Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc. Thực trạng & triển vọng

LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông “. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu là một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao lưu văn hoá và thương mại đã trở thành một quan hệ truyền thống bền vững. Những biến động chính trị xã hội trong lịch sử có những lúc thăng trầm nhưng chưa bao giờ làm triệt tiêu được mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chính vì vậy, quan

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc. Thực trạng & triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ hai nước đã trở lại bình thường hoá vào cuối năm 1991. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước nói chung và trên lĩnh vực thương mại nói riêng đã phát triển ngày càng mạnh, ngày càng bền vững và “đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.” Bước vào thế kỷ XXI, công cuộc đổi mới và cải cách ở cả hai nước Việt Nam – Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới . Vì vậy, việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng - hai nước theo phương châm 16 chữ vàng: “Láng Giềng Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện, Ổn Định Lâu Dài, Hướng tới tương lai ” không những đáp ứng nguyện vọng và lợi ích cơ bản lâu dài của nhân dân hai nước mà còn phù hợp vơí xu thế hoà bình và phát triển khu vực cũng như trên thế giới . Hiện nay, Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Trung Quốc đã trải qua mười năm năm đàm phán, đã gia nhập WTO. Trung Quốc tiến tới mở cửa thị trường. Quan hệ kinh tế thương mại hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ và toàn diện nhưng cũng cần được củng cố và phát triển lên một bước mới . Xuất phát từ yêu cầu đó em đã chọn đề tài : “QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC. THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG” làm luận văn tốt nghiệp ra trường . Phương pháp nghiên cứu mà em sử dụng trong quá trình viết luận văn là sự kết hợp những kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học tập với những quan sát đã thu thập từ thực tế, kết hợp tổng hợp sách báo, các số liệu thống kê với việc đi sâu phân tích tình hình thực tế nhằm tạo ra một hướng đi hợp lý và thống nhất để giải quyết vấn đề đặt ra trong luận văn này . Nội dung của luận văn gồm ba chương : Chương I : Các vấn đề cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế . Chương II : Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc . Chương III : Phương hướng và triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước . Do vốn kiến thức có hạn, thời gian nghiên cứu không nhiều, đây lại là vấn đề lớn đòi hỏi phải có sự tham gia tìm hiểu và nghiên cứu công phu có liên quan, nhiều ngành,mất nhiều thời gian. Do vậy luận văn của em không tránh khỏi những thiêú sót, em mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô cùng bạn đọc để luận văn của em được hoàn thiện hơn . Em xin bầy tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ Viện Nghiên Cứu Thương Mại - Bộ Thương Mại . Và đặc biệt là sự hướng dẫn giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của PGS.TS Trần Văn Chu - Phó hiệu trưởng - Trưởng khoa thương mại - Trường đại học QL& KD Hà nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. CHƯƠNG I : CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ I/ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Khái quát về quan hệ kinh tế quốc tế Lịch sử phát triển kinh tế của các nước từ xa xưa để lại, không một cộng đồng nào, một quốc gia nào, một dân tộc nào, dù lớn hay nhỏ, dù tiến bộ lạc hậu mà không có mối quan hệ trao đổi, giao lưu trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hoá, xã hội, với cộng đồng các dân tộc, quốc gia khác. Do đó, quan hệ quốc tế đã xuất hiện từ lâu đời nay. Nó vừa là kết quả, vừa là đIều kiện cần thiết cho mọi quá trình phát triển của xã hội loài người. Ngày nay quan hệ quốc tế mang nhiều