Quan hệ phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Lời nói đầu Bắt đầu từ 1986 Đảng và Nhà nước ta quyết định chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,sự phát triển của kinh tế thị trường thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất.Thực tiễn những năm đổ

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quan hệ phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mới đã chứng minh rằng việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn.Trong nền kinh tế thị trường này chúng ta dần công nhận sức lao động là hàng hoá và tiền lương chính là hình thức thu nhập theo lao động.Vậy vấn đề đặt ra là phải phân phối thu nhập này như thế nào là hợp lý trong nền kinh tế nước ta. Đó cũng chính là lý do khiến em quyết định chọn đề tài:”quan hệ phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam” NộI DUNG I- CƠ Sở Lí LUậN Về QUAN Hệ PHÂN PHốI THU NHậP TRONG NềN KINH tế THị TRƯờng định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam 1.1- Phân phối thu nhập và tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 1.1.1-Phân phối thu nhập và các khái niệm có liên quan Thu nhập theo nghĩa rộng bao gồm doanh thu của chủ doanh nghiệp và thu nhập của chủ các yếu tố sản xuất.Còn theo nghĩa hẹp thu nhập là phần trả công cho chủ các yếu tố sản xuất như tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô. Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phân phối về tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô cho chủ các yếu tố sản xuất. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức nền kinh tế thị trường vừa dưạ trên những nguyên tắc và quy luật vận động của kinh tế thị trường, vừa dựa trên và được dẫn dắt, chi phối bởi cấc nguyên tắc và tính chất xã hội chủ nghĩa thể hiện một cách toàn vẹn và tập trung dựa trên cả ba mặt sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. 1.1.2-Sự cần thiết khách quan tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều hình thức sở hữu khác nhau.Sự phân phối luôn luôn là kết quả tất nhiên của những quan hệ sản xuất và trao đổi trong một xã hội nhất định .Vì vậy mỗi phương thức sản xuất có qui luật phân phối thu nhập cá nhân thích ứng với nó .Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định mối quan hệ giữa các tập đoàn xã hội trong sản xuất cũng như trong phân phối.Nền kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta gồm nhiều thành phần kinh tế dựa trên nhiều hình thức sở hữu .Nhà nước thừa nhận và bảo đảm bằng pháp luật không chỉ sở hữu toàn dân , sở hữu nhà nước mà cả sở hữu tư nhân về tiền vốn , của cải để dành và các tài sản, thu nhập hợp pháp khác.Phù hợp với mỗi thành phần kinh tế ở nước ta không tồn tại biệt lập mà đan xen vào nhau và hợp thành cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất,nhưng chưa thể thực hiện phân phối thu nhập theo một hình thức mà phải được thực hiện theo nhiều hình thức.Chỉ có như vậy mới giải phóng được mọi năng lực sản xuất, khai thác triệt để mọi tiềm năng kinh tế của đất nước nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội ở nước ta. Trong nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều phương thức kinh doanh khác nhau.Tất yếu tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập. 1.2-Quan niệm của Đảng về phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân phối thu nhập trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.Có thể xem xét vai trò của nó dưới các phương diện khác nhau 1.2.1-Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối bao gồm:phân phối cho tiêu dùng sản xuất và phân phối thu nhập quốc dân.Phân phối cho tiêu dùng sản xuất là tiền đề , điều kiện và là một yếu tố sản xuất,nó quyết định quy mô, cơ cấu và tốc độ phát triển của sản xuất.Phân phối thu nhập quốc dân hình thành thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội.Nó là kết quả của sản xuất, do sản xuất quyết định.Phân