Tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ: LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới trong hơn thập kỷ qua đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ, mỗi quốc gia muốn củng cố và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế không thể tách rời hệ thống kinh tế toàn cầu. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ về kinh tế với các quốc gia, các khu vực kinh tế trên thế giới. Trong số những thị trường có tầm ảnh hưởng ngày... Ebook Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ
102 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
càng mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam, thị trường Bắc Mỹ nổi lên là một thị trường đầy hấp dẫn nhưng cũng chứa đựng không ít thách thức.
Thị trường Bắc Mỹ là một điểm đến đầy lôi cuốn của tất cả các quốc gia, các vùng lãnh thổ, bởi trong thị trường ấy đã có hai nền kinh tế lớn của thế giới là Hoa Kỳ và Canada bên cạnh Mê-hi-cô- quốc gia nằm giữa eo biển Trung Mỹ và Caribe với những triển vọng kinh tế đầy hứa hẹn. Thị trường Bắc Mỹ là một thị trường đặc biệt với Việt Nam, trước tiên bởi mối quan hệ với Hoa Kỳ- đối tác chiến lược và cũng đã có những liên hệ đặc biệt với Việt Nam trong quá khứ. Tuy vây, mối quan hệ về thương mại và đầu tư của Việt Nam với thị trường này mới chỉ khởi sắc trong thời gian gần đây. Đây cũng là điều dễ hiểu một phần do những trở ngại về vị trí địa lý, một phần do nền kinh tế của chúng ta mới thực sự phát triển mạnh và tạo được dấu ấn trên trường quốc tế trong giai đoạn gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viền của tổ chức thương mại thế giới WTO. Có được thành công rực rỡ đó, chúng ta không thể không ghi nhận những ủng hộ từ phía các quốc gia Bắc Mỹ, nhất là Hoa Kỳ và Canada – những quốc gia với sự ảnh hưởng lớn với nền kinh tế toàn cầu.
Quan hệ của Việt Nam và các quốc gia Bắc Mỹ xét trên khía cạnh kinh tế vẫn còn chưa cân đối. Có thể ví quan hệ kinh tế của Việt Nam với ba quốc gia này là một đồ thị đi lên, trong đó Hoa Kỳ ở vị trí đỉnh cao, Canada là điểm ở giữa và Mê-hi-cô mới chỉ là điểm khởi đầu của đồ thị ấy. Và mặc dù bức tranh về quan hệ kinh tế với từng quốc gia Bắc Mỹ còn chưa cân đối với nhau, song, có thể thấy tương lai và triển vọng của một bức tranh chung toàn cảnh vô cùng sáng lạn và đầy hứa hẹn.
Chính những lí do đặc biệt trên đã khiến em lựa chọn đề tài “Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Trong phạm vi bài luận văn của mình, em xin được đề cập đến hai lĩnh vực chính: đó là lĩnh vực quan hệ kinh tế về thương mại và quan hệ kinh tế về đầu tư của Việt Nam với từng thành viên Bắc Mỹ trong vài năm trở lại đây. Bằng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong bài viết là phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, phương pháp đối chiếu và phương pháp thống kê toán, nội dung của bài luận văn được chia thành ba phần chính:
Chương I: Khái quát về nền kinh tế của ba quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ
Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nước thuộc thị trường Bắc Mỹ
Chương III: Một số giải pháp để tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia Bắc Mỹ.
Trong quá trình thực hiện bài viết, em xin được chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo của cô giáo - THS. Vũ Huyền Phương, sự giúp đỡ từ Cục xúc tiến thương mại- Bộ công thương đã giúp em thu thập số liệu để hoàn thành khóa luận của mình. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện, em cũng không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài luận văn này được hoàn chỉnh và sâu sắc hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô!
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Thanh
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ CỦA BA QUỐC GIA THUỘC THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BA NƯỚC BẮC MỸ
1. Đôi nét về đất nước Canada
1.1. Đặc điểm tự nhiên
Nằm trên lục địa Bắc Mỹ, đất nước Canada bao gồm 10 tỉnh và 3 vùng lãnh thổ với tổng diện tích là 9.984..670 km2, trong đó diện tích đất là 9.093.507 km2 và diện tích mặt nước là 891.163 km2. Canada có diện tích lớn thứ hai trên thế giới (sau Liên bang Nga), trải dài qua sáu múi giờ. Lãnh thổ Canada kéo dài từ đỉnh Cape Columbia trên đảo Ellesmere (phía Bắc) đến Middle Land ở hồ Erie (phía Nam). Khoảng cách Đông-Tây chỗ lớn nhất là 5.514 km từ Cape Spear Newfoundland đến biên giới Yukon- Alaska. Địa phận Canada phía Nam giáp Hoa Kỳ, phía Bắc giáp Alaska (Hoa Kỳ) và Bắc Cực, phía Đông giáp Đại tây Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương. Thủ đô Canada là trung tâm thương mại Ottawa.
Do diện tích lãnh thổ rộng lớn và trải dài nên ở Canada có các yếu tố địa lý rất khác biệt như có nhiều vùng núi đá cao hiểm trở và các vùng thảo nguyên rộng lớn. Địa hình Canada tương đối phẳng, có núi ở phía Tây và các vùng đất thấp ở phía Đông Nam. Canada được đặc trưng bởi bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ thay đổi theo mùa, có lúc lên tới 30o C vào mùa hè hoặc xuống tới -33o C vào mùa đông. Nhiệt độ giữa các vùng trên toàn lãnh thổ cũng có sự khác biệt lớn: khu vực bờ biển phía Tây có khí hậu ôn đới, phía Bắc Atlantic lạnh hơn và thường có bão lớn vào mùa đông, vùng núi phía Tây, miền Trung và Praises lạnh hơn nhiều so với các vùng khác.
Canada là một quốc gia rất giàu tài nguyên, khoáng sản, ví dụ như: quặng sắt, niken, kẽm, đồng, vàng, chì, potat, bạc, dầu mỏ, than, thuỷ lực, động vật hoang dã, thuỷ sản...Yếu tố tự nhiên thuận lợi là một trong những động lực biến Canada thành một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới. Các ngành công nghiệp chính của quốc gia này bao gồm: khai mỏ, chế biến gỗ, giấy, thực phẩm, thiết bị vận tải, hoá chất, dầu khí, điện năng, công nghệ viễn thông, sinh học và dược phẩm... Trong khi đó, sản phẩm nông nghiệp gồm: lúa mỳ, hạt có dầu, hoa quả, thịt gia súc, đồ uống và chế biến rượu.
1.2. Đặc điểm xã hội
Ú Theo ước tính vào năm 2005, dân số Canada vào khoảng 32.805.000 người, và con số này đã tăng lên gần 33 triệu vào tháng 7 năm 2006. Mật độ dân số bình quân 3,6 người/km2 ( đứng thứ 179 trên thế giới và được xếp vào loại thấp nhất trong số các nước công nghiệp phát triển). Mật độ dân số của 3 khu vực lãnh thổ là Yukon, Northwest Territories và Nuvavut chưa đến 1 người/km2, 90% dân số Canada sống dọc theo 160 km biên giới với Hoa Kỳ. Dân số tại 25 thành phố lớn của Canada chiếm gần 64% tổng dân số toàn Canada, trong đó 5 thành phố lớn nhất tập trung khá đông dân cư: Toronto với 5,2 triệu dân, Montreal với 3,6 triệu; Vancouver với 2,2 triệu; Ottawa- 1,1 triệu và Calgary với 1 triệu dân. Nguồn: dữ liệu điện tử trực tuyến, website:
Ú Về dân tộc, Canada là quốc gia đa sắc tộc, trong đó người gốc Anh chiếm 28%, 23% người gốc Pháp, 15% người gốc các nước châu Âu khác, 26% người lai, 2% người bản xứ, 6% người gốc các nước khác trong đó chủ yếu là châu Á. Tôn giáo tại quốc gia này cũng tương đối phong phú với tín đồ Cơ đốc giáo là 46%, Tin lành 36%, các tôn giáo khác 18%. Chính vì lí do đa sắc tộc nên Canada là một trường hợp điển hình của đa ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh (chiếm 60%) và tiếng Pháp (chiếm 23%, được sử dụng chủ yếu ở Quebéc), 17% là ngôn ngữ khác (bao gồm tiếng Đức, Italy và Trung Quốc).
Ú Về văn hóa & giáo dục, Canada là đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nguồn gốc bản địa. Tính phức tạp, đa dạng về thành phần vùng miền và văn hóa cho thấy không có một cách sống đơn nhất nào đối với người Canada. Hệ thống giáo dục của Canada bắt nguồn từ hệ thống Anh- Mỹ và Pháp. Mỗi bang đều chịu trách nhiệm phát triển và duy trì hệ thống trường học riêng. Canada có khoảng trên 16 000 trường học cơ sở và phổ thông với trên 5,3 triệu học sinh. Ngoài ra còn có 19 trường đại học và cao đẳng được quyền cấp văn bằng chứng chỉ trong cả nước.
Ú Về đặc điểm chính trị, Canada giành độc lập ngày 1/7/1867 từ đế quốc Anh và ngày 1 tháng 7 hàng năm là ngày Quốc khánh. Đất nước này theo chế độ quân chủ lập hiến, một nhà nước liên bang theo chính thể dân chủ nghị viện. Bộ máy nhà nước Canada được chia thành 3 cấp:
Cơ quan hành pháp với người đứng đầu Nhà nước là Nữ hoàng Anh được đại diện bởi một vị Toàn quyền người Canada (do Thủ tướng đề nghị và được Nữ hoàng chấp thuận); Thủ tướng và nội các do đảng nắm đa số hoặc liên minh đa số ghế tại Hạ viện cử ra.
Cơ quan lập pháp là Quốc hội gồm Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện có nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, điều tra các vấn đề thuộc quốc gia, đại diện quyền lợi cho các bang và các khu vực lãnh thổ. Hạ viện là cơ quan lập pháp chính trong quốc hội chịu trách nhiệm ban hành giám sát thực thi các đạo luật, trong đó có luật thương mại và đầu tư. Thượng nghị sĩ do Toàn quyền cử theo khuyến nghị của Thủ tướng, làm việc đến 75 tuổi. Hạ nghị sĩ được dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm.
Cuối cùng là cơ quan Tư pháp đứng đầu là Tòa án tối cao, các thẩm phán được Thủ tướng bổ nhiệm và được Toàn quyền thông qua.
Ú Về cơ cấu hành chính, hiện nay thủ đô của Canada là Ottawa, thuộc địa phận bang Ontario. Lãnh thổ Canada gồm 10 bang và 3 khu vực lãnh thổ. Ở cấp liên bang có các bộ, ngành chịu trách nhiệm đưa ra các chính sách ngoại thương ở phạm vi quốc gia. Ở cấp bang nói chung tồn tại một cơ cấu chính quyền tương tự như cấp liên bang, tức là cũng có người đứng đầu cơ quan hành pháp bang thường là đại diện của đảng phái chính trị nào chiếm đa số trong cuộc bầu cử chính quyền địa phương, theo nhiệm kỳ 4 hoặc 5 năm.
Ú Về hệ thống pháp luật, Canada dựa theo hệ thống luật Anh (English Common Law), trừ bang Quebec theo hệ thống luật Pháp (French law prevails). Hệ thống luật của Canada khá đồ sộ, chi tiết và chặt chẽ. Vì vậy, ngoài hệ thống pháp luật ở cấp liên bang, mỗi bang hoặc khu vực lãnh thổ đều có hệ thống pháp luật riêng. Thông thường luật liên bang chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan đến nhiều bang, nếu có xung đột giữa liên bang và bang thì luật liên bang sẽ được áp dụng. Bên cạnh đó, Canada còn có rất nhiều bộ luật cấp liên bang và bang về những khía cạnh khác nhau và lĩnh vực ngành nghề khác nhau; do vậy, bất kỳ nhà đầu tư hay kinh doanh nước ngoài nào muốn đầu tư hay kinh doanh xuất nhập khẩu tại thì trường Canada cần tham khảo cả hệ thống pháp luật liên bang và nội bang.
