Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ nhiều năm nay, Đảng ta đã chủ trương "làm bạn với tất cả các nước", tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với tất cả các quốc gia ở mọi châu lục, đặc biệt là các nước láng giềng có chung biên giới với Việt Nam .
Thực hiện chủ trương trên, hơn 10 năm qua, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng phát triển.
Năm 2003, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 4, 540 tỷ USD và Trung Quốc đã trở thành bạn hàng xuấ
101 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khẩu lớn của Việt Nam. Con số này sẽ tăng nhanh trong năm 2004 và dự kiến sẽ đạt 5 tỷ USD vào năm 2005 và 10 tỷ USD vào năm 2010.
Có được kết quả nêu trên là do sự nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp cả hai nước trong hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại, đặc biệt là trong hoạt động thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của hai nước, nhiều tồn tại vẫn nảy sinh như: Tình trạng buôn lậu vẫn tồn tại và có dấu hiệu gia tăng; vẫn còn nhiều hàng giả, hàng chất lượng thấp của Trung Quốc tràn vào Việt Nam; hàng hoá của Việt Nam ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới đã trở thành hiện tượng phổ biến...Những tồn tại nêu trên không chỉ làm ảnh hưởng mà còn cản trở sự phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục những tồn tại nêu trên trong phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung nhất là trong điều kiện Trung Quốc là thành viên chính thức của WTO và các thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng lớn là hết sức quan trọng và cần thiết.
Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với Trung Quốc và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới giữa hai nước, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung".
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước :
Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước phản ánh hoạt động thương mại qua biên giới Việt - Trung nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau như: “Buôn bán qua biên giới Việt nam - Trung quốc. Lịch sử - Hiện trạng - Triển vọng.TS. Nguyễn Minh Hằng - Viện Kinh tế thế giới; “Một số vấn đề về phát triển thương mại quốc tế vùng biên giới phía Bắc” của TS. Nguyễn Công Hoàn - Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia; “Đổi mới quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc” của TS. Lương Đăng Ninh - Viện Nghiên cứu Thương mại...
Tuy vậy, hiện vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu có tính hệ thống về quan hệ thương mại qua biên giới Việt-Trung. Tính mới mẻ của đề tài là ở chỗ phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển quan hệ thương mại qua biên giới Việt-Trung trên cơ sở các lý thuyết lợi thế so sánh và thuế quan. Đây là cơ sở lý luận cơ bản, góp phần hình thành tính hệ thống trong nghiên cứu vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Tìm kiếm và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung, từ đó thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ thực trạng hoạt động thương mại qua biên giới Việt - Trung từ 1991 đến nay và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của các tỉnh biên giới Việt - Trung.
- Kiến nghị các giải pháp để phát triển quan hệ thương mại qua biên giới giữa hai nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung.
- Các chính sách, cơ chế của Chính phủ Việt Nam đối với việc phát triển hoạt động thương mại qua biên giới Việt - Trung.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Do giới hạn về nhiều mặt, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một trong bốn lĩnh vực chính chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại là thương mại hàng hoá (xuất nhập khẩu hàng hoá). Các lĩnh vực khác như: Thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại chỉ đề cập đến dưới góc độ có liên quan và hỗ trợ cho hoạt động thương mại hàng hoá.
Cụ thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
- Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt - Trung giai đoạn 1991 - 2003.
- Các chính sách hiện hành của Chính phủ Việt Nam đối với hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới giữa hai nước.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp cơ bản được áp dụng trong nghiên cứu kinh tế là phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như:
- Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với điều tra, khảo sát thực tế.
- Sử dụng phương pháp thống kê.
- Kết hợp mô hình phân tích, so sánh và dự báo kinh tế với phương pháp chuyên gia.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
- Tổng kết một cách hệ thống thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung; phân tích và đưa ra những đánh giá đúng về ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
- Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung trong điều kiện Trung Quốc là thành viên của WTO và Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc mà trọng tâm là việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đang trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thương mại hàng hoá qua biên giới Việt-Trung
Chương 2: Thực trạng của thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung giai đoạn 1991 - 2003
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung
Chương 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn của
thương mại hàng hoá qua biên giới ở Việt Nam
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm, thuật ngữ
1.1.1.1. Khái niệm về thương mại quốc tế
Từ những năm 380-322 (trước Công nguyên), thuật ngữ “kinh doanh” đã được Arixtốt sử dụng và được dùng nhiều trong thời kỳ Hy lạp. Sự phát triển của nền văn minh loài người cũng gắn liền với các hoạt động trao đổi, buôn bán. Quan hệ trao đổi sản phẩm trong từng bộ tộc, từng bản làng, từng vùng dần dần được mở rộng ra khỏi phạm vi quốc gia thành quan hệ thương mại quốc tế. Đây là một sự phát triển tất yếu mang tính khách quan. Trong tác phẩm “Tư bản”, C.Mác đã định nghĩa thương mại quốc tế là sự mở rộng hoạt động thương mại ra khỏi phạm vi một nước. Đó là lĩnh vực trao đổi hàng hoá trên thị trường thế giới. Thông qua hoạt động thương mại quốc tế, các nước buôn bán những hàng hoá và dịch vụ để thu lợi nhuận.
Từ xưa, người ta đã biết nhiều đến sự trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua các hoạt động mua và bán qua biên giới . Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, trật tự kinh tế - chính trị của thế giới đã được sắp đặt lại, cùng với sự tiến bộ và phát triển như vũ bão về khoa học, công nghệ đã dẫn đến sự phát triển đa dạng các hình thức quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước. Khái niệm kinh tế đối ngoại đã được dùng để chỉ các hoạt động đó. Khái niệm này chủ yếu được các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sử dụng, nó bao gồm các hoạt động khác nhau như ngoại thương, hợp tác quốc tế về đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ và các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ. Như vậy, khái niệm thương mại quốc tế có nội dung rộng hơn khái niệm ngoại thương. Đối tượng của nó không chỉ gồm các hàng hoá hữu hình mà còn bao gồm cả các dịch vụ liên quan đến thương mại hàng hoá như dịch vụ kỹ thuật, mua bán phát minh sáng chế, dịch vụ vận tải và các dịch vụ thương mại quốc tế khác.
Năm 1948, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) được ký kết chủ yếu điều tiết lĩnh vực thương mại hàng hoá. Từ đó đến nay, thương mại quốc tế đã phát triển nhanh chóng, mở rộng sang cả lĩnh vực thương mại dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, xây dựng, tư vấn...), các vấn đề về đầu tư có liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ.
Trên cơ sở các quy định của GATT, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời theo Hiệp định Marrakesh ngày 1 tháng 1 năm 1995 . WTO hoạt động dựa trên một hệ thống các luật lệ và quy tắc điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực thương mại quốc tế được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản là: Thương mại không phân biệt đối xử, chỉ bảo hộ bằng thuế quan, tạo dựng một nền tảng ổn định cho thương mại quốc tế, xây dựng quan hệ thương mại tự do hơn thông qua đàm phán... nhằm phát triển hơn nữa các quan hệ thương mại quốc tế, đẩy mạnh tự do hoá thương mại trên phạm vi toàn cầu.
Với sự ra đời của WTO, khái niệm thương mại quốc tế đã được chuẩn hoá và sử dụng rộng rãi. Xét về đặc trưng thì thương mại quốc tế được định nghĩa là việc mua, bán hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia. Định nghĩa này được sử dụng nhiều khi xác định vai trò của thương mại như chiếc cầu nối về cung và cầu hàng hoá, dịch vụ xét cả về số lượng, chất lượng và thời gian sản xuất. Khi đề cập đến thương mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ còn đi kèm với việc trao đổi các yếu tố sản xuất như tài nguyên, lao động, vốn... Vì vậy, thương mại quốc tế được hiểu là việc mua, bán hàng hoá và dịch vụ giữa các đối tác có quốc tịch khác nhau (việc mua, bán không chỉ dừng lại xem xét trên giác độ không gian và địa lý).
Hoạt động thương mại quốc tế được tồn tại và phát triển do yêu cầu khách quan của sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất thế giới dựa trên sự phân công lao động và sự trao đổi lợi thế so sánh giữa các quốc gia vì mục tiêu phát triển của các quốc gia đó. Quan hệ thương mại quốc tế bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi, hợp tác giữa các quốc gia, giữa các khối liên kết khu vực trong lĩnh vực thương mại dựa trên cơ sở các Hiệp định thương mại, các cam kết, các thoả thuận song phương, đa phương.
Ngày nay, tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đang nổi lên như một xu thế có tính chất toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới đều đang tăng cường phát triển thương mại quốc tế và coi đó như yêu cầu không thể thiếu để xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
1.1.1.2. Khái niệm về thương mại hàng hoá qua biên giới
Từ xa xưa, thương mại hàng hoá qua biên giới được coi “là phương thức mậu dịch do tập quán truyền thống của lịch sử hình thành, không xếp vào mậu dịch đối ngoại của quốc gia. Nói chung, các nước đều giành cho phương thức mậu dịch này sự đãi ngộ về thuế hải quan. Theo sự phát triển của mậu dịch quốc gia, thương mại hàng hoá qua biên giới với nghĩa hẹp như ở trên được phát triển thành phương thức mậu dịch theo nghĩa rộng, tức là giao dịch xuất nhập khẩu hàng hoá được tiến hành tại vùng biên giới giữa hai nước. Nó được liệt vào phạm vi mậu dịch đối ngoại của quốc gia, thuộc một trong những phương thức mậu dịch xuất nhập khẩu". [9, Tr.139)
Như vậy, thương mại hàng hoá qua biên giới là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá được diễn ra giữa cư dân và doanh nghiệp hai nước tại khu vực biên giới của các nước láng giềng. Theo nghĩa rộng, thương mại hàng hoá qua biên giới giữa hai nước láng giềng không chỉ đơn thuần là hoạt động buôn bán hàng hoá tại các cửa khẩu biên giới mà nó có phạm vi rộng hơn, bao trùm các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá được diễn ra trên toàn bộ khu vực biên giới của hai nước, bao gồm cả thương mại chính ngạch, thương mại tiểu ngạch và hoạt động mua bán của cư dân hai nước dọc biên giới .
1.1.2. Các lý thuyết về lợi thế so sánh và thuế quan trong thương mại quốc tế
1.1.2.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh
Có thể nói sự phát triển của nhân loại luôn gắn liền với sự phát triển của hoạt động buôn bán. Từ rất lâu, con người đã tìm ra những lợi ích của hoạt động này giữa các quốc gia. Cách đây hàng ngàn năm, người Trung Hoa, ấn Độ đã thường xuyên đưa những sản phẩm độc đáo của mình sang các nước Châu Âu, Châu á để trao đổi lấy những thứ mà xứ sở mình không có và họ cũng đã rất sớm tìm thấy những lợi ích của thương mại quốc tế. Tuy nhiên, những lý thuyết về lợi ích của thương mại quốc tế chỉ thực sự xuất hiện ở thế kỷ XV qua thuyết trọng thương. Sau đó, ở đầu thế kỷ XVIII, nhà kinh tế học người Anh Adam Smith đã phát triển lý thuyết này thông qua sự khuyến khích tự do thương mại. Sau này, nhà kinh tế học nổi tiếng David Ricardo đã đưa ra học thuyết về lợi thế so sánh, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thương mại quốc tế có tính khoa học và tính thực tiễn hơn. Những nhà khoa học E. Hecksher (1897 - 1952) và O.Hlin (1899 - 1979) đã tiếp tục phát triển học thuyết lợi thế so sánh và đưa học thuyết tới hoàn thiện, giải thích có tính khoa học hơn về nguyên nhân và lợi ích của thương mại quốc tế.
