BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM TRUNG TRIỀU
QUAN HỆ HOA KỲ – HÀN QUỐC TỪ
NĂM 1991 ĐẾN 2005
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60 22 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGÔ MINH OANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
Lời Cảm Ơn
Để có thể hoàn thành được luận văn với đề tài “Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ
năm 1991 đến 2005”, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trong Khoa Lịch sử -
Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Min
116 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ năm 1991 đến năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cũng như các Giảng viên ngoài trường đã truyền thụ
kiến thức và có những gợi ý quý báu cho tôi trong quá trình học tập, đặc biệt xin chân
thành cảm ơn PGS. TS Ngô Minh Oanh đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn
thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn các Cán bộ thư viện trong và ngoài trường, Phòng Sau đại
học - Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, đơn vị công tác và gia đình đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
ABM : Anti-ballistic missile Chống tên lửa đạn đạo
APEC : Asia-Pacific Economic Co-operation Diễn đàn Hợp tác kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương
ARF : ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN : Association of South-East Asian Nation Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASEM : Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á – Âu
CHDCND : Democratic People's Republic Cộng hòa Dân chủ nhân dân
DMZ : Demilitarized zone Khu phi quân sự
FDI : Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA : Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
GDP : Gross domestic product Tổng sản phẩm trong nước
IAEA : International Atomic Energy Agency Cơ quan năng lượng
nguyên tử quốc tế
IMF : International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế
KIST : The Korea Institute of Science Viện Khoa học và Công
and Technology nghệ Hàn Quốc
MOST : Ministry of Science and Technology Bộ Khoa học và Công nghệ
NATO : North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
NICs : Newly Industrialized Countries Các nước mới công nghiệp hóa
NMD : National Missile Defence system Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia
ODA : Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức
OECD : Oganization for Economic
Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
SALT : Strategic Arms Limitation Treaty Hiệp định hạn chế vũ khí chiến lược
SEATO : South-East Asia Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
TMD : Theather Missile Defense Hệ thống phòng thủ tên lửa
trên chiến trường
USFK : US Forces Korea Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc
WMD : Weapons of mass destruction Vũ khí hủy diệt hàng loạt
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi vấn đề hội nhập, hợp tác giữa các nước và khu vực,
những vấn đề quốc tế hóa, toàn cầu hóa đã và đang trở thành xu thế áp đảo trong quan hệ quốc tế,
thì sự phát triển của một nước, một khu vực lại không thể không có sự hợp tác, quan hệ giao lưu,
trao đổi với các nước bên ngoài. Toàn cầu hóa hiện nay là một xu thế tất yếu, vì vậy, đòi hỏi các
nước phải hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để cùng phát triển.
Hoa Kỳ là một siêu cường trên thế giới và là một chủ thể rất quan trọng trong quan hệ quốc
tế, chi phối hầu hết các mối quan hệ của các nước và khu vực. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai
kết thúc đến nay, Hoa Kỳ là một nước thắng trận và đã bành trướng thế lực của mình ra khắp thế
giới, trong đó điển hình là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Hàn Quốc là một quốc gia được thành lập vào năm 1948, sau khi chiến tranh Triều Tiên kết
thúc, Hàn Quốc bị tàn phá nặng nề, bên cạnh đó lại là một nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên,
thiếu vốn, kỹ thuật… nên nền kinh tế Hàn Quốc phát triển rất thấp kém. Nhưng, đến những năm 60
của thế kỷ XIX, Hàn Quốc đã ổn định đất nước và phát triển nhanh chóng qua các giai đoạn về sau.
Để đạt được thành tựu rực rỡ đó, Hoa Kỳ đã đóng một vai trò quan trọng. Chính vì vậy, từ trong
lịch sử cho đến nay, mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc là một mối quan hệ quốc tế khá đặc thù, đó là
mối quan hệ đồng minh thân thiết, mối quan hệ của một nước lớn đứng đầu thế giới tự do với một
dân tộc có tính tự cường, tự chủ cao; Vì thế, Hàn Quốc không hoàn toàn phụ thuộc vào Hoa Kỳ mà
đã khôn khéo trong chính sách đối ngoại của mình.
Trong thời kỳ đầu, Hoa Kỳ đã tăng cường viện trợ kinh tế, quân sự nhằm biến Hàn Quốc
thành một căn cứ quân sự để thực hiện chiến lược toàn cầu của mình. Đến những thập kỷ cuối thế
kỷ XX, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển năng động ở khu vực và trên thế
giới với tốc độ tăng trưởng cao, và một trong những nhân tố quan trọng đưa đến sự phát triển nhanh
chóng của Hàn Quốc đó là chính sách thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ. Sau khi Chiến tranh lạnh
kết thúc, Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất trên thế giới nên để khẳng định vị trí số một và bảo vệ lợi
ích toàn cầu của mình, Hoa Kỳ ngày càng củng cố và tăng cường quan hệ với các đồng minh chiến
lược của mình, đặc biệt là với Hàn Quốc.
Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng của Hoa Kỳ trong
chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương. Hàn Quốc là một nước công nghiệp phát triển mạnh, là một
“con rồng” kinh tế của Châu Á. Cho nên trong quan hệ quốc tế, quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc là một
nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với cục diện chính trị khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Bên cạnh đó, quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc còn có ảnh hưởng to lớn đối với sự thành công của
hai nước; Đặc biệt là trên lĩnh vực an ninh – kinh tế, Hoa Kỳ là nước cung cấp vốn, kỹ thuật, đào
tạo nguồn nhân lực, là thị trường rộng lớn cho Hàn Quốc. Ngược lại Hàn Quốc lại là chiếc “ô hạt
nhân” để Hoa Kỳ thực hiện những chính sách an ninh – quân sự của mình. Do vậy, nghiên cứu về
mối quan hệ Hoa Kỳ với Hàn Quốc có một ý nghĩa hết sức to lớn trong việc nhận định tình hình khu
vực và thế giới.
Đối với Việt Nam, nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc càng có ý nghĩa quan
trọng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), Việt Nam đã chịu tác động tiêu
cực từ mối quan hệ này, mối quan hệ giữa một cường quốc đế quốc với một đồng minh chư hầu.
Còn hiện nay, trước sự thay đổi của tình hình quốc tế, khi Việt Nam đang thực hiện chính sách đổi
mới đất nước, đề ra đường lối đối ngoại mới, mở rộng quan hệ đa dạng và đa phương với các nước
và khu vực khác nhau trên thế giới với phương châm Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước, thì
việc nghiên cứu mối quan hệ này càng mang tính cấp thiết. Ngày nay, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều là
những đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam. Năm 1995, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã được
bình thường hóa; Đến năm 2001, Quốc hội hai nước chính thức thông qua Hiệp định thương mại
Việt Nam – Hoa Kỳ, sự kiện này đánh dấu một bước tiến lớn trong mối quan hệ của hai nước. Đối
với quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, hai nước đã có một mối quan hệ tốt đẹp và được xem là năng
động và đầy triển vọng trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, với yêu cầu quan hệ hợp tác mới,
việc nghiên cứu mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc sẽ có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để góp phần
hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, nhằm đa dạng hóa các mối
quan hệ quốc tế.
Như vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, hầu như tất cả các quốc gia, dân tộc đều
cần phải giao lưu và hợp tác với nhau để phát triển. Do đó, đây là một xu hướng tất yếu của tất cả
các nước, các khu vực và Hoa Kỳ - Hàn Quốc đang đi theo xu hướng đó. Với những suy nghĩ như
trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài luận văn cho mình là “Quan hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc từ năm 1991
đến 2005”, nhằm tiếp cận và có cách nhìn tổng quát về mối quan hệ này, với hy vọng sẽ làm rõ
được thực trạng, vai trò và ý nghĩa của mối quan hệ này đối với khu vực và thế giới.
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ trước tới nay đã được nhiều nhà khoa học
ở trong và ngoài nước quan tâm, tìm hiểu. Hiện nay, ở nước ta tác giả chưa tìm được một công trình
nào nói về quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ năm 1991 đến 2005. Những bài viết liên quan đến vấn đề
này hiện có thường được trình bày ở thể loại các bài viết ngắn, các đoạn trích được đăng tải trên các
tạp chí chuyên ngành, các sách, báo và trên Internet. Đặc điểm chung của các bài viết này là đi sâu
phân tích mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc trên một số lĩnh vực nhất định như kinh tế, khoa học kỹ
thuật, quân sự trong một số giai đoạn cụ thể mà chưa đi sâu nghiên cứu mối quan hệ của hai nước
một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh đó còn có một số tác phẩm ngoại văn và tác
phẩm trong nước có liên quan đến quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc, nhưng chỉ đề cập tới vấn đề ở khía
cạnh nào đó mà không đi sâu vào mối quan hệ toàn diện của hai nước.
Tiêu biểu cho loại thứ nhất là những bài viết:“Vài nét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ
(1948 – 1979)” của hai tác giả Hoàng Văn Hiển – Dương Quang Hiệp trên tập chí Nghiên cứu Nhật
Bản số 2 (2001); Tiếp đến là bài viết của tác giả PTS. Vũ Đăng Hinh được đăng tải trên tạp chí
Châu Mỹ ngày nay số 6 (1997) mang tựa đề: “Quan hệ kinh tế Mỹ - Hàn Quốc từ những năm 1950
đến những năm 1970”. Đặc biệt là các bài viết của hai tác giả Lê Văn Anh – Bùi Thị Kim Huệ
được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, chẳng hạn như “Liên minh an
ninh chính trị giữa Hàn Quốc và Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh” (2005), “Quan hệ viện trợ,
đầu tư phát triển giữa Mỹ và Hàn Quốc giai đoạn 1948 – 1979” (2007), “Tổng quan về quan hệ
Hàn – Mỹ” (2007).
Trong những bài viết này, các tác giả đã làm rõ được bối cảnh ra đời của mối quan hệ hai
nước, các giai đoạn phát triển, những nét đặc trưng và đưa ra một số nhận xét bước đầu về mối quan
hệ kinh tế, an ninh – chính trị Mỹ - Hàn Quốc, nhưng chủ yếu là giai đoạn trước năm 1991, còn giai
đoạn từ năm 1991 đến 2005 thì còn ít tài liệu đề cập đến. Bên cạnh đó một số sách cũng đề cập đến
mối quan hệ kinh tế - thương mại hai nước Hoa Kỳ - Hàn Quốc, đặc biệt là tác phẩm của Bộ Ngoại
giao Việt Nam có đề cập phần nào đến mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc trong vấn đề thống nhất
bán đảo Triều Tiên; Có thể kể tới những tác phẩm như: “Sự năng động của nền kinh tế Hàn Quốc”
của tác giả Cho Soon do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh ấn hành năm 2001;
“Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy” của Byung Nak Song do Nhà xuất bản Thống kê ấn hành năm
2002; “Hàn Quốc trên đường phát triển” do tác giả Ngô Xuân Bình và Phạm Quý Long đồng chủ
biên; Tác phẩm“Vấn đề thống nhất Bán đảo Triều Tiên” của Bộ Ngoại giao Việt Nam (1999).v.v.
Trên lĩnh vực khoa học – công nghệ, điển hình là bài viết có đề cập đến hợp tác khoa học và công
nghệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc mang tựa đề “Tìm hiểu hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của
Hàn Quốc” của ThS. Lưu Thanh Mai (Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ) trong tạp chí Nghiên cứu
Nhật Bản và Đông Bắc Á số 6 (2002). Trên lĩnh vực quân sự có bài viết “An ninh trên Bán đảo
Triều Tiên và Chiến lược quốc phòng mới của Hàn Quốc” của Đại tá Trần Bá Khoa (Viện nghiên
cứu chiến lược Bộ Quốc Phòng) trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 2 (2004);
Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến quan hệ liên minh Mỹ - Hàn Quốc và việc Mỹ điều chỉnh
lại lực lượng quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc.
Ở loại thứ hai, hiện có nhiều nguồn tư liệu được đăng tải trên các sách báo và mạng
internet, tiêu biểu là các tác phẩm: “South Korea under U.S occupation”, của Nhà xuất bản Foreign
Languages Pulishing House Pyongyang (1958); “The United States and Korea” của Shanon
McCune (1962); Hoặc trên mạng internet có các tác phẩm như: South Korea - U.S. Economic
Relations: Cooperation, Friction, and Future Prospects (2004) của Mark E. Manyin, được đăng tải
trên www.fas.org. “South Korea – U.S Relations” của Katharine Moon (2004), trên tạp chí nghiên
cứu Asian Perspective, Vol. 28, No. 4, pp. 39-61; Hay tác phẩm “Do the ties still bind?: The U.S. –
ROK Security Relationship After 9/11” của Norman D. Levin đăng tải trên www.rand.org.v.v..
