Quan hệ phân phối thu nhập trong nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lời mở đầu Từ đại hội lần thứ IX Đảng ta đã chính thức sử dụng thuật ngữ “ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong chặng đường đầu của thời kì quá độ ở nước ta, nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế và nhiều hình thức lợi ích kinh tế khác nhau, và tất yếu là còn tồn tại những

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quan hệ phân phối thu nhập trong nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mâu thuẫn giữa các hình thức kinh tế đó . Một trong những yêu cầu của việc vận dụng hệ thống quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế là phải biết kịp thời phát hiện những mâu thuẫn và tìm cách giải quyết chúng. Việc giải quyết các quan hệ về lợi ích kinh tế được thể hiện thông qua quan hệ phaan phối thu nhập . Phân phối thu nhập có vị trí quan trọng trong kinh tế chính, nó liên quan đến các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một vấn đề vô cùng quan trọng để tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định tình hình kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để hiểu được cuộc sống ở một quốc gia như thế nào thì vấn đề thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó là chưa đủ . Số người nghèo của một quốc gia và chất lượng cuộc sống trung bình còn phụ thuộc vào phân phối thu nhập ở nước đó có bình đẳng hay không, tức là chúng ta phải tìm hiểu về vấn đề phân phối thu nhập của nước đó . Trên cơ sở đó , đồng thời đã được nghiên cứu qua bộ môn kinh tế chính trị , để hiểu hơn về tình hình kinh tế nói chung cũng như chất lượng cuộc sống trong nền kinh tế mới . Tác giả đã nghiên cứu về “Quan hệ phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. 1 Nội dung A-Cơ sở lý luận chung về quan hệ phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam. Bản chất và vị trí của phân phối thu nhập. 1. Thu nhập và phân phối thu nhập. Nếu lợi ích kinh tế là những quan hệ kinh tế phản ánh những nhu cầu, động cơ khách quan về sự hoạt động của các giai cấp, những nhóm xã hội hay của từng người lao động riêng biệt, do quan hệ sản xuất quyết định. Thì thu nhập là những của cải vật chất mà người lao động, những nhóm xã hội… có được do các hoạt động sản xuất, lao động mang lại. Các tầng lớp dân cư khác nhau có các thu nhập khác nhau, đó là tiền lương, tiền công, lợi tức, lợi tức cổ phần và thu nhập từ các quỹ tiêu dùng công cộng. Trình độ của người lao động luôn khác nhau, mỗi người làm ở một cấp bậc khác nhau, công việc của họ cũng khác nhau, do vậy mà những lợi ích kinh tế cũng như thu nhập mà họ nhận được là khác nhau. Nếu trong nền kinh tế quan liêu, bao cấp ngày xưa , mọi người làm việc như nhau và sản phẩm được chiađều công bằng tức là thu nhập của họ gần như là ngang nhau cho dù trình độ của họ khác nhau, đã không khuyến khích được người lao động tích cực hưn cũng như đối với những người có trình độ cao, do đó không thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thì trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại khác, trình độ khác nhau thì thu nhập cũng khác nhau. Phân phối thu nhập là phân phối những của cải vật chất đó cho người lao động một cách công bằng nhất. Thu nhập khác nhau đó là do có sự phân phối thu nhập hợp lí . Do đó , phân phối thu nhập là vấn đề quan trọng tạo sức mạnh thúc đẩy phát triển sản xuất , ổn định kinh tế – xã hội, tạo công bằng trong xã hội . Và phân phối thu nhập cho ta biết một phần nào về sự giàu nghèo trong xã hội . Phân phối thu nhập bất bình đẳng sẽ ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội như thế nào ? 2. 2. Vị trí của phân phối thu nhập. Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi , tiêu dùng. Và các khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà trong đó sản xuất là khâu cơ bản có vai trò quyết định. Các khâu còn lại phụ thuộc vào sản xuất và cũng có tác động tới sản xuất, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển, đồng thời chúng còn là trung gian nối sản xuất với tiêu dùng . Nếu không có sản xuất thì sẽ không có các khâu còn lại vì khi đó sẽ không có sản phẩm để phân phối, trao đổi và tiêu thụ. Còn nếu không có khâu phân phối thì sản phẩm sẽ khó trao đổi và khi sản phẩm không được tiêu thụ thì sẽ gây ra sự ứ đọng sản phẩm gây khó khăn cho nhà sản xuất vì bị lỗ vốn, khi đó quá trình sản xuất se không được tiếp tục tiến hành. Nói cách khác , quá trình tái sản xuất xã hội không thể thiếu một trong các khâu trên , nếu thiếu một trong các khâu đó thì quá trình tái sản xuất sẽ không thực hiện được , dẫn tới nền kinh tế bị trì trệ, không phát triển được . Chính vì vậy mà phân phối có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Phân phối bao gồm các bộ phận như phân phối cho tiêu dùng sản xuất, phân phối thu nhập . Trong đó , phân phối cho tiêu dùng sản xuất là sự phân phối tư liệu sản xuất, sức lao động của xã hội vào các nghành sản xuất , phân phối tiêu dùng sản xuất chính là tiền đề, điều kiện và là một yếu tố sản xuất quyết định tới quy mô, cơ cấu và tốc độ phát triển của sản xuất. Phân phối thu nhập quốc dân hình thành thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội . Phân phối thu nhập là kết quả của sản xuất, do sản xuất quyết định.Thu nhập của người lao động là một chỉ báo quan trọng phản ánh mức sống của dân cư và trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đối với Việt Nam, kinh tế thị trường chưa phát triển, đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, một bộ phận không nhỏ làm việc ở khu vực phi kết cấu, thu nhập, tiền lương, tiền công… của họ thường được trả trực tiếp bằng tiền mặt thậm chí bằng hiện vật . Và một bộ phận có thu nhập ngoài lương. Tuy phân phối phụ thuộc trực tiếp vào sản xuất, nhưng nó cũng có tác động không nhỏ tới quá trình sản xuất đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sản xuất . Ph.Ănghen có viết: “ Phân phối không phải chỉ đơn thuần là kết quả thụ động của sản xuất và trao đổi”1. Nó cũng liên quan mật thiết tới việc ổn định tình hình kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Phân phối là phân phối tổng sản phẩm xã hội và phân phối thu nhập quốc dân và nó được thực hiện dưới hình thức phân phối hiện vật và phân phối dưới hình thái giá trị(phân phối qua quan hệ tài chính , tín dụng…). Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm xã hội. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của ___________________ S đ d, t20, tr120. 3. sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong các mặt sản xuất, tổ chức quản lí , phân phối và lưu thông. Như vậy, trong quan hệ sản xuất đã bao hàm cả quan hệ phân phối như C.Mac đã nói: “ quan hệ phân phối về thực chất cũng đồng nhất với quan hệ sản xuất ấy, rằng chúng cấu thành mặt sau của quan hệ sản xuất ấy”1. Xét về quan hệ giữa người với người thì phân phối do quan hệ sản xuất quyết định. Vì vậy, mỗi phương thức sản xuất có quy luật phân phối của cải vật chất thích ứng với nó. Quan hệ sản xuất như thế nào thì quan hệ phân phối như thế ấy, cơ sở của quan hệ phân phối là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ trao đổi hoạt động cho nhau. Sự biến đổi lỉch sử của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất kéo theo sự biến đổi của quan hệ phân phối. Quan hệ phân phối có tác động trở lại đối với quan hệ sở hữu và do đó nó có thể làm tăng hoặc giảm quy mô sở hữu hay làm biến dạng tính chất của quan hệ sở hữu . Quan hệ sản xuất vừa có tính đồng nhất vừa có tính lịch sử. Tính