Hoạt động xuất nhập khẩu - một nội dung chủ yếu của thương mại quốc tế, là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ diễn ra giữa các nước, hay giữa các đối tác có quốc tịch khác nhau. Sự trao đổi đó là biểu hiện của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế của các nhà sản xuất và tiêu dùng hàng hoá riêng biệt ở mỗi quốc gia. Nó được quy định bởi sự đa dạng về điều kiện sản xuất và tiêu dùng giữa các nước. Bởi vậy, hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và quan hệ thương mại nói chung luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Qua từng thời kỳ lịch sử, các nhà kinh tế học đã nghiên cứu về nguồn gốc, lợi ích của thương mại quốc tế để tìm ra bản chất của quan hệ này.
Lý thuyết của trường phái trọng thương
Vào khoảng những năm 1450, phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương thức sản xuất TBCN ra đời. Trong thời kỳ đầu của phương thức sản xuất TBCN, vì sản xuất chưa phát triển, để có tiền tệ tích luỹ phải thông qua hoạt động ngoại thương, mua bán trao đổi, nhất là sự trao đổi không ngang giá giữa các nước tư bản với các nước thuộc địa. Đặc biệt, khi khám phá ra Châu Mỹ, một là sóng du thương phát triển mạnh mẽ nhằm chuyển vàng từ Châu Mỹ về Châu Âu. Vai trò của tư bản thương nghiệp lúc bấy giờ được đề cao. Thực tiễn đã đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế hướng dẫn hoạt động thương nghiệp. Học thuyết kinh tế trọng thương ra đời.
Theo học thuyết kinh tế trọng thương, tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của cải, hàng hoá chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ. Để có tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại quốc tế, mà trước hết là ngoại thương. Trong ngoại thương phải thực hiện xuất siêu, phần lợi nhuận có được là do mua ít, bán nhiều, mua rẻ, bán đắt mà có.
Là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong thời kỳ tích luỹ nguyên thủy tư bản, chủ nghĩa trọng thương mặc dù chưa biết đến các quy luật kinh tế, hạn chế về tính lý luận, đặc biệt chưa chỉ ra cơ sở hay nguyên nhân cho hoạt động ngoại thương nhưng đã có những đóng góp nhất định về lý luận khi chỉ ra vai trò của ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế và tư tưởng nhà nước cần can thiệp vào nền kinh tế như: Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương, Nhà nước tạo ra các điều kiện pháp lý và các rào cản cho các công ty thương mại độc quyền buôn bán với nước ngoài.
Lý thuyết "lợi thế tuyệt đối" của Adam Smith (1723-1790)
Từ cuối thế kỷ XVI, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, các học thuyết kinh tế của các trường phái ra đời để giải thích các hiện tượng kinh tế - xã hội. Đầu tiên, Adam Smith - nhà kinh tế học tiêu biểu của trường phái Cổ điển Anh, đã đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối trong thương mại quốc tế. Theo ông, thương mại quốc tế bắt nguồn từ nguyên tắc phân công quốc tế . Ông là nhà kinh tế học đầu tiên trên thế giới nhận thức về vai trò của chuyên môn hoá (mà ông gọi là phân công quốc tế), tiến bộ kỹ thuật và đầu tư là những động lực phát triển kinh tế. Adam Smith đã phát triển học thuyết “lợi thế tương đối” và quan niệm tiêu chuẩn quyết định cho sự lựa chọn ngành cần chuyên môn hoá trong phân công quốc tế là điều kiện tự nhiên về địa lý, khí hậu, nguồn tài nguyên chỉ nước đó mới có mà thôi. Nói cách khác, sự khác nhau về điều kiện tự nhiên là nguyên nhân của mậu dịch quốc tế và nó có tác dụng quyết định cơ cấu mậu dịch quốc tế. Từ lập luận đó, ông ủng hộ tự do kinh doanh, vì mỗi cá nhân và doanh nghiệp đều có mục đích thu lợi nhuận tối đa, do đó cho phép tự do kinh doanh sẽ đem lại lợi ích cho toàn xã hội.
Như vậy, lợi thế tuyệt đối có thể đạt được cho nền kinh tế quốc dân qua sự phân công lao động quốc tế nếu một quốc gia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu những loại hàng hoá mà chi phí lao động xã hội để sản xuất ra chúng nằm dưới mức trung bình quốc tế và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng ở trong nước có tình hình ngược lại.
Trên thực tế, lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia không có nhiều, trong nhiều trường hợp quốc gia đó lại không có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia khác và đại bộ phận nền thương mại thế giới là sự hợp tác quốc tế không phải chỉ dựa trên lợi thế tuyệt đối mà phải dựa trên một lợi thế bao quát hơn, đó là lợi thế tương đối.
Lý thuyết "lợi thế so sánh" (hay lợi thế tương đối)
Năm 1815, trong tác phẩm “Tiểu luận về buôn bán ngoại thương ngũ cốc”, nhà kinh tế R.Forens đã phát triển tư tưởng “lợi thế tuyệt đối” thành tư tưởng “lợi thế tương đối” hay “lợi thế so sánh”.
Hai năm sau, David Ricardo (1772-1823) tiếp tục phát triển tư tưởng “lợi thế so sánh” thành thuyết “lợi thế so sánh” hoặc cũng được gọi là quy luật lợi thế tương đối (tác phẩm: “Những nguyên lý cơ bản của chính sách kinh tế và thuế khoá” hay “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học”). Ông lập luận: Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với quốc gia khác trong sản xuất và xuất khẩu hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích cho mình. Theo ông, tất cả các quốc gia ở bất kỳ trình độ và điều kiện sản xuất nào, khi tham gia vào thương mại quốc tế thì đều có lợi. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, quốc gia có hiệu quả thấp trong việc sản xuất tất cả các loại hàng hoá sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu loại hàng hoá nào mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất (đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối), và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng ở trong nước là bất lợi nhất (đó là những hàng hoá không có lợi thế tương đối).
Cơ sở của lý thuyết này chính là luận điểm của Ricardo về sự khác biệt giữa các nước không chỉ về điều kiện tự nhiên mà còn về điều kiện sản xuất nói chung. Điều này có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tiến hành sản xuất mọi sản phẩm, dù có hay không có các điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp. Khi nghiên cứu quy luật về lợi thế tương đối, D.Ricardo đã cho rằng những ngành sản xuất khác nhau sẽ có cơ cấu lao động khác nhau, hàm lượng lao động kết tinh trong các loại hàng hoá khác nhau. Việc so sánh hàm lượng lao động của những mặt hàng khác nhau sẽ dẫn đến các sai lệch về giá trị tương đối bởi vì việc sản xuất ra những mặt hàng đòi hỏi tỷ trọng khác nhau về các yếu tố sản xuất.
Đến năm 1939, Haberler đưa ra lý thuyết chi phí cơ hội để chứng minh cho quy luật lợi thế tương đối một cách rõ ràng. Theo lập luận của Heberler, quy luật lợi thế tương đối đôi khi được coi như là quy luật chi phí cơ hội. Theo lý thuyết này, chi phí cơ hội của một mặt hàng là số lượng những mặt hàng khác mà người ta phải từ bỏ để sản xuất thêm một đơn vị mặt hàng đó. Theo đó, quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp trong sản xuất một hàng hoá nào đó thì quốc gia đó sẽ có lợi thế so sánh hay lợi thế tương đối trong sản xuất hàng hoá đó và không có lợi thế trong việc sản xuất hàng hoá kia. Xuất phát từ sự so sánh chi phí sản xuất của sản phẩm này với chi phí sản xuất của sản phẩm khác đã dẫn đến một kết luận rằng: Mỗi quốc gia không nên sản xuất tất cả các loại sản phẩm mà chỉ nên tập trung vào sản xuất một số các sản phẩm có chi phí sản xuất thấp nhất (sản phẩm có lợi thế tương đối). Thông qua việc mở rộng sản xuất các sản phẩm chuyên môn hoá này, các nước có thể trao đổi những sản phẩm của mình với nước khác. Theo lý thuyết “lợi thế so sánh”, chuyên môn hoá quốc tế không nhất thiết đòi hỏi phải có “lợi thế tuyệt đối” mà dựa trên “lợi thế tương đối” mà thôi.
Tuy nhiên, luận thuyết Forrens-Ricardo về “lợi thế tương đối” mới chỉ ra được cơ sở và nguyên tắc của sự trao đổi và phân công lao động quốc tế mà chưa chỉ ra được cơ chế hoạt động trên thực tế của nguyên lý “lợi thế tương đối” như thế nào.
Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, dưới tác động của nhiều nhân tố mà trước hết là những biến đổi sâu sắc của cách mạng khoa học kỹ thuật thế giới và phân công lao động quốc tế, năm 1919 và năm 1935, hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển là E.Heckcher (1897-1952) và B.Ohlin (1899-1979) đã tiếp tục hoàn chỉnh lý thuyết lợi thế so sánh, bổ sung thêm các luận điểm mới của mình khi xem xét tới chi phí cơ hội và quy luật tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất, chỉ ra cơ chế hoạt động của quy luật “lợi thế tương đối” bằng định lý về sự cân bằng giá cả của các yếu tố sản xuất. Hai ông dã bổ sung một mô hình mới, trong đó đề cập đến hai yếu tố đầu vào là lao động và vốn với những giả thiết (mô hình 2 x 2) như sau:
Có hai quốc gia:
+ Cùng sản xuất hai loại hàng hoá X và Y bằng hai yếu tố sản xuất là lao động và vốn với cùng một kỹ thuật công nghệ như nhau.
+ Hàng hoá X là loại hàng hoá sử dụng nhiều lao động, và hàng hoá Y là hàng hoá sử dụng nhiều vốn ở cả hai quốc gia.
+ Không có sự chuyên môn hoá trong sản xuất.
+ Thị trường các yếu tố sản xuất và thị trường hàng hoá là các thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
+ Có sự chuyển dịch linh hoạt các yếu tố sản xuất trong phạm vi một quốc gia nhưng không có sự chuyển dịch trong phạm vi quốc tế.
+ Tài nguyên được sử dụng triệt để ở cả hai quốc gia.
+ Trong mô hình không xét đến các loại chi phí khác như chi phí vận tải, thuế nhập khẩu hoặc các trở ngại khác cho thương mại quốc tế tự do.
Với những giả định như trên, định lý Heckcher-Ohlin (H-O) được phát biểu như sau: Một nước sẽ xuất khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối phong phú của nước đó; và nhập khẩu loại hàng hoá mà việc sản xuất nó cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ở nước đó. Nói vắn tắt, một nước tương đối giầu lao động sẽ xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu hàng hoá sử dụng nhiều vốn.
Với các giả thiết như trên, quốc gia thứ nhất là quốc gia giàu lao động và lao động là yếu tố sản xuất tương đối rẻ, sẽ xuất khẩu hàng hoá X vì sản xuất hàng hoá đó cần sử dụng nhiều lao động. Còn quốc gia thứ hai sẽ xuất khẩu hàng hoá Y vì sản xuất hàng hoá Y sử dụng nhiều vốn, mà vốn là yếu tố sản xuất tương đối sẵn có ở quốc gia này. Về bản chất, học thuyết Heckcher-Ohlin căn cứ vào sự khác biệt về giá cả tương đối của hàng hoá giữa các quốc gia để giải thích về nguồn gốc của thương mại quốc tế.
Mô hình H - O là thuyết hiện đại giải thích về nguồn gốc thương mại quốc tế. Lý thuyết này được các nhà kinh tế học nổi tiếng như Rybczynski, Woelfgang Stolper, Paul Samuelson, James William... tiếp tục mở rộng và phát triển hơn để khẳng định những tư tưởng khoa học và giá trị thực tiễn to lớn của định lý H - O.