Nhìn chung, trong các tác phẩm ở loại thứ hai đã nói mối quan hệ của hai nước qua các
giai đoạn khác nhau trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, thương mại, đầu tư… Như tác phẩm “South
Korea under U.S occupation” đã nói lên quá trình Hoa Kỳ đưa quân vào cai quản miền Nam Triều
Tiên kể từ năm 1945, bên cạnh đó là sự du nhập văn hóa, nền giáo dục phương Tây vào đây. Trong
chương 5 có đề cập đến phong trào đấu tranh của người dân Triều Tiên chống lại chính sách cai trị
của Mỹ. Tác phẩm South Korea - U.S. Economic Relations: Cooperation, Friction, and Future
Prospects, đã nói lên tổng quan về mối quan hệ kinh tế của hai nước trong những năm cuối thế kỷ
XX đầu thế kỷ XXI, sự phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế hai nước, vai trò quan trọng của thị
trường Hoa Kỳ đối với hàng hóa Hàn Quốc và ngược lại, Hàn Quốc cũng là một nhân tố quan trọng
trong sự phát triển thương mại Hoa Kỳ. Tác phẩm này đã làm rõ được vấn đề trong lĩnh vực thương
mại - đầu tư, Hoa Kỳ đã đóng vai trò quan trọng và là nhân tố đưa Hàn Quốc trở thành một nước
công nghiệp phát triển. Tác phẩm “South Korea – U.S Relations” nói về mối quan hệ chính trị –
quân sự của hai nước, như việc Hàn Quốc gửi quân sang Iraq, phong trào chống Mỹ trong những
năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là ý thức chính trị tăng lên trong giới trẻ; Quá trình cải tổ quân đội
Hoa Kỳ tại Hàn Quốc và những cố gắng của Tổng thống Roh Moo-hyun trong việc tạo nên mối
quan hệ độc lập, bình đẳng với Hoa Kỳ cũng được đề cập tới… Trong tác phẩm Do the ties still
bind?: The U.S. – ROK Security Relationship After 9/11 gồm có 5 chương, phản ánh mối quan hệ
của hai nước sau sự kiện 11/9. Trong chương 1, tác giả nêu lên những định hướng chung trong quan
hệ liên minh Hoa Kỳ – Hàn Quốc. Chương 2 xem xét những cơ sở của hợp tác an ninh của hai
nước; Chương 3 đề cập đến mối quan hệ hiện tại và những thành tựu mà Hàn Quốc đã đạt được.
Trong chương 4 mô tả mục tiêu, chính sách của Hoa Kỳ và đánh giá vai trò hợp tác an ninh lâu dài
với Hàn Quốc. Cuối cùng là chương 5, tác giả rút ra một số kết luận và đưa ra một số kiến nghị
nhằm tăng cường hợp tác an ninh của hai nước trong thời gian tới… Tóm lại, qua các tác phẩm này
đều đề cập đến mối quan hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc, nhưng nhìn chung chỉ đề cập đến một số vấn đề
cụ thể nhất định mà chưa bao quát được những thành tựu, những hạn chế cũng như tương lai của
mối quan hệ hai nước.
Ngoài ra, liên quan đến mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc còn có nhiều bài khác đăng trên các
báo, tạp chí. Tiêu biểu là Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á; Châu Mỹ ngày nay; Tài
liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam… Những bài viết này có tính cách thông tin báo
chí và phần lớn chỉ đề cập đến một phương diện nào đó.
Như vậy, tuy đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn
Quốc, song chỉ dừng lại ở dạng đi sâu vào một vấn đề nào đó mà chưa trình bày một cách toàn diện
của mối quan hệ hai nước, đặc biệt giai đoạn về sau thì còn ít tài liệu đề cập tới.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã kế thừa ít nhiều các công trình trên. Do đó,
thuận lợi của tác giả là có nguồn tại liệu phong phú để thực hiện đề tài, nhưng bên cạnh đó còn có
cái khó trong việc phân tích, khái quát vấn đề để bài viết thể hiện được cái riêng của mình.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ 1991 đến 2005, nhằm làm sáng tỏ về:
Các giai đoạn phát triển, nội dung và thành tựu hợp tác trên các lĩnh vực, triển vọng phát triển quan
hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc trong tương lai; Thông qua đó để hiểu rõ hơn những chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Bắc Á nói chung, Hàn Quốc nói riêng.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc từ năm 1991 đến
2005.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Giới hạn từ năm 1991 đến 2005; Mở đầu là năm 1991, là năm trật tự hai
cực Ianta tan rã, thế giới bước sang một trang sử mới và kết thúc là năm 2005, là năm quan
hệ hai nước đã có nhiều sự kiện quan trọng.
- Phạm vi không gian: Giới hạn quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
- Nội dung: Tập trung nghiên cứu quan hệ giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc giai đoạn từ 1991 đến
2005; Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến quan hệ này, nội dung hợp tác về lĩnh vực
về chính trị, an ninh – quân sự, kinh tế, khoa học công nghệ, vấn đề hạt nhân của bán đảo
Triều Tiên.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu
sau:
- Phương pháp lịch sử: Nhằm xem xét bối cảnh quốc tế, những tác động của quan hệ quốc tế và khu
vực ảnh hưởng đến mối quan hai nước. Phương pháp logic: Đi sâu vào bản chất của mối quan hệ
Hoa Kỳ - Hàn Quốc trên các lĩnh vực qua các giai đoạn, bên cạnh đó còn có phương pháp so sánh,
phương pháp định lượng…
- Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành như: Phương pháp nghiên cứu của Quan
hệ Quốc tế: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, dự báo khoa học trong Quan hệ Quốc tế.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Quan hệ Hoa Kỳ và Hàn Quốc từ năm 1991 đến 2005 là một đề tài mang ý nghĩa khoa học
và thực tiễn sâu sắc.
Thứ nhất; Đây là một đề tài còn ít được các nhà khoa học trong nước nghiên cứu một cách
đầy đủ. Vì vậy, nó đã mở ra một hướng nghiên cứu mới cho học viên; Thông qua kết quả nghiên
cứu nhằm thể hiện được vai trò của mối quan hệ này đối với hai bên. Đồng thời, hy vọng sẽ góp
phần về mặt tư liệu cho những ai quan tâm, tìm hiểu.
Thứ hai; Phục dựng lại mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ năm 1991 đến 2005 trên các lĩnh
vực chủ yếu: Kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự, vấn đề Triều Tiên. Từ đó xem xét những nhân tố
trong khu vực có tác động đến quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc.
Thứ ba; Tác động của mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc đối với khu vực và thế giới.
Thứ tư; Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều có mối quan hệ ngoại giao ngày càng được mở rộng với
Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc nhằm góp phần rút ra những bài
học kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách ngoại giao của nước ta, để qua đó tìm ra đường
lối đối ngoại phù hợp trong quan hệ đối tác chiến lược với hai nước này.
VII. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được chia làm các phần sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: Gồm 3 chương:
+ Chương 1: Tổng quan về Hoa Kỳ, Hàn Quốc và mối quan hệ
Hoa Kỳ - Hàn Quốc trước năm 1991
+ Chương 2: Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ năm 1991 đến 2005
+ Chương 3: Những nhận định, đánh giá bước đầu về mối quan hệ Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
- Phần kết luận
- Tài liệu tham khảo và phụ lục
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOA KỲ, HÀN QUỐC VÀ MỐI QUAN HỆ HOA KỲ
– HÀN QUỐC TRƯỚC NĂM 1991
1. 1. Khái quát về Hoa Kỳ
1. 1. 1. Điều kiện tự nhiên, lịch sử
Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lớn, tổng diện tích khoảng 9,4 triệu km2 với dân số 297 883
322 (năm 2006). Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía Đông là Bắc Đại Tây Dương, phía Tây là Bắc Thái
Bình Dương, phía Bắc tiếp giáp với Canađa, phía Nam tiếp giáp với Mêxicô. Hoa Kỳ có 50 tiểu
bang, nằm gần như hoàn toàn trong Tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và Thủ đô Washington nằm
giữa Bắc Mỹ. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng Tây Bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canađa ở
phía Đông, tiểu bang Hawai nằm giữa Thái Bình Dương. Khi mới thành lập, Hoa Kỳ chỉ có 13
bang, hiện nay, Hoa Kỳ có 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc. Quốc kỳ của Hoa Kỳ có 50 ngôi
sao đại diện cho 50 bang và 13 vạch trắng và đỏ tượng trưng cho 13 thuộc địa Anh đã tuyên bố độc
lập.
Lãnh thổ Hoa Kỳ về địa hình tương đối đơn giản, miền Đông có nhiều cao nguyên rộng lớn
với nhiều khoáng sản, đất đai màu mỡ, có các đồng bằng ven biển, thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Có sông Missisipi bồi đắp một lượng phù sa màu mỡ. Hoa Kỳ là một trong những nước có
nhiều khoáng sản nhất trên thế giới. Thành phần dân cư Hoa Kỳ tương đối phức tạp, là một trong
những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều
quốc gia khác trên thế giới.
Năm 1776, 13 thuộc địa tách ra khỏi khối thuộc địa Anh và đưa ra Bản Tuyên ngôn Độc lập, thành
lập Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ. Được công nhận là một quốc gia độc lập sau khi Anh và Hoa Kỳ ký Hiệp
ước Paris năm 1783. Năm 1787, Hoa Kỳ ban hành Hiến pháp, với việc thông qua bản Hiến pháp đã biến
các thuộc địa Anh thành một nước cộng hòa duy nhất Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một nước
Cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị theo thể chế Tam quyền Phân lập. Hiến pháp Hoa Kỳ quy
định quyền Lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền Hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền Tư pháp thuộc
về Toà án Tối cao. Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến
pháp của Liên bang. Hiến pháp Hoa Kỳ có nhiều điều tiến bộ nhưng cũng có nhiều vấn đề còn hạn chế
như không đảm bảo được cho người nghèo và da màu về các quyền tự do dân chủ. Hệ thống chính trị Hoa
Kỳ chủ yếu do Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa kiểm soát. Đảng Dân chủ quan tâm nhiều hơn đến các
vấn đề an sinh xã hội, y tế, giáo dục, công ăn việc làm cho nguời nghèo, do vậy được đông đảo người
nghèo và giới công đoàn ủng hộ. Trong đối ngoại, Đảng Cộng hòa thường chủ trương tăng cường sức
mạnh quân sự và cứng rắn hơn trong việc giải quyết các xung đột quốc tế.
Nội chiến (1861 – 1865) kết thúc chế độ nô lệ và Hoa Kỳ được thống nhất, chiến tranh Tây
Ban Nha - Mỹ và Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã xác định vị thế siêu cường quân
sự của Hoa Kỳ. Năm 1945, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên có vũ khí hạt nhân và là một thành
viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Là siêu cường duy nhất còn lại sau thời
Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một nước có thế lực quân sự, văn
hoá, kinh tế có ảnh hưởng lớn trên thế giới.
1. 1. 2. Vai trò, vị trí của Hoa Kỳ đối với thế giới
Lịch sử Hoa Kỳ từ khi lập quốc đến nay đã trải qua hơn hai trăm năm, được hình thành và
phát triển khi xóa bỏ chế độ thuộc địa của thực dân Anh, trải qua nội chiến Nam – Bắc (1961-1965)
đã xóa bỏ chế độ nô lệ, tiến lên quá trình công nghiệp hóa đất nước. Kết quả là Hoa Kỳ có một nền
kinh tế phát triển nhanh chóng, trở thành một nước công nghiệp lớn nhất.
Từ lâu Hoa Kỳ được biết như một siêu cường trên thế giới, với những thế mạnh của mình,
Hoa Kỳ đã có vai trò lớn đối với thế giới trong nhiều thập kỷ qua, là nước đứng đầu thế giới về
nghiên cứu khoa học cơ bản và sáng chế công nghệ, có nhiều nhà bác học nổi tiếng thế giới, xuất
hiện nhiều nhà văn lớn; Ngành điện ảnh Hoa Kỳ cũng đứng đầu thế giới về sản xuất phim và công
nghiệp điện ảnh, là nước đứng đầu thế giới về nghiên cứu và đào tạo y học.
Chiến tranh Thế giới Thứ hai kết thúc đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế hiện
đại, dẫn đến những chuyển biến sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới. Trong phe Đồng minh
chống phát xít, Hoa Kỳ là nước duy nhất không bị chiến tranh tàn phá mà lại lợi dụng cuộc chiến
tranh để thu được nhiều lợi nhuận. Sức mạnh kinh tế kết hợp với sức mạnh quân sự, đặc biệt là sự
độc quyền về vũ khí hạt nhân, Hoa Kỳ trở thành nước tư bản lớn mạnh nhất; Đó là nhân tố thúc đẩy
tham vọng bá chủ toàn cầu của mình, điều này được thể hiện trong bài diễn văn của Tổng thống
Truman đọc ngày 6 tháng 4 năm 1946: “Ngày nay Hoa Kỳ là một quốc gia mạnh, không có quốc gia
nào mạnh hơn”[43, 15].
Hoa Kỳ vừa trải qua một chu kì tăng trưởng dài nhất trong lịch sử nước này (1992 - 2001),
với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (từ 3 đến 4%), chỉ số thất nghiệp và mức lạm phát thấp. Với số
dân chỉ bằng 4,7% dân số thế giới, nhưng Hoa Kỳ chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, với khoảng
10.000 tỷ USD hàng năm, bằng GDP của tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cộng
lại. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, sức mạnh tổng hợp của Hoa Kỳ gồm 7 lĩnh vực: kinh tế,
quân sự, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, chính trị, xã hội, ảnh hưởng trên trường quốc
tế (lớn hơn hai lần Nhật Bản và hơn bốn lần Trung Quốc). Với sự giải thể Liên bang Xô viết, Hoa
Kỳ không còn đối thủ cạnh tranh và có mưu đồ thiết lập trật tự thế giới một cực. Nhằm đạt được
mục tiêu chiến lược ngăn chặn không cho cường quốc nào, dù là đồng minh hay đối thủ vươn lên
thách thức vai trò siêu cường của mình, Hoa Kỳ thực hiện chính sách đối ngoại đơn phương, chà
đạp lên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, coi thường các tổ chức quốc tế, kể cả Liên Hợp Quốc
và chỉ lợi dụng các tổ chức này khi cần thiết vì lợi ích của mình. Hoa Kỳ cho triển khai hệ thống
phòng thủ tên lửa chống tên lửa (NMD), rút ra khỏi hiệp ước ABM, từ chối không phê chuẩn Hiệp
ước cấm thử vũ khí hạt nhân… Chiến lược xây dựng một thế giới đơn cực do Hoa Kỳ chi phối được
bắt đầu ngay sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và được thể hiện bằng những biện pháp cứng rắn,
công khai hơn trong thời kì cầm quyền của Tổng thống G. Bush (con) kể từ năm 2001.