Ú Về tiền tệ, hiện nay đơn vị tiền tệ của Canada là đô la Canada (CAD) với các mệnh giá 5 $, 10$, 20$, 50$, 100$, 500$ và 1000$.
Hiện nay, Canada là thành viên của rất nhiều các tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó có Liên Hợp quốc, Khối Liên hiệp Anh, Francophonie, WTO, IMF, WB, OECD, NATO, NAFTA, APEC, …
2. Đôi nét về đất nước Hoa Kỳ
2.1. Đặc điểm tự nhiên
Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ (United States of America), thường gọi là nước Mỹ, gồm 50 bang và đặc khu Columbia (tức thủ đô Washington) hợp thành.Hoa Kỳ nằm ở Tây bán cầu, phía bắc giáp Canada, phía nam giáp Mê-hi-cô và vịnh Mê-hi-cô, phía đông giáp Đại Tây Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương. Lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm cả bang Alaska nằm phía Tây bắc Canada và quần đảo Hawaii nằm ở Thái Bình Dương. Với đặc điểm ba mặt giáp biển như vậy, hoạt động giao thương, hàng hải và buôn bán trao đổi của Hoa Kỳ với phần còn lại của thế giới có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển.
Với tổng diện tích 9.631.418 km2, từ Đông sang Tây rộng 4.500 km, từ Bắc xuống Nam rộng 2.500 km, Hoa Kỳ đã trở thành một trong những quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế giới, đứng thứ 4 sau Nga, Canada, Trung Quốc; chiếm 6,2% diện tích toàn cầu.
Nằm tại vị trí chiến lược thuận lợi, hơn nữa lại được ưu ái khá nhiều về điều kiện tự nhiên, Hoa Kỳ rất giàu về tài nguyên thiên nhiên, như: than đá, đồng, chì, molyblenum, phốt phát, uranium, bô xít, vàng, quặng sắt, nicken, muối kali, bạc, dầu lửa… Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng giúp Hoa Kỳ trở thành một siêu cường trên thị trường thế giới trong suốt thế kỷ qua.
2.2. Đặc điểm xã hội
Ú Dân số của Hoa Kỳ là 300.000.000 người (tháng 10/2006), trong đó người da trắng chiếm 77.1%; người da đen chiếm 12.9%, người gốc châu Á chiếm 4.2%, còn lại là Thổ dân Mỹ chiếm 1.5%, Thổ dân Alaska và Hawai và các quần đảo Thái Bình Dương thuộc Mỹ chiếm 0.3%, các nhóm người khác 4%. Khoảng 30% dân số Hoa Kỳ là người nhập cư với lượng nhập cư trung bình là 1 triệu người/năm. Tăng trưởng dân số hàng năm khoảng 0.92%. 56% dân số Hoa Kỳ theo đạo Tin Lành, trong khi đó số dân theo đạo Cơ đốc giáo La Mã là 28%, đạo Do thái chỉ chiếm 2%, số còn lại theo thuộc về các tôn giáo khác và có cả một bộ phận tương đối lơn (10%) không theo bất cứ một tôn giáo nào. Nguồn: dữ liệu điện tử trực tuyến, website:
Ú Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ là đồng Đô-la Mỹ- đây là đồng tiền quốc tế được công nhận và lưu hành rộng rãi nhất hiện nay.
Ú Ngôn ngữ phổ biến tại Hoa Kỳ là tiếng Anh. Ngoài ra tại Hoa Kỳ còn có các cộng đồng lớn nói tiếng Tây Ban Nha, Pháp và nhiều ngôn ngữ khác tùy theo xuất xứ nhập cư.
Ú Về chính trị, Hoa Kỳ là một nước Cộng hoà Liên bang, theo chế độ tam quyền phân lập (ngày quốc khánh 4/7). Theo Hiếp pháp Hoa Kỳ, quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao. Các cơ quan nhà nước liên bang Mỹ hoạt động trên nguyên tắc ‘kiểm soát và cân bằng’, trong đó hiến pháp Hoa Kỳ quy định quyền cụ thể của một cơ quan để kiểm soát chéo hai cơ quan còn lại. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định rõ các quyền thuộc về nhà nước liên bang và các chính quyền tiểu bang, trong đó các chính quyền tiểu bang có nhiều quyền hạn lớn.
Hoa Kỳ theo chế độ đa đảng. Đảng Dân chủ (thành lập năm 1828) và Cộng hòa (thành lập năm 1854) thay nhau nắm chính quyền. Từ sau chiến tranh thế giới II, đã có 7 nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ thuộc đảng Dân chủ và 7 nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng hòa.
Chính phủ Liên bang mà đứng đầu là Tổng thống nắm quyền hành pháp, có quyền hạn của nguyên thủ quốc gia, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền phủ quyết các điều luật do quốc hội thông qua và để đảo ngược quyền phủ quyết của tổng thống cần 2/3 số phiếu của cả 2 viện của quốc hội. Nhiệm kỳ tổng thống dài 4 năm. Kể từ 1951, mỗi tổng thống chỉ được cầm quyền tối đa 2 nhiệm kỳ. Chính phủ liên bang nắm quyền điều hành toàn bộ đất nước, quy định các chính sách thuế chung, chính sách đối ngoại, thương mại quốc tế và giữa các bang, chịu trách nhiệm về quốc phòng, an ninh, phát hành tiền, hệ thống đo lường, bản quyền...Các bang của Hoa Kỳ có hiến pháp và pháp luật riêng, nhưng không trái với Hiến pháp Liên bang. Quốc hội Hoa Kỳ gồm hai viện, cụ thể là:
Thượng viện gồm 100 thượng nghị sĩ và 24 Uỷ Ban, trong đó có 4 Uỷ Ban hỗn hợp lưỡng viện. Mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ với nhiệm kỳ 6 năm. Phó Tổng thống giữ chức danh Chủ tịch Thượng viện, có quyền bỏ phiếu quyết định trong tình huống bất phân thắng bại (50/50).
Hạ viện gồm 435 hạ nghị sĩ, 22 Uỷ Ban và 7 Uỷ Ban đặc biệt. Mỗi bang có ít nhất 1 hạ nghị sĩ, còn lại căn cứ theo số dân của bang đó. Các hạ nghị sĩ có nhiệm kỳ 2 năm. Vào các năm chẵn, ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng 11 sẽ tiến hành bầu cử quốc hội, bầu lại toàn bộ hạ viện và 1/3 thượng viện.
Toà án tối cao gồm 1 chánh án và 8 thẩm phán và đều do tổng thống chỉ định với sự chấp thuận của thượng viện, nhiệm kỳ suốt đời.
Ú Hiện tại, Hoa Kỳ là thành viên và giữ vị trí chi phối gần như tuyệt đối trong rất nhiều các tổ chức khu vực và thế giới, trong đó có các tổ chức lớn như ngân hàng thế giới WB, quỹ tiền tệ thế giới IMF, tổ chức thương mại thế giới WTO….
3. Đôi nét về đất nước Mê-hi-cô
3.1. Đặc điểm tự nhiên
Liên bang Mê-hi-cô nằm ở phía Bắc châu Mỹ, phía Bắc giáp Hoa Kỳ, phía Đông giáp vịnh Mê-hi-cô, phía Nam giáp biển Caribe, Belize và Guatemala, phía Tây giáp Thái Bình Dương. Mê-hi-cô có đường biên giới chung với 3 quốc gia là Hoa Kỳ, Guatemala và Belize với tổng chiều dài là 4353 km, trong đó với Hoa Kỳ là 3141 km, với Guatemala là 962 km và Belize là 250 km. Có thể nói Mê-hi-cô nằm trong khu vực chiến lược về kinh tế- chính trị- xã hội của khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Mỹ Latinh. Đất nước này có diện tích 1.972.550 km2 (đứng thứ 3 Mỹ Latinh, sau Brazil và Argentina), trong đó diện tích mặt đất chiếm 97,5%, còn lại là 2,8% diện tích mặt nước.
Về địa hình, Mê-hi-cô có địa hình đa dạng gồm những vùng núi cao hiểm trở, những cao nguyên rộng lớn đến những vùng đồng bằng duyên hải và những hoang mạc. Đó là lí do khí hậu Mê-hi-cô mang tính chất nhiệt đới và sa mạc.
Mê-hi-cô là xứ sở với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng, bao gồm: dầu lửa, bạc, đồng, vàng, chì, kẽm, khí đốt thiên nhiên, gỗ…Chính yếu tố tự nhiên thuận lợi đó đã giúp Mê-hi-cô đứng đầu thế giới về khai thác bạc, thứ 5 thế giới về khai thác dầu lửa và khí đốt (2,5 triệu thùng/ngày), hàng năm sản xuất 7 triệu tấn thép; 20 triệu tấn ximăng; 13,5 triệu tấn ngô (lương thực chính); 4,3 triệu tấn lúa mì; 306.000 tấn cà phê; 298.000 tấn bông; 79 tỉ kw/giờ điện; 1,5 triệu tấn chuối; có 36 triệu con bò; 13 triệu con lợn...
3.2. Đặc điểm xã hội
Ú Dân số: Dân số Mê-hi-cô tính tại thời điểm 7/2006 là 107.449.525 người với tốc độ tăng dân số hàng năm khoảng 1,16%. Mê-hi-cô được đánh giá là quốc gia có dân số trẻ với cơ cấu dân số theo độ tuổi như sau: Từ 0-14 tuổi: 30,6%; Từ 15-64 tuổi: 63,6%; Trên 65 tuổi: 5,8%. Nguồn: dữ liệu điện tử trực tuyến, website:
Ú Ngôn ngữ chính thức tại Mê-hi-cô là tiếng Tây Ban Nha, ngoài ra còn có ngôn ngữ của người Maya và một số thổ ngữ khác.
Ú Về tôn giáo, 86% dân số Mê-hi-cô theo đạo Thiên chúa - đây là con số khá lớn khi so sánh với tỷ lệ dân cư theo tôn giáo này với hai quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ khác là Hoa Kỳ và Canada; 6% dân số Mê-hi-cô theo đạo Tin lành, còn lại 5% theo các tôn giáo khác.
Ú Về lịch sử, Mê-hi-cô có lịch sử và nền văn minh lâu đời, chủ yếu thuộc hai nền văn minh chính là Azteca và Maya từ hơn 3.000 năm trước công nguyên. Lịch sử Mê-hi-cô chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên là thời kỳ tiền thuộc Tây Ba Nha bắt đầu từ 7000 năm trước công nguyên với sự phôi thai, phát triển, hưng thịnh và suy tàn của vùng đo thị thời trung cổ Teotihuacan. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ thế kỷ 16 khi Mê-hi-cô bị thực dân Tây Ban Nha đô hộ và kết thúc vào năm 1819 khi Mê-hi-cô giành lại độc lập. Tiếp đó là cách mạng Mê-hi-cô, giai đoạn Mê-hi-cô vượt qua những khó khăn do bị cô lập với thế giới và kết thúc bằng cuộc cánh mạng dân chủ tư sản đầu tiên ở Mỹ Latinh từ năm 1910 đến 1970. Ngày nay, lịch sử Mê-hi-cô cũng đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Tuy nhiên với việc áp dụng các biện pháp điều chỉnh hiệu quả, Mê-hi-cô đã từng bước phục hồi và vươn lên trở thành một trong mười quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới hiện nay.
Ú Về Chính trị, theo Hiến pháp năm 1917 (hiện hành cho tới nay tuy có một số điều khoản đã được sửa đổi), Mê-hi-cô là một nhà nước liên bang theo thể chế Cộng hoà tổng thống, gồm 31 bang và một quận liên bang (Thủ đô). Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia đồng thời đứng đầu chính phủ, được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 6 năm và không được bầu hai nhiệm kỳ liên tiếp. Vị trí thứ hai là Bộ trưởng Nội vụ, thay khi Tổng thống vắng mặt, kế đó là Bộ trưởng Ngoại giao; không có các chức Phó tổng thống, Thủ tướng và Phó thủ tướng.