Mô hình H - O đã được phát triển rộng rãi và sử dụng trong việc phân tích các vấn đề thương mại và tăng trưởng, thương mại và phân phối thu nhập. Tuy nhiên, trước thực tiễn phát triển rất phức tạp của thương mại quốc tế hiện nay, mô hình này vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được về mặt lý luận. Nhưng về cơ bản lý thuyết này vẫn đang cho phép lý giải các động thái của thương mại quốc tế và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình tham gia và hội nhập thương mại quốc tế. Nó đã chỉ ra rằng: Đa số các nước đang phát triển là những nước có nguồn lao động dồi dào nhưng lại nghèo về vốn. Do đó, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, hay trong giai đoạn đầu của sự nghiệp CNH đất nước, nên tập trung phát triển sản xuất và xuất khẩu những loại hàng hoá sử dụng nhiều lao động. Việc lựa chọn phát triển sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá phù hợp với lợi thế so sánh về nguồn lực sản xuất của mình sẽ là điều kiện cần thiết để các nước đang phát triển có thể nhanh chóng hội nhập vào phân công lao động và hợp tác thương mại quốc tế. Từ những lợi ích do thương mại quốc tế đem lại sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế cho đất nước.
Theo Heckcher và Ohlin, các yếu tố sản xuất được xem xét bao gồm lao động, đất đai và tư bản. Căn cứ vào các yếu tố sản xuất, ngày nay các ngành kinh tế được phân ra bốn loại: Ngành sử dụng nhiều lao động; ngành sử dụng nhiều vật liệu cao; ngành sử dụng nhiều vốn đầu tư và ngành sử dụng nhiều khoa học - công nghệ cao. Cũng trên cơ sở căn cứ vào các yếu tố sản xuất, các quốc gia được chia thành hai nhóm chính: Nhóm các quốc gia có lợi thế về nguồn lao động và điều kiện tự nhiên (như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng...) và nhóm các quốc gia có lợi thế về vốn, khoa học và công nghệ.
Trên cơ sở những học thuyết kinh tế cho thấy: Sự khác biệt về nguồn lực là nguồn gốc của thương mại giữa các nước và là cơ sở cho nhu cầu phát triển thương mại quốc tế. Với một nguồn lực riêng lẻ tương đối phong phú, việc sản xuất ra các sản phẩm sử dụng nhiều loại nguồn lực đó sẽ rẻ hơn. Như vậy, quốc gia đó sẽ hướng tới xuất khẩu những sản phẩm mà việc sản xuất ra chúng sử dụng nhiều nguồn lực quốc gia sẵn có phong phú hơn quốc gia khác. Tuy nhiên, có nguồn lực chỉ quyết định một phần đến phát triển kinh tế, vấn đề là phân phối và sử dụng nguồn lực như thế nào. Do nguồn lực không phải là vô hạn, nếu không nói là khan hiếm, nên con người luôn phải tìm ra các giải pháp để sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả nhất. Thương mại phát triển giữa mọi người, giữa mọi quốc gia sẽ cho phép các quốc gia chuyên môn hoá vào sản xuất ra các hàng hoá đem lại hiệu quả nhất cho nước mình. Lập luận này không những đúng cho thương mại giữa các vùng, cho thương mại trong nước mà còn đúng trong thương mại quốc tế.
Hiệu quả kinh tế theo quy mô hay lợi suất tăng dần theo quy mô cũng là một nguồn gốc quan trọng của thương mại quốc tế. Thông thường khi sản xuất một loại hàng hoá với quy mô lớn sẽ cho phép: Tiết kiệm được nguồn nhân lực và các loại chi phí; sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị; tạo khả năng tối ưu hoá kế hoạch sản xuất và phân công lao động chuyên môn hoá sâu. Nhờ đó chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên và giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn so với giá thành cùng loại sản phẩm nếu sản xuất ở quy mô nhỏ hơn. Cho tới khi quy mô sản xuất lớn tới mức không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước mà còn đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu nó sẽ tạo điều kiện để nhập khẩu các loại hàng hoá khác phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Theo nghĩa đó, hiệu quả kinh tế theo quy mô cũng chính là một trong những nguồn gốc của việc phát triển quan hệ thương mại quốc tế.
Đối với mỗi quốc gia, hiệu quả kinh tế theo quy mô chỉ có thể đạt được khi biết tận dụng triệt để những lợi thế của đất nước và phát triển quan hệ thương mại quốc tế có hiệu quả. Vì nhờ có thương mại quốc tế, từng quốc gia có khả năng và điều kiện tập trung vào sản xuất quy mô lớn những mặt hàng có lợi thế, đồng thời trao đổi với các nước khác để có được những sản phẩm mà mình không có lợi thế khi sản xuất ra chúng hay những sản phẩm mà mình không tự sản xuất một cách có hiệu quả được.
Ngoài ra thương mại quốc tế còn xuất phát từ một vài nguyên nhân khác như: thị hiếu, quy định về bản quyền và bằng phát minh sáng chế, tri thức chuyên môn của một số người hay nhóm người.
1.1.2.2. Các lý thuyết về thuế quan và phi thuế quan trong thương mại quốc tế
a/ Lý thuyết về thuế quan
Thuế quan là một khoản tiền mà người chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủ nhà.
Thuế quan được sử dụng như công cụ trong thương mại quốc tế để:
+ Điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu.
+ Bảo hộ thị trường nội địa.
+ Tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
+ Là công cụ thực hiện việc phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực đối với các đối tác.
Riêng thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vì việc đánh thuế nhập khẩu cao sẽ dẫn đến nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu, do đó tạo thêm công ăn việc làm và tạo nguồn thu nhập cho người lao động.
Hiện nay, trên thế giới, các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế thường sử dụng thuế nhập khẩu hơn thuế xuất khẩu. Trong trường hợp để khuyến khích xuất khẩu những hàng hoá mà một quốc gia có lợi thế hay những hàng hoá mà quốc gia đó cần tăng cường xuất khẩu ra thị trường bên ngoài, thì quốc gia đó sẽ không sử dụng thuế xuất khẩu.
Hầu hết các quốc gia áp dụng thuế nhập khẩu. Tuỳ theo mức độ mở cửa thị trường và đặc thù của các quốc gia mà thuế nhập khẩu được áp dụng đối với các chủng loại hàng hoá khác nhau và với mức thuế suất khác nhau. Thuế nhập khẩu có tác động làm tăng giá cả hàng hoá, từ đó hạn chế tiêu dùng và hạn chế nhập khẩu đối với các hàng hoá bị đánh thuế, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
b/ Lý thuyết về các công cụ phi thuế trong thương mại quốc tế
Trong thương mại quốc tế, các công cụ phi thuế thực chất là việc sử dụng các quy định hành chính, pháp lý để điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Các công cụ phi thuế quan bao gồm:
* Các biện pháp hạn chế số lượng:
Các biện pháp hạn chế số lượng có vai trò như là công cụ tham gia bảo hộ thị trường nội địa trong trường hợp thuế quan không phát huy tác dụng; là công cụ thực hiện phân biệt đối xử trong quan hệ đối ngoại, gây áp lực đối với đối thủ cạnh tranh; tham gia điều tiết cung cầu đối với những sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu quan trọng và với những thị trường chiến lược.
Trên thực tế, một số hình thức hạn chế số lượng được áp dụng là:
+ Hình thức cấm hẳn xuất khẩu hoặc nhập khẩu một số loại hàng hoá nào đó.
+ Hình thức giấy phép: Hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép thông qua việc cấp giấy phép. Hai loại giấy phép phổ biến được áp dụng là: giấy phép chung và giấy phép riêng.
+ Hạn mức xuất nhập khẩu hay còn gọi là hạn ngạch (quota):
Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hay trị giá của một mặt hàng hay nhóm mặt hàng được phép xuất, nhập khẩu trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).
Hạn ngạch được áp dụng với cả hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, hạn ngạch được sử dụng cho các hàng hoá khác nhau và trong trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hay cả xuất nhập khẩu.
Hạn ngạch là công cụ quan trọng để Nhà nước can thiệp vào hoạt động xuất nh._.ập khẩu nhằm điều tiết khối lượng hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu của một quốc gia. Khác với thuế quan, hạn ngạch cho phép biết trước được số lượng hoặc trị giá hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong từng thời kỳ nhất định. Sử dụng hạn ngạch không đem lại nguồn thu cho ngân sách mà đem lại lợi nhuận cho những người có được hạn ngạch.
+ Hình thức hạn chế xuất khẩu tự nguyện:
Là hình thức bảo hộ thị trường nội địa bằng cách Nhà nước đòi hỏi các nước xuất khẩu phải giảm số lượng xuất khẩu sang nước mình hoặc nâng giá hàng xuất khẩu của họ lên, nếu không nước nhập khẩu sẽ áp dụng những biện pháp trả đũa kiên quyết.
* Các biện pháp tài chính tiền tệ phi thuế quan:
Biện pháp ký quỹ hoặc đặt cọc nhập khẩu:
Đây là biện pháp mà Nhà nước nhập khẩu quy định chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc tại ngân hàng ngoại thương một khoản tiền trước khi chính thức được cấp giấy phép nhập khẩu. Tuỳ theo mặt hàng nhập khẩu và xuất xứ hàng hoá nhập khẩu mà Nhà nước quy định mức tiền đặt cọc khác nhau (có thể lên tới 100%).
Sở dĩ hình thức đặt cọc tham gia điều tiết hoạt động nhập khẩu bởi vì nó được xem như là thứ thuế gián tiếp đánh vào hàng nhập khẩu làm giảm sức cạnh tranh của nó trên thị trường nội địa.
Hệ thống thuế nội địa:
Bên cạnh thuế hải quan (thuế xuất, nhập khẩu), các nước còn áp dụng hệ thống thuế nội địa để điều tiết xuất nhập khẩu. Đó là các loại thuế như: thuế lợi tức, thuế doanh thu, thuế sử dụng tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt...
Sử dụng cơ chế tỷ giá:
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (the nominal exchange rate- NER): Tỷ giá hốí đoái danh nghĩa là giá đồng nội tệ của một đơn vị ngoại tệ. Cách khác, NER là tỷ lệ trao đổi tiền tệ hay tỷ lệ mà hai đồng tiền trao đổi với nhau.
Tỷ giá hối đoái thực tế: (the real exchange rate - RER): được xác định bởi sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa theo chỉ số giá trong nước và nước ngoài.
RER = NER. (Pw/Pd)
Trong đó, Pw là chỉ số giá quốc tế, Pd là chỉ số giá trong nước.
Thực chất của biện pháp sử dụng cơ chế tỷ giá là Nhà nước thông qua việc quản lý tài chính để tác động đến quá trình xuất nhập khẩu. Các hình thức sử dụng cơ chế tỷ giá sau:
Thứ nhất, quản lý ngoại hối: Nhà nước yêu cầu tất các các khoản chi tiêu bằng ngoại tệ đều phải thực hiện qua hệ thống ngân hàng, hoặc cơ quan quản lý ngoại hối. Trên cơ sở đó, Nhà nước có thể kiểm soát được các nghiệp vụ thanh toán ngoại tệ của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, qua đó điều tiết hoạt động ngoại thương.
Thứ hai, nâng giá hoặc phá giá đồng tiền nội địa: Phá giá đồng nội tệ sẽ có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Khi đồng nội tệ giảm giá, giá cả hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài sẽ ở trạng thái rẻ tương đối so với hàng hoá cùng loại trên thế giới vì khi đó sẽ cần có ít ngoại tệ hơn để có được hàng hoá nhất định nào đó sản xuất tại nước có đồng tiền bị hạ giá. Lúc đó, cầu về sản phẩm xuất khẩu sẽ cao hơn, thúc đẩy các nhà sản xuất tăng cường sản xuất và xuất khẩu, từ đó tạo ra động cơ tăng quy mô sản xuất để hưởng lợi thế quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Mặt khác, việc giảm giá đồng nội tệ khiến cho hàng hoá nhập khẩu vào trong nước trở nền đắt hơn, trong những điều kiện thông thường, các nhà sản xuất trong nước có cơ hội sản xuất sản phẩm cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu, từ đó thúc đẩy sản xuất hàng hoá thay tế nhập khẩu, đây cũng là một điều kiện để cải thiện cán cân thanh toán.