Như vậy, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia trẻ nhất trên thế giới nhưng lại có sự lớn
mạnh vượt bậc trên các lĩnh vực. Sự bành trướng mở rộng lãnh thổ đã đem lại lại cho Hoa Kỳ một
lãnh thổ rộng lớn, là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, liên tục trên thế giới. Đến
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Hoa Kỳ là cường quốc lớn mạnh về tiềm lực kinh tế và quân sự,
trong những năm đầu thế kỷ XIX, mặc dầu có những giảm sút nhưng Hoa Kỳ vẫn là một cường
quốc lớn mạnh số một. Sau năm 1945, Hoa Kỳ là trung tâm của chủ nghĩa tư bản với tư cách là siêu
cường của thế giới, Nhìn chung, Hoa Kỳ là nước có vai trò đầu tàu của nền kinh tế thế giới hiện
nay.
1. 2. Khái quát về Hàn Quốc
1. 2. 1. Đất nước - con người và lịch sử Hàn Quốc
1. 2. 1. 1. Điều kiện tự nhiên và con người Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á, còn gọi là Nam Triều Tiên hay Đại Hàn
Dân Quốc, thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất là Seoul, nằm ở phía Tây Bắc. Phía Bắc giáp với
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc theo vĩ tuyến
38° Bắc. Phía Đông giáp với biển Nhật Bản, phía Tây là giáp biển Hoàng Hải; Hàn Quốc nằm ở
phần phía Nam bán đảo Triều Tiên, địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: Vùng rừng núi chiếm
khoảng 70% diện tích nằm ở phía Đông; Vùng đồng bằng duyên hải ở phía Tây và Nam. Tổng diện
tích của bán đảo Triều Tiên là 222 154 km2. Không kể diện tích đất khai hoang, diện tích đất canh
tác là 99.617 km2, chiếm 45% tổng diện tích. Địa hình núi non chiếm khoảng hai phần ba diện tích
lãnh thổ. “Riêng Hàn Quốc có diện tích 98 480 km2 , với dân số khoảng hơn 48 triệu người” [5 ,12 ]
.
Khí hậu ở Hàn Quốc khá ôn hoà, những cơn mưa lớn tập trung vào một khoảng thời gian
ngắn trong mùa hè. Vào mùa đông nhiệt độ thường xuyên dưới 0°C. Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của
khí hậu gió mùa Đông Á, một năm có 4 mùa, khí hậu gió mùa đã đem đến cho Hàn Quốc một hệ
thống động thực vật phong phú. So với quy mô lãnh thổ, Hàn Quốc có số lượng sông suối tương đối
lớn. Hệ thống đường thủy này đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành lối sống
của người Hàn Quốc và trong cả công cuộc công nghiệp hóa đất nước, đại dương đóng một vai trò
quan trọng đối với cuộc sống của người Hàn Quốc từ ngàn xưa và đã góp phần vào sự phát triển
ngành công nghiệp đóng tàu và kỹ năng về hàng hải.
Trong thành phần dân cư Hàn Quốc thì người Triều Tiên chiếm đại đa số. Dân tộc thiểu số
duy nhất là một bộ phận nhỏ người gốc Hoa. Người Hàn là một dân tộc duy nhất nói một ngôn ngữ.
Với những đặc tính riêng về thể chất, “người Hàn được coi là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ
từ vùng Trung Á di cư đến bán đảo Triều Tiên”[14, 12]. Sự đồng nhất như vậy đã làm cho người
Hàn hầu như không bị vướng vào những vấn đề dân tộc và duy trì được tình đoàn kết vững chắc.
1. 2. 1. 2. Đôi nét về lịch sử Hàn Quốc
Triều Tiên trải qua thời kỳ tiền sử, đây là thời kỳ lâu dài nhất, tiếp đến là thời kỳ Gojeon (2333-108
TCN). Thời kỳ ba vương quốc từ năm 57 TCN đến năm 676 SCN. Vào thế kỷ thứ VII, rất nhiều quốc gia
của bán đảo lần đầu tiên đã được thống nhất dưới thời vương quốc Silla ( 57 TCN - 935 SCN ). Triều đại
Goryeo (918-1392) là thời kỳ ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, đến nửa sau thế kỷ XIV triều đại này
suy thoái. Thời kỳ từ 1392 đến 1910 là thời gian trị vì của triều đại Joseon, thời kỳ này Khổng giáo trở
thành tư tưởng chủ đạo của đất nước. Thời Nhật Bản thống trị Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945 chấm dứt
cùng với Chiến tranh thế giới thứ hai.
Năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền, Liên bang Xô Viết chiếm đóng miền Bắc
cho đến vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ chiếm đóng từ vĩ tuyến 38 về Nam. Vào tháng 11 năm 1947, Liên
Hợp Quốc đã đề ra một giải pháp tiến hành Tổng bầu cử tại Hàn Quốc dưới sự hỗ trợ của một Ủy
ban Liên Hợp Quốc. Nhưng Liên bang Xô Viết đã khước từ việc tuân theo giải pháp này và từ chối
những ảnh hưởng của Ủy ban Liên Hợp Quốc đối với nửa phía Nam của bán đảo. Hội đồng Liên
Hợp Quốc sau đó đã đưa ra một giải pháp khác kêu gọi bầu cử tại các địa phương với sự giúp đỡ
của Ủy ban Liên Hợp Quốc. Những cuộc bầu cử đầu tiên được tiến hành vào tháng 5 năm 1948 ở
những tỉnh nằm ở phía Nam vĩ tuyến 38. Điều này dẫn tới việc thành lập hai chính phủ riêng biệt ở
miền Nam và miền Bắc, Cộng hoà Triều Tiên (Hàn Quốc) ở phía Nam và sau đó CHDCND Triều
Tiên ở phía Bắc mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên.
Căng thẳng tăng lên giữa hai chính phủ ở miền Bắc và miền Nam cuối cùng dẫn tới Chiến tranh
Triều Tiên, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn miền Nam, còn đứng sau miền Bắc là Liên Xô và
Trung Quốc. Cuộc chiến kéo dài tới ngày 27 tháng 7 năm 1953 mới kết thúc, khi lực lượng Liên
Hiệp Quốc và Quân đội Nhân dân Triều Tiên cùng Quân tình nguyện Nhân dân Trung Quốc ký kết
Thoả thuận đình chiến Chiến tranh Triều Tiên đã làm cho bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai
quốc gia cho đến ngày nay. CHDCND Triều Tiên tiếp tục theo đuổi sự nghiệp thống nhất đất nước
trên cơ sở lập luận một quốc gia Triều Tiên, không công nhận chính phủ ở miền Nam và chọn con
đường thống nhất đất nước bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa, còn Hàn Quốc coi chính phủ của
mình là thực thể hợp pháp trên bán đảo Triều Tiên và sự thống nhất là sự mở rộng chủ quyền qu._.ốc
gia.
Những quan điểm cứng nhắc, không nhân nhượng của hai miền khiến cho quá trình hòa giải
giữa hai bên không thể thực hiện được cho đến tận thập niên 1960. Đến thập niên 1970 quan hệ hai
bên dần được cải thiện, hai bên công nhận chính phủ của nhau, Hàn Quốc đã đầu tư kinh tế và là
nước chủ yếu viện trợ lương thực giúp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vượt qua nạn đói
thập niên 1990 thông qua chương trình lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc. Hiện nay Triều
Tiên là dân tộc còn lại duy nhất trên thế giới có đất nước bị chia cắt , Hàn Quốc và CHDCND Triều
Tiên đã cùng gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 năm 1991. Nhờ thành công của chính
sách ngoại giao, nền tảng cho vấn đề cùng tồn tại hòa bình giữa hai miền Triều Tiên đã được thiết
lập tháng 12 năm 1991 khi hai bên ký Hiệp định Hòa giải, Không xâm lược, Giao lưu và Hợp tác ;
Tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Những văn kiện mang tính lịch sử
này đã đặt nền tảng cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực Đông Bắc Á, đồng thời
thể hiện một bước tiến quan trọng đầu tiên để tiến tới việc thống nhất trong hòa bình của hai miền
Triều Tiên.
Sau chiến tranh lạnh, Hàn Quốc đã trải qua nhiều Tổng thống và kèm theo nó là sự thay đổi
chính quyền. Đó là các Tổng thống: Tổng thống Roh Tae Woo (1988 – 1993); Tổng thống Kim
Young Sam (1993 – 1998); Tổng thống Kim Dae Jung (1998- 2003); Tổng thống Roh Moo-hyun
(2003 – 2008) và hiện nay đang là thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Lee Myung-bak. Từ năm
1948 đến 1988, Hàn Quốc nằm dưới chế độ độc tài, nền dân chủ bị bóp méo. Từ 1988 đến nay, Hàn
Quốc đã chuyển sang một xã hội dân chủ, hội nhập với thế giới.
1. 2. 2. Vị trí, vai trò của Hàn Quốc đối với khu vực và thế giới
1. 2. 2. 1. Đối với khu vực
Hàn Quốc là một quốc gia với diện tích không rộng lớn và bị chiến tranh tàn phá nặng nề sau
chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), từ đống tro tàn do chiến tranh để lại, Hàn Quốc đã đi lên và
xây dựng đất nước mình thành một con rồng của Châu Á.
Từ trước thập niên 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc là một nước chưa phát triển. Chủ yếu là dựa
vào viện trợ từ bên ngoài và trọng nhất là Hoa Kỳ. Kể từ năm 1962, Hàn Quốc đã áp dụng chính
sách phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu và tích cực tham gia vào thương mại quốc tế.
Kinh tế Hàn Quốc đã bắt đầu phát triển nhanh chóng, đến giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, Hàn
Quốc đã trở thành một trong những nước công nghiệp mới (NICs). Từ ba thập niên cuối thế kỷ XX
trở lại đây, Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, được thế giới biết đến với Kỳ tích
sông Hàn. “Trong suốt 30 năm, từ 1962 đến 1992, Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân hàng năm là 9 %. Năm 1996, GDP tính theo đầu người của Hàn Quốc đạt 11 385 USD, Hàn
Quốc trở thành nước thứ hai ở Châu Á gia nhập tổ chức OECD”[ 23, 51].
Ngày nay, Hàn Quốc là nước công nghiệp phát triển và có vị thế cao trong khu vực. Cùng
với các nước lớn, Hàn Quốc có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề căng thẳng trên
bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là Chính sách Ánh dương được thế giới biết đến của Tổng thống Kim
Dae Jung. Bên cạnh đó, do có những thuận lợi về mặt địa lý đã đưa lại cho Hàn Quốc một vai trò
quan trọng trong việc hợp tác kinh tế với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN…
1. 2. 2. 2. Đối với thế giới
Năm 1945, Hàn Quốc được xem là quốc gia kém phát triển, nhưng sau Chiến tranh Triều
Tiên, kinh tế Hàn Quốc phát triển với tốc độ nhanh chóng, đến giữa thập niên 1980 đã trở thành một
trong những nước công nghiệp hóa mới (NICs) và đến năm 1996 trở thành quốc gia có nền công
nghiệp lớn trên thế giới. “Năm 1996, GDP của Hàn Quốc là 468 tỷ USD, Hàn Quốc là nước đứng
thứ 11 trong số các quốc gia hoạt động thương mại lớn nhất thế giới”[53, 36], sự thành công trong
phát triển kinh tế của Hàn Quốc đã tạo ra Kỳ tích sông Hàn. Là nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới,
trong năm 2005, giá trị thương mại Hàn Quốc đạt tới 545 tỷ USD, đứng 12 trên thế giới. Hàn Quốc
cũng có nguồn dữ trữ ngoại tệ lớn thứ tư thế giới, sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc gồm những
ngành công nghiệp then chốt và đã được thế giới thừa nhận. Là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới,
đứng thứ 3 thế giới đối với chất bán dẫn, đứng thứ 4 về hàng điện tử, may mặc, sắt thép và các sản
phẩm hóa dầu của Hàn Quốc đứng thứ 5, ô tô đứng hàng thứ 6.
Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đến tăng cường quan hệ kinh tế không chỉ với các quốc gia công
nghiệp phát triển, mà với cả các quốc gia đang phát triển, với Việt Nam là một trường hợp điển
hình. Là một trong bốn con rồng Châu Á, Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực: Công
nghiệp, thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa – giáo dục… Vì vậy, nền kinh tế Hàn Quốc đã trổi
dậy nhanh chóng trong vòng gần bốn thập kỷ qua.
Về chính trị, Hàn Quốc vẫn là nước có vị trí chính trị và tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế.
Trong cuộc chiến tranh lạnh, vì sự đối đầu Đông – Tây sâu sắc, nên Hàn Quốc được xem là là thành
viên của khối phương Tây. Hàn Quốc đã tăng cường quan hệ với các đồng minh truyền thống và các
nước thuộc thế giới thứ ba. Năm 1991, Hàn Quốc gia nhập Liên Hợp Quốc, đến năm 2002, Hàn Quốc
đóng vào ngân sách Liên Hợp Quốc là 21 triệu USD, xếp thứ 10 trong các nước thành viên. Là quốc gia
tích cực mở rộng các mối quan hệ và hoạt động ngoại giao đa phương tương xứng với vị trí trong cộng
đồng quốc tế. Hàn Quốc đã hoạt động tích cực trong các cơ quan chuyên ngành của các tổ chức như
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), Tổ chức Phát triển Công
nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO), các tổ chức,
diễn đàn quốc tế khác như APEC, ARF, ASEM, WTO… và hiện nay Vị Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
Ban Ki Moon lại là người Hàn Quốc, điều đó làm cho nước này càng có tiếng nói quan trọng hơn trong
các vấn đề quốc tế. Hàn Quốc đã góp phần vào phát động chương trình Đại sứ thiện chí, tích cực tham
gia các vấn đề lớn do Liên Hợp Quốc tổ chức. Tính đến năm 2005, Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với 186 quốc gia, có 95 Đại sứ quán, 31 Lãnh sự quán trên toàn thế giới.