nội dung mới, hình thức mới ngày càng phong phú và phức tạp. Quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra sâu sắc và toàn diện hơn cả. Quan hệ kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế của một quốc gia với thế giới. Thời đại ngày nay quan hệ kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan - là xu thế phát triển kinh tế của các nước. Thương mại quốc tế là một trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của các nước. Không có nước nào phát triển bình thường nếu không có thương mại quốc tế. Không có một nước nào lại tự sản xuất tất cả các mặt hàng và tự cung cấp các dịch vụ mà đều phải phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thương mại, mở rộng giao lưu thương mại và dịch vụ với các nước khác. Với các nước đang phát triển hoạt động thương mại hướng vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Hoạt động thương mại quốc tế đảm bảo nhập được các hàng cần thiết như nguyên vật liệu phục vụ trong nước. Thông qua thương mại quốc tế sẽ xuất khẩu nhiều sản phẩm cho nước khác, đồng thời nhập khẩu nhiều nguyên liệu để sản xuất. Điển hình cho quan hệ kinh tế quốc tế là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, tiền đề ra đời của tổ chức quốc tế là GATT- General Agreement on Trade and Tariff - Hiệp định chung về thương mại và thuế biểu - được thành lập 01/01/1984 ban đầu có 23 nước tham gia. Qua nhiều vòng đàm phán thương mại thì GATT trở thành WTO - Word Trade Organization - tổ chức thương mại quốc tế. Đến 09/1996, WTO có 123 nước thành viên chính thức và hơn 30 nước đang đàm phán để được tham gia. Tuy vậy, trên thế giới còn tồn tại những nước phát triển và đang phát triển, mức độ phát triển không đồng đều thì cuộc đấu tranh phát triển kinh tế trong đó có các hoạt động thương mại quốc tế vẫn còn tiếp diễn nhưng ở mức độ, qui mô và tính gay gắt từng nơi, từng lúc. Ở các khu vực đã hình thành các khối kinh tế và thương mại. Các nước tự liên kết với nhau để bảo vệ và che chở cho nhau bằng các cam kết, thoả thuận khu vực của mình. Điển hình là Liên minh Châu âu ( Cộng đồng châu âu ), sau đó khu vực tự do thuế quan Bắc Mỹ- NAFFTA - Northern American Free Trade Area, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á - Asean Asociation of South - East Asian Nation, Khu vực thương mại tự do Châu á -AFTA -Asean Free Trade Area, EFTA - Euro Free Trade Area, CACM - Centrel American Common Market, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương APEC ... nhằm hợp tác khu vực phát triển thương mại và kinh tế . 2. Các lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế Thưong mại quốc tế: là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích phát triển quan hệ ngoại thương. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hóa riêng biệt của các quốc gia. Thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng đã tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Sớm nhận được vị trí, vai trò của thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng và đa dạng, trong luận văn này em xin đề cập đến các vấn đề chủ yếu như: Hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, hợp tác, liên doanh liên kết ở một quốc gia cụ thể. Là một quốc gia liền kề với Trung Quốc, với nhiều điểm tương đồng về văn hoá, cùng chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN lại là nước đang ngày càng quan trọng đối với ASEAN . Hơn nữa, tình hình thế giới và khu vực đòi hỏi chính phủ các cấp, giới doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc coi trọng đến quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước nhằm khai thác mọi tiềm năng, phát huy mọi lợi thế, tạo cơ hội cho nhau duy trì tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có hai nền kinh tế đầu tàu là Mỹ – Nhật. Vì vậy hai nước Trung Quốc và Việt Nam cần quan tâm phát triển và chú trọng đến những lĩnh vực sau đây: Thứ nhất, về xuất nhập khẩu : Xuất nhập khẩu là việc mua vào trong nước và bán ra nước ngoài hàng hoá . Hàng hoá xuất nhập khẩu thường rất đa dạng như hàng công nghiệp, nông nghiệp, hàng tiêu dùng, khoa học kỹ thuật, dịch vụ ... Cùng với sự phát triển các mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc, cơ cấu xuất nhập khẩu cũng phát triển theo hướng ngày càng đa dạng hoá về mặt hàng và chủng loại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của hai bên . Thứ hai là vấn đề hợp tác khoa học kỹ thuật, dịch vụ . Hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam -Trung Quốc trong những năm gần đây chủ yếu được tiến hành đồng thời trên cơ sở hiệp định song phương giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ Trung Quốc và đa phương trong khuôn khổ Hợp tác diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC) - ASEAN cũng như các tổ chức quốc tế khác .Các hình thức chủ yếu mà hai bên tiến hành như trao đổi đoàn cấp cao, các chuyên gia,các nhà khoa học, cung cấp cho nhau thông tin khoa học và công nghệ : Cùng tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, vì thế trong giai đoạn hiện nay hai bên cần dành ưu thế hợp tác khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo máy, hoá chất và quản lý khoa học công nghệ . Vấn đề thứ ba là đầu tư, liên doanh : Đầu tư là hoạt động sử dụng vốn theo chương trình đã định nhằm mục đích thu lợi nhuận . Trong quan hệ kinh tế quốc tế thì vấn đề đầu tư thường được gọi là đầu tư nước ngoài, khác với đầu tư trong nước là các bên tham gia có quốc tịch khác nhau . Tuy nhiên, dù là đầu tư trong nước hay đầu tư quốc tế thì cũng cùng tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho các bên trên cơ sở quyền lợi riêng . Hai nước có quan hệ kinh tế thương mại phát triển một phần quan trọng chính là đầu tư quốc tế . Trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vấn đề đầu tư càng có lợi cho hai bên. Đối với Trung Quốc họ sẽ nhận được lợi nhuận cao vì môi trường đầu tư vào Việt Nam hiện nay đã thông thoáng hơn, tình hình an ninh, chính trị ổn định, Việt Nam có những chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư để họ được đảm bảo an toàn cả vốn và lãi . Về phía Việt Nam ta có thể tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiêm quản lý và vị trí trong phân công lao động quốc tế, qua đó khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng đất nước, tăng tích luỹ, giải quyết việc làm cho người lao động . Hơn nữa, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, Chính phủ hai nước đều có nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư vào Việt Nam, về phía Việt Nam tạo mọi điều kiện để thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc. 3. Lợi thế so sánh trong quan hệ thương mại VN - TQ Lợi thế so sánh theo David Ricardo thì một nước chỉ nên tập trung vào những gì mà mình có lợi thế, dùng nó để trao đổi những gì mà nếu mình tự làm thì hiệu quả sẽ không cao. Vậy trong quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc thì lợi thế so sánh đó là gì ? - Về phía Trung Quốc Việc quan hệ kinh tế với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào những hoạt động kinh tế quốc tế, thể hiện qua việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại với các nước để cùng nhau phát triển. Đối với Việt Nam việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc không những phù hợp với đường lối đối ngoại “làm bạn với tất cả các nước” mà còn phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của hai nước, Trung Quốc có hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây tiếp giáp với Việt Nam, bằng đường biên giới này Trung Quốc mở rộng quan hệ với Việt Nam, vươn ra biển Đông. Trung Quốc chuyển đổi sang cơ chế thị trường, là nước lớn, đông dân, có tiềm lực kinh tế mạnh và có kinh nghiệm trong các hoạt động ngoại thương với nhiều nước khác trên thế giới. Hơn nữa, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có năng lực cạnh tranh mạnh do có ưu thế về chất lượng và chủng loại, có giá thành thấp hơn giá thành của Việt Nam vì