Nâng giá đồng nội tệ sẽ có tác động ngược lại, khuyến khích nhập khẩu nhưng hạn chế xuất khẩu. Khi đồng nội tệ được đánh giá quá cao (hiện tượng thường thấy ở các nước đang phát triển, nhất là ở các nước áp dụng chế độ tỷ giá cố định) có thể sẽ có những tác động: do cần ít nội tệ hơn để đổi lấy một đồng ngoại tệ, nên nhà nhập khẩu hàng hoá sẽ có lợi hơn. Các nhà sản xuất trong nước, nhờ vậy có cơ hội nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị trung gian để sản xuất hàng hoá cuối cùng; những hàng hoá trong nước sẽ mất khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới, vì lúc này hàng hoá sản xuất trong nước lại trở nên đắt tương đối so với hàng hoá cùng loại trên thị trường ngoài nước, do vậy lượng xuất khẩu sẽ giảm. Hậu quả là, mặc dù không nhằm vào mục tiêu hạn chế xuất khẩu, nhưng việc nâng giá đồng nội tệ nhằm giúp cho các nhà sản xuất trong nước nhập khẩu các thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, các hàng hoá trung gian phục vụ cho sản xuất, cũng sẽ dẫn đến khả năng giảm sút xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái là một công cụ tác động tới thương mại quốc tế, trước hết là tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, trong cả hai trường hợp nâng hoặc giảm tỷ giá hối đoái. Việc thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội nên khi sử dụng công cụ này phải hết sức thận trọng và cân nhắc trên nhiều phương diện, có thể kết hợp với các công cụ kinh tế, tài chính khác.
* Các biện pháp hỗ trợ để đẩy mạnh xuất khẩu:
Chính phủ các nước đã sử dụng những biện pháp khác nhau để giúp các nhà sản xuất, kinh doanh trong nước đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường ngoài nước. Các biện pháp hỗ trợ để đẩy mạnh xuất khẩu được áp dụng là:
Thứ nhất, Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu. Đây là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách Nhà nước lập các quỹ bảo hiểm xuất khẩu. Quỹ này thực hiện việc bảo đảm gánh vác rủi ro, mạo hiểm mà các nhà xuất khẩu bán hàng hoá cho nước ngoài với phương thức thanh toán trả chậm hoặc tín dụng dài hạn.
Thứ hai, Nhà nước thực hiện tín dụng xuất khẩu, là hình thức khuyến khích mở rộng xuất khẩu bằng cách nhà nước cho các thương nhân nước ngoài vay vốn để mua hàng của nước mình. Đây là trường hợp được các nước có tiềm lực kinh tế lớn áp dụng khi muốn cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường hàng xuất khẩu hoặc khuyếch trương sản phẩm của mình ở những thị trường mới.
Thứ ba, trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là hình thức Nhà nước giành ưu đãi về mặt tài chính cho nhà xuất khẩu thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm giảm chi phí, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu.
- Trợ cấp trực tiếp: Là sự thực hiện ưu đãi cho các nhà sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu sử dụng đầy đủ với giá hạ các công trình hạ tầng, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện vận tải, các dịch vụ thanh toán, bù giá, trợ giá xuất khẩu.
- Trợ cấp gián tiếp: Là hình thức Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế vĩ mô kết hợp bảo hộ bằng biện pháp quản lý hành chính để hỗ trợ xuất khẩu.
Thứ tư, bán phá giá hàng hoá: Là hình thức chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu bằng cách bán hàng hoá theo giá rẻ hơn giá cả thế giới của mặt hàng đó. Nhiều trường hợp giá bán hàng hoá xuất khẩu còn thấp hơn giá trị thực của hàng hoá.
Biện pháp bán phá giá hàng hoá ngày càng giảm tính hữu hiệu của nó vì nhiều nước trên thế giới đã thực hiện luật pháp chống bán phá giá.
* Nhóm biện pháp mang tính kỹ thuật:
Đây là hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các hàng hoá nhập khẩu hết sức khắt khe: quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn về quy cách, bao bì, mẫu mã, tiêu chuẩn đảm bảo an toàn lao động, tiêu chuẩn về chất lượng, về mứuc độ gây ô nhiễm môi trường, tiêu chuẩn về thực phẩm trong chăn nuôi... Một số nước còn quy định tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu trong nước đối với sản phẩm của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Những quy định này xuất phát từ đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội và phản ánh trình độ phát triển của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, nhiều nước đã quá lạm dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá, coi đó như là công cụ cùng với các công cụ bảo hộ mậu dịch khác để bảo hộ thị trường nội địa.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung
1.2.1.1. Vai trò của quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung
Từ khi quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc được thiết lập, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế hiện nay, hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới đã đóng góp vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước, đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam:
- Hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới Việt - Trung được khai thông và phát triển không chỉ làm phong phú, sống động hoạt động thương mại trên địa bàn các tỉnh miền núi, vùng cao biên giới mà còn tạo ra những điều kiện để các địa phương trong vùng khai thác và phát huy được thế mạnh và tiềm năng của mình, kết hợp nội lực với ngoại lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, thực hiện liên doanh, liên kết với các tỉnh, thành trong cả nước, dần dần tạo nên những khu kinh tế vùng biên có thế và lực để cạnh tranh trên thị trường. Nó không những thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc mà còn có tác dụng tích cực đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước.
Mặt khác, thông qua hoạt động thương mại qua biên giới Việt - Trung, giao lưu hàng hoá giữa các vùng, các miền, các tỉnh được mở rộng và phát triển, cơ cấu kinh tế của cả nước từng bước được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, thúc đẩy quá trình phân công lại lao động xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, khôi phục và tạo thêm nhiều ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động ở khắp các miền của đất nước.
- Sự tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của Việt Nam.
Nếu như năm 1991, kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc mới đóng góp 0,85% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam thì đến năm 2001 con số này đã tăng tới 9,8 % ( trong đó xuất khẩu là 10,6% và nhập khẩu là 8,13%), tương ứng với 4,8% GDP của cả nước. Năm 2003, kim ngạch mậu dịch hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đạt 4,540 tỷ USD , trong đó xuất khẩu đạt 1,588 tỷ USD; nhập khẩu đạt 2,952 tỷ USD.
- Thông qua hoạt động thương mại qua biên giới Việt -Trung, Việt Nam đã xuất khẩu được một khối lượng lớn hàng nông thủy sản, rau quả nhiệt đới, các loại quặng kim loại, một số mặt hàng công nghệ đang khó khăn về thị trường tiêu thụ... góp phần ổn định đời sống của một bộ phận dân cư, đặc biệt là dân cư ở các tỉnh biên giới phía Bắc.
Cũng qua hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới, một khối lượng lớn hàng hoá, vật tư, thiết bị của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam. Hoạt động này đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu của phát triển sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam .
- Hoạt động thương mại qua biên giới Việt - Trung đã thu hút được số lượng lớn các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, giải quyết được công ăn, việc làm cho nhiều người lao động tại các cửa khẩu biên giới, các tỉnh thuộc khu vực biên giới phía Bắc cũng như từ khắp mọi miền của đất nước. Việc trao đổi hàng hoá qua biên giới với Trung Quốc trong chừng mực nhất định đã tạo ra sức ép đối với các nhà sản xuất Việt Nam trong việc tăng cường đầu tư để cải tiến và đổi mới công nghệ, giảm giá thành, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đứng vững trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm của Trung Quốc như: Nhà máy sứ Hải Dương, Xí nghiệp điện cơ Thống Nhất, Công ty bánh kẹo Hải Hà, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông...
- Sự phát triển quan hệ thương mại qua biên giới Việt - Trung đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch Việt Nam. Nhờ doanh thu du lịch và dịch vụ du lịch liên tục tăng trong những năm qua nên cơ sở vật chất của ngành này cũng được cải thiện rõ rệt. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đã được cải tạo, nâng cấp cùng với các hình thức du lịch hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách nên lượng khách du lịch vào Việt Nam tăng lên rất nhanh.
Sự gia tăng của hoạt động trao đổi hàng hoá qua biên giới Việt - Trung đã tạo lập cơ sở quan trọng cho việc cải thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Mạng lưới đường bộ, đường sắt, cầu cống... được cải tạo, nâng cấp như: Quốc lộ 18, 4A, 1A, quốc lộ 3, quốc lộ 70, đường sắt Hà nội - Lào Cai, Hà nội - Đồng Đăng, vành đai giao thông dọc biên giới...Một số cầu ở Lào cai, Hà giang, Quảng ninh, Lai châu... được gia cố và xây dựng mới. Cơ sở hạ tầng của ngành bưu chính viễn thông được đầu tư phát triển cả chiều rộng lẫn bề sâu, các khu kinh tế cửa khẩu, hệ thống chợ biên giới, các cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan ... được xây dựng ở nhiều tỉnh có cửa khẩu biên giới.
1.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung
Hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung tồn tại và phát triển là dựa trên cơ sở của sự kết hợp của các nhân tố cơ bản sau:
Chính phủ hai nước cùng có chính sách đối ngoại rộng mở, có cùng mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu để phát triển kinh tế.
Cho đến nay, trong chính sách đối ngoại và hội nhập của mình, Trung Quốc chủ trương mở cửa biên giới đất liền, đẩy mạnh mậu dịch biên giới và coi đây là nhân tố mở đường cho việc thực hiện các mục tiêu khai thác và mở rộng thị trường sang các nước láng giềng và các nước lân cận. Chính vì vậy, mở rộng thị trường tuyến biên giới với tất cả các nước đặc biệt là với Việt Nam hiện đang là một trong những vấn đề quan trọng mà Chính phủ và các doanh nghiệp Trung Quốc rất quan tâm.
Từ 1990 trở lại đây, với chính sách phát triển kinh tế theo hướng "mở cửa và hội nhập" với bên ngoài, Đảng ta chủ trương " Sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở của nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng chủ quyền của nhau..." [21]
Đối với các nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam (Trung Quốc, Lào, Cămpuchia), Đảng khẳng định quyết tâm "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, thực hiện tự do hoá thương mại" ..."Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng" [21]
Trên thực tế, Đảng ta luôn chú trọng và quan tâm đến việc đẩy mạnh và phát triển hơn nữa quan hệ thương mại qua biên giới không chỉ với Trung Quốc mà cả với Lào và Cămpuchia. Năm 2003, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt Nam - Lào đạt 283,3 triệu USD; qua biên giới Việt Nam - Cămpuchia đạt 323,2 triệu USD. [34]
Hiện tại, Trung Quốc đang được đánh giá là thị trường " mở " rất năng động, có khả năng phát triển kinh tế ổn định với tốc độ nhanh. Đây là những thuận lợi hết sức cơ bản mà các nước Lào và Cămpuchia không có được.
Là quốc gia có biên giới đường bộ dài, tiếp giáp với nhiều nước trên thế giới, Trung Quốc cũng rất quan tâm đến việc phát triển thương mại qua biên giới. Năm 2002, kim ngạch thương mại qua biên giới giữa Trung Quốc với Liên bang Nga đạt 250 triệu Rup và với Myanma đạt 739,48 triệu USD.
Ngày 29/12/2000, Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam đã ký “Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa” và nhiều văn kiện quan trọng khác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển ở tầm cao mới trong thế kỷ 21 theo phương châm: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".
Chính phủ Việt Nam xây dựng và ban hành cơ chế xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới một cách chặt chẽ, thống nhất nhằm thực hiện các chính sách của Nhà nước một cách có hiệu quả.
Để phát triển hoạt động thương mại với Trung Quốc, cùng với chính sách mở cửa kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và cơ chế về mặt hàng xuất khẩu, chủ thể tham gia xuất nhập khẩu, về việc thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu, về các phương thức mua bán, trao đổi hàng hoá qua biên giới giữa hai nước ...để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới. Việc xây dựng và ban hành chính sách, cơ chế cụ thể như trên sẽ giúp cho doanh nghiệp và doanh nhân tham gia hoạt động thương mại qua biên giới có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình một cách chủ động, theo đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao.