1. 2. 2. 3. Vị trí của Hàn Quốc trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
Sau chiến tranh lạnh, do bị ảnh hưởng của Chiến tranh Việt Nam và việc rút quân ở Đài
Loan, Philippin nên sự chi phối của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á bị suy giảm, điều này càng làm nổi bật
giá trị chiến lược của khu vực Đông Bắc Á. Từ đó Hoa Kỳ đã lấy Đông Bắc Á làm điểm tựa chiến
lược kiểm soát toàn bộ khu vực Đông Á. Mục tiêu hàng đầu mà Hoa Kỳ đưa ra là bảo vệ lợi ích
kinh tế và mở rộng lợi ích chính trị tại khu vực này.
Bán đảo Triều Tiên là một khâu rất quan trọng trong chiến lược Đông Bắc Á của Hoa Kỳ, tầm
quan trọng của bán đảo Triều Tiên không chỉ đơn giản ở chỗ nó là lô cốt đầu cầu kiểm soát khu vực
Đông Á, mà điều quan trọng hơn là bán đảo Triều Tiên có thể là lý do để Hoa Kỳ tham gia vào công
việc của khu vực Đông Bắc Á và trở thành lá chắn bảo vệ đồng minh chiến lược Nhật Bản. Do đó đã
hình thành khuôn khổ cơ bản trong chính sách của Hoa Kỳ đối với bán đảo Triều Tiên, đó là Hoa Kỳ hy
vọng bán đảo Triều Tiên ở trạng thái không ổn định với mức độ nhất định nằm trong sự kiểm soát của
mình, vì Hoa Kỳ hiểu rằng nếu bán đảo Triều Tiên thống nhất ở bất kỳ hình thức nào sẽ đều khiến Hoa
Kỳ đứng trước nguy cơ mất đi cơ sở chiến lược ở Đông Bắc Á. Nhìn từ góc độ lịch sử văn hóa và địa -
chính trị, một bán đảo Triều Tiên thống nhất không có lý do gì để đồng hành cùng với chiến lược của
Hoa Kỳ hoặc có thể thoát ly khỏi quỹ đạo chiến lược Đông Bắc Á của Hoa Kỳ.
So với các nước khác ở khu vực Đông Á, Hàn Quốc nằm ở vị trí khá quan trọng, nằm gần
với các nước lớn như Trung Quốc, Liên Bang Nga, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Từ Hàn Quốc, có thể
khống chế được toàn bộ vùng Đông Bắc Á, tiến lên Liên Bang Nga, xuống Đông Nam Á. Hàn Quốc
có ý nghĩa lớn về mặt chiến lược quân sự, giao thông, thương mại… là lá chắn che chở Nhật Bản
trước sự ảnh hưởng trực tiếp từ các cường quốc xung quanh. Vì vậy, đây là một trong những địa
điểm được Hoa Kỳ rất quan tâm để trở thành tiền đồn quan trọng trong việc thực hiện chiến lược
toàn cầu của mình.
Hoa Kỳ quan tâm đến bán đảo Triều Tiên từ rất sớm, đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Hàn Quốc là một đồng minh thân cận, là một địa bàn có ý nghĩa chiến
lược trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế của Hoa Kỳ. Sau Chiến tranh lạnh, Hàn Quốc vẫn là một đồng
minh truyền thống; Vì thế, việc xác định vị trí chiến lược của Hàn Quốc là nhân tố có tính quyết định đối
với mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc trong hiện tại cũng như trong tương lai.
1. 3. Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc trước năm 1991
1. 3. 1. Bối cảnh quốc tế và khu vực thời kỳ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai
1. 3. 1. 1. Bối cảnh quốc tế
Vào giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, phe Phát xít đang đứng trước thất
bại, các nước trong phe đồng minh xuất hiện mâu thuẫn gay gắt về các vấn đề như kết thúc chiến
tranh ở Châu Âu, Châu Á – Thái Bình Dương, vấn đề tổ chức lại trật tự thế giới sau khi chiến tranh
kết thúc, vấn đề phân chia khu vực đóng quân theo chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận và
phân chia phạm vi thế lực giữa các nước tham chiến. Để giải quyết các vấn đề trên, lãnh đạo ba
cường quốc là Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô đã tổ chức họp tại Ianta vào tháng 2 - 1945. Hội nghị đã đi
đến các thỏa thuận sau: Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật, nhanh chóng kết thúc
chiến tranh ở Châu Âu, sau đó Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật ở Châu Á – Thái Bình
Dương. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới. Hội nghị
còn quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi
ảnh hưởng ở Châu Âu. Những điều kiện để Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật như công
nhận nền độc lập của Mông Cổ, trả lại Liên Xô những quyền lợi của đế quốc Nga ở Viễn Đông,
Liên Xô chiếm bốn đảo Curin, miền Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều
Tiên… Những quyết định tại Hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, được gọi
là trật tự Ianta.
Sau khi chiến tranh kết thúc lại nổi lên vấn đề Đức và vấn đề kết thúc chiến tranh ở Nhật
Bản. Do đó, lãnh đạo ba nước Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô lại gặp nhau ở Pôtxđam (Đức) và đã đi đến
các quyết định tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ quyền của Nhật Bản được trở lại đất
Nhật Bản chính thống.
Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới được hình thành trên cơ sở
những thỏa thuận của ba cường quốc, chủ yếu là hai cường quốc Liên Xô và Mỹ chi phối, từ đó
hình thành trật tự hai cực Xô – Mỹ. Cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và
xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là Liên Xô và Mỹ là nhân tố quan trọng nhất chi phối các quan hệ
quốc tế, đồng thời là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chính sách đối ngoại của các nước sau này.
Trật tự hai cực Xô – Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc Chiến tranh lạnh do Mỹ và các
nước đế quốc đứng đầu gây ra. Trật tự này thường xuyên đặt trong tình trạng căng thẳng của sự đối
đầu Đông – Tây, sự đối đầu của hai hệ thống xã hội đối lập nhau về mục tiêu đấu tranh, biểu hiện rõ
nhất là cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô, những cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra nhiều
nơi như ở Trung Đông, Đông Nam Á. Các khối quân sự của hai phe được hình thành, tiêu biểu là
khối quân sự NATO và VACSAVA, hai khối tăng cường chạy đua vũ trang, làm cho thế giới trở
nên căng thẳng, phức tạp. Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, quan hệ Xô – Mỹ có bước cải
thiện đáng kể. Tháng 5 năm 1972, Tổng thống Mỹ R. Nich xơn đến thăm Liên Xô, hai bên bước
đầu đã ký các văn kiện quan trọng, như Hiệp ước hạn chế phòng thủ chống tên lửa (ABM), Hiệp
định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1). Đến năm 1974, hai nước bổ sung Hiệp ước
ABM, tiếp tục ký SATL-2. Điều này tạo nên thế cân bằng chiến lược về lực lượng hạt nhân của hai
siêu cường, tránh được cuộc chiến tranh hạt nhân và hạn chế việc chạy đua vũ trang. Đến năm 1981,
quan hệ Xô – Mỹ lại trở nên căng thẳng do Tổng thống Mỹ R. Rigân đề ra học thuyết quân sự
“Phản ứng linh hoạt mới” nhằm chạy đua vũ trang, khôi phục vị trí đứng đầu thế giới. Năm 1985,
hai cường quốc Xô – Mỹ chuyển sang đối thoại, các cuộc gặp cấp cao được diễn ra, đặc biệt là cuộc
gặp lịch sử tháng 12 năm 1989 giữa M. Goocbachop và G. Bush (cha) tại đảo Manta (Địa Trung
Hải). Lãnh đạo hai nước đã tuyên bố tăng cường hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế, không coi
nhau là kẻ thù… Đây là cuộc gặp quan trọng, thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận thế giới và
được coi là thời điểm kết thúc chiến tranh lạnh.
1. 3. 1. 2. Tình hình khu vực
Tại Châu Á, hội nghị Ianta đã giải quyết các vấn đề về Nhật Bản, quyền lợi của Liên Xô ở
Châu Á. Vấn đề phân chia bán đảo Triều Tiên. Về phía Trung Quốc tiến tới thành lập chính phủ liên
hiệp; Mỹ và Liên Xô cùng có quyền lợi tại Trung Quốc, các vùng còn lại vẫn thuộc phạm vi ảnh
hưởng của các nước Phương Tây.
Sự thỏa thuận của các nước lớn đã xâm phạm tới chủ quyền, lãnh thổ của nhiều nước. Tại
Châu Á, Mỹ đã khống chế được Nhật Bản, phía Nam bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản trở thành nước
lệ thuộc Mỹ và trở thành căn cứ quân sự chính yếu của Mỹ. Tháng 9 năm 1951, Mỹ và Nhật ký
Hiệp ước hòa bình San Phranxitcô, tiếp đến là ký Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật đã cho phép Mỹ đem
lực lượng vũ trang vào Nhật. Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật nhằm duy trì hòa bình thế giới và an ninh
Viễn Đông, nhưng thực chất đã chính thức hóa việc thiết lập các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật
Bản, nhằm để sử dụng Nhật khống chế Liên Xô. Ngoài ra Mỹ còn thiết lập liên minh quân sự với
các nước khác như Mỹ - Hàn Quốc, Mỹ - Philippin, Mỹ - Đài Loan, đặc biệt là lập ra khối SEATO
ngày 8 - 9 - 1954.
Sau thắng lợi của Liên Xô trong cuộc chiến chống phát xít đã tạo điều kiện cho Trung Quốc,
Việt Nam, miền Bắc Triều Tiên… đấu tranh giành độc lập và dẫn đến sự thành lập các nhà nước
dân chủ nhân dân. Sự đối đầu Đông – Tây diễn ra gay gắt, phức tạp, khu vực bán đảo Triều Tiên là
một địa bàn chiến lược quan trọng đối các cường quốc như Mỹ - Nhật, Xô – Trung nên cũng nằm
trong guồng quay phức tạp đó.
Từ lâu Triều Tiên là thuộc địa của Nhật Bản, vào năm 1919, phong trào đấu tranh giành độc
lập của người Triều Tiên bắt đầu. Đến khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Triều Tiên được giải
phóng khỏi ách thống trị của Nhật, ngày 15 – 08 – 1945, quân đội Liên Xô cùng với nhân dân Triều
Tiên đã tiêu diệt đội quân Quan Đông, giải phóng miền Bắc Triều Tiên. Trong các tháng 8, 9 năm
1945, nhân dân hai miền Nam, Bắc Triều Tiên đã nổi dậy lật đổ thế lực phản động, thành lập các Ủy
ban nhân dân. Theo sự thỏa thuận tại Hội nghị Ianta, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền lấy ranh
giới theo vĩ tuyến 380. Miền Bắc thuộc quyền quân quản của Liên Xô, còn miền Nam thuộc về Mỹ.
Cũng tại khu vực Đông Á là nơi có Trung Quốc và Việt Nam theo con đường Chủ nghĩa Xã hội, sau
năm 1947, để thực hiện học thuyết Đôminô Hoa Kỳ đã xây dựng Hàn Quốc và Nhật Bản để trở
thành đồng minh thân cận của mình.
1. 3. 1. 3. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Trước năm 1945, Hoa Kỳ lấy danh hiệu dân chủ và chống thực dân để thi hành chính sách
đối ngoại, từ năm 1889 đến 1941 xu hướng can thiệp đã nổi trội trong giới lãnh đạo Hoa Kỳ, đến
sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xu hướng đó tiếp tục được thi hành. Chính sách đối ngoại toàn cầu
của Hoa Kỳ sau năm 1945 dựa trên thế mạnh kinh tế và quân sự, Hoa Kỳ xác lập được quyền bá chủ
không tranh cãi đối với Phương Tây, nhiệm vụ “Sen đầm quốc tế” của Hoa Kỳ là tìm mọi cách
khuất phục các nước xã hội chủ nghĩa và tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với phần còn lại
của thế giới.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Thủ tướng Anh cùng Tổng thống Mỹ Truman đã chính thức phát
động cuộc chiến tranh lạnh chống các nước xã hội chủ nghĩa, khống chế các nước phương Tây và thực
hiện tham vọng bá chủ toàn cầu, đây là đường lối đối ngoại nhất quán của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ
hai. Tháng 3 năm 1947 tại Quốc hội Mỹ, Tổng thống Truman chính thức phát động Chiến tranh lạnh
chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp cách mạng thế giới. Mỹ đưa ra học thuyết “Ngăn
chặn chủ nghĩa cộng sản”, đồng thời thực hiện “Kế hoạch Macsan” với mục đích khôi phục kinh tế Châu
Âu, thành lập khối quân sự NATO.
Chính sách đối ngoại toàn cầu của Hoa Kỳ được thực hiện dựa trên sự lớn mạnh của một
nước dân chủ và sứ mệnh mới của Hoa Kỳ là gánh vác cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài trên
thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ từng bước hình thành hệ thống liên minh từ Châu Âu
– Đại Tây Dương đến Châu Á – Thái Bình Dương nhằm mục đích tiêu diệt Liên Xô, ngăn chặn chủ
nghĩa cộng sản. Mỹ đã chi cho quân sự với khoản tài chính khổng lồ, viện trợ quân sự cho các nước
thành viên khối NATO, SEATO cùng các đồng minh khác. Chiến lược toàn cầu “Ngăn chặn” của
Mỹ nhằm chống Liên Xô và Chủ nghĩa Cộng sản, đồng thời phát triển nước Mỹ lớn mạnh cả về
kinh tế, chính trị và quân sự, để làm chổ dựa trở thành nước đứng đầu thế giới tư bản. Chiến lược
“Ngăn chặn” của Hoa Kỳ đã qua nhiều lần điều chỉnh qua các đời Tổng thống khác nhau từ năm
1947 đến 1991. Nhưng mục tiêu xuyên suốt trong chính sách đối ngoại vẫn là thống trị thế giới và
tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã thực hiện hai chiến lược toàn cầu, đó là chiến
lược quân sự “Trả đũa ồ ạt” và “Phản ứng linh hoạt” cùng với học thuyết răn đe. Trong giai đoạn
từ 1948 đến 1960, chiến lược trả đũa ồ ạt được thực hiện trong điều kiện Hoa Kỳ có tiềm lực lớn về
kinh tế và quân sự, đặc biệt là vũ khí nguyên tử. Chiến lược ngăn chặn của Hoa Kỳ được thực hiện
trên tất cả các lĩnh vực và quan trọng nhất là về quân sự và tư tưởng, để triển khai chiến lược đó,
Hoa Kỳ xây dựng các liên minh và căn cứ quân sự khắp toàn cầu, thường xuyên cấm vận, bao vây,
xâm lược các nước xã hội chủ nghĩa.