đồng nhất thể hiện ở chỗ , trong bất cứ xã hội nào thì sản phẩm đều được chia cho các bộ phận sau: một bộ phận cho tiêu dùng sản xuất , một bộ phận cho dữ trữ và một bộ phận cho tiêu dùng xã hội và tiêu dùng cá nhân. Như vậy, sản phẩm sau khi sản xuất sẽ được mang phân phối đều cho các bộ phận trong xã hội . Tính lịch sử của quan hệ phân phối là mỗi xã hội có quan hệ phân phối riêng phù hợp với tính chất của quan hệ sản xuất xã hội đó, nghĩa là quan hệ phân phối là một mặt của quan hệ xã hội. Do quan hệ phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất mà quan hệ sản xuất mang tính lịch sử nên quan hệ phân phối cũng mang tính lịch sử. Trong mỗi xã hội, khi lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất phải thay đổi sao cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất do đó quan hệ phân phối cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Trong thời kì quan liêu bao cấp ngày xưa thì lực lượng sản xuất còn yếu kém, nền kinh tế chưa phát triển , mọi người còn làm việc dưới mọi sự chỉ huy của Nhà nước, các doanh nghiệp làm việc không độc lập mà tất cả các khâu hầu hết đều do Nhà nước đảm nhiệm , do đó không có tính linh động và mọi người làm việc chung , sản phẩm được chia đều theo sản lượng mà mọi người làm được . Và như vậy là đã tốt hơn rất nhiều so với thời kì mà tất cả mọi người làm chung, ăn chung do đó sản phẩm được chia đều . Tức là trong mỗi xã hội thì phân phối thu nhập lại có những kiểu cách riêng của nó miễn sao phù hợp với nền kinh tế đó.Và với trình độ lực lượng sản xuất phát triển như hiện nay thì phân phối sản xuất cũng như phân phối thu nhập cũng thay đổi phù hợp với nó, nếu như phân phối thu nhập mà quá bất bình đẳng thì sẽ không tốt đối với tính hiệu quả của nền kinh tế, còn nếu như nó phù hợp với tính chất của nền kinh tế thì nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. C.Mac viết: “ Quan hệ phân phối nhất định chỉ là biểu hiện của một quan hệ sản xuất lịch sử nhất định”2. 1. S đ d t25, phầnII, tr634 2. Sđ d tr640. 4. Do đó , mổi hình thái phân đều biến đi cùng một lúc với phương thức sản xuất nhất định tương ứng với hình thái phân phối ấy. Chỉ khi nào quan hệ sản xuất tương ứng thay đổi thì quan hệ phân phối mới thay đổi. Phân phối có tác động rất lớn đối với sản xuất nên cần phải sử dụng phân phối như là một công cụ để phát triển nền kinh tế và xây dựng xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa . II-Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Xuất phát từ yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan và từ đặc điểm kinh tế – xã hội nước ta , phân phối thu nhập tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhều thành phần, có nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Các thành phần kinh tế không tồn tại độc lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động tới nhau tạo thành cơ cấu kinh tế bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Trong mỗi thành phần kinh tế, tồn tại các hình thức tổ chức kinh tế với quy mô và trình độ công nghệ nhất định, chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, cơ chế quản lí nhất định, trong đó lại có các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất và lực lượng sản xuất nhất định. Và với quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trong nền kinh tế chưa thực sự phát triển cao , lực lượng sản xuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau; tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất. Do đó, phân phối thu nhập cũng phải tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau vì quan hệ phân phối thu nhập là một mặt của quan hệ sản xuất . Trong nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Xây dựng và phát triển kinh tế hàng hoá