- Hiệu quả hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố về cơ sở hạ tầng tại khu vực biên giới .
Vì có chung đường biên giới khá dài nên hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp hai nước chủ yếu được vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường sắt và một phần bằng đường biển. Nếu không có một hệ thống kho tàng, bến bãi thích hợp cho việc lưu giữ, bảo quản và vận chuyển hàng hoá qua biên giới thì không thể đảm bảo giữ nguyên số lượng và chất lượng hàng hoá đến tay người tiêu dùng được. Chính vì vậy, ngay sau khi khai thông biên giới, Chính phủ hai nước đã chú ý nhiều đến việc cải tạo, phát triển hệ thống đường bộ và cảng biển nhằm đảm bảo vận chuyển hàng hoá qua biên giới được an toàn, hiệu quả và chi phí thấp.
Nói tóm lại, trong xu thế hợp tác phát triển, nhất là với quan hệ hữu nghị của hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt - Trung được diễn ra như một tất yếu. Nó được biểu hiện dưới các cấp độ mậu dịch khác nhau (từ mua bán trao đổi có tính chất dân gian đến mua bán thông qua các hợp đồng giữa các doanh nghiệp của hai nước và thông qua Hiệp định Chính phủ) và bằng nhiều phương thức mua bán khác nhau (buôn bán chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất...).
Sự đa dạng về cấp độ mậu dịch và phương thức mua bán nêu trên đã làm cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt - Trung có nhiều nét đặc trưng và đó cũng là lợi thế để phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá ở khu vực thị trường này.
1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của Việt Nam trong việc phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung
1.2.2.1. Những thuận lợi cơ bản
a- Về điều kiện tự nhiên
Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc dài 1350 km trải dài từ Đông sang Tây qua 6 tỉnh vùng cao phía Bắc. Với trên 4 triệu người tiêu dùng, các tỉnh có biên giới với Trung Quốc đã trở thành khu vực thị trường tiêu thụ hàng hoá khá lớn kể cả hàng hoá sản xuất trong và ngoài khu vực cũng như hàng hoá nhập khẩu qua biên giới từ Trung Quốc. Mặc dù có địa hình phức tạp, với 80% diện tích là vùng núi cao, rừng rậm... nhưng đây là khu vực có nhiều tài nguyên, khoáng sản, có khả năng phát triển lâm, nông nghiệp, năng lượng và các ngành kinh tế khác.
Đặc biệt hơn, các tỉnh có biên giới với Trung Quốc là vị trí tiền tiêu của Tổ quốc, có vai trò đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng, là nơi hàng ngày hàng giờ diễn ra hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước và là nơi giao lưu kinh tế, văn hoá , xã hội giữa các dân tộc của hai quốc gia láng giềng.
Trung Quốc có biên giới với Việt Nam qua 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam.
Quảng Tây là tỉnh miền núi phía Nam của Trung Quốc có tới 7 huyện, thị tiếp giáp với 3 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng của Việt Nam. Kể từ khi Chính phủ hai nước áp dụng chính sách mở cửa biên giới, tỉnh miền núi phía Nam Trung Quốc này được đô thị hoá với tốc độ nhanh và từng bước trở thành nơi trao đổi của hàng hoá và dịch vụ giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng như giữa tỉnh Quảng Tây với các tỉnh, thành phố khác của Trung Quốc.
Vân Nam là tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc, giáp với tỉnh Hà giang, Lào Cai, Lai Châu của Việt Nam. Với diện tích gần 38 ngàn km2, Vân Nam có tiềm năng về khai thác và chế biến khoáng sản như: Kim loại mầu các loại, thiếc, chì... Ngoài ra, với khí hậu khá tốt trong cả bốn mùa, Vân Nam còn có tiềm năng về phát triển du lịch và các dịch vụ du lịch.
Từ nhiều năm nay, Vân Nam là nơi các doanh nghiệp từ các tỉnh của Trung Quốc có thể buôn bán, trao đổi các loại hàng hoá với Việt Nam. Cũng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới với Việt Nam, Vân Nam được Chính phủ Trung Quốc coi là cửa ngõ quan trọng để các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc mở cửa kinh tế, đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá với các nước ASEAN cũng như các nước khác trên thế giới.
Với các yếu tố về điều kiện tự nhiên như đã nêu trên, các tỉnh thuộc khu vực biên giới Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển việc mua bán, trao đổi hàng hoá và phát triển các hoạt động hợp tác về kinh tế - xã hội khác.
b/ Về các điều kiện dân số và phát triển kinh tế- xã hội
Các tỉnh có biên giới với Trung Quốc của Việt Nam có khoảng 4 triệu dân với mật độ trung bình là 75,7 người/ km2. Tỷ trọng dân cư sống ở thành thị chỉ đạt mức trên 21%, chủ yếu tập trung ở các tỉnh lỵ, thị xã, thị trấn còn ở vùng cao, vùng sâu thì mật độ rất thưa thớt.
Với đa số dân cư là đồng bào dân tộc, đời sống kinh tế và văn hoá ở mức thấp (trừ một số thị xã có cửa khẩu như Móng Cái (Quảng Ninh), Đồng Đăng (Lạng Sơn) và thị xã Lào Cai) nên khả năng sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu hàng hoá theo hướng tập trung và có qui mô lớn ở các tỉnh biên giới với Trung Quốc là rất khó khăn.
Mặt khác, hầu hết các tỉnh thuộc khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc có cơ sở hạ tầng yếu kém và có nhiều khó khăn trong quá trình nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới. Gần đây Chính phủ hai nước đã chú trọng đầu tư nâng cấp cải tạo đường xá, cầu cống nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới giữa hai nước phát triển. Quốc lộ 1A đi qua thị xã Lạng Sơn của Việt Nam để nối với Bằng Tường đi Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã được nâng cấp song vẫn chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu về vận chuyển hàng hoá trong mua bán, trao đổi qua biên giới của cả hai nước. Mặc dù còn đang có nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp thuộc các tỉnh có biên giới của cả phía Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu về mọi mặt của đời sống dân cư và giải quyết các vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội của cả nước.
Hiện nay, thương mại hàng hoá qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc đang trở nên hết sức sôi động. Tham gia hoạt động thương mại hàng hoá trên khu vực thị trường biên giới giữa hai nước không chỉ có nhân dân các xã vùng biên, các tư thương, các doanh nghiệp thuộc các tỉnh địa phương có biên giới mà còn có sự góp mặt của các doanh nghiệp thuộc mọi tỉnh, thành của Việt Nam và Trung Quốc.
c/ Về quan điểm và định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc
Sau khi bình thường hoá quan hệ, hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung đã đạt được những kết quả đáng kể. Trong tương lai, hoạt động này sẽ còn phát triển với tốc độ cao hơn nhiều so với hiện tại. Điều này có khả năng trở thành hiện thực vì những lý do cơ bản như sau:
Thứ nhất: Chính phủ Việt Nam đang chủ trương phát triển kinh tế theo hướng mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới. Với chủ trương này, việc mở cửa biên giới và phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới với Trung Quốc sẽ ngày càng được mở rộng. Từ nhiều năm nay, Chính phủ Việt Nam đã ký với Chính phủ Trung Quốc Hiệp định về mậu dịch biên giới và các Hiệp định về các vấn đề có liên quan đến mậu dịch biên giới và gần đây nhất, "Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa Chính phủ nước CHND Trung Hoa và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam". Đây sẽ là cơ sở vững chắc cho quan hệ hợp tác kinh tế nói chung và quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới giữa hai nước nói riêng được phát triển với tốc độ nhanh và ngày càng ổn định.
Thứ hai: Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2010 và Chiến lược xuất khẩu đến năm 2010, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh phát triển hoạt động xuất nhập khẩu với các nước nói chung và với Trung Quốc nói riêng. Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội của hai nước, Việt Nam không thể không quan tâm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường đông dân nhất thế giới ( trên 1,25 tỷ người); có diện tích lớn thứ 3 thế giới (9,6 triệu Km2) và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (bình quân giai đoạn 1991- 2001 là 9,5%/ năm) và có sức tiêu thụ hàng hoá rất lớn (đứng thứ 7 thế giới về xuất khẩu và thứ 8 về nhập khẩu) như Trung Quốc.
Thứ ba: Các tỉnh phía Bắc có biên giới với Trung Quốc trong khi xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình xuất khẩu của mình luôn chú trọng đến việc thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hoá với Trung Quốc qua các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Trên thực chất, phát triển hoạt động thương mại hàng hoá trên thị trường các tỉnh có biên giới vừa là cơ hội để phát triển hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi cả nước, vừa là cơ hội để các tỉnh này có điều kiện để tăng nhanh mức lưu chuyển hàng hoá xã hội trên phạm vi địa bàn. Chính hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới với Trung Quốc đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình xuất khẩu của từng tỉnh sẽ là cơ sở để thực hiện mục tiêu phát triển giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật của các tỉnh, các khu vực kinh tế trong nước và các tỉnh biên giới và các khu vực kinh tế của Trung Quốc cũng như hợp tác kinh tế - thương mại với nước ngoài.
Thứ tư: Là một nước có tiềm năng lớn nhờ đất rộng, người đông, sản vật phong phú, trong quá trình thực hiện chính sách mở cửa (từ 1978), Trung Quốc luôn coi kinh tế đối ngoại là lĩnh vực quan trọng để bổ sung kỹ thuật, vốn, năng lực quản lý... nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Về phía Trung Quốc, phát triển mậu dịch biên giới được coi là bước đi có tính chất mở đường cho chiến lược mở cửa ven biên giới đất liền mà mục tiêu chủ yếu của nó là khai thác và mở rộng thị trường sang các nước láng giềng, các nước lân cận, các nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới trong đó mở rộng xuất nhập khẩu hàng hoá với Việt Nam và qua Việt Nam đang trở thành vấn đề quan trọng.
Thứ năm: Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện hai chiến lược phát triển kinh tế liên quan trực tiếp đến việc hợp tác với các nước Đông Nam á. Đó là Chiến lược "Phát triển khu vực Đại Tây Nam" và Chiến lược "Phát triển ba ven" là ven biển, ven sông và ven biên giới.
Chính phủ Trung Quốc đã coi việc mở cửa ven biên giới không chỉ là vấn đề của các huyện thị ven biên giới, không chỉ là làm biên mậu mà là vấn đề của cả quốc gia, là nhằm mục tiêu phát triển việc trao đổi hàng hoá và hợp tác kinh tế của tất cả các tỉnh, các khu vực kinh tế trong cả nước. Phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới ở mức cao sẽ là cơ sở để mọi địa phương, mọi doanh nghiệp trong cả nước có điều kiện để trao đổi hàng hoá đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng của cư dân, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước và khu vực khác.
Với chính sách mở cửa và phát triển kinh tế ven biên giới, các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) khi xây dựng chính sách phát triển kinh tế của mình đều rất chú trọng đến việc thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam. Trong chiến lược “Phát triển khu vực Đại Tây Nam”, với vai trò là địa phương giữ vị trí quan trọng như cửa ngõ nối các tỉnh khác với Việt Nam, các tỉnh này đã có những chương trình phát triển hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới và thúc đẩy xuất nhập khẩu với Việt Nam. Trong nhiều năm qua, kể từ khi thực hiện chính sách “mở cửa”, kinh tế Quảng Tây và Vân Nam được cải thiện đáng kể. Từ chỗ là các tỉnh miền núi phía Nam Trung Quốc có kinh tế chưa phát triển thì ngày nay đã trở thành tỉnh có kinh tế phát triển khá, không còn là đối tượng trợ cấp của Nhà nước. Hiện tại, lượng hàng hoá xuất khẩu qua các cửa khẩu của Quảng Tây và Vân Nam là rất lớn. Lượng hàng hoá trên không những được huy động trong địa bàn các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam mà còn được huy động từ các tỉnh khác ở sâu trong lục địa. Các doanh nghiệp không chỉ của Quảng Tây và Vân Nam mà còn của các tỉnh khác của Trung Quốc đã ngày càng lớn mạnh nhờ có thị trường mới là Việt Nam.