phối thu nhập có ảnh hưởng to lớn đối với sản xuất,nó nối liền sản xuất với sản xuất,đảm bảo các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp đảm bảo các nguồn lực phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh để cung cấp hàng hoá trên thị trường sản phẩm.Sự phân phối các nguồn lực diễn ra thông suốt sẽ đảm bảo quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục. 1.2.2-Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất. Cơ sở của quan hệ phân phối là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ trao đổi hoạt động cho nhau.Sự biến đổi lịch sử của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất kéo theo sự biến đổi của quan hệ phân phối.Các quan hệ phân phối vừa có tính đồng nhất, vừa có tính lịch sử.Mặt khác phân phối thu nhập quyết định sự tiêu dùng của của các chủ thể yếu tố sản xuất. Thông qua phân phối thu nhập các chủ thể yếu tố sản xuất có được thu nhập để mua hàng tiêu dùng và dịch vụ trên thị trường sản phẩm, dịch vụ.Về cơ bản, quy mô phân phối quyết định quy mô tiêu dùng.Các chủ thể nhận được thu nhập nhiều thì mức tăng tiêu dùng sẽ càng cao hơn về tuyệt đối. Tóm lại phân phối vừa là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội vừa là một mặt của quan hệ sản xuất.Chỉ thay đổi được quan hệ phân phối khi đã cách mạng hoá được quan hệ sản xuất đẻ ra quan hệ phân phối đó. II- Các hình thức phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc sở hữu, nguyên tắc sản xuất giới hạn và thông qua cung cầu và giá cả hàng hoá trên các thị trường.Dựa trên những nguyên tắc đó chúng ta có những hình thức phân phối thu nhập sau: 2.1-Phân phối theo lao động 2.1.1-Tính tất yếu khách quan của phân phối theo lao động Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tất yếu phải thực hiện phân phối theo lao động bởi vì:lực lượng sản xuất phát triển chưa cao, chưa đến mức có đủ sản phẩm để phân phối theo nhu cầu.Mặt khác sự khác biệt về tính chất và trình độ lao đông dẫn tới việc mỗi người có sự cống hiến khác nhau,do vậy phải căn cứ vào lao động đã cống hiến cho xã hội của mỗi người để phân phối.Không những thế lao động chưa trở thành nhu cầu của cuộc sống,nó còn là phương tiện để kiếm sống, là nghĩa vụ và quyền lợi. Khi bàn về phân phối Mac vạch rõ: trong xã hội xã hội chủ nghĩa mỗi người sản xuất sẽ nhận được trở lại từ xã hội một số lượng vật phẩm tiêu dùng trị giá ngang với số lượng lao động mà anh ta đã cung cấp cho xã hội.Phân phối theo lao động không có nghĩa là môĩ người làm được bao nhiêu sản phẩm là hưởng hết bấy nhiêu.Trái lại tổng sản phẩm do lao động xã hội tạo ra phải được đem phân phối cho cả tiêu dùng cá nhân, cho cả tích luỹ tái sản xuất mở rộng và cả tiêu dùng công cộng của xã hội.Những phần không phân phối trực tiếp cho tiêu dùng cá nhân của người lao động thì vẫn thuộc về họ, vẫn nhằm đảm bảo lợi ích cơ bản, lâu dài, chung cho mọi thành viên trong xã hội 2.1.2-Nội dung và hình thức phân phối theo lao động Phân phối theo lao động là hình thức phân phối thu nhập căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của từng người đã đóng góp cho xã hội Người ta phân phối lao động dựa vào: Số lượng lao động được đo bằng thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm làm ra Trình độ thành thạo lao động và chất lượng sản phẩm làm ra Điều kiện và môi trường lao động Tính chất của lao động Các ngành nghề cần được khuyến khích Phân phối theo lao động thể hiện qua những hình thức cụ thể sau: Tiền công trong các đơn vị sản xuất kinh doanh Tiền thưởng Tiền phụ cấp Tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp 2.1.3-Tác dụng và hạn chế của phân phối theo lao động Phân phối theo lao động thúc đẩy mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ nghề nghiệp, trình độ văn hoá, đảm bảo tái sản xuất sức lao động,tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lao động xã hội đồng thời giúp cho người lao động phát triển toàn