có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội… là những nhiệm vụ trọng yếu của thời kì quá độ ở nước ta. Nhưng trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, thu nhập quốc dân còn thấp, nếu chỉ trông chờ vào Nhà nước thì các nhiệm vụ trên sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó cần giải phóng mọi năng lực bị kìm hãm từ trước tới nay, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về vốn, công nghệ, kinh nghiệm về tổ chức quản lý… tức là cần phải tồn tại nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Với lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ người lao động còn thấp , thất nghiệp nhiều gây lãng phí nguồn lao động, lại gây ra những khó khăn về kinh tế – xã hội. Do đó cần phải tăng thu nhập của người dân bằng cách tạo việc làm, sử dung nguồn lao động vốn có một cách có hiệu quả nhất . Và do có nhiều nghành nghề khác nhau, nên tất yếu là tồn tại những nguồn thu nhập rất khác nhau. 5 Mỗi thành phầnkinh tế có phương thức sản xuất khác nhau. Trong mỗi thời kì , kể cả thành phần kinh tế nhà nước cũng có các phương thức sản xuất và kinh doanh khác nhau, do đó kết quả và thu nhập cũng khác nhau , tức là phân phối thu nhập khac nhau. Trong một nền kinh tế, số người nghèo của một quốc gia phụ thuộc vào mức thu nhập trung bình và phân phối thu nhập có binh đẳng hay không. Nếu phân phối thu nhập quá bất bình đẳng thì con người không có động lực một cách tích cực vào các hoạt động kinh tế để làm việc chăm chỉ và có tinh thần kinh doanh mãnh liệt. Hậu quả của nó là người lao động kỷ luật kém và ít sáng kiến, chất lượng hàng hoá dịch vụ thấp và ít khả năng lựa chọn, chậm cải tiến kỹ thuật và tất yếu là tăng trưởng kinh tế chậm, dẫn đến tình trạng nghèo đói. Do đó cần phải phân phối thu nhập theo nhiều hình thức để giảm bớt bất bình đẳng. Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các chủ thể sản xuất,kinh doanh tham gia vào nền kinh tế đều có sự khác nhau về sở hữu của cải, tiền vốn, trình độ chuyên môn, tay nghề, năng lực sở trường, cơ hội… Nên tất yếu nó phải khác nhau về thu nhập và vì vạy mà không thể tồn tại chỉ một hình thức phân phối thu nhập được mà phải có nhiều hình thức khác nhau. B- thực trạng về quan hệ phân phối thu nhập. I- thực trạng về thu nhập của người Việt nam trong những năm gần đây. Để hiễu được phần nào cuộc sống của người dân ở một quốc gia, người ta thường nghiên cứu về tình hình thu nhập của người dân nước đó để có được mức thu nhập trung bình . Thu nhập của người lao động là một chỉ báo quan trọng phản ánh mức sống của dân cư và trình độ phát triển kinh tế xã hội của nước đó. Việt Nam là nước đang trong thời kì qua độ lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường mới phát triển vẫn còn non nớt. đa số dân cư sống ở nông thôn và làm nông nghiệp và một số các ngành phi kết cấu khác, thu nhập của họ hay tiền lương, tiền công thương được trả bằng tiền mặt và ngoài ra còn có những người có nguồn thu ngoài lương. Sự đan xen của nhiều loại lao động trong thị trường lao động, cùng với tài chính tiền tệ chưa thực sự phát triển làm tình hình phân phối nói chung và thu nhập của người lao động khó kiểm soát. Sau đây là một số số liệu của năm 2002 của Tổng cục thống kê về thu nhập bình quân đầu người: Bảng : Thunhập bình quân hàng tháng của một nhân khẩu năm2002 Đơn vị: 1000 đồng 6 Chỉ tiêu Lượng Cả nước 356.08 Theo khu vực Thành thị Nông thôn 622.06 275.13 Theo giới tính chủ hộ Nam Nữ 332.59 446.19 Theo vùng - Đồng bằng sông Hồng - Đông Bắc - Tây Bắc - Bắc Trung bộ - Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ - Đồng bằng sông Cửu Long 353.1 268.75 196.98 235.42 305.84 244.03 619.68 371.85 Thu nhập bình quân cả nước tính theo nguồn thu Tiền lương, tiền công Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Công nghiệp Xây dựng Thương nghiệp Dịch vụ Khác 116.4 82.42 4.53 14.51 19.69 1.62 34.42 24.84 57.66 Nguồn: Tổng cục Thống kê: Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002, Nxb. Thống kê, 2004. 