1. 3. 2. Quan hệ Hoa Kỳ - Triều Tiên từ 1945 đến 1948
Năm 1948, Nhà nước Hàn Quốc ra đời và mối quan hệ quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc chính
thức được thành lập. Nhưng trước năm 1948, Hoa Kỳ đã có mối quan hệ với bán đảo Triều Tiên,
lịch sử mối quan hệ đó đã có từ khá lâu và sự kiện được xem là mở đầu là vào ngày 22/05/1882, hai
nước đã ký Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị, Thương mại và Hàng hải, đây là hiệp ước xuất phát từ
lợi ích của cả hai nước và là hiệp ước đầu tiên của Triều Tiên ký với một nước phương Tây. Ngay
từ những năm 1830, Hoa Kỳ đã có mong muốn quan hệ với Triều Tiên, đồng thời Triều Tiên cũng
muốn có mối quan hệ với các cường quốc bên ngoài, trong đó có Hoa Kỳ. Vào những năm cuối TK
XIX, mối quan hệ Hoa Kỳ - Triều Tiên diễn ra tốt đẹp. Từ năm 1882 đến 1895, nhiều nhà kinh
doanh Hoa Kỳ đến Triều Tiên để đầu tư, buôn bán. Hoa Kỳ là nước dẫn đầu về các ngành kinh tế
đang phát triển ở Triều Tiên như ngành điện, khai mỏ… Chẳng hạn, người Mỹ đã quản lý và khai
thác mỏ vàng tại Unsan, bên cạnh đó nhà máy điện đầu tiên cũng được xây dựng bởi công ty
Edison Electric của Mỹ vào năm 1885. Việc buôn bán giữa hai nước đã có bước phát triển “Từ
tháng 5 năm 1883 đến tháng 5 năm 1884, các công ty Mỹ đã nhập khẩu vào Triều Tiên hàng hóa
như vũ khí, trang trí nội thất với trị giá đạt 170 000 USD. Năm 1893, một dự án điện chiếu sáng ở
Hoàng cung cũng được lắp đặt với trị giá là 47 000 USD. Tổng giá trị mà Triều Tiên nhập từ Mỹ là
khoảng 10 %, trong đó dầu lửa là mặt hàng lớn nhất. Ngoài ra, Triều Tiên cũng xuất khẩu sang Mỹ
một số mặt hàng nhưng chiếm tỷ lệ thấp” [41, 11].
Trong chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ rất coi trọng Philippin. Vì vậy, ngày 27/07/1905,
Hoa Kỳ và Nhật Bản đã ký thỏa thuận về Philippin, Viễn Đông và Triều Tiên. Thỏa thuận này đã có
sự hoán đổi, Hoa Kỳ thừa nhận quyền ảnh hưởng của Nhật Bản tại Triều Tiên, thay vào đó Nhật
Bản đồng ý để Hoa Kỳ tự do hoạt động tại Philippin. Sau sự kiện này, đa số các thương nhân Hoa
Kỳ đã rút khỏi Triều Tiên.
Trong giai đoạn Nhật Bản thống trị Triều Tiên từ 1910 đến 1945, quan hệ Hoa Kỳ - Triều
Tiên vẫn tiếp tục diễn ra nhưng chủ yếu trên lĩnh vực thương mại. Các hoạt động thương mại của
Hoa Kỳ thời kỳ này chủ yếu diễn ra qua trung gian là Nhật Bản.
Bảng 1. 1: Quan hệ buôn bán giữa Triều Tiên với Mỹ từ năm 1910 – 1936
Đơn vị : Nghìn USD
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
1910 305 (1,7) 3.024 (7,6)
1912 96 6.459 (9,6)
1914 92 (0,3) 6.127 (9,6)
1916 964 (1,7) 6.551 (8,8)
1918 116 (0,08) 10.341 (6,5)
1919 366 (0,15) 24.812 (8,6)
1934 312 5.083
1935 546 7.547
1936 993 (0,17) 9.151 (1,2)
Nguồn: Dẫn theo [ 41, 13]
Nhìn chung, việc buôn bán giữa hai nước chiếm tỷ lệ còn thấp (bảng 1.1). Chẳng hạn, năm
1910, Triều Tiên xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 305 triệu USD (chiếm 1,7 %), nhập khẩu đạt 3.024
triệu USD (chiếm 7,6 %). Đến năm 1936, Triều Tiên xuất đạt 993 triệu USD (chiếm 0,17%), nhập
đạt 9.151 triệu USD (chiếm 1,2%). Cán cân buôn bán giữa hai nước không cân đối, Triều Tiên chủ
yếu là nhập siêu, còn giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ còn rất ít.
Quan hệ Hoa Kỳ - Triều Tiên trước năm 1945, nhìn chung còn mang đặc điểm của sự khởi đầu
một mối quan hệ lâu dài. Trên lĩnh vực chính trị - văn hóa chưa có gì ấn tượng, chủ yếu trên lĩnh vực
kinh tế thông qua việc buôn bán giữa hai nước.
Từ năm 1945 đến 1948, khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các cường quốc đã bàn về
vấn đề Triều Tiên. Kể từ sự kiện Trân Châu cảng tháng 12 năm 1941, Hoa Kỳ chú trọng ngày càng
nhiều đối với bán đảo Triều Tiên. Ngay trong thời gian của cuộc chiến tranh thế giới, tại Hội nghị
Cairô – Ai Cập tháng 11/1943, Hoa Kỳ đã cam kết về tương lai của bán đảo Triều Tiên. Anh, Hoa
Kỳ và Trung Quốc đã tuyên bố rằng “trong thời gian thích hợp” Triều Tiên sẽ được tự do và độc
lập. Tại Hội nghị Ianta tháng 2 năm 1945, Hoa Kỳ đã thuyết phục Liên Xô chấp nhận chế độ quản
thác tạm thời và trì hoãn quá trình độc lập của Triều Tiên. Vì Hoa Kỳ sợ rằng, khi Nhật Bản bại trận
Liên Xô sẽ lợi dụng cơ hội đó để gây ảnh hưởng tại khu vực Đông Bắc Á. Thỏa thuận Maxcơva
được ký kết năm 1945 đã xác lập chế độ quản thác trên bán đảo Triều Tiên, theo đó, Hoa Kỳ tiếp
quản phía Nam bán đảo Triều Tiên theo vĩ tuyến 380. Vì vậy, Hoa Kỳ đã có điều kiện thuận lợi để
chi phối tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Trong chiến lược toàn cầu, để thực hiện được mục đích đề ra, từ năm 1945, Hoa Kỳ đã thực
hiện các chương trình viện trợ kinh tế và quân sự cho phía Nam bán đảo Triều Tiên. Cụ thể, sau
chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phía Nam bán đảo Triều Tiên nằm dưới sự quản thác của Mỹ,
bên cạnh quân đội đóng quân, các công ty Mỹ đã đến và mở văn phòng chi nhánh tại đây để tìm cơ
hội đầu tư, buôn bán. Chẳng hạn như “Công ty thương mại J. Morse đã mở văn phòng tại Seoul và
Pusan vào năm 1948. Nhiều nhà doanh nghiệp khác đã hùn vốn thành lập công ty Chusun Gold
Mine Company năm 1946”[33, 7]. Tuy vậy, khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, các công ty
Hoa Kỳ đã rút khỏi bán đảo này.
Năm 1948, khi nhà nước Đại Hàn Dân Quốc ra đời, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc
mới được thiết lập.
1. 3. 3. Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ năm 1948 đến trước năm 1991
1. 3. 3. 1. Lĩnh vực an ninh - quân sự
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất trên thế giới. Nhưng đối
trọng với Hoa Kỳ là Liên Xô đang không ngừng lớn mạnh. Tháng 3 năm 1947, Hoa Kỳ chính thức
phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa. Trong bối cảnh của
cuộc chiến trạnh lạnh, bán đảo Triều Tiên là một địa bàn chiến lược của các cường quốc, phía Nam
chịu Hoa Kỳ chi phối, phía Bắc do Liên Xô kiểm soát. Vì vậy, bán đảo Triều Tiên chịu tác động
mạnh mẽ của sự đối đầu hai cực Xô – Mỹ.
Trong khu vực Đông Bắc Á, Hàn Quốc là nước nằm ở vị trí khá trung tâm, tiếp giáp với
nhiều nước lớn như Liên Xô (nay là Nga), Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Sự tồn tại nhiều quốc
gia lớn như vậy sẽ đem lại cho Hàn Quốc cảm giác thiếu an toàn, vì vậy, Hàn Quốc đã lựa chọn Hoa
Kỳ là đồng minh thân cận của mình. Vì sao Hàn Quốc lại trở thành đồng minh thân cận của Hoa
Kỳ? Về cơ bản, chúng ta có thể thấy, trước hết, Hoa Kỳ là nước lớn, đứng đầu chủ nghĩa tư bản lúc
bấy giờ và có khả năng đảm bảo an ninh cho đất nước Hàn Quốc khi phải đối mặt với những sức ép
từ các nước lớn xung quanh, đặc biệt là cuộc tấn công từ phía Bắc Triều Tiên. Thứ hai là sau chiến
tranh Triều Tiên, Hàn Quốc là một nước phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội. Do đó,
Hàn Quốc dựa vào Hoa Kỳ để có điều kiện thuận lợi khôi phục và phát triển kinh tế đất nước. Tiếp
đến, về phía Hoa Kỳ cũng muốn Hàn Quốc là đồng minh thân cận của mình cùng với Nhật Bản tại
khu vực Đông Bắc Á. Mục đích của Hoa Kỳ là xây dựng Hàn Quốc trở thành một căn cứ quân sự
quan trọng để khống chế Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, nhằm bảo vệ lợi ích và đạt
được mục đích chiến lược toàn cầu của mình đặt ra là nhằm thống trị khu vực và thế giới.
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ được thực hiện rõ trên bán đảo Triều Tiên, Hoa Kỳ coi
Hàn Quốc là một vùng đệm tại khu vực Đông Bắc Á, là nơi có vai trò quan trọng để củng cố quyền
lực của mình. Vì vậy, tháng 8 năm 1948, dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ đã tích cực
ủng hộ thành lập chính phủ thân Hoa Kỳ do Lý Thừa Vãn (Shyman Rhy) đứng đầu, đến đây mối
quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc thực sự được xác lập. Còn ở phía Bắc quốc gia CHDCND Triều Tiên
cũng ra đời và được sự bảo trợ của Liên Xô và Trung Quốc. Do đó, bán đảo Triều Tiên là nơi đấu
đầu căng thẳng của hai cực Xô – Mỹ, hai khối Đông – Tây.
Hàn Quốc là một trong những nơi giữ một vị trí quan trọng hàng đầu trong chính sách ngăn
chặn và kiềm chế Chủ nghĩa Cộng sản tại khu vực. Do vậy, bằng mọi giá, Hoa Kỳ đã đem quân đội
vào Hàn Quốc. Để đảm bảo an ninh cho quân đội, buộc Hoa Kỳ phải tăng cường viện trợ cho Hàn
Quốc trên tất cả các mặt kinh tế, quân sự nhằm thoát ra khỏi những bất ổn do chiến tranh để lại. Sau
khi Lý Thừa Vãn lên làm Tổng thống Hàn Quốc, ông đã cùng với người đứng đầu chính quyền quân
sự Mỹ tại Hàn Quốc là Lt. Gen. John R. Hodge đã ký bản thỏa thuận về việc chuyển giao quyền lực
cho chính phủ mới. Theo bản thỏa thuận, cả hai bên sẽ cùng quan tâm đến việc duy trì an ninh tại
Hàn Quốc. Về phía Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tổ chức huấn luyện và trang bị cho lực lượng an ninh Hàn
Quốc cho tới khi hoàn thành việc rút quân của mình. Đến tháng 6 năm 1949, Hoa Kỳ tuyên bố,
ngoại trừ việc rút quân của mình, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ và trang bị cảnh sát để duy trì nền an
ninh và sự ổn định của Hàn Quốc. Qua sự kiện này, nhìn chung quan hệ an ninh – chính trị của hai
nước bước đầu đã được định hình.
Trong thời gian từ 1945 đến 1948, Hoa Kỳ thấy được vị trí quan trọng của Hàn Quốc nhưng
vẫn chưa coi trọng vị trí của Hàn Quốc đối với an ninh quốc gia và việc bảo vệ Nhật Bản. Về sau,
Hoa Kỳ mới xem đây là vị trí chủ chốt trong tuyến phòng thủ của mình. Từ năm 1948 đến năm
1950, số lượng viện trợ của Hoa Kỳ cho Hàn Quốc chỉ ở một số lượng hạn chế nhất định. Trong
thời gian này, theo sự thỏa thuận cùng với Liên Xô, Hoa Kỳ và Liên Xô sẽ rút quân trong thời hạn 3
năm tính từ ngày chiếm đóng. Như vậy, trong lúc quân đội Hàn Quốc còn yếu thì Hoa Kỳ buộc phải
thực hiện việc rút quân. Xuất phát từ nhận định tình hình khu vực ảnh hưởng đến bán đảo Triều
Tiên lúc này là: Đối với Trung Quốc do vừa bị sự tàn phá của phát xít Nhật nên khó có thể đem
quân đánh Hàn Quốc cùng với miền Bắc, còn đối với Liên Xô thì do vướng bận vào việc khôi phục
kinh tế do chiến tranh tàn phá. Vì vậy, tháng 4 năm 1948, Mỹ đã thông qua quyết định rút tất cả
14.000 quân còn lại ở Hàn Quốc, Để thực hiện quyết định này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã trực tiếp chỉ
huy và lực lượng quân sự Mỹ tại Hàn Quốc đã chuẩn bị cho việc rút quân. “Đến tháng 6 năm 1949,
Mỹ đã hoàn thành việc rút quân ra khỏi Hàn Quốc và chỉ để lại một phái đoàn quân sự gồm 500
người”[3, 65].