diện Nguyên tắc phân phối theo lao động buộc mọi người có sức lao động phải lao động.Nguyên tắc này thể hiện sự công bằng dưới chủ nghĩa xã hội.Tuy nhiên sự phân phối công bằng đó chẳng những chưa loại trừ được mà còn chứa trong nó sự chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng nhất định giưũa các thành viên trong xã hội Mặc dù vậy đây vẫn là cách phân phối thích hợp nhất.Sở dĩ như vậy là vì trong chủ nghĩa xã hội của cải làm ra chưa đạt tới mức thật dồi dào, lao động còn là nghĩa vụ chứ chưa trở thành nhu cầu bậc nhất của đời sống như dưới chủ nghĩa cộng sản 2.1.4-Một số điểm cần chú ý về phân phối theo lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Mỗi doanh nghiệp đều trở thành một chủ thể phân phối thu nhâp cá nhân Thừa nhận sự tồn tại khách quan của mức độ chênh lệch thu nhập giữa các đơn vị kinh tế Mức chênh lệch thu nhập qua phân phối theo lao động giữa các vùng 2.2-Kết hợp phân phối theo vốn và phân phối theo lao động ở những đơn vị kinh tế hợp tác bậc thấp Hợp tác xã là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất kinh doanh và đời sống Kinh tế hợp tác ở nước ta phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng và cấp độ khác nhau trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần, mỗi xã viên có quyền định đoạt ngang nhau đối với công việc chung 2.3-Phân phối trong các thành phần kinh tế cá thể Đặc điểm của hình thức thu nhập này là phụ thuộc vào sở hữu tư liệu sản xuất, vốn đầu tư và năng lực sản xuất kinh doanh của chính những người lao động Hình thức này kích thích tính tích cực sáng tạo của người lao động.Tuy nhiên hình thức phân phối này có hạn chế là khó tránh khỏi sự tuỳ tiện xác định tỷ lệ giữa tích luỹ để mở rộng sản xuất với quỹ tiêu dùng cá nhân 2.4-Phân phối trong kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và thuê mướn công nhân, do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu và chi phối của các nhà tư bản Phân phối trong kinh tế tư bản tư nhân thực hiện theo nguyên tắc sở hữu tư bản và sở hữu sức lao động Kinh tế tư bản nhà nước bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và nước ngoài.Viêc phân phối ở đây dựa trên cơ sở sở hữu vốn cổ phần, sở hữu sức lao động 2.5-Phân phối thông qua quỹ phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội 2.5.1-ý nghĩa của sự phân phối Hình thức phân phối này đã phát huy tính tích cực lao động cộng đồng của mọi thành viên trong xã hội.Mặt khác nó góp phần nâng cao thêm mức sống toàn dân đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, làm giảm sự chênh lệch quá đáng về thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng đồng thời giáo dục ý thức cộng đồng, xây dựng chế độ xã hội mới 2.5.2-Tính hợp lý của quỹ phúc lợi tập thể , xã hội Quỹ phúc lợi tập thể xã hội không thể mở rộng quá khả năng của nền kinh tế cho phép Tốc độ tăng trưởng thu nhập trực tiếp của cá nhân trong cộng đồng phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng phúc lợi tập thể và xã hội Trong giới hạn đã xác định, cần sử dụng có hiệu quả các quỹ phúc lợi tập thể, xã hội tiết kiệm, hợp lý Quỹ phúc lợi xã hội là bộ phận của chính sách xã hội cần được giải quyết theo tinh thần xã hội hoá III-Tác động kinh tế xã hội của phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3.1-Về mặt tác động tích cực Phân phối thu nhập theo những nguyên tắc trên đảm bảo thực hiện quyền sở hữu về kinh tế của các chủ thể yếu tố sản xuất góp phần vào việc bảo vệ, tăng cường quyền sở hữu của các chủ thể tham gia kinh tế thị trường Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đánh gia đúng đắn các đóng góp của các yếu tố sản xuất để trả công Phân phối thu nhập thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế Phân phối thu nhập đảm bảo được quyền tự do của các chủ thể kinh tế 3.2-Khuyết tật của phân phối thu nhập Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng có nhiều khuyết tật như bản thân nền kinh tế thị trường.