các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư khoa học kỹ thuật có chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ sản xuất xuất khẩu. Trung Quốc không bị chiến tranh tàn phá. Về công nghiệp nhẹ, Trung Quốc có truyền thống và do lực lượng lao động lớn, nhân công rẻ, có kinh nghiệm, sản xuất ra mặt hàng có giá thành hạ, chất lượng tốt, Trung Quốc có tiềm năng phát triển công nghiệp do tiếp thu được công nghệ tiên tiến như hàng điện tử, hàng tiêu dùng. Sự phát triển của Trung Quốc từ khi mở cửa nền kinh tế và thực hiện bốn hiện đại hoá đã có bước tiến bộ lớn. Hàng hoá của Trung Quốc sản xuất ra chất lượng tốt, chi phí thấp nên có sức cạnh tranh được với nhiều nước. Trung Quốc có lợi thế về nhiều mặt so sánh với hàng hoá nước ta. Từ khi Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO. Hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào các nước được hưởng thuế suất thấp, càng có nhiều điều kiện để cạnh tranh với hàng hoá cùng loại của các nước. - Về phía Việt Nam : Hội nhập mở cửa với nền kinh tế thế giới, nước ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn, từ điểm xuất phát thấp, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa thị trường, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tham gia vào thị trường thế giới hàng hoá xuất khẩu của ta giá cả thường cao hơn so với các nước, sức cạnh tranh kém. Các mặt hàng may mặc, giầy da tuy có điều kiện cạnh tranh với thế giới, với hàng hoá Trung Quốc, chi phí còn cao hơn các nước nên hiệu quả thấp, sức cạnh tranh kém. Tuy vậy, Việt Nam có rất nhiều mặt hàng có lợi thế so sánh do thiên nhiên ưu đãi ( nông nghiệp nhiệt đới - lúa và một số mặt hàng khác ) nên hàng năm Trung Quốc vẫn còn phải nhập hàng của ta. Nước ta sẽ dựa vào nguồn nhân công rẻ, tay nghề khéo léo, cần cù nên có điều kiện cạnh tranh thuận lợi và là ưu thế đối với Trung Quốc. Hơn nữa, nguồn nguyên nhiên liệu khoáng sản dồi dào, phong phú, chính trị an ninh ổn định . Điều quan trọng là Việt Nam gần đây đã có những chính sách khuyến khích và tạo nhiều diều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. II. Dự báo tương lai quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam Trung Quốc: Trung Quốc là thị trường gần 1,5 tỷ dân, GDP bình quân 1000 USD người / năm, đông dân nên sức tiêu thụ hàng hoá lớn - là thị trường lớn Việt Nam cần phát triển. Trung Quốc đang phát triển cần nhiều nguyên nhiên vật liệu mà Việt Nam nổi tiếng là nước có nhiêù tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là than, cao su và dầu thô... là những mặt hàng mà Trung Quốc rất cần nhập khẩu. Việt Nam gần Trung Quốc, điều này rất có lợi thế cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp của cả hai nước phát triển buôn bán vì : Phí chuyên chở thấp, hai nước gần nhau lại có rất nhiều nét tương đồng về văn hoá, phong tục, tập quán, thói quen...vì thế sản phẩm tiêu dùng để hỗ trợ cho nhau. Trung Quốc tiêu dùng hàng Việt Nam với số lượng lớn, chất lượng vừa phải, giá cả phù hợp. Còn Việt Nam tiêu dùng hàng Trung Quốc không những phù hợp về sở thích, mẫu mã đẹp, hình thức phong phú, giá rẻ, mà Việt Nam ưa chuộng. - Ta có lợi thế về rau, quả, về cao su... thì Trung Quốc lại có lợi thế về đồ điện, hàng tiêu dùng ... nhiều nghành Trung Quốc sản xuất thừa Việt Nam lại sản xuất thiếu và ngược lại. Là hai nước láng giềng nên có nhiều ngành kinh tế hỗ trợ được cho nhau. Hơn nữa, nhiều nhà máy trước đây của Việt Nam do Trung Quốc giúp đỡ nay lại tiếp tục được đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Là tiền đề quan trọng để Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam là thị trường gần nên chi phí vận chuyển nguyên nhiên liệu rẻ, khoáng sản ở Việt Nam lại phong phú nên sản xuất giá thành sẽ rẻ nên tăng sức cạnh tranh hàng hoá. Trung Quốc phát triển kinh tế có nhiều kinh nghiệm hơn Việt Nam nên hai nước có thể chuyển giao công nghệ cho nhau, tạo nhiều điều kiện để hai nước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Phương