Với những nhận định tình hình của Mỹ đã không như dự đoán, trong thời gian cuối những
năm 1940 đầu 1950, tình hình khu vực Đông Bắc Á không có lợi cho Hoa Kỳ. Đó là sự thành công
của cách mạng Trung Quốc năm 1949, liên minh Xô – Trung ra đời tháng 2 năm 1950. Năm 1949,
Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã làm phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mỹ.
Với sự lớn mạnh của Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ đã đề ra mục tiêu ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản
và Phong trào Giải phóng Dân tộc ở Châu Á. Tiếp đến là cuộc chiến tranh Triều Tiên đã làm cho
quan hệ an ninh quân sự Hoa Kỳ - Hàn Quốc thay đổi theo hướng ngày càng mật thiết hơn.
Chiến tranh Triều Tiên không phải là cuộc nội chiến thông thường mà đây là cuộc chiến
tranh có sự tham gia của các nước lớn, là sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mỹ, hai khối Đông – Tây,
hai phe Tư bản Chủ nghĩa và Xã hội Chủ nghĩa. Trong suốt cuộc chiến tranh, Hoa Kỳ là đồng minh
lớn nhất, hậu thuẫn chính và đề ra mọi chiến lược cho Hàn Quốc. Chiến tranh Triều Tiên là sự kiện
nằm ngoài dự tính của Mỹ, vì điều này đã được thể hiện trong nội dung bức điện của Đại sứ quán
Mỹ tại Hàn Quốc gửi về Washington “Liên Xô không có khả năng ủng hộ Bắc Triều Tiên tiến hành
cuộc tiến công đối với miền Nam”[3, 66].
Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Hoa Kỳ đã tăng cường viện trợ quân sự cho Hàn Quốc về việc
tăng số lượng quân đội, vũ khí, đạn dược, thiết bị chiến tranh khác, ngoài ra thông qua Liên Hiệp Quốc
kêu gọi các nước gửi quân tham chiến tại Hàn Quốc chống lại quân đội miền Bắc (khoảng 360 000
người). Hoa Kỳ lo sợ rằng nếu mình thua trong cuộc chiến này thì sẽ mất hết quyền lợi của mình trên
bán đảo Triều Tiên. Vì vậy, mục tiêu._.ịch sử số 2, tr. 58 – 65.
30. Hoàng Văn Hiển (2001), “Nhân tố Nhật Bản trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc (1961-
1993)”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 5, tr. 65 - 70.
31. Hoàng Văn Hiển (2008), Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc (1961 – 1993 ) và kinh
nghiệm đối với Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Hoàng Văn Hiển – Dương Quang Hiệp (2001), “Vài nét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ
(1948 – 1979)”, Nghiên cứu Nhật Bản số 2, tr. 50 - 54.
33. Vũ Đăng Hinh (1997), “Quan hệ kinh tế Mỹ - Hàn Quốc từ những năm 1950 đến những năm
1970”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 6, tr. 7 - 17.
34. Vũ Đăng Hinh (1996), Hàn Quốc nền công nghiệp trẻ trỗi dậy, NXB Khoa học Xã hội.
35. Vũ Đăng Hinh (2004), Nước Mỹ - Vấn đề, sự kiện và tác động, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
36. Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Bình (1999), Hàn Quốc trước thềm thế kỷ XXI, NXB Thống kê Hà
Nội.
37. Howard Cincotta (2007), Khái quát về lịch sử nước Mỹ, NXB Thanh Niên.
38. Lê Phụng Hoàng (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
đến cuối Chiến tranh lạnh (1945 – 1991) (Lưu hành nội bộ), Khoa Lịch Sử - Trường ĐHSP TP.
Hồ Chí Minh.
39. Hà Văn Hôi (2004), Chính sách thương mại của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
trong những năm 1990, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện kinh tế và Chính trị Thế giới.
40. Nguyễn Văn Hồng (2001), Mấy vấn đề về lịch sử Châu Á và Lịch sử Việt Nam, một cách nhìn,
NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
41. Bùi Thị Kim Huệ (2007), “Tổng quan về quan hệ Hàn – Mỹ”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 6, tr.
11 – 21.
42. Nguyễn Ngọc Hùng (2008), “Triển vọng giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”,
Nghiên cứu Đông Bắc Á số 3, tr. 28 – 34.
43. Hà Mỹ Hương (2003), Quan hệ Nga – Mỹ sau chiến tranh lạnh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
44. Nguyễn Thái Yên Hương (2001), “Một số suy nghĩ về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời
Tổng thống Bush”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 38, tr.13 - 23.
45. Jason T. Shaplen và James Laney (2008), “Sự suy yếu quyền lực của Mỹ ở khu vực Đông Bắc
Á”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 4, tr. 20 – 32.
46. Nguyễn Khánh (1961), Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, NXB Sự Thật, Hà Nội.
47. Đinh Nguyên Khiêm (1991), “Nam Triều Tiên một mô hình phát triển”, Quan hệ Quốc tế số 18,
tr. 12 - 13.
48. Trần Bá Khoa (2000), Những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
49. Trần Bá Khoa (2004), “An ninh trên bán đảo Triều Tiên và chiến lược quốc phòng mới của Hàn
Quốc”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 2, tr. 20 – 25.
50. Trần Bá Khoa (2006), “An ninh Đông Bắc Á: Biến động, thách thức và triển vọng”, Nghiên cứu
Nhật Bản và Đông Bắc Á số 1, tr. 17 – 22.
51. Ku Baik Lee (Lê Anh Minh dịch) (2002), Korea xưa và nay - Lịch sử Hàn Quốc Tân biên, NXB
Thành phố Hồ Chí Minh.
52. Lê Linh Lan (2004), Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia.
53. TS. Hoa Hữu Lân (2002), Hàn Quốc câu chuyện kinh tế về một con rồng, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
54. Nguyễn Kim Lân (2002), “Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ tác động đến an ninh Đông
Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương”, Nghiên cứu Quốc tế số 46, tr. 56 - 60.
55. ThS. Thái Văn Long (2003), “Động thái mới trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân
trên bán đảo Triều Tiên”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 3, tr. 14 – 16.
56. Nguyễn Đình Luân (2003), “Tìm hiểu lô gíc địa - chính trị trong chiến lược đối ngoại của Mỹ
sau chiến tranh lạnh”, Nghiên cứu Quốc tế số 50, tr. 25 – 37.
57. Hoa Lý (2008), “Củng cố quan hệ Hàn Quốc – Mỹ”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 4, tr. 3 – 4.
58. Lưu Thanh Mai (2002), “Tìm hiểu hợp tác quốc tế về Khoa học và Công nghệ của Hàn Quốc”,
Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 6, tr. 66 – 73.
59. Lê Văn Mỹ (2007), “Vai trò của Trung Quốc và Mỹ với việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán
đảo Triều Tiên”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 3, tr. 28 – 34.
60. Phan Doãn Nam, “Cuộc hòa giải trên bán đảo Triều Tiên”, Nghiên cứu Quốc tế số 34, tr. 25 –
29.
61. Phan Doãn Nam (2004), “Những xu hướng chủ yếu trong quan hệ quốc tế hiện nay và 15 – 20
năm tới”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 27, tr. 21-28.
62. Phan Doãn Nam (2002), “Quan hệ giữa các nước lớn sau chiến tranh lạnh”, Nghiên cứu Quốc tế
số 4, tr. 17 – 28.
63. Đỗ Hoài Nam, Võ Đại Lược (2004), Hướng tới kinh tế cộng đồng Đông Á, NXB Thế giới, Hà
Nội.
64. Hải Ngọc (2007), “Một số thỏa thuận chủ yếu của Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – Hoa
Kỳ”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 5, tr. 72 – 73.
65. GS. TS Dương Xuân Ngọc – TS. Lưu Văn An (2008), Giáo trình quan hệ chính trị quốc tế,
NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
66. Pak Kang Choo (2009), “Những thành tựu và ý nghĩa của hội nghị thượng đỉnh Hàn – Mỹ”, Tạp
chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 11, tr. 3-4.
67. Nguyễn Duy Quý (Chủ biên) (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị
Quốc gia Hà Nội.
68. Rob Bowden (2007), Các nước trên thế giới: Hàn Quốc, NXB Thế giới.
69. Phạm Minh Sơn (Chủ biên) (2008), Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới,
NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
70. Nguyễn Vĩnh Sơn (2006), Tìm hiểu Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu và Phổ biến Tri thức Bách khoa
Việt Nam, Hà Nội.
71. PGS. TS Nguyễn Xuân Sơn – TS Nguyễn Văn Du (Đồng chủ biên) (2006), Chiến lược đối ngoại
của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu TK XXI, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
72. Võ Hải Thanh (1999), “Quan hệ kinh tế của Hàn Quốc với Nhật Bản và Mỹ trong những năm
gần đây”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế Thế giới số 5.
73. Nguyễn Anh Thái (Chủ biên) (2001), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo Dục.
74. Thông tấn xã Việt Nam (2001), “Tình hình Bán đảo Triều Tiên” Tài liệu tham khảo đặc biệt số
60 ngày 17/3, tr. 3 - 10.
75. Thông tấn xã Việt Nam (2001), “Dư luận về cuộc gặp cấp cao Mỹ - Hàn” Tài liệu tham khảo đặc
biệt số 65 ngày 23/3, tr. 1-4.
76. Thông tấn xã Việt Nam (2001), “Sự rạn nứt trong quan hệ Mỹ - Hàn”, Tài liệu tham khảo đặc
biệt số 72 ngày 31/3, tr. 8-11.
77. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Cuộc họp báo chung giữa Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống
Mỹ”, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 27/2, tr. 7 – 14.
78. Thông tấn xã Việt Nam (2003), “Quan điểm của Roh Moo-hyun là giải quyết hòa bình vấn đề
hạt nhân của Bắc Triều Tiên”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, tr. 1 – 4.
79. Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Mối quan hệ vừa yêu vừa ghét giữa Hàn Quốc và Mỹ”, Tài liệu
tham khảo đặc biệt, tr. 13 – 17
80. Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Chiến lược khu vực Đông Bắc Á của Mỹ và Nhật Bản và vấn
đề bán đảo Triều Tiên”, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 9/11, tr. 12 – 18.
81. Thông tấn xã Việt Nam (2005), “Về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Hàn Quốc” Tài liệu tham khảo
đặc biệt số 132 ngày 11/6, tr. 4 - 6.
82. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Hàn Quốc với chiến lược thoát Mỹ, nhập Á”, Tài liệu tham
khảo đặc biệt ngày 16/1, tr. 17 – 21.
83. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Động lực, hiện trạng, triển vọng của việc điều chỉnh liên minh Mỹ –
Hàn Quốc”, Tin tham khảo chủ nhật ngày 19/2, tr. 1 – 13.
84. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Hàn Quốc – Mỹ quan hệ rạn nứt”, Tài liệu tham khảo số 1.
85. Lê Bá Thuyên (1994), Chiến lược toàn cầu của Mỹ và tác động của nó trong quan hệ quốc tế
hiện nay, Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
86. Lê Bá Thuyên (1996), “Tăng cường liên minh về an ninh cho thế kỷ 21: Cuộc đi Đông Bắc Á
của Tổng thống Clintơn”, Việt Nam và Đông Bắc Á ngày nay số 1, tr. 16 – 17.
87. Hoàng Anh Tuấn (2003), “Quan hệ an ninh Mỹ - Đông Bắc Á hai năm sau vụ khủng bố 11 – 9 –
2001”, Nghiên cứu Quốc tế số 4, tr. 57 – 67.
88. Chúc Bá Tuyên (2009), “Tại sao CHDCND Triều Tiên sản xuất vũ khí hạt nhân – Triển vọng
giải quyết khủng hoảng hiện nay”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 5, tr. 48 – 56.
89. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Hàn Quốc, Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc
(2005), Niên giám nghiên cứu Hàn Quốc, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
90. Phạm Ngọc Uyển – Nguyễn Thu Hương (2004), “Vấn đề khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo
Triều Tiên – Triển vọng giải quyết”, Nghiên cứu Quốc tế số 3, tr. 55 – 66.
91. “Quan hệ thương mại Mỹ - Hàn Quốc”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, ngày 09/01/1997, tr.
17.
92. “Các công ty Mỹ mở rộng hoạt động ở Hàn Quốc”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 30, ngày
01/08/1996, tr. 19.
B. Tiếng Anh
93. David C. Kang, US Policy to North Korea and the Relationship between South and North Korea,
www.sejong.org/Pub_st/PUB_ST_DATA/kst002-12.pdf
94. Edwin J. Feulner, Ph.D (2010), The Status of the U.S.–Korea Relationship in 2010, No. 1144,
Delivered January 12, www.heritage.org/Research /AsiaandthePacific/hl1144.cfm.
95. Gi – Wook Shin and Paul Y. Chang (2004), “The politics of nationalism in U.S – Korean
relation”, Asian Perspective, Vol. 28, No. 4, pp. 119-145.
96. Katharine Moon (2004), “South Korea – U.S Relations”, Asian Perspective, Vol. 28, No. 4, pp.
39-61.