Điều đó thể hiện rõ nhất là sự phân hoá giàu nghèo bất bình đẳng dẫn đến những xung đột, những cuộc cách mạng làm khủng hoảng chế độ xã hội, đe doạ sự tồn tại, tăng trưởng và phát triển của các nền kinh tế. IV-từng bước thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập 4.1-Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất Phương thức sản xuất về căn bản là phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được phân phối. Do vậy muốn thực hiện được ngày càng đầy đủ sự công bằng xã hội trong phân phối thu nhập của mỗi cá nhân phải sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm. 4.2-Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương, chống chủ nghĩa bình quân và thu nhập bất hợp lý, bất chính Hiện nay chính sách tiền lương và tiền công lao động là đặc biệt quan trọng vì nó thể hiện quan điểm của Đảng và nhà nước ta trong sự hình thành và phân phối thu nhập trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Vì vậy phải phân tích đánh giá đúng thực trạng của chính sách tiền công, tiền lương hiện hành, trên cơ sở đó mới có thể đưa ra những phương hướng giải pháp cơ bản để tiếp tục giải quyết vấn đề tiền lương ở nước ta trong thời gian tới. Nền kinh tế nước ta hiện nay tồn tại ba nguyên tắc phân phối cơ bản:phân phối theo lao động, phân phối theo tài sản hay vốn và những đóng góp khác, phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội.Chúng ta cũng dần thừa nhận sức lao động là hàng hoá và tiền lương chính là hình thức thu nhập theo lao động.Sự nghiệp cách mạng trong điều kiện đổi mới đã đặt con người vào vị trí trung tâm.Họ có thể phát huy hết tiềm năng sáng tạo của mình khi lợi ích kinh tế của họ được đảm bảo trước hết là tiền lương và nói rộng hơn là thu nhập.Chính vì vậy để phát huy tối đa khả năng sáng tạo của nhân tố con người trong nền kinh tế tất yếu và trước hết phải giải quyết tốt vấn đề tiền lương-với tư cách là một trong những hình thức phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay. Các giải pháp cơ bản giải quyết vấn đề tiền lương ở Việt Nam là: Phải làm cho tiền lương thực sự trở thành giá cả của sức lao động.Điều đó đòi hỏi phải tính đúng , tính đủ mức lao động để làm cơ sở cho việc xác định mức tiền lương.Mức lương phải thể hiện trình độ học vấn, tay nghề, quá trình lao động.Mức lương đó phải thoả mãn nhu cầu tái sản xuất mở rộng sức lao động, đảm bảo cho người lao động sống đủ mà không cần phải làm gì thêm Cần tiếp tục xác định hợp lý mức tiền lương tối thiểu(có bảo đảm).Mức lương tối thiểu đó phải đảm bảo tính toán đầy đủ các yếu tố cần thiết của quá trình tái sản xuất sức lao động.Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo tính thống nhất tạo điều kiện giữ vững vai trò điều tiết của nhà nước và phát huy quyền tự chủ của các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực lao động.Tiền lương tối thiểu thống nhất là công cụ cần thiết để bảo hộ giá trị sức lao động cho những người lao động không phân biệt đó là thành phần kinh tế nào.Vì vậy Nhà nước cần sớm luật pháp hoá tiền lương tối thiểu. Việc giải quyết tốt vấn đề tiền lương sẽ có tác dụng kích thích sản xuất phát triển, ổn định và cải thiện đời sống không chỉ đối với gia đình cán bộ công nhân viên, mà còn ảnh hưởng đến mức sống chung của xã hội. Ngoài tính chất bình quân, việc phân phối thu nhập còn thiếu công bằng chứa đựng những chênh lệch bất hợp lý.Bên cạnh đó là những thu nhập bất chính.Cần nghiêm trị những kẻ có thu nhập bất chính, tiền tệ hoá tiền lương và thu nhập, xoá bỏ những đặc quyền đặc lợi. 4.3-Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự chênh lệch quá đáng về mức thu nhập Quá trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã cho thấy những vấn đề xã hội đang nổi cộm lên cần nghiên cứu và giải quyết như đẩy nhanh qúa trình phân hoá cơ cấu giai cấp, phân tầng xã hội đặc biệt là sự cách biệt khá xa giữa