7 Từ biểu trên ta thấy thu nhập bình quân hàng tháng năm 2002 là 356.080 đồng/người, trong đónguồn thu từ tiền lương, tiền công chiếm 1/3, nguồn thu từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 1/3 và 1/3 còn lại là nguồn thu khác và ta thấy nguồn thu từ công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp và dịch vụ chiếm không lớn(khoảng 1/4). Thu nhập bình quân 1 người/tháng ở thành thị cao hơn thu nhập bình quân ở nông thôn hơn 2 lần. Tuy nhiên về cơ cấu, nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công chiếm tới gần 2 lần, các nguồn thu khác, kể cả từ nông, lâm, ngư nghịêp và dịch vụ vẫn chiếm tỉ trọng đáng kể. Điều đó phản ánh sự đan xen giữa các bộ phận kinh tế, ngoài lao động trong khu vực chính thức, còn nhiều người làm ở khu vực phi kết cấ, thậm chí cả ở nông, lâm, ngư nghiệp. Và theo số liệu trên thì thu nhập bình quân của chủ hộ nữ là cao hơn nam giới. Thu nhập bình quân 1người/tháng chia theo vùng có sự chênh lệch khá cao. Nếu xếp theo thứ tư từ cao xuống thấp ta có vị trí của các vùng như sau: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc. Theo trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ càng cao thì thu nhập càng cao: chưa học hết lớp 1 hoặc chưa bao giờ đến trường có thu nhập bình quân tháng là 251.990 đ; không có bằng cấp là 302.620đ; tôt nghiệp tiểu học là 329.65đ; tôt nghiệp trung học cơ sở là 318.300đ; tôt nghiệp trung học phổ thông là 486.140đ; công nhân kĩ thuật là 502.980đ; trung học chuyên nghiệp là521.300đ; cao đẳng, đại học là 834.480đ; trên đại học là 1250.560 đ. Người có trình độ trên đại học có thu nhập cao gấp 5 lần người chưa đi học. Theo độ tuổi của chủ hộ, thu nhập bình quân 1người/tháng phân phối như sau: nhóm tuổi 20-24 tăng dần đến50-54, từ 296.370đ lên đến 399.340đ, sau đó giảm dần đến nhóm tuổi trên 65, còn 376.340đ. Tỷ lệ tiền lương, tiền công trong thu nhập không thay đổi nhiều theo tuổi, nhưng tỷ lệ nguồn thu nhập khác thì tăng lên cùng tuổi tác. Và, các hộ gia đình có quy mô nhỏ dường như có ưu thế về thu nhập. Như vậy , trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, tuy thu nhập không cao, nhưng chênh lệch khá lớn theo các vùng và các nhóm dân cư. Thu nhập như vậy thì phân phối thu nhập có bình đẳng hay không? Phân phối thu nhập quá bất bình đẳng có thể là không tốt đối với nền kinh tế vì về mặt lí thuyết khó có thể nhận định khoảng cách chênh lệch về thu nhập như thế nào là có tác động tốt tới tăng trưởng kinh tế vàgiải quyết hài hoà các vấn đề xã hội. Mặt khác, quá bất bình đẳng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của người dân, làm tăng tỷ lệ nghèo, cản trở tiến bộ trong y tế và giáo dục và còn góp phần làm tăng tinh hình tội phạm . Bất bình đẳng cao đe doạ sự ổn định về chính trị của quốc gia do có nhiều người bất mãn về tình trạng kinh tế của mình, khiến cho khó đạt được sự đồng thuận về chính trị giữa các nhóm dân cư có mức thu nhập cao thấp khác nhau. Bất ổn định về chính trị dẫn đến tăng rủi ro trong kinh doanh và làm suy giảm đáng kể tiềm năng phát triển của đất nước. Bất bình đẳng 8 cao còn làm giảm số người có khả năng tiếp cận tới các nguồn lực cần thiết để giải phóng toàn bộ tiềm năng sản xuất của họ. Tóm lại, bất bình đẳng cao về phân phối thu nhập dẫn đến tình trạng phân biệt giàu nghèo qua mức, tăng số người nghèo trong xã hội, thậm chí còn ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Cần phải giảm bất bình đẳng về phân phối thu nhập để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. II- các hình thức phân phối thu nhập ở nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã khẳng định và Đại hội Đảng lần thứ IX cũng tiếp tục khẳng định điều đó: “ Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất – kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội”1. 