hướng phát triển kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc. Trong bước chuyển giao thế kỷ, tình hình quốc tế và khu vực có những biến chuyển mới, đòi hỏi hai nước Việt -Trung cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ giao lưu, hợp tác hữu nghị vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hoà bình phát triển trong khu vực và trên thế giới . Hơn nữa, quá trình toàn cầu hoá kinh tế sẽ dẫn tới những khó khăn, thách thức cho những nước đang phát triển . Chúng ta đều nhận thức được rằng, toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng không thể đảo ngược . Toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước đang phát triển sẽ có tác dụng mang tính hai mặt : vừa là cơ hội, vừa là thách thức . Biết là sẽ có rất nhiều thách thức nhưng các nước đang phát triển không thể đứng ngoài dòng thác thời đại đó, vì thế cần phải có những biện pháp để phát huy thời cơ đối phó với thử thách, trong đó hợp tác khu vực có một vai trò cực kỳ quan trọng . Các học giả Đông Nam á, Nga, Mỹ khi được hỏi họ đều có chung một nhận định rằng Việt Nam _ Trung Quốc quan hệ tốt với nhau và cùng thịnh vượng sẽ có lợi thế cho việc duy trì an ninh và ổn định khu vực . Điều đó cho thấy xây dựng mối quan hệ Việt - Trung mà nền tảng là mối quan hệ kinh tế không chỉ đáp ứng nguyện vọng và lợi ích cơ bản lâu dài của nhân dân hai nước mà còn là mong muốn của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới . Phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu kinh tế với Trung Quốc góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra một số chuyển biến về đời sống xã hội, giảm bớt tỷ lệ đói nghèo, tăng tỷ lệ hộ trung bình và hộ giàu có nhất là khu vực thị xã, thị trấn, cửa khẩu, thu nhập bình quân đầu người đều tăng, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao dân trí, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp nhất là khu vực cửa khẩu, đời sống văn hoá tinh thần được cải thiện, bộ mặt nhiều vùng nông thôn được đổi mới . Chính vì vậy, hoạt động mậu dịch Việt -Trung từ đòi hỏi tất yếu của việc trao đổi sản vật trên cơ sở gần gũi về địa lý, văn hoá, tập quán dân tộc đã dần trở thành một hình thức quan hệ kinh tế được củng cố và phát triển theo bề dầy lịch sử đã hơn 1000 năm. Quan hệ lâu đời với Việt Nam hiện được bình thường hoá đã khôi phục nhanh chóng một thị trường truyền thống quan trọng của Trung Quốc . Khu vực biên giới vốn có quan hệ thân thích, là một thế mạnh tuyệt đối để phát triển mang lại hiệu quả cao, như chú ý chiếm lĩnh thị trường . Với lợi thế này khu vực biên giới có thể phát huy vai trò trung chuyển cho các tỉnh sâu trong nội địa . Hơn nữa, mối liên kết giữa sản xuất và mậu dịch luôn bổ sung cho nhau . Trình độ sản xuất, công nghệ Việt Nam thấp hơn Trung Quốc nên dễ tiếp nhận hàng công nghiệp khu vực này . Đồng thời Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú có thể bổ sung cho nhu cầu các khu công nghiệp phía Nam Trung Quốc . Thông Qua hoạt động thương mại tại các cửa khẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu của các địa phương và cả nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng cửa khẩu cũng như kinh tế cả nước . Phương hướng phát triển thị trường Trung Quốc được thể hiện bằng 16 chữ vàng: “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.” CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC I/ THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC Kể từ khi bình thường hoá hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển theo chiều hướng hoàn thiện hơn, tích cực hơn và đã đạt được những thành tự đáng kể . Trước hết, điều dễ dàng nhận thấy là hoạt động ngoại thương giữa hai nước được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau như buôn bán chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch, tạm nhập tái xuất, trong đó buôn bán chính ngạch và buôn bán tiểu ngạch là hai phương thức chính . Đa dạng hoá về phương thức trao đổi đã làm cho hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nết đặc trưng và cũng là lợi thế của cả hai bên. 1/ Về xuất nhập khẩu chính ngạch Thương mại chính ngạch hai chiều tăng từ 32,23 triệu USD là năm 1991 lên 691,6 triệu USD năm 1995 và 2957 triệu năm 2000 . Như vậy là 5 năm đầu sau khi bình thường hoá quan hệ thương mại chính ngạch tăng lên hơn 20 lần, 5 năm tiếp theo lại tăng gần 6 lần . Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1.534 triệu USD (xem bảng 1) . Riêng 5 tháng đầu năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chính ngạch sang Trung Quốc đạt 1089triệu USD với mức tăng trưởng 57% so với cùng kỳ năm ngoái . Thương mại chính ngạch hai chiều có thể tăng thêm 300 triệu USD so với năm 2001, đạt trên 3 tỷ USD / năm 2002. Cần nói thêm rằng, thương mại Việt Trung trong thống kê chính thức chưa phản ánh đầy đủ tình hình buôn bán sôi động giữa hai nước vì rất khó đưa vào thống kê . Nếu tính đầy đủ các con số này thì tình hình buôn bán hai chiều còn cao hơn, đồng thời con số nhập siêu của Việt Nam cũng lớn hơn so với số liệu thống kê ở các cửa khẩu. Bảng 1 : Kim ngạch XNK hàng hoá Việt Nam - Trung Quốc Thời kỳ 1991 - 2001 Đơn vị: Triệu USD Năm Tổng kim ngạch Việt Nam xuất Việt Nam nhập 1991 37,7 19,3 18,4 1992 127,4 95,6 31,8 1993 221,3 135,8 85,5 1994 439,9 295,7 144,2 1995 691,6 361,9 329,7 1996 669,2 340,2 329,0 1997 878,5 471,1 404,4 1998 989,4 478,9 510,5 1999 1542,3 858,9 683,4 2001 2957,0 1.534,0 1.423,0 5T 2002 1089 52 547 Nguồn : Hải quan Việt Nam ( Trung tâm tin học và thống kê) Từ số liệu trên cho thấy : Năm 1998, mặc dù có cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, tuy không trực tiếp gây ra những thiệt hại lớn về tài chính, kinh tế đối với Việt Nam song đã ảnh hưởng tới quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước, nhất là các nước Châu Á, vậy mà quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tăng từ 878,5 triệu USD năm 1997 lên 989,4 triệu USD năm 1998 . Thời kỳ 1991 -2000 Việt Nam đều xuất siêu sang Trung Quốc tuy số lượng không lớn nhưng năm 2000 cho thấy kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 2,9 tỷ USD trong khi đó kế hoạch thoả thuận và ước tính của hai Chính Phủ là 2 tỷ USD tăng 78 lần so với năm 1991, trong đó Việt Nam xuất khẩu trên 1 tỷ USD năm 2000 . Bảng2: Kim ngạch XNK sang Trung Quốc chủ yếu 5 tháng năm 2002 XNK 5 tháng 2001 5 tháng 2002 5 tháng 2002 so với 5 tháng 2001 XK 650535 541981 83% NK 547511 664324 127% Nguồn : Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển thương mại - Bộ thương mại tháng 7 năm 2002 Theo ông Đào Ngọc Vinh, Vụ phó vụ Châu á - Thái Bình Dương, trong năm 2002 này, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam - Trung Quốc có thể đạt khoảng 3,5 tỷ USD . Chính phủ quyết tâm đưa kim ngạch hai chiều lên 5 tỷ USD vào năm 2005, bằng gần 1/6 tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam hiện nay nhưng thực tế thị trường cho thấy có thể đạt con số này vào năm 2003. Cùng với sự phát triển các mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cơ cấu xuất nhập khẩu cũng phát triển theo hướng ngày càng đa dạng hoá về mặt hàng và chủng loại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cả hai bên. Hàng hoá cuả Việt Nam xuất sang Trung Quốc gồm 4 nhóm chính : - Nhóm hàng nguyên liệu : than đá, dầu thô, quặng kim loại, các loại dầu, cao su tự nhiên ... - Nhóm hàng nông sản : Lương thực, chè, rau, gạo, sắn lát, hạt điều, các loại hoa quả nhiệt đới như chuối, xoài, thanh long, chôm chôm ... - Nhóm hàng thuỷ sản tươi sống, thuỷ sản đông lạnh : Như tôm, cá, mực, ba ba.. - Nhóm hàng tiêu dùng : Hàng thủ công mỹ nghệ, giầy dép, đồ da dụng cao cấp... Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thuộc 4 nhóm trên cũng tăng dần qua các năm nhất là ba năm gần đây. Đặc biệt năm 2000 Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc một mặt hàng mới trước đây chưa có đó là linh kiện vi tính . Bảng 3: Kim ngạch một số mặt hàng VN xuất khẩu sang TQ năm 2001 stt tên hàng tên đơn vị lượng trị giá usd 1 cà phê tấn 6.628 2.606.057 2 cao su tấn 96.159 51.218.570. 