiện………………………………………………………………..……….……53
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN
3.1. Đối với chính phủ………………………………………………..…….……57
3.2. Đối với các doanh nghiệp………………………………………..…….……60
KẾT LUẬN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
GATT (WTO): Tổ chức thương mại thế giới
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
WB: Ngân hàng thế giới
EU: Liên minh Châu Âu
GDP: Tổng thu nhập quốc nội
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA: Viện trợ chính thức
ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
AFTA: Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á
CEPT: Thuế suất ưu đãi đặc biệt
APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
ASEM: Diễn đàn Hợp tác Á – Âu
FTA: Khu vực mậu dịch tự do
G7: Nhóm bẩy quốc gia phát triển trên thế giới
R&D: Nghiên cứu và triển khai
IAEA: Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế
JBIC: Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
EPA: Hiệp định đối tác kinh tế
VJEPA: Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt-Nhật
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Thống kê xuất khẩu của Nhật Bản sang các nước ASIAN……………...14
Bảng 2.1: Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản…… ...…...23
Bảng 2.2. Thương mại của Việt Nam với một số nước chủ yếu………………...........25
BẢNG 2.3:Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước…………………………………………………………….….26
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản…………………….…27
BẢNG 2.5: Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2006…………...28
BẢNG 2.6 :Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản…………………….....29
BẢNG 2.7 :Các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản năm 2006…...……...…30
BẢNG 2.8 :Cán cân thương mại Việt – Nhật của Việt Nam…………………….……33
Bảng 2.9: So sánh chi phí và thời gian giao hàng giữa Trung Quốc và Việt Nam…....37
Bảng 2.10: Thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (%)………………………….38
Bảng 2.11:Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mã HS 9403 của Việt Nam sang Nhật Bản…………………………………………………...………………………………..42
Bảng 2.12: Một số bạn hàng chủ yếu của Nhật Bản…………………………….…….50
BẢNG 2.13 : Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật trong tổng xuất khẩu của Việt Nam và tổng nhập khẩu của Nhật Bản…………………………...……………………….……51
BẢNG 2.14 : Kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản trong tổng nhập khẩu của Việt Nam và tổng xuất khẩu của Nhật Bản…………………………………………...……..……53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Bình (2006), “Một số nét trong quan hệ ngoại thương Nhật Bản – Hàn Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, (1), tr. 10 – 14.
2. Phan Trung Chính (2008), “Thu hút đầu tư của Nhật Bản vào nước ta và giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (4), tr. 37 – 39.
3. Nguyễn Duy Dũng (1995), “Thực trạng và triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, (1), tr. 20 -22.
4. Nguyễn Thanh Đức (2004), “Nhật Bản - Thị trường mở cho xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, (5), tr 73 -77.
5. Vũ Văn Hà (2000), “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản những năm gần đây”, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, (1), tr 35 - 36.
6. Phùng Thị Vân Kiều (1999), “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản những năm gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, (3), tr. 25 - 31.
7. Tống Thùy Linh (2006), “Triển vọng của thị trường đồ gỗ Việt Nam tại Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (5), tr. 27 – 35.
8. Hoàng Xuân Long (2002), “Bí quyết thành công trong sự bắt chước công nghệ của Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, (2), tr. 15.
9. Nguyễn Tiến Lực (2003), “Việt Nam trong lịch sử quan hệ thương mại Nhật Bản – Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, (4), tr. 22–23.
10. Trần Quang Minh (2007), “Quan hệ Nhật Bản – ASEAN trong bối cảnh hội nhập châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (9), tr. 6 – 9.
11. Trần Quang Minh (2005), “Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản: Thành tựu, vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, (5), tr. 3 – 11.
12. Kim Ngọc – Nguyễn Ngọc Mạnh (2003), “Hợp tác Nhật Bản – ASEAN những thập kỷ đầu thế kỷ 21”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, (3), tr. 61 – 67.
13. Nguyễn Thị Nhiễu (chủ nhiệm) (2004), Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu nông, thuỷ sản và hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà Nội.
14. Nipponia Tìm hiểu Nhật Bản (2004), (31), Heibosha, Nhật Bản, tr. 14 – 15.
15. Tổng Cục Thống Kê (2006), Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
16. Lưu Ngọc Trịnh (2008), “35 năm quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản: Một chặng đường phát triển”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, (8), tr.11 – 16.
17. Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản (2004), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
18. Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản (2005), Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và tương lai, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
19. Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (2008), Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập Đông Á, Hà Nội.
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn TS Trần Quang Minh - Viện phó Viện Ngiên cứu Đông Bắc Á, TH.S Đặng Thị Tuyết Dung - người hướng dẫn trực tiếp và toàn thể cán bộ trong Viện đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập nghiên cứu tại Viện. Nhờ có sự giúp đỡ này em đã hoàn thành tốt khóa luận thực tập tốt nghiệp tại Viện đồng thời em đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực tập tại Viện mà em chưa được thực hành trong môi trường học tập tại trường. Có thể nói đây là những kiến thức vô cùng quý giá đối với em trước khi rời ghế nhà trường để hòa nhập vào môi trường làm việc mới.
Em cũng xin cám ơn TH.S Nguyễn Quỳnh Hoa - giáo viên hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Cô đã tận tình giúp đỡ, định hướng và chỉnh sửa bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp vừa qua để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Em cũng gửi lời cám ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học KTQD đã tổ chức đợt thực tập tốt nghiệp này giúp chúng em có điều kiện để thực hành những kiến thức được học trong trường vào thực tế để sau này khi ra trường đi công tác tại các tổ chức, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp…không bị bỡ ngỡ, có thể đáp ứng tốt với công việc được giao.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn !
( Ký tên )
tien
Đặng Anh Tiến
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....
CÁN BỘ XÁC NHẬN
(Ký và đóng dấu)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21472.doc