Quốc hội gồm 2 viện: Thượng viện gồm 128 thượng nghị sĩ (mỗi bang 4 thượng nghị sĩ), nhiệm kỳ 6 năm; Hạ viện có 500 hạ nghị sĩ, nhiệm kỳ 3 năm. Các nghị sĩ đều được bầu trực tiếp và không được bầu 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Chính phủ có 18 bộ. Toà án tối cao có 21 thẩm phán, do Tổng thống chỉ định và Thượng viện thông qua.
Mê-hi-cô theo chế độ đa đảng gồm các đảng phái như: Đảng Cách mạng thể chế (PRI), thành lập năm 1929, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản dân tộc; Đảng Hành động Quốc gia (PAN), thành lập năm 1939, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản tài chính, đại địa chủ; Đảng Cách mạng Dân chủ (PRD), thành lập năm 1988; Đảng Xã hội nhân dân (PPS), thành lập năm 1948 và theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Một điều đặc biệt là mặc dù theo chế độ đa đảng nhưng trong nhiều thập kỷ của thế kỷ XX, chính phủ Mê-hi-cô lại chỉ do đảng Cách mạng thể chế nắm quyền. Đảng phái ở Mê-hi-cô được tổ chức một cách lỏng lẻo theo kiểu phi tập trung hóa. Cơ cấu tổ chức các Đảng giống như một hệ thống gồm nhiều tầng tổ chức khác nhau theo mô hình kim tự tháp. Tầng dưới cùng là tổ chức đảng địa phương, tiếp đến là tổ chức đảng bang, cả hai tổ chức này có quyền thực sự. Tầng trên cùng là tổ chức đảng cấp quốc gia biểu hiện quyền lực tối đa nhưng không có thực quyền.
Ú Hiện tại, đơn vị tiền tệ chính thức của Mê-hi-cô là đồng Peso Mê-hi-cô (MXN). Mê-hi-cô là cũng tích cực tham gia vào các tổ chức và diễn đàn khu vực cũng như thế giới với tư cách là thành viên của LHQ, NAFTA, APEC, OECD…và là quan sát viên của Phong trào Không liên kết.
II. TỒNG QUAN NỀN KINH TẾ CỦA BA NƯỚC THUỘC THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
Ba quốc gia Bắc Mỹ, trải dài từ cận cực Bắc Bán cầu tới eo biển Trung Mỹ- Caribean, đều có một số nét tương đồng về lịch sử (đều bị các đế quốc đô hộ trong quá khứ và đã đấu tranh giành độc lập), đều được thiên nhiên ưu ái cho những nguồn tài nguyên phong phú…Tuy nhiên, mỗi quốc gia khi đặt trong một bức tranh toàn cảnh về kinh tế lại có những trạng thái khác nhau. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) nói riêng và rất nhiều các cam kết quốc tế khác nói chung đã gắn kết nền kinh tế của Canada, Hoa Kỳ và Mê-hi-cô lại với nhau, đưa khu vực thị trường này thành một đối tác chiến lược của rất nhiều quốc gia cũng như vùng lãnh thổ trên thế giới. Thời gian qua đã chứng kiến rất nhiều biến động đối với ba nước thuộc thị trường này. Nếu như Canada là quốc gia có nền kinh tế tương đối ổn định hơn cả trong hơn thập kỷ qua, thì tại Hoa Kỳ, những biến động từ vụ khủng bố 11/9 đã gây nên một cú sốc không chỉ về chính trị mà còn về kinh tế; và Mê-hi-cô- quốc gia với vị thế khiêm tốn hơn hai anh cả Bắc Mỹ rất nhiều cũng đã có sự thay đổi cần thiết để vươn lên trên trường quốc tế hiện nay.
Trong nội dung của phần II này, những nét chính, những điểm nhấn khác nhau về tình hình kinh tế của mỗi quốc gia được đề cập tới sẽ giúp đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về bức tranh kinh tế của toàn khu vực này.
1. Tình hình kinh tế và thị trường Canada
1.1. Tình hình kinh tế Canada
Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Bảng 1: Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Canada (%)
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tốc độ tăng GDP
2,4
3,4
1,7
2,4
2,9
3,1
Lạm phát
3,0
2,2
2,8
1,9
2,2
2,8
Tỉ lệ thất nghiệp
7,9
7,7
7,6
7,0
6,8
6,5
Nguồn: Trade Data Online, web:
Trong những năm qua, tăng trưởng GDP của Canada ở mức khả quan, riêng năm 2003 con số này chỉ đạt 1,7% do ảnh hưởng của dịch Hội chứng viêm đường hô hấp cấp và bệnh bò điên tại tỉnh Alberta tháng 5/2003. Đồng thời với việc duy trì mức tăng trưởng GDP, lạm phát cũng được kiểm soát thành công và tỷ lệ thất nghiệp cũng không quá cao đã trở thành một trong số những thành tựu lớn của Canada. Với GDP là 1.216,2 tỷ CAD (năm 2003), 1.290,2 tỷ CAD (năm 2004) và 1.369,1 tỷ CAD (năm 2005), Canada đã được tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD xếp hàng thứ 2 sau Hoa Kỳ trong số 7 nước công nghiệp hàng đầu về GDP tính theo đầu người (Canada đạt 29.000 USD/người, nhỏ hơn Hoa Kỳ với 33.836 USD/người). Như vậy, Canada chia sẻ với Hoa Kỳ và nhiều nước Châu Âu (Thụy Sỹ, Luc xăm bua, Đức) và Nhật Bản vị thế quốc gia có mức sống tương đối cao so với phần còn lại của thế giới. [2]
Hiện tại, sau 7 năm liên tiếp đứng ở vị trí hàng đầu về chất lượng cuộc sống, từ năm 2001, Canada đã tụt xuống vị trí thứ 2. Tuy vậy, vị thế này cũng chứng tỏ đầy đủ sự quan tâm của chính phủ Canada trong việc chăm lo cho chất lượng cuộc sống của người dân.
GDP phân theo ngành
Nguồn: cục xúc tiến thương mại Việt Nam, web: www.vietrade.gov.vn
Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất giảm sút chủ yếu là do ngành may mặc, dệt, chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm của Canada bị hàng ngoại nhập cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp bị giải thể hoặc thu hẹp sản xuất. Ngược lại, những ngành sản xuất truyền thống như luyện kim, chế biến kim loại, công nghiệp giấy, hóa chất, chế biến gỗ và những ngành khoa học công nghệ cao lại rất phát triển. Hiện tại, Canada có một số ngành vị thế cạnh tranh khá mạnh trên thị trường quốc tế như viễn thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ hàng không, vũ trụ (công nghiệp máy bay đứng thứ 5 và công nghiệp ô tô đứng thứ 7 thế giới). Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu ô tô đã chiếm 23,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Canada, trong đó xuất khẩu sang Mỹ chiếm 85% [2]. Hiện nay, vấn đề đa dạng hóa sản xuất công nghiệp, sản xuất các loại sản phẩm mới với hàm lượng khoa học kĩ thuật cao là vấn đề phát triển ổn định kinh tế- xã hội của Canada.
Bảng 2: Tỷ trọng đóng góp cho GDP của một số lĩnh vực cụ thể (đơn vị: %)
Năm
Ngành
2001
2002
2003
2004
2005
Khai khoáng, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
6,0
5,8
5,5
5,9
3,2
Chế tạo
19,0
18
17,9
17,5
14,4
Thương mại
11,0
11,2
11,6
11,8
15,7
Xây dựng
5,1
5,4
5,3
5,5
6,0
Tài chính, bảo hiểm và động sản
18,6
19,1
19,3
19,1
19,2
Giáo dục, sức khỏe
16,1
16,2
16,1
16,1
17,4
Văn hóa và thông tin
3,8
4,1
4,2
4,0
4,6
Dịch vụ khoa học và kĩ thuật
4,3
4,4
4,4
4,4
6,3
Nguồn: Trade Data Online, web:
Dựa vào bảng số liệu trên và biểu đồ 1, có thể nhận thấy Canada có cơ cấu kinh tế của các nước công nghiệp. Cuối thập niên 80 của thế kỉ trước, Canada áp dụng quy tắc phân ngành giống Hoa Kỳ. Theo số liệu thống kê trong “Exporting Guide” của cục xúc tiến thương mại Canada năm 2005, ngành dịch vụ Canada đã tạo nên 69.3% GDP, thu hút được 74,4% lao động, trong đó nhóm dịch vụ tài chính, bảo hiểm dẫn đầu nhóm dịch vụ với con số đóng góp lên tới 19,2 %.
Lĩnh vực sản xuất vật chất làm ra 30,7% GDP, thu hút được 25,5% lao động, trong đó công nghiệp chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với con số 14,4%, tiếp theo đó là lĩnh vực xây dựng 6%, điện tử và viễn thông 2,8%, và nông lâm ngư nghiệp với con số khá khiêm tốn là 2,3%. [3]
Canada giàu tài nguyên thiên nhiên, do vậy đất nước này trở thành nước sản xuất nguyên liệu khoáng sản hàng đầu thế giới với khoảng 80% bán thành phẩm và nguyên liệu khoáng sản làm ra ở Canada được xuất khẩu. Canada đứng thứ 3 thế giới về khai thác hơi đốt tự nhiên. Công nghệ khai thác, chế biến gỗ của Canada thuộc loại tiên tiến trên thế giới. Hiện nay, các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác mỏ làm ra gần 4% GDP (không kể sơ chế), thu hút 1,8% lực lượng lao động.
Nông nghiệp Canada cũng mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao, đạt 27% GDP năm 2004. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu nông sản của Canada vẫn đứng thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Pháp. Nông sản xuất khẩu chủ lực của Canada là lúa mỳ, dầu thảo mộc, thịt và sản phẩm sữa.
Bên cạnh các thế mạnh trên, Canada còn nổi tiếng về công nghệ xây dựng nhà cửa đạt trình độ cao và thích hợp với khí hậu khô hanh của Bắc bán cầu. Năm 2004, ngành công nghiệp này đã đóng góp 5,2% vào tổng GDP của quốc gia.
Cán cân xuất nhập khẩu
Cán cân xuất nhập khẩu của Canada trong những năm gần đây được phản ánh đầy đủ qua bảng sau:
Bảng 3: Cán cân xuất nhập khẩu của Canada giai đoạn 2002-2006
(đơn vị: triệu CAD)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
Số lượng
% biến động
Số lượng
% biến động
Số lượng
% biến động
2002
396.381
-
348.957
-
47.424
-
2003
381.071
-3,8
336.141
-3,7
44.930
-5,2
2004
412.294
8,2
355.799
5,8
56.495
25,7
2005
436.226
5,8
380.810
7,0
55.416
-1,9
2006
440.180
0,9
396.626
4,1
43.554
-21,4
Nguồn: report date: 20 Sept 2007
Một điều cơ bản có thể nhận thấy rõ, xuất khẩu là động lực của nền kinh tế Canada, chiếm 40% GDP và đạt mức tăng trưởng những năm gần đây tương đối cao (8,2% năm 2004; 5,6% năm 2005).
Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu của Canada trong 3 năm gần đây luôn đạt trên 400 tỷ CAD và liê._.n tục tăng qua các năm, tăng gần 24 tỷ CAD trong năm 2005 (tương đương 5,8%) so với 2004 và tăng gần 4 tỷ CAD vào năm 2006 (tương đương 0,9%). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Canada là xe máy và các thiết bị xe máy, máy công nghiệp, máy bay, thiết bị bưu chính viễn thông, hóa chất và các sản phẩm nhựa. Thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ (gần 85,5%), Nhật Bản (2,1%), Anh (1,6%)…
Về kim ngạch nhập khẩu, lượng nhập khẩu của Canada trong những năm gần đây cũng liên tục tăng, con số tuyệt đối là 25 tỷ từ năm 2004 đến 2005 và gần 16 tỷ CAD từ năm 2005 đến năm 2006, tương đương với số tương đối lần lượt là 7% và 4,1%. Trong đó nhóm mặt hàng máy móc thiết bị, ô tô, dầu thô, hóa chất, các sản phẩm công nghiệp và nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn. Thị trường chính của Canada là Hoa Kỳ (58,9%), Trung Quốc (6,8%), Mê-hi-cô (3,8%).