Thứ sáu: Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Trung Quốc rất chú trọng đến việc làm ăn buôn bán với các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân cơ bản là do tiềm năng về lượng hàng hoá trao đổi của Việt Nam là rất lớn, loại mặt hàng trao đổi phong phú, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam có thể bổ sung cho nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc, các hình thức mua bán trao đổi được thực hiện khá đa dạng và cơ bản hơn là doanh nghiệp Việt Nam đã ngày càng gây được uy tín với doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc.
d/ Về các vấn đề liên quan đến tập quán buôn bán và thị hiếu trong tiêu dùng
Với đường biên giới khá dài, cư dân hai nước Việt - Trung đã sống dọc biên giới khá đông, từ bao đời nay, dân cư tại khu vực thị trường biên giới Việt - Trung có mối quan hệ rất mật thiết vì họ có hoàn cảnh kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên tương tự nhau, có văn hóa, ngôn ngữ, tập quán sinh sống và tập quán tiêu dùng gần giống nhau.
Mặc dù người tiêu dùng tại khu vực biên giới Việt - Trung chịu sự tác động của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của hai nước khác nhau, song trên thực tế họ đã có mối quan hệ giao lưu từ lâu đời với phương châm hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau tồn tại.
Do sự khác biệt về chính sách phát triển kinh tế - xã hội (nhất là chính sách phát triển thương mại và chính sách mậu dịch biên giới) giữa Việt Nam - Trung Quốc nên hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới vừa có tính đa dạng, vừa mang tính đặc thù. Chính sự đa dạng luôn đi cùng với tính đặc thù nêu trên nên hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung cũng tồn tại và phát triển dưới các hình thức trao đổi khá phong phú: xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, buôn bán dân gian... Đây là cơ sở để cho các địa phương, các tỉnh có biên giới của Việt Nam - Trung Quốc có khả năng phát triển kinh tế theo hướng vừa hợp tác, vừa bổ sung và hỗ trợ nhau để cùng phát triển.
e/ Về nhu cầu phát triển kinh tế theo xu hướng hội nhập
Phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung sẽ là cơ hội để các nước thâm nhập lẫn nhau và thâm nhập thị trường các nước ASEAN, APEC, EU và các nước khác trên thế giới.
Phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung từ lâu được hai Nhà nước coi là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế. Nó sẽ là cơ sở, là cầu nối để các tỉnh, các doanh nghiệp của cả Trung Quốc và Việt Nam có thể liên kết và hợp tác với nhau.
Nói tóm lại: Là h._.i tiêu dùng Trung Quốc để có những giải pháp thật sự phù hợp nhằm tiếp cận một cách có hiệu quả thị trường này. Cần chủ động tham dự các hội chợ thương mại quốc tế tổ chức ở Việt Nam hoặc Trung Quốc, hoặc hội chợ thương mại do phía Việt Nam hay phía Trung Quốc tổ chức. Có như vậy, doanh nghiệp mới tìm được những yêu cầu mới, những mặt hàng mới và bạn hàng mới của thị trường Trung Quốc rộng lớn.
Để cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình đạt hiệu quả cao khi tiếp cận thị trường Trung Quốc, các ngành hoặc doanh nghiệp cần tổ chức đặt các công ty con hay văn phòng đại diện của mình tại các cửa khẩu biên giới hoặc tại các trung tâm thương mại của các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây để tiếp cận khách hàng, đảm bảo nguồn cung cấp hàng hoá ổn định và giải quyết các vấn đề đột xuất nảy sinh nhằm ổn định mức tiêu thụ, duy trì và mở rộng mạng lưới khách hàng.
Ngoài ra, cần thực hiện tốt việc kết hợp các phương thức mua bán dân gian với các phương thức mua bán hiện đại để từng bước phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước.
3.2.5. Giải pháp về việc tăng cường đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp
Tăng cường đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp, phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng quản lý doanh nghiệp theo ISO 9000 - 2000 là nhằm nâng cao uy tín và khả năng làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Trung Quốc. Hiện tại, trên thị trường Trung Quốc có sự góp mặt của rất nhiều công ty, tập đoàn lớn của Nhật, Mỹ, EU... Đây là các công ty, tập đoàn có sức mạnh trên thị trường nên họ cũng mong muốn và lựa chọn các đối tác đủ mạnh về khả năng kinh doanh, có hoạt động quản lý doanh nghiệp hiệu quả để có thể làm ăn lâu dài và ổn định. Nhiều doanh nghiệp của EU chỉ tiến hành hoạt động hợp tác với các đối tác đã được cấp chứng chỉ ISO 9000 nên nếu không đạt tiêu chuẩn này thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị bỏ lỡ rất nhiều cơ hội lớn trong buôn bán với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên thị trường Trung Quốc.
3.2.6. Giải pháp về việc đầu tư nâng cao năng lực nghiệp vụ và đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam, chống buôn lậu và gian lận thương mại
Cần giáo dục đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam trong buôn bán, làm ăn với Trung Quốc, tránh đối đầu khi cạnh tranh cùng mặt hàng với doanh nghiệp Trung Quốc. Có như vậy mới tạo ra và giữ được uy tín với doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc đối với các sản phẩm của Việt Nam và ngược lại.
Mỗi doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam cần nâng cao nhận thức và kỹ năng trong giao dịch, mua bán với Trung Quốc, tránh buôn lậu và gian lận thương mại, một hoạt động tiêu cực đang trở thành vấn đề nhức nhối trong hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
kết luận
Hiện nay, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang trở thành xu thế khách quan và là yêu cầu bức xúc trong quá trình phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Vì vậy, các nước luôn coi chính sách kinh tế đối ngoại là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mình nhằm xây dựng một nền kinh tế hướng ngoại và hội nhập có hiệu quả.
Là hai nước có chung đường biên giới trên bộ khá dài và đang cùng tiến hành cải cách kinh tế theo hướng "mở cửa", "hướng ngoại" để hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế nên việc phát triển kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra như một điều không thể thiếu. Mặc dù ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì hoạt động này có những đặc điểm tương đối khác nhau, nhưng nó luôn được dựa trên cơ sở của nguyên tắc "Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình".
Từ năm 1991 đến nay, do sự nỗ lực của Chính phủ, các doanh nghiệp và nhân dân hai nước, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc đã không ngừng phát triển theo phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Năm 2003, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đã đạt tới 4.540,0 triệu USD (trong đó xuất khẩu đạt 1.588,0 triệu USD và nhập khẩu đạt 2.952,0 triệu USD) chiếm 8,98% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Điểm nổi bật là hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc được diễn ra chủ yếu qua biên giới giữa hai nước (khoảng 80% khối lượng thương mại), đặc biệt là qua biên giới các tỉnh : Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng...
Thông qua hoạt động thương mại qua biên giới giữa hai nước, Việt Nam đã xuất khẩu được một khối lượng lớn hàng hoá mà chúng ta có khả năng sản xuất nhưng chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định như: Nông sản dưới dạng thô và sơ chế, một số hàng công nghệ tiêu dùng... sang Trung Quốc; ngược lại cũng nhập khẩu được một khối lượng lớn vật tư thiết bị phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước và một số hàng tiêu dùng phục vụ dân cư.
Đây là kết quả rất lớn góp phần đẩy nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước trên thế giới, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống nhân dân, tăng thu cho ngân sách, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tại các tỉnh biên giới phía Bắc. Nó cũng tác động rất lớn đến kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường ở các tỉnh có cửa khẩu biên giới với Trung Quốc như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu.
Tuy nhiên, kết quả nêu trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và khả năng bổ xung, hỗ trợ nhau để cùng phát triển kinh tế của hai nước. Hiện tại, hoạt động thương mại qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc vẫn còn nhiều bất cập trong kỹ thuật, nghiệp vụ và nhiều vướng mắc trong công tác quản lý. Nhiều tiêu cực vẫn xuất hiện, nạn mua bán theo kiểu chộp giựt nhằm kiếm lời vẫn xảy ra, nạn buôn lậu qua biên giới vẫn tồn tại và có biểu hiện ngày một nghiêm trọng, gian lận thương mại vẫn chưa khắc phục được, vấn đề ô nhiễm môi trường và xóa bỏ tệ nạn xã hội chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Để đưa quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới như đã ghi trong Tuỵên bố chung ngày 29/12/2000, để phát triển hoạt động thương mại qua biên giới Việt - Trung cho tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu phát triển thị trường của cả hai nước, nhất là khi Trung Quốc là thành viên của WTO, Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc đang trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện và một khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đang dần được hình thành, chúng ta cần xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống các giải pháp thích hợp (cả ở tầm vi mô và vĩ mô) nhằm giải quyết những tồn tại đang cản trở và làm giảm hiệu quả của hoạt động thương mại qua biên giới với Trung Quốc.
Trong hệ thống các giải pháp đã được đề cập, vấn đề đáng chú ý nhất và cần quan tâm giải quyết ngay trong những năm tới đây là việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại qua biên giới Việt - Trung, tăng cường công tác xúc tiến thương mại tại khu vực thị trường biên giới và tại các cửa khẩu, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật thương mại phục vụ xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới, xây dựng và đưa vào hoạt động các khu kinh tế cửa khẩu và đặc biệt là giải pháp về việc tăng cường đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Để các giải pháp nêu trên được tiến hành một cách nghiêm túc, triệt để và đạt được hiệu quả cao cần có sự chỉ đạo thống nhất từ TW đến địa phương và cơ sở, từ Nhà nước đến doanh nghiệp. Mặt khác, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp quản lý với các địa phương biên giới và với các doanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về mậu dịch qua biên giới với Trung Quốc.
Có như thế, hoạt động thương mại qua biên giới Việt - Trung mới thực sự có đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới, vào việc đẩy nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Trung Quốc và từ đó góp phần thúc đẩy quan hệ về mọi mặt giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Hoa.
tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
[1]. Đào Tiến Bản, Tác động chính sách mở cửa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực cửa khẩu biên giới Đồng Đăng - Lạng Sơn, Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà lan, 1998.
[2]. Nguyễn Ngọc Bích, Tăng cường quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Thương mại, 2001.
[3]. Ban kinh tế Trung ương, Tình hình giao lưu kinh tế với bên ngoài qua các cửa khẩu phía Bắc, 1997.
[4]. Bộ Thương mại, Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010, 10/2000.
[5]. Bộ Thương mại, Cục diện kinh tế thế giới năm 2003 và dự báo phát triển thương mại năm 2004, 12/2003.
[6]. Vũ Quốc Chính, Lý luận và thực tiễn mậu dịch biên giới của Trung Quốc , Nxb Trung tín - Bắc kinh, 1997.
[7]. Mai Ngọc Cường, Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế , Nxb Thống kê, 1994.
[8]. Dwigh, H.PerkmS, Việt Nam cải cách theo hướng rồng bay, Nxb Thống kê, 1994.
[9]. Đại từ điển kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa. 1998.
[10]. Phạm Thi Hồng Điệp, Vai trò của ngoại thương với vấn đề tích luỹ vốn để tái sản xuất mở rộng ở nước ta, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001.
[11]. Giáo trình quản lý kinh tế ngoại thương, Trường Đại học Ngoại thương, 1995.
[12]. Giáo trình quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 1999.
[13]. Giáo trình Hải quan, Trường Đại học Ngoại thương, 1998.
[14]. Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế, Trường Hành chính quốc gia, 1995.
[15]. Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,1999.
[16]. Nguyễn Minh Hằng, Buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Lịch sử - Hiện trạng - Triển vọng, Nxb Khoa học xã hội, 2001.