3 chè tấn 500 837.626 4 dầu ăn tấn 20.502 6.539.877 5 dầu thô tấn 3.060.515 519.437.443 6 dây điện và dây cáp điện USD 129.843 7 đồ chơi trẻ em USD 37.014 8 đường tinh tấn 84.200 25.028.004 9 gạo tấn 2.240 542.931 10 giày dép các loại USD 5.066.700 11 hải sản USD 240.013.277 12 hàng dệt may USD 15.255.840 13 rau quả USD 142.801.348 14 thủ công mỹ nghệ USD 3.481.228 15 hạt điều tấn 9.550 30.647.383 16 hạt tiêu tấn 5.159. 8.540.563 17 lạc nhân tấn 500 318.676 18 máy tính và linh kiện USD 7.934.789 19 sản phẩm gỗ USD 8.372.517 20 sản phẩm nhựa USD 5.319.783 21 than đá tấn 1.029.093 18.694.956 22 thiếc tấn 460 2.391.736 23 xe đạp và phụ tùng xe đạp USD 78.135. tổng cộng 1.418.092.326 nguồn : cục thống kê hải quan - CNTT-2001 Trong số các mặt hàng nêu trên, nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã khẳng định được thị phần và cạnh tranh tốt như dầu thô, hàng hải sản, hoa quả, cao su, hạt điều ... Trong 7 tháng đầu năm 2001, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc 153 triệu USD hàng hải sản, 126 triệu USD hàng rau quả, 11 triệu USD hàng dệt may và 3,2 triệu USD hàng giày dép . Đặc biệt đối với cao su Trung Quốc hiện đang nhập khẩu 60% sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam gần 80.000 tấn . Từ tháng 8 trở về trước của năm 2001, Việt Nam xuất khẩu được 2,92 triệu tấn gạo trị giá 477,18 triệu USD tăng 21,67%về lượng và tăng 2,04% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái (Báo ngoại thương số 29 - 11/ 10 - 2001 ) . Trong đó thị trưòng Trung Quốc nhập khẩu 351 tấn trị giá 112.007 USD ( vào tháng 8, 2001 ) Cả 8 tháng / 2001 : 1.851 tấn trị giá 439.741 USD . Theo báo cáo mới nhất của Bộ thương mại, 3 tháng đầu năm 2002 . Trung Quốc nhập khẩu gần 2,6 triệu tấn, tăng gấp 10 lần so với năm 2001 . Và Trung Quốc sẽ có thể vẫn tăng nhập khẩu gạo của Việt Nam nhất là các tỉnh phía Nam . Bên cạnh gạo, cao su cũng là mặt hàng được xuất khẩu sang Trung Quốc tăng khối lượng lớn, nhất là xuất khẩu theo đường biên mậu do nhu cầu tiêu dùng Trung Quốc tiếp tục tăng. Từ đầu tháng 3 đến nay giá xuất khẩu ổn định ở mức 4.430 NDT / tấn . Cũng theo báo cáo này thì hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu tập trung vào thuỷ sản loại ướp đông, cao su, khoáng sản . Xuất nhập khẩu biên mậu tăng trưởng nhanh, nhất là ở các cửa khẩu khu vực Lào Cai, Hà Giang . Hàng hoá của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc gồm 5 nhóm mặt hàng chính là : - Dây chuyền sản xuất đồng bộ : Dây chuyền sản xuất đường, dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng ... - Máy móc, thiết bị : Thiết bị y tế, thiết bị vận tải, máy nông nghiệp... -Nguyên nhiên liệu : Xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng ... - Mặt hàng nông sản : Lương thực, bột mì, Đường, hoa quả ôn đới (lêtáo ..) - Hàng tiêu dùng : Sản phẩm điện tử, xe máy, quần áo, đồ chơi trẻ em .. Bảng 4: Một số mặt hàngViệt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2001 stt tên hàng tên đơn vị lượng trị giá USD 1 chất dẻo nguyên liệu tấn 6.625 5.047.225 2 linh kiện điện tử,vi tính USD 21.960.570 3 Máy móc, thiết bị phụ tùng USD 249.362.420 4 NPL dệt may da USD 74.122.246 5 ô tô nguyên chiếc các loại chiếc 337 4.297.67 6 sắt thép các loại tấn 276.076 54.742.280 7 tân dược USD 5.588.850 8 xăng dầu các loại tấn 1.034.914 231.660.560 9 xe máy dạng CKD bộ 1.955.134 433.227.256 10 phân bón các loại tấn 427.433 62.316.320 tổng cộng 1.629.129.924 nguồn : cục thống kê hải quan- CNTT-2001 Từ cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá nêu trên có thể thấy rõ hoạt động ngoại thương đã khai thác được thế mạnh của cả hai bên . Hàng hoá xuất nhập khẩu như trên có tác dụng bổ sung cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân hai nước và cũng phù hợp với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế của hai nước . 