Trong những năm gần đây, cán cân thương mại của Canada có sự biến động khá đồng đều. Cán cân thương mại luôn đạt trạng thái thặng dư do Canada liên tục xuất siêu trong giai đoạn qua. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của cán cân thương mại có phần chững lại đôi chút trong hai năm qua (-1,9% và -21,4% trong hai năm 2005 và 2006). Điều này cũng có thể lí giải bằng một số nguyên nhân khách quan mà chủ yếu là do nền kinh tế thế giới giai đoạn này tăng trưởng không ổn định, với sự suy giảm của Hoa Kỳ- đối tác chiến lược lớn nhất của Canada. Hơn nữa, giai đoạn này nền kinh tế thế giới còn phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng, đặc biệt là cuộc khủng hoảng do bệnh dịch cúm gia cầm tạo nên.
Đầu tư kinh doanh
Về tình hình đầu tư, Canada vừa đóng vai trò là nước tiến hành đầu tư vừa là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những nội dung chủ yếu trong chính sách kinh tế của Canada. Năm 2002, lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Canada đạt tới 248.13 tỷ USD, tăng 78% so với năm 1997. Vốn đầu tư vào trong nước đạt 204,48 tỷ, tăng 65% so với năm 1997. Năm 2004, đầu tư kinh doanh của Canada ra nước ngoài là 438,4 tỷ CAD trong đó 191 tỷ CAD tập trung vào thị trường chủ lực Hoa Kỳ. Ngược lại, Canada cũng thu hút 368 tỷ CAD đầu tư từ nước ngoài trong đó Hoa Kỳ đầu tư vào Canada khoảng 238,4 tỷ CAD. Đặc biệt, năm 2005, nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ vào Canada đã lên tới 64,1% (bảng 1.4), gần bằng mức đầu tư FDI kỷ lục của Hoa Kỳ vào Canada năm 1990 là 64,2%. Ngoài Hoa Kỳ ra, các quốc gia như Anh, Pháp, Hà Lan…cũng là những nhà đầu tư quan trọng vào thị trường Canada. Hiện tại, nợ nước ngoài của Canada lên tới 170,4 tỷ CAD (9/ 2005). [1]
Bảng 4: Tỷ trọng FDI vào Canada theo thị trường năm 2005
STT
Nước
Tỷ trọng (%)
1
Hoa Kỳ
64,1
2
Anh
7,2
3
Pháp
6,8
4
Hà Lan
5,2
5
Thụy Sỹ
3,1
6
Nhật Bản
2,6
7
Các nước khác
11
Nguồn: Statistics Canada, web:
Nhìn chung, kể từ sau Thế chiến II, Canada có sự tăng trưởng ấn tượng trong các lĩnh vực sản xuất, khai khoáng và dịch vụ, đưa Canada từ nền kinh tế nông nghiệp trở thành nền kinh tế công nghiệp và đô thị. Hiệp định Thương mại Tự do Canada- Hoa Kỳ (1989) và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (1994, bao gồm thêm cả Mê-hi-cô) đã đưa Canada đạt tới mức tăng ngoạn mục về hội nhập kinh tế và thương mại với Hoa Kỳ. Nhờ có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nguồn lao động lành nghề, Canada đã trở thành cường quốc kinh tế đầy triển vọng, thuộc trong nhóm các nước công nghiệp phát triển ở trình độ cao (G8). Xuất khẩu của Canada hầu như luôn ở thế xuất siêu, chiếm gần 1/3 GDP của quốc gia này.
1.2. Chính sách ngoại thương của Canada .
Canada luôn duy trì các ưu tiên nhằm cải thiện hơn nữa khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài. Các mục tiêu đa phương trong chính sách ngoại thương thể hiện qua việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, khu vực hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA (North American Free Trade Agreement), khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ FTAA (Free Trade Area of Americas), diễn đàn hợp tác quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC (Asia-Pacific Economic Coorperation)…Khi tham gia vào tất cả các tổ chức quốc tế cũng như khu vực, các tranh chấp phát sinh là điều không thể tránh khỏi, chính vì lí do đó, Canada luôn tôn trọng và tuân theo các thỏa thuận đa phương, trong đó nổi bật là các thỏa thuận được quốc tế thừa nhận rộng rãi. Hệ thống các thỏa thuận của WTO là nền tảng của hệ thống thương mại đa phương mà Canada theo đuổi. Đây cũng là nền tảng cho chính sách thương mại của Canada. Nó điều tiết các mối quan hệ thương mại của Canada với các đối tác chiến lược bao gồm EU, Nhật Bản và tác động trực tiếp đến quan hệ Canada – Hoa Kỳ, đối trọng lớn nhất từ trước tới nay của Canada.
Trong chính sách ngoại thương của mình, Canada cũng vẫn tiếp tục cam kết theo đuổi các mục tiêu đầy tham vọng của mình trong các vòng đàm phán hiện nay của WTO, bao gồm cải tổ nền thương mại, tăng khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài cho hàng hóa và dịch vụ của mình. Canada cũng là quốc gia ủng hộ rất mạnh mẽ cho tổ chức thương mại thế giới WTO và các khu vực thương mại tự do mở rộng. Một phần trong chính sách đối ngoại của Canada là xúc tiến hòa bình và an ninh quốc tế thông qua các cơ quan hợp tác đa biên và tôn trọng nhân quyền, an ninh nhân loại. Hiện tại, chính phủ Canada cũng đang tiếp tục bận rộn với các mặt chính sách thương mại khác để hướng tới việc tiếp cận các thị trường mới nổi đầy tiềm năng. Các hỗ trợ kĩ thuật liên quan đến thương mại và đầu tư, tăng cường năng lực, hợp tác về chính sách giữa các tổ chức quốc tế sẽ giúp Canada tham gia đầy đủ hơn vào thị trường các nước đang phát triển. Ngoài ra, trong chính sách ngoại thương của mình, Canada cũng chủ trương xem xét nhu cầu của các nước đang phát triển thông qua việc hỗ trợ các quốc gia đó hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
2. Tình hình kinh tế và thị trường Hoa Kỳ
2.1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ
Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Hoa Kỳ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới. Hoa Kỳ có nền kinh tế hỗn hợp, các tập đoàn và công ty tư nhân có vai trò quan trọng trong khi chính phủ có xu hướng hạn chế tác động vào nền kinh tế. Sau một thời gian rơi vào suy thoái (3/2001-1/2002), kinh tế Hoa Kỳ nhanh chóng tăng trưởng trở lại. Chính quyền Bush đã sử dụng các biện pháp chính để đối phó kinh tế suy thoái như: tăng chi chính phủ, cắt giảm lãi suất cho vay và giảm thuế. Ngoài ra, do kinh tế Hoa Kỳ đang ở trong giai đoạn chuyển đổi, năng suất lao động tăng mạnh do ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin, chu kỳ khủng hoảng kinh tế rút ngắn lại, giúp kinh tế Hoa Kỳ sớm thoát ra khỏi khủng hoảng so với các chu kỳ kinh tế trước đây. Năm 2001, GDP Hoa Kỳ tăng 0,8%, năm 2002 tăng 1,9%, năm 2003 tăng 3%, năm 2004 là 4,4%, năm 2005 là 3,5% và năm 2006 là 3,4% .Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2006 của Hoa Kỳ là 13,24 nghìn tỷ đô la, chiếm hơn 30% GDP toàn thế giới. GDP theo đầu người là 44.153 đô la. Nguồn: dữ liệu trực tuyến, thông tin thị trường Hoa Kỳ, website:
Bảng 5: Các chỉ tiêu cơ bản của Hoa Kỳ giai đoạn 2005-2008
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007 *
2008 *
Tốc độ tăng GDP (%)
3,5
3,4
2,4
2,7
Lạm phát (%)
2,5
2,9
2,6
2,6
Tỉ lệ thất nghiệp (%)
5,1
4,6
4,8
5,1
Nguồn: tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 4/2007
(Chú thích: * là con số dự tính).
Kể từ thập kỷ 90 trở lại đây, Hoa Kỳ đã duy trì được mức tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng chung của cả khối G7. Mức tăng trưởng của Hoa Kỳ trong thập kỷ 90 là 3,6% trong khi mức tăng chung của cả khối G7 trong giai đoạn này là 2,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP thực tế của Hoa Kỳ từ năm 2000 trở lại đây không ổn định và thấp hơn so với mức bình quân của thập kỷ trước
Hiện nay và trong nhiều thập kỷ nữa, Hoa Kỳ sẽ vẫn là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất và có sức cạnh tranh nhất trên thế giới. Mặc dù tỷ trọng GDP của Hoa Kỳ trong tổng GDP toàn cầu có xu hướng giảm trong những năm gần đây, song hiện nay, Hoa Kỳ vẫn là nước có thu nhập quốc dân lớn nhất và có thu nhập bình quân đầu người đứng đầu thế giới. Cụ thể vào năm 2004, tổng thu nhập quốc dân của Hoa Kỳ ước tính đạt 10.450 tỷ USD, chiếm hơn 21% tổng thu nhập quốc dân toàn cầu, trong khi thu nhập bình quân đầu người của Hoa Kỳ trong cùng năm ước tính khoảng 36.300 USD.[9]
Về cơ cấu GDP phân theo ngành:
Nguồn: website:
Có thể thấy rõ Hoa Kỳ có cơ cấu kinh tế của một quốc gia phát triển với tỷ trọng ngành dịch vụ rất lớn so với các lĩnh vực sản xuất vật chất khác. Tỷ trọng của ngành dịch vụ chiếm tới 80% trong tổng cơ cấu kinh tế cả nước. Lĩnh vực dịch vụ thu hút 83% lực lượng lao động trong cả nước, còn lại 17% lao động tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất. Trong lĩnh vực dịch vụ, dịch vụ được sản xuất bởi khu vực tư nhân chiếm 67,8% GDP của Hoa Kỳ trong năm 2006, trong đó đứng đầu là bất động sản, dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư. Một số loại dịch vụ khác bao gồm bán buôn và bán lẻ, giao thông vận tải, chăm sóc y tế, pháp luật, khoa học, dịch vụ quản lý, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, tiêu khiển, khách sạn và dịch vụ chỗ ở, nhà hàng, quầy rượu …
Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, các ngành chiếm ưu thế gồm có: ngành chế tạo (máy tính, ôtô, máy bay, máy thiết bị) - chiếm 12%; xây dựng - chiếm 4,6%; khai thác dầu mỏ, khí đốt và các hoạt động khai mỏ khác - chiếm 1,4%. Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu thế giới trong công nghiệp chế tạo, các nhà máy của Hoa Kỳ sản xuất ra lượng hàng hóa có giá trị tương đương với 1,49 nghìn tỷ đô-la trong năm 2005, nhiều gấp 1,5 lần so với nước đứng thứ hai thế giới là Nhật Bản.
Mặc dù hiện nay, nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng các trang trại vẫn duy trì được sức mạnh kinh tế và chính trị của mình. Giá trị sản lượng nông nghiệp của Hoa Kỳ cũng chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ. Mặc dù Hoa Kỳ luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại nhưng lại thặng dư trong thương mại nông sản. Dự báo vào năm 2007, các trang trại Hoa Kỳ xuất khẩu 78 tỷ đô-la, trong đó, phần lớn nhất được xuất sang các nước Châu Á. Nguồn:
Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại hiện nay chính là việc Hoa Kỳ đang là con nợ của cả thế giới. Hoa Kỳ là nước nợ nhiều nhất thế giới với tổng số nợ gần 9 nghìn tỷ đô la năm 2006, chiếm 64% GDP. Bài toán nan giải mà chính quyền Bush hiện nay đang phải đau đầu chính là tìm ra lối thoát cho những khó khăn chồng chất mà Hoa Kỳ đang phải đương đầu, bao gồm: thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại và nạn thất nghiệp. Năm 2004, thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ lên tới gần 500 tỷ USD. Tiết kiệm ở Hoa Kỳ rất thấp, người dân chỉ tiết kiệm 1,3% thu nhập hàng năm. Hoa Kỳ là nước vay nợ nhiều nhất thế giới với nợ quốc gia chiếm trên 5% GNP.