người giàu và người nghèo. Sự phân hoá giàu nghèo diễn ra trong thời gian qua có những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu không bắt nguồn từ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.Cả hộ giàu và hộ nghèo trong công nghiệp cũng như trong công nghiệp dịch vụ tuy mức độ có khac nhau nhưng nhìn chung đều là những người lao động, đều tạo ra thu nhập trước hết và chủ yếu bằng lao động của chính mình; trong đó hộ nào có điều kiện hơn, nhiều sức lao động hơn, có kinh nghiệm và tài năng sản xuất kinh doanh hơn thì hộ ấy sẽ giàu hơn còn ngược lại thì nghèo.Nếu vậy thì sự phân hoá giàu nghèo ở đây xét trên phương diện năng lực và kết quả lao động với lao động xã hội có ích, chính đáng hợp pháp chứ không phải là biểu hiện của sự không công bằng mà chính là biểu hiện của sự công bằng, ai làm tốt, làm giỏi , làm nhiều thì được hưởng nhiều; ai làm kém, làm dở, làm ít thì được hưởng ít. Điều tiết thu nhập là một yêu cầu khách quan trong nền kinh tế thị trường nói chung ngay cả trong các nước tư bản chủ nghĩa cũng phải điều tiết thu nhập nhằm duy trì sự ổn định xã hội, ở nước ta việc điều tiết thu nhập càng quan trọng Các hình thức điều tiết thu nhập: Chính sách việc làm: thông qua chương trình giải quyết việc làm luật lao động, đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động Chương trình phúc lợi và hỗ trợ thu nhập thông qua các công cụ thanh toán chuyển khoản gồm các bảo hiểm tự giúp phúc lợi như khó khăn, y tế, sức khoẻ, về hưu… Thuế thu nhập luỹ tiến và thuế luỹ thoái Thuế thu nhập âm với người có thu nhập thấp(trợ cấp thu nhập) Phát triển kinh tế mở, xúc tiến xuất khẩu Nhờ những chính sách đó mà thu nhập của các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện trong ngững năm gần đây.Tính chung trên phạm vi cả nước thu nhập bình quân một người một tháng năm 2001-2002 theo giá thực tế đạt 357000đồng tăng 21% so với năm 1999 trong đó khu vực thành thị đạt 626000đồng tăng 21.1%, khu vực nông thôn đat 257000đồng, tăng 22.2%; nhóm giàu nhất (nhóm 20% số hộ có thu nhập cao nhất) đạt 877000đồng tăng 18.2%, nhóm nghèo nhất (nhóm 20% số hộ có thu nhập thấp nhất) đạt 108000đồng tăng 11.7% sách:Kinh tế xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003 Tổng cục thống kê-NXB Thống kê-2003 4.4-Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo Đói nghèo là vấn đề kinh tế xã hội sâu sắc.Trên thế giới :người nghèo là người có thu nhập dưới 2USD/ngày hoặc có mức dinh dưỡng dưới 2100Kcalo/ngày.ở Việt Nam :hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người 150000đồng/tháng ở thành thị, 100000đồng/tháng ở nông thôn đồng bằng,80000đồng/tháng ở nông thôn miền núi và hải đảo. Xoá đói nghèo là vấn đề vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài, là một chính sách quan trọng của nhà nước ta.Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo công tác xoá đói giảm nghèo.Chiến lược giảm nghèo của Việt Nam dường như tập trung vào 3 bộ phận hợp thành chủ yếu: Cải cách hệ thống tài chính và hệ thống pháp luật nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho nền kinh tế thị trường và sự tăng trưởng mạnh về kinh tế Đầu tư vào kết cấu hạ tầng vật chất trong nhiều ngành nhằm nâng cao năng suất và đi vào thị trường Cung cấp tín dụng cho các thành viên sản xuất của xã hội để họ có thể thúc đẩy sự phát triển của nông thôn, tạo ra việc làm và nâng cao thu nhập của hộ gia đình Đặc biệt từ năm 1986 trở lại đây, khi bắt đầu công cuộc đổi mới, nhà nước đã khuyến khích mọi người trong các thành phần kinh tế làm giàu hợp pháp và tiến hành chủ trương xoá đói giảm nghèo,lồng ghép xoá đói giảm nghèo với xúc tiến việc làm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Tuy nhiên số hộ đói nghèo trong cả nước hiện nay còn lớn.Bởi vậy chúng ta cần tiếp tục làm chuyển biến về nhận thức trong cán bộ, nhân dân về chủ trương xoá đói giảm nghèo coi đây là chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nước ta, là yếu tố đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội.Mặt khác phải không ngừng phát triển về nguồn lực(tạo vốn, tư liệu sản xuất…)tăng cường hệ thống quản lý dể xây dựng và sử dụng nguồn lực có hiệu quả,Ưu tiên nguồn lực xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, nhất là nông thôn miền núi, vùng các dân tộc ít người, vùng căn cứ kháng chiến cũ vùng xa xôi hẻo lánh, giảm nghèo ở cả nông thôn cũng như thành thị.Hỗ trợ người nghèo để mức sống của họ không dưới mức tối thiểu Khuyến khích làm giàu hợp pháp, coi bộ phận dân cư giàu là cần thiết cho sự phát triển chung. Kết luận 1- Những nhận xét tổng quát về phân phối thu nhập trong nền kinh tế Việt Nam Phân phối thu nhập đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Nó nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, nối liền các thị trường trong nền kinh tế.Chế độ phân phối đúng đắn góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo được sự bình đẳng xã hội. Trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phân phối thu nhập được xác định theo nguyên tắc sở hữu, năng suất giới hạn và phương tiện cung cầu.Điều đó đảm bảo trả công và trả giá đúng dắn sự đóng góp của các yếu tố sản xuất.Song phân phối thu nhập một cách tự phát tất yếu dẫn đến phân hoá bất bình đẳng.Vì vậy cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. ở nước ta trong những năm qua đã có nhiều cố gắng để giải quyết vấn đề phân phối thu nhập .Đặc biệt rõ nét là từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nay, hàng loạt các chính sách kinh tế được áp dụng để giải quyết các vấn đề tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô, bảo hiểm, trợ cấp xã hội…nhằm tháo gỡ những khó khăn trong phân phối lưu thông để “cởi trói” cho lĩnh vực sản xuất.Tuy nhiên vấn đề phân phối thu nhập vẫn còn nhiều khuyết tật đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nước ta.Vấn đề đặt ra là cần làm sao để phân phối thu nhập phải dựa trên các nguyên tắc của kinh tế thị trường một cách triệt để. 2- Những kiến nghị chung về phân phối thu nhập ở Việt Nam Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần tuân theo các nguyên tắc sau đây: Phân phối thu nhập theo quyền sở hữu các yếu tố sản xuất tức là người lao động nhận được tiền lương, người sở hữu đất đai nhận được địa tô, người sở hữu vốn nhận được lợi tức, nhà kinh doanh nhận được lợi nhuận Phải dựa vào nguyên lý năng suất giới hạn để đánh giá mức đóng góp của các yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất làm căn cứ tính toán thu nhập của các yếu tố sản xuất, có như vậy mới đảm bảo tái sản xuất các yếu tố sản xuất Phân phối thu nhập phải được thực hiện trên thị trường thông qua hoạt đông của hệ thống cung cầu và giá cả hàng hoá trên thị trường quyết định nhằm đảm bảo tính linh hoạt và sự cân đối thích ứng giữa các thị trường Nhà nước thông qua các chính sách và công cụ kinh tế tác động vào phân phối thu nhập bằng cách phân bổ nguồn lực đầu vào và điều tiết thu nhập cuối cùng của các chủ thể tham gia kinh tế thị trường. Danh mục tài liệu tham khảo 1.giáo trình Kinh tế chính trị Mác-LêNin 2.Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường Mai Ngọc Cường-Đỗ Đức Bình NXB Thống kê-1994 3.Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-LêNin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh-Khoa Kinh tế chính trị NXB Chính trị quốc gia-2001 4.Kinh tế xã hội Việt Nam-thực trạng, xu thế, giải pháp Lê Mạnh Hùng NXB Thống kê-1996 5.Kinh tế xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003 NXB Thống kê-2003 6.Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Nguyễn Duy Quý NXB Chính trị quốc gia-1998 7.Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam-lý luận và thực tiễn Lê Hữu Nghĩa-Đinh Văn Ân NXB Chính trị quốc gia-2004 Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35774.doc
Tài liệu liên quan