97. Kerry Dumbaugh (coordinator), Richard Cronin, Larry Niksch (2002), President Bush’s 2002
State Visits in Asia: Implications, www.fpc.state.gov /documents/organization/9185.pdf
98. Larry A. Niksch (2002), Korea: U.S.-South Korean Relations-Issues for Congress, Updated
April 3, www.fpc.state.gov/documents/organization /9569.pdf
99. Larry A. Niksch (2008), Korea-U.S. Relations: Issues for Congress, Updated July 25,
www.fas.org/sgp/crs/row/RL33567.pdf
100. Mark E. Manyin (2002), South Korea-U.S. Economic Relations: Cooperation, Friction, and
Future Prospects, Updated August 16, www.nautilus
.org/.../southkorea/CRSRL30566_ROKUSEconomicRelations.pdf
101. Mark E. Manyin (2004), South Korea-U.S. Economic Relations: Cooperation, Friction, and
Future Prospects, Updated July 1, www.fas.org /man /crs/RL30566.pdf
102. Martin Hart-Landberg (2004), “The South Korean Economy and U.S Policy”, Asian
Perspective, Vol. 28, No. 4, pp. 89-117.
103. Nae-Young Lee (2005), Changing South Korean Public Opinion on the US and the ROK -
US Alliance, www.eai.or.kr/data/bbs/eng_report /2009051216194514.pdf
104. Norman D. Levin (2004), Do the ties still bind?: the U.S.-ROK security relationship after
9/11, www.rand.org/pubs/monographs/2004/RAND_ MG115.pdf
105. Park Pong-shik (1967), “The Korean War 1950 – 1953”, Korean Journal, Vol 7 - No 7, p. 15 –
20.
106. Shanon McCune (1962), “The United States and Korea”, The United States and Far East, The
American Assembly Columbia University, Prentice - Hall, Inc, p 74 – 97.
107. South Korea under U.S occupation (1958), Foreign Languages Pulishing House Pyongyang.
108. The United States-South Korea FTA: The Foreign Policy Implications Page 1 of 2,
C. Trang web
109.
110.
111.
112.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.
Bản đồ Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ
Quốc kỳ Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ
Quốc kỳ Hàn Quốc
Bản đồ Hàn Quốc
Phụ lục 2. Một số hình ảnh về quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc
Bản đồ căn cứ quân sự và huấn luyện của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Hàn Quốc công bố tháng
4/2009
Nguồn: www.dantri.com.vn
Tổng thống B. Clinton (phải) và Tổng thống Hàn
Quốc Kim Young Sam năm 1995 trong lễ kỷ niệm
cuộc chiến tranh Triều Tiên
Tổng thống Hoa Kỳ George Bush (cha)
(phải ) và Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae
Woo
Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush (trái) bắt tay
cùng Tổng thống Hàn Quốc tại Hội nghị thượng
đỉnh Seoul ngày 20/02/2002
Tổng thống Kim Dae-jung (trái) và cựu
Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tại một
cuộc họp báo chung ở Nhà Trắng vào ngày
9-6-1998. Ảnh:Xinhua/Reuters
Tổng thống Roh Moo-hyun và Tổng thống
George W. Bush (phải) trong cuộc họp
báo tại Nhà Trắng. Ảnh:AP
Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush (trái) gặp Tổng
thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tại diễn đàn APEC
vào ngày 22 tháng 11 năm 2008 tại Lima, Peru, Ảnh
: Reuters
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak (trái) vui
vẻ cùng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Susan
Schwab. Ảnh: Reuters.
Phái đoàn Hoa Kỳ (trái) và Hàn Quốc
khởi động đàm phán FTA tại Seoul
tháng 7 năm 2006 Ảnh: Reuters
Tổng thống Hoa Kỳ B. Obama (phải) và Tổng thống Hàn
Quốc Lee Myung-bak trong cuộc gặp và trả lời phỏng vấn
báo chí tại Vườn Hồng - Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Tổng thống Lee Myung-bak (phải) bắt tay
với Bộ trưởng Rice trong cuộc họp tại Seoul
ngày 25 tháng 2 năm 2008 Ảnh: Reuters
Lính Mỹ tiến vào khu vực xung đột trong
cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Nguồn: www.dantri.com.vn
Căn cứ quân sự Osan của Hoa Kỳ tại Hàn Quốc.
Nguồn: www.dantri.com.vn
Phụ lục 3. Bảng 1: Buôn bán Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ 1961-1980
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân buôn bán
Đoàn xe quân sự Hoa Kỳ rời trụ sở chỉ
huy ở Seoul và đi ngang qua đoàn biểu
tình của người dân Hàn Quốc phản đối
cuộc tập trận. Ảnh: AFP.
Người dân Hàn Quốc biểu tình phản đối
việc nhập khẩu thịt bò Mỹ và FTA ký với
Hoa Kỳ Ảnh: Reuters
Binh lính Hoa Kỳ và Hàn Quốc tập trận
gần vùng phi quân sự - Ảnh: AFP
Các nhà hoạt động hô vang các khẩu hiệu phản đối
tập trận giữa Hoa Kỳ-Hàn Quốc trước Trung tâm
chỉ huy chiến tranh Hàn Quốc ở Seongnam, phía
nam Seoul .
Ảnh: Reuters
Sinh viên Hàn Quốc biểu tình phản đối
tổng thống Hoa Kỳ tại Seoul, ngày
05/08/2008. Ảnh: Reuters
Người dân Hàn Quốc biểu tình phản đối
chiến dịch tái triển khai quân đội Hoa Kỳ
Nguồn: www.dantri.com.vn
Giá trị
(triệu đô la)
% tỷ phần Giá trị
(triệu đô la)
% tỷ phần
(triệu đô la)
1961 6,9 16,6 143,3 45,4 - 136,5
1962 12,0 21,9 220,3 52,2 - 208,3
1963 24,3 28,0 284,1 50,7 -259,8
1964 36,6 30,7 202,1 50,5 -165,5
1965 61,7 35,2 182,3 39,3 -120,6
1966 95,8 38,3 253,7 35,4 -175,9
1967 137,4 42,9 305,2 30,6 -167,8
1968 237,0 52,0 449,0 30,7 -212,0
1969 315,7 50,7 530,2 29,1 -214,5
1970 395,2 47,3 584,8 29,5 -189,6
1971 531,8 49,8 678,3 29,3 -146,5
1972 759,0 46,7 647,2 25,7 +111,8
1973 1.021,2 31,7 1.201,9 28,3 -180,7
1974 1.492,1 33,5 1.700,8 24,8 -208,7
1975 1.536,3 30,2 1.881,1 25,9 -344,8
1976 2.492,5 32,3 1.962,9 22,4 529,6
1977 3.118,6 31,0 2.447,4 22,6 671,2
1978 4.058,3 31,9 3.043,0 20,3 1.015,3
1979 4.373,9 29,1 4.602,6 22,6 -228,7
1980 4.606,6 26,3 4.890,0 21,9 -283,4
Nguồn: Korean Office of Customs Administration [33, 12]
Bảng 2: Tỷ lệ xuất khẩu của Hàn Quốc tới Trung Quốc, Hồng Kông và Hoa Kỳ từ năm 1992 đến
2003
Đơn vị: %
Năm
Tỷ lệ xuất khẩu
sang Trung Quốc
Tỷ lệ xuất khẩu
sang Trung Quốc và
Hồng Kông
Tỷ lệ xuất khẩu
sang Hoa Kỳ
1992 3.46 11.17 23.61
1993 6.26 14.08 22.06
1994 6.46 14.81 21.41
1995 7.31 15.85 19.31
1996 8.77 17.35 16.71
1997 9.96 18.58 15.88
1998 9.02 16.03 17.24
1999 9.52 15.82 20.51
2000 10.71 16.93 21.83
2001 12.09 18.37 20.75
2002 14.62 20.86 20.18
2003 18.11 25.68 17.66
Nguồn: Korea International Trade Association [102, 96]
Phụ lục 4.
* Bài phát biểu của Tổng thống Kim Dae Jung và Tổng thống Bush
Phát biểu của Tổng thống Kim Dae Jung tại cuộc họp báo chung Hoa Kỳ – Hàn Quốc tại Seoul tháng
2 năm 2002
- Quan hệ đồng minh Hàn Quốc – Mỹ: Trong cuộc hội đàm hôm nay, tôi và Tổng thống Bush cùng
cho rằng quan hệ Hàn Quốc – Mỹ không chỉ cần thiết cho sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên mà còn cần
thiết cho sự ổn định của khu vực Đông Bắc Á. Hai chúng tôi hài lòng thấy rằng quan hệ đồng minh hai nước
không giới hạn ở việc hợp tác trong vấn đề an ninh mà quan hệ hợp tác đã mở rộng, phát triển sang tất cả
lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao.
- Vấn đề chống khủng bố: Tôi và Tổng thống Bush đã tiến hành trao đổi ý kiến sâu rộng về tình hình
cuộc chiến chống khủng bố sau vụ khủng bố 11/9 và phương tiến hành sau này. Tôi đánh giá cao việc cuộc
chiến chống khủng bố giành được thắng lợi dưới sự lãnh đạo tài tình của Tổng thống Bush và bày tỏ rằng
Hàn Quốc, với tư cách là một nước đồng minh, sẽ hết sức ủng hộ và hợp tác trong khả năng của mình.
- Vấn đề Bắc Triều Tiên: Tôi và Tổng thống Bush đồng ý hai nước sẽ phối hợp chặt chẽ trong chính
sách đối với Bắc Triều Tiên trên cơ sở những mục tiêu và chiến lược đã nhất trí. Tôi đánh giá cao việc Tổng
thống Bush nhấn mạnh lập trường ủng hộ tích cực chính sách của chúng tôi đối với CHDCND Triều Tiên và
bày tỏ Mỹ sẳn sàng thương lượng không điều kiện với Bình Nhưỡng.
- Vấn đề WMD và tên lửa: Tôi và Tổng thống Bush đã thảo luận nghiêm túc nguy cơ phổ biến
WMD, bao gồm khả năng các phần tử khủng bố có các loại vũ khí này và những cố gắng chống phổ biến
WMD trên quy mô toàn thế giới mà Mỹ đang tiến hành nhằm ngăn chặn nguy cơ nói trên. Liên quan đến
vấn đề này, hai chúng tôi cho rằng vấn đề WMD và tên lửa của Bắc Triều Tiên cần phải được giải quyết
sớm thông qua thương lượng. Tôi và Tổng thống Bush nhất trí hai nước Hàn Quốc và Mỹ sẽ cùng nỗ lực để
đạt được mục tiêu này.
- Vấn đề kinh tế – thương mại: Tôi và Tổng thống Bush cùng cho rằng tiếp tục mở rộng và phát triển
quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước là rất quan trọng vì lợi ích quốc gia của hai nước. Chúng tôi
cũng nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác tại các diễn đàn đa phương, bao gồm quá trình thảo luận “Chương
trình nghi sự phát triển Doha” của WTO.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Cuộc họp báo chung giữa Tổng thống Hàn Quốc và Tổng
thống Mỹ”, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 27/2, tr. 8 – 9.
Phát biểu của Tổng thống Bush tại cuộc họp báo ở Seoul tháng 2 năm 2002
Tôi và Ngài Tổng thống Kim Tê Chung đã có một cuộc gặp rất hữu ích. Chúng tôi đã trao đổi và
thảo luận thẳng thắn, sâu sắc mọi vấn đề.
Đã nhiều lần tôi nhận thấy trong thế giới ngoại giao người ta muốn che đậy những vấn đề trục trặc.
Họ không muốn dành nhiều thời gian để thực sự hiểu rõ quan điểm của nhau. Do quan hệ bạn bè và tình hữu
nghị giữa hai nước, tôi và Ngài đã trao đổi rất tích cực và thẳng thắn. Tôi được phép nói điều này vì quan hệ
thân thiện Mỹ/Hàn Quốc đã có lịch sử 50 năm. Trong quá trình đó chúng ta đã chứng kiến và cùng nhau giải
quyết nhiều vấn đề nảy sinh. Tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ giải quyết được các vấn đề tồn tại trong 50 năm
qua trên tinh thần hợp tác và cởi mở.
Tôi hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ thân thiện Mỹ/Hàn Quốc và chúng tôi cam kết bảo vệ
vững chắc an ninh của Hàn Quốc. Chúng tôi sẽ tôn trọng những cam kết của mình. Không thể có một sai
lầm nào đối với nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên. Thưa ngài Tổng thống, đây là một cam kết
sống còn không ai có thể nghi ngờ đối với hai nước chúng ta.
Một vấn đề quan trọng khác là hai nước chúng ta tiếp tục hoạt động thương mại với nhau. Chúng ta
cũng cần thảo luận các biện pháp đảm bảo hoạt động thương mại giữa hai nước cởi mở và công bằng hơn.
Tôi rất ấn tượng về khối lượng vốn đầu tư vào Hàn Quốc trong 4 năm qua. Đây chính là điều chứng
thực cho một quốc gia nắm được cách mở của thị trường và tự do hóa. Tôi đảm bảo với ngài Tổng thống
rằng chúng tôi cũng đang làm mọi điều có thể được trên đất nước chúng tôi vì sự phục hồi kinh tế Mỹ. Khó
có thể trở thành một đối tác thương mại tốt của nhau nếu như chúng ta không có một nền kinh tế lớn mạnh.
Chúng ta bắt đầu chứng kiến những dấu hiệu của sự khôi phục sức sống mạnh liệt của nền kinh tế Mỹ. Sự
phục hồi này cũng rất tốt cho các đối tác thương mại của Mỹ ở Hàn Quốc.
Về chính sách đối với Bắc Triều Tiên, tôi khẳng định với Ngài Tổng thống rằng tôi ủng hộ “chính
sách ánh Dương” của ngài. Tôi cảm thấy thất vọng vì Chính phủ Bắc Triều Tiên vẫn chưa chấp nhận tinh
thần của “chính sách ánh Dương”.