Cán cân xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ được coi là nước cung cấp vốn, kỹ thuật, công nghệ và là thị trường quan trọng nhất để phát triển kinh tế của cả thế giới. Hoa Kỳ rất mạnh và đóng vai trò chi phối trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại đầu tư, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục…Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, hiện nay, Hoa Kỳ chiếm gần 50% lưu lượng thanh toán và đầu tư quốc tế thực hiện bằng đồng đô la Mỹ. Mỗi năm Hoa Kỳ xuất khẩu trên 300 tỷ USD dịch vụ.
Từ năm 2002 tới 2006, kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ đã tăng từ 693 tỷ USD lên 1.037 tỷ, tương đương 49,6%. Các mặt hàng đóng góp chủ yếu cho xuất khẩu của Hoa Kỳ là hàng nông sản (9,2%), nguyên liệu công nghiệp (26,8%), tư liệu sản xuất (49%), hàng tiêu dùng (15%). Các quốc gia nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ năm 2006 bao gồm Canada (22%), Mê-hi-cô (13%), Nhật Bản và Trung Quốc. Trong khi đó, cũng trong giai đoạn này, nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng tăng rõ rệt, từ 1.163 tỷ USD năm 2002 lên tới 1.855 tỷ năm 2006, tương đương 59%. Giai đoạn này, Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu công nghiệp (32,9%), hàng tiêu dùng (31,8%), dầu thô (8,2%). Đối tác chủ yếu là Canada (chiếm 17% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ), tiếp theo đó là Trung Quốc (15,5%) và Mê-hi-cô (10,6%) (số liệu năm 2006). Nguồn: dữ liệu điện tử trực tuyến, thông tin thị trường Hoa Kỳ, website:
Bảng 6: Cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 2002-2006
( đơn vị: triệu USD)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
Số lượng
%biến động
Số lượng
% biến động
Số lượng
% biến động
2002
693.257
-
1.163.549
-
-470.292
-
2003
723.743
4,4
1.259.396
8,2
-535.653
13,9
2004
817.936
13,0
1.469.671
16,7
-651.735
21,7
2005
904.380
10,5
1.670.940
13,7
-766.560
17,6
2006
1.037.143
14,7
1.855.119
11,0
-817.976
6,7
Nguồn: GTradeStats Express™ - National Trade Data, Web: www.usitc.gov
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2002-2006 đều tăng (bảng 6), song do kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn đã dẫn đến tổng thâm hụt thương mại và dịch vụ của Hoa Kỳ tăng hơn 40 tỷ USD từ năm 2005 đến năm 2006. Hiện nay, Hoa Kỳ thâm hụt mậu dịch nhiều nhất là với Trung Quốc. Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2000, thương mại của Trung Quốc đã phát triển rất nhanh. Thâm hụt mậu dịch hàng hóa với Trung Quốc vào năm 2003 đã đạt mức kỷ lục gần 125 tỷ USD. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn thâm hụt thương mại với rất nhiều các đối tác quan trọng khác, trong đó có Canada (75,2 tỷ USD), Nhật Bản (69,6 tỷ USD), Mê-hi-cô (54 tỷ USD) và Đức (39,7 tỷ USD). Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ và lạm phát tại Hoa Kỳ vẫn ở mức cao. Điều này đang gióng lên những hồi chuông cảnh báo đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ cần có những biện pháp cấp bách và thiết thực hơn nữa để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đáng lo ngại này.
Có thể thấy rõ, trong những năm gần đây, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ liên tục tăng với chiều hướng hết sức khả quan, liên tục trên 10% trong ba năm 2004, 2005, 2006; tuy nhiên song song với tỉ lệ tăng xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng tăng với tốc độ đáng kể, cụ thể là kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đã tăng gần 200 tỷ USD từ năm 2005 đến 2006. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm khoảng 25% GDP. Hoa Kỳ là nước xuất, nhập khẩu lớn nhất thế giới. Chính kim ngạch nhập khẩu khổng lồ như vậy đã khiến Hoa Kỳ, mặc dù là cường quốc về cả xuất và nhập khẩu, song luôn ở tình trạng nhập siêu, dẫn đến cán cân thương mại luôn luôn thâm hụt với tốc độ ngày càng nghiêm trọng. Hoa Kỳ bị thâm hụt thương mại ở mức cao liên tiếp trong gần 2 thập kỷ, đặc biệt tăng liên tục ở mức kỷ lục xấp xỉ 818 tỷ đô la năm 2006, vượt mức báo động (5,5% GDP). Có rất nhiều nguyên nhân lí giải cho tình trạng thâm hụt triền miên này của Hoa Kỳ. Nguyên do đầu tiên chính là việc nền kinh tế Hoa Kỳ trong mấy năm gần đây liên tục gặp phải các cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng đầu tiên khởi nguồn từ vụ khủng bố 11/9/2001, kéo theo đó là một loạt các hậu quả kinh tế và xã hội nghiêm trọng. Việc chính phủ Bush ngày càng tăng cường các hoạt động vũ trang, can thiệp quân sự vào các khu vực trên thế giới đã tiêu tốn một lượng tiền không nhỏ cho các kế hoạch an ninh quốc phòng, dẫn tới ngân sách giành cho phát triển và nâng cao đời sống kinh tế ngày càng thắt chặt. Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, bắt nguồn từ nạn dịch viêm đường hô hấp cấp SARS, hay dịch cúm gia cầm cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Hoa Kỳ nói riêng cũng như nền kinh tế thế giới nói chung. Nguyên do thứ hai không thể không kể tới sự lớn mạnh không ngừng của các thị trường- các nền kinh tế đối thủ của Hoa Kỳ như EU, thị trường Trung Quốc, hay thị trường Nhật Bản.
Tình hình đầu tư
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, đồng thời cũng là quốc gia nhận được nguồn vốn đầu tư khổng lồ từ bên ngoài. Tính tới thời điểm hiện nay thì Nhật Bản là quốc gia nhận được nguồn vốn đầu tư lớn nhất từ Hoa Kỳ đạt tới gần 80 tỷ USD, tiếp đó là Singapore, Hồng Kông và Australia. Tổng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ ra nước ngoài, theo báo cáo năm 2005 của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đạt 115.532 tỷ USD, song song với đó là nguồn viện trợ kinh tế đạt 6,9 tỷ USD. Nguồn: dữ liệu trực tuyến, thông tin về thị trường Hoa Kỳ, website:
2.2. Chính sách thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ
Đối với các thỏa thuận quốc tế, Hoa Kỳ là nước ủng hộ và đi đầu trong việc xúc tiến các thỏa thuận thương mại và đầu tư song phương cũng như đa phương. Đầu tiên là việc xúc tiến xây dựng tổ chức thương mại thế giới do chính quyền Clinton khởi xướng, tiếp theo là diễn đàn khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), là thành viên của tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế OECD và thành viên của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Gần đây, Hoa Kỳ lại xúc tiến một xu hướng mới- đó là kí kết các Hiệp ước đầu tư song phương (Bilateral Investment Treaty- BIT) và các hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement- FTA). Các thỏa thuận này không chỉ góp phần tạo mối quan hệ thương mại- đầu tư chặt chẽ hơn nữa với các nước kí kết mà còn là nhân tố then chốt trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các vòng đàm phán đa phương và mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia sau sự kiện 11/9.
Một trong những chính sách ngoại thương có tính chiến lược của Hoa Kỳ chính là chiến lược về Châu Á- Thái Bình Dương. Vai trò của Hoa Kỳ với Châu Á- Thái Bình Dương ngày càng quan trọng không chỉ vì quy mô và trình độ phát triển cao của quốc gia này mà còn vì quan hệ mật thiết của nước này với hầu hết các nền kinh tế trong khu vực trong đó có những nước truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc với các nước đang phát triển khác như Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam.
Chính sách của Hoa Kỳ với Châu Á- Thái Bình Dương được thể hiện rõ trong báo cáo của Ủy ban chính sách đầu tư và thương mại Thái Bình Dương - Hoa Kỳ (Report of Commission on US- Pacific trade and Investment policy) với mục đích tư vấn cho chính phủ Hoa Kỳ về việc hoạch định các chính sách thích hợp đối với khu vực chiến lược này: “ Sự phát triển của một nền kinh tế Hoa Kỳ với phần lớn sẽ phụ thuộc vào sự phát triển ở các thị trường nước ngoài. Không có nơi nào trên thế giới lợi ích của Hoa Kỳ lại lớn hơn ở các nền kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương với tốc độ phát triển hết sức mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, Châu Á- Thái Bình Dương đã trở thành thị trường nước ngoài phát triển nhanh nhất đối với hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ, là nhà xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ và là địa chỉ mới quen thuộc nhất đối với các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hoa Kỳ…Phần lớn thành công trong tương lai của nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ tận dụng sự tăng trưởng của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương như thế nào, mặc dù cơ hội là rất lớn nhưng cũng có không ít khó khăn”. Nguồn: Report of Commission on US- Pacific trade and investment policy, Introduction. trang 14
Với Hoa Kỳ, Châu Á- Thái Bình Dương có tiềm năng rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tương lai, là đối trọng của Hoa Kỳ trong sự ganh đua với Nhật Bản trong việc gây ảnh hưởng ở khu vực này, đặc biệt là ở Đông Nam Á- một khu vực kinh tế năng động và hứa hẹn triển vọng đầy tươi sáng trong tương lai không xa. Một nguyên do nữa khiến Hoa Kỳ đưa ra và kiên trì với quan điểm “tự do hóa thương mại quốc tế” chính là ở chỗ các hiệp định thương mại và đầu tư sẽ giúp Hoa Kỳ tăng thêm các nguồn lời từ các hoạt động thương mại hàng tỷ USD mỗi năm. Nguồn: Bùi Thành Nam- Tự do hóa thương mại, các cách tiếp cận của Mỹ sau chiến tranh lạnh- Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay- số 3/2006- trang 39
Do đó, chính sách về kinh tế, chính trị, đầu tư với Châu Á- Thái Bình Dương với phương châm thúc đẩy tự do hóa thương mại, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng hơn được Hoa Kỳ chú trọng. Thực tế đã chứng minh cho phương châm ấy của Hoa Kỳ thông qua việc Hoa Kỳ đẩy mạnh kí kết các hiệp định trong các khối NAFTA, EU, APEC cũng như trong việc tăng cường quan hệ với các quốc gia lớn trên phạm vi toàn thế giới.
3. Khái quát về tình hình kinh tế và thị trường Mê-hi-cô
3.1. Nền kinh tế Mê-hi-cô và cuộc khủng hoảng tài chính Tequila
Trước năm 1986- năm Mê-hi-cô gia nhập hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT,` Mê-hi-cô thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, tức là đóng cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế hàng nhập và bảo hộ mậu dịch trong nước. Tuy vậy, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ mà đặc biệt là giao thông vận tải và viễn thông đã thúc đẩy tiến trình hội nhập của các quốc gia vào nền kinh tế thế giới, và cá nhân Mê-hi-cô cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc toàn cầu hóa nên kinh tế của mình. Đây là cơ sở để chính phủ Mê-hi-cô quyết định mở cửa thị trường.
Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu chính là việc Mê-hi-cô tham gia Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT năm 1986, tiếp đó ghi nhận bằng việc Mê-hi-cô trở thành thành viên thứ 3 của Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ NAFTA vào ngày 1/1/1994. Tuy nhiên, thật không may là ngay sau khi gia nhập NAFTA, Mê-hi-cô lại lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng (cuộc khủng hoảng này không liên quan đến việc gia nhập NAFTA) – đó là cuộc khủng hoảng tài chính Tequila (1994-1995). Vào thời điểm này, nguồn dự trữ ngoại tệ của Mê-hi-cô gần như cạn kiệt, nợ nước ngoài tính bằng USD đã có thời điểm lên tới 8% GDP-con số cao kỷ lục- khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cứ lần lượt tránh xa thị trường Mê-hi-cô do các nhà đầu tư lo sợ đồng Peso mất giá. Thực tế khi đó đồng Peso đã rớt giá 50% so với đồng đô la Mỹ. Tình hình tiếp diễn đã khiến nền kinh tế lâm vào suy thoái. Khiến chính phủ phải tiến tới thả nổi đồng nội tệ của mình. Nguồn vốn đầu tư ít đi đã khiến nền sản xuất của Mê-hi-cô bị thu hẹp, GDP năm 1995 của Mê-hi-cô giảm 6,2% so với mức tăng bình quân của năm trước khủng hoảng là 2,7%. Tuy nhiên sau đó, nhờ thực hiện nhất quán chính sách tiền tệ, tín dụng, kiềm chế được lạm phát, quản lý nợ nhà nước và giữ lãi suất ổn định ở mức thấp, đồng thời với việc biết khai thác thế mạnh của mình là dầu mỏ, mía đường và du lịch, nền kinh tế Mê-hi-cô đã dần hồi sinh. Mê-hi-cô không những huy động được những nguồn tiết kiệm nội bộ nền kinh tế để đầu tư vào sản xuất mà còn thu hút được nguồn FDI khả quan. Mức tăng trưởng cao nhất mà nền kinh tế Mê-hi-cô đạt được sau khủng hoảng là 6,6% (năm 2000) và có giảm dần vào các năm sau đó. Tính đến 4/2/1995, để giúp Mê-hi-cô vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính, Hoa Kỳ và cộng đồng tài chính quốc tế đã cấp một khoản tín dụng tổng cộng là 51,759 tỷ USD.[15]
3.2. Những thành tựu kinh tế của Mê-hi-cô trong thời gian qua
Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Bảng 7: Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Mê-hi-cô giai đoạn 2001-2006
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
GDP (% tăng so với năm trước)
0,2
0,8
1,6
4,4
2,9
GDP/người (nghìn USD)
6,2
6,4
9,1
6,4
10,0
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
2,5
2,7
3,3
3,9
3,6
Tỷ lệ lạm phát (%)
6,4
5,0
4,6
4,7
4,0
Nguồn: Economic Indicator/Review of the economic situation of Mexico, Juanuary 2006.
Giai đoạn 2001 đến nay, GDP của Mê-hi-cô tăng trưởng chậm do nền kinh tế Mê-hi-cô phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế Hoa Kỳ cả về FDI lẫn kim ngạch thương mại hai chiều. Giai đoạn này, Hoa Kỳ gặp phải rất nhiều khó khăn do các biến động gây nên, dẫn tới nền kinh tế tăng trưởng hết sức chậm chạp. Mặc dù vậy, nhờ kiềm chế được lạm phát và ổn định giá thả nổi giữa đồng Peso và đồng đô la Mỹ nên GDP trên đầu người của Mê-hi-cô vẫn tăng khá ổn định và bền vững, từ 5.900 USD/người (2000) lên 9.136 USD (2003) và 10.000 USD (2005). Mê-hi-cô đã gia nhập hàng ngũ các quốc gia có thu nhập tính bằng USD/người vượt mức bình quân 8.238 USD/người của thế giới, trở thành nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới trong số 136 quốc gia được xếp hạng dựa vào chỉ tiêu trên. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, có thể nhận thấy tronng 5 năm đầu của thế kỷ mới, tốc độ tăng trưởng của GDP của Mê-hi-cô chưa cao nếu so sánh với tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ và Canada. Bên cạnh đó, Mê-hi-cô còn bị hạn chế do có tỷ lệ lạm phát khá cao, mặc dù có xu hướng giảm trong thời gian qua nhưng vẫn là 4% vào cuối năm 2005. Tuy vậy, nếu xét về chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp thì có thể thấy rằng con số tương ứng của Mê-hi-cô khả quan hơn rất nhiều so với Hoa Kỳ hay Canada. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp của Mê-hi-cô trong năm năm qua tương đối thấp, dao động giữa 2,5% và 3.5%, thì con số tại Canada luôn gần bằng hoặc trên 7%, và tại Hoa Kỳ con số ấy gần 5%.
GDP phân theo ngành:
Nguồn:
Cơ cấu kinh tế cũng là một trong những thế mạnh đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế Mê-hi-cô những năm gần đây. Có thể thấy rõ Mê-hi-cô có cơ cấu kinh tế của một nước phát triển với tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 73% GDP, kế đó là công nghiệp (23%) và nông nghiệp với con số khiêm tốn 4%. Trong thị trường Bắc Mỹ, Mê-hi-cô có tiềm năng về dịch vụ với tỷ trọng các ngành như sau: Dịch vụ công 24%, dịch vụ thương mại và khách sạn 19%, dịch vụ tài chính và bất động sản 12%, còn lại 18% là các ngành dịch vụ khác. Trong lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 16%, còn lại 7% là công nghiệp mỏ và điện nước. Nguồn: thông tin từ website:
Tuy nhiên Mê-hi-cô lại yếu thế về nông nghiệp. Do vậy Mê-hi-cô đã đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác các lợi thế, thu hẹp nông nghiệp, chỉ bảo tồn ngành trồng ngô, đậu nành và chăn nuôi lấy sữa.
Thành tựu về kim ngạch xuất nhập khẩu của Mê-hi-cô
Với những nỗ lực cao của chính phủ, Mê-hi-cô đã dần thoát ra khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, để đạt được thành công ấy, ngoài yếu tố chủ quan từ nhà nước, không thể không đề cập tới tác động vô cùng to lớn từ yếu tố khách quan- đó là những lợi thế vô cùng to lớn mà Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ mang lại. Do NAFTA có chính sách phân biệt đối xử với hàng hóa của các khu vực khác, Mê-hi-cô đã biết tận dụng cơ hội và Hiệp định này để khai thác triệt để ưu thế của mình, tiếp cận các thị trường lớn- nhất là Hoa Kỳ. Cụ thể là năm 1996, Mê-hi-cô đã đuổi kịp Trung Quốc, trở thành nước đứng đầu thế giới với tư cách là đối tác cung cấp hàng dệt may cho Hoa Kỳ. Quan trọng hơn là quan hệ thương mại về dệt may của Hoa Kỳ với vùng Carribean đã chuyển thành quan hệ giữa Hoa Kỳ và Mê-hi-cô. NAFTA cho phép hàng dệt may nói riêng và các hàng hóa khác nói chung của Mê-hi-cô vào Hoa Kỳ và Canada được miễn thuế và hạn ngạch nhập khẩu, và ngược lại. Do đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của Mê-hi-cô giai đoạn 1995-1998 đã tăng từ 79,54 tỷ USD lên 117,5 tỷ USD, trong đó bình quân hàng năm kim ngạch xuất sang Hoa Kỳ tăng 18,9% và sang Canada tăng 12%. Kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Canada trong giai đoạn này cũng tăng với mức bình quân 14,5%/năm. Tính tới tháng 9/1998, Mê-hi-cô đã ngang hàng với Nhật Bản về kim ngạch xuất khẩu, trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 cho Hoa Kỳ, và vươn lên từ vị trí nước xuất khẩu thứ 26 trên thế giới năm 1990 lên vị trí thứ 12 năm 2005 và là nước đứng đầu khu vực Mỹ Latinh về kim ngạch xuất khẩu. Bảng xếp hạng 15 quốc gia xuất, nhập khẩu hàng đầu thế giới năm 2005, CIA- The World Fact Book- Rank Order
Bảng 8 : Kim ngạch xuất- nhập khẩu của Mê-hi-cô giai đoạn 2000-2006
(Đơn vị: tỷ USD)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
KNXK
Tăng/giảm (%)
166,12._.g thoáng hơn rất nhiều mà biểu hiện cụ thể là dòng vốn đầu tư vào Việt Nam trong vài năm trở lại liên tục gia tăng. Song vấn đề để có một môi trường đầu tư thực sự hoàn thiện thì cần nhiều thời gian hơn nữa. Với việc xóa bỏ hoàn toàn cơ chế hai giá với doanh nghiệp trong và ngoài nước, loại bỏ phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, Việt Nam đã là điểm đến hứa hẹn của các nhà đầu tư Hoa Kỳ, Canada cũng bắt đầu phát triển quan hệ đầu tư với Việt Nam. Tuy vậy, vấn đề nổi cộm hiện nay mà các nhà đầu tư rất quan tâm lại là vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Có thể thấy đây vẫn là yếu điểm của Việt Nam. Đặc biệt, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu về trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn khá yếu. Điều này đặt ra nhiều thách thức mà Chính phủ cần có quy định cụ thể, thông qua Luật sở hữu trí tuệ và triển khai hệ thống luật này một các hữu hiệu nhất. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là khó khăn với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam, nhưng Chính phủ Việt Nam cần cố gắng nhiều hơn nữa để giảm tỷ lệ ăn cắp bản quyền và làm hàng giả trên thực tế.
- Về thủ tục đóng thuế hay giải thể doanh nghiệp: Theo một báo cáo mới của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường kinh doanh thì Việt Nam có những cải cách tác động tích cực đến các chỉ số kinh doanh như cấp phép và tuyển dụng, sa thải lao đông. Về cấp phép, Việt Nam đứng thứ 25/175 nước xếp hạng do đã bãi bỏ một số văn bản và giảm thời gian cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện còn xếp hạng thấp trong ba lĩnh vực: bảo vệ nhà đầu tư, giải thể doanh nghiệp và đóng thuế. Việc giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam hiện vẫn còn nhiều bất cập. Cơ chế hiện tại cho việc giải quyết các vụ phá sản tại Việt Nam thường khó khăn và mất thời gian. Ví dụ, một trường hợp phá sản tại Việt Nam có thể mất 5 năm mà doanh nghiệp chỉ thu hồi lại được 18% nợ. Vì thế, rất ít doanh nghiệp giải thể theo đúng những quy định và thủ tục chính thức. Về đóng thuế, hiện tại các doanh nghiệp ở Việt Nam mất khá nhiều thời gian thực hiện các nghĩa vụ thuế. Tính trung bình, doanh nghiệp mất 1,050 giờ, tương đương với 130 ngày làm việc để hoàn thành các thủ tục liên quan đến đóng thuế.
- Nhà nước nên đa dạng hóa hơn nữa các hình thức đầu tư nước ngoài đặc biệt là hình thức mua lại và sáp nhập (Merger & Accquisition- M & A). Đối với các liên doanh có vốn FDI, phần lớn phía đối tác Việt Nam là các doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 92%-98% tổng số dự án liên doanh trong đó phần góp vốn chủ yếu bằng quyền sử dụng đất nên tỉ lệ góp vốn không đáng kể dẫn đến hiệu quả chuyển giao giữa các nguồn lực kinh doanh như vốn và công nghệ là không cao. Hình thức mới M & A mới được quy định trong Luật đầu tư 2005 nên còn khá mới mẻ, hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam không đủ tiềm lực tương ứng về vốn công nghệ để có thể triển khai hình thức này. Tuy nhiên, khi đã là thành viên của WTO, nhiều lĩnh vực kinh tế trước đây được bảo hộ mạnh như ô tô, xe máy sẽ được tự do hóa. Việc mở cửa thị trường đã buộc các doanh nghiệp trong nước phải tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tìm hướng liên kết với nước ngoài. Do đó, nhà nước cần nghiên cứu sâu hơn về hình thức mới này để tạo điều kiện áp dụng sâu rộng tại Việt Nam làm thuận lợi cho sự di chuyển của dòng vốn FDI.
- Bên cạnh đó, cần tích cực xây dựng chiến lược vận động thu hút nguồn vốn từ các công ty xuyên quốc gia - TNCs (Transnational Corporations) của các quốc gia Bắc Mỹ. Thu hút các dự án lớn từ các TNCs đem lại rất nhiều lợi ích to lớn về mặt kinh tế – xã hội do công nghệ mà các TNCs nắm giữ và chuyển giao là những công nghệ cao và ít gây ô nhiễm môi trường, khả năng kết nối nền kinh tế của các nước vào mạng lưới sản xuất và thị trường rộng lớn mà TNCs đang có trong tay. Từ đó, Chính phủ Việt Nam cần thiết phải xây dựng chiến lược mang tầm quốc gia về thu hút FDI từ các TNCs bằng cách tìn hiểu nhu cầu trong nước, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào các ngành và lĩnh vực các TNCs có thế mạnh như: công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, dầu khí, xây dựng cơ sở hạ tầng… Để làm được điều này, cần có những ưu đãi đặc biệt cũng như sự hỗ trợ kịp thời từ các cơ quan quản lý cấp phép để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Nhìn một cách tổng thể khi đánh giá về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh, có thể thấy tiến bộ tổng thể của Việt Nam trong cải cách môi trường đầu tư vẫn đi sau các quốc gia khác. Ở đây, vai trò vĩ mô của nhà nước và các Bộ, ban ngành một lần nữa lại được đặt ra, đòi hỏi phải có cơ chế hợp lý hơn và những quy định cụ thể để môi trường đầu tư tại Việt Nam lôi cuốn hơn nữa các nhà đầu tư trong giai đoạn từ năm 2007 về sau.