2.Về xuất nhập khẩu tiểu ngạch Buôn bán biên giới là một bộ phận đáng kể trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc . Trong 10 năm qua, ở những năm đầu tỷ lệ dao động giữa buôn bán chính ngạch và buôn bán tiểu ngạch thường ở mức 50-60% . Vào thời gian này, xuất nhập khẩu tiểu ngạch không chỉ chiếm tỷ trọng lớn mà còn góp phần đáp ứng nhu cầu trao đổi của cư dân hai nước cải thiện nâng cao đời sống của dân khu vực biên giới, thậm chí một bộ phận dân cư ở các tỉnh biên giới hai nước đã có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, thoát khỏi cảnh đói nghèo của thời kỳ trước khi bình thường hoá . Điều này đã góp phần đáng kể vào việc ổn định và duy trì mối quan hệ giữa hai bên. Buôn bán qua biên giới cũng diễn ra dưới nhiều hình thức như ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp, đổi hàng trực tiếp giữa các doanh nghiệp và cư dân, buôn bán trung gian ... và thu hút nhiều đối tượng tham gia, từ các công ty nhà nước, công ty cổ đến các công ty tư nhân, cư dân vùng biên giới và cư dân ở các tỉnh khác. Việc thanh toán trong buôn bán biên mậu chủ yếu là bằng tiền mặt và bằng đồng nhân dân tệ, nên rất nhiều doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn hoặc bị lừa đảo mất hàng và mất tiền với số lượng lớn . Đối với các tỉnh biên gới phía Bắc, trong mười năm qua, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa và đổi mới của Đảng và Nhà nước và đặc biệt từ khi Chính phủ cho phép thực hiện các chính sách ưu đãi phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các tỉnh đã nhanh chóng tiếp cận và triển khai thực hiện, thành lập ban chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, từng ngành có liên quan để tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi về đầu tư, các chính sách về tài chính, các chính sách về xuất nhập khẩu và lập các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu kinh tế cửa khâủ để mở rộng các hoạt động kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, kho ngoại quan, chợ cửa khẩu, cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các dịch vụ vận chuyển hàng hoá, kho tàng bảo quản, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, bưu chính viễn thông, ngân hàng bảo hiểm ... nên đã thu hút hơn 500 doanh nghiệp trong cả nước thường xuyên tham gia buôn bán, đầu tư vào khu vực kinh tế cửa khẩu, thu hút hàng nghìn hộ thương nhân Trung Quốc thuê quầy hàng bán hàng tại chợ cửa khẩu Móng Cái, Tân Thanh làm cho các hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu phát triển mạnh . Trao đổi hàng hoá qua biên giới đường bộ với Trung Quốc chiếm vị trí hết sức quan trọng trong quan hệ thương mại giữa các tỉnh biên giới phía Bắc và Các tỉnh Quảng Tây - Vân Nam Trung Quốc . Hiện nay chính phủ hai nước đang lập dự án xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng mở ra khả năng tốt thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại hai nước . Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 năm 1996- 2000 của 6 tỉnh biên giới phía Bắc đạt 3.594 triệu USD, trong đó : xuất khẩu đạt 2.121,2 triệu USD, nhập khẩu đạt 1.472,8 triệu USD . Xuất nhập khẩu tiểu ngạch 6 tỉnh cũng có vị trí quan trọng trong 10 năm qua thực hiện được : 1.690.6 triệu USD chiếm 35-38% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu . 3. Đánh giá về buôn bán tiểu ngạch: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam -Trung Quốc về xuất nhập khẩu còn rất nhiều khó khăn và tồn tại . a, Quan hệ ngoại thương giữa hai nước chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (cả chính ngạch và tiểu ngạch ) chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc chỉ chiếm 5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và chỉ bằng 0,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc . Là hai nước láng giềng, có truyền thống trao đổi buôn bán từ lâu đời nhưng Việt Nam mới chỉ là nước xuất k._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0014.doc