[17]. Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa ngày 7/11/1991.
[18]. Hoàng Công Hoàn, Một số vấn đề về phát triển thương mại quốc tế vùng biên giới phía Bắc, Luận án Phó tiến sĩ, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, 1995.
[19]. Luật Thương mại Việt Nam, 1997.
[20]. Phạm Văn Linh, Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 2001.
[21]. Nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII, IX Đảng Cộng sản Việt Nam.
[22]. Lương Đăng Ninh, Đổi mới quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Luận án tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Thương mại, 2001.
[23]. Lương Đăng Ninh, Thực trạng buôn bán hàng hoá và những giải pháp chống buôn lậu hàng hoá qua biên giới phía Bắc, từ thực tiễn Lạng sơn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Thương mại, 2001.
[24]. Adam Smith, Của cải của các dân tộc, Nxb Giáo dục, 1997.
[25]. Nguyễn Mạnh Thắng, Buôn bán và đấu tranh chống buôn lậu trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Viện nghiên cứu chiến lược và khoa học - Bộ Công an, 1999.
[26]. Đỗ Tiến Sâm, ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 5, 2001.
[27]. Sở Thương mại - Du lịch các tỉnh Lạng sơn, Lào cai, Quảng ninh, Báo cáo kết quả hoạt động thương mại các năm từ 1996 đến 2003.
[28]. Tạp chí Hải quan các số năm 2000, 2001, 2002, 2003.
[29]. Tạp chí Thương mại các số năm 2000, 2001, 2002, 2003.
[30]. Văn Tiềm, Mô hình thị trường Trung Quốc , Nxb Thống kê, 1995.
[31]. Tư liệu kinh tế - xã hội 61 tỉnh, Thành phố, Nxb Thống kê, 2003.
[32]. Tổng cục Hải quan, Báo cáo tổng kết giao lưu kinh tế với bên ngoài qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam giai đoạn 1991 -1999, 1999.
[33]. Tổng cục Hải quan, Báo cáo tổng kết giao lưu kinh tế với bên ngoài qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam giai đoạn 1996 - 2003, 2003.
[34]. Tổng cục Hải quan, Báo cáo thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu các năm từ 1996 đến 2003.
[35]. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2002.
[36]. Văn phòng Chính phủ, Kết quả thí điểm Khu kinh tế cửa khẩu và giải pháp cho thời gian tới, 12/2000.
[37]. Đặng ứng Văn, Quan hệ thương mại Trung Quốc - Việt Nam từ 1989, biên mậu Trung - Việt nhìn từ góc độ Trung Quốc, Luận án tiến sĩ Đại học Ngoại ngữ TOKYO, 1996.
Tài liệu tiếng Anh
[38]. Anderson K., Vietnams Transforming Economy and WTO Accesion, Centre of International Economic Studies, University of Adelaide, 1998.
[39]. Fukase, E. and W.Martin, Evaluating the Implications of Vietnam- Accession to The ASEAN Free Trade Area: A Quantitative Evaluation, Development Research Group, World Bank, Washington DC, August.
[40]. Kim, J. and L.J. Lau, The sources of Economic Growth of the East Asian - Newly Industrialized Countries, Journal of the Japanese and International Economies.
[41]. Economic and Social Survey of Asia and the Pacific 1999, United Nation, New York 1999.
[42]. Porter, M.E., The Competitive Strategy: Techniques for Analysing Industries and compatitors, The Free Press, New York 1990.
[43]. Russian - Chinese cross border and Inter - Regional Grows. US Commercial Service, Vladivostok, 3/2002.
Các chữ viết tắt
ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
ASEAN6 Sáu nước là thành viên sáng lập của ASEAN
CHND Cộng hoà nhân dân
EHP Chương trình thu hoạch sớm
GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GDP Giá trị tổng sản phẩm quốc nội
NDT Nhân dân tệ
NER Tỷ giá hối doái danh nghĩa
RER Tỷ giá hối đoái thực tế
USD Đô la Mỹ
VND Đồng Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thương mại hàng hoá qua biên giới ở Việt Nam
1.1. Cơ sở lý luận
5
1.1.1 Các khái niệm, thuật ngữ
5
1.1.1.1. Khái niệm về thương mại quốc tế
5
1.1.1.2. Khái niệm về thương mại hàng hoá qua biên giới
7
1.1.2. Các lý thuyết về lợi thế so sánh và thuế quan trong thương mại quốc tế
8
1.1.2.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh
8
1.1.2.2 . Các lý thuyết về thuế quan và phi thuế quan trong thương mại quốc tế
16
1.2. Cơ sở thực tiễn
23
1.2.1.Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung
23
1.2.1.1.Vai trò của quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung
23
1.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới Việt -Trung
25
1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của Việt Nam trong việc phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung
28
1.2.2.1. Những thuận lợi cơ bản
28
1.2.2.2. Những khó khăn chủ yếu
35
Chương 2: Thực trạng thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung giai đoạn 1991 - 2003
2.1. Chính sách, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá của Chính phủ Việt nam tại khu vực biên giới Việt - Trung
39
2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt - Trung
44
2.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Trung Quốc
44
2.2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt - Trung
46
2.3. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung
52
2.3.1.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu qua biên giới Việt - Trung
52
2.3.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu qua biên giới Trung Quốc vào Việt Nam
54
Chương 3 : Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động Thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung
3.1. Các giải pháp vĩ mô
59
3.1.1. Giải pháp về việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại qua biên giới Việt - Trung
59
3.1.2. Giải pháp về việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại tại các cửa khẩu và trên toàn tuyến biên giới
60
3.1.3. Giải pháp về việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có lợi thế sang thị trường Trung Quốc
62
3.1.4. Giải pháp về việc xây dựng và thực hiện chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu
65
3.1.5. Giải pháp về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại
66
3.1.6. Giải pháp về việc phát triển hệ thống chợ biên giới và quản lý việc
mua bán, trao đổi hàng hoá tại các chợ biên giới
68
3.1.7.Giải pháp về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và xúc tiến thương mại tại khu vực thị trường biên giới
68
3.1.8. Giải pháp về việc nâng cao hiệu quả thực hiện Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc mà mục tiêu là thiết lập khu vực mậu dịch tự do ACFTA
69
3.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp
70
3.2.1. Giải pháp về việc tăng cường đầu tư vốn và công nghệ tạo nguồn hàng có hàm lượng chế biến và chế biến sâu cao để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
70
3.2.2. Giải pháp về việc xây dựng chiến lược phát triển các mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
71
3.2.3. Giải pháp về việc tăng cường hợp tác, liên kết trong sản xuất - kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc
72
3.2.4. Giải pháp về việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và trao đổi thông tin, áp dụng các phương thức kinh doanh hiện đại đối với thị trường Trung Quốc
73
3.2.5. Giải pháp về việc tăng cường đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp
73
3.2.6. Giải pháp về việc đầu tư nâng cao năng lực nghiệp vụ và đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam, chống buôn lậu và gian lận thương mại
74
Kết luận
75
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1
Một số chỉ tiêu về kinh tế thương mại của 6 tỉnh miền núi phía Bắc (thời kỳ 1991 - 2000)
Chỉ tiêu
Đơn vị
1991
2000
00/91
(lần)
I. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của 6 tỉnh biên giới phía Bắc:
- Tổng số
Tỷ đồng
956
5.514
5,77
- Bình quân đầu người
1000 đ
275,8
1.354,4
4,91
1. Quảng Ninh
- Tổng mức
- Bình quân đầu người
Tỷ đồng
1000 đ
610
703
2.500
2.457
4,10
3,50
2. Lạng Sơn
- Tổng mức
- Bình quân đầu người
Tỷ đồng
1000 đ
73
113,4
1.015
1.428,2
13,90
12,59
3. Cao Bằng
- Tổng mức
- Bình quân đầu người
Tỷ đồng
1000 đ
74,3
152,0
510
1.025,3
6,86
6,75
4. Hà Giang
- Tổng mức
- Bình quân đầu người
Tỷ đồng
1000 đ
40,7
81,6
272
439,8
6,68
5,39
5. Lào Cai
- Tổng mức
- Bình quân đầu người
Tỷ đồng
1000 đ
56,1
113,7
567
916,9
10,11
8,06
6. Lai Châu
- Tổng mức
- Bình quân đầu người
Tỷ đồng
1000 đ
102,4
215,0
650
1.059,8
6,35
4,93
II. Kim ngạch xuất nhập khẩu của 6 tỉnh biên giới phía Bắc:
- Tổng số
+ Xuất khẩu
+ Nhập khẩu
Triệu USD
53,44
47,33
6,11
1.099,05
722,60
376,45
20,57
15,27
61,61
1. Quảng ninh
- Xuất khẩu
- Nhập khẩu
Triệu USD
34,95
32,00
2,95
316,00
190,00
126,00
9,04
5,94
42,71
2. Lạng Sơn
- Xuất khẩu
- Nhập khẩu
Triệu USD
13,44
10,88
2,56
700,00
500,00
200,00
52,08
45,96
78,13
3. Cao Bằng
- Xuất khẩu
- Nhập khẩu
Triệu USD
1,58
1,5
0,08
19,50
14,00
5,50
12,34
9,33
68,75
4. Hà Giang
- Xuất khẩu
- Nhập khẩu
Triệu USD
0,78
0,78
3,50
3,00
0,50
4,49
3,85
5. Lào Cai
- Xuất khẩu
- Nhập khẩu
Triệu USD
1,00
0,50
0,50
59,00
15,00
44,00
59,00
30,00
88,00
6. Lai Châu
- Xuất khẩu
- Nhập khẩu
Triệu USD
1,69
1,67
0,02
1,05
0,60
0,45
-1,69
-2,78
22,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê - Tư liệu kinh tế - xã hội 61 tỉnh, thành phố 2001
Phụ lục 2
Kết cấu hạ tầng ở nông thôn biên giới phía Bắc
phân theo vùng
1997
1998
1999
2000
- Tỉ lệ xã có điện (%), trong đó:
+ Đông Bắc
72,0
73,6
78,1
84,0
+ Tây Bắc
49,3
50,9
54,6
59,8
- Tỉ lệ xã có đường ô tô đến xã (%)
+ Đông Bắc
88,4
91,1
94,8
97,0
+ Tây Bắc
82,3
84,6
85,4
89,2
- Tỉ lệ xã có đườngôtô đến thôn (%)
+ Đông Bắc
62,7
66,2
67,5
68,9
+ Tây Bắc
49,7
51,2
54,9
66,6
- Thị xã có trường học (%)
+ Đông Bắc
94,2
98,0
97,8
98,2
+ Tây Bắc
99,0
97,1
95,8
96,6
- Thị xã có trạm y tế (%)
+ Đông Bắc
94,9
97,1
96,9
99,9
+ Tây Bắc
97,8
98,4
99,4
100,0
Số máy điện thoại có đến 31/12 hàng năm của 6 tỉnh biên giới phía Bắc
1995
1997
1998
1999
2000
Hà Giang
2150
3384
4057
5173
6947
Cao Bằng
1980
3530
4536
5528
7105
Lào Cai
2850
6025
7775
8834
11110
Lạng Sơn
4440
8195
11265
14145
19417
Quảng Ninh
13975
25975
32275
37995
51882
Lai Châu
2116
3598
4358
4961
6249
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tư liệu kinh tế - xã hội 61 tỉnh, thành phố 2001
Phụ lục 3
Thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh biên giới phía Bắc
(Giai đoạn 1996 - 2000)
Đơn vị : 1.000 đồng
1996
1997
1999
2000
Cả nước
168,1
206,1
226,7
295,0
Nhóm 20% số hộ có thu nhập thấp nhất
63,0
74,3
78,6
97,0
Nhóm 20% số hộ có thu nhập cao nhất
408,5
519,6
574,7
863,3
*Chênh lệch giữa 2 nhóm ( lần)
6,5
7,0
7,3
8,9
Tây Bắc và Đông Bắc
132,4
160,7
173,8
210,0
Nhóm 20% số hộ có thu nhập thấp nhất
57,6
69,4
73,2
78,1
Nhóm 20% số hộ có thu nhập cao nhất
301,1
394,0
444,3
529,3
* Chênh lệch giữa 2 nhóm ( lần)
5,2
5,7
6,1
6,8
Nguồn: Viện nghiên cứu thương mại, Dự án điều tra đánh giá thực trạng thương mại và thị trường miền núi sau 10 năm đổi mới 1991 - 2000
Phụ lục 4
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam
(Thời kỳ 1991- 2002)
Đơn vị tính: USD
Năm
Tổng số dự án đầu tư
Tổng số vốn đăng ký
1991
1
200.000
1992
10
3.044.000
1994
22
24.000.000
1995
33
60.000.000
1998
61
120.000.000
1999
76
130.000.000
2000
92
148.000.000
2001
110
221.000.000
8 tháng 2002
178
254.000.000
Nguồn: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam - Viện Nghiên cứu Thương mại, tháng 12/2002.