Phát triển hệ thống xúc tiến thương mại và đầu tư cấp chính phủ
Tăng cường hệ thống xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là hoạt động rất quan trọng phục vụ cho thương mại hàng hóa cũng như dịch vụ giữa Việt Nam với các quốc gia Bắc Mỹ. Nhà nước ta cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giúp đỡ, tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc tận dụng cơ hội và lợi thế do hội nhập kinh tế đem lại, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hàng hóa Việt Nam trên thị trường Bắc Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn hạn chế, sản xuất manh mún. Chính vì thế chính phủ cần hỗ trợ trong việc định hướng chiến lược cụ thể cho từng ngành hàng, mặt hàng không nên dàn trải và phải phân bổ chi phí hiệu quả hơn. Cũng như vậy, đối với hoạt động đầu tư, để đầu tư hiệu quả kích thích được sự phát triển của từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực, đối tượng thì cũng phải xác định đâu là trọng điểm cần thu hút đầu tư.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng trên thị trường Bắc Mỹ, nhà nước nên tăng cường chỉ đạo các biện pháp xúc tiến thương mại sang các thị trường này thông qua cơ quan Thương mại Việt Nam tại từng nước riêng lẻ. Cơ quan Thương mại phải thường xuyên thông báo về Bộ Thương mại Việt Nam những thông tin cập nhập về thị trường, đối tác, dự án đầu tư để nhà nước có thể nhanh chóng hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước tiến hành hoạt động thương mại hay đầu tư một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể mở rộng hình thức chợ xúc tiến xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực (ngoài nông sản hiện đã có hình thức này, các mặt hàng khác như đồ gỗ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ cũng nên áp dụng).
Chính phủ Việt Nam cần chú trọng nâng cao phát triển thông tin chuyên ngành và tiếp thị phục vụ xuất khẩu. Điều này thực sự ý nghĩa trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Tuy nhiên, hiện tại, có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn biết rất ít các thông tin, và thường biết chậm, như thế đã bỏ lỡ rất nhiều các cơ hội kinh doanh. Hơn nữa, ngoài việc đẩy nhanh tiến độ cung cấp thông tin thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước, Chính phủ cũng cần có cơ chế thông thoáng hơn trong việc cung cấp thông tin. Trên các Website của các Bộ ngành có liên quan, một điều dễ nhận thấy là khả năng cập nhập thông tin của Việt Nam là vô cùng hạn chế. Những số liệu về thương mại và đầu tư hầu như luôn ở trong tình trạng cũ. Điều này không chỉ hạn chế tầm nhìn và sự truy cập của các đối tác nước ngoài, mà ngay cả trong nước, các doanh nghiệp khi muốn có những thông tin mới nhất để đánh giá hay xây dựng chiến lược cho mình lại gặp phải muôn vàn khó khăn. Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin là một vũ khí vô cùng hữu hiệu, nên chăng nhà nước có sự lưu tâm đặc biệt tới việc nâng cấp và triển khai hệ thống thương mại điện tử một cách sâu rộng nhất có thể, vì đây là phương tiện xúc tiến thương mại cũng như đầu tư, đồng thời cũng là phương tiện tự quảng bá bản thân hữu hiệu nhất trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay.
Củng cố hoạt động xúc tiến đầu tư
Trên thực tế có rất nhiều các dự án đầu tư từ các quốc gia Bắc Mỹ nói riêng mà nhiều nước khác nói chung vào Việt Nam còn bỏ ngỏ do các nhà đầu tư vẫn còn thiếu thông tin và hiểu biết về thị trường Việt Nam. Vì thế, nhà nước ta cần tăng cường hoạt động quảng bá xúc tiến đầu tư, tăng cường vận động trực tiếp các tập đoàn lớn đầu tư vào các dự án cụ thể. Chúng ta nên có kế hoạch tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu về môi trường đầu tư ở cấp quốc gia cũng như cấp địa phương hay tại từng bang cụ thể tại các nước Bắc Mỹ có nhà đầu tư, trên cơ sở có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về danh mục dự án đầu tư.
Hiện tại công tác xúc tiến đầu tư của chúng ta còn thiếu chuyên nghiệp và quy mô chưa cao, chưa gây được mấy tiếng vang. Một phần là do chúng ta chưa có được một đội ngũ xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp mà hầu như là cán bộ kiêm nhiệm dưới sự phân công của Chính phủ hay các địa phương riêng lẻ. Hơn nữa, quan niệm về xúc tiến đầu tư vẫn còn theo thói quen, trong khi thị trường Bắc Mỹ là thị trường rất phát triển về các hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng (Public Relations). Do đó, điều đầu tiên Nhà nước cần làm là xây dựng đội ngũ xúc tiến chuyên nghiệp, là người có trình độ, có uy tín, hiểu biết về văn hóa kinh doanh của các bên. Bên cạnh đó, do hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay còn hạn chế một phần là do thiếu nguồn kinh phí hỗ trợ. Chính phủ cần có quy định về việc thành lập một Quỹ xúc tiến đầu tư để hỗ trợ cho các hoạt động quảng bá đầu tư của các địa phương cũng như cho đội ngũ xúc tiến đầu tư tại nước ngoài. Đối với hoạt động đầu tư của Việt Nam ra thị trường nước ngoài còn hạn chế, nhà nước cũng nên có Quỹ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài nhằm hỗ trợ về tài chính cũng như Bảo hiểm cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
Có chính sách phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước về nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu của nhà nước. Đây là giải pháp có tính chiến lược, lâu dài. Có thể đề cập một số hướng như sau:
Thứ nhất, tăng cường hơn nữa đào tạo nguồn lao động cơ bản cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng ngân sách nhà nước. Hàng năm, nhà nước cần tăng chỉ tiêu đào tạo bằng ngân sách của mình cho các trường đại học và dạy nghề với các chuyên ngành có liên quan
Thứ hai, khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư chi phí và phối hợp với nhà nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Như thế, phải dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường, đào tạo ở những lĩnh vực mà thị trường đang cần và nhân lực đang thiếu, tránh đào tạo ồ ạt, hoặc nhỏ giọt, quá thừa hay quá thiếu.
Thứ ba, nhà nước cần chú trọng tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại và đầu tư cho cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các công ty, tổ chức. Muốn như thế cần có một chính sách bồi dưỡng, dào tao, đào tạo lại và tuyển chọn liên tục. Như thế mới tăng cường khả năng chuyên môn và làm tăng khả năng đóng góp của mỗi cá nhân cho sự phát triển của nước nhà. Có thể kết hợp hữu hiệu với việc cử các chuyên viên có năng lực sang đào tạo tại Hoa Kỳ, Canada hay Mê-hi-cô. Như thế vừa tăng cường khả năng hợp tác song phương, mà còn có thể nâng cao trình độ nhân lực do chúng ta có điều kiện làm việc và tiếp xúc trực tiếp với thực tế tại nước bạn, học hỏi được khoa học công nghệ, tác phong làm việc, tư duy, và cả kỹ năng quản lý từ những quốc gia hàng đầu trên thế giới.
Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp
2.1. Nâng cao năng lực quản lý để tạo nguồn hàng hợp lý với thị trường.
Các quốc gia Bắc Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ và Canada là những thị trường vô cùng khắt khe trên thế giới với rào cản kỹ thuật khó vượt qua, vì thế các doanh nghiệp Việt Nam không còn cách nào khác là phải đáp ứng được những tiêu chuẩn ấy bằng những nguồn hàng thích hợp của mình. Trước tiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đầu tư sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, ISO 9000, ISO 14000, SA 8000… Đây là một trong những đòi hỏi rất quan trọng vì các nước Bắc Mỹ có những yêu cầu rất khắt khe từ nguyên liệu đến thành phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn về môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng.
Để thực hiện được những yêu cầu như vậy, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng các vùng nguyên liệu cho riêng mình, giảm nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, giảm đi các chi phí đầu vào của quá trình sản xuất, tăng cường đổi mới công nghệ. Đó là bước khởi đầu để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường nội địa cũng cần tăng cường phát triển theo xu hướng này để có thể cạnh tranh được với các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Bắc Mỹ ngay trên thị trường mình.
Riêng các ngành sản xuất và cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư nâng cấp chất lượng sản phẩm, giảm chi phí dịch vụ để cung cấp cho nước bạn. Có thể tăng cường phát triển việc cung cấp các dịch vụ ngay trên đất Việt Nam như dịch vụ du lịch, dịch vụ tư vấn, dịch vụ văn hóa, vận tải, giải trí…
Một đặc điểm nói chung của các thị trường phát triển như ở Bắc Mỹ là việc người dân không chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm, mà bên cạnh đó, họ rất quan tâm tới chất lượng phục vụ cũng như dịch vụ khách hàng, bao gồm cả dịch vụ hậu mãi, quảng cáo, tiếp thị, hay sự khác biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Có thể nói rằng hiện tại chất lượng dịch vụ khách hàng của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Do vậy, yêu cầu đầu tiên của mỗi doanh nghiệp là cần phải nghiên cứu thị trường nước bạn một cách kỹ lưỡng, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng để cung cấp những sản phẩm người tiêu dùng cần chứ không phải là những sản phẩm mà mình sẵn có.
Bên cạnh việc đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng của các nước Bắc Mỹ, các doanh nghiệp lại phải xem xét để cải tiến mẫu mã sản phẩm, cải tiến cách bao gói và sử dụng những bao bì có thể tái chế được và không gây ô nhiễm. Bắc Mỹ là thị trường rộng lớn, mỗi quốc gia lại là một tập thể nhiều bang, nhiều vùng với những tập quán và thói quen mua sắm tương đối khác nhau. Chính sự tiêu dùng đa dạng này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải luôn nghiên cứu và cải tiến mẫu mã nhằm tạo sự phù hợp với người tiêu dùng. Hơn thế nữa, đối với các thị trường phát triển ở Bắc Mỹ như Hoa Kỳ và Canada với mức thu nhập của người dân nói chung là khá cao đồng nghĩa với nhu cầu cao về việc đảm bảo sức khỏe của cộng đồng. Hàng hóa nhập khẩu vào các thị trường này đều có đòi hỏi rất cao về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái như sử dụng bao bì có thể tái chế, không gây ô nhiễm môi trường từ các yếu tố đầu vào cho đến khi thải bỏ sản phẩm. Đây lại chính là yếu điểm của doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù nhận thức được điều này nhưng trình độ công nghệ còn thấp cùng chi phí cao đã khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn trên.
Để có thể cải thiện được tình hình này nói riêng và nâng cao chất lượng sản phẩm nói chung, các doanh nghiệp vừa tăng cường đầu tư ban đầu, song song với đâu tư về công nghệ là đầu tư và hoàn thiện khả năng quản lý. Nếu một doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vốn và công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, lại áp dụng một hệ thống quản lý thích hợp thì chất lượng đầu ra là hết sức khả quan. Tất nhiên, với việc tiến hành đầu tư trên quy mô toàn diện như thế đòi hỏi doanh nghiệp cần có nguồn vốn lớn. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, có thể tìm sự hỗ trợ từ phía nhà nươc, thông qua việc vay vốn, vì nhà nước ta khá cởi mở và tạo cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu. Việc phải bỏ ra chi phí lớn ban đầu là không thể tránh khỏi, song đó là điều cần thiết, vì chỉ có đầu tư thì mới nâng cao được chất lượng, mới đem lại kết quả thành công như mong muốn.