1.Phân phối theo lao động. a. Tính tất yếu khách quan của phân phối theo lao động. Phân phối theo lao động là phân phối trong các đơn vị kinh tế dựa trên cơ sở sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất( kinh tế nhà nước) hoặc các hợp tác xã cổ phần mà phần góp vốn của các thành viên bằng nhau ( kinh tế hợp tác). Các thành phần kinh tế này đều dựa trên chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ở các trình độ khác nhau. Người lao động làm chủ những tư liệu sản xuất, nên tất yếu cũng phải làm chủ phân phối thu nhập. Do đó, phân phối phải vì lợi ích của người lao động. Trong nền kinh tế này, ta chưa thể thực hiện phân phối theo nhu cầu hay theo bình quân mà chỉ có thể phân phối theo lao động. Phân phối theo lao động là một tất yếu khách quan vì các lí do sau: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần , trình độ tay nghề chưa cao, lực lượng sản xuất còn yếu kém, tuy nguồn nhân lực thì dồi dào, song trình độ học vấn và kĩ thuật mới đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển cao. Với đội ngũ nhân công có tay nghề cao, kĩ năng tốt còn thiếu rất nhièu trong các thành phần kinh tế nhất là trong các công ty có quy mô lớn đã làm giảm đáng kể tốc độ phát triển của các công ty đó do thiếu nhân lực trong quản lí doanh nghiệp. Trong khi đó thì đội ngũ thất nghiệp do tay nghề thấp còn rất nhiều . Do đó, xét trong tổng thể nền kinh tế quốc dân thì lực lượng sản xuất phát triển chưa đạt tới mức mà có đủ sản phẩm để phân phối theo nhu cầu. Và lao động lại quyết định tới phân phối, Hồ Chí Minh có viết: “ Làm tốt, làm nhiều: hưởng nhiều, làm xấu, làm ít: hưởng ít, có khi phải bồi thường cho Nhà nước”2. __________________________________ ĐCS Việt Nam:Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VIII,Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996,tr.92. Hồ Chí Minh toàn tập, HN,1996, tr338. 9 Còn C.Mac viết: “ Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định”1. Sự khác biệt về tính chất và trình độ lao động dẫn tới việc mỗi người có sự cống hiến khác nhau cho xã hội, có người làm ít, có người làm rất nhiều, do đó phải căn cứ vào phần lao động đã cống hiến cho xã hội của mỗi người để phân phối cho công bằng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra như kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, làm tăng số người nghèo trong xã hội . Nói cách khác là do trình độ lực lượng lao động không đồng đều, có người kém , có người giỏi, kĩ năng làm việc khác xa nhau, mức độ nặng nhọc của công việc cũng như là năng suất lao động khác nhau, do đó những gì họ được hưởng cũng không giống nhau. Do đó phân phối dựa theo lao động là rất cần thiết. Mặt khác , lao động chưa thực sự trở thành một nhu cầu của cuộc sống, ngược lại nó còn là một phương tiện để con người kiếm sống, lao động là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi mà mỗi người đều nhận thấy. Nước ta mới chỉ bước sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986 sau Đại hội Đảng lần thứ VI, do đó chưa phát triển thực sự mạnh, và không tránh khỏi những tàn dư của xã hội cũ để lại. Đó là những tàn dư ý thức, tư tưởng của xã hội cũ để lại như: thái độ coi khinh lao động, ngại lao động chân tay, tư tưởng lười biếng, thích làm ít ăn nhiều, muốn không làm mà vẫn có ăn, hay ghen tị, so bì giữa cống hiến và hưởng thụ…Tinh thần làm việc không cao, ý thức kỷ luật kém, còn lợi dụng của công làm công việc riêng, và tồi tệ nhất vẫn là tham ô, tham nhũng quá nhiều ... Trên tinh thần đó, chúng ta cần phải phân phối theo lao động để khuyến khích người chăm, người giỏi đồng thời răn đe, giáo dục những ai lười biếng, có thái độ coi khinh lao động và ỷ lại, ngại làm và tất nhiên nó sẽ gắn sự hưởng thụ của mỗi người phù hợp với sự cống hiến của họ cho xã hội.Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải nghiêm khắc bài trừ tệ tham nhũng đang ngày càng hoành hành trong nền kinh tế “trẻ con” này như một căn bệnh nan y khó chữa. Có như vậy thì phân phối theo lao động mới trở thành hình thức để khắc phục những tàn dư tư tưởng của xã hội cũ, không chỉ trong thời kì quá độ mà còn trong khi chủ nghĩa xã hội đã được xác lập vững chắc về sau và nó vẫn là hình thức phân phối chủ yếu. b. Nội dung của phân phối theo lao động. Phân phối theo lao động là hình thức phân phối thu nhập căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của mỗi người mà họ đã đóng góp cho xã hội. Theo cách phân phối này thì tất nhiên là người làm nhiều, hưởng nhiều, người làm ít, hưởng ít, ai có sức lao động mà không chịu dùng sức ấy để lao động cốnga hiến cho đất nước thì không hưởng; còn lao động có kỹ thuật cao,ở những ngành nghề độc hại và khó khăn thì được hưởng phần thích đáng. Tuy nhiên trong thực tế còn tồn tại những nghịch lí như không làm mà vẫn được hưởng nhiều, hay những người đóng góp cho tổ quốc rất __________________________ C,Mac& Angghen,toàn tập,Nxb. chính trị quốc gia,Hà Nội.1995, tr36. 10 nhiều lại không được hưởng những gì mà đúng ra họ được hưởng một cách thích đáng, và đó cũng là một mặt không tốt của xã hội. Những căn cứ cụ thể để phân phối theo lao động là: số lượng lao động được đo bằng thời gian lao động hoặc số lượng săn phẩm làm ra; trình độ thành thạo công việc và chất lượng sản phẩm làm ra; điều kiện và môi trường lao động, đó là lao động nặng nhọc, lao động hầm mỏ, lao động trong những vùng có nhiều khó khăn, xa xôi hẻo lánh như miền núi, hải đảo…;tính chất của lao động; các ngành nghề cần được khuyến khích. c. Các hình thức phân phối theo lao động. Phân phối theo lao động cần được thực hiện qua những hình thức cụ thể sau đây: tiền lương, tiền công trong các đơn vị sản xuất- kinh doanh; tiền thưởng; tiền phụ cấp; tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của sản phẩm cần thiết được tạo ra trong các doanh nghiệp nhà nước, được phân phối cho những người lao động dựa vào số lượng và chất lượng lao động mà họ đã hao phí trong quá trình sản xuất xã hội. Tiền công lao động là hình thức trả công lao động trong các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc kinh tế tập thể. Tiền phụ cấp là hình thức trợ cấp của nhà nước đối với những người có các chính sách đặc biệt theo quy định của Nhà nước, có thể trợ cấp bằng tiền mặt hay vật chất… Lợi tức là phần lợi nhuận mà Nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế trả cho người sở hữu tiền tệ để được sử dụng vốn tiền tệ của người đó. d. Tác dụng và những hạn chế của phân phối theo lao động. Thúc đẩy mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, xây dựng tinh thần và thái độ lao động đúng đắn, khắc phục những tàn dư tư tưởng cũ, củng cố kỷ luật lao động… Thúc đẩy mọi người nâng cao trình đọ tay nghề, trình độ văn hoá, ổn định lao động. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lao động xã hội. Không chỉ có vậy, phân phối theo lao động còn có tác động mạnh tới đời sống văn hoá và vật chất của người lao động, vừa bảo đảm tái sản xuất sức lao động, vừa tạo điều kiện cho người lao động phát triển một cách toàn diện. Phân phối thu nhập theo lao động có thể coi là hợp lí nhất, công bằng nhất so với các hình thức phân phối khác đã tồn tại trong lịch sử. Cơ sở của sự công bằng xã hội của phân phối thu nhập đó là sự bình đẳng trong quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Bên cạnh những mặt tốt như vậy thì cũng như mọi vấn đề khác , phân phối theo lao động cũng có những mặt trái của nó. Đó là những hạn chế không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa . Và sau đây là một số điểm cần lưu ý về phân phối theo lao động trong kinh tế thị trường: mỗi doanh nghiệp trở thành một chủ thể phân phối thu nhập cá nhân; phải thừa nhận sự tồn tại khách quan của mức độ phân phối thu nhập giữa các đơn vị kinh tế; mức chênh lệch thu nhập qua phân phối lao động giữa các vùng. 11 2. Các hình thức phân phối khác. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, với sự đa dạng của các hình thức tổ chức sản xuất và sở hữu, nên phân phối còn có cac hình thức khác ngoài phân phối theo lao động . Kết hợp phân phối theo vốn và phân phối theo lao động. Hình thức này có trong những đơn vị kinh tế bậc thấp như Hợp tác xã. Hợp tác xã( kinh tế tập thể) là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lí theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng, cùng có lợi. Phân phối thu nhập cá nhân trong hợp tác xã được thực hiện trên cơ sở kết quả lao động và theo cổ phần của mỗi người đã đóng góp trong tập thể. Phân phối trong các thành phần kinh tế cá thể. Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình. Hiện nay ở nước ta, thành phần kinh tế này hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, đang là một bộ phận đông đảo, có tiềm năng lớn và vị trí quan trọng. Phân phối trong kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước. Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động người làm thuê. Trong thành phần kinh tế này, phân phối thu nhập phụ thuộc vào sở hữu tư bản và sức lao động : người công nhân được hưởng lương, người chủ sở hữu hoặc người góp vốn hưởng lợi nhuận hay lợi tức cổ phần. Kinh tế tư bản Nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các hình thức liên doanh liên kết giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và nước ngoài, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên kinh doanh. Trong thành phần kinh tế này, phân phối dựa trên cơ sở sở hữu vốn cổ phần, sở hữu sức lao động. Phân phối theo phúc lợi xã hội và phúc lợi tập thể. Phân phối thông qua phúc lợi tập thể để nâng cao mức sống vật chất và văn hoá của nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân lao động, sự phân phối thu nhập của mọi thành viên xã hội còn được thực hiện thông qua quỹ phúc lợi tập thể và xã hội. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng vì : nó góp phần phát huy tính tích cực lao động cộng đồng của mọi thành viên trong xã hội; nâng cao thêm mức sống toàn dân, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, làm giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa các thành viên trong xã hội; giáo dục ý thức cộng đồng, xây dựng chế độ xã hội mới.; quỹ phúc lợi tập thể, xã hội không thể thiếu trong quá trình phân phối thu nhập. Quỹ phúc lợi tập thể mang tính hợp lý : quỹ phúc lợi và tập thể không thể mở rộng quá khả năng cho phép của nền kinh tế; tốc độ tăng trưởng thu nhập của cá nhân phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng phúc lợi tập thể; trong giới hạn đã 12 xác định cần sử dụng có hiệu quả, tíêt kiệm, hợp lý các quỹ phúc lợi tập thể vàtheo tinh thần xã hội. c- một số giảI pháp hoàn thiện phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để đạt được mục tiêu : “ không có chế độ người bóc lột người , một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, không làm không hưởng”1 chúng ta phải từng bước thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Phương thức phân phối ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docU0187.doc
Tài liệu liên quan