Phụ lục 2
Cơ cấu kinh tế của 6 tỉnh biên giới phía Bắc (phân theo ngành)
giai đoạn 1991 - 2000
Đơn vị tính : %
1990
1991
1992
1995
1998
1999
2000
Nông lâm nghiệp
52,8
51,2
49,4
41,5
36,9
35,9
34,1
Công nghiệp - xây dựng
34,7
35,4
36,6
22,5
25,4
27,5
29,0
Dịch vụ
12,5
13,4
14,0
36
37,7
36,6
36,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê - Tư liệu kinh tế - xã hội 61 tỉnh, thành phố 2 000
Phụ lục 3
Lao động kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch tại khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc giai đoạn 1991- 2001
Đơn vị: 1.000 người
1991
1992
1995
1998
1999
2000
2001
Lao động trong KVNN do địa phương quản lý
235,1
212,2
113,5
133,2
136,3
140,4
141,2
Lao động KDTN, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch
41,3
49,3
51,1
31,7
33,9
46,6
52,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê - Tư liệu kinh tế - xã hội 61 tỉnh, thành phố 2 001
Phụ lục 4
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam
(Thời kỳ 1991- 2002)
Đơn vị tính: USD
Năm
Tổng số dự án đầu tư
Tổng số vốn đăng ký
1991
1
200.000
1992
10
3.044.000
1994
22
24.000.000
1995
33
60.000.000
1998
61
120.000.000
1999
76
130.000.000
2000
92
148.000.000
2001
110
221.000.000
8 tháng 2002
178
254.000.000
Nguồn: Ban Quản lý dự án - Bộ Kế hoạch - Đầu tư
Phụ lục 5
Giá trị tổng sản phẩm xã hội và tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ bình quân đầu người 6 tỉnh biên giới phía Bắc 1995 - 2000
1995
1998
1999
2000
Dân số
3746,0
3935,1
4003,2
4071,1
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ( tỉ đồng, giá năm 1994)
2996,2
5667,2
5580,6
6403,6
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ bình quân/ người (triệu đồng)
0,8
1,45
1,4
1,6
Giá trị tổng sản phẩm xã hội
( tỉ đồng, giá 1994)
6044
7945,4
8620,1
9379,1
Giá trị tổng sản phẩm xã hội
bình quân/ người ( triệu đồng)
1,6
2,0
2,2
2,3
Nguồn: Tư liệu kinh tế - xã hội 61 tỉnh, thành phố - Tổng cục Thống kê 2000
Phụ lục 6
Thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh biên giới phía Bắc
giai đoạn 1994 - 1999( giá thực tế tính theo tháng)
Đơn vị : nghìn đồng
1994
1995
1996
1999
Cả nước
168,1
206,1
226,7
295,0
- Nhóm 20% số hộ có thu nhập thấp nhất
63,0
74,3
78,6
97,0
- Nhóm 20% số hộ có thu nhập cao nhất
408,5
519,6
574,7
863,3
*Chênh lệch giữa 2 nhóm ( lần)
6,5
7,0
7,3
8,9
Tây Bắc và Đông Bắc
132,4
160,7
173,8
210,0
- Nhóm 20% số hộ có thu nhập thấp nhất
57,6
69,4
73,2
78,1
- Nhóm 20% số hộ có thu nhập cao nhất
301,1
394,0
444,3
529,3
* Chênh lệch giữa 2 nhóm ( lần)
5,2
5,7
6,1
6,8
Nguồn: Dự án điều tra đánh giá thực trạng thương mại và thị trường miềnnúi sau 10 năm đổi mới 1991 - 2000 - Viện nghiên cứu thương mại - Bộ TM.
Phụ lục 7
Kết cấu hạ tầng ở nông thôn phân theo vùng
1997
1998
1999
2000
- Tỉ lệ xã có điện (%), trong đó:
+ Đông Bắc
72,0
73,6
78,1
84,0
+ Tây Bắc
49,3
50,9
54,6
59,8
- Tỉ lệ xã có đường ô tô đến xã (%)
+ Đông Bắc
88,4
91,1
94,8
97,0
+ Tây Bắc
82,3
84,6
85,4
89,2
- Tỉ lệ xã có đườngôtô đến thôn (%)
+ Đông Bắc
62,7
66,2
67,5
68,9
+ Tây Bắc
49,7
51,2
54,9
66,6
- Thị xã có trường học (%)
+ Đông Bắc
94,2
98,0
97,8
98,2
+ Tây Bắc
99,0
97,1
95,8
96,6
- Thị xã có trạm y tế (%)
+ Đông Bắc
94,9
97,1
96,9
99,9
+ Tây Bắc
97,8
98,4
99,4
100,0
Số máy điện thoại có đến 31/12 hàng năm của 6 tỉnh biên giới phía Bắc
1995
1997
1998
1999
2000
Hà Giang
2150
3384
4057
5173
6947
Cao Bằng
1980
3530
4536
5528
7105
Lào Cai
2850
6025
7775
8834
11110
Lạng Sơn
4440
8195
11265
14145
19417
Quảng Ninh
13975
25975
32275
37995
51882
Lai Châu
2116
3598
4358
4961
6249
Nguồn: Tư liệu kinh tế - xã hội 61 tỉnh, thành phố - Tổng cục Thống kê 2001
Phụ lục 8
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc của 6 tỉnh biên giới phía Bắc thời kỳ 1991-2000
Đơn vị tính : triệu USD
Năm
Kim ngạch XNK 6 tỉnh
Quảng Ninh
Lạng Sơn
Lào Cai
Cao Bằng
Hà Giang
Lai Châu
Tổng KN
xuất khẩu
nhập khẩu
1991
53,44
47,33
6,11
34,95
13,44
1,00
1,58
0,78
1,69
1992
60,20
60,20
45,00
10,42
0,15
1,70
1,77
1,16
1993
83,48
83,48
58,00
18,49
0,46
1,10
4,51
0,92
1994
94,81
94,81
71,00
18,00
0,53
2,20
2,20
0,88
1995
300,59
132,25
168,34
216,92
66,49
2,35
5,65
3,85
5,33
1996
581,70
330,50
251,20
208,50
318,00
41,70
3,30
5,00
5,20
1997
856,49
380,29
276,20
242,00
333,00
58,80
15,20
4,09
3,40
1998
631,29
330,69
300,60
239,00
319,00
53,68
15,90
3,01
0,70
1999
625,44
357,10
268,34
254,00
289,00
56,00
22,00
3,54
0,90
2000
1.099,1
722,60
376,45
316,45
700,00
59,00
19,50
3,50
1,05
Cộng
4.186,5
2.539,3
1.647,2
1.685,8
2.085,8
273,67
88,13
32,25
21,23
Nguồn : Dự án quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010 - Bộ Thương mại.
Tài liệu tham khảo
Nghị quyết Đại hội Đai biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX - Đảng Cộng sản Việt Nam .
Luật Thương mại nước CHXHCN Việt Nam - Ban hành 1997.
Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa ngày 7/11/1991.
Quản lý quá trình chuyển chế độ thương mại tự do - Chính sách thương mại của Việt Nam cho thế kỷ 21 của ARI KOIKO - NXb Chính trị quốc gia năm 1997.
Báo cáo tổng kết giao lưu kinh tế với bên ngoài qua cửa khẩu biên giới phía Bắc, Tây và Tây Nam qua hoạt động công tác Hải quan 1991- 1998. Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001 - 2005 - Bộ Thương mại 12/1999.
Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010. Bộ Thương mại 10/2000.
Cải cách kinh tế ở Trung Quốc - TS Đinh Quang Ty - Ban Khoa giáo TW.
Điều tra đánh giá thực trạng thương mại và thị trường miền núi sau10 năm đổi mới 1991- 2000.Viện nghiên cứu thương mại - Bộ Thương mại.
Dự án qui hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010 - Bộ Thương mại.
Buôn bán qua biên giới Việt - Trung. Lịch sử - Hiện trạng - Triển vọng . NXB Khoa học - Xã hội 2001. T.S Nguyễn Minh Hằng - Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc - Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.
Cục diện kinh tế thế giới 2000 và dự báo thương mại 2001- Bộ Thương mại.
Cục diện kinh tế thế giới 2001 và dự báo thương mại 2002- Bộ Thương mại.
"Đổi mới quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc ". Luận án tiến sỹ kinh tế của Lương Đăng Ninh (tháng10/2002).
Tạp chí Thương mại các số năm 1999 + 2000 +2001+2002.
Tạp chí Hải quan các số năm 2000+2001+2002.
Thực trạng buôn bán hàng hoá và những giải pháp chống buôn lậu hàng hoá qua biên giới phía Bắc, từ thực tiễn Lạng Sơn. Đề tài Khoa học cấp Bộ- Bộ Thương mại .
Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam - Cù Ngọc Hưởng- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW.
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực ngoại thương- Nhìn lại 10 năm và triển vọng . PGS. TS. Nguyễn Thị Mơ -Trường Đại học Ngoại thương - Hà nội.
Trung Quốc và các nước trong tiểu vùng MêKông. TS Phạm Đức Thành- Viện nghiên cứu Đông Nam á.
Phát huy lợi thế địa lý Vân Nam, đẩy mạnh sự hợp tác giữa miền Tây Nam Trung Quốc với Việt Nam . Lý Thừa Tông - Phó chủ nhiệm Phòng khai thác miền Tây - Tỉnh Vân Nam Trung Quốc. (Tham luận tại Hội thảo quốc tế về "Hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Vân Nam (Trung Quốc)").
Một số suy nghĩ về phát triển mậu dịch Vân Nam và Việt Nam. Tham luận của Dương Minh - Phó phòng nghiên cứu Mậu dịch - Sở kinh tế đối ngoại tỉnh Vân Nam tại Hội thảo quốc tế về " Hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Vân Nam (Trung Quốc)".
Hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh. Tham luận của TS Nguyễn Văn Lịch tại Hội thảo về " Hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Vân Nam (Trung Quốc)" ngày 16 -17/10/2002.
" Nắm vững thời cơ xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, đẩy mạnh hợp tác thương mại và kỹ thuật giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Việt Nam". Điền Gia Khang - Phó chủ nhiệm phòng nghiên cứu chính sách tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Mô hình thị trường Trung Quốc của Văn Tiềm - Nhà Xuất bản Thống kê năm 1995.
Tư liệu kinh tế - xã hội của 61 tỉnh, thành phố - Nhà Xuất bản Thống kê năm 2001.
Báo cáo kết quả hoạt động thương mại của các Sở Thương mại - Du lịch 6 tỉnh biên giới phía Bắc các năm từ 1996 đến 2001.
Assessment of the Economic Effects on the United States of China's Accession to the WTO". Executive sumary, Publication 3228, August 1999.
Russian- Chinese cross border and Inter- Regional Grows. U.S Commercial Service, Vladivostok. http: // www, Vladivostok.com/ fcs ngày 26/3/2002.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37197.doc