2.2. Nghiên cứu kỹ thị trường và hệ thống luật tại các quốc gia Bắc Mỹ
Có thể nói việc nghiên cứu kỹ hành lang pháp lý và hệ thống pháp luật tại từng quốc gia Bắc Mỹ là điều hết sức cần thiết. Như đã đề cập trong chương I, mỗi quốc gia Bắc Mỹ có một hệ thống luật đa dạng và phức tạp, đặc biệt là Hoa Kỳ và Canada. Chính sự đa dạng và phức tạp ấy đã tạo thuận lợi cũng như gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam. Chính vì hệ thống luật chặt chẽ nên các doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với môi trường cạnh tranh bình đẳng, không có những khe nứt pháp luật tạo điều kiện cho những hoạt động tham nhũng hay trốn thuê. Tuy nhiên, hệ thống luật quá phức tạp, đa dạng, từ cấp Bang đến Liên Bang đã gây không ít khó dễ cho doanh nghiệp Việt Nam vì thực tế khả năng tường tận và am hiểu luật nước bạn của Việt Nam còn hạn chế. Sẽ không tránh khỏi những sai sót vì các doanh nghiệp không hiểu kỹ luật nước ngoài. Để tránh những sai sót và tranh chấp đó, trước khi đưa ra quyết định kinh doanh hay đầu tư nào vào ba quốc gia Bắc Mỹ, đầu tiên doanh nghiêp/nhà đầu tư Việt Nam nên có một thời gian nghiên cứu và một chương trình nghiên cứu có hệ thống. Cần có đội ngũ tư vấn, đội ngũ luật sư am hiểu luật nước bạn để giúp các doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể, lường trước những tình huống khó khăn. Tất nhiên, đây không phải là vấn đề đơn giản có thể làm trong một sớm một chiều, bởi thực tế thì tại Việt Nam, lực lượng tư vấn luật và đội ngũ cố vấn luật, nhất là luật thương mại và đầu tư của nước ngoài còn thiếu và có trình độ còn hạn chế. Hơn nữa, việc thuê các tư vấn hay chuyên gia nước ngoài lại tiêu tốn một nguồn kinh phí không nhỏ chút nào. Chính vì thế, trước mắt, mỗi doanh nghiệp lại cần phải tự thân vận động, tự mình tìm hiểu thông qua việc chủ động liên hệ với các cơ quan đại diện chính phủ có liên quan tại Hoa Kỳ, Canada và Mê-hi-cô cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía nhà nước Việt Nam. Hiện tại, nhà nước ta cũng đang tích cực cho hoạt động giúp đỡ doanh nghiệp tìm hiểu và tiếp cận thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam nên tranh thủ lợi thế này và các mối quan hệ từ nhiều nguồn khác để có cái nhìn tương đối về hệ thống pháp lý nước bạn, để tránh những tranh chấp như đã xảy ra trong thời gian vừa qua trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ cũng như với Canada.
2.3. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư.
Bên cạnh việc tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh, việc nâng cao năng lực tiếp thị và xúc tiến thương mại cũng cần được các doanh nghiệp hết sức lưu tâm.
Đối với hoạt động thương mại, doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm đối tác, chào hàng thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Việt Nam cũng như Hoa Kỳ, Canada hay Mê-hi-cô (như Hội chợ quốc tế hàng năm tại La Puebla- Mê-hi-cô, Hội chợ quốc tế hàng may mặc Magic Show hay Hội chợ quốc tế Giày dép WSA Show tại Las Vegas vào tháng 2 và 8 hàng năm). Các doanh nghiệp nên trực tiếp và thường xuyên liên hệ với các đại sứ quán Hoa Kỳ, Canada cũng như Mê-hi-cô, hoặc có thể thông qua Cục xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại, hay Cục xúc tiến đầu tư - Bộ Kế hoạch và đầu tư để kịp thời nắm bắt những thông tin kinh tế và thị trường nước bạn. Đây cũng là những cơ quan trung gian cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin chính xác về tình hình thị trường, nhu cầu thị hiếu của từng thị trường, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh cũng như đầu tư với nước bạn. Đối với bản thân các doanh nghiêp, cũng cần chủ động tạo ưu thế cho mình thông qua việc nhanh chóng, kịp thời liên hệ và thành lập các văn phòng đại diện tại nước bạn; chủ động tìm kiếm đối tác có đủ năng lực tài chính, tin cậy làm đại lý cho mình.
Đối với hoạt động đầu tư, doanh nghiệp cần tự quảng bá thông qua việc chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước bạn. Đầu tiên, để làm như thế, doanh nghiệp nên nghiên cứu trước về môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư tại từng quốc gia Bắc Mỹ nói riêng. Kế đó là việc chủ động liên hệ tìm kiếm cơ hội cho bản thân. Doanh nghiệp cần tranh thủ được sự chú ý từ chính quyền nước sở tại qua việc tự quảng bá bản thân, chứng minh khả năng tài chính cũng như khả năng chuyên môn về lĩnh vực muốn đầu tư. Bên cạnh đó, không quên việc nhấn mạnh quan điểm và mối lưu tâm tới những vấn đề công ích, vấn đề bảo vệ môi trường hay vì lợi ích cộng đồng tại địa phương muốn đầu tư, cũng như khẳng định việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nước bạn. Như thế, doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ và xây dựng được lòng tin đối với chính quyền nước và địa phương sở tại, tạo ưu thế so với các nhà đầu tư khác.
2.4. Tăng cường việc ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
Thị trường Bắc Mỹ là thị trường phát triển hoạt động thương mại điện tử, nhất là thương mại điện tử đối với hàng nông sản tương đối lớn trên thế giới. Hiện tại có khoản 43% số lượng trang trại tại khu cực này sử dụng Internet để giao dịch, mua bán nông sản và hàng hóa vật tư phục vụ sản xuất nông nghiêp. Con số này đã chứng minh thương mại điện tử có tầm ảnh hưởng quan trọng và phổ biến đến mức độ nào tại thị trường này. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc áp dụng thương mại điện tử vì hình thức này mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn, đặc biệt là khi muốn thâm nhập thị trường xa xôi về địa lý này. Internet đem lại cho doanh nghiệp thế giới trong tầm tay, giúp các doanh nghiệp tiếp cận được kho tàng thông tin quý giá một cách nhanh chóng mà không một phương tiện truyền thống nào có thể bắt kịp được. Trang Web của mỗi doanh nghiệp được coi là văn phòng ảo, bởi nó góp phần xây dựng uy tín, đẳng cấp cho doanh nghiệp. Văn phòng ấy có thể hoạt động, tiếp nhận và cung cấp thông tin cho đối tác vào mọi thời điểm với chi phí rẻ hơn nhiều so với việc thiết lập một văn phòng đại diện thực tại nước ngoài.
2.5. Phát triển đội ngũ chuyên môn trong doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải chú trọng vào công tác đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ và công nhân kỹ thuật vì nguồn nhân lực chính là xương sống, là động lực của bất cứ một hoạt động kinh tế hay đầu tư nào. Không thể chỉ bằng lòng với trình độ của đội ngũ nhân công đang có, các doanh nghiệp cần luôn năng động trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn của nguồn nhân lực. Phải biến đây thành chiến lược quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. Có thể thực hiện điều này bằng nhiều cách. Doanh nghiệp có thể xây dựng một chương trình tìm kiếm các tài năng trẻ để đào tạo và làm nòng cốt cho doanh nghiệp trong tương lai, hình thức này thường được biết tới như chiến dịch “săn đầu người”. Tuy nhiên, để làm được điều này không phải là đơn giản bởi hoạt động này đòi hỏi kinh phí lớn, hơn nữa yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải có chính sách đãi ngộ hợp lý và lôi cuốn thì mới thu hút được các tài năng. Thực tế hình thức này mới chỉ thực sự mạnh tại các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là một hình thức nên được các doanh nghiệp lưu tâm, nhất là những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tại thị trường Việt Nam.
Bên cạnh việc tìm kiếm các tài năng thì việc quan trọng hơn cả là phải không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực sẵn có. Đây mới là động lực và giá trị cốt lõi góp phần tạo nên thành bại của doanh nghiệp hiện tại. Mỗi doanh nghiệp phải dành một khoản kinh phí cho hoạt động này và phải biết tận dụng các chương trình đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật của Chính phủ để cử cán bộ của mình tham gia. Các doanh nghiệp phải quan tâm đào tạo cả cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ thương mại và công nhân kỹ thuật. Không những đã đào tạo mà hoạt động đào tạo lại cũng nên được triển khai định kỳ vì những thay đổi chóng mặt về hoạt động thương mại cũng như đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cập nhập và làm mới mình để thích ứng với thị trường. Hơn thế nữa, cần phải nâng cao và đặc biệt chú trọng vào công tác đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ nhân lực của mình. Hoạt động thương mại và đầu tư với thị trường Bắc Mỹ không chỉ đòi hỏi nguồn nhân lực có trình dộ chuyên môn, am hiểu thị trường, mà còn phải thật thành thạo về ngoại ngữ- đây vốn là yêu cầu giao tiếp tối thiểu song lại là điểm yếu cố hữu của các doanh nghiệp Việt Nam từ trước tới nay.
KẾT LUẬN
Khoảng thời gian ngắn hơn một thập kỷ qua đã chứng kiến rất nhiều đổi thay trong quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia khu vực Bắc Mỹ. Về thương mại, điều đáng ghi nhận nhất chính là việc Việt Nam liên tục trở thành quốc gia xuất siêu sang các thị trường Hoa Kỳ, Canada cũng như Mê-hi-cô với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhìn chung liên tục tăng. Nổi bật trong đó, quan hệ thương mại hai chiều của Việt Nam với đối tác lớn nhất- Hoa Kỳ không ngừng lớn mạnh sau khi Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực. Với Canada cũng như Mê-hi-cô, mặc dù chưa có những dấu ấn như với Hoa Kỳ, song triển vọng của sự hợp tác thương mại này là rất sáng sủa.
Trên lĩnh vực đầu tư, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong thời gian qua, song Việt Nam vẫn chưa đủ lực để có thể trở thành một nhà đầu tư chiến lược sang thị trường rộng lớn Bắc Mỹ này. Thay vào đó, Việt Nam đón nhận các dòng vốn đầu tư từ các quốc gia Bắc Mỹ, chủ yếu là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Trong số các chủ đầu tư từ Bắc Mỹ vào Việt Nam, cái tên Mê-hi-cô vẫn chưa hiện hữu do mối quan hệ của Việt Nam với quốc gia này mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển.
Hơn một thập kỷ là một khoảng thời gian không dài để có thể đánh giá hết về quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với từng quốc gia của thị trường Bắc Mỹ nói riêng cũng như với toàn bộ thị trường này nói chung. Trong khoảng thời gian ấy, mặc dù còn có nhiều hạn chế, mối quan hệ thương mại và đầu tư còn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi quốc gia, bên cạnh đó còn có những khó khăn chưa vượt qua, song những gì mà Việt Nam cũng như các nước bạn đã làm được cho nhau thật đáng ghi nhận. Đây chính là nền tảng để chúng ta tiếp tục phát huy những gì đạt được nhằm thúc đẩy nhanh hơn, xa hơn và sâu rộng hơn mối quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư song phương đã có từ hơn thập kỷ qua. Trước mắt còn nhiều khó khăn và thách thức, các nhân tố từ môi trường quốc tế cũng như các nhân tố từ nội tại nền kinh tế mỗi nước luôn có tác động hai chiều đối với sự phát triển thương mại và đầu tư nói chung. Song với nỗ lực hết mình mỗi thành viên trong một mục tiêu hợp tác thân thiện, công bằng và bình đẳng, mối quan hệ kinh tế -thương mại - đầu tư của Việt Nam – Canada, Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – Mê-hi-cô sẽ luôn được củng cố, phát huy và hứa hẹn sẽ giành được nhiều kết quả khả quan trong thời gian tới.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVKT032.doc