Tôi đã có những nhận xét mạnh mẽ về bản chất của chế độ Bắc Triều Tiên. Hãy cho phép tôi giải
thích lý do tại sao tôi đã nhận xét như vậy. Là người yêu tự do, tôi hiểu được tầm quan trọng của tự do đối
với cuộc sống con người. Tôi lo ngại về một chế độ đóng cửa và không minh bạch. Tôi lo ngại sâu sắc cho
người dân Bắc Triều Tiên.
Thưa ngài Tổng thống, chuyến thăm của tôi sẽ thành công tốt đẹp, vì đây là một cơ hội quý giá để tôi
bày tỏ rõ ràng quan điểm với nhân dân Hàn Quốc. Chúng tôi coi trọng quan hệ thân thiện giữa hai nước.
Chúng tôi đánh giá cao đất nước các bạn. Chúng ta đều có những giá trị chung và chúng ta sẽ cùng hợp tác
để quan hệ thân thiện Mỹ – Hàn Quốc được thúc đẩy hơn nữa trong thế kỷ 21.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Cuộc họp báo chung giữa Tổng thống Hàn Quốc và Tổng
thống Mỹ”, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 27/2, tr. 10 - 12.
* Toàn văn họp báo chung sau hội đàm cấp cao Hoa Kỳ – Hàn Quốc
tháng 11 năm 2009 tại Seoul
Tổng thống Lee
Thời tiết hôm nay rất lạnh. Đến hôm qua thời tiết cũng rất lạnh nhưng Tổng thống Obama dường như
đã mang đến một không khí ấm áp. Trước tiên nhân dân Hàn Quốc nhiệt liệt hoan nghênh chuyến thăm Hàn
Quốc lần đầu tiên của Tổng thống Obama – người hiểu rõ về văn hóa châu Á và Hàn Quốc hơn bất cứ ai hết.
Trên tinh thần tăng cường quan hệ hai nước thông qua sự tôn trọng lẫn nhau, trong thời gian qua Tổng thống
Obama với khả năng lãnh đạo của mình đã làm mới nước Mỹ và hơn thế, tôi tin tưởng rằng Tổng thống còn
đóng góp nhiều cho hòa bình và thịnh vượng của thế giới. 10 tháng qua, kể từ sau khi Tổng thống Obama
lên nhậm chức, chúng tôi đã có 3 cuộc hội đàm cấo cao và nhiều lần gặp gỡ tại các hội nghị đa phương, và
giờ đây chúng ta đã trở thành người bạn thân thiết. Đặc biệt, hôm nay chúng tôi đã có buổi đối thoại mang ý
nghĩa sâu sắc hơn bất cứ lúc nào. Cùng với đó, chúng tôi đã cùng chung ý kiến duy trì quan hệ hai nước ở
tầm cao nhất, thỏa thuận phương án cụ thể để tiếp tục phát triển quan hệ đó.
Đồng minh Hàn – Mỹ
Trước tiên, chúng tôi tái khẳng định tình hình bảo an vững mạnh Hàn – Mỹ bao gồm cả việc mở
rộng “chiếc dù hạt nhân”. Hai bên thống nhất thi hành nghiêm túc tầm nhìn tương lai đồng minh đã được ký
kết tại Hội đàm thượng đỉnh hồi tháng 6 vừa qua và phát triển thành quan hệ đồng minh Hàn Mỹ trở thành
quan hệ đồng minh chiến lược mẫu mực trong thế kỷ 21. Với hàng loạt các nỗ lực đó, chúng tôi thống nhất
vào ngày kỷ niệm 60 năm chiến tranh Triều Tiên 25/6 năm sau, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai
nước sẽ gặp gỡ và thảo luận về phương án cụ thể cho phát triển quan hệ đồng minh có định hướng trong
tương lai.
Vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và CHDCND Triều Tiên
Tổng thống Obama và tôi cùng thỏa mãn về những hợp tác mật thiết đạt được hiện nay trong quan hệ
hai nước và một lần nữa khẳng định ý chí kiên quyết đối với việc từ bỏ vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều
Tiên thông qua bàn đàm phán 6 bên. Chúng tôi cùng đồng quan điểm cho rằng cần thiết có nguyên tắc nhất
quán Grand Bargain trong giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và cùng thống nhất sẽ thảo
luận về nội dung cụ thể và phương án xúc tiến. Tôi tin rằng tương lai mà an ninh của CHDCND Triều Tiên
được đảm bảo, chất lượng cuộc sống của họ được nâng cao sẽ mở ra nếu CHDCND Triều Tiên chấp thuận
đề xuất của chúng tôi. Chúng tôi thống nhất sẽ thực thi những điều chỉnh thiết thực, hợp tác với các bên của
bàn đàm phán 6 bên để CHDCND Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán 6 bên và tiến tới phi hạt nhân hóa.
Cùng với đó, chúng tôi quan tâm tới vấn đề mang tính nhân đạo và nỗ lực để cải thiện vấn đề này.
FTA Hàn – Mỹ
Tổng thống Obama và tôi cùng tái khẳng định một lần nữa tầm quan trọng về kinh tế, về tính chiến
lược của FTA Hàn – Mỹ và cùng nỗ lực vì tiến trình đàm phán FTA.
Hội nghị thượng đỉnh G20 và các vấn đề chung trên thế giới
Chúng tôi đánh giá cao thành quả của Hội nghị Thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Pittburg và cùng
thống nhất tiếp tục hợp tác để thi hành khung tăng trưởng cân bằng, bền vững. Cùng với đó, chúng tôi cũng
thống nhất cùng nỗ lực cho việc tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh G20 được diễn ra tại Hàn Quốc
vào tháng 11/2010. Bên cạnh đó, chúng tôi đồng ý kiến cho rằng cần thiết phải có hợp tác đối phó với các
vấn đề chung toàn cầu như biến đổi khí hậu, tăng trưởng Xanh, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, khủng
bố…Đặc biệt, tôi đánh giá cao nỗ lực của Tổng thống Obama khi ngài kêu gọi xây dựng một thế giới không
có vũ khí hạt nhân, và sự tích cực đóng góp vì sự thành công của Hội nghị Thượng đỉnh về vấn đề an ninh –
hạt nhân được tổ chức tại Mỹ vào tháng 4 năm sau.
Lời kết
Tại cuộc hội đàm cấp cao ngày hôm nay, chúng tôi đã có thảo luận một cách thẳng thắn và có cùng
chung ý kiến trong nhiều vấn đề quan trọng của hai nước, tôi vô cùng vui mừng về thành quả thiết thực đã
đạt được. Cùng với đó, tôi xin chúc mừng Tổng thống Obama đã kết thúc chuyến thăm châu Á một cách tốt
đẹp. Một lần nữa, tôi và toàn thể nhân dân Hàn Quốc chuyển tới Tổng thống Obama và đoàn tháp tùng Tổng
thống tình cảm hữu nghị nồng nhiệt nhất.
Xin cảm ơn
Nguồn: Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam (www.hanquocngaynay.com)
Tổng thống Obama
Hôm nay tôi rất vinh dự khi được tới thăm Hàn Quốc lần đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ. Tôi
xin cảm ơn Tổng thống Lee, người bạn tốt của tôi và cảm ơn toàn thể nhân dân Hàn Quốc đã chào đón tôi.
Đặc biệt, tôi cũng muốn nói rằng lễ đón chính thức hôm nay quả thật là một lễ đón rất trang trọng. Tôi đã
gặp Tổng thống Lee hồi tháng 6 ở Washington và cũng như Tổng thống Lee vừa nói, chúng tôi đã gặp nhau
thường xuyên tại các diễn đàn đa phưong. Chúng tôi đã xây dựng tình bạn và mối quan hệ đó trở nên mật
thiết hơn. Tôi cũng rất vui khi được tới thăm thành phố xinh đẹp này. Hàn Quốc vừa là người bạn gần gũi
quan trọng vừa là nước đồng minh của Mỹ. Mối quan hệ thân thiết của nhân dân hai nước chúng ta được bắt
đầu trên chiến trường trong cuộc chiến tranh Hàn Quốc 60 năm trước đây. Quan hệ đồng minh của chúng ta
đang được xây dựng trên nền tảng sự hiểu biết và giá trị chung, điều này đã mang lại hòa bình, an ninh trong
mấy chục năm qua cho bán đảo Triều Tiên và khu vực này. Và quan hệ đồng minh của chúng ta cũng đang
được củng cố nhiều hơn nữa hơn bất cứ lúc nào. Kỷ niệm 60 năm chiến tranh Triều Tiên sẽ đem lại cho
chúng ta nhiều cơ hội quan trọng như thế. Nó sẽ mang lại cơ hội để chúng ta ca ngợi những quân nhân đã hy
sinh, cùng nhìn lại những nguyên tắc mà chúng ta đã xây dựng và xây dựng mới mối quan hệ đồng minh
trong thế kỷ 21. Một phần của quá trình này sẽ do Ngoại trưởng Clinton và Bộ trưởng Gates tiến hành thảo
luận với phía Hàn Quốc để thực hiện tầm nhìn chung của chúng ta vào năm sau.
Hàn Quốc đã thực hiện nhiều tầm nhìn. 60 năm sau chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc cũng đã phát
triển rất nhiều. Và bằng chứng của sự phát triển này có thể nhìn thấy được ở chủ nghĩa dân chủ mạnh mẽ và
nền kinh tế dang phát triển năng động của Hàn Quốc. Không chỉ vậy, Hàn Quốc đang dần đảm nhiệm nhiều
vai trò quan trọng trong cộng đồng quốc tế. Hàn Quốc – từ một quốc gia tiếp nhận viện trợ, chỉ trong vòng 1
thế hệ qua đã trở thành một nước viện trợ các nước khác. Nhờ năng lực lãnh đạo của Tổng thống Lee và sự
dẫn dắt của các nước G20, các bạn đang phát triển rất nhiều. Tôi tự hào khi nước Mỹ vừa là bạn, vừa là
đồng minh của nhân dân Hàn Quốc. Hôm nay, tôi sẽ được thăm các nam nữ quân nhân người Mỹ tại đây.
Những nam nữ quân nhân Mỹ đang thể hiện ý chí của chúng tôi trong việc đảm bảo an ninh cho bán đảo
Triều Tiên và chúng tôi sẽ hợp tác tích cực trong nhiều vấn đề sắp tới. Chính phủ hai nước chúng ta đang
duy trì quan hệ hợp tác rất mật thiết đối với vấn đề CHDCND Triều Tiên. Tổng thống Lee và tôi có chung ý
kiến về phương thức tiếp cận chung trong thời gian sắp tới. Tôi cũng tái khẳng định lại rằng hai nước chúng
ta sẽ cùng hợp tác trong quá trình hội đàm 6 bên và thể hiện ý trí đối với phương án giải quyết vấn đề vũ khí
hạt nhân của CHDCND Triều Tiên một cách quyết đoán và toàn diện.
Với nỗ lực đó, tôi sẽ cử đại sứ tới Triều Tiên vào ngày 8/12 tới đây và bắt đầu đối thoại song phương
với Triều Tiên. Thông điệp của chúng tôi là rõ ràng. Chúng tôi sẽ tuân thủ những nhiệm vụ thông qua những
điều chỉnh cụ thể để CHDCND Triều Tiên có thể quay lại bàn đàm phán, nếu Triều Tiên từ bỏ chương trình
vũ khí hạt nhân thì Mỹ sẽ viện trợ kinh tế và hỗ trợ Triều Tiên hòa nhập hòan toàn với cộng đồng quốc tế.
Cơ hội và sự tôn trọng đó sẽ không thể đạt được bằng sự uy hiếp. Triều Tiên chỉ cần thực hiện lời
hứa của mình. Hàn Quốc và Mỹ là những đối tác thương mại gần gũi. Quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ
mang lại sự thịnh vượng chung. Để tăng cường hơn nữa mối quan hệ này, tôi và Tổng thống Lee đã trao đổi
về FTA Hàn – Mỹ. Nó sẽ có ích cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước.Chúng ta sẽ cùng nhau hợp tác vì
tiến trình FTA. Tôi cảm ơn khả năng lãnh đạo của Tổng thống Lee tại G20. Chúng ta đã tái thiết kinh tế thế
giới thông qua G20 và sẽ duy trì tăng trưởng cân bằng hơn nữa. Với nỗ lực đó, Hàn Quốc sẽ đảm nhiệm vai
trò quan trọng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào năm sau. Chúng tôi đã trao đổi về tầm quan trọng của
an ninh và quốc phòng của Afganistan và Pakistan. Và tôi cũng hoan nghênh Tổng thống Lee đã quyết định
phái cử PRT tới Afganistan. Với sự đóng góp quan trọng này, sẽ làm nâng cao khả năng phát triển của
Afganistan, và là điều cần thiết để đạt được mục đích của chúng ta tại Afganistan.
Cuối cùng, chúng ta sẽ hợp tác về vấn đề năng lượng sạch và biến đổi khí hậu. Tôi muốn nói với
Tổng thống Lee rằng mục tiêu đầy tham vọng vào năm 2020 mà Hàn Quốc tuyên bố thời gian gần đây sẽ trở
thành hình mẫu cho các nước công nghiệp mới nổi; tôi và Tổng thống Lee trên nền tảng tiến trình APEC và
hội nghị Bắc Kinh sẽ nỗ lực để hội nghị tại Copanhagen có kết quả tốt đẹp. Một lần nữa tôi cảm ơn sự tiếp
đón nồng hậu của Tổng thống Lee và nhân dân Hàn Quốc. Tôi và Tổng thống Lee sẽ cùng hợp tác và tăng
cường hơn nữa mối quan hệ quan trọng trong sự hiểu biết của nhân dân hai nước. Tôi rất thích văn hóa, ẩm
thực và BBQ của Hàn Quốc. Vì thế tôi cũng khá mong đợi bữa tiệc sáng hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!
Nguồn: Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam (www.hanquocngaynay.com)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5368.pdf